• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/05/2010 in Bài viết

  1. NGÀN THU TÌNH HẬN Kính tặng hương hồn Thi Bá Hoàng Cầm. Thiên Sứ Ơi hời Diêu Bông(*). Ngàn thu tình hận Một trời thi ca. Bao giờ nghĩa tận? Người về nơi xa, "Hận Nam Quan" (*) còn đấy. Ai đi "Bên kia sông Đuống"(*).... ... khói lửa chiến chinh. Chập chùng chiến khu. Ca vang khải hoàn. Đường trần gieo neo. mấy độ thi tàn? "Nhớ gì chăng ai? Loăng quăng bến lú. Trách gì chăng ai? Thủy tiên triền miên nhan sắc ngủ. Đau gì chăng ai? Đào phai lan tràn, Trà Mi héo rũ" (**). Thôi còn nơi đây. Cõi trần gian ngàn lời thơ ấp ủ. Trong cõi mênh mang, tình còn đọng giang san. Đâu buồn ly tan. Không màng danh phận. Hồn lạc Thiên Thai. Không thù không hận. Thôi người ra đi. Đường trần gian mấy bước? Tứ thơ còn lại. Ngàn năm mãi mãi giọt thu rơi. Nguyệt cầm réo rắt bên đời, Thơ rung ý nhạc, khóc người ngày xưa. -------------------------------- Chú thích: * Tựa nhưng bài thơ nổi tiếng của Thi Bá Hoàng Cầm. ** Thơ Hoàng Cầm.
    3 likes
  2. ĐI TÌM CỘI NGUỒN KINH DỊCH VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Kể từ khi hai nền văn minh Đông Tây giao lưu trong lịch sử phát triển của nhân loạị thì cả thế giới đều nhận thấy rằng: Kinh Dịch và hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành là một thành tố quan trọng tạo nên một cái nhìn bí ẩn và huyền vĩ về văn hóa Đông phương. Nhưng vẫn hoàn toàn bế tắc khi đi tìm bản chất và thực tại khách quan mà nó phản ánh. Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử, nội dung và bản chất của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, Nhưng tất cả đều chưa đủ sức thuyết phục. Những bài viết dưới đây là sự tóm lược trong những sách đã xuất bản của Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ những năm 1998 trở lại đây nhằm xác định một cái nhìn về lịch sử, nội dung và mục đích của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. I - LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN. I – 1: Những vấn đề của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Từ trước đến nay, có thể nói rằng tuyệt đại đa số những ai biết về Kinh Dịch đều mặc nhiên coi kinh Dịch và tất cả những phương pháp ứng dụng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hoa Hạ cổ với hàng ngàn đầu sách bằng bản văn chữ Hán viết về nó trong hàng thiên niên kỷ. Người ta không thấy một văn bản nào ngoài chữ Hán trong các sách vở từ hàng ngàn năm này liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Từ Thiên văn, lịch số, Đông y, phong thủy, các phương pháp bói toán…… Đã rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến Kinh Dịch. Những bản văn chữ Hán cổ này xác định rõ tác giả, thời gian xuất hiện trong lịch sử văn minh Hoa Hạ. Và những hiệu quả ứng dụng vượt thời gian trong lịch sử phát triển của con người và xuyên qua mọi không gian văn với khả năng tiên tri, đã biện minh cho tác giả và xuất xứ của nó. Nhưng, khi có sự giao lưu giữa nền văn hóa Đông Tây thì người ta đã nhận thấy sự bí ẩn và tính mơ hồ của những gía trị liên quan đến nguyên lý lý thuyết có tính nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí trong nhận thức của tri thức khoa học hiện đại. Đã có một thời gian dài, các học giả Tây phương cho rằng Lý học Đông phương mang màu sắc tôn giáo và mê tín dị đoan. Nhưng những thập kỷ gần đây, những tri thức khoa học Tây phương đang chiếm ưu thế và được tôn vinh trong tri thức nhân loại hiện đại bắt đầu quan tâm đến nền văn hóa cổ Đông phương và nhận ra tính minh triết và đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã 4 lần tổ chức đại hội thảo về Kinh Dịch ở Bắc Kinh để tìm hiểu về Kinh Dịch, nhưng vẫn không có một kết luận cuối cùng về nó. Những bí ẩn của Kinh Dịch hay nói rộng hơn của Lý học Đông phương mà cốt lõi là thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn không được khai thông. Những học giả Trung Quốc hiện đại trong những năm gần đây, đã dấy lên một phòng trào phủ nhận những gía trị của Đông Y và Phong thủy, vì cho rằng nó mơ hồ, không có cơ ở khoa học, nên đã không thể phát triển từ hàng ngàn năm nay. Kinh Dịch và nói rộng hơn là thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn sừng sững thách đố tri thức của nhân loại bằng sự mơ hồ của những khái niệm và hiệu quả trên thực tế từ hàng thiên niên kỷ. Nhưng có thể nói rằng: Cũng từ hàng ngàn năm nay, hầu hết những đề tài nghiên cứu này đều mặc nhiên coi những nguyên lý, những tiên đề ghi nhận trong Kinh Dịch là không bàn cãi và lấy đó làm tiêu chí để tìm hiểu nội dung bí ẩn của nó. Mặc dù xuất xứ của các nguyên lý có tính tiên đề đó hết sức thần bí. Đó là Hà Đồ được xác định là do con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà trên minh mang những dấu ấn là những vòng xoáy trên lưng. Căn cứ vào đấy vua Phục Hy, được coi là vị vua Thái cổ của nền văn minh sử Hán đã lập nên đồ hình Hà Đồ. Từ đồ hình này, nhà vua đã tạo nên đồ hình Tiên Thiên Bát quái. Mở đầu cho một nền văn hóa Dịch học của xứ sở Đông Phương huyền bí. Con Long Mã huyền thoại từ 6000 năm trước, nay trở thành một biểu tượng cho điềm lành dùng trong những gia đình tin vào tác dung mang lại may mắn của nó. Nguồn: mynga.vn Đồ hình Hà Đồ điểm, được các đạo gia công bố vào đời Tống – 5000 năm sau khi lịch sử văn hóa Hán xác nhận thời điểm ra đời của nó, vào đời vua Phục Hy từ trên lưng con Long Mã hiện lên ở sông Hoàng Hà. Đồ hình Tiên Thiên Bát quái tương truyền do vua Phục Hy sáng tạo căn cứ vào Hình Hà đồ trên lưng con Long Mã. Sự huyền bí chưa dừng lại ở đây. Cổ thư chữ Hán còn xác định rằng: Đến thời Vua Đại Vũ – 4000 năm cách ngày nay – khi đi trị thủy ở sông Lạc – thấy con Thần Quy hiên lên. Trên đầu, lưng mai và đuôi có những vết chấm. Nhà vua nhìn thấy và làm ra đồ hình Lạc Thư. Căn cứ vào Lạc Thư ngài đã phát minh ra Ngũ Hành trong trước tác nổi tiếng là “Hồng Phạm cửu trù”. Hình minh họa những điểm trên thân Thần Qui hiện trên sông Lạc và đồ hình Lạc Thư điểm. Cũng do các đạo gia đời Tống công bố sau khi lịch sử văn hóa Hán xác nhận lịch sử ra đời 3000 năm sau đó. Cấu trúc cửu trù theo Lạc Thư – Trù thứ nhất nói về Ngũ hành. Một ngàn năm sau nữa, cũng theo cổ thư chữ Hán viết rằng: Vua Văn Vương nhà Chu, lúc còn là một chư hầu của nhà Hạ dưới đời Trụ Vương, đã bị Trụ Vương bắt nhốt vào ngục Dữu Lý, đã nghiệm ra Hậu Thiên Bát Quái và lập nên hệ thống 64 quẻ Dịch gọi là Chu Dịch, viết nên Soán Từ - tức là giải thích ý nghĩa của từng quẻ trong hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên Bát quái. Sau đó con của ngài là Chu Công Đán đã viết tiếp Hào từ - Tức là giải thích ý nghĩa của từng vạch trong một quẻ. *** Phải chăng: Người ta đã không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Bất cứ cái gì xuất hiện trên thế gian đều phải có hoàn cảnh ra đời của nó. Một học thuyết thì phải có lịch sử ra đời theo thuận tự hợp lý với nội dung của nó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể từ trên trời rơi xuống, nên nó cũng không thể ngoại lệ. Chưa hết, Một học thuyết được coi là hoàn chỉnh, dù chưa biết đúng hay sai thì cũng không thể tự mâu thuẫn ngay trong cấu trúc nội dung của nó. Và nếu là một học thuyết khoa học thì nó phải mô tả được thực tế khách quan và giải thích một cách hợp lý những thực tại liên quan đến nó với khả năng dự báo. Trên cơ sở này, xin mời bạn đọc cùng xem lại những vấn đề được nêu ra ở trên để minh xác cội nguồn Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. I - 2: Những mâu thuẫn bất hợp lý trong lịch sử Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán. Tất cả những ai tìm hiểu về Kinh Dịch, nếu chịu khó suy ngẫm một chút đều nhận thấy ngay tính bất hợp lý và mâu thuẫn trong lịch sử Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành qua cổ thư chữ Hán. Điểm lại thời gian xuất hiện của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành qua các bản văn chữ Hán, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay sự vô lý trong thời gian lịch sử của nó. Những sự kiện này, cổ thư chữ Hán miêu tả như sau: - Cách đây 6000 năm, Vua Phục Hy thấy con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng hà, trên mình có những xoáy bèn nghĩ ra Hà Đồ. Căn cứ trên Hà Đồ làm ra Tiên Thiên bát quái. Nhưng, những điều này chỉ được lịch sử ghi nhận sự kiện và không có văn bản nào cho biết rõ ký hiệu Tiên Thiên bát quái và Hà Đồ có cấu trúc như thế nào. Những đồ hình này chỉ thực sự xuất hiện vào đời Tống sau đó 5000 năm. - Sau đó 1000 năm – Tức 5000 năm cách ngày nay – Hoàng Đế là một vị vua được coi là khai sáng nên dân tộc Hán cùng các đại thần của ngài làm nên cuốn: Hoàng Đế nội kinh tố vấn. - Sau 1000 năm nữa tiếp theo – Tức 4000 năm cách ngày nay – Vua Đại Vũ cũng vốn là một vị vua huyền thoại, đi trị thủy trên sông Lạc gặp một con rùa Thần có những chấm trên đầu, chân, mai bèn nghĩ ra Lạc Thư và viết Hồng Phạm cửu trù. Trong Hồng Phạm cửu trù khái niệm Ngũ hành xuất hiện.. Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của kinh Thư. Nhưng đồ hình Lạc thư như thế nào cũng không rõ và cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này. - Tiếp theo 1000 năm nữa – Tức 3000 năm cách ngày nay – Vua Văn Vương bị giam trong ngục Dữu Lý 7 năm, dựa vào Lạc Thư, sắp xếp lại Tiên Thiên Bát quái thành Hậu Thiên Văn Vương và cấu trúc nên 64 quẻ Hậu Thiên. Ngài cùng con trai là Chu Công Đán viết Soán Từ, Hào từ cho 64 quẻ Chu Dịch. Đồ hình Hậu Thiên Bát quái Văn Vương, cũng chỉ được công bố vào đời Tống sau đó 2000 năm. - Tiếp theo 500 năm sau – Tức 2500 năm cách ngày nay – Khổng Tử lúc về già, viết thập Dực, Hệ từ thương, Hạ truyện và thuyết quái truyện - hoàn thành bộ Chu Dịch truyền đến ngày nay. Trong trước tác của Khổng tử nói tới Âm Dương, Thái cực và lưỡng nghi. - 200 năm tiếp theo – Tức khoảng 2300 năm cách ngày nay - Xuất hiện phái Âm Dương gia được coi là phát triền thuyết Ngũ hành. Dấu ấn của Ngũ hành còn thấy trong sách Lã Thị Xuân thu, được coi là của Lã Bất Vi, tể tường đời Tần. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng thuyết Âm Duơng và Ngũ hành hòa nhập vào đời Hán. - 1000 năm sau Công Nguyên xuất hiện các đồ hình - Hà Đồ, Lạc Thư, Hậu thiên, Tiên thiên bát quái - do các đạo gia như Thiệu Khang Tiết, Trần Đoàn Lão Tổ công bố và họ vẫn thừa nhận tác giả những đồ hình này thuộc về Phục Hy, Đại Vũ và Chu Văn Vương như đã trình bày ở trên. Trần Đoàn Lão tổ còn được coi là tác giả của môn Tử Vi , Thiệu Khang Tiết còn được coi là tác giả của Mai Hoa Dịch số. Trong suốt hơn 2000 năm, việc nghiên cứu, tìm hiểu Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành được các nhà nghiên cứu Hán nho - tiềm hiểu từ đó đến nay - bắt đầu từ: Mao Diên Thọ, Kinh Phòng, Mạnh Hỷ - Đời Hán...vv..mỗi đời đều để lại những triết gia nổi tiếng về thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nhiều thành tựu nhất là đời Tống nổi tiếng với Chu Hy với thuyết Vô cực và được nhiều người tin cho đến ngày nay. Riêng cuốn Hoàng đế Nội Kinh tố vấn - được các nhà nghiên cứu cho là xuất hiện từ thế kỷ thứ II BC đến thế kỷ I AC – nhưng có nội dung bản văn miêu tả Hoàng Đế đối thoại với Kỳ Bá và Quỉ Du khu từ 5000 năm cách ngày nay và hoàn toàn dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - được coi là phương pháp luận căn bản của Đông Y thì không thể đặt vào bất kỳ thời kỳ lịch sử nào trong văn minh Trung Hoa. Bởi vì với nội dung này, nó đã xác minh rằng: Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành đã xuất hiện trước tất cả những tác gỉa được coi là phát minh ra học thuyết này là Đại Vũ, Khổng Tử và cả phái Âm Dương gia (Vốn được cho là tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ III BC. Tức là sau thời gian xuất hiện của cuốn Hoàng Đế nội kinh hơn 5000 năm?), khi phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành đã được ứng dụng trong nội dung của cuốn sách này. Mặc nhiên cuốn “Hoàng đế nội kinh tố vấn” đã phủ nhận toàn bộ lịch sử phát triển của thuyết Âm Dương Ngũ hành miêu tả trong cổ thư chữ Hán. 1 – 3: Kết luận: Bất cứ một lý thuyết nào cũng phải được hình thành từ nhận thức trực quan sinh động đến tư duy trừu tương và tổng hợp thành một lý thuyết. Tất nhiên nó phải có một nền tảng tri thức xã hội hình thành nên lý thuyết đó với những khái niệm được phổ biến trong nền văn minh tạo ra nó. Nhưng hàng ngàn năm tiếp theo đã trôi qua, Chính nền văn minh Họa Hạ cũng không lý giải được những khái niệm của một lý thuyết mà được coi là của họ . Những mâu thuẫn trong thuận tự lịch sử thời gian hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán đã xác định nền văn minh Hoa Hạ không phải cội nguồn của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Muốn lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về văn minh Hoa Hạ thì phải viết lại toàn bộ xuất xứ theo thuận tự nói trên, mà chính bản văn chữ Hán ghi nhận. Nhưng như vậy thì tức là tự phủ nhận toàn bộ lịch sử hình thành Thuyết âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán. II – NỘI DUNG THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN. Một học thuyết phải có một nội dung hợp lý với chính nó, cho dù chỉ là một sự hợp lý hình thức với những giả qui luật. Như vậy chỉ với tính mâu thuẫn trong lịch sử hình thành Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán, cũng đủ chứng tỏ nền văn minh Họa Hạ không thể là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi những thuận tự xuất hiện trong lịch sử thời gian của nó hoàn toàn bất hợp lý theo kiểu: "Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông". Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng ở đây. Một bằng chứng sinh động nữa không kém phần quan trong và xác minh một cách rõ nét nhất rằng: Nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là nội dung của nó. Mâu thuẫn trong nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán thể hiện ở những vấn đề quan yếu sau đây: II – 1: Nền tảng tri thức phổ biến trong văn hóa Hán và thuyết Âm Dương Ngũ hành với Kinh Dịch. Trên thực tế, một học thuyết xuất hiện phải trên cơ sở nền tảng tri thức phổ biến của xã hội đó để có thể tiếp tục những khái niệm của nó. Nhưng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch lưu truyền trong cổ thư chữ Hán lại không thỏa mãn điều kiện này. Ngay bây giờ, chính Thiệu Vĩ Hoa - được coi là truyền nhân đời thứ 20 của Thiệu Khang Tiết - một danh gia đời Tống công bố Mai Hoa Dịch số - cũng không biết căn cứ vào đâu để có bảng Lục Thập Hoa giáp. Ông ta đã thừa nhận điều này trong các tác phẩm của mình. Đồng thời ông ta cũng xác định rằng: Đã nhiều thế kỷ, những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng không thể hiểu được vì sao có bảng Lục thập hoa giáp. Thật là vô lý hết sức, khi mà cả một nền văn minh tự coi là cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành mà lại không thể biết được tổ tiên của họ căn cứ vào đâu để có chính những sản phẩm ứng dụng truyền lại. Điều này tự thân nó xác định rằng: Xã hội Trung Hoa cổ không phải là nền tảng tri thức để hình thành nên học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Đấy cũng chỉ là một thí dụ. Còn rất nhiều những khái niệm mơ hồ và mâu thuẫn ngay trong nội dung của học thuyết này mà chính những nhà nghiên cứu Hoa Hạ hiện đại cũng không giải thích được. Phong trào phủ nhận Đông Y và phong thủy vốn được coi là có xuất xứ Hoa hạ của chính các học giả Trung Quốc hiện đại chứng đỏ điều này. II – 2: Mâu thuẫn từ nguyên lý căn để của học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán. 2 - 1: Hà Đồ và Tiên thiên Bát quái. Đồ hình dưới đây miêu tả cửu cung Hà Đồ phối với Tiên Thiên Bát quái, được cho là của vua Phục Hi phát hiện trên lưng con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và nghĩ ra Tiên Thiên Bát quái phối với Hà Đồ. Đồ hình liên hệ Hà đồ và Tiên Thiên bát quái theo cổ thư chữ Hán. Quán xét đồ hình này – Theo tính chất quái vị lưu truyền qua cổ thư chữ Hán. Cụ thể là cuốn Mai Hoa Dịch , do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống – chúng ta nhận thấy: * Càn (Trời / Kim) nằm ở độ số 7 Dương Hỏa/ Chính Nam trên Hà đồ. Như vậy Hỏa vị khắc Kim quái. * Đoài (Kim) thì nằm ở độ số 2 là Âm Hỏa/ Đông Nam trên Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Hỏa vị khắc Kim quái. * Ly (Hỏa) nằm ở độ số 3 Dương Mộc/ Chính Đông của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Mộc vị sinh Hỏa quái. * Chấn (Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Mộc vị hòa Mộc quái. * Khôn (Thổ) nằm ở độ số 1 Dương Thủy/ Chính Bắc của Hà đồ. Như vậy, Thổ quái khắc Thủy vị. * Cấn (Thổ/ Núi) nằm ở độ số 6 Âm Thủy/ Tây Bắc của Hà đồ. Trường hợp này: Thổ quái khắc Thủy vị. * Khảm (Thủy) nằm ở độ số 9 Dương Kim/ Chính Tây của Hà đồ. Trường hợp này Kim vị sinh Thủy quái. * Tốn (Gió / Mộc) nằm ở độ số 4 Âm Kim/ Tây Nam của Hà đồ. Trường hợp này, Kim vị khắc Mộc quái. Quán xét hiện tượng trên, chúng ta cũng nhận thấy ngay rằng: Không hề có sự tương thích nào giữa hành của quái theo cổ thư chữ Hán với hành của phương vị trên Hà đồ. Có người dẫn sách khác cho rằng vị trí sắp xếp trên Càn - nằm ở phương Nam là không chính xác mà Càn nằm ở vị trí chính Bắc, Khôn nằm ở vị trí chính Nam trên Hà đồ. Tương quan các vị trí của các quái trong Bát quái Tiên thiên không thay đổi. Chúng tôi đã sắp xếp theo vị trí được đặt ra ở trên và thể hiện dưới đồ hình sau đây. Đồ hình liên hệ Hà đồ và Tiên Thiên bát quái II Quán xét đồ hình này – Theo tính chất quái vị lưu truyền qua cổ thư chữ Hán. Cụ thể là cuốn Mai Hoa Dịch , do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống. * Càn (Trời / Kim) nằm ở độ số 1 Dương Thủy / Chính Bắc, * Đoài (Kim) thì nằm ở độ số 6 là Âm Thủy/ Tây Bắc trên Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Kim quái sinh Thủy vị * Ly (Hỏa) nằm ở độ số 9 Dương Kim / Chính Tây của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Hỏa quái khắc Kim vị. * Chấn (Mộc) nằm ở độ số 4 Âm Kim / Tây Nam của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Kim vị khắc Mộc quái. * Khôn (Thổ) nằm ở độ số 7 Dương Hỏa / Chính Nam của Hà đồ. * Cấn (Thổ/ Núi) nằm ở độ số 2 Âm Hỏa / Đông Nam của Hà đồ. Trường hợp này: Hỏa vị sinh Thổ quái. * Khảm (Thủy) nằm ở độ số 3 Dương Mộc / Chính Đông của Hà đồ. Trường hợp này Thủy quái sinh Mộc vị. * Tốn (Gió / Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà đồ. Trường hợp này, Mộc quái tương hòa Mộc vị. Quán xét hiện tượng trên, chúng ta cũng nhận thấy ngay rằng: Không hề có sự tương thích nào giữa hành của quái theo cổ thư chữ Hán với hành của phương vị trên Hà đồ đã được thay đổi như trên. Trên thực tế, với tương quan của đồ hình Tiên thiên bát quái thì dù bạn đọc có xoay như thế nào cũng không thể nào tìm được sự tương thích giữa quái vị và phương vị trên cơ sở Ngũ hành của Hà đồ và Ngũ hành của bát quái. Để tiếp tục tìm sự bí ẩn qua câu hỏi này, chúng ta tiếp tục quán xét sự tương thích theo cổ thư chữ Hán là: “Hậu thiên bát quái bản Lạc thư dã” (Đồ hình Hậu thiên bát quái xuất phát từ với Lạc thư - Chu Hy). Xin quí vị quan tâm xem hình dưới đây: Đồ hình Cửu cung Lạc thư theo cổ thư chữ Hán Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư theo cổ thư chữ Hán Như vậy, với ngay cả Hậu thiên bát quái vốn là một cơ sở của những phương pháp ứng dụng bao trùm trên mọi lĩnh vực cũng không hề có sự tương thích với Lạc thư. Đây chính là nguyên nhân để học giả uyên bác Nguyễn Hiến Lê cho rằng: ”Nhất là so sánh những hình đó với hình Bát quái thì dù giàu trí tưởng tượng tới mấy cũng không thể bảo rằng Bát quái phỏng theo hai đồ hình đó được”. (Kinh Dịch - Đạo của người quân tử) Chính vì tính bất hợp lý của sự liên hệ ngay từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành là “Tiên thiên Bát quái phối Hà đồ” và “Hậu thiên Bát quái với Lạc thư” – được lưu truyền trong cổ thư chữ Hán từ hàng ngàn năm nay – đồng thời với sự xuất hiện muộn màng đến mức phi lý của những đồ hình này trong lịch sử văn minh Hán so với chính bản văn chữ Hán về sự xuất hiện của nó, đã cho thấy những mâu thuẫn rất căn bản ngay trong nội dung cua 3thuyết Âm Dương Ngũ hành theo cổ thư chữ Hán. Đồng thời đó cũng chính la 2nguyên nhân để có những kết luận sai lầm cho rằng: 1) Âm Dương trong Kinh Dịch không liên quan gì đến Ngũ hành. 2) Âm Dương Ngũ hành là của người Việt và Bát quái là của người Hán. Hai học thuyết này hoà nhập vào thời Hán. Những sai lầm của luận điểm này vì những nhà nghiên cứu đã không xuất phát từ một tiêu chí và phương pháp luận khoa học. Họ chỉ nhìn thấy một cách trực quan từ những nội dung trong bản văn chữ Hán và không biết rằng cổ thư chữ Hán Không phải là những căn bản hoàn chỉnh về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính từ những sai lầm từ nguyên lý căn để ngay trong nội dung của nó, khiến cho dù có sự cố gắng trải hơn 2000 năm, người Hán và cả thế giới này vẫn không thể tìm ra những bí ẩn của nền văn minh Đông Phương. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. III – NỘI DUNG THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHẢN ÁNH THỨC TẠI KHÁCH QUAN. Một học thuyết ra đời phải xuất phát từ một thực tại khách quan trong quá trình tiến hóa và phát triển của nhận thức - Từ trực quạn sinh động đến nhận thức thực tại và cuối cùng là hình thành tư duy trừu tượng khái quát thực tại và sự tổng hợp những nhận thức đó tiến đến hình thành một học thuyết giải thích các hiện tượng nhận thức được. Dù đó là học thuyết gì, nhân danh tôn giáo, tâm linh, sự sai lầm hay đúng đăn, đúng một phần hay toàn bộ thì nó vẫn phải có một hiện thực để phản ánh mà con người nhận thức được. Thí dụ như cách giải thích theo tôn giáo cho các học thuyết tôn giáo: Giải thích từ sự hình thành vũ trụ - do ý muốn của Thượng Đế, cho đến sự vận động của các thiên hà, đến mọi hiện tượng ...đều do ý muốn của Thượng đế. Thuyết tôn giáo này giải thích thực tại khách quan mà con người nhận thức được. Thuyết tôn giáo này có tính hệ thống, tính nhất quán và nó giải thích một cách hợp lý trên cơ sở phương pháp luận của nó. Nhưng nó không mang tính khoa học vì thiếu tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Chẳng ai đoán được Thương Đế muốn cái gì và ý muốn của Thượng Đế thì không tuân thủ theo quy luật nào. Nhưng, trong các bản văn chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta không thể lý giải được chúng phản ánh một thực tại nào làm nên khả năng tiên tri của Dịch và các bộ môn tiên tri. Những khái niệm rất mù mờ: Quẻ Càn vừa là trời, vừa là cha, vừa là con ốc, vừa là con ba ba....vv....Hoặc oái oăm hơn - Trong Phong Thủy thì Khôn lại tượng cho người đàn ông chứ không phải đàn bà, mẹ...vv...như trong Dịch học. Vậy bản chất của chúng là gì? Hoặc Cấn là núi, Đoài là đầm ..không lẽ trước khi vũ trụ hình thành đã có núi, có đầm? Đây cũng là thắc mắc của các nhà nghiên cứu Dịch ở miền Nam trước 1975. Hay nói chính xác hơn, người ta không thể hiểu được vì sao lại có mối liên hệ với các thực tại trên với nội dung các quẻ được miêu tả trong các bản văn chữ Hán. Nhưng khả năng tiên tri trong các phương pháp dự báo với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì cực kỳ huyền vĩ. Có thể nói rằng: Không có một lý thuyết khoa học hiện đại nhất được vinh danh trong thời đại hiện nay, có thể tạo ra những phương pháp tiên tri như vậy. Tuy nhiên, có thể nói rằng: Mặc dù trong các bản văn chữ Hán, thiếu hẳn tính hợp lý cho việc giải thích các vấn đề liên quan, thiếu tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, nhưng đầy đủ tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri, thể hiện trong các phương pháp ứng dụng. Hay nói cách khác: Đây chính là hệ quả và những yếu tố phù hợp với tiêu chí khoa học cho một học thuyết khoa học. Cả thế giới đã chú ý đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã bốn lần tổ chức những cuộc hội thảo với qui mô hoàng tráng tại Bắc kinh - Thủ đô của nền văn minh Hoa Hạ - nơi được cả thế giới cho rằng là cội nguồn của nền văn minh Đông phương, nhưng họ đã không thu được kết quả nào từ những cuộc hội thảo hoàng tráng ấy. Người ta không thể lần ra manh mối những thực tại nào được phản ánh trong các khái niệm liên quan từ các bản văn chữ Hán liên quan đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. IV – KẾT LUẬN Như vậy, xét trên ba tiêu chí cho một lý thuyết khoa học là: Tính lịch sử, tính nhất quán và hợp lý trong nội dung, tính phản ánh thực tại khách quan đều không thể thỏa mãn cho việc Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch có cội nguồn từ văn minh Hán. Cho đến ngày nay, toàn bộ những di sản của thuyết Âm Dương Ngũ hành có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán vẫn dậm chân tại chỗ và không hề phát triển. Ngay tại Trung Quốc, nơi được coi là cội nguồn Lý học Đông phương thì chính các học giả Trung Quốc cũng lên tiếng đòi dep bỏ Đông y, coi Phong thủy chỉ là sự bịp bợm. Sự bế tắc cả hàng ngàn năm trong bản văn chữ Hán liên quan đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là một minh chứng xác đáng tính mơ hồ và không có đủ khả năng phản ánh một thực tại khách quan trong các bản văn chữ Hán. Nên nó đã bị phủ nhận bởi chính người Trung Quốc và ngay cả những học giả uyên bác, cũng cho rằng: Lý học Đông phương chỉ truyền lại bởi trực giác và kinh nghiệm. Cội nguồn thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ thì nó từ đâu tới? Trong lịch sử văn minh Đông phương, ngay bên cạnh nền văn minh Hoa Hạ từ hơn 2000 năm trước, đã tồn tại một nền văn minh huyền vĩ với danh xứng văn hiến. Đó là quốc gia Văn Lang dưới triều đại của các vua Hùng có biên giới Bắc giáp Động Đình hồ; Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Việc mình chứng cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nền văn hiến Việt cũng chính là một minh chứng sắc sảo: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biên giới Văn Lang một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử: Danh xưng văn hiến của dân tộc Việt chính bởi căn cứ vào một học thuyết xuyên suốt giải thích từ sự hình thành vũ trụ, cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người, từ những thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất. Bạn đọc có thể coi như đây là một giả thuyết và sẽ được tiếp tục minh chứng ở các bài viết tiếp theo. ------------------------------------ Tài liệu tham khảo: - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb VHTT 2002. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. - Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Nxb VHTT 2002. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. - Định mệnh có thật hay không? - http://www.lyhocdongphuong.org.vn
