• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/05/2010 in Bài viết

  1. Chào Gia Bách - Nhà này có thể nói là xét về phong thủy không được một điểm gì? Chắc những người sống trong nhà này, cuộc sống thì chật vật, bệnh tật lại nhiều. - Chỉ riêng vụ nhà có 202.5 độ là đã kinh hoàng rồi. Đó gọi là phạm Đại Không Vong là cái đại kỵ trong Phong thủy. - chỉ với việc nhà pham Đại Không vong thì sửa nhà đã khó rồi, còn phạm thêm những cái như Giaback mô tả thì chỉ còn cách xây lại nhà may ra mới được (với điều kiện phải được tư vấn xây dựng nhà theo phong thủy ngay từ khi thiết kế) thì cũng chỉ làm giảm bớt những điều không may. - Nhà này: bán hoặc đập đi xây lại Thân mến
    2 likes
  2. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã biện minh trước tất cả những luận cứ của tác giả Đỗ Kiên Cường, khi ông phủ định tính khoa học của phong thủy. Chúng tôi cũng đã minh chứng một cách rất rõ ràng tính khoa học của môn Phong Thủy Lạc Việt với đầy đủ chứng lý, căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học được coi là đúng. Những lập luận của tác giả và của cả ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn toàn sai lầm , vì không có một kiến thức tổng hợp về các phương pháp ứng dụng về phong thủy. Bản chất của Phong Thủy là một phương pháp khoa học căn cứ trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Nhưng vấn đề mà theo tôi - các nhà nghiên cứu khoa học cần phải nhìn nhận là: 1 - Những hiện tượng tồn tại trên thực tế của các phương pháp ứng dụng trong phong thủy. * Chúng chỉ có hiệu quả riêng phần cho từng phương pháp rời rạc mà người ta quen gọi là "Trường phái". Những trường phái này đôi khi mâu thuẫn nhau về phương pháp và không thể xác định được tính đúng hay sai của từng phương pháp. Chúng không có tính hệ thống và nhất quán. * Những qui ước và tiêu chí trong phong thủy có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri trong từng phương pháp ứng dụng. Hiệu quả của các phương pháp này vượt không gian và thời gian, xuyên qua mọi lịch sử văn hóa của nhân loại. * Những khái niệm, những quy ước, tiêu chí trong phong thủy mơ hồ và chưa biết nó liên hệ với thực tại và qui luật thực tại nào? * Tính hiệu quả của Phong thủy đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người: sức khỏe, công danh, tài lộc...vv....Nhưng sự tương tác lại mang tính gián tiếp. Và người ta không thể hiểu được cơ chế nào để mang lại hiệu quả đó. Nhưng nó lại có tính tiên tri, xác định kết quả công việc theo phương pháp của nó. Trên cơ sở này, người ta có thể hoài nghi tính khoa học của phong thủy. Tuy nhiên không có cơ sở để cho rằng Phong thủy là "giả khoa học", hoặc "siêu hình", do chưa biết nhiều về nó. Điều này giống như ở một nền văn minh lạc hậu, người ta cũng cho rằng "tàu bằng sắt thì không thể nổi", "bóng đèn không thể treo ngược", "xe hai bánh" thì không thể chạy được. Tóm lại không thể căn cứ vào cái chưa thể khám phá mà kết luận là phi khoa học. Bởi những yếu tố thất truyền, sai lệch và mơ hồ do sự khách biệt về nhận thức của các nền văn minh. 2 - Tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt Điều kiện tiên quyết cho những nhà nghiên cứu phong thủy, có mục đích khám phá bí ẩn của nó - là: Chúng ta đang tìm hiểu một học thuyết đã từng tồn tại trong lịch sử và một trong những hệ quả của nó là phương pháp ứng dụng gọi là Phong thủy, chứ không phải xây dựng mới hoàn toàn học thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng mới từ học thuyết này. Bởi vậy, nó cần có nhưng tiêu chí đặc thù, bổ xung để quán xét tính khoa học của nó ngoài những tiêu chí khoa học đã được thừa nhận. Đó là: - Nền tảng tri thức xã hội là cơ sở tạo dựng nên học thuyết Âm Dương Ngũ hành và môn Phong thủy. Trong đó có lịch sử hình thành học thuyết và phương pháp ứng dụng. - Tính thất truyền, sai lệch trong thời gian tồn tại và lưu truyền. Trên cơ sở hai yếu tố này thì nền văn minh Hán hoàn toàn không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và phong thủy. Với yếu tố thất truyền và sai lệch thì chúng tôi đã hiệu chỉnh, bổ xung và lịch sử của nó đã xác định: Thuộc về nền văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm ở bờ nam sống Dương tử. Chính sự hiệu chỉnh từ nguyên lý lý thuyết căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và xác định cội nguồn lịch sử của học thuyết này thuộc về nền văn hiến Việt. Từ đó, hiệu chỉnh và tập hợp tất cả những tri thức phong thủy rời rạc, tản mản thành một hệ thống phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy mang tính khoa học, nhân danh nền văn hiến Việt. Căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết , hay một phương pháp khoa học được coi là đúng - Phong thủy Lạc Việt có thể dung nạp tất cả các chiêu thức và các phương pháp tồn tại trên thực tế của bộ môn này, còn rời rạc và tản mát trong xã hội thuộc văn hóa Đông phương, đã chứng tỏ tính hợp lý và hiệu quả trên thực tế. Phong thủy Lạc Việt có khả năng sử dụng những kiến thức khoa học hiện đại để giải thích cho những giải pháp của nó với sự khám phá có tính phát triển. Có thể nói, chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới đủ tư cách xác định tính khoa học, trên cơ sở tất cả các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết và phương pháp khoa học. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tính khoa học của phong thủy Lạc Việt trước cộng đồng khoa học quốc tế. Vì chỉ có phong thủy Lạc Việt mới thỏa mãn mọi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết và phương pháp khoa học (Còn những ai nhân danh phong Thủy có nguốn gốc văn minh Hán thì tự bảo vệ lấy).
    2 likes
  3. Các lá cờ trong lịch sử Hàn Quốc Trước 1883 6/3/1883 - 29/8/1910 21/12/1905 - 29/8/1910 29/8/1910 - 12/9/1945 7/7/1948 - 25/1/1950 25/1/1950 - hiện nay
    1 like
  4. Tôi viết cái này dựa trên sự hiểu biết của một người đã truyền lại cho tôi. Do thời gian rất eo hẹp cho nên sẽ viết từ từ, post dần dần để mọi người cùng nghiệm lý. 1.Không Kiếp - Xương Khúc an theo giờ sinh hay tháng sinh? Chắc ai cũng biết 4 sao trên an như thế nào khi học Tử Vi, nhưng bản thân tôi lại được chỉ một cách an khác không phải theo giờ sinh mà theo tháng sinh, cụ thể như sau: + Bộ KK luôn đối xứng qua trục Tỵ Hợi, sao Địa Kiếp được an như sau: sinh tháng 1 an Địa Kiếp ở cung Tử Tức, sinh tháng 2 an ở cung Tài, sinh tháng 3 an ở cung Tật, sinh tháng 4 an ở cung Di, sinh tháng 5 an ở cung Nô, sinh tháng 6 an ở cung Quan, sinh tháng 7 an ở cung Điền, sinh tháng 8 an ở Phúc, sinh tháng 9 an ở Phụ, sinh tháng 10 an ở Mệnh, sinh tháng 11 an ở Huynh, sinh tháng 12 an ở Phu Thê. Từ vị trí của Địa Kiếp lấy đối xứng qua trục Tỵ Hợi sẽ có sao Địa Không. +An KK theo như trên sẽ cho ra kết quả y hệt như cách an cũ, nhưng sẽ cho thấy một cái nhìn khác về KK. Thật ra hai cách an là như nhau chỉ với suy luận toán học rất thuần túy. Nhưng qua đó tôi đã lĩnh ngộ ra rằng. KK nó chính là sự biểu hiện của Lệnh Tháng trên lá số. Nếu như ai có nghiên cứu Tử Bình hay Bốc Dịch sẽ biết tầm quan trọng của Nguyệt Lệnh. Trái với Nguyệt Lệnh thì thì suy, được Nguyệt lệnh sinh phù thì vượng. KK tượng cho sự vất vả, cực khổ, lúc nào cũng phải lo toan, nó đóng ở cung nào thì cung đó sẽ có sự khó khăn, vất vả, nếu đi kèm những sao xấu khác thì nó còn báo hiệu sự nguy hiểm đến tính mạng. Hai sao này khởi an từ cung Hợi, tức là nơi Thiên Môn, nếu ai biết Lục Nhâm chắc chắn sẽ biết sự quan trọng của cung này khi an vòng Quý Nhân. Như vậy từ cách an của KK ta thấy được một cái gạch nối giữa Tử Vi-Tử Bình-Lục Nhâm. Phải chăng có một môn nào đó cao hơn 3 môn này bao trùm tất cả chăng? Có lẽ là Thái Ất. 2 - Bộ Xương Khúc + Tương tự như vậy, bộ Xương Khúc khởi từ hai cung Thìn Tuất và sao Văn Xương được an theo tháng sinh như sau: tháng 1 an ở cung Tài, tháng 2 an ở cung Tật, tháng 3 an ở cung Di, tháng 4 an ở cung nô, tháng 5 an ở cung Quan, tháng 6 an ở cung Điền, tháng 7 an ở cung Phúc, tháng 8 ở Phụ Mẫu, tháng 9 ở Mệnh, tháng 10 ở Huynh, tháng 11 ở Phu Thê, tháng 12 ở Tử Tức. Từ vị trí của Xương có thể dễ dàng an sao Khúc. Hãy tự kiểm nghiệm, các bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn y như cách an cũ. +Từ cách an cung Mệnh và các sao an theo giờ, tôi đã nghiệm ra các sao an theo giờ sinh tất cả đều có 1 phiên bản an theo tháng sinh và cho kết quả hoàn toàn tương tự như cách an cũ. Như vậy thật ra mà nói trong Tử Vi quan trọng nhất chính là Nguyệt Lệnh, và Nhật chủ dùng để an 12 cung, 14 chính tinh và những phụ tinh quan trọng. Trong đó 12 cung và 14 chính tinh cần dùng đến Nhật chủ, Nguyệt Lệnh, Giờ Sinh và Thiên can của năm sinh. Còn những phụ tinh quan trọng an theo giờ sinh thật ra là những sao an theo tháng sinh như vậy nó chính là sự bổ sung cho thấy vai trò của Nguyệt Lệnh trong lá số. Qua đó có thể thấy những môn lý học tưởng là dị biệt chẳng quan hệ gì với nhau nhưng nó lại có những gạch nối thật tài tình nếu quan sát và suy ngẫm kĩ lưỡng. Qua đó có thể chăng là một môn dự báo thống nhất bao trùm lên tất cả những môn này đã từng tồn tại? Chỉ là một câu hỏi dành cho suy ngẫm... ... còn tiếp ...
