-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/05/2010 in all areas
-
Theo như đã trả lời trong PM ,nếu lá số nầy đúng với giờ sanh , thì chuyện đám cưới khó mà xảy ra ... số phận mỗi người đều có khi vận hạn xui rũi đến thì nó bộc phát như ngọn lửa ,xui khiến con người đi đến sai lầm chứ không phải tự mình muốn như vậy /tử vi không xét tuổi hợp hay không dầu tuổi có hợp nhưng duyên phận không có thì cũng thể trở thành vợ chồng được .Đễ tôi thử diễn tả người có lá số là chồng cháu xem có đúng không ; anh nầy dạng người cao to dạm dở ,hơi mập hình thẻ xấu ,chân mày đậm mắt lộ ,mặt khóe mắt có nhiều nếp nhăn ,da hơi ngâm , tánh tình hơi ngang , khắc nghiệt ,hơi keo kiệt và bũn xỉn về tiền bạc / trong lá số của cháu người chồng thì có dạng người cao dông dỏng không mập ,nước da trắng ,tánh tình nhân hậu từ tốn , thâm trầm ,hào hoa có thể nói đẹp trai.3 likes
-
Quy Hoạch Hà Nội Năm 2030
hiki and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
QUỐC OAI MỘT ĐỊA DANH NÊN CHỌN LÀM TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Tom_xp Ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Lịch sử đã chứng minh rằng: Hoàng đế Lý Công Uẩn chọn đất Thăng Long làm kinh đô từ 1000 năm trước, đã mở đầu cho trang sử hào hùng, thịnh vượng của dân tộc và đất nước, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển hàng muôn đời sau. Kinh đô Thăng Long xưa có vị trí tối ưu về phong thủy, xét cả về hình – lý – khí với sông tụ, núi chầu, địa hình rộng rãi bằng phẳng, thời điểm vua Lý định đô lại được cả Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, các nhà phong thủy xưa nay đều nhất trí như vậy. Theo quy luật của tự nhiên: phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển – vạn vật đều phải tuân theo quy luật ấy, cho dù là một vùng đất, một quốc gia hay một bông hoa cũng vậy. Thử xem xét sự phát triển của vùng đất Thăng Long xưa - với tâm điểm là khu vực Hoàng Thành cũ - theo trục thời gian qua các yếu tố của phong thủy, ta có một số nhận xét sau: - Bắt đầu từ lúc Cao Biền mở rộng thành Đại La – tên cũ của đất Thăng Long, hình thể đã có, nhưng khí mạch do sông Hồng đem tới, mới chỉ bắt đầu tụ ở khu vực Đại La nơi hữu ngạn sông Hồng. Nhưng khí tụ chưa đủ mạnh, cho nên Cao Biền đã phải dùng biện pháp trấn yểm hết sức tàn độc để giúp khí tụ mạnh và nhanh hơn. Xét về Âm khí do dãy núi Ba Vì đem lại: thời gian này Âm khí từ Ba Vì khá mạnh mẽ, thể hiện ở chỗ rừng núi hoang sơ vẫn bao phủ khắp nơi, ngòi đầm chi chít. Vùng Đại La cũng vậy. - Gần 200 năm sau, cùng với thời gian Dương khí vùng này ngày càng tụ mạnh hơn (việc trấn yểm của Cao Biền cũng giúp khí tụ nhanh hơn), sự cân bằng Âm – Dương giữa Dương khí (từ sông Hồng) và Âm khí (từ dãy núi Ba Vì) cũng trở nên cân bằng hơn. Do vậy, khi Đức vua Lý Công Uẩn tiến hành xây dựng kinh đô tại đất Thăng Long thì Dương khí đã vượng, lại hội đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa nên Thăng Long nhanh chóng phát vượng. (Vùng vượng khí nhất của vùng đất được thể hiện bằng vòng tròn tô đỏ trên bản đồ). - Càng về sau, Dương khí ngày càng vượng, cộng hưởng với sự phát triển của xã hội, nên Dương khí lan tỏa ra các vùng xung quanh (thể hiện bằng các mũi tên màu đỏ). - Cùng với sự phát triển của xã hội, khi những cây cầu xuất hiện, sự tương tác giữa hai bờ càng trở nên mạnh hơn. Một phần Dương khí được chuyển sang phía bờ tả sông Hồng, do sự tương tác trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, khiến Dương khí vùng bờ tả cũng vượng lên. Dương khí càng có điều kiện lan tỏa hơn sang khu vực bờ tả sông Hồng (thể hiện bằng các mũi tên màu cam). - Cân bằng Âm Dương - theo quan niệm của Phong thủy - là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Khi vùng trung tâm (thể hiên bằng vòng tròn đỏ) Dương khí quá vượng, Âm khí thoái thì các yếu tố sinh Âm khí xuất hiện giúp cân bằng Âm – Dương, ví dụ nhịp sống trong khu vực sẽ chậm đi, kinh tế, văn hóa ngưng phát triển – cái tịnh thuộc Dương sẽ sinh Âm động để cân bằng lại. - Phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển vốn là quy luật tự nhiên, mọi vùng đất hay suy rộng ra là mọi quốc gia đều phải tuân theo. Vùng đất trung tâm Thăng Long cũng vậy, hiện tại đã qua thời kỳ cực vượng và đang bắt đầu đến độ suy tàn – do Dương khí quá vượng. Muốn vùng trung tâm vẫn giữ được sự phát triển về kinh tế, văn hóa ở mức tương đối cần có những biện pháp thích hợp. Thủ đô cũ với khu trung tâm nhỏ hẹp, chật chội và luôn trong tình trạng Dương khí quá vượng dẫn đến mất cân băng Âm – Dương (phải chăng vì thế mà người dân sống trong khu vực này thường có xu hướng nóng tính, vội vã). Cải tạo khu trung tâm cho phù hợp với sự phát triển của đất nước theo tiêu chí phong thủy không mấy khả thi, xét về mặt kinh tế, xã hội càng tốn kém hơn. Do vậy việc mở rộng địa giới Thủ đô, biến khu trung tâm cũ thành một khu vệ tinh trong mạng lưới phát triển của Thủ đô là một quyết định sáng suốt. Bây giờ, ta thử đi tìm vị trí tối ưu để đặt Trung tâm hành chính Quốc gia theo tiêu chí phong thủy. Như đã phân tích ở trên, Dương khí do sông Hồng mang lại tích tụ chủ yếu ở bờ hữu, nơi tụ khí nhất vẫn là khu vực Hoàng Thành cũ, cùng với thời gian vùng Dương khí ngày càng phát triển và lan tỏa ra xung quanh, tương ứng với Âm khí từ các dãy núi – chủ yếu từ dãy núi Ba Vì ngày càng thu hẹp. Ta có thể thể hiện một cách định tính những vùng vượng khí và cân bằng Âm – Dương khí bằng dải màu hồng, qua đó ta thấy vùng vượng khí tập trung thành dải giới hạn bởi hai con sông sông Can và sông Đáy. (Song song với sông Đáy còn có sông Nhuệ, nhưng vì dòng chảy sông Nhuệ quá thẳng nên không tích tụ được khí). Trên cơ sở này, chúng ta nhận thấy khu vực vượng khí hơn cả là khu thị trấn Quốc Oai và khu thị trấn Chúc Sơn. Xét về địa hình: hai khu vực này khá rộng rãi, bằng phẳng. Huyện Quốc Oai có hai địa danh đáng chú ý là Chùa Thầy và khu vực núi Sài Sơn, đây là hai long huyệt đang phát mạnh mẽ, một người nhạy cảm đi qua khu vực này sẽ cảm nhận được vượng khí nơi đây qua không khí, cây cỏ … Huyện Quốc Oai có hình dáng một con gấu đang nằm, mặt hướng về hồ Tây. Đầu con gấu là khu vực núi Sài Sơn – một địa linh – rất tiếc nó đang bị nhà máy xi măng Sài Sơn phá hủy. Huyện Chúc Sơn có hình vuông, thuộc thổ hình, nơi thu hút của Ngũ hành và cân xứng 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc. - Định tâm địa giới Thủ Đô - theo Phong thủy Lạc Việt - thì tâm sẽ nằm ở xã An Thượng. Như vậy khu vực trung tâm huyện Quốc Oai thuộc Tây tứ trạch, còn trung tâm huyện Chúc Sơn thuộc Đông tứ trạch. Cả hai vùng đều thuộc khu vực trung cung. Xét tính đồng khí thì khu trung tâm Quốc Oai + khu hồ Tây + khu trung tâm Phú Xuyên + khu đô thị công nghệ cao Láng Hòa Lạc thuộc tây tứ trạch. - Khu trung tâm Quốc Oai thuộc tây trạch, nằm ở cung Càn. Khu trung tâm Chúc Sơn thuộc cung Ly. Từ các phân tích trên ta thấy khu trung tâm huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) có nhiều ưu điểm hơn cả: - Xét theo bát trạch, khu vực này thuộc Trung cung, lại nằm về cung Càn so với tâm. Cung Càn tượng Quý nhân, người Cha, người Lãnh đạo nên rất thích hợp là nơi đặt trung tâm Hành chính Quốc gia – nơi đưa ra các quyết định điều hành đất nước. - Khu vực này hiện đang là một trong hai khu vượng khí nhất và khá cân bằng giữa Âm và Dương khí. - Vị trí địa lý hài hòa giữa một bên là dãy núi Ba Vì và một bên là sông Hồng. Thuận thế "Tiền cái hậu đê", Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ. Vị trí có thế tựa lưng vào dãy Ba Vì, trước mặt là hồ Tây với minh đường rộng rãi với khí tụ xung mãn. - Xét về hình thể: huyện Quốc Oai có hình một con Gấu - (Về hình thể, chúng tôi liên tưởng đến liên bang Nga cũng có hình một con Gấu – và người Nga luôn tự hào về điều đó!). Ứng với "thanh" gọi Quốc Oai được định danh từ xưa – Phải chăng ông cha ta đã ngầm nhắc nhở sự vinh danh và phát triển cho đời sau ở vị trí này. Nếu trung tâm hành chính Quốc gia đặt ở đây sẽ rất có ý nghĩa: Quốc gia oai hùng! - Xét về điều kiện kinh tế địa lý thì cự ly từ vị trí này đến các vùng khác của Thủ Đô tương đương nhau, thuận tiện cho việc bố trí các mạng lưới giao thông, tạo điều kiện phát triển đồng đều cho các vùng. Như vậy đặt Trung tâm hành chính Quốc gia tại thị trấn Quốc Oai là hợp lý về mặt phong thủy và địa lý kinh tế. Trường hợp chuyển Trung tâm HCQG về đây thì nhà máy xi măng Sài Sơn cần di dời đi nơi khác để tránh phá hủy một linh huyệt gần Trung tâm. Chính phủ mở triển lãm Quy hoạch Thủ Đô nhằm tranh thủ ý kiến người dân về việc quy hoạch Thủ Đô trong tương lai & đã tạo lên một sự quan tâm rất lớn từ nhiều tầng lớp người dân trong cả nước. Hưởng ứng với sự đóng góp ý kiến chung. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tấm lòng với đất nước. Rất mong được anh chị em có ý kiến đóng góp. Tom_Xp PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ VỆ TINH VÙNG QUỐC OAI3 likes -
Thiên Sứ mần thơ
