-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/04/2010 in all areas
-
MỪng NgÀy GiỖ TỔ HÙng VƯƠng
Thiên Phú and 2 others liked a post in a topic by VIETHA
Mừng ngày giỗ tổ Hùng Vương Thưa các bác! Cứ tới ngày 10/3 Âm lịch là tôi luôn theo dõi tin tức từ truyền hình về ngày giổ Hùng Vương, và lúc nào cũng vậy, tôi luôn xúc động và tự hào mình là người con đất Việt, dân tộc Việt. Nay lập topic này để hưởng ứng ngày giổ tổ Hùng Vương, sau nữa là thể hiện lòng mình với tổ tiên. 1. Kính cẩn nghiêng mình tri ân công đức Các Vua Hùng đã có công dựng nước. 2. Kính cẩn nghiêng mình tri ân công đức Các anh hùng dân tộc đã làm rạng danh đất nước Đại Việt, dân tộc Việt. 3. Kính cẩn nghiêng mình tri ân công đức các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương để giành lấy hòa bình cho đất nước ngày hôm nay. Nay, nguyện với lòng, thề với tổ tiên: 1. Học tập, làm việc hết sức mình để xây dựng đất nước, tổ quốc giàu mạnh. 2. Luôn dạy cho con cháu thế hệ kế tiếp luôn biết học tập và xây dựng đất nước. 3. Luôn dạy cho thế hệ kế tiếp biết một thước đất của ông cha để lại không được để mất và Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam, cần phải lấy lại cho bằng được. 4. Cuối cùng chỉ mong đất nước Việt sẽ hóa rồng. Thắp một nén tâm nhang để tưởng nhớ đến các vua Hùng, và mãi học tập theo câu nói của Bác. "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước".3 likes -
Thần bài gốc Việt đã "đại náo" Las Vegas như thế nào? vtc.vn 08/04/2010 06:40 Triệu phú - Thần bài gốc Việt từng "đại náo" Las Vegas, người được thế giới biết đến với cái tên Men Nguyen đã lặng lẽ về thăm quê hương Việt Nam vào cuối tháng 3. Từ một bất ngờ, hay bởi duyên kỳ ngộ, tại một khách sạn tư nhân bình dị ở quận 1, người đàn ông có cái tên Việt Nam dung dị Nguyễn Văn Mến đã có cuộc trải lòng với báo chí về những bí mật trong cuộc đời của thần bài Men Nguyen… » Bí mật cuộc đời "Thần bài" gốc Việt "đại náo" Las Vegas » Quần đùi, dép rách vẫn đến "thiên đường" chơi casino Đối mặt "danh sư" "Thần bài" Men Nguyen (áo trắng) trải lòng với phóng viên. Một buổi chiều cuối tháng 3, Nguyễn Văn Mến từ Phan Thiết vào TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị sang Mỹ. Tại một khách sạn bình dị, nơi mà 3 năm trời mỗi lần về cố hương Nguyễn Văn Mến đều đến làm lưu khách. Nhân viên khách sạn đã quá quen với người đàn ông nói tiếng Việt hơi lơ lớ gốc Nam Trung bộ này, nhưng chỉ đến chiều hôm ấy, khi Nguyễn Văn Mến tiếp PV họ mới biết mình đã gặp "thần bài", một nhân vật tiếng tăm trong làng poker thế giới. Đối diện với chúng tôi là một người đàn ông thâm trầm, khuôn mặt không biểu cảm, tầm thước, nhanh nhẹn nhưng ấn tượng nhất là đôi mắt và vầng trán hói cao đến tận đỉnh đầu. Đôi mắt của Nguyễn Văn Mến sắc, lạnh. Tôi có cảm giác đôi mắt của "thần bài" nhìn thấu những suy nghĩ của mình. Cũng phải thôi, nhờ đôi mắt tinh nhanh này kết hợp với trí nhớ siêu đẳng của mình, Men Nguyen đã khiến cho nhiều đối thủ phải run sợ như bị nhìn thấu, bắt bài. Với những tay bài khét tiếng ánh mắt của họ đã dẫn dắt lối chơi, dụ đối phương "sập bẫy". Men Nguyen là người có biệt tài như vậy đã được dân chơi poker tôn vinh làm danh sư (The Master). Trong căn phòng lớn của khách sạn Hà Hiển, "thần bài" đã thể hiện tài năng của mình với những lá bài Tây. Những quân bài vô tri là vậy nhưng dưới bàn tay điệu nghệ của Men Nguyen nó trở nên sinh động lạ thường. Tôi ngỡ mình đang xem hình ảnh có sử dụng kỹ xảo điện ảnh của bộ phim "Ván bài đen tối" của Singapore đã làm khuynh đảo truyền hình Việt Nam hồi cuối năm 2008. Chợt giật mình, tôi đang chứng kiến một Men Nguyen bằng xương bằng thịt, chứ không phải một huyền thoại casino trên phim ảnh. Phán đoán chính xác sẽ quyết định thắng lợi của ván bài Thú thật, nếu gặp Men Nguyen bên ngoài với đôi tay ngắn, dày khó ai nghĩ nó lại khéo léo đến vậy. Một cái gạt tay nhẹ, những quân bài ngay ngắn xếp thành hình giẻ quạt đều tăm tắp. Một cái hất tay, những quân bài bật ngửa lượn sóng, tuần tự như domino. Cách "trang" bài của Men Nguyen khiến tôi như bị hút hồn. 52 quân bài, phút chốc biến thành một dây uốn lượn dưới bàn tay của "thần bài". Men Nguyen hào hứng "xuống bài" theo các cách chuyên nghiệp phù hợp với các tâm trạng và kiểu cách uy hiếp đối phương. "Xuống" bài nhẹ nhàng thể hiện sự thư thái, không để đối phương đoán định trong tay mình có gì; "xuống" bài mạnh tay thể hiện tôi đang có bài tốt, "xuống" mạnh về đối phương thể hiện sự uy hiếp - tôi đang ở "trên cơ"... Với Men Nguyen, những quân bài là niềm đam mê, là sự nghiệp. Men Nguyen giãi bày: "Tôi luôn bị hút hồn khi cầm đến những quân bài. Công việc của tôi mà. Tôi chỉ thực sự nghỉ ngơi khi về Việt Nam, trở về ngôi nhà của mình tại Phan Thiết. Sau mỗi trận bài cân não, căng thẳng tôi lại về nước. Chỉ vài tiếng nữa thôi, tôi lại bay sang Mỹ chuẩn bị cho cuộc đấu mới sẽ diễn ra 5 ngày tại California". Buồn, chán... chạm chân Las Vegas Chẳng có gì giấu giếm, Men Nguyen nói ông là người vượt biên sang Mỹ. Nguyễn Văn Mến sinh năm 1954 ở Phan Thiết và định cư ở Mỹ từ năm 1978. Men Nguyen nhớ như in, những ngày đầu đặt chân đến Mỹ cuộc sống cực nhọc lắm. Một anh chàng da vàng lạc lõng giữa nền văn minh phương Tây, lơ ngơ không biết tiếng Anh. Để bắt nhịp cuộc sống, Nguyễn Văn Mến đăng ký đi học một lớp tiếng Anh. Lần hồi, Men Nguyen cũng xin được việc. Men Nguyen mưu sinh bằng nghề lái xe giao hàng cho một hãng bán vật dụng gia đình khi chưa nói thạo tiếng Anh. Ngày ngày Men Nguyen lái xe chở bàn, ghế, giường, tủ đến nhà của khách hàng với tiền công 10 USD/ngày. Khi đã thông thạo tiếng Anh hơn, ông chuyển sang làm thợ máy cho đến năm 1985. Tại lớp học tiếng Anh, Men Nguyen đã gặp và yêu một cô gái Nam Mỹ. Những tưởng tình yêu ấy sẽ chắp cánh và là động lực giúp ông vượt qua mọi khó khăn nơi đất khách quê người. Nhưng chỉ ít lâu sau, cô gái đã từ bỏ chàng thợ máy nghèo, mang theo đứa con gái ra đi, ông rất buồn và cứ ở lì trong nhà. Buồn bã, thất vọng, luôn giày vò chỉ tại đồng tiền đã khiến người con gái mà ông yêu thương đã rời bỏ ông. Để giúp ông khuây khỏa, một người bạn rủ ông lên Las Vegas đánh bạc giải sầu. Thần tài bắt đầu gõ cửa nhà Men Nguyen. Lang thang vào sòng poker, Men Nguyen ngồi đại vào một canh bạc còn trống chỗ và chơi những ván có mức cược 15 - 30 USD, nhưng phải mua trước một số phỉnh có tổng trị giá 300 USD thì mới được chơi. Đó không phải là số tiền nhỏ so với mức lương thợ máy. Không hiểu luật chơi, không biết chiến thuật, Men Nguyen thua đứt ngay vòng đầu. Lại mua phỉnh chơi tiếp. Thua thêm 300 USD nữa. Chỉ sau vài giờ Men cháy túi. Toàn bộ số tiền 2.100 USD anh có trong tài khoản ky cóp từ tiền công thợ máy 10 USD/giờ đã nướng vào bàn poker. Men Nguyen trở về California bằng chiếc vé máy bay do casino tặng, suốt cả tuần cứ nghĩ mãi về những canh bài. Cuối tuần ông quay lại sòng bài Caesars Palace và thắng 3.500 USD. Thắng trận này, Men Nguyen vô cùng ngạc nhiên. Đúng là trò đỏ đen. Caesars Palace đã đem lại may mắn cho Men Nguyen và cũng là nơi khởi đầu sự nghiệp của "thần bài". Sau trận thắng ấy, Men Nguyen bắt đầu mê bài poker. Cuối tuần ông lại đến Las Vegas. Thua nhiều hơn thắng nhưng Men bắt đầu nghiên cứu những nước bài cao cơ. Dân chơi poker ở Las Vegas đã quen mặt anh chàng da vàng có biệt danh là "money machine" (máy rút tiền) vì cứ thua hết phỉnh là Men lại chạy ra máy ATM của casino rút tiền, quay vào chơi tiếp để rồi lại thua và lại rút tiền. Sau 6 tháng ông làm chủ được các quân bài và đã giành chiến thắng tại giải thi đấu đầu tiên năm 1987 với số tiền thưởng 27.000 USD. Cũng vào cuối năm ấy, một giải vô địch khác mang lại cho Men 44.000 USD. Với số tiền này anh mua một cửa hiệu bán vật dụng, một tiệm giặt ủi ở Los Angeles, nhưng rồi chuyện làm ăn không hiệu quả và việc kinh doanh khiến anh… nhức đầu. Năm 1990 Men quyết định trở thành tay chơi poker chuyên nghiệp. Năm 1990, khi biết Men đã có chút tiếng tăm và có tiền, cô gái người Nam Mỹ có ý muốn quay lại, nhưng đã bị Men từ chối. Men nói: "Tình cảm ấy đã chết rồi. Tôi không còn yêu em nữa. Trái tim tôi vỡ rồi..." Nhưng khi tôi hỏi đùa Men "có lẽ anh phải cảm ơn người vợ đã bỏ mình để định mệnh đưa đẩy anh đến với sòng bạc và thành danh?", Men tâm sự thật: "Báo chí phương Tây cũng hỏi tôi như vậy. Sự thật đúng thế. Nhưng tôi mà nói vậy sẽ khiến cô ấy (vợ cũ - PV) đau lòng". Thì ra, sống trên đất Mỹ hơn 20 năm rồi, nhưng chất Việt Nam vẫn chảy trong dòng máu