    1 like
  5. Lượm lặt kiến thức giang hồ cách chọn vợ. Anh chị em có gì cần bổ xung thì bổ xung nhé! Có chỗ nào chưa được hợp mắt hợp tai chị em thì chị em bỏ qua. Hoan nghênh chị em phụ nữ đi chữa những cái tật này để được lọt vào mắt xanh của các chàng Vương tử Bạch mã (dù biết rằng ngựa bạch bây giờ hơi ít, ngựa Kim thì nhiều, nhưng còn hơn ngựa khoang rẻ rúm) 1- Mắt ướt lại hay đảo như rang lạc: dâm tính khát trai, ham hố vươn lên bằng tư thế nằm. (Người mắt ko ướt thì là người tham vọng lớn trong cuộc sống, đương nhiên là ko đảo điên như ăn cắp rồi) 2- Hay liếm môi: Điệu đà, đa tình 3- Mặc áo ngắn, quần trễ cạp nhưng cứ thích ngồi xổm, lượn xe máy và thò tay ra sau giả vờ kéo áo xuống, kéo quần lên: Đó là hành vi của Cave phát tín hiệu tìm khách làng chơi. Người phụ nữ như vậy quá ư là sexy không đúng nơi đúng chỗ, hiển nhiên ko thể nói đó là người phụ nữ đoan chính. Có thằng nó ngứa mắt, nó thả cả điếu thuốc đang cháy vào chứ chẳng phải nói chơi đâu 4- Ngực lép quá: các cụ dạy rồi "To vú thì bụ con" tức là sữa sẽ nhiều, đương nhiên ko thể nói ngực lép là ko có sữa nhưng sữa ko nhiều và ko chất bằng bầu vú to. Ko phải càng to càng nhiều và chất sữa nhưng còn hơn là lép. Bên cạnh đó nhìn người phụ nữ có da có thịt vẫn hơn người trước sau khó phân biệt, thiếu sức sống. 5- Đầu nhũ hoa trắng bệch: Vô sinh, sinh khó, không có sữa 6- Đầu nhũ hoa tụt vào trong: khó sinh, ít sữa 7- Xương chậu hẹp quá: Kiểu người có eo và mông gần bằng nhau và có kích cỡ đo ngang cỡ 1 gang tay hoặc hơn chút ít thì khó sinh con lắm. Thường thì nhìn qua việc các cô hay mặc đồ bó, tự thấy vòng 3 quá bé so với chiều cao cơ thể là nhận ra ngay, khỏi phải thước. Khó sinh là 1 lý do có thể giải quyết bằng Mổ. Nhưng quan hệ chăn gối cũng chật vật, nếu lấy phải ông chồng sinh lý cao là chết giở. 8- Chân dài: Tướng người này phù hợp với chuẩn đàn ông có đời sống sinh lý cao (Tầu nó bảo thế, VN hóng hớt và chế ra câu: Gầm cao, máy thoáng, chạy êm ru). Duy chỉ có điều là hơi lười lao động, ngay lưng. Thời xưa tốn vải may quần, thời nay tiết kiệm được 1 khoản cực khá. Điều đáng chê này, các đại gia đáp ứng được, các anh em nếu thấy gồng gánh được cũng nên tậu cho hợp thời. 9- Nốt ruồi hứng lệ: nốt ruồi này ở đâu? từ gò má tới mí dưới mắt, hướng từ tâm con ngươi xuống, nơi giọt nước mắt sẽ chảy qua. Chỉ nhìn đã thấy buồn rồi, số phận đã báo trước là 1 cuộc sống hẩm hiu buồn thảm 10- Miệng quá rộng khi cười: Thành thật xin lỗi các hoa hậu thời nay, miệng các cô hơi bị rộng quá, quả thực thì chẳng biết đời các cô thế nào. Nhưng đúng là tan hoang cửa nhà chứ chẳng phải đùa. Ko phải tự nhiên mà chuẩn của môi là chúm chím xinh tươi như cánh hoa đào. 11- Nốt ruồi nơi khóe miệng: Ăn vụng như ranh, tham lam, dảo hoạt. 12- Cười hở lợi: Các cụ gọi là Vô xỉ, hàm ý người này vô duyên, cười nói không đúng lúc. 13- Tay hay mân mê, đặc biệt thích mân mê hoặc mút cắn những vật hình trụ tròn. Được liệt vào dạng đa dâm 14- Nói cười hô hố, không có ý tứ, giọng nói thô: Đàn bà vô ý thức, loại này hay cãi nhau với mẹ chồng lắm 15- Xương thô, lộ và có tướng như đàn ông: Vất vả, khổ cực. 16- Kinh nguyệt không đều: khó có thai, cái này các chàng hơi bị khó dò, chỉ dò được các em tầm dưới 25 tuổi thôi, trên 25 là các em ấy khôn rồi, khó mà lừa được. 17- Đường Vận mệnh trên bàn tay ngắn quá, đứt quãng: ốm đau liên miên, thập tử nhất sinh, tuổi thọ yếu 18- Lông mày đậm, giao nhau: Dữ tướng, sợ là quá khó vì thời nay các chị em cạo tỉa sạch bách, lấy Hổ dữ về mà cứ tưởng mèo con là chuyện thường tình. 19- Răng mọc lộn xộn: Suy nghĩ hay lẫn lộn việc này với việc kia nên thường không có tính trách nhiệm trong cuộc sống (cái này ko liên quan đến công việc). Ví như người ta làm kinh tế, thì lại áp dụng các quy tắc của kinh tế vào tình yêu một cách máy móc và cho rằng thế là đúng rồi, theo thì theo, ko theo thì thôi. 20- Môi thâm: Bệnh tật tiềm ẩn trong người. Mong là có ngày bóc mẽ được lớp son.
