-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/05/2010 in all areas
-
Sau khi thích “Phở” nay người Mỹ gọi bánh mì VN là “loại sandwich ngon nhất thế giới” “Bánh mì Việt Nam” - Nhìn thấy đã thèm. . . Món bánh mì thì người Việt nào cũng biết, nhưng theo lời ký giả Jannifer Biggs của báo Memphis Commercial Appeal, thì trong số 303 triệu người Mỹ, rất ít người biết “bánh mì”của người Việt hấp dẫn đến mức nào.Đây là thiếu sót lớn vì theo bà, bánh mì VN là “một trong các loại sandwich ngon nhất thế giới”. Bánh mì là sản phẩm chắc chắn đến do lịch sử VN bị Pháp đô hộ lâu dài nhưng nếu hiện nay nó thay đổi chút ít là do “hơi hướm VN” thêm vào rất hay ho. Mối “hôn nhân Việt-Pháp” là nếu người Pháp chế ra bánh barguette, paté và sốt mayonnaise thì phần đóng góp của dân Việt chính là đồ chua, gia vị và một số sản phẩm có một không hai như “lỗ tai heo ngâm dấm”chẳng hạn. Cái hay là người Việt đã biết bổ sung những món của Tây như xúc xích, ba tê bằng nhiều món “kinh hồn” khác như ba tê gan gà, xíu mại và thịt lợn nướng, kèm theo các món chua, có thể làm khẩu vị bạn ngất ngư. Vì thế ký giả Biggs “hô hào” là Tết đến, thực phẩm VN rất nhiều và ngon hết sức, nhưng nhiều người Mỹ nên hãy bắt đầu bằng cách nếm bánh mì VN, một trong “các loại sandwich ngon nhất thế giới” xem sao.. Nguyễn Dương, source commercialappeal.com / Calitoday News3 likes
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT Ở NAM DƯƠNG TỬ. Tôi viết những dòng này, như là một lời tâm sự của tôi để chia sẻ với những người đồng cảm và có tâm vì học thuật thật sự. Có thể nói rằng, đây là một niếm vui cho tôi khi tôi nhân danh Phong Thủy Lạc Việt để sang đất Trung Hoa làm phong thủy trên xứ sở mà hầu như cả thế giới này vẫn tin rằng - nền văn minh Hoa Hạ chính là cội nguồn của khoa phong thủy Đông phương. Tôi vẫn chưa bao giờ cho rằng mình là một nhà Phong thủy có nhiều khả năng. Bởi vì thực tâm tôi biết rất nhiều cao nhân nắm được những thuật phong thủy rất thần sầu. Nhưng tôi là người đầu tiên minh chứng nguyên lý căn để của các bộ môn thuộc học thuật cổ Đông phương là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" và ứng dụng trong nhiều vấn đề liên quan, trong đó có Phong Thủy Lạc Việt. Tất nhiên tôi cũng chịu đựng đủ mọi thứ khen chê, thâm chí thóa mạ. Bởi vậy, việc ứng dụng phong thủy Lạc Việt bên xứ Trung Hoa là một điều mà tôi cảm thấy tự tin hơn cho lý thuyết của mình. Mặc dù tôi không coi đó như một bằng chứng chứng minh cho lý thuyết đó. Những rõ ràng việc này là sự trợ duyên đắc lực cho lý thuyết của Phong Thủy Lạc Việt. Nhân duyên để tôi sang Trung Quốc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt chính vì nguyên lý của nó: Tôi làm phong thủy cho một Cty ở Hanoi do một người Hoa làm chủ. Anh ta tuổi Quý Sửu. Nhà hướng Nam. Theo Phong Thủy từ cổ thư chữ Hán thì thuộc Phúc Đức trạch vì anh ta là cung Ly. Nhưng theo Phong thủy Việt thì anh ta là cung Đoài - do phi tinh trên Hà Đồ. Vì biết anh ta là người Hoa nên trước khi làm Phong Thủy cho anh ta, tôi thẳng thắn trình bày quan điểm của mình và chỉ chấp nhận làm nếu anh ta đồng ý. Anh ta đã chấp nhận và mọi việc diễn ra suôn sẻ. Cty của anh thoát khỏi cảnh bế tắc - tạm thời - vì cũng mới làm đây. Chủ đất nơi anh ta đặt xưởng lúc đầu định đòi lại, khiến anh có nguy cơ phải chuyển nơi sản xuất đi nơi khác, trong hoàn cảnh không mấy thông thoáng về công việc làm ăn. Sự trấn yểm kịp thời đã khiến ông chủ đất đã đổi ý và bán một miếng đất khác, thay vì bán miếng đất mà anh ta đang thuê. Cùng với nhiều hiện tượng liên quan khác , khiến anh ta tin tưởng tôi và mời tôi sang tận Trung Hoa là nơi cơ sở sản xuất chính của gia đình anh ta. Thú thật là lúc đầu tôi hơi ngại ...cũng chính vì quan điểm trước sau như một của tôi: Nguồn gốc Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử. Vậy cái gì sẽ xảy ra khi tôi đến Trung Hoa? Tôi tìm mọi cách để từ chối. Nhưng cuối cùng - trước sự tha thiết và thành tâm của thân chủ - tôi đã quyết định đi với yêu cầu là phải có anh tôi đi cùng. Và họ làm hộ chiếu cho chúng tôi đi Trung Hoa. Tôi ra đến Hanoi ngày 20 - 12 và đi Trung Quốc vào sáng ngày 22 - 12. Xe hơi đưa chúng tôi đến biên giới Việt Trung. Trước khi qua biên giới. Đây là cột mốc số không. Tôi không rành lắm. Nhưng người phiên dịch giải thích như vậy. Nơi đây, ngày xưa gọi là ải Mục Nam Quan. Chung tôi đang đứng ở vùng đất được coi là lãnh thổ Trung Hoa. Chúng tôi được ở trong một khách sạn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế ở Nam Ninh. Ngày mai chúng tôi sẽ đi Triết Giang. Đây chính là đất Mân mà hơn 3500 năm trước vua Hùng Vương cuối thời thứ VI đã lánh giặc Ân chạy ra đây. Dịch Kinh viết: Vua chạy ra đất Mân. Các bạn cũng thấy: Khách sạn của họ được bố trí khá chuẩn về phong thủy. Đây là một khách sạn đông khách ở nơi này. Khu vực đèn trên trần với đường kính trên 3 m trong phong thủy gọi là Thiên Quang Tỉnh. Nhưng ở phía dưới - rất tiếc nó không tương xứng. Đi Quảng Châu Vì không có chuyến bay trực tiếp đến Triết Giang, nên chúng tôi phải quá cảnh vùng đất mà một thời vua Càn Long muốn dùng làm của hồi môn cho công chúa nhà Thanh gả cho Hoảng Đế Quang Trung của Đại Việt. Ở đây chúng tôi phải chờ chuyền máy bay để đi tiếp. Chờ lâu qua tôi mua một cuốn sách của một Phong Thủy gia Trung Hoa ngồi xem, may ra học hỏi thêm được gì chăng? Tôi vốn dốt tiêng Tàu, nên chẳng hiểu gì cả và cũng không tiếp thu được nhiều. Bạn có thể tưởng tượng được rằng ly trà trước mặt tôi bán trong sân bay Quang Châu giá đến 125. 000VND. Tức là 50 tệ. Nếu tôi biết nó mắc như vậy thì tôi sẽ không gọi. Thực tình tôi không thấy ngon hơn trà Tân Cương - Thái Nguyên mà tôi vẫn uống. Còn tiếp1 like
-
Ý NghĨa ChỮ VẠn
HP74 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ý NGHĨA CHỮ VẠN hosttech.eu HỎI: Tại sao ở một số chùa, chúng tôi thấy hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải nhưng có khi theo chiều ngược lại. Chữ vạn của Phật giáo khác với chữ “Vạn” của phát-xít đức như thế nào? ĐÁP: Căn cứ vào kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), thì chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật, là tướng tốt thứ 116 nằm trước ngực của Phật.Theo Đại Tất Già Ni càn Tử Sở Thuyết kinh, quyển 6 nói, đó là tương tốt thứ 80 của Thế Tôn Thích Ca, nằm trước ngực. Trong Thập Địa kinh luận, quyển 12 có nói, khi Bồ tát Thích ca chưa thành Phật, giữa ngực có tương chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Đó chính là tướng công đức trước ngực mà người ta thường nói. Nhưng kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3 có nói, đều tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn. Trong Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, quyển 29 nói, ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Chữ vạn chỉ là phù hiệu mà không phải là chữ viết. Nó biểu thị điềm lành tuyệt diệu không gì so sánh được, goi là điềm lành hải vân. Vì vậy, kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh luận Đại thừa như vừa nêu thì chữ Vạn được đề cập rất nhiều, biểu thị cho tính chất an lành, cao quý. Phù hiệu chữ Vạn có chữ ngoặt sang bên phải, có chữ ngoặt sang bên trái. Theo Tuệ Lâm nhất Thiết kinh âm nghĩa, quyển 21 (ĐCTTĐTk, tập 54), Tuệ Uyển âm nghĩa và kinh Hoa Nghiêm thì tất cả có 17 chỗ nói với hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thời kỳ xa xưa, các giáo chủ Ấn Độ cổ, phàm là những Thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là đấng Pháp vương cho nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này đã được ghi trong Kim Cương Bát Nhã. Gần đây, thỉnh thoảng có sự tranh luận về chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt sang trái; đại đa số đều cho rằng ngoặt sang phải là đúng, ngoặ sang trái là sai. Nhất là trong những năm 40 của thế kỷ XX, Hít - le cũng dùng hình chữ “Van” ngoặt bên trái, Phật giáo dùng chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thức ra, thì ở thời Vũ Tắc Thiên đời Đường đã có chữ Vạn rồi, đọc là chữ “Nhật” tượng trưng cho mặ trời, chữ ấy ngoặt sang bên trái. Hít – lê dùng chữ “Vạn” hình góc nghiên, đó là “dấu thập ngoặc (croix brisée), viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội); còn Phật giáo dùng chữ hìn vuông. Ấn Độ giáo thì lấy chữ ngoặt sang bên phải biểu thị thần nam giới, ngoặt sang bên trái biểu thị thị thần nữ giới. Căn cứ vào công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trương Đại học Quốc Sĩ Quán (Nhật Bản) thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết, từ thế kỷ VIII trước tây lịch đã xuất hiện trong kinh điển Bà La Môn, với ký hiệu là Vátsa, cho tới thể kỷ thứ III trước Tây dịch lại đổi tên là Svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt. Tóm lại, trong Phật giáo, chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được (Thích Minh Châu – Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr.756). Do vậy, dù là ngoặt sang bên phải hay ngoặt sang bên trái, chữ Vạn đều dùng để tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bị vô hạn của Phật. Chữ Vạn ngoặt ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài vô hạn tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận, luôn luôn không ngừng tế độ chúng sinh vô lượng ở mười phương. Cho nên, cũng chẳng nên chấp hình chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt trái. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì khuynh hướng chữ Vạn ngoặt sang bên phải là một quan điểm đang được phân đông quần chúng Phật tử chấp nhân. Nên chăng, các cơ quan hữu quan nhu ngành văn hóa của Giáo hội chẳng hạn, cần phải xem xét vấn đến này và nhanh chóng đi đến một sự thống nhất chung, để tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. ------------------------------ Nhời bàn của Thiên Sứ: Chữ Vạn được tìm thấy qua những di vật khảo cổ từ gần chục ngàn năm cách ngày nay. Đó chính là biểu tượng cô đọng nhất của sự vận động trong vũ trụ.1 like -
Hổ Đới Giác
Thiên Phú liked a post in a topic by Lương Cơ
Trước tiên SBU giải thích về tiểu đề của topic: "Hổ Đới Giác". Hổ Đới Giác tức là Hổ có thêm Sừng, chỉ đến căn cơ hành giả Thiền Tịnh Song Tu. Nói riêng ở Việt Nam, ngày nay Thiền Phái Trúc Lâm đã được khôi phục và phổ biến khắp cả ba miền Bắc Trung Nam, do đó việc học và tập tu Thiền là cơ hội cho tất cả Phật tử. Yếu chỉ của Thiền Tông là "Kiến Tánh Khởi Tu", trong Mật Tông cũng vẫn lấy đó làm yếu chỉ, trong Tịnh Độ Tông thì các vị Tổ cũng coi yếu chỉ của Thiền Tông là những lời vàng. Hai thời khoá tụng niệm hàng ngày trong các chùa đó là sự kết hợp giữa Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Như thế, hoặc chuyên tu theo một Tông, hoặc song tu Thiền Tịnh Mật thì cũng tuỳ theo căn cơ của hành giả. Trong Tịnh Độ Tông, câu niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" là phát âm hồng danh theo chữ tượng hình của Người Việt Nam, loại chữ tượng hình này là chữ Hán Việt. Bộ chữ tượng hình Hán Việt được coi là do người Trung tạo ra, nhưng cũng có nhà nghiên cứu nói chữ này do Người Việt tạo ra. Vấn đề do người Việt hay người Trung tạo ra cũng quan trọng nhưng ở đây chưa thể khẳng định chắc chắn. Đặc biệt với bộ chữ tượng hình Hán Việt này ở chỗ tuy cùng một cách viết nhưng người Trung phát âm khác còn người Việt phát âm khác. Thì điều này dẫn đến việc "phát âm hồng danh" và "phát âm thần chú chân ngôn" trong Phật Giáo của Việt và Trung là khác nhau với cùng một bản văn. Trong các pháp thuộc về Mật Tông Phật Giáo thì ngày nay cũng đã có sự phổ biến phần nào sự trì tụng thần chú chân ngôn theo sự phát âm tiếng Ấn Độ ở Việt Nam và cả Quốc Tế. Và muốn nói đến cách phát âm này thì lại phải tìm hiểu về các thứ ngôn ngữ và mặt chữ Ấn Độ. Việc tìm hiểu sơ qua lịch sử ngôn ngữ Ấn cũng sẽ được đề cập đến trong chủ đề này. Tiếp đây thì SBU đưa ra tạm một sự so sánh phát âm hồng danh khác nhau: -Lục Tự Hồng Danh: "Nam Mô A Di Đà Phật". -Thập Tự Hồng Danh: "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da". Phân Tích về "Thập Tự Hồng Danh" na mo 'mi tā bhā ya bu ddhā ya Phiên âm Tiếng Việt: Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da Ví dụ: Trong Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ : "NA-MÔ A-MI-TA BA-DA TA-THA GA-TA-DA. TA-ĐI DA-THA: A-MI RI-TU BA-BI. A-MI RI-TA SA-TAM BA-BI. A-MI RI-TA BI-KA RAM-TÊ. A-MI RI-TA BI-KA RAM-TA. GA-MI-NI GA-GA-NA KI-TA KA-LÊ SƠ-VA-HA." Thì câu đầu tiền là: "NA-MÔ A-MI-TA BA-DA TA-THA GA-TA-DA", trong câu này có tất cả ba từ: "NA-MÔ", "A-MI-TA BA-DA", và "TA-THA GA-TA-DA". "NA-MÔ" là Quy Y(hán việt), "A-MI-TA BA-DA" là Vô Lượng Quang(hán việt), và "TA-THA GA-TA-DA" là Như Lai(hán việt). Còn trong câu "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da" thì cũng tương tự, "Na-Mô" là Quy Y, "A-Mi-Ta-Ba-Da" là Vô Lượng Quang, và "Bu-Đa-Da" là Bậc Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn. Còn có cách viết "Namo Amita Buddha" và phát âm là Na Mô A Mi Ta Bu Đa. Tiếp theo, là bàn đến Thập Hiệu Như Lai. Bậc đạt đến cảnh giới Phật thì có đủ mười danh hiệu: 01.Như Lai: Tathàgata (skt) 02.Ứng Cúng: Arhat (skt) 03.Chánh Biến Tri: Samyak-sambuddha (skt) 04.Minh Hạnh Túc: Vidyà-carana-sampanna (skt) 05.Thiện Thệ: Sugata (skt) 06.Thế Gian Giải: Loka-vid (skt) 07.Vô Thượng Sĩ: Anuttara (skt) 08.