Nguyễn Văn Mến. Người xưa đã xa nhưng ông vẫn sợ mình nói một điều gì đó khiến cô ấy tổn thương. Sau mối tình đầu tan vỡ, Men đã lấy một người phụ nữ Việt Nam. Hiện Men Nguyen có 3 cô con gái, và ông luôn tự hào có cô con gái sắp thành bác sĩ. Còn với cô gái Nam Mỹ, tất cả đã thành quá khứ! Bái nhận danh sư "Thần bài" Men Nguyen đã 4 lần được tạp chí Card Player Magazine chuyên về bài Poker của Mỹ bình chọn là "Player of the year" ("Thần bài" của năm) vào những năm 1997, 2001, 2003 và 2005. Men nói: "Tôi đã 6 lần giành được vòng đeo tay của WSOP ở các giải vô địch trong nước Mỹ. Năm 1991 tôi giành được vòng đeo tay đầu tiên và năm 2003 tôi giành được cú đúp”. Nói về bảng vàng thành tích của mình, Men cười cười: "Tôi phước lớn, mạng lớn nên đầu quân vào Las Vegas không dễ bại. Tính đến nay tôi đã thắng 280 trận và kiếm được trên 10 triệu USD. Biết cách đánh nên tôi thắng liên tục”. Vừa trò chuyện, Men vừa cho tôi xem những tấm hình ghi lại những giây phút lịch sử của ông trong những trận đỉnh cao. Nhiều tạp chí phổ thông cũng như chuyên về Poker đã viết về "thần bài" Men Nguyen. Men bảo: "Dù cho giải thưởng chủ yếu là tiền, giải Poker thế giới không phải dành cho dân "tay mơ". Mỗi cuộc tỷ thí - có hơn 50 tay bài - đều phải đóng tiền tham gia, quy tụ những tay chơi cự phách nhất trên thế giới về so tài". Men Nguyen là người Việt Nam đầu tiên đại náo sòng bạc Las Vegas. Hơn 20 năm sống với quân bài Poker, Men đã đào tạo được nhiều cao đồ như Scotty Nguyễn, David "The Dragon" Phạm, J.C Trần, Thắng Lưu, Kenny Trần, John Razor Phan. Men đã dạy cho những người giàu có để họ có thể kiếm tiền từ Poker. Những người theo học bắt buộc phải nộp học phí cho Men. Sau một tuần, ông dạy họ cách đánh như thế nào, tính toán ra sao để có thể giữ tiền và tiết lộ một vài chiêu thức... Men Nguyen được các đệ tử poker gọi là Men "The master" - Men "Sư phụ" - chính vì ông không có xúc cảm gì với những đồng tiền đang có nguy cơ vuột mất. Những tay chơi Poker cao cơ phải như thế. Chú tâm quá nhiều đến tiền bạc, tay bạn sẽ run khi đẩy 20.000 USD về chồng phỉnh mà bạn hy vọng sẽ lấy được từ tay một đối phương có những quân bài tốt hơn. Đối với Men, tiền bạc chỉ là công cụ cho một cuộc chơi. ông xem chồng phỉnh trị giá 100.000 USD theo cách một nhà thầu hờ hững nhìn một công viên xếp đầy các thiết bị xây dựng hạng nặng: giá trị thực tế của phương tiện chẳng đáng gì so với giá trị những công trình sẽ hoàn thành. Tài chơi Poker của Men Nguyen nổi tiếng đến mức ông và một số danh thủ Poker hàng đầu nước Mỹ được làm thành búp bê, đồng tiền vàng, ảnh... bán cho du khách ở các casino. 30 USD một búp bê! Men được rất nhiều người ái mộ. Men tiết lộ: "Có một công ty đứng ra làm búp bê và chia phần trăm cho tôi. Bán được nhiều thì lợi nhuận của tôi được chia cao hơn"... Tại Mỹ, các cuộc tranh tài như là World Series of Poker được tổ chức hàng năm với hàng chục ngàn người đến từ khắp thế giới, cuộc thi đấu này kéo dài hơn một tháng trời với hơn 50 thể loại Poker khác nhau và 1 giải chính (Main event). Phần thưởng cho mỗi giải gồm từ vài chục ngàn cho đến hàng triệu đô la, với những vòng xuyến vô địch (Championship Bracelets) quý giá bằng vàng, bạch kim, và kim cương trao cho những cao thủ đoạt giải quán quân. Lặng lẽ làm từ thiện Đặt chân đến Mỹ với hai bàn tay trắng, nhưng giờ đây Men đã thành triệu phú, một giấc mơ của nhiều người Việt. Ở Mỹ, ông đã là người nổi tiếng, theo cách nói của Men thì "muốn cái gì có cái nấy". Bằng số tiền có được, ông đã mua 4 ngôi nhà ở Mỹ và một ngôi nhà ở trung tâm thành phố Phan Thiết. Mỗi năm Men về nước 3-4 lần để xả stress sau mỗi trận đấu cân não căng thẳng và làm từ thiện. Lớn lên ở vùng quê Phan Thiết, được chứng kiến sự lam lũ, vất vả của người dân quê mình nên khi có tiền ông muốn chia sẻ với những người kém may mắn. Men kể lại: "Trước khi sang Mỹ, gia đình tôi ở Phan Thiết cũng rất nghèo. Nhà có tôi và ba cô em gái. Cuộc sống vô cùng vất vả. Nghĩ mà thương...". Khi đã thành danh, được mọi người biết đến, có điều kiện Men luôn tâm nguyện sẽ trở về quê hương, góp phần đổi mới vùng quê nghèo Phan Thiết, giúp lũ trẻ lam lũ được đi học, có áo mặc.... Men đã trích 5% số tiền thưởng sau mỗi trận thắng để làm từ thiện. Mỗi lần về nước, ông chuẩn bị 3 xe gạo, kẹo bánh, quần áo, quà... để giúp các em, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, những trẻ em ở nhà tình thương. Men nói, năm 1996, ông đã có ý tưởng làm những con chíp hình của ông bán làm quà lưu niệm ở casino với giá 25- 100USD. Sau đó một năm, ông đã thực hiện ý tưởng đó. Năm 1998 với số tiền đã góp được, ông về nước xây trường học và lớp học mẫu giáo tại Lạc Đạo, Bình Thuận. Quỹ từ thiện được ông gây dựng từ việc dạy Poker và tiền quyên góp tự nguyện của các đệ tử. Nguyễn Văn Mến cho biết, hiện tại số người theo học chơi Poker từ ông khá đông. Mỗi giờ học họ phải trả cho thầy 1.000 USD. Số tiền đó cộng với tiền trích ra của các đệ tử sau mỗi trận thắng từ 3.000 - 5.000USD để gây quỹ làm từ thiện. Men nói, ông muốn tiền mình kiếm được trên đất Mỹ (nay là quê hương thứ hai) được chuyển một phần về nơi "chôn rau cắt rốn" giúp cho những trẻ em nghèo bớt cơ cực. Cuối buổi trò chuyện, Men nói, "cuối tháng tư tôi sẽ trở về Việt Nam tiếp tục công việc từ thiện còn đang dang dở...". Theo Đời sống & Pháp luật1 like
-
VỀ THĂM CỤ TRẠNG TRÌNH - NGUYỄN BỈNH KHIÊM 7 Phạm vũ Hội Ngày đầu xuân 2010- Canh Dần- Phú luận về Kinh Dịch Người Việt ai cũng nghe nói tới Kinh Dịch? Một triết học cổ Phương Đông. Nguyễn Thiếu Dũng cho rằng vị sứ giả hiển hiện trên trống đồng thuần Việt. Theo Ngô Tất Tố biên khảo dịch từ sách Tàu- thì Kinh Dịch có từ Phục Hy (thủy tổ giống người da vàng phương Nam) cách nay hàng vạn năm..(?) sau đến Tây Chu (bên Tàu)- khoảng 1100 năm TrCN, Vua Văn Vương mới đặt tên Quẻ- chua ý Quẻ: gọi là Thoán, đến Chu Công (con trai Văn Vương) lại viết thêm ý hào từ... Tiếp đến KhổngTử (551-trCN, nước Lỗ) lại soạn ra 6 thứ: tượng, văn, hệ, thuyết, tự, tạp (+quái)... Người Trung Quốc đã phát triển Kinh Dịch và dụng để Chiêm sự thế theo cách “bói dịch” (tức suy đoán) còn cách dụng như thế nào bớt “tùy biện” đi, thì không có sách nào chỉ một cách tường tận hoặc cố định. Cho nên chỉ cần hai kí ngôn vạch-chấm (dương- âm) mà có thể viết và luận bình ra thiên kinh vạn quyển, rất thú lạ! Bàn về nguồn gốc thì cứ nói thuộc Trung Quốc, nhưng “xét về biến cố lịch sử và hình tích Văn hóa Đông Sơn” thì ta thấy có lẽ xuất xứ gốc Kinh Dịch là của Việt Nam từ thời Hồng Bàng mà Kinh Dịch là bảo khí của Kinh Dương Vương- Càn chi- thủy tổ Việt- Ngài húy là Lộc Tục, anh của Lộc Linh, vốn có tài biến hóa, không tham đất rộng, nhường cho Lộc Linh làm vua phương Bắc, còn mình chỉ làm Vua phương Nam từ Động Đình Hồ dọc Trường Giang trở xuống... (PVH). “Gẫm” trong Sấm vọng lưu truyền lần theo con tạo gắng tìm tuệ kinh “Cửu thiên”(1) sáng rạng cung đình “Nhật hồng ”(1) sao lại minh minh mù mù “Cơ trời lâm trận mê đồ” (2), khốn thay non Việt dị hồ ngửa nghiêng? ** mấy ai“xét” việc thiên niên mà không sử sách khui tìm thiện căn mấy ai hóa giải kiến văn mà không kiến giải lê dân bụi lầm dạy rằng “ôn cố tri tân” (3) nhìn xa thửa lối... nhìn gần thửa đi... ví như tiếng vọng ầm ì... chân trời mây phủ liệu thì bão giông..? ví như mưa gió bịt bùng nắng xiên... ắt có cầu vồng thất tinh..? phút giây vẫn bảo là nhanh triệu năm một khắc vô tình bỏ qua..? chẳng ai không trẻ đã già âm dương thái dịch sinh ra trạng hình... ** mới hay chung? thỉ? ngọn? ngành? mà nên Bát Quái- Dịch Kinh lưu truyền đã nghe luận giải thì- phen ngọn nguồn Kinh Dịch vẫn tìm chưa ra rằng Kinh Dịch của Trung Hoa nhưng sao gốc tích lại là Việt Nam? đem ra kiến giải luận bàn... tưởng như vớt giải khói loang lam chiều? nghiêng ly cụng cốc vèo vèo bao năm trắc dịch suy siêu lạc loài tầm nhìn đích ngắm đà sai một ly một dặm chệch ngoài biển xa? Có gì phân biệt tàu ta lấy gì để nói của nhà thửa nên? chiều tà phủ bóng đêm đen còn kia Chim Lạc lộ then Rồng Vàng! ** “Nước non từ thuở Hồng Bàng bể dâu cuộc thế giang sang đổi vần Trải Đinh Lê Lý Trần giữ nước... đã bao lần ngôi nước đổi thay Núi sông Thiên định đặt bày Đồ thư một quyển xem nay mới rành Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành”(4) ** lật trang sử chiến dã tranh mấy ngàn năm trước tung hoành ra sao? Cho hay sóng vỗ ba đào màn thâm sơn thủy thấp cao lại về... Đông Nam Tây Bắc phân kỳ Quốc gia sinh? diệt? quần nghi “dê đàn”... một Tần khởi