    1 like
  6. Ngắm hoa sen “khổng lồ” trên sông Hương (Dân trí) - Nhân dịp Đại lễ Phật đản 2010, các tăng ni phật tử của Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên - Huế đã cùng nhau làm tác phẩm “7 đóa sen hồng nâng gót tịnh” gồm 7 bông sen “khổng lồ” được thả trên dòng sông Hương, biểu trưng cho 7 bước đi của đức Phật. Mỗi đóa sen cao 3,2m, rộng 7m, làm bằng vải hồng được đặt trên phao lớn. Riêng về ban đêm 7 đóa sen được thắp sáng bằng đèn neon. Nhìn từ xa trông như những bông sen “khổng lồ” lung linh giữa dòng Hương Giang thơ mộng. Tác phẩm nghệ thuật này nhằm diễn tả điển tích Đức Phật lúc mới sinh ra đã đi 7 bước, mỗi bước chân nở ra một đóa sen hồng, sau đó lưu lại trên thế gian. Những ai thấy được toàn bộ 7 đóa sen sẽ được diễm phúc và may mắn. Nằm ở vị trí đẹp nhất trên sông Hương, đoạn từ cầu Phú Xuân và cầu Bạch Hổ, ở mỗi góc nhìn sen đều gắn liền với di tích hay cảnh vật hai bên bờ sông như bia Chiến sĩ trận vong, bến Nghinh Lương Đình, khách sạn La Residence, UBND tỉnh TT-Huế… hay bóng cây xanh mát, dòng nước trong xanh quyến rũ. 7 đóa sen “khổng lồ” sẽ “ở” cùng với du khách cho đến hết kỳ lễ hội Festival Huế 2010. Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng những đóa sen hồng khổng lồ ở dưới các góc nhìn khác nhau mà chúng tôi vừa ghi được. 7 đóa sen “khổng lồ”. Sen hồng và bia Quốc Học. Sen hồng trước khách sạn La Residence. Sen “nép” vào Bảo tàng Hồ Chí Minh. 2 đóa sen trước UBND tỉnh. Nhìn xa, từ đỉnh sen cách cầu Phú Xuân chỉ vài mét. Sen và thuyền vịt. Trước bến Nghinh Lương Đình, lúc xưa vua hay ra ngắm cảnh. 7 đóa sen tượng trưng cho 7 bước chân Phật. Đại Dương
    1 like
  7. Cháu đang trong giai đoạn xấu nhất của cuộc đời còn 4 năm nữa mới thoát ,qua đại vận 10 năm tới thì đỡ hơn ,đến cuối trung vận thì khá giàu có .
    1 like
  8. Biên minh về bài viết: Phong thủy có phải là khoa học hay không? Tiếp theo Dưới đây là phần bổ sung những luận điểm phản biện còn thiếu của tác giả trong bài viết ở đầu topic này, được dẫn từ TT&VH Nhưng những lập luận chứng minh một cách có hệ thống của tôi rằng: Phong thủy chỉ có thể được coi là khoa học, nếu người ta chấp nhận sự hiệu chỉnh nguyên lý căn để của Lý học Đông phương trong cổ thư chữ Hán là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và xác định nguồn gốc của nó thuộc về nền văn hiến Lạc Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phong thủy truyền lại trong cổ thư chữ Hán không đủ yếu tố để cấu thành một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách hợp lý, có hệ thống và nhất quán, đồng thời là sự tiến tới phục hồi hoàn chính lý thuyết này. Đó chính là lý do để hầu hết các nhà khoa học trên thế giới, không thể tìm ra tính hợp lý khi nghiên cứu tìm hiểu về Lý học Đông phương nói chung. Đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các bài phản biện của giới khoa học, như ông Nguyễn Văn Tuấn và tác giả. Chính vì vậy, vì sự rời rạc, mâu thuẫn, sai lệch và thất truyền trong nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những phương pháp ứng dụng của nó, nên trải hàng ngàn năm - dù sự ứng dụng có hiệu quả - nhưng người ta không thể tìm ra bản chất đích thực của nó. Sự phản bác của các nhà khoa học trên thế giới cho Lý học Đông phương - trong đó có tác giả - chứng tỏ điều này. Nhưng đó là bởi vì, người ta "không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai". Nên người ta không thể phát hiện ra một chân lý đứng đằng sau nó - qua hiệu quả ứng dụng lưu truyền hàng thiên njiên kỷ - mà chưa một phương pháp ứng dụng nào của mộtt lý thuyết khoa học hiện đại nhất có thể thực hiện được. Nhưng tác giả đã tự phản biện minh khi cho rằng: Trước hết, chính vì cái sai của nguyên lý căn để trong Lý học Đông phương, cộng với sự thất truyền và dẫn giải sai do không hiểu về nó, đã dẫn đến chính tác giả và một số nhà khoa học trên thế giới cho Phong Thủy là "giả khoa học". Nếu tác giả cho rằng cái sai - mà tôi đã xác định từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - vẫn có thể có một kết quả đúng - vậy phải chăng tác giả lại thừa nhận phong thủy - hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành là khoa học? Đây chính là sự tự phản biện của tác giả.Tác giả cho rằng: Sự sai lầm của giả kim thuật góp phần tạo ra môn hóa học. Tôi xác định rằng: Thuật giả kim - hay nói chính xác hơn: Cơ sở phương pháp luận của thuật giả kim - nếu đã coi là một sai lầm thì tự nó không thể là cơ sở lý luận của môn Hóa học. Có chăng, chỉ là những phương pháp chế tác của nó đươc sử dụng vào thời buổi sơ khai của những thực nghiệm hóa học mà thôi. Tôi e tác gia lầm lẫn trong việc này. Tượng tự như vậy, giả thuyết Ete về vũ trụ - nếu đã được coi là một sai lầm thì tự nó không thể là nền tảng ban đầu của thuyết điện từ trường được. Mà có thể nói rằng cách đặt vấn đề ban đầu đã bị giải thích sai theo giả thuyết Ete, đã được giải thích bằng một lý thuyết khác. Hơn nữa, lập luận "Không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai", không phải để biện minh cho tính khoa học của Phong thủy nói chung. Khi biện minh cho phong thủy nói chung, tôi không bao giờ dùng luận điểm này. Mà lập luận đó nhằm chứng minh cho tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt. Điều này cũng chửng tỏ tính thiếu sâu sắc của tác giả, khi quán xét về mục đích của cuộc hội thảo. Tôi xác định rõ ràng rằng: Tính khoa học của Phong Thủy chỉ có thể đặt trên nền tảng một nguyên lý nhất quán, một sự tập hợp có hệ thống vì sự phục hồi của phong thủy Lạc Việt - là thực chất cội nguồn lịch sử của môn phong thủy. Chính vì sự thiếu sâu sắc và mơ hồ về những kiến thức nền tảng của phong thủy, nên tác giả đã không có một thái độ dứt khoát, khi đặt vấn đề: Tôi xác định một cách rõ ràng và nhất quán rằng: Nên dạy môn phong thủy Lạc Việt trong tất cả các trường Đại học liên quan đến kiên trúc và xây dựng, ở Việt Nam và trên thế giới. Còn nếu nhìn nhận phong thủy như những gì mà cổ thư chữ Hán miêu tả và những suy luận phiến diện sau này của các phong thủy gia thì không có cơ sở nào đề giảng dạy, cho dù chỉ là ngoại khóa. Chỉ cần đặt v/đ: Nhà trường sẽ chọn "trường phái" nào trong các trường phái theo cổ thư chữ Hán, để làm tài liệu giảng dạy một cách có hệ thống - khi mà chính các cái gọi là "trường phải" này mâu thuận và tự phản bác nhau? Hay nói rõ hơn: tất cả những kiến thức lưu truyền hiện nay về Phong Thủy - ngoại trừ Phong Thủy Lạc Việt - không thể tập hợp một cách có hệ thống để có thể làm tài liệu giảng dạy một cách chính thống trong các trường Đại học.Người ta có thể tiếp tục lưu truyền các phương pháp ứng dụng phong thủy trong dân gian, như hàng ngàn năm đã lưu truyền vì tính hiệu quả của nó. Nhưng chính vì những sai lầm từ nguyên lý căn để và vì tính thất truyền, khiến nó không thể khôi phục được một cách có hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh. Đây là những yếu tố cần theo tiếu chí khoa học của một lý thuyết được coi là khoa học. Như vậy, tôi có thể kết luận rằng: Phong thủy nói chung - còn lưu truyền đến ngày nay - có những yếu tố khoa học, thể hiện qua sự quy ước, những tiêu chí chặt chẽ, có tính quy luật và tính khách quan. Bắt đầu từ những yếu tố mang tính khoa học này và quan trọng hơn cả là tính hiệu quả trên thực tế trải hàng ngàn năm của nó - chứng tỏ phải có một nền tảng chân lý ở đằng sau nó - đã dẫn đến sự hiệu chính, hệ thống hóa một cách nhất quán môn phong thủy - trong Phong Thủy Lạc Việt - với đầy đủ yếu tố khoa học theo tiêu chí khoa học và có khả năng phục hồi một cách hoàn chỉnh, làm sáng tỏ sự huyền bí của cả nền văn hóa Đông phương nói chung. Kết luận cuối cùng của tôi: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Phong thủy Lạc Việt chính là một phương pháp ứng dụng theo phương pháp luận của học thuyết này.
