• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/04/2010 in all areas

  1. Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản: 3 giờ trước "Một nền văn minh siêu việt tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó". Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp tục khủng hoảng kinh tế * Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó? Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời". Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi. * Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào? Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , sự việc đã nghiệm đúng. Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo. * Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không? Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới góc nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế. Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này. Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung. Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được. Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet. Ảnh: LAD Bệnh dịch ở VN * Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải? Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất. Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" thuộc Kim - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao. Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này. Nhân danh nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt. Đặc biệt sao Bát Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bát Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010. * Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi? Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi. Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa. * Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không? Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi. Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào đó của Trung Quốc bây giờ. Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào? Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy. Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy. Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào? Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo. Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết. Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo. Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ. Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này. Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy).... Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử. Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu thì ông sử dụng những tài liệu nào và phương pháp nghiên cứu của ông là gì để đưa ra những lời tiên tri đó? Như tôi đã trình bày, thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn rất là mơ hồ. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp. Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó nội dung của nó thì có từ cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế. Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử , sau đó 1500 năm nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành. Cho nên bây giờ các nhà nghiên cứu cứ căn cứ vào bản văn đó thì không thể tìm hiểu được bản chất của học thuyết này ở đâu ra cả. Thế thì tôi đã xác định thuyết này là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ khi nó xuất hiện. Nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. * Ông có thể ra một vài nguồn tài liệu trong các nghiên cứu của mình không? Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó. Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra 1 phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là "Lạc Việt Độn Toán" Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? * Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người Việt Nam rất là mừng, vì ta được sở hữu một kho tàng một giá trị lớn lao. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn là điều đó có phải là sự thật hay không bởi vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được? Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không". Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như 1 nền văn minh mà tự nó phát mình ra hệ thống lý thuyết đó, thì cái tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu, về mặt lý thuyết thì chúng ta cũng thấy là họ không thể nào làm ra một lý thuyết mà chính họ không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong cái lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội. Đó là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này. Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó. * Giả thiết của ông đã được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác và họ đã có phản biện gì không? Với một nếp nghĩ đã tồn tại hơn 2000 năm và con người ta lại vốn có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch cả, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình. Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Nhưng bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào để tôi thấy tâm phục khẩu phục. * Những phương pháp về kinh dịch, về tính các quẻ thì sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những cái đã được lưu truyền trong sách cổ, thì ông có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ Trung Hoa không? Trong các mảng vụn của thuyết Âm Dương ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, gán với đồ hình Hậu thiên Bát quái được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN. Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Khôn phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan. Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Đoài nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. ...vv... Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó. * Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không? Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn. Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết. (Còn tiếp)
    3 likes
  2. - Để bảo vệ bình yên trên biển, để trở thành lá chắn bảo vệ biển trời, những người chiến sỹ Cảnh sát biển vẫn ngày đêm cưỡi sóng vượt trùng dương. Và, một phần cơ thể của họ đã gửi lại giữa đại dương mênh mông trong những cuộc tuần tiễu. Gian nan những chuyến tuần tra Sau mấy ngày neo tàu tại âu cảng Bạch Long Vĩ, tàu CSB 2008 lại nhận được lệnh ra khơi làm nhiệm vụ. Thuyền trưởng Quế thông báo ngắn gọn: "Anh em vừa nhận được thông tin có một số tàu có nhiều biểu hiện nghi vấn đang chở hàng tại vùng biển thuộc tỉnh Nam Định nên có lệnh phải kiểm tra". Dứt lời, thuyền trưởng Quế vội thông báo qua bộ đàm để mọi người sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Mọi thao tác đều diễn ra rất nhanh chóng. Tàu rẽ sóng, lao nhanh về khu vực xuất hiện mục tiêu. Cảnh sát biển đang tiến hành kiểm tra các tàu có biểu hiện nghi vấn trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Hoàng Sang. Sau khi phát tín hiệu, chiếc tàu lạ vội tắt máy và thả neo. Thuyền trưởng Quế vội ra lệnh cho hạ xuồng. Một đợt sóng lớn ập đến. Chiếc xuồng bị cột sóng hất lên không trung rồi ném xuống giống như người ta ném trái bóng. Theo lệnh của thuyền trưởng, một chiến sỹ bám chặt vào lan can tàu, lựa sóng, chờ cho đến khi sóng đẩy xuồng lên sát mặt boong tàu rồi thả người xuống. Số anh em còn lại dùng dây thừng quấn vào tàu mẹ để cho xuồng không bị đánh ra xa. 4 chiến sỹ còn lại lần lượt lựa sóng, đu mình xuống chiếc xuồng đang vật lộn với những con sóng giữ. Xuồng nổ máy, cắt sóng rồi lao nhanh về phía trước. Một lúc sau, chiếc xuồng chỉ còn là một chấm nhỏ li ti giữa đại dương xanh thẳm. Thuyền trưởng Quế kể rằng, những cuộc truy đuổi, kiểm tra tàu lạ thường rất nguy hiểm, đặc biệt là vào những hôm biển động, tầm nhìn hạn chế. "Năm 2005, tàu K2006 và 1011 phát hiện thấy tàu Trung Quốc đánh bắt trong địa phận lãnh hải của Việt Nam, cách Bạch Long Vĩ khoảng 17 -20 lý. Thông tin ấy nhanh chóng được báo cáo khẩn cấp về Chỉ huy trưởng Vùng 1 Cảnh sát biển. Trước việc vùng biển của Việt Nam bị tàu cá nước ngoài xâm phạm, chỉ huy Vùng 1 đã họp khẩn cấp ra lệnh các chiến sỹ bằng mọi cách áp sát tàu cá nước ngoài để kiểm tra. Hạ xuồng để truy đuổi tàu lạ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Hoàng Sang. Phát hiện có lực lượng truy đuổi, tàu lạ tăng tốc rồi bỏ chạy. Vừa điều khiển tàu chạy theo hình chữ chi để gây khó dễ cho lực lượng kiểm tra, tàu nước ngoài còn cắt các đoạn dây thừng rồi ném xuống biển. Sau 3 giờ truy đuổi, chân vịt tàu tuần tra vướng phải dây thòng lọng ném xuống biển nên không thể di chuyển. Các chiến sỹ trên tàu buộc phải lặn xuống sâu để gỡ những đoạn dây vướng vào chân vịt. Mất hơn 3 tiếng đồng hồ, tàu mới có thể di chuyển tiếp"- Thượng úy Quế kể lại. Các chiến sỹ trên tàu kể rằng, nguy hiểm nhất trong mỗi chuyến kiểm tra là khi tàu lạ bỏ chạy vào lúc sóng to, trời mù. Những lúc ấy, việc tiếp cận được tàu lạ là rất khó. Bởi trong quá trình bỏ chạy, tàu lạ vừa dùng dây thép và dây thừng để ném xuống biển, vừa đổ dầu lên boong tàu. Nếu tàu tuần tra đuổi đến gần và áp sát, tàu lạ liền đổ dầu mỡ lên để các chiến sỹ tuần tra không thể bấu vào mạn thuyền. Có khi, các thuyền viên trên tàu bị kiểm tra còn dùng vũ khí để chống trả. Để khống chế tàu bỏ chạy, các chiến sỹ Cảnh sát biển chỉ còn cách lợi dụng lúc tàu áp thật sát rồi nhảy sang, cuộn tròn người lại trong lưới đánh cá. Hiểm nguy luôn rình rập trong mỗi chuyến tuần tra. Ảnh: Hoàng Sang "Những lúc ấy đòi hỏi mỗi người làm nhiệm vụ phải cực kỳ quyết đoán. Chỉ cần tàu áp gần sát là phải nhảy liền. Chậm 1 giây, sóng đánh ra xa, cú nhảy hụt bước thì rất nguy hiểm. Đã có một đồng chí do nhảy hụt chân, lại đúng lúc sóng dồn 2 chiếc tàu vào nên bị đè nát cả chân" - Trung úy Quảng - Đội nghiệp vụ Vùng 1 nhớ lại. Khi đã bị tàu của lực lượng tuần tra khống chế, các thuyền viên trên tàu lại tìm cách phá máy, để tàu không thể di chuyển được. Trong thời gian đó, có khi tàu lạ lại gọi thêm tàu đến ứng cứu. Thượng úy Phạm Văn Thái - trưởng ngành điện vẫn nhớ như in lần rượt đuổi tàu Trung Quốc diễn ra năm ngoái: "Tháng 9 năm 2009, trong khi tàu chúng tôi làm nhiệm vụ ở phía Đông đảo Bạch Long Vĩ thì phát hiện một số tàu nước ngoài đánh cá trộm tại khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam. Ngay sau khi chúng tôi lên tàu để kiểm tra thì các thuyền viên trên tàu nước ngoài đồng loạt phá máy. Thuyền trưởng vừa thông báo nhanh tình về Vùng 1 để xin thêm "chi viện", vừa phải chỉ huy anh em bằng mọi cách nhanh nhất khắc phục lại máy đã bị phá. Mãi tận hơn 11 giờ đêm, 2 chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển mới áp tải được 4 chiếc tàu cá nước ngoài về Cảng". Gửi lại trùng dương một phần cơ thể người lính Đến bây giờ, Thượng úy Hoàng Quốc Hiệp - trợ lý quân lực Vùng 1 Cảnh sát biển vẫn không thể quên được chuyến tuần tra vào tháng 12/2004. Hôm đó là ngày 7/1/2004, biển động dữ dội. Tàu của anh đang cập cảng K20 thì nhận được tin có một đoàn tàu nước ngoài chở dầu lậu đang ở vùng biển của Việt Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 20 hải lý. Thượng úy Hiệp khi đó đang là thuyền phó quân sự của tàu nhận được lệnh bằng mọi giá phải tiến hành kiểm tra tàu nước ngoài xâm nhập trái phép vào lãnh hải Việt Nam. Đang là ngày có gió mùa Đông Bắc nên biển động dữ dội, trời lại rất mù nên tầm nhìn hạn chế. Sau khi phát tín hiệu, yêu cầu tàu lạ dừng lại để kiểm tra nhưng tàu nước ngoài vẫn bỏ chạy, tàu của Hiệp được lệnh đuổi theo. Thượng úy Hoàng Quốc Hiệp đang nhớ lại giây phút chân trái anh bị cán nát trong một cuộc truy bắt tàu Trung Quốc xâp nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Sang. Một lúc sau thì tàu tuần tra đã đuổi kịp tàu nước ngoài. Thấy bị áp sát, một số thuyền viên trên tàu lạ đã đổ dầu tràn lên boong tàu, tìm mọi cách để lực lượng kiểm tra không thể áp sát và lên tàu. Biên đội trưởng của tàu lúc ấy là Trung tá Đới Văn Thịnh liền ra lệnh cho anh em: bằng mọi giá phải áp sát tàu lạ rồi tìm cách nhảy sang, khống chế các thuyền viên trên tàu. Tàu tuần tra dần dần áp sát, đợi cho khi sóng đánh xô hai chiếc tàu lại gần nhau thì các chiến sỹ làm nhiệm vụ nhảy sang tàu bên kia. "Khi đó, tôi phải mang trên mình máy ICOM và vũ khí, sóng lại rất to, tàu lạ lại trơn như rây mỡ nên tìm mọi cách mà vẫn không làm sao áp sát được tàu nước ngoài. Nhưng trước quyết tâm của chỉ huy vùng, anh em buộc phải cố gắng để khống chế tàu lạ. Khi thân tàu của mình vừa áp sát tàu lạ, tôi vội vàng nhảy sang. Một cơn sóng ập đến quá nhanh, đánh xa tàu của mình ra nên một chân trượt xuống. Tay đang cố gắng bấu vào mạn tàu để tìm cách trèo lên thì lại một cơn sóng nữa ập vào. Hai chiếc tàu va vào nhau. Chân trái của tôi đau nhói và không thể cử động nữa. Chỉ kịp nghe anh em chiến sỹ hét lên: Tàu cán nát chân trái của thuyền phó mất rồi" - Thượng úy Hiệp bàng hoàng nhớ lại. Lúc này, các chiến sỹ đã sang được tàu nước ngoài vội vàng cắt lưới cá để sơ cứu cho Hiệp. Mặc cho chân trái nát bét, máu chảy đầm đìa cả boong tàu nhưng Hiệp vẫn ra lệnh cho anh em khẩn trương kiểm tra tàu nước ngoài vi phạm. Hơn 1 tiếng sau, anh mới được đưa trở lại tàu tuần tra. Lúc đó đã là 4 giờ chiều. Anh em vừa tìm cách dẫn giải tàu nước ngoài vi phạm về Cát Bà để xử lý vi phạm, vừa tìm cách đưa anh về để băng bó vết thương. Có 4 chiếc tàu nước ngoài bị vi phạm nên mặc dù rất đau, Hiệp vẫn bảo anh em cố gắng phân bố lực lượng hợp lý, áp tải tàu về an toàn. Thời tiết quá xấu, trời mù, ra đa không thể quét được xa nên mãi tới hơn 10 giờ đêm, tàu mới đến phao số 0. Một chiêc tàu cao tốc đã chờ sẵn để đưa anh về cảng K20 rồi chuyển lên bệnh viện Hải quân. Hiểm nguy luôn rình rập theo mỗi chuyến tuần tra nhưng những người lính vẫn ngày đêm bám biển để khẳng định chủ quyền dân tộc. Những con tàu vẫn ngày đêm lặng lẽ ra khơi để bảo vệ bình yên trên biển, để trở thành lá chắn từ xa cho Tổ quốc. Ảnh: Hoàng Sang. Tại đây, các bác sỹ đã buộc phải cắt bỏ một phần chân trái của Hiệp. Không thể đi biển như trước nữa, lãnh đạo Vùng đã bố trí cho anh làm Trợ lý quân lực của Vùng 1. Hiệp bảo rằng, khi anh bị cắt bỏ một phần chân trái, cảm giác đau đớn thì ít mà hụt hẫng thì nhiều. Hỏi lý do, Hiệp chỉ cười buồn: "Đã đi biển rồi thì "nghiện" biển. Giờ phải ngồi ở nhà thì khó chịu trong người lắm". Nhiều lúc, nhớ biển quá, Hiệp lại xin chỉ huy cho đi những chuyến ngắn ngày. Những chuyên đi dù ngắn ngủi đó đã giúp Hiệp với đi phần nào nỗi nhớ về những tháng ngày lênh đênh trên biển cùng đồng đội. Với anh, biển khơi xanh thẳm với cái nắng bỏng rát, với những cột sóng trắng xóa như là những thớ thịt trong con người anh. Và một phần cơ thể anh đã bỏ lại giữa trùng dương mênh mông đó
