-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/04/2010 in all areas
-
Tường Trình Từ Hoàng Sa
Red Hat and 2 others liked a post in a topic by VIETHA
Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa Những ngư dân đang ngày đêm bám biển Hoàng sa để mưu sinh như những chiến binh canh giữ đất trời ngoài trùng dương của tổ quốc. Họ như những cột mốc “sống” khẳng định chủ quyền trường tồn trên vùng biển đảo Hoàng Sa suốt mấy trăm năm nay. Phóng viên VietNamNet đã có 10 ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa cùng ngư dân với lời dặn trước khi xuất phát: Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm. Khi phóng viên vừa về đất liền thì nhận được tin chiếc tàu cùng đoàn bị tàu Trung Quốc bắt. Để giúp độc giả hiểu cuộc sống và sự quật cường của ngư dân nơi vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi xin đăng tải loạt phóng sự “Tường trình từ vùng biển Hoàng Sa” với những hình ảnh, câu chuyện nóng hổi phóng viên vừa mang về. Trước khi đăng tải loạt bài, chúng tôi - Những người làm báo VietNamNet xin được chân thành cảm ơn bà con ngư dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Đặc biệt là hai thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn và Tiêu Viết Hồng (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã từng đùm bọc, chở che, giúp đở, chia sẽ từng giọt nước, miếng cơm trong những ngày chúng tôi lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa. Kỳ I: Vượt biển ra Hoàng Sa - Qua nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi được một chủ tàu chấp nhận cho làm ngư dân “không số” lên tàu đánh bắt xa bờ ra Hoàng Sa với điều kiện là chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ và hiểm nguy. Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm.[/b] Tôi chấp nhận tất cả và âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi đầy hiểm nguy này! Bất chợt tôi nhớ câu thơ mà một lão ngư dân đọc cho tôi nghe khi hỏi chuyện về Hoàng Sa nơi Âm Linh Tự trong một sáng đầu xuân ở huyện đảo Lý Sơn: “Hoàng sa, trời nước mênh mông; Người đi thì có, người về thì không…” mà lòng tôi quặn thắt cho số phận những ngư dân ngày đêm mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa. Rất nhiều những chàng trai ra đi mãi mãi không về, thân xác họ vùi dưới lòng biển sâu bởi bão tố cuồng phong nhấn chìm… Hơn 50 giờ ra Hoàng Sa Để chuẩn bị cho chuyến đi “lành ít, dữ nhiều” này, tôi không còn thời gian để suy nghĩ cho riêng mình. Chỉ biết rằng, chuyến đi sinh tử ra Hoàng Sa ấy là niềm khao khát cháy bỏng nhiều năm tôi mơ một lần được nhìn thấy vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc sau hơn 36 năm nằm trong tay của ngoại bang bây giờ sẽ như thế nào. Số phận mong manh của những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu trắng tay lên bờ mà tôi đã từng gặp, họ đã sống và mưu sinh nơi vùng biển này ra sao? Tàu đánh bắt của ngư dân ra đảo Hoàng Sa. Bỏ lại phía sau phố phường tấp nập, với bao trăn trở suy tư của cuộc sống đời thường, tôi khoát bộ đồ lao động trở thành ngư dân “không số” lên chiếc tàu đánh bắt xa bờ 120 CV mang số hiệu Qng-95…TS của một ngư dân Quảng Ngãi rời cảng Sa Kỳ trong một sáng giữa tháng 3 ra vùng biển Hoàng Sa trong sự can ngăn, lo lắng của bạn bè và người thân. Trên con tàu công suất 120 CV nhỏ bé, tổng cộng 12 thuyền viên. Tôi là “thuyền viên không số” thứ 13 không tính thuyền trưởng, kiêm chủ tàu. Hình như con số 13 không may mắn với người phương tây. Nhưng với bà con ngư dân thì họ chẳn hề suy nghĩ. Chuẩn bị lương thực, nước uống, dầu trước khi ra Hoàng Sa. Vị thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đồng ý cho tôi đi theo bảo rằng: “Có thể tàu chật, nhưng tấm lòng anh em tụi tui không chật. Chỉ mong anh cố mà chịu đựng gian khổ, chia sẽ cùng anh em. Có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia…” Tôi hiểu lời trấn an ấy. Bởi ra khơi, thì mặt biển mênh mông ấy là không bến bờ. Không có bất cứ thước kẻ nào vạch được cái đường biên hình học duy lý lên bề mặt của đại dương biển cả. Chỉ có tình thương yêu bọc đùm, tạo thành một khối mới có thể vượt qua những bất trắc hiểm nguy nơi mặt đại dương hoang dại Chuyến ra Hoàng Sa âm thầm ấy, tôi đã mang nặng bao tấm lòng ân nghĩa của bà con ngư dân nơi vùng biển khó nghèo này giành cho tôi. Nhiều ngư dân tôi gặp nơi cảng Sa Kỳ, tất cả đều ái ngại khi biết tôi ra Hoàng Sa không phải để đi chơi hay đánh bắt mà là chuyến đi sinh tử đánh cược số phận cho rủi may để thực hiện thiên chức của người làm báo tôn trọng sự thật. Ngư dân thắp hương nguyện cầu trước khi xuống tàu ra Hoàng Sa. Nhiều ngư dân khi biết tôi quyết định ra Hoàng Sa đầy hiểm nguy thì ái ngại. Họ bảo rằng, nếu ra Hoàng Sa thì tôi là người “ngoại đạo” đầu tiên đến vùng biển đảo đầy hiểm nguy này. Tất nhiên, ai gặp tôi cũng đều tay bắt với lời cầu chúc an lành. Nhiều người trong số họ còn làm phép cầu phúc lành cho tôi một chuyến đi dữ ít lành nhiều. Thú thực, lòng tôi rưng rưng khi những tấm lòng bao dung của bà con ngư dân nơi vùng biển này giành cho tôi-Một đứa con không phải của biển! Hành trình hơn 50 giờ đồng hồ với khoản thời gian tính của bà con ngư dân là hơn 2 ngày 2 đêm ra Hoàng Sa. Trong chuyến hải hành gian nan và hiểm nguy ấy, khi tận mắt chứng kiến cảnh lão ngư dân, kiêm thuyền trưởng trên tàu đưa tôi ra Hoàng Sa đã hai lần dừng tàu trước khi ra cửa biển để lễ vật khấn vái ơn trên phù hộ độ trì cho chuyến ra khơi. Tôi mới thấy hết những hiểm nguy rập rình, mà chổ dựa của những ngư dân nghèo này không nơi bấu víu. Họ chỉ tin vào thế giới tâm linh như sức mạnh nhiệm màu giúp họ vượt qua tai ương của biển cả luôn rập rình ngoài vùng biển Hoàng Sa! Nguyện cầu trước biển của chủ tàu trước khi ra biển Hoàng Sa. Lời cầu khẩn trước biển của lão ngư dân thuyền trưởng Nguyễn T.T trong buổi sáng ra khơi đã phải 2 lần quay đầu tàu hướng về đất mẹ để cầu khẩn nghe sao mà thắt lòng. Thú thật, lòng tôi đau nhói khi những lời cầu khấn của bao số phận ngư dân gửi gắm đức tin vào một đấng linh thiêng vô hình nào đó của biển, của đất trời. Họ cầu cho những đứa con từng cưỡi sóng đạp gió ra khơi được an lành, mà lòng tôi tự hỏi có ngư dân nào trước khi ra biển không lễ lạt thành khẩn gửi lòng tin vào tâm linh?! Bài học đầu tiên khi ra Hoàng sa Vượt qua vùng biển Lý Sơn chừng 70 hải lý, biển mênh mông không một bóng tàu qua lại. Con tàu nhỏ bé như một chiếc lá trôi bập bềnh giữa biển bao la. Thế giới nhỏ bây giờ của tôi với 12 thuyền viên trên tàu là 6 m2 làm nơi ăn, ngủ, nghỉ. Diện tích khiêm tốn còn lại giành cho chứa dầu và lương thực, nước uống. Tài công N. V. A., người đã có hơn 17 năm bám vùng biển Hoàng Sa thấy tôi sốt ruột bảo rằng: Phía trước là Hoàng Sa, người ra biển không được nóng vội. Cho dù có gặp bất trắc cũng phải bình tỉnh để đối mặt. Đó là bài học đầu tiên trong đời làm báo tôi học được trong chuyến ra Hoàng Sa lần này. Mênh mông biển Hoàng Sa. Những ngày lênh đênh trên biển, tôi đã nhận ra tấm lòng bao dung rộng như biển cả của bao ngư dân tôi gặp. Họ sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy về phía mình để cho anh em đồng đội được bình yên. Lão thuyền trưởng Nguyễn T.T. đã từng bảo với tôi rằng: “Sống giữa biển cả nguy hiểm này, nếu không thương yêu đùm bọc nhau thì khó lòng mà vượt qua những tai ương rập rình phía trước. Tình đoàn kết, lòng yêu thương nhau là điều thiêng liêng nhất mà mỗi thuyền viên trên tàu tâm niệm…” Đêm ngày thứ 2, khi con tàu đi ngang qua đảo Phú Lâm, Tri Tôn, là những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ của Việt Nam hơn 36 năm qua. Đứng nhìn từ xa trong màn đêm đen dày đặc giữa biển, mắt tôi chỉ thấy quầng sáng và ánh đèn nhấp nháy của đèn tín hiệu mà ngực tôi như nghẹn lại và lòng đau quặn thắt. Bởi vùng đất thiêng ấy đã thấm đẫm bao máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông mấy trăm năm trước bỏ công khai phá bây giờ đang nằm trong tay ngoại bang. Căng thẳng khi đi qua vùng biển "tử thần". Đi ngang qua những hòn đảo, một phần đất máu thịt của tổ quốc, nhưng tôi không được đặt chân đến. Con tàu cứ thế chầm chậm trôi đi trong bóng đêm dày đặc. Tất cả đèn trên tàu đều được tắt, âm thanh duy nhất chỉ là tiếng máy nổ của chiếc tàu bị sóng biển ầm ào nuốt chửng. Ngồi trong ca bin tàu cùng với tài công N.V.A, mắt tôi đăm đắm nhìn về hướng đảo Tri Tôn chỉ nhận ra ánh đèn đỏ chớp nháy liên hồi. Tài công N.V.A thở dài bảo với tôi rằng: “Mỗi lần tàu đánh cá của bà con mình ra vùng biển Hoàng Sa, khi đi qua các đảo đều phải chọn ban đêm, không dám đi ban ngày vì sợ tàu tuần tra Trung Quốc phát hiện rượt bắt. Mỗi lần đi ngang qua đây, tụi tui đau lắm. Không biết đến bao giờ mới hết cảnh khổ đi qua vùng đất của tổ quốc mà không dám ngước nhìn. Hỏi răng không đau được…” Có ra Hoàng Sa, được nghe bà con ngư dân kể lại nổi gian khó nhọc nhằng những ngày bám biển, mới thấm hết được cái giá mà ông cha ta đã trả để bảo vệ. Giờ đây, cho dù phần đất thiêng liêng ấy vẫn còn trong tay của ngoại bang. Nhưng tất cả những ngư dân ngày đêm bám nơi vùng biển này vẫn luôn tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước. Tất cả họ đều mơ đến một ngày không xa, Hoàng Sa, mãnh đất thiêng ấy không còn trong tay ngoại bang. Kỳ 2: Nghẹt thở đi qua vùng biển “tử thần” Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”. Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương vì bị lính Trung Quốc nổ súng bắn....3 likes -
Tàu Sân Bay Anh Quốc
Thiên Phú and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hé bí mật tàu sân bay “khủng” nhất của hải quân Anh timnhanh.com Ngày 25/02/2010, website của tập đoàn BAE System – Anh cho biết, hàng không mẫu hạm quy mô lớn nhất của hải quân Hoàng gia Anh đã chính thức bước vào giai đoạn chế tạo tại căn cứ hải quân Portsmouth, và cũng là quân cảng tương lai của chiếc tàu sân bay mang tên Nữ hoàng Elizabeth neo đậu. Khi được hoàn chỉnh tàu sân bay mang tên Nữ hoàng Anh sẽ là một trong những hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh - Bob Ainsworth, ông vừa tham dự lễ khởi công và nhấn nút khởi động chương trình chế tạo hàng không mẫu hạm Elizabeth tại căn cứ Portsmouth, nơi đảm nhiệm giai đoạn 2 chế tạo một phần thân tàu với chiều dài 70 m, rộng 40 m, cao 18 m và nặng 6.000 tấn. Khi được hoàn thành tàu sân bay của hải quân Hoàng gia sẽ là một trong những hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới. Để chế tạo chiếc tàu sân bay quy mô và hiện đại bậc nhất thế giới, hải quân Hoàng gia Anh phải huy động 6 nhà máy đóng tàu hạng nặng tham gia chế tạo vỏ tàu với hơn 8.000 chi tiết từ hơn 3.000 loại nguyên vật liệu khác nhau. Trong khi phần quan trọng nhất vừa bắt đầu đi vào chế tạo ở Portsmouth thì các phần còn lại của con tàu đã được triển khai từ trước đó tại các địa điểm Devon, Tyneside, Glasgow. Các bộ phận quan trọng của tàu sân bay chuẩn bị giáp nối. Alan Graham Johnston, giám đốc nghiệp vụ chế tạo tàu chiến của BAE cho biết, một phần vỏ tàu khá lớn khác đang được đóng tại Clyde. Thiết kết và chế tạo một chiếc hàng không mẫu hạm “khủng” như vậy là một việc vô cùng to lớn, đồng thời cũng là lần kiểm nghiệm khắt khe năng lực ngành công nghiệp chế tạo tàu chiến của Anh. “Công việc của chúng tôi không chỉ đơn thuần là chế tạo thành công tàu sân bay Elizabeth, chúng tôi cần phải bảo đảm lợi ích lâu dài cho nền công nghiệp chế tạo tàu chiến của hải quân Hoàng gia", Johnston nói. Tập đoàn BAE là một thành viên của Liên minh Hàng không mẫu hạm Anh, phụ trách đóng thân tàu Elizabeth. Chiếc tàu sân bay này sau khi chế tạo xong sẽ trở thành bộ phận quan trọng tạo nên sức mạnh cho lực lượng hải quân Anh. Công việc chế tạo nó cũng mang lại hàng ngàn cơ hội việc làm cho ngành công nghiệp đóng tàu nước này. 6 nhà máy khác nhau đã được huy động để đóng các bộ phận riêng rẽ của hàng không mẫu hạm Elizabeth. Tại các nhà máy đóng tàu khác trên nước Anh, phần sàn tàu, đường băng đã cơ bản chế tạo xong và bắt đầu giai đoạn lắp ráp. Động cơ diesel, tuốc bin và những bộ phận quan trọng khác cũng đang bắt đầu được chế tạo với giá trị hợp đồng lớn hơn 1 tỉ bảng Anh. Hải quân Hoàng gia Anh đã nhận được nguồn kinh phí để chế tạo 2 tàu sân bay này từ hồi cuối tháng 8 năm ngoái với tổng kinh phí ước tính khoảng 3,9 tỉ bảng Anh trong thời gian 10 năm. Giới phân tích quốc tế nhận định, với kế hoạch sở hữu hai hàng không mẫu hạm hoàn hảo nhất mọi thời đại này, hải quân Anh không chỉ tạo việc làm cho hơn 1 vạn lao động, quan trọng hơn họ muốn xây dựng lại hình ảnh một lực lượng hải quân hùng mạnh trong thế giới ngày càng nhiều bất ổn. Cuộc khủng hoảng hàng không mẫu hạm 9 năm trước, London đã bắt đầu bàn bạc vấn đề đóng mới hàng không mẫu hạm. 3 chiếc tàu sân bay trong biên chế hiện có là Invincible, Royal Ark và HMS Illustrious R06 được chế tạo từ năm 1977 và 1981 không những đã quá già cỗi mà thiết bị đi kèm cũng lạc hậu, thua xa sự phát triển của kĩ thuật quân sự quốc tế. Một xưởng đóng tàu chuyên dụng của Anh đang hoàn thành một phần thân của TSB Elizabeth. Tháng 8/2005 chiếc Invincible được đưa ra khỏi biên chế phục vụ trước thời hạn, chiếc Royal Ark thì đang trong giai đoạn duy tu bảo dưỡng nửa năm, chỉ còn lại duy nhất tàu HMS Illustrious R06 khiến hải quân Anh rơi vào cuộc khủng hoảng hàng không mẫu hạm chưa từng có, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tác chiến của lực lượng này. Nhu cầu tăng cường tiềm lực quân sự và tài chính luôn là hai đề tài mâu thuẫn gây tranh cãi ở nghị viện Anh, chính vì vậy kế hoạch đóng mới 2 hàng không mẫu hạm của hải quân nước này cứ bị lùi lại từ năm này sang năm khác. Hải quân Pháp lúc này cũng vấp phải khó khăn tương tự, một ý tưởng về sự hợp tác được nêu ra. Một bộ phận quan trọng của hàng không mẫu hạm Elizabeth đã hoàn thành và đang được đưa đến nơi tập kết để lắp ghép. Để tiết kiệm tối đa chi phí chế tạo hàng không mẫu hạm hiện đại, năm 2006 tập đoàn Thales của Pháp đã chủ động đề xuất hợp tác với Anh đóng chung 3 chiếc hàng không mẫu hạm, Anh 2 Pháp 1, chi phí tính theo tỉ lệ 2/1. Nếu kế hoạch này thành công, người Pháp cho rằng hai nước sẽ tiết kiệm được khoảng 500 triệu bảng Anh. Khi được hoàn thành tàu sân bay Elizabeth sẽ có chiều dài 292m. Hai bên gấp rút triển khai bàn bạc, thương thảo hợp đồng. Mới nghe có vẻ “ngon ăn”, nhưng khi hai bộ quốc phòng đã đạt được thỏa thuận và chuẩn bị bắt tay vào thực hiện thì kế hoạch đổ bể. Theo giới quan sát, nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ bể này là do tập đoàn BAE kiên quyết từ chối hợp tác với Thales vì lý do cạnh tranh nghề nghiệp. Cũng có thông tin cho rằng, BAE System không dám nhận hợp đồng vì chế tạo 3 vỏ tàu sân bay là quá sức đối với họ. Khung thân của TSB Elizabeth lúc đang được chế tạo. 2 chiếc tàu sân bay đang được chế tạo thuộc loại lớn chưa từng có với khả năng cho 40 máy bay chiến đấu cất, hạ cánh cùng lúc. Tên gọi của chúng đã được xác định, một chiếc mang tên Nữ hoàng Elizabeth, một chiếc mang tên phu quân nữ hoàng, thân vương Charles. Theo kế hoạch, hai hàng không mẫu hạm “khủng” này sẽ đưa vào biên chế phục vụ trong hai năm 2014 và 2016. Theo số liệu mới công bố của Bộ Quốc phòng Anh, hàng không mẫu hạm mới có lượng giãn nước tiêu chuẩn 50 ngàn tấn, lượng dãn nước tối đa 65.000 tấn. Tàu được chế tạo theo phương án thiết kế CVF, dài 292 m, chỗ rộng nhất của đường băng sàn tàu 75 m, lòng tàu 38,6 m. Các kỹ sư tham gia thực hiện dự án đóng hàng không mẫu hạm Elizabeth. Dưới sàn thép đường băng là hầm chứa máy bay dài 180m, rộng 36m tổng diện tích 6.480m2, độ cao 10m chứa 34 máy bay, số còn lại đậu trên đường băng sàn tàu. Tốc độ tối đa của hàng không mẫu hạm này đạt mức 28 hải lý/h, có thể liên tục cơ động với tốc độ 16 hải lý/h với hành trình 100 ngàn hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Theo VTC2 likes -