Trần Phương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bài thơ này được viết ngày 22 tháng Ba 2008 để tưởng niệm anh Trần Quang Vũ - nhà khoa học lớn có tấm lòng tha thiết với nền văn hiến Việt, người đã chia sẻ với tôi những tri kiến của một thời huyền vĩ thuộc về dân tộc Việt. Hôm nay, nhân kỷ niệm 100 ngày mất của anh, Thiên Sứ tôi ngậm ngùi đưa lên topic này để tưởng niệm anh. TỪ BIỆT PHÙ DU TRỞ VỀ NGUỒN CỘI 22 tháng Ba 2008 Hạt bụi nào Hóa kiếp thân anh? Để hôm nay Anh lại thành cát bụi. Một kiếp nhân sinh cặm cụi bên đời. Đâu màng mộng lớn trong trời hư vô. Ngàn năm dâu bể thờ ơ. Ru buồn hạt bụi bên bờ sông xưa. Người về từ cõi thu xưa. Người đi lại gió thu đưa tiễn người. * Thu buồn hoa cũng chẳng cười. Trăng thiên thu chết bên trời cô liêu. DỪNG CÕI U LINH 15 tháng 6 2008 Thiên đường nào. đang hóa thân anh? Hay chốn trần gian. Anh vào miền cát bụi? Bờ biển nào In dấu chân chim? Hay còn đây Im lìm thập giá! Tháng ngày qua. Anh về đâu Cho trần gian Chất lạnh đầy băng giá! * Thôi. Còn đâu! Chập chờn hồn vọng quê xa. Lệ tha hương nhỏ nhạt nhòa nhân gian. Trời Âu buông lạnh hồn ly tan. Như lệ sầu ai khóc ráng chiều mây đan. Trời buông gió hú trong góc hồn người. Thôi mãi xa Cánh chim buồn rã rời. TRĂNG NƯỚC U HOÀI Dù anh nằm ở đâu yên nghỉ. Nhưng anh linh còn dậy tiếng trống đồng. Phách dù về cõi mênh mông. Hồn vương cánh Việt đậu cành Nam xưa. Đất trời Nam ù ù gió thổi. Cuộc bể dâu chìm nổi u sầu. Thương anh, hồn chất u sầu. Người đi, trăng nước nhuộm màu tang thương.2 likes -
Ý NghĨa ChỮ VẠn
HP74 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ý NGHĨA CHỮ VẠN hosttech.eu HỎI: Tại sao ở một số chùa, chúng tôi thấy hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải nhưng có khi theo chiều ngược lại. Chữ vạn của Phật giáo khác với chữ “Vạn” của phát-xít đức như thế nào? ĐÁP: Căn cứ vào kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), thì chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật, là tướng tốt thứ 116 nằm trước ngực của Phật.Theo Đại Tất Già Ni càn Tử Sở Thuyết kinh, quyển 6 nói, đó là tương tốt thứ 80 của Thế Tôn Thích Ca, nằm trước ngực. Trong Thập Địa kinh luận, quyển 12 có nói, khi Bồ tát Thích ca chưa thành Phật, giữa ngực có tương chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Đó chính là tướng công đức trước ngực mà người ta thường nói. Nhưng kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3 có nói, đều tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn. Trong Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, quyển 29 nói, ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Chữ vạn chỉ là phù hiệu mà không phải là chữ viết. Nó biểu thị điềm lành tuyệt diệu không gì so sánh được, goi là điềm lành hải vân. Vì vậy, kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh luận Đại thừa như vừa nêu thì chữ Vạn được đề cập rất nhiều, biểu thị cho tính chất an lành, cao quý. Phù hiệu chữ Vạn có chữ ngoặt sang bên phải, có chữ ngoặt sang bên trái. Theo Tuệ Lâm nhất Thiết kinh âm nghĩa, quyển 21 (ĐCTTĐTk, tập 54), Tuệ Uyển âm nghĩa và kinh Hoa Nghiêm thì tất cả có 17 chỗ nói với hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thời kỳ xa xưa, các giáo chủ Ấn Độ cổ, phàm là những Thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là đấng Pháp vương cho nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này đã được ghi trong Kim Cương Bát Nhã. Gần đây, thỉnh thoảng có sự tranh luận về chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt sang trái; đại đa số đều cho rằng ngoặt sang phải là đúng, ngoặ sang trái là sai. Nhất là trong những năm 40 của thế kỷ XX, Hít - le cũng dùng hình chữ “Van” ngoặt bên trái, Phật giáo dùng chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thức ra, thì ở thời Vũ Tắc Thiên đời Đường đã có chữ Vạn rồi, đọc là chữ “Nhật” tượng trưng cho mặ trời, chữ ấy ngoặt sang bên trái. Hít – lê dùng chữ “Vạn” hình góc nghiên, đó là “dấu thập ngoặc (croix brisée), viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội); còn Phật giáo dùng chữ hìn vuông. Ấn Độ giáo thì lấy chữ ngoặt sang bên phải biểu thị thần nam giới, ngoặt sang bên trái biểu thị thị thần nữ giới. Căn cứ vào công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trương Đại học Quốc Sĩ Quán (Nhật Bản) thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết, từ thế kỷ VIII trước tây lịch đã xuất hiện trong kinh điển Bà La Môn, với ký hiệu là Vátsa, cho tới thể kỷ thứ III trước Tây dịch lại đổi tên là Svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt. Tóm lại, trong Phật giáo, chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được (Thích Minh Châu – Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr.756). Do vậy, dù là ngoặt sang bên phải hay ngoặt sang bên trái, chữ Vạn đều dùng để tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bị vô hạn của Phật. Chữ Vạn ngoặt ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài vô hạn tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận, luôn luôn không ngừng tế độ chúng sinh vô lượng ở mười phương. Cho nên, cũng chẳng nên chấp hình chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt trái. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì khuynh hướng chữ Vạn ngoặt sang bên phải là một quan điểm đang được phân đông quần chúng Phật tử chấp nhân. Nên chăng, các cơ quan hữu quan nhu ngành văn hóa của Giáo hội chẳng hạn, cần phải xem xét vấn đến này và nhanh chóng đi đến một sự thống nhất chung, để tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. ------------------------------ Nhời bàn của Thiên Sứ: Chữ Vạn được tìm thấy qua những di vật khảo cổ từ gần chục ngàn năm cách ngày nay. Đó chính là biểu tượng cô đọng nhất của sự vận động trong vũ trụ.1 like -
Cái chuyện nốt ruồi này thì tớ chẳng biết thế nào nhưng cũng nghe nói một số trường hợp. Nốt ruồi ở sau gáy thì người đó có hậu, còn nốt ruồi trước ngực thì chẳng biết thế nào. Tớ cũng tò mò về tướng nốt ruồi ở trước ngực. Còn tướng pháp và tiền của thì chẳng biết thế nào nhưng có một điều là nếu mà là người không hèn thì dễ kiếm được tiền cục lắm. Ví dụ, người nghèo nghèo nhưng sống lương thiện tốt lành (không tiền án tiền sự nghiện ngập trai gái) thì người đó có một cái kho để chứa của, vấn đề này không liên quan đến cái kho đó sẽ đầy hay vơi, nhưng mà cứ có kho tàng là tốt rồi, biết đâu ông trời cũng có lúc không có chỗ để chứa đựng nên gửi nhờ vào cái kho của người ấy :lol: :) .1 like
-
Giống! Tức là không phải rùi! :blink: Đằng này lại hơi giống lại càng không dính líu gì với nhau! Vui tính kiểu này không ngồi ghế giám khảo các cuộc thi thẫm mỹ được đâu Rin ơi!1 like
-
Lần này là Hạ Long, lần sau mời bạn làm một chuyến du hành miền nam nhé, đến TPHCM sẽ có người đón tiếp và làm hướng dẫn miễn phí mà :lol:1 like
-
Lời dịch giả: Tháng 10-1993, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother's Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm. ____________ Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đã tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v.v... Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn. Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin. Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát. Columbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu. Phần lớn lãnh thổ xứ nầy được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này thì rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh, có nhiệm vụ che chở cho nhân loại. Vì đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bởi những đám mây mù, thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt, khó ai có thể vượt rừng đến đó được. Năm 1974, một phi công bay lạc vào phía Đông Bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn tọa lạc giữa rừng. Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đã thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của nhiều quốc gia khác nhau kéo đến đây nghiên cứu. Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ, do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya. Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với những hệ thống đường xá được lót bằng đá hết sức công phu. Đặc biệt hơn nữa, quanh thành phố còn có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu, chứng tỏ người xưa đã hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh. Theo các nhà khảo cổ thì thành phố này đã được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triển, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Nếu thế, lịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đã sống tại đây? Tại sao họ lại biến mất, không để lại một dấu tích gì trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường xá tinh vi kia? Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đã trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường xá vẫn còn rất tốt, không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa, bảo trì thì chỉ vài chục năm đã hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá là những thửa ruộng trồng lúa và khoai, chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp. Một điểm đặc biệt là mỗi ngã tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những ký hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ. Bản đồ đường xá hay bản đồ chỉ dẫn điều gì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục, tập quán, nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề tìm thấy một dấu tích đặc biệt gì về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia. Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập, không giao thiệp với ai. Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đã xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường xá xây bằng đá này, nhưng họ vẫn không biết vì sao một nền văn minh như vậy lại suy tàn và biến mất, không để lại dấu tích nào? Vì người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra, không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ. Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hóa với những người tỉnh thành, thì người Kogi rất thận trọng và kín đáo, rút lên những vùng núi cao, không tiếp xúc với ai hoặc chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi. Đầu năm 1993, ký giả Alan Ereira, phóng viên của đài BBC tại Columbia, nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, đã chấp thuận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp của họ. Ký giả Ereira đã viết: “Đây là một biến cố đặc biệt. Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được đến phỏng vấn, quay phim? Họ muốn gì đây? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hội Tôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gửi một thông điệp? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạc với ai, rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó, nên chúng tôi đã tìm được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch”. Phái đoàn của ký giả Ereira gồm 6 người, 2 ký giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu hình đã lên đường vào đầu năm 1993. Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo, lội suối, họ đã đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra. Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắt ngang qua bờ vực. Được thông báo trước, một phái đoàn Kogi đã ra đón tiếp trước bờ vực. Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm. Một người lớn tuổi đã bắt đầu bằng một bài diễn văn ngắn: - Chúng tôi là những trưởng lão của dân Kogi, chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đã được Hội Đồng Trưởng Lão thảo luận rất kỹ và đồng ý. Chúng tôi là con cháu của một giống dân cổ, một giống dân đã có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi, trước khi tổ tiên của các ông ra đời. Vì chúng tôi có mặt từ trước, chúng tôi tự coi mình là những người anh lớn trong đại gia đình nhân loại, do đó chúng tôi là anh và các ông là em. Theo lệ thường trong gia đình, người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em; nhưng chúng tôi biết rằng các em còn trẻ quá, còn hung hăng quá, còn cứng đầu, cứng cổ, ngang bướng quá, chưa thể học hỏi được gì, nên trải qua mấy ngàn năm nay, chúng tôi, những người anh, đã quyết định giữ thái độ im lặng. Chúng tôi hy vọng theo thời gian, các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đã tạo. Tiếc thay thời gian qua nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được gì lại còn tiếp tục phá hoại gia tài Mẹ Cha để lại, do đó những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đã tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi. Các ông được tự do nghiên cứu, ghi nhận, quay phim, chụp hình và làm tất cả những gì cần thiết, và sau đó chúng tôi có một thông điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt qua chiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi. Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đã dừng lại hoặc chúng tôi đã đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử. Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đã làm việc không ngừng. Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đã tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận. Chuyên viên thu hình đã làm việc không nghỉ, ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh tài liệu. Chuyên viên y tế đã khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về tình trạng sức khỏe của những người dân tại đây. Điều đặc biệt là tuy sống trong một tình trạng có thể tạm gọi là “thiếu tiêu chuẩn vệ sinh” theo quan niệm của những người “văn minh” như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả. Hàm răng của họ rất tốt, ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộ lạc khác cũng không hề có tại đây. Tôi xin xác nhận rằng tất cả những gì chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó. Vì thời gian quá ít, chúng tôi chỉ làm được những gì có thể làm và chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra, nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đã có một lý do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn tò mò tìm hiểu thêm làm gì. Các Trưởng Lão xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều gì nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn cho đời sống yên lành của những người dân trong vùng. Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung. Mỗi khi cần làm việc gì thì mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiên. Chúng tôi đã chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng. Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy. Vì con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự. Chúng tôi được biết mỗi làng có một Hội Đồng Trưởng Lão. Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ, bên trong đựng vôi. Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi. Một Trưởng Lão cho biết: chiếc ống vôi tượng trưng cho đời sống. Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó vì đời sống luôn luôn thay đổi, tiếp diễn không ngừng. Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sống. Sở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng vì hành động đó làm cho đời sống trở nên ý nghĩa hơn. Tôi không hiểu rõ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm. Vị Trưởng Lão đã nói: ”Đời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con người biết mài dũa thân và tâm để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn”. Ký giả Ereira kết luận: “Tôi đã quan sát việc này rất lâu mà không thể giải thích gì hơn. Theo tôi thì có lẽ đây là một phương pháp tĩnh tâm, ý thức hành động của mình, một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của người Á Châu. Việc mài dũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích”. Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây. Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng. Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nhìn thấy các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng gì cả. Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ. Một vị Trưởng Lão cho biết đây là trung tâm sinh hoạt của làng, mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến, không có Tù Trưởng hay một ai nắm quyền hành cả. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy. Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lãnh đạo, mọi quyết định đều là quyết định chung. Phải chăng đây là một hình thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đã có từ ngàn xưa? Theo chỗ chúng tôi dò hỏi thì không có một điều gì được làm nếu không có sự đồng ý chung, nhưng quyết định chung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus). Thật khó có thể tưởng tượng một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ?” Đơn vị nhỏ nhất của xã hội Kogi là đơn vị gia đình. Trung bình một gia đình gồm Cha Mẹ và các con nhỏ. Khi trẻ em còn nhỏ chúng được nuôi dưỡng bởi Cha Mẹ, phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái. Nếu có bệnh tật thì các em được đưa đến cho các Trưởng Lão chữa bệnh. Đôi khi các Trưởng Lão cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận, cho rằng đó là luật thiên nhiên. Nếu sống được đến lúc trưởng thành thì người Kogi có tuổi thọ rất cao, tuổi trung bình của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa. Một Trưởng Lão cho biết: “Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiên. Ngoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng theo, do đó con người phải biết tìm môi trường thích hợp để sống. Chính vì sống trái với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra, đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con người chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống”. Khi đứa nhỏ được khoảng bảy tuổi thì chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại ở cách đó không xa để được giáo dục thêm về cách sống tự lập. Khi được hai mươi mốt thì đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng Lão học hỏi và khi gần ba mươi mới bắt đầu khởi sự lập gia đình riêng. Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thường được gán cho các dân tộc còn man dã. Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị. Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại. Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ vì người nữ “mát tay” hơn người nam. Một Trưởng Lão cho biết: “Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt, canh tác khác có thể làm hoa mầu nảy sinh rất nhiều, nhưng có nhiều để làm gì? Gia đình nào thì cũng chỉ ăn ngày ba bữa. Có nhiều sẽ tạo nên tình trạng tham lam, tạo ra phiền toái vô ích. Thiên nhiên đã lo liệu chu toàn thì cứ theo đó mà sống. Các ông hãy nhìn kia, chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu? Các thú rừng khác cũng thế, chả loài nào thiếu ăn cả, vậy tại sao con người phải lo tàng trữ, gia tăng thu hoạch thực phẩm? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên, có nhiều hơn cái mình cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bản của thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi. Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủ, hoàn toàn không có gì dư thừa và do đó tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác”. Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá. Khác hẳn với những bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có võ khí. Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào, dù lớn hay nhỏ. Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xã hội học. Từ trước đến nay, các lý thuyết đều cho rằng những bộ lạc dã man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn cây trái trong rừng. Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một sự kiện độc đáo, lạ lùng hiếm có và khó giải thích. Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên. Có lẽ vì lý do đó trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đã thấy rất nhiều hươu, nai, thỏ rừng, chồn cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hãi. Vì chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏi, nghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây. Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi, có lẽ vì chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy! Phái đoàn đã ghi nhận việc một Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩa gì khác”. Cách ăn uống, làm chủ vị giác là bài học vỡ lòng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ. Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ, Ông Bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên. Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sức lạ lùng, có một không hai. Khi được khoảng hai mươi tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm. Ký giả Ereira đã ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau: Thanh niên ngồi quay mặt vào vách, vị Trưởng Lão bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng. Ông nói: “Ngươi hãy xoay chiếc ống thật từ từ, thong thả, ý thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy. Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quý báu như vôi đựng trong ống, phải biết quý trọng đời sống của mình cũng như của mọi sinh vật. Tất cả hiện diện nơi đây vì một ý nghĩa nhất định chứ không phải tình cờ”. Trong một hang đá khác, một Trưởng Lão giảng dạy về cách canh tác: “Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ vì cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra. Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chở ngươi khi cần thiết, vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối. Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ý thức rõ rệt về sự tương quan mật thiết này. Phá hoại trật tự này là phá hoại đời sống và phá hoại đời sống chính là tự hủy đó”. Ký giả Alan Ereira kết luận: “Trong suốt chín năm ngồi quán xét sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con người và con người, người và thú vật, người và rừng cây, người và con suối, mà họ biết tôn trọng thiên nhiên, không giết hại, không ăn thịt cá. Họ biết ý thức sự sống tràn đầy trong thiên nhiên, từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng bé nhỏ, từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các giòng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng. Tâm thức họ tràn đầy các hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết... Chắc chắn điều này phải có một kết quả lạ lùng nào đó vì khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá, con người đó phải là một con người ý thức rất sâu xa về mình và sự tương quan giữa mình và mọi vật. Khi đó họ trở nên một con người mà theo tập tục của xã hội Kogi là người đã trưởng thành, có thể lập gia đình, có bổn phận với xã hội hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lão để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này. Danh từ “Trưởng Lão” của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người khôn ngoan (wise man) mà thôi”. Muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lão, một thanh niên còn phải học hỏi trong nhiều năm. Một trong những phương pháp quan trọng là việc tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức vũ trụ”, nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Đa số các Trưởng Lão thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên, vì đối với họ việc tĩnh tâm là mục đích chính của đời sống. Các nhu cầu như ăn uống chỉ là phụ thuộc. Người ta chỉ bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ rồi, nhưng người ta không thể sống mà thiếu ý thức về mình được. Một vị Trưởng Lão cho biết: “Vũ trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Biết rung động với vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi chín năm trong động đá đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta phải nổ lực tìm hiểu về mình, vì biết mình chính là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên. Đã hiểu được các định luật này một cách sâu xa thì làm sao có thể làm trái với nó được? Sở dĩ con người làm việc sai quấy vì họ không biết mình, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những giá trị do tập đoàn tạo ra chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa. Sống như thế không thể gọi là sống. Đó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ lâu rồi!” Đối với người Kogi, việc chết cũng rất giản dị. Khi cảm thấy đã đến lúc phải ra đi, một người già thường tìm vào một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết. Họ không làm đám tang, gia đình than khóc như những bộ lạc khác, mà họ cho rằng đó là một việc bình thường, không có gì đáng quan tâm. Một điểm hết sức đặc biệt nữa của người Kogi là họ không hề có một tín ngưỡng thờ thần linh hay vật tổ như các bộ lạc khác. Truyền thống nơi đây chú trọng trên căn bản tĩnh tâm suy gẫm nên họ đã có những quan niệm hết sức đặc biệt, khác hẳn với những nền văn minh khác tại Nam Mỹ. Theo quan niệm của người Kogi truyền từ đời này qua đời khác thì thuở ban sơ, vũ trụ hoàn toàn trống rỗng, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay bất cứ một cái gì và chính cái trống rỗng uyên nguyên đó được gọi là “Mẹ Vũ Trụ” hay Kaluna. Danh từ “Mẹ Vũ Trụ” không phải một đấng Hóa Công (Creator) mà chỉ là một tâm thức (Mind), một trạng thái tuyệt đối hoàn hảo của tâm thức. Một Trưởng Lão đã nói: “Các quan niệm như tinh tú, mặt trời, mặt trăng, đất nước gió lửa từ đâu đến? Phải chăng từ tâm thức này sinh ra? Chính tâm thức đó phát sinh ra tư tưởng và khi tư tưởng vận hành, giống như cuộn chỉ xoay từ sợi, mà tất cả mọi vật đều phát sinh. Tóm lại, tất cả đều do Tâm tạo. Có tất cả chín thế giới phát sinh từ tâm thức vũ trụ cũng như một người Mẹ sinh ra chín đứa con. Một đứa con có một đặc tính hay sắc thái tiêu biểu bằng các màu sắc khác nhau. Thế giới thứ chín chính là cái thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống. Tất cả mọi thế giới đều tuân theo những quy luật nhất định liên quan đến việc sinh ra, lớn lên, phát triển rồi chết đi. Đó là định luật thiên nhiên không thể thay đổi. Ý thức rõ rệt các định luật này rất quan trọng vì nó là cây cầu tâm thức nối liền chúng ta và các cảnh giới khác và sau cùng với Mẹ Vũ Trụ (Kaluna). Chính vì ý thức mà người ta biết rằng trái đất này không phải tạo ra riêng cho loài người mà cho tất cả mọi sinh vật khác nữa”. Ký giả Ereira đã đặt câu hỏi về Kim Tự Tháp và thành phố bỏ hoang với Trưởng Lão người Kogi nhưng họ lắc đầu từ chối không tiết lộ gì về lịch sử của thành phố đó. Mặc dù họ tự nhận là con cháu của những người đã xây cất ra thành phố đó nhưng họ cho biết: “Tại sao các ông cứ quan tâm đến những ký hiệu lạ lùng, những tấm bản đồ bằng đá kia làm chi? Các ông sẽ không thể hiểu nổi những ẩn nghĩa đó khi tâm các ông còn xáo trộn. Các tâm hồn non dại, chưa trưởng thành, chưa biết làm chủ mình thường chỉ thích tò mò chạy theo những gì kỳ lạ, những hão huyền bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong để hiểu chính mình. Chỉ khi biết mình thì mới biết được những điều mà Kim Tự Tháp kia được xây cất vào việc gì và những tảng đá ghi khắc các ký hiệu kia để chỉ dẫn những gì. Khi xưa tổ tiên của chúng tôi đã biết rõ những điều này nhưng khi con người trở nên tham lam, ích kỷ, giết hại, ăn thịt cá, phá hoại trật tự của thiên nhiên thì tổ tiên chúng tôi biết không thể thay đổi gì được. Họ rút vào rừng sâu núi thẳm, chờ đợi những người em sẽ rút tỉa những bài học mà họ phải học, những lỗi lầm mà họ đã gây ra, nhưng tiếc thay đã bao lâu nay hình như chẳng mấy ai học hỏi được điều gì hết!” Sau ba ngày ghi nhận, tiếp xúc và quay phim, buổi tối hôm ấy, mọi người quây quần trong căn nhà chính để nghe một Trưởng Lão tuyên bố về thông điệp mà họ muốn gửi cho thế giới. Đó là một ông lão lớn tuổi nhưng còn khỏe. Nhìn hàm răng còn nguyên vẹn, mọi người nghĩ ông lão chỉ vào khoảng sáu mươi là nhiều nhưng về sau ký giả Ereira được biết vị Trưởng Lão này đã sống trên một trăm năm rồi. Hầu như vị Trưởng Lão nào cũng đều trên một trăm tuổi trở lên cả. Chúng tôi không nhìn thấy những dấu vết già yếu, bệnh tật trên thân thể họ như vẫn thường thấy ở các bộ lạc khác. Vị Trưởng Lão lên tiếng: “Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho các em trong gia đình nhân loại. Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng hiện nay nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra. Thứ nhất, nhân loại cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một Mẹ. Dù chúng ta có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu hề khác biệt. Khi đói chúng ta đều đói như nhau, lúc khát chúng ta đều khát như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên phải như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một Mẹ, nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi! Sống xa Mẹ đã lâu, các em đã quên hẳn người Mẹ sinh ra các em, săn sóc, che chở, nuôi dưỡng các em. Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài Mẹ Cha để lại, phá hoại một cách không thương tiếc, không một mảy may thương tiếc! Các anh đây sinh trước, gần Cha Mẹ hơn nên hiểu được lòng Mẹ Cha đang tan nát, đau khổ. Mẹ đã buồn vì các con sinh sau nở muộn đã không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết, hận thù nhau, làm hại lẫn nhau khiến Mẹ Cha khổ sở vô cùng. Không những thế, các em còn dày xéo lên thân thể Mẹ Cha mà không biết rằng các em đang giết hại chính đấng đã sinh ra các em. Các anh biết rõ việc này nên chỉ muốn khuyên các em hãy dừng lại, quan sát và ý thức việc làm hiện nay của các em vì giết hại đấng sinh thành ra mình chính là giết hại chính mình đó. Mẹ của các em là ai? Chính là trái đất này. Lòng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi. Này các em! đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có Mẹ. Nếu trái đất bị hủy hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh. Các anh không biết trong vòng vài năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy gì tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo trì môi trường sinh sống. Tại sao được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, thế hệ trước đã giữ gìn cẩn thận, đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em lại phá nát không hề thương tiếc? Làm sao các em có thể tự hào rằng mình “văn minh” khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một khổ đau nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã “tiến bộ” khi con người ngày càng gia tăng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi? Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, không thể vi phạm được? Lòng các anh vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng hãy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại, nếu không thì trễ quá mất rồi!” Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật khó có thể tin rằng những người Kogi lại biết rõ tình trạng phá hoại môi sinh và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay khi họ không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Tuy nhiên điều này có lẽ cũng không sai vì có nhiều bằng chứng rằng môi trường sinh sống của nhân loại đang bước vào một giai đoạn nguy kịch rõ rệt. Một bằng chứng hiển nhiên là lớp tuyết trên đỉnh Sierra trước kia vẫn đóng rất dày mà nay chỉ còn trơ lại một vài mảng mà thôi. Gần đỉnh núi có một hồ nước rất lớn, vốn là nơi lưu trữ nước khi tuyết tan vào mùa hè. Hồ nước này sẽ đổ xuống các sông ngòi, chảy qua những đồng bằng trước khi chảy ra biển. Hiện nay hồ nước này cũng đã gần cạn khô, mực nước tại sông ngòi quanh vùng đều xuống rất thấp và dân chúng ở vùng đồng bằng đã than là suốt mấy năm nay, nạn hạn hán đã hoành hành dữ dội, số lượng thóc lúa thu hoạch được càng ngày càng xuống rất thấp. Khắp nơi trên thế giới, người ta nói về tình trạng nhiệt độ gia tăng (Global Warming) gây ra bởi nạn đốt rừng, phá núi, xẻ đường và hậu quả của những ô nhiễm kỹ nghệ. Thêm vào đó biển cả cũng gặp nhiều khó khăn bởi việc các chất cặn bã gia tăng, giết hại các vi sinh vật, căn bản của đời sống các loài thủy tộc. Thêm vào đó, việc phát triển các kỹ thuật đánh cá tối tân bằng các tấm lưới khổng lồ như lưới vét (Drift Net) của các quốc gia tân tiến đã làm nhiều dân tộc sống ở ven biển gặp nhiều khó khăn về thực phẩm vì chẳng còn có cá để ăn”. Người ta đã tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa thế giới sẽ lâm vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng. Nạn đói kém sẽ xảy ra khắp nơi, và những quốc gia làm chủ được thực phẩm sẽ là những quốc gia có quyền lực mạnh nhất. Biết rõ nguy nan này, các quốc gia tân tiến đang phát động những căn bản kinh tế, kỹ nghệ mới đặt trên vấn đề môi sinh mà nạn nhân đầu tiên sẽ là các quốc gia kém mở mang, chậm tiến. Chính những quốc gia này sẽ trở thành miếng mồi ngon để các quốc gia tân tiến kéo đến mở mang kỹ nghệ, phóng uế bừa bãi các chất cặn bã, và phá hoại môi sinh. Nhân danh khoa học kỹ thuật, các quốc gia tân tiến đang cho thuyên chuyển những nhà máy, kỹ nghệ từ xứ họ qua những quốc gia khác dưới những danh nghĩa rất tốt đẹp như hợp tác, phát triển kỹ thuật. Hiển nhiên họ đã ý thức tình trạng phá hoại môi sinh và hậu quả của nó trong quốc gia của họ và quyết định nếu kỹ nghệ là cần thiết thì hậu quả của nó phải xảy ra một nơi nào khác chứ không phải trên lãnh thổ của họ. Nói một cách khác, chính sách “thực dân mới” sẽ không xây dựng trên tình trạng chiếm đất, nhưng sẽ đặt trên căn bản phá hoại môi sinh tại những nơi khác, vì đây là một sự phá hoại có tính cách vĩnh viễn, không thể phục hồi. Những quốc gia mà môi sinh bị phá hoại sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi tình trạng thực phẩm thiếu sót vì đất mầu bị phá hoại, rừng rậm bị phá hủy, biển cả và đất đai chứa đựng toàn những chất ô nhiễm. Dĩ nhiên dân chúng sẽ bị những bệnh tật kỳ dị không thể chữa, những thứ bệnh có thể gây tổn thương đến yếu tố di truyền và hoàn toàn suy kiệt nhân lực (Oligarchy) bởi các hóa chất kỹ nghệ. Thế giới ngày nay đang bước vào một khúc quanh lịch sử mà trong đó tình trạng môi sinh sẽ đóng một vai trò thiết yếu, quan trọng. Khi phái đoàn ký giả đài BBC rời rặng Sierra vào tháng hai năm 1993, những người Kogi đã ân cần nhắn nhủ: “Xin các ông hãy mang thông điệp này ra gửi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã thực sự nguy kịch lắm rồi! Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ nữa đây?”1 like
-
vậy chị đừng buồn nữa .Bác haithienha nói rất đúng ,chuyện vợ chồng là duyên nợ .Nếu không có nợ thì không thể chung sống với nhau được.Bác cũng mô tả người chồng theo lá số của chị rồi có vẻ như anh ấy rất tốt .Chị đừng buồn nữa ,ở đời mất cái lọ có khi đc cái chai ,sau cơn mưa trời lại sáng .Hạnh phúc thực sự sẽ đến với chị .Em cũng có một người quen giống như chị ,còn vài tuần mà bị hồi hôn ,chị ấy rất đau buồn và định tự tử cho xong vì quá ê chề ( chị này đã có quan hệ trước hôn nhân nữa ) Sau đó nghĩ lại và đc khuyên bảo chị ấy cũng đã vượt qua ,đến bây giờ đã có chồng và 1 đứa con trai ,sống rất hạnh phúc, gặp đc người đức độ ,hiền lành và biết thông cảm . Chúc chị vượt qua và mong hạnh phúc sẽ sớm đến với chị1 like
-