    2 likes
  3. THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.
    2 likes
  4. Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản: 3 giờ trước "Một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó". Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp tục khủng hoảng kinh tế Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó? Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời". Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi. Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào? Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , sự việc đã nghiệm đúng. Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo. Cũng trong năm nay, ông lại tiếp tục dự đoán có khủng hoảng kinh tế. Ông có thể mô tả tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm nay không? Khi dự đoán, tôi xem xét tất cả các yếu tố dưới góc nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải của một nhà kinh tế. Năm 2008 là năm Mậu Tí, chữ Mậu thuộc Thổ, Tí lại thuộc Thủy và vận khí của năm Mậu Tí theo quan điểm của tôi là đổi chỗ Thủy Hỏa. Nó cũng là một năm thiên khắc địa xung, tương ứng với năm Canh Dần cũng là năm dương thiên khắc địa xung này. Ở năm 2006 thì có một dấu hiệu biến đổi ở thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Nhà đất là trung tâm thuộc Thổ thì những cái liên quan đến nó: Thổ thì sinh Kim, tức là tiền tệ kinh tế. Một khi Thổ đã biến động thì nền kinh tế sẽ biến động, nó sẽ rơi vào năm thiên khắc địa xung. Từ đầu năm 2007 tôi đã nói rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 sẽ không giống năm 1936. Như chúng ta đã biết thì mọi việc phát triển theo chiều hướng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao. Năm Canh Dần và năm Mậu Tý, mặc dù là cùng thiên khắc địa xung và cùng là năm dương, nhưng tính chất nó khác hẳn, vì Kim khắc Mộc khác hẳn Thổ khắc Thủy. Kim khắc Mộc tuy là mang tính sát phạt nhưng Mộc đó vẫn có thể ứng dụng được. Năm nay, sự khủng hoảng này khác hẳn năm 2008, nó sẽ có tính quyết định hơn và sẽ định hướng thế giới sau đó đi về đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet. Ảnh: LAD Bệnh dịch ở VN Năm 2010, ông có dự đoán tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam sẽ càng nặng lên. Ông có chỉ ra nguyên nhân lý giải? Tất nhiên là có nhiều cách lý giải. Khoa học hiện đại giải thích động đất là do các vết nứt, sự đứt gẫy của các mảng kiến tạo nên vỏ trái đất. Lý học Đông phương lại cho rằng đó là do Âm khí bị bế trong các tầng địa chất. Năm nay là năm Canh Dần, chữ "Canh" thuộc Kim - tất cả những người nghiên cứu Lý học đều biết rằng vận khí năm nay thuộc Mộc, Dần cũng thuộc Mộc. Thế tức là thiên khắc và địa xung, cho nên năm nay khả năng xảy ra những biến động lớn rất là cao. Yếu tố thứ hai là trong Phong Thủy có một bộ môn là Huyền Không. Với ý kiến cá nhân, tôi xác định Huyền Không là sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ đến với cuộc sống của trái đất này. Nhân danh nền Văn hiến Việt, trong quá trình nghiên cứu tôi có đổi chỗ một số phương vị Huyền Không. Trên cơ sở này , sự tương tác vũ trụ năm nay có rất nhiều điều đặc biệt, tức là sao vận niên của 20 năm theo cách hiểu Huyền Không và sao của năm nay trùng khớp ở tất cả các phương vị. Tức là phương vị nào đã xấu thì cực xấu, đã tốt thì cực tốt. Đặc biệt sao Bát Bạch nằm ngay ở trung cung, với cái nhìn của riêng cá nhân tôii, sao Bát Bạch chính là sao Thái Tuế, tức là sao Mộc tĩnh. Trong vũ trụ chúng ta đã biết, nếu có 2 khối lượng lớn gần nhau sẽ có một lực hút và lực đẩy. Sao Thái Tuế là sao lớn nhất trong hệ mặt trời, đương nhiên là tương tác của nó rất là mạnh. Đó là điểm thứ hai để tôi dự đoán về năm 2010. Cũng nói về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ông đã đưa ra những dự đoán liên quan đến khí hậu của Việt Nam rất là độc trong năm nay, có thể gây nên những dịch bệnh nhỏ rải rác ở khắp nơi? Đầu năm tôi cũng có nói đề phòng các bệnh liên quan đến đường ruột và một số dịch bệnh lạ. Và tôi có xác định là nó không như mấy năm trước, không mang tính đại dịch mà chỉ mang tính cục bộ thôi. Cho đến bây giờ, đã thấy có dấu hiệu chứng nghiệm, thí dụ như bệnh tả là bệnh có liên quan đến đường ruột. Khi Kim càng vượng thì Thủy khí sẽ bị hạn chế. Trong lý thuyết Âm dương Ngũ hành, Kim sinh Thủy, nhưng nếu Kim quá vượng thì Thủy không sinh được, nên tà khí bắt đầu xảy ra và bắt đầu ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa. Vậy ông có thấy một tín hiệu lạc quan nào đó, mà con người có thể bằng cái nỗ lực của mình để làm cho tình hình tốt lên được không? Có triết gia nào đó đã nói: "Nếu con người nắm được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động theo chiều hướng có lợi cho con người". Như tôi vừa trình bày, nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Những quy luật đó được người xưa đưa vào trong các quẻ dịch chẳng hạn, tuân theo quy ước đó mà dự báo mà thôi. Nhưng theo phong thủy thì cấu trúc địa hình núi sông nước Việt Nam, Lào và một phần Cambuchia mang tính chất riêng. Thế nên ảnh hưởng của hạn hán không đến mức độ bi đát như cái vùng nào đó của Trung Quốc bây giờ. Điều kiện đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thế nào? Nếu chưa nói đến địa hình đất nước, mà chỉ nói ngay trong một ngôi nhà mà rộng rãi, thì đã khác với ngôi nhà ẩm thấp. Đương nhiên là địa hình nước Việt Nam cộng với sự tương tác với vũ trụ sẽ khác với địa hình của một nước khác với tương tác y như vậy. Tôi lấy ví dụ vũ trụ tương tác với chúng ta một lực nào đó, thì đương nhiên vùng đồng bằng và vùng núi sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cũng như là ảnh hưởng đối với Việt Nam và Lào sẽ khác nhau vậy. Điều này trong thuyết Âm dương ngũ hành phân loại rất rõ. Nó cho những công thức tính toán để thấy những gì sẽ xảy ra ở các vùng miền như vậy. Nhưng để tính toán điều này thì sẽ rất là phức tạp. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành Để đưa ra những dự báo như thế này, ông đã dựa trên những căn cứ nào? Tôi quan niệm là căn cứ vào lý thuyết cổ gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành, hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa Đông phương cổ thì đều biết rằng nó có khả năng dự báo. Lấy ví dụ như là Kinh Dịch hay là Tử vi, thậm chí ngay cả trong bên Đông y cũng có dự báo, thí dụ họ bắt mạch, nhìn sắc mặt, đoán biết được bệnh nhân mắc bệnh thế nào, chừng nào khỏi và chừng nào chết. Theo như tôi hiểu thì một lý thuyết khoa học, được coi là khoa học thì phải có khả năng tiên tri, đây là điều tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận. Tôi căn cứ vào cơ sở lý luận trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành để mà dự báo. Sách vở ngày nay nói về thuyết Âm Dương Ngũ Hành được bán tràn lan. Vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà ông sử dụng được hiểu như thế nào? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã viết về học thuyết này, nhưng lịch sử của thuyết này vẫn rất mơ hồ. Có người ra cho rằng thuyết Âm Dương là một sự phát kiến riêng, và thuyết Ngũ Hành là một sự phát kiến riêng, sau hòa nhập lại. Nhưng theo nghiên cứu cá nhân của tôi thì đây là học thuyết hoàn chỉnh ngay từ khi nó ra đời, đã tồn tại trong một cái nền văn minh nào đó, cuối cùng nền văn minh sụp đổ và bị Hán hóa. Trong quá trình Hán hóa này nó bị thất truyền, làm người ta hiểu nhầm bản chất học thuyết này. Bản chất của học thuyết đó từ xưa đến nay được gọi là gì, nguồn gốc cổ xưa của nó là gì, thì thật sự đến nay chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tôi coi đây là một học thuyết hoàn chỉnh, và nó thuộc về nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương Tự. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, tất nhiên tôi phải có những cơ sở để nói điều đó, những điều này tôi đã trình bày trong những quyển sách của tôi đã xuất bản như: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp, Tìm về cội nguồn Kinh dịch, Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tiểu luận Định mệnh có thật hay không (khi xuất bản được đặt tên là Đức Phật khai ngộ với tính thấy).... Trong những cuốn sách đó, tôi minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn minh Nam Dương Tử. Những nghiên cứu về tiên tri và đưa ra các lời dự đoán về tình hình về kinh tế xã hội thì không phải ở Việt Nam và ở phương Đông mới có mà phương Tây cũng có nhiều. Cá nhân ông với tư cách một nhà nghiên cứu thì ông sử dụng những tài liệu nào và phương pháp nghiên cứu của ông là gì để đưa ra những lời tiên tri đó? Như tôi đã trình bày, thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn rất là mơ hồ. Nhưng những phương pháp ứng dụng của thuyết này lại rất rộng khắp. Ví dụ mở cuốn "Hoàng đế nội kinh tô vấn" thì từ đầu đến cuối đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành, trong đó nội dung của nó thì có từ cách đây 6000 năm, từ thời Hoàng đế. Thế nhưng nếu lui lại 2000 năm, thì sách Trung Hoa lại chép vua Đại Vũ mới tìm ra Ngũ hành trên Lạc Thư. Đây rõ ràng là một điều cực kỳ vô lý. Còn Khổng Tử , sau đó 1500 năm nói đến Âm Dương trong Kinh dịch mà không nhắc đến Ngũ Hành. Cho nên bây giờ các nhà nghiên cứu cứ căn cứ vào bản văn đó thì không thể tìm hiểu được bản chất của học thuyết này ở đâu ra cả. Thế thì tôi đã xác định thuyết này là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ khi nó xuất hiện. Nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh thì nó mới có cơ sở phương pháp luận trong các phương pháp ứng dụng của nó. Ông có thể ra một vài nguồn tài liệu trong các nghiên cứu của mình không? Tất cả các cuốn sách như là Chu dịch, Phong thủy, Tử vi, các loại sách của đông y... tất cả cuốn sách liên quan đến lý học Đông phương... Tôi căn cứ vào đấy, tổng hợp lại để đưa ra luận điểm của mình, chứ tôi không nói theo những cuốn sách đó. Những dự đoán của tôi là trên cơ sở tổng hợp những phương pháp này và tôi đưa ra 1 phương pháp hoàn mới tôi đặt tên là Lạc Việt Độn Toán" Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? Ông có đưa ra ý kiến là Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người Việt Nam rất là mừng, vì ta được sở hữu một kho tàng một giá trị lớn lao. Nhưng có rất nhiều người băn khoăn là điều đó có phải là sự thật hay không bởi vì cả thế giới biết đến kinh dịch là thuộc về Trung Quốc, điều đó gần như là hiển nhiên rồi. Ông có bằng chứng nào để cho người nghĩ theo hướng lạc quan họ có thể tin chắc được? Quý vị nào muốn xem đầy đủ nhất quan điểm của tôi thì có trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" và tiểu luận "định mệnh có thật hay không". Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như 1 nền văn minh mà tự nó phát mình ra hệ thống lý thuyết đó, thì cái tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu, về mặt lý thuyết thì chúng ta cũng thấy là họ không thể nào làm ra một lý thuyết mà chính họ không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong cái lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội. Đó là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này. Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó. Giả thiết của ông đã được đưa ra cho độc giả, các nhà nghiên cứu khác và họ đã có phản biện gì không? Với một nếp nghĩ đã tồn tại hơn 2000 năm và con người ta lại vốn có một nhìn trực quan nhiều hơn, mà trong các tài liệu cổ không có tài liệu nào ngoài tiếng Trung Hoa nói về Kinh Dịch cả, thì người ta dễ dàng chấp nhận là nó là của Trung Hoa. Nhưng nếu xem xét lại toàn bộ diễn tiến lịch sử, thì thấy rất mâu thuẫn, mà tôi đã phân tích trong các cuốn sách của mình. Có nhiều người ủng hộ tôi, và chấp nhận những lập luận hợp lí. Nhưng cũng có nhiều người phản đối tôi, vì họ đã quá quen với các quan niệm đã có từ lâu. Nhưng bản thân tôi chưa thấy có lập luận phản đối nào để tôi thấy tâm phục khẩu phục. Những phương pháp về kinh dịch, về tính các quẻ thì sách của Trung Hoa cổ đã viết rất nhiều. Nhưng được biết là ông đã viết cho mình một phương pháp mà có những điểm không đồng ý với những cái đã được lưu truyền trong sách cổ, thì ông có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp Lạc Việt và phương pháp cổ trung hoa không? Trong các mảng vụn của thuyết Âm Dương ngũ hành, người ta cho rằng đồ hình gọi là Lạc thư chính là một ma phương. Và họ lấy ma phương Lạc Thư để làm một nguyên lý căn bản, gán với đồ hình Hậu thiên Bát quái được coi là của ông Chu Văn Vương, làm ra vào khoảng thế kỉ X trước CN. Tất cả các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đều căn cứ vào đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương trên Lạc Thư. Tôi nhận thấy rằng nó những điều vô lý và tôi đã phân tích rất kỹ trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Tôi đã nhận thấy rằng nó không thể nào ở trên cái Lạc Thư được, cái Bát Quái Văn Vương đó phải được đặt trên Hà Đồ và phương vị Đông Nam và Tây Nam, tức là phương vị quẻ Tốn và quẻ Khôn phải đổi chỗ cho nhau, và khi tôi thực hiện điều này thì tất cả mọi việc đều trùng khớp và giải thích hợp lý những vấn đề liên quan. Tôi chưa thể chứng minh được tại sao lại có quẻ Đoài nằm ở đấy, hoặc là quẻ Càn nằm ở phương Tây Bắc. ...vv... Nhưng mà một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan. Thì cơ sở của tôi đã đáp ứng được điều đó. Ông có thể mô tả ngắn gọn tinh thần của phương pháp Lạc Việt Độn Toán được không? Trong nhân gian có lưu truyền 2 phương pháp đơn giản để dự đoán gọi là Bát môn - gần giống với Thái Ất. Và một phương pháp nữa gọi là Lục Nhâm. Những phương pháp này có những cái không hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có nhận thấy rằng Hà Đồ chính là cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói và tôi áp dụng Bát Môn này vào đồ hình Hà đồ và kết hợp với Lục Nhâm mà tôi cho rằng đó là cái Hậu thiên Lạc Việt được kết hợp hai quẻ là Đoàn Tốn và Cấn Chấn. Tôi kết hợp hai phương pháp này lại với nhau và đặt tên là Lạc Việt Độn Toán. Cái này chúng tôi đã sử dụng từ năm 2004 đến nay qua các lời tiên tri mà các vị đã biết. (Còn tiếp)
    2 likes
  5. Kính thưa quí vị quan tâm. Quan điểm của chúng tôi - Phong Thủy Lạc Việt - xác định một cách nhất quán rằng: Khí là dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác giữa các vật thể và tác động trở lại với các vật thể đó. Trên cơ sở này, chúng tôi xác định rằng: Khí trong Địa cầu phải có sự vận động tổng thể liên quan đến chiều quay của Địa cầu - tức từ Tây sang Đông. "Khí gặp nước thì tụ" và đó là lý do - hầu hết các đô thị lớn đều thành lập ở Hữu ngạn các bờ sông lớn trên thế giới. Chỉ trừ những trường hợp địa hình cụ thể, vẫn có thể có những đô thị bên tả ngạn sông. Nhưng rất hiếm hoi, vì tính quy luật chung mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Qua nhiều năm tồn tại và tích lũy khí, các đô thị ngày càng phát triển lan tỏa từ trung tâm bên hữu ngạn. Đến ngày nay Hà nội phát triển rộng hơn, như chúng ta nhận thấy về mặt địa giới hành chính, bên hữu ngạn sông Hồng. Sự phát triển này hoàn toàn mang tính quy luật. Nhưng giới hạn địa giới hành chính không có nghĩa là khí đã tụ đầy đủ trong khu vực địa giới đó, tức là không thể đến tận chân núi Ba Vì. Bây giờ chúng ta xét một yếu tố khác theo phương pháp luận phong thủy: "Thế tựa núi , nhìn sông", Hay "Tiền cái, hậu đê", là một thế được coi là đắc cách trong phong thủy. Trên cơ sở này chúng ta quan sát vị thế của TTHCQG trong dự án qui hoạch Hanoi: Khu TTHCQG trong ảnh là khu xếp như hình rẻ quạt. Qua hình ảnh trên thì chúng ta thấy rằng: Khu TTHCQG hoàn toàn dựa vào núi Ba Vì và có mặt trước nhìn ra hồ Đồng Mô. Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy nó có vẻ phù hợp với tiêu chí của phong thủy - "Tiền cái hậu đê" và cách "Minh đường tụ thủy". Sự phối hợp trùng khớp này, khiến chúng ta dễ liên tưởng đến có sự can thiệp của tri thức phong thủy trong việc lựa chọn này. Nhưng nếu quả thật có một tri thức phong thủy trong sự lựa chọn này thì đây là một lựa chọn cần xem xét lại. Bởi sự tiểu khí của khu vực này, hoàn toàn không xứng đáng với vị thế của một TTHCQG, mà chúng tôi sẽ minh chứng ngay sau đây. Chúng ta đều biết rằng: Một cái ao thả cá rô ở trước nhà và một cái gò nổi ở sau nhà, cũng đủ tư cách để tạo ra thế "Tiền cái Hậu đê" và thế "Minh đường tụ thủy" của căn nhà bác phú nông nào đó. Nhưng nó chỉ có thể phù hợp với địa vị của bác phú nông trong làng có vị trí đắc cách về phong thủy. Nếu bác phú nông này muốn trở thành phú gia địch quốc thì cái ao thả cá rô trước nhà và cái gò đằng sau, không đủ khí lực để làm vượng cho ngôi gia của bác phú nông đó. Tương tự như vậy, thế "tiền cái hậu đê" và "Minh đường tụ thủy" được lựa chọn làm TTHCQG không đủ tầm để là một vị trí hoạt động của một tập hợp những cơ quan có tính chủ quản của cả một quốc gia. Nó thích hợp với một khu du lịch sinh thái có tính quốc tế, hoặc chỉ là một đơn vị kiến trúc độc lập nhiều hơn. Chúng tôi chưa bàn đến hình thể hồ Đồng Mô có tạp khí vì sự xen kẽ giữa gò đất nhô cao với cấu trúc mặt nước ở đây, không thể hiện một cách hoàn hảo cho việc "minh đường tụ thuỷ". Đây là ý kiến của chúng tôi, không tự cho là đúng. Xin để tham khảo. Thiên Sứ - Linh Trang.
    2 likes
  6. Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa Những ngư dân đang ngày đêm bám biển Hoàng sa để mưu sinh như những chiến binh canh giữ đất trời ngoài trùng dương của tổ quốc. Họ như những cột mốc “sống” khẳng định chủ quyền trường tồn trên vùng biển đảo Hoàng Sa suốt mấy trăm năm nay. Phóng viên VietNamNet đã có 10 ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa cùng ngư dân với lời dặn trước khi xuất phát: Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm. Khi phóng viên vừa về đất liền thì nhận được tin chiếc tàu cùng đoàn bị tàu Trung Quốc bắt. Để giúp độc giả hiểu cuộc sống và sự quật cường của ngư dân nơi vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi xin đăng tải loạt phóng sự “Tường trình từ vùng biển Hoàng Sa” với những hình ảnh, câu chuyện nóng hổi phóng viên vừa mang về. Trước khi đăng tải loạt bài, chúng tôi - Những người làm báo VietNamNet xin được chân thành cảm ơn bà con ngư dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Đặc biệt là hai thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn và Tiêu Viết Hồng (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã từng đùm bọc, chở che, giúp đở, chia sẽ từng giọt nước, miếng cơm trong những ngày chúng tôi lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa. Kỳ I: Vượt biển ra Hoàng Sa - Qua nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi được một chủ tàu chấp nhận cho làm ngư dân “không số” lên tàu đánh bắt xa bờ ra Hoàng Sa với điều kiện là chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ và hiểm nguy. Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm.[/b] Tôi chấp nhận tất cả và âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi đầy hiểm nguy này! Bất chợt tôi nhớ câu thơ mà một lão ngư dân đọc cho tôi nghe khi hỏi chuyện về Hoàng Sa nơi Âm Linh Tự trong một sáng đầu xuân ở huyện đảo Lý Sơn: “Hoàng sa, trời nước mênh mông; Người đi thì có, người về thì không…” mà lòng tôi quặn thắt cho số phận những ngư dân ngày đêm mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa. Rất nhiều những chàng trai ra đi mãi mãi không về, thân xác họ vùi dưới lòng biển sâu bởi bão tố cuồng phong nhấn chìm… Hơn 50 giờ ra Hoàng Sa Để chuẩn bị cho chuyến đi “lành ít, dữ nhiều” này, tôi không còn thời gian để suy nghĩ cho riêng mình. Chỉ biết rằng, chuyến đi sinh tử ra Hoàng Sa ấy là niềm khao khát cháy bỏng nhiều năm tôi mơ một lần được nhìn thấy vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc sau hơn 36 năm nằm trong tay của ngoại bang bây giờ sẽ như thế nào. Số phận mong manh của những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu trắng tay lên bờ mà tôi đã từng gặp, họ đã sống và mưu sinh nơi vùng biển này ra sao? Tàu đánh bắt của ngư dân ra đảo Hoàng Sa. Bỏ lại phía sau phố phường tấp nập, với bao trăn trở suy tư của cuộc sống đời thường, tôi khoát bộ đồ lao động trở thành ngư dân “không số” lên chiếc tàu đánh bắt xa bờ 120 CV mang số hiệu Qng-95…TS của một ngư dân Quảng Ngãi rời cảng Sa Kỳ trong một sáng giữa tháng 3 ra vùng biển Hoàng Sa trong sự can ngăn, lo lắng của bạn bè và người thân. Trên con tàu công suất 120 CV nhỏ bé, tổng cộng 12 thuyền viên. Tôi là “thuyền viên không số” thứ 13 không tính thuyền trưởng, kiêm chủ tàu. Hình như con số 13 không may mắn với người phương tây. Nhưng với bà con ngư dân thì họ chẳn hề suy nghĩ. Chuẩn bị lương thực, nước uống, dầu trước khi ra Hoàng Sa. Vị thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đồng ý cho tôi đi theo bảo rằng: “Có thể tàu chật, nhưng tấm lòng anh em tụi tui không chật. Chỉ mong anh cố mà chịu đựng gian khổ, chia sẽ cùng anh em. Có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia…” Tôi hiểu lời trấn an ấy. Bởi ra khơi, thì mặt biển mênh mông ấy là không bến bờ. Không có bất cứ thước kẻ nào vạch được cái đường biên hình học duy lý lên bề mặt của đại dương biển cả. Chỉ có tình thương yêu bọc đùm, tạo thành một khối mới có thể vượt qua những bất trắc hiểm nguy nơi mặt đại dương hoang dại Chuyến ra Hoàng Sa âm thầm ấy, tôi đã mang nặng bao tấm lòng ân nghĩa của bà con ngư dân nơi vùng biển khó nghèo này giành cho tôi. Nhiều ngư dân tôi gặp nơi cảng Sa Kỳ, tất cả đều ái ngại khi biết tôi ra Hoàng Sa không phải để đi chơi hay đánh bắt mà là chuyến đi sinh tử đánh cược số phận cho rủi may để thực hiện thiên chức của người làm báo tôn trọng sự thật. Ngư dân thắp hương nguyện cầu trước khi xuống tàu ra Hoàng Sa. Nhiều ngư dân khi biết tôi quyết định ra Hoàng Sa đầy hiểm nguy thì ái ngại. Họ bảo rằng, nếu ra Hoàng Sa thì tôi là người “ngoại đạo” đầu tiên đến vùng biển đảo đầy hiểm nguy này. Tất nhiên, ai gặp tôi cũng đều tay bắt với lời cầu chúc an lành. Nhiều người trong số