    1 like
  9. Đọc được những bài viết của chú Thiên Sứ thật lắng đọng. Cháu là người mà khi thất bại nhất, buồn chán nhất đã nhờ chú tư vấn trên diễn đàn, và cũng thật may mắn được chú trả lời. Bây giờ cuộc sống của cháu cũng khá chút rồi, như vậy cháu cũng đã cảm thấy hạnh phúc. Nhưng những ngày đó cháu còn bận bịu, mấy hôm nay rảnh một chút cháu tìm đọc các mục trên diễn đàn và đã vào mục này, càng đọc cháu càng thấy thấm thía và cũng thấy đúng chú ạ. Đọc xong nghĩ lại những gì mình đã trải qua thấy đúng là cuộc sống này có nhân có quả, mặc dù biết là nhân vô thập toàn. Như đơn giản có nhiều lúc chúng cháu rất gặp khó khăn, mà thường mỗi khi có khó khăn thì cứ kéo theo một loạt, ko biết ở đâu cứ ùn ùn tới, làm cho cháu chán trường lắm, ví dụ có lúc cháu hết tiền chỉ còn lại một số rất ít đủ để cho cuộc sống hàng ngày thôi nhưng lại có anh bạn hỏi vay tiền, nhưng vì anh ấy rất khó khăn mà con thì ốm nên thương tình cháu vẫn cho anh ấy mượn, biết rằng anh ấy mượn khó lòng trả được, và mình cũng đang khó khăn. Nhưng tự nhiên sau mấy hôm cháu lại được người khác giúp đỡ, công việc tốt hơn và lại còn có thêm một khoản tiền nữa. Lúc đó thì cháu cũng không suy nghĩ hay liên hệ gì, chỉ giờ đọc được bài viết của chú thì nghĩ lại ngẫm nghĩ thấy thật đúng, bây giờ vợ chồng cháu có một cô con gái đáng yêu, hai vợ chồng cứ bảo nhau là phúc của ông bà tổ tiên, hì, vì mới đầu cũng hơi khó khăn để có bé. Cháu nghĩ ai cũng có những cái chưa tốt nhưng biết hướng thiện và sửa những cái chưa tốt đó thì cũng đã là tốt rồi, và cháu hy vọng có nhiều người đọc được những bài viết của Chú để có được cái nhìn và cách sống hướng thiện hơn. Chúc chú khỏe để có nhiều bài viết hay.
    1 like
  10. Biên minh về bài viết: Phong thủy có phải là khoa học hay không? Tiếp theo Về phần này, tôi chỉ phân tích một ý được bổ sung thêm trong bài viết của tác giả, còn thiếu trong bài đầu tiên của topic này. Như vậy, hiện tượng mà chính tác giả dẫn chứng lại là vấn đề chứng tỏ cho các hiện tượng sau đây:- Sự khác biệt trong tri thức và khái niệm của người xưa và tri thức khoa học hiện đại. - Tính thất truyền của một học thuyết. Vì bản thân tiểu sử tác giả, cũng như nội dung của cuốn sách Đạo Đức Kinh, cũng rất mơ hồ. Có nhiều giả thuyết khác nhau về tác giả và có nhiều dị bản của cuốn sách này. - Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Về v/d "Người ta không thể tím ra cái đúng từ một cái sai", tác giả đã có ý kiến trong bài viết. Nhưng đây lại là sự tự phản chứng của tác giả. Tôi sẽ chứng minh sau, khi đến đoạn này. Đoạn cuối của phần này, tác giả kết luận: Điều này chứng tỏ kiến thức của tác giả về Phong thủy hoàn toàn không có tính hệ thống - cho dù là tính hệ thống của chỉ một mảng của nó, mà người ta quen gọi là trường phái. Tôi thừa nhận tính mơ hồ của một số khái niệm và những qui ước, tiêu chí trong phong thủy. Nhưng, tất cả các phong thủy gia và những người nghiên cứu chuyên sâu về phong thủy đều phải thừa nhận rằng: Nó có đầy đủ những quy ước, tiêu chí mang tính quy luật, tính khách quan, tính hệ thống và khả năng tiên tri, Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết phương pháp ứng dụng khoa học.Có thể nói - thiếu tính hệ thống trong sự nhận thức về Phong thủy , nên trong suốt cả tiêu đề này, tác giả không hể đưa ra một cách có hệ thống toàn bộ phương pháp ứng dụng của phong thủy, hoặc chí ít là sự tóm lược những nội dung chính của hệ thống đó, mà chỉ dẫn chứng những trường hợp cá biệt - mà ngay cả những trường hợp đó, tôi đã biện minh - Sau đó áp đặt nhận xét chủ quan của mình với sự đồng cảm của ông Nguyễn Văn Tuấn (Mà tôi cũng đã biện minh một cách chi tiết. Xin xem theo đường link đã dẫn). Còn tiếp
    1 like
  11. Kệ Phóng Sanh của Đại sư Hám Sơn 放生功德偈 - 憨山大师著 人既爱其寿Người ta quí mạng sống 生物爱其命Vật cũng yêu mạng nó 放生合天心Phóng sanh hợp ý trời 放生顺佛命Phóng sanh thuận lời Phật 放生免三灾Phóng sanh khỏi tai ương (1) 放生离九横Phóng sanh lìa chín hoạnh (2) 放生寿命长Phóng sanh được trường thọ 放生官禄盛Phóng sanh thêm lộc quan 放生子孙昌Phóng sanh con cháu nhiều 放生家门庆Phóng sanh nhà cửa vui 放生无忧恼Phóng sanh không lo buồn 放生少疾病Phóng sanh ít bệnh tật 放生解冤结Phóng sanh giải oán kết 放生罪垢净phóng sanh sạch tội nghiệp 放生观音慈Phóng sanh Quán Am từ 放生普贤行Phóng sanh hạnh Phổ Hiền 放生与杀生Phóng sanh và sát sanh 果报明知镜Quả báo rõ như kính Chú thích thuật ngữ: Tam tai, Cữu hoạnh (1)-Tam tai (Ba loại tai ương): thứ nhất, tai ương của thời đao binh (chiến tranh); thứ hai, tai ương của thời bệnh dịch tràn lan; thứ ba, tai ương của thời đói kém, mất mùa. (2)-Cữu hoạnh (Chín kiểu chết oan uổng, chết không bình thường, chết thảm): 1- Chết vì có bệnh nhưng không được gặp thầy thuốc để chữa trị 2- Chết vì bị pháp luật định tội (Ngày xưa thì gọi là bị pháp luật nhà vua tru lục) 3- Chết vì bị các loại phi nhân (quỉ thần, ma quái) cướp đoạt tinh khí 4- Chết vì lửa đốt cháy 5- Chết vì nước nhận chìm 6- Chết vì thú dữ nhai nuốt 7- Chết vì rơi xuống vực sâu 8- Chết vì bị trúng độc, bùa chú trù yếm 9- Chết vì bị đói khát
    1 like
  12. Chị Phương ah Mọi sóng gió rồi sẽ qua, hạnh phúc sẽ trở về. Mạnh mẽ lên chị nhé :x Người thân và bạn bè luôn bên chị Em mong sao cho sức khỏe của anh chóng hồi phục, gia đình chị sẽ lại bình yên!
