-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/05/2010 in all areas
-
Cùng Nhau Học Dịch
VHTNQ and 2 others liked a post in a topic by Hà Uyên
Chào Anh Chị Em Chủ đề: "Cùng nhau học Dịch", được gợi mở khi anh Dichnhan đặt vấn đề: "Người đời học Dịch". Cũng mong Anh Chị em nhìn từ nhiều góc độ với sách Kinh Dịch, chúng ta cùng bình giải và bình luận khi học Dịch. - Anh Dichnhan viết: Hiện tại tôi đang soạn 2 tập tài liệu Kinh Dịch Tự Điển và Giải Mã Hào Từ nên mất rất nhiều thời gian suy nghĩ cho chúng. Nhưng may sao nhờ có chương V của Tâm Pháp nên đã bớt đi được phần nào khó khăn, giống như có chiếc la bàn chỉ hướng vậy. Tôi vừa mới giải lại hào 1 quẻ Quải, mời Bác cùng nghiệm xét: Sơ Cửu: “Nhanh chóng một cách xằng bậy thì sớm dừng lại, đi chẳng hơn được, gây nên lỗi.” - Hà Uyên viết: Quá trình nhận thức cá nhân, thường tôi phân: giải Dịch theo trường phái - hoặc giải Dịch theo "thuyết". Có nghĩa rằng, giải Dịch theo "thuyết", thường tự xây dựng một học thuyết riêng, mang tính độc lập. Đối với giải Dịch theo trường phái, thường lấy căn cứ theo Âm Dương chọn nghĩa, tam tài chọn tượng. Hướng tư duy cá nhân tôi, đang thăm dò hướng tới kết cấu khung, trong tổng thể 384 hào, để khảo chứng tìm về nguyên nghĩa của ý nghĩa hào từ, trên nguyên tắc: phải mang tính liên tục, tính hệ thống lôgíc của hào từ, sau đó mới xét tới không gian Quái danh, sau tiếp mới xét tới thời điểm Quái vị. Cụ thể: 1. Kinh viết: "Quải, Sơ Cửu, tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu" - Dịch: Hào Chín Đầu, mạnh ở ngón chân trước, mạo hiểm tiến lên phía trước tất không thể thủ thắng, ngược lại sẽ dẫn tới cưu hại. 2. Anh Dichnhan giải Dịch: “Nhanh chóng một cách xằng bậy thì sớm dừng lại, đi chẳng hơn được, gây nên lỗi.” Tôi bình giải theo kết cấu khung: 1. Tính liên tục hào từ: tìm nguyên nhân: trước hào Sơ quẻ Quải, là hào Sơ quẻ Hàm - Hàm, Sơ Lục, hàm kỳ mẫu. - Dịch: Hào Sáu Đầu, giao cảm ở ngón chân cái. 2. Tính hệ thống: tìm xu hướng từ quẻ "đối" và quẻ "đảo", sau đó mới giải thích được tại sao lại " tráng vu tiền chỉ". Mong anh chị em cùng tham gia bình giải khi học Dịch Hà Uyên.3 likes -
Lá số của cháu tốt đấy chứ Mệnh hảo Thân hảo duy chỉ có phúc đức hơi kém , nếu đi xa mà lập nghiệp thì rất hay /cung phu có tuần thì nên lập gia muộn hay đi xa mà kết hôn gặp đặng người chồng xa xứ thì mới tốt ,nếu vội vàng lấy chồng sớm thì khó mà toàn vẹn 1 chuyến đò / triệt nằm Thân -Dậu là triệt đáo kim cung vô hại đối với các sao tọa thủ cung đó ;thân cư tài bạch có thái âm miếu thì tốt quá rồi chỉ tiếc bị song hao và phá toái nếu không có những sao nầy thì có thể thành bậc đại gia ,kiếm tiền dễ dàng nhưng tiêu xài cũng lắm nên tiền bạc hao hụt ... nhưng vẫn còn gọi là giàu /điền trạch Vũ -lộc thế kia thì nhà chắc to rộng và nhiều lắm đất ,đừng vội mừng hãy xem lại coi có đúng giờ sinh không nhé !2 likes
-
Mật Tông
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Đồng
Thần chú Vajra Guru và thần chú Om mani Padme Hum Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra) OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn: OM MANI PADME HUM. Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ. Thần chú Kim cang Thượng sư OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM Thần chú này được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche. OM AH HUM Những âm OM AH HUM có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OM đều tiêu biểu cho thân. AH là lời và HUM là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý. Theo nghĩa ngoài, OM tịnh hóa mọi ác nghiệp của thân, AH của lời, và HUM của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, OM AH HUM đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật. OM cũng là tinh túy của hình sắc, AH của âm thanh, HUM của ý. Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó. OM tịnh hóa tất cả nhận thức, AH tất cả âm thanh, và HUM tất cả tâm, ý nghĩ và cảm xúc. Theo nghĩa trong, OM tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, AH tịnh hóa nội phong hay khí lực, và HUM tịnh hóa tinh chất sáng tạo. Ở tầng mức sâu hơn, OM AH HUM biểu trưng ba thân của Liên Hoa bộ: OM là Pháp thân, Phật A Di Đà, đức Phật của Ánh sáng vô lượng, AH là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, và HUM là Ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều này có nghĩa, trong trường hợp của thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh. VAJRA GURU PADMA VAJRA được ví như kim cương, đá quý nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không có gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cường. Và cũng như kim cương không tỳ vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà. GURU có nghĩ là "sức nặng", chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ròng là kim loại nặng nhất, quý nhất, cũng thế, những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. GURU tương đương với Báo thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi. Lại nữa, vị Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường Mật tông, biểu tượng là Kim cương, và nhờ thực hành Mật tông mà ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên ngài được biết dưới danh hiệu là Kim cang thượng sư. PADMA, hoa sen, có nghĩa là Liên hoa bộ trong ngũ bộ, và nhất là khía cạnh Ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên ngài được gọi là "PADMA", hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện ngài sinh ra trên một đóa sen nở. Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh tuy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. VAJRA nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. GURU tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quý của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. PADMA tiêu biểu Bi mẫn, mà chúng ta cầu thể hiện được trong Hành động của chúng ta. Vậy, nhờ tụng đọc thần chú này mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quý và lòng bi mẫn của Padmasambhva và tất cả chư Phật. SIDDHI HUM SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ. Thành tựu, hay ân sủng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh để tự lợi và lợi tha. Bởi thế, nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối. SIDDHI HUM được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt. HUM tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: "Hãy là như vậy!" . Ý nghĩa cốt yếu của bài chú là: "Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang thượng sư, với ân sủng của ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian". Dilgo Khientse Rinpoche giải thích: Mười hai âm OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Bởi thế, tụng một lần thần chú Kim cang thượng sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ loại kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ loại kinh điển là phương thuốc giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết ; mười hai móc xích này là guồng máy của luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng đọc mười hai âm này của thần chú Kim cang thượng sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử. Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng ngài. Bởi thế khi bạn kêu cầu ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương nào bảo đảm hơn là đấng Liên Hoa Sanh, cũng như không có thần chú nào thích hợp hơn thần chú Kim cang thượng sư của ngài. Thần chú của đại bi tâm OM MANI PADME HUM Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM. Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành". Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử. Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH. Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau: “Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi". Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên). Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh. Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài. Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy. Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn". Nguồn: Phụ lục 3,TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT từ: tuyenphap.com1 like -
1 like
-
GỬI PHONGTHUYSINH. Trước hết xin cảm ơn bạn đã ghé thăm bài viết của dienbatn . Chắc mình không còn lạ nhau nữa từ thời ở TUVILYSO. Tuy nhiên , dienbatn mới chỉ là phần đầu bài viết , chưa có ý kiến riêng mà bạn đã quá vội có ý kiến . Hãy xem người khác nói gì sau đó hãy phản hồi . Đây là một topic mở , nếu có ý kiến phản biện bạn cứ phản hồi . dienbatn sãn lòng rửa tai nghe và đảm bảo với bạn mình sẽ đề nghị BQT không xóa bài . Chức năng hiện nay của mình trong Diễn đàn cũng giống như của bạn vậy . Thân ái . dienbatn . PM : bạn cũng đừng nghĩ rằng Đông Phương học là của riêng TTNCLHDP và Thiên Sứ . Họ chỉ là những người có tâm huyết với văn hóa Đông Phương mà thôi . dienbatn.1 like
-