Điều Ngự Trượng Phu: Purusa-damya-sàrathi (skt) 09.Thiên Nhân Sư: Sàstà deva-manusyànàm (skt) 10.Phật-Thế Tôn: Buddha-Bhagavat (skt) Phật Tính là Tâm Bồ Đề, là Tính Giác-Tính Biết. Tính Biết "liễu liễu thường tri" tức là rõ ràng thường biết tất cả nên gọi là Vô Lượng Quang. Tính Biết “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ” (Như Khứ, Như Lai) tức là không từ đâu đến (Như Lai) và cũng không đi về đâu (Như Khứ), không từ đâu đến tức là không sinh, không đi về đâu tức là không diệt, không sanh không diệt thì Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Quang tức là Ánh Sáng Vô Lượng, Vô Lượng Thọ tức là Tuổi Thọ Vô Lượng. Theo tiếng Ấn Độ và với cách viết theo kiểu chữ Latin thì Vô Lượng Quang viết là Amitābhā, và Vô Lượng Thọ viết là Amitāyur. Vô Lượng Thọ Quang là hai đặc tính trong vô lượng đặc tính của Tính Biết và hai đặc tính đó cũng là đại diện cho rất nhiều danh hiệu của Đức Phật Vô Lượng Thọ Quang. Trở lại nói đến Thập Hiệu Như Lai, trong đó thì có hai danh hiệu đầu tiên và cuối cùng thường được dùng trong Tam Tạng Kinh Điển. Danh hiệu đầu tiên là Như Lai (Hán Việt), giải nghĩa là Chân Tâm Không Sanh Không Diệt, danh hiệu cuối cùng là Phật (Phật Đà-Hán Việt), giải nghĩa là Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn. Vậy thì có thể thấy được cách phát âm "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da" theo tiếng Ấn Độ "na mo 'mi tā bhā ya bu ddhā ya" thì có nghĩa là: Na-Mô (na mo): Quy Y. A-Mi-Ta-Ba-Da (ami tā bhā ya ): Vô Lượng Quang. Bu-Đa-Da (bu ddhā ya): Bậc Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn. Các vấn đề về Tiếng Ấn Độ: Ấn Độ là quê hương Phật giáo và tất cả các Kinh Điển Phật Giáo đều có bản văn gốc là Phạm Ngữ (ngôn ngữ của cõi trời Phạm Thiên) -Thứ nhất là chỉ trong phạm vi ngôn ngữ dành cho Tôn Giáo (độc giả có thể tự tìm hiểu thêm-phạn ngữ phổ thông và phạn ngữ tôn giáo). -Thứ hai là kiến thức lịch sử về Tiếng Phạn-Sanskrit (saṃskṛtam): + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái cổ nhất gọi là Siddham (Tất Đàm) + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái mới hơn và được dùng phổ biến với nhiều vùng của Ấn Độ là chữ Devagari (Đe va ga ri) + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái thống dụng ngày nay là chữ Latin. Siddham script (chữ Tất Đàm-omniglot.com): http://www.omniglot.com/writing/siddham.htm Vowels (nguyên âm): Vowel diacritics with ka (Nguyên âm với dấu ka): Consonants (phụ âm): Mẫu văn bản Tiếng Phạn trong bảng chữ cái Siddham (Tất Đàm): Chữ tất-đàm (vi.wikipedia.org) http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t_%C4%91%C3%A0m Chữ Tất Đàm là một dạng văn tự cổ của tiếng Phạn được dùng để ghi chép kinh điển Phật giáo ở Ấn Độ thời xưa. Chữ này âm Phạn đọc là Siddham có nghĩa là "thành tựu"; chữ Devanagari viết là सिद. Khi chữ này truyền sang Trung Quốc thì được phiên ra nhiều âm khác nhau: Tất Đàm, Tất Đàn, Tất Đán, Thất Đán, Thất Đàn... Khi truyền sang Nhật Bản thì người Nhật gọi chữ này là Bonji (http://www.mandalar.com/). Devanāgarī alphabet (Bảng chữ cái tiếng Đe va na ga ri): http://www.omniglot.com/writing/devanagari.htm Consonants (phụ âm): Variant letters (Biến thể thư): A selection of conjunct consonants (Một lựa chọn các phụ âm liên kết): Numerals (Chữ số):1 like -
Tối hôm nay 4/5/2010 vào lúc 22g10 chương trình Chuyên gia và cuộc sống của TT THVN tại Đà Nẵng đã phát sóng CT Chuyên gia và cuộc sống với sự tham gia của Sư Phụ Thiên Sứ. Vài hình ảnh giới thiệu cùng các thành viên diễn đàn. --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- Chương trình được phát lại vào sáng mai 7g30 ngày 5/5/2010.1 like
-
1 like
-
Thường xác định giờ sinh Bác Haithienha rất giỏi trong việc mô tả người, mình không biết nhiều, cũng đang học, giờ thử mô tả hình dạng của bạn theo 2 giờ sinh Giờ Dần: Thân hình cao vừa tầm, hơi gầy, da thô, nước da không nhuận tươi, mặt dài, không đầy đặn, tiếng nói to.Tính tình không quả quyết, không bền chí, hay gặp thất bại. Người sành ăn. Giờ Mão: Thân hình nhỏ, hơi cao, mặt dài, thích ngao du sơn thủy, mắt kém, mũi không kín. Tiêu pha tiền bạc rất lớn1 like
-
Ổ bánh mì nhỏ Nhiều năm trước đây, một trận đói xảy ra ở Đức làm cho rất nhiều người lâm vào tình trạng thiếu ăn. Có một ông nhà giàu rất yêu thương con trẻ đã nhận nuôi 20 đứa trẻ đói khát. Ông ta nói với bọn trẻ: - Trong cái rổ này mỗi cháu đều có một ổ bánh. Hàng ngày, các cháu cứ đến đây nhận bánh ăn cho đến khi nào nạn đói qua khỏi. Lũ trẻ háu ăn, chúng vồ lấy rổ bánh và tranh nhau ổ nào lớn nhất, quên cả việc cám ơn người đàn ông tốt bụng. Sau một hồi cãi nhau, mỗi đứa vồ lấy một ổ và biến mất, chỉ còn lại một bé gái tên là Gretchen. Bé đứng cách xa người đàn ông một quãng, cầm ổ bánh nhỏ nhất trong tay, đưa lên mỉm cười và chân thành cảm ơn. Ngày hôm sau lũ trẻ lại đến. Chúng vẫn xử sự kém lễ phép như hôm trước. Chỉ riêng mình Gretchen vẫn giữ thái độ hòa nhã và biết ơn. Cô bé nhận phần bánh mì nhỏ nhất như bữa qua. Nhưng khi đưa bánh về cho mẹ, bà mẹ cắt ổ bánh, sáu đồng bạc lấp lánh rơi ra. - Ồ, Gretchen! Bà mẹ kêu lên. Chắc có điều gì không phải rồi. Tiền này không phải của chúng ta. Con hãy chạy mau đến trả cho vị ân nhân ấy đi! Nhưng khi Gretchen trả tiền cho người đàn ông như lời mẹ dặn, thì ông ta bảo: - Không có gì sai quấy cả. Ta đã đặt những đồng tiền này trong ổ bánh nhỏ nhất là để thưởng cháu đấy. Nhưng cháu nên nhớ là tấm lòng không tham lam của cháu, còn quý hơn cả những đồng tiền mà ta ban tặng. (Theo James Baldwin) BÀI HỌC ĐẠO LÝ: Từ hồi còn rất bé, ai cũng từng được nghe câu chuyện cổ tích "Con quạ và cây khế vàng". Mãi đến hôm nay đã lớn khôn, nhưng khi nghĩ đến câu chuyện ấy vẫn thuộc làu câu nói của quạ: "Ăn một quả trả một cục vàng/May túi ba gang mang đi mà đựng", và không quên phê phán, tham lam như người anh may túi sáu gang mất mạng cũng đáng đời! Người tham lam sẽ nhận lấy hậu quả xấu và lời chê trách của người đời, còn người không tham lam sẽ nhận được một phần thưởng xứng đáng là tiếng thơm đến muôn đời sau. Biết là vậy, nhưng khi "đói thì sinh ma, già thì sinh tật". Đói như lũ trẻ trong câu chuyện, giành nhau những ổ bánh mì lớn nhất, khiến cho vị ân nhân và cả chúng ta phải thương xót bọn trẻ hơn là trách móc. Khát vọng sống và tồn tại luôn mãnh liệt trong mỗi con người. Khi xem những thước phim thời sự thế giới về hậu quả động đất, cảnh người ta giành nhau đồ cứu trợ thả từ trên máy bay xuống, mới hiểu và thương được những người gặp hoạn nạn. Tuy có sự tham lam giành giật cho mình phần nhiều hơn nhưng không phải ai cũng như vậy. Có rất nhiều người vẫn giữ được nhân cách của chính mình dù cho phải đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào. Những người không tham lam như cô bé Gretchen tỏa sáng như một thiên thần giữa cuộc tranh đấu sinh tồn. Chúng ta đang sống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai động đất, bão lũ… tai họa khôn lường. Những bất trắc trong cuộc sống dễ làm cho con người biến chất, thay đổi. Giữ tâm ngay thẳng, hiền lương trong cuộc sống bình thường đã khó, trong những lúc khốn đốn, đói kém lại càng khó hơn. Là những người con Phật, chúng ta luôn luôn tin tưởng vào những lời Phật dạy từ bi hỷ xả, không tham lam để có một cuộc sống đúng nghĩa an lạc. Từ chối không tham lam gì cả là một phẩm hạnh. Phẩm hạnh ấy là phần thưởng mà đời sống ban tặng lại cho bạn còn quý hơn cả bạc tiền. Lê Đàn1 like
-
Sau này sau rất giàu có, ngoài 36t bắt đầu phát tài, cho đến về sau. Lấy được người vợ đảm đang tháo vát sự nghiệp giàu có nhờ tay người vợ này khá nhiều1 like
-
Luận bàn với cậu một chút về vấn đề này và liên hệ nó với múi giờ. Vấn đề Bóng nắng của 'một trụ cột vuông góc với mặt đất' thì chỉ khi vị trí các trụ cột đó nằm trên đường hoàng đạo thì bóng đổ của trụ cột đó tạo thành một điểm tại chân trụ(với điều kiện đủ là thời gian), hay nói một cách khác là có bóng đổ nhưng không thấy bóng, đó là điều kiện dễ thấy. Khảo sát về mức độ thay chuyển động của đường hoàng đạo so với bề mặt địa cầu thì cũng có, sự thay đổi này chính là phụ thuộc vào độ đảo của trục địa cầu một vòng với thời gian 25800 năm. Các vị trí không thuộc đường Hoàng đạo thì ánh sáng mặt trời sẽ không vuông góc với mặt đất. Còn vấn đề xác định chính ngọ thì nó thuộc về thời gian 24 giờ trong ngày, mà giờ này nó chỉ phụ thuộc theo hướng đông tây, không phụ thuộc theo hướng bắc nam. (Căn bản là như vậy thì sẽ suy ra cách xem bóng cây nêu, còn từ bóng cây Nêu để suy ra các yếu tố thì đó là cách quan sát ngược-xét về yếu tố khoa học địa lý thiên văn. Còn từ cây Nêu liên quan đến nguồn gốc lý học thì đó là cách tương đối logic-cách nhìn thuận).1 like
-
Xin hỏi chị có chắc chắn về lá số của người nam không? Năm 2007 anh ta có gặp tai nạn hay mất mát gì lớn không? Trong năm nay gia quyến anh này cha hay ông nội bệnh nặng, trong nhà có thể có tang là người nam bậc vai vế thuộc về hàng trên, năm sau người này mới kết hôn Còn lá số của chị, theo tôi thì trong năm nay còn đau buồn nhiều về tình cảm lắm, ra ngoài còn rất nhiều điều cãi vã thị phi, tai nạn bệnh tật nhất là trong khoảng những tháng giữa năm. Năm tới cũng vậy, vẫn còn nhiều điều không vui, sức khỏe không được tốt, nếu muốn đi tới kết hôn trong năm tới thì cung phải vượt muôn vàn khó khăn. Năm thìn mới chắc chắn lên xe hoa. Còn về sự nghiệp, xin góp ý với chị 1 chút về lá số của chị thì ngoài 32t mới phát. Không phải người tài giỏi lắm nhưng lại hay gặp thời, sự nghiệp có những giai đoạn bộc phát, nhất là sau khi lấy chồng. Số sau được nhờ chồng cũng nhiều, chị xem giờ sinh của mình đã chính xác chưa vì 5:00 là giao giữa 2 giờ dần và mão, nên lấy thêm lá số giờ dần để so sánh. Tôi thấy người kia không phải chồng chị... Chị chờ bác haithienha lên tư vấn cho chính xác nhé, thân chào!1 like
-
Chắc cậu này mồng một đầu tháng ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thịt vịt cho nên phạm vào điều lành, sẽ tự nhiên phạm luật gì đó và bị phạt. Cậu có thể xem tình huống nữ nhà báo Ràng Tơ gặp phải và sử lý, nếu học được cách này và ứng dụng thì hay lắm :lol: : Hôm bữa, trời mưa tầm tã, người bạn từ Hà Giang xuống Hà Nội, gọi mình ra đón ở bến xe Mĩ Đình. Đi làm về, tiện xe qua đón bạn, nên không mang theo mũ bảo hiểm (cái này Tờ biết mình đáng bị phạt 150 ngàn à nha!) Áo mưa trùm kín, bạn ngồi sau xe không có mũ nên bị 2 chú cảnh sát cơ động tuýt còi yêu cầu dừng lại. Ngượng quá, vì đây là lần dầu tiên bị bắt không đội mũ bảo hiểm, từ khi có cái quy định chết tiệt đó. Số là mình hay bị đau đầu, nên cực ghét phải úp cái mũ sắt ấy lên, vừa ngứa vừa nặng... Xuống xe, mình nói: “Em xin lỗi, đây là người bạn từ xa đến Hà Nội. Vì không biết đường, nên em đón bạn ấy, tụi em vừa ra khỏi bến xe. Lỗi này do em, mong các anh thông cảm cho ạ!” - “Đề nghị chị cho kiểm tra giấy tờ” - Viên cảnh sát nghiêm giọng, khuôn mặt anh lạnh lùng. Mình ngượng 9 mặt, tay run run giở ví lấy giấy tờ. Lúc đó trong ví mình chỉ có 1 tấm thẻ nhà báo, 1 bằng lái xe, thẻ ATM với 1 ít tiền lẻ. Lấy hết can đảm, mình đưa thẻ nb cho chú cảnh sát, nom chú ấy trẻ hơn mình chừng dăm tuổi. Tờ thẽ thọt: “Thôi các anh thông cảm, đây là lần đầu tiên em phạm lỗi, lần sau em sẽ không như thế nữa”. Viên cảnh sát ngắm nghía tấm thẻ rất kỹ lưỡng. Đồng nghiệp anh của anh ta kéo người bạn của mình ra góc khuất cạnh đó để kiểm tra giấy tờ. Vừa quay sang, mình thấy người bạn Hà Giang, rút 200 ngàn từ trong ví, định đưa cho người kiểm tra giấy tờ (không rõ bị yêu cầu hay tự nguyện?). Thấy không ổn, mình lao sang, gạt tay bạn, ngăn không cho làm việc đó. Nếu có nộp phạt thì dứt khoát phải đúng quy định. Không ngờ, viên cảnh sát trẻ gằn giọng bực bội nói: “Chị là nb mà chị không biết quy định của pháp luật à?” - “Thưa, tôi biết chứ, như tôi đã nói từ đầu là tôi xin lỗi vì đây là sự vô tình của tôi. Anh kia là khách của tôi, cũng là người trong lực lượng vũ trang như anh, pháp luật thì tôi đoán là anh ấy nắm rất rõ vì anh ta phải tiếp xúc với nó hàng ngày mà. Các anh đã kiểm tra giấy tờ, nghe chúng tôi trình bày rồi, hẳn các anh biết lí do chúng tôi vi phạm là không cố tình. Giá như gần đây có tiệm bán mũ bảo hiểm, tôi sẽ mua ngay 1 cái”. Nhưng thật không ngờ, viên cảnh sát đổi giọng, anh ta bảo: “Thôi thì thông cảm cũng được, nhưng trời mưa gió thế này cũng phải cho anh em chúng tôi chén nước chứ”. - Oái, ặc ặc!!!! Đến lúc này thì mình thấy nóng mặt à nha. Máu “điên” nó nổi lên sùng sục vì sự vòi vĩnh thô thiển của viên cảnh sát nọ. Mình rút điện thoại trong túi quần ra, bật chế độ ghi âm, cơn “ngứa nghề” nổi lên, Mình hỏi viên cảnh sát: “Chén nước là bao nhiêu tiền hả anh”? Anh ta đáp: “Tùy chị, muốn cho nó là bao nhiêu thì nó là bấy nhiêu!” - “Ô, thì cũng phải ra giá cụ thể xem như thế nào chứ ạ!” - “Đã bảo là tùy mà lại…”. - “Buồn cười thật, cũng có chén nước trị giá 200 đồng, 2000 đồng, 20 ngàn đồng hay 2 trăm ngàn đồng đấy, các anh không nói được là bao nhiêu thì để tôi gọi cho lãnh đạo của các anh hỏi vậy nhé!” - Ái chà, câu hỏi này có vẻ đanh đá? Kèm theo động tác tìm số điện thoại và đọc tên mấy lãnh đạo Công an thành phố… khiến viên cảnh sát trở nên hiền lành hẳn. Anh ta nói: “Thôi thôi, chị đi đi cho được việc.” Chẳng hiểu sao, mình không thốt ra nổi lời cảm ơn trước sự cảm thông muộn màng ấy của 2 viên cảnh sát nọ.1 like
-
1 like
-
Mèo có thể dự đoán được cái chết của người Tháng Bảy năm 2007, một câu chuyện thú vị nổi bật trên tờ New England Journal of Medicine thuật lại một con mèo có thể “dự báo” cái chết của những bệnh nhân ở Viện điều dưỡng nhiều giờ trước thời khắc họ qua đời. Các động vật học đã nghiên cứu nhiều hiện tượng như vậy và tương tự. Theo những nhân viên trong Viện điều dưỡng và Hồi phục ở Providence, Rhodes Island (Mỹ), con mèo tên là Oscar của họ có khả năng dự báo rất đúng cái chết của các bệnh nhân điều trị tại Viện. Ở những gian phòng có bệnh nhân ốm nặng, hễ thấy Oscar xúc động bước vào, lặng lẽ ngồi lên giường bệnh nhân nào với vẻ mặt ủ rũ, miệng gơrừ gơrừ nho nhỏ, thì y như rằng, vài giờ sau, bệnh nhân ấy qua đời. Sau khi các nhân viên của Viện phát hiện được điều kỳ lạ này, mỗi khi thấy Oscar bước vào phòng, nhẹ nhàng nhảy lên giường người bệnh là các nhân viên bệnh viên đã báo cho gia đình tập trung đông đủ để nhìn thấy mặt người thân lần cuối cùng. Nếu bị đuổi ra khỏi phòng, Oscar đành bỏ đi một cách miễn cưỡng và ngồi ngoài cửa kêu lên những tiếng thảm thiết. Song hầu hết các gia đình chấp nhận sự có mặt của nó như một người trong gia đình. Bệnh nhân tắt thở, nó lại lặng lẽ đi ra khỏi phòng. Oscar – con mèo biết dự đoán cái chết của các bệnh nhân. Những hành vi của Oscar là có chủ tâm. Nó thường lảng vảng quanh khu nhà dành cho bệnh nhân mất trí. Vì sao Oscar lại cảm nhận được cái chết đang đến gần một người ? Nó có giác quan thứ sáu hoặc ở những giờ phút trước lúc lâm chung, từ người bệnh tỏa ra một mùi gì đặc biệt mà người bình thường chúng ta không nhận ra nhưng với xúc giác tinh tế của mình Oscar lại cảm nhận được? Một chuyên gia về mèo là Jacqueline Pritchard, một nhà động vật học nổi tiếng người Anh cho biết Oscar có khả năng nhận được tín hiệu phát ra từ các bộ phận đang sống của người bệnh yếu dần để đi vào trạng thái ngừng hoạt động. Chuyện loài vật có các các giác quan nhạy cảm hơn người không hiếm. Nhiều con chó phát hiện được bệnh ung thư ở một người chưa thể hiện bất cứ triệu chứng gì lộ ra ngoài. Một bằng chứng khác đã được chứng minh là có những con chó chỉ ngửi nước tiểu cũng đủ tìm ra người nào đang bị ung thư bàng quang. Một số người mắc bệnh động kinh được Tổ chức từ thiện cấp cho những con chó đã được huấn luyện, liếm vào chân, báo cho họ trước 40 phút khi sắp lên cơn động kinh để họ chủ động lên giường nằm, không nguy cơ bị ngã vật ra bất cứ chỗ nào. Chó dẫn đường cho người mù. Chó lùng bắt tội phạm hoặc tìm người bị các tòa nhà đè lấp khi động đất. Trường hợp của Oscar cũng tương tự. Mèo, cũng như chó (và cả voi) hay có lòng vị tha, trắc ẩn, thể hiện các hành vi đồng cảm. Có điều, trường hợp của Oscar là tự phát. Nó cho ta biết nếu được huấn luyện, các con mèo hoàn toàn có thể làm được như Oscar. Các nhà tập tính học động vật đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Tuấn Hà (Theo Livescience) vietnamnet.vn1 like
