-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/06/2010 in all areas
-
Nôm Na Là Cha Mách Qué
Thiên Phú and 2 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Nôm Na Là Cha Mách Qué Ngôn từ của tiếng Việt đã được sinh ra như thế nào? Câu tục ngữ “Nôm na là cha mách qué”có lẽ phải hiểu là “người Nam nói ra cho ta biết quẻ”tức ý nghĩa của quẻ nói gì.Mỗi từ của tiếng Việt là một tiếng (đơn âm) và hai tiếng (song âm) dính nhau,mỗi tiếng thể hiện tính Âm hoặc Dương rất rõ nét. Trong tiếng Việt,một phần tử gọi là một KẺ.Trong ý nghĩa phồn thực thì KẺ là một NÒI,một giống.Các làng Việt xưa đều có tên Nôm bằng một “tiết”liền với tiết KẺ là để chỉ cộng đồng người làng đó(ví dụ KẺ chợ,KẺ quê,KẺ ĐĂM,KẺ NOI-Kẻ Noi sau phiên âm bằng tên chữ thành Cổ Nhuế…).Chữ KẺ ấy ký hiệu bằng một kẻ liền(một gạch ngang — )là biểu thị Dương(giống đực)giống như một cái KOE thẳng, KỨNG-KỎI,sau thành từ QUẺ(rút THẺ hay rút thăm là rút một cái QUE để coi QUẺ-người Hán phiên âm tiết QUẺ là “quái”).Do từ KẺ giống đực ấy mà mới có từ CU(thằng cu),CÒ(thằng cò-tiếng Thanh Hóa),tiếng Nhật gọi là KO khi đọc chữ kanji, hay KODOMO khi nói, nghĩa là CON trai.KẺ để biểu thị Âm là một kẻ mềm hơn,được thể hiện bằng một kẻ có đứt ở giữa(một gạch ngang ,đứt ở giữa — —)nói lên rằng KẺ ấy KHẼ-KHÀNG hơn,tức mềm hơn,biến thành từ CÁI,chỉ con gái. Nhìn hình tượng “nhị nguyên”gồm một QUE liền(—)và một QUE đứt(— —)cũng có thể liên tưởng đến truyền thuyết của người phương Tây “Thượng Đế lấy một xương sườn của Ađam(con đực,một cái que)bẻ đôi ra để tạo Eva(con đẻ,que bị đứt gãy ở giữa),Ađam sinh ra trước rồi mới đến Eva.Ađam và Eva trộm hái trái cấm trong vườn của trời…Cho ta thấy rằng loài người sinh ra lúc đầu sống bằng hái lượm và săn bắt.KẺ liền(—)và KẺ đứt(— —)thành khái niệm Dương và Âm, “nhất nguyên”sinh “nhị nguyên”.Những tộc người thiên về săn bắt và chăn thả tiến tới chế độ phụ hệ,nên trong kết cấu cú pháp của những ngôn ngữ đó thì những cặp từ đối nghịch đều là theo kết cấu đực trước ,cái sau,là ĐỰC/ĐẺ( Fater/Mather,On/Off,Phu/Phụ…).Những tộc người thiên về hái lượm là những tộc người làm nông nghiệp trồng trọt đầu tiên,họ có chế độ mẫu hệ,họ là chủ nhân của thuyết Âm Dương.Kết cấu cặp đối nghịch Âm/Dương là kết cấu của cú pháp Việt,như Đóng/Mở… chứ không nói On/Off…(người Hán phiên âm Âm/Dương lại nguyên si là Yin/Yang,ngược với kết cấu Phu/Phụ,Phụ/Mẫu mà họ quen nói,về sau người phương Tây cũng gọi là thuyết Yin/Yang).Cũng như chữ Thần Nông là giữ nguyên cú pháp Việt khi phiên âm,chứ nếu theo cú pháp Hán thì phải là “Nông Thần”.Những từ ghép mà là cú pháp Việt như vậy trong Kinh Thi hay trong cổ văn thường gặp nhiều.Âm/Dương chính là con số 0 (Cái,Âm) và con số 1(Đực,Dương) trong hệ đếm nhị phân,trong hệ đếm đó chỉ có hai con số đếm là 0 và 1 của máy tính ngày nay(nhưng nó là tạo ra tất cả nền văn minh hiện tại và nền văn minh tương lai của nhân loại).Số 0 và 1 tương ứng với khái niệm “Phủ định”(Âm)và “Khẳng định”(Dương) tức 0 ! và 1 ! như No ! và Number One ! của tiếng Anh, hay như Nỏ ! và Nì ! của tiếng Việt. Nhưng số đếm trong tiếng Việt thì thuở ban sơ nó là MÔ(0) và MỘT(1).(MÔ là “không” nên sinh ra từ VÔ,còn MỘTdẫn đến các từ MÓN là một thứ-“thích món nào” nghĩa là “thích một thứ nào”-,MỌN là một ít và MỐC là một điểm làm chuẩn,từ MỐC này được mượn và chú âm bằng chữ Hán là chữ MỤC目-chính là do từ MẮT của tiếng Việt-còn người Hán gọi mắt là “yanjing”NHÃN TINH,nhưng chữ “nhãn”thì lại là do từ “nhìn”của tiếng Việt.Bởi vậy trong tiếng Hán có từ ghép MỤC ĐÍCH để chỉ cái mốc là một điểm làm chuẩn.Chữ MỤC ĐÍCH目的 “mu di” chỉ là do dùng con chữ Hán có âm tiết tương tự để phiên âm từ “mốc đấy”của tiếng Việt,chứ về biểu ý của chữ Hán ấy chẳng liên quan gì đến con số MỘT cả.Chữ 目的 “mu di”theo biểu ý là “của mắt”,của mắt thì có nhiều thứ chứ “mốc đấy” thì chỉ có một,ngắm bia để bắn thì ngắm vào một điểm chuẩn tức “mốc đấy”.Việt ngữ lại mượn lại chữ MỤC ĐÍCH để chỉ một cái mốc mà con người ta nhằm tới vì thấy MỤC ĐÍCH nghe nó có vẻ trang trọng hơn ,chứ lại khinh “nôm na”-có nghĩa là “người Nam nói”- và thường hay nói tắt là ĐÍCH vì quen tư duy một tiết là có một nghĩa chính xác,chứ từ gồm hai tiết mà dính nhau không thể đảo ngược thì chỉ mang nghĩa không chính xác ,tức “lấp-lửng”,ví dụ NHƯ là chính xác giống,còn NA-NÁ chỉ là hơi giống,NHANG-NHÁC là giống nhưng hơi khác,NGỜ-NGỢ là có vẻ giống,chưa tin chắc lắm). Về số học thì 0 nhảy cóc ngay lên 1(xử lý kỹ thuật số-digital).Còn trong tư duy khái niệm thì MÔ không thể nhảy cóc lên MỘT được,mà nó phải từ từ(xử lý kỹ thuật tương tự-analog).Trong tiếng Việt một “tiết”tức một từ là một khái niệm cụ thể có ý nghĩa rõ ràng.Nó đã được xử lý như thế nào để đẻ ra nhiều khái niệm tương tự khác(chi ly hóa một khái niệm chung ban đầu),tức đẻ ra nhiều “tiết”là nhiều từ khác? Người Việt đã xử lý bằng cái NÔI Âm Dương,tức cái hình tròn biểu tượng Âm Dương,trong đó có con Âm và con Dương đang cuộn tròn lấy nhau,con Âm lớn dần lên,cực đủ thì thành Dương,con Dương cũng lớn dần lên,cực đủ thì thành Âm.Trong cái NÔI đó một “tiết”(một từ)giống như một tế bào,một cái trứng, sẽ tự tách đôi(sự phân đôi để sinh sản của tế bào)để thành hai tiết mới,khi đang còn trong quá trình phân đôi thì nó là hai tiết còn dính nhau không thể đảo ngược(ta quen gọi là “từ láy”,khi viết hai tiết dính nhau không thể đảo ngược thì nên có gạch nối giữa chúng, biểu thị còn dính nhau,đây là gợi ý của giáo sư Nguyễn Lân khi truyền bá chữ quốc ngữ).Cái NÔI là cái hình biểu tượng Âm Dương ấy gọi là “nôi khái niệm”,nó như là một cái bọc đẻ ra trăm trứng tức trăm tiếng, hay tiết, của Việt ngữ.Một trứng trong bọc đó sẽ tự chia đôi ra,lúc đầu thành hai tiết còn dính nhau,rồi tách rời hẳn nhau thành hai tiết mới,một tiết chỉ khái niệm Âm,một tiết chỉ khái niệm Dương.Ví dụ,hình dung cái “NÔI” khái niệm là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy như là một cái “nồi”nấu kẹo,từ VO là một động tác hình tròn(như nói “vo”gạo)trong cái nồi ấy VO sẽ tách đôi sinh ra hai tiết dính nhau là VÒNG-VÈO chỉ động tác khoắng quấy tròn theo hai chiều ngược nhau.Trong bọc biểu tượng Âm Dương ấy,con Âm và con Dương quấn tròn lấy nhau, con VÒNG là con Âm,nó lớn lên sẽ làm thành sản phẩm Dương là VIÊN(tức “tròn”,hướng tích cực,Dương,sản phẩm tốt, “viên”kẹo thành phẩm rất tròn);con VÈO là con Dương,nó lớn lên sẽ làm thành sản phẩm Âm là VẸO(tức “méo”,hướng tiêu cực,Âm,sản phẩm xấu,kẹo phế phẩm không tròn lắm).Như vậy trong “nồi” kẹo ấy đã có năm từ đơn âm tiết là VO…VÒNG…VÈO…VIÊN…VẸO là những khái niệm cùng gốc,tương tự nhau, chỉ thao tác sản xuất và thành phẩm phế phẩm tạo ra.Từ một(VO)nhờ biến hóa Âm Dương mà thành được năm là nhiều tiết nhất rồi(sẽ giải thích “năm”và “prăm” ở đoạn sau)và có thêm một khái niệm lấp-lửng không hẳn tròn ,không hẳn méo là VÒNG-VÈO. “Vòng-Vèo”là từ láy gồm hai tiết dính nhau không thể đảo ngược.Tách “cưỡng chế”khi chúng đang còn dính nhau trong nôi(hay gọi là cho nở non)thì VÒNG vẫn có ứng dụng của “vòng”và VÈO vẫn có ứng dụng của “vèo”(dân nuôi tôm gọi loại lưới mắt lớn để quây rộng là “cái vòng”còn loại lưới mắt bé quây nhỏ ở góc ao để giữ tôm khi còn nhỏ là “cái vèo”). Ta hãy xem MÔ(0) và MỘT(1) tức khái niệm Âm và khái niệm Dương được sinh ra trong NÔI biểu tượng Âm Dương ấy từ cái trứng nào?Đó chính là cái “trứng”-“tiếng”- MỖI(là một KẺ,một thực thể).Tiết MỖI ấy trong cái NÔI bọc nước biểu tượng Âm Dương, nó tự tách đôi như tế bào phân đôi,lúc đầu là hai tiết còn dính nhau, cho ta một từ láy là MẬP-MỜ, “mập-mờ”là một khái niệm không chính xác,nó chẳng là 0 cũng chẳng là 1.Nhưng trong hai con MẬP và MỜ dính nhau,quấn quít nhau trong cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy thì con MẬP chính là con Cái,nó đang lớn dần lên, “béo” dần lên,khi lớn đủ,nó biến thành MỘT là Dương.Còn con MỜ chính là con Đực,nó cũng đang lớn dần lên,khi lớn đủ,nó biến thành MÔ là Âm.Từ trong bọc tròn biểu tượng Âm Dương,là cái NÔI khái niệm, ta lấy ra được bốn khái niệm:MỖI(một thực thể),MẬP-MỜ(chẳng rõ là không hay một,khái niệm lấp-lửng),MÔ(là 0)và MỘT(là 1).Tất cả thì có năm tiết là MỖI…MẬP…MỜ…MÔ…MỘT(có quan hệ với hệ đếm ngũ phân thuở ban đầu,sẽ giải thích ở đoạn sau).Từ chữ NÔI viết bằng mẫu tự Latin ta cũng thấy được nó là cái “nôi khái niệm”, tạo ra khái niệm Âm và khái niệm Dương: (Âm=Negative)=N…NÔI…I=(Innegative=Dương) Giữa là chữ Ô ,như cái vòng tròn biểu tượng Âm Dương(Sách giáo khoa dạy vỡ lòng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn khi truyền bá chữ quốc ngữ có câu đầu tiên là “O tròn như quả trứng gà”),một bên là N=Negative=Âm,một bên là I=Innegative=Dương. Khái niệm vật thể cũng vậy.Trong cái NÔI “trứng nước” là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy là hình hai con NÒNG-NỌC cuộn tròn lấy nhau.Từ láy NÒNG-NỌC có hai tiết dính nhau không thể đảo ngược là do tế bào NÒI, là một cái trứng giống(từ “nòi” của Việt ,“nọi”hay“neo”của tiếng Lào(trong cụm từ “neo lao hắc xạt”), đã biến âm qua “lòi”-“loài”rồi thành “lây”trong tiếng Hán rồi quay lại là “loại”khi người Việt đọc chữ Hán theo âm Việt)đang tự tách đôi trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương.Trong NÔI ấy rõ ràng con Âm(con Cái) là con NÒNG(như câu “nòng súng đẻ ra nhiều viên đạn”),nó đang lớn dần lên,khi lớn đủ, nó đứt đuôi thành con NHÁI ,là con đực(thành Dương-người ta còn hay gọi đứa con trai nhỏ là “thằng nhãi”),còn con Dương(con Đực)là con NỌC(như câu “đưa heo nọc đi nhảy thụ tinh cho heo nái”),nó đang lớn dần lên,khi lớn đủ,nó đứt đuôi thành con NHÓC,là con cái(thành Âm-người ta còn hay gọi đứa con gái nhỏ là “con nhóc”) .Con NÒNG-NỌC là con lưỡng tính,khi đang còn đuôi dài và ở dưới nước nó chưa phát dục rõ là đực hay cái.