• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/06/2010 in Bài viết

  1. Tới đây đã hết nội dung của Bài 1: Dẫn nhập. Xin các bác vào dạy bảo cho :lol:
    1 like
  2. Trông không rõ lắm. Nếu ảnh xấu thì ok nhưng nếu người này mà tướng nhòe thế này thì cũng bôn ba một đời thôi. :lol: :P :(
    1 like
  3. NDK sai lầm rồi.Hầu hết những dân tộc có nền văn hóa cổ xưa - còn bây giờ có phải là một dân tộc có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hay không thì bàn sau - đều có một sự tích giải thích nguồn gốc sinh ra dân tộc mình. Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, hiện tượng này là sự phát triển tất yếu và khách quan. Đó chính là dấu ấn chứng tỏ một tư duy siêu việt, nhằm bảo vệ những giá trị tinh thần - là khả năng đề kháng cho sự sinh tồn của dân tộc, trước những viễn ảnh thăng trầm của lịch sử, trong hoàn cảnh tri thức mông muội từ những thời sơ khai. Nay kiến thức chỉ cần trung bình và phổ thông. Ai chẳng hiểu người thì không thể sinh ra từ một bọc trừng, và không thể lẫn lộn giữa "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng". Cho nên đem một kiến thức phổ thông của thời hiện đại để phê phán cái sai của thời lịch sử từ vài thiên niên kỷ trước lại chính là tính phi logic của lập luận này. Do đó, vấn đề không phải là ở chỗ "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng", mà là cần bảo vệ những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống. Một giáo sư Nhật, cũng đòi chứng minh khoa học nguồn gốc người Nhật có phải là con Thái Dương Thần Nữ không - và ông ta bị đuổi về vườn. Tri thức của ông cha ta không phải không biết kiến thức sơ đẳng về "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng". Bằng chừng, trong ca dao tục ngữ Việt có câu: "Trứng rồng thì nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu" Hoặc thí dụ khác: Như câu chuyện "Trê Cóc" nổi tiếng. Câu chuyện này cho thấy tri tuệ siêu việt của ông cha ta về tính bản chất và hiện tượng; tính quy luật của sự phát triển thiên nhiên và xã hội. Tất cả được lồng ghép vào một câu chuyện mang tính minh triết và tiên tri cực kỳ cao cấp.
    1 like
  4. 1 like
  5. Cự đồng ngồi tại cung Phu, một sầu ly biệt hai sầu lỡ duyên , nên ở xa nhau thì hợp số ở gần sẽ có nhiều việc không hay sảy ra
    1 like
  6. 2011 chửa, 2012 đẻ, con cái hiếm muộn (rõ rồi) sinh khó, khả năng con trai đầu lòng rất cao, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, có nét nữ tính. Nếu sinh con trong năm này, tài vận gia đình thay đổi mạnh, theo chiều hướng tốt. tuy nhiên đứa bé sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của quý gia đình.
    1 like
  7. Đọc được những bài viết của chú Thiên Sứ thật lắng đọng. Cháu là người mà khi thất bại nhất, buồn chán nhất đã nhờ chú tư vấn trên diễn đàn, và cũng thật may mắn được chú trả lời. Bây giờ cuộc sống của cháu cũng khá chút rồi, như vậy cháu cũng đã cảm thấy hạnh phúc. Nhưng những ngày đó cháu còn bận bịu, mấy hôm nay rảnh một chút cháu tìm đọc các mục trên diễn đàn và đã vào mục này, càng đọc cháu càng thấy thấm thía và cũng thấy đúng chú ạ. Đọc xong nghĩ lại những gì mình đã trải qua thấy đúng là cuộc sống này có nhân có quả, mặc dù biết là nhân vô thập toàn. Như đơn giản có nhiều lúc chúng cháu rất gặp khó khăn, mà thường mỗi khi có khó khăn thì cứ kéo theo một loạt, ko biết ở đâu cứ ùn ùn tới, làm cho cháu chán trường lắm, ví dụ có lúc cháu hết tiền chỉ còn lại một số rất ít đủ để cho cuộc sống hàng ngày thôi nhưng lại có anh bạn hỏi vay tiền, nhưng vì anh ấy rất khó khăn mà con thì ốm nên thương tình cháu vẫn cho anh ấy mượn, biết rằng anh ấy mượn khó lòng trả được, và mình cũng đang khó khăn. Nhưng tự nhiên sau mấy hôm cháu lại được người khác giúp đỡ, công việc tốt hơn và lại còn có thêm một khoản tiền nữa. Lúc đó thì cháu cũng không suy nghĩ hay liên hệ gì, chỉ giờ đọc được bài viết của chú thì nghĩ lại ngẫm nghĩ thấy thật đúng, bây giờ vợ chồng cháu có một cô con gái đáng yêu, hai vợ chồng cứ bảo nhau là phúc của ông bà tổ tiên, hì, vì mới đầu cũng hơi khó khăn để có bé. Cháu nghĩ ai cũng có những cái chưa tốt nhưng biết hướng thiện và sửa những cái chưa tốt đó thì cũng đã là tốt rồi, và cháu hy vọng có nhiều người đọc được những bài viết của Chú để có được cái nhìn và cách sống hướng thiện hơn. Chúc chú khỏe để có nhiều bài viết hay.
    1 like
  8. về bệnh Viêm gan siêu vi B, bạn có thể bảo chủ nhà mua loại trà Diệp Hạ Châu được sản xuất ở Đà Lạt (trà làm từ cây chó đẻ răng cưa) bán ở đường Phạm Văn Hai - Tp. Hồ Chí Minh. Vợ tôi đã uống loại trà này, uống hàng ngày thay nước, rất có hiệu quả. HIện đi đo cho thấy tỷ lệ siêu vi giảm xuống đến O. Thân mến
    1 like
  9. Phong Thủy Lạc Việt và Nhà Thờ Thiên Đồng. Ghi lại sau một Phong thủy giúp cho nhà thờ T vào những ngày cuối năm Kỷ Sữu 23 tháng chạp năm Kỷ Sữu Câu chuyện có nguyên do từ bốn tháng trước, đồng môn Phongphongthay than với tôi rằng con của anh đi học ở nhà trẻ nhưng sức khỏe của bé cũng như những trẻ khác đều không được tốt và anh cảm giác có sự khác lạ gì đó ở tại Trường mẩu giáo X về mặt phong thủy. Vốn cũng thường gặp gỡ cô hiệu trưởng trường nên anh cũng đề cập về chuyện phong thủy. Cô M, hiệu trưởng trường, tỏ vẻ quan tâm và cho biết mặc dù cô là người đạo Công Giáo nhưng vẫn tin phong thủy là vấn đề khoa học. Được sự gợi mở, anh Phongphongthay, sắp xếp một cuộc hẹn cho tôi và anh gặp cô M để bày tỏ ý định muốn giúp nhà trường về mặt phong thủy nhằm cải thiện sức khỏe các bé. Cô M liền bày tỏ sự nhiệt tình muốn cải tạo theo phong thủy. Và tôi đã đưa ra các phương án cải tạo, cô M triệt để làm theo ngoài mong đợi của tôi. Kết quả như ý, chỉ sau hơn 3, tuần các trẻ đều ổn định được sức khỏe rỏ rệt, mạnh khỏe và năng động, hơn nữa công việc của nhà trường cũng trở nên ổn định hơn trước. Từ hiệu quả này, cô M đã một lần nữa nhờ Thiên Đồng đến giúp Cha xứ nhà thờ T cải thiện về mặt phong thủy, sau khi đã thuyết phục Cha với bằng cớ hiệu quả phong thủy tại trường của mình. Tôi gặp Cha trong sự hoan hỷ, đón tiếp giản dị của người tu, kẻ tục. Qua câu chuyện tôi hiểu mục đích của việc cải tạo theo phong thủy nhằm một là cải thiện sức khỏe cho Cha Sứ, hai là sự bình an và ba là giải quyết về một vấn đề hơi nhạy cảm về tâm linh, đó là di chuyển nhà thờ hài cốt đến nơi mới sao cho thích hợp và an lạc. Theo lời cha thuật, các đời cha sứ đến đảm nhiệm ngôi nhà thờ này đều không được an lạc, luôn có chuyện bất thường xảy ra và các cha đều bị bệnh hoạn đau yếu, cũng như hiện nay Cha đang bị bệnh về tim mạch và huyết áp. Sau lời thuật như lời trần tình, tôi xem sơ đồ mảnh đất do Cha đưa, ngạc nhiên thay, rỏ ràng mảnh đất mang hình con dao phay và theo đúng quan niệm “Hình Lý Khí” thì chính hình thể đất là nguyên nhân cho cớ sự. Tuy mảnh đất đều có sổ đỏ sổ hồng, nhưng sự bất an luôn thường trực. Vậy là kế hoạch cải tạo theo phong thủy được vạch ra và “tổng đạo diễn” cũng như ngươi trực tiếp đưa tay chỉ việc, hướng dẫn thực hiện là cô M, được Thiên Đồng chỉ định và Cha xứ tinh tưởng giao “trong trách” cho, góp phúc thiện cho nhà thờ. Bởi, một mặt cô M đã có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa tại trường của cô, mặt khác cũng thể hiện phong thủy không phải là bùa chú, cúng kiến, hay lễ nghi tôn giáo phải do các thầy “thổi phù phù”, mà ngược lại, vấn đề ở đây đơn thuần chỉ là kiến trúc mà thôi. Tuy vậy, về phương diện “cộng đồng xã hội”, việc chỉnh sửa vài chổ trong nhà thờ cũng cần phải mang “lý do hợp lý” và có nhiều sự hạn chế, vì vậy việc thực hiện cũng rất nhẹ nhàng và có những vấn đề như chuyển hướng bếp, cải tạọ phòng ốc phải được sự đồng ý của “ý kiến chung” và phải có “lý do hợp lý” nên vài ý định không thực hiện được, cho nên chỉ giới giới hạn trong việc có thể và rất “kín kẻ”. Mặt khác, một lý do khách cũng gây khó khăn cho việc cải tạo sửa chữa nhà thờ là tài chánh. Khi đi quan sát một vòng nhà thờ, Thiên Đồng hỏi Cha: - Có phải sự đóng góp về tài chánh của giáo dân ở đây rất nghèo và giáo dân đến với nhà thờ cũng ít, mặc dầu nhà thờ tọa lạc nơi thành phố dân cư đông đúc, dân cư xung quanh cũng khá giả? Cha xác định: “Đúng vậy!”. Phân tích địa thế Nhà Thờ Nhà thờ được hướng Phúc Đức trạch theo trục Càn Khôn, Tây tứ trạch, theo Phong thủy Lạc Việt. Cha xứ mạng Khôn cũng chuẩn trạch Phúc Đức. Tuy nhiên Càn cung bị khuyết hãm, do trên thực tế từ cổng vào đến cửa nhà thờ đã trở thanh lối đi chung của khu phố, do vậy Càn cung bị khuyết, chứng tỏ sự ủng hộ hay trợ giúp của giáo dân hay những mạnh thường quân cũng như sự nâng đỡ của các Cha bề trên đối với nhà thờ rất kém. Hình thể của mảnh đất một cách vô tình đã tạo thành hình con dao phay, do vậy theo quan niệm “Hình nào khí đó” thì tính sát của con dao phay này đã và đang phát tác rất mạnh, vì vậy mà các đời Cha xứ đảm nhiệm ở đây đều vướng phải những chuyện không hay về tinh thần cũng như sức khỏe. Thêm nữa con dao phay này lại thêm một cán ở hông, tức hẽm hông, theo như Cha xứ cho biết thì đây cũng là một lối đi chính của giáo dân khi viếng lễ nhà thờ, tạo cho thế đất thêm phần xấu. Do vậy nhiều chuyện rối rấm là hợp lẽ. Ngoài ra, đất có hẽm hông đâm vào là chủ về việc dễ dính dán chuyện thị phi, quan sự hay kẻ tiểu nhân ám hại, có thể chính lẽ đó mà tuy nhà thờ có sổ hồng sổ đỏ nhưng vẫn vướng chuyện không yên. Khởi thủy khu đất có hình như trên ,nhưng dân cư phát triển đất đai thu hẹp lại, nhà thờ đành chừa một khoản sân làm lối đi chung cho khu phố để vào con hẻm bên hông tay Long của nhà thờ và vòng ra sau hậu sơn. Chính bởi cách này mà khu vực nhà thờ bị thoái khí qua con hẻm bên tay Long. Và cũng lại thêm con hẽm hong chọc nách nhà thờ cũng là một yếu làm thoái khí một lần nữa, từ lý do này mà Thiên Đồng xác định số lượng giáo dân ở đây không đông đúc và về mặt tài chánh cũng như quyên góp của giáo dân đều “bèo”, như đã khẳng định, bởi dương khí vận chuyển vào nhà thờ đều thoái đi hết qua các lối này. Toàn thể khu đất được thế nghiêng Càn Khôn nên được cách Phúc Đức theo Bát Trạch Lạc Việt, do vậy toàn khu đất xét trên mặt trệt, mặt sàn sẽ là thừa khí Phúc Đức Vũ Khúc Dương Kim tinh, theo quy luật Lạc Việt Bát Biến Phiên Tinh, khi lấy sơn phối hướng, bởi do tính chất công sở công cộng của công trình. Theo lẽ đó, tầng lầu một của công trình thừa khí Lục Sát Văn Khúc Thủy Tinh và tầng lầu 2 của nhà thờ là Sinh Khí Tham Lang Dương Mộc Tinh quản lý, vì vậy công trình nhìn chung được cách “Thượng hạ cát tinh, Phúc Đức bát trạch”, tuy nhiên về mặt Phiên Tinh tầng sàn từ ngoài vào tới hậu sơn thì không được tốt, bởi khu vực nhà nguyện và nhà việc là khối công trình liền kề thừa hưởng Hung tinh Ngũ Quỷ Liêm Trinh Dương Hỏa tinh tọa thủ, chủ hại chuyện phiền toái bất ổn và tai ương. Cải tạo nhà thờ theo Phong Thủy Lạc Việt. Do nhà thờ có hạn chế về mặt điều kiện khách quan nên các phương án cải tạo đưa ra cũng rất hạn chế. Về mặt xã hội thì việc sửa chửa phải sắp xếp bằng việc “ngụy trang kiểu…nhà thờ” sao cho bàng quan chỉ nhận biết đó là việc sửa chửa vụn vặt bình thường về mặt kiến trúc hay ý thích thẩm mỹ và về mặt tài chánh thì hạn chế mức thấp nhất trong kinh phí eo hẹp của một nhà thờ khó khăn. Do vậy các phương án đập phá, xây dựng hay thiết kế thêm đều không khả thi mà chỉ thực hiện 3 mục đích chính là sức khỏe Cha xứ được khá hơn, nhà thờ không bị xáo trộn nữa và chọn