• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/04/2010 in Bài viết

  1. Lợi thế của các cơ sở kinh doanh cùng ngành trên cùng một khu vực, qua góc nhìn của Phong Thuỷ Lạc Việt. Achau Trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, có những tuyến đường đã chở nên quá quen thuộc khi ta muốn mua sắm một vật phẩm cụ thể nào đấy, ví như các phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Chiếu… ngoài Hà Nội hay đường Bạch Đằng, đường Ngô Gia Tự, đuờng Lý Thường Kiệt, đường Võ Thị Sáu …..v.v. ở T/p HCM. Khi xã hội phát triển, ta có thể thấy có siêu thị chuyên bán về các mặt hàng điện máy, có siêu thị lại chuyên bán các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường nhật…. v.v.. rồi Chợ Nhật Tảo, chợ Dân Sinh ở Tp HCM. Qua quan sát, có thể nhận thấy rằng, các cơ sở kinh doanh ở những nơi tập trung nhiều cửa hàng cùng bán một ngành hàng có thể coi là phát đạt hơn, so với các cơ sở kinh doanh cùng ngành hàng (hay mặt hàng cùng loại) khi mở riêng lẻ. Điều này hoàn toàn được lý giải một cách nhất quán dưới góc độ phân tích của Phong thuỷ Lạc Việt Phong thuỷ Lạc Việt cho rằng, bên cạnh những tiêu chí tốt cần theo phong thủy cho một cửa hàng kinh doanh như: hướng tốt, cấu trúc phù hợp, vận tốt & phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh ...vv..... thì việc chọn vị trí, xây dựng hay thiết kế các cơ sở này để đón đựơc luồng sinh khí càng nhiều, càng tôt là một yếu tố rất cần thiết. Trên cơ sở này thì một cửa hàng ở những khu phố càng đông người qua lại thì sinh khí càng dồi dào. Từ đó chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Khi các cửa hàng cùng một ngành hàng, được tập trung ở một khu vực thì sẽ quy tụ khách hàng có nhu cầu mua sắm mặt hàng đó có nhiều lựa chọn hơn, so với họ đến một cửa hàng kinh doanh mặt hàng đó, ở khu vực đơn lẻ. Chính vì vậy, khu vực kinh doanh tập trung sẽ dồi dào sinh khí, do lượng khách có nhu cầu về mặt hàng đó tập trung hơn. Một lợi thế hơn rất nhiều nữa là: Do mục đích mua sắm của những khách hàng đến khu vực kinh doanh cùng ngành hàng là những ý tưởng đồng nhất. Ta thấy rằng, việc một cửa hàng được thiết kế phù hợp với phong thuỷ sẽ kéo theo một luồng khí nhất định tới cửa hàng đó & khi có nhiều cửa hàng nằm trên cùng một khu vực hay một tuyến đường sẽ kéo theo nhiều nguồn sinh khí tới khu vực/ hay tuyến đường này. Trong những thời điểm nào đó thì đây chính là những yếu tố làm cộng hưởng luồng dương khí trong khu vực. Qua thời gian, nguồn sinh khí được cộng hưởng ngày càng mạnh nên & làm cho khí lực kéo tới khu vực này ngày càng trở nên thuần nhất & tinh khiết. Do việc tập trung các cửa hàng hay các cơ sở kinh doanh cùng ngành hàng trên cùng một khu vực, lâu dần & qua thời gian sẽ kéo theo nhiều khách hàng có cùng một nhu cầu tới. Việc này, bộ môn Phong Thuỷ Lạc Việt quán xét cho rằng dương khí trong khu vực này càng ngày càng thịnh & làm cho các cơ sở kinh doanh ở đây ngày một phát đạt hơn. Hiệu ứng của tính minh triết Việt “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” đã được cộng hưởng & phát tác. Có thể thấy rằng, sự tập trung các cơ sở kinh doanh có cùng một ngành hàng là một yếu tố rất có lợi - xét theo Phong Thủy Lạc Việt – khi chúng ta muốn chọn một địa điểm để kinh doanh. Việc chọn địa điểm ở những khu vực như vậy, sẽ làm cho các cơ sở kinh doanh ở đây thuận lợi hơn rất nhiều so với các cơ sở kinh doanh cũng mặt hàng đó ở những hoạt động đơn lẻ, do tính tụ khí của người tiêu dùng Trong phạm vi mở rộng đối tượng quán xét, chúng ta cũng có thể thấy đó là các Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao.... Hay những tòa nhà cao ốc văn phòng, không khí làm việc cũng sẽ hơn hẳn nếu so với nhưng cơ sở đó hoạt động ở những nơi đơn lẻ. Bởi vậy, từ cái nhìn của Phong thủy Lạc Việt, việc hoạt động kinh doanh và làm việc tập trung là một trong những yếu tố có lợi trong việc kinh doanh buôn bán, xét về sự tập trung khí lực. Thiết nghĩ, Ông cha ta ngày xưa cũng có câu: "Buôn có bạn, bán có phường" là hoàn toàn chính xác. Trên đây là những kiến giải của Achau dưới góc độ Phong thủy Lạc Việt. Cám ơn sự quan tâm của các ACE.
    2 likes
  2. Trước khi bác Haithienha tư vấn giúp bạn, tớ luận đoán trước vài ý nhỏ: Năm nay hơi bị chán, sức khỏe kô tốt, hay gặp chuyện bực mình ... dư mà nốt năm nay thôi. Sang năm lại ngon rồi, công danh thăng tiến +tiền bạc. Năm nay sức khỏe cụ bà kô được tốt, cần quan tâm tới các cụ hơn nữa. Hỏi khí không phải, theo lá số này cô vợ phá tán kinh. @ Kính bác Haithienha: lá số này Mệnh Thiên phủ bình hòa ngộ Triệt, lại thêm Địa kiếp; cung Tài vô chính diệu + đủ loại sát tinh -> có thể nói đương số bạo phát nhờ sát tinh? Nếu có thời gian, bác có thể luận chi tiết lá số này cho chúng cháu học tập. :)
    1 like
  3. Như Thông có 1 cuốn kinh nói về "Vòng sinh tử không có bắt đầu". Nhận thấy có một đoạn khá hay nên chép lại và không biết có hữu ích gì cho các chú, anh, chị. - Tại giảng đường Lộc Mẫu, một hôm Đức Thế Tôn giảng dạy thêm về đạo lý nguyên sinh. Một vị khuất sĩ đứng lên bạch: - Thế Tôn, người đã dạy thức là cơ sở của danh sắc, như vậy có nghĩa là vũ trụ hạn hữu trong thế giới đều phát sinh từ tâm thức, có phải thế không ? Đức Thế Tôn nói: - Đúng như vậy. Danh là tâm nhận thức. Sắc là đối tượngnhận thức. Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức là hai mặt củ cùng một thực tại. Không thể nào có nhận thức nếu không có đối tượng nhận thức, không thể nào có đối tượng nhận thức nếu không có nhận thức. Danh và sắc không thể tồn tại riêng biệt. Vì chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức không thể rời nhau mà có mặt cho nên cả hai đều xuất phát từ cơ sở tâm thức. Chính vì vậy nên tôi đã nói rằng Thức là cơ sở của Danh sắc. - Bạch Thế Tôn, nếu Danh sắc phát sinh từ thức thì quả thật Thức là nguồn gốc của vũ trụ hạn hữu. Ta có thể tìm hiểu vì sao có tâm thức hay không ? Và tâm thức có từ lúcnào ? Có thể nói đến một sự bắt đầu của tâmthức hay không ? - Này các vị khuất sĩ ! Ý niệm về bắt đầu và ý niệm về chung cuộc cũng là những ý niệm phát sinh từ tâm thức. Thật ra, không có cái bắt đầu mà cũng không có sự chung cuộc. Do vô minh cho nên ta mới có ý niệm về thỉ và chung. Do vô minh mà người ta đi vòng trong cõi luân hồi sinh tử. Cái vòng luân hồi sinh tử không có thỉ cũng không có chung. - Nếu vòng luân hồi sinh tử không có thỉ mà cũng không có chung thì làm sao ta chấm dứt được luân hồi sinh tử? - Sinh và tử cũng là những ý niệm phát sinh từ tâm thức vô minh.Thoát ra được những ý niệm về sinh tử và thỉ chung, đó là thoát ra khỏi luân hồi. Đoạn trên cùng của bài viết. Như Thông cũng cảm nhận hình như cũng liện quan đến vấn đề trong mục LUẬN ÂM DƯƠNG. Thức: Thái Cực Danh và sắc: Âm Dương Hì hì hì.
