• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/04/2010 in all areas

  1. Nắng ghé Sài Thành có mấy hôm Anh em tiếp đón, rất là xôm Khi đàn khi hát, khi ca múa Nào bit tình nào thắm thiết hơn Ngoài trời gió mát, chốn Thanh Đa Lâu ngày ko gặp, buôn hết ga Món cuốn, món nhúng, rồi món chấm Hào hứng, huynh muội rủ nhau ca Váy đỏ, tóc dài thướt tha đây Cầm míc các anh hát bài này Nắng hem bit ca, nhưng bit múa Người ca, người múa, hay hay hay Tối đó đi về, quá nửa đêm Thiên Đồng đưa đón, cảm động thêm Người ơi, ở lại, tạm biệt nhé Hẹn đến lần nào, đón Nắng lên Ngao du mệt rũ suốt cả ngày Tinh dầu cô tặng, Nắng dùng ngay Giấc ngủ chìm sâu trong hạnh phúc Ko rượu, tình bạn làm ta say Thành phố hoa đào nhớ hoa mai Bịn rịn chia tay, nói rông rài Hoa mai ra thăm hoa đào nhé Nắng em xin tiếp một vài chai. NẮNG RẤT CẢM ĐỘNG TRƯỚC TÌNH CẢM VÀ SỰ CHU ĐÁO, HIẾU KHÁCH CỦA GIA ĐÌNH LÝ HỌC MIỀN NAM GIÀNH CHO NẮNG. CẢM ƠN MÓN QUÀ ĐẦY Ý NGHĨA CỦA CÔ WILD VÀ CÁC SƯ HUYNH. HẸN GẶP LẠI HOA MAI Ở THÀNH PHỐ HOA ĐÀO NHÉ. Nắng sẽ từ từ post hết ảnh lên ạ :lol: :lol: :lol: Có ai hối lộ e hem?
    2 likes
  2. Trung Quốc đang treo 4 tỷ quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong. Thứ sáu, 02/04/2010, 07:54(GMT+7) Đập thủy điện Trung Quốc VIT - Các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong trước mắt đã tác động ảnh hưởng không nhỏ tới con sông và nhiều người dân sống dọc hai bờ sông. Những ảnh hưởng đó đã thấy ngay trước mắt, nhưng một nguy cơ không thể lường trước đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong là trong trường hợp xấu nhất những đập thủy điện này bị vỡ. Những yếu tố tác động ảnh hưởng trước mắt khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong như: Sức khoẻ, dinh dưỡng và an ninh lương thực của con người; làm thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng giao thông đường thủy; làm cạn kiệt lượng nước tưới tiêu; làm thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn - lũ lụt tự nhiên của sông Mekong, ngăn chặn vận chuyển trầm tích, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn; làm giảm khả năng cản dòng của toàn bộ dòng chảy chính sông Mekong khu vực dưới Vân Nam. Nước sẽ chảy nhanh hơn ra biển, gây mất khả năng trữ nước. Hậu quả là khiến lượng nước thoát đi trong dòng chính của Mekong lớn hơn bao giờ hết, trong cả mùa khô lẫn mùa mưa......và nhiều ảnh hưởng khác. Nhưng nguy cơ khủng khiếp nhất là liệu Trung Quốc có đảm bảo được về độ an toàn của các con đập này. Trong trường hợp xấu nhất khi động đất xảy ra hay do yếu tố kỹ thuật xây dựng mà những con đập này bị vỡ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các quốc gia ở hạ lưu? Đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn sông Mekong Được biết, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tám đập thuỷ điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)... Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư, cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục từ trước tới nay - đập Tiểu Loan cao 300 mét với hồ chứa dài 169 km dự kiến hoàn thành và bắt đầu chứa nước vào năm 2010. Đập Nuozhadu cao 254 mét (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng. Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1000 mét (năng lượng tương đương với 4 tỷ quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima). Bên cạnh đó sông Lan Thương chảy trong một cái khe sâu giữa hai bờ cao hàng trăm mét. Toàn bộ phần sông Mekong chảy qua phần Trung Quốc là chảy giữa khe núi sâu lòng máng Trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì lượng nước 40 tỷ m3 ở các hồ khổng lồ này sẽ đổ từ độ cao 1000m xuống tạo sóng thần cao tới hàng trăm mét, với độ cao và tốc độ này sức quét của các sóng thần do nước tạo ra có một sức phá hủy dây truyền khủng khiếp làm cho tất cả các đập cùng bị vỡ. Nếu trường hợp xấu nhất này xảy ra, thì bắt đầu từ khu vực Tam Giác Vàng gồm các quốc gia như Lào, Thái