-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/05/2010 in all areas
-
Ý nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 I - TƯ LIỆU: I - 1: Giỗ tổ Hùng Vương, nhớ về cội nguồn Cập nhật 03:31 ngày 23-04-2010 Người dân về dự Lễ hội Đền Hùng ND - Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính. Theo số liệu thống kê năm 2005 của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật có liên quan thời đại Hùng Vương. Chỉ tính riêng trong năm năm trở lại đây, đền thờ Hùng Vương đã được khánh thành, trùng tu ở nhiều nơi như Cà Mau, Gia Lai, Lâm Ðồng,... Vào ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, tại các tỉnh, thành phố trải dọc từ bắc vào nam: Phú Thọ, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Lâm Ðồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh,... chính quyền và nhân dân đều thành kính tổ chức các nghi lễ dâng hương để tưởng niệm công ơn của các Vua Hùng đối với dân tộc. Những con số, những địa danh vừa nhắc tới thể hiện vị trí quan trọng của các Vua Hùng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Trên thế giới, các hình tượng được cả dân tộc thờ phụng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, đó chủ yếu là hình thức "tô tem giáo" (thờ vật tổ). Với "tô tem giáo", cộng đồng tin rằng, thuở ban đầu của cộng đồng do cùng một loài động, thực vật hoặc một đối tượng sinh ra. Vì thế giữa những thành viên cộng đồng có mối quan hệ gần gũi về huyết thống, và "vật tổ" là tổ tiên chung. Riêng hiện tượng cả dân tộc cùng lưu truyền suốt hàng nghìn năm câu chuyện về một con người cụ thể, là vị vua đầu tiên đã lập nên Nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, trải qua mười tám đời cha truyền con nối... có thể nói là chưa từng có ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là một ngày lễ trọng đại của đất nước. Nhân dân ta tổ chức lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc từ ngàn đời. Trải qua biết bao thế hệ nối tiếp nhau, hoạt động tổ chức Ngày Quốc giỗ góp phần giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Lễ Giỗ Tổ là sự ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc. Ðây là biểu hiện của một truyền thống đạo đức tốt đẹp mà mỗi người Việt Nam chúng ta luôn tự cảm thấy mình có bổn phận phải thực hiện. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập". Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập "ngọc phả" về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Niên hiệu Thiên Phúc nguyên niên tức năm 986 dưới triều Lê Ðại Hành, có bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền. Ðây là lần đầu trong lịch sử xuất hiện tài liệu ghi chép một cách tường tận, chi tiết về 18 đời Vua Hùng, sau được sao lại vào năm Khải Ðịnh thứ 4 (1919). Ðến năm 1470 (niên hiệu Hồng Ðức nguyên niên - triều Vua Lê Thánh Tông), Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền được Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng chỉ biên soạn. Kế tiếp là Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền do Hàn lâm Học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572 - triều Vua Lê Anh Tông). Còn trong bản dịch tấm bia được lập ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thìn (1940 - niên hiệu Bảo Ðại thứ 15) do Tham tri, lĩnh chức Tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn nội dung cho biết, ngày "quốc tế" (ngày tế do Nhà nước đứng ra tổ chức) của nước ta vốn diễn ra định kỳ vào mùa thu. Ðến năm Khải Ðịnh thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ lúc bấy giờ là Lê Trung Ngọc có tờ tư xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày "quốc tế". Tương truyền ngày 11 tháng 3 là Ngày Giỗ Vua Hùng thứ 18 thì nay ngày "quốc tế" được chọn là trước đó một ngày. Ngày giỗ chính chỉ có dân sở tại làm lễ. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự. Và trong một lần về thăm Ðền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Năm 1990, Ðảng và Nhà nước chính thức quyết định lấy Ngày Giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Ðến ngày 23-8-2001, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 39/2001/QÐ-BVHTT, quy định cụ thể về việc tổ chức lễ Giỗ Tổ trên cả nước. Theo văn bản này, lễ Giỗ Tổ được tổ chức vào Ngày Quốc giỗ mồng 10 tháng 3 âm lịch tại nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng (Khu di tích lịch sử Ðền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ). Trong ngày lễ này, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài có thể hành hương về miền Ðất Tổ để cúng giỗ. Còn tại các đền thờ Vua Hùng và những nhân vật có công với đất nước dưới thời đại Hùng Vương, cộng đồng người Việt ở Việt Nam cũng như sinh sống ở nước ngoài, tùy theo điều kiện từng địa phương, con cháu có thể tổ chức nghi thức giỗ vọng, cùng hướng về vùng trung du phía bắc - nơi đặt đền thờ các Vua Hùng để khấn vọng, tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn chung của cả dân tộc. Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống văn hóa cao đẹp, là đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ có trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử. Người Việt đi tới đâu, khi dựng nhà, lập làng cũng luôn ghi nhớ Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðó là sự khẳng định lòng yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn. THANH TIÊU nhandan.com.vn I - 2:Lễ hội Đền Hùng ra sao qua ngàn năm lịch sử? Thứ Ba, 06/04/2010 14:12 http://www.thethaovanhoa.vn/133N2010040610...-su.htm#comment TT&VH - Từ 14-23/4 tới đây, Lễ hội Đền Hùng năm 2010 được tổ chức với một qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Cùng với Phú Thọ, các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức lễ dâng hương, và các hoạt động văn hoá tuỳ theo từng tỉnh. Theo khẳng định của NSND Lê Hùng - Tổng đạo diễn Lễ hội thì Lễ khai mạc lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ khác, không chỉ có các màn múa ra ra vào vào như mọi năm. Chúng tôi sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật phong phú. Sẽ có cả kịch nói, kịch hình thể, múa, hợp xướng, đơn ca và hát Xoan. Có hình tượng bọc trăm trứng bùng nhùng, cựa quậy để nở ra một trăm người con...”. Thành công của Lễ hội Đền Hùng là điều mong ước của mọi con dân đất Việt trong thời điểm này. Thành công đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức lễ hội, trong đó có kịch bản và đạo diễn Lễ hội. Những kinh nghiệm từ quá khứ luôn là những bài học quý. Nhân dịp này, TT&VH xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên về lễ hội Đền Hùng trong lịch sử. Trước thời Nguyễn: Giao thẳng cho dân sở tại! Bản ngọc phả Đền Hùng viết sớm nhất vào năm Thiên phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành, cho thấy cách nay hơn nghìn năm, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm tới nơi cội nguồn dân tộc. Lễ hội Đền Hùng năm 1960. Ảnh Tư liệu Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...” Như vậy có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm giỗ Tổ ngày 11 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu miễn đi phu đi lính. Làng Hy Cương làm giỗ Tổ theo cách cầu tiệc như phong tục chung. Ngày 11 tháng 3 họ rước long báu trên Đền Thượng xuống đình làng để tế. Tế xong lại rước trả. Còn dân chúng xa gần nhớ ngày giỗ Tổ thì về Đền lễ bái, tụ hội đông đúc, tự đem đến các trò chơi, hàng hoá mua bán chủ yếu là đồ ăn uống, cũng có thể gọi là lễ hội, tương truyền khá đông vui. Sắc chỉ của vua Quang Trung năm 1789 vẫn nói duy trì lệ cũ. Lễ hội với Hát Xoan và tục ngủ lại Đến nhà Nguyễn, việc quản lý Đền Hùng có sự thay đổi lớn. Triều đình trực tiếp đứng ra tôn tạo các đền đài lăng tẩm chùa chiền. Nhà vua giao Tuần phủ Phú Thọ tổ chức tế ngày giỗ Tổ với sự chỉ đạo của Bộ Lễ, làm trước dân 1 ngày, tức là tế vào ngày mồng 10 tháng 3, để hôm sau dân sở tại tế lễ theo ngày giỗ cũ. Chủ tế là Tuần phủ Phú Thọ. Bồi tế, thông đạo tán, chấp sự là quan lại tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao. Định lệ 5 năm làm một hội lớn hay hội chính, lấy năm chẵn 5 như 1920, 1925... Năm hội chính, ngay từ tháng giêng trên núi Nỏn đã treo lá cờ thần báo cho đồng bào xa gần biết. Theo thông sức của quan Tuần phủ, có khoảng 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đặt ở chân núi để chấm giải. Giải là một bức trướng vua ban chứ không có gì khác. Riêng kiệu làng Cổ Tích là dân Trưởng tạo lệ được rước lên núi, nhưng cũng chỉ đến bãi bằng Đền Hạ là dừng lại. Rước kiệu là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và náo nhiệt. Một đám rước như vậy gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4m do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa đèn nến, giầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai bầy nhang án bài vị thánh có lọng che. Cỗ thứ ba bầy bánh dầy bánh chưng hoặc xôi cùng thủ lợn luộc hoặc cả con. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào đi sau kiệu thánh, các quan viên chức sắc đi theo hộ giá. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc lễ phục cổ điển (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ và binh sĩ trong triều. Những làng ở xa phải rước hai ba ngày mới tới Đền, bởi vậy phải có ê kíp thứ ba là đội quân hậu cần. Hàng ngày họ phải đem cơm nắm thức ăn nước uống từ nhà đến cho đám rước, đi đi về về rậm rịch. Cũng nằm trong lễ thức tại Đền Hùng còn có tiết mục Hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là Hát Xuân, chỉ biểu diễn trong mùa xuân. Vì kiêng tên bà Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông, người làng Hương Nộn có công lớn giúp đỡ phường Xuân hoạt động nên gọi chệch đi là Hát Xoan. Đêm Hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng tại Đền Thượng. Tối đến ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đi xem đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải làm vui, là các làng xã tự đem đến trò gà chọi, kéo co, bịt mắt bắt dê, bắn nỏ thi, đấu vật, cờ người...Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ở các rạp về hay tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư ở các làng đến Hội trổ tài. Tất cả các đoàn đó được Ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là gặp không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình. Nhiều cải tiến so với xưa - Giỗ Tổ năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Phó chủ tịch nước lên làm lễ, dâng tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm, cáo với Tổ hoạ xâm lăng và quyết tâm kháng chiến của dân tộc. - Từ năm 1947 đến 1954 không làm được giỗ, nhưng nhân dân địa phương vẫn cúng bái đơn lẻ, - Năm 1956 làm lễ hội lớn, do Bộ Văn hoá tổ chức, có rước kiệu. Sau đó thôi không rước nữa. - Từ năm 1957 về sau, nhất là những năm đánh Mỹ, Lễ hội vẫn đông, nhưng rất đơn giản. Nghi thức là đoàn đại biểu quân, dân, chính của tỉnh và huyện xã sở tại dâng một bó hoa lên Đền Thượng, đi đầu là đoàn thiếu nhi xã Hy Cương đánh trống cà rình. - Từ năm 1990 đến nay, lễ hội có cải tiến nhiều so với trước. Về lễ có các vị ở Trung ương về dâng hương hoa hoặc làm đồng chủ lễ với Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú (sau là Phú Thọ)... Bài bản tế được cải tiến rất nhiều so với tế đình làng, chỉ giữ nguyên trang phục truyền thống. Chủ tế đứng yên tại chỗ nhận các lễ phẩm do chấp sự đưa đến để làm lễ, rồi trả lại chấp sự để dâng tiến, chứ không đi lại rồng rắn như cũ. Dàn nhạc cũng ngồi tại chỗ, cử lên hay ngừng im theo hiệu của Đông, Tây xướng. Chỉ dâng hương, hoa, rượu và chúc văn, còn các lễ phẩm khác đều bầy sẵn trong thượng cung. Hai hàng chấp sự khi đặt lễ phẩm lên ban thờ rồi, thì đi giật lùi bước một về chỗ cũ, chứ không quay lưng vào thánh. Vũ Kim Biên Còn tiếp1 like
