-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/04/2010 in Bài viết
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chứng kiến được Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Vitinfo Thứ hai, 12/04/2010, 11:22(GMT+7) Theo Đại tá Huyên, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp ổn định, tỉnh táo và Đại tướng sẽ có mặt trong dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình (25-8), hơn nữa để được chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cả nước đang rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Tuổi cao, sức yếu, hiện Đại tướng đang được điều dưỡng tại viện quân y 108, sức khỏe ổn định tỉnh táo. Báo CAND dẫn lời dẫn lời Đại tá Huyên cho biết, 25/8 là sinh nhật của Đại tướng. Bệnh viện đang hết lòng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của Đại tướng để Đại tướng có mặt trong dịp sinh nhật của mình và hơn nữa là chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như mong muốn của đồng bào và chiến sĩ cả nước". Theo Nhà báo & Công luận2 likes
-
Rắn Lạ Tấn Công Người Dân
monsoon and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cây BHX rửa sạch, phới khô. Dùng ngâm rượu hoặc xay thành bột đều dùng được. Ko bỏ bất cứ bộ phận nào của cây. Lá có tác dụng mạnh nhất.Cách dùng: Rượu xoa vào vết thương, hoặc uống mỗi ngày nửa ly nhỏ, tương đượng ba, bốn muỗng cà phê. Nam uống 7 ngàym, nữ chín ngày. Thuốc rất nóng, không lạm dụng. Bột lấy một muỗng cà phê, cho vào lý lớn, chế nước sôi, đợi nguội uống. Hết chế nước sôi tiếp. Ngày chỉ một muỗng. Tối có thể chắt bột lá đã uống trong ngày, đắp lên vết thương. Cây này đã được ông Đỗ Tất Lợi miêu tả trong "Những cây thuốc Việt Nam". Trong đó, ông xác định cây này có tác dụng sát trùng nhẹ như sunfamit. Nhưng thực tế chữa bệnh của chúng tôi thấy hiệu quả hơn thế nhiều. Cụ thể: - Một bệnh nhân bị uốn ván, đã cong người lên tại bệnh viện T/x Bến Tre, chúng tôi cho uống 1/2 keo chao. Hết bệnh. - Một bệnh nhân bị dùi đục rơi vào bàn chân, làm độc, luồn mạch lươn lên bụng chân. Đã phải mổ và rửa bằng kháng sinh lincosine. Nhưng ko khỏi. Dùng bột BHX với cách trên đã khỏi. - Một thày tu trên núi Châu Đốc làm vườn bị rắn cắn vào đốt đầu ngón út. Hoại tử phải tháo một đốt. Tiếp tục hoại tử, tháo đốt hai, tiếp tục hoịa tử tháo đốt ba. tiếp tục hoịa tử thì tình cờ gặp thuốc này, dùng bột BHX đắp vào đã khỏi. Đây là vài thí dụ. Thuốc này do công một vị lang vườn ở Bình Triệu phát hiện. Anh Năm Mẫn - Chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga - giới thiệu với chúng tôi. Còn một loại cây nữa gọi là Xích Hoa Xà, loại này mạnh hơn BHX gấp nhiều lần, nhưng rất khó trồng. Hiên chúng tôi không còn cây giống. Hình dáng giống hệt cây BHX, nhưng phía dưới lá có màu tím đỏ. Hoa tím đỏ. Nhà tôi lúc nào cũng dự trữ thuốc trên và tận dụng mọi khả năng có thể trồng loại cây này. Không tự cho là đúng. Xin để tham khảo.2 likes -
Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly1 like
-
