• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/05/2010 in Bài viết

  1. Điệp viên Trung Quốc kỳ cựu bị kết án tại Mỹ 12/05/2010 11:05 (GMT +7) Nhà vật lý kiêm chủ doanh nghiệp Quan-Sheng Shu 68 tuổi, công dân Mỹ gốc Hoa đã bị các nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt vì tội chuyển giao phi pháp các kỹ thuật tối mật cho Trung Quốc; đồng thời ông cũng bị buộc tội môi giới hối lộ cho một công ty Pháp. Vốn là một chuyên viên vật lý tại Học viện Kỹ thuật Quảng Châu, Quan-Sheng Shu di cư sang Mỹ dạo đầu thập niên 80 trong thời buổi Trung Quốc bắt đầu mở cửa. Tại Hoa Kỳ, Shu tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học ở Trường đại học Tổng hợp Washington, sau đó là Phòng thí nghiệm quốc gia về chất siêu dẫn nổi tiếng mang tên Enriko Fermi trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Điệp viên Quan - Sheng Shu. Tới năm 1998, Quan Shu chuyển đến sinh sống tại thành phố Newport News, tiểu bang Virginia. 10 năm sau ông đã là chủ sở hữu Hãng AMAC International, một công ty đa quốc gia thành đạt có chi nhánh cả ở Bắc Kinh. Ngoài ra Quan-Sheng Shu còn là tác giả của ba cuốn sách và hơn 100 báo cáo khoa học về chất siêu dẫn. Trong năm 2000, ông chính là người biên tập bộ sách thứ 45 thuộc loạt tuyển tập khoa học kinh điển "Những thành tựu về siêu dẫn". Do tính chuyên ngành đặc thù của mình, Hãng AMAC thường xuyên nhận được những đơn đặt hàng từ Bộ Năng lượng Mỹ, cũng như từ Cơ quan Không gian Hoa Kỳ (NASA). Những kết quả nghiên cứu của Q.Shu và các đồng nghiệp tại AMAC được NASA đặc biệt quan tâm, nhất là thứ nhiên liệu hydro lỏng dùng cho động cơ tên lửa đẩy. Trị giá hợp đồng giữa AMAC với các cơ quan cấp liên bang thường vào khoảng hai triệu USD mỗi năm. Trong thực tế, Hoa kỳ không phải là siêu cường duy nhất trong lĩnh vực chinh phục khoảng không vũ trụ, nhất là sau khi Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu lên quỹ đạo trái đất. Người ta nghi ngờ rằng, Bắc Kinh đã đánh cắp các kỹ thuật tên lửa đẩy của Mỹ... Và rồi doanh nhân Quan-Sheng Shu bị bắt tại nơi làm việc, chỉ sau hai ngày nhà du hành Trại Chí Cường của tàu Thần Châu - 7 bước chân ra ngoài khoảng không vũ trụ dạo tháng 9/2008. Theo tiết lộ của FBI thì trong giai đoạn hơn 4 năm liền, từ tháng 1/2003 đến tháng 10/2007, Shu đã nhiều lần cung cấp lượng thông tin tuyệt mật về kỹ thuật tên lửa đẩy cho Trung Quốc. Hơn nữa trong vai trò là một doanh nhân, ông ta đã vi phạm lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị kỹ thuật cao chuyên biệt dành cho công tác phòng thủ. FBI có bằng chứng rằng Shu đã trực tiếp tư vấn cho giới đồng nghiệp ở quê nhà về cách làm lạnh oxy cũng như hydro lỏng, điều kiện tối cần nếu muốn biến chúng thành nhiên liệu cho tên lửa đẩy có công suất cực mạnh. Ngoài ra tình báo Mỹ đã nghe trộm được các cuộc điện đàm giữa Văn phòng Giám đốc Công ty AMAC và người đối thoại ẩn danh ở Bắc Kinh, cho thấy điệp viên Q.Shu suốt 3 năm liền lưu tâm tới căn cứ vũ trụ trên đảo Hải Nam, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của công trình này đối với bước tiến mới của công nghiệp quốc phòng Trung Hoa. Quan-Sheng Shu trong phòng thí nghiệm của công ty AMAC International. Chân tướng của Shu thực sự lộ diện vào giữa năm 2007, khi yêu cầu giới khoa học đồng hương nên gọi các kết quả áp dụng bằng những cái tên khác đi, hòng "qua mặt" phản gián Hoa Kỳ. Riêng tờ nhật báo Washington Post lên tiếng nhận định, rằng doanh gia kiêm điệp viên kỳ cựu Quan-Sheng Shu đã "bán đứng nước Mỹ qua các thương vụ phi pháp vi phạm trắng trợn lệnh cấm xuất khẩu kỹ thuật quân sự cao cấp". Điều cần nói thêm là ông chủ của AMAC International còn bị FBI buộc tội môi giới hối lộ quy mô quốc tế nữa. Chi nhánh mở tại Bắc Kinh của hãng đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của 15 công ty phương Tây, những doanh nghiệp đa quốc gia lưu tâm tới thị trường khổng lồ đầy béo bở này mà chưa có điều kiện thâm nhập. Cụ thể là qua trung gian của Quan Shu, một hãng có trụ sở tại Pháp đã nhận được hợp đồng cung cấp thiết bị làm lạnh khí hóa lỏng kỹ thuật cao cho người Trung Quốc. Để có được bản hợp đồng trị giá 4 triệu USD ấy, đích thân Shu đã lót tay cho vị quan chức Trung Hoa có quyền cấp phép số tiền là 190.000USD. Còn khoản "lại quả" 400.000USD - tương đương 10% trị giá hợp đồng - đã được hãng Pháp kia chuyển vào tài khoản của AMAC. Được biết Quan-Sheng Shu cuối cùng đã thừa nhận mọi lời cáo buộc. Chiểu theo các điều luật chi tiết về các thiết bị phòng thủ đang áp dụng tại Mỹ, thì chỉ riêng việc tiết lộ thông tin về cách thức chế tạo nhiên liệu cho tên lửa đã bị xử 10 năm tù, cộng thêm 10 năm nữa về tội cố tình để lộ thông tin về cấu trúc bồn chứa khí hóa lỏng chuyên biệt. Riêng với tội đưa và nhận hối lộ, Quan Shu lĩnh 5 năm tù kèm 2,5 triệu USD tiền phạt. Tổng cộng tất cả là 25 năm “nằm ấp”. Trong những năm gần đây giới chức tư pháp Hoa Kỳ liên tiếp đưa ra xét xử những điệp viên Trung Hoa nằm vùng cộm cán. Điển hình là vụ xử Chee Mak trong năm 2007 với mức án 45 năm tù giam, điệp viên 67 tuổi này bị kết tội trao cho Bắc Kinh những tài liệu quân sự tối mật, bao gồm cả các kỹ thuật thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đời mới nhất. Theo Thành Nhân ---------------------------------------------------- Nhời bàn của Sư Thiến! Vui nhỉ! Qua những hoạt động của điệp viên Trung Quốc thấy FBI và CIA cứ như đồ bỏ. Điệp viên Trung Quốc qua mặt cái vù. Trung Quốc tiến bộ ào ào về khoa học, kỹ thuật quân sự. Nhưng rút cục, quốc gia bày tỏ sự quan ngại quan trọng nhất lại là.....Nga La Tư, một siêu cường về hạt nhân sau Hoa Kỳ. Híc!