(Trống đồng Lạc Việt có nhiều cái có tượng cóc chầu quanh mặt trống,và thời cổ đại người Việt có chữ viết tượng thanh ngoằn ngoèo như con nòng nọc nên người Hán gọi là chữ “khoa đẩu”-tiếng Hán “khoa đẩu” nghĩa là con nòng nọc,từ “khoa đẩu” ấy cũng có hai âm tiết nhưng không phải là một tiếng Âm một tiếng Dương như là NÒNG với NỌC trong từ Nòng-Nọc của tiếng Việt,trong Việt ngữ có vô vàn tên côn trùng,động vật là bằng từ láy(hai tiết dính nhau không thể đảo ngược) có tiếng Âm tiếng Dương để nói cơ thể sống là một sự cân bằng Âm Dương,như Châu-Chấu,Đom-Đóm,Niềng-Niễng,Muồm-Muỗm,Đòng-Đong,Cân-Cấn,Săn-Sắt,Cun-Cút,Chão-Chuộc,Cà-Cuống,Bông-Bống,Vò-Vẽ,Se-Sẻ,Chiền-Chiện,Cồng-Cộc…). Các cặp từ đối nghịch cái đực trong tiếng Việt vốn là những từ có cùng một gốc do tách đôi ra mà thành như ĐẺ/ĐỰC(ở Bắc Bộ có vùng người ta vẫn gọi là ông đực bà đực,ông đẻ bà đẻ chứ không gọi là ông nội bà nội,ông ngoại bà ngoại),CÁI/CỘC,NÁI/NỌC,MÁI/MỒNG, MỤ/MỘNG…dùng tương ứng cho nhiều loài. Các khái niệm từ Phủ định đến Khẳng định thì nhất định ở giữa là một loạt từ láy mang nghĩa không chính xác,không hẳn là bên này hay bên kia.Ví dụ: Phủ định(0) Không chính xác Khẳng định(1) VÔ VỚ-VẨN VIỆC HỔNG HỜI-HỢT HỆT LỖ LẤP-LỬNG LỜI CÓC QUA-QUÝT CÓ ĐẾCH ! ĐÙN-ĐẨY ĐẤY ! LẶN LẤP-LÓ LÒI CHỢP(nhắm) CHẬP-CHỜN CHỘ(thấy) Ứ ! ỠM-Ờ Ừ ! DỀ ! DO-DỰ DẠ ! MÍM MẮP-MÁY MỞ NGẬM NGỌ-NGUẬY NGOÁC NHỊN NHÚC-NHÍCH NHẢY RE(im) RỤC-RỊCH RUNG ĐÓNG ĐỤNG-ĐẬY ĐỘNG LẨN (trốn) LĂM-LE LỘ NÍT(nhỏ) NẢY-NỞ NẬY(lớn) NHỎ NHINH-NHỈNH NHỚN NÍN NÔN-NÓNG NÓI ĐỪNG ĐẮN-ĐO ĐÁNH THIẾP THOI-THÓP THỞ Từ Phủ định đến Khẳng định,đó là một vòng tròn từ Âm đến Dương. Đến như cường độ ánh nắng mặt trời(hay “đường đi”của mặt trời trong đêm và ngày) cũng được diễn tả bằng cặp lớn “L”(cùng gốc với “lui”vào bóng “túi”)đến “R”(cùng gốc với “ra”ánh sáng):Con Âm trong NÔI Âm Dương như là nửa ban đêm,nó bắt đầu lớn dần từ LẶN…LỌ-LEM…LE-LÓI…LÒI là kết thúc(Chú ý tiếng Việt xưa gọi mặt trời là “lời”do gốc từ tiếng Mường là “blời”),kết thúc Âm là nó biến thành con Dương,là nửa ban ngày,con Dương bắt đầu lớn dần từ RỌI…RỰC-RỠ…RỆU-RÃ…RỤI là kết thúc,kết thúc Dương thì nó biến thành con Âm(Từ “rệu rã”dẫn đến “chiều tà”,từ “rụi”dẫn đến “túi”).Con Âm và con Dương trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương chính là ban đêm và ban ngày. Trong cái hình tròn biểu tượng Âm Dương ấy có con màu đen và con mầu trắng quấn tròn lấy nhau,chúng có thể là con NÒNG và con NỌC khi nói về sinh vật,chúng có thể là MÔ và MỘT khi nói về số nhị phân(hình tròn biểu tượng Âm Dương như là một “bit”thông tin có hai giá trị xác suất là 0 và 1),chúng cũng có thể là con LEM và con CLẮNG khi nói về vũ trụ(từ LEM dẫn đến Đen,từ CLẮNG nghĩa là Trắng tiếng Mường,ngày trắng tiếng Hán gọi là “bạch nhật” tức ban ngày).Và các khái niệm về sự chuyển dịch đêm ngày như sự lớn lên từ Âm tới Dương ,rồi từ Dương tới Âm trong ngôn từ Việt lại là cùng gốc một nôi khái niệm(L và R trong tiếng Việt chuyển đổi được cho nhau,như “rồng”với “long” “rừng”với “lâm”…).Những từ chỉ diễn biến ngày và đêm trong tiếng Hán không có cùng gốc và chuyển đổi Âm Dương như vậy.Cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương gồm một con Đen và một con Trắng chính là con “LEM”(sau thành từ Đêm,rồi Đen)và con “CLẮNG”(“clắng”tiếng Mường nghĩa là “Trắng”)của BLỜI tức trời,cũng là thể hiện sự chuyển dịch giữa đêm và ngày. Số 0(MÔ) và số 1(MỘT) cũng như các cặp từ đối nghịch khác như Âm với Dương đã được sinh ra trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương như vậy. Hệ đếm lúc đầu của người Việt là hệ đếm của người Khơ Me,chỉ có 5 số đếm,đến 5 là nhiều nhất trong các con số đếm: Việt: Một Hai Ba Bốn Năm Khơ Me: Muôi Tê Pây Buôn Prăm là hết một vòng đếm,sau đó người Khơ Me đếm quay lại,6 là Prăm Muôi. Do số 5 (Prăm)là số nhiều nhất trong các con số của hệ đếm ngũ phân,nên cái gen “ăm” ấy tạo nên trong tiếng Việt từ “dăm”rồi nhiều hơn là “lắm”mang nghĩa khái niệm là nhiều(“Lắm thầy rầy ma,lắm cha con khó lấy chồng”)và có từ “trăm”,chính xác là con số 100,nhưng cũng mang nghĩa khái niệm là nhiều(nên mới có truyền thuyết bọc trăm trứng-trăm nhánh Việt tức trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ-,trăm họ.Người Hán mới dịch ý ra thành bách Việt,bách tính,chứ trong tiếng Hán chữ “pải”là một trăm và chữ “tua” là nhiều chẳng có gốc gác liên quan logic gì với nhau cả,người Hán dùng chữ vạn để ám chỉ nhiều) . Vài nhóm Bách Việt ở vùng Triết Giang xưa kia còn có hệ đếm 7 chữ số.Còn hệ đếm của Lạc Việt về sau phát triển đến dùng mười chữ số gọi là hệ đếm thập phân.Xuất hiện số 6,người Việt đọc là SÁU, người Hồ Nam đọc là LẤU,người Quảng Đông đọc là LỤC,người Hán đọc là LÌU.Cũng giống như từ Việt sang Hán: “sắc” thành LÌ,”sức thành LÌ , “sụp”thành LIE,“sót” thành LUA, “sáng” thành LIANG, “sen”thành LIÁN v.v.Còn số 10,vốn trong hệ thập phân nó gọi là CHỤC(do sinh ra từ CHÍN sẽ giải thích sau),nhưng trong số học thì số một và số không viết liền là 10 đọc là MỘT MÔ do lấy lại từ MỘT và MÔ thuở ban đầu, “một mô này!”đã lướt thành “mười”. Từ “lắm”có nguồn gốc từ “prăm” của tiếng Khơ Me là con số nhiều nhất trong hệ đếm ngũ phân chỉ có năm con số đếm, nên nó mang khái niệm là nhiều trong tiếng Việt,nó lại được người Hán phiên âm là “rán”(Bởi người Hán không phát âm được các âm tắc có phụ âm cuối là “m”, “p” như người Việt hay người Lưỡng Quảng-tiếng Lưỡng Quảng thì Trung Quốc gọi là phương ngữ Việt âm-tức khi phát âm các cặp từ đối nghịch như Râm/Nắng=Âm/Dương=Đóng/Mở thì cặp môi đều thể hiện rõ động tác Ngậm/Toang tức khép kín môi và mở rộng môi rất phân biệt.Cặp từ Âm/Dương người Hán phiên âm là Yin/Yáng,hai tiết ấy trong tiếng Hán cặp môi phát âm đều mở cả chứ không có “Đóng” rồi “Mở” như “Âm” rồi “Dương” như của người Việt.Từ “rán” đó viết bằng chữ Hán là然 ,người Việt lại đọc là “nhiên”.Những từ ghép như Tự Nhiên,Thiên Nhiên là những từ xuất hiện về sau ,người ta chỉ hiểu khái niệm đó chứ hầu như không còn nghĩ đến gốc gác của nó nữa,Tự Nhiên là tự sinh ra lắm thứ(chỉ vũ trụ),Thiên Nhiên là trời sinh ra lắm thứ(chỉ trái đất). Số đếm trong tiếng Việt cứ nhiều lên,bắt đầu là từ MỖI…MÔ…MỘT…MƯỜI…MUÔN.Khi muốn phủ định là hoàn toàn không có thì nói “MÔ-MỒ”(tiếng Quảng Đông “không có”nói là “mẩu”,tiếng Nghệ An còn có từ nhấn mạnh của “mô” là “máu”,khi nói “có máu mô mồ”có nghĩa nhấn mạnh là hoàn toàn không hề có),khi khẳng định là “có” tức “rõ”thì nói “rõ MỒN-MỘT”hay “có MƯỜI-MƯƠI”.Sự nở bung ra “trăm”từ Việt là theo kiểu sinh sản tự phân đôi của tế bào. Từ “prăm”của tiếng Khơ Me sinh ra từ “lắm”của tiếng Việt,rồi sinh ra từ “rán”của tiếng Hán,người Việt đọc chữ Hán “rán”(然)đó là “nhiên”,đều ý thức được là nhiều.Nhưng từ “rán”trong Hán ngữ không đẻ ra được những tiết có cùng gốc,cùng khái niệm với nó theo qui luật tách đôi Âm Dương.Vì là từ mượn nên từ “rán”trong Hán ngữ rất đơn độc.Nếu nói một tiếng “rán”trơ trọi thì người Hán không hiểu là ý gì,không như nói một tiếng “tua”(đa)nghĩa là nhiều của Hán ngữ thì họ hiểu ngay.Từ “rán”(nhiên)trong Hán ngữ chỉ dùng trong các từ ghép như “tự nhiên”, “thiên nhiên”.Nhưng từ “nhiên”khái niệm nhiều trong Việt ngữ,bởi nó vốn là gen Việt, thì vẫn theo qui luật tách đôi của tế bào trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương để đẻ ra nhiều tiết mới đều mang khái niệm nhiều.NHIÊN khi tách ra thành hai tiết đang còn dính nhau thì nó là từ láy NHAN-NHẢN.Trong bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy con NHAN là con Cái(Âm),lớn lên nó biến thành con Đực(Dương)là NHẶN.Còn con NHẢN là con Đực(Dương),lớn lên nó biến thành con Cái(Âm)là NHIỀU.Rõ ràng khái niệm NHIỀU thì số lượng mà nó bao hàm ít hơn số lượng mà NHẶN bao hàm,vì nó âm hơn(khoa học ngày nay chứng minh dương 9 mà âm chỉ có 6).Các khái niệm hình thành từ NÔI mà tiết “nhiên”đẻ bằng cách tự phân đôi là NHIỀU…NHAN-NHẢN…NHẶN và ta có cặp đối nghịch tương đương cặp Âm/Dương là cặp Nhiều/Nhặn(cũng giống như cặp Ít/Nhiều hay dùng ngày nay),đều cho số lượng không chính xác,chúng không hoàn toàn chính xác như cặp Mô/Một là khái niệm số.Cái gen của “prăm” hay “năm” để lại dấu ấn khái niệm “nhiều”trong rất nhiều từ song âm(cũng là cặp Âm/Dương)nhấn mạnh ý “nhiều”như:đều đặn,đầy đặn,khỏe khoắn,đúng đắn,chin chắn,tươi tắn,khó khăn,cục cằn,già giặn,tục tằn,nhỏ nhắn,xinh xắn,vuông vắn,vừa vặn,may mắn,đỏ đắn,xăm xắn,chắc chắn,muộn mằn,tròn trặn,thẳng thắn,bằng bặn v. v. Ngày nay ta hay dùng cặp Ít/Nhiều,và thường chỉ dùng một cặp ấy nên bị nghèo đi,thực ra đây là một cặp đã được đổi “ngôi”hay đổi “nôi” để “ngồi” vào vị trí thay thế.Nguyên sơ của nó là tiết “ƯỚC”(một số lượng không chính xác rất nhỏ như “ước chừng”,qua NÔI biểu tượng Âm Dương nó sẽ đẻ thành ÍT…ĂM-ẮP…ỎI(gốc mẫu số chung của chúng là:cùng vắng phụ âm đầu).Từ ỎI bao hàm số lượng nhiều hơn từ ÍT vì nó dương hơn,nên ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là ÍT/ỎI.Từ ÍT sinh ra các từ BÍT,BỊT,DỊT,MỊT,MÍT,NỊT,NÍT,TỊT,THÍTv.v.là những khái niệm có logic với nghĩa “ít”.Từ ỎI sinh ra từ GÓI là một cái bọc có dăm(không nhiều lắm)thứ ở trong,và từ DỎI(biết nhiều hơn biết ít gọi là “giỏi”hơn).DỎI tách Âm Dương ra thành DỒI…DƯ-DẢ…DÀO,ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là Dồi/Dào mang khái niệm nhiều tương đối,nhưng số lượng mà cặp này bao hàm thì nhiều hơn số lượng mà cặp Ít/Ỏi bao hàm.(Từ “dồi”còn đẻ ra “trội”và từ “dào”còn đẻ ra “trào”đều là hệ quả của “nhiều” và “bao”là một cái bọc có nhiều thứ ở trong hơn là cái “gói”,đều mang khái niệm nhiều).Từ “dào”ấy là cái “gen”để ở cái NÔI mà từ “nhiên” vào thì đã sinh ra Nhiều…Nhan-Nhản…Nhặn ,cho ta cặp đối nghịch Âm/Dương là Nhiều/Nhặn,cũng là khái niệm nhiều,nhưng số lượng mà cặp này bao hàm lớn hơn số lượng mà cặp Dồi/Dào bao hàm.Tiết LƯỢNG cũng là một số nhiều,số mà LƯỢNG bao hàm nó nhiều hơn là số mà ƯỚC bao HÀM.Tiết LƯỢNG khi tách đôi trong cái nôi biểu tượng Âm Dương nó theo cái gen “ỏi” và “ăm”mà tách ra thành từ láy LẤP-LỬNG nghĩa là không biết chính xác ít hơn hay nhiều hơn,để rồi thành hẳn một từ Âm là LỎI và một từ Dương là LẮM(“xấu đều còn hơn tốt lỏi”).Cái NÔI đó là LỎI…LẤP-LỬNG…LẮM và ta có cặp tương tự Âm/Dương là Lỏi/Lắm và cặp đối nghịch ghép lộn nôi là Ước/Lượng(nghĩa là hoặc ít hoặc nhiều).Từ “lượng” ấy mượn sang tiếng Hán đọc là “liang”,nhưng “liang”trong tiếng Hán không đẻ ra được các từ cùng gốc với nó như là LỎI,LÂP-LỬNG và LẮM .Trong tiếng Việt cặp Ước/Lượng cũng có nghĩa tương tự cặp Ít/Nhiều là những cặp do lấy từ hai Nôi khác nhau ghép thành,gọi là cặp đổi ngôi(hay lộn nôi).Từ SỐ cũng là một số nhiều,nhưng cái mà nó bao hàm ít hơn là cái mà LƯỢNG bao hàm,SỐ khi tách đôi Âm Dương nó tạo ra SO…SAN-SÁT…SẮM, “SO” là một cái đầu tiên(“gà đẻ trứng so,người đẻ con so”), “SAN-SÁT”là nhiều cái ở gần nhau, “SẮM” cũng ý là nhiều ,sau dùng để nói mua nhiều thứ gọi là “sắm”(SỐ trong tiếng Hán là SỔ nghĩa là nhiều,nhưng nó không chia Âm Dương để tạo ra nhiều từ cùng gốc chung khái niệm).Vì vậy cặp đối nghịch Số/Lượng là lấy từ hai nôi khác nhau cặp lại,cũng tương đương như cặp Ít/Nhiều(ta nói “một số tiền”hay “một lượng tiền”là nói đúng,tuy hàm chứa khác nhau,nhưng có vẻ chính xác,chứ nói “một số lượng tiền”là nói thừa một từ hoặc “số”hoặc “lượng”,có vẻ không chính xác).Lượng ánh sáng khi