Chào tất cả các bạn: nam phụ lão ấu, Đề tài ÂM DƯƠNG rút ra từ sự ghi nhận của nhân loại tự cổ chí kim và tiếp nối ở những thế hệ sau nữa sẽ là đầu đề của sự mạn đàm này. Nếu như các bạn, có bất cứ nghi vấn gì hay muốn tìm hiểu điều chi về ÂM DƯƠNG thì cứ việc đề lên và Sapa sẽ cố gắng giải đáp hoặc tìm hiểu để trả lời hầu các bạn có được một số kiến thức mà như Phapvan đã có ý lo lắng: Trước tiên, chúng ta hãy ghi nhận cái KHÔNG-THỜI GIAN mà chúng ta đang hiện diện cũng là nơi mà ÂM DƯƠNG được GHI NHẬN vậy thì bây giờ, để bắt đầu: các bạn có thể nào liệt kê [tất cả mọi thứ] (vạn vật) chỉ vào 2 cột duy nhất: ÂM và DƯƠNG và đề lên câu hỏi nếu có và xác định thuộc tính phân loại Âm Dương của các bạn ra sao ... Nhân đó, mà các bạn sẽ thấy, quy nạp và rút tỉa ra cái gọi ÂM DƯƠNG là gì, có thống nhất được không. Chúng ta cứ tự nhiên trình bày mà không lo ngại đúng sai ở giai đoạn thâu thập ý kiến, dữ liệu ... mà cũng không cần phải có cặp đối lập. Chúng ta sẽ quy nạp sau. ÂM: .... DƯƠNG: .... Lý do xác định thuộc tính phân loại Âm Dương là: .... Sapa1 like
-
Phòng bệnh bằng cây kiểng 07/04/2010 10:41 (TNTT>) Trong khi Tây y luôn thể hiện tính đối kháng khi chữa bệnh - là ngành khoa học có đặc tính quần thể cao thì Đông y lại mang tính hóa giải, chữa bệnh ở phạm trù cá thể hóa, lấy thiên nhiên làm trọng. Nói rõ hơn, chính từ việc chọn sự sống và sức khỏe của con người làm tiêu chí tối thượng cho y đức hành nghiệp nên các nhà khoa học Đông y đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Đây cũng là đặc tính văn hóa chữa bệnh của Đông y, qui vào 8 biện pháp tối ưu như: Hãn (xuất mồ hôi), thổ (nôn mửa), hạ (thông đại tiểu tiện), hòa (hòa giải), ôn (làm ấm thân nhiệt), thanh (gây mát nội tạng), tiêu (tiêu hóa thức ăn), bổ (bồi dưỡng, tăng lực). Phương thức này nhằm cân bằng và khôi phục chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa sức chống bệnh (đề kháng chính khí) và với tác nhân gây bệnh (tà khí). Văn hóa chữa bệnh của Đông y nổi bật một bản sắc riêng. Việc trồng cây chữa bệnh là một ví dụ. Nếu như cây kiểng có thể tiết ra các độc chất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khỏe thì cũng có thể loại trừ, miễn nhiễm các tác nhân gây hại. Vì vậy, khi trang trí cây cần đặt ở môi trường không khí thích ứng lý hóa, sinh thái của thiên nhiên theo nguyên tắc: Đặt bất kỳ ở phòng nào đủ ánh sáng: Trầu bà vàng thu hút các khí thải CO2, benzen, tolouen, nhưng kỵ người hen suyễn, da dễ mẫn cảm đến gần (khoảng 0,5m). Cây cúc đồng tiền có thể tẩy cả khói thuốc lá, mùi quần áo hôi, ẩm. Hoa bạch diệp (còn gọi là bạch lan ý) hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen thích hợp trồng ở phòng khách, bếp, buồng tắm, nhà có tường ẩm mới sơn hoặc bằng chất dẻo (chứa nhiều benzen), đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng. Người dễ bị dị ứng da tránh đến gần. Tránh đặt các loại hoa kiểng này ở chỗ tối. Đặt ở bếp có lò gas, phòng tắm: Kiểng lạc thảo trường điệp hút mạch các khí thải benzen, CO2, cylen và tolouen khi đặt ở phòng khách có lò sưởi đốt khí gas hay củi. Phòng tắm nước nóng đặt rất thích hợp. Cây kiểng lá cốt rắm, móng trâu kép, lê tai diệp (nephrolepis exaltata họ Davilliaceae) đặt ở các điểm có độ ẩm cao rất thích hợp như nhà kho, nhà tắm, phòng khách có non bộ và hồ cá, phòng ngủ quay hướng bắc hoặc nội thất trang trí gỗ ván ép, sơn nhựa cylen. Càng ít nắng càng tốt. Đặc biệt, cây hoa hồng liên môn (tên gốc hồng vĩ hoa, xuất xứ ở Colombia, Trung Mỹ) rất hợp ở nhà bếp do hút các chất NH3, cylen và CO2, kể cả các mùi khét, nồng tanh, nặng mùi của thức ăn kho, chiên, xào có ảnh hưởng đến thần kinh và xoang mũi. Điều nên lưu ý là hoa thải nhiều độc tố khi đêm xuống, phải mang ra sân phơi sương, thải khí độc. Đặt ở phòng khách, phòng tắm: Trầu bà lá tím than (hồng điệp môn) đặt ở phòng khách thoáng mát hay phòng tắm để hút các khí trichorethylen và mùi sơn, véc-ni từ gỗ tường dán hoặc ép. Bạch cúc trinh (gốc Trung Quốc) hút khí NH3 (độc tính cao) và một số khí độc khác ở phòng khách, bếp. Thỉnh thoảng mang ra phơi sương để thải độc. Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamae dorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách. Chà là cảnh (có tên gọi khác là phượng hoàng Ba tây) cành lá so le, chót nhọn xòe như đuôi phượng hoàng, có hoạt tính chống độc khí cylen, chịu nhiệt cao, sống dễ, thường đặt dọc lối vào các biệt thự, sân vườn đầy ánh sáng, tạo nên các hiệu ứng cao bảo vệ không khí thanh khiết, lâu dài. Lương y Dương Tấn Hưng1 like
-
Sơn La: Chuyện lạ về ngọn núi “nuốt” máy bay 06/06/2009 16:46 (GMT +7) Mấy chục năm nay đã có cả chục chiếc máy bay, bay đến khu vực này rồi không hiểu nguyên nhân vì đâu mà cứ đâm xuống núi... Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về vùng đất “nuốt” máy bay - núi U Bò ở Bắc Yên - Sơn La. Đồng bào Mông trong vùng cũng không hiểu vì sao lại có những chiếc máy bay lao xuống gần nơi họ đang ở. Khi tôi trình bày ý định đi tìm vùng đất "máy bay rơi", ông Đoàn Khiêu và Đại tá Mùi Trọng Bứng, những người trực tiếp tìm kiếm, lượm xác hai vụ máy bay rơi, đều khuyên giải: “Nhà báo không đi nổi đâu. Rừng rú hoang rậm lắm. Hồi trẻ, chúng tớ phải đi bộ 2 ngày mới đến lưng chừng ngọn núi đó đấy!”. Biết không ngăn cản được tôi, ông Bứng đã vẽ lại cụ thể đường vào núi U Bò, nơi có nhiều máy bay rơi rồi bảo đi cẩn thận nhé. Máy bay thành dao, cuốc, điếu cày… Ông Bứng và ông Khiêu cũng kể rằng, hồi truy tìm hai chiếc máy bay gặp nạn năm 1985 và 1994, hai ông cũng từng tận mắt một động cơ máy bay nằm rúm ró bên một con suối. Đồng bào đã vặt những bộ phận nhỏ về làm dao, cuốc, riêng chiếc động cơ quá nặng, không khiêng được, nên họ bỏ lại. Đỉnh núi U Bò lúc nào cũng chìm trong mây mù Con đường lên Tà Xùa dốc ngược như đường lên trời. Xe bò lên đến mỏm núi, nơi đặt trụ sở UBND xã, nhìn xuống phía thị trấn Bắc Yên, thấy mây bay dưới “hạ giới”. Trưởng Công an xã Giàng A Sê dắt tôi ra mỏm núi chỉ về hướng Bắc bảo: “Hôm nào trời trong veo mới nhìn thấy đỉnh U Bò mờ mờ ảo ảo. Lúc nào nó cũng chìm trong mây mù, hiếm khi trông thấy lắm!”. Tôi tiếp tục phóng xe leo dốc, thả đèo, đến nhập nhoạng tối mới vào tới xã Xím Vàng. Chủ tịch UBND xã Xím Vàng Sồng A Tong không tỏ vẻ ngạc nhiên gì khi tôi hỏi chuyện máy bay rơi. Sồng A Tong bảo: “Ngày trước thi thoảng lại có đoàn cán bộ lên đây hỏi han, rồi thuê người Mông chúng ta dẫn đường vào chân ngọn núi U Bò kia. Họ vác theo máy móc đo đạc cái gì ta cũng chả biết. Sồng A Vàng và chiếc điếu cày làm bằng nhôm lấy từ máy bay gặp nạn. Còn có cả những phái đoàn người Tây vào xã ta tìm hiểu chuyện máy bay rơi. Nhưng họ có tìm hiểu được gì không thì ta không biết, vì họ có nói đâu. Nghe các cụ già kể lại, từ chiến tranh chống Pháp, đến chống Mỹ, rồi thời hòa bình, đã có cả chục chiếc máy bay bay qua khu vực này rồi đâm xuống núi. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng nổ, bà con trong xã lại vào ngọn núi U Bò để tìm, trước hết là tìm những nạn nhân xấu số, sau đó là kiếm sắt thép về rèn dao, cuốc… Ta cũng có mấy cái dao, cái cuốc rèn bằng thép máy bay mà”. Hợp chất nhôm của máy bay rất dày song lại rất nhẹ Vừa nói dứt lời, Sồng A Tong chạy vào trong phòng lấy chiếc dao khoe với tôi. Theo lời Tong, chiếc dao này được rèn từ 40 năm trước song vẫn sắc lẹm, vung tay chém gỗ một nhát ngập lút lưng dao. Tong còn dẫn tôi vào nhà Sồng A Vàng để xem chiếc điếu cày rèn bằng nhôm của máy bay. Chiếc điếu cày lên màu nhôm sáng bóng, cầm nhẹ bẫng. Tôi hỏi mua về làm kỷ niệm, Vàng chỉ lắc đầu, nhất định không bán. Tôi quay sang hỏi Sồng A Tong: “Từ năm 1994 đến nay có thấy chiếc máy bay nào rơi nữa không?”. Tong hồn nhiên bảo: “Chắc cái máy bay nó sợ chúng ta rèn dao, rèn cuốc, nên không thấy bay qua nữa rồi!”. Thực tế, sau vụ rơi máy bay năm 1994, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải, song đường bay từ Hà Nội lên Sơn La, Điện Biên, Bắc Lào và ngược lại, xuyên qua khu vực xã Xím Vàng đã bị cấm. Do đó, 15 năm nay, không có tiếng động cơ máy bay vang lên trên bầu trời Xím Vàng nữa. Tận mắt ngọn núi “tử thần” Theo Sồng A Tong, sở dĩ đỉnh núi cao "ngất ngưởng" mây xanh kia được đồng bào Mông gọi là núi U Bò bởi trông từ xa, nó nhô lên như cái u trên vai của con bò mộng. Sau lưng tác giả là đỉnh U Bò quanh năm chìm trong mây mù. Còn người dân ở huyện Bắc Yên, đã nhiều phen náo loạn vì những xác chết cháy xém, không còn rõ hình hài được đưa ra từ rừng già thì gọi ngọn núi U Bò kia là “núi tử thần”, núi “nuốt máy bay”. Tôi trèo lên một mỏm núi gần trung tâm xã Xím Vàng, nhìn về phía đỉnh U Bò chỉ thấy tầng tầng mây trắng. Tong bảo, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy đỉnh U Bò lộ ra khỏi mây mù. Sồng A Tong cũng chẳng rõ đỉnh núi ấy thuộc địa phận xã nào, bởi nó nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Bắc Yên, nằm giữa địa phận hai huyện Bắc Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái). Một số thợ săn người Mông kể rằng, chỉ đứng trên sườn núi cũng nhìn rõ thị trấn Trạm Tấu. Nếu trời trong veo, có thể nhìn thấy cả thị xã Nghĩa Lộ của Yên Bái. Phút hiếm hoi lộ ra khỏi mây của đỉnh U Bò Sồng A Tong bảo, chưa có con số chính xác, nhưng các nhà địa chất lên đo đạc đều khẳng định đỉnh núi đó phải cao trên 2.500m so với mặt nước biển. Loanh quanh suốt buổi tối rồi tôi cũng thuê được một thợ săn dẫn đường vào núi U Bò. Xuất phát từ trung tâm xã, tôi và người dẫn đường Sồng A Don cứ nhằm con đường mòn đi nương của đồng bào mà cuốc bộ. Xuyên qua lãnh địa pơ-mu, tôi được tận mắt cảnh tượng phá rừng hết sức đau lòng. Hàng trăm người dựng lều xẻ gỗ, vừa vác vừa kéo nhẩn nha suốt ngày đêm như đàn kiến tha mồi. Cứ tình trạng phá rừng như thế này, chẳng mấy chốc mà vùng đất được mệnh danh là “vương quốc pơ-mu” cũng sẽ sạch bách loài gỗ quý. Đi hết đường mòn thì đến dòng suối Chin. Tôi và Don cứ nhảy trên những mỏm đá giữa suối như loài dê núi mà đi. Đi hết suối Chin thì sẽ đến chân núi U Bò. Tuy nhiên, nếu cứ lội dọc suối thì phải cuốc bộ trung bình 10km mới được 1km đường chim bay, bởi suối chảy quá vòng vèo. Do vậy, đoạn nào suối chảy vòng thì lại phải cắt rừng mà đi. Theo Don, có tới 4 con suối bắt nguồn từ đỉnh U Bò này. Một con suối chảy sang Trạm Tấu, suối Phình Hồ và suối Sập chảy ra sông Đà, suối Chin nhỏ nhất chảy loanh quanh mãi, đổ ra đâu Don cũng chả biết. Chúng tôi cuốc bộ liên tục đến chiều, khi đôi chân đã rã rời thì ngọn núi U Bò hiện ra trước mắt. Ngọn núi nằm im lìm hàng triệu năm kia có gì đặc biệt mà nó đã “hóa kiếp” cả chục chiếc máy bay? Nếu so về độ cao thì nó chưa ăn thua gì so với đỉnh Fansipan. Theo GS-TSKH Đặng Vũ Khúc (Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam), tôi đang đứng trên một vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Vùng đất này có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc? Theo lý giải của đồng bào Mông nơi đây, do ngọn núi U Bò quá cao, lại quanh năm chìm trong mây mù, trong khi phi công lại chủ quan khi lái máy bay qua khu vực này, nên đã đâm vào vách núi. Tuy nhiên, lại có một thực tế là ngoài một số máy bay đâm vào vách núi vỡ tan tành thì theo lời kể của các cụ già người Mông có nhiều máy bay không va vào vách núi mà rơi xuống chân núi. Nếu nói về độ cao thì đỉnh núi cách núi U Bò 5km đường chim bay, nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã Hang Chú (Bắc Yên) và xã Bản Công (Trạm Tấu), cũng nằm trên đường bay cũ còn cao hơn nhiều. Theo bản đồ địa chất thì ngọn núi này có độ cao tới 2.879m. Thế nhưng, lại chưa có chiếc máy bay nào rơi ở ngọn núi cao này. Ngọn núi “tử thần” và những chiếc máy bay rơi không rõ nguyên nhân sẽ mãi mãi chìm trong bí ẩn nếu các nhà khoa học không vào cuộc tìm câu trả lời. Theo1 like
-
Vào năm 2002, bão lụt đã tấn công trái Đất. Điều này đã được dự báo trước trong cuốn "Thái Ất Thần Kinh - Trạng Trính Nguyễn Bỉnh Khiêm" xuất bản năm 2001 , mà một trong những tác giả biên soan là cụ Nguyễn Đoàn Tuân. Trước đó, năm 2001, một cơn bão từ - còn yếu hơn bây giờ cũng tấn công trái Đất. Khi bão từ chưa tấn công, tôi đã dự báo về sự tăng nặng của thiên tai 2010. Nay thêm một tác nhân này, tôi khuyến cáo nên có kế hoạch đề phòng bão, lũ, lụt không đơn giản như 2002 và sẽ xảy ra trên thế giới vào cuối năm này và đầu năm 2011. Mọi chuyện thay đổi về thiên tai ở Bắc và Nam bán cầu. Thí dụ: Đầu năm Bắc hạn, Nam lụt, thì cuối năm ngược lại. Bây giờ mới đầu tháng Hai Việt lịch, mà thế giới đã thấy thiên tai năm nay quả là không đơn giản. Tôi nghĩ sự đề phòng sẽ không thừa. Cầu chúc một thế giới an lành.1 like
-
'Giếng nước thần' trên đỉnh Trường Sơn Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 08:32, Thứ Năm, 08/04/2010 (GMT+7), – “Mỏ nước” duy nhất nằm trên độ cao 1.500 mét trên đỉnh Trường Sơn khiến người dân tôn thờ là “giếng thần”… Giếng trời” với nhiều hiện tượng kỳ lạ và cũng là giếng nước duy nhất được người Ma Coong, một tộc người sinh sống trên 18 thôn bản của xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) tôn thờ. Muốn đến giếng này, chỉ có một con đường đi duy nhất là theo Đường 20, xuất phát từ Động Phong Nha qua các địa danh đã đi vào lịch sử như hang Tám Cô, hang Nữ y tá, ngầm Ta Lê, núi Phu La Nhích, ngầm Chữ A… Đây cũng là tuyến đường tiếp vận dài 84km lên Tây Trường Sơn do 5.000 TNXP và bộ đội Trường Sơn xây dựng với hàng triệu ngày công lao động thời kháng chiến chống Mỹ. Chiếc "giếng thần" trên đỉnh Trường Sơn. Từ bản Cà Roòng 1 lên “giếng thần” chỉ có một cách duy nhất: vừa đi vừa “ngửa mặt”, bởi lý do: vách núi dựng đứng, cả tay và chân phải bấu vào vách đá leo lên. Cũng vì thế, con đường dài chừng 30km nhưng chúng tôi phải mất nửa ngày đường cuốc bộ. Ông Đinh Hợp, Chủ tịch xã Thượng Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình): "Chiếc giếng kỳ lạ này được người dân rất tôn thờ...". Ông Đinh Hợp, Chủ tịch xã Cà Roòng (người Ma Coong) khẳng định: đây là chiếc giếng duy nhất ở độ cao 1.500m, trên địa hình núi đá vôi. Ở độ cao này, cùng với hiện tượng Castơ chia cắt mạnh, tìm một hố đá có nước là rất khó. Thế nhưng, điều lạ lùng nhất là chiếc “giếng thần” lúc nào cũng đầy ngần ngật nước, kể cả vào mùa khô. Người dân ở đây cũng đã chứng kiến nhiều hiện tượng lạ. Đàn ông tới giếng múc nước để dùng thì không sao chứ đàn bà, con gái mà đến múc thì giếng sẽ xẩy ra hiện tượng như tự sôi sùng sục, hoặc tự cạn mất nước hay xuất hiện rất nhiều con vật giống con loăng quăng, nước giếng đang trong trở lên hôi hám và bẩn thỉu. Ông Quách Văn Tâm, nguyên cán bộ biên phòng Đồn 593 đóng trên địa bàn, hiện đang là Bí thư xã đã xác nhận những hiện tượng lạ kỳ này. Ông Tâm còn cho biết thêm, thời kháng chiến chống Mỹ, Thượng Trạch là xã nằm gần đường 20 nên đã trở thành trọng điểm đánh phá và càn quét của mật thám và thám báo. Trong một lần tản cư chạy giặc lên núi Ớt, bà con đã phát hiện ra chiếc giếng lạ kỳ này. Nó là nguồn cung cấp sự sống trong một thời gian dài cho 32 hộ dân người Ma Coong trong thời gian chạy giặc. Để lên được "giếng nước thần" phải mất nửa ngày cuốc bộ... Đích thân anh Đinh Hoan, người dân sống tại bản Cà Roòng đưa chúng tôi đi thị sát giếng nước. Con đường dốc đá dựng ngược khiến người ta phải chùng chân, nản chí. Đường chỉ có trèo đá mà đi, ai nấy cũng mệt mỏi. Ngay cả anh Đinh Hoan cũng thế. Nước giếng rất trong, mát, ngọt. Người dân trong xã đã nối hai cây nứa dài để đo độ sâu của giếng, nhưng vẫn chưa thấy chạm đáy... Từ làng Cà Roòng 1 nhìn lên, núi Ớt trông xanh thẫm cùng với những đỉnh núi đá sừng sững. Núi Ớt vẫn là cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ quý, có những cây cổ thụ đường kính tới vài ba người ôm.Sau nửa ngày leo dốc, chúng tôi cũng đã tìm đến “giếng thần”. Giữa một triền đá vôi rộng mênh mông, trên một độ cao thông thốc gió, “giếng thần” hiện ra tròn xoe và sâu hun hút như thể có một bàn tay thần kỳ đào trên đá. “Giếng thần” này rất sâu. Hai cây nứa tép (một loại nứa nhỏ và dài trên rừng) nối vào mà vẫn chưa chạm đáy" - anh Hoan cho biết. Núi Ớt vẫn là một khu rừng nguyên sơ với nhiều cây đại thu 3-4 người ôm. Nước giếng rất trong và mát rượi. Riêng mùa đông nước ở đây lại rất ấm. Người ta có thể múc và tắm cho trẻ con mà không bao giờ sợ bị cảm lạnh.Theo anh Đinh Hoan, chiếc giếng nước thần kỳ này đã cứu sống 32 hộ dân người Ma Coong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ phải lên núi Ớt lánh nạn. Rất nhiều nhân chứng cho biết, mặc dù là nguồn nước duy nhất cho hàng trăm người sinh hoạt nhưng nước giếng không bao giờ cạn. Tuy nhiên, không có bất kỳ một con vật nào dám bén mảng tới uống nước tại giếng nước thần kỳ lạ này. Bài và ảnh: Lệ Linh1 like
-
Linh Lini thân mến, trong lúc chờ đợi bác haithienha tư vấn mình xin góp ý với bạn 1 chút về những câu hỏi mà bạn đưa ra để bác chỉnh sữa nhé. Theo lá số này thì bạn học hành khá giỏi, nhưng công danh tới chậm về sau cũng có được danh chức khá cao, số sau này sẽ giàu có nhưng không phải do tự tay làm ra mà nhờ chồng nhờ con, tiền bạc tự tay kiếm được bình thường nhưng tiêu xài không nghĩ, cung mệnh có cự xương khúc lưu hà hình phủ thì bạn đi về luật sư,MC, phóng viên báo chí những nghành liên quan đến giao tiếp thì hợp cách nhất là mệnh có đào hồng hỷ thì làm MC cũng được nhiều khán giả yêu mến đấy. Vợ chồng cưới xin dễ dàng, sau lấy được người chồng giàu có học thức, số bạn được nhờ chồng nhiều, nhưng lấy nhau về rùi thì vợ chồng hay xảy là nhiều lý luận tranh cãi, ai cũng có cái lý của mình đều cho mình giỏi mà không ai chịu nhường nhịn người kia...người chồng sau có dạng người thư sinh, dáng hơi cao gầy da trắng hơi xanh có nhiều râu tóc, vui vẻ hòa đồng có học thức cao, có thể làm về nghành luật hay cơ khí điện... Bạn chờ bác haithienha lên tư vấn chính xác nhé, thân chào! Kính mong bác sửa bài giúp cháu...1 like
-
Chào bạn / nhìn vào lá số của bạn mới qua được 09 phút nên chưa lấy làm chắc ,thường thì sau 15 phút thì tôi mới tin vào giờ lá số có phần đúng ,tôi đưa ra vài nhận định về bản thân bạn có đúng không trước khi giải đáp ,nếu không đúng như vậy bạn thử lấy lùi lại 1 canh giờ .bạn dạng người cao tao lớn , da hơi ngâm , dạm dở nở nang xuơng gân nổi ,mắt kém ,môi dầy mặt có nhiều vết nám hay tàn nhan ,trong mình có nhiều nốt rồi lạ ,hơi mập ,hay có bệnh nhức đầu hay áp huyết cao ,ở tay chân có nhiều vết hay sẹo ,chân mày đậm râu tóc rậm rạp có râu quay nón,lúc nhỏ tuổi sanh ra khó nuôi bệnh kéo dài hay lúc sanh ra đã thọ tang ai trong họ ,nhất là trong khoãng thời gian tới 09t /có được 2 đứa con trai , con đầu lòng sanh ra khó nuôi hay có hư bỏ đứa đầu lòng /năm vừa qua bạn gặp khá nhiều rắc rối có liên quan đến pháp lý bị người thưa kiện ,công việc bị bãi truất hay bị đuổi việc ,gia đạo không an vợ con có nhiều bệnh hay ốm đau tiền tài hao hụt khá nhiều / bạn xác nhận những điều trên có đúng hay không ?1 like
-
gửi quynh nhu, chọn ngày 17/4/2010, trong khoản 13g đến 15g hoặc tốt nhất là 17g đến 19g. Chúc Như ý. :) Thiên Đồng :P1 like
-
Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”. Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương…. Đi qua vùng biển “tử thần” Trước khi tàu bắt đầu chạy qua vùng biển đảo Phú Lâm, tôi được lệnh của thuyền trưởng Nguyễn T.T. yêu cầu đem toàn bộ máy móc bọc vào túi ni-lon cột chặt đưa cất giấu dưới hầm tàu để đề phòng khi tàu Trung Quốc phát hiện bắt giữ . Chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần" Thuyền trưởng T. bảo: “Nếu không may bị tàu TQ bắt giữ, phát hiện anh đem theo máy ảnh, chắc chắn anh khó có đường trở về. Vì vậy, trường hợp xấu nhất, có thể phải vứt bỏ toàn bộ máy móc anh mang theo xuống biển, nếu như anh muốn bảo toàn mạng sống để trở về…”. Không biết thực hư lời cảnh báo đó như thế nào. Nhưng trong hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm qua vùng biển được bà con ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết” này, toàn bộ đèn trên tàu được lệnh tắt. Chỉ còn bóng điện nhỏ đủ soi sáng chiếc la bàn đặt trước bánh lái cho tài công định hướng chạy tàu giữa đêm đen trên biển. Trên gương mặt thuyền trưởng Nguyễn T.T lộ rõ vẻ căn thẳng, mắt luôn quan sát phía trước và hai bên. Thuyền trưởng T. kể: Hơn 22 năm bám vùng biển Hoàng Sa từ những ngày còn là ngư dân đi bạn đến khi sắm tàu, anh thuộc vùng biển này như lòng bàn tay và nhận biết ánh đèn của các tàu. Đâu là tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam, đâu là tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc. Trừ trường hợp tàu tuần tra của Trung Quốc bất thần xuất hiện thì bó tay. Nếu phát hiện từ xa, thì còn có cơ may chạy thoát. Biển Hoàng Sa chụp từ khoang tàu trước khi chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần" Chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương…. Nơi vùng biển “tử thần” này, chỉ mới hôm ngày 23-3, khi trên đường từ Hoàng Sa trở về, tôi lại nhận được tin tàu của ông Tiêu Viết Là, một tàu đánh bắt công suất 70 CV mang số hiệu Qng-50362 mà tôi đã gặp nơi vùng biển Hoàng Sa cùng 12 thuyền viên trên tàu đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm khoảng chừng 4 hải lý đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ đòi khoảng tiền chuộc hơn 150 triệu đồng. Tôi vuốt ngực, ơn trời tôi đã gặp may. Nếu hôm 22-3, tôi ở lại trên chiếc tàu ấy, chắc giờ này đã trở thành “con tin” bị Trung Quốc bắt giữ nơi đảo Phú Lâm. Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện mà ông Là kể cho tôi nghe hoàn cảnh khi ông đã 2 lần trắng tay vì bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Sự đời người ta bảo”họa bất hoá tam”, nhưng với ông, lần bị bắt này là thứ 3 trong vòng hơn 5 năm qua. Ông kể: 2 lần trắng tay trở về, rồi đi bạn làm thuê không đủ nuôi vợ con 7 người trên bờ. Đánh liều ông vay tiền mua tàu và ra Hoàng Sa. Lần này thì ông cùng 11 thuyền viên tiếp tục bị bắt, thu tàu, đòi tiền chuộc với số tiền vượt ngoài khả năng của một ngư dân nghèo. Sửa máy móc cho an toàn chờ trời tối để vượt qua vùng biển "tử thần" “Việc ngư dân Việt Nam đi ngang hay đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm, Tri Tôn thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ thu tàu xảy ra như cơm bữa trong những năm gần đây. Bởi Trung Quốc không muốn sự có mặt thường xuyên của ngư dân Việt Nam tại vùng biển này. Nhưng đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, việc Trung Quốc bắt giữ tàu đòi tiền chuộc là vô lý…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn nói. Đó là chưa kể hàng trăm tàu khác với hàng trăm ngư dân phải bỏ mình nơi vùng biển này vì bão tố. Chỉ tính riêng trận bão Chan Chu hồi tháng 5-2006, đã có hơn 158 ngư dân tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng bỏ mình khi đánh bắt tại khu vực biẻn Hoàng Sa bị cơn bão Chan Chu nhấn chìm. Hơn 10 giờ nghẹt thở Suốt chuyến hải hành chạy ngang vùng biển đảo Phú Lâm, Tri Tôn đến vùng biển đảo Bom Bay phải mất hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm. Thuyền Trưởng Nguyễn T.T bảo với tôi rằng: “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ. Cách đây chừng 10 năm, vùng biển này còn là vùng biển chung, tàu đánh bắt các nước trong khu vực cùng đánh bắt quanh các đảo. Nhưng không hiểu tại sao, mấy năm gần đây Trung Quốc lại tăng cường tuần tra, không cho tàu các nước đánh bắt, muốn độc chiếm khu vực biển Hoàng Sa và không muốn sự xuất hiện của ngư dân Viẹt Nam, nên thường xuyên bắt giữ thu tàu…”. Những chiếc tàu đã từng vượt qua vùng biển "tử thần" an toàn Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang thì bảo rằng, anh đã có hơn 22 năm bám nơi vùng biển Hoàng Sa. Những năm trước, khi đánh bắt cũng như đi qua vùng biển này vào ban ngày đều bình yên. thường xuyên gặp tàu Trung Quốc tuần tra, không hề bị xua đuổi hay bắt bớ. Nhưng không hiểu vì sao độ chừng 5 năm trở lại đây, tàu quân sự và kiểm ngư của Trung Quốc lại có những động thái bắt giữ tàu đánh bắt của bà con ngư dân Việt Nam. Đến 1 giờ sáng đêm ngày thứ 3, tàu chúng tôi đã vượt qua vùng biển “tử thần” nằm sát đảo Phú Lâm chừng 10 hải lý. Vùng biển đảo chìm Bom Bay hiện ra trong màn đêm. Theo tay chỉ của thuyền trưởng T., đảo chìm Bom Bay hiện ra giữa mênh mông biển cả chỉ xác định qua ánh đèn hiệu nhấp nháy được Trung Quốc cho xây dựng trên đảo này. Đây là đảo không có lực lượng quân sự Trung Quốc đóng giữ. Nhưng theo thuyền trưởng T. cho biết, thỉnh thoảng tàu quân sự và tàu kiểm ngư Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra tại khu vực này. Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị bắt giữ. Tuy nhiên, vùng biển quanh đảo Bom Bay vẫn là ngư trường tương đối an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt vào ban đêm. Đặc biệt là nghề lặn biển săn tìm hải sâm, tôm hùm và các loài cá quí nhiều vô kể nơi các rạn san hô quanh đảo. Phía bên kia là đảo Phú Lâm cách 10 hải lý Điểm quyết định dừng tàu để chuẩn bị đánh bắt lúc 1 giờ sáng ngày thứ 3 sau chuyến ra Hoàng Sa được thuyền trưởng T. xác định là cách đảo Bom Bay chừng 2 hải lý nằm ở toạ độ 16 độ 03-447N và 112 độ 26-854E thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Cả rạn san hô quanh khu vực đảo Bom Bay kéo dài hơn 12 hải lý là ngư trường tốt nhất cho nghề lặn biển vào ban đêm của ngư dân Việt Nam. Thuyền phó T.V. A. chuẩn bị đồ nghề cho đêm đánh bắt đầu tiên ra Hoàng Sa. Thời gian được ấn định cho hai nhóm thợ lặn là 4 giờ đồng hồ, chia làm 2 ca. Sau đó, tàu phải lập tức rời nơi đánh bắt trước 5 giờ sáng ra hải phận quốc tế neo đậu để tránh tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi bắt giữ.1 like
-
Chào bạn ,chắc ít nhiều bạn cũng hiểu biết về tử vi ,xin mạn phép nói ra những điều hiểu biết hạn hẹp của tôi đễ thêm ý cho bạn .- mệnh có Địa Kiếp tài cung có địa không , vô chính diệu sát tinh độc thủ , tam hợp có tả -hửu ,lưỡng tướng ,song lộc triều về cho nên trong đời bạn hay gặp được quí nhân hay bè bạn giúp đỡ về tiền bạc rất nhiều lần ;nhưng vì tính cách của không kiếp thì bộc phát nhưng không được lâu bền ,thêm điều tối kỵ lại có thiên -không tọa thủ cuộc đời phải có lần gần như trắng tay xuống tận đáy ,theo tôi đi ngược về quá khứ của bạn ,xem lại có đúng không ! thất sự bạn bắt đầu suy sụp vào năm 37t cho đến 38t thì trắng tay vì gốc đại hạn xấu và khởi từ 37t thì đại tiểu hạn trùng phùng kéo dài cho đến nay là 7 năm, năm nào đại tiểu hạn cũng đồng hành 1 cung và theo chu kỳ vận hạn của bạn luôn cho đến năm nay đều nằm ở vòng hạn xấu /lời tiên đoán của tôi bắt đầu qua năm tới sẽ qua 1 thập niên mới cuộc đời của bạn sẽ có biến chuyển lớn trong thập niên nầy và cơ nghiệp của bạn có cơ hội phục hồi ,nhưng nên nhớ rằng số bạn không thể giàu có lớn được nên chuẩn bị cho thập niên hạn từ 59t -63t bạn sẽ bị phá sản suy sụp 1 lần nữa nhưng nhẹ hơn lần trước ,năm nay còn lại là năm chót của thạp niên xấu nhất trong cuộc đời của bạn ,tôi xin liệt kê ra những điều mà bạn có thể gánh lấy trong năm nầy . - năm nay bạn có bị tang chế trong gia đình. - bạn có thể trãi qua cơn bệnh nặng hay bị tai nạn tốn nhiều tiền của -coi chừng bị mất việc làm . * nếu năm nay bạn có tang ai đó những việc khác có thể đến với bạn nhẹ nhàng hơn ,lời khuyên năm nay nên bình tỉnh làm gì cũng cân nhắc và suy tính vì gốc đại hạn của bạn rất xấu ,nên làm lành tích đức đễ qua hết năm nay ,tôi xin đưa ra những cách xấu của hạn năm nay đễ bạn suy xét . - cách xấu nhất là đại tiểu hạn trùng phùng - cự môn hãm tại Thìn - tuổi Thân rất kỵ hạn nhập có hỏa tinh - gốc đại hạn 10 năm quá xấu ... * tiên đoán trong 3 năm nữa vợ bạn sẽ trở về đễ xum họp với bạn , theo cung thê của bạn quá xấu, vũ -phá tại hợi là cách khắc kỵ ly biệt ,nếu bạn lập gia đình hơi muộn thì đỡ hơn ,cũng may tại đây có Ân Quang cho nên gia đạo mặc dầu bất hòa nhưng cũng vì tình nghĩa nuối tiếc mà vẫn còn kéo dài . Đây hơi lề đoán nếu không đúng bạn bỏ qua ,nếu đúng cũng nên cho biết đễ học thêm kinh nghiệm /lúc sinh thời những giai đoạn bạn làm ăn phát đạt ,bạn cũng phong lưu có nhiều liên hệ với các nàng kiều , mà cũng là nguyên nhân cho sự sụp đỗ cơ nghiệp của bạn vừa qua ,theo như bạn nói là do vợ bạn có tình cảm ngoài luồng rồi bạn đâm ra chán nãn mà bỏ phế mọi việc ; điều nầy tôi lại không thấy trong cung thê của bạn , nhưng tại cung tài thì có thai -phục -vượng -tướng- không -không ,bạn trong nhà thì hơi keo kiệt với vợ con tiền bạc chi tiêu rất gắt gao ,nhừng đối với bên ngoài bạn rất là phóng túng với các ả nàng và cũng đã có nhiều lần bạn bị các cô quỵt .Về việc tôi nói bạn có bị bị cháy nhà ,thì theo tôi nghĩ năm đó bạn đập phá nhà đễ cất nhà mới cũng có thể gần như đồng nghĩa với .1 like
