-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/04/2010 in all areas
-
Người đàn ông không ăn, không uống suốt 70 năm Các nhà khoa học quân đội Ấn Độ đang nghiên cứu một hiện tượng kỳ lạ trong đó một cụ ông 82 tuổi khẳng định ông không hề ăn hoặc uống suốt 70 năm qua. Ông Prahlad Jani hiện đang được cách ly tại một bệnh viện ở Ahmedabad, bang Gurjarat. Một tổ chức nghiên cứu quốc phòng đang giám sát chặt chẽ Jani và tin rằng người đàn ông này có thể sở hữu một loại gen giúp cứu các mạng sống. Ông Prahlad Jani tại bệnh viện ở Ahmedabad, bang Gurjarat. Hiện tại, ông Jani đã không ăn, không uống suốt 6 ngày dưới sự theo dõi chặt chẽ và các bác sĩ cho hay cơ thể ông không có bất kỳ dấu hiệu nào về những tác động xấu do nhịn ăn hay nhịn uống. Ông Jani khẳng định đã rời nhà từ năm 7 tuổi và sống lang thang như một thánh nhân tại Rajasthan. Ông được xem là người ăn không khí (Breatharian), người có thể sống sót nhờ vào sức mạnh đời sống tinh thần. Các nhà khoa học từ Tổ chức phát triển nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ - từng phát triển máy bay do thám, tên lửa xuyên lục địa và các loại bom mới - tin rằng ông Jani có thể truyền cho họ bí quyết nhằm giúp các binh sĩ hoặc nạn nhân của thạm họa sống sót lâu hơn nếu bị đói, khát.“Nếu khẳng định của ông ấy được chứng thực, đó sẽ là một bước ngoặt trong khoa học y học”, bác sĩ G. Ilavazhagan, giám đốc Viện khoa học và sinh lý học quốc phòng, nói. “Chúng ta có thể giúp cứu mạng sống trong các thảm họa thiên nhiên, các cuộc leo núi hay các cuộc hành trình trên biển… Chúng ta có thể hướng dẫn mọi người kỹ năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt mà không có thức ăn hay nước uống”. Cho tới nay, ông Jani có vẻ vẫn thách thức sự giám sát. Ông không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì mà và cũng không hề đi vệ sinh. Ông vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị hôn mê. Một nhóm khoảng 30 bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi ông trong 15 ngày tiếp theo để nghiên cứu về hoạt động của não bộ, sự thiếu nước, giảm cân và hoạt động của các cơ quan nội tạng... khi nhịn ăn, uống. Bác sĩ Sudhir Shah, người từng nghiên cứu và theo dõi ông Jani không ăn, uống suốt 10 ngày hồi năm 2003, cho hay nước tiểu có vẻ như đã được hút lại cơ thể sau khi tạo thành trong bàng quang. Theo kenh14.vn1 like
-
Phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Khu vực Ba Vì không đủ "tụ khí" Tác giả: Tuần Việt Nam Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực Ba Vì (*) Phần 1: Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến chuyện đặt trung tâm hành chính quốc gia về chân núi Ba Vì. Từ góc độ khoa học phong thủy, ông có thể nói gì về điều này? Tôi có đến xem mô hình quy hoạch Hà Nội, theo cảm quan riêng - có thể rất chủ quan, vì tôi không được trực tiếp cung cấp thông tin nào cụ thể - thì với cách đặt trung tâm hành chính ở đó, có thể là người quyết định đặt ở vị trí này có tư duy về phong thủy. Đằng trước có hồ Đồng Mô, đằng sau tựa núi Ba Vì, ở giữa có khoảng đất trống và đặt trung tâm hành chính quốc gia vào đó. Nhưng tôi e rằng, đó là kiến thức sai. Vì khu vực này khí chất rất hẹp, không đủ tụ khí với tấm cỡ của TTHCQG. Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực này. Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới nằm ở hữu ngạn sông nếu nhìn từ đầu nguồn xuống. Trong lý luận phong thủy của tôi, khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ. Trong sự vận động của trái đất ngược chiều kim đồng hồ, thì bên hữu ngạn sông khí tụ, bên tả ngạn thì khí tán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ảnh: LAD Vậy ông có suy nghĩ gì về hướng quy hoạch cho phù hợp với khoa học phong thủy? Từ thời điểm đặt thành Đại La đến nay đã hơn ngàn năm, khí đã tụ nhiều. Do đó tôi tán thành với quan điểm mở rộng Thủ đô. Nhưng mở như thế nào lại là chuyện khác. Tất nhiên không thể cố chấp là phải dồn mọi thứ vào khu khí tụ. Nguyên tắc căn bản nhất là phải tôn trọng sự hòa nhập với thiên nhiên cao. Hiện nay nhiều người đòi trung tâm hành chính phải chuyển về gần Hồ Tây. Những người có kiến thức sơ sơ về phong thủy cũng đều biết là nơi gần hồ nước