đất Hàm Dương giới biên ngót triệu kilô- vuông Sở Hùng kiếm côn bá đạo bão giông tính kiêm sáu nước(5) vẫy vùng dọc ngang lập ra Hoa Lục Trung Nguyên trải bao triều đại thay quyền đọat ngôi ngàn năm bành trướng chuyển rời mà nay rộng lớn gấp mười lần hơn!? nghề ăn cướp được suy tôn? ấy nghề ăn cướp chiếm chôm đất- người..! ngỡ câu khái quát nực cười mà là sự thực muôn đời đẻ ra... thưa rằng văn minh Trung Hoa? thì văn minh ấy chỉ là... lăng xâm! (bây giờ là một Trung Quốc ngót 10 triệu km2, dân số~ 1,3tỷ, hiểu rằng: xưa quen bá đạo đồ vương, anh hùng gây cảnh chiến trường mà nên; mấy ai hiểu được căn nguyên, phải là: dân ý- nhân quyền- tự do!) ** lại xem đất Việt người Nam địa danh Lưỡng Quảng Giang Nam có thừa? hơn ba triệu kilô-vuông xưa bao phen loạn lạc gió mưa hoành hành ngàn năm chống chọi Bắc xâm cụm về cố thủ Cửu Chân- Tống Bình(6) xưng danh con Lạc cháu Hồng mười lần nhỏ lại muôn phần xót xa? (nay chỉ là một Việt Nam hơn 300 ngàn km2 đất, dân số 80 triệu) thời gian chẳng trẻ chẳng già vẫn còn khói lửa trên toà Luy Lâu(7) hỏi ai? Ai? cướp của nhau cảo văn? thư khố? ...ngọc châu ai giành? cướp của người làm của mình vốn nghề xâm lược đã thành thói quen... tài năng cẩm tú thì- phen còng tay- khóa- trói bắt đem công triều thông tin bịt miệng đủ điều cướp cướp? mất mất? bấy nhiêu phũ phàng..? Ví như cung điện Thiên An(8) của người Nam Việt Đình làng chế ra... miệng đời nói ấy Trung hoa sao không biết nói của ta đình làng? trống đồng ta đánh lừng vang làm sao chống được bạo tàn lắm phen cho nên Nam Bắc trắng đen? Kẻ quen ăn cướp... Người quen chạy dài... ngàn năm xưa- dám nói sai? chứng nhân- chứng vật- hình hài huyết chi..!? giặc vào lấy hết... đem đi... Dịch Kinh- Quốc Bảo nghiệm suy cũng là... ** Than ôi khí vận yên hà! hồn xửa trắc ẩn thấm xa muôn trùng Tàng thư Nam Việt rỗng không chỉ còn khắc quẻ trống đồng(9) làm tin... đầu Càn “hanh lợi nguyên trinh” Lý Càn- Nhân- Cách(10) dưỡng sinh giống nòi ngữ ngôn “vật khí” thay lời Đồng nhân quây lấy mặt trời đúng tâm biểu nghi Chấm- Vạch(11) làm vần “thụ căn diểu diểu” dương âm lập trình cơ quyền còn chút kiện hanh tự tôn mười tám bản danh công đường Càn Vương tức Kinh Dương Vương chữ đầu tiên khởi cội nguồn nước Nam Cách nay hơn: năm ngàn năm..? là người biến hóa tiếng tăm lẫy lừng Khảm Vương là Lạc Long Quân thuận hành bát quái... thuộc vần cửu cung lại xưng... Giáp Ất... đủ vòng... làm thành mười tám đời Hùng(12) nối nhau... (Lần lượt <8tự quái>: Càn Vương, Khảm Vương, Cấn Vương, Chấn Vương, Tốn Vương, Ly Vương, Khôn Vương, Đoài Vương... <10 thiên can>:Giáp Vương, Ất Vương, Bính Vương, Đinh Vương, Mậu Vương, Kỷ Vương, Canh Vương,Tân Vương, Nhâm Vương, Quý Vương) thần cơ dịch số cơ màu “sa phù dĩ chỉ” đời sau chớ lầm... Rõ ràng “mộc biểu thanh thanh” “Thập bát tử thành”(18) tiên tổ đã gieo? “Toàn thư sử ký” (13) cũng nêu “Đông A nhập địa”... gặp nhiều tai ương! cho hay khí dịch đoạn trường phải chờ “ma quỷ dọn đường” (14) loé ra..? ** Xem thêm dã sử nước nhà “Lĩnh Nam chích quái” (15) truyền qua miệng đời dân man hay bị lọc lòi quỷ ma xâm hại buông lời rủ rê Long Quân thường phải trở về cứu dàn con dại trăm bề khốn nguy diệt xương cuồng diệt hồ ly(16)... nạn từ phương Bắc chi chi... thực thà... ** ngàn năm xưa ngỡ rất xa chẳng qua khép lại bóng qua một ngày luận thời ai biết ai hay tháng năm con cháu ngày rày đã quên..! văn nhân sĩ tử mọi miền hãy đem chớp mắt nối liền ngàn năm mới hay Kinh Dịch trữ tàng gốc từ bảo khí Hồng Bàng Rồng Tiên!? ----------------------------------------------------(Lys.T.T)* Chú thích: (1)Nguyên văn Sấm Trạng: “Sáng cửu thiên ám vầng hồng nhật”-trên trời sáng mà trần gian hàng ngày sao tối tăm thế!; (2)Sấm Trạng: ý nói trời mở cơ làm thiên hạ mù mịt, không rõ lối mà đi, người dân như lâm vào mê cung; (3)Lời dạy của Khổng Tử :“ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư”: thông hiểu sử sách, việc cũ để biết cách thức hệ quả... nên làm thời nay, việc mới ra sao? thì có thể làm thày; (4)Một đoạn mở đầu trong một bài Sấm Trạng Trình; (5)Năm 221TrCN Tần Thủy Hoàng kiêm tính 6 nước gồm: Sở, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên- thống nhất Trung Quốc quy mô khoảng gần 4 triệukm2; (6)Cửu Chân chỉ Thanh Nghệ ngày nay;Tống Bình chỉ đất Hà Nội tên gọi thời cổ khoảng năm 800 TrCN; (7) Luy Lâu tên cổ chỉ Bắc Ninh ngày nay; (8)Cung điện lớn nhất của Trung Quốc xây dựng vào thời Minh khoảng thế kỷ XIV, do Nguyễn An- một thợ cả tài hoa của Việt Nam bị giặc Minh bắt- ông làm tổng công trình sư thiết kế và xây dựng; (9)Bát Quái được cho là đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ- Hoàng Hạ thuộc văn hoá Đông Sơn Việt Nam, các nhà khảo cổ tìm được ở Thanh Hoá, đồng bằng Bắc Bộ; (10) Trên trống đồng có khắc các quẻ Thuần Càn, Đồng Nhân, Cách- đúng như nhà NC Nguyễn Thiếu Dũng xác định; (11)Thực chất ký quái đầu tiên là Chấm và Vạch, biểu nghi hai khí Âm- Dương, khi viết nhuận tay hơn, nhưng sau này người ta (có thể là Văn Vương) thấy nét chấm dễ bị mờ khuyết, mới đổi chấm sang vạch đứt; (12)Theo phả tịch Đền Hùng còn ghi đến nay đủ 8quái và 10thiên can; (13)Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, viết vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497); (14)Sấm Trạng Trình nguyên văn “trời sinh lũ quỷ dọn đường, để cho thánh xuất khảm phương sau này”; (15)Lĩnh Nam chích quái: truyện cổ dân gian Việt Nam tác giả là Nguyễn Qùynh và Kiều Phú biên soạn vào thế kỷ XV có viết “Than ôi! Lĩnh Nam liệt truyện có phải chỉ riêng khắc vào đá, viết vào tre, mới là quí hơn bia miệng đâu? từ đứa trẻ hoi sữa đến cụ già bạc tóc, đều truyền tụng để tỏ lòng yêu dấu, để tỏ ý chê trách thì tất là có quan hệ tới cương thường phong hóa..!”; (16)Truyện xương cuồng tức là Mộc tinh, Hồ ly tinh, Ngư tinh, là những truyện trong Lĩnh Nam nói về công lao của thuỷ tổ Việt Nam (Lys.T.T)./. Truyện phụ thêm: Đã từ lâu, nhiều người cứ băn khoăn về câu hỏi tại sao xưa các “bậc Nam kiệt” cứ gọi người phương bắc, các “bậc hảo Hán” tức người Tàu là “Các chú”- lúc sẵng giọng thì “ôi dào! bọn các chú” có nơi chuyển âm thành “cắc chú”, chê họ thâm hiểm; Lại nhớ rằng hồi nhỏ nghe các vị túc nho rành rọt chữ nghĩa kể về chuyền tiên tổ Hồng Bàng mới biết rằng sở dĩ gọi như vậy là vì người Nam và người Bắc vốn tổ tiên xưa cũng là anh em, mà người Việt là anh và người Tàu là em đích thị. Cụ thể là cháu ba đời của Viêm Đế- Thần Nông theo lệnh trời, và cha mình làm Vua toàn cõi, khai sinh loài người, theo lời cha dặn dạy giống người da vàng phương đông trồng lúa- Ngài Biểu danh là Đế Minh. Ngài lấy bà Vụ Tiên- một vị nữ tiên ở thượng giới, sinh được hai người con trai, lớn là Lộc Tục, nhỏ là Lộc Linh. Khi già về trời, Đế Minh định truyền ngôi cho con trưởng là Lộc Tục, làm vua phương Bắc, cho Lộc Linh làm vua phương Nam . Nhưng Lộc Tục nói với cha, phương Nam nóng nực, có nhiều chướng khí, đất đai hẹp hơn, dân sự ít lại ham chơi, xin nhận khó khăn làm vua thay em, để Lộc Linh kế ngôi ở phương Bắc, đất đai rộng lớn, dân sự phồn thịnh hơn, thuận tiện cho em hơn. Đế minh cho là người nhân hậu, ngài chấp nhận. Sau đó Lộc Linh lên ngôi làm vua phương bắc, trông coi từ tả ngạn sông Trường Giang trở lên, lấy hiệu là Đế Nghi. Lộc Tục làm vua phương Nam, từ hữu ngạn sông Trường Giang trở xuống, thủ phủ ở Động Đình Hồ, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, Miếu hiệu là Càn vương, Ngài hay đi đây đó, sống rất phóng túng, biến hóa không biết đâu mà lường. Ngài lấy con gái Thần Long Động Đình hồ mà sinh ra Sùng Lãm, Lãm kế ngôi, tự xưng là Lạc Long Quân, tài giỏi như cha, đi dưới nước như đi trên cạn, Miếu hiệu là Khảm vương... nghi biểu theo quái dịch. Sau Lạc Long Quân lấy con gái Thần Núi Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai... là tổ tiên người thuần Việt ngày nay... Nhiều lần tôi kể lại và giải thích cho mọi người nghe, cố tìm trong sách để dẫn, nhưng các sách thông sử thời nay viết về Hồng Bàng thị lại nói, Lộc Tục là em, Đế Nghi là anh? thậm chí không có cả cái tên “Lộc Linh”. Sách “Lĩnh Nam chích quái” xuất bản 1990- nhà xuất bản văn học, cũng nói vậy! tôi cứ băn khoăn mãi!.. Tết 2010, đi du xuân, thắp hương Đền Hùng, tôi mua quyển “truyền thuyết Hùng Vương- thần thoại vùng đất Tổ” do Vũ Kim Biên sưu tầm biên soạn, xuất bản 2008, tôi thấy câu chuyện trở lại đúng với truyện hồi nhỏ tôi được nghe... Vậy là hơn 50 năm mới thấy mình không phải là ốc xạo với bạn bè con cháu. Ôi! Dã sử vẫn có giá trị