-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/04/2010 in all areas
-
VỀ THĂM CỤ TRẠNG TRÌNH - NGUYỄN BỈNH KHIÊM 7 Phạm vũ Hội Ngày đầu xuân 2010- Canh Dần- Phú luận về Kinh Dịch Người Việt ai cũng nghe nói tới Kinh Dịch? Một triết học cổ Phương Đông. Nguyễn Thiếu Dũng cho rằng vị sứ giả hiển hiện trên trống đồng thuần Việt. Theo Ngô Tất Tố biên khảo dịch từ sách Tàu- thì Kinh Dịch có từ Phục Hy (thủy tổ giống người da vàng phương Nam) cách nay hàng vạn năm..(?) sau đến Tây Chu (bên Tàu)- khoảng 1100 năm TrCN, Vua Văn Vương mới đặt tên Quẻ- chua ý Quẻ: gọi là Thoán, đến Chu Công (con trai Văn Vương) lại viết thêm ý hào từ... Tiếp đến KhổngTử (551-trCN, nước Lỗ) lại soạn ra 6 thứ: tượng, văn, hệ, thuyết, tự, tạp (+quái)... Người Trung Quốc đã phát triển Kinh Dịch và dụng để Chiêm sự thế theo cách “bói dịch” (tức suy đoán) còn cách dụng như thế nào bớt “tùy biện” đi, thì không có sách nào chỉ một cách tường tận hoặc cố định. Cho nên chỉ cần hai kí ngôn vạch-chấm (dương- âm) mà có thể viết và luận bình ra thiên kinh vạn quyển, rất thú lạ! Bàn về nguồn gốc thì cứ nói thuộc Trung Quốc, nhưng “xét về biến cố lịch sử và hình tích Văn hóa Đông Sơn” thì ta thấy có lẽ xuất xứ gốc Kinh Dịch là của Việt Nam từ thời Hồng Bàng mà Kinh Dịch là bảo khí của Kinh Dương Vương- Càn chi- thủy tổ Việt- Ngài húy là Lộc Tục, anh của Lộc Linh, vốn có tài biến hóa, không tham đất rộng, nhường cho Lộc Linh làm vua phương Bắc, còn mình chỉ làm Vua phương Nam từ Động Đình Hồ dọc Trường Giang trở xuống... (PVH). “Gẫm” trong Sấm vọng lưu truyền lần theo con tạo gắng tìm tuệ kinh “Cửu thiên”(1) sáng rạng cung đình “Nhật hồng ”(1) sao lại minh minh mù mù “Cơ trời lâm trận mê đồ” (2), khốn thay non Việt dị hồ ngửa nghiêng? ** mấy ai“xét” việc thiên niên mà không sử sách khui tìm thiện căn mấy ai hóa giải kiến văn mà không kiến giải lê dân bụi lầm dạy rằng “ôn cố tri tân” (3) nhìn xa thửa lối... nhìn gần thửa đi... ví như tiếng vọng ầm ì... chân trời mây phủ liệu thì bão giông..? ví như mưa gió bịt bùng nắng xiên... ắt có cầu vồng thất tinh..? phút giây vẫn bảo là nhanh triệu năm một khắc vô tình bỏ qua..? chẳng ai không trẻ đã già âm dương thái dịch sinh ra trạng hình... ** mới hay chung? thỉ? ngọn? ngành? mà nên Bát Quái- Dịch Kinh lưu truyền đã nghe luận giải thì- phen ngọn nguồn Kinh Dịch vẫn tìm chưa ra rằng Kinh Dịch của Trung Hoa nhưng sao gốc tích lại là Việt Nam? đem ra kiến giải luận bàn... tưởng như vớt giải khói loang lam chiều? nghiêng ly cụng cốc vèo vèo bao năm trắc dịch suy siêu lạc loài tầm nhìn đích ngắm đà sai một ly một dặm chệch ngoài biển xa? Có gì phân biệt tàu ta lấy gì để nói của nhà thửa nên? chiều tà phủ bóng đêm đen còn kia Chim Lạc lộ then Rồng Vàng! ** “Nước non từ thuở Hồng Bàng bể dâu cuộc thế giang sang đổi vần Trải Đinh Lê Lý Trần giữ nước... đã bao lần ngôi nước đổi thay Núi sông Thiên định đặt bày Đồ thư một quyển xem nay mới rành Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành”(4) ** lật trang sử chiến dã tranh mấy ngàn năm trước tung hoành ra sao? Cho hay sóng vỗ ba đào màn thâm sơn thủy thấp cao lại về... Đông Nam Tây Bắc phân kỳ Quốc gia sinh? diệt? quần nghi “dê đàn”... một Tần khởi đất Hàm Dương giới biên ngót triệu kilô- vuông Sở Hùng kiếm côn bá đạo bão giông tính kiêm sáu nước(5) vẫy vùng dọc ngang lập ra Hoa Lục Trung Nguyên trải bao triều đại thay quyền đọat ngôi ngàn năm bành trướng chuyển rời mà nay rộng lớn gấp mười lần hơn!? nghề ăn cướp được suy tôn? ấy nghề ăn cướp chiếm chôm đất- người..! ngỡ câu khái quát nực cười mà là sự thực muôn đời đẻ ra... thưa rằng văn minh Trung Hoa? thì văn minh ấy chỉ là... lăng xâm! (bây giờ là một Trung Quốc ngót 10 triệu km2, dân số~ 1,3tỷ, hiểu rằng: xưa quen bá đạo đồ vương, anh hùng gây cảnh chiến trường mà nên; mấy ai hiểu được căn nguyên, phải là: dân ý- nhân quyền- tự do!) ** lại xem đất Việt người Nam địa danh Lưỡng Quảng Giang Nam có thừa? hơn ba triệu kilô-vuông xưa bao phen loạn lạc gió mưa hoành hành ngàn năm chống chọi Bắc xâm cụm về cố thủ Cửu Chân- Tống Bình(6) xưng danh con Lạc cháu Hồng mười lần nhỏ lại muôn phần xót xa? (nay chỉ là một Việt Nam hơn 300 ngàn km2 đất, dân số 80 triệu) thời gian chẳng trẻ chẳng già vẫn còn khói lửa trên toà Luy Lâu(7) hỏi ai? Ai? cướp của nhau cảo văn? thư khố? ...ngọc châu ai giành? cướp của người làm của mình vốn nghề xâm lược đã thành thói quen... tài năng cẩm tú thì- phen còng tay- khóa- trói bắt đem công triều thông tin bịt miệng đủ điều cướp cướp? mất mất? bấy nhiêu phũ phàng..? Ví như cung điện Thiên An(8) của người Nam Việt Đình làng chế ra... miệng đời nói ấy Trung hoa sao không biết nói của ta đình làng? trống đồng ta đánh lừng vang làm sao chống được bạo tàn lắm phen cho nên Nam Bắc trắng đen? Kẻ quen ăn cướp... Người quen chạy dài... ngàn năm xưa- dám nói sai? chứng nhân- chứng vật- hình hài huyết chi..!? giặc vào lấy hết... đem đi... Dịch Kinh- Quốc Bảo nghiệm suy cũng là... ** Than ôi khí vận yên hà! hồn xửa trắc ẩn thấm xa muôn trùng Tàng thư Nam Việt rỗng không chỉ còn khắc quẻ trống đồng(9) làm tin... đầu Càn “hanh lợi nguyên trinh” Lý Càn- Nhân- Cách(10) dưỡng sinh giống nòi ngữ ngôn “vật khí” thay lời Đồng nhân quây lấy mặt trời đúng tâm biểu nghi Chấm- Vạch(11) làm vần “thụ căn diểu diểu” dương âm lập trình cơ quyền còn chút kiện hanh tự tôn mười tám bản danh công đường Càn Vương tức Kinh Dương Vương chữ đầu tiên khởi cội nguồn nước Nam Cách nay hơn: năm ngàn năm..? là người biến hóa tiếng tăm lẫy lừng Khảm Vương là Lạc Long Quân thuận hành bát quái... thuộc vần cửu cung lại xưng... Giáp Ất... đủ vòng... làm thành mười tám đời Hùng(12) nối nhau... (Lần lượt <8tự quái>: Càn Vương, Khảm Vương, Cấn Vương, Chấn Vương, Tốn Vương, Ly Vương, Khôn Vương, Đoài