    1 like
  13. Những “tuyệt chiêu” nhỏ bài độc trong cuộc sống (Dân trí) - Thường xuyên dùng thức ăn nhanh, đóng gói tiện gọn nhiều chất béo, chất đường, giàu năng lượng, trong thời gian dài, tất cả những điều này sẽ làm cho cơ thể sản sinh nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một vài sự trợ giúp cơ thể bài độc liệt kê dưới đây sẽ là những “tuyệt chiêu” nhỏ: Bài độc sáng sớm Mỗi sáng thức dậy lập tức đi đại tiện, bài ra những “độc tố” tích lũy cả một đêm qua. Các chất bẩn, chất bã trong ruột cần không ngừng làm sạch kịp thời, bài ra ngoài cơ thể thì mới không “giữ độc”, đảm bảo các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Trong lý thuyết lão hóa của nghiên cứu y học hiện đại, có một học thuyết ngộ độc bản thân cho rằng: “Lão hóa là do trong quá trình chuyển hóa các chất của bản thân cơ thể không ngừng sản sinh ra những độc tố, dần dần tạo cho cơ thể xảy ra ngộ độc mạn tính”. Đại tiện không thông thoáng (hay táo bón) rất dễ làm cho bản thân cơ thể phát sinh ngộ độc, dẫn đến lão hóa. Nói “tạm biệt” với rượu Cho dù uống rượu vừa phải vẫn có thể tăng tỷ lệ mắc ung thư vú, những bạn gái hàng tuần hấp thu hơn 4 cốc thức uống có cồn, thì tỷ lệ mắc ung thư vú sẽ tăng 7% với từng cốc uống. Nếu vì xã giao không thể từ chối uống rượu, kiến nghị nên chọn uống rượu vang đỏ, bởi vì vang đỏ là loại rượu có ích cho sức khỏe, do vang đỏ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp dự phòng bệnh tim mạch. Đương nhiên, phần đông chuyên gia vẫn kiến nghị rằng tốt nhất là bỏ rượu hoàn toàn, thì mới đạt hiệu quả bài độc. Nói “good bye” với đồ ngọt Rất nhiều người vốn thích đồ ngọt một cách không thể chống cự, bởi vì ăn đồ ngọt sẽ kích thích đám rối thần kinh, làm cho ta cảm thấy hưng phấn, tác dụng hầu như tương đương với caffein, thế nhưng ta phải trả giá cho cảm giác sảng khoái này. Những thức ăn ngọt thường có thành phần giàu chất béo, nhiều năng lượng, dễ làm tăng cân, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. Hơn nữa, đường dễ gây sâu răng. Do vậy, nhất định cần hạn chế ăn đồ ngọt.Phòng ngừa làn da rám nắng Phần da bộc lộ trực tiếp dưới ánh nắng, rất dễ sản sinh những gốc tự do, tạo ra hiện tượng xuất hiện nếp nhăn nhỏ, nám, sạm màu… Cố gắng chọn chất bảo dưỡng hoàn hảo về cơ chế chống gốc tự do (chống oxy hóa) là “tình huống” không thể bỏ sót trong việc bảo dưỡng làn da. Chất bảo dưỡng có tác dụng bài độc trên thị trường, thực tế là tận dụng việc chống gốc tự do để thực hiện bài độc, đạt mục tiêu trong việc bảo dưỡng làn da. Hàng ngày uống đủ lượng nước sạch 65% tế bào cơ thể là nước, thành phần chính ngoại dịch tế bào cũng là nước. Nếu không uống đủ nước thì tế bào sẽ không chuyển hóa các chất bình thường, lượng mồ hôi, nước tiểu bài ra sẽ không đủ, rồi sẽ không đạt mục tiêu bài độc. Nước là “vua của trăm loại thuốc”, có thể pha loãng độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa, thúc đẩy độc tố bài ra ngoài từ nước tiểu kịp thời. Hoãn giải sức ép Đời sống thành thị căng thẳng, hối hả, làm cho ta ngày càng nhiều stress. Sức ép lớn theo đó làm cho ta sản sinh “độc tố tinh thần”, đòi hỏi chúng ta cần tiến hành bài giải định kỳ, tức chúng ta phải tiến hành tự điều tiết. Có rất nhiều phương pháp hoãn giải stress, chẳng hạn như: thể thao, xông hơi, tập yoga… thông qua những hoạt động giúp điều tiết cảm xúc đạt hiệu quả, giảm áp lực căng thẳng. Hàng ngày tập hít thở sâu Hít thở không chỉ duy trì sự sống, còn có tác dụng bài ra độc tố trong cơ thể, đặc biệt là hít thở sâu, nhưng khi ta hít thở sâu, thường “nâng ngực” một cách không tự giác, co dúm vùng bụng, mỗi lần như vậy phần phổi chỉ có 1/3 thể tích được tận dụng mà thôi. Phương pháp hít thở sâu chính xác là: tìm một nơi không khí trong lành, dùng mũi hít thật sâu một cách bình ổn, khi ấy dùng những đầu ngón tay đè lên vùng bụng sẽ thấy căng lên, cho đến khi cả vùng phổi nạp đủ hơi, có thể giữ hơi trong phổi 4 giây, rồi dùng miệng “xả hơi” ra một cách chầm chậm. Vận động vừa phải Vận động giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim phổi. Nhiều mồ hôi sản sinh trong quá trình tập luyện thể thao thông qua làn da, đưa những chất bã và độc tố từ trao đổi chất bài ra ngoài cơ thể. Không ăn quá nhanh Khi ăn, không ăn quá nhanh, nhai kỹ, theo đó sẽ bài tiết nhiều dịch vị, trung hòa các chất mang độc tính, gây nên chuỗi phản ứng lành tính, độc tố bài ra càng nhiều. Hạn chế cà phê Cafein trong cà phê rất dễ gây nên những vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như âu lo và bất an… cho nên cần hạn chế dần lượng dùng cà phê một cách trình tự. Nếu như thói quen trước nay dùng 5 tách cà phê trong ngày, hãy bắt đầu thử cứ mỗi 2 - 3 ngày thì giảm đi một tách trong ngày, bớt dần những bất ổn trong quá trình hạn chế cà phê, theo đó giảm cảm giác âu lo đến mức thấp nhất. Cũng có thể thử thay thế bằng một ly nước chanh nóng pha mật ong. Hàng ngày hãy cho tâm khảm trống vắng trong 5 phút Dùng 5 phút để tán gẫu có lẽ không đủ, nhưng 5 phút “gởi thông điệp” cho nhau sẽ mang đến kết quả làm ta được an ủi. Một câu nói ấm áp, một nụ hôn, đủ mang đến cho bạn cả một ngày đẹp đẽ! Cho nên, đừng tiếc với những lời đường mật, bạn và “người ấy” của bạn đều cần những xoa nắn tâm hồn như vậy. 5 phút của bạn cộng thêm 5 phút của “người ấy” dùng chia sẻ yêu thương, chỉ số hạnh phúc của bạn làm sao không lay động được chứ! Hàng tuần ăn chay 2 ngày Hàng tuần ăn chay 2 ngày, tạo cơ hội cho đường ruột “nghỉ ngơi”. Bởi lẽ ăn quá nhiều thức ăn béo ngậy hay mang tính kích thích, sẽ làm cho quá trình trao đổi chất sản sinh nhiều độc tố, tạo ra gánh nặng lớn cho đường ruột. Tránh xa bức sóng điện từ Hiện nay ta sống trong môi trường khắp nơi đều tràn ngập sóng điện từ. Chẳng hạn đồ dùng điện trong nhà, máy tính, bàn phím, tivi, lò viba… đều sản sinh sóng điện từ. Sóng điện từ không màu, không hình dáng, nhưng tần sóng của chúng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe. Cho nên, trong sinh hoạt chúng ta cố gắng tránh xa bức sóng điện từ. Thời gian sử dụng điện thoại di động không quá lâu, không mang theo điện thoại suốt ngày đêm. Thời gian sử dụng máy tính cũng không quá lâu, tốt nhất gắn lên tấm chắn màng hình hay mặc áo phòng chống bức xạ. Hàng tuần xông hơi 1 lần Có thể tận dụng xông cho vã mồ hôi bài độc, cũng tức là tận dụng diện tích lớn nhất của làn da để làm hệ thống bài độc từ đường mồ hôi. Thông qua xông vã mồ hôi, tăng tốc tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất, giúp các lỗ chân lông co giãn. Người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thận trọng với xông hơi. Nếu người bệnh cảm thấy lo sợ thì không nên xông hơi, bởi vì tâm lý sợ sệt sẽ làm huyết áp tăng cao, người bệnh nặng trái lại sẽ khó bài ra mồ hôi. Hàng ngày tập ho chủ động Phổi là nơi rất dễ tích lũy độc tố, thỉnh thoảng tập ho chủ động vài tiếng, sẽ đạt tác dụng giúp làm sạch vùng phổi. Theo Lương y Bàng Cẩm Sức khỏe & Đời sống