ở chỗ đó! thiện tai, nam mô phật!. (PVH) Bài chiêm soạn cho năm 2012-1013 Kiến trúc sư Phạm vũ Hội Xưởng kiến trúc tạo hình Hải Phòng Thân gửi: Ông Bùi Quốc Hùng- Bút danh DIENBATN Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Bài chiêm để đăng tải về nghiệm lý Sấm Ký Trạng Trình (tiếp tục với hư thực muôn đời 1-2) (E-mail: dienbatn@yahoo.com) Nhâm Thìn diễn nghĩa- 2012 1-Thiên tượng Gập ghềnh muôn thác vượt lên, chọn thì “lợi thiệp đại xuyên”vu tòng Rồng bay “bảy sắc” cầu vồng, lấy nước “bối pháp” chiêu dòng trường xa thiện phùng nhân nghĩa bước ra, để xua quỷ quái yêu ma hại người “đoài phương phúc địa” sáng soi, âm dương tiêu tức đất trời chuyển xoay chấn cung khói bụi giăng đầy, “giang hồ sử sĩ” điều ngay hiệp bàn khảm nghi quy tử quy hàng, “nắm cơm bầu nước” tỉnh tang dần dần bui lòng hanh chuộng quyền nhân, đạo trong thiên hạ thăng trầm tự nhiên 2-Nhân sự loạn ru bởi vẫn cuồng điên, trùng lai hiểm dã dược tiên trị đời tự do dĩ đạo làm người, cộng sinh dĩ đạo ông tôi nhân quyền “báo thù báo phục” đã phen, “non xanh căng trắng” chuân chuyên đã nhiều “đồng khô hồ cạn” họa thiêu, “lông chìm đá nổi” bao điều lạ tai ầm ào đạn súng trong ngoài, nước sôi lửa bỏng giêng hai dập dồn bốn năm sáu bảy ta ương, “thần quy cơ nỗ” khôn lường hiểm nguy “ba ngày trói” chặn đường đường đi, cháy nhà ra ngõ đông kỳ thoát thân 3-Thiên tặc Phong lôi chuyển động canh luân, nóng khô trộn với mưa dầm thối thây Phát ban cảm sốt chầy chầy, cấn khôn phân vị bão dây tuyết dồn chấn cung bốc lửa đạo ôn, cây khô lá héo người còm đói ăn hai ba cứu giúp nhì nhằng, vận thì sóng quật đất quăng chẳng thường bởi đâu mà lắm tai ương, bởi chưng hút sạch “huyết tương địa cầu?” “đến thời thịnh vượng còn lâu? ” hiểu rằng “tam hợp chia sau” ắt là! Phạm Vũ Hội-14-12-2009 (28-10 Kỷ Sửu) Quý tỵ diễn nghĩa- 2013 1-Thiên tượng thói đâu thệ thói đàn bà, “nữ công thực bắc” lại là đàn ông trời lùa kể cũng bất công, làm cho lộn ngược cửu trùng mà cam chỉ quen học nói học bàn, ít cảnh lam làm, lắm cảnh ba hoa chừng con rắn nước bò ra, quay đầu lột xác quả là khốn nguy “tượng trời gia trước” nhiều khi, “đã đàn cửu khúc còn thi thơ đề” đến thời ích lý u mê, anh hùng quyết quyết đường về gặp cha “xà đầu long vĩ” chuyển qua, ngựa hồng bảy sắc nhảy ra trình làng... 2-Nhân sự năm dương vượng khí dâng tràn, một âm thượng lục bẽ bàng nãi chung nhìn lên bắc khí thuần hung, “đại lai tiểu vãng” nhịp cùng thế gian giêng hai súng nổ đôi đàng, “một còn... hai mất” ngón đàn thực chi càn khôn “chính vị phân kỳ”, ba tư năm sáu ngược đi xuôi về chấn ly hiệp hội địa kê, “trùng hưng dĩ bốc bên lề mã giang” phím trầm tích tịch tình tang, thiên cầm mượn gió so hàng vũ văn hết thời “nhị ngũ nhị phân”, “đông tàn tây bại” chắp vần họa tai... 3-Thiên tặc đông phương gió lửa ra bài, nóng khô năm trước kéo dài năm sau khí trì- dịch bệnh ốm đau, làm cho nhức trán tê đầu rối ren hỏa thiên hỏa địa hạo nhiên, núi rung đất sập bể chìm sóng reo đói ăn thiên hạ bao nghèo, thần cơ lặp lại những điều nghĩa nhân đoài phương tuyết dải mưa dầm, thành trì có lúc tối tăm mịt mù tứ phương khốc nạn ngoạn du, họa vô đơn chí linh phù tái biên Phạm Vũ Hội-14-12-2009 (28-10 Kỷ Sửu) Phạm Vũ Hội có thơ chiêm rằng: (Bài 2 tiếp theo kỳ trước...) “kim kê khai lựu” là đây, đồ rằng non nước tới ngày mát trong ngờ đâu đục nước ngược dòng, nào ai thoát khỏi được vòng kim cô muông sinh có mắt như mờ, kẻ say kẻ tỉnh bơ phờ lạ thay hung hăng tranh cạnh ngày ngày, “quý phương hoàng cái” từ nay thảm sầu “thụy trình ngũ sắc” cơ màu, thùy vi nhân nghĩa đạo đầu: dữ đương!” “tộ truyền nhị thập” tai ương, “ngũ diên vận khải” bất tường nhân gian “danh vi gia tử” họ hàng, “ngưu lang bản tính” đại gian bản thần Đúng là “danh thế nan lường”, “thủy trung bảo cái” chính phường sát nhân Đúng là ma quỷ hiện hình, tiểu nhân đắc ý lộng hành đế vương Làn cho “bách tính tai ương”, “can qua tranh đấu” chiến trường hồn oan “quần gian phạm địch hung hoang” “ma vương đại quỷ” ám tàng hoàng thiên! Than ôi Sấm ký đã truyền, mà sao thiên hạ mãi nhìn chẳng ra “rừng xanh núi đỏ bao la, đông tàn tây bại sang gà mới yên... sửu dần thiên hạ đảo điên, ngày nay thiên số vận niên rành rành!” điềm trời thủy động địa sinh, thăng trầm tới bước chuyển mình chẳng sai sau khi hết thế chiến hai, Pháp đã tính bài trở lại Đông Dương đầu tiên quay lại Việt Nam , nhân danh kẻ thắng trong làng Đồng minh núp sau Anh quốc điều đình, không công nhận nước Việt minh nắm quyền Việt Nam mở trận thư hùng, chín năm binh lửa cuối cùng Pháp thua “càn khôn cửu cửu” có thừa, “thanh minh thời tiết” cũng vừa đúng niên ngọ mùi quân “nhập Tràng An”, “hồ binh đủ tám” sư đoàn tiến vô... cho hay thế sự biến cơ, từng câu Sấm ký chẳng ngờ một ly cứ đem Sấm Trạng ra suy, bao nhiêu sự kiện sự gì chẳng hay? nhiễu nhương thời thế đổi thay, thiên cơ khéo đã phơi bày cả ra nghe lời càng thật thiết tha, “thời trung quân tử” khuyên ta giữ mình “âm dương cơ ngẫu ngộ sinh, thái nhâm thái ất trong mình có hay?” trước là giữ được điều ngay, sau là nuôi chí chờ ngày góp công sang giàu đố kị tham lòng, “lưới chài đâu dễ” mà công cán gì “đừng nên bội bạc nghịch vi” ích gia phì kỷ dân thì khốn thay” lời khuyên vẻ rạng đường mây, cho ai biết lối đến ngày thửa ân... từ ngày Trịnh- Mạc kỳ phân, “sương sâm tuyết lạnh muông dân dập vùi” “đàn dê tranh phá đôi nơi”, quân thần tá sứ càng đồi hung hăng đến khi thế kiệt lực cùng, “kẻ ngàn Đông hải, người rừng Bắc lâm” liên miên binh lửa cát lầm, “kẻ nằm đầy đất người trầm đầy sông” nhớ khi lánh nẻo đường trong, Nguyễn Hoàng chèo chống một vùng trời Nam đợi thời tu dựng nghiệp vương, những mong Nghiêu Thuấn Ngu Đường có phen bỗng đâu “sừng sực Tây sơn” “mười bốn năm trường” sấm sét chuyển rung nước non ngàn trận thư hùng, vẻ xanh muốn rạng Lạc Hồng muốn nên? chỉ trong gang tấc lâm tuyền, “kiến nhân rời tổ... phụ nguyên” sinh hồi bấy giờ rộng mở quy khôi, thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn Hà Tiên tới Mục-Nam-Quan, nước non một dải kim quang ngõ hầu Gia Long ấy chẳng sai đâu, “mặt rồng lồ lộ trên đầu chữ vương” “thiên sinh tai lạ khác thường, Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài” tuất hợi “điều đỉng độ mai”, Việt Nam là chữ so bài dài lâu... thoắt đà tám chục năm sau, Việt Nam lại mắc vào cầu ngoại xâm ấy là giặc Pháp dã tâm, từng đi xâm chiếm xa gần đất đai đạo truyền mượn cớ vãng lai, đường đi đã tỏ trong ngoài đông lân đợi khi triều Nguyễn suy dần, thừa cơ súng nổ quyền thần bó tay thiên cơ quy nỗ vần xoay, nước Nam lại chọi với bầy thực dân bừng bừng kháng chiến duy tân, độc lập dân tộc quốc dân dựng cờ được thua ai dễ khôn dò, lời truyền Sấm Trạng có thừa trăm năm “ngựa hồng quỷ mới nhăn răng, cha con dòng họ thày tăng hết thời” truyền cho đừng lẫn sự đời “nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu” “chín con rồng lộn” mỹ miều, luận cho ra nhẽ rặt điều trái tai! lại còn dắng dẻ một hai, “cuộc tàn mới rõ rằng tàu thấp cao” thấy Sấm từ nay chép vào, một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa?” con Hồng cháu Việt đường xa, thịnh suy nào hiểu cho ra lối đời đắn đo Sấm lại thêm lời “hiểu xuôi cũng được ngược thời mới nên!” Than ôi tạo hoá u huyền, nào ai biết được biến thiên những là... vả chăng mà dám nói ra, nói ra thì bị quỷ ma tội hình trăm năm vùi dập sinh linh, một thiên hạ dại riêng mình ta đâu? “chờ cho nhân doãn đến sau, đến chừng đời ấy thấy âu nhiều nàn trời xui những kẻ ác gian, kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay vua nào tôi ấy đã bày, trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn” đến khi hết lẽ khuyên can, biết rằng chẳng được lòng càng tai tê “thôi thôi mặc lũ thằng hề, gió mây ta lại theo về gió mây!” (Phạm Vũ Hội) Chú thích 1)-chữ”thửa”dùng trong Sấm Trạng theo văn nghĩa cổ là làm cho mình; thí dụ: thửa cái áo mà mặc; hoặc làm cái gì cho vừa vặn:thửa đôi giày, thửa cái nhẫn; hoặc kiến giải điều gì cho đạt ý: thửa nên...thửa chăng?; hoặc so sánh: công lênh phụ mẫu thửa ấy ai bằng?; (2)-người Đoài:chỉ người ph.Tây, kẻ Sở: chỉ người ph. Đông- cách nói theo tích Đông Chu liệt quốc, vì nước Sở nằm về phía đông Bành Thành: kinh đô nước Tần; (3)-Giáp Ất Bính Đinh: là các năm1954,1955,1956,1957, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Định Dậu, chính quyền miền Bắc bắt tập trung sách dưới thời Phong kiến- Thực dân gồm chữ Tây, chữ Nho đem đốt hết, ai không nộp cất dấu thi bị bắt giam hoặc đấu tố;(4) “Hùm già lạc dấu”: Giáp Dần 1914:Thái tử nước Ấo và vợ bị mội thanh niên Bôsnia giết ở Bôsnia trong 1cuộc bạo động, người chỉ huy là một người Secbia, không liên quan đến chính phủ Secbia; nhưng Ấo lấy cớ, tuyên chiến với Secbia, Nga bênh Secbia, Đức bênh Ấo, Pháp nhảy vào cuộc, Đức tuyên chiến với Nga, Pháp; Anh hòa giải không được... diễn tiến thành Đại chiến thứ nhất (WW.I) cho nên nói là “lạc dấu khôn về”, Hùm là năm con hổ, chữ Giáp- thuộc can dương- mộc nên nói là “Hùm già”;trường hợp chữ Ất- thuộc can âm mộc, nên Ất Mão là mèo non “mèo non chí chí tìm về cố hương”;(5)-Sau WW.I- Ông Wilson Tổng Thống Hoa Kỳ đã có ý lập Hội Quốc Liên (Hội vạn quốc) nhằm bênh vực độc lập tự do cho tất cả các quốc gia, không phân biệt lớn nhỏ- chung sông hòa bình, mãi đến 1945 mới chính thức thành lập, nay là Liên Hiệp quốc. PVH dienbatn giới thiệu .1 like