vị trí thích hợp để an vị nơi lưu hài cốt của giáo dân cho an ổn về mặt tâm linh. Đầu tiên, ưu tiên cho việc ổn định sức khỏe Cha xứ, Thiên Đồng cho điều chỉnh lại dòng khí vào nơi Cha ở và làm việc bằng các biện pháp chận các ngạch nơi thích hợp. Việc này khá đơn giản và không ai nhận ra rằng nhà thờ làm…phong thủy. Tiếp đến Thiên Đồng đưa ra một giải pháp bịt và bán đi phần đất hẽm hông nhà thờ. Nhưng chủ ý này không được vì theo Cha, đó là lối vào thường xuyên của giáo dân khi đi lễ nhà thờ và việc bán bỏ đi một phần đất công thì vượt quá khả năng trách nhiệm trong công việc nên ý định này là không khả thi. Do vậy Thiên Đồng đành sự dụng biện pháp khác nhằm tránh thoái khí. Để an ổn về chuyện nhà thờ, Thiên Đồng cho dùng cách án sát, gọi là “Tam sơn án sát đao”. Cuối cùng là chọn vị trí thích hợp để là nơi lưu hủ cốt của giáo dân. Việc này là phần quan tâm và lo lắng nhất của Cha vì liên quan đến mặt tâm linh mà Cha lại không muốn có chuyện chẳng lành. Đầu tiên tôi nghĩ đến việc di dới đến vị trí khu nhà việc, nhưng khi hỏi lại với Sư Phụ Thiên Sứ thì Sư Phụ bảo nơi ấy không được. Bởi vậy Thiên Đồng chọn phương án khác là chọn đưa lên tầng lầu cho vẹn cả đôi bề là không cần phải cơi nới hay xây mới gì thêm chỉ cần chuyển đến đó là gọn ghẽ. Vậy là các phương án đều đơn giản, kinh tế và ổn thỏa, riêng phần bếp cũng quan trọng, Thiên Đồng có gợi ý nhưng ý định không thực hiện được vì lại vướng đến chuyện phải hội ý trong nội bộ nhà thờ, vậy là thôi. Qua việc được may mắn tư vấn giải pháp phong thủy cho nhà thờ, có thể nói đây là việc ít có, Thiên Đồng nhận thấy rằng Phong thủy là một yếu tố độc lập đứng ngoài các niềm tin và tôn giáo, bởi yếu tố phong thủy là sự phản ánh thực tại khách quan tương tác trong vũ trụ với tính quy luật của nó, nằm ngoài ý thức chủ quan của con người và ngoài cả ý thức của thượng Đế, nếu có. Điều này đủ để nhận biết tính khoa học của phong thủy trong hiệu quả tương tác thường hằng của nó, dù muốn hay không. Và tiêu chí để xác định vấn đề là khoa học thì lý thuyết xác định cho vấn đề đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi hiện tượng liên quan và có khả năng tiên tri thì Phong Thủy Lạc Việt thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí này. Thiên Đồng
    1 like
  10. Tùy. Đấy là cách nghĩ của anh. Còn tôi chỉ diễn đạt cách hiểu theo đúng cái tâm của tôi. Tôi thấy lũ chim bị bắt thì tôi mua thả. Bởi vì nếu không có ngay cả tôi trên thế gian này, người ta vẫn bắt chim bán, để ăn, hoặc cho người khác thả. Mỗi người có cái nghiệp của mình. Như daretolead cũng là một cách nghĩ. Nhưng lên án những người có tâm hướng thiện tội bằng 10 người bán chim thì thật là một ý tưởng phi nhân, nếu xét về nguồn gốc của việc thả chim. Cách nhìn phi nhân đó xuất phát từ một sự suy lý mang tính cắt lát thời gian. Tôi nghĩ rằng: Nếu chúng ta chỉ xét cắt lát thời gian hiện tại: Có người mua chim phóng sinh, nên người ta mới bán. Và kết luận: "Có cầu nên mới có cung. Vậy tội ở người cầu. Nếu đứng ai mua thì sẽ không có người bán". Đấy là cách nhìn mà tôi gọi là cắt lát thời gian. Sự sai lầm này dẫn đến một ý tưởng phi nhân - Theo quan điểm của tôi . Bởi vì, việc mua chim phóng sinh mang tính khuyến khích những giá trị nhân bản có một lịch sử lâu dài từ hàng ngàn năm trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Hàng ngàn năm trước, khi con người còn sống trong trạng thái hoang dã thì việc tiêu diệt các sinh vật làm lương thực là điều thực tế đã xảy ra. Nhưng sự phát triển của văn minh nhân loại đã khiến những con người nhận thức được mối liên hệ giữa môi trường và cân bằng sinh thái - tạm gọi vậy đi. Câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân ái của con người với sinh vật trong lịch sử văn hóa Đông phương cách đây hàng thiên niên kỷ chình là câu thành ngữ "Mở lưới vua Thang". Anh hãy tự tìm hiểu lấy câu chuyện này. Trong các truyện cổ tích của văn hóa truyền thống Việt nam nhắc nhở rất nhiều đến việc cứu sống các sinh vật khác. Cái này anh cũng tự tìm hiểu lấy. Bởi vậy việc thả chim phóng sinh chính là sự tiếp nối truyền thống đó. Do đó, nếu không có người bán chim phóng sinh, thì vẫn có người mua chim sẽ bị ăn thịt để thả ra. Và tôi nhắc lại rằng: Điều này có từ hàng ngàn năm trước trong văn hóa đạo lý phương Đông. Ít nhất hình ảnh con người - (dù là động cơ gì - mua danh, không nghĩ sâu, ...vv....theo cách nói của anh) mua chim thả ra, sẽ nhắc nhở lương tâm của con người nhân đạo với nhau, trước hình ảnh đó. Tại sao không lên án những kẻ bắt chim và lợi dùng lòng nhân đạo, lại lên án những người mua chim vì một truyền thống nhân đạo Đông phương có từ hàng ngàn năm trước? Điều này không khác gì nói rằng: Đừng cho những kẻ ăn mày vì không thiếu những kẻ lười biếng lợi dụng giả vờ ăn mày. Cách nghĩ này nếu là cá nhân trong bàn trà thì không nguy hiểm gì cho xã hội, Nhưng phổ biến trên phương tiện truyền thống là phi nhân. Việc kẻ lười biếng, lợi dụng lòng nhân đạo giả vờ ăn mày thì đó là lừa đảo, Việc này thuộc trách nhiệm của luật pháp. Còn việc từ thiên là mối quan hệ xã hôi thuộc về một phạm trù đạo đức cần được khuyến khích.Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Không thế lấy mối quan hệ kinh tế cung cầu của lý thuyết kinh tế hiện đại, cắt lát cuộc sống rồi phân tích một cách hình thức như vậy được. Anh hãy suy nghiệm kỹ việc này. Tôi không ngăn cản suy nghĩ của anh. Đây là topic có tựa là "Nghiệp chướng". Hậu quả thế nào, dù chỉ là ý niệm không thể chia sẻ cho ai được.
    1 like
  11. Ngày 02.01.2010 Giờ 14:00 Ngôi nhà của những người điên SGTT - Nhìn tôi, ông Trần Châu bỗng nói: “Chú bị sỏi thận và viêm họng hạt”. Tôi giật mình, cả hai chứng bệnh mà tôi phải đi xét nghiệm mới tìm ra, giờ ông Trần Châu chỉ nhìn mặt mà đoán trúng phóc! Ông Trần Châu trong giờ sinh hoạt với bệnh nhân Lời cha dặn Ông Châu nói, ông xem mạch chỉ là xem cho có, cái chính là ông đoán bệnh qua sắc mặt, ánh mắt và giọng nói của bệnh nhân. Đó là bí quyết cha ông truyền lại. Trước khi gặp ông, tôi không nghĩ rằng ông là một thầy thuốc. Chúng tôi tìm đến ông là để quay một tập phim tài liệu về cơ sở bảo trợ xã hội Trần Châu ở thôn La Vang, Ninh Sơn, Ninh Thuận, gần chân đèo Sông Pha, nơi nương tựa của hơn bảy mươi người bệnh tâm thần. Ông Châu nói, chính nghề thầy thuốc là cái duyên đưa đẩy ông gầy dựng nên cơ sở Trần Châu. Năm 1972, trong cái khốc liệt của “mùa hè đỏ lửa”, hàng trăm người ở thánh địa La Vang, Hải Đăng tìm vào vùng rừng núi Ninh Sơn khẩn hoang lập ấp, đặt tên thôn La Vang. Ông Trần Châu lúc bấy giờ là một chàng trai trẻ. Sau năm 1975, ông làm giáo viên chuyên trách xoá nạn mù chữ cho cộng đồng. Thế rồi cha ông – lương y Trần Chẩn – trước khi qua đời đã truyền nghề lại cho ông cùng lời căn dặn: “Làm thầy thuốc là để chữa bệnh cứu người, nếu con kiếm tiền bằng sinh mạng của bệnh nhân thì con sẽ tàn mạt đến đời con đời cháu”. Trần Châu lấy lời dặn của người cha làm lời thề cho cuộc hành hiệp của đời mình. Như được trời ban, vùng rừng núi Ninh Sơn có nhiều loài thảo dược chữa được các bệnh viêm xoang, bướu cổ, bại liệt, phù thận, viêm gan... ông ra công khai thác để làm thuốc chữa bệnh cứu người. Tiếng lành đồn xa, có khi hàng chục bệnh nhân từ Sài Gòn thuê xe đò tìm đến ông chữa bệnh. Dĩ nhiên là ông không lấy tiền. Nhưng nhiều người khỏi bệnh đã quay lại tạ ơn, ông từ chối thì họ bỏ lại phong bì rồi ra về. Ông không dám xài vì sợ phạm lời thề. Đến năm 1995, số tiền ơn nghĩa ấy ông đếm được 30 triệu đồng, ông mang lên uỷ ban xã Quảng Sơn, trình bày ngọn ngành và nhờ uỷ ban nhận số tiền này để giúp đỡ người nghèo. Uỷ ban xã từ chối. Ông mang về xây dựng một căn nhà làm nơi nương tựa cho những người ăn xin cơ nhỡ. Nhưng vùng núi rừng heo hút này không phải là chốn qua đường của những kiếp hành khất lang thang. Ngôi nhà ông Trần Châu dựng lên hầu như bỏ trống. Một hôm, có việc đi Phan Rang, ông gặp một người bệnh tâm thần ngồi trên góc phố, ông chở về bỏ vô ngôi nhà, cho ăn, cho mặc. “Thanh thản vô cùng” Từ ngôi nhà đầu tiên ấy, từ người điên đầu tiên ấy, đến nay cơ sở bảo trợ xã hội Trần Châu trở thành một trại tâm thần với hơn 70 người bệnh tâm thần. Hỏi ông lấy gì để nuôi họ, để cơi nới, xây dựng thêm nhà cửa, thiết bị, cơ sở vật chất cho việc ăn ở, sinh hoạt của một trại tâm thần, Trần Châu nói, đã là số kiếp thì phải chấp nhận gắn hết cuộc đời mình với nó, tánh ông xưa nay chưa biết từ chối bất kỳ một số phận nào bày ra trước mắt. Ông có vườn xoài hơn một mẫu, ông đào ao nuôi cá, xây chuồng heo để cung cấp thức ăn cho bệnh nhân. Hàng ngày, ông chạy xe đi mua gạo về bán lẻ cho bà con trong vùng. Ông còn làm nước rửa chén chở đi bán lẻ đầu làng cuối xóm, làng xóm biết ông, thương ông, mua giúp ông, cả chợ Quảng Sơn sẵn sàng cho ông nợ tiền gạo, tiền củi, tiền mắm muối khi cần. Rồi bệnh nhân gần xa cũng từ đó mà có cơ hội đền ơn đáp nghĩa, trả tiền chữa bệnh bằng cách đóng góp vào công việc của ông, các mạnh thường quân, các đoàn công tác xã hội, chính quyền địa phương chung tay với ông vì một lý lẽ đơn giản: giảm bớt người điên lang thang ngoài xã hội. Hỏi những bệnh nhân ấy đến đây bằng cách nào, ông nói có khi họ tự tìm đến, nhưng phần lớn là có người đưa đến. Họ, những người không tuổi, không tên, không biết đâu là mẹ cha, cửa nhà, quê quán. Trần Châu nói, nhiều khi ông nhìn họ và tự hỏi, tại sao họ không đến nơi khác mà lại đến với mình, vậy là do cái duyên, mà đã là duyên thì không lý do gì quay lưng với họ. Rồi ông kể, có một đứa bé khoảng mười bốn mười lăm tuổi, vừa điên, vừa điếc lại vừa câm, mỗi lần ông đi đâu về là nó mừng rỡ, ra hiệu cho mọi người và chạy đến ôm ông. Sau đó không lâu, ông phát hiện nó bị ung thư gan, ông đưa đi điều trị nhưng đã muộn. Lúc hấp hối, nó thều thào cố gọi một tiếng “Châu” rồi tắt thở. Ông đã suy sụp hết mấy tuần như mất một người thân. Khi họ đến đây, mỗi người mang một trạng thái điên loạn khác nhau, thậm chí có người phải xiềng xích và cách ly trong phòng riêng vì bấn loạn. Nhưng chẳng bao lâu thì họ hoà nhập vào một tập thể yên lành. Mỗi người dường như có một đồng hồ sinh học. Sau giờ ăn sáng, họ tự động kéo ra sân ngồi phơi nắng. Sau giờ cơm trưa, tự động về phòng nghỉ. Ba giờ chiều, lại kéo ra sinh hoạt văn nghệ; năm giờ, kéo ra sân lễ để cầu kinh. Họ chắp tay, nghiêm trang khấn nguyện, có người đọc thành lời, có người chỉ biết ê a, có người mấp máy vành môi. Nhưng trong từng ánh mắt, tất cả đều lộ vẻ trang nghiêm và hướng thiện như chưa từng điên loạn bao giờ. Trong giờ văn nghệ cũng thế, có người hát hay và hát say sưa, đầy cảm xúc, có người hát liên hoàn từ bài này sang bài khác, có người cầm micro ú ớ chẳng nên lời nhưng ánh mắt thì say sưa như diễn tả một điều gì đó. Hàng chục người ngồi dưới cũng im lặng nhìn lên như đang lắng nghe. Ông Trần Châu đứng nép một góc nhà nhìn họ, ông cười, cái cười rất lạ lùng như ông đang thưởng thức, như thấu hiểu được tiếng lòng của họ. Rồi ông quay sang nói với tôi: “Sống với những con người như thế, mình cảm thấy thanh thản vô cùng”. bài và ảnh: Võ Đắc Danh Nhời bàn của Sư Thiến: Đây mới đúng là Thánh nhân.
    1 like
  12. Cái đó chúng ta đã bàn rồi. Làm một việc thiện trong lúc này là sự cảnh tỉnh chứ không phải chỉ là làm phước cho ta. Bài viết đó tôi cho rằng không nhân bản. Nó dạy chúng ta tập thờ ơ vơ với nỗi đau khổ của con người đấy.