được ĐỐT (“đốt lửa”)lên nó cũng diễn biến từ ít đến nhiều như trong cái nôi Âm Dương tạo thành ĐỐM…ĐOM-ĐÓM…ĐỎ,cặp đối nghịch Đốm/Đỏ biểu thị ánh sáng Ít/Nhiều,từ láy“đom-đóm” được lấy đặt tên cho côn trùng là con đom đóm, có khả năng phát sáng nhấp nháy.Từ “đốt”sang tiếng Hán là “điểm”(điểm hỏa nghĩa là đốt lửa,nhưng “điểm”ở tiếng Hán không đẻ ra được các từ cùng gốc chung khái niệm như ở tiếng Việt).Cũng như CHÂM(“châm lửa”)đã cho ra các khái niệm CHẤM…CHẬP-CHỪNG…CHÁY là từ một chấm lửa ban đầu đến chập-chừng rồi cháy bùng hẳn.Từ “cháy”sang tiếng Hán là “jiao”nghĩa là đốt cho vàng,nó chẳng có những từ khác cùng gốc chung khái niệm. Như vậy số lượng trứng mà NÔI Âm Dương đẻ ra cứ nhiều dần, “lúc đầu còn Ít/Ỏi,dần dần đã khá Dồi/Dào,đến giờ thì đã quá Nhiều/Nhặn rồi”.Nhưng vẫn chưa hết.Từ “nhiều”(còn biến thành từ “giàu”trong tiếng Việt)người Hán mượn từ “giàu”,chú âm bằng một chữ Hán là “ráo”(饶),chữ Hán ấy người Việt đọc là “nhiêu”.Từ “ráo”trong Hán ngữ vì là từ mượn nên nó đơn độc,không đẻ ra được các tiết cùng gốc,cùng khái niệm với nó.Nó chỉ được sử dụng trong các từ ghép như từ “phì nhiêu”.Nhưng “nhiêu” thì vốn có gen Việt nên nó vẫn đẻ trong NÔI biểu tượng Âm Dương bằng cách phân đôi thành hai con dính nhau là NHUNG-NHÚC,con NHUNG là con Cái(giống như con NÒNG),lớn lên nó biến thành Đực(Dương)là NHỮNG,còn con NHÚC là con Đực(giống như con NỌC),lớn lên nó biến thành Cái(Âm)là NHÚM(liên tưởng từ “phum”trong tiếng Khơ Me nghĩa là cộng đồng nhỏ).NÔI này ta có NHÚM…NHUNG-NHÚC…NHỮNG và cặp đối nghịch Âm/Dương là Nhúm/Những.Cứ vậy tiếp tục đẻ nhiều nữa,cho đến ở cái NÔI mà nó cho ra là ĐÁM…ĐÔNG-ĐÚC…ĐÀN,ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là Đám/Đàn,tất nhiên Đàn bao hàm số lượng nhiều hơn Đám vì nó dương hơn(miệng phát âm”đàn” mở ra chứ không khép ngậm như “đám”).Chỉ xét riêng tiết “ĐÚC”trong từ láy ĐÔNG-ĐÚC(chú ý,cũng như ở các NÔI khác,ở đây từ “đông”có thể sử dụng độc lập được như “đông cứng lại”,từ “đúc”cũng có thể sử dụng độc lập được như “đúc đồng”,nhưng từ “đông-đúc”thì hai tiết phải dính nhau theo trật tự như trong bọc của nó,biểu thị ý rất nhiều phần tử tập họp lại,nhưng không thể nói đảo ngược là “đúc-đông”được) ta đã thấy khối lượng thông tin(các phần tử) được nén trong tiếng “đúc”ấy đã là vô cùng nhiều rồi.Ấy vậy mà lúc đầu nó chỉ đơn sơ như cái bánh “đúc” làm bằng ty tỷ phần tử bột gạo.Nhưng thử hỏi, nếu không có cái gen Lạc Việt thì làm sao nó có thể đẻ ra “giống như đúc” được?Chính người Việt đã đẻ ra cái thuyết Âm Dương và vẽ nên cái hình tròn biểu tượng Âm Dương là cái nôi có con NÒNG-NỌC,cái “nôi”ấy sinh ra mọi “nời” “nói”của tiếng Việt và cặp đối nghịch CÓC/CÓ của tiếng Việt sinh ra mọi khái niệm trong tiếng Việt,mà ở các ngôn ngữ khác kể cả tiếng Hán không có cái kiểu sinh ra như vậy. Một ý kiến như bài viết này chỉ như là một CHIẾC,đang đi CHẬP-CHỮNG,mong bạn đọc chia sẻ, để càng nhiều ý kiến hội nhập thành CHẬP-CHÙNG ,rồi sẽ đến một cái CHUNG. Các số đếm trong tiếng Việt đã được sinh ra như thế nào? Các số đếm ở tiếng Việt đã bắt đầu từ hệ nhị phân MÔ và MỘT,rồi đến hệ ngũ phân MỘT…HAI…BA…BỐN…NĂM,rồi đến hệ cửu phân có chín con số,rồi mới đến hệ thập phân ngày nay.Trong số học thì số 0 xuất hiện sau cùng so với các con số đếm.Nhưng ở tiếng Việt thì số 0 là MÔ xuất hiện cùng thời với số 1 là MỘT.MÔ và MỘT là hai chị em sinh đôi từ một cái trứng là MỖI,trong cái nôi biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt cái trứng MỖI ấy tách đôi ra như một tế bào đang tự phân đôi ,lúc đầu nó thành hai nửa Âm và Dương còn dính nhau,quấn tròn lấy nhau trong nôi là MẬP-MỜ,hai nửa cũng là hai cái phôi của hai con trong nôi đang lớn dần lên.Con MẬP là con cái mang tính Âm(phát âm tiếng “mập”thì cặp môi người Việt “ngậm” kín lại như là “Âm”),lớn lên cực đại thì nó biến thành MỘT là Dương,con MỜ là con đực mang tính Dương(phát âm tiếng “mờ”thì cặp môi người Việt “toang”ra như là “Dương”),lớn lên cực đại thì nó biến thành MÔ là Âm.Cái Nôi mà MỖI sinh ra là MÔ…MẬP-MỜ…MỘT.Con MÔ là con số 0 ra trước,là con chị,là Âm, tức là gái nên trong tiếng Việt do gen Âm của MÔ mà có các từ :lol: ,CÔ,U,BU,BỦ,MỤ,NỤ,NỮ,NÀNG,NƯƠNG,BẦM,MAN,MỰ,MỆ,MẸ,MÁ,Ả,BÀ chỉ đàn bà(tiết “mụ”người Hán đọc là “mủ” tức Mẫu,tiết “u”người Đài Loan đọc là “u”nghĩa là Mẹ).MÔ mang nghĩa khái niệm là “ không”bởi nó có cái gen là từ con “NÒNG”(tiếng Quảng Đông là “mẩu”,tiếng Nghệ An ngoài “mô” còn có từ “máu”cũng nghĩa là không,để nhấn mạnh hơn, “có máu mô mồ”tức hoàn toàn không hề có).MÔ dẫn đến từ VÔ là không có.MÔ còn cho ra khái niệm phủ định là NỎ và các khái niệm về sự trống rỗng như LỖ,RÒ và cái cá thể “KẺ LỖ”hay “KẺ RÒ” dẫn đến từ zero là số 0 trong tiếng Latin.MỘT dẫn đến từ Mải là chuyên vào một việc,rồi từ láy Mải-Miết để nhấn mạnh(tiếng Hán mượn từ Mải này và chú âm bằng chữ “Mẩy”tức Mỹ(đẹp)là mượn âm chứ không đúng biểu ý của chữ).MỘT còn dẫn đến từ Miệt-Mài là chăm chắm vào một việc,Mãi Mãi là cứ một thứ kéo dài lâu không đổi.Do đã có số 0 là MÔ,NỎ nên cũng có số âm và khái niệm âm là những khái niệm về quá khứ:Từ NỎ trong cái Nôi biểu tượng Âm Dương nó sẽ tách đôi về phía số âm và về phía số một,khi đang tách đôi nó cho ra từ láy NẢY-NỞ là đang trong quá trình lớn lên.Trong Nôi,con Âm là NẢY lớn lên thành Dương là NI rồi NAY,đó là khái niệm hiện tại,con Dương là NỞ lớn lên thành Âm là NỚ rồi NẤYrồi ẤY,đó là khái niệm quá khứ,là số âm so với NỎ là số 0(cái Nôi của 0 tức NỎ là: NỚ…NẢY-NỞ…NAY).Khái niệm NAY là hiện tại,và NI cũng là hiện tại,khẳng định là NÌ,NÀY.Người Việt nói “bên ni,bên tê”là nói vị trí thứ nhất và vị trí thứ hai(“tê” tiếng Khơ Me là con số 2).Từ NI tức Nhất còn dẫn đến “yi”trong tiếng Hán là con số 1,chữ ấy đọc là NHẤT.Đứng ở hiện tại tức đứng ở vị trí số 1,người Việt nói “bên ni”,ở vị trí thứ hai tức tương lai là “bên tê”(“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát”),ở vị trí quá khứ tức vượt qua NỎ là 0 thì là “bên nớ”.Cái đang có ở hiện tại là “cái ni,cái này”,cái đã có trong quá khứ là “cái nớ,cái nấy,cái ấy”tức ở vị trí của con số âm. Chỉ từ một tiết MỖI ,do sinh sản theo cách của tế bào là tách đôi thành Âm và Dương mà có được hai số đếm của hệ đếm nhị phân là MÔ và MỘT.Do chế độ nguyên thủy là chế độ mẫu hệ,nên kết cấu cú pháp là Cái trước Đực sau,khi đếm số người trong gia đình người ta sẽ đếm từ Mẹ rồi đến Cha tương ứng với 1 rồi 2 mà trong tiếng Khơ Me là “Muôi”(tạo nên gen mẹ)rồi “Tê”(tạo nên gen cha),chính từ “Tê”này đã thành từ “Tía”trong tiếng Việt mà về sau đọc mềm đi thành “Cha”(người Hoa ở vùng Hoa Nam cũng gọi là “Tia”).Cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt là cái hình tròn trong đó có hai con Nòng-Nọc đen trắng quấn quýt nhau,đó là xét theo sinh học,còn xét theo vũ trụ quan thì con “đen” và con “trắng” chính là con “Lem”(đêm)và con “Clắng”(ngày)của “Blời” (tiếng Mường)là mặt trời,còn xét theo số học thì đó là con MÔ và con MỘT,tức số 0(Âm)và số 1(Dương)của hệ đếm nhị phân.Như vậy cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt chính là biểu tượng của một “bit” thông tin(thông tin ngày nay có bộ nhớ đến hàng trăm Giga “by”,một “by”bằng tám “bit”),một “bit” thông tin bao giờ cũng có hai giá trị xác suất,hoặc nó sẽ là 0,hoặc nó sẽ là 1,vượt qua ngưỡng đi về phía Âm nó sẽ thành 0 là MÔ,vượt qua ngưỡng đi về phía Dương nó sẽ thành 1 là MỘT,giá trị ngưỡng chính là ranh giới giữa MẬP và MỜ nên MẬP-MỜ còn dính nhau.Ra đời từ MỖI,ở cái Nôi MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,con số MÔ dẫn đến NỎ rồi đẻ ra số âm là NỚ.Còn MỘT cũng đẻ tiếp để có các con số đến số 9 của hệ đếm thập phân.Đó là một sự phát triển của số học,đồng thời ở tiếng Việt các con số dẫn đến các khái niệm ngôn ngữ.Ta theo dõi nó sinh sản tiếp như sau: MỘT ở trong Nôi Âm Dương sẽ có cái thai sinh đôi là MỚI-MẺ(MỚI là gái , nặng gen mẹ là “muôi”còn MẺ là trai,nặng gen cha là “tê”, đang hướng đến con số mới là 2 .Khái niệm Mới-Mẻ là một cái mới bắt đầu nảy sinh.Khái niệm Mới là một cái vừa xuất hiện và đã được khẳng định.MỚI là con Âm,con gái,lớn cực đại nó thành MAI là Dương(“Con gái giống cha ,mười ba bến nước”).Mai là khái niệm ở vị trí tiếp của khái niệm hiện tại là MỘT,do đó nó được dùng chỉ ngày tiếp của ngày hôm nay,đó là “ngày mai”(tiếng Hán mượn từ Mai và chú âm bằng chữ Minh,nghĩa biểu ý là Sáng,để có từ ghép “Minh Thiên” là ngày mai,chứ chữ Minh không có liên quan gì đến con số 2).Mai dùng chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ hai,đó là từ “Mày”;chỉ động tác lần hai đó là từ “Lại”(“miếng bánh đưa qua đồng quà đưa lại,tiếng bấc ném đi tiếng chì ném lại”),từ Lại này dẫn đến từ “zai”tức “tái”trong tiếng Hán(người Hán đếm nhất nhị tam tứ…,cũng có khi đếm nhất tái tam tứ…đối với các động tác lặp đi lặp lại);chỉ vị trí thứ hai trong khâu phân phối đó là từ “Lái”nên mới có từ ghép “thương lái”.Từ “Tương Lai”trong tiếng Hán là một từ ghép, là bắt nguồn do từ Mai.Chính từ Mai đã dẫn đến con số Hai,nên mới có câu ca dao “Bây giờ em đã lấy chồng,một mai em có con bồng con mang”.Khái niệm MẺ là Dương nhưng chưa đầy đủ,nó biểu thị sự khuyết thiếu,sự khuyết ấy đang lớn lên trong Nôi,( “cái bát mẻ”),nếu MẺ phát triển đến cực đại thì nó thành Âm là MẤT,(vết mẻ trên cái bát mà cực đại thì cái bát cũng MẤT luôn và bản thân cái khái niệm “mẻ”cũng không còn,chỉ còn khái niệm “mất”).Khái niệm Mất là không còn gì nữa,là con số 0,do nó chia về hướng của Mô nên nó nặng gen của Mô và cả gen của Một để thành MẤT.Cái Nôi mà MỘT đẻ ra là: MẤT…MỚI-MẺ…MAI,và đã cho ra con số HAI.Con số 2 mang đến nhiều khái niệm trong tiếng Việt,như trên đã nói “Tê”cho ra “Tía”,cũng giống như “Muôi”cho ra “Mẹ”,vì mẫu hệ nên đếm từ Mẹ trước rồi mới đến Cha sau(“Một mai con học tinh thông,Đền ơn non nước thỏa lòng mẹ cha”). Tương tự như MỘT đã đẻ bằng cách tự phân đôi,số HAI cũng sẽ phân đôi để đẻ ra: HẾT…HỜI-HỢT…HỆT.Khái niệm Hời-Hợt có nghĩa là hoặc nhiều hoặc ít,nó đang nhiều hơn HAI nên nó là “Hời”,nhưng nó cũng có thể ít hơn HAI như cái nửa “Hợt”này thì đang đi dần đến thành HẾT,là con số 0.Khái niệm HỆT là vì đếm đến cái thứ hai là có sự so sánh,khi đếm một mặt hàng thì cái thứ hai cũng giống cái thứ nhất nên gọi là HỆT.Từ HỆT dẫn đến từ Hoạt nghĩa là sống động vì nó đang được sinh ra trong cái Nôi Âm Dương.HỆT cũng dẫn đến những khái niệm chỉ số nhiều hơn 1 như Hộc (là một dụng cụ để đong lường,có nhiều hơn 1 thì mới phải đong lường),Vốc,Vài (đều nhiều hơn 1),và Bay(Bay là đại từ nhân xưng số nhiều ngôi thứ hai).Từ Bay (“bọn bay”-nếu “bay”có khoảng bốn năm đứa-, “tụi bay”-nếu “bay”có khoảng bảy tám đứa-)chỉ số đông trong ngôi thứ hai so với mình là ngôi thứ nhất.Bay dẫn đến BA(do có gen của “pây”là số 3 trong tiếng Khơ Me)được lấy chỉ con số 3.Ta còn có từ ghép “vài ba”. BA đẻ ra : BỎ…BỀ-BỘN…BỐN.Khái niệm Bề-Bộn là chỉ một số nhiều, ( “công việc bề bộn”), “BỀ”mang cái gen của “tê”là con số 2, “BỎ”mang gen của NỎ là không còn nữa,là con số 0.Hệ đếm đến bốn con số là hệ tứ phân đã được dùng khá lâu trong tiếng Việt,nên khá nhiều khái niệm mang ý “nhiều” là từ con số 4:hay đi xin nhiều lần gọi là “Bòn”,lo lắng nhiều gọi là “Xốn xang”,để nhiều đồ lung tung gọi là “Lộn xộn”gây ra mất trật tự nhiều nên gọi là “Bừa bộn”,hoảng loạn nhiều gọi là “Nhốn nháo”, khi có nhiều việc phải làm thì gọi là “Bận”,nhiều cá thể người hay động vật họp lại thì gọi là “Bọn”,một số lượng nhiều gọi là “Bộn”(“hắn có bộn tiền”), tiền nhiều để đầu tư kinh doanh gọi là “Vốn”,tiêu phí nhiều gọi là “Tốn”,thiệt hại nhiều gọi là “Tổn”,nhiều thứ hình dạng không đồng đều gọi là “Lổn nhổn”,thiếu nhiều thứ gọi là “Thiếu thốn”,nóng ruột nhiều gọi là “Bồn chồn”ăn nhiều gọi là “Ngốn”,nằm theo nhiều hướng gọi là “Ngổn ngang”,chỗ tập trung nhiều người gọi là “Chốn”(sau được dùng để viết chữ “Trấn”là thị trấn,ngược với “Nơi”là chỗ ít người hơn,chỉ hơn “Nôi”một tí thôi,cặp đối nghịch là Nơi/Chốn,“nơi”là chỗ có thể cất được “hai” vật, “chốn” là chỗ có thể cất được “bốn” vật,hai và bốn ở đây ám chỉ ít hơn và nhiều hơn mà thôi chứ không phải là con số chính xác),chạy nhiều tốc độ gọi là “Bon bon”(dẫn đến từ “pân”tức Bôn là chạy, trong tiếng Hán),màu đỏ nhiều gọi là “Hon hỏn”(dẫn đến từ “húng”là Hồng ,trong tiếng Hán),ngu nhiều gọi là “Đần độn”.Khái niệm “Bỏ”( do nó nặng gen của Mô và Nỏ) tức là không còn giữ gì nữa,là con số 0,( “tôi bỏ thuốc lá rồi”).Do hệ đếm tứ phân được sử dụng thời gian khá lâu,khi người Lạc Việt vẽ nên cái hình “tứ tượng”bằng những kẻ vạch,nên số 4 là số nhiều nhất trong các số đếm của hệ này đã để lại nhiều từ cùng gen 4 mang ý là “nhiều” trong tiếng Việt đến như thế,trong khi số 2 và số 3 thì không để lại ý là “nhiều”.Tuy vậy,số 2 vì mang cái gen của “tê”nó không đại diện cho khái niệm nhiều,nhưng nó đại diện cho “lần thứ hai”, “lần làm lại”,nên mang ý bổ túc nhấn mạnh nghĩa cho tiếng đầu của một từ láy như các từ Chặt-chẽ,Cặn-kẽ,Vui-vẻ,Suôn-sẻ,Vắng-vẻ,Lặng-lẽ,Quạnh-quẽ,Đẹp-đẽ,Rủ-rê,Chán-chê,Mải-mê,Mới-mẻ v.v. “Vắng”có đệm “vẻ”có nghĩa là vắng thêm lần hai tức càng vắng hơn.(Giữa hai tiếng của từ láy nên có gạch nối là một gợi ý hợp lý ,để tránh lẫn lộn với từ khác,ví dụ “mới-mẻ” thì khác với “mới mẻ” có nghĩa là vừa mới bị mẻ,hay “săn-sóc”thì khác với “săn sóc”có nghĩa là săn bắt con sóc). BỐN đẻ ra: BẾT…BẤP-BÊNH…BẪM.Khái niệm Bấp-Bênh là không chắc chắn giữa ít và nhiều,(“thu nhập bấp bênh”).Khái niệm “Bẫm”có nghĩa là được nhiều, (“đi câu vớ bẫm”),và nó đã dẫn đến từ “Năm”(do cái gen “prăm”là số 5 trong tiếng Khơ Me), “Bầm”là tụ máu đen nhiều, “Thâm”là độ sâu nhiều, “Lâm râm”là mưa phùn nhiều thời gian, “Lẩm cẩm”là lẫn lộn nhiều thứ trong suy nghĩ.Đó là những khái niệm khi đã vượt 4 sang 5.Con số 5 là con số nhiều nhất trong hệ ngũ phân,là hệ đếm mà người Khơ Me còn giữ nhiều dấu ấn trong số đếm cho đến ngày nay.Cái gen của “prăm” in quá đậm trong các khái niệm Việt mang ý nhiều như “Dăm”, “Lắm”, “Trăm”,có nhiều trong vốc tay gọi là một “Nắm”,vun đất nhiều lại thì có một “Nấm”,xắt rau nhỏ ra thành nhiều gọi là “Băm”,chém nhiều nhát gọi là “Băm vằm”,sức lực nhiều gọi là “Vâm”,nồng độ nhiều gọi là “Đậm”,vị đậm nhiều gọi là “Mặn”,màu tối nhiều gọi là “Thẫm”v.v.,chứng tỏ người Việt đã dùng hệ đếm ngũ phân trong thời gian dài nhất cùng với người Khơ Me.Hàng loạt từ trong tiếng Việt mang gen con số NĂM để nhấn mạnh ý “nhiều” như:nhiều nhặn,đều đặn,đầy đặn,dầy dặn,vừa vặn,vuông vắn,khỏe khắn,đúng đắn,chín chắn,tươi tắn,khó khăn,cục cằn,tục tằn,già giặn,nhỏ nhắn,xinh xắn,may mắn,đỏ đắn,chắc chắn,muộn mằn,tròn trặn,xăm xắn,chằn chặn,bằng bặn v.v.Số 5 là “prăm”còn để lại trong tiếng Khơ Me từ chỉ người có “nhiều”quyền lực nhất và nhận được “nhiều” sự kính trọng nhất,đó là từ “Xăm đéc”(tựa như ông “Năm Đức”vậy). NĂM đẻ ra: NON…NỞ -NANG…NẬU.Trong hệ ngũ phân đến NĂM là nhiều nhất rồi.Bây giờ trong Nôi Âm Dương nó lại đang tách đôi và lớn dần lên tức Nở-Nang ra,làm nảy sinh khái niệm “Nậu”nghĩa là nhiều,ngược với “Non”là ít hơn(càng ít nữa khi Non dẫn đến Gọn,Gọn Lỏn,Mọn rồi Mất). “Nậu”tiếng NamTrung Bộ dùng chỉ số nhiều người ở ngôi thứ ba.Từ Nậu dẫn đến các từ Sáu (người Hồ Nam đọc số 6 là “lấu”),Giàu,Nhiều.Xuất hiện số đếm 6.Hệ đếm lục phân có lẽ cũng đã được dùng một thời gian dài, nên do số 6 là số cuối cùng của hệ đếm này mà có từ “Sau”,6 lại là số nhiều nhất trong các số đếm của hệ này nên cũng để lại khái niệm “nhiều”trong nhiều từ Việt:màu đỏ nhiều gọi là “đỏ Au”,cấy nhiều dé lúa trên một đơn vị vuông gọi là cấy “Mau”,dệt nhiều sợi dập sát nhau trên một vuông vải gọi là dệt Mau,ngược lại là sưa do gen của so hay sót,đi nhiều bước dồn dập gọi là đi Mau,đi nhiều vội vàng gọi là “Rảo”bước,đi thong thả nhưng mất nhiều thời gian gọi là đi “Dạo”,chờ nhiều thời gian gọi là “Lâu”,nhăn nhúm nhiều gọi là “Ngầu”hay “Nhàu”,bực nhiều gọi là “Cáu”,nói cau có nhiều gọi là “Quạu”,ham muốn nhiều gọi là “Máu”hay “Háu”,trốn nhiều thời gian gọi là “Náu”,chờ chực với ham nhiều gọi là “Hau háu”,nôn nóng nhiều gọi là “Đau đáu”,nói nhiều mà thiếu suy nghĩ trước gọi là “Láu táu”,quí nhiều gọi là “Báu”(thành từ “bảo”trong tiếng Hán)v.v. SÁU đẻ ra: SÓT…SƠ-SÀI…SÂY.Khái niệm Sơ-Sài nghĩa là mới sinh ra chưa được hoàn chỉnh lắm,Sơ mang nặng gen của Nỏ,còn Sài mang nặng gen của Hai.Khái niệm Sây nghĩa là nhiều( “cây sây quả”).Sây dẫn đến từ Dầy, Dày, Đầy, Bầy,Bấy (do mềm nhiều),Bẩy tức Bảy ,và Bảy được lấy làm con số 7.Từ Sót là do nặng gen của Một,nó còn dẫn đến từ So nặng gen của Nỏ,So nghĩa là cái đầu tiên, “gà đẻ trứng so,người đẻ con so”. BẢY đẻ ra: BỚT…BỪA-BÃI…BỤI.Khái niệm Bừa-Bãi nghĩa là nhiều quá thành ra không còn trật tự.Bớt nghĩa là ít hơn.Bụi là một tập hợp nhiều, (“bụi cây”, “bụi bặm”chính là từ bụi lắm,là rất nhiều bụi bẩn),dẫn đến Tụi là một nhóm nhiều cá thể.Bặm dẫn đến Ngâm,Dầm Tắm(đều là để nhiều thời gian trong nước)rồi Tám là con số 8.Đến số 7 là có hệ đếm thất phân,hệ này đã được dùng lâu trong tiếng Việt(người Bách Việt ở vùng Triết Giang còn dùng hệ đếm thất phân đến tận thời các nước Sở,Ngô,Việt)nên cũng để lại lắm khái niệm là “nhiều” trong tiếng Việt.Số đông tức quần thể gọi là “Bầy”.Số 7 ở Bắc Bộ nói là “bẩy”,các vùng khác nói là “bảy”đều đúng con số 7.Nhưng để lại trong khái niệm Việt với ý là nhiều thì “Dầy”có ý nhiều về độ hậu( “mặt dầy mày dạn”do lấy từ “dầy dặn”)ngược với “Dẻ”là mỏng(nên mới có từ ghép “mảnh dẻ”),từ “dầy”mang gen của “bẩy”là con số 7 là do từ DIỆN sinh ra trong Nôi Âm Dương: DẺ…DÂY-DƯA…DẦY,(DIỆN là mặt,cặp đối nghịch của DIỆN là DẺ/DẦY,cặp đối nghịch của MẶT là MỎNG/MẪM,còn BỀ cũng là mặt nên có từ ghép là “bề mặt”,BỀ tạo nên cái nôi BẠC…BÊ-BỐI…BÉO,cặp đối nghịch của BỀ là BẠC/BÉO), “bánh dầy”ngược với bánh mỏng,cặp đối nghịch Âm/Dương đúng nôi của nó là DẺ/DẦY.Từ MẶT trong Nôi Âm Dương đã chia ra thành MỎNG(do gen của “không” “nòng”),cái Nôi đó là MỎNG…MẤP-MÔ…MẪM(do còn gen của “năm”),cặp đối nghịch Âm/Dương là MỎNG/MẪM (“mầm mẫm”nghĩa là rất dầy,vải dệt bằng sợi thô gọi là vải dầy,dệt bằng sợi mịn gọi là vải mỏng,dệt sợi sát nhau gọi là vải mau ,dệt sợi cách nhau gọi là dệt sưa cho ra vải mùng).Từ “dày”cũng mang gen con số 7 nhưng khái niệm này là nhiều vật bố trí sát nhau(lược nhiều răng sát nhau gọi là lược “Dày”,ngược lại là lược sưa).(Cặp đối nghịch Âm/Dương là Mỏng/Dầy hay dùng ngày nay là một cặp đổi ngôi).Cây nhiều quả gọi là “Sây”quả.Làm nhiều việc xấu gọi là làm “Bậy”.Sưng to nhiều lên gọi là sưng “Tấy”.Dính nhiều bẩn gọi là “Vấy”.Rôm mọc nhiều gọi là “Sảy”.Tò mò sờ nhiều vào việc không thạo gọi là “Táy máy”.Nước tuôn nhiều gọi là “Chảy”.Quá nóng nhiều thì là “Cháy”.Chiếm dụng vốn người khác nhiều thời gian gọi là “Vay”chứ ít thời gian chỉ gọi là mượn hay mượn tạm.Xát lúa nhiều thời gian gọi là “Xay”.Trái cây chín lâu rồi gọi là chín “Bấy”.Lật đất nhiều phải dùng “Cày”chứ ít thì chỉ dùng cuốc thôi.Phải đi đến quá nhiều cửa quan gọi là “Chạy vạy”.Đạt được nhiều hơn mình mong gọi là “May”.Bắt khổ ải nhiều gọi là “Đày”.Chỉ vẽ cho biết nhiều gọi là “Bày”.Ốm nhiều quá gọi là “Gầy”.Gây thích thú nhiều gọi là “Hay”, khen là quá hay thì nói “Hết xảy”.Ngủ mà phát ra tiếng ồn nhiều gọi là “Ngáy”.Chuyển động nhiều vòng gọi là “Quay”. “Vẩy”ra nhiều nước gọi là “Rảy”.Giữ nóng nhiều thời gian cho khô gọi là “Sấy”.Nhiều người “quây” bắt thú gọi là “Vây”.Xếp nhiều viên gạch lên nhau gọi là “Xây”.Dính vào nhiều chuyện gọi là “Dây”v.v.(“Đong “vơi”đong “đầy””thì cũng chẳng khác gì so sánh đong bằng “hai”với đong bằng “bảy”). TÁM đẻ ra: TẺ…TUA-TỦA…TÍM.Khái niệm Tẻ(nặng gen của Tê là con số 2 trong tiếng Khơ Me) nghĩa là rất ít, “tẻ ngắt”là rất ít sôi động, “tẻ nhạt”là rất ít nhiệt tình,Tẻ dẫn đến Ghẻ (mẹ ghẻ ý là ít tình cảm hơn), “ghẻ lạnh”là thái độ lạnh nhạt.Tua-tủa nghĩa là rất nhiều cái chọc lên trời, (“nhà cao tầng siêu mỏng mọc lên tua tủa”),nó đã dẫn đến từ “tua”trong tiếng Hán nghĩa là nhiều,mà chữ Hán ấy người Việt đọc là “đa”.Tím là màu đậm nhiều,Tím dẫn đến Đậm ,Thẫm,Túm,Trùm,Chùm,CHÍN.Hệ đếm bát phân cũng đã từng được sử dụng lâu dài khi người Lạc Việt dựng nên hình “bát quái”bằng các kẻ vạch,lưu lại nhiều từ mang khái niệm “nhiều” trong tiếng Việt:dính nhiều thời gian tức dính lâu gọi là “Bám”,muốn nhiều gọi là “Hám”,muốn lấy nhiều về mình gọi là “Tham lam”,nhiều cá thể họp lại gọi là “Đám”,khói đọng nhiều gọi là “Ám”,chịu đựng nhiều gọi là “Cam”,dũng khí nhiều gọi là “Dám”,gánh việc nhiều gọi là “Đảm”,nhiều lần gây chán gọi là “Nhàm”,nói nhiều câu vô nghĩa gọi là “Lảm nhảm”,phơi nhiễm nắng nhiều gọi là “Rám”,màu đen nhiều gọi là “Sậm”,màu tối nhiều gọi là “Xám”,độ sâu nhiều gọi là “Thăm thẳm”,sức lực nhiều gọi là “Vâm”v.v. “Tím” đọc mềm hóa đi thì thành “Chín”cũng giống như“Tía”của người Bách Việt đọc mềm hóa đi thì thành “Cha”(“Tía”do từ “Tê”là số 2, “Mẹ”là do từ “Muôi”là số 1 trong tiếng Khơ Me,mẫu hệ ,nên đếm là từ mẹ trước ,cha sau).Từ Chín được chọn làm con số 9.Con số 9 cũng đem lại khái niệm “nhiều” trong tiếng Việt,hạt lúa và trái cây được nhiều nắng thì đến “Chín”,cơm nấu lâu cũng đến “Chín”,người sống nhiều tuổi rồi thì tính tình cũng đến “Chín chắn”.Chín cho ra