-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/05/2010 in all areas
-
Tình duyên không trọn
NguyenHoang2010 and 2 others liked a post in a topic by Maximus
- Nhìn lá số thì thấy nhiều con, có thể có tới 5 con (Đồng lương đơn thủ tại Ngọ, theo tử vi đẩu số thì có tới 5 con). Thời buổi Kế hoạch hóa gia đình này chỉ nên có 2 là đủ nhỉ? Có 2 hay 5 là tùy bạn muốn. - Có con dị bào: Cung Tử tức có Thiên lương, hội chiếu tam hợp về có Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Tại cung tử tức có Cách Cơ - Nguyệt - Đồng - Lương nên có con dị bào. Nếu Tử tức đóng ở cung Âm thì con dị bào cùng mẹ khác cha, nếu Tử tức đóng ở cung Dương thì con dị bào cùng cha khác mẹ. Ở đây Tử tức đóng tại Ngọ thuộc cung dương (Theo tử vi đẩu số).3 likes -
Một người nông dân trong khi làm đồng đã nhặt được một đồng tiền cổ có kích thước dị thường . Anh Trần Văn Học trú tại khối 7, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đi làm đồng tình cờ nhặt được một đồng tiền cổ. Mặt trước và sau của đồng tiền cổ khổng lồ. Theo các nhà nghiên cứu tiền cổ, đồng tiền này là tiền thời Lê, có niên hiệu Cảnh Hưng (1740 -1786), được đúc bằng đồng, hình thức đúc thủ công. Đồng tiền này có kích thước rất lớn so với những đồng tiền thông thường, đường kính 12cm, nặng khoảng 30gram, chính giữa đồng tiền có 1 lỗ hình vuông và biên đồng tiền có gờ chỉ nổi. Mặt trước đồng tiền có 4 chữ Hán “Cảnh Hưng thông bảo” (tiền Cảnh Hưng); mặt sau có 8 chữ “Nội an, ngoại tỉnh, quốc phú, binh cường” (trong ổn định, ngoài bình yên, nước giàu có, quân hùng mạnh). Đồng tiền này không dùng để lưu thông mà là một đồng tiền thưởng tượng trưng. Chủ nhân của đồng tiền thưởng trên là người có nhiều công trạng với triều nhà Lê. Hiện đồng tiền cổ khổng lồ trên đang được gia đình anh Trần Văn Học lưu giữ3 likes
-
Phạm Lãi Nói Tiếng Gì ?
hoangnt and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
BÀI THAM KHẢO. PHẠM LÃI NÓI TIẾNG GÌ? Khảo Cứu Lịch Sử Nguyễn Thiếu Dũng Năm thứ 24 đời Chu Kính Vương,Hạp Lư,vua nước Ngô, nhân Doãn Thường vua nước Việt mất,đem quân đánh Việt,bất ngờ bị quân Câu Tiễn ,con Doãn Thường, bắn chết.Hai năm sau con Hạp Lư là Phù Sai kéo quân vượt Thái Hồ sang Việt báo thù.Câu Tiễn thất trận xin làm nô lệ nước Ngô.Câu Tiễn để Văn Chủng ở lại lo việc nước còn mình cùng vợ và Phạm Lãi qua làm con tin ở Ngô.Phù Sai cho Câu Tiễn giữ ngựa và làm người đánh xe cho mình.Câu Tiễn cúc cung phục dịch Phù Sai để lấy lòng,được ba năm,Phù Sai tha cho vua tôi nước Việt về nước.Trong suốt mười năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật,theo kế của Văn Chủng,Phạm Lãi lo chấn hưng nước Việt,chuẩn bị binh mã chờ thời.Đến khi Phù Sai đem quân lên phương Bắc uy hiếp nước Tề ,bỏ trống nước Ngô không phòng bị,Câu Tiễn liền thừa cơ tấn công Ngô,giết Thái tử nước Ngô,Phù Sai hay tin đem quân về cứu viện nhưng không còn kịp.Câu Tiễn không cho Phù Sai đầu hàng,Phù Sai phải tự sát.Ngô bị nước Việt tiêu diệt.Thế lực Việt càng ngày càng thịnh,Việt Vương Câu Tiễn triều yết nhà Chu,xưng Bá,thống lĩnh chư hầu. Sau khi đại thắng,thay vì thưởng công cho những người cùng gian khổ Câu Tiển lại lo sợ họ lấn quyền tìm cách sát hại họ.Phạm Lãi biết Câu Tiển là kẻ tham lam hẹp hoài nên bỏ quan,đem gia đình vượt biển đến nước Tề.Trước khi đi Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng: “giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị nấu,địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn”ngài không nhớ hay sao?Vua Việt cổ dài mỏ quạ,là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công.Cùng ở lúc hoạn nạn thì được,chứ cùng ở lúc an lạc thì không được,nếu ngài không đi tất có tai vạ” Văn Chủng không nghe lời Phạm Lãi nấn ná ở lại bị Câu Tiễn buộc phải tự sát. Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tên họ ,tự gọi là si di tử bì,ra sức cày ruộng trở nên giàu có,người nước Tề mời ông làm tướng quốc,ông không màng công danh,sợ tai vạ,bèn bỏ trốn đến đất Đào.