    2 likes
  3. Tìm hiểu về thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter của hải quân Việt Nam VIT - Tạp chí Defenseindustrydaily hôm 05/5 dẫn nguồn tin của tập đoàn chế tạo máy bay Canada Viking Air cho biết, họ đã ký kết thỏa thuận bán 06 thủy phi cơ loại Twin Otter cho Bộ Quốc phòng Việt nam với tổng trị giá khoảng 36 triệu đô la Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua máy bay do phương Tây chế tạo, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành lực lượng không quân hạm đầu tiên của hải quân Việt Nam. Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (Ảnh flightglobal) Theo tập đoàn Viking Air, 06 máy bay DHC-6 sẽ được giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking Air, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay. Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (Ảnh flightglobal) Theo đánh giá của các chuyên gia về máy bay, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 có độ bền chắc và có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn. Các thủy phi cơ có khả năng thực hiện tốt cho các nhiệm vụ tuần tra trên biển. DHC-6 được trang bị radar và nó sẽ phát huy tốt khả năng tác chiến khi được phối hợp với các tàu ngầm. Có khả năng hành trình trên mặt nước (Ảnh flightglobal) DHC-6 Twin Otter Series 400 là loại thủy phi cơ cánh cố định; có chiều dài 51 ft 9 in (15,77 m), sải cánh 65 ft (19,8 m), có chiều cao 19 ft 6 in (5,9 m), diện tích cánh 420 ft² (39 m²); trọng lượng rỗng khoảng 7.000 lb (3.200 kg) – 8.000 lb (3.628 kg); trọng lượng cất cánh tối đa 12.500 lb (5.670 kg). DHC-6 Twin Otter được trang bị 02 động cơ tua-bin phản lực cánh quạt loại Pratt & Whitney PT6A-27, công suất mỗi động cơ đạt 620 hp - 680 hp (460 kW - 507 kW). Có khả năng cất và hạ cánh trên mặt đất Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lý (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành trình 143 hải lý (165 mph (266 km/h)); tầm bay 920 hải lý (1.050 dặm (1.690 km)); trần bay 26.700 ft (8.140 m); mức độ nâng 1.600 ft/phút (8,1 m/giây). Thanh Hà http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/TBQD/...82/default.html
    2 likes
  4. BÀI THƠ VIẾNG NỮ SĨ NGÂN GIANG CỦA HOÀNG CẦM. Kính thưa quí vị yêu thơ. Bài thơ này của thi sĩ Hoàng Cầm làm trong lúc xướng họa với Nữ Sĩ Ngân Giang. Khi bà mất, ông có sửa lại vài câu và đọc trước linh cữu trong lễ viếng tiễn đưa Nữ Sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng. Có lẽ đây là bài thơ của ông ít người biết. Bởi vậy Thiên Sứ tôi mạn phép đưa lên đây chia sẻ với các quí vị yêu thơ một danh tác của bậc thi bá. Trong bài thơ này, Thiên Sứ tôi chép lại từ CD, nên có thể ngắt câu và dấu chấm hỏi đặt không đúng chỗ. Khi sưu tầm được bản gốc, tôi sẽ điều chỉnh lại. Mong quý vị cảm thông và thứ lỗi. --------------------------------- NIỆM TRỜI ĐẤT Hoàng Cầm. Dâng cả một đời truân chuyên... thuyền quyên xưa. Dòng sông Ngân xa.... trôi qua mịt mờ. Còn để đó, ngàn sao ước mơ. Lan tràn rung ý thơ. Nghĩ thương mà thương.... Nghiệp thi nhân tài tử. Nhớ gì chăng ai? Loăng quăng bến lú. Trách gì chăng ai? Thủy tiên triền miên nhan sắc ngủ. Đau gì chăng ai? Đào phai lan tràn, Trà Mi héo rũ. Vẫn còn hôm nay. Vẫn còn bạn thơ, ra phố về nguồn. Mấy lời xuân xanh, Hoài Anh ngân nga xót thương. Mấy lời thanh tao, Văn Cao phá rào Âm Dương. Mấy lời Hoàng Cầm, âm thầm thê lương. Chín mười bạn thân, ân cần tủi phận. Chín mười mùa thu, không thù không hận. Chín triệu người thơ, thắp hương gây trầm. Nhớ một sông Ngân, Nhớ một thi nhân. Xót một mảnh trời, đau một tri âm. Thương một loài hoa, đau một nguyệt cầm. Còn sống cầm tay, một ngày đầm ấm. Còn bi thương ư? Có như bùn ấm? Còn hoài vọng ư? Có như cô Tấm? Còn ước mơ gì? Người đi ngàn dậm. Gọi hời Ngân Giang, mơ màng say đắm. Hãy cười nửa miệng, một tiếng "Ư trời!" Hãy nhìn nửa mắt. Bằn bặt kiếp người. Hãy khóc nửa giọng, cái miệng phù du. Hãy vui nửa chừng. Rưng rưng ngục tù. Đã reo vần thơ, gương mờ số phận. Thì cứ cười lên, hồn nhiên chuyển vận. Những nỗi đau dài...tan vào hư không. Những cơn mê cuồng....cửa buồng thâm cung. Không trách, không oán, cho ta khê lòng. Không cười cợt gió, không nghiêng , không ngó. Đứng vững lưng đèo. Đâu còn treo leo. Đứng vững sử vàng. Đời thơ trong veo. Chữ vàng từng câu, khuya khoắt mái nghèo. Ai tôn vinh cửa Sinh? Ai im lìm cửa Tử? Ngân Hà triệu triệu năm Âm thầm lặng thinh một mình. Xe đón ngựa mời ư? Ai buông lời tình tự? Ta vẫn thơ ta, Tình vẫn sông Ngân. Nghìn năm giao thừa. Xuân xưa không bờ.... Trôi vào đêm Xuân.
    2 likes
  5. Tổng thống một nước cộng hòa thuộc Nga khẳng định ông từng bị sinh vật ngoài hành tinh đưa lên phi thuyền, khiến nhiều người lo ngại ông có thể để lộ các bí mật quốc gia. Ông Kirsan Ilyumzhinov. Ảnh: chessbase.com. BBC cho biết, trong một buổi trả lời phỏng vấn trên truyền hình mới đây, ông Kirsan Ilyumzhinov, tổng thống của nước cộng hòa Kalmykia thuộc Liên bang Nga, nói ông từng bị sinh vật ngoài hành tinh đưa lên phi thuyền của chúng. Ilyumzhinov nói nhiều người nhìn thấy cảnh tượng đó. Ngay sau đó, Andre Lebedev, một nghị sĩ liên bang, viết thư cho Tổng thống Dmitry Medvedev để bày tỏ một số mối lo ngại. Trong thư Lebedev khẳng định rằng, nếu câu chuyện của ông Ilyumzhinov không phải trò đùa thì nó sẽ là một sự kiện quan trọng. Sau khi trải qua sự kiện như thế, lẽ ra Ilyumzhinov phải thông báo cho chính phủ liên bang. Nghị sĩ Lebedev cho rằng, nếu tổng thống nước cộng hòa Kalmykia bị bắt, rất có thể sinh vật ngoài hành tinh có thể biết nhiều thông tin tuyệt mật của quốc gia. Ông Ilyumzhinov đảm nhiệm chức vụ tổng thống của Kalmykia trong 17 năm qua. Kalmykia là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà phần lớn dân số có nguồn gốc châu Á và theo đạo Phật. Ilyumzhinov từng là một doanh nhân triệu phú trước khi chuyển sang hoạt động chính trị. Theo BBC, Ilyumzhinov từng thực hiện nhiều hành động khác thường. Với tư cách là chủ tịch Liên đoàn Cờ vua Thế giới, ông đã chi hàng chục triệu USD để biến nước cộng hòa Kalmykia nhỏ bé thành một thánh địa của những người chơi cờ. Thậm chí ông còn cho xây hẳn một làng để tổ chức các giải đấu quốc tế tại đây. Minh Long
    1 like
  6. Phá Hoàng thành Thăng Long làm đường giao thông Tác giả: Khánh Linh (thực hiện)Bài đã được xuất bản.: 06/05/2010 06:00 GMT+7 Đường Hoàng Hoa Thám là một con đường giao thông được xây dựng trên một đoạn Hoàng thành Thăng Long xưa... Nguyên nhân căn bản là cho đến nay Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học... LTS: Việc làm đường giao thông ở một đoạn đường Hoàng Hoa Thám đang gây ra những dư luận xã hội khá bức xúc, với nghi vấn đó là di tích Hoàng thành Thăng Long. Để sáng tỏ vấn đề này, mới đây, Tuần Việt Nam đã phỏng vấn GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Tôi khẳng định đây là một đoạn Hoàng thành Thăng Long Gần đây, một số nhà khoa học đã lên tiếng về đoạn đường Hoàng Hoa Thám khá dài (gần ngã cắt với phố Văn Cao) đang bị đào bới, hình như để làm cầu vượt, và cho rằng đó là di tích Hoàng thành Thăng Long. GS có ý kiến gì về vấn đề này? GS Phan Huy Lê:- Tôi có theo dõi việc này và đã gần đây có nhận được thư của các cụ lão thành cách mạng, cán bộ và nhân dân phường Thụy Khuê (50 người ký tên) gửi cho cá nhân tôi và Hội Khoa học lịch sử VN "báo động" về việc này, khẩn thiết đề nghị cần bảo tồn di tích thành Thăng Long mà nhân dân địa phương quen gọi là "đường thành". Ngày 29/4/2010, tôi cùng PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, và một số chuyên gia khảo cổ học, sử học, đã đến tận nơi để điều tra, xem xét thực trạng. Bản đồ thành Đông Kinh thời Lê Sơ, so sánh với bản đồ Hà Nội ngày nay, đoạn màu tím chấm đã bị phá hủy Trước hết tôi khẳng định đường Hoàng Hoa Thám là một con đường giao thông được xây dựng trên một đoạn Hoàng thành Thăng Long xưa. Chỉ cần xem lại bản đồ thành Đông Kinh (tên gọi thành Thăng Long thời Lê sơ) trong tập Bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 mà hiện nay còn lưu giữ nhiều bản vẽ lại thời cuối Lê đầu Nguyễn, đem đối chiếu với bản đồ Hà Nội hiện nay thì có thể xác định đoạn đường Hoàng Hoa Thám. Theo bản đồ Hồng Đức thì đoạn Hoàng thành phía bắc giáp sông Tô Lịch, có hai lớp thành. Lớp thành ngoài giáp bờ sông Tô là một vấn đề mà các nhà khoa học còn có ý kiến khác nhau. Có người cho đó là thành Đại La, có người cho đó là đoạn Hoàng thành do vua Tương Dực mở rộng năm Bính Tý (1516). Còn lớp thành phía trong thì rõ ràng là đoạn Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ và có thể xác định chính là đường Hoàng Hoa Thám hiện nay, từ vườn hoa Bách Thảo đến Bưởi (màu tím liền). Đoạn bị cắt thẳng theo đường Liễu Giai (màu trắng), qua vết cắt và các di vật, cho thấy phía trên là cát, đất bồi, lớp dưới cùng đã xuất hiện một số di vật thời Nguyễn và Lê, đúng như nhận xét của PGS khảo cổ học Trịnh Sinh. Nếu tiến hành khai quật theo phương pháp khảo cổ học cho đến hết chân thành, đến lớp sinh thổ thì sẽ cung cấp nhiều cứ liệu có giá trị khoa học cao để góp phần nghiên cứu lịch sử bồi trúc của đoạn thành này, mối quan hệ giữa thành thời Lê sơ với thời Lý, Trần trước đó. Cho đến nay, giới khoa học còn bàn cãi về phạm vi của Hoàng thành thời Lý, Trần có mở rộng về phía tây như Hoàng thành thời Lê sơ không. Cũng theo bản đồ Hồng Đức, Hoàng thành thời Lê tiếp tục chạy theo bờ phía đông của sông Tô Lịch cho đến Cầu Giấy rồi chuyển sang hướng đông theo đường La Thành, rồi lại chuyển hướng đông bắc, theo phố Giảng Võ đến khoảng Kim Mã trên phố Nguyễn Thái Học. Trên bản đồ Hồng Đức, trên đoạn Hoàng thành phía Nam có ghi cửa Bảo Khánh. Địa danh Bảo Khánh còn được lưu giữ qua tên thôn Bảo Khánh, cổng đình Bảo Khánh thuộc trại Giảng Võ, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận thời Nguyễn mà dấu tích vẫn còn ở gần cổng đình Giảng Võ hiện nay. Khu vực hình gần tam giác giữa phố Kim Mã, đường La Thành và phố Giảng Võ, tức khu Giảng Võ hiện nay, do Lê Thánh Tông mở rộng Hoàng thành năm 1490. Đoạn Hoàng thành từ Bưởi đến Cầu Giấy và từ Cầu Giấy theo đường La Thành đến phố Giảng Võ trùng với La thành và di tích còn khá rõ. Còn đoạn phố Giảng Võ thì di tích vẫn còn, nhất là đoạn đường phố cao cho đến gần phố Cát Linh. Còn phần Hoàng thành phía Đông, gồm các đoạn Hoàng thành phía bắc, phía đông và phía Nam thể hiện bằng đường màu tím chấm chấm thì đã hoàn toàn bị san bằng và các nhà khoa học phải xác định một các tương đối dựa trên bản đồ cổ kết hợp với nhiều tư liệu khác và một số di tích đền chùa liên quan. Di tích thời Trần dưới nền Đoan Môn Phần Hoàng thành phía đông đã hoàn toàn bị san bằng Vậy là dù vô tình hay hữu ý, chúng ta cũng đã phá hủy một phần không nhỏ của Hoàng thành Thăng Long xưa. Giờ thì đoạn đường Hoàng Hoa Thám chỗ cắt với phố Văn Cao cũng đang "chịu chung số phận"? GS Phan Huy Lê: - Thành Thăng Long từ thời Lý đã gồm ba vòng thành: vòng ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La thành, vòng thành giữa từ thời Lê gọi là Hoàng thành và vòng thành trong cùng thời Lý gọi là Cấm thành hay Cấm trung, thời Lê gọi là Cấm thành hay Cung thành. Cấm thành đã hoàn toàn bị san bằng khi nhà Nguyễn xây dựng tòa thành mới làm trị sở Bắc Thành theo kiểu Vauban mà từ năm 1831 gọi là thành Hà Nội. Qua thời gian, La thành và Hoàng thành Thăng Long chỉ còn lại một số đoạn. Trước hết tôi nói về di tích Hoàng thành Thăng Long. Nói đến di sản Thăng Long-Hà Nội, chúng ta đã xác định đúng là gồm di sản vật thể và phi vật thể. Về di sản vật thể, những di tích còn lại trên mặt đất không còn bao nhiêu và chúng ta thường quan tâm nặng về các di tích đền, chùa, đình, miếu, quán nghĩa là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng. Những di tích này đều trải qua