    3 likes
  2. Mời xem xiếc ! http://www.flixxy.com/worlds-fastest-magician.htm
    2 likes
  3. II - Văn minh Lạc Việt. Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Sự mơ hồ, mâu thuẫn trong nội dung và tình trạng bất hợp lý trong hình thành lịch sử từ những văn bản trong cổ thư chữ Hán, đã chứng tỏ điều này. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trời rơi xuống. Đó là nền văn minh nào? Tìm trong những nền văn minh cổ gần gũi với văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử như: Cao Ly, Nhật Bản, Ấn độ, Tây Tạng không thể thấy được những dấu ấn khả dĩ mở bức màn huyền bí của Lý học Đông phương. Chỉ có một nền văn minh, tuy được nhắc đến một cách mơ hồ trong quá khứ, nhưng rất gần gũi và ngay sát biên giới với nền văn minh Hoa Hạ cổ. Đó chính là văn minh Văn Lang của người Việt cổ, bên bờ nam sông Dương tử - mà người Hoa Hạ sau này gọi là nước Ba và họ cho rằng đã biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC (Thời điểm sụp đổ của nền văn minh này theo chính sử Việt). Một giả thuyết ban đầu được đặt ra cho cội nguồn lịch sử đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nên văn minh Bạch Việt xưa - trải gần 5000 năm văn hiến ở Nam Dương tử. Giả thuyết ấy đã được minh chứng, qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại của nền văn minh này, những tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó. Cho dù những gì còn lại của nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử chỉ còn lại những mảnh vụn, bởi sự tàn phá của thời gian lịch sử từ hơn 2000 năm qua. Nhưng nó lại chứng tỏ tính hợp lý, khách quan và nhất quán một cách sắc sảo hơn tất cả những di sản đồ sộ từ cổ thư chữ Hán. Những di sản còn lại của nền văn minh Việt ấy, cho thấy một nền tảng tri thức, văn hóa, xã hội làm nên những khái niệm cua thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hoàn toàn có khả năng khám phá bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương, phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết này và làm sáng tỏ được một thực tại khách quan - từ những tri thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người mà lý thuyết đó phản ánh. Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, được minh chứng thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngày nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn, vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy... II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt. Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán. Đó là nguyên lý: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học. Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán. Phong thủy Lạc Việt là một thí dụ sinh động cho sự thay đổi và minh chứng một cách khoa học cho chính bộ môn này. Đó chính là sự tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh và hợp lý tất cả những mảnh vụn bị Hán hóa của Phong thủy - quen gọi là trường phái và mâu thuẫn lẫn nhau. III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan & giải thích hợp lý các vấn đề liên quan: Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Hòa toàn không hề mơ hồ và huyền bí như trong cổ thư chữ Hán. III - 1: Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi III - 2: So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo. III - 3: So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi. Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất. III - 4: Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu (Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...) vv......vv....... IV - Kết luận: Có thể nói rằng: Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó và khả năng tiên tri. Đây không phải là một sự phủ nhận những giá trị học thuật và những phương pháp ứng dụng đã tồn tại hàng thiên niên kỷ với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà chỉ là sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để và giải thích một cách hợp lý bằng một cách khác. Sự hiệu chỉnh này về cội nguồn lịch sử và nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái đã chứng tỏ tính phù hợp với tất cả mọi tiêu chí khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Học thuyết này - sau khí hiệu chỉnh nguyên lý căn để và giải thích bằng một cách khác, nhân danh cội nguồn thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến - đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không? Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.(*). Còn tiếp -------------------------- * Chi tiết về những minh chứng này. Xin xem các sách đã xuất bản và các tiểu luận của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và trên trang chủ của diễn đàn
    2 likes
  4. Ý NGHĨA CHỮ VẠN hosttech.eu HỎI: Tại sao ở một số chùa, chúng tôi thấy hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải nhưng có khi theo chiều ngược lại. Chữ vạn của Phật giáo khác với chữ “Vạn” của phát-xít đức như thế nào? ĐÁP: Căn cứ vào kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), thì chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật, là tướng tốt thứ 116 nằm trước ngực của Phật.Theo Đại Tất Già Ni càn Tử Sở Thuyết kinh, quyển 6 nói, đó là tương tốt thứ 80 của Thế Tôn Thích Ca, nằm trước ngực. Trong Thập Địa kinh luận, quyển 12 có nói, khi Bồ tát Thích ca chưa thành Phật, giữa ngực có tương chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Đó chính là tướng công đức trước ngực mà người ta thường nói. Nhưng kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3 có nói, đều tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn. Trong Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, quyển 29 nói, ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Chữ vạn chỉ là phù hiệu mà không phải là chữ viết. Nó biểu thị điềm lành tuyệt diệu không gì so sánh được, goi là điềm lành hải vân. Vì vậy, kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh luận Đại thừa như vừa nêu thì chữ Vạn được đề cập rất nhiều, biểu thị cho tính chất an lành, cao quý. Phù hiệu chữ Vạn có chữ ngoặt sang bên phải, có chữ ngoặt sang bên trái. Theo Tuệ Lâm nhất Thiết kinh âm nghĩa, quyển 21 (ĐCTTĐTk, tập 54), Tuệ Uyển âm nghĩa và kinh Hoa Nghiêm thì tất cả có 17 chỗ nói với hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thời kỳ xa xưa, các giáo chủ Ấn Độ cổ, phàm là những Thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là đấng Pháp vương cho nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này đã được ghi trong Kim Cương Bát Nhã. Gần đây, thỉnh thoảng có sự tranh luận về chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt sang trái; đại đa số đều cho rằng ngoặt sang phải là đúng, ngoặ sang trái là sai. Nhất là trong những năm 40 của thế kỷ XX, Hít - le cũng dùng hình chữ “Van” ngoặt bên trái, Phật giáo dùng chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thức ra, thì ở thời Vũ Tắc Thiên đời Đường đã có chữ Vạn rồi, đọc là chữ “Nhật” tượng trưng cho mặ trời, chữ ấy ngoặt sang bên trái. Hít – lê dùng chữ “Vạn” hình góc nghiên, đó là “dấu thập ngoặc (croix brisée), viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội); còn Phật giáo dùng chữ hìn vuông. Ấn Độ giáo thì lấy chữ ngoặt sang bên phải biểu thị thần nam giới, ngoặt sang bên trái biểu thị thị thần nữ giới. Căn cứ vào công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trương Đại học Quốc Sĩ Quán (Nhật Bản) thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết, từ thế kỷ VIII trước tây lịch đã xuất hiện trong kinh điển Bà La Môn, với ký hiệu là Vátsa, cho tới thể kỷ thứ III trước Tây dịch lại đổi tên là Svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt. Tóm lại, trong Phật giáo, chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được (Thích Minh Châu – Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr.756). Do vậy, dù là ngoặt sang bên phải hay ngoặt sang bên trái, chữ Vạn đều dùng để tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bị vô hạn của Phật. Chữ Vạn ngoặt ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài vô hạn tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận, luôn luôn không ngừng tế độ chúng sinh vô lượng ở mười phương. Cho nên, cũng chẳng nên chấp hình chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt trái. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì khuynh hướng chữ Vạn ngoặt sang bên phải là một quan điểm đang được phân đông quần chúng Phật tử chấp nhân. Nên chăng, các cơ quan hữu quan nhu ngành văn hóa của Giáo hội chẳng hạn, cần phải xem xét vấn đến này và nhanh chóng đi đến một sự thống nhất chung, để tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. ------------------------------ Nhời bàn của Thiên Sứ: Chữ Vạn được tìm thấy qua những di vật khảo cổ từ gần chục ngàn năm cách ngày nay. Đó chính là biểu tượng cô đọng nhất của sự vận động trong vũ trụ.