-
Xin Nhờ Giúp đỡ
gokien99 liked a post in a topic by Giaback
Thái Dương thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa. Thái Âm thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy. Với những người cung Mệnh tại Sửu có Nhật Nguyệt, sách gọi là Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Vì vậy thập kỷ này đương số dễ có những quyết định hay nhầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Như vậy cung Phúc của bạn cũng như thập kỷ 24-34 đâu có đẹp, tranh tối tranh sáng1 like -
Chị NguyenHoang2010 thân mến, Khổ thân chị quá, em xin chia sẻ cùng chị nỗi buồn này. Em có biết chút ít tử vi thôi nhưng có vẻ bác haithienha nói đúng, chồng chị rất hiền lành dễ thương theo lá số của chị, chứ ko như người yêu chị hiện giờ là rất nóng nảy, khá liều lĩnh táo bạo (do có Không Kiếp), đào hoa và có vẻ như tâm địa ko được tốt theo lá số của người yêu chị. Xin lỗi nếu em nói gì ko phải mong chị bỏ quá cho. Công nhận chuyện hôn nhân rất hệ trọng trong đời người ko có đùa được, ko phải muốn bỏ thì bỏ, với 1 người con gái thì nó lại càng quan trọng hơn nữa :lol:. Tiểu hạn năm nay vào cung quan lộc có tang môn nên có nhiều lo lắng muộn phiền, nhưng tại vì tiểu hạn thế mà xảy ra chuyện thế này ko thì em ko dám chắc, phải đợi bác haithienha phán cho chị. Em có học lỏm được 1 ít LVDT mong giúp đời giúp người. Nhưng mà em luận cũng ko chắc tay lắm: 1. Chúng em có số vợ chồng không? Tử tiểu cát: Tử Kim khắc Tiểu Cát Mộc. Hoàn cảnh không thuận lợi. Thiệt hại nhỏ. Chủ tình cảm suy: cái duyên thì có nhưng mà ngắn ngủi, ko dài lâu được. 2. Đám cưới còn 3 tuần nữa có xảy ra không? Kinh vô vong: vậy là đám cưới có khả năng ko xảy ra rồi và gây ra sự kinh ngạc rất lớn cho nhiều người. 3. Nếu vẫn là vợ chồng thì tình hình tài chính của cả 2 sau này có khá giả không? Khai đại an: Nếu là vợ chồng thì tình hình tài chính cả 2 sẽ rất khá nhưng mà quẻ trên là kinh vô vong cho nên hiện giờ chuyện khả năng là vợ chồng cực kì là "vô vọng". 4. Nếu vẫn còn cơ hội và quay lại với nhau thì ở với nhau có chung thủy không? Hưu lưu niên: Nếu có quay lại với nhau thì việc chung thủy với nhau thật sự ko có bảo đảm. Việc lăng nhăng bên ngoài là từ phía người yêu chị (qua lá số tử vi của người yêu hiện tại của chị cũng cho thấy có khả năng này ko biết sự thật có đúng ko???). Chị có thể vào trang LVDT xin nhờ luận quẻ. Mong cô Wildlavender vào đây xem cháu luận có đúng ko và giúp chị ấy bốc quẻ với ạ. Cuối cùng cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa em cũng mong chị cố gắng mạnh mẽ hơn nữa để vượt qua giai đoạn sóng gió này nhé chị yêu :). Chúc chị luôn vững tâm nhé :blink:. Chị cứ xem như là ko có duyên nợ với anh ấy nếu đám cưới ko xảy ra, rồi sẽ có người tốt đến với chị thôi mà :blink:. Chị cứ tự tin mạnh mẽ lên nhé chị :blink:.1 like
-
Bạn yêm tâm, sinh con năm Canh Dần sẽ hóa giải thiên khắc mạng xung của 2 vợ chồng đó!!! SInh 1 đứa này đã, bạn sẽ thấy khác biệt, nếu sinh đứa nữa có thể chọn năm Mậu Tuất 2018, có thể hơi lâu, nhưng sẽ rất tốt!!! Các năm giữa sinh con mạng đều không hợp mẹ nên không ưu tiên!!! Về phần phong thủy, nên xem cả nhà thì mới rõ được, riêng phòng ngủ là Âm Mộc, vì thế không nên có nhiều cửa sổ, nhiều ánh sáng quá không tốt, vợ chồng dễ cáu gắt! Thân mến!1 like
-
Hổ Đới Giác
Thiên Phú liked a post in a topic by Lương Cơ
Nguyên Ngữ A Di Đà Phật (Original Words of Amidabutsu)1 Tàn Mộng Tử dịch I. Vấn đề sở tại A Di Đà Phật có 2 tên gọi khác nhau theo nguyên ngữ tiếng Sanskrit: Amitāyus (Vô Lượng Thọ [無量壽], trong kệ tụng là Amitāyu) và Amitābha (Vô Lượng Quang [無量光]). Tuy nhiên ở Nhật Bản, người ta có nêu ra thuyết tưởng định về một nguyên ngữ mới khác với hai nguyên ngữ như vừa mới nêu trên. Chính đó là thuyết Amita<Am♦ta được trình bày trong luận văn “Vi•⎞u và A Di Đà” (Vi•⎞u to Amida)2 của Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai (荻原雲來, Ogihara Unrai) vào năm thứ 41 (1908) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji). Sau đó, thuyết nầy đã tạo sự chú mục rất lớn đối với các học giả đương thời và trở thành đề tài bàn tán sôi nỗi khi đặt vấn đề về A Di Đà Phật,3 thế nhưng nó vẫn chưa được kiểm chứng cho thật kỹ lưỡng và tường tận. Chính vì lý do đó, bài viết nầy muốn đặt lại vấn đề nói trên, thông qua quá trình xem xét đúng sai thế nào để xác chứng lại nguyên ngữ của A Di Đà Phật. Về nguyên ngữ nầy trước hết chúng ta cần phải truy cứu nguồn gốc của A Di Đà Phật. II. Về thuyết Amita<Am♦ta Trước hết, theo thuyết của Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai (荻原雲來, Ogihara Unrai) giải thích như sau: Nguyên ngữ A Di Đà nếu giải theo âm của nó là Amida hay Amita. Trường hợp nầy Amida được xem như là tục ngữ của Phạn ngữ Amita, hơn nữa nếu Amita được xem như là tục ngữ, ngoài Phạn ngữ Amita (vô lượng [無量]) ra, còn có từ tương đương khác là Am♦ta (cam lồ, bất tử [甘露、不死]) và hợp thành hai nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, vì Am♦ta là từ có liên quan đến thần Vi•⎞u hay Soma trong thần thoại Veda của Ấn Độ, từ đó chúng ta có thể biết được rằng A Di Đà Phật là thực thể được thành lập từ thần thoại Vi•⎞u. Về thuyết nầy, giống như chính bản thân Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai đã từng cho rằng: “đây là vấn đề chưa thể đi đến khẳng định dứt khoát”, cho nên thiết nghĩ cần phải kiểm chứng thêm nữa để làm sáng tỏ vấn đề hơn. Theo tôi trong thuyết nầy có ít nhất hai nghi vấn cần nêu ra ở đây. Thứ nhất, thuyết nầy lập tiền đề tưởng định rằng nguyên âm của từ A Di Đà vốn phát xuất từ Amida hay Amita, và như vậy chúng chính là nguyên ngữ của A Di Đà; vậy liệu lập cứ như vậy có thỏa đáng hay không ? Thứ hai, thuyết nầy xem từ Amita là tục ngữ và lập cước trên quan điểm cho rằng đó là cách đọc trại của Phạn ngữ Amita; vậy liệu lập luận trên có thỏa đáng hay chăng ? Nếu nói một cách nghiêm túc, hai nghi vấn nầy là điều cần phải được giải quyết từ quan điểm ngôn ngữ học và tất nhiên cần phải lắng nghe kiến giải của các học giả chuyên môn về vấn đề nầy. Trước hết, về nghi vấn thứ nhất cần phải có sự khảo sát về mặt âm vận học để tưởng định nguyên âm tiếng Hán “A Di Đà (阿彌陀)”. Theo như Tiếng Hán Cổ (Ancient Chinese) do học giả B. Karlgren tái cấu thành, từ nầy được tiêu ký là â-mjie-d‘â,4 cho nên ta có thể khẳng định rằng nó được thể hiện bằng tiếng La Tinh là Amida. Thế nhưng, về chữ “Đà” (陀), Tiến Sĩ Đằng Đường Minh Bảo (藤堂明保)5 cho rằng rõ ràng nó được tiêu ký là “da” và theo tiếng Trường An dưới thời nhà Đường thì được thanh âm thành chữ “t‘a”. Tuy nhiên, mặc dầu không có xác chứng nào cho thấy có sự thanh âm hóa như vậy ở phương Bắc trước đó từ thời Hậu Hán cho đến khoảng Đông Tấn, nhưng từ điểm mà chữ “Đà” (佗) được phiên thành hai âm “da” và “t‘a”, chúng ta thấy rằng khả năng tồn tại hai âm như vậy đối với chữ “Đà” (陀) cũng rất lớn.6 Nếu quả là vậy, nguyên ngữ “A Di Đà (阿彌陀)” mà được tiêu ký thành “â-mjie-d‘â” có thể tưởng tượng ra được. Tuy vậy, cho dù điểm mà do xưa kia Tiến Sĩ Địch Nguyên cho là đúng và kết quả thực tế gần như tương đồng với nhau, với nguyên âm như vậy tất nhiên không làm sao tránh khỏi nghi vấn về việc nhận định cho nó là nguyên ngữ của A Di Đà. Dầu gì đi nữa, tiếng dịch âm của thời đại ngày xưa không có giới hạn về mặt biểu hiện nguyên ngữ của tiếng Sanskrit hay tục ngữ. Tỷ dụ như việc âm tả từ “Đàm Ma Ca” (曇摩迦, Taishō 12, 300c) để nói lên nhân vị của Phật A Di Đà rõ ràng không phải phát xuất từ nguyên ngữ “Dharmākara”. Nếu cho nguyên ngữ nầy là tục ngữ, ta thấy rằng trong quá trình chuyển biến từ tiếng Sanskrit sang tục ngữ hay quá trình được Hán dịch từ tục ngữ sang, âm tiết cuối cùng đã bị lược bỏ đi hay chăng, hoặc được phát âm mà không có mẫu âm tận cùng hay thế nào đó ? Với thí dụ điển hình như vậy, thỉnh thoảng chúng ta có thể tìm thấy trong các kinh điển cổ dịch. Từ đó, chúng ta có thể đi đến nhận định rằng từ dịch âm của A Di Đà cũng có thể được tiến hành theo kiểu biến hóa như vậy. Cho nên nếu không công nhận điều nầy, bắt buộc phải thể hiện lý do duy nhất ấy mà thôi. Về việc nầy, nếu như tìm ra được thí dụ rõ ràng mà tục ngữ Amida hay Amita được dùng như là nguyên ngữ của A Di Đà thì quả chẳng có vấn đề gì để bàn luận nữa cả; thế nhưng ngày nay khi không còn các nguyên bản kinh thuộc loại cổ dịch, thí dụ rõ ràng như vậy quả là không thể nào tìm thấy được. Điều mà chúng ta có thể làm được là trong các thư tịch hiện tồn liệu có thể tìm ra được chứng cứ để duy trì lập luận nầy hay không. Chính trong luận văn của Tiến Sĩ Địch Nguyên đã có nêu ra một vài chứng cứ để làm cơ sở cho thuyết nầy từ trong kinh điển Hán dịch. Tuy nhiên, các chứng cứ nầy có thể thừa nhận được hay chăng ? Kế đến là nghi vấn thứ hai. Nếu ta cho Amita là hình thức tục ngữ của tiếng Sanskrit Am♦ta, thì chúng ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề nó là hệ thống tục ngữ như thế nào. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề rất nan giải. Như R. Pischel7 và W. Geiger8 đã minh chứng rõ, vấn đề mẫu âm Phạn ngữ “♦” biến thành “i” là hiện tượng mà được công nhận rộng rãi trong Prākrit và đây cũng là thí dụ dùng thích hợp cho từ am♦ta. Thế thì nếu có xem xét bản Kinh Pháp Cú9 theo tiếng Gāndhāra do học giả J. Brough hoàn chỉnh thành hệ thống đi chăng nữa, ta thấy rằng tiếng Gāndhāra của từ am♦ta chỉ được phiên thành amuda mà thôi, vì vậy chúng ta có thể biết được rằng amita cũng là tục ngữ của hệ thống nầy. Bên cạnh đó, trong các kinh điển cũng như văn thư tiếng Khotan, tên gọi A Di Đà Phật cũng có được nhắc đến, và theo như bản hiệu đính của học giả H. W. Bailey,10 có một số từ như Armyāya, Amitāyur hay Amitābau để chỉ về A Di Đà Phật, nhưng qua đó chúng ta vẫn không tìm thấy mối liên kết nào giữa amita và am♦ta cả. Hơn nữa, có một thí dụ duy nhất mà Tiến Sĩ Địch Nguyên nêu ra là trường hợp từ Pāli tương đương với tiếng Sanskrit Am♦todana (em của vua Tịnh Phạn [Śuddhodana, 淨飯]) là Amitodana. Nếu căn cứ vào trường hợp nầy, am♦ta là tiếng tục ngữ của hệ ngôn ngữ Pāli được chuyển thành amita, nhưng trong tiếng Pāli từ am♦ta thường được thể hiện bằng từ amata, chứ không phải là amita. Chính vì lẽ đó, việc chuyển hóa tiếng Sanskrit Am♦todana thành Amitodana có vấn đề cần phải xét lại.11 Điều nầy tốt hơn chúng ta nên xem như là sự sai khác về mặt truyền thừa giữa ngữ hệ Pāli của Phật Giáo Nam truyền và ngữ hệ Sanskrit của Phật Giáo Bắc truyền. Trong sự truyền thừa giữa Nam và Bắc, về một sự vật như nhau, cho dù có dùng ngôn từ giống nhau về mặt phát âm đi chăng nữa, vẫn có trường hợp đôi khi khác nhau về ngữ căn gốc, ý nghĩa cũng không giống nhau mà vẫn được công nhận.12 Như vậy, nếu đặt vấn đề xem như là tục ngữ của ngữ hệ Pāli, điều kiện để minh chứng cho được về mặt ngôn ngữ học thuyết Amita<Am♦ta vẫn chưa được tìm ra cho thỏa đáng. Thế thì liệu có phương pháp nào khác để làm cơ sở cho thuyết nầy hay chăng ? Về vấn đề nầy, trong luận văn của mình như đã đề cập ở trên, Tiến Sĩ Địch Nguyên có đưa ra thuyết giải thích về ý nghĩa của từ A Di Đà Phật là “Bất Tử” (不死) hay “Cam Lồ” (甘露) để làm luận chứng. Điều nầy có thể công nhận được không ? Như đã bàn luận ở trên, thông qua các thư tịch hiện tồn, cuối cùng vấn đề còn lại cọng thông với hai nghi vấn vừa nêu có đồng tình với thuyết Amita<Am♦ta hay không. Về tính chất của vấn đề, các thư tịch hiện tồn ở đây là kinh điển Hán dịch, cho nên nếu nhìn từ mặt lịch sử dịch kinh của Trung Hoa, thuyết nầy xoay quanh vấn đề liệu nó có được thành lập trên cơ sở văn bản học hay chăng. Từ thị điểm nầy, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát các vấn đề tiếp sau đây. III. Nguyên ngữ “A Di Đà” Trong lịch sử dịch kinh của Trung Hoa, tiếng dịch âm A Di Đà lần đầu tiên xuất hiện trong Ban Chu Tam Muội Kinh (般舟三昧經, Taishō 13, 899a, 905a) do Chi Lâu Ca Sấm (支婁迦讖, khoảng giữa thế kỷ thứ 2) nhà Hậu Hán dịch. Kinh nầy có bản 1 quyển và bản 3 quyển, nhưng điểm dùng từ A Di Đà thì bản nào cũng giống nhau cả. Có điều Phạn bản của kinh điển nầy chỉ còn lại những mảnh rời rạc mà thôi, nếu ta tìm trong bản dịch tiếng Tây Tạng13 thì có 2 từ được dùng tương đương với A Di Đà là tshe dpag med (Amitāyus, Vô Lượng Thọ [無量壽]) và ⎥od dpag med (Amitābha, Vô Lượng Quang [無量 光]). Cho nên, trong phạm vi chuyển dịch của tiếng Tây Tạng, đối với nguyên bản của kinh nầy có 2 cách dịch là Amitāyus và Amitābha. Hơn nữa, như sẽ đề cập bên dưới đây, trong phạm vi liên quan đến tên gọi A Di Đà, có vài điểm mà chúng ta không thể cho rằng từ nầy cứ y theo tiếng Sanskrit mà âm tả nên, và thậm chí ngay như đối với trường hợp của Ban Chu Tam Muội Kinh, dịch ngữ tshe dpag med (Amitāyus, Vô Lượng Thọ [無量壽]) được dùng chủ yếu, cho nên ta có thể suy đoán ra được rằng có chăng Phạn văn chỉ là từ Amitāyus không ? Tuy nhiên, dầu thế nào đi chăng nữa, nguyên ngữ A Di Đà trong kinh nầy vẫn là Amitāyus và Amitābha; ngoài hai từ nầy ra chẳng có dấu vết nào cho thấy có từ nào khác được dùng thêm cả. Vì vậy, lẽ tự nhiên thôi khi chúng ta thấy rằng nguyên bản