nhiều lần trùng tu và những yếu tố gốc còn giữ lại được phần lớn là từ thời Lê Trung hưng, hầu hết là thời Nguyễn. Dù niên đại của di tích còn lại không sớm lắm nhưng rất quý và cần được bảo tồn nghiêm ngặt, nhất là khi trùng tu phải đặc biệt coi trọng việc giữ gìn các yếu tố gốc như qui định của Luật di sản văn hóa. Một số di tích kiến trúc cung đình còn lại trên mặt đất rất ít như nền điện Kính Thiên, Đoan Môn... Di tích cổ xưa nhất của thành Thăng Long được bảo tồn trong lòng đất mà thỉnh thoảng được phát hiện ngẫu nhiên qua việc đào móng xây nhà, đào giếng...và đặc biệt qua các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học. Những hố đào thám sát nền Đoan Môn, Hậu Lâu, Cửa Bắc... và tiêu biểu nhất là việc phát lộ khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu với diện tích khai quật 19.000 m2, cho thấy trong lòng đất kinh thành Thăng Long, nhất là trong những khu vực quan trọng như Cấm thành, Hoàng thành, còn lưu giữ một kho tàng di tích và di vật phong phú, vô cùng quý giá. Khu di tích 18 Hoàng Diệu Coi di tích chỉ là đường giao thông nội đô (!) Với những đoạn thành đã sử dụng làm đường giao thông, hình như chúng ta chỉ ứng xử như vô vàn những con đường giao thông khác? Đúng là còn một số đoạn di tích Hoàng thành và La thành Thăng Long thì rất tiếc là gần như bị lãng quên và bị xâm hại. Trước đây, trong khu Kim Liên, trên giải đất giữa phố Đào Duy Anh và đền Kim Liên có một đoạn La thành của "đường đê La thành" bị cắt ra, còn khá nguyên vẹn. GS Trần Quốc Vương và tôi đã đề nghị bảo tồn, nhưng chẳng được ngành văn hóa quan tâm và nay đã bị san bằng để xây dựng hai tòa nhà cao tầng. Một đoạn đường Hoàng Hoa Thám bị đào gần đây cũng vì người ta coi đây chỉ là đường giao thông nội thành. Nguyên nhân căn bản là cho đến nay Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học, trên đó chỉ rõ những di tích trên mặt đất cần được bảo tồn, kể cả những di tích đã được xếp hạng và những di tích chưa được nghiên cứu, chưa lập hồ sơ và xếp hạng. Cả những khu vực có khả năng có những di tích trong lòng đất cần quan tâm khi lập qui hoạch xây dựng hay cần thám sát, khai quật khảo cổ học trước khi xây dựng công trình mới. GS Phan Huy Lê: Tôi vẫn kiên trì kiến nghị. Thiếu qui hoạch khảo cổ học, thiếu hiểu biết về lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội và có thể do cả thiếu tinh thần trách nhiệm nên người ta đã đối xử với một di tích lịch sử như một con đường giao thông đơn thuần - GS Phan Huy Lê. Hà Nội "treo" kiến nghị khảo cổ! Nghĩa là giới khảo cổ đã lên tiếng về sự cần thiết phải quy hoạch khảo cổ học từ rất lâu nhưng vẫn không được Hà Nội chấp nhận? GS Phan Huy Lê: - Đề xuất này đã được nêu lên từ lâu và đã từng được UBND Hà Nội giao cho Viện Khảo cổ học nghiên cứu như một đề tài khoa học. Đề tài đã được nghiệm thu, nhưng qui hoạch khảo cổ học thì cũng gần như bị lãng quên. Điều 37, điểm 1 của Luật Di sản được sửa đổi, bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ 1-2010, qui định: "Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức việc lập qui hoạch khảo cổ học ở địa phương, phê duyệt và công bố qui hoạch sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch". Điểm 2 qui định tiếp: "Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở địa điểm thuộc qui hoạch khảo cổ học có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học trước khi triển khai dự án và thực hiện việc giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó". Giá như Hà Nội có một qui hoạch khảo cổ học thì chắc chắn không xẩy ra hiện tượng đào phá một đoạn đường Hoàng Hoa Thám vốn là một đoạn Hoàng thành Thăng Long. Thiếu qui hoạch khảo cổ học, thiếu hiểu biết về lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội và có thể do cả thiếu tinh thần trách nhiệm nên người ta đã đối xử với một di tích lịch sử như một con đường giao thông đơn thuần. Vì vậy kiến nghị thứ nhất của tôi là UBND mà cơ quan chức năng là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần sớm xây dựng Qui hoạch khảo cổ học Hà Nội. Hơn bất cứ một tỉnh, thành phố nào, Hà Nội là Thủ đô, có bề dày lịch sử văn hóa nghìn năm, chưa kể thời tiền Thăng Long hàng mấy thế kỷ trước đó, đặc biệt là khu trung tâm tức khu kinh thành Thăng Long xưa, các loại hình di tích phân bố khá dày đặc trên mặt đất và dưới mặt đất là cả một Thăng Long trong lòng đất, nên việc xây dựng một Qui hoạch khảo cổ học đặt ra rất cấp thiết, bức xúc. Có một Quy hoạch khảo cổ học có chất lượng cao thì công việc qui hoạch, xây dựng sẽ được triển khai một cách chủ động, có kế hoạch trên cơ sở kết hợp giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa. Bản đồ Hà Nội năm 1831 Vậy với đoạn đường Hoàng Hoa Thám đã bị đào bới, nhiều đoạn xuống rất sâu, thì sao, thưa GS? Ta có thể làm gì để "chữa cháy" bây giờ? GS Phan Huy Lê: - Đối với đoạn bi đào trên đường Hoàng Hoa Thám, tôi kiến nghị cần xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa. Điều 32, điểm 3 qui định: "Trong quá trình cải tạo xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải có biện pháp lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định". Vì chưa xếp hạng, chưa có qui hoạch khảo cổ học nên việc đào phá đoạn đường Hoàng Hoa Thám không thể nói là đã phạm luật. Nhưng khi đã phát hiện di tích, di vật và đã được báo chí, một số nhà khoa học nêu lên mà chủ dự án không tạm dừng thi công để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét là vi phạm Luật Di sản văn hóa. Đối với đoạn Hoàng thành còn lại đến nay, theo tôi cần nhìn nhận là một di tích quý giá. Do đó, cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội và Bộ VH-TT-DL nên tổ chức hội thảo khoa học hay lập hội đồng khoa học để xem xét, thẩm định một cách khoa học và kiến nghị phương án bảo tồn. Đối với đoạn đã bị đào phá thì cần cân nhắc kỹ và đưa ra phương án xử lý thỏa đáng. Dù chọn phương án nào thì luôn luôn phải ứng xử một cách văn hóa đối với một di sản văn hóa của Thăng Long nghìn năm văn hiến, nhất là khi đang chuẩn bị kỷ niệm nghìn năm Thăng Long. Bản đồ Hà Nội năm 1873 Không chỉ phá Hoàng thành, La thành cũng đã bị phá! Còn đối với đoạn di tích La thành thì ý kiến GS thế nào? GS Phan Huy Lê: - Trước hết cần phân biệt La thành của kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê - Trịnh và La thành của thành Đại Đô cuối thời Lê - Trịnh, thành Bắc Thành rồi thành Hà Nội thời Nguyễn. Năm 1749 do sự đe dọa của khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh Doanh cho đắp lại La thành và thu nhỏ lại, loại bỏ phần phía tây ra khỏi kinh thành. Thành này mang tên thành Đại Đô. La thành mới bắt đầu từ Yên Phụ (Yên Hoa), qua đường Thanh Niên, tiếp theo một đoạn đường Hoàng Hoa Thám, vòng theo đường Ngọc Hà, ôm lấy vườn hoa Bách Thảo, theo phố Giảng Võ, đường đê La Thành, đường Đại Cồ Viêt, phố Trần Khát Chân đên Ô Đống Mác rồi theo đê sông Hồng nối với Yên Phụ. Khi mới xây dựng, thành này mở 8 cửa, mỗi cửa có hai cửa ô tả và hữu. Nhưng trong thời nhà Nguyễn, số cửa ô và tên cửa ô có nhiều thay đổi, điều này đã từng gây ra cuộc thảo luận về số lượng và tên gọi các cửa ô. Bản đồ Hoài Đức phủ toàn đồ do Lê Dức Lộc, Nguyễn Công Tiến vẽ năm 1831 mà nguyên bản đang bảo quản tại Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, chưa công bố, tạm dùng bản vẽ lại của Trần Huy Bá, bản đồ Hà Nội do Phạm Văn Bách vẽ năm 1873 và Sở địa chất Đông Dương in năm 1916, cho thấy khá rõ qui mô và các cửa ô của thành Đại Đô thời Lê-Trịnh và thành Hà Nội thời Nguyễn. Trong bài này, tôi chưa phát biểu về La thành của thành Đại Đô/Hà Nội này. Còn La thành của kinh thành Thăng Long thì ngoài những đoạn có thể trùng với Hoàng thành thời Lê sơ, chỉ còn một đoạn khá rõ nét là đoạn đường đê La Thành từ Giảng Võ đến Kim Liên. Trên đoạn này, còn dấu vết cửa ô Trường Quảng thời Lý, Trần, sau gọi là cửa ô Thịnh Quang, tên dân gian là Ô Chợ Dừa, phía nam là di tích đàn Xã Tắc đã phát lộ và được bảo tồn theo phương pháp lấp cát rồi gia cố trong lòng đất. Cửa Tây Dương hay Cửa Tây tại vị trí Cầu Giấy hiện nay cũng là một cửa ô của La thành nhưng gần như trùng với Hoàng thành thời Lê sơ. Những di tích này cũng cần đưa vào Quy hoạch khảo cổ học và cần có giải pháp bảo tồn trong tổng thể các di tích của kinh thành Thăng Long gắn liền với di tích Thăng Long tứ trấn (đền Kim Liên là Trấn Nam phương mới dựng từ thời Lê). Tôi vẫn kiên trì kiến nghị Cá nhân GS và Hội Khoa học lịch sử VN sẽ kiến nghị gì về việc bảo tồn di tích Hoàng thành và La thành của kinh thành Thăng Long? GS Phan Huy Lê: - Riêng tôi, tôi đề nghị trước hết cần nhận thức cho đúng giá trị của di tích Hoàng thành và La thành của kinh thành Thăng Long. Đây là những đoạn thành trải qua nghìn năm còn may mắn tồn tại cho đến nay, cho đến đại lễ nghìn năm Thăng Long. Những đoạn thành này, ngoài bộ phận tồn tại trên mặt đất còn có bộ phận nằm trong lòng đất và mang dấu tích của nhiều lần xây dựng, bồi trúc qua các thời kỳ lịch sử. Có thể nói những đoạn thành đó chứa đựng những thông tin có giá trị như một bộ sử bằng di tích, di vật về quá trình xây đắp và chỉnh sửa, thay đổi của các vòng thành của Thăng Long từ thời Lý đến Lê Trung hưng, từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVIII. Do đó, cần khẳng định đây là những di tích quý giá, một bộ phận gốc tạo thành di sản vật thể của kinh thành Thăng Long. Từ nhận thức trên, tôi có mấy đề xuất sau: 1. Đối với đoạn thành tại đường Hoàng Hoa Thám đã bị đào phá, cần tạm đình chỉ thi công để các nhà khảo cổ học đến khảo sát, khai quật sâu cho đến hết chân thành, xác định quá trình xây đắp, tu bổ qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó, lập hồ sơ khoa học cung cấp những cứ liệu khoa học hết sức quan trọng để góp phần nghiên cứu lịch sử các vòng thành. Các di vật cần thu thập, chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học, đưa vào trưng bày tạo Bảo tàng Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đánh giá đó, các nhà khoa học sẽ đề xuất giải pháp xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa và cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định. 2. Toàn bộ những đoạn Hoàng thành và La thành còn tồn tại đến nay, cần nghiên cứu, xác minh rõ ràng và lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia, đưa vào kế hoạch bảo tồn. Trên thực tế, những đoạn thành này từ lâu đã được sử dụng làm đường đi mà nhân dân quen gọi là "đường thành", "đường đê La thành". Trong tình trạng của giao thông vùng nội đô của Hà Nội hiện nay, chức năng giao thông đó cần được tiếp tục, nghĩa là vừa bảo tồn toàn bộ, vừa sử dụng mặt trên làm đường giao thông, kết hợp giữa bảo tồn với phát triển. Trong trường hợp cần thiết phải cắt hay sử dụng một đoạn nào đó trong kế hoạch cải tạo giao thông của thành phố, cần xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa, nghĩa là phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và nhất thiết phải tiến hành khai quật khảo cổ học trước khi sử dụng. Trển đây là ý kiến của cá nhân tôi, còn Hội KHLSVN, chúng tôi sẽ bàn và có kiến nghị khẩn trương lên cấp có thẩm quyền trong vài ngày tới. Xin cảm ơn GS, và mong sao những đề xuất của GS sẽ sớm được chấp thuận. Tác giả: Khánh Linh (thực hiện)Bài đã được xuất bản.: 07/05/2010 06:00 GMT+7 nguồn tuanvietnamnet.vn
    1 like
  7. Thi sĩ "Lá diêu bông" về trời 06/05/2010 12:34:20 - 9h sáng ngày 6/5/2010, thi sĩ Hoàng Cầm đã qua đời tại bệnh viện Việt Xô, hưởng thọ 88 tuổi - Nhà văn Nguyễn Quang Lập thông tin với phóng viên Bee. Nàng thơ của Hoàng Cầm (Kỳ 2): Nhẹ nhàng gánh khổ nhục "Người đàn bà đẹp" đẩy chiếc xe thơ của Hoàng Cầm Thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thi sĩ của "Lá diêu bông" đã về trời Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng. Bee xin đăng lại bài thơ "Lá diêu bông" của thi sĩ Hoàng Cầm như một tâm nhang tưởng nhớ tới ông hoàng thơ tình của xứ Kinh bắc: Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày Em tìm thấy Lá Chị chau mày Đâu phải Lá Diêu bông Mùa đông sau Em tìm thấy Lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới Chị Em tìm thấy Lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy Lá Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời... ...ới Diêu bông...! PV
    1 like
  8. Thì thường ntpt thấy mình cầu nguyện sẽ như thế này: Xin cho con được gì đó...con sẽ làm gì đó..., như 1 cuộc mặc cả trao đổi với Bề Trên. Nên ntpt nghĩ mình cứ làm mọi việc mà mình nghĩ là nên làm, rồi cầu xin sự sắp xếp tốt nhất theo ý Bề Trên (không phải theo ý mình). Nếu thật sự có Đức Tin, mình luôn tin rằng tuy bây giờ mình thấy sự sắp xếp đó quá cay đắng nhưng mình tin, mình sẽ cảm thấy tốt trong tương lai...Điều đó sẽ giúp mình vượt qua được nhiều việc và hướng về phía trước. Mình cũng đang cố gắng, chúc thành công.