    1 like
  14. 3. Trục Thìn Tuất, trục Tỵ Hợi và Không Kiếp Ngày đông chí là ngày nhất dương sinh, ngày ngăn nhất, đêm dài nhất. Tượng cho vạn vật bắt đầu sinh sôi. Xác định đúng ngày đông chí là việc làm quan trọng nhất của Thiên quan khi xưa, vì vào ngày này Vua phải làm lễ tế Giao-là lễ tế lớn nhất trong năm. Vào ngày đông chí thì Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn, cho nên rồng mặt trời tượng cho Vua. Do ngày ngắn nhất cho nên mãi không sáng được, thành ra người xưa gọi đó là cung Thiên La tức là lưới trời giam giữ không cho mặt trời mọc. Ngày Hạ chí là ngày nhất âm sinh, ngày dài nhất đêm ngắn nhất. Mặt Trời vào ngày này lặn ở cung Tuất, và mãi mới lặn được cho nên gọi cung Tuất là cung Địa Hộ hay Địa Võng. Thiên La, Địa Hộ là nơi cổng trời, thiên thần thường hay đi về, được canh giữ ở hai vị hung thần là Thiên Khôi và Hà Canh. Khôi Canh ở đâu, quý nhân không đến, vì đấy là nơi hung hiểm nghiêng lệch của trời đất. Thiên văn học hiện đại thì xác định trục Thìn Tuất chính là hoàng đạo. Ngày / Năm là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Thìn có can Mậu Ngày / Năm là Ất Canh thì Giờ /Tháng Thìn có can Canh Ngày / Năm là Bính Tân thì Giờ /Tháng Thìn có can Nhâm Ngày /Năm là Đinh Nhâm thì Giờ /Tháng Thìn có can Giáp Ngày /Năm là Mậu Quý thì Giờ /Tháng Thìn có can Bính Cho nên có thể thấy Thìn chính là nơi hợp hóa trường sinh của Ngũ Hành, còn Tuất là nơi tuyệt. (Ngày /Nam là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Tuất có can Giáp, các trường hợp khác cứ tương tự mà suy). Trục Thìn Tuất là vậy, là nơi đi về của các thần, chắc vì vậy mà nó là nơi khởi đầu an cho rất nhiều tinh đẩu quan trọng trong Tử Vi. Lệch xuống phía Bắc 18 độ so với Tuất là cung Hợi, nơi hoàn toàn u minh sau khi ngũ hành đã diệt, đó là nơi khởi hai sao Không Kiếp. Giờ Tý là nhất dương sinh, đến giờ Mão là Dương Minh, giờ Ngọ là nhất âm sinh, đến giờ Dậu là âm minh; cho nên vào 4 giờ này KK hoặc đồng cung hoặc xung chiếu để cho thấy sự nghiêng lệch về âm dương trong lá số. KK nếu nhìn theo cách an giờ sinh là vậy, còn nhìn theo cách an tháng sinh để thấy được sự trái ngược lệnh thang trên lá số ảnh hương mạnh ở cung nào, về lục thân thì ở đâu. Lá số đã có Xương Khúc thì ko bao giờ có Không Kiếp. Những người có tứ trụ Thuần Dương thì Mệnh Tài Quan trong Tử Vi có đủ Xương Khúc Tả Hữu, Tứ Trụ thuần âm thì chỉ có KK mà không có Xương Khúc Tả Hữu. Tử Vi cho rằng THXK là cát, KK là hung; nhưng Tử Bình thì cho rằng thuần âm thuần dương đều là không tốt. Mâu thuẩn chăng?? Không mâu thuẫn, vì thật ra TH, KK, XK nó cho biết sự vượng của lệnh tháng nghiêng hẳn về bên nào trong lá số tử vi, cho nên Tử Vi hay Tử Bình cần phải xem xét thật kỹ, Tả Hữu Xương Khúc chưa chắc đã cát, Không Kiếp chưa chắc đã hung. Quân bình âm dương chưa chắc đã cát, âm dương xô lệch chưa chắc đã hung. ... còn tiếp ...
    1 like
  15. 2 - Cấu trúc đường lộ và phương tiện. Kính thưa quí vị. Như phần trên đã trình bày: Nếu thuần nhất khí theo Lý học - con đường đủ chứa tất cả phương tiện vận đông và chuyển động đều với bất cứ tốc độ nào, không bị cắt thì sẽ không có kẹt xe. Nhưng nếu có một nhát cắt hình số 8 thì sẽ nảy sinh xung sát khí và hiện tượng kẹt xe sẽ xuất hiện và phải có sự can thiệp của một hình thái ý thức xuất hiện (Đèn xanh, đèn đỏ), hoặc thiết kế lại con đưởng để con đường Dương thích hợp với phương tiên giao thông Âm, nhằm cân bằng Âm Dương giữa con đường Dương và phương tiên giao thông Âm. Từ đó chúng ta dễ dàng suy luận một cách hợp lý rằng: * Nếu con đường gồm nhiều nhát cắt ngã tư thì xung sát khí càng phức tạp. * Nhát cắt ngã tư càng gần nhau thì xung sát khí càng mạnh và càng hạn chế mối tương quan diện tích vận động khi ngừng xe giữa phương tiện vận chuyển và diện tích đỗ xe khi ngừng. Tiếc thay, đây lại là thực trạng của Hanoi cổ được thiết kế cho các phương tiên thô sơ từ hàng trăm năm trước. Trừ một vài đại lộ - cách gọi thời bấy giờ , bây giờ thì nó không được coi là đại lộ nữa - như: Cửa Đông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Cửa Nam....thì toàn là những con phố nhỏ với những khối phố ngắn chừng vài chục ngôi gia. Nhỏ nhất là phố Hàng Phèn với số nhà đếm đến 30 là hết cho cả hai bên dãy phố, một đầu chặn bởi ngã tư Bát Đàn, một đầu chặn bởi ngã ba thuốc Bắc. Hanoi mở rộng sau đó, cho thấy diễn tích mặt đường vẫn không thích hợp với sự phát triển của phương tiện vận chuyển với những con đường hẹp và nhiều ngã tư. Một giải pháp mới ra đời so với thực trạng của hàng chục năm trước là phân luồng hai chiều bằng rào chắn (Con lươn). Thực chất đây là cách giảm thiểu các xung sát khí, do các nhát cắt vì ngã tư tạo ra - theo cái nhìn lý học đông phương. Giải pháp này đã có tác dụng nhất thời và hạn chế được kẹt xe. Bởi nó khắc phục được phần nao xung sát khí do các nhát cắt ngã tư đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế, giải pháp này vẫn không phát huy được tác dụng và nạn kẹt xe vẫn xảy ra, đến mức phải cho rằng 20 năm sau mới khắc phục được. Bởi tính không đồng bộ của giải pháp này với các vấn đề liên quan. Hơn nữa, giải pháp này cũng là một giải pháp cổ điển so với nhu cầu thời đại, mà sự phát triển của giao thông hiện đại cần những hình thái ý thức liên quan có sáng tạo, phù hợp với thực trang cấu trúc Hanoi, từ hàng trăm năm trước. Tính đồng bộ cần có trong giải pháp xóa bỏ nạn kẹt xe, ngoài những yếu tố đã trình bày như: Sự chuyển động đều tương đối (Vấn đề này còn liên quan đến phương tiện vận chuyển gì?), ngăn các ngã tư nhát cắt thì còn là cấu trúc cụm dân cư, văn phòng, cơ quan tập trung đông người và khối cư dân làm việc liên quan đến các văn phòng đó. Tất nhiên chúng ta phải hiểu rằng cụm cư dân di chuyển liên quan đến khối công sở thay đổi theo thời gian. Tôi thí dụ: Hầu hết cụm công sở hiện nay có khối cư dân ở Thanh Trì làm việc thì đường từ Thanh Trì đến các cụm công sở đó sẽ hay tắc. Nhưng vài chục năm sau, những địa chỉ của người làm việc đó thay đổi thì mọi việc sẽ khác. Nếu không nhận thấy điều này thì mọi v/d sẽ có tính đối phó. Bởi vậy, một vấn đề mới nẩy sinh là cụm công sở, kinh doanh tọa lạc trên các tuyến phố tương quan với người sử dụng phương tiện vận chuyển. Mặc dù chỉ với những vấn đề nêu trên đi vào chi tiết đã rất phức tạp. Còn tiếp.