-
- Mệnh có Khoa Quyền Lộc, thêm Thiên khốc đắc địa là người có danh có quyền nhưng gặp Triệt nên thành ít bại nhiều. Có Nguyệt miễu địa chiếu về nên tiền bạc chẳng bao giờ túng thiếu. Có Song hao đóng nên tiền làm ra nhiều tiêu cũng nhiều. Dẫu sao, có tiền để vung tay cũng là tốt rồi. - Thân cư Thê: Có Cơ Lương Nhật Nguyệt đều sáng sủa nên rất tốt. Cô thần Quả tú ở đây chỉ sự vợ chồng phải xa cách một thời gian; vợ chồng không hợp tính nên cảm thấy cô đơn. Nếu lấy chồng muộn thì sẽ tốt. - Vận năm 24-33 rất tốt, tiểu hạn năm nay cũng tốt. Có Thanh long gặp Lưu Hà, Lộc tồn gặp Thiên mã. Tiểu hạn năm Dần gặp triệt nên ban đầu có khó khăn nhưng sau lại hanh thông. Thuận lợi trong mọi công việc, tiền tài thu nhập được nhiều, vạn sự như ý.1 like
-
Người học đạo cần phải hiểu đạo, người nguyên cứu lý học cần phải hiểu lý . Ở những nước văn minh những con người không có cơm ăn đều được sự giúp đở của một nơi nào đó, có được bửa ăn chổ ở, một thiểu số không có điều kiện nhận được sự giúp đở đó phải ăn bờ ngủ bụi và đối với họ thì ăn xin là cái nghề cũng như cái nghề kỷ sư bác sỉ giáo viên vì họ phải "làm" mới có bửa ăn. Cho dù chỉ có ra ngoài để cái lon ngồi xuống chờ đợi thì công việc đó vẫn phải làm mới được . Ở những nước thiếu văn minh thì nạn đói càn nhiều và cái "nghề" ăn xin được nhiều người "chấm"; nhiều người làm thì sẽ sanh ra sự cạnh tranh và rồi lại sanh ra nạn đem con mình theo hoặc thậm chí bắc cóc con của người ta làm "con" mình để xin ăn. Nạn bắc cóc con nít chặt tay chân cho đi xin trước đây đã xảy ra và hành động này là vô nhân đạo; ai ai nghe tới cũng rùng mình vừa sợ vừa căm hờn . Tuy nhiên nếu so với những kẻ giàu sang làm ăn gian trá hại cả vạn người thì cái "vô nhân đạo" đó chỉ là hạt cát so với đống cát . Cái vô nhân đạo của kẻ nghèo rất dể thấy nên ai cũng ghét họ còn cái vô nhân đạo của người giàu khó thấy nên ai cũng hoan nghênh họ Có câu trước khi trách người thì phải tự trách mình . Lại có câu nghèo sanh đạo tặc; giàu sanh hách dịch; hiểu được thì cái nghề ăn xin không có khác biệt gì với các nghề khác . Con người nếu có cơ hội thì họ không chọn cho mình một con đường tồi tệ nhất1 like
-
Tàu Noah hay trò bịp? Thanh Nien Online 01/05/2010 10:20 Một thành viên trong đoàn thám hiểm kiểm tra kiến trúc gỗ vừa được phát hiện mà họ tin là tàu Noah - Ảnh: AFP Một nhóm nhà thám hiểm người Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố trong tuần này rằng có tới 99% họ đã phát hiện chiếc tàu Noah huyền thoại trong Kinh thánh ở núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, một chuyên gia “săn tàu Noah” người Mỹ nói rằng phát hiện mới này có thể là giả mạo. Nhóm thám hiểm Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Đội truy lùng tàu Noah quốc tế đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 25-4 ở Hong Kong để trưng bày các phát hiện của họ. Chúng bao gồm những mảnh gỗ được tìm thấy ở độ cao 3.600m so với mực nước biển và có niên đại 4.800 năm tuổi mà họ cho là từ chiếc tàu Noah đã đưa nhân loại vượt qua cơn đại hồng thủy trong Kinh thánh. Đã từ lâu nhiều nhà khoa học tìm kiếm chiếc tàu này, bởi nó sẽ là một lời giải thích vô giá cho Kinh thánh. Tuy nhiên, báo Christian Science Monitor (CSM) dẫn lời tiến sĩ Randall Price, một chuyên gia về Thiên Chúa giáo và từng là thành viên cũ của đoàn thám hiểm, nói những phát hiện mới nhất chưa được kiểm tra đầy đủ. “Nếu thế giới muốn tin rằng đây là một phát hiện tuyệt vời thì cũng không sao, nhưng với tôi, các phân tích hợp lý vẫn chưa được tiến hành để xem đây có phải là một vụ giả mạo hay không”. Câu chuyện trận đại hồng thủy nhấn chìm cả thế giới được thuật lại trong sách Sáng thế. Khi Chúa Trời quyết định phá hủy tác phẩm của mình do tội lỗi của con người, chỉ mình Noah là được cứu sống vì ông có đạo đức. Chúa đã hướng dẫn ông cách đóng một chiếc tàu khổng lồ. Khi trời bắt đầu mưa, Noah cùng gia đình xuống tàu, với các cặp đại diện các loài sinh vật. Tàu Noah đến vùng núi Ararat và sống sót qua trận đại hồng thủy. Một cuộc thăm dò ý kiến của Hãng tin ABC News năm 2004 cho thấy có tới 60% người Mỹ tin rằng tàu Noah là có thật. Một bức thư điện tử của Price mà CSM có được cho thấy ông nghi ngờ một nhóm người Kurd bản địa đã cố tình chơi khăm đoàn thám hiểm được các hội đoàn Thiên Chúa giáo Hong Kong tài trợ. Họ “lấy những thanh dầm bằng gỗ lớn từ một kiến trúc xưa tại khu vực biển Đen gần núi Ararat, mang lên núi và để nó trong một cái hang quãng mùa hè năm 2009... Vào cuối mùa hè, đoàn thám hiểm Trung Quốc đến đó, thấy những thanh gỗ trong hang và quay lại các thước phim” - Price viết trong email. Tiến sĩ John D. Morris - chủ tịch Viện Nghiên cứu nguồn gốc thế giới ở Dallas, một cố vấn của đoàn thám hiểm từ năm 2005 - nói ông đã từ chối lời mời tham dự cuộc họp báo ở Hong Kong. “Tôi là một nhà khoa học. Tôi phải được thấy chứng cứ đã. Cho tới giờ vẫn chưa có” - ông Morris nói. Các đoạn băng ghi hình trên trang chủ của nhóm thám hiểm cho thấy họ phát hiện một kết cấu bằng gỗ lớn nằm trong một hang đá. Morris cho rằng khó có thể tin được một khối chất liệu lớn như thế được kéo lên độ cao 3.600m và đưa vào trong hang mà không có sự can thiệp của máy móc cơ giới nặng. Những nhà thám hiểm Trung Quốc cũng ý thức rằng họ sẽ bị nghi ngờ. “Chúng tôi không nói rằng 100% đã tìm thấy tàu Noah, chưa ai nhìn thấy, không ai biết nó như thế nào. Chúng tôi chỉ chắc 99% rằng đây là tàu Noah theo những cứ liệu lịch sử, bao gồm Kinh thánh và những niềm tin của người dân địa phương, cũng như kết quả kiểm tra niên đại bằng carbon” - Tân Hoa xã dẫn lời Yeung Wing-cheung, một thành viên đoàn thám hiểm, trong cuộc họp báo ở Hong Kong. Yeung cũng nói với báo South China Morning Post rằng một mảnh gỗ được tìm thấy ở khu vực này có niên đại 4.800 năm, phù hợp với năm được đề cập trong Kinh thánh. Yeung không tiết lộ địa điểm chính xác nơi đoàn tìm ra chiếc tàu vì đội thám hiểm đang đợi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho phép thiết lập một khu vực bảo tồn chính thức để tránh sự hiếu kỳ của đám đông. Theo Tuổi Trẻ1 like
-
Thanh nhiệt Chứng thử nhiệt do thời tiết nắng nóng, làm cho cơ thể vã mồ hôi, miệng khát, chán ăn, tiểu ít, sốt. Vào mùa nắng nóng, có thể chế biến những thức uống thanh nhiệt để giải thử (nắng), phòng ngừa một số bệnh thường gặp do nắng nóng như trúng nắng, tiêu chảy... Có thể dùng một số thức uống với cách chế biến đơn giản như dưới đây: 1. Trà lá sen - đậu ván:Nguyên liệu gồm một chiếc lá sen, đậu ván 30g. Đậu ván ngâm nước 20 phút, cùng với lá sen đổ 3 chén nước, sắc còn 1 chén, dùng uống thay trà trong ngày. Thức uống này giúp thanh nhiệt, chữa chứng cảm do trúng nắng - người có triệu chứng mệt mỏi nặng nề, tức ngực buồn nôn, miệng khô, họng khô. 2. Trà lá sen - kim ngân: Nguyên liệu gồm kim ngân hoa 15g, lá sen 10g, vỏ xanh dưa hấu 20g, thanh hao 10g, lá tre 10g. Cách nấu: Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, uống lúc nước ấm trong ngày, giúp thanh thử tiết nhiệt, chữa trị thử nhiệt bên trong cơ thể gây phát sốt, ít mồ hôi, mặt đỏ, nặng đầu. 3. Trà sâm - mạch tiêu thử: Nguyên liệu gồm thái tử sâm 10g, mạch đông 10g, lá tre 6g, lá sen nửa tấm, xác ve sầu 6g. Đổ 4 chén nước, thêm chà là 3 quả, sắc còn 2 chén, dùng uống thay trà nhiều lần. Hoặc bỏ lá tre, thêm bí đao 250g, dưa hấu 250g, thịt nạc heo 150g, nấu thành món canh. Ngày một lượng như thế, giúp dưỡng âm thanh nhiệt, thoái hư nhiệt. Chữa trị cho trẻ vào mùa nóng phát sốt không giảm, miệng khát thích uống nhiều, ít mồ hôi hoặc không mồ hôi, lòng bàn tay chân nóng. 4. Trà thanh thử ích khí: Nguyên liệu gồm thái tử sâm 20g, mạch đông 15g, lá tre 10g, cuống sen 10g, thạch hộc 10g. Cách làm: đổ 5 chén nước, sắc còn 2 chén, dùng uống thay trà nhiều lần, ngày 1 thang, công hiệu thanh điều thử nhiệt, ích khí sinh tân. Chữa trị chứng phát sốt do nắng nóng làm mất thể dịch, miệng khô tâm phiền, vã mồ hôi không cầm, thở ngắn, mệt mỏi. 5. Trà cam thảo: Nguyên liệu gồm cam thảo 5g, hoạt thạch 5g, thanh hao 5g, lá sen nửa tấm. Cách làm: cho tất cả nguyên liệu vào bình, chế nước sôi để hãm, dùng uống thay trà. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thử, dùng thích hợp cho người lớn lẫn trẻ em dự phòng trúng nắng. 6. Trà tiêu thử: Nguyên liệu: kim ngân hoa 5g, hoắc hương 5g, sinh địa 5g. Cách làm: cho tất cả vào bình, chế nước sôi để hãm, dùng uống thay trà. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng khu thử, dự phòng trúng nắng, cảm nắng. 7. Trà cúc hoa: Nguyên liệu: cúc hoa 5g, kim ngân hoa 5g, dã cúc hoa 5g. Cách làm: cho tất cả vào bình, chế nước sôi để hãm, dùng uống thay trà. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, bình can sáng mắt, giúp giải nhiệt, sáng mắt, chống nắng, thích hợp dùng cho nữ. Bàng Cẩm1 like
-