    1 like
  13. Cảm ơn whitehorse tín nhiệm.Chú thì không phải lúc nào cũng từ đúng trở lên đâu. Lắm lúc cũng từ sai trở xuống đấy. Uống rượu say sưa chú cũng đi vài đường lả lướt, thấy người đẹp cũng ngả nón chào mặc dù không quen...hi. Nửa máu giang hồ, nửa máu văn nhân. Có điều chú thấy thế nào chú nói thế. Còn cái sự tích "đờ mi chay" của chú là thế này. Số là con gái chú hồi nhỏ ốm yếu, chú nguyện ăn chay một tháng cho nó chóng khỏe mạnh. Nhưng được vài hôm thấy bà xã cực quá. Đi chợ phải mua riêng đồ ăn cho chú. Nấu cơm cho mọi người xong thì phải kèm nấu riêng cho chú. Thế là chú đổi lại thành "đờ mi chay" hai tháng. Hi. Chứ mình ăn chay để thành Phật mà bắt một người phụng sự thì còn quái gì thành chánh quả nữa. Phải không nhỉ? Thế là chú trở thành tổ sư "đờ mi chay". Hi. Cả nhà muốn ăn gì thì ăn, chú chỉ ăn rau, củ trong món có thịt đó thôi. Thí dụ như món Cari bò với khoai tây thì chú chỉ ăn khoai tây. Đức Phật nói: "Cái bao tử (Dạ dày) của con người là mồ chôn hàng vạn sinh linh". Ăn chay để tưởng niệm và bớt sát sinh để giải nghiệp thôi. Chứ ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi.Híc! Con người lúc nào cũng cảm thấy cô đơn trong vũ trụ này. Lúc nào cũng mong muốn giao lưu với người ngoài hành tinh. Không biết người ngoai hành tinh như thế nào? Thịt có thơm như thịt nai không? Làm món bit tết thì ngon hơn thịt bò không? Lạy Chúa và Đức Ala toàn năng với nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người. Tại sao con người không đồng cảm với muôn sinh vật trên trái Đất này.
    1 like
  14. Chẳng có gì để cười cả, Mặc dù trên thế gian vẫn có người bảo những hành vi đó là ngu, hoặc vớ vẩn. Họ vẫn tàn nhẫn và vẫn giàu. Trên thực tế , người ta giết sinh vật vô tôi vã mà chẳng thấy những sinh vật đó nó trả thù. Nhưng khi vận số xui rồi thì nghiệp chướng thật là nặng. Lúc ấy nếu chợt nghĩ lại thì đã sang phim. Đây là loại tương tác gián tiếp (Hiểu theo nghĩa con người không trực tiếp nhận thức được bằng giác quan). Nó tương tự như một thứ phóng xạ, hay một dang ô nhiễm môi trường nào đó, con người cũng không trực tiếp nhận thức bằng giác quan. Nhưng chết.Nếu mua chim về thả mà nó cứ quanh quẩn ở nhà là tốt đấy. Cứ thả tiếp.
    1 like
  15. Nếu không có cầu nguyện gì, việc thả chim chỉ là thuần do lòng từ bi thì không cần chọn thời gian và địa điểm.Nhưng có việc đáng lưu ý: Có lần tôi đi qua một ngôi chùa, thấy bên hông chùa họ bán chim phóng sinh. Tôi xuống mua và thả hết tất cả chim bán ở đấy - ngay tại chỗ. Sau đó có người nói với tôi rằng: Nên đem chim ra chỗ khác thả, không thì những người bán chim sẽ bắt lại những con chim đó và lại đem bán. Tôi thấy vô lý, nhưng cũng đưa lên đây để anh chị em suy ngẫm. Còn nếu có cầu nguyện gì - thí dụ như: cầu sức khỏe, bình yên cho gia đình...vv....thì đem chim về nhà thả. Hiệu ứng được giải thoát của đàn chim sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta.
    1 like
  16. Theo caí hiểu của tôi thì sự mộ đạo, ăn ở hiền lành tử tế với mọi người chỉ là hình thức mà thế nhân nhận thấy, hoặc người nào đó tự nhận thấy. Nhưng bên trong cái thể hiện ấy, có những mầm mống của - tôi nói theo ngôn ngữ Phật giáo - những chủng tử ác. mà do họ không tự nhận thức được điều đó. Như cô gái mà tôi nói đến không cho người ăn mày vét đĩa xin nước căn trong tô bún bò. Cô ta vẫn tự cho mình là người tử tế vì nghĩ rằng: "Không cho người khác ăn đồ ăn thừa của mình". Cô ta đã chồng hai tô bún thừa lên nhau để cho người ăn mày khỏi ăn được nước cặn. Đấy là ác mà con người không nhận thức được.
    1 like
  17. Cảm thấy ân hận là vì lương tâm của anh/chị là một người tốt . Nếu biết ân hận thì tai sao ngay từ đầu anh/chị không khuyên ngăn cô bạn ý không nên phá thai. Theo em phá thai là một hành động trái đạo lý. Nếu việc giúp đở về tiền bạc thì vẫn còn chấp nhận được. Nhưng đưa ban dến nơi phá thai thì bạn cung bị quy vào việc tiếp tay cho bạn mình sai trai rôi. Nhưng theo em người có lỗi trong chuyên này là cô ban gái của anh/chị và người bạn trai của cô ấy. Vì hai người đó không có đủ can đảm để nhận lấy cái hậu quả và kết quả do việc làm sai trái của mình tạo ra. Như vậy đáng trách hơn bạn. Nhưng lần này co thể là bài học kinh nghiệm cho anh/chị rồi nhé
    1 like
  18. Giá trị mà bạn đưa ra nó phù hợp với trước đây. Bây giờ giá trị của Hanh Phúc phải thêm vào đó là yếu tố Tinh thần (Tâm thần và Thần Kinh) Cái gì là Hạnh và cái gì là Phúc? câu hỏi này có nhiều lời giải lắm, ai thấy thuận theo cách nghĩ nào thì theo cách triết lý ấy để sống. nhưng tự chung thì Hạnh và Phúc không nên tách rời. Nên để nó sánh đôi cho ý nghĩa của chúng được tròn chịa. Vậy giầu hay nghèo không có nghĩa lý gì khi con người ta không có Hạnh Phúc. và rất có ý nghĩa khi người ta không kiểm soát được lòng tham, sự đố kỵ của chính mình. "1 cánh én nhỏ, không làm nên mùa Xuân"
    1 like
  19. Tôi tin câu chuyện Lenny là đúng, mặc dù tôi không ở Đà Nẵng. Cuộc đời lăn lóc "thượng vàng, hạ cám" của tôi đã cho tôi một cảm nhận về nghiệp chướng là hoàn toàn có thật. Đôi khi người có nghiệp chướng đầy mình thì chưa thấy nghiệp đâu cả. Đôi khi chỉ một cái nháy mắt, lắc đầu, nghiệp duyên đã đến. Tôi đã gặp một người nữ khá khắc nghiệt. Giàu thì thôi khỏi nói, có thể lấy vàng đổ ngập người Thiên Sứ chết ngạt. Nhưng rất lạnh lùng nghiệt ngã. Có lần, đến xem phong thủy, tôi hỏi: "Tại sao nhà này làm hai cái bếp? Phải bỏ đi một cái". Bà ta trả lời: "Một cái để em và con gái ăn. Còn một cái cho đám osin và bày chó nhà em". Đấy chỉ là một ví dụ, thực tế bà ta rất khắc nghiệt với người ăn kẻ ở, lôi thôi là trừ lương đến từng xu. Nhưng bà ta ngày một giàu có. Đến nay thì thôi khỏi nói. Lại một bà khác, giàu đến mức - cách đây 10 năm - sẵn sàng bỏ ra vài ngàn cây vàng để mua hẳn một lô đất, mở một siêu thị sách lớn nhất thành phố Sài gòn Thủ Đức. Bà trước đã giàu, nhưng chưa là cái đinh gì với bà này. Nhưng ngay lúc bà ta còn nghèo, sự khắc nghiệt còn khủng khiếp hơn bà trước rất nhiều. Nhưng nghiệp chướng gần như không xảy ra với bà ta. Các con bà này đi Mỹ như đi chợ và tất cả đều sợ bà ta một phép. Tôi đã gặp nhiều người như vậy. Ngược lại có những người nữ cuộc đời lại rất vất vả. Nhưng có một đặc điểm chung là: Cuộc sống của họ đều cô đơn, đều có nét khắc nghiệt và vị kỷ. Phải chăng vì có người thì có điều kiện - do giàu có nên thể hiện ra bên ngoài - có người thì không, mà chỉ có thể nhận thấy qua những hành vi tinh cờ của họ mới có thể biết. Điều này, Đức Phật gọi là nhân duyên. Còn việc giàu có của họ có thể lại do một nhân duyên khác.Bởi vậy, không thể thấy người ác đang giàu mà đã vội cho là không nghiệp chướng, cũng không thể vì nghèo mà vội cho là làm phúc chẳng được gì. Đức Phật dạy: Mọi việc trên thế gian đều có nhân duyên của nó. Suy ngẫm lại thấy hoàn toàn chính xác.
    1 like
  20. Cái này thì cháu thấy đúng ạ. Nghiệp chướng luân hồi. Bà nội cháu ngày xưa lúc còn nghèo khó làm nghề giết heo bán. Cho nên dù bà nội cháu có cố gắng bươn chải va giết nhiều heo thì gia đình cháu cũng không khá lên được Ngược lại thì ba cua cháu lên 3 tuỗi vẫn chưa nói được. Nên bà nội buồn lăm làm đủ mọi cách để ba cháu co thể nói được Bà nội nghe người ta bày giết heo thì để lại lưỡi heo cho ba cháu ăn Lúc đó ba cháu có thể nói nhưng lai ngọn va liếu lưỡi Sau đó trong một lần đi chùa thì thầy chùa nói với bà nội cháu là Nghiệp chướng bà nộic háu tạo ra là rất nặng và khuyên bà nôi cháu bỏ nghề. Bà cháu vì thương ba nên bỏ nghề chuyển sang đi buôn. Và hằng ngày lên chùa nghe thuyết phấp và phóng sanh Đên khi lên 5 thì chau cháu nói được không bị ngọng nữa Thầy chùa coi cho bà nội cháu năm 65 tuổi bà nội mất. Nhưng do căn tu va gốc lành bà nội tạo ra nhiều cho nên dến bây giờ bà nội cháu vẫn còn. Gia đình cháu cũng khá lên. Cho nên bà nội cháu khuyên chúng cháu " Đức năng thắng số, Cứ làm điều thiện thì có ngày ông trời cũng nhìn xuống, Vì ông trời chắng phụ lòng ai bao giờ" Gần nhà cháu có rất nhiều lò mỗ. Một trong nhưng lò nổi tiếng nhất thanh phố bây giờ gặp cảnh tay trắng con cái thì ăn chơi trác tán. Nhà cửa cung bị tịch thu. ( Chi trong vòng có 3 năm ) Bây giờ là Ngân hang nông nghiệp mua lại Mỗi ngày sau khi giết súc vật xong tiền từ kiếm được từ việc giết trâu bò heo môt ngày nhiều đên nỗi bà áy không dếm hết được mà phải đổ ra cho người giúp việc đếm cùng. ( Cháu không nói khoác Nếu ai ở Đà Nẵng thì đều biết lò mổ của bà lì vì bà ấy cung cấp thịt cho cả thanh phố ) Nhà cứa xe cộ bà ấy có rất nhiều. Vậy nhưng nhưng người con của bà ấy thì găp nhiều cảnh ngang trái ( Chông bỏ vợ, hay đi tù. nghiện ngập ). Không lâu sau bà ấy mất vì căn bênhg u gan cổ trướng. Từ đó gia sản cứ đi dần. Cơ ngơi bà ấy một tay dưng lên cũng tiêu tan theo cái nghiệp chướng. Đến nỗi ngay cả tiền nằm viện bà ấy cũng không trả đủ. Mãnh đất chôn cất cung sơ sài. Con cháu của bà ấy thì lâm vào cảnh tung quẫn. Vậy nên " Không ai giàu ba họ, Không ai khó ba đời" Bánh xe luân hồi khó ai có thể tránh được Nhiều người nói rắng con người có số sông chết do trời. Đó cũng chỉ là nghịch luận mà thôi
    1 like
  21. Hôm nay tôi có xem cho một bà. Sau khi doán tiền vận, hậu vận...vv...theo thói quen, tôi hỏi thân chủ: - Bà còn hỏi gì nữa không? Bà này nói: - Tôi có đứa con, bị thiểu năng từ hồi còn nhỏ. Nay cháu đã rất lớn mà chỉ ngồi một chỗ. Thày có biết vì sao cháu bệnh không? Tôi nói: - Nếu bà cho phép thì tôi sẽ nói, nhưng bà phải thông cảm và mong bà không trách tôi. Bà này đồng ý: Tôi nói: - Bà khó tính lắm. Bởi vậy, con trai bà lãnh hậu quả như vậy - Đây là tôi đã nói theo cách làm nhẹ vấn đề, để đỡ mất lòng thân chủ. Thấy bà ấy nhăn mặt. Tôi phải giải thích: Đây là tôi nói là "kiếp trước" - (nếu nói kiếp này chắc tôi bị nghe chửi quá. Híc!) - bà khó tính và tiết kiệm quá mức. Bà đã không động tâm trước những nỗi khổ của người khác, mà nếu bà giúp đỡ, người ta có thể qua khỏi. Vì cái nghiệp vậy nên con trai bà bị ảnh hưởng. Tôi khuyên bà hãy thả chim và cá phóng sinh. Nhưng phải mua hết chim tại chỗ có bán chim và thả hết, với lại phải thả nhiều lần thì may ra con bà mới bớt bệnh. Cũng chỉ là may ra thôi. Các cụ có nói: "Con trai nhờ đức mẹ, con gái nhờ đức cha" là vậy. Trong Hậu thiên Lạc Việt - các quái Dương (Hào dương nhiều hơn hào Âm) từ Ly đến Càn là tuyệt đỉnh. Các quái Âm (Hào Âm nhiều hơn hào Dương) từ Khảm đến Khôn là tuyệt đỉnh. Đây chính là "Con trai nhờ đức mẹ, con gái nhờ đức cha". Nhưng nhân duyên để tạo thành một sinh vật trên thế gian này là hàng vạn, hàng tỷ nhân duyên - "trùng trùng duyên khởi" từ hàng muôn thời gian trước - Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viễn dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ (Trịnh Xuân Thuận). Cho nên mọi vấn đề còn để ngỏ và cần nghiên cứu. Bởi vậy, không nên thấy trước mắt giàu, nhưng khắc nghiệt mà vội cho rằng "Cái ác làm nên sự giàu có". Cũng không vì đang nghèo mà cho rằng "Cái thiện là nguyên nhân của sự nghèo khó". Bà thân chủ trên mà tôi nói tới khá giàu, ít nhất so với tôi. Khi về, con bà muốn mua một viên thạch anh giá 100. 000, nhưng không dám mua trước mặt bà.
    1 like
  22. Ấy nói đến " nghiệp chướng" thì rắc rối tùy theo loại tàn dư khí ác của người ác và người bị hại và khí của người trong dòng tộc như thế nào để vào thời điểm phù hợp mới có tương tác và có thể 5,7 đời sau mới có sự trùng hợp đấy. Bố mẹ sống tốt,sấu như thế nào thì còn phải sem lại ông bà tổ tiên như thế nào. Vợ chồng lại thuộc lĩnh vực tương tác nên các cụ vẫn có câu "lấy chồng nhìn lên lấy vợ nhìn xuống" . Tình yêu và tình cảm vợ chồng hoàn toàn khác nhau,khi yêu thì mơ mộng lãng mạn," gái tham tài trai tham sắc". Khi yêu thì những cô con gái rất dễ mến,dễ yêu những chàng trai giỏi chuyên môn nhưng tiếc rằng cái chuyên môn ấy không mang nổi cơm áo cho vợ con nên thành gia đình sẽ lục đục. Cũng có thể anh bạn bạn nói hoa mắt với tiên bạc của gia đình cô gái nên lấy, nhưng bản tính kẻ "sỹ" lấy nhau rồi không làm kiếp "chui gầm chạn được" thì cãi nhau chơi vậy cồn bỏ chồng thì có muôn vạn lý do mà bạn không nói lý do nên chịu.