khái niệm nhiều là “Chùm”(“Một chùm quả”), “Chòm”(một xóm nhiều nóc nhà).Quyền lực nhiều nhất cũng là số 9 là từ “ông Trùm”,đòi hỏi của người quyền lực cao cũng là đòi hỏi “nhiều”nhất như vua Hùng đòi “voi Chín ngà,gà Chín cựa,ngựa Chín hồng mao”(trong chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh,tại sao cứ phải là số 9 mà không là con số khác?)chứng tỏ đến thời Hùng Vương người Việt đã sử dụng khá lâu hệ đếm cửu phân rồi sau đó mới đến dùng hệ thập phân(môn số học của nhân loại sử dụng hệ thập phân khá muộn,sau khi đã dùng các con chữ số của người Ả Rập rồi sáng tạo ra con số zero là số 0).Hệ đếm cửu phân chắc dùng ngắn hơn hệ ngũ phân đã từng dùng trong thời tiền sử cùng với người Khơ Me,nó nhanh chóng được chuyển sang dùng hệ thập phân ,khi giao lưu quốc tế đã nhiều và rộng rãi hơn,nhân loại sử dụng chung các con chữ số của người Ả Rập. CHÍN đẻ ra: CHẮC…CHẬP-CHÙNG…CHỤC.Cặp đối nghịch Chắc/Chục là nói đi từ số ít nhất đến số nhiều nhất trong hệ thập phân.Khái niệm Chắc ở tiếng Bắc Trung Bộ nghĩa là một cá thể đơn độc, “một chắc”nghĩa là “một mình”.Chắc dẫn đến Cắc là một đồng xu có giá trị nhỏ nhất,tiếng Quảng Nam có cặp từ đối nghịch Cắc/Củm nghĩa là góp nhặt dành dụm từ xu nhỏ nhất đến nhiều(tích tiểu thành đại),khác nghĩa với từ Cần Kiệm nghĩa là chăm chỉ và tiết kiệm.Chập-Chùng nghĩa là rất nhiều.Chục là đủ mười .Chục dẫn đến “xặp”là mười trong tiếng Quảng Đông, “xịp”là mười trong tiếng Thái,đến “thập”,đến “xấp”là lượng đếm đủ một lô giấy,đến“sấp”rồi thành“sứ”trong tiếng Hán là 10.Số 10 là nhiều nhất trong hệ đếm thập phân nên “chục”và “thập” để lại ý “nhiều”trong khái niệm Việt:nhờ vả nhiều gọi là “Cậy cục”,xích mích nhiều gọi là “Lục đục”,săn đón nhiều gọi là “Vồ vập”,liên tiếp nhiều gọi là “Dồn dập”,run do lạnh nhiều gọi là “Lập cập”,xích mích nhiều gọi là “Va vấp”,lần lượt đến nhiều gọi là “Lục tục”,quá nhiều gọi là “Nhung nhúc”,tập trung nhiều gọi là “Đông đúc”,béo nhiều gọi là “Nung núc”,nói nhiều không rõ tiếng gọi là “Lắp bắp”,thẳng nhiều gọi là “Thẳng tăm tắp”,chấp hành nhiều cương quyết gọi là “Răm rắp”(vừa dùng “nhiều”của hệ Năm,vừa dùng “nhiều”của hệ Mười,chứng tỏ hai hệ này được dùng lâu nhất trong tiếng Việt .Chục là nhiều nhất trong hệ đếm thập phân nên Chục cũng dẫn đến khái niệm để chỉ người nhiều quyền lực nhất,đó là từ “Chậu”trong tiếng Lào,từ “Chúa” rồi “Chủ”trong tiếng Việt và từ “Trủ” trong tiếng Hán.Trong hệ thập phân này con số MỘT đã được thay bằng CHẮC do nó được sinh ra từ trong Nôi do CHÍN.Con số 1 là CHẮC cũng được dùng thời gian khá lâu trước khi thay nó bằng cách dùng lại từ Một, nên dấu ấn của CHẮC trong khái niệm Việt cũng khá đậm,CHẮC là 1,là hạng nhất, tức “Number One”,nên những từ mang gen “CHẮC” cũng mang nghĩa nhấn mạnh nó là Number One như : được hơn cả gọi là “Đắc”,đậm hơn cả gọi là “Đậm đặc”,nồng hơn cả gọi là “Nồng nặc”,đông cứng hơn cả gọi là “Đông đặc”,sáng vàng lâu hơn cả gọi là “Vằng vặc”,dài lâu hơn cả gọi là “Dằng dặc”,thuần chất hơn cả gọi là “Rặc”(thuần ngôn ngữ và văn hóa Nam Bộ như nhà văn Sơn Nam được gọi là “ông già rặc Nam Bộ”).Về sau trong số học, hệ đếm thập phân đã lấy lại MỘT có từ trước thay cho CHẮC có sau,lại do đã sử dụng chữ số Ả Rập nên khi dùng số học,con số 10 người Việt đọc là MỘT MÔ,khi đếm đến hết vòng đếm là “MỘT MÔ này!”đã lướt thành “mười !”sinh ra từ MƯỜI.Do hệ đếm cửu phân và hệ đếm thập phân cách nhau về thời gian không xa nên khái niệm nhiều trong tiếng Việt giai đoạn này thường gắn “chín mười”với nhau :Thời gian ủ đã nhiều,lâu rồi gọi là “Chín muồi”, “thương nhau Chín bỏ làm Mười”, “vượt qua Chín núi Mười sông”, “Mười yêu”, “ru con con ngủ cho Muồi”,mất sức nhiều gọi là “Đuối”,mệt nhiều gọi là “Luội”,thuận lợi nhiều gọi là “Xuôi”,làm biếng nhiều gọi là “Lười”,ủ nhiều thời gian cho ngấu mắm gọi là “Muối”,vọc vạch nhiều gọi là “Bươi”việc,xả nước nhiều gọi là “Tưới”. Tóm lại do có hình tròn biểu tượng Âm Dương mà các con số trong tiếng Việt đã được sinh ra từ một tiếng đầu là MỖI tức một thực thể,một KẺ, để tạo ra mười con số đếm từ số không: MỖI MÔ…MẬP-MỜ…MỘT MỘT MẤT…MỚI-MẺ…MAI----------Mày,Lại,Lái,Tái,HAI HAI HẾT…HỜI-HỢT…HỆT------- Hoạt,Hộc,Vốc,Vài,Bay,BA BA BỎ…BỀ-BỘN…BỐN--------Bọn,Bận BỐN BẾT…BẤP-BÊNH…BẪM---------Bầm,Thâm,Lâm,Lắm,NĂM NĂM NON…NỞ-NANG…NẬU----------Nhiều,Giàu,SÁU SÁU SÓT…SƠ-SÀI…SÂY-----------Dầy,Dày,Bầy,BẢY BẢY BỚT…BỪA-BÃI…BỤI---------Tụi,Bụi-Bặm,TÁM TÁM TẺ…TUA-TỦA…TÍM----------Túm,Túm-Tụm,Chùm,Trùm,CHÍN CHÍN CHẮC…CHẬP-CHÙNG…CHỤC-------Thập,Xặp,Xấp,Sấp, (“Sứ”tiếng Hán). Trong tiếng Việt khái niệm MÔ là con số 0 ,có đầu tiên, “KẺ MÔ” này,hay “KẺ RÒ”(hình dáng là 0) chính là “ ZERO” trong tiếng Latin, khi số học phát triển đến hình thành con số 0. Trong hệ đếm thập phân,con số 10 người Việt đọc là MỘT MÔ,khi đếm đến hết vòng là câu khẳng định “MỘT MÔ này!” ,rồi do lướt mà thành “MƯỜI !”.Các khái niệm về “ít”và “nhiều”trong tiếng Việt là bắt nguồn do các từ chỉ con số đếm 1 đến 10 hoàn toàn thuần Việt trong tiếng Việt. Lãn Miên Giải thích câu thành ngữ “Hai năm rõ mười” Câu thành ngữ “Hai năm rõ mười”xuất hiện trong Việt ngữ năm nghìn năm trước,vào thời đại các vua Hùng,khi xã hội đã phát triển,sản vật của nền văn minh lúa nước đã rất phong phú,sự giao lưu trao đổi sôi động,trống đồng Lạc Việt phổ biến khắp vùng Đông Nam Á nơi địa vực của văn minh lúa nước trải dài từ nam sông Dương Tử đến quần đảo Indonexia.Đương nhiên hệ đếm cũng đã phát triển đến dùng hệ đếm thập phân,là các con số MỘT HAI BA BỐN NĂM SÁU BẢY TÁM CHÍN và con số 0 trong Việt ngữ là MÔ(sau mới gọi là KHÔNG). Thời thượng cổ người Việt đã đặt ra hệ đếm nhị phân là hai con số MÔ(0) và MỘT(1),đó là hình con NÒNG và con NỌC,gọi là hai con Nòng-Nọc, quấn quýt nhau trong cái vòng tròn(biểu tượng Âm/Dương của người Lạc Việt),MÔ=0=Âm,MỘT=1=Dương.Cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt là hình tượng hóa một “bit” thông tin,một “bit” thông tin luôn có hai giá trị xác suất,hoặc nó mang giá trị 0,hoặc nó mang giá trị 1(Ngày nay tin học có bộ nhớ tới hàng trăm Giga “bit”).Cái hình biểu tượng Âm/Dương của người Lạc Việt cũng là một cái nôi “sinh ra mọi từ trong tiếng Việt”.Nhân loại cũng tiến đến sử dụng hệ đếm thập phân,con số 0 xuất hiện trong số học là xuất hiện sau chín con số kia,gọi là ZERO,mà tiền thân của nó là MÔ,người Việt gọi là “KẺ MÔ”,còn có từ “KẺ RÒ”là cái lỗ rò hình dáng 0,dẫn đến con số “ ZERO”.Đến thời hiện đại nhân loại quay lại sử dụng hệ đếm nhị phân của người Việt thượng cổ,số 0 (MÔ) và số 1 (MỘT)trong tin học,nhưng nó “sinh ra mọi sáng tác văn minh của nhân loại trong tương lai”.Đây là một sự lặp lại của lịch sử,có điều là ở trình độ cao hơn. Tiếp đến,người Việt thượng cổ dùng đến hệ đếm ngũ phân như của người Khơ Me,gồm có năm con số đếm là Việt: MỘT HAI BA BỐN NĂM Khơ Me: MUÔI TÊ PÂY BUÔN PRĂM (người Khơ Me đếm đến hết 5 “prăm”thì quay lại vòng đếm mới,6 là “prăm muôi”,2 là TÊ,từ “tê”trong tiếng Việt chỉ vị trí thứ hai,“Đứng bên ni đồng ngó bên “tê” đồng mênh mông bát ngát”). Trong hệ đếm ngũ phân này con số 5 là con số nói lên sự nhiều nhất trong các con số của hệ đếm.Do vậy “prăm”trong tiếng Khơ Me để lại dấu ấn trong từ chỉ người “nhiều”quyền lực nhất và được “nhiều kính trọng” nhất gọi là “Xăm Đéc”(cũng tựa như ông “Năm Đức” vậy).Dấu ấn này còn lại rất đậm trong Việt ngữ ở những từ chỉ ý “nhiều” như “lắm”(“lắm thầy rầy ma,lắm cha con khó lấy chồng”),hay “trăm”(“trăm năm trong cõi người ta”, “trăm nghe không bằng một thấy”).Lưu lại truyền thuyết đẻ trăm “TRỨNG”(cũng như nôi biểu tượng Âm/Dương đẻ ra trăm “TIẾNG”),trăm trứng ấy là trăm nhánh Việt,con của Lạc Long Quân và Âu Cơ,trăm họ,(sau mới do dịch ý mà xuất hiện từ “Bách Việt”, “bách tính” trong Hán ngữ,chứ từ “bách”trong Hán ngữ không có liên quan logic gì với “nhiều”cả,người Hán dùng từ “vạn”để ám chỉ số nhiều). Đến thời đại Hùng Vương người Việt đã sử dụng đến hệ đếm cửu phân gồm 9 con số.Trong hệ đếm này số 9 mang nghĩa “nhiều nhất”trong các con số(thời kỳ này người Bách Việt ở vùng Triết Giang còn dùng hệ đếm thất phân,có 7 con số),CHÍN mang nghĩa nhiều nên lúa hay trái cây được nắng nhiều rồi cũng đến “Chín”,con người lắm tuổi rồi thì tính tình cũng thành “Chín chắn”,đòi hỏi nhiều để thể hiện quyền lực cao nhất như vua Hùng đòi “voi Chín ngà,gà Chín cựa,ngựa Chín hồng mao”(chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh),chứ lại không đòi các số khác.Người quyền lực nhất trong cộng đồng cũng lấy con số “chín” tức nhiều như “chùm”mà gọi,nên gọi là “ông Trùm”.Cũng thời kỳ này ,trong số học, người Việt lấy lại con số 0 thuở ban đầu của mình là MÔ để có hệ đếm thập phân.MỘT MÔ là con số 10,khi đếm thì người ta nói là “MỘT MÔ này!”,lướt thành MƯỜI.Dùng đến hệ đếm thập phân,con số 10 là nhiều nhất trong hệ đếm,nên khái niệm nhiều cũng từ Mười(“Ru con con ngủ cho Muồi”nghĩa là lâu,nhiều về thời gian),đồng thời vì nhớ hệ cửu phân cách đó chưa lâu nên hay gắn Chín Mười để chỉ nhiều(“Thời gian ủ đã Chín Muồi”, “Thương nhau Chín bỏ làm Mười”). Đến lúc này mới có câu thành ngữ “Hai năm rõ mười”.Tại sao không nói “hai hai rõ bốn” hay “hai ba rõ sáu”,cũng cho ý so sánh sự chính xác như thế vậy?Vì,khi đã dùng đến hệ thập phân,đương nhiên con số mười là nhiều nhất trong hệ đếm,trong tâm thức người Việt vẫn còn nhớ hệ đếm ngũ phân sử dụng lâu dài nhất thuở xa xưa cùng với người Khơ Me.Lấy con số nhiều nhất của hệ cổ xưa là 5 và con số nhiều nhất của hệ hiện tại là 10 để tạo nên câu thành ngữ “hai năm rõ mười”với ngụ ý rằng:buôn bán dù có đến số “nhiều”tiền nhất,công việc dù có đến “nhiều” việc nhất,điều luật dù có ban hành đến “nhiều” điều luật nhất thì vẫn phải MINH BẠCH, xưa cũng đã vậy và hiện tại cũng phải vậy.Đó là cái lẽ phải để tồn tại và phát triển mãi mãi của con cháu Lạc Hồng. Lãn Miên3 likes -
Hic Cũng thấy buồn, khi đọc bài này. Ông mặt đen Bao Công bên Tàu chỉ là một quan địa phương nhỏ nhoi thoi, ấy vậy mà được văn chương làm PR qua hàng trăm năm "thăng quan" lên tới hàng nhất phấm đại quan triều đình, coi như một vị đại minh quan của lịch sử Tàu. Thương cho cả dân Tàu và dân Ta đều bị...lầm. Nhìn lại xứ mình, một Tô Hiến Thành lẫm lẫm nghiêm minh, chính thực là một bậc đại quan của triều đình, một vị đại minh quan hơn cả ông "Thanh Thiên" kia ngàn trượng mà cũng bị vùi chôn trong tro tàn lịch sử, rất ít được biết đến. Buồn thay! Quay lại chuyện Sín sán họ Phùng kia, chỉ ra 2 chiêu "kinh điển" ...phổ thông, 1 xem có vẽ thần bí, 1 xem có vẻ khoa học nhưng cả 2 nếu áp dụng một cách máy móc, chủ quan duy ý chí thì coi chừng...gậy ông đập lưng ông. Thiên Đồng2 likes