II - GIẢI MÃ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10 THÁNG 3 Nguyễn Vũ Tuấn Anh II - 1: Ý nghĩa ngày giỗ Tổ 10 - 3. Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu? Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử, còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương, tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử, tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ vì sự huyền ảo của câu chuyện. Đã có rất nhiều học giả phân tích tìm hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt. Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ hình nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ và liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đó là Lạc Thư và Hà Đồ. Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ là 100 vòng tròn, trong đó có 50 vòng tròn đen, 50 vòng tròn trắng. Từ hai đồ hình trên, tạo ra hai hình vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ. HÀ ĐỒ CỬU CUNG LẠC THƯ CỬU CUNG Qua đồ hình trên thì bạn đọc nhận thấy rằng: # 100 quả trứng tương ứng với 100 vòng tròn . # 50 người con theo cha tương ứng với 50 vòng tròn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương). # 50 người con theo mẹ tương ứng với 50 vòng tròn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm). # 15 bộ mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng ngang dọc chéo đều bằng 15 . # 18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18). Ngày mùng 10 tháng 3 - ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ đó là 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực. Trong đó: Tháng 3 là tháng Thìn (tượng là Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 nếu kể từ tháng Tí (Tức tháng Một năm trước. Trong cách tính tháng của người Việt như sau: * Tháng Một: Tý; * Tháng Chạp - tháng thứ 2: Sửu; * Tháng Giêng - tháng thứ 3: Dần; * Tháng Hai - tháng thứ 4: Mão; * Tháng Ba - tháng thứ 5: Thìn/ Rồng)(*). 18 thời Hùng Vương với nhiều vị vua, không thể giỗ chung một ngày. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 chính là một biểu tượng của nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt. Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ. Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây. Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt còn một chi tiết nữa là: 50 người con theo Mẹ Ấu Cơ suy tôn người con trưởng lên làm vua. 49 người con còn lại đi cai trị khắp nơi. Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng trong Bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương. Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đã trả lời rất rõ ràng và người ta không thể tìm được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán. Sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái , đã cho thấy cội nguồn đích thức của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt. Như vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, không phải là ngày giỗ theo cách hiểu là ngày kỷ niệm ngày mất của một vị Vua Hùng trong 18 thời Hùng Vương(**), mà chính là ngày tưởng niệm giá trị huyền vĩ của nền văn hiến Việt, mà tổ tiên đã tôn vinh, trong thời dựng nước ở miền nam sông Dương tử. II - 2: Những vấn đề tồn nghi. Qua những tư liệu ở trên cho chúng ta thấy trong quá trình lịch sử, người Việt đã tồn tại nhiều ngày giỗ Tổ. Tại sao lại có nhiều ngày giỗ như vậy, trong khi phong tục Việt chỉ có một ngày giỗ chính? Tất nhiên, đây là điều cần giải thích. Trước khi giải thích điều này, chúng ta cần thừa nhận một thực tế khách quan, tồn tại hiển nhiên rằng: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã in sâu vào Tâm linh Việt tộc, từ ngàn xưa và ngay cả trong đêm tối của ngàn năm Bắc Thuộc. Sau này, vào thời Hưng Quốc Đinh, Lê Lý Trần....các triều đại chính thức coi là ngày Quốc Lễ. Tất nhiên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, người Việt chỉ còn giữ lại trong tâm khảm mình sự tưởng niệm về ngày Giỗ Tổ, như là một sự tưởng niệm và tôn vinh Tổ Tiên. Và ngày đó được ghi nhân vào đầu trung tuần tháng Ba Âm lịch, từ 10, 11 và 12 như các tài liệu nói tới. Vậy cội nguồn đích thực của ngày giỗ tổ đích thực từ đâu trong ba ngày này. Điều này tôi đã chứng minh: Đó chính là ngày 10 - tháng Ba là độ số của Trung Cung Hà Đồ. Xin xem lại đồ hình Hà Đồ dưới đây: Vậy tại sao lại có ngày 11 và ngày 12? Điều này rõ ràng trái với truyền thống văn hiến Việt - chỉ có một ngày giỗ. Vậy trong ba ngày trên : Mùng 10, 11 và 12 sẽ chỉ có một ngày duy nhất đúng và hai ngày kia là sự biến tướng của ngày chính thức. Xét trong phong tục cổ Việt và còn lưu truyền ở các vùng Nam Dương tử về ngày giỗ, có một hiện tượng rất đáng chú ý sau đây: Trong việc chọn ngày giỗ, có một vtậpp quán chọn ngày sau ngày chết một ngày. Thí dụ, ngày mất là ngày mùng 8, thì giỗ vào ngày mùng 9. Ngày mất gọi là ngày Sinh (Tức ngày Dương) với ý nghĩa là trong ngày này, người thân vẫn còn sống dù chỉ một giờ. Về ý nghĩa sinh học thì người mất phải chờ sau 24 giờ, mới xác định được đã chết hẳn. Còn ngày hôm sau gọi là ngày Tử, và chọn làm ngày giỗ cho con cháu. Bởi vậy, sự xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 là ngày chính thức, hoàn toàn chính xác. Còn các ngày sau đó là do sự thất truyền qua hàng ngàn năm Hán hóa về giá trị đích thực của ngày tôn vinh giá trị văn hiến Việt, qua sự giải thích trên, nên đã lùi lại một, hai ngày. Tất nhiên, cũng không loại trừ ông cha ta lấy các ngày 11, 12 để gìn giữ sự bí ẩn của nền văn hiến Việt: Coi Hà Đồ là nguồn gốc của những giá trị Lý Học Đông phương. Các trí giả uyên bác đời Nguyễn đã phục hồi lại những giá trị này: Lấy ngày 10 tháng 3 - độ số của Trung cung Hà Đồ - biểu tượng của nền văn hiến Việt - làm ngày tôn vinh tổ tiên. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị. ------------------------ Chú thích * : Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian còn gọi là tháng Một và phân biệt giữa số đếm 1 là số đầu tiên, nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng 2 theo số đếm.Chúng tôi đã có bài viết liên quan đến cách gọi này của người Việt với nội dung có liên hệ với các chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ 6000 năm. Xin tham khảo đường kink sau: **: Nguyên văn cổ thư là "Thập bát thế", có thể hiểu là 18 thời đại các vua Hùng. Chứ không thể hiểu là 18 đời vua Hùng. Trong phát âm của người Việt thường gọi nôm và phổ biến là "Đời". Điều này, khiến những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, thường căn cứ vào đấy để suy luận chủ quan cho rằng: 18 đời Hùng Vương chỉ gồm 18 vị vua trị vì.Hiện tượng lẫn lộn "Đời" và "Thời" trong ngôn ngữ Việt còn thể hiện ngay trong văn viết có tính bác học và nghiên cứu cho đến gần đây. Chúng ta xem cuốn "Kinh Dịch - Vũ Trụ quan Đông phương" của giáo sư Nguyễn Hữu Lượng - Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn trước 1975 - thì cũng thấy rằng, ông nhiều lần dùng chữ "Đời" để thể hiện một triều đại. Thí dụ: "Thời nhà Minh" thì ông vẫn viết là "Đời nhà Minh".1 like
-
TƯ LIỆU Tiếp theo I - 3: Ý nghĩa ngày giỗ Tổ Nguyễn Thiếu Dũng Thanh Niên Online 16:29:18, 30/03/2005 Con người ai cũng có thân xác, đó là cơ sở vật chất để sự sống tồn tại. Thân xác đó không thể tự ta mà có, nó có là do cha mẹ di truyền, đến lượt ta, ta lại trao truyền sự sống cho con, thành ra sự sống là một dòng tồn tục. Khi ta sống là cha mẹ ta đang sống. Khi ta chết ta vẫn còn sống nơi con ta, cháu ta. Sinh huyết chảy mãi không ngừng từ vô thuỷ đến vô chung. Trân trọng sự sống, bảo tồn thân xác là bổn phận, là nhiệm vụ của con người vì thân xác đó không phải của riêng ta. Thân xác đó là của người trước, thân xác đó là của người sau. Thân xác đó cùng tồn tại với càn khôn, biến dịch cùng vũ trụ. Thế nên sống là tri ân. Sống là phải biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã cho ta sự sống. Đạo thờ cúng tổ tiên là đạo làm người. Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Đền Hùng dựng trên núi Hùng Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Sơn Tây viết: "Núi Hùng Vương ở xã Hy Cương, cách huyện Sơn Vi 12 dặm về phía đông, cũng gọi là núi Hy Cương, lại gọi là núi Bảo Thứu, hình thể tròn trĩnh xanh tốt lạ thường, Địa dư chí của Lê Đại Cương chép rằng: mạch núi từ núi Tam Đảo bổ xuống, kéo qua địa phận huyện Lập Thạch, xuyên qua sông Lô, đi qua địa phận các huyện Hùng Quan và Tây Quan kéo đến, ở phía tây núi non la liệt, ở phía đông có nước sông Đà lượn quanh, lại có các ngọn nước tụ hội ở ngã ba sông, thật là cục lớn về phong thuỷ" (1). Võ Văn Trực cực tả: "Núi Hùng vươn ra như một con rồng, đầu hướng về nam" (2) tr 419). Núi Hùng cao 175m so với mặt biển. Núi còn nhiều tên gọi khác như Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương hay núi Cả. Núi Cả nhìn xuống làng Cả. Đời Lê, cư dân xã Hy Cương được ban làm con Cả, hằng năm giữ nhiệm vụ hương khói thờ phụng vua Hùng. Sách Ngọc phả Hùng Vương do Trực Học Sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: "Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng, trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ". Hằng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ để đèn nhang cúng lễ đền Hùng" (2) tr 380). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng, 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" (2) tr 382). Như thế ngày chính tế phải là ngày 12 tháng 3, ngày 10 tháng 3 chỉ là ngày quốc tế, ngày chính quyền Nhà nước đứng ra cúng tế. Và ngày 12 tháng 3 mới là ngày mang ý nghĩa của một thông điệp mà người xưa muốn gửi lại cho muôn đời sau. Tại sao 18 đời Hùng Vương chỉ có một ngày lễ. Đồng ý đây có thể là hợp kỵ nhưng tại sao lại là ngày 12 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý. Muốn giải mã được thông điệp của Tổ tiên; không thể chỉ dựa vào một sự kiện, vì như vậy người khác có thể cho là suy diễn, nhưng nếu vấn đề được giải đáp trong một hệ thống chúng ta không thể không quan tâm. Chúng ta có thể đối chứng ngày giỗ Tổ Hùng Vương với ngày giỗ Tổ Phụ Lạc Long Quân và ngày giỗ Tổ Mẫu Âu Cơ. Ba ngày giỗ này có liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất ý nghĩa trong cùng một hệ thống, tỏ rõ có bàn tay xếp đặt chứ không phải là ngẫu nhiên trùng hợp. Trong sách Hùng Vương và lễ hội đền Hùng B.D.S cho chúng ta biết thêm một chi tiết khá quan trọng: Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch. Lạc Long Quân từng nói với Âu Cơ: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thuỷ phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết" (Lĩnh Nam Chích Quái). Lạc Long Quân tính thuỷ tương ứng với quẻ Khảm, loại quẻ dương. Âu Cơ tính hoả tương ứng với quẻ Ly, loại quẻ âm. Hai quẻ này âm dương tương hợp, tạo thành quẻ Ký-Tế. Hào cửu ngũ quẻ Ký-Tế là hào dương, biểu tượng cho vua, hào lục nhị quẻ Ký-Tế là hào âm, biểu tượng cho Âu Cơ, hai hào này là hai hào chính ứng với nhau. Kinh Dịch chỉ có 8 quẻ đơn, từ quẻ Càn số 1 đến quẻ Khôn số 8, quẻ đơn không vượt quá số 8. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 12 tháng 3, số 12 vượt quá giới hạn quẻ đơn, tuy nhiên ta biết rằng 12 là bội số của 6. Dịch lý luôn biến hoá, do đó số 12 vẫn hàm chứa số 6 nên ngày 12 tháng 3 về nội hàm vẫn là hoá thân của 6 tháng 3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân cùng có chung một ý nghĩa. Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế,hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính" (3) tr161). Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện. Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 và 12/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính. Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Lạc Long Quân. Ký-Tế là đã thành, đã xong, nhưng Vương-Bật trong Chu Dịch chú nói rằng: "Đã qua sông (ký tế) đừng quên lúc chưa qua sông (vị tế)'' (4) tr870). Vua Đường Thái Tông từng hỏi các cận thần: "Về sự nghiệp của đế vương, việc sáng lập và giữ gìn thành quả cái nào khó hơn". Nguỵ Trưng đáp: "Đế vương dấy nghiệp, tất thừa cơ lúc đời suy loạn, lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ, bốn biển đều theo về, đó là lúc trời trao cho mệnh, do vậy việc đó không phải là khó. Nhưng sau khi đã được thiên hạ, chí thường kiêu ngạo phóng dật, trăm họ muốn được yên vui, nhưng sưu thuế nặng nề, muôn dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra. Cho nên nói giữ vững thành quả là khó hơn nhiều" (4) tr 867). Ý của Tổ tiên muốn nhắc nhở người đời sau qua quẻ Ký-Tế: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Mặt trời trên trống đồng có nhiều tia, có trống 8 tia có trống 10, 12 hoặc 14, 16 tia, nhưng đều là tia khắc nổi, đó là tia dương ứng với hào dương. Ngoài ra những tia nổi này còn tạo ra những tia chìm, đó là tia âm, ứng với hào âm. Cứ mỗi hào dương hào âm như thế nối nhau sẽ tạo ra những quẻ Ký-Tế chạy thành vòng tròn mặt trời giữa trống đồng. Ý nghĩa của mặt trời trên trống đồng và những con số ẩn trong ngày giỗ Tổ là nhất quán. Ngày giỗ Lạc Long Quân, ngày giỗ Hùng Vương có chung một ý nghĩa, gắn bó nhau trong một hệ thống, thế còn ngày giỗ cũa Âu Cơ có chuyển tải ý nghĩa nào không? Giỗ cha có nghĩa, giỗ con có nghĩa, lẽ nào giỗ mẹ lại không? Sách Non Nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch Việt Nam giới thiệu: "Đền thờ Mẹ Âu Cơ nằm giữa cánh đồng lúa của xã Hiền Lương (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), dưới tán lá của cây đa xum xuê toả bóng mát. Trong đền thờ tượng mẹ Âu Cơ đặt ở vị trí cao nhất. Bức tượng là một người mẹ hiền từ, đẹp như tiên, thông minh và phúc hậu. Tại đây còn thờ phụng con trai thứ hai của Mẹ, một vị tướng tài ba, trung hiếu, được tôn là ''Thượng Đẳng Thần". Lễ hội Đền Âu Cơ tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng giêng âm lịch" (tr291). Theo số Tiên Thiên, 7 là số thứ tự của quẻ Cấn còn gọi là quẻ Sơn, có tượng là núi. Tháng giêng số 1 là số thứ tự của quẻ Càn cũng gọi quẻ Thiên, có tượng là trời. Mẹ Âu Cơ là mẹ tiên, người ở núi "Mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi". Dựa theo Dịch lấy ngày 7, quẻ Cấn, để tưởng nhớ mẹ là tiên nhân, cũng như Lạc Long Quân là cha rồng, người ở nước, nên lấy quẻ Khảm số 6 làm ngày tưởng niệm. Quẻ Cấn và quẻ Càn hợp lại là quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc: 7/1 Quẻ trên là núi, quẻ dưới là trời, đây không phải là chuyện thực mà chỉ là hình ảnh biểu tượng: trời chứa trong núi, tượng trưng cho sự chứa đựng, tích góp lớn lao. Hình tượng này dành cho bậc thánh nhân, những người có thể làm nên những công trạng vĩ đại như Mẹ Âu Cơ. Đại tượng truyện đưa ra một ý rất thích hợp với nội dung câu chuyện chúng ta đang đề cập ở đây: "Đại-Súc, quân tử dĩ đa chỉ tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức". Việc súc tụ lớn lao, người quân tử nhân đó phải ghi nhớ nhiều ngôn luận và sự tích của các vị thánh hiền xưa, lấy đó để súc tụ mỹ đức cho mình (4) tr536). Tuy chỉ là ý kiến suy tưởng của người Trung Hoa nhưng từ ý này cũng giúp cho ta hình dung được sự phối hợp kỳ lạ giữa hai quẻ Ký-Tế và Đại-Súc, một bên là lời di huấn của cha, một bên là lời khuyên của mẹ, phải nhớ lời cha dặn. Đại-Súc có nghĩa là súc tụ, súc dưỡng và súc chỉ. Súc tụ là sự tập hợp vĩ đại, người lãnh đạo phải biết đoàn kết rộng khắp các hạng dân "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tập hợp thành một khối kiên cường trong tình yêu thương rộng mở. Làm được công cuộc súc tụ, thì phải biết súc dưỡng, nuôi dưỡng nhân tài vật lực để phát triển, nhưng trong mọi hành động phải biết dừng lại ở chỗ chí thiện, phải biết chế ước, súc chỉ. Nếu không biết kiềm chế sẽ dẫn đến vọng động hỗn loạn. Người xưa khi thiết kế những ngày hội lễ đã có những chủ đích nhất định. Phần hội để làm sống lại quá khứ, phần lễ để tạ ơn, nhưng hội lễ không chỉ dừng lại ở đó. Thông qua ngày giỗ Tổ, thông qua những con số, thông qua quẻ Dịch Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu". Nguyễn Thiếu Dũng --------------------------- Sách tham khảo: - (1) Viện Sử Học: Đại Nam Nhất Thống chí - T 4, NXB Khoa học Xã Hội 1971 - (2) Ngô Văn Phú: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng, NXB Hội Nhà Văn 1996 - (3) Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch-Đạo người quân tử, NXB Văn Học 1992 - (4) Trương Thiện Văn: Từ điển Chu Dịch, NXB Khoa học Xã Hội 19971 like
-
Báo chí quốc tế “hồi tưởng” về chiến tranh Việt Nam (Dân trí) - Những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam cách đây hơn 3 thập niên đã được báo chí thế giới đăng tải nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hòa thượng Thích Quảng Đức tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngày 9/1/1964, một lính ngụy dùng chuôi dao hành hung một nông dân bị nghi ngờ cung cấp thông tin không chính xác về hoạt động của các chiến sĩ du kích tại một ngôi làng ở phía tây Sài Gòn. Các trực thăng Mỹ trong một cuộc tấn công vào căn cứ của quân du kích tại khu vực cách Tây Ninh gần 30km, phía tây bắc Sài Gòn gần biên giới Campuchia tháng 3/1965. Một lính Mỹ đội chiếc mũ mang dòng chữ viết tay “Chiến tranh là địa ngục” ngày 18/6/1965. Lính Mỹ đốt ngôi nhà tại trại huấn luyện du kích trong một cuộc tấn công cách Sài Gòn 80km ngày 15/11/1965. Các máy bay không quân Mỹ rải chất độc da cam xuống miền nam Việt Nam ngày 17/6/1966. Nỗi sợ hãi trên đôi mắt những đứa trẻ khi bố mẹ chúng bị lính ngụy bắt để thẩm vấn tại một ngôi làng du kích cách Sài Gòn 70km ngày 12/12/1966. Đôi vợ chồng bị bịt mắt bằng những chiếc khăn trắng nhằm tránh quan sát các địa điểm của binh lính Mỹ. Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ bị tiêu diệt trong vùng rừng gần biên giới Campuchia được kéo lên chiếc trực thăng năm 1966. Trực thăng đông như kiến của quân đội Mỹ cách Sài Gòn 80km về phía đông bắc năm 1966. Một chiến sĩ cộng sản bị lính Mỹ buộc cổ lôi đi để thẩm vấn gần Đà Nẵng ngày 20/9/1967. Một phi công Mỹ bước đi trong tư thế cúi đầu khi bị một nữ du kích trẻ giải đi, sau khi máy bay của tên này bị bắn hạ gần Hà Nội ngày 5/10/1967. Một phụ nữ khóc thương trước thi thể người chồng được tìm thấy cùng 47 thi thể khác tại một hố chôn tập thể gần Huế tháng 4/1969. Bức ảnh chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc đang chạy trên đường sau khi bị bỏng nặng ở lưng do bom napalm, quần áo cũng bị cháy hết do bom, gần Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Bức ảnh đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế và được bình chọn là 1 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng giải phóng tiến vào dinh Độc Lập tại thành phố Sài Gòn, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Vào trưa ngày 30/4/1975, những người lính xe tăng đã đánh chiếm hoàn toàn dinh Độc Lập và cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh. Người dân Sài Gòn đổ ra đường để chào đón quân giải phóng sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gònnguồn http://dantri.com.vn/c20/s20-393441/bao-ch...nh-viet-nam.htm1 like
-
Nghèo thì không nghèo, chỉ có cái tiền vào tay phải thì ra tay trái. Kiếm tiền cũng dữ mà tiêu cũng dữ vì vậy mà ko tiết kiệm được gì nhiều. Bản tính bốc đồng, hay thay đổi, thích đi đây đó. Marketing có lẽ là 1 nghề phù hợp với đương số vì nghề này có tính "khoái thay đổi". Đi khảo sát thị trường thì ko biết có gọi là đi đây đó ko nhỉ? Cung Quan có Kình, Lực thì tức là ko được cấp trên nhìn nhận đúng năng lực của mình vì thế mà sinh buồn bực. Lời khuyên: Xài tiền nên có căn cơ hơn. Chấp nhận làm lính, "dưới 1 người mà trên vạn người". Lá số này khó làm người "đứng mũi chịu sào" được cho nên hãy học cách "thuận Thiên" mà sống & làm việc thì tốt hơn. Chúc vui!1 like
-
Thở để tăng cường sức khỏe Mỗi ngày trung bình con người thở 22.000 lần nhưng cả đời hầu hết chúng ta đều mắc sai lầm trong hoạt động thở này gây nên những tác động tiêu cực về sức khỏe. Khoa học cuối cùng đã chứng minh những gì môn yoga phổ biến hàng nghìn năm qua, đó là thở đúng cách có thể giúp thư thái tinh thần cũng như đóng vai trò quan trọng trong suy giảm bệnh tim, dị ứng hay lên cân. Giảm lo lắng Khi lo âu, con người ta dễ hạn chế hô hấp. Hơi thở bị giam hãm ở lồng ngực thay vì sử dụng cơ hoành, tình trạng lo lắng càng tăng lên. Điểm mấu chốt là làm dịu hệ thống thần kinh giao cảm (cỗ máy giải phóng adrenaline và hormone gây căng thẳng như cortisol) đồng thời khởi động hệ thống thần kinh đối giao cảm, nơi kiểm soát chức năng tiêu hóa và nghỉ ngơi cũng như giúp cơ và trí óc thư giãn. Phương pháp gợi ý là kỹ thuật bụng mềm. Mỗi người thở khoảng 15 lần trong 1 phút nhưng khi bực dọc, cáu kỉnh, hãy hướng tới mục tiêu thở chậm 6 đến 7 lần một phút. Điều này có thể kích thích thần kinh phế vị, phần trung tâm của hệ thống thần kinh đối giao cảm vốn chạy dọc từ bụng đến ngực và quay ngược lên não.Phòng ngừa bệnh tim Cuộc sống với bao âm thanh, hình ảnh và cảm xúc dồn dập sẽ khiến hệ thần kinh quá tải. Kết quả là sao? Một thời gian dài như vậy sẽ tăng huyết áp, tăng sản sinh adrenaline, tăng nhịp tim, tất cả đều liên quan đến bệnh tim. Thở tốt sẽ hạ huyết áp và kiểm soát nhịp tim. Giải pháp đưa ra là thở luân phiên bằng lỗ mũi. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Nepal, kỹ thuật này giảm nhịp của mạch và huyết áp tâm trương, mà phụ nữ bị tăng huyết áp tâm trương thường có nguy cơ cao về đau tim, đột quỵ và hư thận. Cụ thể, ngồi vắt chân chéo nhau, nhắm mắt. Dùng ngón tay cái của bàn tay phải bít lỗ mũi phải, hít sâu qua lỗ mũi bên trái khoảng 6 giây. Tiếp tục dùng ngón tay đeo nhẫn bịt vào lỗ bên trái rồi thở ra lỗ mũi bên phải, chậm trong 6 giây rồi làm ngược lại. Toàn bộ quá trình này nên kéo dài ít nhất 2 phút. Đề phòng dị ứng Mỗi khi thay đổi mùa, những người bị dị ứng thường cảm thấy phiền phức, khó chịu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những âm thanh nhỏ, đặc biệt là tiếng o o có thể giúp người ta thở tốt hơn. Chính những tiếng ngâm nga trong miệng này mở lỗ nối giữa khoang mũi với xoang, khiến không khí hít vào dễ hơn. Cách thở này gọi là thở kiểu ong. Ngồi ở tư thế thoải mái, hít sâu qua đường mũi rồi ngân nga trong miệng để tạo ra âm thanh qua đường mũi. Khi đó, hãy làm sao để cảm giác có sự rung động trong mũi, cũng như trong ngực và đầu, vì thế thời gian thở ra kéo dài hơn. Đây cũng là biện pháp tốt để giảm lo lắng, bực dọc trong người. Nếu có thể, tập thở khoảng 10 phút. Tránh giảm cân Nếu lên cân, hẳn người ta sẽ đưa ra hàng loạt câu hỏi trong đầu là mình đã ăn những gì để tăng cân như vậy. Căng thẳng tinh thần cũng chính là một nguyên nhân gây tăng cân. Nó đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa calo thành chất béo bởi người ta có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc lựa chọn thức ăn không lành mạnh khi bị stress. Vì thế, kiểm soát stress cũng chính là kiểm soát cân nặng. Có một cách tuyệt vời để giải quyết vấn đề này: Tập trung thở chậm, các hormone gây căng thẳng cũng sẽ bị đẩy lui. Hãy thử cách thở mím môi. Hít vào qua đường mũi trong 4 giây sau đó thở ra từ từ trong 6 giây, khi thở ra môi khẽ mím, chỉ để một lỗ rất nhỏ để không khí thoát ra ngoài. Tiến sỹ Kelly McGonigal, tác giả của cuốn Yoga để giảm đau cho rằng dần dần, luyện tập thở sẽ làm tăng sự thích ứng của nhịp tim, làm cho người ta nhận thức hơn trong hành động, vì thế giảm được mức độ stress và biết điều chế chế độ ăn. Yến Chi (ANTĐ/ Women’s Health)1 like