họ còn làm phép cầu phúc lành cho tôi một chuyến đi dữ ít lành nhiều. Thú thực, lòng tôi rưng rưng khi những tấm lòng bao dung của bà con ngư dân nơi vùng biển này giành cho tôi-Một đứa con không phải của biển! Hành trình hơn 50 giờ đồng hồ với khoản thời gian tính của bà con ngư dân là hơn 2 ngày 2 đêm ra Hoàng Sa. Trong chuyến hải hành gian nan và hiểm nguy ấy, khi tận mắt chứng kiến cảnh lão ngư dân, kiêm thuyền trưởng trên tàu đưa tôi ra Hoàng Sa đã hai lần dừng tàu trước khi ra cửa biển để lễ vật khấn vái ơn trên phù hộ độ trì cho chuyến ra khơi. Tôi mới thấy hết những hiểm nguy rập rình, mà chổ dựa của những ngư dân nghèo này không nơi bấu víu. Họ chỉ tin vào thế giới tâm linh như sức mạnh nhiệm màu giúp họ vượt qua tai ương của biển cả luôn rập rình ngoài vùng biển Hoàng Sa! Nguyện cầu trước biển của chủ tàu trước khi ra biển Hoàng Sa. Lời cầu khẩn trước biển của lão ngư dân thuyền trưởng Nguyễn T.T trong buổi sáng ra khơi đã phải 2 lần quay đầu tàu hướng về đất mẹ để cầu khẩn nghe sao mà thắt lòng. Thú thật, lòng tôi đau nhói khi những lời cầu khấn của bao số phận ngư dân gửi gắm đức tin vào một đấng linh thiêng vô hình nào đó của biển, của đất trời. Họ cầu cho những đứa con từng cưỡi sóng đạp gió ra khơi được an lành, mà lòng tôi tự hỏi có ngư dân nào trước khi ra biển không lễ lạt thành khẩn gửi lòng tin vào tâm linh?! Bài học đầu tiên khi ra Hoàng sa Vượt qua vùng biển Lý Sơn chừng 70 hải lý, biển mênh mông không một bóng tàu qua lại. Con tàu nhỏ bé như một chiếc lá trôi bập bềnh giữa biển bao la. Thế giới nhỏ bây giờ của tôi với 12 thuyền viên trên tàu là 6 m2 làm nơi ăn, ngủ, nghỉ. Diện tích khiêm tốn còn lại giành cho chứa dầu và lương thực, nước uống. Tài công N. V. A., người đã có hơn 17 năm bám vùng biển Hoàng Sa thấy tôi sốt ruột bảo rằng: Phía trước là Hoàng Sa, người ra biển không được nóng vội. Cho dù có gặp bất trắc cũng phải bình tỉnh để đối mặt. Đó là bài học đầu tiên trong đời làm báo tôi học được trong chuyến ra Hoàng Sa lần này. Mênh mông biển Hoàng Sa. Những ngày lênh đênh trên biển, tôi đã nhận ra tấm lòng bao dung rộng như biển cả của bao ngư dân tôi gặp. Họ sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy về phía mình để cho anh em đồng đội được bình yên. Lão thuyền trưởng Nguyễn T.T. đã từng bảo với tôi rằng: “Sống giữa biển cả nguy hiểm này, nếu không thương yêu đùm bọc nhau thì khó lòng mà vượt qua những tai ương rập rình phía trước. Tình đoàn kết, lòng yêu thương nhau là điều thiêng liêng nhất mà mỗi thuyền viên trên tàu tâm niệm…” Đêm ngày thứ 2, khi con tàu đi ngang qua đảo Phú Lâm, Tri Tôn, là những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ của Việt Nam hơn 36 năm qua. Đứng nhìn từ xa trong màn đêm đen dày đặc giữa biển, mắt tôi chỉ thấy quầng sáng và ánh đèn nhấp nháy của đèn tín hiệu mà ngực tôi như nghẹn lại và lòng đau quặn thắt. Bởi vùng đất thiêng ấy đã thấm đẫm bao máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông mấy trăm năm trước bỏ công khai phá bây giờ đang nằm trong tay ngoại bang. Căng thẳng khi đi qua vùng biển "tử thần". Đi ngang qua những hòn đảo, một phần đất máu thịt của tổ quốc, nhưng tôi không được đặt chân đến. Con tàu cứ thế chầm chậm trôi đi trong bóng đêm dày đặc. Tất cả đèn trên tàu đều được tắt, âm thanh duy nhất chỉ là tiếng máy nổ của chiếc tàu bị sóng biển ầm ào nuốt chửng. Ngồi trong ca bin tàu cùng với tài công N.V.A, mắt tôi đăm đắm nhìn về hướng đảo Tri Tôn chỉ nhận ra ánh đèn đỏ chớp nháy liên hồi. Tài công N.V.A thở dài bảo với tôi rằng: “Mỗi lần tàu đánh cá của bà con mình ra vùng biển Hoàng Sa, khi đi qua các đảo đều phải chọn ban đêm, không dám đi ban ngày vì sợ tàu tuần tra Trung Quốc phát hiện rượt bắt. Mỗi lần đi ngang qua đây, tụi tui đau lắm. Không biết đến bao giờ mới hết cảnh khổ đi qua vùng đất của tổ quốc mà không dám ngước nhìn. Hỏi răng không đau được…” Có ra Hoàng Sa, được nghe bà con ngư dân kể lại nổi gian khó nhọc nhằng những ngày bám biển, mới thấm hết được cái giá mà ông cha ta đã trả để bảo vệ. Giờ đây, cho dù phần đất thiêng liêng ấy vẫn còn trong tay của ngoại bang. Nhưng tất cả những ngư dân ngày đêm bám nơi vùng biển này vẫn luôn tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước. Tất cả họ đều mơ đến một ngày không xa, Hoàng Sa, mãnh đất thiêng ấy không còn trong tay ngoại bang. Kỳ 2: Nghẹt thở đi qua vùng biển “tử thần” Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”. Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương vì bị lính Trung Quốc nổ súng bắn....
    1 like
  7. Cội nguồn hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng từng giúp người và từng được người giúp. Hiệu quả giúp đỡ phụ thuộc nhiều yếu tố như: khả năng, thiện chí, cách thức… Khả năng thì có hạn vì trong đa số trường hợp, ta không thể vượt quá khả năng của mình. Thiện chí giúp đỡ có thể là vô hạn tùy thuộc tâm từ bi của mỗi người. Cách thức thì rất đa dạng như giúp công sức, tiền bạc, chia sẻ kiến thức, tình cảm,... đến đối tượng hoặc dựa vào các mối quan hệ để giúp người việc này chuyện kia như xin hộ việc làm, giới thiệu khách hàng. Tuy nhiên, khi nói giúp đỡ, người ta thường hay nghĩ đến giúp về vật chất, gọi một cách nôm na là cho hoặc bố thí. Hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận - Ảnh minh họa Có người cho thật dễ dàng, sẵn lòng ban phát tiền của khi bắt gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Họ giúp đỡ một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể bố thí đến những đồng bạc cuối cùng.Trái lại, có người hiếm khi cho và nếu có thì rất khiêm nhường. Khó khăn lắm họ mới có thể mở hầu bao, trong một số trường hợp gần như là miễn cưỡng. Họ thường viện dẫn các lý do để từ chối như chưa đủ khá giả, đối tượng chưa thực sự đáng giúp, chưa đúng lúc, chưa đúng nơi v.v… Và lý do phổ biến nhất là lo cho người thân còn chưa xong nên chưa nghĩ đến việc giúp người khác. Lý do này thoáng nghe có vẻ hợp tình, hợp lý nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn thấy dường như chưa ổn. Lo cho người thân cũng vô chừng như lo cho chính mình. Hơn nữa, không chắc ta đã thực sự lo cho người thân trừ khi giúp họ giải quyết rốt ráo một số khó khăn cụ thể như giúp mua thửa đất, ngôi nhà, chiếc xe, trợ vốn làm ăn. Còn thỉnh thoảng biếu người thân, bạn bè một ít tiền, quà vào dịp lễ lạt hay khi cơ nhỡ thì chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Không thể dựa vào đó để từ chối giúp đỡ những hoàn cảnh như đói khát, thất học, bệnh tật không tiền thang thuốc, chết không tiền ma chay, bị thiên tai, hỏa hoạn. Bởi thực tế, ngay khi đó, ta đâu có giúp người thân mà chỉ nghĩ đến những lần giúp đỡ trước đó hoặc hình dung sau này có thể sẽ phải giúp. Đôi khi còn tự trấn an vĩnh viễn rằng thiên hạ nghèo khổ đầy dẫy trong xã hội, lo sao cho xuể. Tôi có đứa cháu bị liệt hai chân. Cha mẹ cháu đều là công nhân, nếu khéo gói ghém thì cuộc sống cũng tạm đủ dù phải cưu mang cháu suốt đời. Bởi cháu cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng như khoản trợ cấp hàng tháng từ chính quyền xã, tiền và quà từ các tổ chức từ thiện, sự giúp đỡ thường xuyên của bà con thân tộc. Một bữa nọ, được tin người thầy cũ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nếu không lo đủ viện phí để tiến hành phẫu thuật thì thầy sẽ bị liệt. Tôi nhanh chóng trích một khoản tiền nhỏ nhưng cũng chiếm đến 1/5 tiền lương tháng để giúp thầy. Đứa em gái biết chuyện đã trách hơi lớn tiếng: - Sao không để dành giúp cháu, người nhà không lo, lo làm chuyện bao đồng. Thực ra nếu không giúp thầy lần đó thì tôi cũng đâu có chi số tiền trên để giúp cháu, bởi tôi đã giúp gia đình cháu rất thường xuyên. Một cách ấm ức, tôi hỏi lại: - Giả sử hôm nay ra chợ gặp ba người ăn xin, nếu có thể giúp được ba đồng thì ta sẽ cho mỗi người một đồng hay cho luôn một người cả ba đồng, rồi không giúp hai người kia? Em tôi đáp: - Hãy giúp người nghèo khổ nhất trong ba người đó! Tôi hỏi: - Làm sao biết ai là người đáng giúp nhất? Em sốt sắng đáp: - Người có bề ngoài thảm hại, thần sắc tiều tụy, đầy thương cảm là người cần được giúp trước. Cũng có thể ưu tiên theo thứ tự trẻ con, người già, phụ nữ rồi mới đến đàn ông, người bị tật nguyền nặng hay nhẹ,… Khó tả lắm! Tùy thực tế cảm nhận lúc đó mà thôi! Tôi ôn tồn giãi bày: - Người ăn xin có nỗi khổ của họ, vừa khổ thân do phải lăn lóc xó chợ đầu đường, dãi nắng dầm sương, vừa khổ tâm do phải cam chịu thân phận thấp hèn, đôi khi còn bắt gặp ánh mắt, thái độ thiếu thân thiện thậm chí khinh khi. Và không hẳn người có bề ngoài tiều tụy nhất là người có hoàn cảnh khó khăn nhất! Bởi có người cố tạo bề ngoài đầy thương cảm thậm chí trông gớm ghiếc để khơi dậy lòng trắc ẩn của người khác nhưng cũng có người do cảnh ngộ bức xúc, phải nén lòng cầu xin sự giúp đỡ và họ không muốn làm ô nhiễm môi trường qua việc phơi bày các thương tật, họ thể hiện chừng mực nỗi khốn khó, tình trạng bi đát của mình đủ để những ai có từ tâm hiểu và giúp họ. Cho nên, thật khó mà đánh giá sự việc chỉ qua bề ngoài hay cảm nhận cá nhân nếu như chưa có được sự cảm nhận sâu sắc hay cái nhìn chính xác. Thôi thì vui giúp tất cả, có thể giúp lầm nhưng cố gắng đừng bỏ sót hay không giúp kịp thời, cố gắng giúp được chừng nào hay chừng nấy, được ngày nào hay ngày ấy, để kẻ khốn khó bớt phần vất vả, qua cơn đói lòng hay thoát cảnh hiểm nguy. Đứa em gái tuy chưa thừa nhận ngay cách lý giải của tôi nhưng cũng không nói gì thêm nữa. Tôi tin rằng em sẽ nghĩ lại quan niệm về bố thí của mình. Hôm khác, chị hàng xóm thân thiết sang chơi, phàn nàn với tôi: - Thỉnh thoảng, vợ chồng chị biếu má chút tiền tiêu vặt nhưng bà cụ cứ gom góp để dành cúng chùa hoặc bố thí không hà! Bực mình ghê! Tôi biết bác bên nhà được anh chị quan tâm và chăm sóc chu đáo. Tiền anh chị biếu để tiêu vặt, không phải là bác không có nhu cầu ăn uống hay mua sắm nhưng do bác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi được cúng chùa hoặc giúp đỡ ai đó. Chẳng lẽ đó không phải là cách xài tiền hợp lý ư? Tôi hỏi chị hàng xóm: - Chị có thực rõ ý nghĩa của việc cúng chùa không? Chị hàng xóm cũng là Phật tử nên mau mắn trả lời: - Cúng chùa là cúng dường Tam bảo, phụng dưỡng Tăng để hướng dẫn chúng sanh tu học cũng là phổ biến Phật pháp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng chùa và mỗi Tăng Ni mà người cúng dường sẽ được hưởng phước nhiều hay ít. Vì vậy, người ta thường tham gia các chuyến hành hương đến những ngôi chùa nổi tiếng có đông đảo Phật tử và các bậc cao tăng đạo cao đức trọng để cúng dường. Tôi tiếp lời: - Chị nghĩ có phần đúng, có phần chưa đúng. Cúng chùa chẳng phải vì chùa lớn hay nhỏ, chùa có nhiều hay ít Phật tử. Cúng dường Tăng chẳng phải vì Tăng giỏi hay dở, tốt hay xấu, chẳng phải vì ưa hay ghét và cũng chẳng phải vì chùa hoặc Tăng có giúp mình, giúp người hay không. Mà cần hiểu rõ ý nghĩa cao cả tột cùng của việc cúng chùa, cúng dường chư Tăng là bảo tồn và lưu truyền Phật pháp, là việc thiêng liêng, cao