Vương... <10 thiên can>:Giáp Vương, Ất Vương, Bính Vương, Đinh Vương, Mậu Vương, Kỷ Vương, Canh Vương,Tân Vương, Nhâm Vương, Quý Vương) thần cơ dịch số cơ màu “sa phù dĩ chỉ” đời sau chớ lầm... Rõ ràng “mộc biểu thanh thanh” “Thập bát tử thành”(18) tiên tổ đã gieo? “Toàn thư sử ký” (13) cũng nêu “Đông A nhập địa”... gặp nhiều tai ương! cho hay khí dịch đoạn trường phải chờ “ma quỷ dọn đường” (14) loé ra..? ** Xem thêm dã sử nước nhà “Lĩnh Nam chích quái” (15) truyền qua miệng đời dân man hay bị lọc lòi quỷ ma xâm hại buông lời rủ rê Long Quân thường phải trở về cứu dàn con dại trăm bề khốn nguy diệt xương cuồng diệt hồ ly(16)... nạn từ phương Bắc chi chi... thực thà... ** ngàn năm xưa ngỡ rất xa chẳng qua khép lại bóng qua một ngày luận thời ai biết ai hay tháng năm con cháu ngày rày đã quên..! văn nhân sĩ tử mọi miền hãy đem chớp mắt nối liền ngàn năm mới hay Kinh Dịch trữ tàng gốc từ bảo khí Hồng Bàng Rồng Tiên!? ----------------------------------------------------(Lys.T.T)* Chú thích: (1)Nguyên văn Sấm Trạng: “Sáng cửu thiên ám vầng hồng nhật”-trên trời sáng mà trần gian hàng ngày sao tối tăm thế!; (2)Sấm Trạng: ý nói trời mở cơ làm thiên hạ mù mịt, không rõ lối mà đi, người dân như lâm vào mê cung; (3)Lời dạy của Khổng Tử :“ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư”: thông hiểu sử sách, việc cũ để biết cách thức hệ quả... nên làm thời nay, việc mới ra sao? thì có thể làm thày; (4)Một đoạn mở đầu trong một bài Sấm Trạng Trình; (5)Năm 221TrCN Tần Thủy Hoàng kiêm tính 6 nước gồm: Sở, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên- thống nhất Trung Quốc quy mô khoảng gần 4 triệukm2; (6)Cửu Chân chỉ Thanh Nghệ ngày nay;Tống Bình chỉ đất Hà Nội tên gọi thời cổ khoảng năm 800 TrCN; (7) Luy Lâu tên cổ chỉ Bắc Ninh ngày nay; (8)Cung điện lớn nhất của Trung Quốc xây dựng vào thời Minh khoảng thế kỷ XIV, do Nguyễn An- một thợ cả tài hoa của Việt Nam bị giặc Minh bắt- ông làm tổng công trình sư thiết kế và xây dựng; (9)Bát Quái được cho là đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ- Hoàng Hạ thuộc văn hoá Đông Sơn Việt Nam, các nhà khảo cổ tìm được ở Thanh Hoá, đồng bằng Bắc Bộ; (10) Trên trống đồng có khắc các quẻ Thuần Càn, Đồng Nhân, Cách- đúng như nhà NC Nguyễn Thiếu Dũng xác định; (11)Thực chất ký quái đầu tiên là Chấm và Vạch, biểu nghi hai khí Âm- Dương, khi viết nhuận tay hơn, nhưng sau này người ta (có thể là Văn Vương) thấy nét chấm dễ bị mờ khuyết, mới đổi chấm sang vạch đứt; (12)Theo phả tịch Đền Hùng còn ghi đến nay đủ 8quái và 10thiên can; (13)Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, viết vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497); (14)Sấm Trạng Trình nguyên văn “trời sinh lũ quỷ dọn đường, để cho thánh xuất khảm phương sau này”; (15)Lĩnh Nam chích quái: truyện cổ dân gian Việt Nam tác giả là Nguyễn Qùynh và Kiều Phú biên soạn vào thế kỷ XV có viết “Than ôi! Lĩnh Nam liệt truyện có phải chỉ riêng khắc vào đá, viết vào tre, mới là quí hơn bia miệng đâu? từ đứa trẻ hoi sữa đến cụ già bạc tóc, đều truyền tụng để tỏ lòng yêu dấu, để tỏ ý chê trách thì tất là có quan hệ tới cương thường phong hóa..!”; (16)Truyện xương cuồng tức là Mộc tinh, Hồ ly tinh, Ngư tinh, là những truyện trong Lĩnh Nam nói về công lao của thuỷ tổ Việt Nam (Lys.T.T)./. Truyện phụ thêm: Đã từ lâu, nhiều người cứ băn khoăn về câu hỏi tại sao xưa các “bậc Nam kiệt” cứ gọi người phương bắc, các “bậc hảo Hán” tức người Tàu là “Các chú”- lúc sẵng giọng thì “ôi dào! bọn các chú” có nơi chuyển âm thành “cắc chú”, chê họ thâm hiểm; Lại nhớ rằng hồi nhỏ nghe các vị túc nho rành rọt chữ nghĩa kể về chuyền tiên tổ Hồng Bàng mới biết rằng sở dĩ gọi như vậy là vì người Nam và người Bắc vốn tổ tiên xưa cũng là anh em, mà người Việt là anh và người Tàu là em đích thị. Cụ thể là cháu ba đời của Viêm Đế- Thần Nông theo lệnh trời, và cha mình làm Vua toàn cõi, khai sinh loài người, theo lời cha dặn dạy giống người da vàng phương đông trồng lúa- Ngài Biểu danh là Đế Minh. Ngài lấy bà Vụ Tiên- một vị nữ tiên ở thượng giới, sinh được hai người con trai, lớn là Lộc Tục, nhỏ là Lộc Linh. Khi già về trời, Đế Minh định truyền ngôi cho con trưởng là Lộc Tục, làm vua phương Bắc, cho Lộc Linh làm vua phương Nam . Nhưng Lộc Tục nói với cha, phương Nam nóng nực, có nhiều chướng khí, đất đai hẹp hơn, dân sự ít lại ham chơi, xin nhận khó khăn làm vua thay em, để Lộc Linh kế ngôi ở phương Bắc, đất đai rộng lớn, dân sự phồn thịnh hơn, thuận tiện cho em hơn. Đế minh cho là người nhân hậu, ngài chấp nhận. Sau đó Lộc Linh lên ngôi làm vua phương bắc, trông coi từ tả ngạn sông Trường Giang trở lên, lấy hiệu là Đế Nghi. Lộc Tục làm vua phương Nam, từ hữu ngạn sông Trường Giang trở xuống, thủ phủ ở Động Đình Hồ, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, Miếu hiệu là Càn vương, Ngài hay đi đây đó, sống rất phóng túng, biến hóa không biết đâu mà lường. Ngài lấy con gái Thần Long Động Đình hồ mà sinh ra Sùng Lãm, Lãm kế ngôi, tự xưng là Lạc Long Quân, tài giỏi như cha, đi dưới nước như đi trên cạn, Miếu hiệu là Khảm vương... nghi biểu theo quái dịch. Sau Lạc Long Quân lấy con gái Thần Núi Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai... là tổ tiên người thuần Việt ngày nay... Nhiều lần tôi kể lại và giải thích cho mọi người nghe, cố tìm trong sách để dẫn, nhưng các sách thông sử thời nay viết về Hồng Bàng thị lại nói, Lộc Tục là em, Đế Nghi là anh? thậm chí không có cả cái tên “Lộc Linh”. Sách “Lĩnh Nam chích quái” xuất bản 1990- nhà xuất bản văn học, cũng nói vậy! tôi cứ băn khoăn mãi!.. Tết 2010, đi du xuân, thắp hương Đền Hùng, tôi mua quyển “truyền thuyết Hùng Vương- thần thoại vùng đất Tổ” do Vũ Kim Biên sưu tầm biên soạn, xuất bản 2008, tôi thấy câu chuyện trở lại đúng với