do Chi Lâu Ca Sấm dịch cũng giống vậy mà thôi. Từ đó, ngay như trong hai bản dịch khác của Ban Chu Tam Muội Kinh là Bạt Pha Bồ Tát Kinh (拔陂菩薩經, Taishō 13, 922a) và Phần Hiền Hộ (賢護分) của Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh (大方等大集經, Taishō 13, 875bc) cũng có dùng từ A Di Đà, nhưng qua hai kinh nầy chúng ta không thể suy định ra nguyên ngữ của A Di Đà là Amida hay Amita được. Chi Lâu Ca Sấm vốn được xem như là dịch giả của Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經), nhưng ngày nay hết thảy các học giả đều phủ nhận điều nầy. Tuy nhiên, đại bộ phận các học giả đều công nhận Chi Khiêm (支謙) nhà Ngô là người dịch ra bản A Di Đà Tam Muội Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (阿彌陀三昧三佛薩樓佛檀過度人道經, thông xưng là Đại A Đi Đà Kinh [大阿彌陀經], Taishō 12, 300a), dịch bản khác của kinh trên. Như vậy, với tư cách là kinh điển Tịnh Độ, phải nói rằng thuật ngữ A Di Đà được dùng khởi đầu từ kinh nầy. Có điều, đối với kinh nầy vốn hiện tồn cả hai bản tiếng Phạn và Tây Tạng, trong hai bản nầy đều có dùng cả hai từ Amitāyus và Amitābha, ngoài ra không có ngoại lệ. Trong Phạn bản, toàn thể từ Amitābha được dùng nhiều hơn (Amitāyu(s) toàn bộ chỉ có 13 lần). Còn trong Tây Tạng bản thì khuynh hướng dùng từ Amitābha lại mạnh hơn (tshe dpag med [Amitāyus, Vô Lượng Thọ] giảm xuống còn 9 lần, có nghĩa rằng nó không nhất trí với Phạn bản); cho nên chúng ta có thể tưởng định ra được rằng nguyên hình của kinh điển nầy lấy Amitābha làm chủ yếu. Dầu gì đi nữa, chúng ta có thể công nhận rằng nguyên ngữ A Di Đà Phật trong nguyên bản do Chi Khiêm chủ dịch tương đương với Amitābha hay Amitāyus. Bên cạnh đó, Chi Khiêm có dùng từ A Di Đà trong Lão Nữ Nhân Kinh (老女人經, Taishō 14, 912b) và Huệ Ấn Tam Muội Kinh (慧印三昧經, Taishō 15, 464b); nhưng nếu nhìn vào dịch bản tiếng Tây Tạng14 của hai kinh nầy, ta thấy bản nào cũng xuất hiện từ tshe dpag med cả, như vậy trong nguyên bản của chúng có thể đều dùng từ Amitāyus. Nếu nhìn vào lịch sử dịch kinh ta thấy rằng người kế tục Chi Khiêm dùng từ A Di Đà là Trúc Pháp Hộ (竺法護, 239-316) nhà Tây Tấn. Trong số các kinh điển do ông dịch ra, có đến 30 kinh liên quan đến A Di Đà Phật, và có 8 kinh15 ông dùng từ A Di Đà, từ đó chúng ta có thể suy ra được rằng ông thích dùng âm dịch như thế nầy. Thế thì, với khuynh hướng như vậy, về sau trong các kinh điển do Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch cũng được công nhận rõ ràng và từ gọi là “A Di Đà” đã trở nên được mến chuộng rộng rãi, lâu dài trong lịch sử Phật Giáo Trung Hoa. Song về kinh điển có dùng đến từ nầy, nếu truy cứu các Phạn bản, Tây Tạng bản hay các dịch bản khác, ta thấy có bản thì dùng nguyên ngữ Amitāyus, có bản dùng Amitābha, và thậm chí có bản dùng cả hai, dầu vậy chúng ta vẫn không thể tìm ra nguyên ngữ nào ngoài hai từ trên cả. Vì lẽ đó, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát rằng nguyên ngữ “A Di Đà” xuất hiện trong các kinh điển Hán dịch là từ tương đương với Amitāyus và Amitābha, ngoài ra không có từ nào khác hơn nữa. Từ đó, từ âm dịch A Di Đà Phật (阿彌陀佛) còn được dùng là “A Di Đà Bà” (阿彌陀婆, có khi người ta thay thế chữ Di [彌] là 弭; chữ Đà [陀] là 多, 哆, 跢, 怛; chữ Bà [婆] là 皤, v.v.), việc nầy được công nhận đối với chủ yếu các kinh điển Đà La Ni được dịch từ thời nhà Đường trở đi, cho nên khỏi cần phải bàn luận nhiều chúng ta cũng biết rằng A Di Đà Phật là dịch ngữ của Amitābha vậy.16 IV. Nguyên ngữ “Vô Lượng” Tiếp theo từ A Di Đà, chúng ta cần phải khảo sát tiếng dịch nghĩa “Vô Lượng”. Từ nầy làm căn cứ có sức thuyết phục mạnh nhất mà Tiến Sĩ Địch Nguyên nêu lên, thế thì lối diễn dịch như vậy có thỏa đáng hay chăng ? Trước hết, nếu như đơn cử thư tịch đầu tiên nhất dùng đến từ “Vô Lượng” nầy, ta có bản Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ (後出阿彌陀佛偈, thất dịch, Taishō 12, 364b). Bản nầy ban đầu được Lịch Đại Tam Bảo Ký (歴代三寳記) quyển 4 cho là bản được dịch xuất vào thời Hậu Hán, đương nhiên chúng ta cũng chưa thể vội vàng tin được. Nội dung của bài kệ nầy vốn lấy cơ sở của Nhị Thập Tứ Nguyện Kinh (四十八願經), cho nên rõ ràng nó thuộc vào văn bản thời đại xưa, tuy nhiên do vì các bản dịch khác của bài kệ nầy cũng như các truyền bản tiếng Phạn và Tây Tạng cũng không có, cho nên vẫn có nghi ngờ liệu đó có phải là dịch bản hay không ? Hơn thế nữa, thông qua việc suy xét điểm dịch từ Tỳ Kheo Dharmākara thành đơn giản là “Pháp Tỳ Kheo (法比 丘)” qua bài kệ nầy, chúng ta thấy rằng do vì đây là thể loại kệ tụng nên từ “Vô Lượng”17 cũng bị hạn chế về số lượng chữ, cho nên e rằng việc suy định về nguyên ngữ của A Di Đà Phật phải nói là rất nguy hiểm. Do đó, thư tịch xác tín nhất dùng từ “Vô Lượng” đầu tiên trong lịch sử dịch kinh cần phải kể đến là Duy Ma Cật Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩詰經) do Chi Khiêm dịch. Trong kinh nầy, từ “Vô Lượng” (無量, Taishō 14, 529a) chỉ xuất hiện 1 lần và ám chỉ đức Phật A Di Đà; nhưng bản La Thập dịch là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, Taishō 14, 548b), bản Huyền Tráng (玄奘, 602-664) dịch là Vô Lượng Thọ (無量壽, Taishō 14, 574b), còn bản dịch Tây Tạng18 là sna≡ ba mtha⎥ yas (tức Amitābha, nghĩa là Vô Lượng Quang [無量光]). Thế thì nguyên ngữ của tên gọi A Di Đà Phật đã có sự sai khác nhau giữa hai bản dịch của Huyền Tráng và Tây Tạng; cho nên thật khó mà xác định cho được nguyên ngữ ấy là Amitāyus hay Amitābha, nhưng có một điểm mà chúng ta có thể khẳng định rõ ràng là nguyên ngữ ấy không phải là Amita. Việc Chi Khiêm có dùng âm dịch “A Di Đà” thì như đã trình bày ở phần trước, ngoài ra ông còn dùng đến dịch ngữ “Vô Lượng Thọ”, chứ không hề thấy từ “Vô Lượng”. Tuy nhiên, theo ba bản Tống, Nguyên, Minh và bản nhà Liêu (cựu Tống bản) hiện tồn trong Thư Viện của Bộ Cung Nội cho thấy rằng từ “Vô Lượng Thọ” mà xuất hiện trong Bồ Tát Sanh Địa Kinh (菩薩生地經, Taishō 14, 814c) do ông dịch xuất có nghĩa là “Vô Lượng”, nhưng nếu chỉ có vậy thôi vẫn chưa thể nói là tư liệu xác chứng được. Hơn nữa, giả tỷ như có sự truyền thừa của từ “Vô Lượng” nầy đi chăng nữa, nếu xét từ điểm dịch ngữ ⎥od dpag med trong bản dịch tiếng Tây Tạng19 của kinh nầy, phải nói rằng rất khó mà cho rằng nguyên ngữ của “Vô Lượng” là Amita được. Tiếp theo Chi Khiêm, từ “Vô Lượng” nầy cũng được tìm thấy trong các kinh điển do Trúc Pháp Hộ dịch. Có nghĩa rằng trong Thiên Phật Danh Hiệu Phẩm (千佛名號品) của Hiền Kiếp Kinh (賢劫經, Taishō 14, 46b, 47a) quyển 6, từ “Vô Lượng Phật” (無量佛) được nêu lên 3 lần. Trong tất cả các kinh điển thuyết về danh hiệu của chư Phật, Thiên Phật Danh Hiệu Phẩm nầy được xem như có hình thức xưa nhất và nếu đem so sánh từng danh hiệu một của các vị Phật với Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh (現在賢劫千佛名經, Taishō 14, 376a), bản thất dịch dưới thời nhà Lương, thì quả là vô cùng khó khăn. Ngay như trong bản Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh bằng tiếng Sanskrit, Tây Tạng, Hán, Mông Cổ do học giả F. Weller20 hiệu đính, vẫn không có sự so sánh như vậy. Do đó, việc nhận định nguyên ngữ “Vô Lượng Phật” quả là rất khó khăn, thế nhưng nếu suy định theo bản dịch Tây Tạng cũng như bản hiệu đính của F. Weller về Hiền Kiếp Kinh,21 từ “Vô Lượng Phật” mà được nêu lên đầu tiên trong 3 lần ấy có thể xem như là tương đương với từ ⎥od dpag med (bản Tây Tạng) và Amitābha (bản của F. Weller). Tuy nhiên, đối với Trúc Pháp Hộ cũng thể hiện nghĩa A Di Đà Phật bằng từ “Vô Lượng”, nhưng không thể vì vậy mà ta có thể cho Amita là nguyên ngữ của A Di Đà Phật được. Có điều, theo như các nghiên cứu lâu nay, thuyết cho rằng Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經) là bản do Trúc Pháp Hộ dịch ra có sức thuyết phục lớn; hơn nữa gần đây thuyết cho rằng Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) mà tương truyền do Khương Tăng Khải (s: Sa∝ghavarman, Sa≡ghapāla; 康僧鎧, 460-524) dịch cũng do Trúc Pháp Hộ dịch, đã được đề xuất. Điều đáng chú ý là trong cả hai bản dị dịch nầy đều thấy xuất hiện từ “Vô Lượng”. Việc Trúc Pháp Hộ là dịch giả của hai kinh nầy hay không chẳng trở thành vấn đề, xin được miễn bàn nơi đây, nhưng nếu xét vài thí dụ về cách dùng của từ “Vô Lượng” nầy, ta thấy trong những bài kệ tỉnh thức của Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經, Taishō 12, 288ab) có các từ như “Vô Lượng” (無量), “Vô Lượng Giác” (無量覺), “Vô Lượng Thế Tôn” (無量世尊); trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經, Taishō 12, 272c, 273a) có “Vô Lượng Giác” (無量覺), “Vô Lượng Tôn” (無量尊), và tất cả đều thể hiện danh hiệu A Di Đà Phật. Theo Tiến Sĩ Địch Nguyên, điều nầy được xem như là một căn cứ có sức thuyết phục lớn, nhưng liệu có thể nhìn nhận như vậy được không ? Trong Đại A Di Đà Kinh (大阿彌陀經) thiếu bài kệ nầy nhưng các truyền bản khác đều có, cho nên nếu xét các thí dụ về cách dùng của từ “Vô Lượng” như đã nêu ở trên, ta thấy trong tiếng Sanskrit (theo Phạn Tạng Hòa Anh Hợp Bích Tịnh Độ Tam Bộ Kinh [梵藏和英合璧淨土三部經]) từ Amitāyu (vv. 1, 2, 3, 4, 11, 17) và Amitaprabha (vv. 5, 20) cũng được dùng đến, còn trong dịch bản tiếng Tây Tạng (cùng bộ trên) có từ tshe dpag med (vv. 2, 4, 11, 17) và ⎥od dpag med (vv. 1, 3, 5, 20); và trong Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (無量壽如來會) của Đại Bảo Tích Kinh (大寳積經, Taishō 11, 98a) cũng như Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (大乘無量壽莊嚴經, Taishō 12, 323c) chỉ dùng từ “Vô Lượng Thọ” (無量壽) mà thôi. Chính vì lẽ đó, nếu xét từ những thí dụ điển hình nầy, chúng ta không thể nào cho rằng nguyên ngữ của “Vô Lượng” là Amita được. Ngay như trong Bình Đẳng Giác Kinh và Vô Lượng Thọ Kinh, từ “Vô Lượng” cũng có được dùng đến, và nếu xét về mặt dịch thuật kệ tụng ta thấy rằng nó không thể được dịch y chan theo nguyên ngữ mà cần phải thêm bớt gì đó cho phù hợp với văn kệ tụng. Có nghĩa rằng nó cũng đồng trường hợp với bản Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ như đã đề cập ở trên. Trên đây là thí dụ điển hình nhất về từ “Vô Lượng” mà thường xuất hiện trong lịch sử phiên dịch kinh điển, từ đó chúng ta có thể đi đến kết luận rằng thuyết cho rằng Amita là nguyên ngữ của A Di Đà Phật không còn cơ sở để đứng vững nữa. V. Nguyên ngữ “Vô Lượng Thọ” Theo Tiến Sĩ Địch Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy một căn cứ bảo vệ cho thuyết cho rằng Amita<Am♦ta cũng là từ dịch nghĩa của “Vô Lượng Thọ”. Về ý nghĩa, “vô lượng thọ” tương đương với bất tử (不死, am♦ta, không chết, tuổi thọ lâu dài), cho nên xưa nay A Di Đà Phật vẫn được xem là đấng bất tử. Nếu xét quá trình lịch sử dịch kinh, ta thấy rằng người dùng từ “Vô Lượng Thọ” đầu tiên là Chi Khiêm. Trong Bồ Tát Sanh Địa Kinh do ông dịch mặc dầu có sự khác nhau về mặt truyền thừa và như đã trình bày ở trên rằng từ nầy có được dùng đến. Ngoài ra trong Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh (無量門微密持經, Taishō 19, 682a) cũng có xuất hiện từ nầy. Bản Phạn văn của kinh nầy ngày nay chỉ còn những mảnh rời rạc mà thôi, còn về Hán dịch ngoài bản nêu trên có 8 dịch bản22 được thực hiện từ thời Đông Tấn cho đến nhà Đường; bên cạnh đó, nó còn có dịch bản tiếng Tây Tạng,23 vì vậy số lượng dị bản không phải là không có. Tuy nhiên, khi xét các dị bản ấy, trong bản Hán dịch có từ “Vô Lượng Thọ” hay “A Di Đà”, còn trong bản dịch tiếng Tây Tạng có tshe dpag med được dùng đến, cho nên ta có thể biết rằng nguyên ngữ A Di Đà Phật trong kinh nầy là Amitāyus (tức Vô Lượng Thọ [無量壽]). Thế thì Chi Khiêm đã dịch trực tiếp từ tương đương với Amitāyus là “Vô Lượng Thọ”, cho nên không còn lý nào để có thể suy định ra được từ Am♦ta với nghĩa “bất tử” được. Nhân vật tiếp theo Chi Khiêm dùng từ “Vô Lượng Thọ” chính là Trúc Pháp Hộ, hơn nữa nếu theo dõi quá trình lịch sử phiên dịch kinh điển về sau nầy, chúng ta biết rõ rằng dịch ngữ nầy rất được mến chuộng trong giới dịch giả. Ta có thể cho rằng nó là từ song hành với “A Di Đà”.24 Như vậy, nếu chúng ta suy định xem thử nguyên ngữ của từ “Vô Lượng Thọ” thế nào qua các dịch bản tiếng Sanskrit, Tây Tạng hay dị bản Hán dịch, tất cả kết quả đều giống như đã trình bày ở trên. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy rằng không thể nào chấp nhận trường hợp ngoại lệ được. Dầu thế nào đi chăng nữa, “Vô Lượng Thọ” không phải chỉ giới hạn trong dịch ngữ Amitāyus mà thôi. Cho nên thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy xuất hiện trường hợp dịch ngữ Amitābha. Nếu như đơn cử kinh điển tiêu biểu cho trường hợp nầy, ta có Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) do Khương Tăng Khải (康僧鎧) dịch. Như Tiến Sĩ Tân Điền Tả Hữu (津田左右, Tsuda Sayū)25 đã luận chứng, nếu xét về các dụng lệ cũng như cách tự thuật trong các dị bản tiếng Sanskrit, Tây Tạng và Hán của Vô Lượng Thọ Kinh nầy, từ được dùng chủ yếu trong nguyên bản là Amitābha, nhưng nó không có nghĩa là “Vô Lượng Quang”, mà được xem như là có nghĩa “Vô Lượng Thọ”, tương đương với dịch ngữ Amitāyus. Nếu bảo rằng tại vì sao vậy, ta có thể cảm giác rằng tại vì ngôn từ “Vô Lượng Thọ” phù hợp với tư tưởng người dân Trung Hoa, dân tộc thường vui mừng với thuyết thần tiên và luôn mong cầu được trường sanh bất tử. Như vậy, dù có cho rằng “Vô Lượng Thọ” là từ biểu hiện mang tính Trung Hoa đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể suy tưởng ra từ Am♦ta được. Tuy nhiên, cũng không có lý nào cho rằng trong lịch sử dịch kinh không có trường hợp nói về mối quan hệ giữa A Di Đà Phật và Am♦ta. Giống như Tiến Sĩ Địch Nguyên đã từng nêu ra, vấn đề nầy có xuất hiện trong kinh điển Đà La Ni; tỷ dụ như trong Thần Chú Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ (拔一切業障根本得生淨土神呪, Taishō 12, 351c) có từ Am♦ta (阿彌利哆, A Di Lợi Đa) là từ tán thán đức Phật A Di Đà. Loại Đà La Ni (s: dh������ra⎞×, 陀羅尼) nầy được lưu truyền dưới nhiều loại khác nhau,26 bên cạnh đó một số bản đồng loại với nó được thêm vào phần sau Kinh A Di Đà và lưu truyền rộng khắp. Điều nầy đã được công nhận trong bản Đôn Hoàng, về mặt niên đại thì hầu hết các bản nầy không những chỉ được xem như được thành lập vào cuối thời Thinh Đường, về mặt nội dung thì thông thường từ Amitābha thể hiện cho A Di Đà Phật, chứ không có lý nào biểu hiện dưới hình thức Am♦ta được. Hơn nữa, trong các kinh điển Đà La Ni dưới thời nhà Tống, cũng có trường hợp