    1 like
  23. Như thế nào là hạnh phúc? Thiên Đồng không biết chữ Nho nên không biết chữ " hạnh" viết ra sao và chiết tự thế nào, nhưng riêng chữ "Phúc" thì có nghe người ta giải thích rằng chữ phúc được tạo bởi bộ Y (áo quần), bộ khẩu (cái miệng), bộ điền (ruộng đất) và một chữ nhất bên trên. Nghĩa nôm na là có cái ăn cái mặc là phúc rồi. Vậy, giầu và nghèo thì cái gì là phúc? cái gì mới là hạnh?
    1 like
  24. Vấn đề bạn nêu nó thuộc phạm vi vật chất lấn át tinh thần. Các cụ có dạy rằng: Cái khó nó bó cái khôn, hết khôn lại dồn về dại. với người nghèo thì các cụ có lý giải cái sự nghèo nó thế này: Khôn tiền xu, ngu tiền vạn. Thực tế người nghèo vì sao họ nghèo thì nhiều người lý giải lắm, tuy nhiên có thể dùng 1 câu chung nhất là: Chưa biết cách kiểm soát tài chính. Nhưng vì sao họ hạnh phúc? Vì họ biết thân biết phận mình có cố thế, cố nữa (năng nhặt, chặt bị) thì cũng ko thể giầu nên dĩ hòa vi quý mà bỏ qua tất cả. Còn người giầu? Có tiền, làm gì cũng dễ, các cụ có dạy rằng : Chuộng người có của, có công, ai đâu chuộng kẻ đến không bao giờ. Xét ở câu trên đã cho thấy Của nó đứng trước Công rồi. Người nghèo thì làm gì có của nên đành phải lấy công để giúp đỡ. Như vậy ta thấy, người giầu, họ đầu tư cái gì cũng dễ, kể cả đầu tư về mặt tình cảm. Họ ghê ghớm là ghê ghớm toàn cục nên khôn tiền xu và khôn cả tiền vạn. Khi trong túi có tiền thì con cháu, vợ chồng có ghanh tị gì cứ ném ít bạc ra, long tham và sự vụ lợi của con người đều được khỏa lấp hết. Như vậy ta xét thấy, người nghèo là người chưa biết quản lý (làm việc bằng lý lẽ) còn người giầu thì biết quản lý tiền bạc. Cũng xét thấy, người giầu họ chưa biết quản lý về Hạnh phúc, còn người nghèo thì biết quản lý sao cho tốt nhất. Vậy là được cái này thì phải mất cái kia. Cái xoáy Âm Dương nó có tính 2 mặt là như vậy. Vì vậy người ta ko đánh giá cuộc sống tốt là cuộc sống nhiều tiền hay giầu tình cảm mà là sự dung hòa của cả 2. Vậy cuôc sống chất lượng là cuộc sống có sự no đủ và hạnh phúc mới là cuộc sống tốt nhất. Bạn hãy cố gắng để có cuộc sống tốt nhất nhé!
    1 like
  25. Cháu tiêế ở đây ạ vì khong hiểu sao viêé dở đến lúc quay lại lại bị mất !!! Qua lời cụ tổ bảy đời (mà cụ nhập vào cô Mùi) nói rằng trước đây cụ cháu tên là Trâầ Quý Công Hữu ước, do cụ xử án oan sai cho một gia đình họ Hồ ở Quảng Ninh vfit hế họ chết tát cả 7 người cả gia dình. Giờ gia đình người ta xuống âm đòi mình đền mạng. Chính vì thế mà gia đình cháu mới bị họa như vậy. Và kỳ lạ là tính ra đúng đủ số hàng chú rồi đến cháu trong nhà (chỉ tính đàn ông không tính đàn bà) thì tròn 7 người. Và các đơờ kế tiếp cũng phải gánh hậu quả của cụ chứ không chỉ mình đời này. Ngẫm lại thì trong 3 đời gần nhất của gia đình cháu đều có sự gian truân về sự nghiệp. Cụ cháu (người mà cô Bích Hằng tìm thấy mộ) đang làm quan triều Nguyễn thì bị đứt gánh giữa chừng vì chế độ phong kiến sụp đổ. cụ có 3 nguời con trai thì người con cả bị treo cổ trong cải cách ruộng đất vì bị quy làm địa chủ dù nhà không ai laà ruộng mà còn giúp dân rất nhiều. Người con út của cụ chiín là ông nội cháu cũng làm quan trong triều đình nhưng may làm quan đốc học cai quản 3 tỉnh miền Trung nên nguời xủ lý vụ cải cách ruộng đất nhận ra nên tha cho "thầy giáo" tội chêé. hixhixx. Bản thân ông nội cháu rất giỏi và đã được nhà nước mời ra laà việc nhưng ông không phục nên từ quan về nhà. BÀ nội cháu là con quan và đẹp có tiếng phải mở cửa hàng may quấn áo và bán dần đồ cổ để nuôi dàn con 7 người rất khó nhọc và vất vả. Ngay kể cả bố cháu cũng gian truân về sự nghiệp như đang làm phó tổng biên tập một tòa soạn báo có tiếng lại bị quy tội và chuyển ngành (mặc dù là chẳng có tội gì ngoại nói sự thật). Mặc dù chuyển sang ngành khác vẫn có chức vụ tưonưg xứng nhưng những công lao trong ngành quân đội lại không được công nhận... Rồi việc bố cháu không có con trai, con của chú thứ hai lại bị đồng tính luyến ái... tất cả những việc đó là để trả nợ cho việc cụ bảy đời của cháu và gia tộc phải gánh. Và giờ đây là đến việc đòi mạng người... Cũng may gia đình cháu cũng còn phúc lớn nên đã nhờ cô Mùi và cô Hằng giải hạn. Dù vậy thì ông cháu cũng nói rằng phải đến đơờ sau bọn cháu, tưứ là khi nợ tiền oan nợ kiếp dược trả hết thì đơờ con cháu của chúng cháu mới lại phất như cũ được. Cháu kể câu chuyện trên đây để minh chứng là nghiẹp chướng là có thật và vận đúng vào gia đình cháu. Chính vì thế cháu cũng nghiệm ra rằng ở đời cần tu nhân tích đức và năng đi chùa. Điều này thì khi ông cháu gọi hồn đã nói. Một việc khác là các cụ nhà mình dù có thác vẫn lo cho con cho cháu. Nên khi đi chùa, câu đâầ tiên bao giờ cháu cũg thành tâm cầu phật cho ông bà tổ tiên sớm được siêu thoát. Khong biết là câu chuyện cháu kể trên đây hơi hoang đuờng nhưng đó là tất cả những gì cháu chứgn kiêế. Hi vọng đến một ngày nào đó thế giới người trâầ sẽ giải được những bí ẩn ở thế giới người âm và để chúng ta sống tốt hơn và nhân từ hơn trên trần thế này.
    1 like
  26. Các cụ nói: Ngày xưa trả báo thì chầy. Bây giờ trả báo đến ngay tức thì. Tại sao thế? Vì các nhà khoa học nhận thấy rằng: Các thiên hà chay ngày càng nhanh và xa nhau. Tức là tương tác trong vũ trụ cũng rất nhanh trong đó có trả báo. Cách đây 18 năm, tôi viết truyện ngắn khoa học viễn tưởng "Thân chủ tôi không giết người" tối lấy bối cảnh thời gian vào thiên niên kỷ thứ III sau công Nguyên. Một cao thủ dịch học - sau này tôi biết là một đại đệ tử của tiền bối Nguyễn Văn Mỳ - Việt Nam Dịch lý hội - nói với tôi: Làm gì mà lâu thế, anh đưa xuống đầu thiên niên kỷ thứ II thôi. Lúc ấy tôi thì lại không hiểu vì sao lại nhanh thế? Bây giờ nghiệm lại thấy bạn tôi nói đúng.
    1 like
  27. Bây giờ các nước phát triển không còn quan niệm như triết học nữa mm ạ, họ chỉ còn chú ý đến mệnh đề 'Phát triển bền vững' thôi.Vậy phát triển bền vững là gì? là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Vài dòng gửi mm.
    1 like
  28. Sự tàn bạo để phát triển chỉ có thể có trong chiến tranh thôi. Nhưng chẳng bao giờ bền lâu cả. Tuy nhiên đó cũng là chỉ xét về một phía, chứ về toàn cục thì đấy là sự thụt lùi về tính nhân bản. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh" là vậy. Nhà Tần chiến thắng lục quốc, thống nhất Trung Hoa. Nhưng cũng là đế chế ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước này (221 - 214 BC). Thậm chí chưa nói đến tàn bạo, chỉ cần tính nhân văn kém thì sự phát triển cũng chỉ nhất thời. Không bao giờ có thể có sự phát triền bền vững trong một cuộc sống thiếu cân đối. Đây chính là nguyên lý của Lý học Đông phương cho tất cả mọi vấn đề và mọi hiện tượng. Nhưng tiêu chí nào để nhận xét về tính nhân văn trong một xã hội kém hay rực rỡ thì cũng còn nhiều quan niệm khác nhau. Chỉ một khái niệm "Văn hóa" mà thế nhân đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau, thì tính nhân văn quả là mù mờ. Híc!
    1 like
  29. Con chim bị bắt nhốt vào lồng, nó chẳng cần biết kẻ bắt nó nghèo hay giàu, ác hay thiện, nó chỉ biết khổ. Bạn bỗng dưng 1 ngày bị bắt giam vào 4 bức tường, bạn thấy khổ sở và sợ hãi, đau đớn lo lắng cho mình, cho người thân của mình, con chim nó cũng vậy thôi. Phóng sinh, còn tùy theo người phóng sinh họ "tri ngộ" được gì. Nếu họ hiểu nỗi khổ sở và khi họ phóng sinh là nguyện cầu cho những đau khổ được giảm bớt, thì đó cũng là được phước do chính tâm thiện. Còn nếu phóng sinh chỉ đơn giản là "Nghe nói phóng sinh được phước thì làm thôi" - mà trong tâm không cảm được việc mình đang làm, thì ... tôi cho là vô nghĩa. Đó là tôi thôi, còn quy luật đất trời có ban phước hay không cho những việc tạo phước không từ chính tâm con người mà chỉ là sự đổi chác đó, thì tôi không biết. Nếu lập luận rằng phóng sinh giải thoát cho con chim nhưng lại ác cho kẻ bắt chim làm kế sinh nhai hoàn toàn ngụy biện. Trên đời này có 1 tỷ nghề mà sống, người nghèo có 1 tỷ đường hướng mà sống. Cái việc có học hay không có học hoàn toàn vô nghĩa với việc trong cái tâm của mỗi người có chữ NHÂN hay không. Đã có NHÂN, thì người nguyên thủy sống trong rừng rú cũng hiểu lẽ đơn giản: con vật nó cũng biết đau, biết khổ khi xa tổ, biết hoảng loạn khi bị giết. Ngay từ sơ khai người ta mọi rợ cũng không giết những con vật đang có mang, đang nuôi con ... Và họ giết chỉ để đủ sống hàng ngày chứ không tận diệt như bây giờ. Còn đã không có NHÂN thì bậc vua chúa cũng ác, ác từ cách cai trị, dẫn dắt đời sống người dân. Kẻ có học mà đã không có chữ NHÂN thì mưu mô thủ đoạn càng nham hiểm và kinh khủng, làm hại đến đời sống của bao người chứ không phải chỉ dừng lại ở những con vật như người nghèo bắt chim mà bán. Bởi vậy, Phật đã dạy, mọi sự yêu thương phải gắn liền với trí huệ. Ngay cả khi người ta yêu thương nhau mà không hiểu được lẽ NHÂN cũng đã vô tình làm khốn đốn cuộc đời nhau rồi, huống chi là sự dửng dưng hay căm ghét, hay kế sinh nhai. Người bán chim nếu không có ai phóng sinh, thì họ làm nghề khác, tất nhiên! Đã không có chữ NHÂN làm gốc thì nghề nào họ làm cũng khó mà có được chữ nhân đó. Cái vòng luẩn quẩn cũng do con người tạo nghiệp mà thành, muốn thoát, tự thân phải nhận ra nhiều hơn là được dạy. Khi thả con chim ra mà thấy nhẹ lòng, nếu bạn là người có tấm lòng nhân hậu, là bởi bạn không cầm được lòng trước nỗi đau của chúng. Lúc ấy chính bạn cũng thấy thương người bán nghèo khổ. Mua cho họ cũng là để họ mưu sinh, không mua, họ vẫn làm nghề khác mà coi chừng có khi lại ác nhân hơn. Còn, họ càng bắt thêm chim để phóng sinh, thì đơn giản là những con chim bị bắt ấy cũng có những oan nghiệt phải trải qua để đầu thai của kiếp khác. Chỉ có đơn giản là, khi bạn có tấm lòng nhân ái, thấy nỗi đau của chúng sinh thì đau theo, cố làm dịu bớt, vậy thôi! Tôi không bàn đến khía cạnh khác: phóng sinh vì đổi chác lấy phước. Cái này thực tâm không bàn đến!
    1 like
  30. Thưa chú Thiên Sứ, cháu không mong phát, cháu chỉ mong cả nhà bình yên cứ thế này mãi là vui rồi. Cháu từ trước đến nay không biết về thả chim, cháu mới biết hồi tháng 8 năm nay, lúc đi chùa gặp sư thầy khuyên làm lễ phóng sinh. Đấy là lần đầu tiên cháu biết. Cháu sẽ làm lễ phóng sinh thường xuyên. Cháu chưa chứng kiến nghiệp báo, nhưng bản thân cháu đã thực nghiệm được làm việc thiện thì tốt. Đã 4, 5 lần rồi, mấy năm trước, bạn của vợ chồng cháu vay tiền rồi không trả được, bọn cháu đều xóa nợ hết. Mấy tháng sau thì có tiền nhiều hơn số tiền cho đi, đến từ nhiều nguồn khác nhau, rất bất ngờ. Việc này đã xảy ra với cháu 4, 5 lần rồi nên cháu rất tin.