-
(em cũng chưa hiểu gương lồi này là gương như nào ) ??? Cái này phải đọc lại sách vật lý phổ thông phần Quang học nhé. Mãi chơi quên hết lời cô dặn dò rùi. Hé he. Còn đây là hình của kiếng ...... Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và có lớp bạc hướng về mặt lồi. Gương cầu lồi cho ta ảnh ảo và nhỏ hơn vật. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Gương cầu lồi có thể biến một chùm tia sáng song song thành chùm tia phản xạ phân kì, từ chùm tia hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì hay song song. Người ta dùng cái tô đỏ trên để vào phong thũy thui. Dể ợt ****/ Có vài cách trấn kiểu sát nầy, đặt ông Quan Công trấn sát cũng được nhưng chứng tõ thầy nầy chưa cao tay ấn, cũng phãi thôi vì là cô Phùng dùng phong thũy theo tràng phái (giáo viên sư phạm)....... Cô lại sử dụng tinh thần dân tộc lên cao, đúng là tàu thâm thiệt. Tàu họ dụng tượng Quan Công trấn sát cầu phúc lợi, có ly do nhất định của nó như họ cho rằng ông QC là thần linh nhà trời, dựa vào uy dũng công đức khi còn tại thế của ông ấy để trấn tromg phong thũy ...vv. Nhưng dù sao đó là thần nhân dân tộc cũa họ. Nên họ thờ Quan Công thì ta củng nên tôn trọng, ko pĩ báng vì đó là một người có Đức Dũng. Nhưng luôn nhớ đây vẩn là người Tàu. Trong khi nước Việt ta có một anh hùng dân tộc rất nổi tiếng được thế giới ghi nhận. Ngài công đức vô lượng, pháp thuật cao cường sát qũy trừ tà, uy linh hiển hách, đời đời thờ phụng .... đó là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc; Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà” Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". ( nếu so sánh công lao thành tựu ra thì ông Quan Công còn thua xa Ngài - Người Hoa vùng Nam TQ xưa kia họ còn dụng mượn danh Ngài để dạy và nuôi dưỡng đứa trẻ nhỏ ) . Tho61ng kê mà đầy đũ ra thì cả nước hiện nay phải có đến gần 1 ngàn nơi có thiết lập bàn thờ Ngài. Hàng năm những dịp lễ hội, quan dân nô nức dâng hương tưởng nhớ và cầu khẫn. Thế mà người ta không phụng sự Ngài ngay tại gia, mà nương nhờ công đức của Ngài cầu phúc tránh họa. Người Việt mừoi muơi lại cứ rước ông Quan Công bên tàu về thờ.Thật là thiếu sót và thiếu hiểu hiểu biết nghiêm trọng. Phải nói là người Tàu từ bấy lâu họ xấu với mình trong cái chuyện thôn tính đất đai, cai trị nhân lực.... Nhưng phải thừ nhận họ có nhiều cái giõi hơn mình. Ghét hay không thích là về quan điễm sống này nọ, còn giõi thì phải học thôi. Nội cái Nho - Y _ Lý _ Số họ cũng đầy người có tên tuỗi bấy lâu. Không vì lịch sử ngườn gốc nọ kia mà ta đang đưa nó về đúng sự thật của vấn đề mà rồi giũ bỏ tất cả, đó là cực đoan. Còn nữa là trong Y _ Lý _ Số, các nhà Y Lý 1chân chính phải là người có đức độ, thương người, ko hám dnh lợi. Còn không trời ko dung đất ko tha, ai đi vào cái món này cả Việt Tàu Cao Ly Nhự bổn .... mà chẵng biết. Nên cũng ko nói tất cả đêu xấu được. Vậy họ có cái hay thì mình học, nhưng học thì học áp dụng phải có định hướng, quan điểm và tư tưởng Việt. ( Phải xây dựng phát triển đất nước bằng nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN và tư tưởng HCM ) chớ ! Nếu cậu có tâm, nên di thĩnh tượng Ngài Hưng Đạo Đại Vương về thờ để trấn sát trừ tai. Nói trộm zía chứ đại diện các cơ quan công quyền thứ bậc lớn đùng còn lạy Ngài như tế sao khi có việc này kia. Huống chi cái đồn CA phương nhỏ tí đó. Năm xưa tôi có đọc được bài : Linh thiêng đức thánh Trần trên trang web nào đó, rất giá trị cậu tìm đọc cho rõ, không bảo là tôi ba xạo.2 likes
-
Mật Tông
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Đồng
Thần chú Vajra Guru và thần chú Om mani Padme Hum Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra) OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn: OM MANI PADME HUM. Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ. Thần chú Kim cang Thượng sư OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM Thần chú này được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche. OM AH HUM Những âm OM AH HUM có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OM đều tiêu biểu cho thân. AH là lời và HUM là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý. Theo nghĩa ngoài, OM tịnh hóa mọi ác nghiệp của thân, AH của lời, và HUM của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, OM AH HUM đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật. OM cũng là tinh túy của hình sắc, AH của âm thanh, HUM của ý. Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó. OM tịnh hóa tất cả nhận thức, AH tất cả âm thanh, và HUM tất cả tâm, ý nghĩ và cảm xúc. Theo nghĩa trong, OM tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, AH tịnh hóa nội phong hay khí lực, và HUM tịnh hóa tinh chất sáng tạo. Ở tầng mức sâu hơn, OM AH HUM biểu trưng ba thân của Liên Hoa bộ: OM là Pháp thân, Phật A Di Đà, đức Phật của Ánh sáng vô lượng, AH là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, và HUM là Ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều này có nghĩa, trong trường hợp của thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh. VAJRA GURU PADMA VAJRA được ví như kim cương, đá quý nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không có gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cường. Và cũng như kim cương không tỳ vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà. GURU có nghĩ là "sức nặng", chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ròng là kim loại nặng nhất, quý nhất, cũng thế, những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. GURU tương đương với Báo thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi. Lại nữa, vị Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường Mật tông, biểu tượng là Kim cương, và nhờ thực hành Mật tông mà ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên ngài được biết dưới danh hiệu là Kim cang thượng sư. PADMA, hoa sen, có nghĩa là Liên hoa bộ trong ngũ bộ, và nhất là khía cạnh Ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên ngài được gọi là "PADMA", hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện ngài sinh ra trên một đóa sen nở. Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh tuy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. VAJRA nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. GURU tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quý của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. PADMA tiêu biểu Bi mẫn, mà chúng ta cầu thể hiện được trong Hành động của chúng ta. Vậy, nhờ tụng đọc thần chú này mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quý và lòng bi mẫn của Padmasambhva và tất cả chư Phật. SIDDHI HUM SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ. Thành tựu, hay ân sủng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh để tự lợi và lợi tha. Bởi thế, nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối. SIDDHI HUM được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt. HUM tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: "Hãy là như vậy!" . Ý nghĩa cốt yếu của bài chú là: "Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang thượng sư, với ân sủng của ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian". Dilgo Khientse Rinpoche giải thích: Mười hai âm OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Bởi thế, tụng một lần thần chú Kim cang thượng sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ loại kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ loại kinh điển là phương thuốc giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết ; mười hai móc xích này là guồng máy của luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng đọc mười hai âm này của thần chú Kim cang thượng sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử. Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng ngài. Bởi thế khi bạn kêu cầu ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương nào bảo đảm hơn là đấng Liên Hoa Sanh, cũng như không có thần chú nào thích hợp hơn thần chú Kim cang thượng sư của ngài. Thần chú của đại bi tâm OM MANI PADME HUM Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM. Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành". Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử. Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH. Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau: “Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi". Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên). Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh. Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài. Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy. Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn". Nguồn: Phụ lục 3,TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT từ: tuyenphap.com1 like -
1 like
-
Cho đến tận thời nhà Thanh Quan Công cũng chỉ là một nhân vật được "yêu mến" vừa tầm. Tuy nhiên bắt đầu từ thời này Quan Công rất được yêu mến do có một vị vua người Mãn rất mê Tam quốc và nhân vật này. Ông đã ra phong cho tước "thượng đẳng thần" rồi "đại đế",... Không chỉ vậy sai lập miếu thờ khắp nơi và khuyến khích dân chúng lập miếu thờ. Nhờ đó Quan Công cũng như Tam quốc trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Quan Công tuy là một nhân vật có thật nhưng được hư cấu, phóng đại lên quá mức như cạo xương khi đang chơi cờ, tính tình đại nghĩa trượng phu, mặt đỏ râu dài,...Nếu nhìn rộng ra thì La Quán Trung cũng như bao nhà văn khác của TQ bị ảnh hưởng của tư duy điển cố tức là tuy chỉ là một sự kiện, một nhân vật có một chút gì đó rồi tán chuyện, xây dựng thành một hình mẫu (nói theo cách hiện đại bây giờ) PR. Cũng nhờ nét văn hóa này mà người ta có cảm tưởng văn hóa Trung quốc rất rực rỡ và lịch sử oai hùng do khi nghĩ, khi nói về nó có nhiều cái dễ dàng nhớ đến. Ngược lại văn hóa Việt như mang tính Thủy. Sâu sắc nhưng trầm lặng và cũng vì thế khi nói về nó nhiều người nước ngoài cứ tưởng nó rất đơn giản và không có gì. Trong nhà tôi có tượng Đức Thánh Trần. Cụ vĩ đại hơn Quan Công gì đó nhiều.1 like
-
số có quý nhân giúp đỡ. Ko nên lấy làm lạ. Học hành có lẽ chỉ dừng ở Thạc sỹ. Lận đận trong công danh, sự nghiệp, tiền tài. Nên làm công chức, nhân viên thường, ko nên buôn bán, tham gia cãi cọ, làm sếp, v.v.. để tránh thị phi. Vợ con đều đẹp đẽ, tài năng nhưng muộn lập gia đình, sớm thì 30, muộn thì sau 30 tuổi. Về việc lo cơm cháo nuôi vợ con thì quý cậu hãy yên tâm với tài năng của mình cể thư tạm đủ, ko nên cầu dư vì vợ điệu thường tốn xèng.1 like