-
Kỳ đà khổng lồ khiến giới khoa học bối rối VnExpress Thứ tư, 7/4/2010, 10:35 GMT+7 Những tin đồn về loài thằn lằn bí ẩn có chiều dài thân tới 1,8 m đã xuất hiện tại Philippines từ hàng trăm năm trước, song mãi tới gần đây các nhà khoa học phương Tây mới tìm thấy chúng. Kỳ đà Varanus bitatawa có nhiều đốm vàng trên da và chiều dài thân lên tới 1,8 m. Ảnh: Times Online. Loài kỳ đà này được phát hiện trên đảo Luzon của Philippines và có tên khoa học là Varanus bitatawa. Theo Livescience, kết quả phân tích ADN cho thấy chúng có quan hệ gần gũi với rồng Komodo - loài thằn lằn lớn nhất hành tinh. Da của Varanus bitatawa được trang điểm bởi nhiều vết đốm màu vàng. Chúng sở hữu những chiếc vuốt cong và lớn để phục vụ hoạt động leo trèo trên cây. Đây là một trong ba loài kỳ đà ăn trái cây trên thế giới. Livescience khẳng định trong vài thập kỷ gần đây việc phát hiện những loài động vật có xương sống mới là sự kiện cực hiếm. Các nhà khoa học chưa hiểu tại sao họ không hề biết sự tồn tại của những con kỳ đà Varanus bitatawa to lớn dù chúng sống trên một hòn đảo khá đông dân. "Những con kỳ đà to lớn, có màu sắc sặc sỡ và rất dễ bị phát hiện đã tránh được sự chú ý của các nhà sinh học trong suốt 150 năm qua", Rafe Brown, một nhà nghiên cứu động vật bò sát của Đại học Kansas tại Mỹ, phát biểu. Mặc dù vậy, người dân trên đảo Luzon đã biết những con kỳ đà Varanus bitatawa từ lâu. Chúng có vẻ nhát và không thích vượt qua những khu vực trống trải. "Giới khoa học bối rối vì đây không phải là một loài động vật mới thực sự. Nó chỉ mới đối với chúng tôi, những nhà khoa học phương Tây. Trên thực tế những người dân bản xứ đã biết chúng từ nhiều thế hệ trước", Brown bình luận. Brown cùng các cộng sự và một nhóm chuyên gia khác bắt đầu tìm kiếm kỳ đà khổng lồ từ năm 2005 sau khi nghe tin đồn về chúng từ những thổ dân thuộc bộ lạc Agta và Ilongot trên đảo. Họ lên các quả núi cùng khoảng 20 thổ dân với đầy đủ dụng cụ săn bắt kỳ đà. Nhưng mãi gần đây họ mới tìm thấy những con kỳ đà Varanus bitatawa trưởng thành. Các nhà khoa học khẳng định Varanus bitatawa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rừng bởi chúng giúp phát tán hạt. Nếu con người bảo vệ được sinh cảnh sống của chúng, hàng nghìn loài động vật và thực vật khác cũng sẽ được bảo vệ. Brown nói loài kỳ đà khổng lồ này nên được ưu tiên bảo vệ với tư cách là "kho báu quốc gia" của Philippines. Phát hiện của Brown và các cộng sự được đăng trên tạp chí Biology Letters. Minh Long1 like
-
1 like
-
Sg Ngập Nắng
Hạt gạo làng liked a post in a topic by Nắng
Cảm động trước tấm lòng người miền Nam, thơ có rồi, nay Nắng xin họa 1 bài hát nhé, miêu tả các huynh ngày hum đó. bài này ko giành cho chàng nào uống coca à nha. :) :P :P Chỉ có miệng mới hiểu Rượu vang nay mùi gì Chỉ có bụng mới bit Bia đi đâu về đâu :lol: :lol: Những ngày không gặp nhau Bia sủi tăm giận dỗi Những ngày không gặp nhau Bụng cồn cào nỗi nhớ Nếu phải vắng bia roài Bụng còn gì để chứa Nếu phải xa bụng roài Bia thế là tan rữa Nắng hem bit nhậu như người Sài Thành, nhưng rượu vang của a Công Minh rất là ngon, bia a Achau gọi cũng ngon nữa, hihi. Nên viết bài này tặng các huynh. :P :P :P :P1 like -
Cảm ơn Thiên Đồng nhắc nhở. Nhưng tôi nghĩ rằng:Đăng ký bản quyền mà làm gì. Đó chỉ là mấy thứ lặt vặt. Bản quyền lớn nhất không thành thì mấy cái đó chỉ là vớ vẩn.1 like
-
gửi Vogaunho, Con rất hợp tuổi mẹ, không sao đâu. Chịu khó vài năm đầu con còn nhỏ. Con lớn sẽ ổn, sẽ khá hơn. Dân gian có câu: "Nợ mòn con lớn" Không lo. Muốn phát đạt hơn thì sinh đứa Nhâm Thìn 2012 hoặc Bính thân 2016. Sau này mướn nhà hay mua nhà thì chọn hướng Đông, Nam, Bắc và Tâ Nam sẽ tốt. Không có gì phải hoan mang. Thiên Đồng1 like
-
Trong bài có trích câu này, Sư Phụ. Afeng.vn - Sưu tầm từ nguồn Vietlyso.com Mà Vietlyso thì cũng có đệ tử của Sư Phụ bên đó. Có điều là nêu ra định nghĩa về Khí mà không nêu quan điểm về Khí đó là của ai, nguồn nào. Lập lờ đánh lận con đen Cho nên theo đệ tử nghĩ, Sư Phụ nên đăng ký ngay bản quyền sở hữu trí tuệ thôi. Thời đại siêu thông tin toàn cầu này cái gì cũng nhanh siêu tốc hết Sư Phụ ơi. Thiên Đồng1 like
-
Mang thai, sanh nở là việc trọng, là hạnh phúc, là hỷ sự lớn nhất của mọi người, mọi nhà. Theo quan niệm trong dân gian thì có vị Thần Thai, vị thần này có chức năng trông coi toàn bộ quá trình mang thai, sanh nở của sản phụ và thai nhi. Làm nhà cũng là một việc trọng đại, khá cực nhọc, vất vả về tâm, trí, lực. Trong khi người mẹ mang thai cần phải an dưỡng thân, tâm nên không thích hợp cho hai việc diễn ra cùng thời điểm. Nếu tiến hành làm nhà thì sẽ tạo nên áp lực rất lớn lên người phụ nữ đang thực thi thiên chức làm mẹ, sẽ ảnh hưởng và tạo nên hiệu ứng không tốt cho toàn bộ quá trình. Và quan trọng hơn là động chạm, là phạm vào vị Thần Thai. Thần sẽ quở phạt. (tất nhiên đấy là theo quan niệm dân gian!). Chính vì thế mà không nên làm nhà hay sửa nhà trong thời kỳ mang thai. Nếu trong tình thế phải làm, xin thai phụ không tham gia, tức là làm như người vô tâm vậy. Không kiêng sự việc nhà có thai phụ dọn chuyển nhà từ nơi này đến nơi khác. Nếu cần vẫn có thể chuyển dọn, tuy nhiên thai phụ không tham gia vào. Trước khi dọn, nên dùng chổi quét lên các vật dụng (đây là tục lệ được ghi nhận ở nhiều vùng miền, tuy nhiên hơi đậm tính mê tín dị đoan). Thai phụ cần tự chăm sóc mình một cách cẩn thận để bảo vệ mình và đặc biệt là bảo vệ thai nhi. Ở 03 tháng đầu và 03 tháng cuối thai kỳ, mọi động thái, sinh hoạt nên cẩn thận; còn giai đoạn giữa thì thoải mái (thậm chí có thể đá bóng, nếu muốn! hì hì! Đùa thôi, đừng đá thật đấy nha!). Như vậy Bạn đã biết mình cần làm gì, đi đâu, đi như thế nào rồi nhé. Chúc Bạn và gia đình sức khỏe, hạnh phúc! Chúc Mẹ tròn, con vuông! Thiện Tâm.1 like
-
Đại loại vậy. Cũng từ Thiên Sứ mà ra cả. Có điều là nói thì giống, nhưng hiểu thì ko biêt thế nào.1 like
-
Lễ hội Đền Hùng ra sao qua ngàn năm lịch sử? Thứ Ba, 06/04/2010 14:12 http://www.thethaovanhoa.vn/133N2010040610...-su.htm#comment TT&VH - Từ 14-23/4 tới đây, Lễ hội Đền Hùng năm 2010 được tổ chức với một qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Cùng với Phú Thọ, các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức lễ dâng hương, và các hoạt động văn hoá tuỳ theo từng tỉnh. Theo khẳng định của NSND Lê Hùng - Tổng đạo diễn Lễ hội thì Lễ khai mạc lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ khác, không chỉ có các màn múa ra ra vào vào như mọi năm. Chúng tôi sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật phong phú. Sẽ có cả kịch nói, kịch hình thể, múa, hợp xướng, đơn ca và hát Xoan. Có hình tượng bọc trăm trứng bùng nhùng, cựa quậy để nở ra một trăm người con...”. Thành công của Lễ hội Đền Hùng là điều mong ước của mọi con dân đất Việt trong thời điểm này. Thành công đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức lễ hội, trong đó có kịch bản và đạo diễn Lễ hội. Những kinh nghiệm từ quá khứ luôn là những bài học quý. Nhân dịp này, TT&VH xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên về lễ hội Đền Hùng trong lịch sử. Trước thời Nguyễn: Giao thẳng cho dân sở tại! Bản ngọc phả Đền Hùng viết sớm nhất vào năm Thiên phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành, cho thấy cách nay hơn nghìn năm, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm tới nơi cội nguồn dân tộc. Lễ hội Đền Hùng năm 1960. Ảnh Tư liệu Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...” Như vậy có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm giỗ Tổ ngày 11 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu miễn đi phu đi lính. Làng Hy Cương làm giỗ Tổ theo cách cầu tiệc như phong tục chung. Ngày 11 tháng 3 họ rước long báu trên Đền Thượng xuống đình làng để tế. Tế xong lại rước trả. Còn dân chúng xa gần nhớ ngày giỗ Tổ thì về Đền lễ bái, tụ hội đông đúc, tự đem đến các trò chơi, hàng hoá mua bán chủ yếu là đồ ăn uống, cũng có thể gọi là lễ hội, tương truyền khá đông vui. Sắc chỉ của vua Quang Trung năm 1789 vẫn nói duy trì lệ cũ. Lễ hội với Hát Xoan và tục ngủ lại Đến nhà Nguyễn, việc quản lý Đền Hùng có sự thay đổi lớn. Triều đình trực tiếp đứng ra tôn tạo các đền đài lăng tẩm chùa chiền. Nhà vua giao Tuần phủ Phú Thọ tổ chức tế ngày giỗ Tổ với sự chỉ đạo của Bộ Lễ, làm trước dân 1 ngày, tức là tế vào ngày mồng 10 tháng 3, để hôm sau dân sở tại tế lễ theo ngày giỗ cũ. Chủ tế là Tuần phủ Phú Thọ. Bồi tế, thông đạo tán, chấp sự là quan lại tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao. Định lệ 5 năm làm một hội lớn hay hội chính, lấy năm chẵn 5 như 1920, 1925... Năm hội chính, ngay từ tháng giêng trên núi Nỏn đã treo lá cờ thần báo cho đồng bào xa gần biết. Theo thông sức của quan Tuần phủ, có khoảng 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đặt ở chân núi để chấm giải. Giải là một bức trướng vua ban chứ không có gì khác. Riêng kiệu làng Cổ Tích là dân Trưởng tạo lệ được rước lên núi, nhưng cũng chỉ đến bãi bằng Đền Hạ là dừng lại. Rước kiệu là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và náo nhiệt. Một đám rước như vậy gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4m do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa đèn nến, giầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai bầy nhang án bài vị thánh có lọng che. Cỗ thứ ba bầy bánh dầy bánh chưng hoặc xôi cùng thủ lợn luộc hoặc cả con. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào đi sau kiệu thánh, các quan viên chức sắc đi theo hộ giá. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc lễ phục cổ điển (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ và binh sĩ trong triều. Những làng ở xa phải rước hai ba ngày mới tới Đền, bởi vậy phải có ê kíp thứ ba là đội quân hậu cần. Hàng ngày họ phải đem cơm nắm thức ăn nước uống từ nhà đến cho đám rước, đi đi về về rậm rịch. Cũng nằm trong lễ thức tại Đền Hùng còn có tiết mục Hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là Hát Xuân, chỉ biểu diễn trong mùa xuân. Vì kiêng tên bà Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông, người làng Hương Nộn có công lớn giúp đỡ phường Xuân hoạt động nên gọi chệch đi là Hát Xoan. Đêm Hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng tại Đền Thượng. Tối đến ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đi xem đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải làm vui, là các làng xã tự đem đến trò gà chọi, kéo co, bịt mắt bắt dê, bắn nỏ thi, đấu vật, cờ người...Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ở các rạp về hay tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư ở các làng đến Hội trổ tài. Tất cả các đoàn đó được Ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là gặp không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình. Nhiều cải tiến so với xưa - Giỗ Tổ năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Phó chủ tịch nước lên làm lễ, dâng tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm, cáo với Tổ hoạ xâm lăng và quyết tâm kháng chiến của dân tộc. - Từ năm 1947 đến 1954 không làm được giỗ, nhưng nhân dân địa phương vẫn cúng bái đơn lẻ, - Năm 1956 làm lễ hội lớn, do Bộ Văn hoá tổ chức, có rước kiệu. Sau đó thôi không rước nữa. - Từ năm 1957 về sau, nhất là những năm đánh Mỹ, Lễ hội vẫn đông, nhưng rất đơn giản. Nghi thức là đoàn đại biểu quân, dân, chính của tỉnh và huyện xã sở tại dâng một bó hoa lên Đền Thượng, đi đầu là đoàn thiếu nhi xã Hy Cương đánh trống cà rình. - Từ năm 1990 đến nay, lễ hội có cải tiến nhiều so với trước. Về lễ có các vị ở Trung ương về dâng hương hoa hoặc làm đồng chủ lễ với Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú (sau là Phú Thọ)... Bài bản tế được cải tiến rất nhiều so với tế đình làng, chỉ giữ nguyên trang phục truyền thống. Chủ tế đứng yên tại chỗ nhận các lễ phẩm do chấp sự đưa đến để làm lễ, rồi trả lại chấp sự để dâng tiến, chứ không đi lại rồng rắn như cũ. Dàn nhạc cũng ngồi tại chỗ, cử lên hay ngừng im theo hiệu của Đông, Tây xướng. Chỉ dâng hương, hoa, rượu và chúc văn, còn các lễ phẩm khác đều bầy sẵn trong thượng cung. Hai hàng chấp sự khi đặt lễ phẩm lên ban thờ rồi, thì đi giật lùi bước một về chỗ cũ, chứ không quay lưng vào thánh. Vũ Kim Biên1 like
-
Hoa Mạnđàla trong lễ Cung Tiễn Phật Ngọc Lúc 8 giờ đêm ngày 16 tháng 2 năm 2010 Tại Tu Viện Pháp Vương, Escondido, California, Hoa Kỳ Trong Kinh Phật có những đoạn Kinh nói về chư Thiên rải hoa cúng Phật: hoa mạnđàla, hoa mahamạnthùsa... Với đôi mắt thường chúng ta sẽ không nhìn thấy được, nhưng những bức ảnh sau đây sẽ nói lên những điều mà người thường không thể tin nổi. Đó là sự nhiệm mầu của Phật pháp vô biên. Đây là bức hình rất đặc biệt, khi phóng to hình này lên, đốm trắng nhỏ sáng nhất trong hình sẽ như thế này: Đức Phật dường như an ngự trong hoa Mạnđàla này Hoa Mạnđàla trong lễ Cung Tiễn Phật Ngọc « vào lúc: Tháng Ba 16, 2010, 02:16:49 pm » Trích dẫn Trích từ website: http://www.hoavouu.com/index.php?option=co...5&Itemid=71 Hoa Mạnđàla trong lễ Cung Tiễn Phật Ngọc Lúc 8 giờ đêm ngày 16 tháng 2 năm 2010 Tại Tu Viện Pháp Vương, Escondido, California, Hoa Kỳ Trong Kinh Phật có những đoạn Kinh nói về chư Thiên rải hoa cúng Phật: hoa mạnđàla, hoa mahamạnthùsa... Với đôi mắt thường chúng ta sẽ không nhìn thấy được, nhưng những bức ảnh sau đây sẽ nói lên những điều mà người thường không thể tin nổi. Đó là sự nhiệm mầu của Phật pháp vô biên. Click this bar to view the full image. Đây là bức hình rất đặc biệt, khi phóng to hình này lên, đốm trắng nhỏ sáng nhất trong hình sẽ như thế này: Click this bar to view the full image. Đức Phật dường như an ngự trong hoa Mạnđàla này Click this bar to view the full image. Hoa Mạn Đà La rơi trong không khí tĩnh lặng của màn đêm TT Thích Nguyên Siêu - Tổng Thư Ký HĐĐH GHPGVNTN Hoa Kỳ, Viện Chủ Tu Viện Pháp Vươn ĐĐ Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ; administer của website này. Hoa Mạn Đà La rơi đầy như hoa tuyết đổ giữa mùa đông giá lạnh, nhưng mắt thường của chúng ta không sao nhìn thấy được.1 like
-
1 like
-
Người tuổi 1971 năm nay có tuổi làm nhà. Ngừoi 1964 năm nay không có tuổi làm nhà. Nếu làm nhà trong tháng 2 này thì chọn ngày 26 âm, trong khoản 7g đến 9g.1 like
-