Lời cuối cùng Chắc các bạn cũng biết, mọi tội lỗi trên đời đều phải đem ra tòa xét xử. Và dù phạm bất cứ tội gì, bị tuyên án nặng tới đâu thì tòa bao giờ cũng dành cho bị cáo một đặc ân là được nói lời cuối cùng trước khi tuyên án. Minh họa DAD Ly dị không phải là một cái tội (không dám ly dị nhiều khi mới thế) nhưng khi ra tòa mà cũng được dành cho “phát súng ân huệ” là nói lời sau chót thì có lẽ ở mỗi quốc gia khác nhau, với những nền văn hóa khác nhau, vợ chồng cũng nói lời cuối cùng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số lời nói sau cùng để các bạn tham khảo.Pháp: Dân Pháp lãng mạn và nhã nhặn. Nhờ đó mà họ phát minh ra nước hoa. Vì vậy các cặp vợ chồng Pháp khi gay cấn nhất lại thường dùng những lời âu yếm nhất để ban tặng. Lời cuối cùng của một ông chồng Pháp ly dị trước tòa thường là: “Tôi rất vinh dự nếu như được cưới cô ấy lần thứ hai”. Còn lời cuối của bà vợ: “Anh ấy vẫn tuyệt vời, ngay cả khi anh ấy phản bội”. Anh: Nước Anh rất bảo thủ và cứng nhắc. Mọi lời nói dù đầu tiên, giữa chừng hay cuối đều được suy tính cẩn thận. Nhưng bản chất dân Anh là lịch lãm, chia tay kẻ thù còn ngã mũ chào, nói gì tới chia tay người thân. Vào giây phút thiêng liêng ấy, đàn ông Anh tuyên bố: “Tôi phải ra đi vì nàng quá tuyệt vời”, còn đàn bà Anh nói: “Em công nhận”. Đức: Đức là quốc gia của công nghệ. Họ nổi tiếng vì cái tiêu chuẩn nghiêm ngặt và luôn tuân thủ nó bất kể hoàn cảnh. Nếu tòa tuyên bố ly dị, họ ly dị còn nếu tòa tuyên bố phải sống tiếp tục cho hạnh phúc, họ sẽ hạnh phúc. Chả ai dám nghi ngờ điều này. Phút chia tay, đàn ông Đức nói: “Anh yêu em mãi mãi, chỉ có cái chết và tòa án mới chia lìa chúng ta”, còn đàn bà Đức nói: “Anh thân yêu, cái em làm đâu phải là cái em muốn”. Ý: Dân Ý linh hoạt và vui vẻ. Nếu như ngày cưới đối với họ là ngày hội thì ngày ly dị cũng vậy. Các chàng trai và cô gái Ý luôn tìm ra tính tích cực của sự tan vỡ chứ không kêu khóc như nơi khác. Do đó, lời cuối của một chàng trai Ý thường là: “Từ đáy lòng, tôi xin chúc mừng cho sự tự do của vợ tôi”. Còn phụ nữ nói: “Anh ơi, em giải thoát anh khỏi tội ngoại tình”. Tây Ban Nha: Dân Tây Ban Nha nóng bỏng và năng nổ. Họ cho cuộc đời là một lễ hội và phút ly dị chỉ đơn giản là phút giải lao. Ở xứ sở này, sự chia tay trở thành tầm thường đến nỗi người ta có thể báo với bạn bè: “Mình sẽ cưới vợ vào thứ tư, buổi tối, vì buổi chiều cô ấy bận ly dị anh chồng cũ”. Cũng vì suốt ngày xem đấu bò nên mọi sinh hoạt nơi đây đều lấy đấu bò làm tiêu chuẩn. Trước quan tòa ở phút tận cùng, chàng trai nói: “Trận đấu này tôi đã thua, dù tôi không phải con bò”. Còn cô gái tuyên bố: “Bò chả khi nào biết mình là bò, trước khi bị đưa lên đĩa”. Mỹ: Mỹ là quốc gia của thực dụng. Đa số ở tòa họ quan tâm đến việc chia tài sản chứ không để ý tới những lời lẽ ngậm ngùi. Do đấy, khi được mời phát biểu, đàn ông Mỹ hớn hở: “Xong rồi à? Tôi chuồn được thật sao?”. Còn đàn bà Mỹ cũng vui vẻ: “Ôi, nếu biết ly dị dễ thế này, tôi đã làm sớm hơn”. Trung Quốc: Đây là quốc gia của ẩm thực. Mọi thứ đều có thể quy về ăn. Trai gái Trung Quốc coi tình yêu như món ăn tinh thần, do đó khi ly dị, đàn ông nói: “Em ơi, anh vô cùng buồn khi từ mai anh lại ăn bánh bao”. Còn cô gái nói: “Thì xưa nay anh vẫn ăn bánh bao, chỉ có điều từ mai lên sẽ khác”. Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ rất ít khi ly dị. Các cặp vợ chồng thường nghiến răng sống cho tới hết đời. Cho nên, khi đưa nhau ra tòa rồi họ rất khó lấy vợ và chồng mới. Từ đặc điểm đó, câu cuối cùng của người chồng thường là: “Em ơi, giờ phút này anh sung sướng và đau khổ ngang nhau”. Và người vợ trả lời: “Chắc chắn thế!”. Ở Việt Nam: Có nhiều cách phát biểu lời cuối cùng. Chả có cách nào cố định cả. Có ông chồng bảo: “Tôi đâu có nói lời đầu tiên, do vậy tôi cũng không nói lời cuối cùng”. Và bà cụ đáp: “Đến lắng nghe anh ta còn chả biết nữa là”. Nếu ly dị do ông chồng hay về trễ, ông ta sẽ hét lên: “Sung sướng quá, từ đêm nay tôi không phải lo sợ khi về”. Còn bà vợ trả lời: “Anh nhầm rồi, bao đêm nay em vui mừng khi thấy anh ra đi”. Nhưng đa số đàn ông lúc ấy đều sung sướng bảo vợ: “Em thấy chưa? Tòa còn cho phép nói, mà em lại không”. Theo Lê Hoàng1 like
-
Cái này thì phi thực tế quá. --------- Bạn ơi, bạn chờ bác haithienha xem cho nhé. May ra bác sẽ trả lời bạn chính xác.1 like
-
Lời khuyên dành cho Nguyenhoang2010 : Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm ngàn nghiệp chướng đều mở! Lửa tức giận một phen phát ra đốt cả rừng công đức bấy lâu.1 like
-
PHONG THỦY SÔNG HỒNG VỚI THĂNG LONG - HÀ NỘI . LO QUÁ . Trích từ http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn “Chính phủ vẫn quyết tâm làm trục Thăng Long…” (Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã cho biết như vậy tại buổi họp báo chiều 29/4 công bố kết quả về các phiếu thăm dò về "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 8 ngày tổ chức triển lãm lấy ý kiến nhân dân về Quy hoạch chung tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ (Hà Nội) (từ 21 - 28/4), Ban tổ chức đã đón hơn 16.000 lượt khách đến tham quan, thu về khoảng 3.000 trên tổng số 6.700 phiếu góp ý được phát ra. Trong đó, bình quân tỷ lệ các ý kiến đồng ý với đồ án là 84,5%. Phiếu thăm dò ý kiến tập trung vào 15 vấn đề lớn: định hướng phát triển không gian; các đô thị về tinh, thị trấn, thị tứ; quy hoạch hạ tầng xã hội; giao thông; hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường; bảo tồn di sản; nông thôn mới; trung tâm hành chính quốc gia; trục Thăng Long kết nối khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì; liên kết vùng; đô thị sông Hồng; quản lý, phát triển đô thị; hành lang xanh; vành đai xanh. Vấn đề quy hoạch hạ tầng xã hội thu được sự đồng thuận cao nhất, tiếp đến là hành lang xanh và vành đai xanh. Hai vấn đề có tỷ lệ đồng thuận thấp nhất là vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia (69,4%) và trục Thăng Long kết nối với khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì (76,5%). Vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia và trục Thăng Long cũng là hai vấn đề đã được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Trong đó, có không ít ý kiến từ phía chuyên gia chưa thực sự nhất trí với đồ án đưa ra. Về vấn đề này, tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn khẳng định: Có những ý kiến không tiếp thu được nếu không mang lại lợi ích cho nhân dân thủ đô. Chính phủ vẫn quyết tâm làm trục Thăng Long. Để không gây khó khăn về mặt khoảng cách giữa những nơi, thì phải phát triển giao thông. Hiện có hai phương án về trục đường này: trục cong hoặc trục thẳng. Nếu làm trục thẳng, đoạn đường sẽ ngắn hơn nhưng sẽ đi qua nhiều làng xóm có người dân sinh sống hơn. Hiện tư vấn đang nghiêng về phương án này. Còn về vị trí trung tâm hành chính quốc gia, ông Toàn cho rằng, hiện trên thế giới có nơi phân bổ tập trung song cũng có nơi lại không. “Nếu chúng ta dự kiến xây dựng trung tâm hành chính quốc gia ở đấy thì chính quyền thành phố sẽ cấp đất. Vấn đề ở đây là thời gian, dự kiến tới năm 2050, nghĩa là tới 40 năm nữa” - thứ trưởng nói. Ông Toàn cũng cho biết, đây mới là quy hoạch chung chứ chưa phải quy hoạch chi tiết nên không thể cụ thể chi tiết đến từng địa bàn. Nếu đồ án được thông qua, quy hoạch chi tiết sẽ tiếp tục được triển khai để cụ thể hoá quy hoạch chung và sẽ công bố rộng rãi. Theo kế hoạch, trong tháng 5, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo trước Quốc hội và Thủ tướng sẽ xem xét phê duyệt trong tháng 8. Lan Hương Nguồn : http://dantri.com.vn/c20/s20-393344/chinh-phu-van-quyet-tam-lam-truc-thang-long.htm LỜI BÀN CỦA DIENBATN : Trên tất cả các nguồn thông tin và với một trình độ nhận thức về kiến thức Phong thủy tối thiểu , ai cũng phải nhận ra đây là một việc làm hết sức nguy hiểm , một cách trấn yểm tàn độc đối với Linh Khí của Thăng Long - Hà Nội . Thật là đáng lo ngại quá . Hy vọng những dòng viết này có cơ duyên được những nhà làm quy hoạch Thăng Long - Hà Nội để mắt tới . Một lần nữa , dienbatn lại xin nhắc lại bức thư ngỏ đã gửi và bài này sẽ giữ nguyên trong vòng 1 tuần trên trang nhất . Mong mỏi lời kêu cứu nhỏ bé này sẽ lọt đến tai những người hữu quan . THƯ NGỎ GỬI NHỮNG NHÀ QUY HOẠCH THĂNG LONG - HÀ NỘI . 1/ Đỉnh núi Ba Vì , và cụ thể tại đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh chính là một cột antena thu Thiên Khí giáng xuống , kết hợp với Địa Khí của Long mạch trầm hùng ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), Long mạch này sẽ kết Huyệt tại vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia . Đây chính là Đế Vương Huyệt của Việt Nam và tạo nên Thăng Long - Hà Nội . Như vậy Thăng Long chính là Đại Minh đường của Tản Viên . Nếu như trong quy hoạch định nối một con đường từ Hồ Tây lên Ao Vua , tức là bổ dọc đường dẫn Khí về Thăng Long , một mặt sẽ làm thoát Khí của Tản Viên , biến Khí Âm thành Khí Dương gọi là lột Khí , mặt khác sẽ tạo thành thế " Xạ Tiễn " trong thuật Phong thủy là thế tối độc . Việc làm đó là một việc tối độc , sẽ tiêu diệt Linh Khí của Thăng Long . Tối nguy , tối nguy . dienbatn mong rằng Linh Khí của Tản Viên Sơn Thánh sẽ không để cho bất cứ kẻ nào được phép làm điều đó . Còn một ý định nữa là người ta định làm một cái hồ tụ nước trước ao Vua, cũng sai, định sửa lại nguyên khí tự nhiên? Làm tụ khí tại chỗ, mất khí về Thăng Long! Đây cũng là một dự án làm suy giảm Linh Khí của Thăng Long . 