-
Sữa đậu nành là một trong 6 loại đồ uống bảo vệ sức khỏe, trong đó có tác dụng ổn định huyết áp. Thức uống này được chế biến từ hạt đậu nành có chứa các loại protein tốt nhất trong các loại protein từ thực vật. Sữa đậu nành có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là với huyết áp Tăng huyết áp là một chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt vào mùa hè. Nhiệt độ cao kèm nắng nóng gay gắt khiến bạn dễ bị tăng huyết áp hơn. GS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết năm 1960 chỉ có 1% người trưởng thành bị bệnh. Đến năm 2008, con số này tăng đến 27,4%. Các yếu tố liên quan và nguy cơ gây ra cao huyết áp như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, ăn mặn, ăn nhiều chất béo, kém vận động, tiểu đường, tăng lipid máu... Tăng huyết áp là bệnh có mối liên hệ với chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Ông Việt cho biết thêm tăng huyết áp có 4 loại biến chứng thường gặp nhất: tim mạch (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, vỡ phình mạch...); suy thận: tổn thương đáy mắt; tai biến mạch máu não. Bệnh huyết áp cao không có triệu chứng cụ thể nhưng có nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm nói trên. Đề phòng ngừa và hạn chế tăng huyết áp, ông Việt khuyến cáo, mọi người cần thay đổi lối sống và sinh hoạt kèm theo chế độ ăn hợp lý, điều độ, như ăn bớt muối, bớt ngọt, giảm thực phẩm giàu cholesterol, tập thể dục đều đặn, giảm uống rượu, bỏ hút thuốc. GS Nguyễn Lân Việt tại ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới. Theo PGS Lê Bạch Mai, Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia, sữa đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na rất cho sức khỏe nói chung. Uống sữa đậu nành còn giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu (LDL-C), tăng cholesterol tốt có lợi (HDL-C), giảm nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não... Thức uống này tốt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, đầu óc mỏi mệt, căng thẳng. Ngoài ra, thành phần acid amin trong protein sữa đậu nành gần bằng sữa bò. Các loại axit béo chưa no có lợi cho việc hạ thấp cholesterol trong máu, giảm nguy cơ gây ung thư và loãng xương, ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng của bệnh tim mạch và gia tăng chức năng của hệ miễn dịch. Bác sĩ Mai khuyến cáo mỗi ngày bạn nên dùng khoảng 25gr đậu nành, hoặc có thể uống hai hộp sữa đậu nành tiệt trùng trong hộp giấy. Công nghệ tiệt trùng (UHT - Ultra High Temperature) xử lý sản phẩm đậu nành ở nhiệt độ cao (138 - 140 độ C) trong khoảng 5 giây, sau đó làm lạnh nhanh chóng; giúp giữ lại tối đa hương vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Cũng giống như các sản phẩm sữa bò, sữa đậu nành được đựng trong bao bì giấy tiệt trùng được tạo thành 6 lớp nguyên liệu, giúp sữa đậu nành không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài (ánh sáng, độ ẩm, quá trình ôxy hóa, quá trình vận chuyển...). Sữa đậu nành tiệt trùng đóng gói trong bao bì giấy tươi ngon trong một thời gian dài mà không dùng chất bảo quản. Các Tin Liên Quan ________________________ Hãy sống để được chết một lần. http://caycaobongca.blogspot.com/1 like
-
LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - NGOẠI CẢM & CẢM ỨNG. Kinh thưa quí vị quan tâm. Có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng: Những phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương chính là sự ứng dụng trong hầu hết các mặt trong đời sống con người Đông phương trải hàng thiên niên kỷ. Từ Đông Y; Phong thủy (Kiến trúc xây dựng); Thiên văn lịch số, dự báo đến từng chi tiết trong các hành vi của con người và cả những vấn đề xã hội và và các vấn đề quan hệ xã hội mà con người quan tâm....vv...Những hiệu quả của những phương pháp ứng dụng này còn tồn tại đến ngày hôm nay và được không ít những nhà nghiên cứu khoa học hiện đại quan tâm - kể từ khi sự phát triển của văn minh nhân loại khiến hai nền văn minh Đông Tây tiếp xúc với nhau. Nhưng vào thời kỳ phôi thai của khoa học hiện đại - nếu tính bắt đầu từ Galile ra tòa án giáo hội và kéo dài đến những năm 50 của thế kỷ trước thì hầu hết những nhà nghiên cứu tri thức khoa học hiện đại đều cho rằng: "Lý học Đông phương là không có cơ sở khoa học". Thâm chí có thể nói rằng: Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tri thức khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được những yếu tố qui ước, những tiêu chí và cơ chế thực tại nào làm nên những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương và những cơ sở phương pháp luận của nó. Những phê phán, phân tích, tìm hiều và hầu hết các công trình nghiên cứu của các học giả hàng đầu đều chưa có kết quả khả quan. Liên hiệp quốc đã tổ chức bốn lần hội thảo về Kinh Dịch - chỉ là một bộ phận - trong hệ thống Lý học Đông phương tại Bắc Kinh, nhưng vẫn bế tắc. Khi tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển, vượt trội và phổ biến hơn so với cách đây 50 năm trước với mạng thông tin toàn cầu, những nhà tri thức khoa học tên tuổi bắt đầu chú ý đến Lý học Đông phương. Nhưng họ cũng mới chỉ nhận thấy những điều kỳ diệu của nền tri thức Đông phương này và chưa nhận thấy hết những giá trị đích thực của nó. Họ chỉ dừng lại ở sự so sánh những hiện tượng giống, hoặc gần giống giữa những thực tại mà khoa học hiện đại phát hiện được với những qui ước, những tiêu chí của Lý học (Xem "Đạo của vật lý"). Khái niệm "giả khoa học", trên thực tế - một cách không cố ý - thể hiện tính tương đồng giữa Lý học và những phát kiến của khoa học hiện đại. Xét về mặt ngữ nghĩa thì không thể gọi là "giả", nếu nó không có những hình thức gần giống. Những hiện tượng này, là điều kiện để người viết có một gợi ý rằng: Khi tri thức khoa học ngày càng phát triển thì tri thức khoa học thấy càng thấy gũi với Lý học Đông phương. Từ chỗ phủ định: "không có cơ sở khoa học", "mê tín dị đoan"; dẫn đến sự liên hệ so sánh tính gần gũi ở một số mặt; rồi dẫn đến sự tìm hiểu, nghiên cứu và nhận ra những cơ sở khoa học của nó. Vậy, nếu như tri thức khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì sự nhận thức sẽ tiến tới như thế nào với nền Lý Học Đông phương? Khi mà tính hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ của Lý học Đông phương trong các phương pháp ứng dụng, với một phương pháp luận nhất quán và bao trùm lên tất cả - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này chứng tỏ phải có một chân lý đứng đằng sau nó. Nhưng cái nhìn của không ít người - kể cả có bằng cấp cao - đã trộn lẫn tính huyền bí do thiếu hiểu biết về lý học Đông phương với hiện tượng ngoại cảm và tính cảm ứng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng của nó. Do đó, tôi nghĩ cần thiết phải trình bày rõ hơn để phân biệt các vấn đề nêu trên trong bài viết này, từ cái nhìn chủ quan của riêng tôi. LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG & THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Tôi cần xác định rằng: Tất cả những ai tìm hiểu về chỉ một bộ môn nào đó trong phương pháp ứng dụng bao trùm của nền Lý học Đông phương thì sẽ dễ dàng nhận ngay ra rằng: Chúng đều thống nhất về phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, có lẽ tất cả những nhà nghiên cứu khoa học, hoặc những nhà Lý học thuần túy trực tiếp ứng dụng một hay nhiều bộ môn ứng dụng của Lý học - dù ủng hộ hay phản đối quan điểm của tôi (*) thì cũng đều phải xác nhận một điều hiển nhiên rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết nền tảng cho tất cả các phương pháp luận của nền lý học Đông phương - cho dù họ hiểu nó như thế nào. Như vậy, hiển nhiên thuyết Âm Dương Ngũ hành là một thực tại khách quan đã tồn tại trên thực tế lịch sử văn minh nhân loại - thì mặc dù người ta hiểu nó một cách rất mơ hồ - và có thể nhìn nó và giải thích nó như thế nào - về tất cả mọi mặt liên quan đến nó, gồm: lịch sử, nội dung và tính ứng dụng thì cũng không thể phủ nhận được thực tế này. Tính hiệu quả của nó trong ứng dụng thì có thể nói rằng: Chưa một lý thuyết khoa học nào - đầy tự hào của khoa học hiện đại - nằm mơ cũng chưa thể có được tính ứng dụng rộng khắp và tồn tại vượt không gian và thời gian, xuyên qua mọi không gian văn hóa, chính trị, lịch sử của con người như vậy. Có lẽ không cần phải ví dụ, nhưng tôi có thể xác định làm cho các nhà khoa học tự ái khi phát biểu rằng: Ở góc độ lý thuyết thì chẳng có một lý thuyết khoa học hiện đại nào - bây giờ và có thể hàng trăm năm nữa - có một ứng dụng rộng rãi trong hầu hết - (Không muốn nói tất cả) - các mặt nhận thức được của con người, như thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những cái mà nền khoa học hiện đại mang lại cho chúng ta hiện nay - từ tên lửa vũ trụ cho đến chiếc hộp quẹt ga - được coi là những điều kỳ diệu - thì suy cho cùng, đó cũng chỉ là tri thức khoa học ứng dụng. Nhưng vì nó thỏa mãn cho những tiện lợi trong cuộc sống của chúng ta, cho nên chúng ta thấy nó ....vĩ đại vì tính thực dụng của nó. Nhưng ngay cả cái ứng dụng thực tiễn vĩ đại đó, có thật sự mang lại cho con người một tương lai tốt đẹp hay không? Khi mà thực tế đã cho thấy nguy cơ tàn phá môi trường sống của con người. mà những bộ óc ưu tú nhất hiên nay bắt đầu nhận ra và Liên Hiệp quốc đã lên tiếng. (Ở đây, tôi chưa nói đến con người sống trong nền văn minh đã sáng tạo ra học thuyết Âm Dương Ngũ hành để so sánh với cuộc sống hiện đại của nền văn minh hiện nay - vì những quan điểm học thuật khác nhau - là: Họ có thực sự "lạc hậu" hơn chúng ta không? Nếu họ thực sự sống trong thời đại đồ đá, đồng....và cho đến ngay cả thời hiện đại này - theo cái nhìn lịch sử phát triển của tri thức văn minh hiện nay - thì tôi nghĩ đó không phải là nền tảng tri thức xã hội tạo ra được thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng: Nếu xét về sự phát triển tổng quát, quen gọi là "vĩ mô" - với nền văn minh nhân loại phát triển theo chiều hướng hiện nay - khi tất cả những con người trên thế giới này, ngày càng có đầy đủ điều kiện sử dụng tiện nghi hiện đại thì cái gì sẽ xảy ra?) Bởi vậy, với sự so sánh đó - cá nhân tôi - nhận thấy rằng: Chỉ với những hiện tượng tồn tại trên thực tế còn lại của Thuyết Âm Dương Ngũ hành - qua các phương pháp ứng dụng: Phong thủy, Tử vi, Thái ât, Đông y...vv... - đã đủ để xác định rằng đó thực sự là một học thuyết vượt trội trên tất cả các lý thuyết khoa