Ở đây ông chuyên nghề buôn bán trở thành phú gia địch quốc,xưng hiệu là Đào Chu Công.Ông được nhân dân tôn là Thần Tài, là Thánh Thương (ông thánh thương nghiệp). Việc Phạm Lãi đổi tên được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn thế gia”: Phạm Lãi sau khi diệt nước Ngô “vượt biển sang Tề,đổi tính danh,tự gọi là Si di tử bì” Tại sao Phạm Lãi tự gọi là Si di tử bì? Si di tử bì nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích. Si là tên một loài chim ,rất hung dữ,hay ăn thịt chim con.Người ta dùng da con chim đó để chế túi đựng rượu gọi là Si di. Đời Hạ,đời Thương thường dùng đồng đúc đồ đựng rượu có dạng hình chim và gọi là si di. Đến thời Xuân Thu ,Chiến Quốc lại dùng da bò,da dê chế túi đựng rượu cũng gọi là si di.Có thuyết cho rằng si di liên quan đến cái chết của Ngũ Viên và Tây Thi. Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư,người nước Sở vì cha và anh bị Sở Vương sát hại nên bỏ trốn qua nước Ngô,giúp Hạp Lư tạo dựng thanh thế ở vùng Giang Tương.Khi Hạp Lư bị Câu Tiễn giết,Ngũ Viên đã có công lập Phù Sai kế vị và giúp Phù Sai đánh bại Câu Tiễn ,bắt Câu Tiễn làm con tin.Câu Tiễn dùng kế ly gián khiến Phù Sai giết Ngũ Viên rồi diệt nước Ngô. Chuyện này “Sử ký-Ngũ Tử Tư liệt truyện” có thuật lại,sau khi nghe lời dèm của Thái Tể Phỉ/Hi,”Ngô vương nói:nếu không có lời nói của nhà ngươi,ta cũng nghi rồi”bèn sai sứ giả ban cho Ngũ Tử Tư thanh kiếm Chúc Lâu nói”ngươi dùng cái này để chết” Ngũ Tử Tư ngẫng lên trời than:”Than ôi! Sàm thần Phỉ làm loạn rồi,vua quay lại làm hại ta.Ta làm cho cha ngươi nên nghiệp bá.Từ khi chưa lập Thái tử,các công tử tranh giành ngôi vị,ta liều chết với tiên vương giành lấy ngôi cho ngươi,nếu không có ta làm sao ngươi được lập.Khi được lập rồi,ngươi muốn đem nước Ngô chia cho ta,ta nào dám mong như vậy.Thế mà nay ngươi nghe lời kẻ nịnh thần giết bậc trưởng giả.”Đoạn nói với xá nhân rằng: “hãy trồng trên mộ ta cây Tử,để có thể làm quan tài.Hãy treo mắt ta nơi cửa phía đông nước Ngô,để ta nhìn giặc Việt vào diệt Ngô”,rồi tự đâm cổ chết.Vua Ngô nghe vậy nổi giận,bèn đem thây Tử Tư nhét vào túi da ,thả trôi trên sông” (nãi thủ Tử Tư thi thịnh dĩ si di cách , giang trung phù chi, 乃取子胥尸盛以鸱夷革, 江 中浮之).Sử gia Tư Mã Trinh cho rằng khi bỏ Câu Tiễn,Phạm Lãi ví trường hợp mình như cảnh ngộ Ngủ Tử Tư,nên tự hiệu là Si Di Bì ,cái bịch rượu hay cái bao đựng xác Ngũ Tử Tư,suy luận như thế không ổn và cũng chẳng có liên hệ gì với chuyện cải tên của Phạm Lãi,hơn thế nữa tuy Phạm Lãi và Ngũ Tử Tư đều là kẻ hào kiệt,nhưng lại là hai đối thủ không đội trời chung không thể cùng nhau tồn tại vì họ biết đối phương của họ là mối hiểm nguy cho sự tồn vong của đất nước thì Phạm Lãi can gì lại lấy tên SI DI TỬ BÌ để tưởng nhớ Ngũ Tử Tư,lại nữa nói như vậy cũng chỉ mới đề cập đến si di bì chứ chưa nói được si di tử bì là gì. Trên đây ta đã biết Tư Mã Thiên nói rằng Phạm Lãi vượt biển sang Tề,đổi tính danh,lấy hiệu là SI DI TỬ BÌ.Các học giả Trung Hoa không thể giải thích Si di tử bì là gì,mọi đề xuất của họ đều không ổn.Nhưng nếu ta đặt Phạm Lãi vào chính gốc rễ huyết tộc của ông là người Việt thì ta có thể hiểu ngay nghĩa của tự hiệu này mà không cần giải thích.Đấy là vì Phạm Lãi nói tiếng Việt,mà tiếng Việt thì không cần giải thích,Phạm Lãi nói Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) là nói SỢ GÌ TỬ BỂ,ấy là vì ông muốn vượt biển sang Tề có người can ngăn,nếu ông bỏ công danh liều đi như vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng,ông khảng khái trả lời SỢ GÌ TỬ BỂ nghĩa là không sợ chết nơi biển cả,trong khi nếu ông ở lại với Câu Tiển để cầu chút công danh lợi lộc thì sớm muốn gì cũng bị Câu Tiển hại,cầm chắc cái chết (con người không sợ cọp ăn mà chỉ sợ chính sách cai trị khắc nghiệt). Câu nói khẳng khái của Phạm Lãi cho ta thấy 2500 trước trên đất Trung Hoa,tại vùng Cửu Giang (phía Nam Dương Tử) người Việt vẫn đang làm chủ đất nước mình, về sau mới bị tộc Hoa thôn tính phải di tản , số nào