• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/06/2010 in Bài viết

  1. Kết quả cuối cùng: 0 - 0 Chúc mừng NDK. :(
    1 like
  2. "Không có gì thú vị đối với hầu hết chúng ta hơn chính bản thân chúng ta" câu này thì quá đúng rồi . Con người đúng là rất bi ẩn :( , bài viết rất hay :(
    1 like
  3. 1 like
  4. Chữa bệnh từ cây Thanh Long Chữa rôm sẩy từ cây thanh long Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền nam Việt Nam, những nơi có khí hậu nóng. Đây là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng. Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo... thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn. Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu. Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt... Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,... Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp... Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày. Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát. Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 15 - 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt lợn nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho. Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày 600 - 700g quả thanh long (khoảng 2 quả to).
    1 like
  5. LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NGOẠI CẢM & CẢM ỨNG. Kinh thưa quí vị quan tâm. Có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng: Những phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương chính là sự ứng dụng trong hầu hết các mặt trong đời sống con người Đông phương trải hàng thiên niên kỷ. Từ Đông Y; Phong thủy (Kiến trúc xây dựng); Thiên văn lịch số, dự báo đến từng chi tiết trong các hành vi của con người và cả những vấn đề xã hội và và các vấn đề quan hệ xã hội mà con người quan tâm....vv...Những hiệu quả của những phương pháp ứng dụng này còn tồn tại đến ngày hôm nay và được không ít những nhà nghiên cứu khoa học hiện đại quan tâm - kể từ khi sự phát triển của văn minh nhân loại khiến hai nền văn minh Đông Tây tiếp xúc với nhau. Nhưng vào thời kỳ phôi thai của khoa học hiện đại - nếu tính bắt đầu từ Galile ra tòa án giáo hội và kéo dài đến những năm 50 của thế kỷ trước thì hầu hết những nhà nghiên cứu tri thức khoa học hiện đại đều cho rằng: "Lý học Đông phương là không có cơ sở khoa học". Thâm chí có thể nói rằng: Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tri thức khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được những yếu tố qui ước, những tiêu chí và cơ chế thực tại nào làm nên những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương và những cơ sở phương pháp luận của nó. Những phê phán, phân tích, tìm hiều và hầu hết các công trình nghiên cứu của các học giả hàng đầu đều chưa có kết quả khả quan. Liên hiệp quốc đã tổ chức bốn lần hội thảo về Kinh Dịch - chỉ là một bộ phận - trong hệ thống Lý học Đông phương tại Bắc Kinh, nhưng vẫn bế tắc. Khi tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển, vượt trội và phổ biến hơn so với cách đây 50 năm trước với mạng thông tin toàn cầu, những nhà tri thức khoa học tên tuổi bắt đầu chú ý đến Lý học Đông phương. Nhưng họ cũng mới chỉ nhận thấy những điều kỳ diệu của nền tri thức Đông phương này và chưa nhận thấy hết những giá trị đích thực của nó. Họ chỉ dừng lại ở sự so sánh những hiện tượng giống, hoặc gần giống giữa những thực tại mà khoa học hiện đại phát hiện được với những qui ước, những tiêu chí của Lý học (Xem "Đạo của vật lý"). Khái niệm "giả khoa học", trên thực tế - một cách không cố ý - thể hiện tính tương đồng giữa Lý học và những phát kiến của khoa học hiện đại. Xét về mặt ngữ nghĩa thì không thể gọi là "giả", nếu nó không có những hình thức gần giống. Những hiện tượng này, là điều kiện để người viết có một gợi ý rằng: Khi tri thức khoa học ngày càng phát triển thì tri thức khoa học thấy càng thấy gũi với Lý học Đông phương. Từ chỗ phủ định: "không có cơ sở khoa học", "mê tín dị đoan"; dẫn đến sự liên hệ so sánh tính gần gũi ở một số mặt; rồi dẫn đến sự tìm hiểu, nghiên cứu và nhận ra những cơ sở khoa học của nó. Vậy, nếu như tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì sự nhận thức sẽ tiến tới như thế nào với nền Lý Học Đông phương? Khi mà tính hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ của Lý học Đông phương trong các phương pháp ứng dụng, với một phương pháp luận nhất quán và bao trùm lên tất cả - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này chứng tỏ phải có một chân lý đứng đằng sau nó. Nhưng cái nhìn của không ít người - kể cả có bằng cấp cao - đã trộn lẫn tính huyền bí do thiếu hiểu biết về lý học Đông phương với hiện tượng ngoại cảm và tính cảm ứng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng của nó. Do đó, tôi nghĩ cần thiết phải trình bày rõ hơn để phân biệt các vấn đề nêu trên trong bài viết này, từ cái nhìn chủ quan của riêng tôi. LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG & THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Tôi cần xác định rằng: Tất cả những ai tìm hiểu về chỉ một bộ môn nào đó trong phương pháp ứng dụng bao