    1 like
  4. Nếu vậy thì bạn cứ làm theo thế nhé. Gia đình kia thì có con đầu mạng thuỷ sinh mộc rồi mộc sinh cho mẹ và bị cha khắc. Còn gia đình bạn thì con mộc sinh cho bố khắc mẹ, mẹ lại khắc con. Khác nhau chính là thế đấy Đã bảo rồi, tuỳ duyên thôi bạn Gia đình bạn tự chọn đi, coi như tôi không có duyên Thân mến
    1 like
  5. Hôm nay xem kỹ lại ý này của anh Vô Trước, tôi thấy Đức Phật có nói đến một ý tương tự:"Tính thấy có trong vạn vật" - gồm cả Hư không - Bởi vậy khái niệm Tâm Vũ trụ trùng với mọi đối tượng là tương tự. Nhưng sự tương tự, không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau. Đức Phật có căn dặn rất kỹ: "Sau này sẽ có những lời nói giống ta, nhưng không phải ý của ta....." (Tôi ko nhớ trong bộ Kinh nào và ko thể nói hết ý vì ngại hiểu nhầm, nhưng đại loại vậy).
    1 like
  6. - Liệu chồng chị có hơi gia trưởng quá không? Hãy chịu khó giảng hòa, xin lỗi mẹ để cho mọi việc được êm đẹp. Mỗi người cứ cố giữ những khó chịu bức xúc của mình thì sẽ chẳng giải quyết được cái gì cả. Phía Tây Bắc của căn nhà, chị đặt một quả cầu tinh hoặc treo một bức tranh có chất liệu bằng kim loại nhé. - Chị thử nói với chồng câu này xem: em biết anh rất yêu em và các con, nhưng nếu ví thử mình chia ly thì anh vẫn có cơ hội có những cô gái khác. Còn mẹ thì anh chỉ có một mà thôi. Thân mến
    1 like
  7. Thế thì chịu rồi. Tùy gia đình chọn thôi Thân mến
    1 like
  8. Chị có thể cho biết tuổi của bà mẹ chồng được không Thân mến
    1 like
  9. Dạ. Em cám ơn bác. Thật ra sau khi sinh bé Bính Tuất tháng 9-2006 thì tài lộc có phát hơn trước so với lúc sanh Tân tị ạ. Nhưng sau đó 2008 thì "dậm chân tại chỗ", đến cuối 2008 cho đến tháng 6-2009 thì gia đình em gặp nhiều chuyện không hay: công việc của anh xã, tình cảm vợ chồng có sứt mẻ, xung đột giữa mẹ chồng và anh xã. Đến 7-2009 công việc của anh xã có tốt hơn cho đến nay nhưng chuyện với mẹ chồng thì cứ âm ỉ rất sợ bác ạ. Em rất buồn.Em không biết vẽ sơ đồ nhà, cũng không biết úp lên làm sao, dạ để em hỏi thăm rồi sẽ úp lên nhờ bác giúp với. Em rất cảm kích vì bác đã hồi âm sớm. Kính chúc bác sức khỏe. Dạ cho em hỏi Bác có ở trong Sài gòn không ạ?
    1 like
  10. Chuyển việc thì 2 bạn nên xem xét thế nào cho thuận lợi cho công việc cả 2 rồi hãy chuyển, tùy thuộc vào tính chất công việc, tài chính của mỗi người, còn việc chuyển có thuận lợi hay không là việc khác! Có thể sang mục Độn Toán để được giải đáp thêm! Thân ái!
    1 like
  11. Đề cuốn Đoạn trường tân thanh Phạm Quí Thích Cổ thi Việt Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan Lòng còn tơ vướng chàng Kim Trọng Vẻ ngọc chưa phai chốn thuỷ quan Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp Một dây Bạc mệnh dứt cầm loan Cho hay những kẻ tài tình lắm Trời bắt làm gương để thế gian. CẢM TÁC Đoạn trường tân thanh đề từ. Thiên Sứ Sóng nước Tiền Đường thấu nỗi oan. Trời xanh sao giận kiếp hồng nhan. Duyên vàng đã chót trao Kim Trọng. Phận bạc tàn phai mấy nhịp đàn. Ngấn lệ lầu xanh tràn gối điệp. Thân ngà ai oán mộng cầm loan. Tài hoa một kiếp sầu thiên cổ. Lệ bút tình thư gửi thế gian * Lạc bước canh khuya gửi tiếng đàn. Thuyền tình bên sóng oan khiên một đời. Ngàn thu mây bạc lưng trời. Biết ai ứa lệ khóc đời hào hoa?
    1 like
  12. Hay! Thiên Đồng đưa vào mục "Cổ Văn hóa sử", hơi bị khiên cưỡng. Nên đưa thêm một topic như thế này vào Lý học Đông phương. Theo tôi: Sở dĩ nó huyền bí vì con người chưa biết mà thôi. Khi biết rồi thì họ lại nhún vai: "Àh, cái này là...." và họ giải thích cho những kẻ kém hiểu biết hơn, cứ như chính họ phát minh ra vậy!
    1 like
  13. Năm nay sẽ có bạn gái mang đến tình cảm tốt đẹp ,nhưng cũng có nhiều vui buồn lặt vặt /sức khỏe cha kém có bệnh bất ngờ /tài lộc vẫn có đễ tiêu xài . Ô ! mấy câu dưới nầy sao giống như tôi nói hồi hôm nào ở đâu đây . Cự Môn hãm địa tại Thìn là cách 2-3 lần lập gia ; duyên sau mới hạnh phúc và bền vì có Thiên quí ;nếu người nầy lấy vợ đầu là người đã qua 1 lần lỡ duyên thì mới có thể 1 lần cưới vợ ,cũng vì tình nghĩa thế nào đó mà cưới .