Kính gửi các bác và các anh chị trên diễn đàn, Hôm nay là ngày 25/5, là ngày có thể chồng cháu sẽ có tin tốt lành theo bác Hà Uyên dự đoán. Bây giờ là 10:25 phút sáng. Cháu hi vọng trong ngày hôm nay chồng cháu sẽ có biểu hiện tốt hơn. Cháu sẽ báo tin cho mọi người nếu chồng cháu có biểu hiện gì tốt lên. Tuần trước ngày 20/5, chú Thiên Sứ ra Hà nội công tác. Mặc dù rất bận nhưng chú đã về quê chồng cháu ở Hà Tây. Chú đã tìm ra nguyên nhân tại sao chồng cháu lại bị nặng như vậy. Vài dòng vắn tắt cháu xin được chia sẻ với các bác và các anh chị em trên diễn đàn. Vì cháu không am hiểu lắm về lĩnh vực này nên xin được kể lại theo những gì ghi chép được. 1. Kiểm tra phong thuỷ - Nhà hướng Đinh, toạ quý -->phúc đức trạch, hợp với tuổi bố chồng cháu là Đinh Dậu - Tuổi của mọi người trong gia đình hợp nhau - Phong thuỷ chung ngôi nhà: Minh đường tụ thuỷ ---> có lộc - Nhà cháu mới làm thêm hai phòng theo hướng tây --> bạch hổ nhô cao --> con trai tốt. Tuy nhiên cấu trúc cầu thang vô khí nên ai ở trên phòng đó thì ít khi ở nhà. Đúng là từ khi xây nhà xong công việc của chồng cháu rất tốt, được tăng chức, tăng lương nhưng cũng vì thế mà rất bận nên ít khi chúng cháu về nhà. Về cách bài trí trong nhà, nhà cháu cũng phạm những lỗi nhỏ nhưng theo chú cũng không thể gây ra tai nạn nặng như vậy được. Vì thế lý do không phải là do phong thuỷ. 2. Kiểm tra cảm xạ Chú kiểm tra thấy trong nhà âm khí vượng, bế khí. Sau đó bố mẹ cháu có xác nhận nền nhà trước kia là ao trồng rau, khi lấp đi để xây nhà cũng không cũng lễ gì cả. Tuy nhiên âm khí này cũng không phải là quá xấu, không thể gây tai hoạ được. Chú Thiên Sứ cũng đã chỉ cho gia đình cháu cách hoá giải. 3. Kiểm tra mộ phần Theo chú Thiên Sứ kiểm tra thì vấn đề là do mộ của cụ nội (tức cụ thân sinh ra ông nội cháu). Đặc điểm của ngôi mộ như sau: ngôi mộ tròn, nằm ở trong một cái ao. Vào khoảng thời gian trước khi chúng cháu cưới người ta có đắp một con đường chạy ngay gần mộ. Hướng của con đường đâm vào 1/3 mộ. Người ta cũng xây kè xung quanh ao, góc nhọn của bờ kè đâm vào 2/3 mộ. Cả bờ kè và con đường đều cao hơn hẳn ngôi mộ. Thực ra từ ngày chúng cháu cưới cả nhà em đều gặp tai nạn nhưng chỉ có vợ chồng cháu là nặng nhất. Đầu tiên là cậu em con nhà chú bị tai nạn xe máy khá nặng phải nằm viện.Sau đó là mẹ chồng cháu phải đi viện mổ khối u ở cổ, tiếp đó chị gái chồng và em trai chồng đều bị tai nạn xe máy nhưng cũng không nặng lắm, chỉ phải nghỉ làm ít ngày. Vào ngày vợ chồng cháu bị tai nạn, bố chồng cũng bị ngã từ trên bể nước xuống nhưng may mắn không làm sau. Sau khi vợ chồng cháu bị tai nạn thì bà nội bị ngã gãy tay, ông nội tái phát bệnh đau dạ dày giờ sức khoẻ rất yếu. Hai tuần trước chú (em trai bố chồng) bị ngã xe máy cũng bị trấy xước nhẹ. Chú Thiên Sứ đã chỉ cách hoá giải cho gia đình cháu. Ngày 15 âm lịch tháng này nhà em sẽ bắt đầu làm. Cả gia đình cháu đều cầu mong mọi việc sẽ bình an. Hôm nay là ngày thứ 106 kể từ khi chúng cháu bị tai nạn. Chồng cháu đã qua cơn nguy hiểm nhưng không biết có thể tỉnh lại không. Giờ bác sĩ cũng không thể điều trị gì thêm cho chồng cháu cả, tất cả đều mong chờ vào sự may mắn và phúc đức của gia đình. Sự giúp đỡ của chú Thiên Sứ và mọi người thực sự là hi vọng cuối cùng của gia đình cháu. Khi nào chồng cháu có tiến triển tốt hơn cháu sẽ chia sẻ với mọi người. Mong các bác, các anh chị có điều gì có thể giúp được chồng cháu xin cho cháu biết. Từ đáy lòng, cháu xin được cám ơn tấm lòng của chú Thiên Sứ với vợ chồng cháu! Cháu cũng xin cám ơn bác Hà Uyên, các bác và các anh chị trên diễn đàn! Cháu mong tiếp tục nhận được sự chỉ dạy của tất cả mọi người.1 like
-
Gia đình mình và người thân cũng gặp những cái hạn thật khó khăn. Vài năm trước con trai cô mình cũng bị tai nạn rất nặng, gẫy chân, tay, vỡ đầu, hôn mê, nhưng rồi cũng qua khỏi và bình thường. Những lúc thế này bạn cố gắng bình tĩnh và có niềm tin bạn nhé. Hai chuyện y học và tâm linh đều coi trọng như nhau bạn à, ý kiến của các bác sĩ cũng rất quan trọng. Khi gặp khó khăn mình thường niệm "Nam mô Quan thế âm bồ tát" với lòng thành kính và tin tưởng. Rồi bình an sẽ tới với bạn và gia đình bạn.1 like
-
BÀI THAM KHẢO HIỆU ỨNG CẢNH TỈNH CỦA NGỤY TẠO VĂN HOÁ - KHOA HỌC NGUYỄN VĂN DÂN Mới đây, báo Văn nghệ số 16-2010 có đăng bài Sự kiện Sokal với mặt trái của lý thuyết hậu hiện đại của GS Phương Lựu. Bài viết nói đến tác động bài báo của Sokal đối với việc hiểu rõ “mặt trái của lý thuyết hậu hiện đại”. Nó đề cập đến một hiện tượng không hiếm trên thế giới nhưng ở Việt Nam có lẽ vẫn là một vấn đề tương đối mới, cho nên tôi muốn nói rõ hơn về hiện tượng này. Thế giới gọi hiện tượng đó là “nguỵ tạo văn hoá-khoa học”, nằm trong phạm trù “nguỵ tạo” nói chung. Nhưng theo tôi, nguỵ tạo có hai kiểu: một kiểu là nguỵ tạo vụ lợi cá nhân, chủ tâm lừa gạt để mưu lợi tiền bạc và danh vọng làm thiệt hại đến người khác hoặc đến xã hội. Trong văn hoá-khoa học, kiểu lừa gạt đó từng xảy ra với các dự án nguỵ tạo khoa học để xin tài trợ, để giành giải thưởng hoặc danh tiếng. Báo chí đã phê phán và nó được coi là một tội vi phạm pháp luật. Kiểu thứ hai là nguỵ tạo phi vụ lợi cá nhân, một sự giả mạo để chơi khăm, nhằm mục đích châm biếm, chế giễu, phê phán hoặc cảnh báo một khiếm khuyết hay một thói xấu trong đời sống; hoặc nguỵ tạo với mục đích cao cả là nhằm bảo vệ một tư tưởng đạo lý hay một sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Kiểu nguỵ tạo này sau đó sẽ tự nó hoặc được tác giả tiết lộ. Nói rộng ra, kiểu nguỵ tạo thứ hai có thể có nguồn gốc từ những chuyện biến hoá trong cổ tích hay thần thoại dân gian; từ những chiến thuật nguỵ tạo trong chiến tranh (khá phổ biến trong chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc hay trong hoạt động tình báo thế giới sau này), thậm chí cả trong đời sống chính trị. Điển hình của nguỵ tạo chính trị hiện đại là vụ Đài Truyền hình Imedi của Gruzia ngày 13-3-2010 mới đây đã đưa một tin báo động giật gân là quân Nga đã kéo vào xâm lược Gruzia! Còn về mặt hài hước, nguỵ tạo châm biếm có nguồn gốc ở truyện cười dân gian, ở phong tục nói khoác của một số dân tộc, như ngày nói dối 1-4 ở phương Tây, thậm chí ở phong tục nói khoác của một làng (gọi là làng nói trạng, làng nói khoác...). Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, người ta cũng không chấp nhận nguỵ tạo vì mục đích mưu lợi cá nhân gây thiệt hại cho người khác hoặc cho tập thể. Chỉ có kiểu nguỵ tạo thứ hai - nguỵ tạo phi vụ lợi - là có lý do để tồn tại. Trong văn hoá-khoa học, ở một chừng mực nào đó, kiểu nguỵ tạo phi vụ lợi có một tác động tích cực nhất định, chẳng hạn như nó cảnh tỉnh giới văn hoá-khoa học về một thói a dua, ham chạy theo mốt mà bỏ quên các nguyên tắc về tính nghiêm cẩn của tri thức [tiếng Anh: “intellectual rigour”]. Trong bài viết này tôi sẽ nói về kiểu nguỵ tạo phi vụ lợi trong văn hoá-khoa học cùng với những vấn đề liên quan. Nguỵ tạo văn hoá-khoa học phi vụ lợi có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng lịch sử chủ yếu ghi nhận những vụ nguỵ tạo từ cuối thế kỷ XIX đến nay.[1] Ví dụ như vụ nguỵ tạo nổi tiếng của nhà văn Pháp Léo Taxil (1854-1907) nhằm giễu cợt Nhà thờ Thiên chúa giáo. Vào những năm 1890, Taxil đã viết mấy cuốn sách giả vờ chống lại Hội Tam điểm, đối tượng truy quét của Nhà thờ Thiên chúa giáo. Giả vờ tin vào lời Giáo hoàng cho rằng thế giới âm phủ là của quỷ Satan “do Hội Tam điểm đem đến và tham dự”, Taxil đã kể lại những lời khai của các nhân chứng tham dự các buổi lễ thờ cúng quỷ Satan và kể rằng họ đã được chứng kiến sự hiện hình của quỷ sứ, để rồi đến 1897 Taxil tuyên bố rằng những điều ông viết hoàn toàn là bịa đặt. Mục đích của Taxil rõ ràng là nhằm chế giễu đạo Thiên chúa. Năm 1916, hai nhà văn Mỹ là Witter Bynner, dưới bút danh Emanuel Morgan, và Arthur Davison Ficke, với bút danh Anne Knish, đã xuất bản tập thơ Quang phổ: Những thể nghiệm thơ ca, trong đó có bài Tuyên ngôn về các phương pháp sáng tác của trường phái thơ Quang phổ. Là những nhà thơ theo trường phái cũ, Bynner và Ficke cảm thấy mệt mỏi với các thứ chủ nghĩa hiện đại phóng túng thời bấy giờ, những thứ mà theo hai người đã chiếm mất chỗ của thơ ca truyền thống. Mục đích của họ khi xuất bản tập thơ Quang phổ là để chế giễu tham vọng của các trường phái đó và làm cho chúng mất uy tín. Trong cuốn sách này, với bút danh nói trên, họ đã in những bài thơ dở dưới danh nghĩa là thơ của một trường phái hiện đại “Quang phổ”. Vậy mà có rất nhiều nhà thơ Mỹ đã bị lừa. Với thói chuộng lạ, họ hết lời ca ngợi “trường phái hiện đại” này. Cuối cùng thì trò nguỵ tạo cũng được tiết lộ. Năm 1924, bất bình trước những bức tranh tĩnh vật hiện thực chủ nghĩa của vợ mình bị ban giam khảo một cuộc triển lãm tiếp nhận lạnh nhạt, tiểu thuyết gia người Mỹ Paul Jordan-Smith liền vẽ một bức tranh mô tả một người đàn bà vùng đảo ngoài khơi Thái Bình Dương vung một chiếc vỏ chuối và đề tên bức tranh là “Cao hứng”. Ông lấy nghệ danh là Pavel Jerdanowitch (biến thái theo kiểu Nga của Paul Jordan), với tư cách là đại diện của trường phái “Disumbrationism” [tạm dịch: “Giải toả bóng tối”]. Ngạc nhiên thay, tranh của ông đã được giới phê bình hoan nghênh nhiệt liệt. Jordan-Smith tiếp tục vẽ những bức tranh theo phong cách loè loẹt và đem triển lãm. Trường phái “Giải toả bóng tối” “một thành viên” của ông đã được tiếp nhận như là một trong những trường phái hiện đại trong phong trào nghệ thuật tiên phong đang diễn ra sôi động lúc bấy giờ. Đến 1927, Jordan-Smith thú nhận trên tờ Los Angeles Times rằng hội hoạ Giải toả bóng tối của ông chỉ là một trò lừa bịp để trả thù cho vợ. Cùng trong xu hướng giễu nhại thói a dua theo chủ nghĩa hiện đại, năm 1944, hai nhà thơ trẻ người Ôstrâylia tên là James McAuley và Harold Stewart đã tạo ra một cú nguỵ tạo nổi tiếng để chơi khăm nhà văn Max Harris