• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/04/2010 in all areas

  1. Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản: 3 giờ trước "Một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó". Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp tục khủng hoảng kinh tế Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó? Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời". Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi. Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào? Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , sự việc đã nghiệm đúng. Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo. Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không? Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới góc nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế. Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này. Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung. Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được. Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet. Ảnh: LAD Bệnh dịch ở VN Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải? Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất. Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" thuộc Kim - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao. Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này. Nhân danh nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt. Đặc biệt sao Bát Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bát Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010. Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi? Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi. Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa. Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không? Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi. Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào đó của Trung Quốc bây giờ. Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào? Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy. Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy. Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào? Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo. Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết. Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo. Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ. Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này. Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy).... Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử. Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu thì ông sử dụng những tài liệu nào và phương pháp nghiên cứu của ông là gì để đưa ra những lời tiên tri đó? Như tôi đã trình bày, thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn rất là mơ hồ. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp. Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó nội dung của nó thì có từ cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế. Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử , sau đó 1500 năm nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành. Cho nên bây giờ các nhà nghiên cứu cứ căn cứ vào bản văn đó thì không thể tìm hiểu được bản chất của học thuyết này ở đâu ra cả. Thế thì tôi đã xác định thuyết này là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ khi nó xuất hiện. Nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. Ông có thể ra một vài nguồn tài liệu trong các nghiên cứu của mình không? Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó. Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra 1 phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là Lạc Việt Độn Toán" Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người Việt Nam rất là mừng, vì ta được sở hữu một kho tàng một giá trị lớn lao. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn là điều đó có phải là sự thật hay không bởi vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được? Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không". Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như 1 nền văn minh mà tự nó phát mình ra hệ thống lý thuyết đó, thì cái tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu, về mặt lý thuyết thì chúng ta cũng thấy là họ không thể nào làm ra một lý thuyết mà chính họ không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong cái lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội. Đó là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này. Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó. Giả thiết của ông đã được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác và họ đã có phản biện gì không? Với một nếp nghĩ đã tồn tại hơn 2000 năm và con người ta lại vốn có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch cả, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình. Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Nhưng bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào để tôi thấy tâm phục khẩu phục. Những phương pháp về kinh dịch, về tính các quẻ thì sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những cái đã được lưu truyền trong sách cổ, thì ông có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ trung hoa không? Trong các mảng vụn của thuyết Âm Dương ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, gán với đồ hình Hậu thiên Bát quái được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN. Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Khôn phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan. Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Đoài nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. ...vv... Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó. Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không? Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn. Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết. (Còn tiếp)
    6 likes
  2. Phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Khu vực Ba Vì không đủ "tụ khí" Tác giả: Tuần Việt Nam Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực Ba Vì (*) Phần 1: Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến chuyện đặt trung tâm hành chính quốc gia về chân núi Ba Vì. Từ góc độ khoa học phong thủy, ông có thể nói gì về điều này? Tôi có đến xem mô hình quy hoạch Hà Nội, theo cảm quan riêng - có thể rất chủ quan, vì tôi không được trực tiếp cung cấp thông tin nào cụ thể - thì với cách đặt trung tâm hành chính ở đó, có thể là người quyết định đặt ở vị trí này có tư duy về phong thủy. Đằng trước có hồ Đồng Mô, đằng sau tựa núi Ba Vì, ở giữa có khoảng đất trống và đặt trung tâm hành chính quốc gia vào đó. Nhưng tôi e rằng, đó là kiến thức sai. Vì khu vực này khí chất rất hẹp, không đủ tụ khí với tấm cỡ của TTHCQG. Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực này. Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới nằm ở hữu ngạn sông nếu nhìn từ đầu nguồn xuống. Trong lý luận phong thủy của tôi, khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ. Trong sự vận động của trái đất ngược chiều kim đồng hồ, thì bên hữu ngạn sông khí tụ, bên tả ngạn thì khí tán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ảnh: LAD Vậy ông có suy nghĩ gì về hướng quy hoạch cho phù hợp với khoa học phong thủy? Từ thời điểm đặt thành Đại La đến nay đã hơn ngàn năm, khí đã tụ nhiều. Do đó tôi tán thành với quan điểm mở rộng Thủ đô. Nhưng mở như thế nào lại là chuyện khác. Tất nhiên không thể cố chấp là phải dồn mọi thứ vào khu khí tụ. Nguyên tắc căn bản nhất là phải tôn trọng sự hòa nhập với thiên nhiên cao. Hiện nay nhiều người đòi trung tâm hành chính phải chuyển về gần Hồ Tây. Những người có kiến thức sơ sơ về phong thủy cũng đều biết là nơi gần hồ nước lớn thì đều là nơi tụ khí, âm dương hài hòa. Nhưng vùng đất đó, khí tụ đến đâu thì chưa hẳn là lấy hồ nước đó làm trọng tâm, có thể lùi lại, tiến lên, sang phải trái tùy tính toán cụ thể. Còn những thảo luận về vấn đề trục Thăng Long - một dự án lớn của Thủ đô, ông có ý kiến như thế nào? Khí sinh ra sự tương tác của các vật thể. Sự di chuyển vận động trên con đường tạo ra khí. Nếu con đường càng thẳng, luồng xung xát khí càng mạnh. Bởi vậy, trong phong thủy thường kiêng con đường thẳng đâm thẳng vào nhà. Nếu mình muốn làm con đường thẳng, phải tùy vào con đường đó đâm vào đâu. Xấu tốt là quan niệm của con người, chứ bản thân thiên nhiên không có vấn đề đó. Con đường tạo ra xung xát khí, chưa hẳn là xấu. Phải xem con đường đi vào đâu, nối với cái gì thì trở thành tốt. Tôi chưa có ý kiến cụ thể về con đường này, vì chưa được xem kĩ lưỡng toàn bộ các quy hoạch xung quanh nó, và chưa thật hiểu ý đồ của người vẽ dự án. Sẵn lòng chia sẻ "Luận tuổi Lạc Việt" Một câu chuyện khác cũng rất thú vị là, trong dân gian hiện đang phổ biến cách tính tuổi tác để quyết định nhiều việc lớn trong cuộc đời theo phương pháp luận Âm dương NGũ hành, vậy làm thế nào để xác định được cách tính toán có đúng không? Tôi cũng trăn trở là nhiều người chỉ học sách và đem ra áp dụng cứng nhắc, có khi đúng khi sai. Nhưng nếu họ có tâm và khách quan thì không ảnh hưởng lớn lắm đển quan hệ xã hội. Song cũng có người dùng điều này để mưu lợi bản thân và dọa dẫm thân chủ, thì rất không tốt. Tôi mong muốn có những nghiên cứu đích thực và phổ biến để dẹp mê tín dị đoan. Để xem cho chính xác, chẳng hạn chỉ để bốc được một quẻ dịch thì cần những nhà chuyên môn nghiên cứu rất lâu và phải có kinh nghiệm. Còn những cách tính tuổi vợ chồng lấy nhau có hợp hay không, thì thực ra rất khập khiễng. Tôi có quan điểm là yêu nhau cứ việc lấy. Không có vợ chồng nào khắc nhau cả. Bằng chứng là tôi đã làm những thống kê tuổi vợ chồng rất là khắc, thậm chí cả tuổi tôi và bà xã tôi, trong sách nói là rất xấu. Nhưng thực tế là nhiều cặp vợ chồng rất giàu có hạnh phúc. Tôi tìm hiểu ra một phương pháp nữa là "Luận tuổi Lạc Việt". Xác định rằng đứa con trong gia đình ảnh hưởng đến hạnh phúc như thế nào. Kết luận của tôi là yêu nhau cứ việc lấy, miễn là sinh tuổi con đừng khắc tuổi mẹ. Nhiều người không biết, cứ kiên quyết là tuổi này không được lấy tuổi kia, gây nên sự chia ly đau lòng cho nam nữ. Cái lý của việc tính tuổi để kết hôn là gì? Và cái không hợp lý của nó là gì? Có nhiều phương pháp tính tuổi vợ chồng. Người ta chia tuổi người nam và tuổi người nữ ra 8 cung bát quái. Phối 8 cung lại ra quy ước tốt xấu, tổng cộng 64 trường hợp. Trong trường hợp sự kết hợp ra được cho là xấu, thì họ đưa ra kết luận là cặp này lấy nhau sẽ xấu. Phương pháp tính khác là Cao Ly đồ hình, dùng thập thiên can của người nam, phối với 12 địa chi của người nữ, ra 120 trường hợp tuổi nam nữ lấy nhau. Ngoài ra, còn có cách tính 12 địa chi phối với 12 địa chi, ra 144 trường hợp. Với dữ kiện ban đầu chỉ có như vậy, thì các kết quả không thể vượt quá con số trên. Nhưng thế giới có ít nhất có 6 tỉ người, tính tối thiểu là có 1,5 tỉ cặp vợ chồng. Nếu cứ tính theo kiểu tốt xấu như các phương pháp trên, thì không lẽ có nửa số vợ chồng lấy nhau phải nghèo hoặc gặp hoạn nạn ngay? Điều này vô lý ngay trên thực tế và dễ dàng thấy sai. Nhưng cách tính dân gian lại có một cơ sở trên thuyết Âm Dương ngũ hành như trên vừa nói. Vậy từ đó, tìm ra một phương pháp đúng như thế nào? Qua tính toán, tôi thấy là tuổi người con út ảnh hưởng rất lớn. Có những cặp vợ chồng lấy nhau, nếu xét tuổi theo phương pháp cũ thì rất xấu, và ngược lại. Tôi đã ứng dụng luôn để khuyên nam nữ yêu nhau thì cứ lấy, chỉ căn làm sao để có đứa con hợp với tuổi mẹ. Vì người nữ trong thuyết Âm dương ngũ hành, thuộc về âm - âm là sự tăng trưởng, nền tảng gia đình. Thực tế là cách tính tuổi tác để kết hôn đã gây đau khổ chia rẽ cho nhiều đôi nam nữ. Nó tuy không được nói trên thông tin đại chúng, nhưng lại phổ biến ngấm ngầm nhiều đời nay và rất khó thay đổi. Cá nhân tôi rất sẵn sàng chia sẻ phương pháp của mình, không cần bản quyền, để giúp mọi người hiểu hơn. Về mặt lý thuyết, đối với những vấn đề đã tiên tri được, bản thân người nghiên cứu và dự đoán trước được sự việc, có cách gì để thay đổi trong tương lai không? Điều này rất phức tạp. Chẳng hạn, tôi và 2 người nữa đã dự đoán được cuộc chiến tranh Iraq sẽ xảy ra, nhưng sức mình không thay đổi được. Chỉ trừ phi những điều dự đoán này được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có trách nhiệm, thì có thể hành động để hạn chế bớt. Biết trước là một chuyện, điều kiện tác động lại là chuyện khác. --------------------------------------------- * Chú thích: Xin xem thêm tại link này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=13617 Bài số 18
    3 likes
  3. THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.
    3 likes
  4. Tôi viết cái này dựa trên sự hiểu biết của một người đã truyền lại cho tôi. Do thời gian rất eo hẹp cho nên sẽ viết từ từ, post dần dần để mọi người cùng nghiệm lý. 1.Không Kiếp - Xương Khúc an theo giờ sinh hay tháng sinh? Chắc ai cũng biết 4 sao trên an như thế nào khi học Tử Vi, nhưng bản thân tôi lại được chỉ một cách an khác không phải theo giờ sinh mà theo tháng sinh, cụ thể như sau: + Bộ KK luôn đối xứng qua trục Tỵ Hợi, sao Địa Kiếp được an như sau: sinh tháng 1 an Địa Kiếp ở cung Tử Tức, sinh tháng 2 an ở cung Tài, sinh tháng 3 an ở cung Tật, sinh tháng 4 an ở cung Di, sinh tháng 5 an ở cung Nô, sinh tháng 6 an ở cung Quan, sinh tháng 7 an ở cung Điền, sinh tháng 8 an ở Phúc, sinh tháng 9 an ở Phụ, sinh tháng 10 an ở Mệnh, sinh tháng 11 an ở Huynh, sinh tháng 12 an ở Phu Thê. Từ vị trí của Địa Kiếp lấy đối xứng qua trục Tỵ Hợi sẽ có sao Địa Không. +An KK theo như trên sẽ cho ra kết quả y hệt như cách an cũ, nhưng sẽ cho thấy một cái nhìn khác về KK. Thật ra hai cách an là như nhau chỉ với suy luận toán học rất thuần túy. Nhưng qua đó tôi đã lĩnh ngộ ra rằng. KK nó chính là sự biểu hiện của Lệnh Tháng trên lá số. Nếu như ai có nghiên cứu Tử Bình hay Bốc Dịch sẽ biết tầm quan trọng của Nguyệt Lệnh. Trái với Nguyệt Lệnh thì thì suy, được Nguyệt lệnh sinh phù thì vượng. KK tượng cho sự vất vả, cực khổ, lúc nào cũng phải lo toan, nó đóng ở cung nào thì cung đó sẽ có sự khó khăn, vất vả, nếu đi kèm những sao xấu khác thì nó còn báo hiệu sự nguy hiểm đến tính mạng. Hai sao này khởi an từ cung Hợi, tức là nơi Thiên Môn, nếu ai biết Lục Nhâm chắc chắn sẽ biết sự quan trọng của cung này khi an vòng Quý Nhân. Như vậy từ cách an của KK ta thấy được một cái gạch nối giữa Tử Vi-Tử Bình-Lục Nhâm. Phải chăng có một môn nào đó cao hơn 3 môn này bao trùm tất cả chăng? Có lẽ là Thái Ất. 2 - Bộ Xương Khúc + Tương tự như vậy, bộ Xương Khúc khởi từ hai cung Thìn Tuất và sao Văn Xương được an theo tháng sinh như sau: tháng 1 an ở cung Tài, tháng 2 an ở cung Tật, tháng 3 an ở cung Di, tháng 4 an ở cung nô, tháng 5 an ở cung Quan, tháng 6 an ở cung Điền, tháng 7 an ở cung Phúc, tháng 8 ở Phụ Mẫu, tháng 9 ở Mệnh, tháng 10 ở Huynh, tháng 11 ở Phu Thê, tháng 12 ở Tử Tức. Từ vị trí của Xương có thể dễ dàng an sao Khúc. Hãy tự kiểm nghiệm, các bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn y như cách an cũ. +Từ cách an cung Mệnh và các sao an theo giờ, tôi đã nghiệm ra các sao an theo giờ sinh tất cả đều có 1 phiên bản an theo tháng sinh và cho kết quả hoàn toàn tương tự như cách an cũ. Như vậy thật ra mà nói trong Tử Vi quan trọng nhất chính là Nguyệt Lệnh, và Nhật chủ dùng để an 12 cung, 14 chính tinh và những phụ tinh quan trọng. Trong đó 12 cung và 14 chính tinh cần dùng đến Nhật chủ, Nguyệt Lệnh, Giờ Sinh và Thiên can của năm sinh. Còn những phụ tinh quan trọng an theo giờ sinh thật ra là những sao an theo tháng sinh như vậy nó chính là sự bổ sung cho thấy vai trò của Nguyệt Lệnh trong lá số. Qua đó có thể thấy những môn lý học tưởng là dị biệt chẳng quan hệ gì với nhau nhưng nó lại có những gạch nối thật tài tình nếu quan sát và suy ngẫm kĩ lưỡng. Qua đó có thể chăng là một môn dự báo thống nhất bao trùm lên tất cả những môn này đã từng tồn tại? Chỉ là một câu hỏi dành cho suy ngẫm... ... còn tiếp ...
    2 likes
  5. Vì sao thế giới coi "Made in China" là nhãn hiệu của sự khinh bỉ? - Chỉ đến khi công chúng đồn nhau về sự ghê tởm của "Made in China" - như là nhãn hiệu của sự yếu kém, hỏng hóc thì người ta mới bắt đầu hiểu ra rằng ở đâu đó đang có một vấn đề nghiêm trọng - một vũng bùn nghê tởm đã khiến họ ngã vào - vũng bùn "Made in China". Người đời vẫn nói "một lần ngã là một lần bớt dại", vậy thì nhận diện cái vũng bùn ấy thế nào? Tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc lại có hành động quá xấu xa như vậy? Có phải là các nhà nhập khẩu Phương Tây không hay biết gì về hiện trạng "Made in China" không? Chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu sự việc từ mối quan hệ giữa các nhà cung cấp Trung Quốc và các nhà nhập khẩu Phương Tây. Các nhà sản xuất của Trung Quốc là cứ "tiền trao cháo mới múc" - họ nhận tiền trước để sản xuất những mặt hàng mà các công ty nước ngoài yêu cầu. Đây chính là điểm mấu chốt để các nhà sản xuất của Trung Quốc có cơ hội “cắt xén”. Chỉ sau khi các lô hàng "Made in China" được đưa đến nơi thì các công ty Phương Tây mới vỡ lẽ là hàng hóa có chất lượng kém. Việc kiện các nhà máy của Trung Quốc ra tòa là không đơn giản, vì các đối tác Phương Tây sẽ vấp phải một hệ thống pháp luật Trung Hoa phức tạp một cách có tính toán. Sự thực, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì mà họ cho là cần để bắt mối kinh doanh; nhưng ngay sau khi nhận được tiền, mối quan hệ này liên tục xuống dốc, từng tí, từng tí một. Đi cùng với sự coi thường bạn hàng là chất lượng sản phẩm sẽ giảm dần, giảm dần và mất hẳn theo thời gian một cách lặng lẽ. Các nhà sản xuất Trung Quốc thừa biết rằng từng chi tiết cũng như tổng thể cả sản phẩm của "Made in China" chỉ có thể sản xuất tại Trung Quốc, và như vậy - một khi các đối tác Phương Tây đã đặt hàng - thì sẽ không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục đặt hàng. Các nhà sản xuất Trung Quốc cứ việc thoải mái mà gặm nhấm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hậu quả là sản phẩm bị lỗi, bị hỏng hóc, không đạt chất lượng. Và cuối cùng "đã chót thì chét" các công ty Phương Tây tại Trung Quốc đành phải chịu đòn. Bản chất đầu tiên của sự việc "Made in China" là bắt nguồn từ văn hóa của dân tộc Trung Hoa ngàn đời nay. Người Trung Hoa tin rằng họ sẽ không bị trừng phạt nếu họ lừa người khác. Họ tự ý thay đổi thông số kỹ thuật sản phẩm mà không cần hỏi ý kiến đối tác - bởi họ cho rằng "thà xin lỗi còn hơn xin phép". Người Trung Hoa xem việc giảm chất lượng sản phẩm như là một yếu tố quyết định để thu lợi nhuận lớn hơn, chính vì vậy họ thường "lèm nhèm tối đa" khi thảo luận về vấn đề chất luợng. Bản chất tiếp theo của vấn đề "Made in China" là ở thể chế chính trị. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo ra một vương quốc cho các loại mèo - "mèo trắng, mèo đen, miễn bắt được chuột". Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ “thưởng” cho nhà sản xuất nếu họ mang ngoại tệ về cho đất nước. Có đôla mang về sẽ chỉ có vị gọt của củ "Cà Rốt" mà không bao giờ có vị đòn roi - cho dù các công ty Trung Quốc có tiến hành công việc kinh doanh của họ một cách phi đạo đức đến mức nào. Người đời tâm niệm "gieo gió có ngày gặp bão", quả báo đã xảy ra ngay tại xứ mèo - hàng trăm ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh vì sữa melamine "Made in China". Đúng là "chó dữ cắn chủ", và cho dù chính phủ Trung Quốc có ra tay trừng trị hàng chục doanh nghiệp melamine, nhưng điều này xem ra chưa đủ hiệu lực với đàn chó dữ của họ. Phải chăng xã hội Trung Quốc đã đến thời điểm mà các biện pháp cực đoan "Thiên An Môn" vẫn không thể ngăn cản được các doanh nghiệp của họ phạn tội ác? Phải chăng đã đến lúc các doanh nghiệp trên thế giới "không nên ngã để học khôn, mà nên học khôn trên cái ngu của kẻ khác?" Paul Midler là tác giả của cuốn "Poorly Made in China", một trong số 10 quyển sách về kinh tế bán chạy nhất trong năm 2010; By Paul Midler (Trần Nguyễn Hữu Tuấn dịch)
    2 likes
  6. Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản: 3 giờ trước "Một nền văn minh siêu việt tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó". Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp tục khủng hoảng kinh tế * Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó? Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời". Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi. * Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào? Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , sự việc đã nghiệm đúng. Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo. * Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không? Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới góc nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế. Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này. Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung. Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được. Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet. Ảnh: LAD Bệnh dịch ở VN * Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải? Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất. Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" thuộc Kim - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao. Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này. Nhân danh nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt. Đặc biệt sao Bát Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bát Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010. * Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi? Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi. Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa. * Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không? Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi. Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào đó của Trung Quốc bây giờ. Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào? Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy. Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy. Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào? Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo. Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết. Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo. Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ. Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này. Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy).... Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử. Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu thì ông sử dụng những tài liệu nào và phương pháp nghiên cứu của ông là gì để đưa ra những lời tiên tri đó? Như tôi đã trình bày, thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn rất là mơ hồ. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp. Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó nội dung của nó thì có từ cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế. Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử , sau đó 1500 năm nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành. Cho nên bây giờ các nhà nghiên cứu cứ căn cứ vào bản văn đó thì không thể tìm hiểu được bản chất của học thuyết này ở đâu ra cả. Thế thì tôi đã xác định thuyết này là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ khi nó xuất hiện. Nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. * Ông có thể ra một vài nguồn tài liệu trong các nghiên cứu của mình không? Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó. Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra 1 phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là "Lạc Việt Độn Toán" Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? * Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người Việt Nam rất là mừng, vì ta được sở hữu một kho tàng một giá trị lớn lao. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn là điều đó có phải là sự thật hay không bởi vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được? Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không". Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như 1 nền văn minh mà tự nó phát mình ra hệ thống lý thuyết đó, thì cái tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu, về mặt lý thuyết thì chúng ta cũng thấy là họ không thể nào làm ra một lý thuyết mà chính họ không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong cái lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội. Đó là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này. Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó. * Giả thiết của ông đã được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác và họ đã có phản biện gì không? Với một nếp nghĩ đã tồn tại hơn 2000 năm và con người ta lại vốn có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch cả, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình. Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Nhưng bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào để tôi thấy tâm phục khẩu phục. * Những phương pháp về kinh dịch, về tính các quẻ thì sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những cái đã được lưu truyền trong sách cổ, thì ông có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ Trung Hoa không? Trong các mảng vụn của thuyết Âm Dương ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, gán với đồ hình Hậu thiên Bát quái được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN. Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Khôn phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan. Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Đoài nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. ...vv... Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó. * Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không? Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn. Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết. (Còn tiếp)
    2 likes
  7. GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỚI PHONG THỦY GIA Nguyễn Vũ Tuấn Anh Hôm nay, VietNamNet tổ chức một cuộc phỏng vấn trưc tuyến với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những dự báo của ông trong năm Canh Dần và những vấn đề cần quan tâm trong tương lai. Vào tháng 12/2009, một sự kiện gây chú ý dư luận và đặc biệt là giới kiến trúc trong và ngoài nước là Hội thảo khoa học với tiêu đề: "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" do Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện tại Hà Nội. Người đứng ra tổ chức và chủ trì cuộc hội thảo này là Giám đốc trung tâm Lý học Đông Phương - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Qua đó, mọi người biết đến ông với tư cách là một phong thủy gia có những ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên ông còn là tác giả của gần chục đầu sách về Lý học Đông phương từ việc kiến giải các hiện tượng văn hóa cổ trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" đến khôi phục, chắp nối và thống nhất các mảnh vụn của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành qua "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt". Và đặc biệt là sự quyết liệt trong việc khẳng định thuyết Âm Dương Ngũ Hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại hằng tìm kiếm, luận điểm này được in lần đầu trong cuốn sách - tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" và hơn 10.000 bài viết trên các diễn đàn về Lý học Đông phương với bút danh Thiên Sứ. Là nhà nghiên cứu Lý học Đông phương, ông cũng áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm 2004, ông là người đã dự báo trước trận sóng thần ở Ấn Độ Dương gây thiệt hại to lớn cho các nước ven vùng biển này đặc biệt là Indonesia và Philipines gây chú ý của giới nghiên cứu Lý học. Từ đó đến nay, liên tiếp năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên cho những sự kiện nổi cộm trên thế giới. Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã được ông dự báo từ cuối 2007. Đến nay, những sự kiện xảy ra từ đầu năm Canh Dần, hoàn toàn không nằm ngoài dự báo của ông. Đặc biệt, ông lại cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần II sẽ xảy ra... Hôm nay, VietNamNet tổ chức một cuộc phỏng vấn trực tuyến với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những dự báo của ông trong năm Canh Dần và những vấn đề cần quan tâm trong tương lai. Xin mời những bạn đọc quan tâm có thể tham gia gửi câu hỏi tại đây. Theo Vietnamnet.vn ==== Các anh/chị, cô bác trên diễn đàn nếu có thể bớt chút thời gian vào gửi câu hỏi thảo luận trực tuyến tại link: http://www.tuanvietnam.net/2010-04-26-giao...yen-vu-tuan-anh
    1 like
  8. Có phải hình dạng của bạn hơi giống như sau; người cao trung bình ,nước da ngâm ,khuôn mặt khắc khổ ,da mặt sần sùi không nhẵn [mặt rỗ] ,thể hình rắn chắc lộ xương ,tóc cứng hay có màu hoe ,bạc sớm,tánh tình nóng nảy ,liều lĩnh nhiều thủ đoạn và ích kỹ / lúc sanh ra rất khó nuôi hay mẹ sanh khó ,hay là vừa sanh ra đã có mang tang ai ,số nầy khắc cha, cha đã mất trước khi lên 16t ,nếu cha còn sống thì trong khoãng thời gian đó phải xa cách người cha ;hiện đang làm những ngành có liên quan đến chính trị luật hay hình pháp ,công việc thường ngày hay đối đầu với cảnh ngục hình tù tội nếu sơ xẩy cũng dễ rơi vào lao lý ,nhưng trong cuộc đời đương số cũng phải có lần rơi vào cảnh nầy ? từ năm 2006 cho đến nay hay gặp nhiều rắc rối về công danh lẫn sự nghiệp gia đạo cũng bất hòa không an /người vợ có hình dạng như ;người cao trung bình thấp không mập nhưng đầy đặn mặt hơi tròn nước da trắng ,vợ chồng xung khắc hay tranh cãi đấu lý thường xuyên ,thường xảy ra hàng tuần sau khi cưới được 1-2 năm .