-
Linh thiêng đất Tổ: Mưa rửa đền 14/04/2010 16:43 (GMT +7) Tại Trung tâm báo chí của Ban tổ chức lễ hội đền Hùng, ngoài các thủ tục thông thường như phát thẻ báo chí, hướng dẫn nơi ăn ở, phòng máy tính… các phóng viên đều tỏ ra rất bất ngờ khi được ban tổ chức tặng thêm cái áo mưa. >> Khai hội Đền Hùng Đoán biết được sự bối rối của chúng tôi Ban tổ chức trấn an: “Yên tâm, các bạn sẽ thấy quà tặng này rất hữu ích trong quá trình tác nghiệp”. Mang băn khoăn về chiếc áo mưa, chúng tôi hỏi ông cụ trông coi hai lư hương ngay lối cổng chính vào đền Hùng, ông cụ cười nói: họ cẩn thận lo các chú bị ướt máy ảnh, máy quay đấy, năm nào đền ngày giỗ tổ cũng có trận mưa rửa đền trước và sau lễ hội. Đêm 13/4 (trước lễ khai mạc diễn ra ngày 14/4), trời đổ mưa. 6h sáng ngày 14/4, chúng tôi có mặt trong khu di tích đền Hùng. Trong không gian tĩnh lặng, thanh khiết đến lạ kỳ ấy, những bậc đá dẫn lên đền Hạ, đền Trung và đền Thượng… đều sạch bong sau trận mưa đêm. Theo Lê Minh ---------------------------------Tại thế hệ sau - dù là nhà báo không biết - chứ các thế hệ trước đều biết đến trận mưa rửa đền này. Người ta đã giải thích "pha học" về việc này và cũng đăng báo lâu rồi.1 like
-
Rưng rưng Trường Sa TT - Anh Bút Bi thân mến, tôi kể anh nghe chuyện này. Tôi vừa về từ Trường Sa. Anh hiểu được cuộc chia tay của người đất liền với lính đảo không ? Xúc động lắm, dằn lòng lắm. Vậy mà tôi không khóc. Nhưng chiều nay tôi đã khóc ở một tiệm ảnh. Anh Bi à, ở Trường Sa, mỗi khi lên đảo, tôi nói với những người lính rằng để tôi chụp hình, về đất liền tôi sẽ phóng ảnh và gửi cho mẹ, cho vợ, cho người yêu, cho con... của những người lính ấy. Tôi chụp từ Trường Sa Đông sang Phan Vinh, từ Đá Tây, Đá Lát, từ Tiên Nữ qua Thuyền Chài... Này là hình anh Bốn gửi cho chị gái ở Kim Sơn, này anh Phương gửi chị ở Ninh Bình, này anh Bình gửi mẹ ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, này Khánh gửi bố ở Thanh Hóa... Những người lính chỉ mong một điều : những tấm hình khiến gia đình gần gụi nhau hơn qua ngàn trùng đại dương. Chiều nay, khi ra tiệm rửa hình, chị chủ tiệm đưa cho tôi xấp hình, cỡ hình to hơn tôi đặt, được ép plastic cẩn thận. Tôi ngạc nhiên: “Em phóng hình cỡ nhỏ và không ép mà chị ?”. Chị cười: “Nhìn hình chị biết, coi những tấm bảng địa danh trong hình là biết em chụp lính ở Trường Sa và gửi cho gia đình các anh lính ở quê chứ gì ? Chị không ra được Trường Sa, cho chị góp chút tình !”. Chị còn trách sao không chụp nhiều hơn... Tôi bật khóc như một đứa trẻ con ngay trong cửa tiệm. Ôi Trường Sa ! Ôi Hoàng Sa ! Mỗi tấc đất của Người trong mỗi dòng máu Việt luôn là niềm thao thức khôn nguôi ! NĂM QUẢNG TRỊ Tuổi Trẻ1 like
-
Sai rồi vì tuần đóng tại Hợi -không thể suy diễn đem qua cung đối được .../ người nầy ảnh hưởng mạnh bởi sao không kiếp đắc địa tại mệnh ,theo sách vỡ vẫn có nói tử vi rất sợ tam không ,và không- kiếp đắc địa tử vi lại càng sợ hơn nữa ,cho nên uy lực của tử Sát tại đây hầu như bị hạn chế bởi không -kiếp ,giống như vua bị loạn thần đứng sau lưng điều khiển hay là vua bù nhìn chẳng có quyền lực vì bị tặc thần chuyên chế .1 like
-
Tựa vào nhau để sống với Hoàng Sa Sợi dây đất liền với biển đảo Hoàng Sa được kết nối bằng ý chí can trường của những con dân đất Việt. Vẫn biết rằng, những đứa con của biển vẫn không hề đơn độc giữa đại dương mênh mông nhưng những ngày sống nơi vùng biển Hoàng Sa trên những con tàu nhỏ bé đối mặt hàng ngày với những hiểm nguy của tàu tuần tra Trung Quốc, tôi mới cảm nhận sự đơn độc của ngư dân nơi vùng biển này là có thật. Giữa sóng gió trùng khơi, giữa bủa vây của kẻ bạo tàn với tàu to súng lớn, họ đã biết đoàn kết một lòng để bảo vệ nhau trong cơn hoạn nạn… Chỉ hai bàn tay trắng Tôi vẫn còn nhớ như in khi cùng ngồi với thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn vào sau cái đêm anh cùng 12 ngư dân trên tàu trên đường ra Hoàng Sa nghe tiếng kêu cứu của tàu mang số hiệu Qng-96516 do anh Dương Thanh Phú làm thuyền trưởng bị tàu lạ bất ngờ đâm chìm nơi vùng biển đảo Hoàng Sa giữa khuya hôm ngày 9/3. Anh kể lại rằng lúc đó chỉ nghe tiếng kêu cứu giữa đêm đen là quay tàu lại cùng anh em lao vào hiểm nguy, giữa sóng to gió lớn để cứu 17 thuyền viên đang chới với giữa biển, khi tàu bắt đầu chìm. Những "chiến binh" của biển giữa Hoàng Sa Cứu được 17 thuyền viên lên tàu an toàn, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sẵn sàng bỏ chuyến đánh bắt để đưa những người bị nạn vào bờ mà không hề toan tính thiệt hơn. Hôm tôi gặp anh giữa biển Hoàng Sa, vẫn nét mặt rạng ngời, thoáng chút âu lo về số nợ vay mượn cho chuyến đi biển trước chưa trả được, cộng với hệ thống máy liên lạc ICOM bị hư hỏng nặng không sửa chữa được. Anh kể: “Anh em tụi tui ra biển chỉ có hai bàn tay trắng với chiếc tàu. Sóng to gió lớn thì không ngại, nhưng chỉ ngại những tàu tuần tra Trung Quốc cậy tàu to, lại trang bị súng ống ăn hiếp mà thôi…”. Đưa tay chỉ dàn máy ICOM bị hư hỏng không sửa chữa được, anh kể vẫn kiên quyết ra khơi với hy vọng chuyến đi biển này gặp may để trả nợ và mua lại dàn máy ICOM để còn liên lạc với đất liền khi gặp sự cố. ..."Chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng..." Ngay thuyền viên Nguyễn Đức Danh, làm việc trên tàu đánh bắt Qng-95821 của anh Nguyễn Thanh Tuấn làm thuyền trưởng, mới 20 tuổi đầu nhưng đã có thâm niên hơn 4 năm bám biển Hoàng Sa. Danh nói chuyện cùng tôi trong buổi chiều tắt nắng nơi đảo Bom Bay khi đang chuẩn bị đồ nghề để lặn xuống lòng biển vào ban đêm. Danh bảo: “Có ra và sống ở Hoàng Sa mới hiểu được thế nào là gian khổ. Tụi em chỉ có hai bàn tay trắng, quanh mình là biển mênh mông. Nhiều khi gặp tàu tuần tra rượt đuổi không biết gọi ai để giúp. Mà ngoài biển cả mênh mông này, tàu Trung Quốc to đùng, lại trang bị súng ống, chỉ có con đường là chạy trốn. Làm sao đương đầu nổi…”. Tôi hỏi Danh có sợ không, Danh cười bảo: “Mình tàu nhỏ, chỉ với hai tay trắng tất nhiên là sợ khi đối mặt mình bị thiệt. Nhưng nếu mình có tàu to như nó thì chẳng sợ. Mà nếu đã sợ tàu to thì tụi em làm răng dám ra vùng biển này”. ... Nhưng Hoàng Sa luôn trong trái tim chúng tôi! Trong suốt cuộc trò chuyện, lúc nào Danh cùng những người bạn tàu tuổi mới vừa đôi mươi đều khát khao, mơ ước có được con tàu to, có được sự giúp đỡ, bảo vệ của lực lượng chức năng nước mình để đương đầu với thế lực hung bạo, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Danh xoè hai bàn tay bảo: “Tụi em chỉ có hai bàn tay trắng vẫn bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Nhưng trong trái tim của những ngư dân trẻ như em, biển đảo Hoàng Sa luôn luôn trong trái tim mình…”. Đương đầu Với chủ tàu Qng-90078-TS kiêm thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, cứ tưởng anh bán tàu lên bờ, bởi anh đã 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp máy móc. Chỉ tính riêng trong năm 2009, anh đã 2 lần bị bắt giữ, bị thu giữ máy móc tại đảo Phú Lâm và đảo Cẩu thuộc quần đảo Hoàng Sa khi chạy vào tránh bão. Cứ sau mỗi lần trắng tay trở về anh lại vay mượn để mua sắm máy móc và tiếp tục ra Hoàng Sa để bám biển. Anh là một trong hàng trăm ngư dân và chủ tàu ở vùng biển Quảng Ngãi này vẫn kiên cường đương đầu với những hiểm nguy và những thế lực hung bạo ngoài biển Hoàng Sa để mưu sinh mà không hề biết run sợ. Những chiếc tàu nhỏ của ngư dân vẫn đương đầu với thế lực hung bạo ngoài biển Hoàng Sa Hỏi điều gì đã khiến các anh dám đánh cược mạng sống và tài sản của mình nơi vùng biển đầy hiểm nguy này, những thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thanh Tuấn, Tiêu Viết Hồng…đều khẳng định: ”Đó là ý chí và dòng máu được