quý nhất trong đời người làm Phật sự. Hiểu được như vậy thì dù chùa có hưng thịnh hay suy sụp, chư Tăng có sáng đạo hay không cũng chẳng phải là chuyện để tâm, chỉ một lòng vì Phật pháp là trọn đời, tròn đạo! Chị hàng xóm tỏ vẻ hân hoan vì nhận ra ý nghĩa cúng chùa. Tôi lại hỏi: - Còn việc bố thí thì sao? Chị vui đáp : - Bố thí tất nhiên mang lại niềm vui và lợi ích cho người rồi nhưng mà mình thì hơi "hao" đó ! Tôi mỉm cười: - Bố thí mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trước tiên là cả hai đều vui. Người nhận vui đã đành, người cho nghĩ đến việc góp phần giúp người qua cơn cơ nhỡ nên cũng cảm thấy hân hoan, hài lòng, đôi khi còn có chút hãnh diện nữa bởi có khả năng, có điều kiện mới có thể bố thí được. Bố thí là gieo nhân lành nên sẽ hưởng quả ngọt trong hiện tại và nhiều kiếp sau nữa. Có thể xem bố thí là cách sử dụng đồng tiền được nhiều lần thậm chí vô lượng lần bởi nhân bố thí gieo đi sẽ mang lại sự sung túc, hạnh phúc trong nhiều đời. Ảnh minh họa Giúp đỡ cần phải kịp thời mới có ý nghĩa và hiệu quả cao. Việc làm tuy nhỏ bé, bình thường lại mang lợi ích, ý nghĩa lớn lao không cùng. Tấm lòng càng bao la thì càng cứu giúp được nhiều người, càng ban phát thì lại càng giàu lòng từ bi hơn.Một người sẵn lòng giúp đỡ, rồi chục người, trăm người, ngàn người,… cũng dễ dàng bố thí thì xã hội đâu còn những con người quá khổ đau hay những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, không còn trăn trở, suy tư về nỗi thống khổ của con người, hạnh phúc nơi ta mới thật sự trọn vẹn, trong sạch và thăng hoa. Cách đây nhiều năm, do sống đời kham khổ, tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cái chết như đã cận kề. Nằm bệnh viện hơn một tháng trời, lòng tôi ngổn ngang trăm thứ, chẳng ham sống cũng chẳng có ý niệm hay sợ hãi về cái chết, mọi thứ cứ lững lững, lờ lờ. Một đồng nghiệp cũ đến thăm, tặng tôi một món tiền khá lớn để có thể chữa trị căn bệnh ngặt nghèo ấy. Nhờ số tiền đó mà tôi đã qua khỏi cơn bệnh. Người đồng nghiệp kia không thân thiết lắm, đã nghỉ việc từ lâu, mức sống chưa thể gọi là khá giả nhưng nhờ giàu từ tâm nên đã cứu mạng tôi. Khi bắt gặp hoàn cảnh đáng thương, bế tắc, nếu có điều kiện giúp đỡ thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng mở lòng và mở hầu bao, dù đó là người không thân thiết lắm hay kẻ xa lạ. Khi cả cộng đồng biết sẻ chia, biết quan tâm đến nhau thì xã hội sẽ thực sự an lành, tốt đẹp. Và biết đâu, ngày nào đó chính bạn hay con cháu, người thân của bạn lại đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, dù bạn chẳng hề mong đợi. Vì hiện tại bạn khỏe mạnh, giàu sang nhưng những rủi ro, bất trắc,…. đều có thể xảy đến với gia đình bạn lắm chứ. Một trận hỏa hoạn, chẳng hạn, thiêu rụi toàn bộ gia sản của bạn hay con bạn vướng phải căn bệnh nan y đến nỗi phải dốc toàn bộ gia sản để chữa trị và gia đình lại rơi vào cảnh khốn cùng... Người đồng nghiệp giúp tôi năm xưa hiện đang sống rất hạnh phúc, an lành, của cải dư thừa cho dù bạn ấy không ngừng bố thí. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của luật nhân quả! Do vậy, đừng do dự nữa, hãy trải lòng ra, hãy bố thí một cách dễ dàng, sẵn sàng cho dù có phải vét đến những đồng xu cuối cùng bởi vì "Cội nguồn của hạnh phúc là cho chứ không phải nhận"! Tân Phước Đạt nguồn giacngo.online
    1 like
  8. - Chúc mừng chú Thiên Sứ ! Tâm huyết của chú sắp trở thành hiện thực ! Hồn thiêng sông núi Việt sẽ phù hộ chú
    1 like
  9. gửi ktsb Ngày mậu thân (DDT) 15 tháng canh thìn (BLK) nam canh dần (TBM) giờ đinh tị (STT) Anh cho em xin 1 quẻ nữa được không ah. Liệu tuần sau (4/5) em đi Trung Quốc có công việc làm ăn thì có nên đi hay không ah. EM cảm ơn anh nhiều Hưu Vô Vọng Luận: quẻ này thấy không thuận lợi. Ở tại chổ làm trung gian hay hoãn lại dịp khác hay hơn. Bởi hiện tại cũng chưa rỏ ý định của đố tác thế nào. Trước đây tuy có vẽ được hứa hẹn và xã giao tốt đẹp tình cảm nhưng vẫn chưa rỏ thực ý là muốn gì. Mình đi dầu có dò xét thì cũng bỏ công. Tưởng "thả con săn sắc"...ai ngờ " bắt con cá sặc" thì toi. Nói vậy thôi tùy duyên. Chưa biết đúng sai ra sao đâu nghen. hehe :huh: Thiên Đồng :lol:
    1 like
  10. VP mở cửa theo giờ làm việc, T7 chỉ có buổi sáng. Sách Phong Thủy thì chưa có bạn ạ
    1 like
  11. Chào bạn, Hiện tại chỉ còn cuốn 1. Bản chất của ý thức - Đức phật khai ngộ về tính thấy 2. Tính minh triết trong tranh dân gian việt nam (30.000 đ) 3. Tìm về cội nguồi kinh dịch (65.000 đ) @tommy dang: Hiện chỉ còn có 3 cuốn trên, hth sẽ chuyển trả bạn tiền thừa. Tiền quĩ từ thiện thì mình sẽ chuyển vào TK của cô Wildlavender. Nhân đây, bạn cho mình biết địa chỉ , tên để chuyển sách cho bạn Xin cảm ơn Bạn
    1 like
  12. VÀI HÌNH ẢNH CỦA BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN TRÊN VIETNAMNET Tôi ôm màu tím qua thu chết. Để mãi cô liêu với má hồng. Thu Say Có một số câu hỏi của độc giả. Nhưng vì thời gian có hạn, tôi không trả lời trực tiếp trong buổi giao lưu này. Tôi sẽ trả lời trên đây. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị độc giả.
    1 like
  13. Chào chị, Tương quan tuổi vợ chồng được Tỵ Dậu trong tam hợp thì tốt, vợ chồng yêu thương gắn bó, nhưng thiên can và mạng lại không tương sinh, vì thế cuộc sống khá lận đận! Từ khi sinh đứa đầu thì càng không thuận lợi trong mọi việc, tiền vào tiền ra khó giữ được, sức khỏe con lại không được tốt làm vợ chồng thêm phần vất vả! Gia đình chị nên sinh 1 cháu năm Nhâm Thìn 2012 là tốt nhất, Nhâm hợp Đinh, hợp Tân, mạng Hỏa con sẽ hóa giải xung mạng Mộc - Thổ của mẹ - cha, tương sinh cho anh trai! Đợi đến 2016 thì con chỉ hợp mẹ, ko hợp cha và anh! Ngoài ra, theo tuổi chồng chị - phi cung Khôn - nhà hướng Tây Nam là không hợp hướng theo Phong Thủy Lạc Việt! Bếp hướng Tây Bắc thì tốt! Tuy nhiên, 2 yếu tố này chỉ là 1 phần trong phong thủy của cả ngôi nhà, nên không thể vì thế luận đoán được những việc xảy ra trong nhà là do bếp và hướng. Để có thể hóa giải hoặc hỗ trợ Phong Thủy, cần phải xem xét toàn bộ ngôi nhà của chị. Chúc chị may mắn trong cuộc sống! Thiên Luân
    1 like
  14. Hoàng Sa, 36 năm vẫn cách một nhịp chèo? Hình như tôi đã khóc trong những đêm trắng cùng ngư dân đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa. Tôi đã khóc, nhưng nước mắt tôi không chảy, mà nghe quặn thắt trong lòng khi nhìn về phía quầng sáng, nơi có ánh đèn tín hiệu nhấp nháy trên đảo Tri Tôn, Bom Bay, Phú Lâm… Tôi cũng như hàng triệu con dân đất Việt đang ngày đêm bám biển và hướng về Hoàng Sa đã đớn đau nhìn vùng đất thiêng của Tổ quốc đang còn nằm trong tay của ngoại bang hơn 36 năm qua… Tôi không khóc… Trước khi ra Hoàng Sa, tôi đã mất nhiều tháng trời đọc lại toàn bộ tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, mảnh đất thiêng của Tổ quốc. Tôi đã đến nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về Hoàng Sa. Khi ở trong căn phòng nhỏ của Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, nơi “ở nhờ” của vị Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa và cái nơi được gọi là phòng trưng bày ấy chỉ chừng 16m2 chật hẹp mà lòng tôi tự hỏi: Chúng ta còn nghèo, nhưng lẽ nào lại nghèo với quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước? Lẽ nào không có một chốn riêng tử tế để đặt cái trung tâm hành chính của huyện đảo đã từng thổn thức bao con tim của người con đất Việt khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa! Chúng tôi không bao giờ biết khóc. Chúng tôi sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển Hoàng Sa. Thú thực, khi đặt chân vào Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng để đi tìm cái phòng làm việc của ông Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, tôi biết rõ mười mươi ông Đặng Công Ngữ là Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Cái chức danh ấy là có thực, nhưng không hiểu sao người ta không muốn giới thiệu bằng một bảng hướng dẫn? Trong hành lang hẹp dẫn đến căn phòng trưng bày tư liệu và hiện vật huyện Hoàng Sa nằm chéo góc đối diện với phòng làm việc của ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch huyện Hoàng Sa, tôi phải đứng chờ để người quản lý mở cửa. Nhưng dường như cửa đóng then cài đã lâu lắm, nên chiếc ổ khoá phải được đập phá, tôi mới vào được. Trong cái căn phòng chật hẹp ấy, tôi đã vỡ oà với biết bao nhiêu hình ảnh, tư liệu khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đứng nhìn những hình ảnh, tư liệu mà lòng tôi rưng rưng. Trong lòng tôi có biết bao câu hỏi tại sao? Chúng ta nghèo đến mức để không có một nơi trưng bày những tư liệu, hình ảnh này cho con dân nước Việt tìm về để thổn thức, để yêu thương cái mảnh đất mà 36 năm nay vẫn còn nằm trong tay của ngoại bang? Mãi đến bây giờ, cái huyện đảo Hoàng Sa được thành lập đã 13 năm (thành lập từ tháng 01/1997) được xác định ranh giới hành chính là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp. Ngày 21/4/2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014. Tôi đã mất nhiều ngày đi tìm cái trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, đi tìm vị chủ tịch huyện đảo này. Nhiều lời giới thiệu tôi đến Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng. Vẫn biết rằng, vị chủ tịch khả kính và kho tư liệu ngồn ngộn đang tá túc tại đây nhưng không hiểu sao đã nhiều lần tôi đến mà chân tôi không thể bước nổi qua cánh cửa hẹp này. Bởi tôi cũng như hàng triệu triệu trái tim con dân nước Việt vẫn ước mong một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa được xây dựng to đẹp. Bởi, đó là niềm tự hào của mọi con dân đất Việt khi tìm về để tri ân những bậc tiền nhân, để nhớ về vùng đất thiêng của Tổ quốc. Trong những ngày được làm ngư dân lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa, tim tôi nghẹn lại khi nhìn thấy những lá cờ Tổ quốc phần phật tung bay trên nóc ca bin của những con tàu ngư dân lướt sóng. Tôi đã đứng lặng người trước biển với niềm tự hào: Tổ quốc vẫn hiện diện hàng ngày, hàng giờ nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Lòng tôi ấm lại và không hề biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào. Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên nóc ca bin các tàu đánh bắt tại biển Hoàng Sa Thuyền viên Nguyễn Văn Nam cùng hàng trăm thuyền viên khác mà tôi gặp trong những ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đã tự hào nói với tôi rằng: Ngoài biển Hoàng Sa mênh mông, lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc mỗi con tàu đã giúp chúng tôi tự hào và vững tin hơn để đối mặt với hiểm nguy. Những tư liệu, hình ảnh, những sắc phong, những chiến thuyền, những con dân đất Việt một thời sống ở Hoàng Sa… Một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, một vị chủ tịch huyện đảo. Và ngoài biển đảo Hoàng Sa, tôi đã nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay… Đó là tất cả niềm tự hào của con dân đất Việt, là nơi truyền lửa yêu thương và niềm tin để cháu con tiếp tục cuộc hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. …nhưng lòng quặn thắt Tôi đã thắt lòng khi đi ngang qua các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ban đêm. Đứng nhìn từ xa, quầng sáng cùng ánh đèn nhấp nháy mà theo tay chỉ của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo đó là đảo Phú Lâm, Tri Tôn, Hai Trụ, Bom Bay… hiện vẫn đang còn bị Trung Quốc chiếm giữ. Thú thực, lúc đó, nước mắt tôi không rơi, nhưng lòng tôi quặn thắt. Cố với tay để nhặt nắm đất thiêng của Tổ quốc nhưng xa quá, mặc dù vùng đất thiêng ấy chỉ cách nơi tôi đi qua chưa đầy 2 hải lý trong cái đêm vượt qua vùng biển “tử thần” đảo Tri Tôn, Phú Lâm. Tôi năn nỉ thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn trong cái đêm đánh bắt nơi vùng biển đảo Bom Bay tìm cách cho tôi một lần được đặt chân lên đảo. Nhưng thuyền trưởng Tuấn bảo rằng: "không thể được", dù nơi ấy không phải là đảo quân sự nhưng cũng lắm hiểm nguy. Bởi chỉ cần đặt chân lên cái đảo san hô nhỏ nơi có trụ đèn là lập tức tàu tuần tra Trung Quốc vây bắt ngay. Phía bên kia là đảo Hoàng Sa, một phần máu thịt của Tổ quốc Còn thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng thì nửa đùa, nửa thật bảo với tôi rằng: "Nếu anh muốn lên các đảo Trung Quốc chiếm giữ chỉ có cách duy nhất là cho tàu chạy thẳng vào đảo và chấp nhận bị Trung Quốc bắt giữ là lên được đảo. Nhưng chưa chắc anh được lên đảo Phú Lâm, hay Tri Tôn. Ngay như anh em tụi tui bị Trung Quốc bắt giữ cũng chỉ lên được cái đảo nhỏ không tên nằm cạnh các đảo lớn". Đất trời thiêng liêng, biển đảo Hoàng Sa của Tổ quốc đây rồi. Tôi nhắm mắt nghe hồn thiêng sông núi, nghe lời thì thầm của vùng biển đảo yêu thương đang còn rên xiết trong tay của ngoại bang chiếm giữ. Ngước nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh trên nóc của những con tàu rẽ sóng giữa biển Hoàng Sa, tôi thấy tự hào. Nhưng lòng tôi lại quặn thắt khi nhìn về phía biển mờ xa nơi cái quần sáng nhấp nháy trong đêm mà lòng tôi tự hỏi: Đã hơn 35 năm đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, nhưng một phần đất máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc vẫn còn trong tay của ngoại bang. Chúng ta liệu có lãng quên dần theo thời gian?! Hoàng Sa máu thịt đây rồi! Tôi đã chạm tay vào vùng biển yêu thương để mà thổn thức, mà đau đớn cùng với niềm tự hào của con dân đất Việt trong những ngày được sống cùng hàng nghìn ngư dân can trường bám biển Hoàng Sa
    1 like
  15. Đêm dưới lòng biển Hoàng Sa Hằng đêm họ đối mặt với bao hiểm nguy giữa lòng biển bao la. Bất chợt tôi nhớ câu đùa vui của thuyền viên Nguyễn Văn Nam nói về cái nghề của mình: “Ngày lên dương gian ngủ; Tối xuống âm phủ làm bạn với hà bá” mà quặn thắt lòng… Nhọc nhằn mưu sinh nơi lòng biển Tôi đã từng theo tàu ra biển, từng đối mặt với sóng gió đại dương. Nhưng chuyến ra Hoàng Sa lần này khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận hết những gian khó nhọc nhằn của những ngư dân lặn bắt hải sản nơi vùng biển Hoàng Sa. Miếng cơm, manh áo của họ đang được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả bằng tính mạng của mình. Ngày ngủ, đêm xuống lòng đại dương mênh mông đối mặt với hiểm nguy bủa vây quanh mình. “Mỗi lần ngậm ống hơi lặn xuống lòng biển là rùng mình. Trời yên biển lặng còn dễ chịu. Những hôm trời nổi gió, lạnh thấu xương, lại bị sức ép của nước, nên thường xuyên xảy ra tai nạn. Nhẹ thì chảy máu lỗ tai, trào máu mũi. Nặng thì bị co cơ, tê liệt. Dưới lòng biển còn ấm, nhưng khi lên tàu thì rét run cầm cập…” thuyền viên Trương Văn Trưởng trên tàu Qng-95821-TS kể. Từ lòng biển Hoàng Sa lên sau khi bắt đầy tôm cá trong chiếc túi nhựa mang theo bên mình. Kết thúc 1 ca lặn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ Mỗi một lần xuống lòng biển giữa đêm khuya kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Tuỳ độ sâu mà mỗi thợ lặn sau khi bắt đầy cá trong chiếc túi lưới mang theo bên mình trồi lên mặt nước. “Nếu độ sâu khoảng 15-20m nước thì có thể lên ngay trong vòng 10 phút. Nếu độ sâu trên 30m nước thì sau khi lên mặt nước phải thực hiện qui trình giảm áp tuỳ mỗi người có thể kéo dài hơn 30 phút. Nếu thợ lặn nào làm sai một chút thì hậu quả chết người hoặc bại liệt toàn thân là khó tránh khỏi…”, Thuyền phó Trương Văn Á, một thợ lặn giàu kinh nghiệm giải thích. Để được xuống lòng biển Hoàng Sa, tôi phải mất hai đêm thực tập. Ngậm ống hơi, mang bộ đồ lặn biển, đeo dây chì vào thắt lưng, tôi theo thuyền viên Trương Văn Nam lặn xuống lòng biển Hoàng Sa ở độ sâu hơn 15m nước. Trong ánh đèn điện được nối từ máy phát trên tàu cùng ống dẫn hơi, lòng biển Hoàng Sa đen thẫm hiện ra trong ánh sáng mờ ảo của chiếc đèn điện 110W. Cả rặng san hô đủ màu sắc như những cánh rừng bạt ngàn giữa đại dương hiện ra trước mắt trong ánh điện mờ ảo. Theo tay chỉ của Nam và cái gật đầu ra hiệu, tôi bám theo phía sau bắt đầu đêm săn bắt cá giữa lòng biển Hoàng Sa. Lách qua những rặng san hô mọc chen chúc, những con hải sâm nằm trơ mình, cứ thế nhặt bỏ vào túi lưới mang bên mình. Những con cá to ngủ đêm trong hang được Nam dùng xiên đâm. Nhiều con cá to, người và cá vật nhau giữa lòng biển mới bắt được. Ngư dân lặn đêm dưới lòng biển Hoàng Sa Tôi cố chịu đựng bám theo Nam. Nhưng trước sức ép của nước, cũng như thiếu dưỡng khí, ngực tôi bắt đầu tức, khó thở. Hai lỗ tai đau nhức và hai chân gần như không điều khiển được. Bỏ chuyến săn bắt cá, Nam đưa tôi lên mặt nước. Thú thật, lần đầu tiên tôi nếm mùi của đau đớn vì bị co cơ do sức ép của nước. “May lên kịp, và sức khoẻ tốt. Nếu không thì hậu quả chảy máu lỗ tai, hộc máu mũi và bại liệt là khó tránh khỏi…”, Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo với tôi như vậy. Nằm trong khoang tàu tôi thấy mùi mặn chát không phải của nước biển. Mà cái mùi mặn ấy thấm tận trong lòng của máu, mồ hôi và nước mắt trong cuộc mưu sinh cơm áo giữa lòng đại dương mênh mông đầy bất trắc. Luật của biển “Đã ra biển là đối mặt với hiểm nguy, bất cứ nghề nào ở biển cũng phải đổ mồ hôi và máu mới có được miếng cơm manh áo cho vợ con trên bờ. Biển hào phóng ban tặng cho con người cuộc sống. Nhưng biển cũng lấy cuộc sống của con người. Luật biển rất sòng phẳng và công tâm…”. Lời triết lý của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sau 22 năm bám biển như khẳng định cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những ngư dân giữa đại dương mênh mông là tất yếu phải chấp nhận. Luật của biển là đức tin nhiệm màu của Mẹ biển. Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân sắm lễ vật cúng trước biển trước khi đánh bắt Suốt chuyến hải hành ra Hoàng Sa, tôi mới hiểu ra thế giới tâm linh với biển mà mỗi ngư dân mang trong mình khi ra với Mẹ biển. Trước mỗi tai ương cướp đi bao sinh mạng con người, nhưng bao giờ những con dân của biển cũng tôn trọng và coi biển như lòng mẹ bao dung. Không bao giờ oán trách, bởi Mẹ biển đã cho họ cuộc sống miếng cơm manh áo hàng ngày. Những lúc cuồng phong, bão tố, những ngư dân như anh Tuấn, anh Quang, anh Hồng và hàng nghìn ngư dân khác đều chắp tay trước ngực nguyện cầu và tự hỏi mình đã làm gì để Mẹ biển nổi cơn thịnh nộ?! Mãi đến khi đã vào bờ, tôi mới kịp hiểu ra tại sao trước và sau mỗi chuyến đi biển, rất nhiều lễ nghi thành kính được ngư dân bày ra trước biển để nguyện cầu với lòng thành kính. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang đã từng đoán chắc với tôi rằng: “Không có luật nào nghiêm bằng luật của biển. Cái luật bất thành văn ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong tâm mỗi con người sống ở biển. Đã hứa là làm, cho dù lời hứa ấy chỉ ở trong tâm chẳng ai hay….” Còn nhớ sau trận bão số 9 hồi năm ngoái khi tôi về các làng chài ở Bình Châu, huyện Bình Sơn và An Hải, đảo Lý Sơn. Đi qua những làng chài xơ xác vì bão quật tan tành, nhà cửa đổ sập chưa kịp dựng lại, nhưng bà con ngư dân lại mổ heo ăn mừng. Hỏi ra mới biết họ vừa mới thoát chết trở về từ Hoàng Sa. Tận mắt chứng kiến cảnh những ngư dân liêu xiêu trở về nhà sau bão tôi mới hiểu ra tại sao nhà sập không lo dựng lại, mà lo mổ heo ăn mừng. Họ bảo không phải mổ heo để ăn mừng mình sống sót trở về mà mổ heo để cúng thần biển mà mình đã nguyện cầu khi gặp tai ương bão tố. Chút lòng thành sau chuyến biển trở về “Anh em đi biển tụi tui, cứ mỗi lần gặp tai ương là cầu nguyện trong tâm. Ai cầu nguyện và hứa điều gì trước biển là phải thành tâm. Thoát nạn trở về, cho dù có nghèo khó cũng phải thực hiện cho bằng được lời mình đã hứa trước biển…” - thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang giải thích cho tôi hiểu cái luật bất thành văn ấy. “Ngay anh em bạn tàu, bất kỳ người nào gặp tai nạn trên biển trong lúc đánh bắt thì chủ tàu phải lo chu toàn. Không chỉ lo cho bản thân người bị nạn mà cả vợ con, cha mẹ của họ. Nếu họ không còn ra biển được nữa, thì chủ tàu cứ thế phải lo cho cuộc sống của họ đúng 1 năm. Luật biển là vậy…” Chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn kể. Nhiều lắm những luật biển bất thành văn như thế được những lão ngư kể cho tôi nghe trong những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa. Lòng chân thành, tính cương trực, thẳng thắn và can trường được hun đúc từ những hiểm nguy mà Mẹ biển dạy họ. Từ những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa với bao câu chuyện về biển, tôi đã thấu hiểu vì sao suốt mấy trăm năm nay, dù có phải đối mặt với hiểm nguy của bão tố, của tàu tuần tra Trung Quốc giữa biển Hoàng Sa, những ngư dân tay trắng vẫn đương đầu chống chọi không hề biết run sợ…
    1 like