người ta công nhận tên gọi Cam Lồ Đại Minh Vương (甘露大明王, Taishō 18, 553a) hay Kim Cang Cam Lồ Thân (金剛甘露身, Taishō 20, 932b) thay thế cho A Di Đà Phật, nhưng vấn đề cũng chẳng có gì khác cả. Do đó, có thể nói đây là lối giải thích đặc biệt của các kinh điển Đà La Ni đời sau nầy, và qua đó chúng ta vẫn không thể khẳng định rằng nguyên ngữ của A Di Đà có nguồn gốc từ Am♦ta được. VI. Nguyên ngữ “vô lượng thanh tịnh” Mặc dầu không trở thành căn cứ trực tiếp cho thuyết Amita<Am♦ta, ngoài hai nguyên ngữ Amitāyus và Amitābha vẫn có từ “vô lượng thanh tịnh” (無量清淨) được xem như là dịch ngữ có khả năng liên tưởng đến A Di Đà Phật. Đây là từ được dùng trong Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經, Taishō 12, 279b), ngoài ra trong Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh (老母女六英經, Taishō 14, 912c) do Cầu Na Bạt Đà La (Gu⎞abhadra, 求那跋陀羅, 394-468) dịch từ nầy cũng có xuất hiện một lần. Về dịch giả của Bình Đẳng Giác Kinh, thuyết cho Trúc Pháp Hộ (竺法護) là có sức thuyết phục nhất; mặt khác còn có thuyết cho là Bạch Diên (白延). Tuy nhiên, dầu là ai đi chăng nữa, kinh nầy vẫn được xem là xưa hơn Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, cho nên ta có thể biết được rằng việc sáng xướng ra dịch ngữ “vô lượng thanh tịnh” nầy vốn có trong Bình Đẳng Giác Kinh. Có điều nguyên ngữ nầy có nghĩa như thế nào thì vẫn chưa được rõ lắm. Tiến Sĩ Địch Nguyên thì không đả động gì đến từ nầy cả. Nhưng sau nầy Giáo Sư Tuyền Phương Hoàn (泉芳環, Izumi Hōkan)27 đã lập ra giả thuyết cho rằng có thể từ nầy được đọc từ nguyên ngữ Amita-ābha thành Amita-subha. Thông thường, thanh tịnh (清淨) không phải được dịch từ nguyên ngữ subha/śubha mà là suddha/śuddha; hơn nữa nếu xét bản dịch tiếng Tây Tạng28 của Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, nó là tshe dpag med (trong 2 bản Hán dịch khác [Taishō 14, 412b, 913c] là A Di Đà), cho nên vẫn có nghi ngờ rằng nguyên điển của từ “vô lượng thanh tịnh” nầy liệu có phải là Amita-subha hay chăng ? Theo Bình Đẳng Giác Kinh cho thấy, trên toàn thể tên gọi “A Di Đà Phật” cũng xuất hiện đến 8 lần,29 trong đó có 1 lần “vô lượng thanh tịnh A Di Đà Phật” (Taishō 12, 293c), như vậy từ “vô lượng thanh tịnh” nầy có thể biểu hiện đức Phật A Di Đà hay tự tánh thanh tịnh của cõi Tịnh Độ nơi ngài thường trú. Dầu gì đi chăng nữa, hẳn nhiên chúng ta không thể nào giả định ra một nguyên ngữ khác. VII. Kết luận Ngoài từ dịch nghĩa của “A Di Đà Phật” là “vô lượng thọ” (無量壽) như đã nêu trên, như chúng ta cũng biết còn có “vô lượng quang” (無量光)30 hay “vô lượng minh” (無量明)31 cũng thỉnh thoảng được dùng đến. Tuy nhiên, người ta cho rằng những từ nầy đều là dịch ngữ của Amitābha, cho nên không cần phải đặt ra vấn đề để làm gì nữa. Do đó, qua những khảo sát như đã trình bày ở trên, nguyên ngữ của “A Di Đà Phật” có 2 từ là Amitāyus và Amitābha, và chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng về mặt văn bản học ngoài hai từ đó ra không có từ nào khác nữa. Dĩ nhiên, cũng không phải qua đây mà tất cả các vấn đề có liên quan đến tên gọi “A Di Đà Phật” đã được giải quyết xong xuôi. Tỷ dụ như vẫn còn lại vấn đề chưa sáng tỏ là âm dịch “A Di Đà” vốn được âm tả từ hai nguyên ngữ nầy hay chăng. Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể biết được rằng âm tiết cuối cùng của hai nguyên ngữ nầy bị giản lược đi, hay người ta phát âm với mẫu âm cuối cùng bỏ lững (do đó, ngay khi ấy tử âm cuối cũng bắt đầu biến hóa luôn). Nếu vậy thì cả hai nguyên ngữ Amitāyus và Amitābha cũng có thể được dùng như nhau. Một khi xác chứng được nguyên ngữ của “A Di Đà” là Amitāyus và Amitābha, chúng ta sẽ có một cứ điểm để suy luận về nguồn gốc của “A Di Đà Phật”. Trước hết, thuyết truy tìm nguồn gốc của “A Di Đà Phật” trong thần thoại Vi•⎞u với nguyên ngữ Amita<Am♦ta không thể nào tồn tại được. Vấn đề còn lại nơi đây có thể nêu ra rằng Amitāyus và Amitābha là hai từ khác nhau, ý nghĩa cũng không giống nhau, tại sao cùng một đức Phật mà lại được thể hiện dưới hai tên gọi khác nhau như vậy, ngay từ ban đầu cả hai nguyên ngữ nầy được dùng như nhau chăng, hay từ nầy được dùng trước và sau đó từ kia được thêm vào chăng, nhìn chung hai nguyên ngữ nầy vốn phát xuất từ đâu ? Nếu như truy cứu các vấn đề nêu trên, tất nhiên chúng ta sẽ tìm ra được mối quan hệ về nguồn gốc của Phật A Di Đà. Ý đồ của bài viết nầy cũng nhằm giải quyết vấn đề như vậy. Tư Tưởng Của Vĩnh Minh Diên Thọ Về Tịnh Độ Giáo Dưới Thời Nhà Tống (Yen-Shou’s Thoughts on Pure Land Buddism in the Sung Dynasty) Tịnh Độ Giáo dưới thời nhà Tống phát triển dưới hình thức dung hòa, hỗn hợp với các tông phái khác. Ta có thể phân chia thành 3 hệ thống rõ rệt như sau: 1. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiên Thai như Tri Lễ (知禮), Tuân Thức (遵式), Trí Viên (智圓), Tông Hiểu (宗曉), v.v., 2. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Luật Tông như Nguyên Chiếu (元照), Giới Độ (戒度), v.v., và 3. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiền Tông như Diên Thọ (延壽), Nghĩa Hoài (儀懷), Tông Trách (宗賾), Thanh Liễu (清了), v.v. Thông qua các trước tác cũng như sử truyện của Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽, 904-975), đại biểu nỗi bật cho hệ thống những nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiền Tông, bài viết nầy đặc biệt khảo sát vấn đề tư tưởng Tịnh Độ Giáo đã tiến đến dung hợp với tư tưởng Thiền dưới hình thức như thế nào. Ban đầu sự dung nhập tư tưởng Tịnh Độ Giáo nhờ các Thiền gia được thể hiện qua lời nói của Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠, ?-775)32 trong Chư Gia Niệm Phật Tập (諸家念佛集)33 rằng: “Lời dạy về tông phái đều thông, hiểu và hành kiêm tu, thầy dạy rõ yếu chỉ, chuyên cầu vãng sanh, lấy niệm Phật làm chủ xướng của tông môn.” Bên cạnh đó, Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) còn cho rằng: “Lập phép cầu đảo, vị tăng bị bệnh qua đời, mọi người xướng Di Đà ắt sẽ về cõi Tịnh Độ.”1 like -
Lời dịch giả: Tháng 10-1993, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother's Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm. ____________ Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đã tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v.v... Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn. Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin. Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát. Columbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu. Phần lớn lãnh thổ xứ nầy được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này thì rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh, có nhiệm vụ che chở cho nhân loại. Vì đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bởi những đám mây mù, thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt, khó ai có thể vượt rừng đến đó được. Năm 1974, một phi công bay lạc vào phía Đông Bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn tọa lạc giữa rừng. Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đã thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của nhiều quốc gia khác nhau kéo đến đây nghiên cứu. Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ, do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya. Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với những hệ thống đường xá được lót bằng đá hết sức công phu. Đặc biệt hơn nữa, quanh thành phố còn có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu, chứng tỏ người xưa đã hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh. Theo các nhà khảo cổ thì thành phố này đã được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triển, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Nếu thế, lịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đã sống tại đây? Tại sao họ lại biến mất, không để lại một dấu tích gì trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường xá tinh vi kia? Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đã trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường xá vẫn còn rất tốt, không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa, bảo trì thì chỉ vài chục năm đã hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá là những thửa ruộng trồng lúa và khoai, chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp. Một điểm đặc biệt là mỗi ngã tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những ký hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ. Bản đồ đường xá hay bản đồ chỉ dẫn điều gì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục, tập quán, nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề tìm thấy một dấu tích đặc biệt gì về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia. Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập, không giao thiệp với ai. Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đã xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường xá xây bằng đá này, nhưng họ vẫn không biết vì sao một nền văn minh như vậy lại suy tàn và biến mất, không để lại dấu tích nào? Vì người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra, không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ. Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hóa với những người tỉnh thành, thì người Kogi rất thận trọng và kín đáo, rút lên những vùng núi cao, không tiếp xúc với ai hoặc chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi. Đầu năm 1993, ký giả Alan Ereira, phóng viên của đài BBC tại Columbia, nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, đã chấp thuận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp của họ. Ký giả Ereira đã viết: “Đây là một biến cố đặc biệt. Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được đến phỏng vấn, quay phim? Họ muốn gì đây? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hội Tôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gửi một thông điệp? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạc với ai, rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó, nên chúng tôi đã tìm được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch”. Phái đoàn của ký giả Ereira gồm 6 người, 2 ký giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu hình đã lên đường vào đầu năm 1993. Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo, lội suối, họ đã đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra. Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắt ngang qua bờ vực. Được thông báo trước, một phái đoàn Kogi đã ra đón tiếp trước bờ vực. Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm. Một người lớn tuổi đã bắt đầu bằng một bài diễn văn ngắn: - Chúng tôi là những trưởng lão của dân Kogi, chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đã được Hội Đồng Trưởng Lão thảo luận rất kỹ và đồng ý. Chúng tôi là con cháu của một giống dân cổ, một giống dân đã có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi, trước khi tổ tiên của các ông ra đời. Vì chúng tôi có mặt từ trước, chúng tôi tự coi mình là những người anh lớn trong đại gia đình nhân loại, do đó chúng tôi là anh và các ông là em. Theo lệ thường trong gia đình, người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em; nhưng chúng tôi biết rằng các em còn trẻ quá, còn hung hăng quá, còn cứng đầu, cứng cổ, ngang bướng quá, chưa thể học hỏi được gì, nên trải qua mấy ngàn năm nay, chúng tôi, những người anh, đã quyết định giữ thái độ im lặng. Chúng tôi hy vọng theo thời gian, các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đã tạo. Tiếc thay thời gian qua nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được gì lại còn tiếp tục phá hoại gia tài Mẹ Cha để lại, do đó những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đã tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi. Các ông được tự do nghiên cứu, ghi nhận, quay phim, chụp hình và làm tất cả những gì cần thiết, và sau đó chúng tôi có một thông điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt qua chiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi. Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đã dừng lại hoặc chúng tôi đã đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử. Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đã làm việc không ngừng. Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đã tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận. Chuyên viên thu hình đã làm việc không nghỉ, ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh tài liệu. Chuyên viên y tế đã khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về tình trạng sức khỏe của những người dân tại đây. Điều đặc biệt là tuy sống trong một tình trạng có thể tạm gọi là “thiếu tiêu chuẩn vệ sinh” theo quan niệm của những người “văn minh” như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả. Hàm răng của họ rất tốt, ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộ lạc khác cũng không hề có tại đây. Tôi xin xác nhận rằng tất cả những gì chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó. Vì thời gian quá ít, chúng tôi chỉ làm được những gì có thể làm và chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra, nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đã có một lý do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn tò mò tìm hiểu thêm làm gì. Các Trưởng Lão xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều gì nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn cho đời sống yên lành của những người dân trong vùng. Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung. Mỗi khi cần làm việc gì thì mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiên. Chúng tôi đã chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng. Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy. Vì con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự. Chúng tôi được biết mỗi làng có một Hội Đồng Trưởng Lão. Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ, bên trong đựng vôi. Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi. Một Trưởng Lão cho biết: chiếc ống vôi tượng trưng cho đời sống. Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó vì đời sống luôn luôn thay đổi, tiếp diễn không ngừng. Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sống. Sở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng vì hành động đó làm cho đời sống trở nên ý nghĩa hơn. Tôi không hiểu rõ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm. Vị Trưởng Lão đã nói: ”Đời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con người biết mài dũa thân và tâm để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn”. Ký giả Ereira kết luận: “Tôi đã quan sát việc này rất lâu mà không thể giải thích gì hơn. Theo tôi thì có lẽ đây là một phương pháp tĩnh tâm, ý thức hành động của mình, một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của người Á Châu. Việc mài dũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích”. Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây. Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng. Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nhìn thấy các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng gì cả. Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ. Một vị Trưởng Lão cho biết đây là trung tâm sinh hoạt của làng, mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến, không có Tù Trưởng hay một ai nắm quyền hành cả. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy. Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lãnh đạo, mọi quyết định đều là quyết định chung. Phải chăng đây là một hình thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đã có từ ngàn xưa? Theo chỗ chúng tôi dò hỏi thì không có một điều gì được làm nếu không có sự đồng ý chung, nhưng quyết định chung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus). Thật khó có thể tưởng tượng một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ?” Đơn vị nhỏ nhất của xã hội Kogi là đơn vị gia đình. Trung bình một gia đình gồm Cha Mẹ và các con nhỏ. Khi trẻ em còn nhỏ chúng được nuôi dưỡng bởi Cha Mẹ, phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái. Nếu có bệnh tật thì các em được đưa đến cho các Trưởng Lão chữa bệnh. Đôi khi các Trưởng Lão cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận, cho rằng đó là luật thiên nhiên. Nếu sống được đến lúc trưởng thành thì người Kogi có tuổi thọ rất cao, tuổi trung bình của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa. Một Trưởng Lão cho biết: “Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiên. Ngoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng theo, do đó con người phải biết tìm môi trường thích hợp để sống. Chính vì sống trái với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra, đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con người chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống”. Khi đứa nhỏ được khoảng bảy tuổi thì chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại ở cách đó không xa để được giáo dục thêm về cách sống tự lập. Khi được hai mươi mốt thì đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng Lão học hỏi và khi gần ba mươi mới bắt đầu khởi sự lập gia đình riêng. Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thường được gán cho các dân tộc còn man dã. Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị. Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại. Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ vì người nữ “mát tay” hơn người nam. Một Trưởng Lão cho biết: “Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt, canh tác khác có thể làm hoa mầu nảy sinh rất nhiều, nhưng có nhiều để làm gì? Gia đình nào thì cũng chỉ ăn ngày ba bữa. Có nhiều sẽ tạo nên tình trạng tham lam, tạo ra phiền toái vô ích. Thiên nhiên đã lo liệu chu toàn thì cứ theo đó mà sống. Các ông hãy nhìn kia, chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu? Các thú rừng khác cũng thế, chả loài nào thiếu ăn cả, vậy tại sao con người phải lo tàng trữ, gia tăng thu hoạch thực phẩm? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên, có nhiều hơn cái mình cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bản của thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi. Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủ, hoàn toàn không có gì dư thừa và do đó tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác”. Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá. Khác hẳn với những bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có võ khí. Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào, dù lớn hay nhỏ. Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xã hội học. Từ trước đến nay, các lý thuyết đều cho rằng những bộ lạc dã man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn cây trái trong rừng. Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một sự kiện độc đáo, lạ lùng hiếm có và khó giải thích. Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên. Có lẽ vì lý do đó trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đã thấy rất nhiều hươu, nai, thỏ rừng, chồn cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hãi. Vì chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏi, nghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây. Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi, có lẽ vì chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy! Phái đoàn đã ghi nhận việc một Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩa gì khác”. Cách ăn uống, làm chủ vị giác là bài học vỡ lòng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ. Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ, Ông Bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên. Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sức lạ lùng, có một không hai. Khi được khoảng hai mươi tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm. Ký giả Ereira đã ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau: Thanh niên ngồi quay mặt vào vách, vị Trưởng Lão bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng. Ông nói: “Ngươi hãy xoay chiếc ống thật từ từ, thong thả, ý thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy. Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quý báu như vôi đựng trong ống, phải biết quý trọng đời sống của mình cũng như của mọi sinh vật. Tất cả hiện diện nơi đây vì một ý nghĩa nhất định chứ không phải tình cờ”. Trong một hang đá khác, một Trưởng Lão giảng dạy về cách canh tác: “Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ vì cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra. Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chở ngươi khi cần thiết, vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối. Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ý thức rõ rệt về sự tương quan mật thiết này. Phá hoại trật tự này là phá hoại đời sống và phá hoại đời sống chính là tự hủy đó”. Ký giả Alan Ereira kết luận: “Trong suốt chín năm ngồi quán xét sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con người và con người, người và thú vật, người và rừng cây, người và con suối, mà họ biết tôn trọng thiên nhiên, không giết hại, không ăn thịt cá. Họ biết ý thức sự sống tràn đầy trong thiên nhiên, từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng bé nhỏ, từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các giòng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng. Tâm thức họ tràn đầy các hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết... Chắc chắn điều này phải có một kết quả lạ lùng nào đó vì khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá, con người đó phải là một con người ý thức rất sâu xa về mình và sự tương quan giữa mình và mọi vật. Khi đó họ trở nên một con người mà theo tập tục của xã hội Kogi là người đã trưởng thành, có thể lập gia đình, có bổn phận với xã hội hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lão để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này. Danh từ “Trưởng Lão” của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người khôn ngoan (wise man) mà thôi”. Muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lão, một thanh niên còn phải học hỏi trong nhiều năm. Một trong những phương pháp quan trọng là việc tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức vũ trụ”, nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Đa số các Trưởng Lão thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên, vì đối với họ việc tĩnh tâm là mục đích chính của đời sống. Các nhu cầu như ăn uống chỉ là phụ thuộc. Người ta chỉ bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ rồi, nhưng người ta không thể sống mà thiếu ý thức về mình được. Một vị Trưởng Lão cho biết: “Vũ trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Biết rung động với vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi chín năm trong động đá đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta phải nổ lực tìm hiểu về mình, vì biết mình chính là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên. Đã hiểu được các định luật này một cách sâu xa thì làm sao có thể làm trái với nó được? Sở dĩ con người làm việc sai quấy vì họ không biết mình, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những giá trị do tập đoàn tạo ra chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa. Sống như thế không thể gọi là sống. Đó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ lâu rồi!” Đối với người Kogi, việc chết cũng rất giản dị. Khi cảm thấy đã đến lúc phải ra đi, một người già thường tìm vào một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết. Họ không làm đám tang, gia đình than khóc như những bộ lạc khác, mà họ cho rằng đó là một việc bình thường, không có gì đáng quan tâm. Một điểm hết sức đặc biệt nữa của người Kogi là họ không hề có một tín ngưỡng thờ thần linh hay vật tổ như các bộ lạc khác. Truyền thống nơi đây chú trọng trên căn bản tĩnh tâm suy gẫm nên họ đã có những quan niệm hết sức đặc biệt, khác hẳn với những nền văn minh khác tại Nam Mỹ. Theo quan niệm của người Kogi truyền từ đời này qua đời khác thì thuở ban sơ, vũ trụ hoàn toàn trống rỗng, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay bất cứ một cái gì và chính cái trống rỗng uyên nguyên đó được gọi là “Mẹ Vũ Trụ” hay Kaluna. Danh từ “Mẹ Vũ Trụ” không phải một đấng Hóa Công (Creator) mà chỉ là một tâm thức (Mind), một trạng thái tuyệt đối hoàn hảo của tâm thức. Một Trưởng Lão đã nói: “Các quan niệm như tinh tú, mặt trời, mặt trăng, đất nước gió lửa từ đâu đến? Phải chăng từ tâm thức này sinh ra? Chính tâm thức đó phát sinh ra tư tưởng và khi tư tưởng vận hành, giống như cuộn chỉ xoay từ sợi, mà tất cả mọi vật đều phát sinh. Tóm lại, tất cả đều do Tâm tạo. Có tất cả chín thế giới phát sinh từ tâm thức vũ trụ cũng như một người Mẹ sinh ra chín đứa con. Một đứa con có một đặc tính hay sắc thái tiêu biểu bằng các màu sắc khác nhau. Thế giới thứ chín chính là cái thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống. Tất cả mọi thế giới đều tuân theo những quy luật nhất định liên quan đến việc sinh ra, lớn lên, phát triển rồi chết đi. Đó là định luật thiên nhiên không thể thay đổi. Ý thức rõ rệt các định luật này rất quan trọng vì nó là cây cầu tâm thức nối liền chúng ta và các cảnh giới khác và sau cùng với Mẹ Vũ Trụ (Kaluna). Chính vì ý thức mà người ta biết rằng trái đất này không phải tạo ra riêng cho loài người mà cho tất cả mọi sinh vật khác nữa”. Ký giả Ereira đã đặt câu hỏi về Kim Tự Tháp và thành phố bỏ hoang với Trưởng Lão người Kogi nhưng họ lắc đầu từ chối không tiết lộ gì về lịch sử của thành phố đó. Mặc dù họ tự nhận là con cháu của những người đã xây cất ra thành phố đó nhưng họ cho biết: “Tại sao các ông cứ quan tâm đến những ký hiệu lạ lùng, những tấm bản đồ bằng đá kia làm chi? Các ông sẽ không thể hiểu nổi những ẩn nghĩa đó khi tâm các ông còn xáo trộn. Các tâm hồn non dại, chưa trưởng thành, chưa biết làm chủ mình thường chỉ thích tò mò chạy theo những gì kỳ lạ, những hão huyền bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong để hiểu chính mình. Chỉ khi biết mình thì mới biết được những điều mà Kim Tự Tháp kia được xây cất vào việc gì và những tảng đá ghi khắc các ký hiệu kia để chỉ dẫn những gì. Khi xưa tổ tiên của chúng tôi đã biết rõ những điều này nhưng khi con người trở nên tham lam, ích kỷ, giết hại, ăn thịt cá, phá hoại trật tự của thiên nhiên thì tổ tiên chúng tôi biết không thể thay đổi gì được. Họ rút vào rừng sâu núi thẳm, chờ đợi những người em sẽ rút tỉa những bài học mà họ phải học, những lỗi lầm mà họ đã gây ra, nhưng tiếc thay đã bao lâu nay hình như chẳng mấy ai học hỏi được điều gì hết!” Sau ba ngày ghi nhận, tiếp xúc và quay phim, buổi tối hôm ấy, mọi người quây quần trong căn nhà chính để nghe một Trưởng Lão tuyên bố về thông điệp mà họ muốn gửi cho thế giới. Đó là một ông lão lớn tuổi nhưng còn khỏe. Nhìn hàm răng còn nguyên vẹn, mọi người nghĩ ông lão chỉ vào khoảng sáu mươi là nhiều nhưng về sau ký giả Ereira được biết vị Trưởng Lão này đã sống trên một trăm năm rồi. Hầu như vị Trưởng Lão nào cũng đều trên một trăm tuổi trở lên cả. Chúng tôi không nhìn thấy những dấu vết già yếu, bệnh tật trên thân thể họ như vẫn thường thấy ở các bộ lạc khác. Vị Trưởng Lão lên tiếng: “Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho các em trong gia đình nhân loại. Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng hiện nay nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra. Thứ nhất, nhân loại cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một Mẹ. Dù chúng ta có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu hề khác biệt. Khi đói chúng ta đều đói như nhau, lúc khát chúng ta đều khát như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên phải như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một Mẹ, nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi! Sống xa Mẹ đã lâu, các em đã quên hẳn người Mẹ sinh ra các em, săn sóc, che chở, nuôi dưỡng các em. Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài Mẹ Cha để lại, phá hoại một cách không thương tiếc, không một mảy may thương tiếc! Các anh đây sinh trước, gần Cha Mẹ hơn nên hiểu được lòng Mẹ Cha đang tan nát, đau khổ. Mẹ đã buồn vì các con sinh sau nở muộn đã không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết, hận thù nhau, làm hại lẫn nhau khiến Mẹ Cha khổ sở vô cùng. Không những thế, các em còn dày xéo lên thân thể Mẹ Cha mà không biết rằng các em đang giết hại chính đấng đã sinh ra các em. Các anh biết rõ việc này nên chỉ muốn khuyên các em hãy dừng lại, quan sát và ý thức việc làm hiện nay của các em vì giết hại đấng sinh thành ra mình chính là giết hại chính mình đó. Mẹ của các em là ai? Chính là trái đất này. Lòng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi. Này các em! đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có Mẹ. Nếu trái đất bị hủy hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh. Các anh không biết trong vòng vài năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy gì tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo trì môi trường sinh sống. Tại sao được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, thế hệ trước đã giữ gìn cẩn thận, đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em lại phá nát không hề thương tiếc? Làm sao các em có thể tự hào rằng mình “văn minh” khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một khổ đau nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã “tiến bộ” khi con người ngày càng gia tăng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi? Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, không thể vi phạm được? Lòng các anh vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng hãy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại, nếu không thì trễ quá mất rồi!” Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật khó có thể tin rằng những người Kogi lại biết rõ tình trạng phá hoại môi sinh và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay khi họ không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Tuy nhiên điều này có lẽ cũng không sai vì có nhiều bằng chứng rằng môi trường sinh sống của nhân loại đang bước vào một giai đoạn nguy kịch rõ rệt. Một bằng chứng hiển nhiên là lớp tuyết trên đỉnh Sierra trước kia vẫn đóng rất dày mà nay chỉ còn trơ lại một vài mảng mà thôi. Gần đỉnh núi có một hồ nước rất lớn, vốn là nơi lưu trữ nước khi tuyết tan vào mùa hè. Hồ nước này sẽ đổ xuống các sông ngòi, chảy qua những đồng bằng trước khi chảy ra biển. Hiện nay hồ nước này cũng đã gần cạn khô, mực nước tại sông ngòi quanh vùng đều xuống rất thấp và dân chúng ở vùng đồng bằng đã than là suốt mấy năm nay, nạn hạn hán đã hoành hành dữ dội, số lượng thóc lúa thu hoạch được càng ngày càng xuống rất thấp. Khắp nơi trên thế giới, người ta nói về tình trạng nhiệt độ gia tăng (Global Warming) gây ra bởi nạn đốt rừng, phá núi, xẻ đường và hậu quả của những ô nhiễm kỹ nghệ. Thêm vào đó biển cả cũng gặp nhiều khó khăn bởi việc các chất cặn bã gia tăng, giết hại các vi sinh vật, căn bản của đời sống các loài thủy tộc. Thêm vào đó, việc phát triển các kỹ thuật đánh cá tối tân bằng các tấm lưới khổng lồ như lưới vét (Drift Net) của các quốc gia tân tiến đã làm nhiều dân tộc sống ở ven biển gặp nhiều khó khăn về thực phẩm vì chẳng còn có cá để ăn”. Người ta đã tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa thế giới sẽ lâm vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng. Nạn đói kém sẽ xảy ra khắp nơi, và những quốc gia làm chủ được thực phẩm sẽ là những quốc gia có quyền lực mạnh nhất. Biết rõ nguy nan này, các quốc gia tân tiến đang phát động những căn bản kinh tế, kỹ nghệ mới đặt trên vấn đề môi sinh mà nạn nhân đầu tiên sẽ là các quốc gia kém mở mang, chậm tiến. Chính những quốc gia này sẽ trở thành miếng mồi ngon để các quốc gia tân tiến kéo đến mở mang kỹ nghệ, phóng uế bừa bãi các chất cặn bã, và phá hoại môi sinh. Nhân danh khoa học kỹ thuật, các quốc gia tân tiến đang cho thuyên chuyển những nhà máy, kỹ nghệ từ xứ họ qua những quốc gia khác dưới những danh nghĩa rất tốt đẹp như hợp tác, phát triển kỹ thuật. Hiển nhiên họ đã ý thức tình trạng phá hoại môi sinh và hậu quả của nó trong quốc gia của họ và quyết định nếu kỹ nghệ là cần thiết thì hậu quả của nó phải xảy ra một nơi nào khác chứ không phải trên lãnh thổ của họ. Nói một cách khác, chính sách “thực dân mới” sẽ không xây dựng trên tình trạng chiếm đất, nhưng sẽ đặt trên căn bản phá hoại môi sinh tại những nơi khác, vì đây là một sự phá hoại có tính cách vĩnh viễn, không thể phục hồi. Những quốc gia mà môi sinh bị phá hoại sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi tình trạng thực phẩm thiếu sót vì đất mầu bị phá hoại, rừng rậm bị phá hủy, biển cả và đất đai chứa đựng toàn những chất ô nhiễm. Dĩ nhiên dân chúng sẽ bị những bệnh tật kỳ dị không thể chữa, những thứ bệnh có thể gây tổn thương đến yếu tố di truyền và hoàn toàn suy kiệt nhân lực (Oligarchy) bởi các hóa chất kỹ nghệ. Thế giới ngày nay đang bước vào một khúc quanh lịch sử mà trong đó tình trạng môi sinh sẽ đóng một vai trò thiết yếu, quan trọng. Khi phái đoàn ký giả đài BBC rời rặng Sierra vào tháng hai năm 1993, những người Kogi đã ân cần nhắn nhủ: “Xin các ông hãy mang thông điệp này ra gửi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã thực sự nguy kịch lắm rồi! Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ nữa đây?”1 like
-
Xin Nhờ Giúp đỡ
gokien99 liked a post in a topic by Maximus
Không xấu đâu, về già gặp vận 54-63 quá tốt, bản mệnh cũng đã được Thiên đồng đắc dịa thủ mệnh thì bác có vung tay tiêu tiền cũng không hết. :lol: Quy luật bù trừ mà, khổ trước sướng sau nếu tu nhân tích đức tốt.1 like -
Xin Nhờ Giúp đỡ
gokien99 liked a post in a topic by Maximus
Kính bác Haithienha: Cháu thấy đương số có Nhật Nguyệt đồng thủ tại cung Phúc mà không được Tuần - Triệt - Hóa kỵ thì quả là xấu, nhưng vì non gan nên không dám nói là quá xấu. Anh này cần phải ăn ở phúc đức để tạo phúc thực tại bù lại cho cung Phúc tại lá số mới ổn được phải không bác? Mệnh có Thiên Đồng đắc địa lẽ ra lại rất tốt, nhưng gặp phải giáp Kình Đà, lại hội không - Kiếp nên thành ra phá cách. Cung quan lộc; Cung điền trạch mà không gặp Tuần - Triệt thì hay biết bao nhiêu. Âu cũng là cái số.1 like -
Nhật -Nguyệt đồng lâm tại Sữu thiếu hóa kỵ và tuần -triệt nên phúc đức kém , dòng họ ly tán .Tuần +Triệt cùng án ngữ cung điền và quan nên suốt đời không tậu được nhà cửa điền sản ,công danh sự nghiệp cũng chẵng có Mệnh giáp Kình giáp Đà ,sách có câu [ vi thất khiếu ] cũng may còn có song lộc cho nên đủ ăn đủ mặc ,không đến nỗi thành đệ tử cái bang .Nói chung cuộc đời kém may mắn hoàn toàn cho đến hậu vận sau 54t mới được yên ổn1 like
-
Xin Nhờ Giúp đỡ
gokien99 liked a post in a topic by Maximus
- Bản mệnh Mộc lại đóng ở cung Hợi (thủy), thủy sinh mộc là được tương sinh. Như vậy bản mệnh luôn được may mắn vì được địa lợi. Bên cạnh đó, có chính tinh là Thiên đồng đắc địa mang đến nhiều may mắn, giàu sang, phúc thọ song toàn. Nhược điểm của Thiên đồng thủ mệnh là: Không quyết đoán, không bền chí, chóng chán trong công việc, hay bỏ dở nửa chừng, hay thay đổi lập trường, thiếu kiên định. Có lẽ vì vậy việc phấn đấu quan trường không tốt bằng tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hùn hạp kinh doanh. - Có Lộc tồn đóng tại mệnh, có thêm Ân quang - Thiên quý - Hóa lộc hội họp thì tiền tài phát đạt không lo nghèo khó. Bởi mệnh có Lộc tồn, Kình - Đà giáp hai bên, gặp Không - Kiếp hội chiếu nên thiếu thời phải chịu vất vả cuối đời mới giàu có (Kình - Đà che chở cho Lộc tồn chống lại Không - Kiếp). - Thân cư Quan, đóng tại Mão: Có Cự - Cơ đắc địa, đắc cách Cự - Cơ Mão - Dậu nhưng tiếc là gặp phải Tuần - Triệt nên gặp khó khăn vất vả lúc đầu, sau mới được hanh thông. - Phúc đức: Nhật - Nguyệt đắc địa đồng cung tại Sửu nên ít được hưởng phúc đức của dòng họ, hay gặp trở ngại trên đường đời, họ hàng khá giả nhưng ly tán. - Tài bạch: Đóng tại Mùi, vô chính diệu gặp Kiếp, Đà lại hay. Có Nhật Nguyệt tại Sửu chiếu về nên rất tốt. Số này sẽ giàu có. * Xét tổng thể: Số lận đận vất vả lúc đầu nhưng về cuối đời sung túc an nhàn. Vận hội tốt nhất cho cuộc đời là từ năm 54 đến 63. Từ 34 đến 53 tạm được. Vài lời luận giải mang tính học hỏi, bạn đợi bác Haithienha tư vấn sẽ chắc hơn.1 like -
Rớt nước mắt cảnh bé lớp 3 khất thực nuôi cha mẹ bệnh tật (Dân trí) - Đang học lớp 3, nhưng em đã phải gánh vác tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong gia đình. Hằng ngày ngoài việc đi học, em phải đi khất thực để nuôi cha mẹ bạo bệnh và viết tiếp ước mơ được đến trường... Gia đình anh Hiền chị Nhi giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào hai đứa con 9 và 5 tuổi đi xin ăn. Anh em của anh Hiền cũng mang số kiếp nghèo nên chẳng giúp được gì, chính quyền cũng chỉ giúp đỡ trong giới hạn... (Ảnh: Hà Thanh) Đó là em Phan Đình Hậu (SN 2001), học sinh lớp 3D trường Tiểu học Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có hoàn cảnh vô cùng khốn khó. Để được rõ hơn về câu chuyện một cậu bé chỉ mới lớp 3 đã là trụ cột của gia đình, đang phải gồng gánh hết sức mình nuôi cha mẹ mang bệnh hiểm, chúng tôi ngược về xóm 12, xã Quỳnh Thạch tìm gia đình em Phan Đình Hậu. Trước mắt là ngôi nhà ẩm thấp nằm khuất ở cuối thôn. Cố gắng cúi đầu chui qua cửa chính thấp lè tè, trong gian nhà tối, hình ảnh cha mẹ Hậu nằm bất động trên giường cũ nát, cơ thể người mẹ đang phồng lên vì căn bệnh hiểm, khiến người ngoài không khỏi kinh hãi và xót thương. Gia đình anh Hiền, chị Nhi cần lắm đến sự giúp đỡ của cộng đồng (Ảnh: Hà Thanh) Càng không thể cầm được nước mắt khi nhìn Hậu mang trên vai chiếc bị rách tướp, đứng thều thào nói với cha mẹ: “Bố mẹ ơi con đi ra chợ đây. Con đi xin chút gì về cho bố mẹ nha, giờ chắc bố mẹ đói lắm rồi. Bố mẹ cố gắng chờ con về nha...”. Nói đoạn Hậu chào chúng tôi rồi mang bị đi. Trong lúc chờ Hậu đi ra chợ kiếm ăn, chúng tôi khó khăn lắm mới nói chuyện được với vợ chồng anh Phan Đình Hiền (42 tuổi) và chị Lê Thị Nhi (41 tuổi). Muốn tâm sự với chúng tôi nhưng cả hai vợ chồng anh chị chỉ nói được mấy câu rồi như đắng trong cổ, không nói thêm được gì. Qua tìm hiểu được biết anh Hiền gia đình nông dân nghèo khó, bố mẹ mất sớm, sức khoẻ yếu nên mãi 30 tuổi mới lấy chị Nhi (lúc đó chị Nhi cũng đã mang bệnh phong). Họ có với nhau được hai mặt con là Phan Đình Hậu (9 tuổi - học lớp 3) và Phan Đình Thất (5 tuổi) đang học mầm non xã Quỳnh Thạch). Cuộc sống vợ chồng anh những năm đầu khá đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cả anh Hiền và chị Nhi đột nhiên sinh bệnh hiểm nghèo và nằm liệt giường. Chị Nhi sau khi sinh cháu Phan Đình Thất lại bị thêm bệnh khớp biến chứng vào tim khiến người bị phù, bụng trướng to, không thể đi lại được. Chưa dừng lại ở đó, cuối năm 2009 “may mắn” nhờ có sổ bảo hiểm của hộ nghèo, chị Nhi được đưa đi bệnh viện khám, các bác sỹ lại phát hiện chị bị ung thư buồng trứng. Tưởng chừng nỗi đau chỉ xảy ra với người vợ nhưng sau một lần đi khám ở bệnh viện, anh Hiền cũng được các bác sỹ cho biết anh đang mang một khối u ở ổ bụng và chẩn đoán là bị ung thư. Bước ngoặt gia đình, cuộc sống vất vả, thiếu thốn trăm đường... bắt đầu định đoạt số phận bé Hậu và bé Thất từ đó. Ở nhà là trụ cột gia đình, đến lớp là học sinh ngoan Cô Hồ Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm của em Hậu, cho biết, đến lớp cháu là một học sinh ngoan, chăm học, tiếp thu nhanh, chữ viết rất đẹp. Hoàn cảnh gia đình Hậu hiện nay quả là rất éo le, nhà trường đã nhiều lần tổ chức quyên góp tiền, sách vở, quần áo giúp em để em vượt qua hoàn cảnh khó khăn, giúp em không phải bỏ học dở chừng. Ở gia đình giờ em Hậu là lao động chính, là trụ cột... tất cả mọi công việc đều đổ dồn lên đôi vai bé bỏng. Hằng ngày hai anh em Hậu và Thất vẫn phải đi chợ xin ăn nuôi cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo (Ảnh: Hà Thanh) Từ sáng sớm, hai anh em Hậu hành khất ra chợ xin ăn để nuôi cha mẹ. Trước đây hai em hay đi xin ở chợ Quỳnh Thạch cách nhà khoảng 200m nhưng xin mãi ở chợ xép chẳng được là bao. Gần đây hai anh em phải ra tận chợ Quỳnh Văn cách nhà đến 3km để khất thực. Những buổi ở chợ gặp người quen biết thương hoàn cảnh của hai anh em, họ thường cho nắm gạo, củ khoai, miếng thịt, con cá. Hết mỗi buổi chợ, hai anh em mang về nấu cháo cho cha mẹ. Đi xin ăn về đã gần 12 giờ trưa. Cháu Hậu vội vàng nhóm củi nấu cháo cho kịp giờ học buổi chiều. Hậu cho biết bố mẹ chỉ ăn được cháo thôi, “hôm nay cháu xin được một ít thịt mỡ và da lợn, chắc bố mẹ sẽ ăn được nhiều cháo hơn...”. Nghe Hậu nói mà nước mắt tôi tuôn trào, xúc động trước lời con trẻ hồn nhiên đến đáng thương. Ông Nguyễn Văn Hạnh, xóm 12 Quỳnh Thạch, cho biết, gia đình anh Hiền chị Nhi thuộc diện nghèo khổ nhất huyện Quỳnh Lưu. Hai người đều bị bệnh hiểm nghèo, lại chỉ trông chờ vào đứa con nhỏ 9 tuổi hằng ngày phải đi ăn xin ở chợ. Tết vừa rồi các tổ chức đoàn thể trong xã, xóm đã quyên góp được ít tiền để anh chị và hai cháu ăn tết. Nhưng lâu dài thì rất cần đến sự giúp đỡ của cả cộng đồng. Về phía xã Quỳnh Thạch cũng chỉ giúp đỡ được gia đình anh chị Hiền trong khuôn khổ hộ nghèo như bao gia đình khác. Hà Thanh - Nguyễn Phê1 like
-
Phương Pháp Luận Tuổi
Guest liked a post in a topic by Thiên Luân
Luận tuổi Lạc Việt không chỉ xem tương tác tuổi của 2 người, mà còn tuổi của con cái! Dùng tuổi con để hóa giải xung khắc trong Tuổi của cha mẹ và quan trọng là tuổi con út, "giàu con út, khó con út"! Vì thế với LTLV, bất cứ tuổi nào cũng có thể lấy nhau được, "yêu nhau cứ lây", không ngăn cản, không cấm đoán, không hù dọa, làm đôi lứa chia ly, khổ cho cả 2!1 like -
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Đây là một khu chung cư - sang trọng. Các bạn cũng thấy rằng nó có một kiến trúc phạm cách lộ cốt về hình thể. So với những ngôi nhà chuẩn về Phong thủy và sang trọng khác cho tôi một khái niệm về một sự phát triển không cân đối nơi đây. Hình như nơi này có sự phát triển rất vội vã(*). Không có phương tiện để nghiên cứu, nhưng bằng ngón tay với chiếc bóng của nó và cái đồng hồ - anh chị em cũng thấy ở vùng Triết Giang này vào chính Ngọ - mặt trời và chiếc cọc sẽ không tạo nên một điểm mà người Việt quen gọi là "đứng bóng". Hiện tượng này chỉ có thể lùi sâu xuống phía Nam Dương Tử - có thể ở Quảng Đông. Những nền văn minh cổ ghi nhận dấu ấn một tri kiến thiên văn phát triển đều ở gần sát vùng Bắc xích đạo. Văn minh Hoa Hạ không thể là nguồn gốc của Âm lịch Đông phương. Nó phải thuộc về văn minh Lạc Việt. ----------------------- * Chú thích: Về hiện tượng phạm lộ cốt tôi có thể lấy một ví dụ chính là nơi mà ngày xưa người ta gọi là Dinh Độc Lập - bấy giờ là Dinh Thống Nhất. Nơi này còn phạm một điều tối kỵ về phong thủy là xây hình thể phạm cách "quan tài sát". Anh chị em hãy nhìn thẳng mặt đứng của tòa nhà: Nó giống như một ngôi mộ hoặc một chiếc quan tài với những khúc xương (lộ cốt) được xếp ở chung quanh.1 like