truyện hồi nhỏ tôi được nghe... Vậy là hơn 50 năm mới thấy mình không phải là ốc xạo với bạn bè con cháu. Ôi! Dã sử vẫn có giá trị ở chỗ đó! thiện tai, nam mô phật!. (PVH) Bài chiêm soạn cho năm 2012-1013 Kiến trúc sư Phạm vũ Hội Xưởng kiến trúc tạo hình Hải Phòng Thân gửi: Ông Bùi Quốc Hùng- Bút danh DIENBATN Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Bài chiêm để đăng tải về nghiệm lý Sấm Ký Trạng Trình (tiếp tục với hư thực muôn đời 1-2) (E-mail: dienbatn@yahoo.com) Nhâm Thìn diễn nghĩa- 2012 1-Thiên tượng Gập ghềnh muôn thác vượt lên, chọn thì “lợi thiệp đại xuyên”vu tòng Rồng bay “bảy sắc” cầu vồng, lấy nước “bối pháp” chiêu dòng trường xa thiện phùng nhân nghĩa bước ra, để xua quỷ quái yêu ma hại người “đoài phương phúc địa” sáng soi, âm dương tiêu tức đất trời chuyển xoay chấn cung khói bụi giăng đầy, “giang hồ sử sĩ” điều ngay hiệp bàn khảm nghi quy tử quy hàng, “nắm cơm bầu nước” tỉnh tang dần dần bui lòng hanh chuộng quyền nhân, đạo trong thiên hạ thăng trầm tự nhiên 2-Nhân sự loạn ru bởi vẫn cuồng điên, trùng lai hiểm dã dược tiên trị đời tự do dĩ đạo làm người, cộng sinh dĩ đạo ông tôi nhân quyền “báo thù báo phục” đã phen, “non xanh căng trắng” chuân chuyên đã nhiều “đồng khô hồ cạn” họa thiêu, “lông chìm đá nổi” bao điều lạ tai ầm ào đạn súng trong ngoài, nước sôi lửa bỏng giêng hai dập dồn bốn năm sáu bảy ta ương, “thần quy cơ nỗ” khôn lường hiểm nguy “ba ngày trói” chặn đường đường đi, cháy nhà ra ngõ đông kỳ thoát thân 3-Thiên tặc Phong lôi chuyển động canh luân, nóng khô trộn với mưa dầm thối thây Phát ban cảm sốt chầy chầy, cấn khôn phân vị bão dây tuyết dồn chấn cung bốc lửa đạo ôn, cây khô lá héo người còm đói ăn hai ba cứu giúp nhì nhằng, vận thì sóng quật đất quăng chẳng thường bởi đâu mà lắm tai ương, bởi chưng hút sạch “huyết tương địa cầu?” “đến thời thịnh vượng còn lâu? ” hiểu rằng “tam hợp chia sau” ắt là! Phạm Vũ Hội-14-12-2009 (28-10 Kỷ Sửu) Quý tỵ diễn nghĩa- 2013 1-Thiên tượng thói đâu thệ thói đàn bà, “nữ công thực bắc” lại là đàn ông trời lùa kể cũng bất công, làm cho lộn ngược cửu trùng mà cam chỉ quen học nói học bàn, ít cảnh lam làm, lắm cảnh ba hoa chừng con rắn nước bò ra, quay đầu lột xác quả là khốn nguy “tượng trời gia trước” nhiều khi, “đã đàn cửu khúc còn thi thơ đề” đến thời ích lý u mê, anh hùng quyết quyết đường về gặp cha “xà đầu long vĩ” chuyển qua, ngựa hồng bảy sắc nhảy ra trình làng... 2-Nhân sự năm dương vượng khí dâng tràn, một âm thượng lục bẽ bàng nãi chung nhìn lên bắc khí thuần hung, “đại lai tiểu vãng” nhịp cùng thế gian giêng hai súng nổ đôi đàng, “một còn... hai mất” ngón đàn thực chi càn khôn “chính vị phân kỳ”, ba tư năm sáu ngược đi xuôi về chấn ly hiệp hội địa kê, “trùng hưng dĩ bốc bên lề mã giang” phím trầm tích tịch tình tang, thiên cầm mượn gió so hàng vũ văn hết thời “nhị ngũ nhị phân”, “đông tàn tây bại” chắp vần họa tai... 3-Thiên tặc đông phương gió lửa ra bài, nóng khô năm trước kéo dài năm sau khí trì- dịch bệnh ốm đau, làm cho nhức trán tê đầu rối ren hỏa thiên hỏa địa hạo nhiên, núi rung đất sập bể chìm sóng reo đói ăn thiên hạ bao nghèo, thần cơ lặp lại những điều nghĩa nhân đoài phương tuyết dải mưa dầm, thành trì có lúc tối tăm mịt mù tứ phương khốc nạn ngoạn du, họa vô đơn chí linh phù tái biên Phạm Vũ Hội-14-12-2009 (28-10 Kỷ Sửu) Phạm Vũ Hội có thơ chiêm rằng: (Bài 2 tiếp theo kỳ trước...) “kim kê khai lựu” là đây, đồ rằng non nước tới ngày mát trong ngờ đâu đục nước ngược dòng, nào ai thoát khỏi được vòng kim cô muông sinh có mắt như mờ, kẻ say kẻ tỉnh bơ phờ lạ thay hung hăng tranh cạnh ngày ngày, “quý phương hoàng cái” từ nay thảm sầu “thụy trình ngũ sắc” cơ màu, thùy vi nhân nghĩa đạo đầu: dữ đương!” “tộ truyền nhị thập” tai ương, “ngũ diên vận khải” bất tường nhân gian “danh vi gia tử” họ hàng, “ngưu lang bản tính” đại gian bản thần Đúng là “danh thế nan lường”, “thủy trung bảo cái” chính phường sát nhân Đúng là ma quỷ hiện hình, tiểu nhân đắc ý lộng hành đế vương Làn cho “bách tính tai ương”, “can qua tranh đấu” chiến trường hồn oan “quần gian phạm địch hung hoang” “ma vương đại quỷ” ám tàng hoàng thiên! Than ôi Sấm ký đã truyền, mà sao thiên hạ mãi nhìn chẳng ra “rừng xanh núi đỏ bao la, đông tàn tây bại sang gà mới yên... sửu dần thiên hạ đảo điên, ngày nay thiên số vận niên rành rành!” điềm trời thủy động địa sinh, thăng trầm tới bước chuyển mình chẳng sai sau khi hết thế chiến hai, Pháp đã tính bài trở lại Đông Dương đầu tiên quay lại Việt Nam , nhân danh kẻ thắng trong làng Đồng minh núp sau Anh quốc điều đình, không công nhận nước Việt minh nắm quyền Việt Nam mở trận thư hùng, chín năm binh lửa cuối cùng Pháp thua “càn khôn cửu cửu” có thừa, “thanh minh thời tiết” cũng vừa đúng niên ngọ mùi quân “nhập Tràng An”, “hồ binh đủ tám” sư đoàn tiến vô... cho hay thế sự biến cơ, từng câu Sấm ký chẳng ngờ một ly cứ đem Sấm Trạng ra suy, bao nhiêu sự kiện sự gì chẳng hay? nhiễu nhương thời thế đổi thay, thiên cơ khéo đã phơi bày cả ra nghe lời càng thật thiết tha, “thời trung quân tử” khuyên ta giữ mình “âm dương cơ ngẫu ngộ sinh, thái nhâm thái ất trong mình có hay?” trước là giữ được điều ngay, sau là nuôi chí chờ ngày góp công sang giàu đố kị tham lòng, “lưới chài đâu dễ” mà công cán gì “đừng nên bội bạc nghịch vi” ích gia phì kỷ dân thì khốn thay” lời khuyên vẻ rạng đường mây, cho ai biết lối đến ngày thửa ân... từ ngày Trịnh- Mạc kỳ phân, “sương sâm tuyết lạnh muông dân dập vùi” “đàn dê tranh phá đôi nơi”, quân thần tá sứ càng đồi hung hăng đến khi thế kiệt lực cùng, “kẻ ngàn Đông hải, người rừng Bắc lâm” liên miên binh lửa cát lầm, “kẻ nằm đầy đất người trầm đầy sông” nhớ khi lánh nẻo đường trong, Nguyễn Hoàng chèo chống một vùng trời Nam đợi thời tu dựng nghiệp vương, những mong Nghiêu Thuấn