    1 like
  31. Có một câu chuyện trong đời thực đã cho tôi đáp án về nghiệp quả, tôi xin post lên đây để minh chứng: Cách nhà tôi không xa có một đôi vợ chồng trẻ chưa xứng tầm Đại Gia, nhưng công việc làm ăn mỗi ngày một phát triển thuận lợi. Họ đã có những ý tưởng giúp người nghèo và cơ nhỡ rất thiết thực. Hàng tháng cứ vào đúng ngày 14 và rằm, 30 và mùng một. Họ cùng gia đình nấu 1 xe cơm chay với nhiều món ngon được chế biến hoàn hảo như quán. Ai cũng được ăn bất kể tôn giáo, sắc tộc, sang hèn đều miễn phí. Tiếng lành đồn xa, người bán vé số, em bé đánh giày tận đâu đâu cũng kéo nhau đến ăn, cả những người buôn bán quanh đấy dù không khó khăn cũng đến ăn để đỡ được bữa cơm nhà. Vợ chồng còn bắt đầu một tâm nguyện mới, đến tháng Vu Lan, tổ chức xe đi viếng Thập cảnh Chùa ở tỉnh xa để bà con chòm xóm có điều kiện đóng góp cho các chùa nghèo. Cũng miễn phí xe và ăn uống ! Quả là việc làm này công đức hằng hà !(chắc họ nghĩ thế) Thế nhưng ! Ở đời vẫn còn đó những chữ NHƯNG làm ta suy nghĩ cho đến cạn nguồn căn nguyên. Theo lộ trình xe đi đến nơi xa nhất là một ngôi chùa nằm trên sườn núi Chứa chan thuộc tỉnh Đồng nai. Chùa này cũng có đường đi khá cheo leo như thử thách phật tánh, nhẫn tánh của người đến viếng. Người chồng đã mau mắn như người dẫn đường, thuê cho mình một cuốc xe ôm để được tham quan trước khi đưa đoàn đến vãng cảnh. Con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp nhiều đá cạnh đã không dễ dàng cho anh xe ôm giữ chặt tay lái đưa khách đến nơi an toàn, cả hai đều tuột khỏi vị trí yên xe và rơi tự do 2 hướng khác nhau. Người ngồi dậy lại là anh xe ôm với một ít xây xát nhẹ. Nhưng người khách đã nằm đó bất động. Sau khi hoàn hồn anh lái xe đã vội chạy về nơi xuất phát kêu gọi sự cấp cứu. Anh Chồng được đưa đến bệnh viện với chẩn đoán ban đầu, chấn thương mặt trước vùng sọ trán. Trong giờ phút bối rối ấy, mọi người tập trung quanh bệnh viện để nghe ngóng . Tiếp đó lại có ca cấp cứu mới được chuyển vào viện là một bé trai 5 tuổi, cháu đã bị ngã khi leo trèo lên các bậc đá làm thang cho dòng người đi viếng. Bé là con trai của người bị nạn. Thật là Họa vô đơn chí, ai ai cũng xót xa bàng hoàng trước 2 sự cố này . Người vợ cũng lên tiếng bảo bà con cứ đi viếng chùa, Chị ở lại bệnh viện với vài người thân. Tình hình sau đó cháu bé cũng hồi phục nhanh nhưng người chồng lại là một ca khó so với một bệnh viện của huyện. Tất nhiên chuyến đi được kết thúc sớm so với dự tính ban đầu. Về đến tp, với tiện nghi của một bệnh viện lớn, người chồng cũng qua khỏi với một vết lõm ở trán với một nét ngẫn ngơ như trẻ thơ. Hy vọng với thời gian và tốn kém khá lớn may ra hồi phục đươc một phần trí nhớ. Và có lẽ anh cũng đang muốn QUÊN, quên đi tất cả quá khứ, công việc mà vợ chồng anh đã làm, đã giàu có từ những đồng tiền cho vay nặng lãi, từ những hành xử nóng nãy, đạp đổ nồi canh bún mà con nợ của anh không còn khả năng góp đúng lịch, đến những xấp vải của người thợ may(cũng là con nợ) đang giữ của khách mà anh đã thu hồi không một lời giải thích không một chữ ghi chép. Đến những chậu hoa bán rằm mùng một của một con nợ trốn góp cho vợ chồng anh cũng bị vùi dập như cỏ dại gặp lũ. Khi đương thời Anh cũng đã ý thức được việc tích đức nhưng có đủ không ? Khi túi TỘI quá đầy mà túi PHƯỚC quá vơi ! Và có phải chăng chư Phật thập phương đã từ chối tiếp nhận bước chân của vợ chồng Anh được đến cạnh ngài để sám hối để hồi hướng hồi tâm ? Và có phải chăng nghiệp quả nhãn tiền, phước ưu tội chướng đang được giải bàn cho bài toán của cuộc đời. Một câu chuyện có thật mà tôi chứng kiến và nghiền ngẫm, tôi đã chọn chủ đề của Topic này để kể lại.
    1 like
  32. diệu tâm thân mến ! Nỗi băn khoăn của bạn cũng như của nhiều người, không muốn tiếp tay cho những kẻ làm giàu pha màu sát khí ! Nhưng nếu bạn nghĩ được rằng cứu thoát một đàn chim, giải phóng cho đàn cá, bạn đã đem lại cho chúng sự tái sinh, trở về với bầu trời với dòng sông của sự sống. Sinh khí bắt đầu từ đây làm tâm bạn an bình, còn những người bán, nghiệp quả theo họ như một vòng xoáy, vì không có sự tiếp tay của bạn, họ vẫn chọn một nghề khác với một nghiệp quả khác tương tự, nếu có phát triển đi chăng nữa cũng chỉ làm nặng thêm hạt nhân oán đối. Thôi thì ta cứ làm khi lòng mình thấy Phải, thấy An, thấy còn Cảm xúc. Còn mọi việc như bánh xe luân hồi tuân theo luật trả vay. Vài dòng lạm bàn có gì không phải ta lại tiếp tục học hỏi từ những gương thiền định.
    1 like
  33. Con xin phép bác cho con tâm sự đôi dòng với chị Cuchep và những anh chị có tâm trạng như chị Cuchep. Nếu có gì ko đúng, xin bác nhắc nhở, con sẽ sửa chữa ạ. Con cám ơn bác. Chị Cuchep mến ! Em hiểu tâm trạng của chị và biết 1 số người cũng có suy nghĩ giống chị. Thật ra suy nghĩ của 1 đứa con nít rất nông cạn và hạn hẹp. Em nghĩ nó cười nói bô lô ba la vì bản chất trẻ con là như thế. Nó mừng, vì nó có được tiền, vì hôm nay sẽ ko bị đói... Ít đứa trẻ nào nghĩ ra được là: mụ này ngớ ngẩn quá, bị mình gạt. Nếu đc chọn lựa, chắc chắn ai cũng muốn làm con của những ông bố bà mẹ biết lo lắng cho con, gia đình giàu có, đủ ăn đủ mặc. Nhưng số phận những đứa trẻ này ko may mắn, rơi vào trúng gia đình như vậy. Bản năng sinh tồn, nó chỉ biết là làm như thế này thì có tiền, thì sẽ ko bị đói. Tất cả đều do người lớn chỉ, nó làm gì có đủ nhận thức để biết như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Người lớn đôi khi còn phạm sai lầm, huống chi 1 đứa trẻ sống trong 1 hoàn cảnh kém may mắn. Đó là những đứa trẻ đáng thương hơn đáng trách. Dù sao thì chuyện cũng qua rồi, chị đừng nghĩ đến và buồn nữa (bùn hoài mau già lém :( ) Rút kinh nghiệm cho lần sau. Suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi hành động là được rùi :rolleyes: Đây là 2 tình huống mà chip đã gặp phải xin chia sẻ cùng các anh chị: Trung thu năm ngoái, nhóm bạn của chip gom góp đc 1 ít tiền. Sau đó mua sữa hộp, bánh kẹo để làm quà trung thu cho trẻ em lang thang. Bọn chip ra khu vực bánh mì Như Lan ở SG. Khi phát cho các em thì rất nhiều em khác chạy tới. Đang phát thì có 1 chị mang bầu khều chip nói: em, nhà chị có 3 đứa nhỏ. Đang ngẩn tò te vì gặp tình huống bất ngờ phát sinh, hok biết xử lý như thê nào (vì số phần quà thì ít mà trẻ em ngay tại đó thì nhiều) thì bịch cuối cùng đã phát hết, chị ấy quay lưng đi. Văng vẳng đâu đây tiếng mấy đứa nhỏ phân bua: con này nó lấy rồi đưa cho mẹ nó giữ, chạy lại lấy tiếp. Cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây là mạnh được yếu thua; nhanh chân thì còn, chậm chân thì hết. Những đứa trẻ trong lớp học tình thương ở bến Bạch Đằng thì khác. Khi đc cho 1 bịch kẹo thì có em cầm đem đến những ghế đá phía xa xa chia cho các bạn. Mặc dù có những bé ko có đc đôi dép để mang, thầy phụ trách thấy thương, mua dép tặng mấy em. Đứa này mừng rỡ, chạy kêu đứa kia: ê thầy cho dép kìa, lại lấy đi. Có 1 lần, chip đang giảng bài cho 1 cô bé lớp 6, một đứa em chạy tới kêu: cô kia cho chôm chôm nè, lại đó ăn đi. Chip ngưng giảng, im lặng để cho cô bé tự quyết định. Cô bé nghĩ ngợi 1 lúc rồi nói: thôi ko ăn đâu, để làm cho xong bài tập này đã, rồi quay xuống cuốn vở mải miết giải toán. Cuối buổi, cô bé bảo: cô dạy con luôn nha cô. Thầy ở trường con khó lắm, cứ nói ai học kém phải đi học thêm hoài. Mà con thì ko có tiền để học thêm. Thấy bé ham học, chip tự nhủ sẽ hướng dẫn cho bé học dài dài đến hết lớp 9. Nhưng sau đó, mải miết với công việc riêng tư mà chip đã bỏ dở nửa chừng. Đôi lúc nhớ lại thấy aý náy. Trẻ con, tự bản thân nó ko thể phân biệt được cái nào đúng cái nào sai khi chưa được bảo ban dạy dỗ.
    1 like
  34. Kiếm sống là nghiệp của muôn loài. Loài nào mà chẳng miếng ăn làm đầu. Nhưng bắt chim kiếm sống kiều này thì nghiệp chướng trùng trùng. Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa. Thứ Hai, 10/11/2008 - 11:26 AM Bẫy chim bằng thuốc độc, hậu hoạ khôn lường Bán chim trời dọc đường 1A. (Ảnh: VNN) Chim được bẫy bằng thức ăn có tẩm hỗn hợp bột trắng trộn vớt thuốc diệt chuột Trung Quốc. Có con ăn xong chết ngay tại chỗ, có con cất cánh được vài mét thì bổ nhào xuống nước. Dọc tuyến đường 1A từ Huế đi Đà Nẵng mùa này bày bán rất nhiều thịt chim, mà không ít trong số đó được bẫy bằng thức ăn tẩm độc. Cứ vào mùa nước nổi, các loài chim di cư bay về các cánh đồng ở Thừa Thiên Huế kiếm ăn rất nhiều. Người dân sống ven các cánh đồng cũng từ đó có nghề bẫy chim. Gia đình ông Nguyễn Văn Xiển đã 4 đời chuyên bẫy chim bằng cách đặt chim gỗ trên các khoảng đồng khác nhau. Ngày nhiều nhất, ông cũng được 4-5 con, nhưng khi có, khi không. Kiểu bẫy chim truyền thống như gia đình ông Xiển chỉ mang lại thú vui chứ không mang lại hiệu quả kinh tế, nên hiện nay không còn phù hợp. Nhiều người chuyển sang bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc. Ông Dương Văn Ba, sống ở làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết: “Bẫy chim bằng thuốc vừa nhanh, vừa khỏe mà còn bẫy được nhiều. Tui chuyển sang bẫy chim bằng thuốc tới mùa lụt ni là đã mùa thứ 3 rồi. Khỏe hơn ngày trước gánh chim gỗ nhiều”. Thuốc như ông Dương Văn Ba nói là một loại bột màu trắng, trộn với ít thuốc diệt chuột Trung Quốc mà những người bán dạo ở các tỉnh phía Bắc hay vào Huế bán. Không rõ đó là thuốc gì, chỉ thấy có mùi như bột sắn rang cháy. Từ hai loại đó, người ta làm mồi chim bằng cách tẩm vào các loại cá như cá mại, cá diếc con... để qua một buổi, rồi đặt trên các cọc đóng ngoài cánh đồng. Khi đã ăn vào, tùy con chim to nhỏ, tùy sức vóc mỗi con mà thuốc độc ngấm nhanh hay lâu. Có con vừa ăn xong liền ngã lăn quay tại chỗ. Có con đến khi cất cánh bay lên khoảng 2 mét thì cụp cánh bổ nhào xuống nước. Cứ buổi sáng đi đặt mồi thì buổi trưa hoặc đầu buổi chiều đi nhặt chim. Một ngày bẫy chim bằng mồi tẩm thuốc độc có thể thu được 10 - 15 con đủ loại. Những con chim chết do thuốc được vặt lông làm thịt ngay tại chỗ. Những con ngấm thuốc nhưng chưa chết thì đem làm cảnh ở chỗ bán thịt chim. Anh Nguyễn Văn Lương, ở thôn Lợi Nông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, một người có nhiều kinh nghiệm về bẫy chim bằng thuốc độc, cho biết: “Những con chết thì làm liền cho khỏi thâm tím thịt của nó. Còn con sống thì mang ra làm cảnh thì người ta mới tin. Hơn nữa, nhiều người muốn tự tay làm chim nên họ mua chim còn sống thôi”. Nếu không bán ở dọc đường thì người ta lại mang về các chợ quanh đó để bán. Chợ Thủy Dương, chợ Thần Phù, chợ Hôm, chợ Mai… ở huyện Hương Thủy, mùa này, không buổi chợ nào là không có chim đã bị nhổ lông, moi bụng được bán. Đến chợ Thần Phù ở xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, tôi tỏ ra ái ngại khi hỏi mua một con mỏ giác, bà Hà, một người bán thịt chim mỏ giác và vịt nước nói: “Chim ni chỉ được bẫy bằng thuốc mê thôi. Ăn không có chi phải sợ. Mà chú thấy đó, có ai có chuyện chi mô nà?”. Ông Dương Văn Ba, làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết thêm: “Không chỉ có vùng Hương Thủy và các xã ở Phú Vang, người ở mấy xã dưới Phú Lộc cũng mua thuốc ni để bẫy đó. Hiện nay, người ta dùng phổ biến lắm”. Chỉ tính ở các huyện phía Nam Thừa Thiên Huế, một cánh đồng trung bình có 2-3 người đi bẫy chim bằng thức ăn tẩm độc, một người bẫy được trung bình 10 con chim/ngày. Vậy, ở các huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc mỗi ngày có bao nhiêu thịt chim tẩm độc được mang đi tiêu thụ? Việc bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc đang mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân. Nhưng cái họa mà họ mang lại cho cộng đồng là khôn lường. Đó là chưa kể đến sự tận diệt các loài chim di cư như cò, diệc, mỏ giác … ngày càng tăng. Theo VietNamNet
    1 like
  35. Đúng vậy! Mỗi người tùy tâm duyên hiến thí.Nhưng quan niệm của tôi thì thả chim không chỉ tạo phước mà còn là một tuyệt chiêu trong Phong thủy nhằm lấy lại sinh khí cho đất.