    1 like
  14. Năm nay dù muốn dù không cũng phải thay đổi công việc , cẩn thận trong việc làm có kẻ tiểu nhân mưu hại mà mất việc ,xẩy ra trong tháng 07-08 âl ,còn lại tháng 10-12 âl thì dời chổ ở tốt .
    1 like
  15. Một số điều về Luân Xa-Hỏa Xà Luân Xa là bánh xe lửa, Hỏa Xà là con rắn lửa. Trên cơ thể có 7 Luân Xa chính và một số Luân Xa phụ, đó là nơi phát ra sức mạnh tiềm ẩn khi mà bánh xe quay, Luân Xa được mở. Khi Luân Xa quay, nó sẽ tạo ra sức nóng, cũng giống như các bánh xe thông thường quay lâu, chịu ma sát thì cũng nóng thôi. Sức nóng này sẽ phát xuất ra các đường kinh mạch nối với Luân Xa đó. Khi khí nóng lan tràn di chuyển qua các kinh mạch thì gọi là các luồng Hỏa Xà, con rắn lửa, khi đó ta sẽ có cảm giác giống như có những con rắn nữa bò trên cơ thể gần nơi Luân Xa quay, cảm giác rất giống như có người châm lửa rồi để lại gần da vậy. Khi đả thông toàn bộ các đường kinh ở khu vực đó thì mỗi khi vận công làm Luân Xa quay, ta sẽ có cảm giác ấm nhẹ, luyện lâu thì nhiệt độ sẽ tăng nhưng phải tập trung cao độ, nếu để thoát khí thì khí tán loạn, sẽ có cảm giác mát lạnh như kiểu bị giảm thân nhiệt, hay gần giống cảm giác nổi da gà. Nếu đả thông được kinh mạch dọc sống lưng lên đầu thì sẽ có cảm giác ngây ngất khôn tả.
    1 like
  16. 15 tuổi đánh hổ cứu người Baodatviet.vn Cập nhật lúc : 3:02 PM, 13/02/2010 Một con hổ về phá Hạc Hải tìm nước, đi qua xã Vạn Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) thấy người muốn ăn thịt. Không ngờ bị một cô gái 15 tuổi dùng đòn ghánh đánh bỏ chạy. Một con hổ khác về sông Nhật Lệ hại người, một cô gái tuổi 17 vẫn đòn gánh bé nhỏ đánh chết hổ, cứu ba đứa trẻ. Đánh hổ cứu bạn Mùa hè năm 1962, hạn hán, nắng gay gắt, người làng Đồn (Vạn Ninh, Quảng Ninh) tranh thủ ra đồng nhổ mạ sớm để tránh nắng. Cô gái Ngô Thị Kỷ lúc đó 15 tuổi cũng ra đồng giữa nhá nhem. Đi cùng có người bạn hàng xóm, Bùi Minh Quốc, 16 tuổi. Hai người qua xóm Bến, thấy trước mặt có con hổ to như con bò đang lửng thửng bước. Bùi Minh Quốc hét toáng: “Cọp! Cọp! Cọp!...”. Bất ngờ con hổ quay lại, lao vào vồ ngã Quốc. Nó dùng nanh lật lên mảng da đầu từ trán ra phái sau, máu chảy lênh láng. Ngô Thị Kỷ không hề lo sợ mà quyết tâm cứu người, cô dùng đòn gánh đánh mạnh 2 phát vào đầu hổ, nó vẫn ngồi chễm chệ trên người Bùi Minh Quốc, trừng trừng sát khí. Lấy hết sức bình tĩnh, Kỷ giáng mạnh đòn thứ 3 vào chính giữa đầu hổ, hổ lồng lên, gầm một cái, định tấn công vào cô gái, Ngô Thị Kỷ nhanh trí đánh tới tấp vào con hổ, không cho nó lấy đà vồ lại người. Bị đánh phủ đầu, hổ đành bỏ chạy về hướng núi. 67 tuổi, bà Ngô Thị Kỷ vẫn còn nhớ mãi lần đánh hổ cứu người bạn thuở thiếu thời. Cô gái Ngô Thị Kỷ đánh hổ cứu bạn được tuyên truyền rộng rãi trong lực lượng thiếu niên nhi đồng, tấm gương dũng cảm của cô thiếu niên nhỏ bé được báo chí đưa tin. Bác Hồ nghe tin đã gửi tặng Huy hiệu của Người. Tỉnh đoàn Quảng Bình đến trao huy hiệu, Ngô Thị Kỷ e úng nói: “Có chi mô, cháu thấy không đánh hổ thì bạn chết. Phải đánh mới cứu được bạn. Rứa là cháu đánh”. Tên tuổi Ngô Thị Kỷ lúc đó bay sang 15 nước xã hội chủ nghĩa. Thư từ tới tấp gửi về. Và để mến mộ sự dũng cảm của cô gái Quảng Bình được nhớ mãi, ở miền Nam đã có một ngôi trường mang tên Ngô Thị Kỷ. Đánh hổ bên sông Nhật Lệ Làng Trung Bính, xã Bảo Ninh (Đồng Hới) vẫn ngưỡng mộ bà Bùi Thị Té một đòn triêng (đòn gánh) hạ được con hổ rình rập vồ 3 đứa trẻ. Năm 1950, tiết trời tháng 3, bà Té lúc đó 17 tuổi. Gánh hàng qua đụn cát, vào rừng dương, gặp 3 đứa trẻ làng ngũ tránh nóng buổi trưa. Bà ngồi nghĩ, bỗng có tiềng ùm..ao nhỏ nhỏ trong lùm cây rậm rạp. Bà tưởng con mèo, đến xem. Không ngờ là con hổ đang rình vồ mồi. Trong tâm trí bà Té, Trung Bính làm gì có hổ, nhưng bà nghĩ, vùng cát quê bà chạy dọc lên đến Lệ Thuỷ, ở vùng Sen Thuỷ, rừng rú rậm rạp, là nơi hổ sinh sống dày đặc, có thế con hổ này đi lạc ra tận Nhật Lệ cũng nên. Thấy cần cứu lũ trẻ, bà Té dùng đòn triêng đánh con hổ mấy phát vào chẩm trán. Hổ to như con bò nghé, gầm gừ xé toang sự yên tĩnh của trưa nắng, lao vào tấn công cô Té, nó dùng độc cước sơn lâm, tát vào mặt, cổ, tai, máu hoà vào cát. Cô gái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu ấy vẫn hiên ngang chống tròn triêng xuống cát, ngồi thụp người xuống, con hổ lao tới, bị đòn triêng thúc nặng vào ức, tức ngực, con hổ đổ vật xuống cát, bất tỉnh. Bùi Thị Té đứng dậy đánh mạnh nhiều nhát vào chẩm trán, con hổ chết chết ngay vì vỡ sọ. Cả làng Trung Bính biết chuyện, chạy ùa ra cát, bên bờ sông Nhật Lệ, họ tung hô cô gái Bùi Thị Té đã cứu sống 3 đứa trẻ của làng thoát khỏi nanh hổ. Làng mở cỗ ăn mừng, bà Té được đưa tên vào gia phả họ Bùi ở Trung Bính như người có công trạng khai khẩn lập làng. Hằng năm, họ tộc xem bà như người có công lớn với làng, đối xử trọng tình, trọng nghĩa. Bà Té sống trong niềm tin yêu của mảnh làng trên cát ven sông Nhật Lệ. Năm 2009, dân làng Trung Bính đưa tiễn người anh hùng làng cát về với tổ tiên khi bà tròn 92 tuổi. Bà Té mất, nhưng chuyện bà đánh hổ vẫn mãi nằm trong di sản ký ức làng. Cuộc sống sau 47 năm đánh hổ 47 năm sau, chúng tôi về thăm người đánh hổ cứu bạn. Cô gái trẻ ngày nào đã bước qua tuổi 63. Sức khoẻ còn minh mẫn, bà vẫn kể rành rọt những năm tháng cuộc đời và kỷ niệm đánh hổ vẫn in đậm trong trí nhớ. Những thiếu niên dũng cảm như bà trước đây thường được chính quyền cho đi học, bà chọn hướng khác, ở nhà làm xã viên, sản xuất lúa gạo đưa ra chiến trường. Suốt ngày bám mặt với ruộng, bà lý giải: “Làm ruộng vui hơn đi thoát ly xa nhà, nhiều người đi ra làm được việc, mình ở nhà làm ruộng giúp ích cho hợp tác xã cũng hay”. Sinh được 7 người con. Vợ chồng bà hướng con cái vào công việc đồng áng, chỉ người con út học cao đẳng. Bà nói: “Cuộc sống không khó khăn, nhưng con cái thích làm ruộng thì tui cho, đứa út đòi nghiệp sách vỡ thì cũng theo. Ba mẹ không ép. Vì làm ruộng có cái thú điền viên”. 