hun đúc và truyền lại bao đời nay từ cha ông vượt đại dương ra chinh phục Hoàng Sa. Vùng biển đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thấm không biết bao nhiêu mồ hôi, máu của các bậc tiền nhân khai phá. Lẽ nào vì thế lực hung bạo, vì những hiểm nguy mà bỏ biển…”. “Bỏ biển để cầu an cho riêng bản thân mình là có tội với cha ông. Chúng tôi không bao giờ rời Hoàng Sa, sẵn sàng đối mặt với bao hiểm nguy để bám biển. Không phải đời chúng tôi, mà đến đời con cháu chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ra Hoàng Sa…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định như vậy. Còn lão kình ngư Tiêu Viết Hồng, chủ tàu Qng-55111-TS, thì khẳng định: "Cho dù có bão giông, đầy rẫy những hiểm nguy chực chờ nhưng với chúng tôi, Hoàng Sa là máu thịt, là đất thiêng của Tổ quốc đã cho chúng tôi cuộc sống cơm áo từ bao đời nay. Dẫu bây giờ vùng đất thiêng ấy đang nằm trong tay ngoại bang nhưng chúng tôi tin một ngày nào đó không xa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc sẽ lại trở về…”. Thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, một trong hàng nghìn "chiến binh" của biển Hoàng Sa Niềm tin mãnh liệt ấy đã được chắp cánh và kết tinh từ khí thiêng của cha ông mấy trăm năm trước truyền lại. Đã suốt hơn 30 năm qua từ sau ngày giải phóng, những lớp con dân đất Việt vẫn nối gót cha ông ra vùng biển đảo Hoàng Sa để mưu sinh. Những trận cuồn phong, bão tố, những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc thường xuyên đe doạ tính mạng họ, nhưng tất cả con dân đất Việt đều không chùn bước. Họ sẵn sàng đối mặt để tồn tại trên mặt biển mênh mông Hoàng Sa. Để tồn tại, đối mặt với bao hiểm nguy giữa trùng dương, những đứa con của biển đã tựa lưng vào nhau những lúc khó khăn nhất. Có nhiều chuyện cảm động cứu người giữa biển khơi khi gặp nạn như câu chuyện cứu 17 ngư dân thoát chết trong gang tấc của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn. Trong chuyến ra Hoàng Sa trở về, tôi theo tàu anh Tiêu Viết Hồng. Đang ngồi trên buồng lái miên man bao câu chuyện biển trời, bất ngờ anh Hồng đưa tay chỉ về phía xa và gọi anh em trên tàu: "Xem phía xa hình như có một chiếc thúng bị trôi. Xem kỹ có phải người bị trôi hay không? Nếu có người thì phải quay tàu lại cứu họ…" Những ngư dân biết tựa lưng vào nhau những lúc khó khăn để vượt qua hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa Lo cho mình, cho bạn tàu miếng cơm manh áo và sự bình yên trở về nhưng những thuyền trưởng hay bất kỳ ngư dân nào như anh Hồng, anh Tuấn, anh Quang đều biết quan tâm và bảo bọc nhau trong những lúc khó khăn nhất. “Chỉ có tình yêu thương, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào ruột thịt mới giúp chúng tôi vượt qua những lúc nguy hiểm nhất giữa trùng khơi. Bởi ngoài Hoàng Sa suốt mấy chục năm nay chỉ có bà con ngư dân bám biển mưu sinh, chúng tôi còn biết dựa vào đâu nếu không đoàn kết một lòng…", thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.1 like
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài sẽ “đè bẹp” Mỹ Thứ tư, 14/04/2010, 09:37(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Thời gian vừa qua, từ Iceland tới Dubai, từ Hy Lạp đến châu Âu, khủng hoảng nợ công có chiều hướng tồi tệ hơn, nhưng mọi người hầu như đã bỏ qua cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ - con nợ lớn nhất toàn cầu. Nợ Mỹ đang trở thành “quyền lựa chọn hạt nhân” của các nước chủ nợ, sự thiếu hụt tài chính to lớn của Mỹ và khoản nợ khổng lồ đang nuốt gọn Mỹ và cũng đang thôn tính nền kinh tế toàn cầu. Khi kinh tế thịnh vượng, Mỹ dùng tiền của nước khác để làm giàu cho mình; Khi kinh tế suy thoái, Mỹ dùng tiền của nước khác để phân tán rủi ro cho mình. Khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ là sự mất cân bằng giữa nước có thâm hụt và nước có thặng dự, giữa nước tiêu dùng và nước sản xuất, mà còn là sự mất cân bằng giữa chủ nợ và con nợ. Với ý nghĩa này, Mỹ đã thông qua "dây chuyền các khoản nợ" để “cuỗm” nền kinh tế toàn cầu. Mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài của Mỹ không chỉ biểu hiện ở sự “thâm hụt kép” của chính phủ (thâm hụt tài chính và thâm hụt thương mại), mà còn biểu hiện ở sự mắc nợ và bội chi của các công ty, người tiêu dùng và các cơ quan tài chính Mỹ (tức thâm hụt dự trữ). Mỹ đã lạm dụng quá mức vào tín dụng tài chính, tốc độ tăng trưởng của thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính vượt xa tốc độ tăng trưởng của sức sản xuất, tỷ lệ dự trữ quốc dân cực thấp của Mỹ cũng khiến cho nhu cầu Mỹ trong thời gian dài vượt xa cung cấp. Thâm hụt các tài khoản thông thường của Mỹ trên thực tế là do chi tiêu của chính phủ và người dân vượt quá thu nhập của họ, việc chi tiêu quá độ này phải cần nguồn vốn tài chính bên ngoài bù vào khoảng trống thiếu hụt. Để mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài này có thể có được chu kỳ quốc tế, bắt đầu từ những năm 1970 của thế kỷ trước, Mỹ đã mất hơn 20 năm để đưa các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra toàn cầu, thay thế vào đó là thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng. Trong quá trình chu kỳ của nền kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài, một mặt sẽ khiến các tài khoản thông thường của Mỹ tiếp tục thâm hụt lớn hơn, còn các tài khoản thông thường của các nước xuất khẩu hàng hóa mang tính tài nguyên và các nước có thị trường mới nổi sẽ ngày càng có thặng dư; Mặt khác, thế giới lại đang tràn ngập các loại tài sản tài chính do Mỹ phát hành và tính bằng đồng USD, đặc biệt số trái phiếu khổng lồ mà Mỹ phát hành đều đổ vào kho dự trữ ngoại tệ vào thị trường trái phiếu của chính phủ các nước, âm thầm góp phần cho thâm hụt tài chính và việc huy động nợ của Mỹ. Chu kỳ của mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài của Mỹ về cơ bản vẫn dựa vào sự hỗ trợ của đồng USD. Trong việc mặc cả thương mại quốc té, dự trữ ngoại tệ thế giới và thương mại tài chính quốc tế, đồng USD lần lượt chiếm tỷ lệ 48%, 61,3% và 83,6%. “Cơ chế đồng USD” trên thực tế đã diễn biến thành “cơ chế vay nợ” của Mỹ. Một mặt, là một nước phát hành tiền tệ, Mỹ có thể thông qua việc tăng cường in tiền để trả nợ nước ngoài hoặc làm giảm gánh nặng nợ nước ngoài cho Mỹ. Chỉ từ năm 2002 – 2006, con số biến mất trong các khoản nợ nước ngoài của Mỹ ước tính đạt 3580 tỷ USD. Mặt khác, là một quốc gia phát hành đơn vị tiền tệ dự trữ của tế giới, Mỹ có thể tiến hành huy động vốn nước ngoài cho các khoản nợ, giúp nền kinh tế dựa vào vay nợ nước noài có thể có được chu kỳ quốc tế. Năm 1985, Mỹ từ một nước chủ nợ ròng biến thành con nợ ròng lớn nhất thế giới, đã kết thúc lịch sử của nước chủ nợ ròng kéo dài 70 năm. Bước vào thế kỷ 21, quy mô và tỷ trọng trái phiếu Mỹ mà nước ngoài sở hữu tăng lên theo hàng năm, tỷ lệ nợ nước ngoài của Mỹ lần lượt là 62,3%, 70,4%, 75%, 83,6%, 95,4%, 95,2% và 95,9%, năm 2009 và năm 2003 có cùng con số tăng trưởng là 33,6%. Để thực hiện kế hoạch phục hồi và kích thích kinh tế phát triển, chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách vay nợ nước ngoài lớn chưa từng có. Trong năm tài khóa 2010, bội chi ngân sách của chính phủ Mỹ đạt mức kỷ lục 1.560 tỷ USD, cao hơn 10% so với GDP. Dự toán ngân sách cho năm 2011 đang trình quốc hội thông qua là 3.830 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2010. Cho đến nay, tổng số nợ của chính phủ Mỹ đã vượt 12.000 tỷ USD, dự đoán trong tương lai con số này là 14.300 tỷ USD. Tỷ lệ nợ công/ GDP cũng tăng mạnh, trong các năm thập kỷ 80 ước quãng 40% GDP, hiện nay lên tới 90% GDP. Trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton còn cho rằng, các khoản nợ nước ngoài của Mỹ đã huỷ hoại sức mạnh của Washington ở khắp thế giới. Bà cảnh báo: “Chúng ta phải chú tâm vào sự thâm hụt này và khoản nợ quốc gia như những vấn đề an ninh quốc gia chứ không chỉ là vấn đề kinh tế”. Bên cạnh đó, bà nói bà không thích nước Mỹ là một con nợ. Bà quả quyết rằng điều đó cản trở khả năng bảo vệ an ninh nước Mỹ, giải quyết các vấn đề khó khăn và thể hiện vai trò đứng đầu mà nước Mỹ xứng đáng được như vậy. Thu Hà (Theo CE)1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: Rớt máy bay, cháy nổ, lật tàu..... ------------------------------------------------------- Mexico: Rớt máy bay, 5 người chết 14/04/2010 15:22 (TNO) Một máy bay chở hàng đã bị rớt vào đêm qua (13.4) ở gần sân bay tại thành phố Monterrey, miền bắc Mexico làm ít nhất 5 người thiệt mạng. Theo hãng tin Reuters dẫn thông tin từ giới chức địa phương, chiếc máy bay Airbus A-300 thuộc hãng tư nhân AeroUnion đã bị rớt gần con đường chính dẫn vào sân bay. Một số mảnh vỡ từ chiếc máy bay này đã rơi vung vãi khắp sân bay. Người dân sống gần sân bay có thể thấy một mảnh vỡ máy bay bốc cháy nằm trên đường dẫn vào sân bay tại khu vực có nhiều khách sạn, một nhân chứng kể lại trên hãng tin Reuters. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn trên. Huỳnh Thiềm1 like