ở lại thì bị đồng hóa.Họ gọi giòng nước chảy qua miền đất tổ của họ là GIANG (bộ thủy + âm công), biến thể của âm SÔNG là một xác tín đáng cho ta suy gẩm về căn cước của họ. Chữ giang đúng ra phải đọc là sông mới hợp với chữ tượng hình biểu ý (thủy) và chú âm (công).Khuất Nguyên tác giả Sở Từ đã viết trong Cửu Chương –Ai Sính: “Tương vạn chu nhi hạ phù hề, Thượng Động Đình nhi hạ Giang. Khứ chung cổ chi sở cư hề, Kim tiêu dao nhi lai đông” Nếu đọc 江 là giang thì chữ giang cưởng vận khi hiệp với đông, Theo “Vận Bổ” giang đọc là “cổ hồng thiết” âm công.Theo Khang Hy Từ Điển ngày nay tiếng Điền (Vân Nam) gọi giang là công.Vậy thì phải đọc 江 là công hay đúng ra là sông.Âm sông đúng là âm gốc của giang,giang là biến âm của sông. Khuất Nguyên là nhà thơ vĩ đại đầu tiên của lịch sử văn học Trung Quốc,tác phẩm của ông viết bằng chữ tượng hình,ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản dịch,vậy thì chữ đó phải là chữ của người Việt không phải là chữ của người Hoa.Cũng vậy,Kinh Dịch là tác phẩm của người Việt,bản lưu hành ở dạng nguyên bản chứ không phải là bản Dịch,vì vậy chữ Tượng Hình dùng để viết Kinh Dịch cũng là chữ của người Việt không phải của người Hoa.Các chữ Càn,Khôn,Ly,Khảm,Cấn, Chấn,Tốn, Đoài đều là tiếng Việt,đó là chữ Tiền Nôm, về sau khi người Hoa thôn tính đất đai cũng như văn hiến của người Việt, bị cưỡng chế gọi là Hán Việt. Người Hoa cho Giáp Cốt Văn (chữ viết trên mu rùa,yếm rùa,xương thú) là tiền thân của chữ tượng hình.Ở Ân Khư (An Dương, kinh đô nhà Thương) người ta đã đào được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt như vậy.Ta biết rùa là sinh vật sống trong môi trường nhiệt đới và cân nhiệt đới,Ân Khư làm thế nào tự có được số lượng lớn Giáp Cốt văn như vậy,tất nhiên chỉ có tập trung từ các nơi khác,mà nơi lớn nhất không đâu khác hơn vùng Cửu Giang (phía nam sông Dương Tử).Kinh Thư (Hạ thư-Vũ cống) thừa nhận “Cửu Giang nạp tích đại quy” (Cửu Giang phải cống nạp rùa lớn).Khổng An Quốc nói rõ hơn “Rùa một thước hai tấc gọi là đại quy,phát xuất từ Cửu Giang,rùa này người ta không thường dùng mà theo lệnh phải cống nạp”,Khổng Dĩnh Đạt nói thêm “Chư hầu xem rùa là vật báu vì việc quan trọng là bảo vệ lãnh thổ,nên cần xem bói để rõ việc tốt xấu.Vì thế khi được rùa,xem đó là vật báu” (bản dịch của Lê Anh Minh trong “Kinh Dịch-Cấu hình tư tưởng Trung Quốc”).Người miền Hoa Bắc,người Hoa, không có rùa lấy đâu ra ý nghĩ dùng rùa linh làm vật bói,chỉ có cách là họ học được của người miền nam,người Việt.Vua chư hầu ý chỉ các dân tộc miền nam,quý dùng rùa để bói,và đã ghi lại những kết quả trên mai rùa tạo ra chữ Giáp cốt làm nền móng cho chữ tượng hình.Công đó của người Việt không phải của người Hoa.Khi miền nam bị thôn tính,người Hoa đã chở hết hàng trăm ngàn mảnh giáp cốt về Ân Khư, hành động hủy diệt văn hóa người Việt thời kỳ này cũng không khác hành động thôn tính trống đồng Lạc Việt của Mã Viện,và đó cũng là cách mà sau này Minh Thành Tổ đã làm với nước ta qua tay Trương Phụ. ------------------------------------------- Ghi chú: Chữ Si 鸱 gần âm sợ , chữ di夷 chữ Nôm đọc là “gì” chữ tử 子 dùng thông với tử là chết,chữ bì 皮 chữ Nôm vốn dùng để viết chữ Bể là Biển .Theo Đỗ Thành, Bì皮 có thể đọc tiếng Triều châu là Pùe, pũe, pue, púe ̣.Chữ “Pũe” đúng là “bể” đã biến âm. Nguyễn Thiếu Dũng ------------------------------------------ NGUỒN GỐC CHỮ NÔM Khảo Cứu Lịch Sử Đỗ Thành. Có rất nhiều và Đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt. 2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm. 2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm. Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v… đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước! Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử. Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng: Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn. - Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ. - Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau. Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán . Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính. Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn. -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前. -“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前. Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm. Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn. Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng. Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn. Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa. Đỗ Thành.3 likes -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chứng kiến được Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Vitinfo Thứ hai, 12/04/2010, 11:22(GMT+7) Theo Đại tá Huyên, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp ổn định, tỉnh táo và Đại tướng sẽ có mặt trong dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình (25-8), hơn nữa để được chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cả nước đang rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Tuổi cao, sức yếu, hiện Đại tướng đang được điều dưỡng tại viện quân y 108, sức khỏe ổn định tỉnh táo. Báo CAND dẫn lời dẫn lời Đại tá Huyên cho biết, 25/8 là sinh nhật của Đại tướng. Bệnh viện đang hết lòng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của Đại tướng để Đại tướng có mặt trong dịp sinh nhật của mình và hơn nữa là chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như mong muốn của đồng bào và chiến sĩ cả nước". Theo Nhà báo & Công luận1 like
-
Giấc mơ được hình thành từ các khát vọng sâu xa thầm kín, hoặc từ sự kiện của ngày xâu chuỗi lại tái hiện về đêm được lưu trữ trong não bộ và tự động xử lý để giải tỏa. Đó là nguyên lý sinh học. Về nguyên lý thần học có thể giải thích giấc mơ này báo trước bạn sắp đón nhận một niềm vui nhỏ nhưng phải đánh đổi bằng sự đấu tranh gian khó để đạt được và bạn sẽ sở hữu nó trong giả tạm. Vài lời luận đoán! bạn hãy chờ xem những kiến thức của các cao nhân khác!1 like
-
Chào các anh chị em, Do nhân duyên, chúng tôi may mắn được tham dự hội thảo ngày 22/01/2010 do chi nhánh Unesco về sức khỏe cộng đồng tổ chức tại Việt Trì, trong đó có 02 bài phát biểu quan trọng. Bài 1: bác Đỗ Văn Xuyền nói về khẳng định sự tồn tại chữ Việt cổ ( xin xem thêm ở topic chữ Khoa Đẩu) và ngay sau đó Giáo Sư Nguyễn Tài Thu nói về lịch sử môn châm cứu và lịch sử 5000 năm Văn Hiến Việt của giáo sư Nguyễn Tài Thu, Việt Trì. Đang tiếc thay, người quay video đã không may xóa mất phần nói chuyện của bác Xuyền, nhưng tôi cũng kịp lấy file nói chuyện rất quan trọng của GS Nguyễn Tài Thu, khẳng định Văn Hiến Việt Nam 5000 năm song hành với những thông tin thú vị về lịch sử của môn Châm Cứu một môn quan trọng trong Đông Y. Mời anh chị xem tại các địa chỉ sau: Tại You Tube: P1: P2: P3: P4: P5: Và một bản dự phòng tại đây: Tại Daily Motion: P1: http://www.dailymotion.com/video/xbzquw_ng...000-nym-p1_tech P2: http://www.dailymotion.com/video/xbzr2z_ng...m-5000-nym_tech P3: http://www.dailymotion.com/video/xbzrar_ng...m-5000-nym_tech Trân trọng Thế Trung1 like
-
1 like
-
- Theo Phong thủy Lạc Việt, bạn có 4 hướng tốt sau: Tây Bắc - Đông Nam - Đông Bắc - Tây. - Năm nay xây nhà thì phạmHoang ốc, đó là Ngũ thọ tử Thân mến1 like
-
Cụ là người thứ hai sau Đức Thánh Trần Hưng Đạo chứ nhỉ?1 like
-
- Á Châu à, cụ Võ Nguyên Giáp là một trong mười vị tướng nổi tiếng của Thế giới đó. Việt Nam mình có hai người. người thứ hai chính là Đức Thánh Trần Hưng Đạo. - Sư phụ đã đến gặp trực tiếp vào trao tặng bộ sách của sư phụ cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Thân mến1 like
-
Thì thầm cùng Achau, Trung Tâm của chúng ta mà Bác Thiên sứ Đại Diện trao tặng lâu rùi.. :lol: ! tận tay cơ nhé! Cụ lật vài trang xem tại chỗ nữa nhé!1 like
-
bạn vusonganh không nhìn thấy biển báo "Ở đây cấm quay phim, chụp ảnh" :lol:1 like
-
Bác Achau nên ghi VNG = Võ Nguyên Giáp chứ!!!!!1 like
-
Thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp Vitinfo Thứ năm, 06/05/2010, 07:44(GMT+7) Tặng sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 24/12/2007 "Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi" - GS Phan Huy Lê kể lại lần tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 29/4/2010. Nhân 35 năm ngày đại thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chiều ngày 29/4/2010, tôi đề nghị Đại tá Nguyễn Huyên sắp xếp thời gian cho tôi được vào bệnh viện thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi. Tôi đến gần bên giường, nắm tay Đại tướng và nói: hôm nay vào thăm Anh Văn (Đại tướng muốn chúng tôi giữ cách xưng hô hết sức thân mật và kính trọng này), tôi rất mừng thấy sắc thái Anh tốt hơn nhiều. Mấy hôm trước, chính Đại tướng đã ngồi dậy, tự tay viết một thư gửi về cho gia đình và một thư gửi cho Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Nét chữ hơi run, nhưng mạch lạc, rõ nét và đặc biệt chữ ký, nét bút liền, khỏe, dứt điểm. Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tôi nói ngắn gọn, báo cáo với Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam công việc chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, việc đặt Giải thưởng Võ Nguyên Giáp cho những công trình nghiên cứu lịch sử xuất sắc nhất, việc đúc bức tượng Đại tướng và xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài Đại tướng viết cho Hội KHLSVN cùng những bài của giới sử học viết về Đại tướng.Sau từng ý, tôi dừng lại để nghe ý kiến của Đại tướng. Cũng có đôi chỗ, Đại tá Huyên giải thích thêm. Giọng nói của Đại tướng yếu, nhỏ, hơi khó nghe, nên sau mỗi đoạn, anh Huyên nhắc lại để Đại tướng xác nhận bằng cái gật đầu hay nụ cười. Tôi còn đề nghị, tôi và anh Huyên sẽ nghĩ một vài câu rất ngắn gọn, súc tích để gợi ý Đại tướng tự viết và ký tên tặng Đại hội lần thứ VI của Hội KHLSVN. Đại tướng mỉm cười tỏ ý chấp nhận. Trước khi ra về, tôi lại nắm chặt tay Đại tướng, thay mặt cho giới sử học Việt nam, kính chúc Đại tướng an khang, cùng toàn dân có mặt trong Đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội. Tôi cảm nhận Đại tướng nắm chặt tay tôi và qua giọng nói, qua miệng, câu nói rất thân thiết, lịch thiệp của Anh Văn: "Anh nhớ giữ sức khỏe nhé, cho tôi gửi lời thăm chị và các cháu". Một nụ cười hiền hòa, trìu mến đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Trải qua cuộc đời cầm quân của hai cuộc kháng chiến 30 năm với cương vị Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân VN, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến tất cả tài năng, trí tuệ cho đất nước, cho dân tộc, đã đi vào lịch sử và lòng dân như một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc. Ở tuổi một trăm, Đại tướng tuy tuổi cao, sức yếu, vẫn ung dung thanh thản với nét mắt, nụ cười giữ mãi thần thái, phong cách của "vị tướng huyền thoại". Trên đường về, tôi thầm cầu chúc Đại tướng trường thọ với sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 25/8/2010 và hiện diện với toàn dân, toàn quân trong Đại lễ kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi. GS Phan Huy Lê1 like
-
Nếu kịp Năm Canh Dần thì quá tốt, ko thì đợi qua Quý Tỵ 20131 like
-
--- --- --- ---1 like
-
Bạn yêm tâm, sinh con năm Canh Dần sẽ hóa giải thiên khắc mạng xung của 2 vợ chồng đó!!! SInh 1 đứa này đã, bạn sẽ thấy khác biệt, nếu sinh đứa nữa có thể chọn năm Mậu Tuất 2018, có thể hơi lâu, nhưng sẽ rất tốt!!! Các năm giữa sinh con mạng đều không hợp mẹ nên không ưu tiên!!! Về phần phong thủy, nên xem cả nhà thì mới rõ được, riêng phòng ngủ là Âm Mộc, vì thế không nên có nhiều cửa sổ, nhiều ánh sáng quá không tốt, vợ chồng dễ cáu gắt! Thân mến!1 like
-
Nhìn Rin giống người Hàn Quốc thế nhỉ. Chân dài ghê ta. Cái mũi kín, sau này giàu lắm. Khè khè.1 like
-