    1 like
  5. Những bí ẩn lịch sử bị con người lãng quên. VTC New Trong lịch sử phát triển của loài người, trải qua hàng nghìn năm, có vô vàn biến cố đã xảy ra. Những biến cố hay những chứng tích lịch sử này ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh loài người sau này. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh việc đi tìm cái mới, thì con người vẫn tìm mọi cách để lý giải những bí ẩn của lịch sử để lại. Có những bí ẩn đã được con người tìm ra và có những bí ẩn vì một lý do nào đó mà sau một thời gian đi tìm câu trả lời, chúng ta đã lãng quên. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những bí ẩn bị lãng quên đó. Bảng chữ Rongorongo Rongorongo là một bí ẩn khác nữa bị chôn vùi trên đảo Phục Sinh Trong khi nhiều người trong chúng ta có biết về những bức tượng trên đảo Phục Sinh thì lại ít ai nghe nói về một bí ẩn khác có liên quan đến đảo Phục Sinh, đó là chữ Rongorongo. Rongorongo là ngôn ngữ viết tượng hình của những cư dân đầu tiên trên hòn đảo này. Rongorongo là hệ chữ lạ lùng ở chỗ không hề có cư dân láng giềng nào sử dụng ngôn ngữ viết cả. Loại ngôn ngữ này xuất hiện vào khoảng những năm 1700. Thật không may là nó đã biến mất sau khi thực dân Âu châu đến và cấm dùng nó vì nó có mối liên hệ với gốc rễ ngoại đạo của cư dân trên đảo. Helike – thành phố bị chôn vùi Tàn tích của nơi cách ngày nay hơn 2.300 năm từng là thành phố Helike phồn hoa của người Hy Lạp Vào cuối thế kỷ thứ II SCN, nhà văn người Hy Lạp Pausanias đã viết một bài văn miêu tả lại diễn biến (khoảng 4 – 500 năm trước đó) chỉ trong một đêm, một trận động đất kinh hoàng đã phá hủy hoàn toàn thành phố Helike rộng lớn. Một trận sóng thần đã quét sạch những gì còn lại của một nơi từng là một thành phố phồn hoa. Thành phố Helike, thủ phủ của thành bang Achaean, là một trung tâm thờ tự thần biển Poseidon. Cho đến năm 1861, những vết tích về một xã hội trong truyền thuyết từng được đề cập trong những tác phẩm về Hy Lạp cổ mới được hé mở, khi một nhà khảo cổ học tìm thấy một số di vật được cho là thuộc về thành phố Helike, đó là một đồng xu bằng đồng có in chính xác hình đầu thần biển Poseidon. Vào năm 2001, hai nhà khoa học đã tìm cách định vị đống đổ nát của thành phố Helike bên dưới lớp bùn và sỏi mịn ở bờ biển, từ đó họ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho sự lên xuống bất thường của nơi từng được gọi là lục địa Atlantis. Những thi thể trong bùn lầy Xác chết 2.000 năm vẫn như người đang ngủ. Bí ẩn này thậm chí đến nay vẫn là một câu hỏi thách thức cả những chuyên viên điều tra kinh nghiệm nhất của Cơ quan Điều tra hiện trường vụ án CSI. Những thi thể dưới bùn lầy gồm hàng trăm xác chết của người cổ đại được phát hiện bị chôn vùi xung quanh những đầm lầy và đất trũng ở phía bắc vùng Bắc Âu. Những thi thể này được bảo vệ nguyên vẹn đến ngạc nhiên. Đã xác định được thời điểm xác chết bị chôn cách đây tới 2.000 năm. Chúng là những dấu hiệu rõ ràng về một hình thức tra tấn hay chỉ là “một trò vui” ở thời Trung cổ? Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những nạn nhân bất hạnh này là kết quả của những cuộc hiến tế thần linh. Sự sụp đổ của nền văn minh Minoans Sự sụp đổ của nền văn minh Minoan trên đảo Crete khoảng 3.500 năm về trước là do một vụ núi lửa phun trào Nền văn minh của người Minoan nổi tiếng nhất với truyền thuyết về Theseus và Minotaur, nhưng trên thực tế, sự sụp đổ của nền văn minh từng cực kì thịnh vượng này lại thú vị hơn nhiều. Trong khi có nhiều sử gia tập trung vào sự sụp đổ của Đế chế La Mã thì sự biến mất của người Minoans từng sinh sống trên đảo Crete này cũng cần được quan tâm như vậy nếu không muốn nói nó thậm chí còn là một bí ẩn lớn hơn nữa. Khoảng 3.500 năm về trước, hòn đảo Crete bất ngờ bị rung chuyển bởi một vụ phun trào núi lửa trên hòn đảo Thera tiếp giáp. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được những tấm ghi chép chỉ ra rằng người Mioans còn tiếp tục tồn tại thêm 50 năm nữa sau vụ phun trào núi lửa trước khi bị gấp lại. Các giả thuyết về những gì đã xóa sổ bộ tộc này đi từ nguyên nhân là do tro bụi núi lửa bao phủ hòn đảo và làm cho mùa màng thất bát, rồi sự suy yếu của một đội quân nhanh chóng bị khuất phục trước sự hùng mạnh của đội quân xâm lược đến từ Hy Lạp. Đội quân đá Carnac Đội quân đá này từng được cho là đội quân của các thần linh đưa xuống Chắc hẳn có rất nhiều người trong chúng từng nghe về đài đá Stonehenge, song ít ai biết đến có một công trình khác cũng kì bí không kém, đó là đội quân đá Carnac. Bí ẩn này bao gồm 3.000 tảng đá có từ thời cự thạch, được sắp xếp thành những hàng cân xứng hoàn hảo ở vị trí cách 12km từ bờ biển Btittany thuộc Tây Bắc nước Pháp. Những câu chuyện thần thoại về những tảng đá này kể rằng mỗi tảng đá là một người lính trong quân đoàn La Mã mà phù thủy Merlin đã biến họ thành đá. Các nỗ lực khoa học nhằm đi tìm lời giải cho bí ẩn này phụ thuộc hầu như vào một cỗ máy dò tìm động đất tiên tiến. Cho đến nay, danh tính của những cư dân thời kỳ đồ đá mới xây dựng nên công trình này vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Theo Tân Vũ
    1 like
  6. Chào bác, Phong thủy là tương tác bao gồm rất nhiều yếu tố , cho nên nếu nhìn qua sơ đồ nhà này cũng chả thấy có gì nguy hiểm tới tính mạng cả. Chủ nhà 1949 phi cung Càn thuộc Tây trạch và theo tôi hiểu thì nhà này cửa chính là hướng Tây - là hướng tốt của chủ nhà. Nhìn vào sơ đồ thì cũng không thấy có gì xấu tới mức nguy tính mạng.
    1 like
  7. ngày 15/4 âm, 9g00 - 11g00. Nhà đã có người ở sẳn rồi thì khỏi cúng. Nhà trống dọn vào ở thì cúng. Thiên Đồng
    1 like
  8. Cụ già khỏe mạnh sau 2 tuần không ăn uống. Các nhà khoa học quân sự Ấn Độ sửng sốt khi nhận thấy sức khỏe của cụ ông 82 tuổi hoàn toàn bình thường sau quá trình nhịn ăn và uống trong nửa tháng. Cụ Prahlad Jani xuất hiện trong cuộc họp báo tại bệnh viện Sterling vào ngày 6/5. Theo lời kể của Jani thì trong suốt 7 thập kỷ qua, cụ không ăn, uống và cũng chẳng thải thứ gì ra khỏi cơ thể. Hồi tháng 4 Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mời cụ vào bệnh viện Sterling tại thành phố Ahmedabad, bang Gurjarat để kiểm tra khả năng kỳ lạ của cụ. AFP đưa tin suốt hai tuần vừa qua cụ Jani chịu sự giám sát chặt chẽ của 30 nhân viên y tế cùng máy quay. Trong khoảng thời gian đó cụ không ăn, uống và cũng chẳng bước vào nhà vệ sinh. Thử nghiệm kết thúc vào ngày 6/5 và cụ Jani xuất hiện trong cuộc họp báo tại bệnh viện trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh. “Chúng tôi vẫn chưa hiểu tại sao cụ vẫn sống bình thường. Đây quả thực là một hiện tượng bí ẩn”, Sudhir Shah, một nhà thần kinh học tham gia thử nghiệm, phát biểu. DRDO hy vọng kết quả thử nghiệm sẽ giúp các binh sĩ, nạn nhân của các thảm họa, phi hành gia và nhiều đối tượng khác tồn tại trong những hoàn cảnh khắc nghiệt mà không cần thức ăn hay nước. “Jani chỉ tiếp xúc với nước khi tắm và súc miệng trong suốt hai tuần”, G. Ilavazahagan, giám đốc Viện Sinh lý học và Khoa học ứng dụng thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thông báo. Sau khi thử nghiệm kết thúc, Jani đã trở về làng quê của ông gần thành phố Ambaji, phía bắc bang Gujarat để tiếp tục luyện yoga và thiền. Người đàn ông 82 tuổi nói một vị thần ban cho cụ khả năng đặc biệt khi cụ còn nhỏ. Trong quá trình theo dõi, các nhà khoa học đã liên tục chụp cắt lớp các cơ quan nội tạng, não, những mạch máu của cụ, đồng thời kiểm tra khả năng hoạt động của tim, phổi và trí nhớ. Kết quả phân tích ADN, hoóc môn, enzyme, quá trình trao đổi chất và gene của cụ Jeni sẽ được công bố trong vài tháng nữa. “Nếu Jani không lấy năng lượng từ thực phẩm và nước, chắc chắn ông ấy phải lấy năng lượng từ những thứ trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng”, Shah nhận xét. Prahlad Jani, 82 tuổi, rời khỏi nhà khi mới lên 7 tuổi và lang thang khắp bang Rajasthan, Ấn Độ. Jani tin rằng cụ được một nữ thần phù trợ nên không cần ăn hay uống mà vẫn sống bình thường. Nữ thần rót thuốc tiên qua một lỗ trong vòm miệng, cụ cho là như thế.