Đêm dưới lòng biển Hoàng Sa Hằng đêm họ đối mặt với bao hiểm nguy giữa lòng biển bao la. Bất chợt tôi nhớ câu đùa vui của thuyền viên Nguyễn Văn Nam nói về cái nghề của mình: “Ngày lên dương gian ngủ; Tối xuống âm phủ làm bạn với hà bá” mà quặn thắt lòng… Nhọc nhằn mưu sinh nơi lòng biển Tôi đã từng theo tàu ra biển, từng đối mặt với sóng gió đại dương. Nhưng chuyến ra Hoàng Sa lần này khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận hết những gian khó nhọc nhằn của những ngư dân lặn bắt hải sản nơi vùng biển Hoàng Sa. Miếng cơm, manh áo của họ đang được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả bằng tính mạng của mình. Ngày ngủ, đêm xuống lòng đại dương mênh mông đối mặt với hiểm nguy bủa vây quanh mình. “Mỗi lần ngậm ống hơi lặn xuống lòng biển là rùng mình. Trời yên biển lặng còn dễ chịu. Những hôm trời nổi gió, lạnh thấu xương, lại bị sức ép của nước, nên thường xuyên xảy ra tai nạn. Nhẹ thì chảy máu lỗ tai, trào máu mũi. Nặng thì bị co cơ, tê liệt. Dưới lòng biển còn ấm, nhưng khi lên tàu thì rét run cầm cập…” thuyền viên Trương Văn Trưởng trên tàu Qng-95821-TS kể. Từ lòng biển Hoàng Sa lên sau khi bắt đầy tôm cá trong chiếc túi nhựa mang theo bên mình. Kết thúc 1 ca lặn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ Mỗi một lần xuống lòng biển giữa đêm khuya kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Tuỳ độ sâu mà mỗi thợ lặn sau khi bắt đầy cá trong chiếc túi lưới mang theo bên mình trồi lên mặt nước. “Nếu độ sâu khoảng 15-20m nước thì có thể lên ngay trong vòng 10 phút. Nếu độ sâu trên 30m nước thì sau khi lên mặt nước phải thực hiện qui trình giảm áp tuỳ mỗi người có thể kéo dài hơn 30 phút. Nếu thợ lặn nào làm sai một chút thì hậu quả chết người hoặc bại liệt toàn thân là khó tránh khỏi…”, Thuyền phó Trương Văn Á, một thợ lặn giàu kinh nghiệm giải thích. Để được xuống lòng biển Hoàng Sa, tôi phải mất hai đêm thực tập. Ngậm ống hơi, mang bộ đồ lặn biển, đeo dây chì vào thắt lưng, tôi theo thuyền viên Trương Văn Nam lặn xuống lòng biển Hoàng Sa ở độ sâu hơn 15m nước. Trong ánh đèn điện được nối từ máy phát trên tàu cùng ống dẫn hơi, lòng biển Hoàng Sa đen thẫm hiện ra trong ánh sáng mờ ảo của chiếc đèn điện 110W. Cả rặng san hô đủ màu sắc như những cánh rừng bạt ngàn giữa đại dương hiện ra trước mắt trong ánh điện mờ ảo. Theo tay chỉ của Nam và cái gật đầu ra hiệu, tôi bám theo phía sau bắt đầu đêm săn bắt cá giữa lòng biển Hoàng Sa. Lách qua những rặng san hô mọc chen chúc, những con hải sâm nằm trơ mình, cứ thế nhặt bỏ vào túi lưới mang bên mình. Những con cá to ngủ đêm trong hang được Nam dùng xiên đâm. Nhiều con cá to, người và cá vật nhau giữa lòng biển mới bắt được. Ngư dân lặn đêm dưới lòng biển Hoàng Sa Tôi cố chịu đựng bám theo Nam. Nhưng trước sức ép của nước, cũng như thiếu dưỡng khí, ngực tôi bắt đầu tức, khó thở. Hai lỗ tai đau nhức và hai chân gần như không điều khiển được. Bỏ chuyến săn bắt cá, Nam đưa tôi lên mặt nước. Thú thật, lần đầu tiên tôi nếm mùi của đau đớn vì bị co cơ do sức ép của nước. “May lên kịp, và sức khoẻ tốt. Nếu không thì hậu quả chảy máu lỗ tai, hộc máu mũi và bại liệt là khó tránh khỏi…”, Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo với tôi như vậy. Nằm trong khoang tàu