    1 like
  16. Kính thưa quí vị quan tâm. Đường lộ và phương tiện di chuyển. Đường lộ trên Hanoi cũ, tức thực trạng đường phố Hanoi cũ được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu từ gần 100 năm trước, khi mà các ông Tây đi xe bình bịch rất hiếm hoi với những bà đầm ngồi xe xích lô. Hanoi cũ ngày ấy và bây giờ chỉ thích hợp với xe hai bánh với vài cái xe hơi. Những chiếc xe đạp được phân phối cho mỗi cán bộ công nhân viên ngày trước, chen chúc trên phố Hanoi không hề kẹt xe, nay được thay bằng xe gắn máy là sự tương thích với nó. 1 - Xe gắn máy và xe đạp Đường lộ của Hanoi cũ không thay đổi. Nói theo ngôn ngữ lý học là Dương tịnh (Theo Văn hiến Lạc Việt). Nhưng những phương tiện di chuyển ngày một nhiều và những chiếc xe gắn máy đã thay thế cho xe đạp. Với cái nhìn của người viết thì xe gắn máy là một phương tiện rất thích hợp với cấu trúc của thành phố Hanoi từ hàng trăm năm trước giành cho xe đạp. Mặc dù tốc độ của phương tiện giao thông này nhanh hơn cái xe đạp cổ lỗ và phủ hợp với nhịp độ cuộc sống hiện nay. Hanoi cũ và hơi mới tương thích với xe hai bánh - trước đây là xe đạp và bây giờ là xe gắn máy. Chỉ có số lượng hơi nhiều hơn và tốc độ nhanh hơn. Do đó, sự cản trở phát triển của xe gắn máy không phải là một biện pháp đúng khi giải quyết nạn kẹt xe ở Hanoi. Ngược lại, chính xe gắn máy là phương tiện thích hợp nhất cho lưu thông trên các đường phố Hanoi cũ, hoặc gần như cũ. Như phần trên đã trình bày: Bản chất của vấn đề kẹt xe sẽ không xảy ra, cho dù số lượng xe đông hơn với tốc độ nhanh hơn, nếu con đường vẫn tương thích với phương tiện vận chuyển và chuyển động đều. Nhưng chính vì tốc độ của xe gắn máy khác xa xe đạp. Do đó, sự chênh lệch tốc độ giữa những chiếc xe gắn máy sẽ rất đáng kể so với xe đạp trước đây, dù số lượng bằng nhau. Do đó, sự luồn lách của cái xe đạp sẽ khác với sự luồn lách của cái xe gắn máy trên đường phố vì tốc độ của nó. Tạp khí bới sự vận động luồn lách và chênh lệch tốc độ của xe gắn máy với tốc độ khác nhau sẽ khác hẳn sự chênh lệch tốc độ của xe đạp và đây là một trong những nguyên nhân kẹt xe, do tốc độ xe gắn máy khác xe đạp. Những chuyển động hỗn loạn của tốc độ nhanh, sẽ tạo ra xung sát khí mạnh hơn và là một trong những nguyên nhân kẹt xe. Bởi vậy, Căn cứ trên sự chuyển động đều của tốc độ giữa các phương tiện thì - nếu có tăng thêm diện tích mặt đường mà không tạo được sự cân bằng tốc độ của các phương tiện di chuyển thì việc giải quyết nạn kẹt xe sẽ không rốt ráo. Đây chỉ là một yếu tố.
    1 like
  17. + Cái lý do kẹt xe đầu tiên phải kể đến là sự chiếm lĩnh lòng đường của các xe ô tô đỗ ven đường, các ô tô dừng tạm thời, các ô tô di chuyển chậm để tìm chỗ đỗ xe. + Lý do thứ 2 là nhiều tuyến phố không có vị trí để xe máy thuận tiện cho những chiếc xe máy có thời gian đỗ ngắn, hoặc hơi lâu. + Lý do thứ 3 là sự chuyển làn của các phương tiện giao thông là Lộn sộn và người điều khiển phương tiện cũng chuyển làn tùy tiện, từ vận tốc đến cách thức chuyển làn. Với 3 lý do cơ bản trên dẫn đến sự ùn ứ hoặc lưu thông chậm, hoặc ách tắc cục bộ hoặc toàn diện. Để giải quyết phần nào bài toán trên, ta chỉ có thể xem xét tới lý do 1 và 2, còn 3 thì chưa thể làm bây giờ do điều kiện VN hiện nay chưa cho phép. Giải quyết lý do 1 và 2, có thể triển khai nhiều điểm giữ xe, nhưng quỹ đất của thành phố thì ko có hoặc không phù hợp nên đành chấp nhận sống chung với lũ. Huy động vốn để giải tỏa mở đường thì có chủ chương, chính sách, nhưng để làm nơi đậu xe hiện đại thì lại chưa thấy nói đến. Nếu đất tư mà xây dựng nơi đỗ xe - gửi xe thì lại ko có chính sách nào hỗ trợ và ủng hộ. Thưa chú Thiên Sứ, nếu có chủ trương giúp đỡ những ý tưởng tốt để thực hiện giải pháp giải tỏa 1 phần sự ùn ứ giao thông động dựa trên cơ sở của các trạm giao thông tĩnh thì chắc chắn cháu đã góp được 1 phần sức lực cho lợi ích của thành phố. Tuy có nhiều cuộc hội thảo hay xin đóng góp ý kiến về giải pháp tháo gỡ cho giao thông Thành phố, nhưng nó chỉ mang tính chất đóng góp ý tưởng cho ai đó sơi hoặc có cảm giác nêu cho có, chứ chưa thực sự là cần những giải pháp tốt và khuyến khích, giúp đỡ các giải pháp tốt đó thành hiện thực. Vì thế cháu và những người bạn vẫn chờ 1 cơ chế.
    1 like
  18. Kính thưa quí vị quan tâm. Một thí dụ cho Dương thịnh Âm suy tắc bế trong sự cố gắng giải quyết nạn kẹt xe là: Có ý kiến hạn chế xe gắn máy và cụ thể là yêu cầu xe gắn máy gửi một lần là 20. 000 đ. Đây là một trường hợp dùng Dương khắc Âm. "Dương thắng Âm tắc bế". Chúng ta thử tưởng tượng, nếu ý kiến này được thực thì thì sẽ ra sao? Mỗi một xe gắn máy sẽ phải có một người đi theo để giữ xe cho đỡ tốn tiền. Người ta sẽ dựng xe ở chỗ nào có thể dựng được với người trông xe đi theo...vv....Tất nhiên, mọi công việc sẽ trì trệ vì phải thêm một lao động cùng đi chợ để...trông xe. Báo chí la oai oái và chuyện qua đi. Đây chỉ là thí dụ. Nói tổng quát và vĩ mô hơn là "chủ quan duy ý chí". Bởi vậy, v/d cân bằng Âm Dương là việc của những người có thẩm quyền của nhiều ban ngành với những nhà tư vấn nghiêm túc. Bây giờ chúng ta xét phần Âm của vấn đề kẹt xe này. Phần Âm - so với hình thái ý thức - của vấn nạn kẹt xe này gồm đường lộ giao thông và phương tiện di chuyển. Trong phần Âm này lại chia ra: Dương là đường lộ (Dương tịnh - theo văn hiến Lạc Việt) và Âm là phương tiện di chuyển (Âm động - theo văn hiến Lạc Việt). Sự phát triển và vận động của Âm là tự nhiên - tức là do nhu cầu phát triển của sinh hoạt xã hội , nên các phương tiện di chuyển ngày càng nhiều và đông đúc. Nhu cầu cân bằng Âm Dương tức là đường lộ phải phát triển theo để cân bằng. Nguyên tắc chung là như vậy. Nhưng vấn đề còn là thực trạng quy hoạch đô thị, khả năng phát triển đô thị (Gồm cả đường lộ) , khả năng vận trù...vv.... sẽ bàn sau. Bây giờ chúng ta loại suy các yếu tố ngoại vi để xét về tương quan giữa con đường và phương tiện. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp chống kẹt xe với một suy luận hợp lý với thực trạng hiện nay. Về nguyên tắc, nếu diện tích mặt đường đủ chứa tất cả các phương tiện di chuyển trên đó và chuyển động đều với nhau thì sẽ không có kẹt xe. Cho dù tốc độ là không giới hạn. Có thể thí dụ như các tay đua xe (Bất kể xe gì) trên một vòng tròn như ở sân vận động chẳng hạn. Như vậy, về lý thuyết sẽ không có kẹt xe nếu mọi vật chuyện động đều và diện tích mặt đường đủ chứa. Đây là sự cân bằng tuyệt đối và sự chuyển đông không phát sinh các luồng khí tạp. Gọi là đồng nhất khí theo Lý học. Nhưng nếu con đường không phải vòng tròn mà là hình số 8 thì xung khí đã xuất hiện ở đường giao nhau. Giải pháp đèn xanh, đỏ phải xuất hiện và điều này phải có sự can thiếp của hình thái ý thức(Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh xe chạy....). Nhưng v/d kẹt xe sẽ không nghiêm trọng, nếu người ta làm một cầu vượt ở đây. Tuy nhiên mọi việc sẽ phức tạp hơn, nếu hình số 8 nói trên được cấu trúc bởi nhiều vạch song song để tạo nên hình số 8 đó (Tôi sẽ minh họa và đưa hình ảnh lên đây). Nhưng vậy, làn cắt sẽ không đơn giản chỉ là một lát cắt mà là nhiều lát cắt, Giải pháp đèn xanh đèn đỏ sẽ không phát huy tác dụng bới những lát cắt gần nhau. Đây chính là thực trạng của những con phố ngắn ngủi với nhiều ngã tư giao nhau ở Hanoi và Sài Gòn thì đỡ hơn. Trong trường hợp này, những con đường dù lớn - nhưng mật độ xe dày cũng không khác gì con đường nhỏ và mật độ xe mỏng. Chúng vẫn kẹt cứng. Bởi nhiều dòng xung sát khí đối chọi nhau - nói theo ngôn ngữ Lý học. Mọi giải pháp cổ điển đều thất bại và chỉ có tính cục bộ. Bởi vì, giải pháp cổ điiểnn tức là hình thái ý thức cổ điển sẽ không thể cân bắng với sự phát triển mới. Cho nên nó đòi hỏi phải có sự sáng tạo phủ hợp. Còn tiếp