    1 like
  9. GIẢI MÃ NGÀY TẬN THẾ Động đất, lũ lụt, bão từ… liên tục xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại nhiều nơi trên thế giới khiến những lời đồn đại về Ngày tận thế với nhiều căn cứ mang dáng dấp khoa học xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông. Điều đó có thật hay không, và khi nào sẽ là Ngày tận thế? Trái đất nổ tung Cách đây không lâu, trên mạng Internet lan truyền thông tin rằng ngày 21-12-2012, ngày cuối cùng theo lịch của người Maya cổ sẽ là Ngày tận thế. Theo đó, một hành tinh mang tên Nibiru đang trên đường bay tới sẽ va chạm với địa cầu, khiến lực hấp dẫn của địa cầu thay đổi làm vô số hành tinh khác đâm thẳng vào và Trái đất bị hủy diệt. Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã lập tức bác bỏ điều này và khẳng định nếu có chuyện đó thật, thì các nhà khoa học đã phải nhận biết được về hành tinh này từ hàng chục năm trước. Một số nhà nghiên cứu về người Maya và cả hậu duệ của tộc người này cũng lên tiếng phản đối, cho rằng tín ngưỡng của tổ tiên họ đã bị bóp méo, và trong văn hóa của người Maya không hề có khái niệm tận thế hay diệt vong. Cảnh trong bộ phim giả tưởng “2012” của đạo diễn người Đức Roland Emmerich Các hành tinh chồng xếp lên nhauMột số nhà chiêm tinh cho rằng, năm 2012 sẽ xảy ra hiện tượng “thiên thể chồng xếp”. Khi đó, mặt trời sẽ xuyên qua tâm điểm của dải ngân hà và các hành tinh sẽ nằm sai vị trí, gây ra lỗ đen ở trung tâm hệ ngân hà, làm Trái đất đổi cực, thúc đẩy nhanh quá trình hủy diệt… Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã lập tức lên tiếng phủ nhận điều này. “Không thể có chuyện “Thiên thể chồng xếp”, mà nếu có cũng chỉ là những hiện tượng thiên văn hết sức bình thường”, ông David Stuart, chuyên gia thuộc Đại học Texas, (Mỹ) cho biết. Hiện tại vào mùa đông, nếu quan sát cũng có thể thấy Mặt trời nằm ở trung tâm ngân hà, và dù các nhà chiêm tinh thấy lo lắng về vấn đề này, thì các nhà khoa học lại thấy nó vô hại. Nó sẽ không gây ra điều gì khác biệt với lực hấp dẫn, bức xạ hay quỹ đạo các hành tinh, và chẳng khiến Trái đất bị hề hấn gì. Bão Mặt trời Theo các nhà khoa học Mỹ dự báo, năm 2012, một cơn bão Mặt trời với sức công phá khủng khiếp sẽ tấn công Trái đất. Nó kéo theo một tai họa lớn với sức ảnh hưởng mạnh mẽ dạng “hiệu ứng domino” trên tất cả các lĩnh vực của xã hội hiện đại, khiến cả hành tinh bị hủy diệt trong vài năm tiếp đó. Cảnh trong bộ phim giả tưởng “2012” của đạo diễn người Đức Roland Emmerich Các cơn bão Mặt trời với các hạt plasma và từ trường về nguyên tắc có thể gây ra tai họa lớn. Như ngày 13-3-1989, bão mặt trời gây tan chảy các thiết bị biến áp trên mạng điện khiến gần 6 triệu dân cư ở Quebec, Canada không có điện sinh hoạt trong 9 tiếng. Như sau lễ Halloween năm 2003, mạng lưới thông tin toàn cầu gần như tê liệt, độ chính xác của hệ thống định vị GPS giảm thiểu, gần 5 triệu người dân ở Thụy Điển bị cắt điện… vì bão mặt trời. Cứ khoảng 11 năm, hoạt động năng lượng mặt trời lại biến đổi 1 lần, vì vậy mới có dự báo về “thảm họa năm 2012”. Tuy nhiên, nếu cho rằng cơn bão mặt trời sắp xảy ra sẽ có sức phá hủy với toàn cầu thì hoàn toàn là cường điệu, vì Trái đất vẫn được từ trường và tầng khí quyển bảo vệ. Từ trường đảo chiều Tình trạng đảo cực từ trường xảy ra khi dòng sắt nóng chảy di chuyển quanh lớp nhân ngoài của Trái đất thay đổi quá trình tuần hoàn. Và khi đó, cường độ của từ trường giảm xuống trước khi nhịp điệu tuần hoàn được thiết lập lại và tình trạng phân cực mới bắt đầu. Hậu quả của hiện tượng này là con người sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn từ bức xạ mặt trời, đời sống bị đảo lộn và con người sẽ phải đi lại bằng la bàn. Tuy nhiên, trong 78 triệu năm qua, từ trường Trái đất mới đảo chiều 171 lần, và lần gần đây nhất là 780.000 năm trước. Chính vì vậy, phải vài nghìn năm nữa, từ trường Trái đất mới hoàn thành một lần đảo chiều mới. Trong khi đó, lần đảo cực từ trường gần đây nhất đã không hề có chuyện gì xảy ra: không có sự hủy diệt sinh thái, không có sự hỗn loạn ở tầng khí quyển. Theo Bảo Trâm
    1 like
  10. Vâng! Rất có thể là nhờ Năng lượng Dưỡng sinh (Nhân điện là một trong những bộ môn ấy). Trong các trường phái đang tu - tập - luyện về Năng lượng Dưỡng sinh tại Việt Nam ta cũng có những người cá biệt mang tính chất sơ khởi, hao hao, giống giống như thế (có nghĩa có thể nhịn ăn hoặc ăn ít trong vài ngày), nhưng không nhiều và phần lớn là ăn ít hoặc không ăn nhưng phải uống. Trường hợp Cụ Jani là rất hy hữu, rất đặc biệt trên thế giới. Vài dòng góp vui cho Diễn: Thiên Phú còn nhớ lúc theo học Năng lượng Trường Sinh Học tại một vùng quê heo hút thuộc miền Trung. Theo Di Ước của Tổ Sư Dasira Narada môn này học miễn phí toàn bộ, tuy nhiên được biết có một số nơi ở các vùng miền khác (miền Nam/Bắc) có thu phí, điều này là vi phạm Môn Qui. Các môn sinh quan tâm, chăm lo cho người đứng lớp, truyền đạo cho mình nhưng đã nhận được sự từ chối. Và do đó đã theo dõi Anh/Chú Văn (trong môn phái có qui định không gọi người truyền dạy phương pháp này là Thầy/Cô/Sư phụ...) trong suốt thời gian học (06 ngày) thì nhận thấy mỗi ngày Anh Văn (cư ngụ tại Lê Đình Lý, Tp. Đà Nẵng) chỉ ăn 02 gói mì ăn liền. Tuy thế Anh Văn vẫn rất khỏe mạnh, hồng hào và hoạt động trí/lực khá tốt. Sau đấy một năm, Thiên Phú có nghiên cứu về Cảm Xạ Học cùng với Achau (hội viên của Diễn chúng ta. Xin mạn phép Achau nha!). Thầy Dư Quang Châu (chủ nhiệm bộ môn/trực tiếp giảng dạy) cũng đã khuyến cáo mọi người nên thực hiện tiết thực (hạn chế/nhịn ăn đến mức tối thiểu, chủ yếu là uống nước, sữa, nước trái cây...) hoặc tuyệt thực (nhịn hoàn toàn, nếu có thể) để quá trình tu tập diễn ra được tốt hơn. Thiên Phú tôi đã kéo dài quá trình tiết thực lên đến 8 ngày và ngày thứ 9 thì bắt đầu tập ăn trở lại. Tôi còn được biết những đồng bào tu tập trong hàng chục môn phái về lĩnh vực Năng lượng Dưỡng sinh trên cả nước ta vẫn có khả năng ăn ít hoặc nhịn ăn trong chừng mươi ngày, nửa tháng. Và khả năng của đồng bào ta, hiện nay cũng mới chỉ đến mức đó mà thôi! Kính! Thiên Phú.
    1 like
  11. Gia Đạo bình thường /con cái thì đông nếu muốn nhiều cũng có được , trong những đứa con có đứa là quí tử sau tất cả đều khá giả / thường hay mắc tai nạn về xe cộ ,đi xa nên cẩn thận / nếu làm cho công quyền nên cẩn thận có lúc bị vướng vào lao lý / điền sản ,cơ nghiệp tiền nhân rất nhiều nhưng không hưởng được hay bị mất mát hay phá hết ,về sau tự tay tạo nghiệp có nhà đất cũng khá ,có thể nên cơ nghiệp vào những năm 37t>41t /tài bạch cũng dễ kiếm tiền nhưng không giàu có lớn được .
    1 like
  12. 1 like
  13. Bình luận nhanh: nếu chỉ thấy người ta chắp tay rồi bảo rằng người ấy niệm Phật thì không đúng. Yêu quái tu luyện tà đạo cũng chắp tay như thường. Và lại phải xem cái kiểu ngồi của người ta, ngồi chắp bằng, ngồi bán già hay kiết già. Vậy nên giật tít theo kiểu tả thực, ví dụ: Một phụ nữ ngồi bán già chắp tay trên đỉnh cột điện cao thế. Người ta thường chia ra ba hạng trong chữ tín, đó là chánh tín, mê tín, và bất tín còn giờ đây tự nhiên xuất hiện một dạng cuồng tín (cũng có người tự tử để xem đó là kết quả của sự 'không sợ chết của cái lý giải thoát' mà đâu biết chết là sự trói buộc, sự và lý chệch choạc thì gọi là cuồng tín, giải thoát xa vời). Chỉ có người trí tuệ mới được xem là chánh tín (tứ thánh đức: trí, tín, hạnh, nguyện).