    1 like
  9. nữ nhi mà mệnh tử sát quả là không bình thường tí nào! lá số này khá là cơ cực vất vả nhưng cũng rèn luyện một con người nghị lực tháo vát và bản lĩnh bởi thế lá số của phụ nữ có thất sát miếu vượng tuy lắm điều phiền muộn về gia đình nhưng chữ nghèo là tuyệt đối không có! vả lại khoa quyền lộc hợp không kiếp thì không kiếp hỗ trợ vừa quyền lực vừa giàu có lại vừa lắm mưu mẹo thủ đoạn, ắt là trong mọi việc bạn luôn là kẻ trên cơ người ta không phải lo bị lừa gạt gì đâu, thậm chí bạn còn có thể cướp mất sinh kế của người khác ấy chứ :rolleyes: theo lá số này nên ra tự thân ra làm ăn bương chảy đừng muốn leo cao hơn người ta hay nắm quyền cầm đầu rất dễ dính tù tội vì quan lộc liêm phá hãm địa! từ 46 tuổi trở đi ắt sẽ giàu sang hơn người!
    1 like
  10. Cuối năm nay bắt đầu khá lên lá số ngày không nghèo đâu
    1 like
  11. Ngoài 36t mới khá hơn, năm nay trong gia đạo vừa có chuyện vui vừa có chuyện buồn vào các tháng 5,8,10 âl. Bạn chờ luận giải của bác haithienha cho chính xác nhé, thân chào!
    1 like
  12. Hic, hy vọng chính phủ sẽ không phê duyệt mua loại máy bay này. Mục đích là dùng cho biển, nhưng máy bay này lại chỉ dùng cho hồ và có quá nhiều tai nạn liên quan tới máy bay này vì lý do kỹ thuật.
    1 like
  13. Năm 2011, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu vào khai thác tại Biển Đông VIT - Theo mạng báo điện tử JRJ, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc sẽ đưa vào khu vực Biển Đông thế hệ giàn khoan hiện đại thứ 6 (981) với mức nước sâu cho phép là 3000m. Việc Trung Quốc tự ý khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác trên vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Theo đại diện công ty này, đây là giàn khoan hiện đại do Trung Quốc tự thiết kế. Trước đó vào tháng 2 vừa qua, giàn khoan này đã thuân lợi rời khỏi xưởng chế tạo và theo như kế hoạch sẽ bắt đầu khai thác tại Biển Đông vào đầu năm sau. Động thái này cho thấy hiện nay Trung Quốc đã chính thức “tiến quân” vào lĩnh vực khai thác dầu khí nước sâu trình độ cao tại khu vực biển này. Được biết, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ NDT để thiết kế và đóng mới giàn khoan hải dương – 981. Giàn khoan Hải dương 981 thuộc thế hệ gian khoan mực nước sâu thứ 6 của Trung Quốc. Đây cũng là giàn khoan được áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Giàn khoan này có khả năng khảo sát thăm dò, khoan giếng, sửa chữa các giếng dầu. Giàn khoan này có tổng trọng lượng 30670 tấn, dài 114m, rộng 79m, cao 130m, tổng chiều dài cáp quang 650 km, có thể tác nghiệp tại độ sâu 3050m dưới mực nước biển, với độ khoan sâu nhất có thể đạt đến vào khoảng 10000m. Theo thiết kế giàn khoan này có tuổi thọ sử dụng 30 năm. Giàn khoan này sử dụng động cơ chuyên dụng DP3, có thể sử dụng mỏ neo định vị 1500m dưới mực nước biển với trọng lượng tải lớn nhất 9000 tấn. Bên cạnh đó, theo như số liệu đo đạc địa chất của Trung Quốc, khu vực Biển Đông hiện có khoảng 23 tỷ tấn đến 30 tỷ tấn dầu. Nếu như có thể khai thác hết thì con số này chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng dầu khí của Trung Quốc có trong "lãnh hải của mình". Bên cạnh đó, theo như kế hoạch của tổng công ty này thì trong vòng 20 năm tới sẽ đầu tư 200 tỷ NDT nhằm đẩy mạnh các hoạt động khai thác nguồn năng lượng tại Biển Đông. Dự kiến đến năm 2020, tổng công ty này sẽ khai thác khoảng 50 triệu tấn dầu mỗi năm tại khu vực biển này. var currentday=6; var currentthang=5; var currentnam=2010; Cao Phong http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Kinhte/Nangl...36/default.html
    1 like
  14. Việt Nam: Chính phủ chi 8,5 tỷ USD cho công tác quốc phòng biển đảo trong 10 năm tới. VIT - Báo mạng "Kinh tế Trung Quốc" đưa lại tin của AFP, chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ chi khoảng 8,5 tỷ USD cho các dự án phát triển và an ninh quốc phòng tại các hòn đảo dọc theo các bờ biển, trong đó bao gồm cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.Theo như kế hoạch phát triển này thì số tiền trên sẽ dành cho việc phát triển các đảo kéo dài dọc theo đường bờ biển từ Phú Quốc đến đảo Cát Bà. Kế hoạch phát triển có tầm chiến lược này sẽ kéo dài đến năm 2020 với tổng kinh phí vào khoảng 8,5 tỷ USD. Theo đó số tiền trên sẽ tập trụng chủ yếu vào các dự án đầu tư về tăng cường khai thác thủy sản, du lịch, nông lâm nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Bên cạnh đó, kế hoạch này còn tập trung đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu trên các đảo như cầu cảng, giao thong, điện nước, thông tin và hạ tầng xã hội, qua đó tạo điều kiện kết nối, phát triển kinh tế các đảo ngoài khơi với đất liền. Ngoài ra, việc đầu tư này còn nhằm xây dựng một hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo của Việt Nam. Được biết, hiện nay kinh tế tại biển đảo đóng góp khoảng 0,2% vào tổng thu nhập kinh tế hàng năm. Chính vì thế, sau khi dự án này thành công thì con số đóng góp có thể lên tới 0,5%/ năm. Việc nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các đảo dọc theo bờ biển không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn góp phần không nhỏ vào việc duy trì, bảo vệ chủ quyền lãnh hải, biển đảo của Việt Nam. var currentday=6; var currentthang=5; var currentnam=2010; Cao Phong http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/...34/default.html
    1 like
  15. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố: "Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị!" Ngày 01/4, Trung Quốc đưa hai tàu ngư chính 311 và 202 xâm phạm khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để bảo kê cho các tầu đánh cá Trung Quốc. Ngày 30/4, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Trước sự kiện này, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam. Ngày 6/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 29/4/2010, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2010 tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị. Phía Việt Nam tiến hành giao thiệp ngoại giao phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.”. Được biết, sáng ngày 01/4, hai tàu ngư chính 311 và ngư chính 202 đã xâm phạm chủ quyền khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam bảo kê cho các tầu cá Trung Quốc, xua đuổi và bắt giữ ngư dân cũng như tầu cá Việt Nam đòi tiền chuộc. Lực lượng bảo kê Trung Quốc Phạm vi tác nghiệp của hai chiếc tầu Trung Quốc nói trên là trong phạm vi phía tây nam của ngư trường thuộc Trường Sa, nằm trong khoảng tọa độ 4o-6o độ Vĩ Bắc và 109o-112o độ Kinh Đông. Các tầu này đã di chuyển trên 4000 hải lý với phạm vi hoạt động 40000 km2. Ngày 05/5 chúng đã rút về nước.Hai chiếc tầu bảo kê nói trên đã có 276 lần phục vụ tác nghiệp cho các tàu cá của Trung Quốc đánh bắt tại đây. Thường xuyên cung cấp đồ ăn, nước ngọt, thuốc men, dụng cụ cứu sinh cho các thuyền viên, ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá tại vùng biển này. Giám sát 201 lượt tàu cá không phải của Trung Quốc. Ngày 25/04, Trung Quốc đã cử tiếp hai tàu ngư chính 301 và 302 tiếp tục xuống quần đảo Trường Sa nhận bàn giao công việc thay thế cho hai tàu 311 và 202. Cao Phong (Tổng hợp) http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/L...38/default.html
    1 like
  16. Bên cạnh 3 nền văn minh vĩ đại như Maya, Aztec, Inca trong mình Châu Mỹ còn ẩn chứa một nền văn minh không kém phần bí ẩn khác, đó là nền văn minh của người da đỏ Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là "những người cổ xưa"). Danh từ này được đặt bởi người da đỏ Hopi và Zuni sống dọc sông Rio Grande ở New Mexico và Arizona. Những người Anasazi đã xây những công trình của họ vào khoảng năm 900 đến 1130. Hẻm Núi Chaco Những di tích của nền văn minh Anasazi tập trung chủ yếu ở khe núi Chaco dài 24km rộng 1600m thuộc Tây Bắc New Mexico. Một điều đáng chú ý là những công trình mà họ xây dựng có trình độ kĩ thuật rất cao, những cao ốc xuất hiện sau hàng trăm năm mới có thể so sánh được. Những công trình của họ được xây dựng từ 2 đến 4 tầng, được gọi là những Pueblo. Mỗi Pueblo có hàng trăm phòng, nhiều nhất là Pueblo Bonito lên đến hơn 700 phòng và những Kivas (phòng nằm trong lòng đất được gọi là Kivas, được sử dụng vào các nghi lễ tôn giáo). Những người Anasazi đã sự dụng một lượng lớn đá và gỗ để xây dựng những công trình của mình, theo các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 215,000 cây gỗ đã được vận chuyển từ khoảng cách hơn 80km chỉ để xây những công trình chính trong hẻm núi Chaco. Hình vẽ ở Chaco cho thấy sự hiểu biết nhất định về mặt trời và mặt trăng của người Anasazi. Nhưng những điều đó chỉ là phần mở đầu cho những bí mật còn đang nằm ẩn sâu trong nền văn minh của người Anasazi. Khu vực hẻm núi Chaco này đã trở thành tâm điểm chú ý của giới khảo cổ học cũng như thiên văn học, bởi vì những công trình kiến trúc ở đây đều được xây dựng theo thiên văn học. Những phát hiện của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một hệ thống thiên văn học được ẩn chứa trong những bức tường cổ và một ngọn đồi có một hệ thống chỉ ra sự thay đổi mùa. Đứng sừng sững ở độ cao 135m so với nền hẻm núi, ngọn đồi Fajada là một trong 10 ngọn đồi được coi là thánh địa của người Anasazi. Ngọn đồi này là địa điểm nổi tiếng nhất ở hẻm núi Chaco, nó được gọi là Sun Dagger (lưỡi dao găm mặt trời). Vào năm 1977, một nghệ sĩ tên là Anna Sofaer đã khám phá ra những phiến đá có khắc hình 2 xoắn ốc. Nghi ngờ rằng phiến đá đã được sắp đặt và những hình xoắn ốc đã có thể được tạo ra một cách có chủ ý, bà Anna Sofaer trở lại vào những ngày khác trong năm cùng với những đồng nghiệp của mình (một tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Solstice Project, bao gồm nhiều nhà nghiên cứu). Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những điều vô cùng thú vị. Tại một vị trí trên gần đỉnh đồi, ba tấm sa thạch được nghiêng với bức tường đá tạo ra một khoảng bóng. Trên bức tường này là hai vết khắc mờ có hình xoắn ốc, một to và một nhỏ. Khi ánh sáng mặt trời đi qua chúng vào các thời điểm khác nhau trong suốt cả năm, qua khe hở giữa những tấm sa thạch sẽ xảy ra điều kì diệu, nhưng bí mật này đã không được biết cho đến những năm 1970. Vào Hạ chí một mảnh ánh sáng mặt trời cái mà bà Anna Sofaer gọi là "Dao găm mặt trời" đã xuất hiện gần phía trên cùng của xoắn ốc lớn, trong vòng hơn 18 phút nó đã "cắt" một đường xuống đúng vị trí trung tâm hình xoắn ốc, nó cắt hình xoắn ốc thành 2 nửa trước khi rời khỏi và biến vào trong bóng tối. Vào Đông Chí, 2 con dao găm ánh sánh xuất hiện trong khoảng 49 phút, trong suốt thời gian đó gần như chúng tạo thành 2 tiếp tuyến song song với nhau của hình xoắn ốc. Nguồn: spirasolaris.ca Mô hình hoạt động của hệ thống đánh dấu sự thay đổi tiết khí Cuối cùng một phần không kém hấp dẫn và có phần phức tạp hơn là màn trình diễn ánh sáng này xảy ra vào ngày Xuân và Thu phân. Hình xoắn ốc to được khắc 9 rãnh kể từ trung tâm ra phía ngoài bên phải. Vào mỗi ngày Phân một con dao găm ánh sáng sẽ xuất hiện, cắt xuyên qua hình xoắn ốc (không qua trung tâm nhưng chính xác là giữa rãnh thứ 4 và thứ 5 từ trung tâm). Nói cách khác, nó cắt chính xác ở khoảng giữa trung tâm và rìa ngoài của xoắn ốc. Trong khi đó, một con dao găm thứ 2 cắt xuyên qua trung tâm của hình xoắn ốc nhỏ. Những màn trình diễn ánh sáng này có lẽ đã được diễn ra trong nhiều thế kỷ và vẫn tiếp xảy ra trong trong một vài năm sau khi nhóm nghiên cứu phát hiện lại. Tuy nhiên, vào năm 1989 người ta đã nhận thấy rằng những phiến đá đã bị dịch chuyển, những sự sắp đặt cẩn thận của những người Anasazi đã không còn. Tại mặt phía Đông của ngọn đồi, vị trí bên dưới cách đỉnh 25m, có 3 hình khắc gần kề nhau một con rắn gần như thẳng đứng (dài 22cm), một hình gần như hình chữ nhật (rộng 14cm), và một xoắn ốc (rộng 15cm). Nét khắc hình con rắn và chữ nhật được khắc rất sâu. Một mép bóng vượt qua xoắn ốc trong vòng 10 phút buổi trưa trong suốt cả năm, tạo thành một mô hình thay đổi theo mùa. Trong giây lát mô hình này đối xứng với trung tâm của xoắn ốc trong vòng 1 vài phút trưa, tạo thành một hình mũi nhọn vào ngày Hạ Chí, một phần 4 vào Xuân Phân, và chia đôi vào ngày Đông Chí. Còn Tại mặt phía Tây của ngọn đồi, có khắc 2 hình đó là một hình xoắn ốc đôi và một hình dạng như chữ nhật. Vào những buổi trưa trong những ngày Phân một ngọn giáo ánh sáng sẽ đi xuyên qua hình xoắn ốc đôi. Trong các công trình thì Pueblo Bonito đáng được chú ý nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy một hình khắc mà từ đó tìm ra được mối liên hệ giữa Pueblo Bonito và mặt trời. Từ lúc mặt trời mọc cho đến buổi trưa bóng được tạo ra bởi bức tường giữa biến mất, bởi vì chính bức tường này được xây thẳng theo trục Bắc Nam. Cả bức tường dài theo trục Đông Tây của Pueblo Bonito cũng liên quan đến mặt trời. Quĩ đạo chuyển động của mặt trời di chuyển theo đúng bức tường vào đúng những ngày Xuân và Thu Phân. Bức tường còn phân chia rõ ràng thời điểm ban ngày và đêm bởi vì vào các ngày Phân thời gian mặt trời biến mất vào màn đêm đúng như thời gian mặt trời bắt đầu tỏa sáng vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu còn tìm ra rằng có 3 kiến trúc nữa cũng liên quan đến mặt trời như vậy đó là Hungo Pavi, Tsin Kletsin và Pueblo Alto. Một điều ngạc nhiên hơn nữa khi kết nối 4 kiến trúc Pueblo Bonito với Chetro Ketl, Pueblo Alto với Tsin Kletsin bằng những bức tường thì sẽ tạo thành trục Bắc Nam và Đông Tây chính xác đến không ngờ. Nguồn: solsticeproject.org A: Bức tường trục Đông Tây B: Bức tường giữa C: Bức tường phía sau D: Phòng Kivas Người Anasazi đã tính toán được sự chuyển động của mặt trời, vậy còn mặt trăng thì sao? Nhưng chu kì chuyển động của mặt trăng lại không như mặt trời, người Hopi gọi mặt trăng là anh chàng ngốc chạy loanh quanh mà không có nhà. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng chu kì chuyển động của mặt trăng phức tạp hơn. Trăng tròn xảy ra vào giữa mùa đông, mọc và lặn xa dần về hướng Bắc theo năm. Nhưng nếu quan sát trăng tròn mọc vào giữa mùa đông vào các đêm tương tự trong 9 và 1/4 năm thì sẽ nhận thấy trăng tròn mọc và lặn xa dần về phương Bắc và sau đó di chuyển về phía Nam để hoàn thành một chu kì 18 và 1/2 năm. Điểm trăng mọc đầu tiên và cuối cùng khi di chuyển về phía Bắc được gọi là điểm cực tiểu và cực đại. Để phát hiện ra chu kì dài này của mặt trăng, có lẽ người Anasazi đã phải trải qua vài thế hệ quan sát và ghi chép cẩn thận. Khi trăng tròn tại điểm cực tiểu, vòng xoắn ốc to ở ngọn đồi Fajada sẽ được chia đều làm 2 gồm nửa sáng và tối (đường mép của bóng ở chính giữa tâm điểm của vòng xoắn ốc). Vào thời gian 9 và 1/4 năm sau tức là khi mặt trăng ở tại điểm cực đại, bóng đen sẽ ở ngoài vòng xoắn ốc (đường mép của bóng ở sát vòng xoắn, gần như tạo thành một đường tiếp tuyến với vòng xoắn ốc). Nếu bắt đầu tại điểm xuất phát, hàng năm bóng tạo ra bởi những tấm đá sẽ đi dần qua từng rãnh của vòng xoắn ốc và kết thúc đúng một chu kì 9 và 1/4 năm khi đi hết qua 9 rãnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có 7 công trình có liên quan đến điểm cực tiểu và cực đại của mặt trăng như Una Vida, Penasco Blanco, Pueblo del Arroyo, Kin Kletso, Chetro Ketl, Salmon Ruin và Pueblo Pintando. Tại sao những người Anasazi lại chọn một hẻm núi nơi đây để xây dựng thế giới của riêng họ? Ai là những người đã khắc những hình khắc trên đỉnh của ngọn đá? Những hiểu biết của họ về bầu trời thật là đáng kinh ngạc, những tri thức đó đã dẫn dắt họ xây dựng những kiến trúc kì vĩ hơn 1000 năm trước. Những kiến trúc hùng vĩ này chứa đựng những bí ẩn trong vòng hơn 30 năm qua đối với giới thiên văn khảo cổ học. Nhưng câu hỏi lớn nhất là tại sao sau khi xây xong những kiến trúc này những người Anasazi lại rời đi với không một lí do để lại? Đồ đạc và quần áo họ đều để lại, dường như họ có ý định cho một ngày trở về nhưng điều đó đã không xảy ra. Tất cả tri thức cổ xưa đã được mang theo những người đã khuất, chỉ một số câu chuyện thần thoại còn được lưu lại ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng không tìm thấy bất cứ văn tự nào được ghi chép qua những cổ vật được tìm thấy ở hẻm núi Chaco. Những điều mà người Anasazi làm được thật phi thường mà ngày nay thiên văn học ngày nay phải dùng những công cụ đo đạc phức tạp mới có thể làm được. Phúc Tuấn tổng hợp ------------------------------------------------------------------------ Nguồn tham khảo: Anna P. Sofaer and Rolf M. Sinclair, Astronomical Markings at Three Sites on Fajada Butte. <http://www.solsticeproject.org/astromark.htm> Anna Sofaer, Volker Zinser and Rolf M. Sinclair, A Unique Solar Marking Construct <http://www.solsticeproject.org/science.htm> Ancient-wisdom, The Chaco canyon Sun-dagger <http://www.ancient-wisdom.co.uk/mexicochaco.htm> Giulio Magli, 2009, English Edition, Praxis Publishing Ltd, Mysteries and Discoveries of Archaeoastronomy, Straight roads, Circular buildings, and a Supernova, The Anasazi. Anna Sofaer, 2007, edited by Stephen Lekson: University of Utah Press, The Primary Architecture of the Chacoan Culture: A cosmological expression <http://www.solsticeproject.org/pdf/Lekson_Chapter_9.pdf> Anna Sofaer, Pueblo Bonito Petroglyph On Fajada Butte: Solar Aspects <http://www.solsticeproject.org/celeseas.htm>
    1 like
  17. Mọi người có thể xem phim tài liệu dưới đây để có thể tận mắt xem hệ thống định vị thiên văn học thú vị của người Anasazi. Phim được chia làm 6 phần http://www.youtube.com/watch?v=80ySuKApCDc http://www.youtube.com/watch?v=0gRTLmfeQs0 http://www.youtube.com/watch?v=fYgaGTl9Cso http://www.youtube.com/watch?v=uVwRp4Nqe4w http://www.youtube.com/watch?v=Vc2DFeTAtqA http://www.youtube.com/watch?v=4vOhM3_rtmM
    1 like
  18. Như anh Quốc Tuấn nói, đương số ko nhờ vả gì được bạn bè nhiều. Nhưng Lộc Tồn cư Nô thì có thể hiểu bạn bè giàu nhờ anh, chứ anh hok nhờ họ. Trong cung Điền thấy có Hỷ, Trù thế kia thì có thể hiểu là lúc "trà dư tửu hậu" thì bạn bè tới đông, chứ lúc gặp khó khăn thì ko thấy một mống. Mệnh Vô Chính Diệu nhưng nhờ có Tứ Linh đóng chung mà thường hay vượt qua những tai nạn, bệnh tật 1 cách lạ lùng. Nhật Nguyệt hội chiếu, Tả Hữu giáp 2 bên thì có số xuất ngoại, càng đi xa, càng thành công. Bước ra ngoài dễ gặp quý nhân, có người đỡ đầu. Tính tình tao nhã, dáng dấp sang trọng, nhận được sự tôn trọng từ người bên ngoài, có tài hùng biện. Từ vận 36 tuổi trở đi. Đường công danh thênh thang mà đi. Đương số chỉ cần lo đối ngoại chứ ko cần lo đối nội nhiều vì cha mẹ, anh em đã là 1 hậu phương vững chắc rồi. Tuy nhiên, bàn chút đỉnh về cung Thê, người vợ là trưởng nữ? Thân cư Thê nhưng hình như sau này, tay "hòm chìa khóa" của gia đình là anh chứ ko phải người vợ. Người vợ tuy có tài, đảm đang nhưng ko có tay giữ tiền cho lắm thì phải? (Nhờ anh xác nhận giúp nhé vì đây là 1 kinh nghiệm rất quan trọng.) Thân mến!
    1 like
  19. gửi khangduong, ngày bính thìn (STT) 23 tháng canh thìn (BLK) năm canh dần (TBM) giờ ất mùi (STK) Thương Xích Khẩu Luận: Năm nay sẽ là năm làm như điên, túi thiếu tiền, lòng ưu phiền, mọi chuyện thiệt vô duyên. sẽ tạm ổn vào những tháng cuối năm. Công việc sẽ có sự thay đổi, có người gợi ý và giúp đỡ. Khoản giữa tháng 5 âm thì có chuyển biến. Sẽ có tin về chuyện con cái. Nên sinh đứa Tân Mão 2011, nhưng chắc chắn là 2011 có con. Đứa này sinh ra, vợ chồng sẽ cực kỳ thuận lợi. Trong tháng này hoặc đầu tháng sau, khi nào tiện hay rảnh thì mua ít nhất 100 con chim thả, nhiều hơn càng tốt, không cần cúng kiếng. Chúc an cư lạc nghiệp. Thiên Đồng
    1 like
  20. Vĩnh biệt Hoàng Cầm 9h30’ sáng nay 6/5/2010, nhà thơ Hoàng Cầm đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô để đi vào cõi vĩnh hằng . Nhà thơ Hoàng Cầm (1922- 2010) Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tên của ông ghép từ 2 địa danh quê hương là Phúc Tằng và Việt Yên. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, và lấy bút danh là tên một vị thuốc quý: Hoàng Cầm. Năm 1944, do tình hình Chiến tranh thế giới thứ II ngày càng quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành và bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành hội viên sáng lập và được bầu vào Ban chấp hành. Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm", ông thôi công tác Hội nhà văn vào năm 1958 và tiếp tục sống, sáng tác. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ và kịch thơ như Hận Nam Quan, Kiều Loan; các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống... Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tuổi cao, sức yếu nhưng những khi có thể, ông đều tham gia các sinh hoạt văn học, dù phải ngồi trên xe lăn. Chủ Nhật vừa rồi (2/5/2010) bệnh ông trở nặng, được gia đình đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô. Nhưng do tuổi cao sức yếu, vào lúc 9h30’ sáng nay (6/5/2010), ông đã trút hơi thở cuối cùng để đi vào cõi vĩnh hằng, hưởng thọ 88 tuổi. Xin vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Cầm, một tài năng độc đáo của thơ ca Việt Nam hiện đại. Từ nay con chim oanh vàng Kinh Bắc (chữ của nhà thơ Lê Đạt) đã ngừng hót, nhưng dư âm của Lá Diêu Bông, Mưa Thuận Thành, Bên kia sông Đuống... thì vẫn còn ngân mãi trong lòng các thế hệ yêu thơ! Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tang lễ nhà thơ và các chia sẻ của bạn đọc. Việt Khôi
    1 like
  21. Xin được chia buồn cùng gia quyến nhà thơ Hoàng Cầm với chất thơ mang đậm nét dân ca Quan họ Bắc Ninh Hoàng Cầm Bên Kia Sông Đuống Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ? Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em xột xoạt quần nâu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi Đi bán lụa mầu Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp trên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ? Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn Đêm buông xuống dòng sông Đuống -- Con là ai ? -- Con ở đâu về ? Hé một cánh liếp -- Con vào đây bốn phía tường che Lửa đèn leo lét soi tình mẹ Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể Những chuyện muôn đời không nói năng Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống Bộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao loé giữa chợ Gậy lùa cuối thôn Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn không ngon Ngủ không yên Đứng không vững Chúng mày phát điên Quay cuồng như xéo trên đống lửa Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa Tiếng bà ru cháu buổi trưa Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu "À ơi... cha con chết trận từ lâu Con càng khôn lớn càng sâu mối thù" Tiếng em cắt cỏ hôm xưa Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay "Thân ta hoen ố vì mày Hờn ta cùng với đất này dài lâu..." Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu Cánh đồng im phăng phắc Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này Lấy súng nó cầm chắc tay Mỗi đêm một lần mở hội Trong lòng con chim múa hoa cười Vì nắng sắp lên rồi Chân trời đã tỏ Sông Đuống cuồn cuộn trôi Để nó cuốn phăng ra bể Bao nhiêu đồn giặc tơi bời Bao nhiêu nước mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. -- Việt Bắc, tháng 4, 1948
    1 like
  22. Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời 9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ "Lá diêu bông" đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam. > Hoàng Cầm: 'Trời bắt tội tôi yêu sớm'/ Hoàng Cầm: 'Tôi vẫn là chàng thi sĩ đa tình' Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Đuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Nguyễn Đình Toán. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh". "Tôi đã lường trước được chuyến đi cuối cùng của Hoàng Cầm. Nhưng khi nghe tin ông mất, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, đau xót. Đối với tôi, Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, nhưng lại có đóng góp rất quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam. Thơ ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ Việt Nam", Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ. Hiện tại, thi hài nhà thơ đang được quàn tại phòng lạnh Bệnh viện 108. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: "Hội và gia đình nhà thơ đang bàn bạc về ngày giờ và địa điểm tổ chức tang lễ cho Hoàng Cầm. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức với nghi thức cao nhất của Hội Nhà văn. Ông không chỉ là tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước mà còn là một tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam hiện đại". Nhà thơ Hoàng Cầm và nhà văn Kim Lân năm 2003. Cả hai giờ đều đã là "người của muôn năm cũ". Ảnh: Nguyễn Đình Toán. Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý. Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm và thôi công tác tại Hội Nhà văn. Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương Chi (xuất bản năm 1993), Bên kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng (truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành (thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000)... Năm 2007, Hoàng Cầm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật. Lá Diêu Bông Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều, Cuống rạ. Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em đi tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông. Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu, Trông nắng vãn bên sông. Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim. Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt chị không nhìn. Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi. Diêu Bông hời... ới Diêu Bông! Hoàng Cầm * Mong mỏi (thơ Hoàng Cầm) Hà Linh nguồn vnexpress.net
    1 like