    1 like
  9. Phòng bệnh bằng cây kiểng 07/04/2010 10:41 (TNTT&GT) Trong khi Tây y luôn thể hiện tính đối kháng khi chữa bệnh - là ngành khoa học có đặc tính quần thể cao thì Đông y lại mang tính hóa giải, chữa bệnh ở phạm trù cá thể hóa, lấy thiên nhiên làm trọng. Nói rõ hơn, chính từ việc chọn sự sống và sức khỏe của con người làm tiêu chí tối thượng cho y đức hành nghiệp nên các nhà khoa học Đông y đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Đây cũng là đặc tính văn hóa chữa bệnh của Đông y, qui vào 8 biện pháp tối ưu như: Hãn (xuất mồ hôi), thổ (nôn mửa), hạ (thông đại tiểu tiện), hòa (hòa giải), ôn (làm ấm thân nhiệt), thanh (gây mát nội tạng), tiêu (tiêu hóa thức ăn), bổ (bồi dưỡng, tăng lực). Phương thức này nhằm cân bằng và khôi phục chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa sức chống bệnh (đề kháng chính khí) và với tác nhân gây bệnh (tà khí). Văn hóa chữa bệnh của Đông y nổi bật một bản sắc riêng. Việc trồng cây chữa bệnh là một ví dụ. Nếu như cây kiểng có thể tiết ra các độc chất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khỏe thì cũng có thể loại trừ, miễn nhiễm các tác nhân gây hại. Vì vậy, khi trang trí cây cần đặt ở môi trường không khí thích ứng lý hóa, sinh thái của thiên nhiên theo nguyên tắc: Đặt bất kỳ ở phòng nào đủ ánh sáng: Trầu bà vàng thu hút các khí thải CO2, benzen, tolouen, nhưng kỵ người hen suyễn, da dễ mẫn cảm đến gần (khoảng 0,5m). Cây cúc đồng tiền có thể tẩy cả khói thuốc lá, mùi quần áo hôi, ẩm. Hoa bạch diệp (còn gọi là bạch lan ý) hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen thích hợp trồng ở phòng khách, bếp, buồng tắm, nhà có tường ẩm mới sơn hoặc bằng chất dẻo (chứa nhiều benzen), đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng. Người dễ bị dị ứng da tránh đến gần. Tránh đặt các loại hoa kiểng này ở chỗ tối. Đặt ở bếp có lò gas, phòng tắm: Kiểng lạc thảo trường điệp hút mạch các khí thải benzen, CO2, cylen và tolouen khi đặt ở phòng khách có lò sưởi đốt khí gas hay củi. Phòng tắm nước nóng đặt rất thích hợp. Cây kiểng lá cốt rắm, móng trâu kép, lê tai diệp (nephrolepis exaltata họ Davilliaceae) đặt ở các điểm có độ ẩm cao rất thích hợp như nhà kho, nhà tắm, phòng khách có non bộ và hồ cá, phòng ngủ quay hướng bắc hoặc nội thất trang trí gỗ ván ép, sơn nhựa cylen. Càng ít nắng càng tốt. Đặc biệt, cây hoa hồng liên môn (tên gốc hồng vĩ hoa, xuất xứ ở Colombia, Trung Mỹ) rất hợp ở nhà bếp do hút các chất NH3, cylen và CO2, kể cả các mùi khét, nồng tanh, nặng mùi của thức ăn kho, chiên, xào có ảnh hưởng đến thần kinh và xoang mũi. Điều nên lưu ý là hoa thải nhiều độc tố khi đêm xuống, phải mang ra sân phơi sương, thải khí độc. Đặt ở phòng khách, phòng tắm: Trầu bà lá tím than (hồng điệp môn) đặt ở phòng khách thoáng mát hay phòng tắm để hút các khí trichorethylen và mùi sơn, véc-ni từ gỗ tường dán hoặc ép. Bạch cúc trinh (gốc Trung Quốc) hút khí NH3 (độc tính cao) và một số khí độc khác ở phòng khách, bếp. Thỉnh thoảng mang ra phơi sương để thải độc. Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamae dorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách. Chà là cảnh (có tên gọi khác là phượng hoàng Ba tây) cành lá so le, chót nhọn xòe như đuôi phượng hoàng, có hoạt tính chống độc khí cylen, chịu nhiệt cao, sống dễ, thường đặt dọc lối vào các biệt thự, sân vườn đầy ánh sáng, tạo nên các hiệu ứng cao bảo vệ không khí thanh khiết, lâu dài. Lương y Dương Tấn Hưng
    1 like
  10. http://tuanvietnam.net/2010-04-28-phong-th...hong-du-tu-khi-
    1 like
  11. Chúc mừng sư phụ Thiên Sứ!!! Việt Nam trên đường chúng ta đi Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước Mà vui sao ta chẳng nói nên lời
    1 like
  12. Theo tôi cách số của cô nầy không xấu mà lại khá tốt là đàng khác ,vì bởi mệnh Không thân Kiếp đắc địa lại vcd , vì thiếu bộ song hao nếu không cô nầy công danh sự nghiệp hiễn đạt sớm ,nếu có được bộ song hao nữa thì tuyệt cú ,có may được lộc- quyền cũng chiếu ,măc dầu học hành không cao nhưng hay gặp thời ,thời buổi khó khăn chừng nào thì lại đắc cách chừng nấy ,tánh tình hơi ngang bướng nhưng rất khôn ngoan và ứng biến rất bén nhạy trong mọi hoàn cảnh /theo sách luận thì cũng có nói mệnh vô chính diệu cần sát bại tinh sáng sủa hơn là cơ-nguyệt- đồng -lương hay tử -phủ -vũ -tướng
    1 like
  13. Đồng ý với Giaback / mọi người thấy có khả năng trả lời tư vấn cho người khác thì ai cũng hân hoan , vì có lúc tôi bận không thể trả lời hết theo lời yêu cầu , có lời cảm ơn những thành viên trong diễn đàn có sự tín nhiệm , có nhiều lúc thấy có nhiều người tham gia giải đáp những thắc mắc cho những người khác tôi cũng rất vui ,nếu chỉ có 1 mình tôi trả lời thì có vẽ như độc diễn ,nếu không may có người hiểu nhầm cho rằng tôi làm trùm ở nơi nầy thì cũng ngại lắm ! với tôi môn tử vi rất thâm thúy càng xem thì mình càng có những cái học thêm qua những kết quả đã giải và những lời xác định của đương số ,thú nhận tôi vẫn còn học hỏi qua những lá số đặc biệt .