  16. 'Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông' Tất cả những ngư dân tôi gặp trong những ngày theo tàu lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đều khẳng định rằng: Biển Hoàng Sa là nhà của họ. Mỗi năm, hơn 2/3 thời gian họ sống và mưu sinh nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Dường như những tai ương bão tố, sự đe doạ, uy hiếp tính mạng của tàu tuần tra Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ vẫn không làm họ chùn bước. Bởi trong trái tim của họ, biển đảo Hoàng Sa là phần máu thịt thiêng liêng không thể thiếu… Máu thịt Hoàng Sa “Bà con ngư dân tụi tui một cảnh hai quê. Nhà ở đất liền, nhưng cuộc sống thì ở biển Hoàng Sa. Tất cả miếng cơm manh áo, tài sản và tính mạng đều ở hết ngoài biển. Mỗi năm 12 tháng, anh em tụi tui sống ngoài vùng biển Hoàng Sa hết 8 tháng. Mấy chục năm ni, anh em tụi tui đều xem vùng biển Hoàng Sa như ngôi nhà thứ 2 của mình…”, mở đầu câu chuyện với tôi trong đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự. Chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng... Những ngày lênh đênh trên những chuyến tàu đánh bắt của bà con ngư dân, bất cứ thuyền viên nào tôi gặp, khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa là câu chuyện về biển, về ký ức những ngày đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển này lại cứ thế tuôn trào. Ở tuổi 30, nhưng thuyền viên Trương Văn Tin trên tàu Qng-95821 đã có thâm niên hơn 13 năm sống ở biển Hoàng Sa. Tin kể: “Mỗi khi tàu hết nhiên liệu, lương thực phải vào đất liền. Lên bờ ít ngày lại nhớ biển không chịu được. Vùng biển Hoàng Sa đến bây giờ với em đã là máu thịt không thể thiếu…” ....Nhưng Hoàng Sa là máu thịt của Tổ quốc vẫn mãi mãi trong tim Còn thuyền viên Trương Văn Công, người lớn tuổi nhất và có thâm niên hơn 25 năm bám vùng biển Hoàng Sa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in những lần thoát chết trong gang tấc. Trong cái đêm trắng giữa biển Hoàng Sa ông kể cho tôi nghe những lần ông cùng các thuyền viên bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Thậm chí những lần tưởng chết rồi. Nhưng nhờ Mẹ biển chở che, ông trở về an toàn trong nước mắt của vợ con chờ đợi vô vọng trên bờ. Câu chuyện về biển Hoàng Sa mà thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, chủ tàu đánh bắt Qng-55111-TS kể cho tôi nghe trong cái đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay là cả một quãng đời gian khó nhưng đầy kiêu hãnh của anh. Năm 15 tuổi anh lên tàu làm ngư dân sau khi nghỉ học. Đến năm 20 tuổi anh là thợ lặn nỗi tiếng ở vùng biển Hoàng Sa. Giống như kình ngư anh vẫy vùng một vùng biển rộng, từng hợp đồng đi trục vớt đồ cổ tại đảo Cù Lao Chàm. Từng cưỡi sóng đạp gió tung hoành ngang dọc nơi vùng biển Hoàng Sa. Nhiều chuyến biển kéo dài cả tháng trời không vào bờ. Thời trai trẻ khi chưa có vợ con trên bờ, anh ở lì ngoài Hoàng Sa hết tháng này đến tháng khác, cứ thế theo tàu đi lặn bắt cá ở các rạn san hô ven các đảo Hoàng Sa. Lúc bão tố chạy vào bờ ít ngày, tan bão là nhớ biển nên lại trở ra. Một góc đảo chìm giữa biển Hoàng Sa. Gom góp chút vốn liếng trong những năm làm thợ lặn, vay mượn thêm bạn bè, người thân, anh đóng chiếc tàu công suất 70 CV với trang thiết bị hiện đại, từ máy định vị, máy dò tìm cá cùng các máy móc thiết bị chuyên dùng cho nghề lặn biển. Anh bắt đầu những tháng ngày lấy biển Hoàng Sa làm nhà. Đã hơn 23 năm có mặt thường xuyên trên vùng biển Hoàng Sa, ở cái tuổi 38 dạn dày sóng gió biển khơi, anh bảo với tôi rằng chưa bao giờ anh biết khóc trước gian khổ hay bất trắc của những ngày gặp bão tố hay bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Nhưng khi tôi nhắc đến Hoàng Sa mắt anh rưng rưng, tim anh như nghẹn lại. Bởi Hoàng Sa đối với anh như là máu thịt, là ngôi nhà thứ 2 đầy sóng gió. Biển Hoàng Sa đã cho anh và vợ con, anh em trên bờ cuộc sống cơm áo hàng ngày. Niềm vui của ngư dân bắt được con cá to giữa lòng biển Hoàng Sa. Hỏi về ký ức những ngày sống ở biển Hoàng Sa, anh trả lời tôi bằng ánh mắt đăm đăm nhìn về hướng đảo Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ…Ở đó anh đã có những tháng ngày kinh hoàng đối mặt với bão biển, với những trận rượt đuổi nghẹt thở của tàu tuần tra Trung Quốc. “Đã có lúc tui suy nghĩ bán tàu lên bờ tìm nghề khác để mưu sinh. Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu. Cho dù có phải đương đầu với bao hiểm nguy, tui cũng sống chết với Hoàng Sa…”, thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng khẳng định Sống chết với Hoàng Sa Nhiều chủ tàu tôi gặp trong những ngày ở biển Hoàng Sa và khi đã vào bờ. Tất cả đều đoan chắc rằng họ đã sinh ra ở biển, biển nuôi sống họ bao đời nay và bây giờ con cháu họ vẫn tiếp tục ra khơi. Nên họ quyết sống chết với vùng biển Hoàng Sa này. Bởi ở đó suốt mấy trăm năm nay, hết thế hệ này, đến thế hệ khác tiếp nối bước chân ra đảo không hề biết run sợ trước bão tố. Chúng tôi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, bất chấp mọi thế lực hung bạo. Lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn kể với tôi rằng anh là đời thứ 7 tiếp nối bước chân của cha ông ra Hoàng Sa. Năm 16 tuổi đã lên tàu vượt sóng gió với hơn 4 ngày đêm. Ngày đó trong ký ức của ông vẫn còn tươi nguyên với những chiếc tàu công suất nhỏ, dụng cụ thô sơ. Nhưng những ngư dân lớp cha anh vẫn kiên cường bám vùng biển này để mưu sinh. Đến thời của anh may mắn hơn có được tàu to, công suất lớn, nên thời gian ra Hoàng Sa được rút ngắn xuống còn hai ngày hai đêm. Trong câu chuyện về khát vọng ngày mai, ông mơ một ngày con cháu của ông cũng sẽ tiếp nối và sẽ đóng được những chiếc tàu to hơn để chinh phục vùng biển đảo giàu có này. Và ngày đó, ông tin Hoàng Sa không còn trong tay của ngoại bang. Còn bây giờ, ông bảo: “Có chết, tui cũng bám vùng biển này để chết, quyết không lên bờ.” Lời khẳng định của ông như một lời nguyền trước biển cả, mà không phải đến bây giờ ông mới nói. Những chuyến biển sinh tử mà ông từng đối mặt nơi vùng biển Hoàng Sa này từ nhiều năm trước vẫn không làm ông chùn bước. Niềm vui của ngư dân khi săn bắt được hải sâm giữa biển Hoàng Sa Ngay chuyến ra khơi đầu năm, khi tàu ông vừa đến vùng biển đảo Phú Lâm đã gặp tàu của 17 ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm giữa khuya, ông sẵn sàng bỏ chuyến biển với phí tổn hàng trăm triệu đồng để cứu người đưa vào bờ mà không hề đòi hỏi thiệt hơn. Với ông, cũng như nhiều ngư dân khác, những bạn tàu cùng bám biển Hoàng Sa như anh em ruột thịt một nhà. Lúc hoạn nạn cùng chia sẻ là lẽ thường tình. Trong cái đêm ngày 21/3, tàu ông Là bị Trung Quốc bắt, qua máy bộ đàm, ông thông báo rằng có tất cả 7 tàu đánh bắt của bà con Lý Sơn và Bình Châu bị tàu tuần tra rượt đuổi và tàu ông Là kém may mắn bị bắt giữ. Ông Tuấn trầm ngâm bảo: “Mấy năm gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc thường xuyên rượt đuổi bắt giữ tàu của bà con ngư dân Việt Nam. Nên việc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa gặp khó khăn. Cho dù khó khăn và hiểm nguy, nhưng tất cả bà con tui không ai bỏ tàu lên bờ…” Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang đã 3 lần bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc, cướp máy móc, đập phá đồ đạc trên tàu. Đã từng trắng tay trở về. Hôm gặp tôi giữa biển Hoàng Sa, đưa tay chỉ chiếc tàu mới mua hồi đầu năm 2008, sau đó bị Trung Quốc thu giữ máy móc, thiết bị hôm tháng 9-2009 khi đang tránh bão tại đảo Cẩu và được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ dàn máy ICOM, anh Quang tâm sự: “Giữa biển Hoàng Sa, tất cả thông tin với đất liền, tàu bạn, cũng như thông tin dự báo thời tiết đều nhờ vào dàn máy ICOM. Nhờ vậy mà anh em đi biển của tàu tui và các tàu bạn trên vùng biển Hoàng Sa thấy gần đất liền…” Bất chấp mọi hiểm nguy, ngư dân vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa để mưu sinh Hỏi chuyện hiểm nguy, anh Quang tâm sự: ”Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa làm sao mà kể cho hết. Nhưng anh em chúng tôi không bao giờ nói hiểm nguy. Bởi giữa cái chết và cái sống nơi vùng biển Hoàng Sa khó mà biết trước. Nhưng cho dù có chết, anh em tụi tui vẫn quyết bám vùng biển này. Bởi đó là vùng đất thiêng của Tổ quốc mà cha ông mấy trăm năm trước đã đổ máu, mồ hôi để khai phá. Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông…” Không riêng gì anh Quang, anh Tuấn, anh Hồng, cùng hàng chục ngư dân khác trên các tàu đánh bắt giữa biển Hoàng Sa mà tôi có dịp ngồi trò chuyện, tất cả đều khẳng định với tôi rằng biển Hoàng Sa là máu thịt của họ. Cho dù có hiểm nguy, họ vẫn kiên quyết bám biển và không biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào, cho dù hung bạo đến đâu.
    1 like
  17. Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa Trong chuyến ra Hoàng sa, tôi đã có nhiều ngày đêm cùng sống, cùng ăn, cùng ở và cùng xuống lòng đại dương với những ngư dân lặn biển săn tìm hải sản giữa biển Hoàng Sa. Cuộc mưu sinh cơm áo nhọc nhằn của những ngư dân có tận mắt chứng kiến mới thấy hết những hiểm nguy mà họ đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt. Hoàng Sa, những ngày tôi được tận mắt thấy, tai nghe và những giờ phút nghẹt thở cùng với ngư dân khi vượt qua vùng biển “tử thần” đảo Phú lâm, Tri Tôn. Tôi mới hiểu hết cái giá của tự do mà bao máu xương của cha ông đã đổ xuống… Hơn 1 ngày đêm, trước khi tàu đến vùng biển đảo Bom Bay, nhờ chiếc bộ đàm trên tàu của thuyền trưởng N.T.T, tôi liên lạc trước với tàu đang đánh bắt của anh Nguyễn Thanh Tuấn đang đánh bắt tại đây và được chấp nhận cho tôi lên tàu làm ngư dân “không số” để cùng ăn, cùng ở và cùng lặn biển với ngư dân. Những ngư dân trẻ vẫn can trường bám biển Hoàng Sa. So với chiếc tàu đưa tôi ra Hoàng Sa, tàu của anh Nguyễn Thanh Tuấn lớn hơn nhiều với công suất 120 CV. Anh Tuấn tiếp tôi ngay trên ca bin tàu và bảo anh vừa mới trở lại Hoàng sa sau khi bỏ dở chuyến biển để cứu và đưa 17 ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm hôm 9-3 vào bờ. Đây là chuyến biển thứ 2 kể từ sau Tết Nguyên đán 2010 anh trở lại vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Trên tàu có tất cả 12 thuyền viên đều là anh em bà con ruột thịt trong gia đình. Anh Tuấn cười bảo: “Cái nghề của anh em tụi tui có chi mô mà kể. Anh sống ở trên tàu ít đêm sẽ hiểu. Tụi tui ăn cơm dương gian, làm bạn với hà bá mà. Cực khổ trăm bề, nhưng chúng tôi quyết không bỏ biển…” “Suốt mấy chục năm ni tàu bà con ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc bắt bớ đánh đập, cướp tàu, rượt đuổi. Nhưng với bà con ngư dân tụi tui vẫn xem biển đảo Hoàng Sa là nhà, như một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc nên sẵn sàng đối mặt, không hề biết run sợ, cho dù trong tay không một tấc sắt. Có thể nói, mỗi một con tàu của ngư dân Việt Nam xuất hiện ở vùng biển Hoàng Sa giống như cột mốc chủ quyền “sống” bất khả xâm phạm…” anh Tuấn tâm sự. Mài "vũ khí" để chuẩn bị lặn xuống lòng biển sâu. Trong suốt chuyến đánh bắt kéo dài gần 1 tháng, tàu anh Tuấn cùng hàng trăm tàu của ngư dân khác có mặt nơi vùng biển Hoàng Sa thoắt ẩn, thoắt hiện quanh khu vực các đảo nhỏ như Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ, Ba Tiếng, Bom Bay…thuộc quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt vào ban đêm. Với lão thuyền trưởng can trường Nguyễn Thanh Tuấn, dường như sóng gió, bão tố, hay những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc với lão đều có cách để né tránh và không hề biết run sợ. Đã từng bị Trung Quốc bắt giữ, rồi bị bão Chan Chu nhấn chìm, nhưng tất cả những hiểm nguy ấy anh đã vượt qua và trở về an toàn. Thời gian ở biển Hoàng Sa với anh nhiều hơn ở nhà. “Mỗi năm từ tháng Giêng đến tháng 8, tàu tui có mặt thường xuyên. Chỉ trừ những ngày vào bờ lấy nhiên liệu và lương thực ít ngày, thời gian còn lại là ở vùng biển ni…” anh Tuấn kể. Hôm tôi sang tàu anh đang đánh bắt sát khu vực đảo Bom Bay chừng 1 hải lý. Tôi hỏi anh có sợ không? Vừa cầm lái điều khiển con tàu chầm chậm tiến lùi theo hệ thống dây dẫn hơi và điện thắp sáng cho anh em lặn dưới biển, anh cười bảo: “Bọn chúng tàu to, nhưng cũng biết sợ bóng đêm, cũng ngán ngại những chiếc tàu nhỏ của ngư dân Việt Nam.” Ngư dân lặn biển vừa lên khỏi mặt nước giữa đêm khuya nơi biển Hoàng Sa. “Mỗi ngày anh em tụi tui chỉ làm vào ban đêm, sáng ra là chạy xa đảo hơn 10-20 hải lý ngoài hải phận quốc tế để neo đậu cho anh em ngủ lấy sức và tránh sự