Ngu Đường có phen bỗng đâu “sừng sực Tây sơn” “mười bốn năm trường” sấm sét chuyển rung nước non ngàn trận thư hùng, vẻ xanh muốn rạng Lạc Hồng muốn nên? chỉ trong gang tấc lâm tuyền, “kiến nhân rời tổ... phụ nguyên” sinh hồi bấy giờ rộng mở quy khôi, thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn Hà Tiên tới Mục-Nam-Quan, nước non một dải kim quang ngõ hầu Gia Long ấy chẳng sai đâu, “mặt rồng lồ lộ trên đầu chữ vương” “thiên sinh tai lạ khác thường, Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài” tuất hợi “điều đỉng độ mai”, Việt Nam là chữ so bài dài lâu... thoắt đà tám chục năm sau, Việt Nam lại mắc vào cầu ngoại xâm ấy là giặc Pháp dã tâm, từng đi xâm chiếm xa gần đất đai đạo truyền mượn cớ vãng lai, đường đi đã tỏ trong ngoài đông lân đợi khi triều Nguyễn suy dần, thừa cơ súng nổ quyền thần bó tay thiên cơ quy nỗ vần xoay, nước Nam lại chọi với bầy thực dân bừng bừng kháng chiến duy tân, độc lập dân tộc quốc dân dựng cờ được thua ai dễ khôn dò, lời truyền Sấm Trạng có thừa trăm năm “ngựa hồng quỷ mới nhăn răng, cha con dòng họ thày tăng hết thời” truyền cho đừng lẫn sự đời “nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu” “chín con rồng lộn” mỹ miều, luận cho ra nhẽ rặt điều trái tai! lại còn dắng dẻ một hai, “cuộc tàn mới rõ rằng tàu thấp cao” thấy Sấm từ nay chép vào, một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa?” con Hồng cháu Việt đường xa, thịnh suy nào hiểu cho ra lối đời đắn đo Sấm lại thêm lời “hiểu xuôi cũng được ngược thời mới nên!” Than ôi tạo hoá u huyền, nào ai biết được biến thiên những là... vả chăng mà dám nói ra, nói ra thì bị quỷ ma tội hình trăm năm vùi dập sinh linh, một thiên hạ dại riêng mình ta đâu? “chờ cho nhân doãn đến sau, đến chừng đời ấy thấy âu nhiều nàn trời xui những kẻ ác gian, kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay vua nào tôi ấy đã bày, trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn” đến khi hết lẽ khuyên can, biết rằng chẳng được lòng càng tai tê “thôi thôi mặc lũ thằng hề, gió mây ta lại theo về gió mây!” (Phạm Vũ Hội) Chú thích 1)-chữ”thửa”dùng trong Sấm Trạng theo văn nghĩa cổ là làm cho mình; thí dụ: thửa cái áo mà mặc; hoặc làm cái gì cho vừa vặn:thửa đôi giày, thửa cái nhẫn; hoặc kiến giải điều gì cho đạt ý: thửa nên...thửa chăng?; hoặc so sánh: công lênh phụ mẫu thửa ấy ai bằng?; (2)-người Đoài:chỉ người ph.Tây, kẻ Sở: chỉ người ph. Đông- cách nói theo tích Đông Chu liệt quốc, vì nước Sở nằm về phía đông Bành Thành: kinh đô nước Tần; (3)-Giáp Ất Bính Đinh: là các năm1954,1955,1956,1957, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Định Dậu, chính quyền miền Bắc bắt tập trung sách dưới thời Phong kiến- Thực dân gồm chữ Tây, chữ Nho đem đốt hết, ai không nộp cất dấu thi bị bắt giam hoặc đấu tố;(4) “Hùm già lạc dấu”: Giáp Dần 1914:Thái tử nước Ấo và vợ bị mội thanh niên Bôsnia giết ở Bôsnia trong 1cuộc bạo động, người chỉ huy là một người Secbia, không liên quan đến chính phủ Secbia; nhưng Ấo lấy cớ, tuyên chiến với Secbia, Nga bênh Secbia, Đức bênh Ấo, Pháp nhảy vào cuộc, Đức tuyên chiến với Nga, Pháp; Anh hòa giải không được... diễn tiến thành Đại chiến thứ nhất (WW.I) cho nên nói là “lạc dấu khôn về”, Hùm là năm con hổ, chữ Giáp- thuộc can dương- mộc nên nói là “Hùm già”;trường hợp chữ Ất- thuộc can âm mộc, nên Ất Mão là mèo non “mèo non chí chí tìm về cố hương”;(5)-Sau WW.I- Ông Wilson Tổng Thống Hoa Kỳ đã có ý lập Hội Quốc Liên (Hội vạn quốc) nhằm bênh vực độc lập tự do cho tất cả các quốc gia, không phân biệt lớn nhỏ- chung sông hòa bình, mãi đến 1945 mới chính thức thành lập, nay là Liên Hiệp quốc. PVH dienbatn giới thiệu .3 likes
-
Có người cần sự giúp đỡ của mình, có lộc nhỏ. Có hỷ sự. Tốt.2 likes
-
Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010
Rin86 liked a post in a topic by Thiên Sứ
THÔNG TIN THÊM VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở THANH HẢI Hiện trường đổ nát sau động đất mạnh ở Trung Quốc 14/04/2010 13:08:08 - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter tấn công tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc vào sáng 14/4 đã khiến ít nhất 300 người thiệt mạng, 800 người khác bị thương, nhiều người vẫn bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Dự kiến con số thương vong sẽ còn tiếp tục gia tăng. vào hồi 11h15 cùng ngày, một cơn dư chấn có cường độ 3,9 độ richter lại xuất hiện ở phía tây tỉnh Thanh Hải. Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất của Trung Quốc, dư chấn sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong vài ngày tới. Trận động đất mạnh 7,1 độ richter sáng 14/4 đã phá hủy tới 90% các công trình xây dựng, làm gián đoạn hệ thống liên lạc và giao thông, gây mất điện. Tại thời điểm diễn ra trận động đất, hầu hết người dân vẫn ở trong nhà. Nhà chủ yếu được xây dựng bằng gỗ và đất sét. Khu vực tây bắc của tỉnh Thanh Hải có dân số hơn 252.000 người, trong đó 97% là người Tây Tạng và 21.700 người làm nghề chăn nuôi gia súc và nông nghiệp. Trận động đất gần nhất diễn ra tại khu vực này hồi tháng 7/2006 có cường độ trên 5 độ richter nhưng không gây thương vong. Nguyễn Hường (Theo Sina)1 like -
Tốt vì cháu là gái. Vợ chồng này đang khá giả nói chung. Nhưng năm ngoái có hao tài nói riêng ;) .1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010 ------------------------- CẢNH BÁO CỦA THIÊN SỨ Sẽ có một trận động đất lớn ở khu vục đại lục địa của Châu Á. Nhanh thì ngay tháng 3 (tính từ sau 1 Âm lịch), chậm không quá tháng 5 Âm lịch sẽ xảy ra. Việt Nam không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trận động đất này.1 like
-