  23. Một người nông dân trong khi làm đồng đã nhặt được một đồng tiền cổ có kích thước dị thường . Anh Trần Văn Học trú tại khối 7, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đi làm đồng tình cờ nhặt được một đồng tiền cổ. Mặt trước và sau của đồng tiền cổ khổng lồ. Theo các nhà nghiên cứu tiền cổ, đồng tiền này là tiền thời Lê, có niên hiệu Cảnh Hưng (1740 -1786), được đúc bằng đồng, hình thức đúc thủ công. Đồng tiền này có kích thước rất lớn so với những đồng tiền thông thường, đường kính 12cm, nặng khoảng 30gram, chính giữa đồng tiền có 1 lỗ hình vuông và biên đồng tiền có gờ chỉ nổi. Mặt trước đồng tiền có 4 chữ Hán “Cảnh Hưng thông bảo” (tiền Cảnh Hưng); mặt sau có 8 chữ “Nội an, ngoại tỉnh, quốc phú, binh cường” (trong ổn định, ngoài bình yên, nước giàu có, quân hùng mạnh). Đồng tiền này không dùng để lưu thông mà là một đồng tiền thưởng tượng trưng. Chủ nhân của đồng tiền thưởng trên là người có nhiều công trạng với triều nhà Lê. Hiện đồng tiền cổ khổng lồ trên đang được gia đình anh Trần Văn Học lưu giữ
    1 like
  24. Vụ việc xảy ra hôm 3/5 tại vùng lãnh hải phía đông Trung Quốc và cách phía nam đảo Amami Oshima của Nhật 320km về phía tây bắc. "Tàu Haijian 51 của Trung Quốc tiến sát tàu khảo sát Shoyo của Nhật và truy đuổi nó trong vài giờ trong khi đòi tàu Shoyo rời lãnh hải Trung Quốc", một quan chức Nhật đề nghị giấu tên nói. "Đây là lần đầu tiên, một tàu Trung Quốc yêu cầu tàu khảo sát của Nhật ngừng hoạt động ở đặc khu kinh tế của Nhật", quan chức trên cho hay và nói thêm rằng tàu Nhật đang tiến hành khảo sát về hải dương học. "Bộ Ngoại giao Nhật hôm 4/5 đã gửi thư phản đối Bắc Kinh về vụ việc này", quan chức trên cho hay. Tàu Haijian 51, có ghi dòng chữ "tàu giám sát của hải quân Trung Quốc". Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng do những bất đồng về lãnh hải ở phía đông Trung Quốc. Có 4 mỏ khí Trung Quốc mà Nhật cho rằng nó mở rộng tới đặc khu kinh tế của nước này. Hai nước hiện còn tranh chấp về chủ quyền đảo Senkaku, còn gọi là đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc, vốn nằm giữa Nhật và Đài Loan. Vụ việc mới nhất xảy ra sau khi trực thăng Trung Quốc bay gần đảo Okinawa của Nhật vào tháng trước thì bị tàu hải quân Nhật phát hiện. Theo Vietnamnet
    1 like
  25. BÀI THAM KHẢO. PHẠM LÃI NÓI TIẾNG GÌ? Khảo Cứu Lịch Sử Nguyễn Thiếu Dũng Năm thứ 24 đời Chu Kính Vương,Hạp Lư,vua nước Ngô, nhân Doãn Thường vua nước Việt mất,đem quân đánh Việt,bất ngờ bị quân Câu Tiễn ,con Doãn Thường, bắn chết.Hai năm sau con Hạp Lư là Phù Sai kéo quân vượt Thái Hồ sang Việt báo thù.Câu Tiễn thất trận xin làm nô lệ nước Ngô.Câu Tiễn để Văn Chủng ở lại lo việc nước còn mình cùng vợ và Phạm Lãi qua làm con tin ở Ngô.Phù Sai cho Câu Tiễn giữ ngựa và làm người đánh xe cho mình.Câu Tiễn cúc cung phục dịch Phù Sai để lấy lòng,được ba năm,Phù Sai tha cho vua tôi nước Việt về nước.Trong suốt mười năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật,theo kế của Văn Chủng,Phạm Lãi lo chấn hưng nước Việt,chuẩn bị binh mã chờ thời.Đến khi Phù Sai đem quân lên phương Bắc uy hiếp nước Tề ,bỏ trống nước Ngô không phòng bị,Câu Tiễn liền thừa cơ tấn công Ngô,giết Thái tử nước Ngô,Phù Sai hay tin đem quân về cứu viện nhưng không còn kịp.Câu Tiễn không cho Phù Sai đầu hàng,Phù Sai phải tự sát.Ngô bị nước Việt tiêu diệt.Thế lực Việt càng ngày càng thịnh,Việt Vương Câu Tiễn triều yết nhà Chu,xưng Bá,thống lĩnh chư hầu. Sau khi đại thắng,thay vì thưởng công cho những người cùng gian khổ Câu Tiển lại lo sợ họ lấn quyền tìm cách sát hại họ.Phạm Lãi biết Câu Tiển là kẻ tham lam hẹp hoài nên bỏ quan,đem gia đình vượt biển đến nước Tề.Trước khi đi Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng: “giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị nấu,địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn”ngài không nhớ hay sao?Vua Việt cổ dài mỏ quạ,là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công.Cùng ở lúc hoạn nạn thì được,chứ cùng ở lúc an lạc thì không được,nếu ngài không đi tất có tai vạ” Văn Chủng không nghe lời Phạm Lãi nấn ná ở lại bị Câu Tiễn buộc phải tự sát. Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tên họ ,tự gọi là si di tử bì,ra sức cày ruộng trở nên giàu có,người nước Tề mời ông làm tướng quốc,ông không màng công danh,sợ tai vạ,bèn bỏ trốn đến đất Đào.Ở đây ông chuyên nghề buôn bán trở thành phú gia địch quốc,xưng hiệu là Đào Chu Công.Ông được nhân dân tôn là Thần Tài, là Thánh Thương (ông thánh thương nghiệp). Việc Phạm Lãi đổi tên được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn thế gia”: Phạm Lãi sau khi diệt nước Ngô “vượt biển sang Tề,đổi tính danh,tự gọi là Si di tử bì” Tại sao Phạm Lãi tự gọi là Si di tử bì? Si di tử bì nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích. Si là tên một loài chim ,rất hung dữ,hay ăn thịt chim con.Người ta dùng da con chim đó để chế túi đựng rượu gọi là Si di. Đời Hạ,đời Thương thường dùng đồng đúc đồ đựng rượu có dạng hình chim và gọi là si di. Đến thời Xuân Thu ,Chiến Quốc lại dùng da bò,da dê chế túi đựng rượu cũng gọi là si di.Có thuyết cho rằng si di liên quan đến cái chết của Ngũ Viên và Tây Thi. Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư,người nước Sở vì cha và anh bị Sở Vương sát hại nên bỏ trốn qua nước Ngô,giúp Hạp Lư tạo dựng thanh thế ở vùng Giang Tương.Khi Hạp Lư bị Câu Tiễn giết,Ngũ Viên đã có công lập Phù Sai kế vị và giúp Phù Sai đánh bại Câu Tiễn ,bắt Câu Tiễn làm con tin.Câu Tiễn dùng kế ly gián khiến Phù Sai giết Ngũ Viên rồi diệt nước Ngô. Chuyện này “Sử ký-Ngũ Tử Tư liệt truyện” có thuật lại,sau khi nghe lời dèm của Thái Tể Phỉ/Hi,”Ngô vương nói:nếu không có lời nói của nhà ngươi,ta cũng nghi rồi”bèn sai sứ giả ban cho Ngũ Tử Tư thanh kiếm Chúc Lâu nói”ngươi dùng cái này để chết” Ngũ Tử Tư ngẫng lên trời than:”Than ôi! Sàm thần Phỉ làm loạn rồi,vua quay lại làm hại ta.Ta làm cho cha ngươi nên nghiệp bá.Từ khi chưa lập Thái tử,các công tử tranh giành ngôi vị,ta liều chết với tiên vương giành lấy ngôi cho ngươi,nếu không có ta làm sao ngươi được lập.Khi được lập rồi,ngươi muốn đem nước Ngô chia cho ta,ta nào dám mong như vậy.Thế mà nay ngươi nghe lời kẻ nịnh thần giết bậc trưởng giả.”Đoạn nói với xá nhân rằng: “hãy trồng trên mộ ta cây Tử,để có thể làm quan tài.Hãy treo mắt ta nơi cửa phía đông nước Ngô,để ta nhìn giặc Việt vào diệt Ngô”,rồi tự đâm cổ chết.Vua Ngô nghe vậy nổi giận,bèn đem thây Tử Tư nhét vào túi da ,thả trôi trên sông” (nãi thủ Tử Tư thi thịnh dĩ si di cách , giang trung phù chi, 乃取子胥尸盛以鸱夷革, 江 中浮之).Sử gia Tư Mã Trinh cho rằng khi bỏ Câu Tiễn,Phạm Lãi ví trường hợp mình như cảnh ngộ Ngủ Tử Tư,nên tự hiệu là Si Di Bì ,cái bịch rượu hay cái bao đựng xác Ngũ Tử Tư,suy luận như thế không ổn và cũng chẳng có liên hệ gì với chuyện cải tên của Phạm Lãi,hơn thế nữa tuy Phạm Lãi và Ngũ Tử Tư đều là kẻ hào kiệt,nhưng lại là hai đối thủ không đội trời chung không thể cùng nhau tồn tại vì họ biết đối phương của họ là mối hiểm nguy cho sự tồn vong của đất nước thì Phạm Lãi can gì lại lấy tên SI DI TỬ BÌ để tưởng nhớ Ngũ Tử Tư,lại nữa nói như vậy cũng chỉ mới đề cập đến si di bì chứ chưa nói được si di tử bì là gì. Trên đây ta đã biết Tư Mã Thiên nói rằng Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tính danh,lấy hiệu là SI DI TỬ BÌ.Các học giả Trung Hoa không thể giải thích Si di tử bì là gì,mọi đề xuất của họ đều không ổn.Nhưng nếu ta đặt Phạm Lãi vào chính gốc rễ huyết tộc của ông là người Việt thì ta có thể hiểu ngay nghĩa của tự hiệu này mà không cần giải thích.Đấy là vì Phạm Lãi nói tiếng Việt,mà tiếng Việt thì không cần giải thích,Phạm Lãi nói Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) là nói SỢ GÌ TỬ BỂ,ấy là vì ông muốn vượt biển sang Tề có người can ngăn,nếu ông bỏ công danh liều đi như vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng,ông khảng khái trả lời SỢ GÌ TỬ BỂ nghĩa là không sợ chết nơi biển cả,trong khi nếu ông ở lại với Câu Tiển để cầu chút công danh lợi lộc thì sớm muốn gì cũng bị Câu Tiển hại,cầm chắc cái chết (con người không sợ cọp ăn mà chỉ sợ chính sách cai trị khắc nghiệt). Câu nói khẳng khái của Phạm Lãi cho ta thấy 2500 trước trên đất Trung Hoa,tại vùng Cửu Giang (phía Nam Dương Tử) người Việt vẫn đang làm chủ đất nước mình, về sau mới bị tộc Hoa thôn tính phải di tản , số nào ở lại thì bị đồng hóa.Họ gọi giòng nước chảy qua miền đất tổ của họ là GIANG (bộ thủy + âm công), biến thể của âm SÔNG là một xác tín đáng cho ta suy gẩm về căn cước của họ. Chữ giang đúng ra phải đọc là sông mới hợp với chữ tượng hình biểu ý (thủy) và chú âm (công).Khuất Nguyên tác giả Sở Từ đã viết trong Cửu Chương –Ai Sính: “Tương vạn chu nhi hạ phù hề, Thượng Động Đình nhi hạ Giang. Khứ chung cổ chi sở cư hề, Kim tiêu dao nhi lai đông” Nếu đọc 江 là giang thì chữ giang cưởng vận khi hiệp với đông, Theo “Vận Bổ” giang đọc là “cổ hồng thiết” âm công.Theo Khang Hy Từ Điển ngày nay tiếng Điền (Vân Nam) gọi giang là công.Vậy thì phải đọc 江 là công hay đúng ra là sông.Âm sông đúng là âm gốc của giang,giang là biến âm của sông. Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại đầu tiên của lịch sử văn học Trung Quốc,tác phẩm của ông viết bằng chữ tượng hình,ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản dịch,vậy thì chữ đó phải là chữ của người Việt không phải là chữ của người Hoa.Cũng vậy,Kinh Dịch là tác phẩm của người Việt,bản lưu hành ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản Dịch,vì vậy chữ Tượng Hình dùng để viết Kinh Dịch cũng là chữ của người Việt không phải của người Hoa.Các chữ Càn,Khôn,Ly,Khảm,Cấn, Chấn,Tốn, Đoài đều là tiếng Việt,đó là chữ Tiền Nôm, về sau khi người Hoa thôn tính đất đai cũng như văn hiến của người Việt, bị cưỡng chế gọi là Hán Việt. Người Hoa cho Giáp Cốt Văn (chữ viết trên mu rùa,yếm rùa,xương thú) là tiền thân của chữ tượng hình.Ở Ân Khư (An Dương, kinh đô nhà Thương) người ta đã đào được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt như vậy.Ta biết rùa là sinh vật sống trong môi trường nhiệt đới và cân nhiệt đới,Ân Khư làm thế nào tự có được số lượng lớn Giáp Cốt văn như vậy,tất nhiên chỉ có tập trung từ các nơi khác,mà nơi lớn nhất không đâu khác hơn vùng Cửu Giang (phía nam sông Dương Tử).Kinh Thư (Hạ thư-Vũ cống) thừa nhận “Cửu Giang nạp tích đại quy” (Cửu Giang phải cống nạp rùa lớn).Khổng An Quốc nói rõ hơn “Rùa một thước hai tấc gọi là đại quy,phát xuất từ Cửu Giang,rùa này người ta không thường dùng mà theo lệnh phải cống nạp”,Khổng Dĩnh Đạt nói thêm “Chư hầu xem rùa là vật báu vì việc quan trọng là bảo vệ lãnh thổ,nên cần xem bói để rõ việc tốt xấu.Vì thế khi được rùa,xem đó là vật báu” (bản dịch của Lê Anh Minh trong “Kinh Dịch-Cấu hình tư tưởng Trung Quốc”).Người miền Hoa Bắc,người Hoa, không có rùa lấy đâu ra ý nghĩ dùng rùa linh làm vật bói,chỉ có cách là họ học được của người miền nam,người Việt.Vua chư hầu ý chỉ các dân tộc miền nam,quý dùng rùa để bói,và đã ghi lại những kết quả trên mai rùa tạo ra chữ Giáp cốt làm nền móng cho chữ tượng hình.Công đó của người Việt không phải của người Hoa.Khi miền nam bị thôn tính,người Hoa đã chở hết hàng trăm ngàn mảnh giáp cốt về Ân Khư, hành động hủy diệt văn hóa người Việt thời kỳ này cũng không khác hành động thôn tính trống đồng Lạc Việt của Mã Viện,và đó cũng là cách mà sau này Minh Thành Tổ đã làm với nước ta qua tay Trương Phụ. ------------------------------------------- Ghi chú: Chữ Si 鸱 gần âm sợ , chữ di夷 chữ Nôm đọc là “gì” chữ tử 子 dùng thông với tử là chết,chữ bì 皮 chữ Nôm vốn dùng để viết chữ Bể là Biển .Theo Đỗ Thành, Bì皮 có thể đọc tiếng Triều châu là Pùe, pũe, pue, púe ̣.Chữ “Pũe” đúng là “bể” đã biến âm. Nguyễn Thiếu Dũng ------------------------------------------ NGUỒN GỐC CHỮ NÔM Khảo Cứu Lịch Sử Đỗ Thành. Có rất nhiều và Đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt. 2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm. 2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm. Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v… đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước! Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử. Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng: Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn. - Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ. - Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau. Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán . Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính. Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn. -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前. -“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前. Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm. Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn. Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng. Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn. Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa. Đỗ Thành.