    1 like
  14. Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"? Tác giả: KTS Trần Thanh Vân tuanvietnam.net Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa. Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Muốn hạnh phúc ấm êm Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong... Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn Sôngvà Rồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước. Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày. Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt... Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai. Thụ khí và tỏa khí Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965. GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể. Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống. Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán. Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất) Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ. Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu? "Ẩn Long" hay Thăng Long? Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi: 1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu? Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng. Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước. Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa. Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng: - Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này. - Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này. 2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu? Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác. Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011. Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về. Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng. Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn) 3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua. Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch.
    1 like
  15. Kính thưa quí vị quan tâm. Quan điểm của chúng tôi - Phong Thủy Lạc Việt - xác định một cách nhất quán rằng: Khí là dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác giữa các vật thể và tác động trở lại với các vật thể đó. Trên cơ sở này, chúng tôi xác định rằng: Khí trong Địa cầu phải có sự vận động tổng thể liên quan đến chiều quay của Địa cầu - tức từ Tây sang Đông. "Khí gặp nước thì tụ" và đó là lý do - hầu hết các đô thị lớn đều thành lập ở Hữu ngạn các bờ sông lớn trên thế giới. Chỉ trừ những trường hợp địa hình cụ thể, vẫn có thể có những đô thị bên tả ngạn sông. Nhưng rất hiếm hoi, vì tính quy luật chung mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Qua nhiều năm tồn tại và tích lũy khí, các đô thị ngày càng phát triển lan tỏa từ trung tâm bên hữu ngạn. Đến ngày nay Hà nội phát triển rộng hơn, như chúng ta nhận thấy về mặt địa giới hành chính, bên hữu ngạn sông Hồng. Sự phát triển này hoàn toàn mang tính quy luật. Nhưng giới hạn địa giới hành chính không có nghĩa là khí đã tụ đầy đủ trong khu vực địa giới đó, tức là không thể đến tận chân núi Ba Vì. Bây giờ chúng ta xét một yếu tố khác theo phương pháp luận phong thủy: "Thế tựa núi , nhìn sông", Hay "Tiền cái, hậu đê", là một thế được coi là đắc cách trong phong thủy. Trên cơ sở này chúng ta quan sát vị thế của TTHCQG trong dự án qui hoạch Hanoi: Khu TTHCQG trong ảnh là khu xếp như hình rẻ quạt. Qua hình ảnh trên thì chúng ta thấy rằng: Khu TTHCQG hoàn toàn dựa vào núi Ba Vì và có mặt trước nhìn ra hồ Đồng Mô. Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy nó có vẻ phù hợp với tiêu chí của phong thủy - "Tiền cái hậu đê" và cách "Minh đường tụ thủy". Sự phối hợp trùng khớp này, khiến chúng ta dễ liên tưởng đến có sự can thiệp của tri thức phong thủy trong việc lựa chọn này. Nhưng nếu quả thật có một tri thức phong thủy trong sự lựa chọn này thì đây là một lựa chọn cần xem xét lại. Bởi sự tiểu khí của khu vực này, hoàn toàn không xứng đáng với vị thế của một TTHCQG, mà chúng tôi sẽ minh chứng ngay sau đây. Chúng ta đều biết rằng: Một cái ao thả cá rô ở trước nhà và một cái gò nổi ở sau nhà, cũng đủ tư cách để tạo ra thế "Tiền cái Hậu đê" và thế "Minh đường tụ thủy" của căn nhà bác phú nông nào đó. Nhưng nó chỉ có thể phù hợp với địa vị của bác phú nông trong làng có vị trí đắc cách về phong thủy. Nếu bác phú nông này muốn trở thành phú gia địch quốc thì cái ao thả cá rô trước nhà và cái gò đằng sau, không đủ khí lực để làm vượng cho ngôi gia của bác phú nông đó. Tương tự như vậy, thế "tiền cái hậu đê" và "Minh đường tụ thủy" được lựa chọn làm TTHCQG không đủ tầm để là một vị trí hoạt động của một tập hợp những cơ quan có tính chủ quản của cả một quốc gia. Nó thích hợp với một khu du lịch sinh thái có tính quốc tế, hoặc chỉ là một đơn vị kiến trúc độc lập nhiều hơn. Chúng tôi chưa bàn đến hình thể hồ Đồng Mô có tạp khí vì sự xen kẽ giữa gò đất nhô cao với cấu trúc mặt nước ở đây, không thể hiện một cách hoàn hảo cho việc "minh đường tụ thuỷ". Đây là ý kiến của chúng tôi, không tự cho là đúng. Xin để tham khảo. Thiên Sứ - Linh Trang.