-
Tôi chỉ lên án những kẻ lấy ăn xin làm nghề chăn dắt hoặc lấy phương tiện ăn xin làm nghề nhàn hạ, chứ chia sẽ chút cơm áo gạo tiền với người cùng khổ vẫn là tính nhân đạo ngàn đời của con người ta. Ở các nước văn minh vẫn còn những người thất nghiệp đánh đàn chìa nón để độ nhật.1 like
-
Nếu tôi là kẻ ăn xin thì tôi lại muốn được ra ăn xin! nhưng những kẽ giàu sang thì lại hong muốn nhìn mặt tôi. Nhưng tôi lại muốn nhìn mặt họ hằng ngày . :lol: Nhưng họ lại không biết tôi nghèo thiệt hay nghèo giả . Nhưng dù sao họ cũng không muốn gặp mặt tôi vì mỗi lần gặp mặt họ lại muốn tránh để khỏi tốn tiền . Nhưng đôi khi chịu hong nổi phải tốn đôi chút để mua đười cái không gian "sạch sẽ". :huh:1 like
-
http://sgtt.com.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-...a-hien-tai.html Nhà ống, quá khứ và hiện tại Saigontiepthi Ngày 29.04.2010, 18:18 (GMT+7) LTS: KTS Vũ Hoàng Sơn, giảng viên khoa kiến trúc – nội thất đại học mỹ thuật và thiết kế Geneva – Thuỵ Sĩ (Geneva University of art and design) đã có công trình nghiên cứu về nhà ống. Anh cho biết, chọn nhà ống để nghiên cứu không chỉ bởi đã gắn bó với nó suốt thời thơ ấu mà còn thấy ở đó – một loại hình nhà ở với sự hấp dẫn. Hấp dẫn bởi thách thức sáng tạo của giới chuyên môn, trong một diện tích nhỏ hẹp, rất nhiều giải pháp đã được đưa ra để nhà ống vẫn tồn tại, kể cả ở những nước đã phát triển. Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam hiện nay, nhà ống sẽ thay đổi và tồn tại như thế nào? Tương lai nào cho nhà ống? Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài viết của KTS Vũ Hoàng Sơn xung quanh đề tài này. Nhà ống hay nhà hình ống để miêu tả những ngôi nhà dài và hẹp đã trở thành bản sắc văn hoá của người Vìệt Nam chúng ta. Bài viết này không nói về cội nguồn của những ngôi nhà ống ở phố cổ Hà Nội. Ngược lại tôi rất quan tâm đến những ngôi nhà ống khi đất nước phát triển, những ngôi nhà ống bằng bê tông cốt thép mà tôi đã từng được sống và trưởng thành. Bản thiết kế nhà Domino của KTS Le Corbusier năm 1915, mặt bằng được hoàn toàn giải phóng Ký ức tuổi thơ – nhà ống cơi nới Tôi sinh ra tại Hà Nội vào khoảng giữa thập niên 70 khi đất nước chuẩn bị kết thúc hoàn toàn chiến tranh, những khó khăn về vật chất thì tất cả những ai trải qua thời kỳ này đã từng biết. Ở thời kỳ này, đa số mọi người chỉ lo đến bữa cơm trong ngày mà chưa để ý gì đến kiến trúc, có một ngôi nhà để tránh mưa gió là được rồi. Quỹ nhà ở của Hà Nội lúc bấy giờ phần lớn là do Nhà nước cung cấp. Những ngôi nhà một tầng hình ống kiểu chia lô xung quanh nhà tôi đều do Nhà nước phân cho công nhân viên ở các nhà máy, xí nghiệp hay hợp tác xã. Nhà tôi thì đặc biệt hơn, bà nội tôi được thừa hưởng mảnh đất khá rộng của cụ tôi để lại. Sau khi rời làng Hoàng Mai lên Hà Nội sinh sống, cụ tôi đã mang theo kiến trúc đặc thù của làng miền Bắc. Ngôi nhà ba gian hai chái được xây dựng ở phần sau thửa đất để lại mảnh vườn rất rộng ở phía trước. Ba gian nhà ngói chính khang trang để sinh hoạt và ở hai chái còn lại một là garage để ôtô ở phía bên phải, phía bên trái là bếp. Cả hai đều được lợp mái tôn. Khi bố mẹ tôi lấy nhau thì bà tôi nhượng lại căn bếp, cùng lúc phần garage cũng được dành cho gia đình cô tôi. Căn bếp 15m2 đã trở thành tổ ấm của gia đình tôi, chính nơi đây tôi đã được sinh ra. Căn bếp nhỏ bé được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền. Có một cửa đi và một cửa sổ nhìn ra chiếc sân rộng phía trước nhà chính. Ngoài ra còn có một cửa đi phụ nối liền với hàng hiên của nhà chính để khi mưa bão mọi người không phải đi qua sân. Vì căn bếp đã được dùng để ở nên bố mẹ tôi dựng một túp lều bằng vách đất ở góc vườn để nấu nướng. Tôi không nhớ rõ trong căn buồng có những đồ đạc gì, nhưng có một thứ tôi không thể quên được đó là chiếc giường cũ. Chiếc giường đôi gần như chiếm nửa căn phòng. Ngoài chức năng để ngủ, nhiều khi nó cũng là nơi để ăn và còn là chỗ để tiếp khách nữa. Mô hình mô tả hai hệ kết cấu là tường và khung dầm sàn. Sau vài năm đi làm, bố mẹ tôi dành dụm được ít tiền, hơn nữa chiếc mái tôn đã cũ quá, nước mưa dột cả lên giường. Cùng với mấy chú ở cơ quan bố mẹ tôi tự đổ mái bêtông cho căn buồng. Cái thời kỳ mà ximăng và sắt thép còn quý hơn vàng đó thì việc đổ một cái mái bằng là việc hệ trọng lắm. Đó có lẽ là bài học đầu tiên của tôi về không gian, diện tích căn buồng vẫn thế nhưng trần nhà thì được nâng cao hơn hẳn. Không gian lúc đó trở nên khang trang và trịnh trọng hơn nhiều. Và một lần nữa trong chính căn phòng này em trai tôi ra đời. Tuổi thơ của tôi gắn liền với đường phố, cùng với mấy đứa trẻ con hàng xóm chúng tôi nghĩ ra đủ mọi trò chơi. Cái vỉa hè rộng thênh thang lúc đó được coi như sân đình làng mà tất cả các hoạt động tập thể của chúng tôi diễn ra ở đó. Nhưng chiếc nhà ống một tầng được xây theo kiểu cổ truyền có mái ngói chìa ra cả vỉa hè tạo nên một khoảng liên kết trong nhà và ngoài phố, tránh nắng mưa hắt trực tiếp vào trong nhà. Tôi còn nhớ lúc bấy giờ cửa nhà ai cũng rộng mở, lũ trẻ con chúng tôi cứ chạy từ nhà nọ sang nhà kia. Cuộc sống nhà nào cũng vậy, giản dị và mộc mạc. Cuộc sống tập thể không thể thiếu tình làng nghĩa xóm cởi mở và chân thật. Có một điều gì đó kỳ diệu mà ngay cả các nước tư bản hàng đầu hiện nay luôn mong mỏi đạt tới. Nói về nhà ống trong thời kỳ này ta không thể quên được khoảng sân tương đối rộng chia khu nhà làm hai phần. Vì khoảng sân nay thông thẳng lên trời tạo cảm giác tuy ở ngoài trời nhưng vẫn trong nhà. Thường thì khu bếp được đặt cạnh sàn để khói được bốc đi ngay. Cũng nhờ khoảng sân này mà trong nhà có đủ ánh sáng và không khí được lưu thông. Nó thực sự là lá phổi không thể thiếu được của ngôi nhà. Ngoài ra còn có một điều gì đó linh thiêng ở đấy, có lẽ đó là nơi mà trời và đất gặp nhau. Vì có thêm một nhân khẩu nữa là em tôi nên căn buồng tuy đã được nâng cao cũng không giải quyết được vấn đề diện tích. Tận dụng độ cao của trần nhà bố mẹ tôi cơi nới thêm một gác xép. Chiếc gác xép bằng gỗ chiếm nửa diện tích căn buồng và được đặt ngay phía trên giường ngủ. Nó trở thành giường ngủ của anh em tôi. Không gian trong căn buồng lúc đấy được phát triển theo chiều cao và nó được chia làm hai phần rõ rệt. Phần để ngủ có giường ở phía dưới và gác xép ở phía trên, phần còn lại có chiều cao lên tận trần nhà là nơi sinh hoạt chung như để ăn và tiếp khách. Tuy ở chật chội trong căn buồng nhỏ bé nhưng gia đình tôi rất may mắn được sống trong khu vườn rất rộng của ông bà tôi. Thời kỳ mà lũ trẻ con cùng phố còn tranh nhau những quả bàng và quả dâu thì tôi đã được ăn đủ mọi thứ quả khác rất ngon trong khu vườn. Bác trai cả tôi là bác sĩ nhưng rất đam mê trồng trọt. Ông đã rất kỳ công gieo được các loại cây đến từ mọi vùng của đất nước. Khu vườn không có một thiết kế tiêu chuẩn nào nhưng được dựng lên theo một kinh nghiệm truyền thống. Ngôi nhà mái bằng bên trái được thiết kế cuối những năm 80, chậu hoa và các thanh bêtông để cho dây leo là các điểm nhấn của mặt tiền. Hai nhà bên được xây vào những năm 90, sự trở lại của mái chóp và các phào chỉ trên mặt tiền. Đưa bếp và nhà vệ sinh vào trong nhà: cuộc sống mới! Vào khoảng cuối thập niên 80 khi nền kinh tế thị trường bắt đầu được thiết lập, trong các tiểu khu nhà tập thể thế hệ thứ hai bắt đầu trưởng thành, có nhiều hộ thế hệ thứ ba đã bắt đầu xuất hiện. Không gian ở trở nên tù túng và chật chội. Với sự phát triển của kinh tế mọi người bắt đầu mơ về một ngôi nhà tư nhân ở mặt phố. Nhà tôi cùng gia đình bác gái “đi tiên phong“ trong công cuộc xây dựng mới. Bố mẹ tôi đã giao phó cho một kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình. Với nhiều năm dành dụm bố mẹ tôi chỉ đủ khả năng xây một tầng cho căn nhà. Đó là một cuộc cách mạng lớn trong kiến trúc nhà ở tư nhân vào thời điểm đó. Đầu tiên phải kể đến hai phần tư thiên nhiên “đi vào trong nhà” và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày, đó là lửa và nước. Hai phần tư nay được sử dụng cho hai công năng phục vụ là bếp và vệ sinh. Tôi không thể tưởng tượng rằng một ngày nhà vệ sinh được đặt ngay cạnh buồng ngủ. Còn khi nấu nướng mẹ tôi không còn phải đi ra ngoài trời nữa, căn bếp được đặt ngay trong nhà và khá rộng đủ để ăn luôn trong đó. Thứ hai là phong trào đổ mái bằng thay thế các mái ngói và tôn. Đấy có lẽ cũng là sự ứng dụng của kiến trúc hiện đại châu Âu của thế hệ kiến trúc sư sau chiến tranh. Nhờ hệ kết cấu mái này mà các ngôi nhà có thể nâng lên được nhiều tầng, hơn nữa cũng tránh được nước mưa làm dột nhà thường xuyên của mái ngói và mái tôn. Có thêm ba buồng và một nhà vệ sinh, nhà tôi như có cuộc sống mới. Căn nhà ống được thiết kế theo một mặt bằng mang nặng tính chức năng. Các không gian được phân chia rõ ràng theo từng công năng. Khu phục vụ như vệ sinh, bếp và cầu thang lên trên mái được đặt ở giữa để lại hai buồng sử dụng ở hai đầu. Phòng khách ở liền đường phố và buồng ngủ ở phía trong cũng gần với căn buồng cũ. Các không gian được nối liền với nhau bởi một hành lang giao thông đặt về một phía ở tường bên. Tấm tường bên này giáp với khu vườn nên được mở cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên vào các khoảng không. Về kết cấu của ngôi nhà thì tuy có mái bằng mang phong cách hiện đại nhưng chiếc mái này vẫn được đỡ bởi hai tường bên và các vách ngăn đứng theo cách xây dựng cổ truyền. Vật liệu chủ yếu là gạch nung, cửa đi và cửa sổ bằng gỗ tìm được ở các địa phương gần Hà Nội. Khu nhà nghỉ tại tỉnh Hvide Sande (Đan Mạch) năm 2005 – văn phòng kiến trúc CUBO Arkitekter. Bùng nổ nhà ống mặt phố, bài toán một lời giải Vào khoảng giữa thập niên 90, nền kinh tế thị trường bắt đầu được định hình rõ rệt. Sự quay lại của nền thương mại tư nhân kinh doanh buôn bán nhỏ đã làm biến động thị trường bất động sản tại Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác. Những ngôi nhà ở mặt phố trước kia không phải là sự lựa chọn thứ nhất thì bây giờ trở nên vô cùng đắt giá. Đấy là thời kỳ bắt đầu của sự bùng nổ về xây dựng tại Hà Nội. Sau vài năm ứng dụng mái bằng bằng