Cảm ơn Văn Lang.Người đầu tiên đặt vấn đề này là tôi trong cuốn: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Xuất Bản lần đầu năm 1998. Đây là bằng chứng văn hóa phi vật thể chứng tỏ nền văn minh Bách Việt một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Tôi đưa bài này lên với ý nghĩa giới thiệu sự phổ biến tục ăn trầu ở Đài Loan, chứ không nhằm mục đích bênh vực cho nhân quyền của Đài Loan qua hình ảnh người đẹp bị bợp tai bởi cảnh sát. Một lần nữa cảm ơn Văn Lang.1 like
-
Sinh con út tuổi Bính Thân - 2016, còn sinh con đầu thì chọn năm Canh Dần (mặc dù chưa được tốt lắm nhưng các năm tiếp theo còn kém hơn)Linh Trang1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: Đề phòng bệnh đường ruột. ---------------------------------- Cấp bách tìm biện pháp chống bệnh tả 12/04/2010 0:22 Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo diễn biến thời tiết thất thường, người dân các tỉnh miền Bắc cần hết sức đề phòng các bệnh cúm, ở miền Nam phải cảnh giác với bệnh dịch liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả... Điều trị cho bệnh nhân mắc tả ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng Trước diễn biến phức tạp về bệnh tả tại TP.HCM (liên tục có 4 ca mắc bệnh), ngày 10.4, mặc dù là ngày cuối tuần, nhưng Sở Y tế TP đã có cuộc họp khẩn với rất nhiều đơn vị, nhà chuyên môn để bàn các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh tả lây lan ra cộng đồng. Tại cuộc họp, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế giám sát chặt các trường hợp vào viện, nếu nghi ngờ liên quan tả thì báo cáo khẩn với Sở, nhằm phát hiện, chữa trị kịp thời; yêu cầu các đơn vị y tế quận huyện giám sát nguồn nước, nhất là nguồn nước tại các chung cư, nguồn nước đá, và giám sát hàng rong, nhất là khu vực trường học và khu công nghiệp... Vì sao xảy ra nhiều ở TP.HCM? PGS-TS Nguyễn Trần Chính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - đơn vị đang điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh tả nói với PV Thanh Niên: “Những ngày qua, ngoài các ca bệnh tả; một số ca tiêu chảy nghi ngờ tả đang được theo dõi, thì cũng có rất nhiều bệnh nhân tiêu chảy thông thường nhập viện. Trước tình hình bệnh tả, bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều, chúng tôi dành hẳn khoa Nhiễm A để tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân này”. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bệnh nhiệt đới, trong quý I năm nay, BV tiếp nhận 889 bệnh nhân tiêu chảy, còn từ ngày 1 đến ngày 9.4 tiếp nhận 110 ca tiêu chảy (cùng thời điểm năm ngoái chỉ có 99 bệnh nhân). Điểm lưu ý là, đợt bệnh tả xảy ra lần gần đây nhất (vào năm 2008), hầu hết chỉ tập trung ở phía Bắc, tại TP.HCM khi đó chỉ có 1 ca duy nhất. Nhưng, ở lần quay trở lại này, bệnh tả lại xảy ra chủ yếu ở TP.HCM, liên tiếp chỉ trong vài ngày đã có đến 4 ca dương tính (trong khi phía Bắc chỉ có 1 ca). Theo nhận định của các nhà chuyên môn, thời tiết nắng nóng tác động đến nguồn nước, thực phẩm, đây là yếu tố khiến xảy ra bệnh tả nhiều ở TP.HCM. PGS-TS Nguyễn Trần Chính nói: “Bệnh tả lây lan qua đường tiêu hóa, nhưng chính yếu nhất là từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nói đến bệnh tả là phải nói đến nguồn nước. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh tả phát triển”. Còn Sở Y tế thì lưu ý thêm, ruồi là nguồn lây lan bệnh tả nguy hiểm. PGS-TS Nguyễn Trần Chính cho rằng, đáng sợ nhất của bệnh tả là tiêu chảy ồ ạt trong 1-2 ngày đầu mắc bệnh, dễ khiến bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Do vậy, cần phải vào BV ngay. Bởi, nếu không điều trị kịp thời thì tỷ lệ bệnh nhân bị tử vong sẽ khoảng 50%. Hiện nay, việc chữa trị bệnh tả trong tầm tay, nếu bệnh nhân vào viện sớm. Thanh Tùng1 like
-
Nền văn hóa Việt tôn trọng những ngươi quá cố và gắn liền với quá khứ - thể hiện qua việc tôn trong anh linh của những người đã khuất. "Nghĩa tử là nghĩa tận". Nhưng nền văn hóa Việt cũng rất giản dị và không xa hoa. Một nén nhang tỏ lòng thành kính là đủ. Nhưng xa hoa quá vượt lên trên cả cuộc sống của bao người còn khốn khổ thì bất nhân.1 like
-
Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (3) III. Chủ nhân dòng chữ đầu nguồn sông A Vương ? Ngay tại thời điểm này, có thể bị cho là vội vã khi phát biểu ngay rằng: chủ nhân dòng chữ trên vách đá đầu nguồn sông A Vương là của cư dân Việt tộc. Nhưng quan sát hệ thống mô-típ hoa văn trang trí trên trang phục, nhà làng, cột lễ, nhà mồ... người ta sẽ thường thấy hàng loạt mô-tip bắt nguồn từ nghệ thuật trang trí Đông Sơn. Những tia mặt trời trên trống đồng Đông Sơn là hình ảnh được đồng bào ưa thích và dùng nó như một hình mẫu để trang trí trên các vật dụng như gùi, cái khiên, các công trình tín ngưỡng như cột lễ, cây nêu, nhà mồ, các công trình kiến trúc như nhà làng... Vậy với vai trò là văn hóa mẹ, văn hóa Đông Sơn là mạch nguồn làm nên văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Trường Sơn. Tuy nhiên, bằng chứng trên vẫn có thể xem đó như kết quả của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa. Còn chịu khó đọc, ta sẽ thấy sử chép, năm 42 quân đội Hai Bà Trưng chiếm giữ 65 thành trì trong các quận Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ. Đất Quảng Nam xưa thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Chi tiết chứng minh hùng hồn tinh thần đoàn kết giữa các bộ tộc Việt là đạo binh của hai Bà Trưng dùng voi xung trận - loại khí tài chiến tranh hoàn toàn xa lạ với người Hán. Dựa trên cơ sở địa danh “Tượng Lâm”, thì không có gì quá đáng nếu cho rằng: từ năm 42, cư dân Việt tộc Quảng Nam đã đưa voi ra đất Bắc tham chiến (?); vì luyện quân tượng không phải nghề phổ biến của nhóm dân cư đồng bằng sông Hồng. Về đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm : Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam ) và Vijaya (Nghĩa Bình), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành. Trong đời sống hằng ngày của người Cơ tu, quan niệm về “vạn vật hữu linh”, những tập tục kiêng cữ vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ, được áp dụng khá khắt khe trong sinh hoạt và sản xuất. Họ có những lễ tục liên quan đến tô tem. Ngoài ra, người Cơ tu còn có các lễ tục thờ thần bản mệnh, ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại, lễ hội. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa (2). Tôi (người biên soạn - Tiểu Âm Dương) có nhiều băn khoăn khi nhớ đến một đoạn đề cập trong sử TQ: ". . .Thời vua Trang Vương nhà Chu: "... ở đất phía nam đất "Kinh Diệc" (Kinh Việt) có vị Tù Trưởng Bách Việt dùng ảo thuật thu phục rất nhiều Bộ Lạc quy tụ về cùng rồi tự xưng là Hùng Vương...". Những hoạt động huyền thuật xa xưa của Việt tộc không nằm ngoài thế giới quan vạn vật hữu linh. Dù được gọi bằng nhiều tên như Kha tu, Ka tu, K’ tu,... (là sự phiên âm và cách viết chệch của tộc danh Cơ tu) hoặc Cao, Hạ, Phương, Ca tang nhưng Cơ tu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận, với nghĩa là: người sống ở đầu ngọn nước. Vậy ai là chủ nhân của dòng chữ viết trên là đầu nguồn sông A Vương ? Ở đây có một sự trùng hợp “ngẫu nhiên” - họ là những người sống ở đầu ngọn nước, tổ tiên dân tộc Cơ tu ngày nay – một bộ phận cư dân Việt tộc chăng ? ------------ (1) Theo số liệu thống kê năm 1999, cả nước có khoảng 58.000 người dân tộc Cơ Tu. Cư trú tập trung tại huyện Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam; tây nam huyện A Lưới và tây huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Thưa Thiên – Huế. Tại Lào, theo Ethnologue thì năm 1998 dân tộc Cơ tu có 14.700 người, cư trú chủ yếu tại thượng nguồn sông Xê Kông, trong các tỉnh Xekong, Saravan và Champasak. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_C%C6%A1_Tu - Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001). http://www.tuhai.com.vn/forums/index.php?action=printpage;topic=1259.0 (2) Dân tộc Cơ tu, chưa tìm ra tên tác giả. http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=748 ----------------------- Nguồn tham khảo: - Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001) - Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy) http://www.uvyd.com/forums/index.php?showtopic=999&st=25 - Xã hội Sa Huỳnh http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Sa_Hu%E1%BB%B3nh - Huyền thoại về ngôi nhà mồ Ctu http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=140124#ixzz0kLyMOoMt - Bảo tồn văn hóa dân tộc CơTu http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=4005 Hết1 like
-
Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (1) I. Chữ viết của người Chiêm thành Lịch sử xa xưa của đất Quảng Nam gắn liền với vương quốc Chiêm Thành cũ. Người Chăm vùng Quảng Nam xưa thuộc thị tộc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa), thị tộc Dừa có mặt từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán đô hộ. Một cách gần chính xác, vùng đất Quảng Nam thuộc tiểu vương quốc Amaravati trong tập hợp vương quốc Chiêm Thành cũ (Campapura), ngoài ra còn khoảng 4 tiểu vương quốc tự trị khác. Những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng (sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký) ghi nhận vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II, năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời. Đầu thế kỷ thứ III, đến đời con cháu Khu Liên - người sáng lập vương quốc Lâm Ấp, người Chiêm thành có cử nhiều phái bộ sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ (tức chữ Phạn cổ). Điều này chứng tỏ người Ấn Độ (tu sĩ và thương nhân) đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ II và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ III trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước (Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ). Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ II. Những bia ký tìm được vào giai đoạn này đều được khắc bằng chữ Phạn cổ (chữ sanskrit). Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Chăm pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng "Chăm mới", nhất là từ sau thế kỷ XV khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Chiêm Thành chỉ sử dụng chữ "Chăm mới" và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ "Chăm mới" có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia . Từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XV, đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Chiêm Thành, sau đạo Bà La Môn. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Chiêm Thành cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn. Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah), trị vì 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam). Với truyền thống phát triển chữ viết như trên, liệu tác giả dòng chữ viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương thuộc đất Quảng Nam có phải là người Chăm không ? Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (2) II. Người Cơ tu Hiện nay xét về mặt thực địa, nơi có dòng chữ viết trên thuộc huyện Tây Giang. Huyện Tây Giang trước năm 2003 thuộc huyện Hiên, nằm phía tây bắc tỉnh Quảng Nam . Tính đến năm 2001, người Cơ tu chiếm toàn bộ dân số huyện Hiên (1). Huyện Hiên được xem là vùng đất phát tích của dân tộc Cơ tu. Với mật độ quần cư đậm đặc như vậy, cư dân bản địa của huyện Hiên chính là người Cơ tu chớ không phải người Chăm. Ta có thể hình dung tình hình vùng Trung bộ như sau: hồi đầu công nguyên, nhóm Chăm Nam Đảo từ biển tràn vào; trước đó đã có các nhóm Việt tộc bản địa cư trú. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài. Một số cư dân bản địa thuộc hệ Mon-Khmer, không chấp nhận/không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống. Nhóm cư dân Việt tộc bản địa này chính là những nhóm dân tộc thiểu số ngày nay, trong số đó có người Cơ tu. Nói cách khác, vương quốc Chiêm thành xưa là một cộng đồng nhiều chủng tộc và đa văn hóa. Về mặt ngôn ngữ học, tiếng Cơ tu (cùng tiếng Bru-Vân Kiều và tiếng Tà Ôi) thuộc nhóm Katu, nhánh Mon-Khmer. Khác với cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Nhóm tiếng Việt-Mường cũng thuộc nhánh Mon-Khmer, có lẽ vì vậy người ta thấy một số từ Cơ tu giống tiếng Việt. Chẳng hạn, từ nước, tiếng Cơ tu là “đac”; từ khuất lấp tiếng Cơ tu là “lơơp”; để học bài tiếng Cơ tu là “dưr hoc bhơar”. Trong cộng đồng người Cơ Tu xác định những người có cùng một ông tổ chung, cùng dấu hiệu nhận nhau và liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất định, mối quan hệ này gọi là “tô”, giống như họ của người Việt.1 like