Moai Moai là những bức tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc tại Rapa Nui, Đảo Phục sinh, Chile. Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. Moai lớn nhất từng được dựng lên là "Paro", cao tới 10 mét (33 feet) và nặng 75 tấn[1]. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21 mét (69 ft) và nặng 270 tấn. Hiện tại những bức tượng này đang được đề cử vào danh sách Bảy kỳ quan mới của Thế giới. Lịch sử và miêu tả Chưa tới một phần năm những bức tượng được chuyển tới các địa điểm nghi lễ và dựng lên khi đã được đội một cái mũ hình trụ (pukau) bằng đá đỏ. Những chiếc "mũ" đó, như chúng thường được gọi, được chế tạo từ đá ở một mỏ duy nhất là Puna Pau. Khoảng 95% trong số 887 moai ta biết hiện nay được tạc từ tro núi lửa tại Rano Raraku, 394 moai hiện vẫn nhận thấy được. Việc vẽ bản đồ bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) gần đây cho thấy tại khu vực phía trong có thể có một số moai khác tồn tại. Các mỏ đá tại Rano Raraku dường như đã bất thần bị bỏ hoang, với nhiều bức tượng vẫn ở nguyên vị. Tuy nhiên, các công đoạn chế tạo khác phức tạp và hiện vẫn đang được nghiên cứu. Hầu như tất cả các moai đã được hoàn thành và chuyển từ Rano Raraku tới dựng thẳng tại các địa điểm nghi lễ và lại bị lật đổ đều do người bản địa tiến hành ở giai đoạn ngay sau khi công việc được hoàn tất. Bản đồ Đảo Phục sinh với các địa điểm Moai Hình chụp gần moai tại Ahu Tahai, được nhà khảo cổ học Hoa Kỳ William Mulloy phục chế với cặp mắt bằng san hô Moai từ Ahu Ko Te Riku tại Hanga Roa, với chiếc tàu huấn luyện của Hải quân Chile Buque Escuela Esmeralda chạy ngang phía sau. Moai này hiện là bức tượng duy nhất được phục chế đôi mắt. Ahu Tongariki, phục hồi thập niên 1990 Ahu Akivi, moai duy nhất quay mặt ra biển Dù thường các bức tượng chỉ có phần "đầu", trên thực tế moai có đầu và thêm phần thân mình đã được rút gọn. Những năm gần đây, nhiều bức tượng moai đã được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn, dù đã bị lật đổ, mặt úp xuống đất. Nhờ vậy mọi người đã khám phá rằng các hốc mắt sâu nổi tiếng của moai từng chứa đựng những đôi mắt san hô. Những đôi mắt mô phỏng đã được chế tạo và đặt vào vị trí phục vụ cho việc chụp ảnh. Các bức tượng được những người khai hoang Polynesia tại hòn đảo này chế tạo bắt đầu từ khoảng năm 1000–1100 sau Công Nguyên. Ngoài việc thể hiện những vị tổ tiên đã mất, moai, cũng từng được dựng tại những địa điểm nghi lễ, cũng có thể từng được coi là hiện thân của các vị thủ lĩnh nhiều quyền lực đang sống. Chúng cũng là những bức tượng biểu hiện dòng giống quan trọng. Moai được điêu khắc bởi một nhóm những người điêu khắc chuyên nghiệp và là một tầng lớp riêng biệt, những người thuộc một tầng lớp cao hơn so với những thợ điêu khắc Polynesia bình thường khác. Các bức tượng đòi hỏi chi phí chế tạo rất lớn; không chỉ bởi việc khắc mỗi bức tượng đều đòi hỏi chi phí nhân công và nguyên liệu, mà còn cho việc di chuyển và dựng đứng nó lên ở vị trí chọn lựa. Hiện ta vẫn chưa biết rõ moai được di chuyển bằng cách nào nhưng quá trình này chắc chắn đòi hỏi nhiều nhân công, dây kéo, búa và/hay con lăn. Một giả thuyết khác cho rằng moai có thể đã được di chuyển bằng cách đẩy đi. (Pavel Pavel và cuộc thực nghiệm thành công của ông[2] chứng minh rằng chỉ cần 17 người với những sợi dây có thể di chuyển với tốc độ khá nhanh những bức tượng ở mức trung bình và cho rằng kỹ thuật này có thể được mô phỏng ở mức độ lớn hơn cho các bức tượng lớn khác). Tới giữa những năm 1800, tất cả moai bên ngoài Rano Raraku và nhiều bức tượng ở trong mỏ đá đã bị lật đổ. Ngày nay khoảng 50 moai đã được dựng lại ở vị trí cũ của chúng. Những truyền thuyết của người dân trên đảo nói về một vị tộc trưởng tên là Hotu Matu'a, người từng rời quê hương để tìm một quê hương mới. Nơi ông lựa chọn hiện chúng ta gọi là Đảo Phục sinh. Khi ông qua đời, hòn đảo được sáu người con trai của ông phân chia và sau đó lại bị những người cháu chắt chia nhỏ tiếp. Những người dân trên đảo có thể từng tin rằng những bức tượng của họ có thể hấp thu "mana" (những năng lực siêu nhiên) của vị thủ lĩnh. Họ có thể tin rằng bằng cách tập trung mana trên đảo những điềm lành sẽ tới, ví dụ, mưa sẽ rơi và những mùa vụ sẽ bội thu. Truyền thuyết của người định cư chắc chắn là một phần của một thần thoại khác, phức tạp hơn và phản ánh nhiều khía cạnh hơn, và nó đã thay đổi theo thời gian. Ghi chú 1 New Scientist, 29 July, 2006, pp. 30-34 2 Thor Heyerdahl, Arne Skjølsvold, and Pavel Pavel The "Walking" Moai of Easter Island1 like
-
Đôi nét thêm về vị trí địa lí đảo Phục Sinh : Đảo Phục Sinh được đặt ở trung tâm qua phép chiếu trực giao Đảo Phục Sinh, theo tiếng bản địa là Rapa Nui ("Đại Rapa") hoặc Isla de Pascua trong tiếng Tây Ban Nha, là một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Tọa lạc cách Chile lục địa khoảng 3600 km về phía Tây và 2075 km Đông của đảo Pitcairn, nó là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới. Nó được gọi là đảo "Phục Sinh" vì đã được những người Hà Lan phát hiện ra trong ngày Chủ Nhật Phục Sinh năm 1722. Tọa độ 27°09′B, 109°27′T, với vĩ độ gần với vĩ độ của thành phố Caldera của Chile, phía Bắc của Santiago. Hòn đảo gần như hình tam giác với diện tích 163,6 km² và dân số 3791 người (theo điều tra dân số năm 2002), 3304 trong số đó sống ở thủ phủ Hanga Roa. Đảo này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo này nổi tiếng với các moai, các tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển. Về mặt hành chính, đây là một tỉnh của Vùng Valparaíso. Có 2 loại thực vật ông Thor dùng để làm thuyền vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là cây sậy và cây gỗ ban-xa. Cây sậy ông tết lại thành thuyền của ngừoi AI-Cập cổ, cây ban-xa làm mảng vựot Thái Bình Dương theo gió mậu dịch. Cây này có lẽ ít người biết, xin giới thiệu : Cây Balsa sống ở đâu? Cây balsa sống tự nhiên trong rừng rậm nhiệt đới ở trung và nam Mỹ. Nhưng phần lớn gỗ balsa cho máy bay mô hình thường được cung cấp từ Ecuador ở bờ biển phía tây của Nam Mỹ. Balsa sống ở điều kiện ấm áp, nhiều mưa và khô ráo (không động nước). Chính vì lý do này và gỗ balsa tốt nhất thược mọc ở đất cao dọc theo dòng sông vùng nhiệt đới. Tên khoa học của balsa là Ochroma Lagopus. Chữ balsa là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bè gỗ, nó nổi dể dàng trên mặt nước. Ở Ecuador, nó được gọi tên là Boya có nghĩa là phao. Cây Balsa mọc như thế nào? Không có chuyện một rừng balsa, cây balsa mọc riêng lẻ hoặc từng khu vực nhỏ rải rác trong rừng. Trước đây người ta thường gọi cây balsa là cây dại. Cây balsa tái sinh bằng hạt của nó, gió thổ hạt của nó và phân bố rời rạc trong rừng. Hạt balsa rơi xuống đất đến khi có ánh sáng mặt trời thì nó bắt đầu phát triển thành cây, khi phát triển thì các cây nhỏ yếu sẻ chết chỉ còn những cây mạnh thì sống. Chính vì vậy mà theo số liệu trung bình thì 0.4 hecta rừng bạn có thể chỉ tìm thấy 1 hay 2 cây. Cây balsa trưởng thành trong bao lâu? Cây balsa mọc rất nhanh, sáu tháng sau khi nẩy mầm thì thân nó được 3.5 cm cao khoảng 3 đến 4 m. Trong vòng 6 đến 10 năm thì nó cao khỏang 20 đến 30 m và đường kính là 0.3 đến 1.3 m, lúc này ngừơi ta sẻ cắt nó. Nếu không cắt mà để cho nó tiếp tục mọc thì vỏ của cây sẽ trở nên cứng và ruột bị mục nát. Lá cây balsa giống như lá cây nho nhưng to hơn nhiều, khi còn trẻ thì lá cây balsa có thể dài đến cả mét, cây càng già thì lá càng nhỏ lại. Tại sao gỗ balsa nhẹ? Để biết được tại sao gỗ balsa nhẹ, bạn cần phải xem nó với kính hiển vi. Tế bào của nó rất to nhưng thành thì mỏng. Đa số các cây khác thì nó nặng do chất nhựa kết dính gọi là lignin dùng để kết hợp các tế bào lại với nhau. Với cây balsa thì lignin rất ít. Cây balsa chỉ có khỏang 40% là chất rắn, để có được sức mạnh đứng thẳng thì cây balsa chứa nước trong tế bào của nó làm cho nó trở nên cứng - giống như bạn bơm hơi cho bánh xe vậy. Với cây balsa còn xanh, so sánh về trọng lượng thì lượng nước trong cây balsa nặng gấp 5 lần phần gỗ của chính nó. Còn các cây gỗ cứng khác thì tỉ lệ nước trong gỗ ít hơn nhiều (so với chính bản thân cây gỗ đó). Chính vì vậy trước khi đem bán, gỗ balsa phải được nung trong lò trong 2 tuần để tách nước ra khỏi tế bào gỗ, cho đến khi lượng hơi ẩm chỉ còn 6%. Nung trong lò cũng để diệt côn trùng, vi khuẩn, nấm trong cây khi còn xanh.1 like
-
Đây là một bộ sách cực kì hay viết về những cuộc khám phá các vùng đất châu Mỹ, châu đại dương, mô tả chân thực thế giới sinh vật biển. Hồi bé, cháu được đọc bộ sách này tiếng Việt do bố mua cho, ấn tượng nhớ mãi đến giờ. Bây giờ muốn tìm lại, chắc cũng phải mất chút thời gian. Đảo Phục Sinh chỉ là một mắt xích trong chuỗi hành trình chứng minh về nhân chủng học của tác giả. Xin giới thiệu tóm tắt như sau :(trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Thor_Heyerdahl ) Thor Heyerdahl Sinh 6 tháng 10 năm 1914 Larvik, Na Uy Mất 10 tháng 4 năm 2002 (87 tuổi) Colla Micheri, Ý Quốc tịch Na Uy Ngành Nhân chủng học Thám hiểm Học trường Đại học Oslo Ngay từ khi còn trẻ Thor Heyerdahl đã bộc lộ niềm yêu thích các cuộc thám hiểm để kiểm chứng các giả thiết về nhân chủng học. Năm 1936 ông thực hiện chuyến du hành đầu tiên tới Quần đảo Marquise, những ghi chép của ông về chuyến đi này được tập hợp trong tác phẩm Paa Jakt efter Paradiset (Cuộc săn tìm Thiên đường, 1938). Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Thor Heyerdahl tạm ngừng công việc nghiên cứu để tham gia các chiến dịch phá hoại hậu cần Đức Quốc xã. Năm 1947, Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành nổi tiếng nhất của mình trên chiếc bè Kon-Tiki. Với mục đích chứng minh mối liên hệ giữa thổ dân Polynésie với người da đỏ Nam Mỹ, Thor Heyerdahl cùng một số người bạn đã sử dụng một chiếc bè được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên để vượt Thái Bình Dương mà không nhờ tới sự trợ giúp của bất cứ phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nào. Sau 101 ngày lênh đênh trên biển xuất phát từ Nam Mỹ, nhóm du hành của Heyerdahl đã tới đích ở Quần đảo Tuamotu ngày 7 tháng 8 năm 1947. Tổng cộng chiếc bè đã vượt qua quãng đường hơn 8.000 km và chứng tỏ rằng người da đỏ Nam Mỹ hoàn toàn có khả năng thực hiện những chuyến đi tương tự trong quá khứ. Cuốn sách ghi chép về chuyến đi có tên Hành trình Kon-Tiki của Heyerdahl sau này đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng khác nhau, bộ phim tài liệu làm về chuyến đi cũng đã giành Giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất vào năm 1951. Mặc dù chuyến du hành Kon-Tiki gây tiếng vang rất lớn nhưng giả thuyết của Heyerdahl về nguồn gốc thổ dân Polynésie không được giới nhân loại học đồng tình,[1] nhiều bằng chứng về sinh lý, văn hóa và di truyền cho thấy thổ dân ở đây có nguồn gốc từ lục địa châu Á chứ không phải Nam Mỹ,[2] còn thổ dân trên Đảo Phục Sinh thực tế lại có nguồn gốc chính từ quần đảo Polynésie.[3][4] Trong hai năm 1955-1956, Thor Heyerdahl dẫn đầu một đoàn nghiên cứu Na Uy tới khảo sát các di chỉ khảo cổ trên Đảo Phục Sinh.[5] Các ghi chép của Heyerdahl về cuộc nghiên cứu này được tập trung trong tác phẩm Aku-Aku, đây tiếp tục là một đầu sách ăn khách và được những độc giả yêu thích khám phá tìm đọc. Trong hai năm 1969 và 1970, Thor Heyerdahl thử nghiệm việc dùng thuyền làm bằng papyrus để vượt Đại Tây Dương từ Maroc thuộc Châu Phi. Dựa theo những thiết kế của người Ai Cập cổ đại, Heyerdahl đặt tên cho con thuyền đầu tiên là Ra tuy nhiên nó đã bị hỏng sau vài tuần trên biển. Không dừng lại, Heyerdahl tiép tục cho làm Ra II, lần này con thuyền đã đưa đoàn thám hiểm tới Barbados và chứng minh rằng người ta có thể vượt Đại Tây Dương bằng cách nương theo hải lưu Canary.[6] Năm 1978 Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành trên biển bằng một con thuyền sậy có tên Tigris nhằm chứng minh cho mối liên hệ giữa vùng Lưỡng Hà và Nền văn minh Thung lũng Indus, nay là Pakistan. Ngày 3 tháng 4 năm 1978, sau năm tháng lênh đênh trên biển, chiếc Tigris đã bị đốt ở Djibouti dù còn đang ở tình trạng hoạt động tốt, đây là hành động của Heyerdahl nhằm phản đối chiến tranh leo thang ở Biển Đỏ và Vùng sừng châu Phi.[7] Về cuối đời, Thor Heyerdahl tiếp tục hoạt động tích cực trong nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ môi trường. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 87 vì u não. Chính phủ Na Uy đã quyết định tổ chức quốc tang cho nhà thám hiểm tại Nhà thờ lớn Oslo vào ngày 26 tháng 4 năm 2002, tro hỏa táng của ông được đặt trong khu vườn của gia đình tại Colla Micheri.[8] Tham khảo Robert C. Suggs The Island Civilizations of Polynesia, New York: New American Library, p.212-224. Friedlaender, J.S. et al. (2008). "The Genetic Structure of Pacific Islanders". PLoS Genetics, 4(1):173-190. Kirch, P. (2000). On the Roads to the Wind: An archaeological history of the Pacific Islands before European contact. Berkeley: University of California Press, 2000. Barnes, S.S. et al. "Ancient DNA of the Pacific rat (Rattus exulans) from Rapa Nui (Easter Island)". Journal of Archaeological Science, 33:1536-1540. Gonzalo Figueroa Ryne, Linn. Voyages into History at Norway. Retrieved 2008-01-13. "Thor Heyerdahl's Final Projects". Azerbaijan International, 10:2. Heyerdahl, Thor. Aku-Aku: The Secret of Easter Island. Rand McNally. 1958. Heyerdahl, Thor. Kon-Tiki, 1950 Rand McNally & Company. Heyerdahl, Thor. Fatu Hiva. Penguin. 1976. Heyerdahl, Thor. Early Man and the Ocean: A Search for the Beginnings of Navigation and Seaborne Civilizations, February 1979. Bí Ẩn Đảo Phục Sinh Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật. Nơi đây luôn được coi là một trong những địa điểm bí ẩn nhất hành tinh. Nằm ở vùng Nam Thái Bình Dương, cách Chile và Tahiti khoảng 2.000 dặm, hòn đảo này không phải là nơi dễ tiếp cận. Được phát hiện vào ngày lễ Phục sinh năm 1722, đảo đã mang luôn tên đó cho tới ngày nay. Các nhà khảo cổ học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy những người Đa đảo đã phát hiện ra hòn đảo này từ khoảng năm 400 sau Công nguyên. Và trong khi hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với quan niệm này thì một số người lại nói, thực tế những người từ vùng Nam Mỹ đã đến cư trú trên đảo trước tiên. Nhà thám hiểm Thor Heyerdahl, tác giả cuốn Kon Tiki, lại cho rằng những cư dân đầu tiên đến từ Peru. Lý do họ đưa ra là vì có những điểm tương đồng giữa các bức tượng trên đảo, gọi là moai, với các công trình bằng đá của người Peru. Những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh. Kích cỡ các moai trên đảo thay đổi từ vài tấn và cao từ chưa đầy 1,2 m tới 21,6 m và nặng xấp xỉ 150-165 tấn. Đến nay, các nhà khoa học đã đếm được 887 bức tượng như thế này trên đảo, với chiều cao trung bình 3,9 m và nặng trung bình 13 tấn. Chỉ có 288 trong số 887 tượng được đặt đúng vị trí, số còn lại vẫn nằm ở bãi khai thác hoặc rải rác trên đảo trong tư thế đang vận chuyển. Hiện nay, vùng đất, con người và ngôn ngữ trên đảo Phục Sinh đều được cư dân của nó gọi là Rapa Nui. Những cư dân vùng đảo có một thứ ngôn ngữ viết gọi là Rongorongo mà thậm chí đến nay người ta vẫn không sao giải mã được toàn bộ. Chỉ còn lại 26 tấm thẻ gỗ có thứ ngôn ngữ này, và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được xác định. Thêm vào đó, đảo còn có nhiều tác phẩm đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Đây giống như cuốn nhật ký, được làm ra để thể hiện xem các thế hệ nối tiếp nhau đã sống thế nào và làm những gì trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ phim Rapa Nui của đạo diễn Kevin Reynols dựa trên một số tác phẩm đá khắc này. Một trong những bí ẩn lớn của đảo Phục Sinh là tại sao người ta lại ngừng xây dựng moai một cách rất đột ngột. Các nhà khoa học cho rằng, cư dân của đảo đông đúc nên phá vỡ hệ sinh thái đến không thể nuôi nổi toàn bộ dân cư được nữa. Một số tự biện rằng những khu rừng trên đảo bị đốn sạch đến mức tuyệt chủng, vì gỗ được dùng để di chuyển các moai khổng lồ, và đất thì được dùng cho nông nghiệp. Họ còn quả quyết thêm rằng vì hết gỗ nên những cư dân trên đảo không còn chuyên chở nổi những tảng đá khổng lồ, do đó buộc phải đột ngột chấm dứt công việc xây dựng các bức tượng. Theo bằng chứng, cư dân đảo Phục Sinh sau đó bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc nội chiến đẫm máu mà một số người tin rằng chấm dứt bằng hiện tượng ăn thịt đồng loại. Suốt thời kỳ này, tất cả các bức tượng bị cư dân trên đảo kéo đổ, chỉ mãi gần đây các nhà khảo cổ học mới cố gắng dựng lại các moai vào đúng vị trí của chúng. Chế độ nô lệ và bệnh tật do những người châu Âu đem tới đảo, như bệnh đầu mùa, giang mai đã làm giảm dân số bản xứ xuống còn 11 người vào năm 1877. Tuy nhiên sau khi Chile sáp nhập đảo vào năm 1888, dân số tăng lên xấp xỉ 3.800 người như ngày nay. Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.1 like