    1 like
  14. Trục Thăng Long: Rồng bay hay Rồng nằm thẳng? Tác giả: Trần Huy Ánh Bài đã được xuất bản: 11/05/2010 Trong triển lãm quy hoạch chung Hà Nội, trục Thăng Long luôn đông người xem. Trên báo chí cũng nhiều ý kiến. Đã có kiến trúc sư cho biết một trong những ý tưởng hình thành lấy hình mẫu đại lộ Champs Elysées, trục đường làm nổi danh Paris. Tuy vậy, có không ít nghi ngại từ nhiều phía. Từ lối đi dạo trên cánh đồng thành đại lộ trứ danh Năm 1616, trên cánh đồng ngoài tường thành Paris, hoàng hậu Marie de Médicis mở một con đường trồng cây hai bên để đi dạo. Năm 1724, đại lộ kéo dài tới vị trí Quảng trường Étoile. Năm 1763, Quảng trường Concorde ở đầu đại lộ được khánh thành. Năm 1806, Napoléon Bonaparte dựng Khải Hoàn Môn ở Étoile. Ảnh trái: Trục Champs - Elysées xuất phát từ Louvre đến Étoile dài 2 km, nối tiếp 4 km tới La Défense Ảnh phải: Ảnh chụp từ đỉnh tháp La Conncorde xuyên qua biểu tượng của Paris lịch sử (Khải Hoàn Môn) để vươn tới tương lai với biểu tượng Grand Arche - Quảng trường trung tâm La Défense Năm 1858, Haussmann tiến hành cải tạo lớn Paris, các thảm cỏ và hai hàng cây hai bên được trồng mới. Cuối đại lộ, Quảng trường Étoile cũng được quy hoạch lại, chiều dài gần 2 km. Đầu thế kỷ 20, nơi đây trưng bầy các sản phẩm công nghiệp mới: Đường tầu điện ngầm, xe hơi, rạp chiếu phim... Ảnh trái: Paris đầu thế kỷ 17: Nhà thờ Đức Bà vươn cao trên đảo, sông Sein chảy hai bên Ảnh phải: Công việc mở đường trong những năm 1852-1855: Haussmann cải tạo lớn Paris Năm 1932-1939, quy hoạch vùng Paris định ra giới hạn để kéo dài gấp đôi ra ngoại ô La Défense, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào thập kỷ 60, thời tỉnh trưởng Paul Delouvrier. Năm 1980, sơ đồ vùng Paris được xem xét lại, xuất hiện các công trình đô thị hiện đại quy mô lớn ở đoạn cuối trục đường, xuyên qua đại lộ Charlle de Gaule và Grande Armée tới La Défense. Thời mà tổng thống Miterrand dạt dào cảm xúc, muốn là "một KTS hay là ông hoàng dạo bước trên đường phố". Cuối thế kỷ 20, trục đường được đầu tư hàng trăm triệu Franc để ngầm hoá bãi đỗ xe, lát đá granit xám. Cho tới nay, nó không ngừng được chăm chút tô điểm mỗi ngày. Từ một lối di dạo trên cánh đồng trở thành đại lộ trứ danh của Kinh đô Ánh sáng - Thủ đô quốc gia giàu có, xây dựng bởi các chuyên gia quy hoạch đô thị lừng danh - Con đường đã đi qua lịch sử 4 thế kỷ như vậy. Hà Nội : Xưa và nay Đồng thời với hoạt động hiện đại hoá đô thị Paris, tại Hà Nội, các KTS quy hoạch tài hoa đến từ nước Pháp cũng tiến hành các dự án mở rộng thành phố. Các trục đường lớn được vạch ra, giao cắt với nhau tạo thành những cánh sao- quảng trường - Étoile (tiếng Pháp nghĩa là ngôi sao). Nghiên cứu đầu tiên năm 1923, sau 20 năm bản kế hoạch công phu hoàn thành (1943). Ảnh trái: Quy hoạch Hà Nội năm 1943 với các quảng trường cánh sao, góc phải chú thích vùng dự trữ đặc biệt Ảnh phải: Quảng trường Đấu xảo năm 1923, đã bị ném bom 1944, nay là vị trí Cung Hữu nghị Tuy vậy, các thủ tục chuẩn bị đất đai mới thực sự quan trọng. Chính vì vậy Bản đồ Quỹ dự trữ đất đặc biệt được công bố "Délegation Speciale". Thành phố uỷ thác cho Công ty Địa ốc tiến hành các thủ tục trưng mua đất nằm trong ranh giới Quỹ đặc biệt, lúc ấy thuộc tỉnh Hà Đông, kinh phí vay Ngân hàng Địa ốc. Diện tích rộng gấp đôi nội thành cũ (28 km2/12 km2). Có đất, đường phố xây dựng theo tiêu chuẩn chặt chẽ về thẩm mỹ, kỹ thuật, vệ sinh ngang với Châu Âu đương thời. Nhà đất được bán thu hồi vốn trả lại cho Ngân hàng Địa ốc dưới nhiều hình thức: Bán lô đất có hạ tầng, bán nhà xây sẵn, trực tiếp, trả dần, cho thuê dài hạn, ngắn hạn...Tất cả vận hành trơn chu tại một đầu mối duy nhất, trực tiếp từ toà thị chính. Các sở kiến trúc quy hoạch, địa chính, vệ sinh, thuế...bộ máy gọn nhẹ hoạt động hiệu quả. Tham nhũng, hối lộ rất ít vì công chức sợ mất việc, mất luôn tiền bảo lãnh trách nhiệm và sợ...mang tiếng, xấu hổ. Nửa đầu thế kỷ 20 đi qua phố cổ, phố cũ nhà cửa ngăn nắp, cống rãnh tươm tất, cây cối thẳng hàng cứ thế hình thành- nhà ra nhà, phố ra phố. Giờ đây khu vực là hồn cốt của Hà Nội, nó đang được khoanh vùng để được gọi là di sản, có điều mỗi ngày nó tàn tạ đi một ít mặc cho sáng kiến bảo tồn mỗi ngày một nhiều. Con đường nào làm rạng danh Thành phố Theo niềm tin tâm linh, Rồng nằm thẳng duỗi ra là Rồng ốm, có lẽ vậy nên dư luận xã hội có nhiều người lo ngại. Ở triển lãm quy hoạch mới đây, thì trục Rồng đang quẫy mạnh. Nhiều người mắt dán vào bản vẽ, mồm gọi điện thoại cho người nhà xuống, lo tiền mua đất nơi Rồng vẽ chạy qua. Có vị bực lắm vì Rồng cắt vào dự án bất động sản dở dang. Tại đây có hai chỗ rất hay. Một là vùng đất dự trữ Trung tâm hành chính Quốc gia (TTHCQG), diện tích đến cả ngàn hec -ta ở sườn Đông Ba Vì. Hai là phối cảnh trục từ sông Nhuệ đến vành đai 4 rất giống Champs Elisee: Cây xanh dày đặc, diện tích đất công cộng mấy trăm hec- ta. Hà Nội nên chăng khẩn trương trưng mua hơn 1.000 hec- ta này làm Quỹ đất dự trữ đặc biệt, ra quy chế bảo vệ tài sản công cộng - giống như "Délegation Speciale " của Hà Nội xưa. Triển lãm quy hoạch chung Hà Nội tại Vân Hồ, từ 21/4 đến 1/5/2010. Đông đảo cư dân Hà Nội đến xem, đặc biệt quan tâm đến Trục Thăng Long (Ảnh: KTS Lê Việt Sơn, chụp 24/4/2010) Các đô thị văn minh trên toàn thế giới đều làm vậy, đơn giản là chỉ có thể xây theo quy hoạch khi chủ động quỹ đất. Thủ tục này pháp điển hoá là " Kế hoạch chiếm giữ đất đai - Plan d'Occupation dis Sols- POS". Chỉ riêng hai vùng POS này là đủ lý do để ủng hộ Trục Thăng Long. Có điều Trục Thăng Long nên kết thúc tại nút giao cắt với vành đai 4. Đoạn từ vành đai 4 vượt qua hồ Đồng Mô để sang khu dự kiến TTHC, tốt nhất là cứ chấm gạch để đó cho đến 2050 hãy bàn. Khu vực hướng tuyến đi qua vành đai xanh hay hành lang xanh thì 2 nơi này, cần cấm xây dựng. Đất đai ở đây thuộc vùng "Can thiệp đất đai - Zones d'Intervention Foncière - ZIF", ưu tiên quyền trưng mua của thành phố, để tích tụ ruộng đất phục vụ mầu xanh đô thị. Đường vượt qua vành đai Xanh hay hành lang Xanh thì đặt trên cao, ở dưới vùng Xanh cần được bảo tồn- ngăn chặn cái bệnh "bám đường". Nó còn là không gian thoát nước nhanh cho lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy- khác hẳn đường Láng Hoà Lạc đắp cao thành con đê ngăn nước, kéo dài úng ngập Hà Nội cuối năm 2008. Đường lên cao xuống thấp, uốn lượn như Rồng bay, tạo nên cái Trục Champs de Thăng Long. Ảnh trên: Trục Thăng Long, đoạn 1, khuyến nghị làm đường trên cao qua vành đai Xanh hai bờ sông Nhuệ Ảnh dưới: Hình phối cảnh mở rộng đoạn trục 350m có rất nhiều cây xanh và không gian công cộng Thành phố cần thông báo rõ phân kỳ đầu tư, cách tiếp cận đất đai theo quy hoạch sẽ giảm thiểu những đầu cơ lãng phí và giúp xã hội phát triển có trật tự...Có con đường chạy dài mang theo rắc rối mệt mỏi, có con đường dừng lại ở chỗ hợp lý, đem lại niềm vui, nâng cao đời sống cho cả cộng đồng. Đường vẽ ra bởi người người tài hoa, làm ra bởi người công tâm, vì lợi ích chung - làm cho thành phố xanh sạch, thuận hoà, ngay ngắn, thịnh vượng thì đường ấy sẽ làm rạng danh thành phố. Đoạn cuối với khu đất dự trữ TTHCQG. Khuyến nghị đoạn qua hành lang Xanh đến năm 2050 mới thi công (lúc đó TTHCQG mới nghiên cứu) và làm đường trên cao (đánh dấu vòng màu xanh) *Bài viết sử dụng tư liệu: L'urbanisme - Pierre Merlin, GS ĐHTH Paris và Trường Cầu đường Quốc gia- Chủ tịch Viện QHĐT Pháp -NXB Thế giới1993. Ảnh nguồn Hanoidata