-
1 like
-
Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam Đinh Kim Phúc - Ngày đăng: 20.1.2010 Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm,, vừa được trưng bày tại thư viện Quốc hội Mỹ. Báo China Daily cho biết, Matteo Ricci - một nhà truyền giáo người Italy - vẽ tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu cầu của vua Minh Thần Tông Nó là một trong hai bản sao còn được giữ ở trạng thái tốt. Một người sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ nó trong nhiều năm trước khi bán cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm 2009 với giá 1 triệu USD. Với mức giá đó, nó trở thành tấm bản đồ đắt giá thứ hai từng được bán. Do đây là một trong những bản đồ quý và dễ hư hại nên nó đã được in lên 6 tờ giấy gạo cỡ lớn. Theo hảng tin AP, tấm bản đồ có kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ – một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVII. Nó biểu thị nhiều khu vực trên thế giới bằng hình vẽ và lời chú giải. Ricci đề tên nhiều nước tại châu Mỹ, như Chih-Li (Chile), Wa-ti-ma-la (Guatemala) và Ka-na-ta (Canada). Bang Florida của Mỹ được mô tả là “vùng đất của các bông hoa”. Châu Phi được chú thích là “nơi có dãy núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới”. Ford W Bell-một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell-nói với tờ Pittsburgh Tribune-Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện Quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất. “Ricci là một nhà truyền giáo cực kỳ thông thái. Ông đặt Trung Quốc vào trung tâm của thế giới mới để ghi nhận sự quan trọng của đất nước này. Tất nhiên, Ricci là người phương Tây đầu tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc kính trọng Ricci và ông được chôn tại Trung Quốc”. Không có bất kỳ phiên bản nào của tấm bản đồ Ricci được tìm thấy tại Trung Quốc. Hãng tin AP cho biết thêm, chỉ có vài bản sao chép được lưu giữ trong các thư viện của Tòa thánh Vatican và các nhà sưu tầm ở Pháp, Nhật Bản. Theo kế hoạch tấm bản đồ của Matteo Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng. (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci(1552-1610) sáng tác trên đường truyền đạo ở Trung Quốc. Trong thời Nhật Bản “bế môn tỏa cảng” (1793-1858), phiên bản nầy đã được du nhập vào Nhật Bản, gây ảnh hưởng lớn đên nhận thức thế giới của người Nhật trong thời Edo(1603-1868). Ricci đã sáng tác tấm bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hán theo bản đồ được vẽ ở Châu Ấu, hiện nay tấm bản đồ nầy đã thất lạc. Viên quan nhà Minh tên là Lý Chi Tảo(李之藻) đã dày công vẽ lại thành “phiên bản Lý Chi Tảo” với tên gọi là “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”. Nguyên tác là bản vẽ một màu nhưng phiên bản (vẽ trên gỗ) sang Nhật bản được sao lại được tô thành nhiều màu, và một phần địa danh được sửa lại, vì vậy trong bản đồ phổ biến hiện nay có những địa danh phiên âm theo tiếng Nhật (Katakana). Bản khắc trên gỗ có 6 tấm nhưng phiên bản nầy chỉ có 2 tấm đông-tây mà thôi. Phiên bản nầy hiện nay được trưng bày tại Thư Viện Tỉnh Miyagi (thành phố Sendai ) và thư viện Đại Học Kyoto. Tiểu sử Matteo Ricci : Matteo Ricci (6 tháng 10 năm 1552 - 11 tháng 5 năm 1610), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Ý. Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Thiên Chúa Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó được đưa tới Trung Quốc. Năm 1582, Ricci bắt đầu học về ngôn ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma Cao, một trạm giao thương của Bồ Đào Nha ở miền Nam Trung Hoa, và trở thành một học giả phương Tây hiếm có đã học được văn bản chữ viết cổ điển của Trung Quốc. Năm sau, 1583, thì Ricci bắt đầu du thám vào sâu đại lục, nhờ chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc Quảng Đông, từ lời mời của Tổng trấn Triệu Khánh thời đó là Wang P'an, người đã nghe về tài toán học và vẽ bản đồ của Ricci. Ông ở đó từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi phải rời đi sau khi bị trấn tổng mới nơi này trục xuất. Chính tại Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hoa. Trong các chuyến du hành sau đó, Ricci tới Nam Kinh và Nam Xương năm 1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó tớiBắc Kinh lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên vào thời điểm đó nên ông không được thăm cung điện hoàng gia. Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng chân tại Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô. Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ Tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó. Ricci học rất nhiều về lịch sử và văn hóa Trung Hoa và ông cũng là người phương Tây đầu tiên tìm hiểu về cộng đồng người Do Thái ở Trung Hoa. Ông từng được liên hệ riêng bởi một thành viên của cộng đồng dân Do Thái tại Bắc Kinh vào năm 1605. Dù không bao giờ gặp mặt cộng đồng này ở Hà Nam một cách chính thức nhưng Ricci cũng gửi một người truyền giáo tới đó ba năm sau vào năm 1608, đây là một trong rất nhiều nhiệm vụ được ủy quyền bởi Giáo hội. Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh. Một phát hiện mới Trong tấm bản đồ này (Hình 2), (Hình 3), các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng Nhật, tại phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được Ricci chú thích, phần chú thích này rất quan trọng. Đoạn tiếng Hoa (Hình 4) được chú thích trên vùng biển Đông được đọc là: “Đại Minh thanh danh văn vật chi thịnh tự thập ngũ độ chí tứ thập nhị độ giai thị kỳ dư tứ hải triều cống chi quốc thậm đa thử tổng đồ lược tải nhạc độc tỉnh đạo đại lược dư tường thống chí tỉnh chí bất năng đàn thuật”. “Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển - ở khoảng 15 độ đến 42 độ - đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí,Tỉnh chí ghi chép…” Và 4 chữ (hàng dọc) (Hình 5) đọc là: Vạn lý trường sa Những dòng chữ ghi chú trên được hiểu như thế nào ? Ở đây, cần nhắc lại quá trình Nam tiến trong lịch sử Việt Nam. Năm 1471 khi đi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông có ý dừng lại, chia làm cương vực ở đó. Mặc dù bấy giờ như ta đã biết, vương triều Vijaya đã suy mà Đại Việt thì đang trong thời thịnh trị. Nhà Lê không muốn và chắc chắn cũng sẽ không nghĩ tới việc cố thôn tính một quốc gia khác mà chỉ mong sự yên ổn lâu dài trên biên giới phía Nam. Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, là vì Champa đã quấy nhiễu biên giới, cũng vì một quan niệm là “Đại Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Champa, nên lấy lại được hết, sai các ngươi trấn thủ”. Vua đã lấy cả vùng Vijaya nay là Bình Định liền một dải với Cổ Lũy để có địa giới tự nhiên hiểm trở ở phía Nam là đèo Cù Mông, lập nên đạo Quảng Nam, nhằm thực hiện ý định đó. Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Bia Đá (Thạch Bi)(1). “Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quay đầu về phía đông như hình người… (Vua Lê) sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Champa”(2). Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lấy lại phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Che Reo để lập nước Nam Bàn. Như vậy, Champa ngăn cách hẳn với Đại Việt bằng hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm đệm từ miền núi ra đến biển. Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến việc họ Trịnh làm Chúa, nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phương Nam để tránh tị hiềm. Lúc đầu (năm 1558), Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hóa (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), tiếp đó lại xin được giao thêm quyền trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay-năm 1570). Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cử Lương Văn Chính làm Tri huyện Tuy Viễn (một trong hai huyện của tỉnh Bình Định, giáp giới Hoa Anh) và giao nhiệm vụ giữ yên phía Nam. Năm 1578, Lương Văn Chính cầm quân tiến vào Hoa Anh, vây và hạ thành An Nghiệp – thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo Cả. Vua Champa, theo niên giám là Po At (1553- 1579), có lẽ đã bị chết trong thời điểm này. Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên Lương Văn Chính cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn. Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Champa lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những người nông dân Việt vào cư trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm tướng, đem quân vào đánh lại, Champa bị thua, vua là Po Nit (1603 – 1613) phải bỏ Hoa Anh rút quân về phía Nam đèo Cả. Lần này họ Nguyễn đã lấy hẳn đất Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lập dinh Phú Yên, đóng quân để phòng giữ. Lương Văn Chính đươc cử làm tham tướng dinh Trấn Biên, sau đó là dinh Phú Yên. Như vậy, Với việc lập phủ và dinh Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của mình trên một miền đất đã có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong mấy chục năm, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với cuộc chiến tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một thử thách quyết liệt không thể tránh khỏi đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong(3). Xác định lại thời điểm lịch sử kể trên để thấy rằng, vào năm 1602 (năm mà Matteo Ricci hoàn thành tấm bản đồ của mình), Vạn lý trường Sa không thuộc về lãnh thổ của nhà Minh, mà nó đã thuộc về quốc gia Đại Việt. Điểm đặc biệt thứ hai là lần đầu tiên vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản được ghi là biển Nhật Bản (Nhật Bản hải) có lẽ vì là phiên bản lưu hành tại Nhật bản nên đã được thêm vào? Thứ tự ảnh : Trên bên trái qua(Hình 5), (Hình 4) (Hình 3), (Hình 2) Một phần bản đồ (khu vực Viễn Đông) của Matteo Ricci , Phía dưới (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci./. Chú thích: (1) Núi Thạch Bi ở phía Đông Huyện Tuy Hòa, phía Bắc đèo Cả, thuộc Thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày nay. (2) Đại Nam nhất thống chí, T.III, trang 65 (3) Dẫn theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 20051 like
-
Thơ gia đình
nguyen_lan liked a post in a topic by trinhvan
Đây thơ con viết tặng mẹ cha Chẳng gì sánh được với cha mẹ mình Thương con yêu hết chân tình Lo toan cuộc sống sinh tồn, dạy con Cha mẹ đáng được tôn vinh Như hình Phật dạy chúng sinh ở đời Cha mẹ rộng cả biển khơi Cho đàn con "nóng" xuống nơi mát này Bốn tay ôm ấp hàng ngày Mong cho con lớn trưởng thành đẹp thay Công ơn cha mẹ rất dày Giấy đâu đủ được con này viết ngay Rất may con được đủ đầy Có cha có mẹ nay lại có con Cuộc đời như thể trăng non Nghe lời cha mẹ trăng non sẽ tròn Trịnh Thị Vân (0988519437)1 like