47 năm trôi qua, ông Bùi Minh Quốc đã có gia thất, sống cùng làng với bà Kỷ. Thoát chết khỏi nanh hổ từ hành động của người bạn gái cùng xóm, Bùi Minh Quốc khắc tâm suốt đời vị ân nhân cứu mạng. Họ sống đùm bọc nhau vượt qua bom đạn chiến tranh, đến ngày hoà bình hai người cùng thề ở ngay trong làng để chăm sóc cho nhau mỗi lúc cần. Mỗi lần nhà bà Kỷ dựng vợ gã chông, ông Bùi Minh Quốc đứng ra làm chủ lễ vì ông có khiếu nói năng lưu loát. Gia đình bà Kỷ đau ốm, ông chạy chữa thuốc thang bằng tất cả sức lực gia đình. Gặp chúng tôi, ông Quốc cảm động: “Bà Kỷ sống tốt, tui phải sống bằng cái tâm để không phụ lòng gia đình bà ấy. Bà ấy trong sáng đến lạ, mỗi lần nhà tui có việc trọng, vợ chồng bà ấy vẫn đến giúp hết việc như người một nhà. Tốt rứa thì tui phải lấy cái tình bạn làm trọng chứ”. Cứ mỗi cuối năm, gia đình Ngô Thị Kỷ và Bùi Minh Quốc lại sum họp, họ cùng uống chén rượu thề thuỷ chung để nâng niu tình cảm cưu mang nhau. Nguyễn Oanh
    1 like
  17. Sorri nha, chuyện tình duyên, công danh...chưa học bạn ui...mới học tới đó ah :lol:
    1 like
  18. Chương Năm Lợi Ích Sự lợi ích của Niệm Phật Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Nếu có người nghe Danh hiệu Phật ấy Lòng rất vui mừng Dù chỉ một niệm Nên biết người ấy Được lợi ích lớn Sẽ được đầy đủ Công đức vô thượng. Vãng Sinh Lễ Tán của Hòa thượng Thiện Đạo nói: Ai nghe được danh hiệu Của Đức A Di Đà Vui mừng, dù một niệm Đều được sinh cõi ấy. Hỏi: Chuẩn theo lời kinh nói về ba bậc, ngoài Niệm Phật còn có các công đức phát Bồ đề tâm, v.v.., tại sao không tán dương những công đức ấy, mà chỉ riêng tán thán công đức Niệm Phật? Trả lời: Ý thánh khó dò, ắt là có ý nghĩa sâu xa. Ở đây chỉ dựa vào ý của ngài Thiện Đạo mà giải thích. Nguyên vì bổn ý của Đức Phật, tuy chỉ muốn nói trực tiếp công hạnh Niệm Phật, thế nhưng, Ngài phải tùy căn cơ chúng sinh mà nói đến các công hạnh khác như phát Bồ đề tâm, v.v.., chia làm ba bậc, sâu cạn khác nhau. Hiện nay, phế bỏ các công hạnh khác không tán thán, cho nên không bàn luận đến, mà chỉ tuyển chọn tán thán một hạnh niệm Phật, bởi thế chúng ta sẽ bàn luận đến điểm này. Công hạnh Niệm Phật chia làm ba bậc, điều này có hai nghĩa: (1) chia theo “Quán niệm sâu cạn”, (2) chia theo “Niệm Phật nhiều ít”. 1/ Sâu cạn: như phần trên đã dẫn đoạn văn “Nếu như nói về công hạnh, đúng lý Niệm Phật là cho bậc thượng thượng”. 2/ Nhiều ít: như trong đoạn văn của bậc hạ (Hạ phẩm hạ sinh), đã có đề cập đến số mục “mười niệm nhẫn đến một niệm”, chuẩn theo đây, hai bậc trung và thượng, số mục niệm Phật phải nên tùy theo đó mà gia tăng. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Mỗi ngày niệm danh hiệu Phật một vạn câu, lại cần phải tùy thời lễ bái, tán thán sự trang nghiêm Tịnh độ. Cần phải rất tinh tiến, hoặc niệm ba vạn, sáu vạn, mười vạn câu, đây đều là bậc thượng phẩm thượng sinh”. Nên biết, niệm từ ba vạn câu trở lên là hành nghiệp của bậc thượng phẩm thượng sinh, niệm ba vạn câu trở xuống là hành nghiệp của bậc thượng trung trở xuống. Đây rõ ràng là tùy theo số mục niệm Phật nhiều ít mà phân biệt phẩm vị. Hiện nay, ở đây nói “một niệm”, là chỉ một niệm trong phần trên “Nguyện Niệm Phật thành tựu” (Nguyện thứ mười tám), và cũng chỉ cho một niệm trong phần bậc hạ. Trong phần “Nguyện thành tựu”, tuy nói một niệm, nhưng chưa nói đến “công đức đại lợi”, và trong phần bậc hạ, tuy cũng nói đếm “một niệm”, nhưng cũng chưa nói đến “công đức đại lợi”. Ở đây nói một niệm là công đức đại lợi, lại khen là “vô thượng”, nên biết đây là muốn chỉ cho “một niệm” trong phần “Nguyện Niệm Phật thành tựu” ở trên. Ở đây, đại lợi là sánh với tiểu lợi mà nói, như vậy, ắt các công hạnh như phát Bồ đề tâm, v.v.., là tiểu lợi, còn “cho đến một niệm” là đại lợi. Lại nữa, “công đức vô thượng” là so sánh với hữu thượng mà nói. Nếu đã cho rằng một niệm là vô thượng, như vậy, ắt mười niệm là mười vô thượng, trăm niệm là trăm vô thượng, ngàn niệm là ngàn vô thượng, và cứ như thế, từ ít đến nhiều, niệm Phật hằng sa, công đức vô thượng ắt cũng sẽ hằng sa. Như thế, các hành giả nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ, tại sao lại bỏ phế Niệm Phật “đại lợi vô thượng”, mà lại miễn cưỡng tu tập các công hạnh “tiểu lợi hữu thượng” khác! Chương Sáu Đặc Lưu Sau thời một vạn năm mạt pháp, các công hạnh khác đều biến diệt, đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật. Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Trong đời vị lai, kinh đạo diệt hết, ta vì từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm. Nếu có chúng sinh gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được cứu độ. Hỏi: Kinh chỉ nói “đặc biệt lưu lại kinh này”, tại sao ở đây lại nói “đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật”? Trả lời: Điều mà kinh này giảng dạy, đều là nói về Niệm Phật. Ý chỉ đã nói rõ ở phần trên, và ý tưởng của các ngài Thiện Đạo, Hoài Cảm, Huệ Tâm, v.v.., cũng đều như thế. Như vậy, “kinh này lưu lại thế gian”, cũng tức là “Niệm Phật lưu lại thế gian”, lý do là vì kinh này tuy có nói đến phát Bồ đề tâm, nhưng không nói đến hành tướng của sự phát tâm; nói chi tiết về hành tướng của sự phát Bồ đề tâm là ở trong kinh Phát Bồ Đề Tâm, v.v.. Thế nhưng, những kinh đó bị diệt trước, như vậy y vào đâu mà tu tập phát Bồ đề tâm? Lại nữa, nói chi tiết về hành tướng của sự trì giới là ở trong giới luật của Đại, Tiểu thừa, thế nhưng, giới luật bị diệt trước, như vậy những công hạnh trì giới phải y vào đâu mà tu tập? Còn những công hạnh khác, cứ chuẩn theo đây thì sẽ rõ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Vãng Sinh Lễ Tán giải thích đoạn kinh này như sau: Vạn năm, Tam bảo diệt Kinh này trụ trăm năm Lúc đó, nghe một niệm Đều được sanh Cực Lạc. Lại nữa, giải thích đoạn kinh này, đại khái có bốn nghĩa: (1) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Tịnh Độ và Thánh Đạo, (2) sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (3) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (4) sự trụ, diệt trước sau của hai môn (a) Niệm Phật và (:D tu tập các công hạnh. (1) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thánh Đạo và Tịnh Độ: nghĩa là các kinh điển của môn Thánh Đạo bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, quyển kinh này của môn Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, cơ duyên của môn Thánh Đạo thiển bạc, còn cơ duyên của môn Tịnh Độ thâm hậu. (2) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Đoä vaø Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các giáo pháp về sự vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn quyển kinh này của pháp môn vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại thế gian, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cơ duyên vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ thiển bạc, còn cơ duyên vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ thâm hậu. (3) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các kinh nói về vãng sinh Đâu Suất như Di Lặc Thượng Sinh Kinh, Tâm Địa Quán Kinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn kinh này nói về vãng sinh Tây Phương được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cõi Đâu Suất, tuy gần cõi người, thế nhưng cơ duyên thiển bạc, còn cõi Cực Lạc tuy xa, nhưng cơ duyên lại thâm hậu. (4) Sự trụ diệt trước sau của hai môn Niệm Phật và Tu tập các công hạnh: nghĩa là giáo pháp về tu tập các công hạnh để vãng sinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo diệt tận”, kinh này của pháp môn Niệm Phật được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, tu tập các công hạnh khác để vãng sinh, cơ duyên rất thiển bạc, còn tu tập công hạnh Niệm Phật vãng sinh, cơ duyên rất thâm hậu. Lại nữa, các công hạnh khác, nhân duyên vãng sinh rất ít, còn Niệm Phật vãng sinh, nhân duyên vãng sinh rất nhiều. Lại nữa, tu tập công hạnh khác để vãng sinh, chỉ hạn cục vào một vạn năm của thời mạt pháp, còn Niệm Phật vãng sinh, thì kéo dài vào thời gian một trăm năm sau khi kinh pháp diệt tận. Hỏi: Phật nói “Ta dùng tâm từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này tại thế gian một trăm năm”. Nếu như Đức Thế Tôn đã vì từ bi mà lưu lại kinh giáo, ắt là bất cứ kinh giáo nào cũng phải nên lưu lại, tại sao Ngài không lưu lại một quyển kinh khác, mà chỉ lưu lại kinh này? Trả lời: Dù là Ngài lưu lại bất cứ một quyển kinh nào khác, cũng không tránh khỏi câu hỏi vặn vẹo này, thế nhưng, đặc biệt lưu lại quyển kinh này, ý nghĩa rất là sâu xa. Nếu theo ý của Hòa thượng Thiện Đạo, trong quyển kinh này đã có nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà, Đức Thích Ca vì lòng từ bi, muốn lưu lại sự Niệm Phật, cho nên đặc biệt lưu lại kinh này. Trong các kinh khác, chưa nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà Như Lai, cho nên Đức Thích Ca tuy từ bi, nhưng không lưu lại các kinh khác, vả lại, bốn mươi tám nguyện tuy đều là bổn nguyện, đặc biệt dùng “Niệm Phật” làm quy định cho sự vãng sinh, bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo giải thích như sau: Hoằng thệ nhiều môn, bốn mươi tám Chỉ riêng Niệm Phật rất là thân Phật thường niệm người hay niệm Phật Phật biết người tưởng Phật chuyên tâm. Nên biết, trong bốn mươi tám nguyện, bổn nguyện “Niệm Phật vãng sinh” là vua trong các bổn nguyện, bởi thế, Đức Thích Ca từ bi đặc biệt lưu lại kinh này trên thế gian một trăm năm. Lại như, trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đức Thích Ca không phó chúc ông A Nan các công hạnh định thiện, tán thiện, mà phó chúc “công hạnh Niệm Phật”, tức là Ngài thuận theo bổn nguyện của Đức A Di Đà, cho nên chỉ phó chúc một hạnh Niệm Phật. Hỏi: Trong khoảng trăm năm, đặc biệt lưu lại Niệm Phật, ý nghĩa này đã rõ ràng, công hạnh Niệm Phật này là chỉ thích ứng riêng cho chúng sinh thời đó, hay là chung cho căn cơ của cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp? Trả lời: Thích ứng chung cho cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp. Phải nên biết đây có nghĩa là “nêu sau khuyên trước”. Chương Bảy Nhiếp Thủ Quang minh của Đức A Di Đà không chiếu hành giả khác, mà chỉ nhiếp thủ hành giả Niệm Phật. Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói: Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo, trong mỗi hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi quang minh đều chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ tất cả chúng sinh Niệm Phật. Quán Kinh Sớ nói: Từ câu “Đức Phật Vô Lượng Thọ”, đến câu “nhiếp thủ không bỏ”, chánh thức thuyết minh về sự quán sát các tướng riêng biệt của thân Phật A Di Đà, quang minh này làm lợi ích cho người hữu duyên, chia làm năm phần: (1) nói rõ bao nhiêu tướng, (2) nói rõ bao nhiêu hảo, (3) nói rõ bao nhiêu quang minh, (4) nói rõ quang minh chiếu bao xa, (5) nói rõ chỗ mà quang minh chiếu đến, đều được lợi ích. Hỏi: Tu đầy đủ các công hạnh, chỉ cần hồi hướng đều được vãng sinh, tại sao quang minh của Phật chiếu khắp, lại chỉ nhiếp thủ những người niệm Phật, nghĩa này như thế nào? Trả lời: Ở đây có ba nghĩa: a/ Duyên thân thiết: chúng sinh khởi tâm tu hành, miệng thường niệm Phật, Phật ắt nghe thấy, thân thường lạy Phật, Phật ắt nhìn thấy, tâm thường nhớ Phật, Phật ắt biết rõ; chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, Phật cũng nhớ chúng sinh, niệm chúng sinh. Ba nghiệp của đôi bên, thường không xa lìa nhau, cho nên gọi là duyên thân thiết. b/ Duyên gần: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, Phật tức thời cảm ứng, hiện ra trước mắt họ, cho nên gọi là duyên gần. c/ Duyên tăng thượng: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là có thể trừ diệt