    1 like
  15. 1 like
  16. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ và răn đe Thứ Ba, 11/05/2010 - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN sáng nay (11/5) ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay, việc hiện đại hóa quân đội là điều bình thường. Quốc phòng mạnh, quân đội mạnh giúp bảo vệ đất nước tốt hơn và giúp răn đe. >> ASEAN mở rộng hợp tác quốc phòng với các cường quốc Giữ hòa bình Trong nội dung các quốc gia thành viên tự nguyện nêu các vấn đề quan tâm về an ninh, Bộ trưởng thay mặt Việt Nam nêu vấn đề gì tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM)? Vừa rồi tôi đã phát biểu trong ADMM4 về chính sách quốc phòng của Việt Nam. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tăng cường hợp tác với các nước ngoài nỗ lực nội bộ đất nước. An ninh của Việt Nam là một bộ phận của an ninh chung ASEAN và an ninh khu vực châu Á - TBD. Khu vực này có vấn đề an ninh hàng hải, an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch bệch..., Việt Nam không thể đơn lẻ giải quyết được. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN sáng 11/5 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng Cần có sự hợp tác với các nước đối tác bên ngoài ASEAN, tăng cường hợp tác với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chúng ta tham gia vào hợp tác này là diễn đàn của lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN và ngoài ASEAN, không phải là tham gia khối quân sự hay liên minh quân sự. Chúng ta tập trung vào giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống và mục tiêu là giữ gìn hòa bình, ổn định, vì một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng của các nước. Mất ổn định, không bên nào được lợi Tại Hội nghị năm 2009, Bộ trưởng đã nêu vấn đề Biển Đông với các nước ASEAN. Năm nay, vấn đề Biển Đông như thế nào trong mối quan tâm của lãnh đạo quốc phòng ASEAN và Việt Nam nói riêng? Cũng như các năm trước, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng lần này không bàn thảo gì về vấn đề Biển Đông, mà bàn về vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó vấn đề an ninh hàng hải là hết sức quan trọng. Khu vực chúng ta có vùng eo biển Malacca mà hiện nay hợp tác giữa Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan rất tốt. Qua tuần tra chung như vậy đã giúp giảm các vụ cướp biển. Gần đây, hải quân Việt Nam đã cứu vớt được 9 ngư dân Indonesia và một số nước đã bị cướp biển ở eo biển này cướp tàu thuyền và thả xuống bè. Một trong những nội dung của ADMM là để đóng góp, hỗ trợ vào việc triển khai đầy đủ Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông DOC. Cụ thể việc hỗ trợ này như thế nào, thưa Bộ trưởng? Điều quan trọng là bây giờ chúng ta phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (giữa) trao đổi với quan chức quốc phòng các nước ASEAN. Ảnh: Lê Anh Dũng Chúng ta tôn trọng DOC. Phải giữ nguyên hiện trạng, không có bên nào đóng thêm các đảo đá mới. Chúng ta phải đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982. Phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định. Điều đó hết sức quan trọng để phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các nước. Nếu để xảy ra mất ổn định, không có bên nào được lợi. Đó là thảm họa cho các nước trong khu vực. Không để chia rẽ Liên quan đến hợp tác quốc phòng ở cấp song phương, thời gian qua, Bộ trưởng đã dẫn đầu đoàn sang thăm chính thức các nước Mỹ và Trung Quốc. Kết quả của các chuyến thăm này như thế nào, thưa ông? Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Vì thế, Việt Nam chủ trương quan hệ thật hữu nghị, thật tốt với tất cả các nước, trong đó bao gồm các nước láng giềng và nước lớn trên thế giới. An ninh của chúng ta có liên quan đến nhiều nước, nếu quan hệ tốt, tăng cường hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, hợp tác tốt với nhau sẽ giúp loại trừ khả năng có thể dẫn đến mất ổn định. Quan hệ với Trung Quốc hiện nay có thể nói là rất tốt, trên tinh thần đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện, trên tinh thần 16 chữ và 4 tốt. Chúng ta là láng giềng hữu nghị, là đồng chí, anh em. Bây giờ gay gắt nhất là vấn đề trên Biển Đông thôi. Hai bên còn có những tranh chấp, đều cam kết là giữ ổn định, không để vì tranh chấp đó ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, làm mất ổn định. Chúng ta phải đàm phán hòa bình theo tinh thần dễ trước, khó sau. Những cái khó trước đây như biên giới trên bộ, vấn đề Vịnh Bắc Bộ chúng ta cũng đã giải quyết được bằng đàm phán hòa bình mà hai bên cùng có lợi, bây giờ trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển kinh tế rất tốt. Vấn đề Biển Đông cũng cần đàm phán hòa bình để từng bước giải quyết, và phải hết sức kiềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt - Trung, không để chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân. Điều đó rất quan trọng. Quan hệ với Mỹ hiện nay rất tốt. Vấn đề MIA, hợp tác tìm kiếm người mất tích, chương trình dò tìm chất nổ sau chiến tranh, Họ phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả của chất độc da cam, hợp tác trong rà soát bom mìn, chia sẻ thông tin… Hợp tác hải quân trong khu vực Biển Đông thì sao, thưa Bộ trưởng? Đây là một trong những điểm sáng của hợp tác của Việt Nam với các nước. Hải quân Việt Nam đã hợp tác với Trung Quốc trong tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ. Chúng ta cũng đã hợp tác quốc phòng với Campuchia, Thái Lan, đang tiến tới hợp tác tập trận chung với Malaysia, đề xuất hợp tác với Philippines, Malaysia, thắt chặt tình cảm hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, trong đó có duy trì cục diện ổn định, an ninh trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân chúng ta và các nước khai thác. Trở ngại nhất trong hợp tác quốc phòng trên Biển Đông là gì? Vấn đề trên Biển Đông quan trọng nhất lúc này là xây dựng lòng tin. Các bên phải bảo nhau cùng nhau xây dựng lòng tin, và phải hết sức kiềm chế vì chủ quyền của chúng ta cũng như giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển. Song song với hợp tác quốc phòng với các nước, việc hiện đại hóa quân đội, hiện đại hóa quốc phòng của ta như thế nào, thưa Bộ trưởng? Vấn đề này cũng bình thường thôi. Chúng ta đã thông báo công khai với toàn dân, toàn thế giới là chúng ta xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Khi nền kinh tế phát triển cho phép, chúng ta phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự, nhằm bảo vệ ổn định, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng quan hệ hợp tác với các nước và có khả năng quốc phòng mạnh, quân đội mạnh, để bảo vệ đất nước tốt hơn, có khả năng răn đe để cho ai đó định làm việc gì đó với Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này. Phương Loan ghi
    1 like
  17. 1 like
  18. Có ba con số sau đây có thể sắp thành một chữ số hàng trăm từ ba con số này: 4 - 9 - 6. Thí dụ: 469; hoặc 694..vv....đây là con số của thị trường chứng khoán VN vào tháng 9. Như vậy con số nhỏ nhất sẽ là 444, và lớn nhất sẽ là: 999.Quí vị chứng khoán có thể tham khảo.