    1 like
  26. Ổ bánh mì nhỏ Nhiều năm trước đây, một trận đói xảy ra ở Đức làm cho rất nhiều người lâm vào tình trạng thiếu ăn. Có một ông nhà giàu rất yêu thương con trẻ đã nhận nuôi 20 đứa trẻ đói khát. Ông ta nói với bọn trẻ: - Trong cái rổ này mỗi cháu đều có một ổ bánh. Hàng ngày, các cháu cứ đến đây nhận bánh ăn cho đến khi nào nạn đói qua khỏi. Lũ trẻ háu ăn, chúng vồ lấy rổ bánh và tranh nhau ổ nào lớn nhất, quên cả việc cám ơn người đàn ông tốt bụng. Sau một hồi cãi nhau, mỗi đứa vồ lấy một ổ và biến mất, chỉ còn lại một bé gái tên là Gretchen. Bé đứng cách xa người đàn ông một quãng, cầm ổ bánh nhỏ nhất trong tay, đưa lên mỉm cười và chân thành cảm ơn. Ngày hôm sau lũ trẻ lại đến. Chúng vẫn xử sự kém lễ phép như hôm trước. Chỉ riêng mình Gretchen vẫn giữ thái độ hòa nhã và biết ơn. Cô bé nhận phần bánh mì nhỏ nhất như bữa qua. Nhưng khi đưa bánh về cho mẹ, bà mẹ cắt ổ bánh, sáu đồng bạc lấp lánh rơi ra. - Ồ, Gretchen! Bà mẹ kêu lên. Chắc có điều gì không phải rồi. Tiền này không phải của chúng ta. Con hãy chạy mau đến trả cho vị ân nhân ấy đi! Nhưng khi Gretchen trả tiền cho người đàn ông như lời mẹ dặn, thì ông ta bảo: - Không có gì sai quấy cả. Ta đã đặt những đồng tiền này trong ổ bánh nhỏ nhất là để thưởng cháu đấy. Nhưng cháu nên nhớ là tấm lòng không tham lam của cháu, còn quý hơn cả những đồng tiền mà ta ban tặng. (Theo James Baldwin) BÀI HỌC ĐẠO LÝ: Từ hồi còn rất bé, ai cũng từng được nghe câu chuyện cổ tích "Con quạ và cây khế vàng". Mãi đến hôm nay đã lớn khôn, nhưng khi nghĩ đến câu chuyện ấy vẫn thuộc làu câu nói của quạ: "Ăn một quả trả một cục vàng/May túi ba gang mang đi mà đựng", và không quên phê phán, tham lam như người anh may túi sáu gang mất mạng cũng đáng đời! Người tham lam sẽ nhận lấy hậu quả xấu và lời chê trách của người đời, còn người không tham lam sẽ nhận được một phần thưởng xứng đáng là tiếng thơm đến muôn đời sau. Biết là vậy, nhưng khi "đói thì sinh ma, già thì sinh tật". Đói như lũ trẻ trong câu chuyện, giành nhau những ổ bánh mì lớn nhất, khiến cho vị ân nhân và cả chúng ta phải thương xót bọn trẻ hơn là trách móc. Khát vọng sống và tồn tại luôn mãnh liệt trong mỗi con người. Khi xem những thước phim thời sự thế giới về hậu quả động đất, cảnh người ta giành nhau đồ cứu trợ thả từ trên máy bay xuống, mới hiểu và thương được những người gặp hoạn nạn. Tuy có sự tham lam giành giật cho mình phần nhiều hơn nhưng không phải ai cũng như vậy. Có rất nhiều người vẫn giữ được nhân cách của chính mình dù cho phải đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào. Những người không tham lam như cô bé Gretchen tỏa sáng như một thiên thần giữa cuộc tranh đấu sinh tồn. Chúng ta đang sống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai động đất, bão lũ… tai họa khôn lường. Những bất trắc trong cuộc sống dễ làm cho con người biến chất, thay đổi. Giữ tâm ngay thẳng, hiền lương trong cuộc sống bình thường đã khó, trong những lúc khốn đốn, đói kém lại càng khó hơn. Là những người con Phật, chúng ta luôn luôn tin tưởng vào những lời Phật dạy từ bi hỷ xả, không tham lam để có một cuộc sống đúng nghĩa an lạc. Từ chối không tham lam gì cả là một phẩm hạnh. Phẩm hạnh ấy là phần thưởng mà đời sống ban tặng lại cho bạn còn quý hơn cả bạc tiền. Lê Đàn
    1 like
  27. Nước Đức giàu có như hôm nay mà cũng đã trải qua những thời kỳ gian khó như vậy. Có lẽ vì thế mà họ dạy con trẻ những câu chuyện về nạn đói để giáo dục bọn trẻ phải biết quý trọng sự giàu có mà nước Đức đang có :lol:
    1 like
  28. Cách chữa bệnh đơn giản từ bí đỏ Nếu bị đau đầu, táo bón, ho hay đau dạ dày…, bạn có thể dùng bí đỏ để hỗ trợ việc điều trị. Bí đỏ có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho… Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị. Chữa mày đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay. Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày. Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày. Chữa ho, tiêu đờm: Hạt bí đỏ 30 gr để cả vỏ, cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống ba lần, mỗi lần 1,5 gr. Chữa đau dạ dày: Quả bí đỏ sắc lấy nước uống. BS Nguyễn Thu Hiền (Đất Việt)
    1 like
  29. Mèo có thể dự đoán được cái chết của người Tháng Bảy năm 2007, một câu chuyện thú vị nổi bật trên tờ New England Journal of Medicine thuật lại một con mèo có thể “dự báo” cái chết của những bệnh nhân ở Viện điều dưỡng nhiều giờ trước thời khắc họ qua đời. Các động vật học đã nghiên cứu nhiều hiện tượng như vậy và tương tự. Theo những nhân viên trong Viện điều dưỡng và Hồi phục ở Providence, Rhodes Island (Mỹ), con mèo tên là Oscar của họ có khả năng dự báo rất đúng cái chết của các bệnh nhân điều trị tại Viện. Ở những gian phòng có bệnh nhân ốm nặng, hễ thấy Oscar xúc động bước vào, lặng lẽ ngồi lên giường bệnh nhân nào với vẻ mặt ủ rũ, miệng gơrừ gơrừ nho nhỏ, thì y như rằng, vài giờ sau, bệnh nhân ấy qua đời. Sau khi các nhân viên của Viện phát hiện được điều kỳ lạ này, mỗi khi thấy Oscar bước vào phòng, nhẹ nhàng nhảy lên giường người bệnh là các nhân viên bệnh viên đã báo cho gia đình tập trung đông đủ để nhìn thấy mặt người thân lần cuối cùng. Nếu bị đuổi ra khỏi phòng, Oscar đành bỏ đi một cách miễn cưỡng và ngồi ngoài cửa kêu lên những tiếng thảm thiết. Song hầu hết các gia đình chấp nhận sự có mặt của nó như một người trong gia đình. Bệnh nhân tắt thở, nó lại lặng lẽ đi ra khỏi phòng. Oscar – con mèo biết dự đoán cái chết của các bệnh nhân. Những hành vi của Oscar là có chủ tâm. Nó thường lảng vảng quanh khu nhà dành cho bệnh nhân mất trí. Vì sao Oscar lại cảm nhận được cái chết đang đến gần một người ? Nó có giác quan thứ sáu hoặc ở những giờ phút trước lúc lâm chung, từ người bệnh tỏa ra một mùi gì đặc biệt mà người bình thường chúng ta không nhận ra nhưng với xúc giác tinh tế của mình Oscar lại cảm nhận được? Một chuyên gia về mèo là Jacqueline Pritchard, một nhà động vật học nổi tiếng người Anh cho biết Oscar có khả năng nhận được tín hiệu phát ra từ các bộ phận đang sống của người bệnh yếu dần để đi vào trạng thái ngừng hoạt động. Chuyện loài vật có các các giác quan nhạy cảm hơn người không hiếm. Nhiều con chó phát hiện được bệnh ung thư ở một người chưa thể hiện bất cứ triệu chứng gì lộ ra ngoài. Một bằng chứng khác đã được chứng minh là có những con chó chỉ ngửi nước tiểu cũng đủ tìm ra người nào đang bị ung thư bàng quang. Một số người mắc bệnh động kinh được Tổ chức từ thiện cấp cho những con chó đã được huấn luyện, liếm vào chân, báo cho họ trước 40 phút khi sắp lên cơn động kinh để họ chủ động lên giường nằm, không nguy cơ bị ngã vật ra bất cứ chỗ nào. Chó dẫn đường cho người mù. Chó lùng bắt tội phạm hoặc tìm người bị các tòa nhà đè lấp khi động đất. Trường hợp của Oscar cũng tương tự. Mèo, cũng như chó (và cả voi) hay có lòng vị tha, trắc ẩn, thể hiện các hành vi đồng cảm. Có điều, trường hợp của Oscar là tự phát. Nó cho ta biết nếu được huấn luyện, các con mèo hoàn toàn có thể làm được như Oscar. Các nhà tập tính học động vật đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Tuấn Hà (Theo Livescience) vietnamnet.vn
    1 like
  30. THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.
    1 like
  31. Nếu dựa vào lá số nầy ,thì chưa đủ điều kiện kết đoán cho rằng cô nầy ,khó có con hay hiếm con ,vì nếu chỉ xét về cô thần ở mệnh thì yếu tố nầy quá yếu chưa đủ đễ đi đến kết luận như trên, trong khi đó mệnh lại có khoa- lộc nhất là Thái âm đắc địa đàn bà mà có Nguyệt tốt thì 10 cái cô thần cũng chã có nhằm nhò hề hấn gì ,cô thần đây chỉ nói về cà tính người nầy chứ không thể xác định người nầy khó có con / cung tử có vũ hãm địa thì có thể nói là con ít hay chậm con ;phá hãm địa thì có thể quyết đoán rằng con sanh ra không thành nhân / kết luận về trình tử vi của lý số kém chính xác ; xin thưa không phải tôi nịnh hay dựa vào trình lạc việt mà nÓi vì lâu nay tôi cũng nghiệm vào thấy có nhiều chính xác và độ chính xác rất cao của tử vi lạc việt ,ở lá số của lý số thiếu 1 sao rất quan trọng đễ phán đoán chắc rằng cô nầy có 1 vấn đề khó có con là sao THAI tại cung tật ách ,trong khi lá số được lấy theo trình lạc việt có sao Thai thì bất cứ người đàn bà nào cung tật có sao nầy thủ đều bị có vấn đề tới tử cung hay buồn trứng , cô nầy lại có thêm địa khôngthì chắc là buông trứng bị u nang hay kết nang mà khó đậu thai được .
    1 like
  32. 1 like
  33. Chị ngó qua thấy mệnh em Phá ngộ Tuần tính tình bộp chộp, thẳng thắn, nhưng ấy dễ giận mà dễ quên, mệnh có Hồng Loan, Nguyệt Đức, ngó qua các cung khác thấy có tam đức nên em là một cô bé có nét duyên đằm thắm, ngoan. Đại vận này có thiên đồng riêu y nên còn mải chơi lắm, chăm chút vẻ bề ngoài như em nói, nhất là chuyện ăn mặc, nằm trong vị trí lâm quan của vòng trường sinh nên đôi lúc em cũng kiêu căng, tự mãn về bản thân. Đại vận sau từ 26 tuổi trở đi em làm ăn rất tốt. Việc chồng con thì em lo gì, chị đây đã 26 cái xuân xanh rồi mà có ma nào ngó đến đâu. Cung Phu của em Liêm Trinh gặp Triệt nên lấy chồng muộn thì tốt tránh được nhiều hình khắc, có bộ quang quý nên có khả năng vợ chồng lấy nhau vì ân tình, có thể gặp được giúp mình trong công việc mà nên duyên vợ chồng. Cung Phu được bộ Tử Phủ Vũ Tướng tuy bị phá cách nhưng vẫn còn đẹp, nên người chồng em sau này là người đứng đắn tử tế, có thanh long nên vẻ ngoài khôi ngô, có bộ cô quả thì có khả năng lấy phải người chồng lớn hơn mình khoảng 8 tuổi hoặc vợ chồng không chia sẻ được với nhau, lại nằm trong thế Long Đức Trực phù Thiếu Âm nên có khả năng anh chồng này sống nội tâm hoặc nhường nhịn vợ cho qua chuyện ( =)) SPT cơ mà.) Cung Tử Tức vô chính diệu có Nhật Nguyên từ cung Sửu chiếu sang, có cả khôi việt nên khả năng cao em sẽ sinh đôi, nhưng cẩn thận có cả thiên hình kình dương, bạch hổ nên khả năng rất cao em sẽ sinh mổ, có thiên thọ nên có lẽ lớn tuổi một chút mới có con. Còn muốn yêu đương chị giới thiệu cho vài anh ế trên diễn đàn này, tha hồ mà chọn, có cả số má hẳn hoi =D
    1 like