-
Bác Thiên Sứ đọc cuốn Nguồn gốc người Vạn đảo chưa? Quyển này có nhiều tập (3 thì phải) của cái ông vượt biển bằng mảng chứng minh người thượng cổ có thể đi vòng quanh khắp thế giới. Chi tiết về đảo Phục Sinh cũng như các dân tộc di cư được phân tích rất chi tiết.1 like
-
Bí ẩn đảo Phục Sinh VIT-Đảo Phục Sinh (Isla de Pascua) là một trong nhiều hòn đảo ở Chilê được biết đến với vẻ bí ẩn của nó. Đảo này cô lập với Hoa Kỳ và Pôlinêdi cả về vị trí địa lý và nền văn hóa. Hòn đảo này nằm cô đơn giữa Thái Bình Dương , cách phần Tây bờ biển Chilê chừng 3800 km. Đảo phục Sinh là một trong những hòn đảo mang nhiều vẻ bí ẩn nhất hành tinh. Nơi đây chứa đựng một bề dày lịch sử cùng với những bí ẩn thần bí của hòn đảo. Những người châu Âu nhận ra dấu vết của một nền văn minh cao hơn đã từng phát triển trên đảo với gần 1.000 tượng đá khổng lồ. Moai, tên gọi những tượng đá khổng lồ được dựng trên Ahu - những bệ đá lớn, hay nằm ngả nghiêng trên những sườn đồi hướng ra biển. (Moai lớn nhất như El Gigante có chiều cao tới hơn 21m và nặng khoảng 150 tấn). Sau chuyến thám hiểm của Tur Heyerdahl đến khu vực này đã vén tấm màn bí mật đến Rapa Nui, đảo Phục Sinh trở nên nổi tiếng với vẻ thần bí và quyến rũ đối với nhiều cư dân trên thế giới. Thật may mắn cho những ai có dịp đặt chân tới hòn đảo xinh xắn này. TH (Theo Pravda)1 like
-
Bí ẩn “tam giác nuốt hơn 2.000 máy bay” Nguồn Tin Tuc Online 11/01/2010 09:19 (GMT +7) Nhắc đến “tam giác Bermuda”, nhiều người trên thế giới sẽ lập tức nghĩ ngay đến vùng biển bí ẩn ở Đại Tây Dương với sự mất tích lạ kỳ của vô số tàu thuyền. Trong khi bí ẩn ấy còn chưa được giải đáp, thì tại Mỹ lại xuất hiện một “tam giác Nevada” với sự mất tích lạ kỳ của hơn 2.000 máy bay trong 60 năm qua! Vùng đất dữ Theo báo chí Mỹ đưa tin, tại bang Nevada của nước này cũng tồn tại một vùng tam giác bí ẩn nằm tại vùng núi và sa mạc hoang vắng với diện tích vượt quá 25.000 dặm vuông (khoảng 40.000m2), nơi không người sinh sống và cũng ít có người qua lại. Không ai biết chính xác nhưng theo con số ước lượng, có hơn 2.000 máy bay đã mất tích hoặc rơi tại đây tính từ năm 1950 đến nay. Ngay cả trong những vụ tai nạn, xác máy bay và các nạn nhân rất ít khi được tìm thấy. Trong số những vụ tai nạn máy bay lạ kỳ ở “tam giác Nevada”, người ta nhớ nhất đến vụ mất tích của “ông vua kỷ lục” Stephen Fossett năm 2007. James Stephen Fossett, sinh năm 1944, tại bang Tennessee, được biết đến như một phi công, thủy thủ, nhà thám hiểm và lập 116 kỷ lục trong nhiều lĩnh vực. Không những thế, Fossett còn là một nhà kinh doanh đại tài với 2 công ty riêng trong lĩnh vực thương mại và chứng khoán là Lakota Trading và Marathon Securities đem lại tài sản hàng trăm triệu USD. Vì thích thám hiểm, Fossett đã sử dụng phần đáng kể số tài sản này vào việc đó. 8h45 ngày 3-9-2007, Stephen cùng chiếc máy bay một động cơ mang tên Bellanca cất cánh từ đường băng riêng gần thung lũng Smith, Nevada với ý định tìm kiếm địa điểm lập một kỷ lục mới. Tuy nhiên, sau khi cất cánh, Stephen Fossett không còn bất kỳ liên hệ qua vô tuyến nào với mặt đất và cũng kể từ đó chiếc máy bay và Steve đã biến mất không hề để lại dấu tích. Sau khi Fossett mất tích, Cục Hàng không liên bang Mỹ đã tổ chức một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn nhất trong lịch sử của cơ quan này nhưng thất bại. Một trong số ít xác máy bay được tìm thấy ở “tam giác Nevada” Bí ẩn của “tam giác Nevada” chưa dừng lại đó. Theo chuyên gia sự cố hàng không Mỹ Craig Fowler, ngoài hàng trăm chiếc máy bay loại nhẹ còn có ít nhất vài trăm chiếc máy bay quân sự gặp nạn tại đây, trong đó các loại máy bay chiến đấu sừng sỏ như “B-17 Flying Fortress”, “P-38 Lightning” hay “B-24 Liberator”. Hé màn bí ẩn Được biết, “vùng 51” nằm sâu trong “tam giác Nevada” là một căn cứ quân sự được chính phủ Mỹ liệt vào loại tối mật. Từ trước tới nay người ta đồn rằng trong “vùng 51” có mảnh vỡ UFO và cả xác người ngoài hành tinh được bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, “vùng 51” cũng là nơi dùng để thử nghiệm những thiết bị bay tối tân và bí mật của nước này. Tuy vậy, cũng có chuyên gia đưa ra được lời giải thích khá thuyết phục. Theo bộ phim tài liệu “Bí mật tam giác Nevada” sắp được Đài truyền hình Anh trình chiếu, hơn 1 năm sau khi Stephen Fossett mất tích, xác máy bay của ông được tìm thấy khiến chân tướng sự việc được hé mở phần nào. Theo phát hiện của các chuyên gia, thực chất cái gọi là “bí mật người ngoài hành tinh” của vụ Fossett và “vùng 51” chẳng có liên quan gì đến thiết bị bay kỹ thuật cao, mà chỉ là thời tiết khắc nghiệt của vùng này. Khí hậu và môi trường địa lý đặc biệt của “tam giác Nevada” đã tạo nên một điều kiện thời tiết khác thường, đủ khiến các máy bay bay qua khu vực này bị “lôi” xuống đất. Bộ phim “Bí mật tam giác Nevada” còn tiết lộ về một hiện tượng gọi là “sóng mạch núi” do dòng khí lưu Thái Bình Dương di chuyển theo tốc độ cực nhanh kết hợp với độ dốc đỉnh núi tạo ra, nó giống như trò chơi tàu lượn mạo hiểm, có thể bất ngờ lao vút lên không trung rồi rầm rầm lao xuống, khiến máy bay nổ gây chết người. Ngoài ra, các mạch núi ở Nevada đều có độ cao trung bình hơn 150m, thậm chí có những đỉnh núi cao tới hơn 400m, với độ cao đó, hỗn hợp không khí và nhiên liệu máy bay sẽ trở nên cực mỏng, khiến động cơ máy bay không thể nào làm việc. Đối với vụ Fossett, điều kiện thời tiết khi đó có khả năng tạo thành dòng khí lưu với tốc độ trên 600km/h, trong khi tốc độ tối đa của chiếc máy bay chỉ đạt 482km/h, có nghĩa là ông khó tránh khỏi cái chết. Theo Bảo Trâm1 like
-
Một trang Web hay để theo dõi Thời tiết. Khi tính giờ thì cộng thêm với 7 http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/1 like
-
Bão sét sao Thổ phá vỡ kỉ lục trong Thái dương hệ Cập nhật lúc 17:34, Thứ Sáu, 25/09/2009 (GMT+7), Cơn bão sét có bề ngang 3.000km với những luồng sét mạnh gấp 10.000 lần so với các cơn bão Trái đất. Hoạt động suốt 8 tháng qua tại sao Thổ, cơn bão sét đã ghi kỉ lục trong Thái dương hệ về cơn bão kéo dài nhất. Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini. Theo các nhà thiên văn, trận bão sét cuồng nộ trên sao Thổ từ giữa tháng 1 đến nay là cơn bão kéo dài nhất từng được biết đến trong Thái dương hệ. Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km. Mắt bão Storm Alley Mặt trăng sao Thổ Tethys được thấy gần vùng bão Storm Alley. Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley). Trình bày trong Hội nghị Khoa học Vũ trụ Châu Âu diễn ra tại Potsdam, Đức; Fischer cho biết người ta vẫn chưa hiểu được vì sao bão hình thành tại vị trí này. Chuyên gia thời tiết vũ trụ Ingersoll của Caltech (Viện Công nghệ California) cho biết, các nhà nghiên cứu chưa từng thật sự nhìn thấy sét ở sao Thổ. Đúng hơn là, họ đã phát hiện những đợt sóng vô tuyến do sét tạo ra nhờ những thiết bị trên tàu vũ trụ Cassini, đang quay quanh quỹ đạo sao Thổ và những mặt trăng của nó từ tháng 7/2004. Tất nhiên ở sao Thổ tồn tại những luồng sét có thể thấy bằng mắt thường nhưng không thể quan sát được bởi vì ánh sáng mặt trời được phản chiếu bởi vành đai sao Thổ đã làm sáng nửa tối của hành tinh này và làm mờ những ánh chớp. Cũng có thể những tia sét xảy ra sâu bên dưới khí quyển của sao Thổ và ngăn những ánh sáng có thể quan sát được. Bão sét kéo dài Dường Bão Storm Alley với chiều ngang hơn 3.000km. Các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào bão sét hình thành ở sao Thổ hay những hành tinh khổng lồ khác như sao Mộc. Ingersoll cho biết đáng lý bão ở sao Thổ và sao Mộc phải tương tự nhau nhưng bão trên sao Mộc chỉ kéo dài vài ngày. Fischer cho rằng năng lượng bên trong của sao Thổ tạo ra năng lượng bão và tạo ra sự đối lưu thẳng đứng hoặc sự trao đổi nhiệt của những đám mây chứa nước. Tương tự ở Trái đất, điều này dẫn đến sự tích điện của những phân tử nước và những đám mây dông phát triển. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ. Chi Giao (Theo National Geographic)1 like
-
Cấu trúc thì độc đáo thật. Nhưng không biết địa hình thế nào? Con đường xuyên giữa tâm không biết hướng nào? Không biết có phải Đông Bắc - Tây Nam không (Vào Sinh ra Tử). Duy có hình gọi là Bát quái không thấy có hai chấm gọi là "Thiếu Âm" "Thiếu Dương". Nó na ná như Bát Quái Việt trong các di sản còn lại.1 like
-
Ngôi làng ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn Khám phá ngôi làng bát quái của Gia Cát Lượng (24h) - Nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về môi trường và kiến trúc trên thế giới đang tập trung khảo sát một mô hình thôn trang kỳ bí theo bố cục bát quái ở Trung Quốc. Thôn này có tên là thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc. Dựa theo Bát quái trận đồ lập nên thôn Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang. Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn. Thôn nhìn từ trên cao. Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái. Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái". Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng. Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi. Hồ thái cực ở trung tâm thôn. Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo. Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc. Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành TP Võ Hầu. "Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi" Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng. Kiến trúc trong thôn. Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống Trung Quốc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng. Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra. Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi". Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn. Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn.1 like
-
Có một lần tôi nhìn thấy cầu vồng, hồi ấy tôi còn là một chú bé con - và hỏi mẹ tôi: - Mẹ ơi cái gì xanh đỏ đẹp thế kia trên trời kìa? Mẹ tôi nói: Cầu vồng đấy! - Ai làm ra cái cầu vồng thế hả mẹ? - Ông trời làm ra cái cầu vồng đấy con ạ. - Thế ông trời làm ra cái cầu vồng để làm gì? - Ông trời làm ra cầu vồng để linh hồn người chết theo cầu vồng đi lên trời. Cầu Vồng rất khó đi, người nào hiền lành tử tế, tâm hồn thanh sạch thì qua cầu Vồng lên trời. Người nào ác thì sẽ trượt chân ngã xuống và dưới chân cầu là những con chó ngao nó sẽ xé xác, rồi đưa linh hồn xuống Địa ngục. Lúc ấy, trí thơ ngây của tôi sợ cầu vồng lắm. Tôi không muốn lên Thiên Đường để phải leo lên cái cầu trơn trượt ấy. Nhỡ té xuống thì chó ngao ăn thịt và rơi xuống Địa Ngục.1 like
-
CẦU VỒNG Cầu vồng là một hiện tượng quang học phức tạp, đó là sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua những giọt nước mưa. Nó bao gồm 3 thành phần là cung chính (dải 7 màu thường thấy là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), cung phụ (các dải sáng mờ phía trên cung chính có màu ngược lại) thỉnh thoảng mới xuất hiện, và dải tối Alexandre nằm giữa cung chính và cung phụ. Cầu vồng có hình tròn nhưng do đường chân trời che khuất nên ta chỉ nhìn thấy cầu vồng là một cung tròn. Mọi người thắc mắc vì sao thường nhìn thấy cầu vồng xuất hiện nhiều lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời không lên quá cao, bởi nếu mặt trời lên cao thì phần cầu vồng ở dưới chân trời do đó ta không nhìn thấy cầu vồng nữa. Cầu vồng không chỉ xuất hiện sau cơn mưa mà nó còn xuất hiện tại những nơi khác như thác nước bên cạnh khe núi…Không đơn giản chỉ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, cầu vồng còn thể hiện hy vọng vào ngày mai, vào tương lai của con người. (Ảnh chụp tại thác Phú Cường, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) Nguồn: Thiên Thiên.Net1 like
-
Dương khí từ trời, hợp với Âm khí của đất, sinh ra tượng là "khí mạch", ra hình là nước - (Âm Dương tương giao - Thiên nhất sinh thủy). Bởi vậy nhìn nước chảy mà đoán khí mạch. Vì hình là nước, tượng là khí, nên chặn nước thì bế khí. Vạn vật trong trời đất này, khi khí đã bế thì tuyệt. Những bí ẩn của đất trời không dễ gì mà nhận thức được.1 like
-