    1 like
  36. Banmai thân mến.Chuyện là như thế này. Hôm kia (10 / 10. Mậu Tý) Tôi có việc nhờ Thiên đồng lấy xe chở đi, lúc về đến Lăng Ông Bà Chiểu thì hơi kẹt xe, nên xe đi chậm chậm sát vệ đường. Bên vệ đường ngay hông chùa, một người đàn bà đứng tuổi ngồi bán chim với hai lồng chim, nét mặt thiểu não. Lúc ấy cũng gần tối. Tôi lúc đầu chỉ có ý định mua giúp bà ấy vài con chim thôi. Nhưng nhìn lồng chim nhếch nhác với hàng trăm con chim nháo nhác kêu thảm thiết. Tôi có ý mua hết lồng chim này để thả. Ý nghĩ vửa thoáng qua thì xe đi chờ tới xa đến khoảng 20 mét. Tôi nói Thiên Đồng dừng xe và chờ tôi. Tôi quay lại hỏi mua hết thì bà ấy đòi 5000 đ một con. Cuối cùng ngã giá 4.500 đ con với điều kiện tôi mua hết. Bà ấy than: "Vốn mua vào đã 4.200 đ". Nhìn đám chim chen chúc trong lồng kêu thảm thiết khi trời tối thật tội nghiệp. Bây giờ là giờ đáng nhẽ chúng phải bay về với tổ ấm của chúng. Bà mở cửa lổng thò tay vào bắt từng con một và đếm cho tôi. Lũ chim vừa tuột khỏi tay bà lập tức bay đi. Nhưng cũng có con đuối sức chỉ bay là là, cũng có con xơ xác lông cánh, bay không được, cũng cố gắng chui vào lùm cây tìm đường thoát thân. Khi bắt đầu thả lồng nhỏ hơn, bà bán chim gọi tên một người nữa xem có còn chim không đem ra bán. Một người đàn ông xuất hiện sau hàng rào của chùa. Tôi thoáng nghĩ "Sao trong chùa lại chứa chấp mấy người này nhỉ?". Bà bán chim đỡ lồng chim từ tay người đàn ông qua hàng rào và bảo gọi thêm một người nữa đem chim ra bán. Tôi bắt đầu nghĩ đến túi tiền của tôi : "Lạy Chúa! Nhiều chim thế chắc túi tiền của mình vơi đáng kể!". Nhưng nghe tiếng chim kêu thảm thiết, tôi có cảm giác như chúng đang tha thiết gọi: "Ông ơi! Cứu chúng tôi với!'. "Thôi được! Bà bán hết đi!". Lồng chim vửa thả hết thì một người nữa đi lại với lồng chim, nhưng ít hơn khiến tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên tôi cũng làm bộ than hết tiền. Anh ta nói: "Tôi bán hết chỗ này chỉ khoảng hơn 60 con. Tôi chỉ lấy 250. 000 đ thôi!". "Được rồi! Anh thả đi". Người đàn ông mở cửa lồng, hướng vào hàng rào chùa. Đám chim trong lồng người đàn ông chắc khỏe mạnh. Chỉ một loáng chúng bay hết vào sân chùa. Tôi đứng dậy đi về phiá Thiên đồng đang đợi, lòng thanh thản. Tôi nói với Thiên Đồng: "Chúng nó cũng là người như chúng ta vậy". Tôi kể cho Thiên Đồng nghe câu chuyện: Ngày xưa khi tôi còn bé. Một đêm, ba tôi đang ngủ, chợt nửa đêm tỉnh dậy, thảng thốt nói với mẹ tôi: "Này bà! Tôi nằm mơ thấy một cô gái chùng 17, 18 tuổi chạy đến tôi khóc lạy kêu cứu "Ông ơi! Cứu con với! Nó giết con rồi ông ơi!". Lúc ấy ba tôi chẳng hiểu chuyện gì. Nhưng sáng hôm sau, ba tôi thấy con chim hoàng yên nuôi trong nhà bi mèo tha đâu mất. Trong lồng chỉ còn chiếc cánh chim đẫm máu. Mẹ tôi bảo: "Chim nó cũng là người bị hóa kiếp chim con ạ!". Banmai thân mến. Tôi không niệm Phật trong lúc thả chim. Nhưng tôi biết một tài liệu cổ mà tôi tin chắc là luật pháp thời Hùng Vương. Ngày ấy, ông cha ta đã qui định. Không phá tổ chim vào mùa Xuân.
    1 like
  37. Hôm nay lò dò vào diễn đàn đọc thấy mục "Nghiệp Chướng", TH cũng xin nói chút về gia đình lớn. Bắt đầu từ thời ông nội tới đời Thiên Huy thôi. Hiện nay anh chị họ của Thiên Huy (anh em chú bác ruột) đã lên hàng ông bà nội /ngoại rồi. (Suy ra mình cũng cỡ đó mặc dù TH mới 27 tuổi :lol: ). Cháu họ nội/ngoại nhỏ nhất cũng 1 tuổi òi, lớn nhất 7,8 tuổi. Ôi! Lạy chúa! Tình trạng Đại gia đình là vậy. Nếu theo tên tiếng Hoa, Thiên Huy lót chữ Chấn. Ông của TH gốc người thuộc trấn Lại Pô, Lào Nguyên, Quãng đông/Quãng châu (TH không nhờ rõ) Trung Quốc. Từ năm 12 tuổi, ông đã bỏ quê hương theo tàu lưu lạc qua Việt Nam. Ông không biết 1 chữ tiếng Việt kể cả nói chuyện. Qua VN ông sống bằng đủ nghề từ khuân vác,... (không có chuyện trộm cắp nhé). Theo tinh thần người Hoa, ông họ Đặng nên ông tìm người cùng họ và được 1 người họ Đặng sống ở Cái Thia cưu mang và cho công ăn việc làm. Qua người ân này, ông học được nghề thuốc. Sau này, bà nội TH cũng do người ân hỏi cưới cho ông nội. Bà nội TH là người Việt gốc. Ông bà TH nghèo toàn sống ở dưới ghe đến mấy mươi năm mới mua được miếng đất trên bờ. Những năm cuối đời ông mua thêm được miếng đất nhỏ để làm nơi an nghỉ cho ông bà sau khi mất. Ông TH có đúng 10 người con. Tuổi ba Huy bằng với tuổi những người con của con lớn của ông nội - con của cô Hai; con của bác Ba. (Tới 62 tuổi ông nội còn cố kiếm thêm người con Út). Bó tay! Lúc sinh thời và ra nghề thuốc, ông còn bán tạp hóa. Tuy ông bà TH nghèo nhưng ông luôn sống đúng chữa Nhân. Ai nghèo không tiền uống thuốc, ông hốt thuốc cho đôi lúc còn tặng gạo giúp họ qua cơn khốn đốn mặc dù ông bà không dư dã gì. Cả đời ông bà TH sống như vậy nên con cháu ông bà được hưởng phúc. Hiện nay anh chị họ (con chú bác cô cậu ruột của TH) toàn người giàu có. Người giàu nhất đứng trong hàng top những người giàu nhất Việt Nam. Đa phần con cháu ông bà ai cũng có đất và của cải dư dật. Riêng gia đình TH thì cha mẹ đủ nuôi 2 con học hành tới nơi tới chốn. Tiền bạc không dư. TH được hưởng phần phúc ông bà để lại nên được cái tạm gọi là có kiến thức, còn túi tiền thì chưa dư dật gì cả, sống được thôi hà. Anh chị em họ hàng của TH rất tương trợ nhau nhưng rất ít khi cậy nhau. Những năm cuối đời ông của TH cũng tự thân không nhờ con cháu gì (lúc này cháu ông đã có đất có nhà). Ông tự mua miếng đất nhỏ để làm nơi an nghỉ cho ông bà. Cái tính tự thân này được duy truyền hầu hết cho con cháu. Chỉ cậy nhau khi không thể nào không cậy. Kết quả trong những người con của ông bà nội, mỗi gia đình đều có mức độ giàu sang và học thức khác nhau (từ giàu tột đỉnh đến đủ sống, từ Tiến Sỉ tới trình độ 12/12 đều có đủ). Từ những việc trong gia đình, Thiên Huy ngẫm lại : mặc dù ông của TH sinh ra và lớn lên bên đất Trung Hoa nhưng "lá rụng về cội" cuối đời ông lại an nghỉ trên đất Việt. Của cải dòng họ hầu như tập trung tại TPHCM trên ngay chính đất nước Việt Nam mặc dù các anh chị họ đi nước ngoài như đi chợ. TH nghĩ chắc chắn mình là con cháu người Lạc Việt vì TH sinh ra và lớn lên bằng sự cưu mang của con người Việt Nam. Trong gia đình lớn toàn những người làm kinh tế, duy chỉ TH theo nghiên cứu và TH đặc biệt ham mê lý học Đông Phương. ;) Hy vọng TH không phụ niềm tin của chính mình. :lol: Bàn về việc làm từ thiện, TH nghĩ muốn làm từ thiện, bản thân Thiên Huy phải sống được, sống tốt việc thiện mới chân thiện được. :lol: Việc làm từ thiện là do từ tâm mà ra. Hiện TH tin rằng, để thành người sống tốt cần 3 điều kiện: Luật + Tĩnh tâm + Trí tuệ. (nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại) + Luật để Thiên Huy không làm bậy + Tĩnh tâm để Thiên Huy sáng suốt hơn sau mỗi lần vấp sai lầm + Trí tuệ để Thiên Huy thấy được cái sai, khắc phục cái sai nhìn ra chân thiện. :lol:
    1 like
  38. Bởi vậy, việc thả chim là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu nhằm giải tỏa uất khí và các âm khí trong cuộc đất. Lũ chim, chúng cũng có tình như chúng ta, chúng cũng có con để chăm sóc. Nên khi bị bắt chúng cũng đau khổ, hốt hoảng và căm hận. Trong lồng chim tụ tập đông đúc đó, một khối uất khí được hình thành. Theo nguyên lý đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu khối uất khí này sẽ kết hợp với tà khí quanh ta. Bởi vậy khi được thả chim bay đi sẽ mang theo toàn bộ tà khí và uất khí được giải toả. Dương khí sẽ tụ lại sau đó. Đây chính là cách hòa thượng Thích Viên Thành dùng nối long mạch cầu Hoàng Long với vài ngàn con chim và Thiên Sứ tôi đã dùng để bán thành công một miếng đất lớn ở Hanoi. Đừng tạo uất khi sẽ rất bất lợi cho chúng ta. Nhai và nuốt vào trong người nữa thì cực kỳ nguy hiểm. Chúng sẽ thấm vào máu thịt chúng ta và di truyền lại các thế hệ sau, cho đến khi đủ nhân duyên thì phát tác . Cái mà chúng ta gọi là nghiệp chướng. Đức Phật nói: "Cái bao tử (Dạ dày) của con người chính là mồ chôn hành vạn chúng sinh".
    1 like
  39. Đừng hành động như ở thời nguyên thủy! Thứ ba, 7/10/2008, 07:00 GMT+7 …Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống giãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi - cái thằng độc ác - cái thằng uống máu… Từ bữa nhậu thịt chim sẻ cùng vài thằng bạn đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh. Sự ám ảnh đó hiện ra mỗi đêm. Có lần tôi mơ thấy cả ngàn ngàn đôi mắt đen ngòm của lũ chim đuổi theo, đè tôi xuống rồi thi nhau mổ và những dòng máu túa ra loang lổ… Tôi sợ quá tỉnh dậy vã mồ hôi và thề sẽ không bao giờ ăn cái món đáng sợ kia nữa. Những con cò nằm chờ "hóa kiếp" - Ảnh: A Sáng Nhiều người sẽ cho tôi là kẻ lẩn thẩn và nhát gan nhưng thực sự từ bữa ấy tôi sợ! Sợ đến già! Nếu chỉ ngồi nhâm nhi những con chim đã rán vàng trên đĩa thì chẳng có gì đáng sợ, thậm chí rất ngon, thêm chén rượu thì có cắt tai cũng không biết. Nhưng không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại tận mắt chứng kiến mấy anh đầu bếp chế cái món khoái khẩu ấy. Họ nhốt trong lồng đến vài trăm con chim sẻ (không hiểu họ kiếm đâu ra nhiều thế?). Một gã ăn mặc kiểu đầu bếp châu Âu rất lịch sự thò tay vào lồng bắt từng con sẻ ra và vặn cổ đánh ngoéo một cái vứt xuống đất, ngay lập tức có một gã nhúng con chim đang giãy đành đạch ấy xuống nồi nước sôi và nhổ lông, rồi lại một gã nữa mổ bụng moi gan… Cứ thế cái dây chuyền chết chóc kia diễn ra rất nhanh, rất chuyên nghiệp – chuyên nghiệp đến tàn bạo. Lũ chim trong lồng bay loạn xa, kêu la inh ỏi. Tôi liếc nhìn và thấy rất nhiều - rất nhiều đôi mắt đen ngòm của chúng nhìn tôi. Những đôi mắt ấy như nói với tôi rằng: thằng man rợ kia, mày hãy ăn thịt tao đi, uống máu tao đi, rồi có ngày chính chúng mày sẽ chết như bọn tao! Tao hận lũ người độc ác! Một mùi tanh lợm dội lên khiến tôi rùng mình. Xung quanh máu me be bét, lông lá bẩn thỉu, ruột gan lẫn lộn hôi thối. Ôi! Thượng đế, người sinh ra vạn vật, tạo nguồn sống cho tất cả mà sao người lại để chúng sinh tàn sát nhau ghê rợn đến thế! Theo tôi, con người là sinh vật tàn bạo nhất, tham lam nhất và cũng phàm ăn nhất. Những chú chim sẻ bé nhỏ, chết một cách đau đớn rồi trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Chúng tôi - những con người - được trang bị đầy đủ về kiến thức, văn hoá và tự cho mình có lòng nhân ái, biết tôn trọng thiên nhiên lại ngấu nghiến ăn, hô hố nói, ừng ực uống. Lúc này chúng tôi hiện thân như một lũ ác quỷ! Chỉ có ác quỷ mới ăn uống tàn bạo như thế! Vì tò mò, tôi thám hiểm khu nhốt thực phẩm của quán nhậu. Thì ôi thôi! Không thể tin vào mắt mình - rất nhiều chim – cơ man nào là chim: cò, dẽ, le le, sáo, vịt trời… cả những con khướu, vẹt, hoạ mi hết thời hạn sử dụng hoặc không còn tiếng hót mua vui cho loài người cũng bị nhốt vào đây. Chúng bẩn thỉu, ủ rũ, chán chường, thậm chí căm thù trong những cái lồng sắt để chờ được hoá kiếp. Mấy ông bạn tôi sau khi chén đẫy thịt rán, tinh thần hưng phấn lại gọi món rượu tiết chim sẻ. Ở món này, sự độc ác được tăng lên gấp bội. Một gã đầu bếp rót đầy một cốc rượu trắng, rồi bắt từng con sẻ, cầm kéo cắt phăng đầu chúng, từ cái cổ đỏ hỏn rỉ ra vài giọt máu rơi xuống cốc rượu. Khi buông những con sẻ không đầu ấy ra thì thật hãi hùng. Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống dãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, chúng vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi – cái thằng độc ác – cái thằng uống máu độc ác! Đến nước này thì tôi không tài nào uống được, mồ hôi vã ra, tỉnh cả rượu và ra về. Cũng từ bữa đó, những cơn ác mộng thường đến với tôi. Hình như linh hồn của chúng đang hiện về. Cảnh giết chim đó làm tôi nhớ lại cái lần người làng tôi bẫy chim tập thể. Đó là một cách bẫy chim mang tính hủy diệt và tàn bạo nhất mà tôi được chứng kiến. Ở quê tôi có loài sáo đá, chúng rất đông và kiếm ăn theo kiểu tập thể. Chúng đông đến nỗi người làng tôi phải dùng lưới để bắt. Cách bẫy cũng giống như người ta bẫy chim ngói ở miền xuôi. Nhưng hôm đó vì quá đông sáo đá nên khi chúng tôi kéo lưới chúng vẫn vùng vẫy bay lên mang theo cả lấm lưới. Chúng sà xuống cây nghiến đầu làng và kẹt ở đó. Người làng tôi không cách nào lấy được, trèo lên thì cao mà chúng lại vỗ cánh ù ù như máy bay rất nguy hiểm. Cuối cùng người ta đợi cho đến tối, khi lũ chim mệt mỏi đứng im. Một gã trai làng khoẻ mạnh được phân công mang một gói thuốc nổ, trộn với đạn ghém, buộc vào dưới cái lưới đang mắc trên cây và châm ngòi. Khi gã kia vừa tụt xuống và chạy nấp vào khe đá - một tiếng nổ khô khốc vang lên, đạn ghém bay rào rào, tấm lưới rách toang. Sớm hôm sau chúng tôi ra nhặt chim. Ôi thôi! Dưới đất trắng toát (sáo đá có lông màu trắng) một màu trắng chết chóc vung vãi khắp nơi. Chúng nằm còng queo, mắt mở trừng trừng. Hôm đó làng tôi được một mùa chim lớn, nhưng cũng từ bữa đó, lũ sáo đá không còn đến làng tôi làm tổ kiếm ăn nữa. Chúng nổi giận và bỏ đi. Còn người làng tôi cho đến nay vẫn nghèo và chẳng thấy bóng con sáo đá nào. Bây giờ người thành phố lại thích ăn thịt chim, coi đó như một thứ đặc sản. Có lần ngang qua đường Giải Phóng, tôi thấy vài người bán chim ở đó. Những con chim bị vặt trụi lông đứng co ro chờ người đến mua trông mới sợ làm sao. Chúng ngơ ngác đau đớn nhìn người thành phố qua lại. Có vài người nước ngoài đi qua, họ sửng sốt, hết chụp ảnh lại quay phim rồi họ xì xồ gì đó. Tôi đoán họ đang nổi giận. Cảnh đó ở nước họ là phạm pháp, lập tức bị tống vào tù. Nhưng ở ta điều đó rất bình thường, chẳng ai thèm để ý cả. Có đêm lại chứng kiến cảnh vài gã vác súng hơi, soi đèn pin bắn chim ở ngay giữa phố. Lần này lại là chim sẻ, chúng bị bắn rơi lả tả. Còn những gã kia thì hoan hỉ cười vang như tận hưởng một trò chơi thú vị. Chúng ta - những người thành phố vẫn tự vỗ ngực là văn minh, là hiện đại, là hiểu biết. Nhưng tôi đồ rằng chính chúng ta đang trở lại thời kỳ nguyên thủy - cái thời kỳ con người chỉ biết đến bản năng sinh tồn, chém giết để sinh tồn ấy. Nếu không sao chúng ta lại giết lũ chim ngay giữa đất Hà Thành này? A Sáng (Vietimes)
    1 like
  40. Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào khoảng những năm 80, lâu quá tôi không nhớ chính xác thời gian. Anh ta là đại lý phân phối hãng phân Con Cò của cả tỉnh Bến Tre. Cơ sở của anh ở ngay bến sông. Ngày ấy loại như anh xếp vào hàng đại gia. Anh đi đâu cũng có người chở anh bằng honda. Như thế là oai lắm. Vì lúc ấy chưa ai có xe hơi để đi cả, người nghèo thì có xe đạp đi cũng may lắm rồi. Anh ta có hai vợ và điều độc đáo là họ là chị em ruột và đều yêu anh tha thiết. Hi. Anh ta rất lạnh lùng, con người của công việc nên khá độc đoán. Anh không đếm xỉa gì tình cảm của những người xung quanh anh. Anh cũng không cần để ý tới điều đó. Có một lần, vợ cả anh ta mời tôi đến xem giúp tính duyên và phàn nàn về sự thờ ơ của chồng, do mối tình với em gái bà ta.Tôi khuyên bà ta nên sinh con vào năm đó (cũng rất gần thời gian tôi xem) thì sẽ đỡ hơn. Khi anh ta đến tôi nhờ tư vấn, tôi thấy thần sắc anh lạnh lùng, độc đoán, dương khí rất vượng, âm khí suy kiệt người lại gầy gò ốm yếu. Tôi gieo quẻ giật mình: "Thôi chết rồi! Anh ta nguy mất!". Quẻ cho thấy cả anh và người lái xe hon da chở anh đều bị tai nạn. Tôi nói anh hãy thận trọng vào tháng đó, năm đó và giải pháp của tôi là hai người không nên đi chung xe, hy vọng anh ta thoát nạn.Tôi cẩn thận viết cho anh một miếng giấy để nhớ. Nhưng thực tâm tôi không hiểu sao thần sắc anh lại suy như vậy. Đúng vào tháng đó, hai thày trò đi ngược chiều nhau và chính họ tông phải nhau ngay gần cầu 1 - 5 (Gần Ngân hàng phát triển nông thôn bây giờ). Anh ta lăn ra chết tại chỗ, còn người lái xe cho anh bị thương nặng. Thật là chuyện cực kỳ hi hữu. Ngày ấy, đường tuy không lớn, nhưng có thể coi là rất rộng với mật độ xe honda. Bản thân con đường đó cũng là con đường rộng ở t/x Bến Tre vào thời bấy giờ. Cái này thì tôi chịu, không thể ngờ được. Trong đám ma, người nhà tìm được miếng giấy của tôi ghi lại. Người vợ cả đến tôi nhờ tư vấn cho tương lai của bà. Tôi cũng thắc mắc không hiểu sao anh ta lại chết khi bà nghe tôi sinh con đúng vào năm đó - theo cách hiểu của tôi thì anh ta không thể chết được? Bà ấy than phiền là khi bà ấy tâm sự với người thân về lời khuyên của tôi, nói thầy bảo sinh con năm đó sẽ bảo đảm được hạnh phúc thì người em gái bà cũng nghe được. Cô ta cũng sinh con đúng vào năm đó và sinh sau bà. Tôi giải tỏa được thắc mắc của mình - đứa con của cô em khắc sát mẹ (Vì tuổi em khác tuổi chị) và đây mới chính là đứa út. Nhưng nghiệp chướng do chính anh tạo ra khi lấy cô em vợ của mình, không khắc phục được. Nhân đây tôi cũng nhắc lại là: Trong luận tuổi Lạc Việt thì tối thiểu con phải hợp mẹ và khắc cha cũng không sao. Nhưng không nên có con khắc sát cha quá, hay trong nhà có các con đều khắc sát cha thì cũng không tốt. Cha sẽ giảm thọ. Ít nhất cũng nên có Thiên Can (Dương ) hợp cha.
    1 like
  41. "Tôi không muốn ăn óc khỉ. Thật ghê rợn và thương tâm. Tuy tôi vẫn múc một miếng nhỏ trong sự kêu la dãy chết của con vật. Nhưng tôi không ăn mà lén bỏ đi. Các anh tôi thì ăn ngon lành với bạn của họ. Sau này tất cả những người ăn óc khỉ hôm ấy , kẻ thương tật, kẻ phá sản, kẻ đi tù, vợ con tan nát". Anh trầm trầm vẻ hơi buồn nói với tôi. Câu chuyện chỉ nghe thoáng qua như vậy trong lúc trà dư tửu hậu. Chúng tôi bàn sang chuyện Phong thủy nhà anh - lúc này anh kinh doanh có phần chựng lại và có nguy cơ phá sản - tôi khuyên anh nên bỏ cái hầm cầu đặt giữa nhà. Nhưng vợ anh nhất định không chịu. Bốn năm sau tôi gặp lại anh với một thân hình tiều tụy trong bộ quần áo sờn rách. Tôi không thể ngờ đây là một đại gia ngày xưa đã từng ra vào những nơi nhà hàng khách sạn sang trọng, sài tiền như rác. "Nhà cửa tài sản của em phải bán hết để trả nợ rồi anh ạ. Em không đi tù là may" Hình ảnh tiều tụy của anh khiến tôi nhớ lại câu chuyện ăn óc khỉ của anh ngày xưa. Anh không ăn, chỉ múc một miếng nhỏ rồi lén bỏ đi. Nhưng anh ngồi lạnh lùng chứng kiến những con người ăn tươi nuốt sống một con vật trong sự la hét kinh hoàng của nó. Có thể sự tàn ác và hậu quả này không hề có sự liên hệ với nhau. Nhưng thật là ấn tượng trong tôi.
    1 like
  42. Có một bài viết về nghiệp chướng rất hấp dẫn của ông Nguyễn Ngọc Ngạn cũng nói về nghiệp chướng ở bên tuvilyso.net do hiendde post lên. Nhưng tôi quay lại tìm mãi không biết câu chuyện nằm ở trang nào nên đành chịu. Câu chuyện có nội dung tóm tắt như sau: Vào thời Tây có một tay phú ông giàu có miền quê, tranh cử ông nghị. Ông nghị khi lên phố chơi bời quen một cô đào rượu. Cô đào có mang và thất nghiệp, về tìm ông nghị xin cứu trợ. Ông nghị từ chối, cô đào uất ức tự tử. Hồn ma hai mẹ con ám ảnh ông này đến chết. Xem câu chuyện này, người ta cảm giác ghê rợn và sợ tạo nghiệp. Nhưng làm cho con người tưởng rằng tạo nghiệp là phải làm một cái gì đó lớn lao, ghê rợn, như làm người ta chết oan, sát hại sinh linh..vv...Thực ra nghiệp chướng len lỏi trong cuộc đời đôi khi thể hiện bằng những hành động rất đơn giản, nhưng lại thể hiện bản chất của người mang nghiệp. Những câu chuyện tôi kể trên đây hoàn toàn có thật và nghiệp chướng đến với chúng ta đôi khi từ những hành vi tưởng chừng vô thưởng vô phát, nhưng cũng đủ nặng nề nếu chúng ta không kiểm soát được ý thức. Tôi quen một đại gia nữ, có chồng nước ngoài. Trong làm ăn cô có với một đối tác quan trọng đồng hương với chồng. Đối tác này bị một bệnh nan y đe doa tính mạng và tất nhiên ảnh hướng lớn đến công việc làm ăn của cô ta. Để chữa khỏi bệnh cho ông này thày lang khuyên phải lấy gan một con ngựa trắng nấu thuốc mới khỏi bệnh. Cô ta đã lùng sục khắp nơi để tìm bằng được một con ngựa trắng. Cô ta mua con ngựa này với giá cao và nhờ người địa phương giết thị chỉ lấy lá gan cho người bệnh. Nhưng sau đó cô hay nằm mơ thấy con ngựa trắng đứng ở sân vườn trước cửa nhà. Bị ám ảnh hoài, cô ta hỏi một vị thiền sư về nguyên nhân hóa giải. Nghe được câu truyện, vị thiền sư khuyên cô ta tạc tượng một con ngựa bằng đá trắng để trước cửa. Cô ta hoài nghi lời khuyên của vị thiền sư này, vì cô không cho rằng việc bỏ tiền ra mua một con ngựa với mục đích chữa bệnh cứu người lại có thể phiến phức đến thế, nên không làm. Vài tháng sau, cô ta bị chính người nước ngoài mà côp đã cất công cứu chữa lừa một mẻ lớn khiến lao đao gần như phá sản. Sau cú lừa đó, người này cũng chết và cô không còn hy vọng thu hồi được tiền. Sau đó cô mang nợ và suy sụp, chồng bỏ và cô phá sản. Đến bây giờ cô chỉ có hai bàn tay trắng và sống lay lứt trong sự ngờ vực của con người.
    1 like
  43. Bà ăn chay vào rằm và mùng một, bà chỉ buôn bán và chẳng hề lừa dối ai bao giờ. Đôi khi bà cũng cúng dường và làm công quả. Bà giàu có và sống tiết kiệm, không xa hoa. Nhưng có một lần, đã trưa lắm rồi, tiếng còi tan tầm của thành phố đã hú lên. Một người nhà quê, ăn mặc lam lũ dừng quang gánh trước của hiệu của bà. Với vẻ mặt thiểu não, cô cất tiếng chào mời: "Bà ơi! Bà mua giúp cháu mấy mớ rau muống!". Bà nhìn cả nửa gánh rau còn xếp lớp trên quang gánh có vẻ ái ngại: "Bao nhiêu một mớ, rẻ thì tôi mua?". "Cháu chẳng dám nói thách bà. Bà mua cho cháu. một hào một mớ. Chợ ế quá! Đang ra cháu phải bán hai hào". Bà lắc đầu: "Trưa rồi! Tôi mua giúp cô thôi. Hào rưởi ba mớ. Cô bán tôi mua". "Bà trả rẻ quá! Tội nghiệp cháu'. Cô hàng rau nét mặt thiểu não lại gánh gánh rau đi. Nhưng được vài bước cô quay lại năn nỉ: "Thôi cháu cũng bán cho bà. Bà mua giúp cháu". Cô hạ gánh rau xuống đếm ba mớ rau đưa cho bà. Bà đưa hai hào bảo trả lại tiền cho bà. Cô hàng rau nét mặt buồn rầu, tháo ruột tượng lần tay lấy tiền trả lại. "Bà ơi, bà cho cháu hai hào" "Không". Cô hàng rau, trả lại bà năm xu rồi gánh rau đi, nét mặt đầy đau khổ. Ngày ấy tôi còn bé lắm. Tôi chơi trước cửa hiệu của bà. Sau này, cái cửa hiệu ngày xưa mà bọn trẻ chúng tôi hay tụ tập chỉ thấy đóng cửa im ỉm. Tôi không tìm thấy ở đấy những hàng hóa chất đống và tỏa đi khắp chợ cùng quê nữa.
    1 like
  44. Làm phước giúp người là một hành vi tốt. Nhưng nghiệp quả lại là một chuyện khác khí con người không tự nhận thức mình.Tôi xin kể một câu chuyện trong Kinh Thánh như sau: Có một người đàn bà phạm tội ngoại tình và bị xử tử bằng cách ném đá cho đến chết. (Tất nhiên đây là một tôi thuộc phạm trù đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ và bị mọi người căm ghét, ghê tởm). Chúa Giê Su đi qua và người đàn bà này cầu xin Chúa cứu mạng. Chúa bèn nói: "Ai là người nhận thấy mình hoàn toàn trong sạch thì hãy ném viên đá đầu tiên". Đám đông chựng lại rồi từ từ tản ra. Người đàn bà thoát chết. Chúng ta thấy gì trong câu chuyện này? Đám đông phẫn nộ và nhân danh đạo đức kia có biết rằng họ phạm một tội còn lớn hơn là - giết người. Phải chăng Chúa không đạo đức bằng những người nhân danh đạo đức kia? Tương tự như vậy, chúng ta đặt vấn đề rằng: Đám đông ném đá kia, cũng có rất nhiều người thực tâm tin rằng những viên đá của họ nhân danh đạo đức. Và họ cũng sẽ không hiểu tại sao cuộc đời đôi khi lại phi lý với họ. Cũng có thể họ đã từng làm phước và cũng nghĩ như vấn đề mà NVA đặt ra. Viết những dòng này ở thời hiện đại - có thể có người nghĩ rằng: Tôi làm phước mà chưa hề ném đá tại sao tôi lại vẫn vất vả? Vậy chúng ta thử giả thiết một trường hợp: Có một cô gái điếm muốn xin đi làm. Không nơi nào nhận cô ta cả - nhân danh đạo đức. Cô ta phải quay lại nghề cũ và mọii người "Ồ" lên mà chứng tỏ rằng họ đã đúng khi không nhận cô ta. Cô ta mắc SiDa và chết. Phải chăng chính sự nghiệt ngã đã giết người? Và rất có thể trong số những người "đạo đức " nghiệt ngã nhưng thiếu nhân bản ấy , cũng không ít người làm phước.