lớn thì đều là nơi tụ khí, âm dương hài hòa. Nhưng vùng đất đó, khí tụ đến đâu thì chưa hẳn là lấy hồ nước đó làm trọng tâm, có thể lùi lại, tiến lên, sang phải trái tùy tính toán cụ thể. Còn những thảo luận về vấn đề trục Thăng Long - một dự án lớn của Thủ đô, ông có ý kiến như thế nào? Khí sinh ra sự tương tác của các vật thể. Sự di chuyển vận động trên con đường tạo ra khí. Nếu con đường càng thẳng, luồng xung xát khí càng mạnh. Bởi vậy, trong phong thủy thường kiêng con đường thẳng đâm thẳng vào nhà. Nếu mình muốn làm con đường thẳng, phải tùy vào con đường đó đâm vào đâu. Xấu tốt là quan niệm của con người, chứ bản thân thiên nhiên không có vấn đề đó. Con đường tạo ra xung xát khí, chưa hẳn là xấu. Phải xem con đường đi vào đâu, nối với cái gì thì trở thành tốt. Tôi chưa có ý kiến cụ thể về con đường này, vì chưa được xem kĩ lưỡng toàn bộ các quy hoạch xung quanh nó, và chưa thật hiểu ý đồ của người vẽ dự án. Sẵn lòng chia sẻ "Luận tuổi Lạc Việt" Một câu chuyện khác cũng rất thú vị là, trong dân gian hiện đang phổ biến cách tính tuổi tác để quyết định nhiều việc lớn trong cuộc đời theo phương pháp luận Âm dương NGũ hành, vậy làm thế nào để xác định được cách tính toán có đúng không? Tôi cũng trăn trở là nhiều người chỉ học sách và đem ra áp dụng cứng nhắc, có khi đúng khi sai. Nhưng nếu họ có tâm và khách quan thì không ảnh hưởng lớn lắm đển quan hệ xã hội. Song cũng có người dùng điều này để mưu lợi bản thân và dọa dẫm thân chủ, thì rất không tốt. Tôi mong muốn có những nghiên cứu đích thực và phổ biến để dẹp mê tín dị đoan. Để xem cho chính xác, chẳng hạn chỉ để bốc được một quẻ dịch thì cần những nhà chuyên môn nghiên cứu rất lâu và phải có kinh nghiệm. Còn những cách tính tuổi vợ chồng lấy nhau có hợp hay không, thì thực ra rất khập khiễng. Tôi có quan điểm là yêu nhau cứ việc lấy. Không có vợ chồng nào khắc nhau cả. Bằng chứng là tôi đã làm những thống kê tuổi vợ chồng rất là khắc, thậm chí cả tuổi tôi và bà xã tôi, trong sách nói là rất xấu. Nhưng thực tế là nhiều cặp vợ chồng rất giàu có hạnh phúc. Tôi tìm hiểu ra một phương pháp nữa là "Luận tuổi Lạc Việt". Xác định rằng đứa con trong gia đình ảnh hưởng đến hạnh phúc như thế nào. Kết luận của tôi là yêu nhau cứ việc lấy, miễn là sinh tuổi con đừng khắc tuổi mẹ. Nhiều người không biết, cứ kiên quyết là tuổi này không được lấy tuổi kia, gây nên sự chia ly đau lòng cho nam nữ. Cái lý của việc tính tuổi để kết hôn là gì? Và cái không hợp lý của nó là gì? Có nhiều phương pháp tính tuổi vợ chồng. Người ta chia tuổi người nam và tuổi người nữ ra 8 cung bát quái. Phối 8 cung lại ra quy ước tốt xấu, tổng cộng 64 trường hợp. Trong trường hợp sự kết hợp ra được cho là xấu, thì họ đưa ra kết luận là cặp này lấy nhau sẽ xấu. Phương pháp tính khác là Cao Ly đồ hình, dùng thập thiên can của người nam, phối với 12 địa chi của người nữ, ra 120 trường hợp tuổi nam nữ lấy nhau. Ngoài ra, còn có cách tính 12 địa chi phối với 12 địa chi, ra 144 trường hợp. Với dữ kiện ban đầu chỉ có như vậy, thì các kết quả không thể vượt quá con số trên. Nhưng thế giới có ít nhất có 6 tỉ người, tính tối thiểu là có 1,5 tỉ cặp vợ chồng. Nếu cứ tính theo kiểu tốt xấu như các phương pháp trên, thì không lẽ có nửa số vợ chồng lấy nhau phải nghèo hoặc gặp hoạn nạn ngay? Điều này vô lý ngay trên thực tế và dễ dàng thấy sai. Nhưng cách tính dân gian lại có một cơ sở trên thuyết Âm Dương ngũ hành như trên vừa nói. Vậy từ đó, tìm ra một phương pháp đúng như thế nào? Qua tính toán, tôi thấy là tuổi người con út ảnh hưởng rất lớn. Có những cặp vợ chồng lấy nhau, nếu xét tuổi theo phương pháp cũ thì rất xấu, và ngược lại. Tôi đã ứng dụng luôn để khuyên nam nữ yêu nhau thì cứ lấy, chỉ căn làm sao để có đứa con hợp với tuổi mẹ. Vì người nữ trong thuyết Âm dương ngũ hành, thuộc về âm - âm là sự tăng trưởng, nền tảng gia đình. Thực tế là cách tính tuổi tác để kết hôn đã gây đau khổ chia rẽ cho nhiều đôi nam nữ. Nó tuy không được nói trên thông tin đại chúng, nhưng lại phổ biến ngấm ngầm nhiều đời nay và rất khó thay đổi. Cá nhân tôi rất sẵn sàng chia sẻ phương pháp của mình, không cần bản quyền, để giúp mọi người hiểu hơn. Về mặt lý thuyết, đối với những vấn đề đã