2/ Qua loạt bài của dienbatn đã viết về HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH ( http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn/article?mid=184&fid=-1 ) dienbatn xin có một đề nghị là sau khi Trận đồ đã bị phá vỡ , chúng ta nên đào nối thông sông Tô Lịch với Hồ Tây để dòng Nguyên Khí lưu chuyển thuận tiện như xưa , như vậy sẽ giúp cho Kinh mạch của Thăng Long được sung mãn . 3/Nên đặt trung tâm Hành Chính Quốc Gia ở khu vực Hồ Tây để thụ hưởng Linh Khí của Đại Huyệt Đế Vương , giúp cho những người nắm quyết sách của Đất nước được luôn sáng suốt , xứng với tầm cỡ đất thiêng Thăng Long và hồn thiêng sông núi của dân tộc Việt Nam . Thủ đô của một đất nước cần phải đặt ở vị trí Huyệt Đan Điền chứ không bao giờ được đặt ở Huyệt Bách Hội cả . " Một dân tộc đã được Thiên nhiên ưu đãi về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai thác sức mạnh Tâm sinh lý đó. Chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo các bậc anh hùng , hào kiệt , những bậc hiền tài cho Đất nước , những Vĩ nhân cho thế hệ mai sau. Ngày trước các bậc Thánh Đế ,Minh Vương coi đó là trách nhiệm lớn nhất đối với Non sông,Đất nước. - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG " Xin cảm ơn sự quan tâm của các vị . Thân ái - dienbatn "Khi con người lên tiếng không khoan nhượng về sự tăm tối và độc ác là lúc họ đang chiến đấu để bảo vệ sự trong sạch và nhân văn. Và khi con người lên tiếng một cách trung thực và không khoan nhượng về những dốt nát, những tăm tối, những vô cảm, những đạo đức giả, những vô trách nhiệm, những tham lam... và không nghĩ đến những thiệt hại cho bản thân mình thì hành động đó không có gì khác là nhân cách làm người." - http://www.tuanvietnam.net/2010-04-29-chin...-mong-duoc-khoc1 like
-
Nhiệt miệng Dâu tây Một số người hay bị tình trạng nhiệt miệng, nổi những nốt trong miệng làm đau rát, ăn uống không ngon... Nhiều nguyên nhân Một số bạn đọc gửi thư đến Báo Thanh Niên để hỏi về tình trạng cứ độ mỗi tháng bị nổi một lần những nốt trong khoang miệng, kéo dài độ một tuần. Những nốt nhiệt này hay mọc ở môi gây sưng và ăn uống rất khó khăn. Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải, chí ít là một lần. Bệnh có nhiều thể khác nhau, nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ, đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt. Dân gian thường nghĩ rằng, nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng”. Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do những sang chấn từ bên ngoài, do nhiễm vi khuẩn, vi-rút, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu a-xít folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Phòng và trị Những thực phẩm giúp phòng nhiệt miệng: dâu tây, có nhiều vitamin C, trà xanh, rau xanh - Ảnh: K.Vy Nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống bia rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ... Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng (dẫn đến stress). Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh. Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong. Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Khi bị nhiệt miệng bạn có thể uống bài thuốc đông y, có tác dụng thanh nhiệt giải độc gồm các vị: kim ngân hoa 10g, hoàng bá 12g, cát căn 12g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm nhiều lần thay nước và uống liên tục 7 ngày. Hoặc uống vitamin C, PP, B6, B2 và uống nhiều nước. Lương y Vũ Quốc Trung1 like
-
Lạy ông, con không ở bụi này Thứ sáu, 08/01/2010, 13:27(GMT+7) Em bé bị suy thận cấp do dùng sữa Trung Quốc VIT - Chuyện "hoa quả Trung Quốc có chất phá hủy nội tạng” chưa rõ thì, ngày 7-1, hàng loạt báo điện tử Việt Nam đưa tin: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định đây là thông tin bịa đặt. Bà Nga nói: “Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy”. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một tin đồn nhảm theo mạng Internet được Người Phát ngôn Bộ Ngoại Giao một nước công khai cải chính. Tin đồn trên được nhiều người truyền cho nhau qua điện thoại di động, chat (yahoo messenger) hoặc một số diễn đàn trên mạng Internet. Người dân Việt Nam vốn cũng không sẵn lòng tin vào những tin bịa đặt - nhất là các tin có liên quan đến Trung Quốc, vậy việc cải chính này chỉ là một động thái thể hiện tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Điểm mấu chốt trong việc xác định liệu hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc có hay không có chất phá hoại nội tạng là phải do cơ quan quản lý "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu của Việt Nam" khẳng định. Bà Nga chỉ tuyên bố “Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy”, tức là việc hoa quả và trái cây có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc có hay không có chất phá hủy nội tạng là một vấn đề chưa ngã ngũ. Thường dân ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới vẫn có những trao đổi với nhau về những điều liên quan trực tiếp đến họ. Có lẽ người dân nên bình tĩnh và không nên lấy vật nuôi ra làm thí nghiệm vì chó và mèo Việt vốn không quen ăn trái cây, kể cả loại nhập khẩu. Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Tôn Quốc Tường, cũng khẳng định là không có chuyện Chính phủ Trung Quốc lên truyền hình khuyến cáo người dân không nên ăn hoa quả Trung Quốc như tin đồn. Lẽ tất nhiên, ông Đại sứ chỉ khẳng định là không có tin đồn liên quan đến việc Chính Phủ Trung Quốc lên truyền hình khuyến cáo, nhưng ông không khẳng định việc người dân Việt Nam ăn hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc là an toàn. Cháy nhà chưa chắc đã ra mặt chuột, việc xác định xem có hay không có chất phá hủy nội tạng trong hoa quả hay trong các thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc là rất khó. Phần lớn những mặt hàng này được nhập lậu qua biên giới. Rất có thể đây chỉ là tin đồn, mà cũng có thể là đúng, và cũng có thể có những lô hàng gây độc hại cho sức khỏe người dân Việt Nam được một nhóm người ác ý cố tình tạo ra để gây nghi kị làm mất đoàn kết giữa hai quốc gia. Dù thế nào thì chính quyền hai nước cũng nên cùng nhau tìm ra giải pháp, nhất là tìm cách ổn định trật tự việc buôn bán hàng hóa qua biên giới hai nước, tránh kiểu "mèo đen, mèo trắng, miễn bắt được chuột". Trong khi các ban ngành hai quốc gia chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thì người dân Việt Nam cũng nên thận trọng và tự quyết định lấy xem có nên ăn các loại hoa quả và thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc hay không? Tin biên tập1 like
-
Mời xem chim làm tổ : Thật tuyệt vời.1 like
-
Cứ theo cách hiểu của ông Lê Văn Lan thì người dân Việt chỉ biết đến ngày giỗ tổ từ năm 1917 hay sao? Vậy trước đó đến thờ các vua Hùng ai hương khói? Khi những chứng tích đền Hùng được thừa nhận đã tồn tại từ trước thế kỷ X.Kiếm được văn bản, bia ký ghi thế nào thì nói thế đó, tôi nghĩ để làm được điều này không cần bằng giáo sư. Một bài viết ngớ ngẩn, không hề có cơ sở lý luận hợp lý, không căn cứ vào một tư liệu tối thiểu, hoặc dẫn chứng trong bài viết, tự nhiên phang một câu: Tác giả bài viết này đã từng phán trước bàn dân thiên hạ:Hai Bà Trưng là Vương chứ không phải là Vua. Thế gian này loạn cả, vì xét tất cả lịch sử nhân loại, chẳng có quốc gia nào có danh xưng chính thống là Vua cả. Toàn gọi hoàng đế, Vương, tổng thống....Vậy mà cũng có người vỗ tay đấy. Bởi vậy, việc học Sử ở Việt Nam nói riêng và vấn đề giáo dục ở Việt Nam nói chung, không trở thành vấn nạn sao được với những trí tuệ đẳng cấp giáo sư kiểu này?1 like
-
- Tiểu hạn năm Dần, gặp Lưu lộc tồn, Lưu thiên mã ở cung Nô xung chiếu về rất tốt cho việc tiền bạc hoạnh phát. - Nếu muốn lấy chồng sớm vẫn được, lấy xong thì một trong hai người phải đi làm ăn xa hoặc đi du học vài năm cũng ứng với kiểu hình khắc chia ly, điều này sẽ hóa giải cho việc phải lấy chồng muộn.1 like
-