-
THÔNG TIN THÊM VỀ BÃO Ở ẤN ĐỘ ---------------------------------------------------- Bão lớn ở Nam Á, 114 người chết Thanh Nien Online 15/04/2010 0:53 Một cơn bão nhiệt đới đã quần nát đông bắc Ấn Độ và Bangladesh, khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và phá hủy trên 100.000 ngôi nhà, chính quyền địa phương cho biết hôm qua. Cảnh hoang tàn sau bão tại Tây Bengal - Ảnh: Sky News Theo AFP, gió mạnh lên đến 120 km/giờ bắt đầu tấn công các bang Tây Bengal và Bihar của Ấn Độ cùng vùng Rangpur của Bangladesh từ đêm 13.4, phá hủy nhà cửa, giật đổ cây cối, cột điện... Các đội cứu hộ đã tìm được 40 thi thể trong những đống đổ nát tại Tây Bengal, trong khi 72 người khác thiệt mạng tại Bihar. Các quan chức cho hay số người chết còn có thể tăng lên vì còn rất nhiều nạn nhân đang bị chôn vùi, trong khi công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do đường sá bị tắc nghẽn. AFP dẫn lời một lãnh đạo tại Rangpur cho hay ít nhất 2 người thiệt mạng tại đây. Vì đa số nhà cửa trong những vùng bị thiên tai đều là nhà vách đất hoặc mái tôn nên hầu hết bị bão giật sập hoàn toàn. Ít nhất 90.000 căn nhà bị phá hủy tại Ấn Độ trong khi con số này ở Bangladesh là 12.000. Những người sống sót tại Tây Bengal than thở họ không còn lại tài sản gì và đa số đều phải chịu đói khát từ đêm 13.4. Trọng Kha1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: Thiên tai tăng nặng.... ------------------------------------------- Bão lớn tấn công Ấn Độ, 31 người chết 14/04/2010 16:30 (GMT +7) Một trận bão mạnh đổ bộ xuống bang West Bengal, miền đông Ấn Độ cướp đi sinh mạng của ít nhất 31 người thiệt mạng và phá hủy 50.000 ngôi nhà, chính quyền địa phương cho biết hôm nay 14-4. Theo hãng tin AFP, cơn bão bắt đầu tấn công quận phía bắc của bang West Bengal từ đêm hôm qua 13-4, phá hủy nhà cửa, giật đổ cây cối, cột điện… “Cơn bão đánh sập bốn tòa nhà ở quận Uttar Dinajpur”, AFP dẫn lời ông Srikumar Mukherjee, một lãnh đạo bang West Bengal. “Phần lớn các nạn nhân đều bị chôn vùi dưới các bức tường đổ trong nhà của họ”, ông Mukherjee cho biết. Ngoài ra, hàng trăm người đã phải nhập viện điều trị các vết thương nghiêm trọng. Toàn bộ quận Uttar Dinajpur đã rơi vào cảnh mất điện do hàng loạt cột điện bị đổ. Nhà cửa của người dân quận Birbhum tại West Bengal sụp đổ sau cơn bão Aila hồi tháng 5-2009 Theo BBC, quận bị phá hủy nghiêm trọng nhất là Uttar Dinajpur, nhưng các khu vực khác như Raiganj, Islampur, Karandighi, Kaliaganj và Hemtabad cũng thiệt hại rất nặng nề. Cơn bão có sức gió mạnh tới 120 km/g. Sau những trận cuồng phong là cơn mưa như trút nước, khiến người dân ở những ngôi nhà bị gió cuốn mái càng thêm cực khổ. CNN cho biết hiện chính quyền bang West Bengal đang cử các đội cứu hộ đến những khu vực bị tàn phá. Nhà chức trách cũng đang cố gắng nối lại hệ thống liên lạc bị cơn bão phá hủy. Theo Hiếu Trung1 like
-
Mế Mụi và bài thuốc chữa vô sinh - Năm nay, mế Tặng Thị Mụi đã ở tuổi 87 nhưng hằng ngày mế vẫn một mình cặm cụi vào rừng sâu hái thuốc, đến khi tối nhọ mặt người mới trở về bản. Cũng như nhiều người Dao khác ở Hạ Sơn (Mường Lát, Thanh Hoá), bằng kinh nghiệm mấy chục năm, mế đã giúp nhiều người lành bệnh. Trong số những chứng nan y mà mế mát tay chữa khỏi, kỳ diệu nhất là bệnh vô sinh... Luật tục bí truyền Mỗi sáng, khi ánh bình minh vừa ló dạng sau đỉnh núi Pù Quăn, mế Mụi lại khoác gùi vào rừng. Hôm tôi đến bởi không hẹn trước nên không gặp được mế. Người nhà mế bảo, muốn gặp chỉ có cách chờ chứ không biết đâu mà tìm. Có đi tìm thì cũng chẳng ai... đủ sức để lần theo bước chân của bà cụ dường như tuổi tác chẳng liên quan chút gì đến sức khoẻ ấy. Quả đúng như người nhà mế nói, khi bầy gà đã yên vị trên chuồng, thì ngoài ngõ, mế lạch cạch đẩy cửa bước vào. Bước chân vẫn thoăn thoắt dù trên lưng là gùi rễ cây nặng trĩu. Mế bảo, nhà mế mùa nào thức nấy. Hôm nay mế đi đào sâm bởi sắp tới hè, ở xứ gió Lào bỏng rát này không có nước sâm uống thì vô cùng khó chịu. Mế kể, ngày trước, học cách lấy thuốc, làm thuốc khó khăn lắm và phải tuân theo nhiều luật lệ mà đến giờ mế cũng không thể lý giải. Chứ không như bây giờ, các nàng dâu mới về nhà chồng đều được mẹ chồng phá lệ mà truyền cho cách thức nhận biết các loại cây thuốc quí. Đời mế thì mẹ chồng "quy định" chỉ khi nào... đẻ hết con thì mới được tiếp cận đến bí quyết truyền đời của gia đình. Suốt mấy chục năm sống với nghề y, mế đã được rất nhiều người nhận làm mẹ nuôi bởi ơn trời bể mà mế dành cho họ. Theo phong tục của người Dao, nếu người phụ nữ vẫn còn khả năng sinh sản, dù có lên rừng may mắn hái được thuốc quí thì thuốc cũng "mất thiêng", chẳng chữa khỏi bất cứ bệnh gì. Thậm chí, nếu không tuân theo luật lệ mà bao đời đã định, thuốc sẽ phản tác dụng, có khi còn dẫn đến... chết người! Bởi thế, năm 50 tuổi, khi không còn đẻ được nữa mế mới được theo mẹ chồng cõng gùi vào rừng. Và, cũng chỉ khi ấy, mế mới nhận ra rằng, những cánh rừng bạt ngàn ở Pù Quăn đúng là một kho báu thực sự. Mế Mụi đông con, nhiều cháu. Suốt mấy chục năm sống với nghề y, mế đã được rất nhiều người nhận làm mẹ nuôi bởi ơn trời bể mà mế dành cho họ. Theo mế Mụi thì phụ nữ người Dao ở Hạ Sơn, nhiều người biết lấy thuốc và chế thuốc. Thế nhưng, để chữa bệnh liên quan đến việc sinh nở thì chỉ duy nhất mế là có khả năng. Bởi thế, trong số những người con nuôi ấy, đa phần là những người trước đây hiếm muộn, nhờ dùng thuốc của mế mà con cái đuề huề. Mế Mụi bảo, mế không thể nhớ hết là mình đã có bao nhiêu đứa con, đứa cháu như thế. Chỉ biết rằng, khi giỗ, Tết, chúng đến rất đông, ngồi kín trong nhà, ngoài ngõ. Hiếm muộn ngày càng nhiều Theo mế Mụi thì bài thuốc ấy, trước đây, cũng do mẹ chồng mế truyền dạy. Thế nhưng, thủa ấy chẳng mấy khi phải dùng đến. Người Mông, người Dao, người Thái trong vùng, cứ thấy ưng cái bụng là nên đôi lên lứa. Về ở với nhau năm trước năm sau đã con cái sòn sòn, "phanh" không kịp. Thế nhưng, cỡ độ chục năm trở lại đây, chẳng biết do đâu, chứng hiếm muộn xuất hiện ngày một nhiều. Không chỉ đến với người ở nơi phố xá đông đúc mà ngay nơi rừng núi thâm u, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mấy năm mà cũng chẳng thể nào sinh nở. Tiếng lành đồn xa, họ tìm đến mế. Mỗi loại thuốc mế đều lấy giá đồng hạng: 20.000đ/thang. Mế Mụi là người xuề xoà, thêm nữa, tiếng Kinh mế không biết nhiều nên câu chuyện về căn bệnh vô sinh, hiếm muộn mế "nhìn nhận" cũng rất đơn giản. Đơn giản đến độ... buồn cười. Theo mế thì hai vợ chồng không có con thì chỉ căn cứ vào ba nguyên nhân. Thứ nhất, do chồng, thứ hai do vợ và thứ ba là do... cả hai! Vậy nên, cứ cặp nào đến nhờ mế bốc thuốc, là mế cắt luôn cho cả hai vợ chồng để một công giải quyết xong luôn... 3 nguyên nhân đó. Mế bảo, thuốc của mế uống không có tác dụng phụ và uống vào chỉ thêm bổ chứ không có tác hại gì. Bởi thế, gặp người có bệnh thì thuốc trị, gặp người không có bệnh uống vào cũng... khoẻ! Ông Lương Qúy Hội, phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, uỷ ban huyện đang rất quan tâm tới việc xây dựng những khu tắm thuốc kết hợp du lịch sinh thái ở những bản có nghề làm thuốc nổi tiếng. Sắp tới, huyện sẽ tổ chức khảo sát, tìm hiểu tiềm năng cung cấp dược thảo của đồng bào Dao và nếu khả thi, dự án sẽ được tiến hành. Đó là một tin mừng với đồng bào người Dao ở đây bởi nếu dự án được triển khai, thì họ, những người có trong tay những bài thuốc quí sẽ có thêm một khoản thu nhập không nhỏ cho mình.Thảo dược để bào chế những thang thuốc trên, mế bảo, nhiều loại chỉ ở trên Pù Quăn mới có. Trước đây, khi nhà còn ở trên đỉnh núi, tự tay mế đã trồng cả vườn dược liệu. Bây giờ nhà mế đã hạ sơn, mế cũng đem những giống cây quý xuống trồng nhưng do không hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên chăm bẵm luôn tay mà chẳng cây nào chịu sống. Mế Mụi bảo, để có một thang thuốc "hàn gắn hạnh phúc" trên, ngoài những củ, cây, rễ, lá mà mế có thể trồng được thì phải kiếm thêm rất nhiều thành phần khác mà chỉ tìm thấy chúng