nhiều kiếp tội chướng, đến lúc lâm chung, Phật và thánh chúng, tự nhiên đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sinh, cho nên gọi là duyên tăng thượng. Các công hạnh khác, tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật, thì hoàn toàn không so sánh được, cho nên trong các kinh điển, chỗ nào cũng tán thán công đức Niệm Phật, chẳng hạn như kinh Vô Lượng Thọ, trong bốn mươi tám nguyện, chỉ nói rõ “chuyên niệm danh hiệu A Di Đà mà được vãng sinh Cực Lạc”, lại như trong kinh A Di Đà, một ngày cho đến bảy ngày, chuyên niệm danh hiệu A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, hơn nữa, hằng sa chư Phật ở mười phương thế giới chứng minh sự chân thực về bổn nguyện của Phật A Di Đà. Lại nữa, đoạn văn định thiện và tán thiện trong kinh này, cũng chỉ nêu rõ sự chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, những trường hợp này không phải là duy nhất. Đến đây đã nói xong về Niệm Phật Tam Muội. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Lại nữa, như phần trước nói về quang minh của thân, tướng, v.v.., mỗi một quang minh biến chiếu mười phương thế giới, thế nhưng tâm quang của Đức A Di Đà thường soi chiếu những chúng sinh chuyên niệm danh hiệu của Ngài, nhiếp hộ không bỏ, mà hoàn toàn không nói đến sự soi chiếu nhiếp hộ các chúng sinh tu các tạp hạnh khác.” Hỏi: Quang minh của Phật chỉ chiếu người niệm Phật mà không chiếu người tu hạnh khác, là có ý gì? Trả lời: Có hai nghĩa, (1) ba duyên: duyên thân thiết, duyên gần, duyên tăng thượng, vừa đề cập ở trên, (2) “bổn nguyện”. Các công hạnh khác không phải là bổn nguyện, cho nên không soi chiếu nhiếp hộ, Niệm Phật là bổn nguyện, cho nên soi chiếu nhiếp hộ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Lục Thời Lễ Tán có nói: Thân sắc Di Đà như kim sơn Tướng hảo quang minh chiếu mười phương Riêng người Niệm Phật được soi nhiếp Nên biết Bổn nguyện rất kiên cường. Lại nữa, trong đoạn kinh đã dẫn nói: “Các hạnh lành khác, tuy gọi là thiện, nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không so sánh được”, ý nghĩa ở đây là muốn so sánh các công hạnh của môn Tịnh Độ. Niệm Phật đã là diệu hạnh được tuyển chọn, còn các công hạnh khác là thô hạnh bị xả bỏ trong hai trăm mười ức công hạnh, cho nên nói “hoàn toàn không thể so sánh”. Hơn nữa, Niệm Phật là “hạnh bổn nguyện”, còn các công hạnh khác không phải là “hạnh bổn nguyện”, cho nên nói là “hoàn toàn không thể so sánh”. Chương Năm Lợi Ích Sự lợi ích của Niệm Phật Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Nếu có người nghe Danh hiệu Phật ấy Lòng rất vui mừng Dù chỉ một niệm Nên biết người ấy Được lợi ích lớn Sẽ được đầy đủ Công đức vô thượng. Vãng Sinh Lễ Tán của Hòa thượng Thiện Đạo nói: Ai nghe được danh hiệu Của Đức A Di Đà Vui mừng, dù một niệm Đều được sinh cõi ấy. Hỏi: Chuẩn theo lời kinh nói về ba bậc, ngoài Niệm Phật còn có các công đức phát Bồ đề tâm, v.v.., tại sao không tán dương những công đức ấy, mà chỉ riêng tán thán công đức Niệm Phật? Trả lời: Ý thánh khó dò, ắt là có ý nghĩa sâu xa. Ở đây chỉ dựa vào ý của ngài Thiện Đạo mà giải thích. Nguyên vì bổn ý của Đức Phật, tuy chỉ muốn nói trực tiếp công hạnh Niệm Phật, thế nhưng, Ngài phải tùy căn cơ chúng sinh mà nói đến các công hạnh khác như phát Bồ đề tâm, v.v.., chia làm ba bậc, sâu cạn khác nhau. Hiện nay, phế bỏ các công hạnh khác không tán thán, cho nên không bàn luận đến, mà chỉ tuyển chọn tán thán một hạnh niệm Phật, bởi thế chúng ta sẽ bàn luận đến điểm này. Công hạnh Niệm Phật chia làm ba bậc, điều này có hai nghĩa: (1) chia theo “Quán niệm sâu cạn”, (2) chia theo “Niệm Phật nhiều ít”. 1/ Sâu cạn: như phần trên đã dẫn đoạn văn “Nếu như nói về công hạnh, đúng lý Niệm Phật là cho bậc thượng thượng”. 2/ Nhiều ít: như trong đoạn văn của bậc hạ (Hạ phẩm hạ sinh), đã có đề cập đến số mục “mười niệm nhẫn đến một niệm”, chuẩn theo đây, hai bậc trung và thượng, số mục niệm Phật phải nên tùy theo đó mà gia tăng. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Mỗi ngày niệm danh hiệu Phật một vạn câu, lại cần phải tùy thời lễ bái, tán thán sự trang nghiêm Tịnh độ. Cần phải rất tinh tiến, hoặc niệm ba vạn, sáu vạn, mười vạn câu, đây đều là bậc thượng phẩm thượng sinh”. Nên biết, niệm từ ba vạn câu trở lên là hành nghiệp của bậc thượng phẩm thượng sinh, niệm ba vạn câu trở xuống là hành nghiệp của bậc thượng trung trở xuống. Đây rõ ràng là tùy theo số mục niệm Phật nhiều ít mà phân biệt phẩm vị. Hiện nay, ở đây nói “một niệm”, là chỉ một niệm trong phần trên “Nguyện Niệm Phật thành tựu” (Nguyện thứ mười tám), và cũng chỉ cho một niệm trong phần bậc hạ. Trong phần “Nguyện thành tựu”, tuy nói một niệm, nhưng chưa nói đến “công đức đại lợi”, và trong phần bậc hạ, tuy cũng nói đếm “một niệm”, nhưng cũng chưa nói đến “công đức đại lợi”. Ở đây nói một niệm là công đức đại lợi, lại khen là “vô thượng”, nên biết đây là muốn chỉ cho “một niệm” trong phần “Nguyện Niệm Phật thành tựu” ở trên. Ở đây, đại lợi là sánh với tiểu lợi mà nói, như vậy, ắt các công hạnh như phát Bồ đề tâm, v.v.., là tiểu lợi, còn “cho đến một niệm” là đại lợi. Lại nữa, “công đức vô thượng” là so sánh với hữu thượng mà nói. Nếu đã cho rằng một niệm là vô thượng, như vậy, ắt mười niệm là mười vô thượng, trăm niệm là trăm vô thượng, ngàn niệm là ngàn vô thượng, và cứ như thế, từ ít đến nhiều, niệm Phật hằng sa, công đức vô thượng ắt cũng sẽ hằng sa. Như thế, các hành giả nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ, tại sao lại bỏ phế Niệm Phật “đại lợi vô thượng”, mà lại miễn cưỡng tu tập các công hạnh “tiểu lợi hữu thượng” khác! Chương Sáu Đặc Lưu Sau thời một vạn năm mạt pháp, các công hạnh khác đều biến diệt, đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật. Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Trong đời vị lai, kinh đạo diệt hết, ta vì từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm. Nếu có chúng sinh gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được cứu độ. Hỏi: Kinh chỉ nói “đặc biệt lưu lại kinh này”, tại sao ở đây lại nói “đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật”? Trả lời: Điều mà kinh này giảng dạy, đều là nói về Niệm Phật. Ý chỉ đã nói rõ ở phần trên, và ý tưởng của các ngài Thiện Đạo, Hoài Cảm, Huệ Tâm, v.v.., cũng đều như thế. Như vậy, “kinh này lưu lại thế gian”, cũng tức là “Niệm Phật lưu lại thế gian”, lý do là vì kinh này tuy có nói đến phát Bồ đề tâm, nhưng không nói đến hành tướng của sự phát tâm; nói chi tiết về hành tướng của sự phát Bồ đề tâm là ở trong kinh Phát Bồ Đề Tâm, v.v.. Thế nhưng, những kinh đó bị diệt trước, như vậy y vào đâu mà tu tập phát Bồ đề tâm? Lại nữa, nói chi tiết về hành tướng của sự trì giới là ở trong giới luật của Đại, Tiểu thừa, thế nhưng, giới luật bị diệt trước, như vậy những công hạnh trì giới phải y vào đâu mà tu tập? Còn những công hạnh khác, cứ chuẩn theo đây thì sẽ rõ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Vãng Sinh Lễ Tán giải thích đoạn kinh này như sau: Vạn năm, Tam bảo diệt Kinh này trụ trăm năm Lúc đó, nghe một niệm Đều được sanh Cực Lạc. Lại nữa, giải thích đoạn kinh này, đại khái có bốn nghĩa: (1) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Tịnh Độ và Thánh Đạo, (2) sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (3) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (4) sự trụ, diệt trước sau của hai môn (a) Niệm Phật và (:blink: tu tập các công hạnh. (1) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thánh Đạo và Tịnh Độ: nghĩa là các kinh điển của môn Thánh Đạo bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, quyển kinh này của môn Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, cơ duyên của môn Thánh Đạo thiển bạc, còn cơ duyên của môn Tịnh Độ thâm hậu. (2) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Đoä vaø Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các giáo pháp về sự vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn quyển kinh này của pháp môn vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại thế gian, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cơ duyên vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ thiển bạc, còn cơ duyên vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ thâm hậu. (3) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các kinh nói về vãng sinh Đâu Suất như Di Lặc Thượng Sinh Kinh, Tâm Địa Quán Kinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn kinh này nói về vãng sinh Tây Phương được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cõi Đâu Suất, tuy gần cõi người, thế nhưng cơ duyên thiển bạc, còn cõi Cực Lạc tuy xa, nhưng cơ duyên lại thâm hậu. (4) Sự trụ diệt trước sau của hai môn Niệm Phật và Tu tập các công hạnh: nghĩa là giáo pháp về tu tập các công hạnh để vãng sinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo diệt tận”, kinh này của pháp môn Niệm Phật được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, tu tập các công hạnh khác để vãng sinh, cơ duyên rất thiển bạc, còn tu tập công hạnh Niệm Phật vãng sinh, cơ duyên rất thâm hậu. Lại nữa, các công hạnh khác, nhân duyên vãng sinh rất ít, còn Niệm Phật vãng sinh, nhân duyên vãng sinh rất nhiều. Lại nữa, tu tập công hạnh khác để vãng sinh, chỉ hạn cục vào một vạn năm của thời mạt pháp, còn Niệm Phật vãng sinh, thì kéo dài vào thời gian một trăm năm sau khi kinh pháp diệt tận. Hỏi: Phật nói “Ta dùng tâm từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này tại thế gian một trăm năm”. Nếu như Đức Thế Tôn đã vì từ bi mà lưu lại kinh giáo, ắt là bất cứ kinh giáo nào cũng phải nên lưu lại, tại sao Ngài không lưu lại một quyển kinh khác, mà chỉ lưu lại kinh này? Trả lời: Dù là Ngài lưu lại bất cứ một quyển kinh nào khác, cũng không tránh khỏi câu hỏi vặn vẹo này, thế nhưng, đặc biệt lưu lại quyển kinh này, ý nghĩa rất là sâu xa. Nếu theo ý của Hòa thượng Thiện Đạo, trong quyển kinh này đã có nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà, Đức Thích Ca vì lòng từ bi, muốn lưu lại sự Niệm Phật, cho nên đặc biệt lưu lại kinh này. Trong các kinh khác, chưa nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà Như Lai, cho nên Đức Thích Ca tuy từ bi, nhưng không lưu lại các kinh khác, vả lại, bốn mươi tám nguyện tuy đều là bổn nguyện, đặc biệt dùng “Niệm Phật” làm quy định cho sự vãng sinh, bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo giải thích như sau: Hoằng thệ nhiều môn, bốn mươi tám Chỉ riêng Niệm Phật rất là thân Phật thường niệm người hay niệm Phật Phật biết người tưởng Phật chuyên tâm. Nên biết, trong bốn mươi tám nguyện, bổn nguyện “Niệm Phật vãng sinh” là vua trong các bổn nguyện, bởi thế, Đức Thích Ca từ bi đặc biệt lưu lại kinh này trên thế gian một trăm năm. Lại như, trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đức Thích Ca không phó chúc ông A Nan các công hạnh định thiện, tán thiện, mà phó chúc “công hạnh Niệm Phật”, tức là Ngài thuận theo bổn nguyện của Đức A Di Đà, cho nên chỉ phó chúc một hạnh Niệm Phật. Hỏi: Trong khoảng trăm năm, đặc biệt lưu lại Niệm Phật, ý nghĩa này đã rõ ràng, công hạnh Niệm Phật này là chỉ thích ứng riêng cho chúng sinh thời đó, hay là chung cho căn cơ của cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp? Trả lời: Thích ứng chung cho cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp. Phải nên biết đây có nghĩa là “nêu sau khuyên trước”. Chương Bảy Nhiếp Thủ Quang minh của Đức A Di Đà không chiếu hành giả khác, mà chỉ nhiếp thủ hành giả Niệm Phật. Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói: Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo, trong mỗi hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi quang minh đều chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ tất cả chúng sinh Niệm Phật. Quán Kinh Sớ nói: Từ câu “Đức Phật Vô Lượng Thọ”, đến câu “nhiếp thủ không bỏ”, chánh thức thuyết minh về sự quán sát các tướng riêng biệt của thân Phật A Di Đà, quang minh này làm lợi ích cho người hữu duyên, chia làm năm phần: (1) nói rõ bao nhiêu tướng, (2) nói rõ bao nhiêu hảo, (3) nói rõ bao nhiêu quang minh, (4) nói rõ quang minh chiếu bao xa, (5) nói rõ chỗ mà quang minh chiếu đến, đều được lợi ích. Hỏi: Tu đầy đủ các công hạnh, chỉ cần hồi hướng đều được vãng sinh, tại sao quang minh của Phật chiếu khắp, lại chỉ nhiếp thủ những người niệm Phật, nghĩa này như thế nào? Trả lời: Ở đây có ba nghĩa: a/ Duyên thân thiết: chúng sinh khởi tâm tu hành, miệng thường niệm Phật, Phật ắt nghe thấy, thân thường lạy Phật, Phật ắt nhìn thấy, tâm thường nhớ Phật, Phật ắt biết rõ; chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, Phật cũng nhớ chúng sinh, niệm chúng sinh. Ba nghiệp của đôi bên, thường không xa lìa nhau, cho nên gọi là duyên thân thiết. b/ Duyên gần: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, Phật tức thời cảm ứng, hiện ra trước mắt họ, cho nên gọi là duyên gần. c/ Duyên tăng thượng: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là có thể trừ diệt nhiều kiếp tội chướng, đến lúc lâm chung, Phật và thánh chúng, tự nhiên đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sinh, cho nên gọi là duyên tăng thượng. Các công hạnh khác, tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật, thì hoàn toàn không so sánh được, cho nên trong các kinh điển, chỗ nào cũng tán thán công đức Niệm Phật, chẳng hạn như kinh Vô Lượng Thọ, trong bốn mươi tám nguyện, chỉ nói rõ “chuyên niệm danh hiệu A Di Đà mà được vãng sinh Cực Lạc”, lại như trong kinh A Di Đà, một ngày cho đến bảy ngày, chuyên niệm danh hiệu A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, hơn nữa, hằng sa chư Phật ở mười phương thế giới chứng minh sự chân thực về bổn nguyện của Phật A Di Đà. Lại nữa, đoạn văn định thiện và tán thiện trong kinh này, cũng chỉ nêu rõ sự chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, những trường hợp này không phải là duy nhất. Đến đây đã nói xong về Niệm Phật Tam Muội. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Lại nữa, như phần trước nói về quang minh của thân, tướng, v.v.., mỗi một quang minh biến chiếu mười phương thế giới, thế nhưng tâm quang của Đức A Di Đà thường soi chiếu những chúng sinh chuyên niệm danh hiệu của Ngài, nhiếp hộ không bỏ, mà hoàn toàn không nói đến sự soi chiếu nhiếp hộ các chúng sinh tu các tạp hạnh khác.” Hỏi: Quang minh của Phật chỉ chiếu người niệm Phật mà không chiếu người tu hạnh khác, là có ý gì? Trả lời: Có hai nghĩa, (1) ba duyên: duyên thân thiết, duyên gần, duyên tăng thượng, vừa đề cập ở trên, (2) “bổn nguyện”. Các công hạnh khác không phải là bổn nguyện, cho nên không soi chiếu nhiếp hộ, Niệm Phật là bổn nguyện, cho nên soi chiếu nhiếp hộ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Lục Thời Lễ Tán có nói: Thân sắc Di Đà như kim sơn Tướng hảo quang minh chiếu mười phương Riêng người Niệm Phật được soi nhiếp Nên biết Bổn nguyện rất kiên cường. Lại nữa, trong đoạn kinh đã dẫn nói: “Các hạnh lành khác, tuy gọi là thiện, nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không so sánh được”, ý nghĩa ở đây là muốn so sánh các công hạnh của môn Tịnh Độ. Niệm Phật đã là diệu hạnh được tuyển chọn, còn các công hạnh khác là thô hạnh bị xả bỏ trong hai trăm mười ức công hạnh, cho nên nói “hoàn toàn không thể so sánh”. Hơn nữa, Niệm Phật là “hạnh bổn nguyện”, còn các công hạnh khác không phải là “hạnh bổn nguyện”, cho nên nói là “hoàn toàn không thể so sánh”.
    1 like
  19. Nhiều người tập thiền mà bị điên. Nhiều người tập khí công mà bị điên. Nhiều người tập nhân điện mà bị điên. Đây là sự thật. Bởi chính người thầy không có phương pháp rỏ ràng, bởi không có người giám thiền, bởi người tập không tự làm chủ được khí của mình nên dẫn tới tẩu hỏa nhập ma, lạc vào vô thức. Lạc vào vô thức là sai. Và khi sai mà thầy không có đủ năng lực chữa trị thì coi như toi. Khuyên mọi người luyện gì thì luyện, nên xem lại phương pháp luyện tập và chớ vọng tâm khi luyện tập. :) Thiên Đồng :lol:
    1 like
  20. Con kính chào chú Thiên Sứ, con là thành viên mới nên chưa biết cách sử dụng diễn đàn, con đành mượn tạm chủ đề của bạn. Con kính nhờ chú xem giúp gia đình con với ạ. Chồng con sinh ngày 19/01/1979 tức ngày 21/12/1978 (Mậu Ngọ), con sinh ngày 10/10/1979 tức ngày 20/08/1979 (Kỷ Mùi). Con đã có 2 nhóc: con gái đầu sinh năm 2004, con trai thứ 2 sinh năm 2008, Con đi xem thì thầy bảo chồng con và thằng cu 2008 rất khắc nhau không thể ở chung nhà chú ạ. Hôm trước con có nhờ chú xem thì chú bảo không khắc lắm và từ khi có bầu nó gia đình khá giả. Quả đúng là từ khi con có bầu nó gia đình con khá lên rất nhiều, nhưng chú ơi sức khỏe của chồng con cũng yếu đi nhiều chú ạ! Con kính nhờ chú xem giúp con có cách gì hóa giải không ạ. Từ khi sinh em bé 2008 chồng con bị mắc bệnh dạ dày, men gan cao, và cách đây 2 hôm đi khám sức khỏe lại mắc huyết áp cao mặc dù tuổi chồng con còn rất trẻ (32 tuổi). Chú ơi chú xem giúp con xem con nên đẻ thêm một em bé nữa không ạ, và đẻ năm nào thì sức khỏe của vợ chồng con tốt lên, và cuộc sống gia đình con được sung túc hơn. Con nghe nói "Giầu con út, khó con út" Con ngàn lần cảm ơn chú! Chú cố gắng bớt chú thời gian trả lời con chú nhé!
    1 like
  21. Đây là bản pdf của quyển Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang. ACE có thể dowload từ link này :http://www.mediafire.com/?scbpape00ns Jimsy đã convert sang word và sẽ đưa trực tiếp lên đây, vì bản có nhiều hình ảnh được chụp từ sách mà không thể copy hình trực tiếp lên diễn đàn nên đang phải chỉnh sửa và đưa lên từ từ.
    1 like