trùm của nền Lý học Đông phương thì sẽ dễ dàng nhận ngay ra rằng: Chúng đều thống nhất về phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, có lẽ tất cả những nhà nghiên cứu khoa học, hoặc những nhà Lý học thuần túy trực tiếp ứng dụng một hay nhiều bộ môn ứng dụng của Lý học - dù ủng hộ hay phản đối quan điểm của tôi (*) thì cũng đều phải xác nhận một điều hiển nhiên rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết nền tảng cho tất cả các phương pháp luận của nền lý học Đông phương - cho dù họ hiểu nó như thế nào. Như vậy, hiển nhiên thuyết Âm Dương Ngũ hành là một thực tại khách quan đã tồn tại trên thực tế lịch sử văn minh nhân loại - thì mặc dù người ta hiểu nó một cách rất mơ hồ - và có thể nhìn nó và giải thích nó như thế nào - về tất cả mọi mặt liên quan đến nó, gồm: lịch sử, nội dung và tính ứng dụng thì cũng không thể phủ nhận được thực tế này. Tính hiệu quả của nó trong ứng dụng thì có thể nói rằng: Chưa một lý thuyết khoa học nào - đầy tự hào của khoa học hiện đại - nằm mơ cũng chưa thể có được tính ứng dụng rộng khắp và tồn tại vượt không gian và thời gian, xuyên qua mọi không gian văn hóa, chính trị, lịch sử của con người như vậy. Có lẽ không cần phải ví dụ, nhưng tôi có thể xác định làm cho các nhà khoa học tự ái khi phát biểu rằng: Ở góc độ lý thuyết thì chẳng có một lý thuyết khoa học hiện đại nào - bây giờ và có thể hàng trăm năm nữa - có một ứng dụng rộng rãi trong hầu hết - (Không muốn nói tất cả) - các mặt nhận thức được của con người, như thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những cái mà nền khoa học hiện đại mang lại cho chúng ta hiện nay - từ tên lửa vũ trụ cho đến chiếc hộp quẹt ga - được coi là những điều kỳ diệu - thì suy cho cùng, đó cũng chỉ là tri thức khoa học ứng dụng. Nhưng vì nó thỏa mãn cho những tiện lợi trong cuộc sống của chúng ta, cho nên chúng ta thấy nó ....vĩ đại vì tính thực dụng của nó. Nhưng ngay cả cái ứng dụng thực tiễn vĩ đại đó, có thật sự mang lại cho con người một tương lai tốt đẹp hay không? Khi mà thực tế đã cho thấy nguy cơ tàn phá môi trường sống của con người. mà những bộ óc ưu tú nhất hiên nay bắt đầu nhận ra và Liên Hiệp quốc đã lên tiếng. (Ở đây, tôi chưa nói đến con người sống trong nền văn minh đã sáng tạo ra học thuyết Âm Dương Ngũ hành để so sánh với cuộc sống hiện đại của nền văn minh hiện nay - vì những quan điểm học thuật khác nhau - là: Họ có thực sự "lạc hậu" hơn chúng ta không? Nếu họ thực sự sống trong thời đại đồ đá, đồng....và cho đến ngay cả thời hiện đại này - theo cái nhìn lịch sử phát triển của tri thức văn minh hiện nay - thì tôi nghĩ đó không phải là nền tảng tri thức xã hội tạo ra được thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng: Nếu xét về sự phát triển tổng quát, quen gọi là "vĩ mô" - với nền văn minh nhân loại phát triển theo chiều hướng hiện nay - khi tất cả những con người trên thế giới này, ngày càng có đầy đủ điều kiện sử dụng tiện nghi hiện đại thì cái gì sẽ xảy ra?) Bởi vậy, với sự so sánh đó - cá nhân tôi - nhận thấy rằng: Chỉ với những hiện tượng tồn tại trên thực tế còn lại của Thuyết Âm Dương Ngũ hành - qua các phương pháp ứng dụng: Phong thủy, Tử vi, Thái ât, Đông y...vv... - đã đủ để xác định rằng đó thực sự là một học thuyết vượt trội trên tất cả các lý thuyết khoa học hiện nay, cho dù người ta còn mơ hồ nội dung và những khái niệm của nó. Do đó, nếu thực sự nghiên cứu về thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh khoa học - phải được nhìn nó với tư cách một lý thuyết đã từng tồn tại trên thực tế, với mọi góc độ của nó, gồm: Lịch sử phát triển, nội dung học thuyết và tính thực nghiệm hiệu quà qua các phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của nó, trên cơ sở các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học. Cho nên, không thể vì sự chưa hiểu biết sâu về thuyết Âm Dương ngũ hành - khiến nó trở nên huyền bí - nên đánh đồng nó với sự huyền bí do chưa khám phá ra cơ chế ngoại cảm và tính cảm ứng trong dự báo của Lý học Đông Phương. Còn tiếp ------------------------------------------------------------ * Chú thích: Quan điểm của tôi là: - Về lịch sử: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nền văn minh này một thời ngự trị ở miền nam sông Dương tử, dưới quyền trị vị của các vua Hùng với quốc hiệu Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Người Việt chính là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã tồn tại trên địa cầu. - Về nội dung: Thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất là một lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán đã từng tồn tại vào thời đại của nó trong quá trình phát triển, tồn tại và huỷ diệt của các nền văn minh toàn cầu. Sự rời rạc và mơ hồ hiện nay là do thất truyền. Nguyên lý căn để của học thuyết này bị sai trong qúa trình Hán hóa học thuyết này từ văn minh Lạc Việt, khi nền văn minh này sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Nguyên lý căn để của nó không phải là "Lạc Thư phối Hậu thiên Văn Vương", mà là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tôi luôn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.