cùng tờ tạp chí theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa Angry Penguins [Chim cánh cụt nổi giận] ở đất nước này. Chuyện xảy ra năm 1944, khi Max Harris, một nhà thơ và là nhà phê bình 22 tuổi theo xu hướng tiên phong, người sáng lập ra tờ tạp chí hiện đại chủ nghĩa Angry Penguins từ năm 1940, nhận được một bức thư của một người con gái có tên là Ethel, hỏi ý kiến ông về tập thơ của người anh trai quá cố của cô có tên là Ernest Lalor "Ern" Malley. Tập thơ bao gồm 17 bài thơ, không có bài nào dài quá một trang (vừa vặn đủ một tay sách). Tất cả được sắp xếp với chủ ý được đọc theo một chuỗi liên tiếp dưới đầu đề chung là Đường hoàng đạo u ám. Chỉ có vậy thôi nhưng nó đã tạo ra một sự khuấy động lớn trong đời sống văn hoá Ôstrâylia. Harris đã đọc tập thơ mà sau này ông nhớ lại là với niềm phấn khích gia tăng. Ông nghĩ Ern Malley phải là một nhà thơ ngang hàng với W. H. Auden và Dylan Thomas, hai nhà thơ hiện đại nổi tiếng, người thứ nhất là nhà thơ Mỹ gốc Anh, người thứ hai là nhà thơ Anh. Ông đưa cho bạn bè trong nhóm của ông đọc, họ khẳng định rằng đây là một nhà thơ hiện đại lớn, hoàn toàn chưa được biết đến từ trước đến nay mà bây giờ mới được phát hiện. Harris vội vã cho ra một số tạp chí đặc biệt dành cho tập thơ Đường hoàng đạo. Nhưng do chiến tranh nên đến tháng 6-1945 số đặc biệt này mới được in. Sau khi tạp chí ra mắt, Harris háo hức giới thiệu cho giới văn chương. Nhưng thật bất ngờ là phản ứng không được như ông mong đợi. Thậm chí một bài báo trên tờ báo sinh viên của Đại học Adelaide, nơi quê hương ông, còn giễu cợt tập thơ của Malley và nói bóng gió rằng Harris đã tự mình làm trò nguỵ tạo. Thế là dư luận trở nên ồn ào xung quanh nghi án nguỵ tạo. Harris hoảng hốt thuê thám tử tư điều tra. Nhưng chỉ một tuần sau, báo chí Ôstrâylia đã đưa tin rằng tập thơ Malley là do hai nhà thơ McAuley và Stewart chế tác. Chàng Malley yểu bệnh hoàn toàn là do họ hư cấu nên. Vậy họ đã chế tác tập thơ đó như thế nào? McAuley và Stewart đã sáng tác tập thơ Đường hoàng đạo chỉ trong một buổi chiều. Họ ngồi mở ngẫu nhiên các cuốn sách Từ điển giản yếu Oxford, Shakespeare tuyển tập và Từ điển trích dẫn, chọn bừa các từ ngữ, ghép lại thành những câu vô nghĩa, trích dẫn sai lung tung, và cố ý viết ra những câu thơ dở bằng cách chọn những vần thơ vụng về trong Từ điển gieo vần Ripman. Có thể nói hai người đã làm đúng theo Tuyên ngôn của trường phái Dada đầu thế kỷ XX như sau: Bạn muốn làm một bài thơ ư? Bạn hãy lấy một tờ báo. Lấy kéo cắt rời từng chữ ra. Nhét chúng vào một chiếc túi. Xóc nhẹ túi. Bạn lấy lần lượt từng chữ trong túi ra, sắp xếp chúng thành hàng. Bạn hãy chép lại các hàng chữ đó. Và thế là bạn có một bài thơ theo kiểu Dada![2] Hai nhà thơ trẻ thổ lộ rằng họ thích chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu hơn là thời kỳ sau, và họ tiếc thương cho sự mất mát ý nghĩa của thơ ca. Họ đặc biệt coi thường tờ tạp chí Angry Penguins và những người như Harris. Chính vì thế mà họ làm một cuộc thử nghiệm này để thử tài những người a dua theo chủ nghĩa hiện đại châu Âu. Cuộc thử nghiệm, theo họ, cho thấy thói a dua theo mốt đã làm cho những kẻ hâm mộ mất hết cảm giác về sự phi lý và không còn khả năng phân biệt được những chân lý thông thường. (Nhân tiện tôi cũng muốn nói thêm rằng chủ nghĩa hiện đại cũng có những trường phái có những biểu hiện rất cực đoan và tầm phào. Vậy mà hiện tại ở nước ta, một số người bênh vực cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại lại đang muốn tìm kiếm một trong những tính đặc trưng cho chủ nghĩa hậu hiện đại bằng cách cho rằng trong khi chủ nghĩa hiện đại tìm đến cái sâu sắc lớn lao, thì chủ nghĩa hậu hiện đại đề xuất cái vụn vặt đời thường. Người ta không biết [hay làm như không biết?] rằng những cái vụn vặt đến mức tầm phào đó đã có trong chủ nghĩa hiện đại từ lâu, như trong bài thơ kiểu Dada mà tôi vừa giới thiệu.) Giống như những ví dụ trước, vụ nguỵ tạo của McAuley và Stewart là một sự chế giễu thói a dua cực đoan. Và đáng chú ý là đa số người dân Ôstrâylia, kể cả phần lớn những người được giáo dục về nghệ thuật, đều ủng hộ hai nhà thơ này. Cuốn sách Oxford Companion to Australian Literature còn đánh giá rằng vụ nguỵ tạo Ern Malley đã có tác động lớn đến sự phát triển của thơ ca Ôstrâylia. Điều lý thú là cuộc tranh luận xung quanh vụ nguỵ tạo còn kéo dài tới hơn hai mươi năm sau và vượt ra khỏi cả biên giới Ôstrâylia. Ngay cả nhà phê bình hiện đại nổi tiếng người Anh Herbert Read, tiểu thuyết gia hiện đại người Ôstrâylia Patrick White (giải Nobel văn học 1973), và một số danh hoạ trừu tượng, cũng bị lừa bởi ngòi bút của “Ern Malley”. Thậm chí, sau khi bị bẽ mặt, Harris