bêtông cốt thép, tuy chúng có ưu điểm về kết cấu nhưng vật liệu bêtông không chịu được nhiệt độ khắc nghiệt bên ngoài. Để chống nóng, chiếc mái tôn được “ghép” thêm vào và theo bản năng logic của nhiều năm sống dưới mái ngói cổ truyền, chúng thường được thiết kế theo dạng chóp. Về kết cấu phải kể đến sự ứng dụng của hệ cột, dầm và sàn bằng bêtông cốt thép. Đấy là hệ chịu lực theo không gian ba chiều, cột đổ dầm và sàn sau đó truyền lực trực tiếp xuống móng. Điều đó dẫn đến tường chỉ có chức năng ngăn và bao che chứ không chịu lực như nhà truyền thống. Nhờ vào hệ kết cấu này mà nhà có thể nâng lên được rất nhiều tầng. Chỉ đáng tiếc rằng để giải quyết bài toán kinh tế trước mắt mà mái được tổ hợp bởi dầm và sàn. Các bản sàn, sân thượng rất mỏng vì dầm là phần chịu lực chính của các tường ngăn bên trên. Do đó mà sau khi được thiết kế các tường ngăn không được tự do thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta vẫn chưa thoát ra được khỏi nhà truyền thống hoàn toàn. Một điều đáng tiếc khác là sau khi thấy sự hiệu quả của hệ kết cấu này, chúng được ứng dụng trong tất cả các thể loại công trình khác nhau. Các nhà chuyên môn coi đây là một bài toán chỉ có một lời giải nên không còn tìm kiếm các dạng kết cấu khác nữa. Khu nhà chia lô tại Munich (Đức) năm 2001, KTS Von Seidlein, Fischer, Konrad, Rohrl. Cả hai khu nhà đều được thiết kế trong một quy hoạch tổng thể của khu vực. Sự thiết kế đồng bộ đã tạo nên một vẻ đẹp tổng thể cho toàn khu vực. Thách thức chiều cao, thành phố rập khuôn Ở thập niên 20 kiến trúc sư người Thuỵ Sĩ Le Córbusier đã đưa ra năm ý tưởng của kiến trúc hiện đại. Một trong năm ý tưởng đó là mặt bằng tự do. Ông đã thiết kế ngôi nhà “Domino” mà hệ kết cấu chỉ có cột và sàn. Vì sàn được tăng chiều đẩy nên dầm không còn nữa. Điều này đã làm cho mặt bằng hoàn toàn được giải phóng vì các tường ngăn được thay đổi tự do bất kỳ lúc nào mà người sử dụng mong muốn. Vào nửa cuối thập niên 90, tôi vừa tốt nghiệp trường đai học Xây dựng và được giao trọng trách cải tạo ngôi nhà ống của gia đình. Thách thức lúc đó là làm sao vẫn giữ được ngôi nhà cũ một tầng mà phải nâng thêm ba tầng nữa. Bài toán không có gì là phức tạp, cả một hệ kết cấu mới với cột dầm và sàn được ghép vào. Hệ kết cấu này đứng biệt lập với kết cấu tường chịu lực của ngôi nhà cũ và chịu toàn bộ tải trọng từ tầng hai trở lên. Kết cấu của ngôi nhà do tôi tính toán nhưng về kiến trúc thì bố mẹ tôi có nhờ một kiến trúc sư khác. Chỉ có một điều tiếc rằng phần tổ chức không gian bên trong phải theo căn nhà cũ như bếp, nhà vệ sinh và cầu thang đặt ở giữa để lại các không gian sử dụng như buồng ngủ và buồng khách ở hai đầu. Cách thiết kế mặt bằng này đã được ứng dụng cho hầu hết các nhà hình ống thời kỳ đó. Mọi người coi đấy như một chân lý sáng suốt duy nhất nên nhà nọ rập khuôn theo nhà kia. Nhưng trái lại toàn bộ tâm huyết thiết kế cho ngôi nhà được dành cho mặt tiền. Người ta làm tất cả để cho mặt tiền của ngôi nhà được nổi trội trong khu vực. Nói về mặt tiền ở thời kỳ này chúng ta phải nói đến sự “trở lại” của kiến trúc Pháp cổ hay nói đúng hơn là tất cả cái gì cổ. Một sự “hoài cổ” tràn lan khắp thành phố. Không chỉ riêng về kiến trúc mà đồ đạc nội thất trong nhà, tệ hại thay, là tất cả đều “giả” cổ. Có nhiều người còn tìm kiếm săn lùng các đồ cổ và coi đó như một đẳng cấp trong cuộc sống. Mặt tiền của các ngôi nhà được hoà trộn bởi các thứ cột (để trang trí chứ không chịu lực) theo kiểu Pháp cùng với các phao chỉ hoa văn mà các thợ xây mang theo từ làng quê của họ tự biên tự diễn. Tất cả các thứ đó chỉ có một mục đích là đem đến một “hình ảnh” của một sự hoài niệm đã qua. Có kiến trúc sư nói rằng đó là một kiểu kiến trúc mới của Việt Nam nhưng theo tôi, chúng ta đang đi ngược lại với quá khứ. Về hình thái kiến trúc nhà ống thời kỳ này cũng phải kể đến sự tăng chiều cao đáng kể của ngôi nhà. Những ngôi nhà bốn hoặc năm tầng mọc lên san sát thay thế những ngôi nhà thấp tầng cũ. Có lẽ sau nhiều năm ở chật chội quá mà nhiều gia đình khi có khả năng đã xây dựng nhiều nhất có thể. Điều đó để giải quyết vấn đề tâm lý nhiều hơn là việc sử dụng vì rất nhiều buồng để không, không sử dụng đến. Một điều rất nguy hiểm là khoảng sân thông gió bị xoá bỏ để tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Mặt tiền là nơi duy nhất để ánh sáng chiếu vào luôn bị đóng chặt, nếu không thì chúng cũng bị các biển quảng cáo che kín. Đây có lẽ là kiểu mặt tiền của những năm 2000. Sự tăng chiều cao của các ngôi nhà đã làm thay đổi đáng kể đến không gian đô thị. Chúng đã làm thu nhỏ lại không gian của vỉa hè. Cộng thêm vào đó là sự kinh doanh của tầng một mà ai cũng biết rằng diện tích của vỉa hè cũng quan trọng như diện tích của ngôi nhà. Những vỉa hè rộng thênh thang của chúng tôi ngày xưa bây giờ trở nên chật chội vì chúng được tận dụng tối đa cho kinh doanh mà nhiều khi mọi người phải đi xuống cả lòng đường. Chúng ta không còn cảm giác an toàn khi đi bộ trong thành phố nữa. Trong các cuộc thi về kiến trúc nhà ở hiện nay, ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng luôn được nhắc đến và rất quan trọng. Đó là bài toán mà các kiến trúc sư phải giải trước khi nghĩ đến thiết kế cho từng căn hộ riêng biệt. Tương lai nào cho nhà ống? Bước sang thế kỷ 21 trong các cuộc hội thảo ở châu Âu phạm trù về cái “đẹp” trong kiến trúc không còn là chủ đề chính nữa nhưng ngược lại những vấn đề về thiết kế nhà ở có chất lượng cho người có thu nhập thấp, tạo thêm nhiều không gian công cộng cho cộng đồng, tìm những giải pháp mới cho kiến trúc bền vững và đặc biệt làm sao dùng ít năng lượng nhất để bảo vệ môi trường. Nhìn về thành phố thân yêu của mình thấy mọi thứ như hoàn toàn ngược lại. Hà Nội không còn khoảng trống nữa, người ta còn định xây dựng ngay cả trong công viên. Để có chỗ chơi và hóng mát, trẻ em và người già ở khu vực nhà tôi phải mượn tạm “vỉa hè” của Vincom. Có điều gì đấy nực cười và cũng nhói đau trong lòng. Những công trình cổ có giá trị bị đập đi để thay vào đó là những toà nhà cao tầng mới. Nhà ống mọc lên san sát khắp nơi và tràn về cả nông thôn. Kiến trúc cổ truyền làng bản bị méo mó đi bởi các căn nhà bêtông mới chèn ép bên cạnh. Giá trị văn hoá bị giá trị kinh tế vùi lấp. Hầu hết các ngôi nhà ống bây giờ không còn khoảng sân trong nữa, mặt tiền là mặt nhà duy nhất để ánh sáng tự nhiên chiếu vào thì bị đóng chặt vì đường phố quá bụi và ồn ào. Hơn nữa chúng còn bị che kín bởi các tấm biển quảng cáo quá cỡ. Sự lạm dụng về ánh sáng nhân tạo và máy điều hoà rất có hại cho sức khỏe. Đặc biệt chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ em. Chúng ta phải biết rằng điều hoà tạo không khí lạnh trong nhà nhưng đồng thời thải khí nóng ra đường phố. Cùng với sự quá tải của các phương tiện giao thông, chúng đã tạo cho bầu không khí của thành phố bị ô nhiễm và nóng lên rất nhiều. Nhiều người rất hài lòng vì có máy điều hoà trong nhà, nhưng không có ánh sáng tự nhiên thực sự chúng ta đang sống trong các hầm lạnh. Đó là sự kết thúc của kiến trúc. Nhà hình ống trong khu phố cổ Geneva. Những ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17, mặt tiền vẫn được giữ nguyên nhưng bên trong đã được trùng tu nhiều lần để phục vụ cho cuộc sống hiện đại hơn. Ảnh chụp năm 2010. Cũng may là mấy năm trở lại đây đã bắt đầu xuất hiện những công trình có chất lượng. Tuy tỷ lệ còn ít nhưng sự tìm tòi và sáng tạo của các kiến trúc sư đáng được ghi nhận. Đã mất dần thói quen thiết kế cho rồi và lấy sẵn mọi thứ trong thư viện của máy tính áp dụng cho hết công trình nọ đến công trình kia. Họ có những nỗi trăn trở trong nghề và tìm được sự hứng khởi mới trong thiết kế. Điều đó cũng là nhờ sự thay đổi về cách nhìn nhận trong cuộc sống của các chủ nhà mới. Họ biết đầu tư đúng chỗ, có quan điểm mới về vẻ đẹp, có những sở thích riêng biệt, không muốn bắt chước nhà người khác để chạy theo mốt và tôn trọng kiến trúc sư hơn. Cuối thập niên 90 tôi sang Thuỵ Sĩ và có cơ hội được học thêm ngành kiến trúc. Trong lúc học tập và công tác tôi có nhiều dịp được đi đây đó và rất ngạc nhiên nhận thấy rằng kiến trúc nhà hình ống được xây dựng ở khắp nơi vào các thời kỳ khác nhau. Chúng thường có hai mặt tiền ở hai phố, nhà nọ sát vách nhà kia giống phố cổ Hà Nội xưa. Đây là cách chia đơn giản và hiệu quả của quy họach. Chúng được làm hẹp để toàn bộ khu đất có thể chia được cho nhiều hộ nhất. Hơn nữa ngày xưa kỹ thuật xây dựng còn chưa cao. Các xà nhà đỡ mái được làm bàng gỗ tự nhiên nên các nhịp thường không quá 4,5m. Một lý do nữa cũng đáng chú ý là những ngôi nhà này có tỷ lệ về không gian rất phù hợp với thể trạng của con người. Vâng, ở một điều kiện cụ thể nào đó, nhà ống, nhà mặt phố vẫn có chỗ của nó trong cuộc sống hiện đại. Bài: KTS Vũ Hoàng Sơn, ảnh: T.H1 like
-
Xin Nhờ Giúp đỡ
gokien99 liked a post in a topic by Giaback
Có gì đâu mà nghe bi quan thế. Thập kỷ 54-63 cũng may mắn rực rỡ đấy chứ, cũng Tử Tướng Hóa quyền, kô lẽ anh bạn về già dễ sinh hư :huh: (có xiền và có quyền mà) Câu " Thân cư quan..." : Cung Thân cư quan Lộc gặp tuần, Triệt án ngữ Kiếp, Kỵ hội hợp tất suốt đời lận đận không gặp thời nếu được nhiều Cát Tinh hôi hợp thì ngoài 40 tuổi mới gặp may hưởng ơn mưa móc. Câu này ở đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...giai-33/43/769/1 like -
Vòng Vía
Thiên Phú liked a post in a topic by wildlavender