học hiện nay, cho dù người ta còn mơ hồ nội dung và những khái niệm của nó. Do đó, nếu thực sự nghiên cứu về thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh khoa học - phải được nhìn nó với tư cách một lý thuyết đã từng tồn tại trên thực tế, với mọi góc độ của nó, gồm: Lịch sử phát triển, nội dung học thuyết và tính thực nghiệm hiệu quà qua các phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của nó, trên cơ sở các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học. Cho nên, không thể vì sự chưa hiểu biết sâu về thuyết Âm Dương ngũ hành - khiến nó trở nên huyền bí - nên đánh đồng nó với sự huyền bí do chưa khám phá ra cơ chế ngoại cảm và tính cảm ứng trong dự báo của Lý học Đông Phương. Còn tiếp ------------------------------------------------------------ * Chú thích: Quan điểm của tôi là: - Về lịch sử: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nền văn minh này một thời ngự trị ở miền nam sông Dương tử, dưới quyền trị vị của các vua Hùng với quốc hiệu Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Người Việt chính là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã tồn tại trên địa cầu. - Về nội dung: Thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất là một lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán đã từng tồn tại vào thời đại của nó trong quá trình phát triển, tồn tại và huỷ diệt của các nền văn minh toàn cầu. Sự rời rạc và mơ hồ hiện nay là do thất truyền. Nguyên lý căn để của học thuyết này bị sai trong qúa trình Hán hóa học thuyết này từ văn minh Lạc Việt, khi nền văn minh này sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Nguyên lý căn để của nó không phải là "Lạc Thư phối Hậu thiên Văn Vương", mà là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tôi luôn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.1 like
-
1 like
-
Ý nghĩa chữ "ĐỘN" theo cách hiểu của Người xưa trong thuật Lục Nhâm: 1. ĐỘN: hàm nghĩa "ẩn, theo". Khi sử dụng thuật toán của Lục Nhâm, thì Can - Chi ngày chiêm được coi là trọng yếu, đặc biệt là Can ngày chiêm. Mối quan hệ của Can ngày chiêm với những Tuần Can, căn cứ từ Ngũ hành sinh khắc tỷ hoà, để xác định được mối quan hệ của những Can trong từng Tuần can "ẩn theo" Can ngày chiêm quẻ. - Ví dụ: ngày Canh Thân thuộc trong tuần Giáp Dần. Xác định Ngũ hành khắc Can ngày chiêm: ngày chiêm Canh thuộc Kim, do vậy Ngũ hành khắc Kim sẽ là Hỏa. Trong tuần Giáp Dần, thấy chi Thìn gặp can Bính hợp thành Bính Thìn, chi Tị gặp can Đinh hợp thành Đinh Tị => Bính Đinh thuộc hoả khắc can ngày Canh kim. Ta hiểu rằng: Bính Đinh ẩn theo can Canh trong mối quan hệ "khắc", được gọi là Quan quỷ. Trong thuật toán Lục Nhâm, khi ta nói Can Quỷ, Can Phụ hay Can Tài... thì ta hiểu theo nghĩa: "độn" = "ẩn theo". Độn = ẩn theo: nhằm định mối quan hệ Ngũ hành, chỉ ra sự ảnh hưởng lẫn nhau trong những Tuần can - Ngũ hành của một Can nào đó trong Tuần khắc Can ngày thì gọi là Can Quỷ - Ngũ hành Can ngày chiêm khắc ngũ hành một Can nào đó trong Tuần, thì gọi là Can Tài - Ngũ hành của một Can nào đó sinh ra ngũ hành của Can ngày chiêm, thì gọi là Can Phụ ........v.v..........1 like
-
Đón hiện tượng thiên văn 340 triệu năm mới có một lần 03/06/2010 14:07:40 - Theo các nhà thiên văn học, ba ngôi sao là sao Thổ, sao Hỏa và sao Kim sẽ xếp thành đường thẳng trên bầu trời trong tháng 6 này. Hiện tượng này có thể quan sát được ở phía bầu trời phía Tây vào ban đêm. Ba ngôi sao sẽ xếp thành một đường thẳng chéo từ trái sang phải. Sao Thổ sẽ ở trên cùng bên trái, sao Mộc ở giữa và sao Kim ở dưới cùng bên phải. Tháng 6 này sẽ có hiện tượng thiên văn kỳ thú khi sao Thổ, sao Hỏa và sao Kim xếp thẳng hàng Ngày 11/6, sao Kim sẽ cùng với các ngôi sao sáng Pollux và Castor thuộc chòm sao Song sinh Gemine tạo thành một đường thẳng trên bầu trời phía Tây-Tây Bắc. Sau đó, vào hai ngày 19 và 20/6, sao Kim với sẽ nằm ở phía Bắc của cụm sao Tổ Ong. Vào hai ngày này, từ Trái Đất có thể quan sát được ánh sáng trắng của sao Kim bằng ống nhòm (điều rất ít khi xảy ra). Nằm phía trên bên trái sao Kim có ánh sáng trắng sẽ là hành tinh Đỏ, tạo ra sự tương phản về màu sắc cạnh ngôi sao Regulus có ánh sáng xanh, ngôi sao sáng nhất thuộc chòm sao Sử tử. Ba ngôi sao này sẽ tạo ra ánh sáng huyền ảo khi quan sát bằng ống nhòm từ Trái Đất. Theo tính toán, cuối tuần này vào ngày 6/6, sao Hỏa và Regulus sẽ tiến lại gần nhau nhất. Chúng sẽ đứng cạnh nhau trong vòng một tuần. Hình ảnh có thể quan sát được vào ngày 5/6 tới Sao Thổ sẽ xuất hiện trên đường thẳng cùng với sao Hỏa và sao Kim khi màn đêm buông xuống. Hiện tượng này có thể quan sát vào lúc 2h00 sáng khoảng đầu tháng 6 và lúc 12h00 đêm vào cuối tháng trên bầu trời phía Tây Nam. Vào khoảng thời gian này chúng ta còn có thể quan sát được các vành đai của sao Thổ. Khi mà sao Thổ nằm ở bầu trời phía Tây thì sao Mộc sẽ mọc ở phía Đông. Thời gian này, có thể dùng ống nhòm quan sát được 4 mặt trăng lớn nhất của sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto. Cả 4 mặt trăng của sao Mộc có thể được nhìn thấy rõ trong tháng 6 này 180 tỷ tỷ năm hiện tượng này mới xảy ra một lần Theo các nhà khoa học, khả năng xếp thẳng hàng của hơn hai hành tinh trong hệ Mặt Trời là một hiện tượng ít xảy ra. Thời gian cần có để xuất hiện khả năng thẳng hàng của một số hành tinh như vậy là khoảng 340 triệu năm, và chu kỳ để tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất chúng ta, xếp thành một đường thẳng là 180 tỷ tỷ năm. Ngọc Biên (Theo Phisorg)1 like
-
Kính bác Hà uyên.Tôi cũng nghĩ như vậy.1 like
-
Ngờ rằng, loài Người sắp phải đối mặt với biến cố lớn của Thiên nhiên (!!!) Hà Uyên1 like
-
Mật Tông
wildlavender liked a post in a topic by Công Minh
Cũng phải. Nhưng trì Mật chú bằng âm tiếng Phạn có một linh diệu tức thời. Từ sự thanh tịnh của tâm khẩu ý, cách phát âm từ cổ của chuỗi âm sắc tiếng Phạn và nhất là âm "OM" liên tục, liên tục, liên tục ...... sẽ thành tiếng Hải Triều Âm. Hòa nhập thân tâm vào âm sắc này, người trì chú có cảm giác như đạt sự giải thoát tức thời, một cảm giác an lạc và hạnh phúc xuất hiện, có người trào nước mắt hoặc thâm mình nồi hết cả gai ốc lên. Cách phát âm Mật chú bằng tiếng Hán chắc khó có được điều này do cấu trúc phát âm.1 like -
Cháu chào bác Thiên Sứ và các anh chị ạ. thật may mắn quá khi cháu được biết đến diễn đàn và trang web này. Kính nhờ bác và các anh chị xem giúp trường hợp của cháu với ạ. Cháu đang rất băn khoăn ạ. Cháu là nữ, sinh năm Quý Hợi, bạn trai cháu sinh năm Giáp Tý. Do tuổi cháu cũng không còn nhỏ nữa nên gia đình bạn cháu giục cưới trong năm nay (Canh Dần), nhưng hiện gia đình bên cháu thì cho là tuổi 28 phạm kim lâu nên không được vui lắm và e ngại nhiều điều. Giải pháp được bên gia đình bạn cháu đưa ra là cưới sau đông chí năm Canh Dần. Xin cho cháu hỏi là chúng cháu có nên cưới năm nay không ạ? hay nên để ra ngoài tết thì tốt hơn ạ? Cháu có lục tìm hơn 60 trang phía trước thì thấy có 1 trường hợp giống tuổi của chúng cháu được tư vấn là nên sinh con năm Mão và đứa thứ 2 năm Mùi. Nhưng bọn cháu hiện nay kinh tế đang khó khăn quá nên chắc không cố sinh con sớm ngay năm sau được. Vây cháu mong bác Thiên Sứ và các anh chị tư vấn giúp cháu xem cháu nên sinh cháu đầu năm nào thì đỡ xấu nhất ạ. Nếu để đến năm Mùi mới sinh đứa đầu thì cháu già quá :D Cháu cảm ơn bác và các anh chị nhiều. Kính chúc bác và các anh chị nhiều sức khỏe ạ.1 like
-
Mật Tông
an thanh liked a post in a topic by Thiên Đồng
Thật ra Thiên Đồng cũng thích đọc hẳn những câu chân ngôn (chú) bằng ngay âm Phan hơn. Bởi các kinh hay chân ngôn từ lâu được dịch âm thông qua âm Tàu đọc lên thì...một trời một vực. ví dụ như câu chú Chuẩn Đề: Hán âm: ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HẠ Phạn âm : OM CALE CULE CUNLE SVAHA Chú Tỳ Lô Giá Na: Hán âm: án a mô già vĩ lô tả nẵng ma hạ mẫu nại ra mạ nĩ bát nạp mạ nhập phạ ra bát ra mạt đa dã hồng. Phạn âm: OM AMOGHA VAIROCANNA MAHA MUDRA MANI PADME JVALA PRAVARTTAYA HUM PHAT SVA Nhưng dầu cho có là âm Hán hay Phạn, cũng đều có nghĩa như nhau và hiệu quả như nhau. Bởi giống như bằng cấp tiếng nước ngoài được dịch sang tiếng Việt có cơ quan công quyền xac nhận thì vẫn có giái trị như vậy. Các câu kinh hay chân ngôn được các Tổ dịch ra các thứ tiếng cũng đều được chú nguyện nên có hiệu quả như vậy. Thiên Đồng1 like -
"Rồng phun bóng" - hiện tượng bí ẩn trên sông Mê Kông 10:35:28 26/03/2010, Vào ngày 4/10/2009, khi người dân và du khách đang đứng xếp hàng trên rìa sông, đột nhiên từ mặt sông hàng chục quả bóng sáng màu hồng vụt bay lên, giống như một dàn giao hưởng. Ở Thái Lan có một hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học. Năm nào cũng vậy, cư dân địa phương thường tụ tập dọc sông Mê Kông (tỉnh Nong Khai) để được tận mắt chứng kiến những quả cầu ánh sáng bay lên khỏi mặt sông. Người ta gọi đó là "man fai paya nak" hay "bóng rồng phun". Vào ngày 4/10/2009, khi người dân và du khách đang đứng xếp hàng trên rìa sông, đột nhiên từ mặt sông hàng chục quả bóng sáng màu hồng vụt bay lên, giống như một dàn giao hưởng. Du khách và người dân phấn khởi cùng nhau vỗ tay hoan hô vang trời. Chỉ một vài phút sau, những quả bóng lửa biến mất vào bầu trời đêm. Hiện tượng này thường xảy ra chỉ trong khoảng từ 1-3 ngày trong một năm, vào ngày cuối của của Lễ Phật giáo của người Thái thường được tổ chức vào tháng 10. Khi xuất hiện, những quả bóng không tạo ra âm thanh hay khói, đôi khi có màu đỏ, hồng hoặc màu trắng. Chúng có thể bay lên đến 100m cách mặt sông và chỉ có thể được nhìn thấy vào ban đêm. Theo truyền thuyết địa phương, có một con rồng sống dưới sông và người ta tin rằng những quả cầu lửa là do con rồng phun ra . Người dân cho biết họ thấy hiện tượng này từ lâu lắm rồi. Lời giải của các nhà khoa học Những quả cầu lửa chỉ là một hiện tượng tự nhiên, có thể giải thích bằng khoa học. Chúng là “tác phẩm” của sự bốc cháy khí tự nhiên. Thậm chí có một bác sĩ đã tự mình tiến hành nghiên cứu trong một thời gian dài, ông chứng minh rằng chính trầm tích mêtan bốc lên từ lòng sông là “thủ phạm” gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, Bộ Khoa học Thái Lan lại có quan điểm khác. Họ nhất trí nguyên nhân là do khí tự nhiên, nhưng đây là kết quả của sự bốc cháy photphin. Tại sao hiện tượng này chỉ xảy ra vào tháng 10? - Vì sự tích tụ của khí ở dưới đáy sông lên đến đỉnh điểm vào tháng 10. Khi đó, khí tích tụ từ lâu sẽ bùng lên thành những quả bóng có ánh sáng huyền bí Theo Dân trí/ Cand.com1 like