còn trở nên khiêu khích bằng cách cho in lại tập thơ của Malley vào năm 1961. Cùng với Harris, những người theo chủ nghĩa hiện đại ở Ôstrâylia vẫn coi Malley là một nhà thơ hiện đại chủ nghĩa chân chính. Vụ Malley còn ảnh hưởng đến cả kịch nói, tiểu thuyết, hội hoạ đầu thế kỷ XXI này… Có thể nói, trong lịch sử nguỵ tạo văn hoá-khoa học, vụ Ern Malley là một trong số ít vụ nổi tiếng nhất. Trong tinh thần đó, vụ nguỵ tạo khoa học Alan Sokal 1996 ở Mỹ cũng nằm trong xu hướng giễu nhại và châm biếm những cái mà ông gọi là thói phi lý thời thượng trong việc lạm dụng khoa học. Xu hướng sùng bái các trào lưu triết học được gọi là hậu hiện đại ở phương Tây trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX đã biến các lý thuyết được gọi là hậu hiện đại trở thành thời thượng. Và việc xuất hiện những phản ứng chống lại chúng là điều đương nhiên. Một trong những phản ứng đó là công trình Mê tín cao ngạo: Cánh tả học thuật và những cuộc tranh cãi của nó với khoa học (1994) của hai nhà khoa học Mỹ Paul R. Gross và Norman Levitt. Đọc xong công trình này, Sokal đã phẫn nộ về những cái mà ông cho là “sự giả mạo tri thức”, về thái độ chủ quan nghi ngờ tính khách quan khoa học của chủ nghĩa hậu hiện đại. Và thế là ông quyết định làm một phép thử. Ông viết một bài báo với những cứ liệu và lập luận giả mạo đủ mức phi lý để làm cho bài báo không có giá trị, nhưng nó lại có hơi hướng “hậu hiện đại” và có vẻ đáng tin để có thể đánh lừa ban biên tập tạp chí Social Text [“Văn bản xã hội”], một tờ tạp chí hàng đầu của giới học thuật và theo khuynh hướng chủ nghĩa cấu trúc phân giải (có người dịch là chủ nghĩa giải cấu, chủ nghĩa giải kiến tạo...), một chủ nghĩa được coi là tiêu biểu của trào lưu hậu hiện đại. Về vụ việc này, GS Phương Lựu đã tường trình khá đầy đủ. Ở đây tôi chỉ muốn nói thêm rằng Sokal đăng bài báo với mục đích là để thử xem tờ tạp chí theo khuynh hướng hậu hiện đại đó sẽ đăng bài theo chất lượng khoa học của bài viết hay theo tên tuổi và khuynh hướng quan điểm của người viết. Quả nhiên bài viết của ông đã được đăng không phải vì chất lượng, (thực sự đó là bài viết nguỵ tạo khoa học), mà là vì khuynh hướng được gọi là “hậu hiện đại” của bài viết với tên tuổi của một giáo sư đại học ngành vật lý. Như vậy, ở đây có một sự đối đầu về quan điểm giữa các nhà khoa học theo xu hướng giải cấu trúc với các nhà khoa học tự nhiên phản đối nó, coi nó là một sự vô nghĩa thời thượng [t. Anh: “fashionable nonsense”], một sự lạm dụng thuật ngữ khoa học. Như thế, Sokal và các nhà khoa học khác đã phản đối chính cái bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại chứ không phải phản đối cái mặt trái của nó như GS Phương Lựu quan niệm. Điều này cho thấy một thực tế khách quan mà từ lâu tôi đã lưu ý rằng cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại không hề nhận được sự đồng thuận tán thành của các học giả ngay ở phương Tây. Và, cũng giống như các học giả phương Tây gọi nó là một sự lạm dụng thuật ngữ, tôi cũng đã gọi nó là một sự lạm dụng khái niệm.[3] Trong khi đó ở ta, thói sùng ngoại không phân biệt đã làm cho chủ nghĩa hậu hiện đại được giới thiệu như một sự nhất trí cao không phải bàn cãi trong tất cả các lĩnh vực văn học-nghệ thuật. Và vì không gán nổi được một đặc trưng riêng nào cho chủ nghĩa hậu hiện đại, nhiều người có khuynh hướng gọi tất cả các trào lưu hiện đại đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại. Sức hấp dẫn vô cớ của thuật ngữ “hậu hiện đại” làm cho người ta dễ dàng từ bỏ thuật ngữ “hiện đại” đã tồn tại gần một thế kỷ chỉ bằng một cái phẩy tay! Thực tế vụ Sokal cho thấy trong những cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng có cái tỏ ra tầm phào một cách “mê tín cao ngạo” đến mức fashionable nonsense! Một lần nữa, lịch sử văn hoá-khoa học rất cần có những nhà nguỵ tạo như Léo Taxil, Bynner - Ficke, McAuley - Stewart, hay Alan Sokal... để cảnh tỉnh cho các nhà khoa học, thậm chí cho toàn thể nhân loại, cảnh giác trước sức hấp dẫn của các trào lưu thời thượng dễ dãi. Văn nghệ, số 21-2010, ra ngày 22.5.2010 ------------------------------------------------------ [1] Có thể tìm thấy thông tin về các vụ nguỵ tạo trên mạng www.en.wikipedia.org. [2] Xem Mario de Micheli, Avangarda artistică a secolului XX [“Nghệ thuật tiên phong thế kỷ XX”], Ed. Meridiane, Bucuresti, 1968, tr. 277 (tiếng Rumani). [3] Xem thêm Nguyễn Văn Dân: “Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng chồng chéo khái niệm”, trong Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Hội Nhà văn - Trung tâm VH-NN Đông Tây, H., 2003, tr. 108-146; hay “Cái gọi là ‘chủ nghĩa hậu hiện đại” - từ khái niệm đến thực