-
Chuyến đi hoàn hảo. Chúng tôi đã hoàn tất phần công việc của mình một cách có trách nhiệm và chu đáo. Vấn đề còn lại là chờ thời gian đủ để chứng nghiệm những tương tác tốt do sự thay đổi theo phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt. Chúng tôi được đón tiếp long trọng và chân tình, các bạn cũng thấy điều này. Nhưng chúng tôi sang đây không phải để du lịch và hưởng thụ. Nhưng chính sự trân trọng của những người dân nơi đây, là một thí dụ rất tuyệt vời về tính hiệu quả của Phong thủy Lạc Việt qua thực tế ứng dụng. Nó gián tiếp minh chứng rằng: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, cội nguồn của nền văn hóa Đông phương, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử. Nền văn hiến Việt có đầy đủ các yếu tố xứng đáng với những giá trị theo cách gọi của nó. Tôi đi vì mục đích gián tiếp này, mặc dù có những nghi ngại ban đầu. Sự phồn hoa nơi đây càng làm cho tôi ngậm ngùi vì non nước cũ trên 2000 năm trước, mà chính Sử Ký Tư Mã Thiên viết: Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở. Những người dân hiếu khách, cần cù và đầy nghị lực trong cuộc sống..phải chăng chính là hậu duệ của những người dân Lạc Việt đã từng sinh sống nơi đây. Sống nơi đất khách với tất cả sự phồn hoa, tôi càng thấy giá tri sâu xa của câu ca dao Việt: Ta về, ta tắm ao ta. Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. Về quê Kỷ niệm với người đẹp Giang Nam bên kia cột mốc biên giới. Chúng tôi đã về tới đất Việt. Xin tạ ơn anh linh tổ tiên và thần linh bản địa đã trợ giúp chúng tôi đi đến nơi về đến chốn. Anh đi, anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Rau muống non, luộc xanh rau, chấm nước mắm chanh ớt...Ngon tuyệt! Chúng tôi kịp về đến nhà để xem trận bóng đá giành chức vô địch Đông Nam Á giữa Việt Nam và Thái Lan. Niềm vui trong tôi tăng lên khi biết rằng: Anh chị em Lạc Việt độn toán đã dự báo trước kết quả trân đấu. Tầm Nhìn Mới còn đoán chính xác đến cả trạng thái của cầu thủ. Đúng là một quẻ thần sầu vinh danh Lạc Việt độn toán. Việt Nam muôn năm. Cả nước cùng reo lên như vậy sau chiến thắng của Việt Nam lần đầu tiên vô địch Đông Nam Á. Còn tiếp1 like
-
Sau những lúc căng thẳng vì công việc lại là "cuộc say đầy tối, trận cười đến nửa đêm" Xin mời! Đây là bánh bao "Tể tưởng Lưu gù" Đồ chơi của Phong thủy theo cổ thư chữ Hán và Lạc Việt hoàn toàn như nhau. Chỉ khác nhau khi liên quan đến tính chất Ngũ hành . Về độ số trấn yểm thì Phong Thủy Lạc Việt theo Hà Đồ. Về phương vị thì chỉ liên quan khi đụng đến Tốn Khôn. Kiểm tra sinh lực của đồ chơi. Phiên dịch phương pháp từ Việt sang tiếng Hoa Lại thư giãn. Lần này thì ở Giang Nam Xuân Đại tửu lầu. Nhưng dịp như thế này cũng là lúc xem tướng, coi tuổi dự báo tương lai, hoặc trao đổi học thuật. "Đem chuông đi đánh xứ người" ít nhất tiếng chuông phải lảnh lót. Tiếng chuông nghe hay đấy! Số một! Ấy là họ bảo tôi thế! Chứ tôi thì không cần mang số cho mình. Tôi cần số 5000 năm cho lịch sử văn hiến Việt. Còn đây là số hai! Có một số người ở đây nhầm chúng tôi là du khách Nhật Bản. Tôi lắc đầu và chỉ vào mình "Dzuê Nản". Họ hỏi tôi nhiều thứ. Híc. Tôi lại lắc đầu nói bằng tay là chính: "Ủa. Pú pinh sua. Trung Của khoa". Có người hỏi tôi bằng tiếng Anh. Híc! "Nô biết!". Hi. Thế mà họ cũng hiểu đấy. Còn tiếp1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT. Phân kim điểm hướng. Tất nhiên là "Đổi chỗ Tốn Khôn và liên hệ với Hà Đồ" Phân tích hình thể và cảnh quan. Đưa ý kiến kết luận. Quan sát cấu trúc hình thể xưởng sản xuất. Bên ngoài xưởng Trao đổi với gia chủ về phương án thực hiện. Mạn đàm, trao đổi về tính khoa học của phong thủy Còn tiếp1 like
-
Trong thời gian ở đây, gia đình thân chủ rất chu đáo trong việc đón tiếp chúng tôi. Có thể nói là :"Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu" . Ngoài lúc làm việc, họ hướng dẫn chúng tôi đi chơi thăm thành phố. Thành phố nơi tôi ở chỉ tương đương đơn vị hành chính của một huyện của Trung Quốc, nhưng rất lớn. Sân bay rộng như sân bay quốc tế Nội bài và rất hiện đại. Thành phố của họ sạch sẽ với kiến trúc hiện đại. Hầu như rất ít xe gắn máy và phương tiện di chuyển của họ chủ yếu là xe hơi. Họ rất lịch sự trong việc ứng sử. Nhất là những nơi thuộc phạm vi công cộng. Đêm trên thành phố nơi chúng tôi đến. Đây là khách sạn nơi tôi ở. Trước cửa nhà hàng thức ăn nhanh của Trung Quốc. Thành phố của họ rất sạch sẽ và ngăn nắp. Tôi không thấy những đống rác được gom một cách chu đáo chờ xe rác đến dọn ở nơi này. Đêm Noel trên đường phố đi bộ nơi tôi đến. Quan sát thành phố của họ, tôi cho rằng Phong Thủy chưa phải là một tiêu chí được công nhận chính thức trong xây dựng. mà chỉ có từng cá nhân khi kinh doanh chú trọng điều này. Như các nhà hàng và khách sạn mà tôi đã giới thiệu với các bạn. Tôi cũng nhìn thấy vài người ăn xin, nhưng rất ít. Tôi nghĩ đây là điều khó tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào. Người đàn ông này cụt cả hai tay, hai chân. Nhưng anh ta vẫn kẹp viên phấn vào giữa phần xương của ông tay và viết chữ rất đẹp. Những dòng chữ này ca ngợi và chúc lành cho mọi người dừng lại xem anh ta viết. Những người có lòng tốt cho tiền anh ta. Tôi cũng cho anh ta 5 tệ vì cảm phục nghị lực phi thường của anh ấy. Người đàn ông này cũng mất hết cả bàn chân và tay. Anh ấy viết chữ bằng miệng để kiếm sống. Những con người ở đây họ tỏ ra có nghị lực, hiếu khách và chịu khó. Có một điều may mắn cho tôi là thời tiết nơi đây khi tôi đến, không lạnh lắm và đầy nắng ấm. Nhiệt độ lúc nào cũng ở khoảng từ 18 đến 22 độ. Không có cảnh tuyết phủ đầy mọi nơi như trong phim hay tiểu thuyết miêu tả về mùa Đông ở phương Bắc. Mặc dù cũng trong thời gian này - lùi gần 3000 Km xuống phương Nam thì Hanoi đang lạnh 14 độ trong ngày Noel. Và cách nơi tôi ở chỉ 200 km, thành phố Hàng Châu ngập trong sương mù. Đây cũng là điều may mắn cho tôi. Vì tôi rất yếu chịu lạnh. Các bạn cũng thấy, trong phòng cũng không lạnh lắm. Mặc dù đây chính là hôm Noel 25 - 12. Tôi cũng không có ý định nói nhiều về cuộc sống của tôi trong thời gian ở nơi đây. Nhưng qua sự đón tiếp long trọng của họ cho thấy sự trân trọng với những thành quả mà Phong thủy Lạc Việt đã đem lại. Còn tiếp1 like
-
Cuối cùng chúng tôi cũng lên máy bay đi Triết Giang. Gia đình thân chủ đón chúng tôi ở sân bay. Họ chờ hơi lâu vì phải chuyển máy bay.Đến nơi thì cũng 4 giờ chiều. Chúng tôi được đưa đến một khách sạn sang trọng tiêu chuẩn quốc tế 3 sao ở nơi đây. Ổn định chỗ ở xong. Toàn gia đình họ mời chúng tôi tại một nhà hàng lớn ở địa phương này. Lần đầu tiên tôi được thưởng thức các món ăn Tàu nổi tiếng: "Ở nhà Tây, Ăn cơm Tàu...". Ở đây lại là một cách bố trí Phong thủy độc đáo với một bể cá hình tròn rất hoàng tráng. Xin mời! Bắt đầu bằng tiệc rượu.... Xin mời! Sực phàn... Còn tiếp1 like
-
Khái niệm về sự tương ứng giữa các quẻ Dịch với giờ, tháng và tiết Việc tu luyện của hành giả trong ngày và trong năm có một thời khóa biểu bắt buộc. Sự tuân thủ chặt chẽ thời khóa biểu này giúp hành giả thực hành có hiệu quả quá trình phục dương (âm tiêu dương trưởng) để chế ngự quá trình con người bị âm hóa (dương tiêu âm trưởng). Hình 7 ( Biểu đồ 2: Tương quan giữa 12 quẻ Dịch, 12 giờ trong ngày và 12 tiết trong năm. Để định thời khóa biểu tu luyện cho hành giả trong năm và trong ngày, có mười hai quẻ Dịch được ứng dụng, tương ứng với mười hai tháng âm lịch trong năm và mười hai giờ trong ngày.Biểu đồ 2 (Hình 7) trên đây cho thấy sự tương ứng này bao gồm quá trình âm tiêu dương trưởng trong nửa chu kỳ đầu, và quá trình dương tiêu âm trưởng trong nửa chu kỳ sau. Biểu đồ 2a dưới đây trình bày quá trình khí dương tăng trưởng trong trời đất, từ giờ Tý (23.00-01.00) đến giờ Tỵ (09.00-11.00), từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, từ tiết Đông chí đến tiết Lập hạ. Một dương sinh từ quẻ Phục (hào sơ cửu) và cực thịnh ở quẻ Càn (sáu hào dương). Giờ TÝ SỬU DẦN MẸO THÌN TỴ Tháng 11 12 01 02 3 4 Tiết ĐÔNG CHÍ ĐẠI HÀN VŨ THỦY XUÂN PHÂN CỐC VŨ LẬP HẠ Quẻ PHỤC LÂM THÁI ĐẠI TRÁNG QUẢI CÀN Biểu đồ 2a: Âm tiêu dương trưởng Biểu đồ 2b dưới đây trình bày quá trình khí âm tăng trưởng trong trời đất, từ giờ Ngọ (11.00-13.00) đến giờ Hợi (21.00-23.00), từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, từ tiết Hạ chí đến tiết Lập đông. Một âm sinh từ quẻ Cấu (hào sơ lục) và cực thịnh ở quẻ Khôn (sáu hào âm).Ở Đông chí và Tý, nhân khi có một dương sinh (hào sơ cửu quẻ Phục), hành giả phải tấn dương hỏa để tăng thêm cho mình điểm dương. Ở Hạ chí và Ngọ, vì có một âm khởi (hào sơ lục quẻ Cấu) nên hành giả phải thối âm phù để chế giảm âm. Ở Xuân phân và Thu phân, ở Mẹo và Dậu, hành giả phải mộc dục để ôn dưỡng, giữ gìn khí dương đã có (thu liễm) được. Giờ NGỌ MÙI THÂN DẬU TUẤT HỢI Tháng 5 6 7 8 9 10 Tiết HẠ CHÍ ĐẠI THỬ XỬ THỬ THU PHÂN SƯƠNG GIÁNG LẬP ĐÔNG Quẻ CẤU ĐỘN BĨ QUÁN BÁC KHÔN Biểu đồ 2b: Dương tiêu âm trưởng · Kinh Dịch là một kỳ thư, với nhiều ứng dụng kỳ ảo vào các lãnh vực của đời sống con người. Riêng ứng dụng của Dịch trong thiền Cao Đài là một khía cạnh hầu như ít người biết (ngoại trừ các hành giả Cao Đài), và những điều khái quát trong bài này thật sự chỉ mới là một chút tơ tóc nhỏ nhoi, thô thiển nếu đem so cùng toàn thể nội dung nền nội giáo tâm truyền của đạo Cao Đài, một dòng thiền mới, và chữ “mới” này dĩ nhiên không phải chỉ hiểu đơn giản theo ý nghĩa về bề dày lịch sử hình thành. LÊ ANH DŨNG (01-3-1994) CHÚ THÍCH [1] Trường sinh bất tử hiểu theo dân gian là sống lâu dài, không chết. Hiểu theo đạo Cao Đài, chỉ có tu cho thành bậc kim tiên hay phật mới thoát ra vòng luân hồi, không còn bị luật sinh tử chi phối, và đó mới thực là trường sinh bất tử. [2] Chu, thần và đan (đơn) đều là màu đỏ thắm như son; sa là cát. Đạo Lão có môn phái thần tiên đan đỉnh dùng một thứ đá cát quến thành cục (sa thạch), lấy tay bóp vụn ra thành bột được. Đá cát này không mùi, vị lạt, có màu đỏ thắm như son, nên được gọi tên là chu sa, thần sa, đan sa. Cũng có sách cho rằng thần sa là chu sa của Thần châu. Đông y cho rằng chu sa có nhiều sắc đỏ khác nhau, càng thẫm màu càng tốt. Để thử, lấy tay bóp chu sa vụn thành bột, nếu màu đỏ không dính tay (không ăn da), đó là loại hảo hạng. Chu sa (cinnabaris) là hợp chất trong đó có chứa 86,2% thủy ngân (Hg: hydragyum) và 13% lưu huỳnh (S: sulfur). Khi đun chu sa, khí độc SO2 bốc ra, còn lại thủy ngân cũng là chất độc. Vì vậy, sách y cổ chỉ định phải dùng chu sa sống (mài với nước, không được đun nấu); những người lạm dụng chu sa có thể hóa ra si ngốc. Theo Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật, 1981, tr. 796-797; dẫn lại trong [Lê Anh Dũng 1995a: 82-83.] [3[ [Lê Anh Dũng 1995b: 59-65]. [4] Cao Đài gọi chung giáo lý của Nhất và Nhị kỳ Phổ độ là cựu pháp. Một số nội dung của cựu pháp vẫn được kế tục trong tân pháp Cao Đài, như duy trì luân lý đạo Nho (nhân đạo), ngũ giới cấm (đạo Phật), công quá cách (đạo Lão, nhưng gọi là vô ngã kiểm), v.v... [5] [Lê Anh Dũng 1996: 66-75]. [6] Có câu: Muốn tu đạo trời (tu giải thoát, tu thiền) trước phải tròn đạo làm người. Đạo làm người không vẹn vẽ thì đạo trời còn xa xôi vậy. (Dục tu thiên đạo, tiên tu nhân đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỹ.) [7] Chương 56: Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. [8] Theo Cao Đài, Trời và người đồng bản thể, bản thể ấy là linh quang (ánh sáng thiêng liêng). Vì đồng thể với Trời nên người sẵn có tính Trời (Thượng đế tính); và người cũng là một thiêng liêng ở cõi trần. Thánh giáo Cao Đài: Con là một thiêng liêng tại thế, Cùng với Thầy [Trời] đồng thể linh quang... (Ngọc Hoàng Thượng đế). Vì đồng bản thể với Trời cho nên người có thể học làm Trời: Tu hành là học làm Trời, Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian. (Lê Đại tiên) [9] Thiên quý: Quý là can chót trong thập thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Quý thuộc thủy, ứng với thận. Thận là nơi con trai chứa tinh, con gái chứa huyết. Thiên quý ám chỉ thời kỳ trai gái tinh huyết đầy đủ, có thể sinh con. [10] Nội kinh: Nữ thất tuế (1x7), thận khí thịnh, xỉ canh phát trường; nhị thất (2x7) nhi thiên quý chí, nhâm mạch thông, thái xung mạch thịnh, nguyệt sự dĩ thời hạ, cố hữu tử... Nam tử bát tuế (1x8), thận khí thịnh, xỉ canh phát trường; nhị bát (2x8) thận khí thực, thiên quý chí, tinh khí dật tả, âm dương hòa, cố năng hữu tử... Dẫn theo [Đỗ Đình Tuân 1992: 173-174]. [11] Vì tinh màu trắng, thuật ngữ thiền gọi là trảm bạch hổ (chém cọp trắng). Vì huyết màu đỏ, thuật ngữ thiền gọi là trảm xích long (chém rồng đỏ). Thuật ngữ thiền có khi nói hàng long phục hổ (thu phục rồng cọp) cũng là ám chỉ việc “chế ngự” hai hiện tượng nói trên ở hành giả nữ, nam. [12] Theo [Đỗ Đình Tuân 1992: 118], nữ 49 (7x7) tuổi thì bặt kinh nguyệt. SÁCH BÁO THAM KHẢO CHỌN LỌC [Đại thừa chơn giáo 1950] Đại thừa chơn giáo. Sài Gòn: Chiếu minh đàn xb. [Đỗ Đình Tuân 1992]. Dịch học nhập môn. Long An: Nxb Long An. [Lê Anh Dũng 1995a]. Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời. Huế: Nxb Thuận hóa. [Lê Anh Dũng 1995b]. Giải mã truyện Tây du tân biên. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin. [Lê Anh Dũng 1996]. Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận hóa. [TGST 1966-67] Thánh giáo sưu tập năm Bính Ngọ và Đinh Mùi (1966-1967). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam xb. [TGST 1970-71] Thánh giáo sưu tập năm Canh Tuất và Tân Hợi (1970-1971). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam xb. [TGST 1972-73] Thánh giáo sưu tập năm Nhâm Tý và Quý Sửu (1972-1973). Sài Gòn: Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam. (Hết)1 like