    1 like
  19. Kính thưa quí vị quan tâm. Theo sự tìm hiểu của tôi thì trong Lý học, sự cân bằng Âm Dương là một tiền đề quan trọng được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, nhằm giải quyết sự tồn tại bền vững và phát triển liên quan đến con người. Mất cân bằng Âm Dương, nếu "Dương thắng Âm tắc bế", "Âm thắng Dương tắc loạn". "Âm Dương bất tương giao tắc trệ" ....... Nếu chúng ta xét toàn bộ hình thái ý thức liên quan giữa luật giao thông, qui định, quy chế....với hệ thống đường, lộ và phương tiện di chuyển thì hính thái ý thức là Dương và phương tiện giao thông là Âm. Nếu chúng ta xét tương quan giữa con đường và phương tiên di chuyển thì con đường là Dương và phương tiện là Âm. Ở đây tôi cô lập vấn đề để dễ quán xét - còn những yếu tố khác như: Mật độ dân cư, cụm dân cư, mối quan hệ tương tác với nơi làm việc, tức cụm xường, cơ quan hành chính, văn phòng....vv...thuộc về kiến trúc quy hoạch...cần đồng bộ, sẽ được phân tích sau. I - Mối quan hệ Âm Dương giữa phương tiện vận chuyển và đường lộ. Như vậy, nếu xét về toàn bộ phương tiện giao thông thì con đường thuộc Dương tĩnh - nhân danh nền văn hiến Việt (Tàu là Âm tĩnh) - so với phương tiện vận chuyện là Âm động (Tàu là Âm tĩnh). Vì phương tiện phát triển ngày một nhiều, nên "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Dấu hiệu đầu tiên là phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, quẹo phải trái không báo hiệu..vv..để tranh thủ đạt mục đích trên đường hẹp. Một yếu tố nữa là phương tiên di chuyển giao thông ngày càng nhiều - lượng đổi dẫn đến chất đổi - con đường không đáp ứng được - kết hợp với yếu tố cụm dân cư....nói trên - Nên Âm Dương mất cân bằng và không tương giao và kẹt xe bắt đầu xảy ra...ngày càng nghiêm trọng, đến mức độ tiến tới ở tầm quốc gia. Mặc dù hiện nay, nó vẫn có vẻ mang tính của riêng hai T/p là Hanoi và HCM. II - Mối quan hệ Âm Dương giữa hình thái ý thức giao thông với phương tiên giao thông. Trên cơ sở Âm là phương tiên vật chất (Âm) ngày càng phát triển một cách tự nhiên thì hình thái ý thức về các quy định, quy chế....(Dương) sẽ xuất hiện sau đó. Tức là phải có phương tiện giao thông trước thì hình thái ý thức căn cứ vào đấy mới được tạo ra. (Đến đây xin miễn bàn về Âm hay Dương có trước, vì chúng ta đang chặt khúc một đoạn trong lịch sử phát triển của vũ trụ, xã hội và con người...và giới hạn trong giao thông để cô lập, quán xét. Và cũng xin lưu ý rằng: Tôi không coi tính thần, ý thức là phi vật chất. Ai muốn bàn về điều này, xin vào topic "Luận Âm Dương" thuộc phần "Trao Đổi Học Thuật"). Lúc đó thể hiện nguyên lý "Âm thuận tùng Dương", tức là các phương tiện phải phục tùng luật pháp. Những hình thái ý thức phải mang tính cân đối với sự phát triển hiện hữu và trong thời gian gần hay xa của Âm - nếu có thể tiên đoán được sự phát triển của phương tiện trong tương lai và tùy thuộc vào khả năng tiên đoán này. Nếu hình thái ý thức Dương không căn cứ vào thực tế Âm mà đưa ra những quyết định vượt ra ngoài thực tế Âm và sự tiên đoán sai, hay không có tiên đoán (Gọi là tiên đoán cho phù hợp với ngôn ngữ Lý Học, thực ra là khả năng lường trước tính huống phát triển và thực thi...) thì Dương thịnh, Âm suy tắc bế. Hay hình thái ý thức không có tính khả thi...Âm Dương bất tương tắc trệ. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường...vv...cho một T/p lớn nói chung và Hanoi - T/p HCM, nói riêng. (Còn tiếp)
    1 like
  20. Hình như năm ngoái, một học "giả" - theo nghĩa là không phải học thật - lớn tiếng trên một phương tiện truyền thông vào loại bậc top của Việt Nam là: Viết bánh giày là "Dày" theo truyền thống là sai rồi. Phải gọi đúng nó là bánh "Giày". Thế là một số phươpng tiện truyền thống khác cũng a dua theo, khi viết về bánh "Dày" cũng viết là "Giày". Đồng nghĩa với cái giày của người ta đang đi. Híc! Ngày xưa, đường Cổ (Cổ xưa) Ngư - bây giờ là đường Thanh Niên - thì có một vị cao niên nho học uyên bác nào đó giải thích rằng: Nó là đường Cố (Cố gắng) Ngự (Vua ngự) đọc trệch qua. Ông ta giải thích rằng: Trước đây vùng này lũ lụt, nên phải gọi là Cố Ngự tức là con đê chống sóng. Những bộ nhớ với chương trình không mấy cao cấp - chắc tương đương với trình Windo lúc mới viết - thu nhận được cũng ra rả như vậy. Thực ra, từ Cổ Ngư là một trong hàng loạt những danh từ liên quan đến chữ "Cổ" rải rác khắp miến Bắc Việt Nam; như: Cổ Ngư, Cổ Nhuế, Cổ Pháp, Cổ Lễ, Cổ Loa.....vv.....Riêng cái thành Cổ Loa thì được coi là bằng chứng của kinh đô An Dương Vương - sự tiếp nối của nước Văn Lang vỏn vẹn ở châu thổ sống Hồng theo quan điểm: "Tổ tiên ta ở trần đóng khố" và Thời Hùng Vương là "liên minh 15 bộ lạc" . Nền văn hóa Việt ngày càng "ở trần đóng khố" bởi những kẻ "học giả nửa mùa" này. Híc! Nền giáo dục thì tranh luận mổ sẽ đến nay là trên cả chục năm,đến nỗi khái niệm "cải cách giáo dục" - mỗi năm mỗi cải - trờ thành một từ không có mục đich và nội dung - mà toàn là những bố thuộc loại sừng sỏ bàn đấy nha - chưa tìm được lối ra. Một danh nhân đã viết: "Nếu anh bắn vào lịch sử bằng một viên đạn súng lục thì lịch sử sẽ tấn công bằng loạt đại bác". Đây chính là hiệu ứng con bướm. Trong một xã hội, mọi sự phát triển đều phải rất cân đối. Lý học Đông phương gọi là "cân bằng Âm Dương. Bởi vậy, không thể có một bộ phận của giáo dục - môn lịch sử - quá phi lý - nhưng lại không ảnh hưởng gì đến các môn khác. Đấy là chỉ nói về mặt tính khoa học do sự hợp lý các vần đề liên quan, chưa nói đến các mặt khác. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi sinh thời đã nhắc nhở điều này - tôi không nhớ nguyên văn - đại ý là: "Việt sử trên bốn ngàn năm (cách gọi cũ) liên quan đến sự tồn vong của cả dân tộc Việt. Cần phải nhớ điều này"(*). Híc. ------------------------------ * Nguyên văn câu này của Ngài Phạm Văn Đồng đăng trên nguyệt san "Kiến thức ngày nay" số ra cũng cả gần 10 năm. Tác giả là Ngọc Giao.Bài viết liên quan đến Thiên Sứ.
    1 like