    1 like
  19. Anh Vuivui thân mến. Anh đặt vấn đề: Anh Vuivui thân mến. Tôi đồng ý với anh điều này: Tức là nếu chỉ giới hạn ở sự phát hiện ra cái bất hợp lý thì vấn đề chắc cũng sẽ dừng lại từ lâu và chắc chắn là tôi đã không xuất hiện - lần đầu tiên - trên mạng ở tuvilyso.com. Chính vì để tiếp tục chứng minh cái đúng sai thuộc về khách quan , nên tôi đã liên tiếp viết để chứng minh điều này. Tôi cũng không phải là người đầu tiên phát hiện ra tính bất hợp lý trong hệ thống liên quan đến Lý học từ cổ thư chữ Hán. Trong suốt thời gian lịch sử văn minh Hán , đã có rất nhiều nhà nghiên cứu Hán từ hàng ngàn năm trước cũng đã nhận thấy điều này. Thí dụ như Bảo Ba đời Tống; hoặc cố gắng giải thích những bí ẩn của Lý học, như Chu Hy..vv...chẳng hạn. Các nhà nghiên cứu Lý học Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Hiến Lê...vv.... cũng nhận thấy tính mâu thuẫn bất hợp lý đó. Về việc chỉ ra cái bất hợp lý thì tôi không phải là người đầu tiên, mà phải nói rằng hàng ngàn học giả Đông Tây kim cổ cũng nhận thấy ở những khía cạnh khác nhau (Sự thống nhất của giới khoa học hiện đại - một thời - cho rằng Lý Học là mê tín, thể hiện sự huyền bí và bất hợp lý trong nhận định của họ). Tôi chỉ là người tổng hợp và hệ thống lại, cộng với những nhận định riêng của tôi bổ sung thêm mà thôi. Tuy nhiên, nếu như tôi cũng chỉ dừng lại ở sự chỉ ra tính bất hợp lý như các học giả Đông Tây Kim Cổ thì vấn đề chắc cũng không có gì để bàn. Vấn đề tiếp tục ở chỗ: Tôi đã hiệu chỉnh, minh chứng tính hợp lý của nó sẽ phải như thế nào. Đúng sai thuộc về sự phản ánh bản chất khách quan của sự việc. Và điều này đúng như đoạn nhận định của anh sau đây: Từ những cái bất hợp lý đó - nhưng lại có hiệu quả ứng dụng thật đáng kinh ngạc - mà tôi đã chỉ ra, dẫn tới sự hiệu chỉnh và minh chứng tính hợp lý của nó, mà anh và mọi người đều biết: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" với việc hiệu chỉnh bản "Lục thập hoa giáp" thành "Lạc thư hoa giáp". Hoàn toàn không hề đặt dấu chấm hết cho nền văn minh Đông phương kỳ vĩ, mà tôi đang cố gắng chứng minh: Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. Như vậy, rõ ràng không phải là "đặt dấu chấm hết " cho nền Lý học Đông phương, mà là làm sáng tỏ chân lý.Tuy nhiên, tôi không đồng ý với anh ở điểm này: Bởi vì, khỉ đã chỉ ra cái bất hợp lý - tất yếu phải chứng minh thế nào là hợp lý. Điều này tự thân nó đã không thể tiếp tục giữ lại những cái cũ. Mà bắt buộc phải hiệu chỉnh, hoặc thay thế phủ nhận cái cũ. Trong trường hợp của tôi chỉ là sự hiệu chỉnh. Còn nếu như nhận định của anh "không cần phải thay đổi những cơ sở của nó" thì điều này chỉ là sự giải thích nó bằng một cách khác. Thí dụ: "Con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà là cơ sở của Tiên Thiên Bát quái" - Nếu không hiệu chỉnh hoặc phủ nhận vì tính bất hợp lý - thì phải được giải thích bằng cách khác. Cách giải thích mới này, không những cần hợp lý với chính nó, mà còn cần hợp lý với tất cả mọi vấn đề liên quan. Điều này, đã không xảy ra từ khi vua Phục Hy nhìn thấy con Long Mã đến bây giờ là ngót 6000 năm.Tôi hoàn toàn có cơ sở chính đáng để nói rằng: Lịch sử Lý học đã sang trang khi xác định: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái thuộc về nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử". Thế giới này muốn hòa nhập thì nó rất cần, rất rất cần một lý thuyết thống nhất. Nều xét về phương diện lý học và tiên tri thì những nhà tiên tri nổi tiếng đã nói về điều này: * Nhược đài sư tử thương. Thiên hạ thái bình phong. Trạng Trình. Sử tử, chính là hình tượng thật của con Long Mã và đó chính là biểu tượng của Hà Đồ - như tôi đã trình bày - Nguyên lý căn để của Lý học Đông phương. * Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Vanga Lý thuyết đó là lý thuyết nào? Chẳng có một lý thuyết nào phong phú trên thực tế ứng dụng thể hiện qua phương pháp luận của nó vượt ra ngoài thuyết Âm Dương Ngũ hành cho cuộc sống con người. Nhưng tất nhiên đó phải là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh với một lịch sử rõ ràng, thỏa mãn tất cả những tiêu chí của khoa học hiện đại. Chứ không phải mơ hồ và bất hợp lý nhưng trong cổ thư chữ Hán ghi nhận. Vấn đề cuối cùng mà anh nói tới: Tôi nghĩ rằng điều đó chính là mục đích đang hướng tới của sự hiệu chỉnh này.
    1 like
  20. Ông Tây này người Pháp lai Ý, hát vọng cổ hay như người Việt, phát âm chuẩn, sốc thiệt!
    1 like
  21. BÀI THAM KHẢO. PHẠM LÃI NÓI TIẾNG GÌ? Khảo Cứu Lịch Sử Nguyễn Thiếu Dũng Năm thứ 24 đời Chu Kính Vương,Hạp Lư,vua nước Ngô, nhân Doãn Thường vua nước Việt mất,đem quân đánh Việt,bất ngờ bị quân Câu Tiễn ,con Doãn Thường, bắn chết.Hai năm sau con Hạp Lư là Phù Sai kéo quân vượt Thái Hồ sang Việt báo thù.Câu Tiễn thất trận xin làm nô lệ nước Ngô.Câu Tiễn để Văn Chủng ở lại lo việc nước còn mình cùng vợ và Phạm Lãi qua làm con tin ở Ngô.Phù Sai cho Câu Tiễn giữ ngựa và làm người đánh xe cho mình.Câu Tiễn cúc cung phục dịch Phù Sai để lấy lòng,được ba năm,Phù Sai tha cho vua tôi nước Việt về nước.Trong suốt mười năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật,theo kế của Văn Chủng,Phạm Lãi lo chấn hưng nước Việt,chuẩn bị binh mã chờ thời.Đến khi Phù Sai đem quân lên phương Bắc uy hiếp nước Tề ,bỏ trống nước Ngô không phòng bị,Câu Tiễn liền thừa cơ tấn công Ngô,giết Thái tử nước Ngô,Phù Sai hay tin đem quân về cứu viện nhưng không còn kịp.Câu Tiễn không cho Phù Sai đầu hàng,Phù Sai phải tự sát.Ngô bị nước Việt tiêu diệt.Thế lực Việt càng ngày càng thịnh,Việt Vương Câu Tiễn triều yết nhà Chu,xưng Bá,thống lĩnh chư hầu. Sau khi đại thắng,thay vì thưởng công cho những người cùng gian khổ Câu Tiển lại lo sợ họ lấn quyền tìm cách sát hại họ.Phạm Lãi biết Câu Tiển là kẻ tham lam hẹp hoài nên bỏ quan,đem gia đình vượt biển đến nước Tề.Trước khi đi Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng: “giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị nấu,địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn”ngài không nhớ hay sao?Vua Việt cổ dài mỏ quạ,là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công.Cùng ở lúc hoạn nạn thì được,chứ cùng ở lúc an lạc thì không được,nếu ngài không đi tất có tai vạ” Văn Chủng không nghe lời Phạm Lãi nấn ná ở lại bị Câu Tiễn buộc phải tự sát. Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tên họ ,tự gọi là si di tử bì,ra sức cày ruộng trở nên giàu có,người nước Tề mời ông làm tướng quốc,ông không màng công danh,sợ tai vạ,bèn bỏ trốn đến đất Đào.Ở đây ông chuyên nghề buôn bán trở thành phú gia địch quốc,xưng hiệu là Đào Chu Công.Ông được nhân dân tôn là Thần Tài, là Thánh Thương (ông thánh thương nghiệp). Việc Phạm Lãi đổi tên được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn thế gia”: Phạm Lãi sau khi diệt nước Ngô “vượt biển sang Tề,đổi tính danh,tự gọi là Si di tử bì” Tại sao Phạm Lãi tự gọi là Si di tử bì? Si di tử bì nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích. Si là tên một loài chim ,rất hung dữ,hay ăn thịt chim con.Người ta dùng da con chim đó để chế túi đựng rượu gọi là Si di. Đời Hạ,đời Thương thường dùng đồng đúc đồ đựng rượu có dạng hình chim và gọi là si di. Đến thời Xuân Thu ,Chiến Quốc lại dùng da bò,da dê chế túi đựng rượu cũng gọi là si di.Có thuyết cho rằng si di liên quan đến cái chết của Ngũ Viên và Tây Thi. Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư,người nước Sở vì cha và anh bị Sở Vương sát hại nên bỏ trốn qua nước Ngô,giúp Hạp Lư tạo dựng thanh thế ở vùng Giang Tương.Khi Hạp Lư bị Câu Tiễn giết,Ngũ Viên đã có công lập Phù Sai kế vị và giúp Phù Sai đánh bại Câu Tiễn ,bắt Câu Tiễn làm con tin.Câu Tiễn dùng kế ly gián khiến Phù Sai giết Ngũ Viên rồi diệt nước Ngô. Chuyện này “Sử ký-Ngũ Tử Tư liệt truyện” có thuật lại,sau khi nghe lời dèm của Thái Tể Phỉ/Hi,”Ngô vương nói:nếu không có lời nói của nhà ngươi,ta cũng nghi rồi”bèn sai sứ giả ban cho Ngũ Tử Tư thanh kiếm Chúc Lâu nói”ngươi dùng cái này để chết” Ngũ Tử Tư ngẫng lên trời than:”Than ôi! Sàm thần Phỉ làm loạn rồi,vua quay lại làm hại ta.Ta làm cho cha ngươi nên nghiệp bá.Từ khi chưa lập Thái tử,các công tử tranh giành ngôi vị,ta liều chết với tiên vương giành lấy ngôi cho ngươi,nếu không có ta làm sao ngươi được lập.Khi được lập rồi,ngươi muốn đem nước Ngô chia cho ta,ta nào dám mong như vậy.Thế mà nay ngươi nghe lời kẻ nịnh thần giết bậc trưởng giả.”