Vòng vía (Vitinfo)Vòng bạc không còn là thứ đồ trang sức trong dân gian gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ, mà còn được dùng như chiêc bùa hộ mệnh mang lại sức khỏe, trừ tà mà và kỵ gió. Chuyện chiếc vòng trong đồ nữ trang các dân tộc thiểu số. Phụ nữ miền núi phía Bắc có nhiều loại vòng: Vòng cổ, vòng tay, vòng chân, vòng vía hay vòng đeo tai. Vòng thường được làm bằng kim loại. Quý nhất, đắt nhất là vòng bạc, ngoài ra còn có vòng sắt, vòng đồng (hai loại này thường là vòng vía để giữ hồn, kỵ gió máy, đuổi tà ma) lại có vòng được làm bằng cườm, xâu hạt thành dây để đeo cổ hoặc tay (ở dân tộc Dao, Phù Lá, Tày) Cách đeo vòng ở phụ nữ dân tộc cũng rất khác nhau. Phụ nữ Tày thường chỉ đeo chiếc vòng bạc vừa đủ để tạo nên độ sáng lấp lánh trên nền áo chàm. Dân tộc Dao thì khác, ngoài các đồ trang sức trên ngực áo, nẹp áo, thắt lưng, họ còn đeo nhiều vòng cổ có khi từ năm đến bảy chiếc tương phản mạnh với trang phục rực rỡ. Với người Dao, đeo vòng nhiều khi còn là sự khoe giàu khoe có. Việc trẻ ốm yếu cúng giải hạn hoặc gửi cửa theo số của nó đều không được thì thầy cúng sẽ xem số và đeo vòng vía cho trẻ. Nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của người Mông hoa ở Cát Cát tương tự như nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của nhóm người Mông trắng ở Bảo Phố - Bắc Hà. Nghi lễ và sự chuẩn bị diễn ra như sau: Gia đình phải chuẩn bị 3 chiếc vòng cuốn bằng tre có đường kính 1,5m. Họ dựng ngoài cửa 1 vòng, giữa nhà 1 vòng và phần giáp bàn thờ 1 vòng. Họ dùng một tấm vải trắng dài 12m đặt lên trên vòng tre từ cửa chính vào tới bàn thờ. Mâm cúng đặt ở góc phải, phía dưới bàn thờ bao gồm: 3 đôi đũa, 3 bát cơm, 3 chén rượu, 3 chén nước, 1 con gà luộc, 1 gói muối. Trên bàn còn có chiêng, kiếm của thầy cúng. Người nhà còn mời, nhờ một người trung tuổi, con cái khoẻ mạnh đến bế đứa trẻ để tiến hành nghi lễ đeo vòng vía. Khi thầy cúng bắt đầu việc cúng thì đứa trẻ đứng ở ngoài cửa trên mép vải đặt từ giữa cửa đến bàn thờ. Đầu tiên, thầy cúng cho mời tổ tiên của gia đình về chứng kiến việc làm tốt của thầy cúng cho đứa trẻ. Sau đó thầy cúng mời sư tổ của mình về và xin cho phép mầu để trừ tà diệt ma. Tiếp đó, thầy cúng gõ một hồi chiêng dồn dập, vừa gõ vừa gọi các âm binh đến. Thầy cúng uống một hớp rượu sau đó múa xung quanh nhà. Mỗi khi rú lên một tiếng, thầy cúng lại đâm thẳng kiếm xuống đất, tượng trưng cho việc trừ ma xấu làm hại trẻ. Khi thầy cúng đi ra cửa và đâm thẳng kiếm ra ngoài tức là ma đã bỏ ra khỏi nhà, khỏi đứa trẻ. Người phụ cúng sẽ cho đứa trẻ bước vào qua vòng tre thứ nhất. Khi đứa trẻ bước vào trong vòng (qua cửa) thầy cúng bước ra ngoài và chém kiếm xuống đất chỗ đứa trẻ vừa đứng với ý nghĩa là chém ma xấu. Sau đó, thầy cúng đi vào trước bàn cúng, đặt kiếm xuống bàn và cầm chai rượu đổ ra tay tung vào đứa trẻ, tượng trưng nước phép vừa trừ ma, vừa rửa hồn vía đã bị ma xấu làm ô uế. Sau đó, đứa trẻ được người phụ cúng cho bước qua vòng thứ hai. Thầy cúng ngậm một ngụm rượu phun mạnh vào nơi đứa trẻ vừa đứng. Tiếp đến, thầy cúng đọc lời dồn hồn vía cho trẻ từ nay vía không được theo ma xấu. Một tiếng thét của thầy cúng tức là ma đã bỏ chạy và vía đã nhập vào đứa trẻ. Người phụ cúng hai tay đỡ hai vai trẻ và trẻ nhảy qua vòng tre cuối cùng, thầy cúng lập tức cầm vòng vía (cổ, tay, tai) đeo ngay cho trẻ với ý nghĩa là rào vía cho trẻ. Từ nay, hồn vía trẻ sẽ không bỏ đi chơi và ma xấu cũng sẽ không dám bén mảng đến vì đã có vòng vía là thứ vũ khí để trừ tà diệt ma. Sau phần làm lễ, thầy cúng, phụ cúng và gia đình cùng ăn cơm, uống rượu bình thường. Khi ra về, thầy cúng được bắt một con gà trống và một lít rượu. Vòng vía được đeo suốt đến lúc già. Trường hợp vòng vía đã đeo tự nhiên rơi hoặc bị mất thì được. Còn nếu người đeo tự tháo ra thì rất có thể họ sẽ bị ốm trở lại. Xung quanh chiếc vòng trang sức là cả một câu chuyện dài gắn liền với vẻ đẹp vĩnh hằng của người phụ nữ. Cũng bởi thế, nó góp phần để lại trong ký ức nhân gian nhiều chuyện vui buồn còn tiếp nối. (Bộ văn hóa thông tin)1 like -
Nghề của cái “tâm” và “cái “duyên” Công nghệ sản xuất hương đơn giản, dụng cụ có thể tự tạo hoặc mua sắm không tốn kém, nguyên liệu làm hương đều lấy từ thảo mộc, vốn sản xuất cũng không đòi hỏi lớn lắm, thế nhưng không phải ai cũng có "duyên" với nghề này. Nghề làm hương thực sự vất vả và đòi hỏi cái tâm. Nói về nghề làm hương, có thể kể đến nhiều làng nghề nổi tiếng ở đất kẻ Chợ hay ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, nơi được coi là cái nôi truyền thống chính là làng hương Dốc Lã (Hưng Yên). Nghề làm hương ở Dốc Lã có từ hàng trăm năm nay, được truyền qua nhiều thế hệ. Theo cụ Nguyễn Văn Các – một gia đình có truyền thống làm hương lâu năm ở làng, Nghề làm hương ở Dốc Lã có từ hàng trăm năm nay, được truyền qua nhiều thế hệ. Các cụ già ở đây kể lại, tổ nghề là cô gái họ Mai, cũng là người Dốc Lã. Cô đẹp người đẹp nết, khéo tay hay làm, lớn lên lấy chồng người Trung Quốc. Một lần trở về thăm quê hương, thấy bà con làng xóm nghèo khổ, cô liền bày cho họ nghề làm hương để kiếm sống. Dần dần, làm hương được coi là một trong những nghề cha truyền con nối của làng. Sau khi được truyền nghề, qua thời gian cùng sự sáng tạo tinh tế, nghề làm hương ở Việt Nam ngày một tiến bộ. Cũng từ đó, nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Chỉ cần bước chân qua cổng làng là cảm nhận được mùi hương trầm thơm ngào ngạt, thanh tao lan toả. Những mẹt, ống phơi tăm tre nhuộm phẩm đỏ rực xòe ra như đóa hoa hàng ngàn cánh. Giàn phơi hương cũng trải khắp trong nhà, ngoài ngõ, màu vàng của bột hương, màu đỏ của chân hương đan xen nhau tạo nên bức tranh rực rỡ. Người Dốc Lã đã gắn bó lâu năm với nghề làm hương nên từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể đảm nhận tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn như khâu nhồi bột cần thanh niên, những người có sức khỏe để bột được đều, dẻo; khâu xe, gói hương nhẹ nhàng hơn nên dành cho người già và trẻ em; riêng khâu phơi hương cần đến sự khéo léo của bàn tay phụ nữ. Để làm hương, chỉ riêng hương liệu đã là sự tổng hợp của gần 200 vị thuốc nam như: đại hoàng, thương truật, mộc hương, xuyên khung, đan bì, cam thảo, đinh hương, tùng tế tân, nhục đậu… Tất cả tán thành bột mịn, pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Nó tạo nên mùi hương riêng mang đến sự thành công danh tiếng. Anh Phạm Thành, một người thợ trong làng, cho biết: “Tỷ lệ pha chế được các gia đình giữ kín như bí quyết gia truyền bởi khâu này rất quan trọng, nó quyết định đến mùi thơm, độ bền của hương. Mỗi khi xong một mẻ, người thợ phải đốt thử để kiểm tra chất lượng, xem hương có cháy đều, cháy hết không”. Cũng theo anh Thành, hương có nhiều loại như: nén, vòng, vuốt, sào… Hương nén là loại hương được nhiều người thắp. Que hương có chiều dài chừng 30 - 40 cm, đường kính 2 - 3 mm, cốt làm bằng tre ngâm dễ cháy, phần thuốc bọc quanh khoảng 2/3 chiều dài nén hương, màu vàng hoặc đen, thời gian cháy 20 - 30 phút. Hương vòng cũng dùng thuốc bột như hương nén nhưng trong thành phần được trộn thêm keo do không có cốt tre để đỡ, thời gian cháy lâu hơn (1 - 2 ngày). Người Dốc Lã vẫn phơi hương trên giàn, dưới trời nắng gió để hương khô đều, màu sắc tươi đẹp, giữ được mùi hương thay vì sấy hương theo phương pháp công nghiệp. Bởi sấy bằng lửa nhanh hơn nhưng hương thường bị mất mùi, xỉn màu, hình thức và chất lượng đều không đạt yêu cầu. Theo kinh nghiệm của người làm hương, nếu nắng giòn chỉ cần phơi 1-2 ngày là khô, trời râm thì phải lâu hơn. Vào lúc trời mưa bất chợt thì không biết chừng nào mới khô, vì thế người làm hương cũng phải biết dự báo thời tiết để quyết định thời gian làm hàng. Nghề làm hương không cầu kỳ trong khâu chọn người, nhưng không phải ai muốn cũng làm được. Đầu tiên là thu mua nguyên liệu và chế biến bột hương, bụi hương, mùi hương thường làm cho đầu óc căng thẳng, nhiều người không chịu được đã phải bỏ nghề. “Không phải duy tâm, nhưng nghề làm hương liên quan đến tâm linh, thần thánh, vì thế người làm phải trung thực, không được làm uế tạp đến nghề. Bột hương phải chọn loại tốt, đảm bảo chất lượng, đóng gói hương không bao giờ được thiếu dù chỉ là một que”, cụ Nguyễn Thị Phan cho biết. Có lẽ, chính vì điều này mà hàng trăm năm đã trôi qua, dân Dốc Lã vẫn sống được với nghề cha truyền con nối, tuy không giàu nhanh nhưng uy tín lâu bền. Theo dòng thời gian, một số gia đình làng nghề hương xạ Dốc Lã ra thành phố mở hiệu chuyên bán hương nổi tiếng như Quảng Thái, Vạn Hoa, Hoàng Phát (Hà Nội), Đồng Phát (Hà Đông), Hồng Phúc (Huế), Đồng An Xương (Sài Gòn), Đồng An Mỹ (Hải Dương),... Mùa làm ăn của làng chủ yếu là từ cuối năm đến hết tháng giêng, nhưng quanh năm cả làng chẳng bao giờ hết việc. Hàng làm ra được xuất đi Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, vào TP. Hồ Chí Minh, thậm chí ra cả nước ngoài. Xuân về dâng nén nhang thơm Nén nhang thơm dâng đất trời, tiên tổ đã trở thành nét đẹp văn hóa người Việt. Vào khoảnh khắc giao hòa trời đất giữa năm mới và năm cũ, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ một vài nén hương thơm rồi tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã khuất. Chẳng biết tục lệ thắp hương có từ bao giờ và do ai sáng lập. Cả đến vua Trần Nhân Tông – vị vua duy nhất trong lịch sử đã xuất gia – cũng thừa hưởng và dùng hương rất nhiều trong mỗi lần đến chùa. Nhiều người Việt xưa có thói quen, khi đi xa về thường thắp hương trên bàn thờ. Với những người sắp đi xa lại cũng thắp hương để mong lên đường an toàn, may mắn. Ngày Tết đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: Những cụ ông, cụ bà, những nam thanh nữ tú tay cầm hương, miệng lâm râm khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây là một nét văn hóa đẹp được tồn tại từ rất lâu, đem lại cho người ta một sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn. Một nén hương thơm mỗi khi Tết đến, Xuân về để cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui... Nén hương lúc này trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt, góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo Vnmedia1 like
-
Trung Quốc vừa lên tiếng thừa nhận Biển Đông là lĩnh vực Việt-Trung còn nhiều mâu thuẫn nhưng phản đối Việt Nam quốc tế hóa chủ đề này. Trang tin Chinanews.com.cn vừa có tin tường thuật cuộc gặp giữa Phó Đô đốc Hải quân đồng thời là Phó Tổng thammưu trưởng quân đội nước này - ông Tôn Kiến Quốc, với Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam Lê Quang Bình. Ông Bình đang ở thăm Trung Quốc một tuần từ 24/04 - 03/05. Bản tin nói Phó Đô đốc Tôn đã "trình bày quan điểm của Trung Quốc về Nam Hải (Biển Đông)" cho phía Việt Nam. Ông Tôn Kiến Quốc được trích lời nói Biển Đông là "khác biệt và mâu thuẫn" lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung. "Trung Quốc phản đối các hành động làm quá nóng vấn đề này, phản đối việc quốc tế hóa và sự can thiệp của các nước ngoài (vào vấn đề Biển Đông)". Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cũng khuyến cáo: " Trung Quốc và Việt Nam nên bình tĩnh và đối phó với vấn đề này một cách thận trọng, tránh ảnh hưởng đến tình hình chung của quan hệ Trung-Việt". Về phần mình, ông Lê Quang Bình được trích lời nói hy vọng hai nền quân đội đạt đồng thuận càng sớm càng tốt vì an ninh ổn định, hữu nghị và hợp tác. Chinanews.com.cn là phiên bản online của một trong hai hãng thông tấn hàng đầu Trung Quốc, chỉ sau Tân Hoa Xã và hướng tới Hoa Kiều ở nước ngoài. Quan tâm chủ đạo Gần đây, Bắc Kinh đã không dấu giếm quan điểm đặt chủ đề Biển Đông lên cao nhất trong các mối quan tâm của mình. Báo New York Times cho hay hồi tháng Ba, giới chức Trung Quốc cảnh báo với hai quan chức cao cấp của chính quyền Barack Obama lúc đó ở thăm Trung Quốc, là Bắc Kinh sẽ "không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào vào Biển Đông". Trung Quốc phản đối các hành động làm quá nóng vấn đề này, phản đối việc quốc tế hóa và sự can thiệp của các nước ngoài (vào vấn đề Biển Đông). Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến QuốcHai vị quan chức Mỹ là Jeffrey Bader và James Steinberg được giải thích rằng "Biển Đông nay là một trong các quan tâm chủ đạo về chủ quyền" của Trung Quốc, bên cạnh Tây Tạng và Đài Loan. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc quốc tế hóa, đa phương hóa tranh chấp Biển Đông, duy trì chủ trương đàm phán song phương với các nước có liên quan. Ngược lại, Việt Nam qua các động thái mới nhất cho thấy lập trường kiên trì theo đuổi việc mang tranh chấp Biển Đông ra bàn quốc tế. Cũng trong tuần này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa bắt đầu 5 ngày thăm một số tỉnh miền đông Trung Quốc và tham dự Triển lãm Thượng Hải Expo. Hôm thứ Ba 27/04, ông Dũng đã tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp nhất của các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Ông cũng sẽ gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Thượng Hải. Ngay trước chuyến thăm của ông Dũng, Trung Quốc loan báo bắt đầu hoạt động tuần tra ngư chính "thường xuyên" tại khu vực Trường Sa.1 like