    1 like
  6. Đón hiện tượng thiên văn 340 triệu năm mới có một lần 03/06/2010 14:07:40 - Theo các nhà thiên văn học, ba ngôi sao là sao Thổ, sao Hỏa và sao Kim sẽ xếp thành đường thẳng trên bầu trời trong tháng 6 này. Hiện tượng này có thể quan sát được ở phía bầu trời phía Tây vào ban đêm. Ba ngôi sao sẽ xếp thành một đường thẳng chéo từ trái sang phải. Sao Thổ sẽ ở trên cùng bên trái, sao Mộc ở giữa và sao Kim ở dưới cùng bên phải. Tháng 6 này sẽ có hiện tượng thiên văn kỳ thú khi sao Thổ, sao Hỏa và sao Kim xếp thẳng hàng Ngày 11/6, sao Kim sẽ cùng với các ngôi sao sáng Pollux và Castor thuộc chòm sao Song sinh Gemine tạo thành một đường thẳng trên bầu trời phía Tây-Tây Bắc. Sau đó, vào hai ngày 19 và 20/6, sao Kim với sẽ nằm ở phía Bắc của cụm sao Tổ Ong. Vào hai ngày này, từ Trái Đất có thể quan sát được ánh sáng trắng của sao Kim bằng ống nhòm (điều rất ít khi xảy ra). Nằm phía trên bên trái sao Kim có ánh sáng trắng sẽ là hành tinh Đỏ, tạo ra sự tương phản về màu sắc cạnh ngôi sao Regulus có ánh sáng xanh, ngôi sao sáng nhất thuộc chòm sao Sử tử. Ba ngôi sao này sẽ tạo ra ánh sáng huyền ảo khi quan sát bằng ống nhòm từ Trái Đất. Theo tính toán, cuối tuần này vào ngày 6/6, sao Hỏa và Regulus sẽ tiến lại gần nhau nhất. Chúng sẽ đứng cạnh nhau trong vòng một tuần. Hình ảnh có thể quan sát được vào ngày 5/6 tới Sao Thổ sẽ xuất hiện trên đường thẳng cùng với sao Hỏa và sao Kim khi màn đêm buông xuống. Hiện tượng này có thể quan sát vào lúc 2h00 sáng khoảng đầu tháng 6 và lúc 12h00 đêm vào cuối tháng trên bầu trời phía Tây Nam. Vào khoảng thời gian này chúng ta còn có thể quan sát được các vành đai của sao Thổ. Khi mà sao Thổ nằm ở bầu trời phía Tây thì sao Mộc sẽ mọc ở phía Đông. Thời gian này, có thể dùng ống nhòm quan sát được 4 mặt trăng lớn nhất của sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto. Cả 4 mặt trăng của sao Mộc có thể được nhìn thấy rõ trong tháng 6 này 180 tỷ tỷ năm hiện tượng này mới xảy ra một lần Theo các nhà khoa học, khả năng xếp thẳng hàng của hơn hai hành tinh trong hệ Mặt Trời là một hiện tượng ít xảy ra. Thời gian cần có để xuất hiện khả năng thẳng hàng của một số hành tinh như vậy là khoảng 340 triệu năm, và chu kỳ để tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất chúng ta, xếp thành một đường thẳng là 180 tỷ tỷ năm. Ngọc Biên (Theo Phisorg)
    1 like
  7. Năm nay ;đại tiểu hạn trùng phùng ,cung nhập hạn vô chính diệu hội tứ sát ,hỏa- linh hãm địa độc thủ ,lưu Thái tuế tại quan lộc gặp nhiều rắc rối nơi công sở làm ,không khéo mất việc ; thiên khốc -thiên hư cố định gặp lưu động có nhiều chuyện buồn rơi nước mắt ,hạn có Long trì -Phượng các -thiên Riêu + mã -khốc- khách ,có người đàn bà lạ chen vào là nguyên nhân gây ra gia đạo bất ổn ? nên khéo xử thế nếu không tình cãm vợ chồng có thể đi đến đỗ vỡ ; lưu tâm vào tháng 12 âl .