    1 like
  45. Tôi cắm đầu cắm cổ ăn bát bún bò giò heo. Tôi ăn theo kiểu cho lợn chết đói, vì đến cả nước cặn cũng không còn. Tôi ngẩng đầu lên thì hai người bạn gái tôi ngồi trước mặt cũng vừa ăn xong. Trong đó có một người gọi là yêu tôi và tôi cũng yêu nàng. Hai nàng bỏ lại cả nửa tô nước lèo với hai cục giò heo đầy nạc mà hai nàng chỉ nhấm nháp sơ qua. Vào thời ấy, cách đây gần 30 năm trước , người yêu tôi coi như đại gia, nàng có hẳn một tiệm may trung bình với vốn lận lưng ngót cả chục cây vàng. Còn tôi chỉ là một thợ cơ khí tuy bậc lương cao 4/7, nhưng nghèo xơ xác. Chẳng bao giờ có một xu dính túi, trừ ngày lĩnh lương. Lúc ấy, sau lưng hai nàng có một người ăn mày cầm lon guigo chực xin hai nàng chút nước căn và đồ ăn thừa - lớp người mà thời ấy người ta gọi là "vét đĩa". Tôi bảo Lương *: "Đàng sau em có người xin đồ ăn thừa kìa! Em cho họ đi". Nàng ngoảnh mặt lại. Người ăn mày chìa cái lon guigo nói: "Xin hai cô". Nàng quay lại mặt lạnh như tiền, nói với tôi: "Em không bao giờ cho ai đồ ăn thừa cả. Phải tội chết!". Một thoáng cảm phục lòng nhân ái cao cả của nàng trong tôi. Tôi nói: "Vậy em mua cho ông ta một tô bún đi!". "Tiền đâu mà em mua cho người ta như vậy?". "Thế thì em cho ông ta chỗ nước lèo kia đi". Trả lời cho đề nghị của tôi, nàng đổ hai tô nước lèo vào làm một và chồng cái tô không lên. Nhìn người ăn mày thất thểu đi ra, tôi không thể không cảm thấy chạnh lòng. Tôi im lăng và cay đắng cho ông. Cuộc tình của tôi với nàng không thành, vì ngoài tôi ra , nàng còn có người khác. Sau này nàng cũng lấy chồng và không phải anh bạn đồng hành với tôi. Chồng nàng có một vợ trước đã ly thân, nhưng vẫn quậy nàng khiến nàng chịu không nổi phải bỏ đi với đưa con gái. Sau này hỏi thăm nàng, tôi biết nàng đã về quê và mở tiệm chạp pô bán tạp hóa cho bà con trong xóm. Cũng có tin đồn là nàng đã chết khi tôi gặp lại người chủ nhà mà nàng đã thuê ngày trước. Chẳng biết tin đồn có đúng không. Nhưng làm tôi không khỏi chạnh buồn. Duyên tình hay nghiệp oan khiên Mà sao mãi mãi trăng đêm nhắc sầu. ------------- * Tên đã thay đổi.
    1 like
  46. Tôi nhìn nàng và nói: "Cô là một đại gia. Nhưng thần sắc cô cho thấy cô là người rất nghiệt ngã với người làm. Cô quá cầu toàn và kỹ lưỡng nên không ai vừa ý cô cả. Xin lỗi! Cô cho tôi hỏi: Cô có lận đận tình duyên không?". "Thưa Thày không! Em một vợ một chồng và anh ấy vẫn sống với em". "Lạ nhỉ? - Tôi thầm nghĩ - Có vấn đề gì trong tướng pháp và tuổi vợ chồng con cái người này?". Cuối cùng tôi được biết rằng: Nàng đúng là đại gia. Nhưng là người vợ thứ 4 của một ông chồng vẫn sống đầy đủ với những người vợ ở không chờ nàng nuôi và hàng chục cô bồ các loại. Nhưng nàng vẫn thấy hạnh phúc. Thôi thế cũng được. Bà vợ thứ 7 của Pi Cát sô vẫn bằng lòng với hạnh phúc của mình. Bà phát biểu: Với tôi thì vẫn còn nửa cái ly. Nhưng các bà vợ khác của ông lại cho rằng: Chỉ còn nửa cái ly". 8 năm sau, nàng đã xuất ngoại. Chồng cũng đã thôi rồi. Nhưng phải thừa nhận nàng vẫn giàu có và lâu lâu lại về thăm tôi.
    1 like
  47. Anh ta đến gặp tôi với vẻ mặt buồn bã: "Thầy xem cho em, hôm nay em sang Mỏ Cày đòi nợ có được không? Nó nợ em 1.500.000 mà đến nay mãi chưa trả" (Thời giá khoảng năm 1990). Tôi độn quẻ và trả lời: "Người này rất nghèo. Họ không có khả năng trả anh. Nhưng nếu anh đòi được họ số tiền này thì mẹ anh sẽ bệnh năng và có thể chết!". Anh ta giật mình: "Thưa thày! Đúng là nhà nó nghèo thật. Em cũng không hy vọng nó có trả cho em. Nhưng cũng chính vì mẹ em bệnh mà nhà cũng khó quá, nên em phải đi đòi nợ. Được đồng nào hay đồng đó. Nhưng nay thày nói thế thì em biết làm sao bây giờ?". Tôi trả lời: "Nếu anh sang nhà con nợ của anh và nói vì thấy họ nghèo anh cho họ số nợ này để họ yên tâm sống, anh có làm được không? Nếu anh làm được thì mẹ anh sẽ khỏi bệnh và sau ba tháng anh sẽ có một số tiền gấp 10 lần số anh cho. Cụ thể là 15.000.000 đồng!". Anh ta ngồi suy nghĩ một lúc và hỏi lại tôi: "Thưa thày! Nếu em nghe lời thày, không đòi nợ nữa, nhưng cũng không cho mà để họ tùy ý trả thì mẹ em có khỏi bệnh và em có tiền không?" Tôi nói: "Nếu thế thì mẹ anh vẫn khỏi bệnh, nhưng ba tháng sau anh sẽ chỉ có số tiền gấp ba số tiền hiện nay!". Anh ta mừng rỡ nói: "Thưa Thày! Em hứa với thày, nếu thày nói đúng thì em sẽ mời thày đi nhà hàng nổi nhậu một bữa không say không về". Tôi cười và nói với anh ta: "Tôi sợ lúc ấy anh không còn đồng nào để mời tôi đi nhà hàng nổi". Anh ta ngạc nhiên: "Sao thế ạ? Không lẽ với số tiền lớn như thế mà em không mời nổi thày đi ăn nhà hàng nổi?". "Đến lúc đó anh sẽ biết tại sao!". Anh ta nói: "Thầy yên tâm đi, đến lúc đó em sẽ quay lại đây rước thày đi nhậu.'. Nói xong anh ta vui vẻ tặng tôi gói thuốc Jet rồi ra về. Một năm trôi qua. Anh ta quay lại mặt thiểu não nói với tôi: "Thày nói đúng quá! Khi em về thì vài ngày sau mẹ em bớt bệnh, khỏe lại! Ba tháng sau bà con bên Mỹ gửi về cho em một số tiền Dol, đổi ra tiền Việt được hơn 4,500. 000. Nhưng cái nhà em đang ở của ba anh em chúng em. Hai người anh khá giả ra ở riêng. Nay thấy em có tiền, họ về đánh giá trị cái nhà là 7.500. 000. Hai anh em hứa sẽ không sở hữu nhà nếu em đưa họ 5.000. 000. Thế là em phải chạy sất bất mới vay được 500. 000 để đưa họ. Nên chẳng còn tiền đâu để mời thày đi. Thày thông cảm, thày cũng nói trước rồi mà - Anh ta nói tiếp - hôm nay em đến để hỏi thày: Nếu bây giờ em sang nhà con nợ và nói cho họ luôn số nợ thì em còn được gấp 10 lần không?" . Tôi cười và nói với anh: "Nhân duyên lúc đó và bây giờ khác nhau. Bây giờ anh cho thì cũng muộn rồi. Tùy anh thôi. Nhưng nếu anh cho họ thì sau này anh sẽ khá giả". Anh ta buồn bã ra về. Sau đó tôi cũng không gặp lại anh ta nữa. Ngày ấy nếu anh ta cho thì lòng hiếu thảo lo lắng cho người mẹ bệnh với lòng từ tha nợ cho một người nghèo (Trong trường hợp dự báo chưa chứng nghiệm), nghiệp duyên sẽ rất khác với việc vì cần tiền lớn hơn nên cho.
    1 like
  48. Theo tôi: Nghiệp chướng là một khái niệm minh triết cổ nhằm cố gắng lý giải những hiện tượng trong mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của con người. Sự lý giải này đưa con người đến những khái niệm đạo đức và nhân bản, nhưng nó không thuộc về phạm trù đạo đức, mà nó là một khái niệm thể hiện sự liên hệ hữu cơ giữa hành vi và hệ quả của hành vi như một quy luật tất yếu khách quan. Trước sự bi thảm của đồng loại:nghèo, đói, chết oan ức...vv..... khái niệm "tội nghiệp" vửa thể hiện hệ quả của "nghiệp" vửa thể hiện sự chia sẻ vì đau lòng cho sự bi thảm của đồng loại mang tính nhân bản. Toàn bộ danh từ này có thể hiểu là "Tội" phải chịu do "nghiệp chướng" đem lại. Nhưng chính vì quan niệm nghiệp chướng hướng con người tới những giá trị nhân bản và đạo đức, nên người ta dễ hiểu lầm quan niệm này mang tính duy tâm chủ quan và mang tính tín ngưỡng, khi tri thức khoa học hiện đại chưa tìm được mối liên hệ giữa hành vi và hệ quả vốn có nhiều tương tác phức tạp. Thực ra: Khái niệm "nghiệp chướng" là một tư duy minh triết cổ giải thích sự liên hệ hữu cơ giữa hành vi và hệ quả của hành vi như một quy luật tất yếu khách quan. Đây là một lý giải đúng phản ánh bản chất của hiện tương trong mối quan hệ nhân quả từ hành vi của con người, hay là cái nhìn sai của cổ nhân - tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu nghiêm túc. Nhưng nếu giả thuyết cho rằng: Nếu khái niệm nghiệp chướng thể hiện bản chất mối liên hệ nhân quả từ hành vi của con người thì nó phải là hệ quả của một tri thức rất vĩ đại trong việc nhân thức tính quy luật sự tương tác giữa hành vi con người và hệ quả của nó. Bởi vì từ hành vi đến hệ quả là một quá trình tương tác cực kỳ phức tạp trong mối liên hệ giữa con người - vũ trụ thông qua môi trường sống.
    1 like
  49. Nhìn cô em gái vặt lông sống những con cò. Những con cò bị vặt lông trụi thùi lụi run rẩy trong đau đớn, chờ con người lấy hai thanh tre kẹp cổ, nướng trên lửa cho trụi hết lông con, xong mới làm thịt. Vợ tôi bảo: "Sao mày ác thế? Mày nhìn những con chim bị vặt lông kìa. Mày tưởng tượng nó đau đớn thế nào trước khi chết? Rồi mày lại sắp thiêu sống nó. Khủng khiếp quá!". Cô em vợ tôi tỉnh ngộ, đem cả chục con chim vừa có lông vừa trụi thùi lụi đi cho. Cô ta nói: "Từ nay em sẽ chẳng bao giờ ăn cò nữa". Nghe được câu chuyện này, tôi nói: "Con Liên sẽ sinh con trong năm nay và trở nên khá giả". Chẳng là cô ta đang có bầu, theo sự tính toán của tôi - nếu cô ta sinh con năm nay thì tốt và sang năm thì xấu mà bác sĩ dự sinh là vào khoảng trước hoặc sau Tết vài ngày. - Tại sao thế hả anh? Chính nhờ em khuyên nó mới không nướng những con cò đấy chứ? - Việc giết cò vì vô ý thức, nên không thể coi cô ta là ác. Nhưng chính sự thức tỉnh - chợt ngộ - từ trong tâm khiến cô ấy không ăn cò nữa, chứng tỏ cô ấy có tâm hiền. Lời khuyên chỉ là tác động bên ngoài mà thôi. Sự việc nghiệm, cô Liên sinh con trước Tết và khá giả. Câu chuyện cách đây cũng khoảng 15 năm rồi. Vũ trụ huyền vĩ mênh mông, hư ảo. Nghiệp chướng trùng trùng, không dễ mấy ai ngộ được.
    1 like
  50. Nàng có chồng Việt kiều vốn con nhà tử tế và chỉ chờ đi Hoa Kỳ. Với tôi nàng cũng có mối quan hệ dây mơ rễ má, nên nàng thường hỏi tôi: -"Bao giờ em xuất ngoại?". -"Năm nay chưa được!". Chồng nàng đã định cư ở Hoa Kỳ đến lúc cưới nàng là đã 16/ 17 năm sống nới đất khách. Nhưng vẫn chưa thi nhập quốc tịch. Khi lấy vợ, người chồng cũng chí thú làm ăn và thi quốc tịch để bảo lãnh vợ. Câu trả lời của tôi vẫn đều đặn là: -"Năm nay chưa đi được". Ròng rã cũng 9 năm trời. Nàng thiếu điều muốn chửi tôi. Thật xui cho nàng, lúc thì chồng thi trượt, lúc thì "đánh piano" vân tay lại bị nước vôi ăn do làm nghề thợ nề. Năm thì say rượu đụng xe...Rồi thì hồ sơ bào lãnh cũng đến thì nàng lại bị cật vấn sao lấy chồng gần 10 năm chưa có con? Cuối cùng tôi phải khuyên nàng thả chim phóng sinh. Nhưng ở tỉnh lẻ như nàng chẳng có chỗ nào bán chim phóng sinh cả? Lên Sài Gòn đi tìm cả ngày trời cũng chẳng có. Không hiểu tại sao lại như vậy? Nàng vẫn loay hoay bổ sung giấy tờ. Bên Hoa Kỳ thì nhờ luật sư. Tất cả anh em bên chồng ở Hoa Kỳ đứng ra bảo lãnh và cam kết, nàng vẫn chưa đi được. Cuối cùng, nàng phải lên tận núi Bà Đen ở Tây Ninh mới mua được chim phóng sinh để thả. Nàng đến nói với tôi : -"Em đã thả chim rồi. Em mua hết chim tốn cả gần 2.000.000đ, tính cả tàu xe đấy!". Tôi hơi buồn và nói với nàng: -"Em sẽ đi trong năm nay". Khi nàng ra về với sự vui vẻ, tôi nói với vợ tôi:"Người này không nhân hậu và ích kỷ. Có ra nước ngoài cũng không khá được". "Sao thế anh? Cô ấy vất vả lên tân núi Bà cầu phước mà?". "Đây là một cuộc đổi chác chứ làm phước gì! Làm phước thật thì chẳng tốn đến thế". Đến nay nàng vẫn chưa có con. Làm ở đâu cũng đành hanh nên chẳng bền. Thật tội nghiệp.
    1 like