tiên tri được, bản thân người nghiên cứu và dự đoán trước được sự việc, có cách gì để thay đổi trong tương lai không? Điều này rất phức tạp. Chẳng hạn, tôi và 2 người nữa đã dự đoán được cuộc chiến tranh Iraq sẽ xảy ra, nhưng sức mình không thay đổi được. Chỉ trừ phi những điều dự đoán này được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có trách nhiệm, thì có thể hành động để hạn chế bớt. Biết trước là một chuyện, điều kiện tác động lại là chuyện khác. --------------------------------------------- * Chú thích: Xin xem thêm tại link này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=13617 Bài số 181 like
-
Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản: 3 giờ trước "Một nền văn minh siêu việt tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó". Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp tục khủng hoảng kinh tế * Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó? Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời". Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi. * Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào? Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , sự việc đã nghiệm đúng. Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo. * Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không? Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới góc nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế. Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này. Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung. Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được. Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet. Ảnh: LAD Bệnh dịch ở VN * Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải? Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất. Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" thuộc Kim - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao. Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này. Nhân danh nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt. Đặc biệt sao Bát Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bát Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010. * Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi? Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi. Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa. * Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không? Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi. Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào đó của Trung Quốc bây giờ. Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào? Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy. Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy. Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào? Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo. Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết. Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo. Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ. Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này. Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy).... Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử. Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu thì ông sử dụng những tài liệu nào và phương pháp nghiên cứu của ông là gì để đưa ra những lời tiên tri đó? Như tôi đã trình bày, thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn rất là mơ hồ. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp. Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó nội dung của nó thì có từ cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế. Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử , sau đó 1500 năm nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành. Cho nên bây giờ các nhà nghiên cứu cứ căn cứ vào bản văn đó thì không thể tìm hiểu được bản chất của học thuyết này ở đâu ra cả. Thế thì tôi đã xác định thuyết này là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ khi nó xuất hiện. Nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. * Ông có thể ra một vài nguồn tài liệu trong các nghiên cứu của mình không? Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó. Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra 1 phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là "Lạc Việt Độn Toán" Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? * Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người Việt Nam rất là mừng, vì ta được sở hữu một kho tàng một giá trị lớn lao. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn là điều đó có phải là sự thật hay không bởi vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được? Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không". Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như 1 nền văn minh mà tự nó phát mình ra hệ thống lý thuyết đó, thì cái tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu, về mặt lý thuyết thì chúng ta cũng thấy là họ không thể nào làm ra một lý thuyết mà chính họ không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong cái lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội. Đó là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này. Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó. * Giả thiết của ông đã được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác và họ đã có phản biện gì không? Với một nếp nghĩ đã tồn tại hơn 2000 năm và con người ta lại vốn có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch cả, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình. Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Nhưng bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào để tôi thấy tâm phục khẩu phục. * Những phương pháp về kinh dịch, về tính các quẻ thì sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những cái đã được lưu truyền trong sách cổ, thì ông có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ Trung Hoa không? Trong các mảng vụn của thuyết Âm Dương ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, gán với đồ hình Hậu thiên Bát quái được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN. Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Khôn phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan. Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Đoài nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. ...vv... Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó. * Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không? Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn. Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết. (Còn tiếp)1 like
-
TÁC PHẨM " SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC " CỦA GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG . dienbatn mới nhận được điển cho phép công khai toàn bộ những cuốn sách cuối đời của GS.TS. Nguyễn Hoàng Phương . Các bạn có thể tải về và sử dụng trên mạng hay Blog của mình. dienbatn chỉ có một yêu cầu nhỏ là nêu rõ nguồn http://vn.uploader.blog.yahoo.com/dienbatn/composer?mid=3434 hoặc http://www.lyhocdongphuong.org.vn và những dòng sau : " Đây là toàn bộ những tác phẩm cuối đời được viết bằng Điển của GS.TS Nguyễn Hoàng Phương . Mong rằng các ACE có thể giải nghĩa và đem phục vụ cho đất Việt, đưa dân tôc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm Châu . Xin cảm ơn các ACE . Thân ái . dienbatn ." http://www.4shared.com/document/PK31nfUp/TAP_1.html http://www.4shared.com/document/mXd_wBWX/TAP_2.html http://www.4shared.com/document/ffnhYyYi/TAP_3.html http://www.4shared.com/document/lqIY2o9P/TAP_4.html http://www.4shared.com/document/9JlORd62/TAP_5.html http://www.4shared.com/document/y_zdcZGS/TAP_6.html http://www.4shared.com/document/QOOGBb4s/TAP_7.html http://www.4shared.com/document/AXYHDwyJ/TAP_8.html http://www.4shared.com/document/3zUJrRyW/TAP_9.html Xin cảm ơn các bạn và mong rằng mọi người thực hiện đúng mong mỏi cuối cùng của Nguyễn Hoàng Phương . Thân ài . dienbatn .1 like
-
Phương Pháp Luận Tuổi
Guest liked a post in a topic by Thiên Luân
Luận tuổi Lạc Việt không chỉ xem tương tác tuổi của 2 người, mà còn tuổi của con cái! Dùng tuổi con để hóa giải xung khắc trong Tuổi của cha mẹ và quan trọng là tuổi con út, "giàu con út, khó con út"! Vì thế với LTLV, bất cứ tuổi nào cũng có thể lấy nhau được, "yêu nhau cứ lây", không ngăn cản, không cấm đoán, không hù dọa, làm đôi lứa chia ly, khổ cho cả 2!1 like