    1 like
  8. <br /><br /><br />Tập yoga mà bị khí tán loạn là do ta chưa định tâm: khi mà cái ý nghĩ nó khởi lên ta không cắt được, mãi đuổi theo nó, đuổi đến khi vướng vào hôn trầm hoặc trạo cử, nên khí càng loạn. Giai đoạn này muốn dứt được loạn khí nên treo tâm ở ngoài, tập trung nhìn vào một tấm hình phật nào đó. Cũng có thể quán tưởng linh ảnh một vị phật ở luân xa tim, hoặc đặt ý nghĩ đằng sau ót. Nhưng do giai đoạn này tin thần còn yếu, thế nên đặt tâm bằng cách nhìn vào hình một vị phật là dễ nhất. Ngoài ra còn một cách nữa đó là, bạn vừa tập vừa nghe nhạc, bạn chú ý lắng nghe từng lời bài hát, từng nốt nhạc, cố gắn cắt bỏ suy nghĩ; lâu ngày ta sẽ định được tâm.
    1 like
  9. Bài viết Kích Đào Hoa Vận của Diễn đàn ta lại nằm trang nội bộ chưa phổ biến ra ngoài các bạn tìm không ra cũng phải. Đề nghị Ban Điều hành nên mở cửa cho ACE thành viên xem và ứng dụng được không ạ? Qua những nguyện vọng này Wild nhận thấy cũng nên phổ biến ra ngoài vì đây cũng là chiêu thức hay của Lý học Đông Phương để giúp chị em phòng không chiếc bóng được cân bằng âm dương.
    1 like
  10. Người học đạo cần phải hiểu đạo, người nguyên cứu lý học cần phải hiểu lý . Ở những nước văn minh những con người không có cơm ăn đều được sự giúp đở của một nơi nào đó, có được bửa ăn chổ ở, một thiểu số không có điều kiện nhận được sự giúp đở đó phải ăn bờ ngủ bụi và đối với họ thì ăn xin là cái nghề cũng như cái nghề kỷ sư bác sỉ giáo viên vì họ phải "làm" mới có bửa ăn. Cho dù chỉ có ra ngoài để cái lon ngồi xuống chờ đợi thì công việc đó vẫn phải làm mới được . Ở những nước thiếu văn minh thì nạn đói càn nhiều và cái "nghề" ăn xin được nhiều người "chấm"; nhiều người làm thì sẽ sanh ra sự cạnh tranh và rồi lại sanh ra nạn đem con mình theo hoặc thậm chí bắc cóc con của người ta làm "con" mình để xin ăn. Nạn bắc cóc con nít chặt tay chân cho đi xin trước đây đã xảy ra và hành động này là vô nhân đạo; ai ai nghe tới cũng rùng mình vừa sợ vừa căm hờn . Tuy nhiên nếu so với những kẻ giàu sang làm ăn gian trá hại cả vạn người thì cái "vô nhân đạo" đó chỉ là hạt cát so với đống cát . Cái vô nhân đạo của kẻ nghèo rất dể thấy nên ai cũng ghét họ còn cái vô nhân đạo của người giàu khó thấy nên ai cũng hoan nghênh họ Có câu trước khi trách người thì phải tự trách mình . Lại có câu nghèo sanh đạo tặc; giàu sanh hách dịch; hiểu được thì cái nghề ăn xin không có khác biệt gì với các nghề khác . Con người nếu có cơ hội thì họ không chọn cho mình một con đường tồi tệ nhất
    1 like
  11. Phải nói thẳng rằng kiến thức Phong Thủy của được ghi bằng chữ Tàu và truyền từ xưa đến nay không phải là kiến thức của Tàu mà là của người Việt ta, Tàu nó vơ được mà dịch ra chữ Tàu. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Việt cơ mà. Cho nên Phong Thủy Lạc Việt không phải là phủ định sạch trơn kiến thức cổ nhân Việt (bị dịch ra chữ Tàu) mà là hiệu chỉnh lại những sai lệnh của cổ thư để lại thôi. Còn chửi đây là chửi những người ứng dụng sai kiến thức từ sách và có những trường hợp không phù hợp với nguyên lý, chứ nhiều thầy Tàu vẫn mần cái pheng sui trên cả tuyệt vời đầy ra đấy. Thiên Đồng
    1 like