QUỐC OAI MỘT ĐỊA DANH NÊN CHỌN LÀM TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Tom_xp Ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Lịch sử đã chứng minh rằng: Hoàng đế Lý Công Uẩn chọn đất Thăng Long làm kinh đô từ 1000 năm trước, đã mở đầu cho trang sử hào hùng, thịnh vượng của dân tộc và đất nước, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển hàng muôn đời sau. Kinh đô Thăng Long xưa có vị trí tối ưu về phong thủy, xét cả về hình – lý – khí với sông tụ, núi chầu, địa hình rộng rãi bằng phẳng, thời điểm vua Lý định đô lại được cả Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, các nhà phong thủy xưa nay đều nhất trí như vậy. Theo quy luật của tự nhiên: phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển – vạn vật đều phải tuân theo quy luật ấy, cho dù là một vùng đất, một quốc gia hay một bông hoa cũng vậy. Thử xem xét sự phát triển của vùng đất Thăng Long xưa - với tâm điểm là khu vực Hoàng Thành cũ - theo trục thời gian qua các yếu tố của phong thủy, ta có một số nhận xét sau: - Bắt đầu từ lúc Cao Biền mở rộng thành Đại La – tên cũ của đất Thăng Long, hình thể đã có, nhưng khí mạch do sông Hồng đem tới, mới chỉ bắt đầu tụ ở khu vực Đại La nơi hữu ngạn sông Hồng. Nhưng khí tụ chưa đủ mạnh, cho nên Cao Biền đã phải dùng biện pháp trấn yểm hết sức tàn độc để giúp khí tụ mạnh và nhanh hơn. Xét về Âm khí do dãy núi Ba Vì đem lại: thời gian này Âm khí từ Ba Vì khá mạnh mẽ, thể hiện ở chỗ rừng núi hoang sơ vẫn bao phủ khắp nơi, ngòi đầm chi chít. Vùng Đại La cũng vậy. - Gần 200 năm sau, cùng với thời gian Dương khí vùng này ngày càng tụ mạnh hơn (việc trấn yểm của Cao Biền cũng giúp khí tụ nhanh hơn), sự cân bằng Âm – Dương giữa Dương khí (từ sông Hồng) và Âm khí (từ dãy núi Ba Vì) cũng trở nên cân bằng hơn. Do vậy, khi Đức vua Lý Công Uẩn tiến hành xây dựng kinh đô tại đất Thăng Long thì Dương khí đã vượng, lại hội đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa nên Thăng Long nhanh chóng phát vượng. (Vùng vượng khí nhất của vùng đất được thể hiện bằng vòng tròn tô đỏ trên bản đồ). - Càng về sau, Dương khí ngày càng vượng, cộng hưởng với sự phát triển của xã hội, nên Dương khí lan tỏa ra các vùng xung quanh (thể hiện bằng các mũi tên màu đỏ). - Cùng với sự phát triển của xã hội, khi những cây cầu xuất hiện, sự tương tác giữa hai bờ càng trở nên mạnh hơn. Một phần Dương khí được chuyển sang phía bờ tả sông Hồng, do sự tương tác trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, khiến Dương khí vùng bờ tả cũng vượng lên. Dương khí càng có điều kiện lan tỏa hơn sang khu vực bờ tả sông Hồng (thể hiện bằng các mũi tên màu cam). - Cân bằng Âm Dương - theo quan niệm của Phong thủy - là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Khi vùng trung tâm (thể hiên bằng vòng tròn đỏ) Dương khí quá vượng, Âm khí thoái thì các yếu tố sinh Âm khí xuất hiện giúp cân bằng Âm – Dương, ví dụ nhịp sống trong khu vực sẽ chậm đi, kinh tế, văn hóa ngưng phát triển – cái tịnh thuộc Dương sẽ sinh Âm động để cân bằng lại. - Phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển vốn là quy luật tự nhiên, mọi vùng đất hay suy rộng ra là mọi quốc gia đều phải tuân theo. Vùng đất trung tâm Thăng Long cũng vậy, hiện tại đã qua thời kỳ cực vượng và đang bắt đầu đến độ suy tàn – do Dương khí quá vượng. Muốn vùng trung tâm vẫn giữ được sự phát triển về kinh tế, văn hóa ở mức tương đối cần có những biện pháp thích hợp. Thủ đô cũ với khu trung tâm nhỏ hẹp, chật chội và luôn trong tình trạng Dương khí quá vượng dẫn đến mất cân băng Âm – Dương (phải chăng vì thế mà người dân sống trong khu vực này thường có xu hướng nóng tính, vội vã). Cải tạo khu trung tâm cho phù hợp với sự phát triển của đất nước theo tiêu chí phong thủy không mấy khả thi, xét về mặt kinh tế, xã hội càng tốn kém hơn. Do vậy việc mở rộng địa giới Thủ đô, biến khu trung tâm cũ thành một khu vệ tinh trong mạng lưới phát triển của Thủ đô là một quyết định sáng suốt. Bây giờ, ta thử đi tìm vị trí tối ưu để đặt Trung tâm hành chính Quốc gia theo tiêu chí phong thủy. Như đã phân tích ở trên, Dương khí do sông Hồng mang