Đập "giết" sông Mekong, trầm tích sẽ "giết" đập. Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo, việc Trung Quốc xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của Đông Nam Á. Xin giới thiệu phần kết những đánh giá của Tiến sĩ Tyson R. Roberts đăng trên Internationalrivers: Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết sông Mekong và rồi trầm tích sẽ làm tiêu tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này. Lợi ích đáng ngờ Ủy ban sông Mekong về cơ bản đã xem xét lại quan điểm của mình về hệ thống đập trên dòng chính Mekong. Một trong những sự cân nhắc ấy là dự án “nắn dòng” quy mô lớn. Các dự án nắn dòng vẫn khá phổ biến với giới chính khách Thái Lan khi họ mong muốn nó sẽ hỗ trợ cho các khiếm khuyết từ hệ thống đập ở Thái. Nhưng đó là suy nghĩ không đúng đắn, và chính khách Thái với quan điểm như vậy thường bị gọi là “khủng long”. Những dự án thuỷ lợi trong mùa khô ở đông bắc Thái Lan thường làm suy thoái chất lượng đất do quá trình kiềm hoá và muối hoá. Dự án thủy điện Nam Theun 2 của Lào cũng đang gây tranh cãi. Nó có thể giết chết cá và nghề cá ở ba lưu vực sông: Nam Theun, Nam Hinboun, và Xe Bang Fai. Kế hoạch tái định cư và trồng rừng phòng hộ là phi hiện thực. Việc dự án sẽ mang lại các lợi ích như các nhà thúc đẩy dự án hứa hẹn là điều đáng ngờ. Nam Theun 2 sẽ để lại những hậu quả và tranh cãi về môi trường, xã hội như đập Pak Moon của Thái Lan. Xâm nhập mặn ở tiểu vùng Mekong cơ bản là một hiện tượng tự nhiên. Hệ sinh thái cửa sông Mekong dựa trên đặc tính thuỷ triều bao gồm “xâm nhập mặn”. Đời sống thực vật, động vật cửa sông và ven biển đã cùng “hoà hợp” với thuỷ triều, với sự thay đổi độ mặn. “Gạo hương nhài” – sản phẩm của Thái Lan nổi tiếng trên thị trường quốc tế, đã thích hợp với loại đất trồng độ mặn cao. Những loại cây trồng tương tự rất phổ biến ở tiểu vùng Mekong. Việc tưới tiêu trong tiểu vùng phụ thuộc phần lớn vào thuỷ năng thuỷ triều tận dụng để đưa nước ngọt vào kênh thuỷ lợi và ra các cánh đồng. Do dòng chảy giảm trong mùa mưa và giảm bớt khả năng rửa đất, sự muối hoá và kiềm hoá ở các đồng bằng cửa sông, bao gồm những vựa lúa lớn của tiểu vùng Mekong, sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi sự “kiểm soát” của Trung Quốc với dòng chảy Mekong trong mùa mưa, mùa khô. Lợi ích lớn nhất mà các đập thuỷ điện Lan Thương (Trung Quốc) có thể mang lại cho những quốc gia hạ nguồn, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, có thể là kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn hoặc giảm nhẹ khô hạn. Lũ lụt Mekong trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn trong vài năm gần đây, và xu thế này dường như vẫn tiếp tục. Nguyên nhân chính là do phá rừng và sự ấm nóng toàn cầu. Về ngắn hạn, các đập thuỷ điện Lan Thương, đặc biệt là hai đập lớn, trên thực tế sẽ cung cấp một biện pháp ngăn chặn lũ lụt nếu nước được giữ lại trong các hồ chứa. Tuy nhiên, về dài hạn, các đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể gây ra lũ lụt lớn hơn thời điểm trước khi chúng được xây dựng. Mục đích chính của các con đập này là cung cấp điện cho tiến trình công nghiệp hoá của Trung Quốc. Điều này không phù hợp với vai trò ngăn chặn lũ lụt lớn bất thường. Trong một viễn cảnh tồi tệ, các đập thuỷ điện này sẽ gây ra lũ lụt lớn hơn nhiều trước đây. Gây thêm hạn hán, lũ lụt ở các nước hạ nguồn Người dân ở tiểu vùng Mekong và đặc biệt là tại các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam đặc biệt lo lắng về lũ lụt. Hạn hán thậm chí đe doạ hơn. Về mặt lý thuyết, người dân có thể chuẩn bị và đối phó với lũ lụt tốt hơn là hạn hán. Sự thương vong và tổn thất từ lũ lụt gây chú ý lớn nhưng hạn hán có thể kéo dài hơn, hậu quả tàn phá lớn hơn và thậm chí làm mất khả năng tự cung cấp lương thực cho một quốc gia hay một khu vực. Hạn hán có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự huỷ diệt những loài cá nước ngọt trong các lưu vực sông nhiệt đới. Những loài cá rất khác nhau về khả năng tránh được tác động của hạn hán cũng như khả năng chống chọi hạn hán. Trong khi một số loài cư ngụ ở đầm lầy có sức kháng cự cao với khô hạn, thì rất nhiều loài khác không thể sống mà không có dòng chảy liên tục. Đa số loài cá nước ngọt sống ở những môi trường dòng chảy từ các dòng sông lớn nhất tới con suối nhỏ nhất. Dòng chảy sẽ ngừng lại nếu thiếu nước hoặc hạn hán. Các loài cá ven sông sẽ có sự thích nghi khi đối mặt với hạn hán bằng cách theo dòng chảy ra khỏi khu vực thượng hoặc hạ nguồn. Số khác ẩn sâu vào bãi ngầm hoặc lòng sông nơi chúng ít hoạt động cho tới khi dòng chảy khôi phục trở lại. Con người sống ở các khu vực dân cư đông đúc với nhiều thành phố lớn có lượng nước bề mặt hoặc lượng mưa phong phú (như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam) đặc biệt rất dễ tổn thương với sự đe doạ của lũ lụt cũng như hạn hán. Đập thủy điện Lan Thương của Trung Quốc và lịch trình nắn dòng Mekong thành tuyến đường thủy có thể góp phần gây ra hạn hán bằng nhiều cách khác nhau. Trong thời gian ba năm trữ đầy hồ chứa tương đối nhỏ (1993-1996), đập Manwan của Trung Quốc là nguyên nhân khiến các dòng chảy mùa khô thấp hơn mức thông thường tại hạ nguồn Bắc Thái Lan và Lào từ Chiang Saen. Ảnh hưởng tới giao thông đường thủy do dòng chảy giảm thậm chí còn tác động tới cả những tàu thuyền nhỏ trên sông và tác động tới nông nghiệp, nhưng chưa quá lớn. Trữ đầy các hồ chứa khổng lồ của đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực với mùa khô hạ nguồn, tàn phá nông nghiệp, nghề cá và cả cuộc sống con người. Kết quả rõ ràng khi nước giữ lại trong các hồ chứa lớn là sự bay hơi. Lượng nước bay hơi từ hồ chứa có thể khá lớn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diện tích bề mặt hồ chứa, nhiệt độ nước, vận tốc gió, độ ẩm và áp lực không khí. Những thực vật sống ở nước như dạ lan hương nước với tỉ lệ thoát hơi nước cao có thể khiến một lượng lớn bay hơi từ hồ chứa. Loại thực vật ngoại lai gây hại này giờ đây khá phổ biến ở các vùng trung và thấp trong lưu vực Mekong và tràn vào các hồ chứa cũng như dòng chính Mekong và đồng bằng châu thổ Campuchia gồm cả Tonle Sap. Kế hoạch điều khiển dòng chảy Mekong của Trung Quốc sẽ làm gia tăng sự xâm nhập của dạ lan hương nước, với hậu quả trực tiếp là nước bay hơi cũng như bị giảm chất lượng. Tạo ra và duy trì một hệ thống đường thuỷ trong dòng chính Mekong cũng sẽ góp phần gia tăng những thảm hoạ bất ngờ như hạn hán, lũ quét. Khô hạn đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra ở những đồng bằng nằm sâu trong nội địa của Campuchia (gồm cả Biển Hồ) và tiểu vùng Mekong tại Việt Nam. Dòng nước lụt Mekong không đủ khả năng tới những khu vực này, hoặc giảm lưu lượng, thời gian tồn tại cũng như quy mô, sẽ góp phần làm hạn hán gia tăng và mở rộng hơn. Điều đáng lo ngại là số phận của mực nước ngầm. Trong vòng sáu tháng hoặc hơn thế mỗi năm, hầu hết các đồng bằng cửa sông của Campuchia bị khô hạn, rất ít hay không có mưa. Nước trở nên khan hiếm, con người bị ảnh hưởng, và khó tiến hành gieo trồng. Thu hoạch mùa màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố may mắn. Trong một năm, nơi này có thể bội thu, nhưng nơi khác lại thất bát do lũ lụt, hoặc hạn hán. Việc Trung Quốc kiểm soát Mekong và hạn chế lũ lụt ở vùng đồng bằng châu thổ - nơi nông nghiệp và hoạt động nghề cá của Campuchia phụ thuộc, sẽ có hai chọn lựa: lượng mưa giảm không thể lường trước và ảnh hưởng tới mức nước ngầm. Nước ngầm duy trì ở một số khu vực bằng mùa lụt hàng năm của Mekong. Mực nước ngầm sụt giảm sẽ là một tác động tiêu cực khác về lâu dài của đập thuỷ điện cũng như lịch trình nắn dòng Mekong của Trung Quốc với các nước vùng hạ nguồn. Các nỗ lực giải quyết việc cung cấp nước cho nông nghiệp tại các vùng đồng bằng thấp ở Mekong bằng cách hút nước ngầm tưới đất sẽ không thành công, hoặc không đáng tin cậy. Những khó khăn dự đoán trước bao gồm những vấn đề về kiềm hoá, muối hoá, phí tổn và thảm hoạ lũ lụt phơi bày. Vấn đề nước ngầm nhiễm thạch tín (như ở Bangladesh) có thể nảy sinh. Đoạn kết Câu hỏi cuối cùng sẽ là “vấn đề gì lớn nhất?”: Duy trì số lượng, chất lượng cá và sự đa dạng sinh thái, hoặc cung cấp một cuộc sống tốt hơn cho con người (hiện tại và tương lai) ở hai quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới là Lào và Campuchia? Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận ngầm với Thái Lan là sẽ cung cấp điện từ dự án thủy điện Jinghong. Bản “ghi nhớ về việc phát triển tài nguyên nước ở Vân Nam và xuất khẩu điện” đã được ký giữa Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Thái Lan năm 1993. “Thỏa thuận Hợp tác phát triển các dự án thủy điện và xuất khẩu điện sang Thái Lan” ra đời tiếp theo vào tháng 2/1994. Chính phủ hai nước đã ký kết “thỏa thuận xuất khẩu điện sang Vương quốc Thái Lan từ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” vào tháng 11/1998. Trung Quốc cũng giành được sự chấp thuận ngầm từ Myanmar, Lào và Thái Lan để đảm nhận sứ mệnh mở rộng “cải tổ đường thuỷ” trên 300km dòng chính Mekong đoạn chảy qua biên giới giữa Lào và Myanmar. Tuy nhiên, những tài liệu này không nên hiểu là thoả thuận của các nước vùng hạ nguồn để Trung Quốc tiếp tục chương trình thuỷ điện Lan Thương. Thái Lan nên xem xét việc thu hồi thỏa thuận mua điện Jinghong. Myanmar, Lào và Thái Lan cũng nên cân nhắc khả năng thực thi kế hoạch đường thủy Mekong khi dự án này không có sự thảo luận công khai nào bao gồm cả những đánh giá về ảnh hưởng môi trường và xã hội. Campuchia và Việt Nam – hai nước vùng hạ nguồn nên phản đối các thiết kế phát triển Mekong của Trung Quốc bằng sự mạnh mẽ nhất có thể. Về dài hạn, sự phát triển nóng vội, thiếu thận trọng với Mekong của Trung Quốc sẽ bất lợi cho các lợi ích tốt nhất của tất cả quốc gia liên quan. Trung Quốc cũng không thoát khỏi hậu quả tiêu cực từ dự án thủy điện và nắn dòng Mekong. Khi cái giá khổng lồ về môi trường và xã hội trở nên rõ ràng, thì mọi trách nhiệm sẽ đổ trực tiếp vào Trung Quốc. Các kế hoạch thủy điện Lan Thương và nắn dòng Mekong của Trung Quốc sẽ đẩy Mekong vào sự suy giảm về mặt sinh học, ô nhiễm nặng nề, trở thành “dòng sông chết” như Dương Tử và nhiều con sông lớn khác ở Trung Quốc. Những lợi ích dài hạn từ các dự án này là đáng ngờ. Trung Quốc sẽ không thể điều khiển dòng Mekong như từng làm với Dương Tử, như châu Âu với dòng Danube, hay Mỹ với Mississippi. Thủy điện Lan Thương và hướng Mekong thành một tuyến đường thuỷ sẽ buộc các nước hạ nguồn phải nỗ lực một cách kiệt sức nhằm tự bảo vệ khỏi các tác động môi trường, với những tổn thất về nông nghiệp, nghề cá và sinh kế. Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết Mekong và trầm tích sẽ làm tiêu tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này. Nguồn: http://vietnamnet.vn/thegioi/hoso/2009/08/863123/1 like
-
Trong mỗi con người của chúng ta, ai cũng muốn có đầu có cuối, có khởi đầu rồi có kết thúc. Đối với đồng bằng Bắc bộ, thì sông Hồng chỉ có cuối mà không có đầu. Ở đầu nguồn sông Hồng, cách đây vài trục năm đã bị nắn dòng chảy, có thể đây là một trong những nguyên nhân mà lượng phù xa ngày một lớn. Hậu quả để lại là cốt đáy của sông Hồng ngày một cao. Quá khứ mà người Pháp để lại, toàn bộ hệ thống ngầm thoát nước đều thoát ra sông Hồng. Cốt đáy sông Hồng và cốt đáy của cống thoát nước toàn thành phố đã và đang gặp phải những vấn đề, để lại: ao thủ đô mỗi khi có lượng mưa lớn (>100mm). Đông bằng Nam bộ cũng vậy, chỉ có cuối mà không có đầu. Thành phố Sài gòn, vang bóng một thời là viên ngọc của Á đông, một thuỷ điện lớn đang hình thành trên nước láng giềng. Cửu mạch kinh theo thời gian, sẽ như thế nào đây ? Hai đồng bằng lớn của một dân tộc. Thuỷ Thổ đều khởi nguồn từ một phương. (!) Phương này, quy định cho Bính -Tân khởi, để rồi đến cung Tý mà lấy Can an Giờ, đến cung Dần mà lấy Can an Tháng.1 like
-
NHỮNG BÀI HỌC VỀ GIỮ NƯỚC Lời giới thiệu. Thần núi Tản Viên là một trong những huyền thoại in đậm trong ký ức người Việt từ rất nhiều đời. Đó là cả một chùm sự tích xâu chuỗi với nhau, từ câu chuyện một chàng trai trẻ khởi đầu cắm gậy ở núi Tản Viên, trải qua việc chàng cưới con gái vua Hùng, rồi cuộc tranh tài cao thấp “năm năm báo oán đời đời đánh ghen” giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, cho đến những hệ quả của trận thư hùng chưa bao giờ dứt ấy đưa đến sự hình thành địa mạo một quốc gia Việt Nam uốn lượn như con Rồng ngày nay mà mắt Rồng là Hồ Tây với bao nhiêu kỳ tích còn để lại trong địa danh và truyền thuyết: Đầm Xác Cáo, Đầm Trâu Vàng… Trong vòng mấy thập niên lại đây, Hồ Tây đã và đang bị con người xâm hại bằng nhiều cách, làm cho mặt Hồ bị co dần lại từng tháng từng ngày. Rừng đào Nhật Tân đỏ thắm hàng năm gần ngay ven hồ đã không còn dấu vết, thay vào đấy là những dãy nhà cao tầng Made in In Đô lạnh lùng sừng sững. Giờ đây, lại đang có nguy cơ rừng hồng xiêm Xuân Đỉnh sẽ bị triệt hạ để cho phía Tây Hồ Tây dựng lên một bức tường bê tông kiểu Hàn còn trơ tráo hơn thế, ngang nhiên che khuất Tản Lĩnh hàng nghìn năm luôn soi bóng xuống lòng Hồ như một sự chiếu ứng linh thiêng mà nhà thơ nổi tiếng đời Trần Phạm Sư Mạnh đã nhắc tới trong thơ. Những việc ấy sẽ để lại hậu quả gì? Chúng có liên quan gì đến cái cơ thể con Rồng đang ngày một lở loét đau nhức vì mọi sự chặt phá, bới đào… mà kẻ hưởng lợi quyết không phải là dân tộc này, một dân tộc không ngu xuẩn cũng không hám lợi? Và khi bị đâm thọc vào lưng – vào tử huyệt – thì Rồng có cam lòng chịu chết không hay là sẽ quẫy? Và quẫy như thế nào? Bằng kiến thức nhiều mặt của một nhà kiến trúc am hiểu sâu môi trường học (environnement), cùng với cái học về phong thủy, về Kinh Dịch, và với bản lĩnh của một người hàng chục năm nay quyết dấn thân bảo vệ bằng được sự nguyên vẹn của Hồ Tây, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân đưa ra vài lời giải đáp với chúng ta về những “động loạn trái lẽ trời” do ai đó gây ra mà lịch sử đất nước từng chứng kiến hoặc đang hứng chịu. Trang mạng bauxite xin giới thiệu ý kiến của chị, để bạn đọc cùng thử suy ngẫm về ý nghĩa thực tiễn nằm phía sau những lời giải đoán tưởng như rất huyền vi này. Nguyễn Huệ Chi Từ truyền thuyết xa xưa… Dân tộc nào cũng có những câu chuyện truyền thuyết và truyền thuyết nào cũng xuất phát từ một hiện tượng có thật xảy ra ở đâu đó, được nhân dân lưu truyền và kiểm chứng. Có những câu chuyện rất xác thực, được kể lại với những tình tiết rất xúc động, được nhân dân truyền tụng râm ran, nhưng chỉ một thời gian sau, chuyện đó bị lãng quên. Không ai phê phán, không ai nghi ngờ, nhưng có lẽ do tính tiêu biểu của câu chuyện không cao, kể cả thời gian lẫn phạm vi ảnh hưởng, nên mọi người tự cho phép mình được quên đi. Ngược lại có những chuyện nghe ra thật phi lý, nhưng không ai thắc mắc về những điều phi lý đó, câu chuyện luôn luôn được nhắc lại, được bổ sung nhiều tình tiết diệu kỳ và được sống mãi trong lòng dân. Chuyện giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh với sự tích Vua Hùng kén rể là một trong những truyền thuyết sống đời trong lòng dân như thế. Hàng ngàn năm qua, Sơn Tinh là nhất đẳng Sơn Thần, là Tản Viên Sơn Thánh, là vị Thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử, được nhân dân cả nước mãi mãi tôn thờ là như vậy. Đền Thượng, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh ở trên trục tọa độ 21 độ 3’ 28’’ Bắc Vĩ tuyến và 105 độ Kinh Đông 21’ 57’’, đỉnh núi này cao 1226 m so với mặt biển và là một trong ba đỉnh núi cao tạo nên Cụm núi Ba Vì. Có lẽ đã được bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt, nên cũng trên 21 độ 3’ 28’’ Bắc Vĩ tuyến này, dịch sang phía Đông khoảng 25Km, tại 105 độ 49’ 9’’ Kinh Đông, có một địa điểm rất đặc biệt mà trong dân gian lưu truyền rằng đó là huyệt đạo quốc gia. Huyệt đạo quốc gia này là gì? Đóng vai trò gì trong việc thịnh suy của dân tộc mà tại sao cả người trong nước và kẻ ngoại bang đều quan tâm đến nó như vậy? Xin phép điểm qua một số sự kiện mà đến nay sách vở vẫn còn lưu truyền. 