    1 like
  16. Hải quân Trung Quốc 'với tay' khắp thế giới. Theo các quan chức quân sự và giới phân tích Mỹ, quân đội Trung Quốc đang tìm cách mở rộng sức mạnh hải quân ra khỏi giới hạn các vùng biển của mình, với tới các cảng dầu ở Trung Đông cho đến những tuyến hàng hải của Thái Bình Dương - địa bàn "truyền thống" của lực lượng hải quân Mỹ. Trung Quốc gọi chiến lược mới này là "phòng thủ biển xa". Tốc độ xây dựng sức mạnh hải quân với những khả năng tầm xa mà nước này đang theo đuổi khiến các quan chức quân sự nước ngoài kinh ngạc. Quan chức Trung Quốc mời đại diện các nước tham quan tàu ngầm trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân. Ảnh: THX Chiến lược mới khác hẳn với kiểu truyền thống - vốn là học thuyết quy mô hẹp để bảo vệ vùng biển Trung Quốc. Giờ đây, các đô đốc Trung Quốc nói họ muốn tàu chiến luôn hộ tống các tàu thương mại là điều quyết định với kinh tế đất nước, từ nơi xa xôi như vịnh Ba Tư tới eo biển Malacca ở Đông Nam Á, nhằm đảm bảo lợi ích của Trung Quốc ở các vùng biển giàu tàu nguyên phía đông và phía nam. Hồi cuối tháng 3, hai tàu chiến Trung Quốc đã tới Abu Dhabi. Đây là lần đầu tiên, hải quân Trung Quốc thời hiện đại viếng thăm một cảng ở Trung Đông. Kế hoạch chung trong phát triển quân đội phản ánh sự tự tôn ngày một lớn của Trung Quốc, đồng thời cũng nhấn mạnh nước này sẵn sàng khẳng định lợi ích của mình ở nước ngoài. Tham vọng hải quân mà Trung Quốc theo đuổi vì thế cũng không là ngoại lệ. Thậm chí trong tháng 3, một quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, các quan chức Trung Quốc đã nói với những người đồng cấp Mỹ rằng, Trung Quốc không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề về lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Mở rộng sức mạnh hải quân sẽ không khiến Trung Quốc trở thành đối thủ lớn của hải quân Mỹ trong tương lai gần. Cũng có ít dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có ý ngắm tới Mỹ hay các quốc gia khác. Tuy nhiên, Trung Quốc, giờ đây là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người khổng lồ trong việc mua dầu khí và các nguồn tài nguyên tự nhiên khác, sẽ khó "bằng lòng" giao sứ mệnh an ninh các tuyến đường biển vào tay người Mỹ, và việc xác định những lợi ích chính của họ ở nước ngoài cũng được mở rộng theo tốc độ phát triển kinh tế. Cuối tháng 3, đô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói trong một buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng, quân đội Trung Quốc gần đây phát triển rất nhanh chóng, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa có thể dùng để chống lại tàu sân bay. Sau nhiều năm phủ nhận, quan chức Trung Quốc đã xác nhận họ có ý định triển khai một đội tàu sân bay trong ít năm nữa. Trung Quốc cũng đang phát triển một hạm đội tàu ngầm tiên tiến có thể ngăn chặn các tàu hải quân nước ngoài nếu tiến vào những vùng biển chiến lược của họ trong bối cảnh xung đột xảy ra trong khu vực, đô đốc Willard và các nhà phân tích quân sự nhấn mạnh. “Đặc biệt quan ngại là những yếu tố hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc dường như có ý thách thức hành động tự do của chúng ta trong khu vực", vị đô đốc khẳng định. Vịnh Yalong thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc là bãi biển nghỉ mát nổi tiếng lại cận kề ngay một căn cứ tàu ngầm mới. Căn cứ này cho phép các tàu ngầm triển khai ở vùng nước sâu trong vòng 20 phút và thẳng tiến ra Biển Đông - nơi có những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới cũng như những khu vực giàu dầu mỏ và khí tự nhiên vẫn luôn là khu vực tranh cãi chủ quyền giữa Trung Quốc vời các quốc gia châu Á khác. Thực tế trên không chỉ khiến các sĩ quan chỉ huy Mỹ lo ngại, mà những quan chức nhiều nước Đông Nam Á cũng có suy nghĩ tương tự. Các quốc gia này đã hướng tới việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa và những loại vũ khí khác. “Quan chức khu vực bất ngờ", Huang Jing, một học giả về quân sự Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore nói. “Chúng ta ở trong tình thế mơ hồ. Ta nghĩ quân đội Trung Quốc đi sau chúng ta 20 năm và đột nhiên chúng ta hiểu rằng, họ đang bắt kịp". Trung Quốc còn gia tăng áp lực với Mỹ về những khẳng định lợi ích của họ trong khu vực. Một quan chức Mỹ liên quan tới chính sách Trung Quốc tiết lộ, trong tháng 3, quan chức Trung Quốc nói với hai quan chức cấp cao của chính quyền Obama là Jeffrey A.Bader và James B.Steinberg rằng, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào ở Biển Đông - nay là một phần "lợi ích cốt lõi" của họ. Một nhân tố khác trong chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc là mở rộng hoạt động ra ngoài Biển Đông đúng như những gì họ gọi là "chuỗi đảo thứ hai" ở Thái Bình Dương. Khu vực này trước nay do Hải quân Mỹ chiếm ưu thế. Nhật Bản cũng lo lắng. Vào giữa tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa cho biết, họ đã phát hiện ra 2 tàu ngầm và 8 tàu khu trục Trung Quốc ở khu vực giữa hai đảo của Nhật nối ra Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên, một đội tàu lớn của Trung Quốc bị phát hiện ở gần Nhật Bản đến vậy. Khi hai tàu khu trục Nhật bắt đầu đi theo các tàu Trung Quốc, lập tức có một trực thăng Trung Quốc bay trên tàu khu trục - Bộ Quốc phòng Nhật nhấn mạnh. Kể từ tháng 12/2008, Trung Quốc đã duy trì ba tàu ở vịnh Aden để góp phần vào sứ mệnh tuần tra quốc tế chống cướp biển. Đây là việc triển khai hải quân lần đầu tiên ngoài Thái Bình Dương của nước này. Theo giới phân tích, sứ mệnh ấy cho phép Trung Quốc cải thiện khả năng hoạt động tầm xa của hải quân. Một báo cáo năm 2009 của Lầu Năm Góc ước tính, lực lượng hải quân Trung Quốc hiện có 260 tàu, bao gồm 75 tàu “tham chiến chính" - các tàu chiến lớn - và hơn 60 tàu ngầm. Báo cáo nhấn mạnh việc theo đuổi kế hoạch xây dựng tàu sân bay và đánh giá Trung Quốc "tiếp tục thể hiện hứng thú" khi mua máy bay chiến đấu từ Nga được chở trên tàu sân bay. Hải quân Mỹ có 286 tàu chiến và 3.700 máy bay hải quân. Lầu Năm Góc không "phân loại" Trung Quốc như một lực lượng đối trọng. Nhưng để thực hiện một phần trong phản ứng chung với sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc, Mỹ gần đây đã chuyển nhiều tàu ngầm từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Và hầu hết tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ giờ đây có mặt ở Thái Bình Dương, Bernard D.Cole - cựu quan chức hải quân Mỹ, giáo sư trường Chiến tranh Quốc gia tại Washington nói. Mỹ cũng bắt đầu triển khai luân phiên 3 - 4 tàu ngầm ở Guam - khôi phục thực tế từng chấm dứt cùng thời Chiến tranh Lạnh, ông Cole cho biết. Các tàu Mỹ giờ đây thường xuyên quan sát kỹ căn cứ tàu ngầm Trung Quốc ở đảo Hải Nam và đôi khi hoạt động này đã dẫn tới những đụng độ với tàu Trung Quốc. Ví dụ như vụ tàu hải quân Mỹ Impeccable bị "quấy nhiễu" - ngôn từ của quan chức Lầu Năm Góc - bởi các tàu đánh cá Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, họ có quyền ngăn chặn hoạt động giám sát ở vùng biển này vì đó là "khu đặc quyền kinh tế" của Trung Quốc. Lãnh đạo quân sự Trung Quốc vẫn khẳng định, hải quân nước này là lực lượng phòng vệ. Tuy nhiên, khái niệm phòng vệ giờ đây đã được mở rộng bao gồm cả các hoạt động hàng hải và lợi ích kinh tế. “Với chiến lược hải quân đang thay đổi hiện tại, chúng tôi đi từ phòng thủ bờ biển tới phòng thủ biển xa", Trương Hoa Trần, Thiếu tướng Hải quân trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Tân hoa xã. “Do những lợi ích kinh tế của đất nước mở rộng, hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường vận chuyển của đất nước cũng như đảm bảo an toàn cho những tuyến hàng hải chính", ông nhấn mạnh. "Để đạt được mục tiêu này, Hải quân Trung Quốc cần phát triển những đội tàu lớn hơn, khả năng toàn diện hơn". Hải quân chiếm hơn 1/3 tổng ngân sách quốc phòng Trung Quốc. Điều này "phản ánh ưu tiên của Bắc Kinh với hải quân khi coi đó là lực lượng bảo vệ quốc gia", ông Cole cho biết. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc công bố chính thức cho năm 2010 là 78 tỉ USD. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khẳng định Bắc Kinh chi nhiều hơn thế. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính, quân đội Trung Quốc chi tiêu từ 105-150 tỉ USD. Sự phát triển của hải quân Trung Quốc đặc biệt ấn tượng với đội tàu ngầm, học giả Huang của Singapore đánh giá. Gần đây, họ đã xây dựng ít nhất hai tàu ngầm lớp Kim, trang bị tên lửa đạn đạo. Hai tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương gần đây đã đi vào phục vụ. Mùa thu năm trước, trong bài phát biểu tại Washington, Lý Quang Diệu - cựu lãnh đạo Singapore đã phản ánh mối quan ngại của mình khi nhấn mạnh về sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Ông thúc giục Mỹ duy trì sự hiện diện trong khu vực. “Lợi ích chính của Mỹ đòi hỏi sự duy trì vị trí siêu cường của họ ở Thái Bình Dương", ông nói. “Nếu vị trí này bị từ bỏ, vai trò của Mỹ sẽ giảm trên khắp toàn cầu". Thái An (Theo Nytimes) vietnamnet.vn </H1>
    1 like
  17. Nền văn hóa Việt tôn trọng những ngươi quá cố và gắn liền với quá khứ - thể hiện qua việc tôn trong anh linh của những người đã khuất. "Nghĩa tử là nghĩa tận". Nhưng nền văn hóa Việt cũng rất giản dị và không xa hoa. Một nén nhang tỏ lòng thành kính là đủ. Nhưng xa hoa quá vượt lên trên cả cuộc sống của bao người còn khốn khổ thì bất nhân.
    1 like
  18. Thân chào các ACE thành viên diễn đàn, Thay mặt BĐH diễn đàn BW xin trân trọng thông báo về việc đăng ký thành viên mới như sau: Hiện này để đăng ký thành viên mới vào diễn đàn ACE cần thực hiện những việc sau: 1. Hoàn tất thủ tục đăng ký sau khi bấm vào nút Đăng ký. 2. Kích hoạt tài khoản thông qua địa chỉ email của mình để xác nhận email của ACE là có thực. Trong trường hợp hoàn tất bước 1 mà không có email đến thì ACE có thể dùng chính email đã đăng ký gửi đến địa chỉ webmaster@lyhocdongphuong.org.vn để nhờ Quản Trị Kỹ Thuật kiểm tra giúp. 3. Sau khi kích hoạt thành công Quản trị kỹ thuật sẽ xem xét và hoàn tất. Sau bước này ACE bắt đầu có thể tham gia gửi bài lên diễn đàn. Nếu trong vòng 1-2 ngày tài khoản vẫn chưa được QTKT kích hoạt ACE có thể gửi email như trên để yêu cầu được kích hoạt. * Lưu ý: - Các email gửi đến webmaster@lyhocdongphuong.org.vn phải dùng chính email đã khai báo lúc đăng ký. Riêng các ACE đã là thành viên của diễn đàn và có bạn muốn tham gia diễn đàn nhưng không rành để thực hiện các thủ tục đăng ký có thể gửi email đến webmaster@lyhocdongphuong.org.vn hoặc gửi tin nhắn thông quan diễn đàn đến BabyWolf với các thông tin sau: 1. Tên tài khoản đăng nhập yêu cầu. 2. Tên hiển thị (nếu có yêu cầu). Nếu không yêu cầu tên hiển thị thì QTKT sẽ set trùng với tên tài khoản đăng nhập. 3. Email đăng ký. 4. Họ tên. 5. Số điện thoại. Sau khi nhận được thông tin này QTKT sẽ kiểm tra và tạo tài khoản đồng thời gửi đến email đã đăng ký về thông tin đăng nhập. Trân trọng! BabyWolf
    1 like
  19. cũng có, dĩ nhiên do tính phản chiếu của loại kính này không bằng gương nên hiệu ứng của nó yếu. Nhưng về cơ bản là không tốt. Thân mến
    1 like
  20. Ngừới có cách mệnh không thân kiếp dù có ở vị trí hãm địa hay đắc địa đều bị chi phối ảnh hưởng toàn diện trong cuộc đời của đương số ,cho dù các cung số khác có thật sáng sủa tốt đẹp đi chăng nữa,nhưng không kiếp ở đây sẻ giảm đi ảnh hưởng rất lớn cho những ai sanh vào tháng 2 và tháng 10 ,nhưng không có nghĩa là triệt tiêu hoàn toàn tính chất cá biệt của không kiếp.Theo suy luận của tôi người có cách mệnh không thân kiếp kể trên tánh tình rất bướng bĩnh ,cố chấp ,ít khi tiếp nhận ý kiến xây dựng của người khác ,thường làm những gì đều cho mình là đúng tuyệt đối, khi sai xót thì không nhận là mình sai,lá số người nầy thân cư phúc đức chánh tinh tọa thủ rất tốt nhưng lại là phá quân lại gặp kình dương và địa kiếp hãm cùng thiên hình ,chứng tỏ họ hàng ly tán tranh chấp lẫn nhau thường là những người giòng trưởng thì không mấy khá giả,cung an thân sẽ ãnh hưỡng nửa đời sau của đương số dù cho đang sống trong cảnh giàu sang ,nhưng có thể đột biến nào đó hoàn cảnh sẽ thay đỗi ,cung mệnh khá tốt đẹp dù không phải con đại gia đi chăng nữa thời tiền vận rất sung sướng về vật chất tiền bạc kiếm rất dễ dàng, nhưng địa không tọa thủ đồng cung thì cũng là người tiêu tiền không biết chán, vì VŨ KHÚC là tài tinh đóng tại mệnh.Số nầy dù phá quân có tốt đẹp đi chăng nữa không được hưởng của tổ nghiệp để lại dù có đi chăng cũng tự tay mình phá sản nghiệp đó, không được hưởng phúc lâu dài phải ly tổ ly tông lập nghiệp ở phương xa may ra mới sống thọ.
    1 like