tôi thấy mùi mặn chát không phải của nước biển. Mà cái mùi mặn ấy thấm tận trong lòng của máu, mồ hôi và nước mắt trong cuộc mưu sinh cơm áo giữa lòng đại dương mênh mông đầy bất trắc. Luật của biển “Đã ra biển là đối mặt với hiểm nguy, bất cứ nghề nào ở biển cũng phải đổ mồ hôi và máu mới có được miếng cơm manh áo cho vợ con trên bờ. Biển hào phóng ban tặng cho con người cuộc sống. Nhưng biển cũng lấy cuộc sống của con người. Luật biển rất sòng phẳng và công tâm…”. Lời triết lý của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sau 22 năm bám biển như khẳng định cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những ngư dân giữa đại dương mênh mông là tất yếu phải chấp nhận. Luật của biển là đức tin nhiệm màu của Mẹ biển. Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân sắm lễ vật cúng trước biển trước khi đánh bắt Suốt chuyến hải hành ra Hoàng Sa, tôi mới hiểu ra thế giới tâm linh với biển mà mỗi ngư dân mang trong mình khi ra với Mẹ biển. Trước mỗi tai ương cướp đi bao sinh mạng con người, nhưng bao giờ những con dân của biển cũng tôn trọng và coi biển như lòng mẹ bao dung. Không bao giờ oán trách, bởi Mẹ biển đã cho họ cuộc sống miếng cơm manh áo hàng ngày. Những lúc cuồng phong, bão tố, những ngư dân như anh Tuấn, anh Quang, anh Hồng và hàng nghìn ngư dân khác đều chắp tay trước ngực nguyện cầu và tự hỏi mình đã làm gì để Mẹ biển nổi cơn thịnh nộ?! Mãi đến khi đã vào bờ, tôi mới kịp hiểu ra tại sao trước và sau mỗi chuyến đi biển, rất nhiều lễ nghi thành kính được ngư dân bày ra trước biển để nguyện cầu với lòng thành kính. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang đã từng đoán chắc với tôi rằng: “Không có luật nào nghiêm bằng luật của biển. Cái luật bất thành văn ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong tâm mỗi con người sống ở biển. Đã hứa là làm, cho dù lời hứa ấy chỉ ở trong tâm chẳng ai hay….” Còn nhớ sau trận bão số 9 hồi năm ngoái khi tôi về các làng chài ở Bình Châu, huyện Bình Sơn và An Hải, đảo Lý Sơn. Đi qua những làng chài xơ xác vì bão quật tan tành, nhà cửa đổ sập chưa kịp dựng lại, nhưng bà con ngư dân lại mổ heo ăn mừng. Hỏi ra mới biết họ vừa mới thoát chết trở về từ Hoàng Sa. Tận mắt chứng kiến cảnh những ngư dân liêu xiêu trở về nhà sau bão tôi mới hiểu ra tại sao nhà sập không lo dựng lại, mà lo mổ heo ăn mừng. Họ bảo không phải mổ heo để ăn mừng mình sống sót trở về mà mổ heo để cúng thần biển mà mình đã nguyện cầu khi gặp tai ương bão tố. Chút lòng thành sau chuyến biển trở về “Anh em đi biển tụi tui, cứ mỗi lần gặp tai ương là cầu nguyện trong tâm. Ai cầu nguyện và hứa điều gì trước biển là phải thành tâm. Thoát nạn trở về, cho dù có nghèo khó cũng phải thực hiện cho bằng được lời mình đã hứa trước biển…” - thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang giải thích cho tôi hiểu cái luật bất thành văn ấy. “Ngay anh em bạn tàu, bất kỳ người nào gặp tai nạn trên biển trong lúc đánh bắt thì chủ tàu phải lo chu toàn. Không chỉ lo cho bản thân người bị nạn mà cả vợ con, cha mẹ của họ. Nếu họ không còn ra biển được nữa, thì chủ tàu cứ thế phải lo cho