Luận cát hung qua ngoại hình Gia trạch Theo các nhà Phong thủy Trung Quốc thì kết cấu nhà ở của một gia đình cũng phải hợp thành một khối thống nhất với hoàn cảnh địa lý bên ngoài nhà ở. Nghĩa là làm sao cho nhà ở hài hòa với tự nhiên xung quanh. Một căn nhà lý tưởng trong Phong thủy cần thiết có sự thông thoáng, bảo đảm ánh sáng tự nhiên và có đường hướng gió thổi vào cho thật lưu thông. Trong khoa Phong thủy nội thất tự nhiên cũng như trạch mệnh của từng gia chủ. Thiết kế Phong thủy nhà ở cũng giống như thân thể nội tạng của con người. Cánh cửa cái giống như một cái miệng được sự hấp thu từ khí trời cũng là nơi nghinh tiếp các chư vị thập phương cũng như khách hàng, bạn bè… Phòng chủ nhân giống như tim gan, ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Hành lang chính từ cổng, cửa lớn thông tới phòng chính của chủ nhân giống như khí quản, thông đến thư phòng, gian bếp… như kinh mạch hoặc huyết quản. Nếu cơ thể chúng ta sinh ra chẳng may bị các bộ phận nội tạng nằm sai vị trí, dư hoặc thiếu thì cũng khác thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bố trí sắp xếp các phòng ốc là rất cần thiết cho chúng ta. Ví dụ một căn nhà không thể bố trí miệng cầu thang ngay giữa phòng khách hoặc phòng ngủ… Để thiết kế phù hợp nhất đầu tiên là phòng khách sau đó là phòng ngủ, bếp, toilet cuối cùng là phần không gian nhỏ để tạo giếng trời nhằm đưa gió, không khí tự nhiên vào nhà. Nếu các bạn chỉ thiết kế sai 1 vài vị trí có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tinh thần hoặc tài lộc… Để trở lại chủ đề luận cát hung phong thủy qua ngoại hình gia trạch, tác giả Ngô Bạch có đôi điều kiến giải những ưu và khuyết điểm để các gia chủ có tầm nhìn sâu rộng hơn về phong thủy ngoại thất. Theo đó, đường đi lấy thông thương làm chính. Đường sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi cũng có thể ảnh hưởng về bệnh máu huyết. Nhà nằm trên đường hình chữ đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạnh vận, thì có hai loại đường hình chữ đinh. Một là đường chữ đinh hướng ngoại, hai là đường chữ đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường chữ đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào) Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận Trung Quốc, nhà mà phía bên phải không có chái thì nữ nhân tử vong, bên trái không có chái thì nam tử vongDương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết tới họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm. Dương trạch tốt là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa,vừa bảo đảm vệ sinh ở xung quanh lại ánh sang đầy đủ, thông thoáng, yên tĩnh. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm trong nhà đủ ánh sáng, thích hợp lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn… Luận về ngoại hình nhà ở, phàm phía bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là thanh long, mé hữu có đường dài hoặc hàng cây, gọi là bạch hổ, phía trước có ao hồ gọi là chu tước, đằng sau có gò cao gọi là huyền vũ, thì là đất cực quý.Trước cửa, nhìn thẵng có ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những điều bất hạnh. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự. Tối kỵ cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi có giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cổi xác xơ, ở ngay dòng chảy xộc thẳng tới, ở nơi sóng núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể. (còn tiếp)1 like
-
Báo chí quốc tế “hồi tưởng” về chiến tranh Việt Nam (Dân trí) - Những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam cách đây hơn 3 thập niên đã được báo chí thế giới đăng tải nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hòa thượng Thích Quảng Đức tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngày 9/1/1964, một lính ngụy dùng chuôi dao hành hung một nông dân bị nghi ngờ cung cấp thông tin không chính xác về hoạt động của các chiến sĩ du kích tại một ngôi làng ở phía tây Sài Gòn. Các trực thăng Mỹ trong một cuộc tấn công vào căn cứ của quân du kích tại khu vực cách Tây Ninh gần 30km, phía tây bắc Sài Gòn gần biên giới Campuchia tháng 3/1965. Một lính Mỹ đội chiếc mũ mang dòng chữ viết tay “Chiến tranh là địa ngục” ngày 18/6/1965. Lính Mỹ đốt ngôi nhà tại trại huấn luyện du kích trong một cuộc tấn công cách Sài Gòn 80km ngày 15/11/1965. Các máy bay không quân Mỹ rải chất độc da cam xuống miền nam Việt Nam ngày 17/6/1966. Nỗi sợ hãi trên đôi mắt những đứa trẻ khi bố mẹ chúng bị lính ngụy bắt để thẩm vấn tại một ngôi làng du kích cách Sài Gòn 70km ngày 12/12/1966. Đôi vợ chồng bị bịt mắt bằng những chiếc khăn trắng nhằm tránh quan sát các địa điểm của binh lính Mỹ. Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ bị tiêu diệt trong vùng rừng gần biên giới Campuchia được kéo lên chiếc trực thăng năm 1966. Trực thăng đông như kiến của quân đội Mỹ cách Sài Gòn 80km về phía đông bắc năm 1966. Một chiến sĩ cộng sản bị lính Mỹ buộc cổ lôi đi để thẩm vấn gần Đà Nẵng ngày 20/9/1967. Một phi công Mỹ bước đi trong tư thế cúi đầu khi bị một nữ du kích trẻ giải đi, sau khi máy bay của tên này bị bắn hạ gần Hà Nội ngày 5/10/1967. Một phụ nữ khóc thương trước thi thể người chồng được tìm thấy cùng 47 thi thể khác tại một hố chôn tập thể gần Huế tháng 4/1969. Bức ảnh chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc đang chạy trên đường sau khi bị bỏng nặng ở lưng do bom napalm, quần áo cũng bị cháy hết do bom, gần Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Bức ảnh đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế và được bình chọn là 1 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng giải phóng tiến vào dinh Độc Lập tại thành phố Sài Gòn, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Vào trưa ngày 30/4/1975, những người lính xe tăng đã đánh chiếm hoàn toàn dinh Độc Lập và cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh. Người dân Sài Gòn đổ ra đường để chào đón quân giải phóng sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gònnguồn http://dantri.com.vn/c20/s20-393441/bao-ch...nh-viet-nam.htm1 like
-
Thông Báo Mới Về Lớp Ptcb 3
giadinhbook liked a post in a topic by Guest
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.1 like -
7 hoạ sĩ động vật “nổi như cồn” (Dân trí) - Cách đây không lâu, giới khoa học vẫn xem khả năng vẽ tranh là một trong những khác biệt lớn giữa con người và động vật. Nhưng đó chỉ là do động vật không có cơ hội cầm bút vẽ. Vương quốc động vật có những hoạ sĩ bán tranh đắt hơn cả nhiều người. 1. Hoạ sĩ voi Mọi người đều biết voi là động vật thông minh nhưng ít người trong chúng ta có thể tưởng tượng ra rằng chúng lại có khả năng sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đích thực. Theo các nhân viên của Viện voi quốc gia Thái Lan, những con voi Thái là hoạ sĩ bẩm sinh. Chúng có thể cầm bút và sáng tác giống các hoạ sĩ thực thụ. Nhờ vào chiếc vòi di động, voi có thể vẽ giỏi hơn bất kỳ động vật nào. 2. Hoạ sĩ cá voi Chú cá voi trắng Xiaoqiang tại Công viên nước Qingdao ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc học vẽ tranh dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Giờ đây, Xiaoqiang là một trong những tâm điểm thu hút du khách của công viên. 3. Hoạ sĩ chó Sau khi chủ nhân cắm cây bút vẽ vào cục xương bằng cao su vốn là đồ chơi yêu thích, Sammy bắt đầu vẽ. Chú chó ở Eastern Shore, bang Maryland, Mỹ thường sử dụng nhiều sắc màu cho mỗi bức tranh. Các tác phẩm nghệ thuật của Sammy đã được trưng bày tại nhiều phòng tranh ở New York và một số bức được bán với giá 1.700USD. 4. Hoạ sĩ sư tử biển Khi Jen DeGroot, một chuyên gia về sinh vật biển, tại Công viên bờ biển Oregon, quyết định dạy chú sư tử biển Lea tập vẽ, cô không bao giờ nghĩ rằng Lea lại có thể trở thành “ngôi sao”. Công viên đã nhận thấy tiềm năng của Lea nên quyết định bán các tác phẩm nghệ thuật của sư tử biển để gây quỹ cho các loài động vật. Lea và người bạn sư tử biển Max giờ đây sử dụng rất thành thạo cây bút vẽ. 5. Hoạ sĩ tê giác Con tê giác màu đen này là một trong những tâm điểm thu hút du khách tại vườn thú Denver, thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ. Không chỉ là một trong những động vật đáng yêu nhất tại đây, Mishindi còn có khả năng vẽ tranh. Tất cả những gì nó cần là một cây bút và ai đó giữ giá vẽ cho cậu để Mishindi có thể chứng tỏ tài năng. Trong một sự kiện gây quỹ hồi năm ngoái, tranh của Mishindi đã bán được 220 USD mỗi bức. 6. Hoạ sĩ ngựa Chú ngựa Cholla này là một hoạ sĩ có tài. Bằng chứng là nó đã được mời tham gia một cuộc triển lãm nghệ thuật tại Montigliano Venetto, Italy cùng 1.770 nhà hoạ sĩ khác. Các nhà tổ chức cho biết, họ đã bị sốc khi biết tin tác giả của các tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn lại là một chú ngựa, vì thế họ càng khâm phục tài năng của Cholla. Sự nghiệp vẽ tranh của Cholla bắt đầu khi chủ nhân Renee Chambers cho nó ngậm một cây bút vẽ. Kể từ đó, Cholla không ngừng vẽ và các tác phẩm của nó giờ đây có giá trên 2.000USD. 7. Hoạ sĩ đười ươi Con đười ươi 41 tuổi Towan từ vườn thú công viên Woodland là một hiện tượng trên internet hồi năm 2008 khi các bức hoạ của nó được đấu giá trên trang eBay. Hai tác phẩm của Towan đã được bán với giá gần 1.000USD. Tất cả đười ươi đều thích vẽ nhưng không giống những người bạn của nó, Towan thích vẽ bằng bút thay vì lưỡi. Ninh Nhi Theo OC1 like
-
Thưa bác huyencodieuly, Cháu xin phép post thay chị cháu tử vi lên nhờ bác giúp đỡ về công danh, sự nghiệp ạ. Chị cháu làm nick mới ở diễn đàn nhưng mãi không được nên cháu hỏi thay chị cháu ạ. Mong bác giúp đỡ chị cháu ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều nhiều ạ. Đây là tử vi của chị cháu ạ: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...rint&size=2 Thưa bác, chị cháu muốn hỏi mấy việc sau: - Chị cháu theo ngành gì thì hợp ạ ? - Chị cháu năm nay có phải di chuyển công tác xa không ạ ? Nếu được thì cả năm sau nữa ạ :mellow: - Chị cháu có số đi du học không ạ ? Nếu có thì bao giờ ạ? Cháu mong bác giải đáp giúp cháu và chị cháu ạ. Cháu xin thay mặt chị cháu cảm ơn bác ạ. Chúc bác vui khỏe ạ. Stormy.1 like