lại tích tụ chủ yếu ở bờ hữu, nơi tụ khí nhất vẫn là khu vực Hoàng Thành cũ, cùng với thời gian vùng Dương khí ngày càng phát triển và lan tỏa ra xung quanh, tương ứng với Âm khí từ các dãy núi – chủ yếu từ dãy núi Ba Vì ngày càng thu hẹp. Ta có thể thể hiện một cách định tính những vùng vượng khí và cân bằng Âm – Dương khí bằng dải màu hồng, qua đó ta thấy vùng vượng khí tập trung thành dải giới hạn bởi hai con sông sông Can và sông Đáy. (Song song với sông Đáy còn có sông Nhuệ, nhưng vì dòng chảy sông Nhuệ quá thẳng nên không tích tụ được khí). Trên cơ sở này, chúng ta nhận thấy khu vực vượng khí hơn cả là khu thị trấn Quốc Oai và khu thị trấn Chúc Sơn. Xét về địa hình: hai khu vực này khá rộng rãi, bằng phẳng. Huyện Quốc Oai có hai địa danh đáng chú ý là Chùa Thầy và khu vực núi Sài Sơn, đây là hai long huyệt đang phát mạnh mẽ, một người nhạy cảm đi qua khu vực này sẽ cảm nhận được vượng khí nơi đây qua không khí, cây cỏ … Huyện Quốc Oai có hình dáng một con gấu đang nằm, mặt hướng về hồ Tây. Đầu con gấu là khu vực núi Sài Sơn – một địa linh – rất tiếc nó đang bị nhà máy xi măng Sài Sơn phá hủy. Huyện Chúc Sơn có hình vuông, thuộc thổ hình, nơi thu hút của Ngũ hành và cân xứng 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc. - Định tâm địa giới Thủ Đô - theo Phong thủy Lạc Việt - thì tâm sẽ nằm ở xã An Thượng. Như vậy khu vực trung tâm huyện Quốc Oai thuộc Tây tứ trạch, còn trung tâm huyện Chúc Sơn thuộc Đông tứ trạch. Cả hai vùng đều thuộc khu vực trung cung. Xét tính đồng khí thì khu trung tâm Quốc Oai + khu hồ Tây + khu trung tâm Phú Xuyên + khu đô thị công nghệ cao Láng Hòa Lạc thuộc tây tứ trạch. - Khu trung tâm Quốc Oai thuộc tây trạch, nằm ở cung Càn. Khu trung tâm Chúc Sơn thuộc cung Ly. Từ các phân tích trên ta thấy khu trung tâm huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) có nhiều ưu điểm hơn cả: - Xét theo bát trạch, khu vực này thuộc Trung cung, lại nằm về cung Càn so với tâm. Cung Càn tượng Quý nhân, người Cha, người Lãnh đạo nên rất thích hợp là nơi đặt trung tâm Hành chính Quốc gia – nơi đưa ra các quyết định điều hành đất nước. - Khu vực này hiện đang là một trong hai khu vượng khí nhất và khá cân bằng giữa Âm và Dương khí. - Vị trí địa lý hài hòa giữa một bên là dãy núi Ba Vì và một bên là sông Hồng. Thuận thế "Tiền cái hậu đê", Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ. Vị trí có thế tựa lưng vào dãy Ba Vì, trước mặt là hồ Tây với minh đường rộng rãi với khí tụ xung mãn. - Xét về hình thể: huyện Quốc Oai có hình một con Gấu - (Về hình thể, chúng tôi liên tưởng đến liên bang Nga cũng có hình một con Gấu – và người Nga luôn tự hào về điều đó!). Ứng với "thanh" gọi Quốc Oai được định danh từ xưa – Phải chăng ông cha ta đã ngầm nhắc nhở sự vinh danh và phát triển cho đời sau ở vị trí này. Nếu trung tâm hành chính Quốc gia đặt ở đây sẽ rất có ý nghĩa: Quốc gia oai hùng! - Xét về điều kiện kinh tế địa lý thì cự ly từ vị trí này đến các vùng khác của Thủ Đô tương đương nhau, thuận tiện cho việc bố trí các mạng lưới giao thông, tạo điều kiện phát triển đồng đều cho các vùng. Như vậy đặt Trung tâm hành chính Quốc gia tại thị trấn Quốc Oai là hợp lý về mặt phong thủy và địa lý kinh tế. Trường hợp chuyển Trung tâm HCQG về đây thì nhà máy xi măng Sài Sơn cần di dời đi nơi khác để tránh phá hủy một linh huyệt gần Trung tâm. Chính phủ mở triển lãm Quy hoạch Thủ Đô nhằm tranh thủ ý kiến người dân về việc quy hoạch Thủ Đô trong tương lai & đã tạo lên một sự quan tâm rất lớn từ nhiều tầng lớp người dân trong cả nước. Hưởng ứng với sự đóng góp ý kiến chung. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tấm lòng với đất nước. Rất mong được anh chị em có ý kiến đóng góp. Tom_Xp PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ VỆ TINH VÙNG QUỐC OAI1 like
-
Thông Báo Mới Về Lớp Ptcb 3
giadinhbook liked a post in a topic by Guest
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.1 like -