tiễn”, trong NVD: Vì một nền lý luận-phê bình văn học chất lượng cao, KHXH, H.2005, tr. 184-237. NGUYỄN VĂN DÂN ----------------------------------------------- KÍNH THƯA QUÍ VỊ VÀ ANH CHỊ EM QUAN TÂM Có nhiều nhà khoa học trước đây và ngay cả bây giờ - thành thật một cách ngây thơ - cho rằng: Lý học Đông phương là một sản phẩm "giả khoa học". Bạn có tin rằng: Từ thời cổ đại, khi mà cả nhân loại chưa có khái niệm với danh từ khoa học - thì một hệ thống ứng dụng đồ sộ, bao trùm lên mọi lĩnh vực , từ Thiên Văn, y lý, lịch số, dự báo, phong thủy ....vv.....với một phương pháp luận nhất quán là Thuyết Âm Dương Ngũ hành , lưu truyền một cách có hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ, nhưng lại được những người có kiến thức "Giả khoa học" thống nhất làm ra không? Nếu tất cả các nhà khoa học của cả thể giới cho rằng "Lý học Đông phương" là "giả khoa học" - thì - trong việc này chỉ có Thượng Đế mới làm giả được như vậy. Híc! Bởi vậy! Với các nhà khoa học còn như vậy, huống chi là đám háo danh, vụ lợi, phọt phẹt, biểu diễn, thể hiện, bày đặt tranh biện, giơ tay phát biểu ý kiến. Mệt mỏi quá.1 like
-
20 lưu ý giúp ngừa ung thư (Dân trí) - Ung thư dường như chẳng thể đề phòng nhưng trên thực tế chỉ cần chúng ta sắp xếp cuộc sống và ăn uống một cách có khoa học thì vẫn có thể làm cho chứng bệnh khó chữa này “ đứng ngoài lề cửa”. Gần đây, tạp chí “ Phòng chống” của Mỹ thu thập một số dữ liệu nghiên cứu y học, đưa ra 20 diệu kế giúp chúng ta phòng chống ung thư: 1. Tắm nắng Vitamin D có thể phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư tuyến sữa, ung thư bạch huyết và ung thư kết tràng nhưng vitamin D được tổ hợp dưới ánh nắng mới có thể phát huy được uy lực chống ung thư. Vì vậy mỗi ngày tốt nhất chúng ta nên sưởi nắng khoảng 10-15 phút.2. Mỗi ngày một quả cam Vitamin C trong quả cam có tác dụng trợ giúp giết chết khuẩn que dạng xoắn, một trong những thủ phạm góp phần gây ung thư dạ dày. 3. Ăn nhiều hoa quả màu đỏ Trong dưa hấu, cà chua và quả nho hàm chứa phong phú chất lycopene - thành phần chống ung thư. Chất lycopene trong cà chua sau khi làm nóng càng dễ được cơ thể hấp thụ. 4. Ăn nhiều súp lơ luộc Súp lơ luộc trong 3-4 phút sẽ khiến lượng chất carotene chống ung thư tăng lên, nhưng cần chú ý không được dùng lò vi sóng để làm nóng súp lơ, nếu không sẽ mất hết hiệu quả chống ung thư. Chuyên gia khuyên nên kết hợp ăn cùng với thực phẩm hàm chứa Selen phong phú như nấm, hạt hướng dương, lạc, óc chó vân vân hiệu quả càng tốt hơn. 5. Uống cà phê không cafein Mỗi ngày uống 2 cốc có thể làm giảm 52% nguy cơ ung thư trực tràng. 6. Ăn nhiều chuối Theo nghiên cứu tại Thụy Điển, phụ nữ mỗi tuần ăn 4-6 quả chuối thì mối lo bị ung thư thận sẽ giảm thấp xuống 54%. 7. Ăn tỏi Chất Alliinase trong tỏi có tác dụng chống ung thư. Tỏi sau khi bóc vỏ, thái mỏng để trong không khí khoảng 10 phút thì hoạt chất alliinase trong tỏi mới phát huy tối đa. 8. Bổ sung canxi Mỗi ngày uống 3 cốc 200ml sữa không béo, ngoài ra uống thêm 200ml sữa chua, có thể phòng chống ung thư kết tràng. 9. Ăn đồ nướng khoa học Các loại thịt khi nướng ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất gây ung thư, vì vậy nên làm chín trước rồi nướng sẽ giảm đc nguy cơ ung thư. 10. Không ăn đồ chế biến sẵn Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày ăn một cây lạp xưởng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy lên tới 67%, vì vậy nên hạn chế ăn những thực phẩm thịt đã được gia công và chế biến sẵn. 11. Rời xa bánh mỳ trắng Bánh mỳ trắng và những thực phẩm tinh chế có chỉ số đường máu cao, sẽ thúc đẩy insulin và “những phân tử giống dạng Insulin” bài tiết, tăng thêm nguy cơ mắc ung thư, vì vậy nên ăn bánh mỳ hoặc thực phẩm toàn làm bắng lúa mạch và ngũ cốc. 12. Giảm cân Một số loại ung thư như ung thu tuyến tụy, ung thư tuyến sữa đều có liên quan đến béo phì. 13. Mỗi ngày vận động 30 phút, 5 ngày/tuần Tập luyện thể thao có thể điều tiết hiệu quả mức độ hoocmon trong cơ thể, phòng chống các chứng ung thư như ung thư buồng trứng, tử cung, tuyến sữa và kết tràng. 14. Bỏ thuốc lá Những nơi mà khói thuốc lá đi qua, bao gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản đều sẽ “lưu” lại biến chứng ung thư, không những thế, nó còn tăng nguy cơ gây ung thư cho dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và lồng ngực. 15. Làm việc nhà Các nhà khoa học Canada nhận thấy làm việc nhà giúp phòng chống ung thư. Phụ nữ mãn kinh sẽ giảm 30% nguy cơ ung thư tuyến sữa 30%. 