-
Cội nguồn hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng từng giúp người và từng được người giúp. Hiệu quả giúp đỡ phụ thuộc nhiều yếu tố như: khả năng, thiện chí, cách thức… Khả năng thì có hạn vì trong đa số trường hợp, ta không thể vượt quá khả năng của mình. Thiện chí giúp đỡ có thể là vô hạn tùy thuộc tâm từ bi của mỗi người. Cách thức thì rất đa dạng như giúp công sức, tiền bạc, chia sẻ kiến thức, tình cảm,... đến đối tượng hoặc dựa vào các mối quan hệ để giúp người việc này chuyện kia như xin hộ việc làm, giới thiệu khách hàng. Tuy nhiên, khi nói giúp đỡ, người ta thường hay nghĩ đến giúp về vật chất, gọi một cách nôm na là cho hoặc bố thí. Hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận - Ảnh minh họa Có người cho thật dễ dàng, sẵn lòng ban phát tiền của khi bắt gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Họ giúp đỡ một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể bố thí đến những đồng bạc cuối cùng.Trái lại, có người hiếm khi cho và nếu có thì rất khiêm nhường. Khó khăn lắm họ mới có thể mở hầu bao, trong một số trường hợp gần như là miễn cưỡng. Họ thường viện dẫn các lý do để từ chối như chưa đủ khá giả, đối tượng chưa thực sự đáng giúp, chưa đúng lúc, chưa đúng nơi v.v… Và lý do phổ biến nhất là lo cho người thân còn chưa xong nên chưa nghĩ đến việc giúp người khác. Lý do này thoáng nghe có vẻ hợp tình, hợp lý nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn thấy dường như chưa ổn. Lo cho người thân cũng vô chừng như lo cho chính mình. Hơn nữa, không chắc ta đã thực sự lo cho người thân trừ khi giúp họ giải quyết rốt ráo một số khó khăn cụ thể như giúp mua thửa đất, ngôi nhà, chiếc xe, trợ vốn làm ăn. Còn thỉnh thoảng biếu người thân, bạn bè một ít tiền, quà vào dịp lễ lạt hay khi cơ nhỡ thì chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Không thể dựa vào đó để từ chối giúp đỡ những hoàn cảnh như đói khát, thất học, bệnh tật không tiền thang thuốc, chết không tiền ma chay, bị thiên tai, hỏa hoạn. Bởi thực tế, ngay khi đó, ta đâu có giúp người thân mà chỉ nghĩ đến những lần giúp đỡ trước đó hoặc hình dung sau này có thể sẽ phải giúp. Đôi khi còn tự trấn an vĩnh viễn rằng thiên hạ nghèo khổ đầy dẫy trong xã hội, lo sao cho xuể. Tôi có đứa cháu bị liệt hai chân. Cha mẹ cháu đều là công nhân, nếu khéo gói ghém thì cuộc sống cũng tạm đủ dù phải cưu mang cháu suốt đời. Bởi cháu cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng như khoản trợ cấp hàng tháng từ chính quyền xã, tiền và quà từ các tổ chức từ thiện, sự giúp đỡ thường xuyên của bà con thân tộc. Một bữa nọ, được tin người thầy cũ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nếu không lo đủ viện phí để tiến hành phẫu thuật thì thầy sẽ bị liệt. Tôi nhanh chóng trích một khoản tiền nhỏ nhưng cũng chiếm đến 1/5 tiền lương tháng để giúp thầy. Đứa em gái biết chuyện đã trách hơi lớn tiếng: - Sao không để dành giúp cháu, người nhà không lo, lo làm chuyện bao đồng. Thực ra nếu không giúp thầy lần đó thì tôi cũng đâu có chi số tiền trên để giúp cháu, bởi tôi đã giúp gia đình cháu rất thường xuyên. Một cách ấm ức, tôi hỏi lại: - Giả sử hôm nay ra chợ gặp ba người ăn xin, nếu có thể giúp được ba đồng thì ta sẽ cho mỗi người một đồng hay cho luôn một người cả ba đồng, rồi không giúp hai người kia? Em tôi đáp: - Hãy giúp người nghèo khổ nhất trong ba người đó! Tôi hỏi: - Làm sao biết ai là người đáng giúp nhất? Em sốt sắng đáp: - Người có bề ngoài thảm hại, thần sắc tiều tụy, đầy thương cảm là người cần được giúp trước. Cũng có thể ưu tiên theo thứ tự trẻ con, người già, phụ nữ rồi mới đến đàn ông, người bị tật nguyền nặng hay nhẹ,… Khó tả lắm! Tùy thực tế cảm nhận lúc đó mà thôi! Tôi ôn tồn giãi bày: - Người ăn xin có nỗi khổ của họ, vừa khổ thân do phải lăn lóc xó chợ đầu đường, dãi nắng dầm sương, vừa khổ tâm do phải cam chịu thân phận thấp hèn, đôi khi còn bắt gặp ánh mắt, thái độ thiếu thân thiện thậm chí khinh khi. Và không hẳn người có bề ngoài tiều tụy nhất là người có hoàn cảnh khó khăn nhất! Bởi có người cố tạo bề ngoài đầy thương cảm thậm chí trông gớm ghiếc để khơi dậy lòng trắc ẩn của người khác nhưng cũng có người do cảnh ngộ bức xúc, phải nén lòng cầu xin sự giúp đỡ và họ không muốn làm ô nhiễm môi trường qua việc phơi bày các thương tật, họ thể hiện chừng mực nỗi khốn khó, tình trạng bi đát của mình đủ để những ai có từ tâm hiểu và giúp họ. Cho nên, thật khó mà đánh giá sự việc chỉ qua bề ngoài hay cảm nhận cá nhân nếu như chưa có được sự cảm nhận sâu sắc hay cái nhìn chính xác. Thôi thì vui giúp tất cả, có thể giúp lầm nhưng cố gắng đừng bỏ sót hay không giúp kịp thời, cố gắng giúp được chừng nào hay chừng nấy, được ngày nào hay ngày ấy, để kẻ khốn khó bớt phần vất vả, qua cơn đói lòng hay thoát cảnh hiểm nguy. Đứa em gái tuy chưa thừa nhận ngay cách lý giải của tôi nhưng cũng không nói gì thêm nữa. Tôi tin rằng em sẽ nghĩ lại quan niệm về bố thí của mình. Hôm khác, chị hàng xóm thân thiết sang chơi, phàn nàn với tôi: - Thỉnh thoảng, vợ chồng chị biếu má chút tiền tiêu vặt nhưng bà cụ cứ gom góp để dành cúng chùa hoặc bố thí không hà! Bực mình ghê! Tôi biết bác bên nhà được anh chị quan tâm và chăm sóc chu đáo. Tiền anh chị biếu để tiêu vặt, không phải là bác không có nhu cầu ăn uống hay mua sắm nhưng do bác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi được cúng chùa hoặc giúp đỡ ai đó. Chẳng lẽ đó không phải là cách xài tiền hợp lý ư? Tôi hỏi chị hàng xóm: - Chị có thực rõ ý nghĩa của việc cúng chùa không? Chị hàng xóm cũng là Phật tử nên mau mắn trả lời: - Cúng chùa là cúng dường Tam bảo, phụng dưỡng Tăng để hướng dẫn chúng sanh tu học cũng là phổ biến Phật pháp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng chùa và mỗi Tăng Ni mà người cúng dường sẽ được hưởng phước nhiều hay ít. Vì vậy, người ta thường tham gia các chuyến hành hương đến những ngôi chùa nổi tiếng có đông đảo Phật tử và các bậc cao tăng đạo cao đức trọng để cúng dường. Tôi tiếp lời: - Chị nghĩ có phần đúng, có phần chưa đúng. Cúng chùa chẳng phải vì chùa lớn hay nhỏ, chùa có nhiều hay ít Phật tử. Cúng dường Tăng chẳng phải vì Tăng giỏi hay dở, tốt hay xấu, chẳng phải vì ưa hay ghét và cũng chẳng phải vì chùa hoặc Tăng có giúp mình, giúp người hay không. Mà cần hiểu rõ ý nghĩa cao cả tột cùng của việc cúng chùa, cúng dường chư Tăng là bảo tồn và lưu truyền Phật pháp, là việc thiêng liêng, cao quý nhất trong đời người làm Phật sự. Hiểu được như vậy thì dù chùa có hưng thịnh hay suy sụp, chư Tăng có sáng đạo hay không cũng chẳng phải là chuyện để tâm, chỉ một lòng vì Phật pháp là trọn đời, tròn đạo! Chị hàng xóm tỏ vẻ hân hoan vì nhận ra ý nghĩa cúng chùa. Tôi lại hỏi: - Còn việc bố thí thì sao? Chị vui đáp : - Bố thí tất nhiên mang lại niềm vui và lợi ích cho người rồi nhưng mà mình thì hơi "hao" đó ! Tôi mỉm cười: - Bố thí mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trước tiên là cả hai đều vui. Người nhận vui đã đành, người cho nghĩ đến việc góp phần giúp người qua cơn cơ nhỡ nên cũng cảm thấy hân hoan, hài lòng, đôi khi còn có chút hãnh diện nữa bởi có khả năng, có điều kiện mới có thể bố thí được. Bố thí là gieo nhân lành nên sẽ hưởng quả ngọt trong hiện tại và nhiều kiếp sau nữa. Có thể xem bố thí là cách sử dụng đồng tiền được nhiều lần thậm chí vô lượng lần bởi nhân bố thí gieo đi sẽ mang lại sự sung túc, hạnh phúc trong nhiều đời. Ảnh minh họa Giúp đỡ cần phải kịp thời mới có ý nghĩa và hiệu quả cao. Việc làm tuy nhỏ bé, bình thường lại mang lợi ích, ý nghĩa lớn lao không cùng. Tấm lòng càng bao la thì càng cứu giúp được nhiều người, càng ban phát thì lại càng giàu lòng từ bi hơn.Một người sẵn lòng giúp đỡ, rồi chục người, trăm người, ngàn người,… cũng dễ dàng bố thí thì xã hội đâu còn những con người quá khổ đau hay những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, không còn trăn trở, suy tư về nỗi thống khổ của con người, hạnh phúc nơi ta mới thật sự trọn vẹn, trong sạch và thăng hoa. Cách đây nhiều năm, do sống đời kham khổ, tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cái chết như đã cận kề. Nằm bệnh viện hơn một tháng trời, lòng tôi ngổn ngang trăm thứ, chẳng ham sống cũng chẳng có ý niệm hay sợ hãi về cái chết, mọi thứ cứ lững lững, lờ lờ. Một đồng nghiệp cũ đến thăm, tặng tôi một món tiền khá lớn để có thể chữa trị căn bệnh ngặt nghèo ấy. Nhờ số tiền đó mà tôi đã qua khỏi cơn bệnh. Người đồng nghiệp kia không thân thiết lắm, đã nghỉ việc từ lâu, mức sống chưa thể gọi là khá giả nhưng nhờ giàu từ tâm nên đã cứu mạng tôi. Khi bắt gặp hoàn cảnh đáng thương, bế tắc, nếu có điều kiện giúp đỡ thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng mở lòng và mở hầu bao, dù đó là người không thân thiết lắm hay kẻ xa lạ. Khi cả cộng đồng biết sẻ chia, biết quan tâm đến nhau thì xã hội sẽ thực sự an lành, tốt đẹp. Và biết đâu, ngày nào đó chính bạn hay con cháu, người thân của bạn lại đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, dù bạn chẳng hề mong đợi. Vì hiện tại bạn khỏe mạnh, giàu sang nhưng những rủi ro, bất trắc,…. đều có thể xảy đến với gia đình bạn lắm chứ. Một trận hỏa hoạn, chẳng hạn, thiêu rụi toàn bộ gia sản của bạn hay con bạn vướng phải căn bệnh nan y đến nỗi phải dốc toàn bộ gia sản để chữa trị và gia đình lại rơi vào cảnh khốn cùng... Người đồng nghiệp giúp tôi năm xưa hiện đang sống rất hạnh phúc, an lành, của cải dư thừa cho dù bạn ấy không ngừng bố thí. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của luật nhân quả! Do vậy, đừng do dự nữa, hãy trải lòng ra, hãy bố thí một cách dễ dàng, sẵn sàng cho dù có phải vét đến những đồng xu cuối cùng bởi vì "Cội nguồn của hạnh phúc là cho chứ không phải nhận"! Tân Phước Đạt nguồn giacngo.online1 like
-
Thông Báo Mới Về Lớp Ptcb 3
giadinhbook liked a post in a topic by Guest
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.1 like