truy đuổi của tàu tuần tra Trung Quốc…” anh Tuấn tâm sự. Cả 12 thuyền viên trên tàu chia làm 2 ca lặn. Mỗi ca 5 người, còn lại hai người trên tàu kéo ống hơi cho những người lặn bên dưới. Mỗi ca lặn dưới lòng biển Hoàng Sa dọc theo các rạn san hô quanh khu vực các đảo nhỏ kéo dài từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Riêng anh Tuấn thì điều khiển con tàu chạy theo thợ lặn đang làm việc dưới lòng biển Hoàng Sa và làm công việc cảnh giới tàu Trung Quốc bất ngờ tấn công. Hiểm nguy rập rình Trong câu chuyện anh Tuấn tâm sự với tôi trong đêm trắng cùng anh nơi vùng biển sát đảo Bom Bay, anh Tuấn cười buồn bảo: “Cái nghề lặn biển mò tôm cá của anh em tụi tui giống như ma. Ngày ngủ đêm thức, những hiểm nguy rập rình ngày đêm với những ngư dân không biết đâu mà lần. Tất cả phó mặc cho sự may rủi…”, rồi anh cười bảo với tôi rằng: “Hên, xui thôi mà…” Còn câu chuyện mà thuyền phó Nguyễn Văn Á kể với tôi giữa đêm nơi vùng biển Hoàng Sa, nếu không tận mắt chứng kiến khó mà tin được. Đang điều khiển con tàu chạy theo hệ thống dây dẫn hơi cho anh em thợ lặn dưới biển, bỗng từ xa khoảng chừng 200m, ánh đèn của thợ lặn dưới biển hắt lên. Tưởng là anh em lên, nhưng khi quan sát thấy bất thường, anh Á quyết định cho tàu chạy chậm lại nơi ánh đèn. Bám theo những ngư dân đang lặn đêm dưới biển. Bất ngờ một thợ lặn tên Nam bị áp lực nước quá mạnh dưới lòng biển sâu hơn 30m gây co cơ phải trồi lên mặt nước. Do bị đau thắt cơ do nước ép, Nam không thực hiện qui trình giảm áp, nên bị co giật. Lập tức Nam được đưa lên tàu cấp cứu. Nam quằn quại đau đớn vì bị co rút cơ do áp lực nước. “Đây là trường hợp nhẹ, được phát hiện kịp thời, nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng.” anh Á cho biết. Theo anh Á kể, nhiều thợ lặn đang làm việc dưới độ sâu hơn 30m nước, thường xuyên bị áp lực nước gây co cơ. Nặng hơn có thể gây liệt toàn thân nếu không cấp cứu kịp thời. Ngay trên tàu của anh Á, đã có 3 trường hợp bị bại liệt phải lên bờ, trở thành người tàn phế. Chuyện áp lực nước gây chảy máu tai, trào máu mũi, gây bại liệt. Rồi gặp các loại cá dữ dưới nước như cá mập xảy ra hàng đêm khi lặn biển. Nhưng những nguy hiểm ấy không đáng sợ bằng tàu Trung Quốc phát hiện rượt đuổi. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, chủ tàu Qng-95821-TS kể, anh đã nhiều lần bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Nhưng nhờ cảnh giới và phát hiện từ xa, nên tàu anh đã nhiều lần chạy thoát. Người trên tàu dõi mắt theo dõi thợ lặn dưới biển. Câu chuyện kể lại của thuyền trưởng Nguyễn Minh Quang, chủ tàu Qng-90078-TS trong cái đêm ngồi cùng tôi trên ca bin tàu giữa biển Hoàng Sa như một thước phim quay chậm. Ký ức những ngày kinh hoàng bị bắt giữ đánh đập vẫn chưa thôi ám ảnh anh cùng 12 thuyền viên trên tàu. Anh Quang nhớ lại: Nhận được tin báo bão với sức gió giật trên cấp 12 của cơn bão số 9 hồi tháng 9-2009 vừa qua, tàu anh cùng hàng chục tàu khác đang đánh bắt tại vùng biển đảo Tri Tôn. Do bão đến quá nhanh, không thể cho tàu chạy vào đất liền kịp. Biết là nguy hiểm, nhưng anh vẫn quyết định đưa tàu vào đảo Cẩu do Trung Quốc chiếm giữ để tránh bão. Những ngư dân lặn biển này thường xuyên đối mặt với hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa. Nhưng họ vẫn can trường bám biển. Khi đưa tàu vào gần đến đảo, đạn của lính Trung Quốc bắn ra như mưa. Anh nghĩ kiểu ni chết là cái chắc. Bởi bão đuổi sau lưng, còn đạn trên đảo bắn ra như mưa trên đầu. Tàu anh cùng hàng chục tàu khác của bà con đảo Lý Sơn không còn sự chọn lựa nào khác là dàn hàng ngang cắm đầu chạy vào đảo Cẩu để tránh bão. Anh Quang nhớ lại: “Hồi đó anh em tụi tui chỉ nghĩ một điều, nếu chạy vào đảo còn có cơ may sống sót. Nếu có chết cũng còn tìm được xác cho vợ con nhìn thấy. Chứ ở ngoài biển, thì bão nhấn chìm, tìm đâu ra xác…” Nhiều chuyện kinh hoàng giữa biển Hoàng Sa mà các thuyền trưởng Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thanh Tuấn… kể cho tôi nghe, khi tận mắt chứng kiến trong những đêm thức trắng giữa biển. Tôi mới hiểu những nhọc nhằn, gian khổ, và hiểm nguy đang treo lơ lửng trên đầu họ suốt những chuyến ra khơi, nhưng họ vẫn ngày đêm can trường bám biển.
    1 like
  18. Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”. Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương…. Đi qua vùng biển “tử thần” Trước khi tàu bắt đầu chạy qua vùng biển đảo Phú Lâm, tôi được lệnh của thuyền trưởng Nguyễn T.T. yêu cầu đem toàn bộ máy móc bọc vào túi ni-lon cột chặt đưa cất giấu dưới hầm tàu để đề phòng khi tàu Trung Quốc phát hiện bắt giữ . Chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần" Thuyền trưởng T. bảo: “Nếu không may bị tàu TQ bắt giữ, phát hiện anh đem theo máy ảnh, chắc chắn anh khó có đường trở về. Vì vậy, trường hợp xấu nhất, có thể phải vứt bỏ toàn bộ máy móc anh mang theo xuống biển, nếu như anh muốn bảo toàn mạng sống để trở về…”. Không biết thực hư lời cảnh báo đó như thế nào. Nhưng trong hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm qua vùng biển được bà con ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết” này, toàn bộ đèn trên tàu được lệnh tắt. Chỉ còn bóng điện nhỏ đủ soi sáng chiếc la bàn đặt trước bánh lái cho tài công định hướng chạy tàu giữa đêm đen trên biển. Trên gương mặt thuyền trưởng Nguyễn T.T lộ rõ vẻ căn thẳng, mắt luôn quan sát phía trước và hai bên. Thuyền trưởng T. kể: Hơn 22 năm bám vùng biển Hoàng Sa từ những ngày còn là ngư dân đi bạn đến khi sắm tàu, anh thuộc vùng biển này như lòng bàn tay và nhận biết ánh đèn của các tàu. Đâu là tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam, đâu là tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc. Trừ trường hợp tàu tuần tra của Trung Quốc bất thần xuất hiện thì bó tay. Nếu phát hiện từ xa, thì còn có cơ may chạy thoát. Biển Hoàng Sa chụp từ khoang tàu trước khi chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần" Chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương…. Nơi vùng biển “tử thần” này, chỉ mới hôm ngày 23-3, khi trên đường từ Hoàng Sa trở về, tôi lại nhận được tin tàu của ông Tiêu Viết Là, một tàu đánh bắt công suất 70 CV mang số hiệu Qng-50362 mà tôi đã gặp nơi vùng biển Hoàng Sa cùng 12 thuyền viên trên tàu đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm khoảng chừng 4 hải lý đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ đòi khoảng tiền chuộc hơn 150 triệu đồng. Tôi vuốt ngực, ơn trời tôi đã gặp may. Nếu hôm 22-3, tôi ở lại trên chiếc tàu ấy, chắc giờ này đã trở thành “con tin” bị Trung Quốc bắt giữ nơi đảo Phú Lâm. Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện mà ông Là kể cho tôi nghe hoàn cảnh khi ông đã 2 lần trắng tay vì bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Sự đời người ta bảo”họa bất hoá tam”, nhưng với ông, lần bị bắt này là thứ 3 trong vòng hơn 5 năm qua. Ông kể: 2 lần trắng tay trở về, rồi đi bạn làm thuê không đủ nuôi vợ con 7 người trên bờ. Đánh liều ông vay tiền mua tàu và ra Hoàng Sa. Lần này thì ông cùng 11 thuyền viên tiếp tục bị bắt, thu tàu, đòi tiền chuộc với số tiền vượt ngoài khả năng của một ngư dân nghèo. Sửa máy móc cho an toàn chờ trời tối để vượt qua vùng biển "tử thần" “Việc ngư dân Việt Nam đi ngang hay đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm, Tri Tôn thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ thu tàu xảy ra như cơm bữa trong những năm gần đây. Bởi Trung Quốc không muốn sự có mặt thường xuyên của ngư dân Việt Nam tại vùng biển này. Nhưng đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, việc Trung Quốc bắt giữ tàu đòi tiền chuộc là vô lý…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn nói. Đó là chưa kể hàng trăm tàu khác với hàng trăm ngư dân phải bỏ mình nơi vùng biển này vì bão tố. Chỉ tính riêng trận bão Chan Chu hồi tháng 5-2006, đã có hơn 158 ngư dân tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng bỏ mình khi đánh bắt tại khu vực biẻn Hoàng Sa bị cơn bão Chan Chu nhấn chìm. Hơn 10 giờ nghẹt thở Suốt chuyến hải hành chạy ngang vùng biển đảo Phú Lâm, Tri Tôn đến vùng biển đảo Bom Bay phải mất hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm. Thuyền Trưởng Nguyễn T.T bảo với tôi rằng: “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ. Cách đây chừng 10 năm, vùng biển này còn là vùng biển chung, tàu đánh bắt các nước trong khu vực cùng đánh bắt quanh các đảo. Nhưng không hiểu tại sao, mấy năm gần đây Trung Quốc lại tăng cường tuần tra, không cho tàu các nước đánh bắt, muốn độc chiếm khu vực biển Hoàng Sa và không muốn sự xuất hiện của ngư dân Viẹt Nam, nên thường xuyên bắt giữ thu tàu…”. Những chiếc tàu đã từng vượt qua vùng biển "tử thần" an toàn Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang thì bảo rằng, anh đã có hơn 22 năm bám nơi vùng biển Hoàng Sa. Những năm trước, khi đánh bắt cũng như đi qua vùng biển này vào ban ngày đều bình yên. thường xuyên gặp tàu Trung Quốc tuần tra, không hề bị xua đuổi hay bắt bớ. Nhưng không hiểu vì sao độ chừng 5 năm trở lại đây, tàu quân sự và kiểm ngư của Trung Quốc lại có những động thái bắt giữ tàu đánh bắt của bà con ngư dân Việt Nam. Đến 1 giờ sáng đêm ngày thứ 3, tàu chúng tôi đã vượt qua vùng biển “tử thần” nằm sát đảo Phú Lâm chừng 10 hải lý. Vùng biển đảo chìm Bom Bay hiện ra trong màn đêm. Theo tay chỉ của thuyền trưởng T., đảo chìm Bom Bay hiện ra giữa mênh mông biển cả chỉ xác định qua ánh đèn hiệu nhấp nháy được Trung Quốc cho xây dựng trên đảo này. Đây là đảo không có lực lượng quân sự Trung Quốc đóng giữ. Nhưng theo thuyền trưởng T. cho biết, thỉnh thoảng tàu quân sự và tàu kiểm ngư Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra tại khu vực này. Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị bắt giữ. Tuy nhiên, vùng biển quanh đảo Bom Bay vẫn là ngư trường tương đối an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt vào ban đêm. Đặc biệt là nghề lặn biển săn tìm hải sâm, tôm hùm và các loài cá quí nhiều vô kể nơi các rạn san hô quanh đảo. Phía bên kia là đảo Phú Lâm cách 10 hải lý Điểm quyết định dừng tàu để chuẩn bị đánh bắt lúc 1 giờ sáng ngày thứ 3 sau chuyến ra Hoàng Sa được thuyền trưởng T. xác định là cách đảo Bom Bay chừng 2 hải lý nằm ở toạ độ 16 độ 03-447N và 112 độ 26-854E thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Cả rạn san hô quanh khu vực đảo Bom Bay kéo dài hơn 12 hải lý là ngư trường tốt nhất cho nghề lặn biển vào ban đêm của ngư dân Việt Nam. Thuyền phó T.V. A. chuẩn bị đồ nghề cho đêm đánh bắt đầu tiên ra Hoàng Sa. Thời gian được ấn định cho hai nhóm thợ lặn là 4 giờ đồng hồ, chia làm 2 ca. Sau đó, tàu phải lập tức rời nơi đánh bắt trước 5 giờ sáng ra hải phận quốc tế neo đậu để tránh tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi bắt giữ.
    1 like
  19. Hantannguyet nói chính xác. Nên sinh con năm Quí Tỵ. Nói chung vợ chồng cùng tuồi sinh con năm nào cũng được. Năm xung nẹn là con gái. Năm hợp nên là con trai.
    1 like