1. Gần 2000 năm trước, khi Mã Viện được triều đình Đông Hán cử sang dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thì ông ta đã là một vị tướng già đầy tài năng. Cuộc chiến diễn ra thật không cân sức, Mã Viện đã nhanh chóng đánh tan được đội quân của Trưng nữ Vương ở Kinh đô Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị quyết không chiụ rơi vào tay giặc, để bảo toàn khí tiết, hai bà nhảy xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Chiến thắng mà không cảm thấy vẻ vang, trên đường thu quân trở về, tướng Mã Viện nghỉ lại bên bờ Hồ Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), ở đó ông ta đã nếm trải những ngày khiếp sợ và thấy hôí hận về hành động tận truy, tận diệt của mình. Hình ảnh “mặt hồ đầy khí lam chướng, đến nỗi đàn diều hâu bay lượn trên hồ đều bị lộn cổ rớt xuống nước” chứng tỏ Mã Viện đã đến vùng trung tâm của Hồ Dâm Đàm tức Bán đảo Tây Hồ ngày nay, nơi đó có huyệt đạo quốc gia mà ngày nay nhân dân ta thường nhắc tới, đàn chim mà ông ta nhìn thấy trong tâm trạng thảng thốt đó chắc không phải là diều hâu mà là Sâm Cầm, cho đến ngày nay, đêm đêm Sâm Cầm vẫn thường bay về sà xuống Hồ Sen nơi đây, đã từng khiến nhiều kẻ có tà tâm khiếp sợ. 2. Sau Mã Viện 800 năm lại có viên quan Tiết độ sứ của vua Đường Trung Tông là Cao Biền. Ông này là một thầy phong thủy kỳ tài, khi sang nước ta nhận chức, ông thầy phong thủy này đã đi khắp nơi trên đất nước ta để tầm long điểm huyệt, ông ta đã viết hẳn một cuốn sách có tên là Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự. Cao Biền không ngờ rằng trên đất nước nhỏ bé này lại có nhiều báu huyệt sản sinh ra nhiều hiền tài đến thế. Theo chỉ đạo của vua Đường, Cao Biền đã cố công trấn yểm rất nhiều nơi, nhưng ông ta đều thất bại. Chuyện kể rằng ở quanh thành Đại La, nơi Cao Biền đã xây dựng “Kinh đô” cho mình và đã tự xưng là Cao Vương, ông ta đã cho yểm rất nhiều bùa huyệt, nhằm củng cố vị trí cai trị vững chắc của mình và nhằm ngăn cản thế lực nổi dậy của nhân dân Giao Chỉ, nhưng ông ta đã uổng công. Không chỉ có vậy, nghe nói ở chính trên đỉnh Tản Viên Sơn, Cao Biền định thực hiện một âm mưu gì đó nên cũng đã bị Tản Viên Sơn Thánh tát vào mặt và hốt hoảng bỏ chạy. Vào lúc cuối đời, số phận con người có tài nhưng thâm hiểm này chẳng ra gì, điều đó cho thấy độc ác, tàn bạo thì trước tiên bị vận vào thân. 3. Mùa xuân năm 1010, sau khi lên ngôi ở Hoa Lư, Vua Lý Thái Tổ đã đi thuyền ngược sông Hồng vào thăm thành Đại La của Cao Vương để lại từ 200 năm trước. Nhờ có sự dìu dắt của Thiền sư Vạn Hạnh về phong thủy được phát hiện từ thời Cao Biền để lại, nhà vua đã đỗ thuyền giữa Hồ Tây để chứng kiến hiện tượng Rồng cuốn nước mà sách phong thủy goị là Long quyển thủy được phát tích tại chính huyệt đạo quốc gia là vị trí Đền Kim Ngưu cạnh Phủ Tây Hồ ngày nay. Người quyết định dời đô về La Thành, lấy tên là Thăng Long và tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu ngắn gọn chỉ có 214 chữ với tứ văn quan trọng: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Một quyết định trọng đại được nhà vua ban ra một cách nhanh chóng và được quần thần nhất trí thông qua chỉ dựa trên những phát hiện về phong thủy đã từng bị kẻ thù Phương Bắc nhăm nhăm triệt phá, chứng tỏ sự táo bạo và sáng suốt của Vua-Tôi thời bấy giờ. Lịch sử diễn biến ngót 1.000 năm qua chứng tỏ sự lựa chọn đó là vô cùng chuẩn xác. Hai trăm năm trở lại đây với việc kinh đô dời vào Phú Xuân-Huế (1802-1945) và việc lập ra Tỉnh Hà Nội và xây dựng Thành phố Hà Nội (1831- 2009) đã đẩy đất nước vào cảnh lao đao. Vậy về phong thủy, về âm dương ngũ hành có vi phạm điều gì cấm kỵ không? Thiết nghĩ lúc này phải nhận thức được căn nguyên của sự lao đao đó để tìm quyết sách và từng bước vãn hồi. Đến truyền thuyết thời nay 1. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và chọn Hà Nội là Thủ đô, nhưng có lẽ hai chữ Hà Nội và hai chữ Việt Nam không “tương sinh” nên Chính phủ VNDCCH thành lập chưa được bao lâu thì toàn quốc kháng chiến nổ ra. Chính phủ và nhân đã phải bỏ Hà Nội ra đi, lên trú ngụ ở chiến khu Việt Bắc để trường kỳ kháng chiến. 2. Ngày 1/1/1955 Chính phủ VNDCCH chính thức ra mắt quốc dân mười năm trước đã trở về lại Thủ đô Hà Nội, “Hòa bình đã lập lại” nhưng nửa nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. 3. Ngày 2/9/1955, lần đầu tiên ở quảng trường Ba Đình diễn ra cuộc mít tinh trọng thể và biểu tình mừng Quốc khánh sau 9 năm thành lập nước. Người ta thấy đội quân nhạc danh dự mặc lễ phục mầu trắng, giầy da mầu đen, mũ kê-pi, ngù tua vàng… đứng ngay trước lễ đài. Sau đội quân nhạc là các cháu thiếu nhi quần xanh, váy xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ, tay cầm cờ và hoa. Trước đội quân nhạc là khoảng trống cho các đoàn quân duyệt binh, các đội diễu hành và đặc biệt đó cũng là “sân khấu” cho các đoàn văn công dừng lại biểu diễn. Ai đã được chứng kiến cảnh đó sẽ không bao giờ quên được các cô văn công vừa đi vừa múa, nổi trội nhất là điệu múa Hoa sen của đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ đến từ Trung Quốc. Váy áo xiêm y cực kỳ lộng lẫy và cô nào cũng đẹp như những nàng tiên. 4. Chiều ngày 11/9/1955 ở Hồ Tây nổi lên một cơn lốc dữ dội, trong phút chốc cướp đi 4 mạng người, trong đó có cô diễn viên chính trong điệu múa Hoa sen của đoàn Tề Tề Cáp Nhĩ tên là Khương Nãi Tuệ và chàng nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn. Còn hai người nữa là ai thì không thấy nói tới. Ngày đó tình hữu nghị Việt – Trung – Xô thắm thiết lắm, đến đâu người ta cũng thấy thanh niên nam nữ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn cùng vỗ tay múa hát tập thể bài Thắm thiết tình Việt Trung Xô. Đế quốc càng nhiều mối lo, Đó là tình người lao động, Mối tình tràn ngập núi sông… Nhưng không hiểu sao sau cơn lốc dữ dội chiều hôm đó, khắp Hà Nội lại râm ran bàn về một âm mưu yểm huyệt để phá Long mạch ở Hồ Tây nhưng không thành. Chuyện đó thực hư thế nào không ai biết, báo chí không hề đăng, thủ phạm không bị vạch mặt, nhưng chỉ biết cơn lốc là có thật, người chết là có thật và những người chứng kiến là có thật và nhiều người trong số họ đang còn sống khoẻ mạnh. 5. Đầu năm 1979, không cần giấu mặt, người bạn phương Bắc từng thân thiết như môi với răng ngang nhiên tấn công biên giới nước ta. Đúng là môi hở thì răng lạnh, nhưng răng cắn thì môi đau. 6. Năm 1998, dự án Thủy Cung Thăng Long sử dụng hơn 20 ha đất thiêng ở Tây Hồ. Đúng tại nơi xưa kia Vua Lý Thái Tổ đã dừng thuyền quyết định viết Thiên Đô Chiếu (21 độ vĩ bắc 3’ 28’’). Dự án đã được một Phó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt và một phó Thủ tướng nữa ký quyết định cấp 21 ha đất thiêng. Đây là một dự án được hình thành do lòng tham lam và sự ngu dốt chứ chưa hẳn đã có dụng ý phá hoại. Nhưng cho dù vì động cơ gì mà một kẻ có chức có quyền lại vi phạm vào vùng đất thiêng của huyệt đạo quốc gia, kẻ đó sẽ nếm đủ đòn trừng phạt. Bởi vậy tuy dự án này mới bắt đầu, hậu quả tai hại chưa kịp gây ra, nhưng đã có kẻ phải vào tù, một Phó Thủ tướng mất chức, mất luôn cả chân Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Trung ương; một Phó Chủ tịch thành phố Thủ đô mất chức và mất tất cả. Hình phạt quả là nặng. Phải chăng đó là lời nhắc nhở cho những ai có quyền, có chức, biết sai mà vẫn cố tình làm và còn định hại người khác? 7. Ngày 29/5/2008 Quốc hội đã thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo cấu trúc phong thủy “TỰA NÚI NHÌN SÔNG – RỒNG CUỘN HỔ NGỒI”. Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của trục phong thủy đó, khơi thông dòng nước để phục hồi Long mạch, và nếu Thủ đô ta nhanh chóng lấy lại tên Thăng Long để ta có quan hệ Hỏa – Thổ tương sinh thì tình hình sẽ dần tốt đẹp lên. Nhưng hôm nay đang có 3 dự án xằng bậy uy hiếp sự an ninh của quốc gia: Một là dự án KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY 100% VỐN HÀN QUỐC MANG PHONG CÁCH HÀN QUỐC RỘNG 210,43ha Ở TRÊN TRỤC LONG MẠCH 21 độ 3’ 28’’, TRÊN ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐỀN THƯỢNG NÚI TẢN VIÊN VỀ TỚI ĐẦM TRỊ BÊN PHỦ TÂY HỒ. Hai là dự án NHÀ HÁT THĂNG LONG Ở NGAY TRÊN KHU ĐẤT ĐỊNH LÀM THUỶ CUNG THĂNG LONG 10 NĂM TRƯỚC. Ba là dự án BAUXTE Ở TÂY NGUYÊN. Xin hãy nhìn vào hình Con Rồng Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Gia Minh cung cấp. Nếu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây và Dự án Nhà hát Thăng Long ở đầu con Rồng nước Việt, thì dự án Bauxite lại ở phần đuôi Rồng. Con Rồng nước Việt. Phạm Gia Minh vẽ Trước tiên xin hãy bảo vệ cái đầu. Nếu một cơ thể có cái đầu sáng suốt, lành mạnh, thì các bộ phận khác cũng sẽ lành mạnh, thậm chí khi đuôi Rồng quẫy một cái thì những kẻ bám theo ở phần đuôi, ở phần ngoài rìa như biên giới, hải đảo sẽ rơi rụng. Nhưng nếu cái đầu bị rỗng nát, LONG MẠCH bị triệt thì nước mất nhà tan. Thưa quý độc giả, Tôi viết những dòng này hết sức chân thành với mong muốn khai minh mở tuệ cho những ai đầu óc đang u tối. Mong hãy tin rằng Tản Viên Sơn Thánh Ngài rất công bằng và rất sáng suốt. Xin hãy hết sức lưu tâm đến lời nhắc nhở hôm nay. TTV HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập1 like
-
Tục thôi miên rắn lạ lùng ở Ấn Độ (Dân trí) - Cũng giống như bao đứa trẻ khác sinh sống trong bộ lạc Vadi tại miền Tây Ấn Độ, cô bé Rekha Bae, 6 tuổi, tiếp xúc với rắn hổ mang bành khi mới lên 2. Tất cả trẻ em bộ lạc Vadi phải trải qua 10 năm đào tạo tại một ngôi trường chuyên nghiệp để trở thành những người thôi miên rắn thuần thục. Rekha Bae đối mặt với một con rắn hổ mang. Các lớp học tại trường đào tạo này được xếp loại theo giới tính của học sinh. Thông thường, con trai sẽ được đào tạo để trở thành những người thôi miên rắn chuyên nghiệp còn con gái chỉ được dạy cách chăm sóc và trông coi lũ rắn khi không có chồng, cha, hoặc anh trai ở nhà. Trẻ em tộc Vadi đang chơi với rắn - một hoạt động nằm trong chương trình đào tạo của trường. Ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, tù trưởng của bộ lạc Vadi cho biết: “Việc đào tạo bắt đầu khi trẻ lên 2 tuổi. Chúng được dạy mọi cách để thôi miên 1 con rắn cho đến khi chúng sẵn sàng thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng của chúng tôi. Khi đến tuổi 12, mọi đứa trẻ trong bộ lạc này biết tất cả mọi thứ liên quan đến rắn. Chúng sẽ là những người nối tiếp truyền thống hàng ngàn năm của bộ lạc Vadi”. Những cô bé được dạy cách chăm sóc rắn, còn những cậu bé được học cách thôi miên rắn. Bộ lạc Vadi không bao giờ ở một chỗ quá 6 tháng và luôn tự hào về khả năng thích ứng với môi trường toàn rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang bành. “Ban đêm, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên sa mạc rộng lớn và kể cho nhau nghe những truyền thuyết về tổ tiên và chúa rắn. Chúng tôi giải thích cho lũ trẻ về tầm quan trọng của việc thôi miên rắn, giúp lũ rắn có một cuộc sống đoàn kết hơn trong tự nhiên. Đối với chúng tôi, rắn vô hại giống như trẻ con. Từ khi tiếp xúc với chúng khi còn là cậu bé nhỏ xíu đến giờ, tôi mới biết duy nhất 1 trường hợp rắn cắn người thôi”, ông Madari nói thêm. Ông Babanath Mithunat Madari thể hiện tài năng của mình. Theo kinh nghiệm của những người dân trong bộ tộc, những con rắn hổ mang hung dữ nhất cũng chỉ được lưu giữ ở bên con người nhiều nhất là 7 tháng. Sẽ rất nguy hiểm nếu quá thời gian đó, con rắn vẫn chưa được tự do. Kể từ khi việc thôi miên rắn bị coi là bất hợp pháp vào năm 1991, bộ lạc Vadi chịu nhiều sức ép từ chính quyền Ấn Độ. Ông Madari cay đắng nói: “Cảnh sát rà soát chúng tôi ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến. Hiện tại, chúng tôi ở cách thị trấn Rajkot 25km và bất cứ khi nào chúng tôi tìm cách vào thị trấn để mua thức ăn và nước uống là lại bị người dân đuổi đi”. Cộng đồng người Vadi bên ngoài thị trấn Rajkot. Mặc dù việc thôi miên rắn bị cấm nghiêm ngặt nhưng bộ lạc này vẫn giữ truyền thống của họ. Buồn thật! Đúng là quán vắng. Chẳng ai vào cả. Chắc tại phong thủy không tốt :D . Hàng ngàn năm trước bộ lạc này đã biết thôi miên rắn?! Đó là do kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, hay đó là một phương pháp có tính hệ thống từ một nguyên lý đã thất truyền? Không thể coi đó là kinh nghiệm được, người ta không thể tích lũy kinh nghiệm khi chợt nhìn vào con rắn trong một trạng thái bất ngờ nào đó , rồi rút kinh nghiệm để truyền sang người khác. Người khác tập luyện rồi chợt rút kinh nghiệm, sau đó phát huy. Đây là câu chuyện của những thằng gàn. Thuật thôi miên không phải chì người với rắn, mà còn là giữa người với người, nó có phương pháp hẳn hoi. Bởi vậy, nó mới có thể truyền đạt. Cách chẩn bệnh của Đông Y chỉ bằng sự bắt mạch - tất nhiên cũng tùy theo ông lang dốt thích nói chữ, hay tài năng thật sự. Nhưng phương pháp thì không thể phủ nhận. Phương pháp coi mạch chẩn bệnh của Đông Y không thể coi là một kinh nghiệm được tích lũy. Vậy phương pháp thôi miên từ đâu mà ra? Ấn độ - một trong những nền văn minh cổ đại và lâu đời trên thế giới. Những di sản còn lại ở đây đã minh chứng điều này. Có một lần tôi xem bói cho một cô người Srilanca. Cô ấy rất mê xem bói. Đã từng sang Ấn Độ xem bói. Tôi có giới thiệu cô ta hình Hà Đồ và nói với cô ấy rằng: Đây chính là đồ hình căn để của mọi học thuật cổ Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt. Cô ấy nói:n "Ở Ấn Độ, tôi cũng thấy người ta dùng hình giống như của ông để coi bói!". Như vậy, nền văn minh Ấn Độ đang giữ gìn một phần di sản của văn minh cổ mà tôi đặt tên là Atlantic (Mượn tên Atlantic của một nhà hiền triết Hy Lạp, chứ không phải là theo ông ta). Nếu biết được bí ẩn của thuật thôi miên, dù là thôi miên rắn, thì sẽ biết được những bí ẩn của thiên nhiên - và tất nhiên không dùng để thôi miên rắn làm xiếc kiếm xu. Rất tiếc, hình như bộ Văn Hóa, hoặc Khoa Học Ấn Độ không chú ý đến điều này. Tôi chia sẻ nỗi cay đắng của ông Madari1 like