cuộc sống của họ đúng 1 năm. Luật biển là vậy…” Chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn kể. Nhiều lắm những luật biển bất thành văn như thế được những lão ngư kể cho tôi nghe trong những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa. Lòng chân thành, tính cương trực, thẳng thắn và can trường được hun đúc từ những hiểm nguy mà Mẹ biển dạy họ. Từ những đêm trắng giữa biển Hoàng Sa với bao câu chuyện về biển, tôi đã thấu hiểu vì sao suốt mấy trăm năm nay, dù có phải đối mặt với hiểm nguy của bão tố, của tàu tuần tra Trung Quốc giữa biển Hoàng Sa, những ngư dân tay trắng vẫn đương đầu chống chọi không hề biết run sợ…1 like
-
Tử Tức /có được 2 đứa con ,học hành thông minh đổ đạt nên người ngoan dễ dạy ,diện mạo lại thanh tú ,nhưng cón lớn lên cũng không thuận thảo với cha mẹ lại cũng nhờ được con về sauPhu /chồng lớn hơn nhiều tuổi , nhân hậu độ lượng ,nhưng tánh quá cẩn thận đôi khi khe khắc ,hơi bất hòa nhưng sống hạn phúc cho đến mãn chièu xế bóng . công danh /khá hiển hách thường thành công trong những việc khóa khăn ,được cấp trên hay dưới đều nể trọng. sự nghiệp / khá giàu có ,tiền của súc tích ,kiếm tiền dễ dàng hay tiêu phí tiền bạc nhưng vẫn có các mối lợi đưa đến đễ tiêu xài ,có tay kinh doanh hay buôn bán đầu tư liều lĩnh ,số nầy nên đi buôn hay kinh doanh sau nầy rất dễ mau giàu có .1 like
-
1 like
-
Như vậy Quẻ đoán Của lý Học Đông Phương từ cuối năm Kỷ Sửu về sức khỏe của cụ đã chính xác! Chẳng những Cụ chứng kiến Đại Lễ 1000 năm mà còn chứng kiến ngày Vinh danh Văn hiến Việt nữa chứ nhỉ? Mọi sự đều có quyền hy vọng vào điều kỳ diệu !1 like
-
Cần những phóng sự như thế này để khơi lại lòng yêu nước trong mỗi con người nhất là trong nền kinh té thị trường này !1 like
-
'Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông' Tất cả những ngư dân tôi gặp trong những ngày theo tàu lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đều khẳng định rằng: Biển Hoàng Sa là nhà của họ. Mỗi năm, hơn 2/3 thời gian họ sống và mưu sinh nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Dường như những tai ương bão tố, sự đe doạ, uy hiếp tính mạng của tàu tuần tra Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ vẫn không làm họ chùn bước. Bởi trong trái tim của họ, biển đảo Hoàng Sa là phần máu thịt thiêng liêng không thể thiếu… Máu thịt Hoàng Sa “Bà con ngư dân tụi tui một cảnh hai quê. Nhà ở đất liền, nhưng cuộc sống thì ở biển Hoàng Sa. Tất cả miếng cơm manh áo, tài sản và tính mạng đều ở hết ngoài biển. Mỗi năm 12 tháng, anh em tụi tui sống ngoài vùng biển Hoàng Sa hết 8 tháng. Mấy chục năm ni, anh em tụi tui đều xem vùng biển Hoàng Sa như ngôi nhà thứ 2 của mình…”, mở đầu câu chuyện với tôi trong đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự. Chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng... Những ngày lênh đênh trên những chuyến tàu đánh bắt của bà con ngư dân, bất cứ thuyền viên nào tôi gặp, khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa là câu chuyện về biển, về ký ức những ngày đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển này lại cứ thế tuôn trào. Ở