Đoạn nói với xá nhân rằng: “hãy trồng trên mộ ta cây Tử,để có thể làm quan tài.Hãy treo mắt ta nơi cửa phía đông nước Ngô,để ta nhìn giặc Việt vào diệt Ngô”,rồi tự đâm cổ chết.Vua Ngô nghe vậy nổi giận,bèn đem thây Tử Tư nhét vào túi da ,thả trôi trên sông” (nãi thủ Tử Tư thi thịnh dĩ si di cách , giang trung phù chi, 乃取子胥尸盛以鸱夷革, 江 中浮之).Sử gia Tư Mã Trinh cho rằng khi bỏ Câu Tiễn,Phạm Lãi ví trường hợp mình như cảnh ngộ Ngủ Tử Tư,nên tự hiệu là Si Di Bì ,cái bịch rượu hay cái bao đựng xác Ngũ Tử Tư,suy luận như thế không ổn và cũng chẳng có liên hệ gì với chuyện cải tên của Phạm Lãi,hơn thế nữa tuy Phạm Lãi và Ngũ Tử Tư đều là kẻ hào kiệt,nhưng lại là hai đối thủ không đội trời chung không thể cùng nhau tồn tại vì họ biết đối phương của họ là mối hiểm nguy cho sự tồn vong của đất nước thì Phạm Lãi can gì lại lấy tên SI DI TỬ BÌ để tưởng nhớ Ngũ Tử Tư,lại nữa nói như vậy cũng chỉ mới đề cập đến si di bì chứ chưa nói được si di tử bì là gì. Trên đây ta đã biết Tư Mã Thiên nói rằng Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tính danh,lấy hiệu là SI DI TỬ BÌ.Các học giả Trung Hoa không thể giải thích Si di tử bì là gì,mọi đề xuất của họ đều không ổn.Nhưng nếu ta đặt Phạm Lãi vào chính gốc rễ huyết tộc của ông là người Việt thì ta có thể hiểu ngay nghĩa của tự hiệu này mà không cần giải thích.Đấy là vì Phạm Lãi nói tiếng Việt,mà tiếng Việt thì không cần giải thích,Phạm Lãi nói Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) là nói SỢ GÌ TỬ BỂ,ấy là vì ông muốn vượt biển sang Tề có người can ngăn,nếu ông bỏ công danh liều đi như vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng,ông khảng khái trả lời SỢ GÌ TỬ BỂ nghĩa là không sợ chết nơi biển cả,trong khi nếu ông ở lại với Câu Tiển để cầu chút công danh lợi lộc thì sớm muốn gì cũng bị Câu Tiển hại,cầm chắc cái chết (con người không sợ cọp ăn mà chỉ sợ chính sách cai trị khắc nghiệt). Câu nói khẳng khái của Phạm Lãi cho ta thấy 2500 trước trên đất Trung Hoa,tại vùng Cửu Giang (phía Nam Dương Tử) người Việt vẫn đang làm chủ đất nước mình, về sau mới bị tộc Hoa thôn tính phải di tản , số nào ở lại thì bị đồng hóa.Họ gọi giòng nước chảy qua miền đất tổ của họ là GIANG (bộ thủy + âm công), biến thể của âm SÔNG là một xác tín đáng cho ta suy gẩm về căn cước của họ. Chữ giang đúng ra phải đọc là sông mới hợp với chữ tượng hình biểu ý (thủy) và chú âm (công).Khuất Nguyên tác giả Sở Từ đã viết trong Cửu Chương –Ai Sính: “Tương vạn chu nhi hạ phù hề, Thượng Động Đình nhi hạ Giang. Khứ chung cổ chi sở cư hề, Kim tiêu dao nhi lai đông” Nếu đọc 江 là giang thì chữ giang cưởng vận khi hiệp với đông, Theo “Vận Bổ” giang đọc là “cổ hồng thiết” âm công.Theo Khang Hy Từ Điển ngày nay tiếng Điền (Vân Nam) gọi giang là công.Vậy thì phải đọc 江 là công hay đúng ra là sông.Âm sông đúng là âm gốc của giang,giang là biến âm của sông. Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại đầu tiên của lịch sử văn học Trung Quốc,tác phẩm của ông viết bằng chữ tượng hình,ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản dịch,vậy thì chữ đó phải là chữ của người Việt không phải là chữ của người Hoa.Cũng vậy,Kinh Dịch là tác phẩm của người Việt,bản lưu hành ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản Dịch,vì vậy chữ Tượng Hình dùng để viết Kinh Dịch cũng là chữ của người Việt không phải của người Hoa.Các chữ Càn,Khôn,Ly,Khảm,Cấn, Chấn,Tốn, Đoài đều là tiếng Việt,đó là chữ Tiền Nôm, về sau khi người Hoa thôn tính đất đai cũng như văn hiến của người Việt, bị cưỡng chế gọi là Hán Việt. Người Hoa cho Giáp Cốt Văn (chữ viết trên mu rùa,yếm rùa,xương thú) là tiền thân của chữ tượng hình.Ở Ân Khư (An Dương, kinh đô nhà Thương) người ta đã đào được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt như vậy.Ta biết rùa là sinh vật sống trong môi trường nhiệt đới và cân nhiệt đới,Ân Khư làm thế nào tự có được số lượng lớn Giáp Cốt văn như vậy,tất nhiên chỉ có tập trung từ các nơi khác,mà nơi lớn nhất không đâu khác hơn vùng Cửu Giang (phía nam sông Dương Tử).Kinh Thư (Hạ thư-Vũ cống) thừa nhận “Cửu Giang nạp tích đại quy” (Cửu Giang phải cống nạp rùa lớn).Khổng An Quốc nói rõ hơn “Rùa một thước hai tấc gọi là đại quy,phát xuất từ Cửu Giang,rùa này người ta không thường dùng mà theo lệnh phải cống nạp”,Khổng Dĩnh Đạt nói thêm “Chư hầu xem rùa là vật báu vì việc quan trọng là bảo vệ lãnh thổ,nên cần xem bói để rõ việc tốt xấu.Vì thế khi được rùa,xem đó là vật báu” (bản dịch của Lê Anh Minh trong “Kinh Dịch-Cấu hình tư tưởng Trung Quốc”).Người miền Hoa Bắc,người Hoa, không có rùa lấy đâu ra ý nghĩ dùng rùa linh làm vật bói,chỉ có cách là họ học được của người miền nam,người Việt.Vua chư hầu ý chỉ các dân tộc miền nam,quý dùng rùa để bói,và đã ghi lại những kết quả trên mai rùa tạo ra chữ Giáp cốt làm nền móng cho chữ tượng hình.Công đó của người Việt không phải của người Hoa.Khi miền nam bị thôn tính,người Hoa đã chở hết hàng trăm ngàn mảnh giáp cốt về Ân Khư, hành động hủy diệt văn hóa người Việt thời kỳ này cũng không khác hành động thôn tính trống đồng Lạc Việt của Mã Viện,và đó cũng là cách mà sau này Minh Thành Tổ đã làm với nước ta qua tay Trương Phụ. ------------------------------------------- Ghi chú: Chữ Si 鸱 gần âm sợ , chữ di夷 chữ Nôm đọc là “gì” chữ tử 子 dùng thông với tử là chết,chữ bì 皮 chữ Nôm vốn dùng để viết chữ Bể là Biển .Theo Đỗ Thành, Bì皮 có thể đọc tiếng Triều châu là Pùe, pũe, pue, púe ̣.Chữ “Pũe” đúng là “bể” đã biến âm. Nguyễn Thiếu Dũng ------------------------------------------ NGUỒN GỐC CHỮ NÔM Khảo Cứu Lịch Sử Đỗ Thành. Có rất nhiều và Đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt. 2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm. 2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm. Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v… đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước! Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử. Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng: Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn. - Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ. - Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau. Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán . Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính. Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn. -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前. -“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前. Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm. Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn. Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng. Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn. Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa. Đỗ Thành.
    1 like
  22. Đồng ý với Giaback / mọi người thấy có khả năng trả lời tư vấn cho người khác thì ai cũng hân hoan , vì có lúc tôi bận không thể trả lời hết theo lời yêu cầu , có lời cảm ơn những thành viên trong diễn đàn có sự tín nhiệm , có nhiều lúc thấy có nhiều người tham gia giải đáp những thắc mắc cho những người khác tôi cũng rất vui ,nếu chỉ có 1 mình tôi trả lời thì có vẽ như độc diễn ,nếu không may có người hiểu nhầm cho rằng tôi làm trùm ở nơi nầy thì cũng ngại lắm ! với tôi môn tử vi rất thâm thúy càng xem thì mình càng có những cái học thêm qua những kết quả đã giải và những lời xác định của đương số ,thú nhận tôi vẫn còn học hỏi qua những lá số đặc biệt .
    1 like
  23. Con trai tôi - cũng tuổi Hỡi, Nếu nó gặp hoàn cảnh như anh thì tôi sẽ tạo điều kiện cưới ngay năm nay - tất nhiên chọn ngày lành, tháng rách. :rolleyes: - và sinh đưa con đầu Tân Mão là êm mà. Đứa sau Mậu Tuất. Nếu con đầu là gái, con sau là trai thì hết sảy đấy.
    1 like