Như vậy Quẻ đoán Của lý Học Đông Phương từ cuối năm Kỷ Sửu về sức khỏe của cụ đã chính xác! Chẳng những Cụ chứng kiến Đại Lễ 1000 năm mà còn chứng kiến ngày Vinh danh Văn hiến Việt nữa chứ nhỉ? Mọi sự đều có quyền hy vọng vào điều kỳ diệu !1 like
-
đó, chính thế đó. Nếu sống với bố thì một trong hai người sẽ bị một điều gì đó Thân mến p/s: chẳng thấy ai bấm nút cảm ơn cho mình nhẩy :D . Thôi thì tự mình bấm lấy vậy :P1 like
-
Quả đúng là khi hỏi đến "dụng thần", được trả lời rồi, thì lại hỏi lại năm nào tốt? :lol: Đấy chẳng phải là chê trách gì cả, tại không hiểu dụng thần là gì mà vẫn cứ hỏi. B) Hãy tự học hỏi thêm 1 tí, can nào, chi nào là hành dụng thần, rồi ngồi tự áp dụng vào các năm tháng vận hạn của mình là biết ngay. Cái gì khắc dụng thần của mình là kị thần, gặp nó thì kể như gặp ăn cướp vậy, tránh nó đi. Khi tự hiểu mình thì tự nắm lấy đời mình, chứ mỗi lúc một lên diễn đàn hỏi là lệ thuộc vô cùng. Tôi thấy cháu thông minh, có tham vọng là tốt, nên mới nói. Còn điều này nữa, ai bảo gia đình không hạnh phúc? Hạnh phúc đâu có nằm trong lá số? Nếu đem in nó ra, nó là tờ giấy vô tri vô giác! Hạnh phúc là nằm ở trong cái đầu của ta, trong trái tim của ta, cháu nên hiểu như vậy là tốt nhất. Hạn Kỉ sửu thì xem chừng về sức khỏe và công việc, ngược lại cơ hội gặp "hạnh phúc" trong năm này dễ chưa từng có, vì Tí Sửu hợp đấy. Xem chừng cái năm quan trọng này có những điều này xảy ra: thi cử, thay đổi, bất ngờ. Cháu gái của tôi cũng thi ra trường năm này, học mà cứ vạc cả người ra, nên dễ lây bịnh, cho nên điều thực tế nhất là ăn uống đầy đủ, thể thao đầy đủ, có những chuyện gì không quan trọng lắm thì gác qua 1 bên, không ôm đồm nhiều thứ khác nữa (nó là trưởng ban gì đó trong trường). Các cháu còn quá trẻ, nên mọi chuyện có thể xảy ra, còn xảy ra, nên ráng vượt qua cửa đại học cái đã, từ căn bản này thì làm gì mà chả được. Sau đó rồi tình duyên tình ái sẽ đến đùng đùng, không có gì mà lo cả. Cha mẹ nuôi con lớn chỉ trông chờ vào một kết quả tốt đẹp này thôi. Chúc cháu hoàn toàn tự tin, nhiều nghị lực và thành công trogn năm nay.1 like
-
*"beles" có nhờ tôi giải đoán hộ,nay trả lời chung trong topic này. Căn bản ko phải vì chuyện gia trạch,bạn đang có khó khăn trong tình yêu.Tinh thần rất khủng hoảng,ko biết hỏi ai,ko còn tin cái gì nữa,có xu hướng thu mình lại,bất cần đời.Giông như người :bâng khuâng đứng giữa 2 dòng nước.Bạn hãy lắng nghe câu chuyện thường ngày thế này nhé. Một em bé đang chập chững biết đi,ngã reo xuống nền và khóc thét nên,mẹ bé đang bận việc rất to, nhưng cũng sẵn sàng vứt đó chạy đến bế bé nên,suýt xoa rồi nựng 1 hồi bé nín và ngủ thiếp đi,khi ngủ dậy lại cười toe. Kinh phật nói,dù đi khắp thế giới cũng chả ai tốt bằng mẹ mình. Tôi khuyên bạn khúc mắc gì, về nhẹ nhàng hỏi mẹ,hoặc mẹ kế,hoặc dì,cô kể cả cô giáo,chắc chăn họ cho bạn lời khuyên thích hợp nhất,hơn cả lời thánh nhân đấy. Mệnh của bạn sát thương nặng,chỉ có ấn thụ mới giải cứu dc. *Bạn Như Thông,tôi nhân dc tin nhắn bạn đã lâu,nhưng vì trả lòi trong giao diện cửa sổ tin nhắn khó viết quá,nếu ko bất tiện thì tôi trả lời tại đây,nếu ko thì qua (ymail) của yahoo.Căn bản của bạn chỉ là chuyện làm ăn kinh tế,nhưng năm 2008 cả thế giới mất mùa kia mà !1 like
-
Bác đã nhận đc hàng ngàn bức ảnh của cháu từ albums của cháu,cô bé xinh quá .Thực ra chỉ cần gửi 1 vài bức ảnh vào hộp (Email:minhminhhien@ymail.com) là đc.Bác ít vào hộp tin nhắn lắm. Vậy là cháu đã xem bài "công năng của phong thủy" rồi đấy,thong thả xem bài của "xuxuka" trong chuyên mục LUẬN TUỔI. Chuyện tình duyên như thế có do ai ép buộc mình đâu. Còn bác nghiên cứu tứ trụ dự đoán học tự bao giờ thì khá lâu rồi,chả là bố chồng bác là nhà nho có học thuật uyên thâm,thời trước chuyện bói toán là mê tín dị đoan.Bố chồng bác giảng cho bác đôi điều,sau bác có đọc thêm 1 số sách Dịch học,Phong thủy vv vậy thôi vui vui vui nhé1 like
-
Chị ơi! tuổi vợ chồng chị còn ít hơn tuổi con gái chú Thiên Sứ đấy! chị xưng hô cho phải phép nhé!1 like