tuổi 30, nhưng thuyền viên Trương Văn Tin trên tàu Qng-95821 đã có thâm niên hơn 13 năm sống ở biển Hoàng Sa. Tin kể: “Mỗi khi tàu hết nhiên liệu, lương thực phải vào đất liền. Lên bờ ít ngày lại nhớ biển không chịu được. Vùng biển Hoàng Sa đến bây giờ với em đã là máu thịt không thể thiếu…” ....Nhưng Hoàng Sa là máu thịt của Tổ quốc vẫn mãi mãi trong tim Còn thuyền viên Trương Văn Công, người lớn tuổi nhất và có thâm niên hơn 25 năm bám vùng biển Hoàng Sa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in những lần thoát chết trong gang tấc. Trong cái đêm trắng giữa biển Hoàng Sa ông kể cho tôi nghe những lần ông cùng các thuyền viên bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Thậm chí những lần tưởng chết rồi. Nhưng nhờ Mẹ biển chở che, ông trở về an toàn trong nước mắt của vợ con chờ đợi vô vọng trên bờ. Câu chuyện về biển Hoàng Sa mà thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, chủ tàu đánh bắt Qng-55111-TS kể cho tôi nghe trong cái đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay là cả một quãng đời gian khó nhưng đầy kiêu hãnh của anh. Năm 15 tuổi anh lên tàu làm ngư dân sau khi nghỉ học. Đến năm 20 tuổi anh là thợ lặn nỗi tiếng ở vùng biển Hoàng Sa. Giống như kình ngư anh vẫy vùng một vùng biển rộng, từng hợp đồng đi trục vớt đồ cổ tại đảo Cù Lao Chàm. Từng cưỡi sóng đạp gió tung hoành ngang dọc nơi vùng biển Hoàng Sa. Nhiều chuyến biển kéo dài cả tháng trời không vào bờ. Thời trai trẻ khi chưa có vợ con trên bờ, anh ở lì ngoài Hoàng Sa hết tháng này đến tháng khác, cứ thế theo tàu đi lặn bắt cá ở các rạn san hô ven các đảo Hoàng Sa. Lúc bão tố chạy vào bờ ít ngày, tan bão là nhớ biển nên lại trở ra. Một góc đảo chìm giữa biển Hoàng Sa. Gom góp chút vốn liếng trong những năm làm thợ lặn, vay mượn thêm bạn bè, người thân, anh đóng chiếc tàu công suất 70 CV với trang thiết bị hiện đại, từ máy định vị, máy dò tìm cá cùng các máy móc thiết bị chuyên dùng cho nghề lặn biển. Anh bắt đầu những tháng ngày lấy biển Hoàng Sa làm nhà. Đã hơn 23 năm có mặt thường xuyên trên vùng biển Hoàng Sa, ở cái tuổi 38 dạn dày sóng gió biển khơi, anh bảo với tôi rằng chưa bao giờ anh biết khóc trước gian khổ hay bất trắc của những ngày gặp bão tố hay bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Nhưng khi tôi nhắc đến Hoàng Sa mắt anh rưng rưng, tim anh như nghẹn lại. Bởi Hoàng Sa đối với anh như là máu thịt, là ngôi nhà thứ 2 đầy sóng gió. Biển Hoàng Sa đã cho anh và vợ con, anh em trên bờ cuộc sống cơm áo hàng ngày. Niềm vui của ngư dân bắt được con cá to giữa lòng biển Hoàng Sa. Hỏi về ký ức những ngày sống ở biển Hoàng Sa, anh trả lời tôi bằng ánh mắt đăm đăm nhìn về hướng đảo Tri Tôn, Phú Lâm, Hai Trụ…Ở đó anh đã có những tháng ngày kinh hoàng đối mặt với bão biển, với những trận rượt đuổi nghẹt thở của tàu tuần tra Trung Quốc. “Đã có lúc tui suy nghĩ bán tàu lên bờ tìm nghề khác để mưu sinh. Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu. Cho dù có phải đương đầu với bao hiểm nguy, tui cũng sống chết với Hoàng Sa…”, thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng khẳng định Sống chết với Hoàng Sa Nhiều chủ tàu tôi gặp trong những ngày ở biển Hoàng Sa và khi đã vào bờ. Tất cả đều đoan chắc rằng họ đã sinh ra ở biển, biển nuôi sống họ bao đời nay và bây giờ con cháu họ vẫn tiếp tục ra khơi. Nên họ quyết sống chết với vùng biển Hoàng Sa này. Bởi ở đó suốt mấy trăm năm nay, hết thế hệ này, đến thế hệ khác tiếp nối bước chân ra đảo không hề biết run sợ trước bão tố. Chúng tôi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, bất chấp mọi thế lực hung bạo. Lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn kể với tôi rằng anh là đời thứ 7 tiếp nối bước chân của cha ông ra Hoàng Sa. Năm 16 tuổi đã lên tàu vượt sóng gió với hơn 4 ngày đêm. Ngày đó trong ký ức của ông vẫn còn tươi nguyên với những chiếc tàu công suất nhỏ, dụng cụ thô sơ. Nhưng những ngư dân lớp cha anh vẫn kiên cường bám vùng biển này để mưu sinh. Đến thời của anh may mắn hơn có được tàu to, công suất lớn, nên thời gian ra Hoàng Sa được rút ngắn xuống còn hai ngày hai đêm. Trong câu chuyện về khát vọng ngày mai, ông mơ một ngày con cháu của ông cũng sẽ tiếp nối và sẽ đóng được những chiếc tàu to hơn để chinh phục vùng biển đảo giàu có này. Và ngày đó, ông tin Hoàng Sa không còn trong tay của ngoại bang. Còn bây giờ, ông bảo: “Có chết, tui cũng bám vùng biển này để chết, quyết không lên bờ.” Lời khẳng định của ông như một lời nguyền trước biển cả, mà không phải đến bây giờ ông mới nói. Những chuyến biển sinh tử mà ông từng đối mặt nơi vùng biển Hoàng Sa này từ nhiều năm trước vẫn không làm ông chùn bước. Niềm vui của ngư dân khi săn bắt được hải sâm giữa biển Hoàng Sa Ngay chuyến ra khơi đầu năm, khi tàu ông vừa đến vùng biển đảo Phú Lâm đã gặp tàu của 17 ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm giữa khuya, ông sẵn sàng bỏ chuyến biển với phí tổn hàng trăm triệu đồng để cứu người đưa vào bờ mà không hề đòi hỏi thiệt hơn. Với ông, cũng như nhiều ngư dân khác, những bạn tàu cùng bám biển Hoàng Sa như anh em ruột thịt một nhà. Lúc hoạn nạn cùng chia sẻ là lẽ thường tình. Trong cái đêm ngày 21/3, tàu ông Là bị Trung Quốc bắt, qua máy bộ đàm, ông thông báo rằng có tất cả 7 tàu đánh bắt của bà con Lý Sơn và Bình Châu bị tàu tuần tra rượt đuổi và tàu ông Là kém may mắn bị bắt giữ. Ông Tuấn trầm ngâm bảo: “Mấy năm gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc thường xuyên rượt đuổi bắt giữ tàu của bà con ngư dân Việt Nam. Nên việc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa gặp khó khăn. Cho dù khó khăn và hiểm nguy, nhưng tất cả bà con tui không ai bỏ tàu lên bờ…” Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang đã 3 lần bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc, cướp máy móc, đập phá đồ đạc trên tàu. Đã từng trắng tay trở về. Hôm gặp tôi giữa biển Hoàng Sa, đưa tay chỉ chiếc tàu mới mua hồi đầu năm 2008, sau đó bị Trung Quốc thu giữ máy móc, thiết bị hôm tháng 9-2009 khi đang tránh bão tại đảo Cẩu và được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ dàn máy ICOM, anh Quang tâm sự: “Giữa biển Hoàng Sa, tất cả thông tin với đất liền, tàu bạn, cũng như thông tin dự báo thời tiết đều