16. Cẩn thận với ra-don Loại khí không mùi có tính phóng xạ này là nguyên nhân lớn thứ 2 gây ra ung thư phổi ở Mỹ. Các căn hộ sau khi sơn sửa xong nhất định phải tiến hành kiểm tra không khí ở trong phòng, tốt nhất là nên để cho phòng hết mùi sơn mới chuyển đến ở. 17. Kiểm tra đại tràng định kỳ sau 50 tuổi Kể cả lần kiểm tra gần đây nhất là không có vấn đề gì về máu nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan. Nếu trong gia tộc đã từng có tiền sử về bệnh ung thư đại tràng thì nên kiểm tra đều đặn trước 50 tuổi. 18. Kiểm tra kỹ vùng ngực Siêu âm và chụp CT có thể nắm bắt được các dấu tích của bệnh ung thư tuyến sữa. Nghiên cứu của trường đại học Chicago cho thấy những bác sĩ có 25 năm trong nghề thì phát hiện bệnh dễ dàng và nhanh hơn. 19. Kiểm tra gene Nếu trong gia tộc có tiền sử ung thư thì tốt nhất nên đi kiểm tra gene để sớm phát hiện ra mầm mống của bệnh ung thư và áp dụng phương pháp phòng chống thích hợp. 20. Chú ý sự thay đổi của bề mặt da Chúng ta nên cùng với người thân hoặc bạn bè định kỳ kiểm tra bề mặt cơ thể, bao gồm những vùng khó chú ý tời như da ở lưng, đầu. Nếu có mụn ruồi, bớt hoặc vết thâm đen, tàn nhang, thay đổi và biến dần từ nhỏ đến lớn thì cần thường xuyên kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu báo trước của ung thư da. Sau 40 tuổi nên đi khám da định kỳ hàng năm. Dương Hằng Theo healthoo1 like
-
1 like
-
Trời đất, coi bộ bạn đọc chử mà chẳng hiểu gì hết, chắc vì tôi viết sai chính tả nhiều quá cho nên bạn với học thức cao quá đọc hong hiểu. Hay là bạn hiểu mà cứ cải để giành thắng đây, nếu vậy thì tôi chịu thua. Bài của tôi không có nói gì về PT tàu hay PTLV tôi chỉ nói khoa học lúc nào cũng phải đứng đầu, đơn giản vậy thôi. Tôi cũng không nói tôi yêu nước VN hay ghét nước VN thì cần gì phải hành động hay hành hạ, cũng không yêu cầu hay chê bạn có yêu nước của bạn hay không. Cái tôi nói là nước nào cũng vậy cần phải lấy khoa học làm đầu, nếu lấy cái gọi lý học phương đông gì đó ra xây dựng nước thì chỉ có con đường xụp vậy thôi. Nếu bạn cho cái lý học của bạn cao hơn khoa học thì bạn bệnh đừng tới bác sĩ xin thuốc, đừng chạy xe, đừng dùng điện thoại cứ dùng PT tuyệt vời của bạn là xong rồi . Không biết bạn hiểu chưa. Ngộ ghê1 like
-
Tắc ắt biến, biến ắt thông. Quan lộ là vậy, công việc cũng vậy. Anh có thể thấy Tài bạch của đương số là vậy, sao ko trả lời như vậy nhỉ.1 like
-
Tôi chỉ có ý hơi khác về "đường quan lộ hanh thông, muốn làm nghề gì cũng được" thôi, xin cảm ơn anh!1 like
-
Người ta mong muốn là làm thêm ngành nữa và sự thăng tiến có được thì cũng chỉ có thể trả lời như vậy. Như anh nói, số người ta nó là như vậy, chẳng phải cũng đúng mong muốn của người ta là gì. So với câu trả lời của tôi thì anh giảng giải, tôi cô đọng. Nội hàm ko khác nhau.1 like
-
Theo thiển ý của tôi, Hóa khoa tuy có là đệ nhất giải thần nhưng mà gặp triệt thì ảnh hưởng cứu giải sẽ yếu đi rất nhiều (Tuần, triệt không tha bất cứ 1 sao nào nằm trong cung nó tọa thủ) kể cả văn xương... -Thứ 2 thiên tướng gặp triệt tối kỵ, nó là chính tinh nên ảnh hưởng càng mạnh mẽ, đương số này nếu đi về quân sự thì dễ chết trận còn làm công hay tư chức cũng phải gãy đổ nhiều lần thảm hại. -Thứ 3, tôi không đọc sách nhưng cũng được biết Lộc tồn mà gặp triệt cung quan thì có tài đó nhưng lại bị vùi dập quên lãng, tiếm công bất đắc chí Theo tôi người này có làm về cái gì thì công danh cũng tới chậm, thất bại nhiều lần, nếu mà lơ mơ đi về quân sự thì nguy tai lắm thay ? Và phải ngoài 45t mới có được danh. Mong được anh chỉ giáo thêm cho... Cháu mong được bác haithienha luận giải ah...1 like
-
Anh chàng này hỏi về Quan lộ có hanh thông? Trả lời: là hanh thông Có vì Quan Lộc: Hóa Khoa, Trường Sinh, Thiên Tướng. Hỏi: Tương lai làm thêm ngành nghề nào đó có phù hợp không? Trả lời: Thoải mái vì Quan lộc: Riêu-Y, Văn xương, Lộc tồn. anh nói đến Triệt, xin trả lời: Triệt thì có tác dụng lớn thật, nhưng với Hóa Khoa thì cũng ko phải là ghê gớm lắm, Khoa là liều thuốc giải mạnh mà. Bên cạnh đó cậu này hỏi về công việc của đường Quan lộ, chứ có phải Tài của cậu ta có thể cáng được đâu. Cho nên cứ Cục ấy mà trả lời thôi.1 like
-
Mong được anh học trò chỉ cho 1 chút về lá số này. Người này có cách cục gì mà anh lại nói là đường quan lộc hanh thông làm bao nghề cũng được? Khi mà thiên tướng gặp triệt, dựa vào cách cục nào mong anh chỉ giúp thêm về học thuật.1 like
-
Sang năm có thể quý cậu cưới. Vợ là người hơi ngang, trái tính chồng, là người có chỗ nương tựa. Đường quan lộ hanh thông, muốn làm thêm bao nhiêu nghề cũng được. Tiền tài ko như ý, có rồi lại mất, khó giữ.1 like
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ PHỤ với lời chúc SỨC KHỎE VẠN AN để còn dìu dắt các em tỏ tường LÝ HỌC .1 like
-
* Sang năm xây nhà được * Nên sinh em bé năm Nhâm Thìn 2012. * Kinh doanh được Thiên Sứ1 like