khi vào chốn nước độc rừng thiêng. Mấy chục năm vào rừng kiếm thuốc, mế đã quen từng hốc cây, khe suối. "Bản đồ phân bố" của những cây thuốc trên mế đã thuộc như lòng bàn tay, khi cần chỉ khoác gùi vào lấy. Thảo dược cũng hiếm Tuy nhiên, cũng có loại cây mà đến giờ, mế cũng không thể nắm bắt được "tập quán" sinh sống của chúng. Bởi vậy, muốn tìm, phần nhiều là nhờ sự may mắn. Có lần đi thì gặp vài khóm thế nhưng cũng có bận, mấy ngày trời kiếm tìm mỏi mắt mà chẳng thấy chúng đâu. Mế Mụi dẫn chứng về một vị thuốc mà theo mế bây giờ rất hiếm có cơ hội kiếm được. Vị thuốc ấy là một thành phần không thể thiếu trong bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn và chứng "trên bảo dưới không nghe" của các đức ông chồng. Đó là một loại củ có mầu nâu nhạt, bề ngoài gần giống với củ nâu nhưng thân củ dài hơn và có vỏ sần sùi, chi chít những rễ xơ cứng. Mế bảo, mế cũng không biết tên loại củ ấy là gì và mế cũng không cần quan tâm đến điều ấy. Đi khắp các cánh rừng trong vùng nhiều khi cũng không tìm được. Có bận, không có loại củ ấy để làm thuốc, mế đã phải nhờ mấy bà mế là thân thiết của mình ở đất Lào tìm cho. Tuy nhiên, cũng không phải cứ thấy loại "thần dược" ấy, khấp khởi đào về là dùng được, phải những củ già, cứng như gỗ thì mới có công dụng. Củ non thì có uống cũng như không! Mế Mụi có cách phục vụ bệnh nhân vô cùng đặc biệt. Dù thuốc chữa những bệnh giản đơn như thấp khớp, đau lưng, đau bụng... đến những loại thuốc tuyệt chiêu như chữa vô sinh, hiếm muộn mế đều lấy giá đồng hạng: 20.000đ/thang. Thấy thuốc rẻ, có người thắc mắc, mế bảo, người Dao ở đây quan niệm, bốc thuốc chữa bệnh là trách nhiệm mà mỗi bà mế đều phải làm. Mà đã là trách nhiệm thì không được cân đo, đong đếm. Thấy mọi người khoẻ mạnh, vui vẻ là mình cũng thấy vui, thấy mừng cái bụng lắm rồi! Ông Ngô Kim Dũng, giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát cho biết: Từ lâu, người Dao ở đây đã nổi tiếng về nghề làm thuốc. Nổi tiếng nhất là những bài thuốc dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh nở. Bài thuốc ấy vô cùng công hiệu bởi với nhiều người, sau khi sinh, thì thời gian ở cữ là vài ba tháng với đủ các loại kiêng khem. Còn với đồng bào người Dao, dùng những bài thuốc ấy (uống và tắm) thì chỉ chưa đầy 1 tuần, họ đã phăm phăm đi rừng, đi nương như gái còn son. Tuy nhiên, ông Dũng cũng thừa nhận nghe nói đến nhiều nhưng giá trị của chúng đến đâu thì hiện tại, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá. Dũng Linh1 like
-
@ Rừng Nauy: \Đúng. Hay nói cách khác là Username hay nickname trên diễn đàn. ?Đúng. BQT sẽ có thông báo về thời gian giảng dạy, giảng viên phụ trách và các vấn đề có liên quan đến vấn đề hành chính, tổ chức của lớp học. Artemisia1 like
-
Đúng là Kim Lâu lục súc. Nếu ko chăn nuôi gì thì vẫn xấy được. Nhưng để sang năm thì tốt hơn. Tuy nhiên, năm nay và năm tới đều phạm tam tai. Tốt nhất là mượn tuổi các bậc huynh trưởng trong dòng tộc - kể cả bên vợ.1 like
-
Nước Nga tuyệt đẹp của Levitan Trịnh Chu Tuần Việt Nam 01:34' PM - Thứ sáu, 06/11/2009 Tôi muốn nhắc đến danh họa Nga Levitan, tác giả bức tranh Mùa thu vàng nổi tiếng, sống vào nửa cuối thế kỷ XIX. Thế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30/8/1860 - 4/8/1900). Có gốc gác Do Thái từ nhiều đời, Levitan sinh ra, lớn lên, học hội họa rồi giảng dạy, sáng tác với tâm hồn Nga thuần khiết. Mười ba tuổi đã vào Trường Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa Moskow, được nhận học bổng vì nhà nghèo và tài năng. Levitan tham gia các hoạt động về hội họa và giành nhiều giải thưởng lớn. Cuối thế kỷ XIX, nhắc đến họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, người ta nghĩ ngay đến Levitan. Tranh ông đi vào lòng người bởi thiên nhiên có hồn, như đó là phân thân tâm hồn Nga trong ông vậy. Đất nước Nga mênh mông, hùng vĩ, đẹp tuyệt làm say lòng bao người. Một vẻ đẹp sâu lắng, mang nỗi buồn xa xăm, trắc ẩn, khiến người ta nghĩ đến thân phận, đến sự có mặt của mình trên cõi đời này. Tất cả vẻ đẹp ấy đi vào tranh Levitan thành cái đạo Tự Nhiên. Đất trời chuyển xoay, khuôn mặt thiên nhiên Nga cũng thay đổi, muôn hình muôn vẻ. Bức Con nước mùa xuân (Sơn dầu) Nắng ấm trong như thủy tinh sưởi ấm mọi cảnh vật. Băng tan, nước lên ngập những thân bạch dương phơi mình dưới nắng sau mùa đông dài ảm đạm giữa một trời tuyết mù mịt mây cùng gió gào. Con thuyền nhỏ mắc cạn trong tuyết giờ nâng mình trên mặt nước êm ru, xanh thẫm, sẵn sàng cho cuộc hành trình mới. Xa xa phía chân trời, lác đác vài nóc nhà nhỏ hiện hình như sự sống tái sinh. Đó là bức Con nước mùa xuân ông vẽ năm 1896. Bức Tháng ba (Sơn dầu) Ở bức Tháng ba cũng vậy, nắng xuân xua tan băng giá. Băng tan thành vũng nước trên mặt đất lộ dần. Đụn tuyết cuối cùng trên nóc nhà sắp biến mất. Một mảng trắng xốp nổi bật trên ngói cũ rêu phong. Rừng thông qua đông giữ nguyên bộ áo xanh sẫm làm nền cho hàng cây hoàng diệp liễu non tơ, bên cạnh là chú ngựa Dianca vừa kéo xe trượt tuyết chuyến cuối cùng trở về đang sưởi nắng. Tranh Levitan tuyệt nhiên không có người mà vẫn như tràn ngập bóng dáng họ. Bố cục không chê vào đâu được, ánh sáng xử lý tuyệt vời. Kế thừa trường phái Phục hưng nhưng Levitan hiện đại hơn, nặng về mảng. Bức Nước sâu (Sơn dầu) Kỹ thuật vẽ mảng được thể hiện rõ nhất trong bức Nước sâu (1892). Làng quê Controley trong ráng chiều. Những rặng cây chìm vào bóng tối, in trên nền trời vàng rực. Bóng cây tối hẳn trên mặt nước phẳng lặng. Đêm thâm u khiến nước rêu thêm. Chiếc cầu tạm bắc ngang mời mọc, nâng bước chân người về. Nước Nga không thiếu cảnh hùng vĩ, choáng ngợp kiêu sa, song Levitan ưa chọn góc độ bình dị, thân thương của làng quê yên ả để gửi gắm cảm xúc, khiến người thưởng lãm phải chiêm ngưỡng, tâm niệm, lặng đi trong cảm xúc. Bức Sự tĩnh lặng đời đời (Sơn dầu) Ta trầm tư trước ngôi nhà thờ cổ ven sông, lau lách phất phơ trong gió. Le lói ánh đèn vàng vọt từ khung cửa sổ, và phía sau là những linh hồn yên nghỉ với những cây thánh giá liêu xiêu. Đấy là Sự tĩnh lặng đời đời (1893-1894) của cõi vĩnh hằng. Bức Rừng bạch dương (Sơn dầu) Ta dào dạt tình yêu thiên nhiên, bừng khởi khúc hưng phấn, nhảy múa cùng lá cành giữa Rừng bạch dương trong ánh nắng chan hòa. Không gian như vang lừng tiếng nhạc reo vui cùng hương cỏ bừng thức. Ta hóa thân thành bạch dương và cỏ cây run rẩy cảm xúc người. Bức Hoàng hôn - đống cỏ khô (Sơn dầu) Rồi cảnh Hoàng hôn-đống cỏ khô (1892), lập tức khiến ta lắng lòng lại, ngắm những đống cỏ khô rải rác dưới trăng lu. Đêm tịch mịch, vừa ấm cúng của làng quê sau mùa gặt, vừa lạnh lẽo của đêm sương, văng vẳng râm ran tiếng côn trùng đây đó.Nhưng ấn tượng nhất vẫn là Mùa thu vàng (1895). Màu vàng của rừng bạch dương nước Nga vào thu trở nên thần sắc, quyến rũ, mê hồn bao người, khiến nhà sưu tập tranh Tretiacov không tiếc tiền bỏ ra mua làm giàu cho bộ sưu tập của mình. Đó là màu vàng của giấc mơ thiên đàng, ấn tượng không phai mờ với cả những ai đã có may mắn đặt chân đến Nga vào mùa thu dù chỉ một lần. Bức Mùa thu vàng (Sơn dầu) Thiên nhiên Nga, như một nhân vật, hiện thân của cái đẹp vĩnh hằng, sống động trong dân ca, trong thơ Pushkin, Lermontov, Esenin, cả trong những áng văn xuôi của Lev Tolstoy, Chekhov, trong âm nhạc Tchaikovski và trong tranh Levitan. Đó là thế giới của sắc màu thấm đẫm tâm hồn Nga đầy kiêu hãnh, trong sáng và mênh mông một nỗi buồn trắc ẩn. Ông không nhìn thiên nhiêu ở góc độ hào nhoáng, lạ lẫm mà bình dị, thân thương. Ai đã đặt chân lên đất nước Nga vào thu đều không khỏi ngỡ ngàng trước màu vàng choáng ngợp của rừng bạch dương. Nhiều góc độ hoành tráng hơn tranh vẽ. Levitan dừng lại ở cây bạch dương nhỏ, dòng nước nhỏ, cầu gỗ đơn sơ, những đống rơm lặng lẽ dưới trăng mờ... vì nó gần gũi, thân thương. Thiên nhiên Nga trong tranh ông không phải nàng tiên xa lạ, mà là cô hàng xóm đáng yêu, nặng lòng giao cảm.Với sự bùng nổ công nghiệp của chủ nghĩa tư bản, khuôn mặt thiên nhiên Nga bị bóp méo, Levitan gắng công lưu giữ thiên nhiên thuần khiết trong tranh mình, cũng như Esenin hoài niệm về một làng quê yên ả. Cảm xúc bùi ngùi này dậy lên trong ta, giờ đây, khi về quê xa xa vắng bóng lũy tre làng... Con người ngày càng ý thức về môi trường, càng thấy giá trị tranh phong cảnh của Levitan. Riêng đối với thiên nhiên Nga, tranh ông là chân dung trung thực, đầy biểu cảm. Theo Tuần Việt Nam1 like
-
Thử đặt con Rồng bằng sứ ỏ phương Đông Nam của căn nhà Thân mến Tân Mão rất tốt. Thân mến1 like