nhờ vào dàn máy ICOM. Nhờ vậy mà anh em đi biển của tàu tui và các tàu bạn trên vùng biển Hoàng Sa thấy gần đất liền…” Bất chấp mọi hiểm nguy, ngư dân vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa để mưu sinh Hỏi chuyện hiểm nguy, anh Quang tâm sự: ”Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa làm sao mà kể cho hết. Nhưng anh em chúng tôi không bao giờ nói hiểm nguy. Bởi giữa cái chết và cái sống nơi vùng biển Hoàng Sa khó mà biết trước. Nhưng cho dù có chết, anh em tụi tui vẫn quyết bám vùng biển này. Bởi đó là vùng đất thiêng của Tổ quốc mà cha ông mấy trăm năm trước đã đổ máu, mồ hôi để khai phá. Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông…” Không riêng gì anh Quang, anh Tuấn, anh Hồng, cùng hàng chục ngư dân khác trên các tàu đánh bắt giữa biển Hoàng Sa mà tôi có dịp ngồi trò chuyện, tất cả đều khẳng định với tôi rằng biển Hoàng Sa là máu thịt của họ. Cho dù có hiểm nguy, họ vẫn kiên quyết bám biển và không biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào, cho dù hung bạo đến đâu.1 like
-
Gửi tranthanhha, anh Thiên Đồng quả nhiên là cao thủ bốc dịch đệ nhất thiên hạ mà em biết từ trước tới giờ Ui,chít, các super Cao thủ hay Hyper Cao thủ khác "uýnh" chít à. :rolleyes: Hehehe Cái vụ thứ hai "hợp đồng quá ngon ăn đối phương sẽ nghi ngờ rút êm" đã ứng hoàn toàn khi chiều hôm kia em nhận được lời từ chối đáng ghét. HIx. Buồn muốn chết. Anh nói là nhanh thì trong táhng 2 âm này, bây giờ quả đúng là tháng hai luôn. Hic :( , chia buồn nghen! hỏng biết nói gì hơn. Còn vụ số 1 em vẫn chưa ký hợp đồng, dù họ bảo em là ok hết rồi, cứ "mần" đi. Kêu mần mà chưa ký cóp gì hết luôn. Cẩn thận mấy vụ này. Giấy trắng mực đen mà còn bị gạt nói chi "hợp đồng miệng". :rolleyes: Bởi vậy hôm nay em xin vào đây, chắp tay bái phục anh ngàn lần. Mong là anh ngày càng minh mẫn, sáng suốt, ngày càng lên tay cao thủ hơn trong độn toán, hành hiệp trượng nghĩa giúp đỡ bàn dân thiên hạ cùng khổ nha anh :P Hic. Tổn thọ gòi. Thiện tai. Đời là bể khổ. Làm sao Thiên Đồng giúp được gì. Hix :( Dù sao thì em cũng mong một ngày đẹp trời có thể cùng bạn được diện kiến cảm ơn anh Thiên Đồng bằng một buổi offline. Đất thì vuông, trời thì tròn Còn trời còn đất ta còn gặp nhau Chúc phát đạt và như ý ;) Thiên Đồng :rolleyes:1 like
-
gửi Lan Anh, Nên nộp. Có thể có điều chuyển đổi bất ngờ. Chúc như ý. :rolleyes: Thien Đồng :P1 like
-
Thật xót xa cho dân ta, cũng khá khen cho tinh thần AQ của mình ( thật ra không AQ thì cũng không bỉết nên làm gì hơn). Mỗi tàu là 1 cột mốc chủ quyền nhưng lại là cột mốc chủ quyền ...chui. Thật xót xa cho thân phận nước yếu. Làm sao giúp những ngư dân này đây khi họ thay chúng ta, những cư dân thành phố, lấy mạng sống chính mình ra làm cột mốc chủ quyền chui, và khi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng đó có hy sinh cũng là ...hên xui.1 like
-
Có phải cháu đang học về kế toán hay cái gì có liên quan đến cơ khí giao thông vận tải hay kiều lộ ? năm nay ra trường tìm việc hơi khó ,nếu có được việc làm cũng rất bèo ... nếu cháu đi làm về những chử gạch dưới trên thì thích hợp hơn .1 like