lan, Miến Điện các đợt sóng xung kích, về bản chất là các sóng dài dạng soliton khổng lồ có chiều cao hàng chục mét sẽ bắn ra với tốc độ rất lớn nhấn chìm một vùng rộng hàng chục nghìn km2 dưới cột nước cao hàng chục mét. Đây sẽ là một thảm họa, không đơn thuần là diệt chủng mà, nơi những cột nước này lao qua sẽ không thể còn lại bất lỳ một dấu vết nào của nền văn mình con người.Các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong cũng không thể không cảnh giác. Suốt hai thập niên qua, quan ngại về những kế hoạch xây dựng đập nước lớn khắp vùng Mekong ngày một gia tăng. Ngày 14/3/2009, Liên minh Cứu Mekong đã bắt đầu một chiến dịch mới bảo vệ sông Mekong. Đây là một mạng lưới gồm các nhóm hoạt động xã hội, các nhà học giả, báo chí, hiệp hội ngư dân, ngôn dân, những người dân bình thường từ các nước Mekong và cộng đồng quốc tế… sẽ làm việc cùng nhau để bảo vệ sông Mẹ, tài nguyên của sông và sinh kế của người dân. Kể từ khi bắt đầu, Liên minh cứu Mekong đã thu thập được hơn 16.000 chữ ký của những người dân các nước Mekong và khắp thế giới, thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị khu vực “giải phóng” dòng chảy của sông và theo đuổi chọn lực cung cấp điện ít tổn thất hơn. Nguồn điện năng ở các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó những hậu quả ảnh hưởng nặng nề từ các đập này đã và đang đổ xuống đầu những quốc gia ở hạ lưu. Hơn thế nữa những nguy cơ mang tính tiềm ẩn cũng đang rình rập những người dân định cư bên hai bờ con sông này. Thanh Hà Tin tổng hợp
    2 likes
  3. Giả và thực / Kinh Dịch của người Việt? 28/08/2009 Đôi lời: Không nói ra mà ai cũng hiểu, rằng lịch sử luôn chứa đựng những bí ẩn, khuất lấp, sai lạc, vừa do biến động của thời gian, lầm lẫn chủ quan của chính con người hoặc do những mục đích chính trị mà bóp méo sự thực. Hệ quả của những sai lạc đó thì khôn lường. Để rồi con người trong lúc vừa háo hức hướng tới tương lai, nhưng lại vẫn vô vọng trở ngược thời gian tìm lại chính mình. Xin giới thiệu hai bài viết, một của độc giả BS gởi tới, một được đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số 332, tháng 5-2009, cả hai đều chạm đến một vấn đề rất hệ trọng của văn hóa-lịch sử Việt Nam, Trung Hoa. Rất nhiều người Việt hiện mang não trạng đầy mặc cảm tự ti khi so sánh giữa ta và Tàu. Quy mô to lớn đã đành rồi, còn về chất, về trình độ thì ta thua kém Tàu, họ xem như là chuyện đương nhiên vậy. Sở dĩ có trạng thái tâm lý này vì bao năm qua cả thế gian bị chi phối bởi những thông tin giả chứa đựng trong ngụy sử, ngụy thư mà người Hán đã tạo ra. Từ tấm bé đã được nghe kể chuyện, lớn lên được học và được đọc, ngụp lặn trong biển thông tin giả tạo ấy khiến tư tưởng người Việt bị vây hãm, tâm trí bị đè nặng đến nỗi không dám nghĩ đến sự to lớn và rực sáng của đất nước cũng như văn minh dòng giống Việt thời xa xưa, mãi tận hôm nay trong cái bầu khí như thế nếu có ai đó dám nói ngược rằng Lạc Việt là suối nguồn của văn hoá văn minh Trung Hoa ắt sẽ bị không ít người coi là hoang tưởng, thần kinh có vấn đề. Với Lịch sử Trung Quốc đang lưu hành, rõ ràng Hán tộc đã thành công thậm chí rất thành công trong thủ đoạn dùng ngọn Ngũ Hành sơn kinh văn đè ép vây hãm tâm trí người Việt. Hùng khí vốn có trong bản thân người họ Hùng bị triệt tiêu dưới sức đè triệu triệu cân của ngọn núi Ngũ hành….GIẢ, ảo giác về sự lớn mạnh và rực rỡ của văn minh ‘Trung Quốc’ đã tạo ra nơi người Việt trạng thái tâm lý tự ti nặng nề, thôi đành khuôn theo thân phận nhỏ bé và lạc hậu của một chư hầu bao đời nay rồi. Tự trong thâm tâm đã mang mặc cảm tự ti thấp bé như thế thì cái nhìn nếp nghĩ làm sao có thể hùng tráng được, không có những cái đầu hùng tráng thì không thể có quốc gia hùng mạnh được. Với não trạng ấy con người ta chỉ có thể nhìn nhận và xử lý mọi vấn đề kể cả chuyện quốc gia đại sự theo kiểu gà què ăn quẩn cối xay. Giải tỏa trạng thái tâm lý tự ti phải là ưu tiên số 1 trong việc phục hoạt Hùng tính nơi con dân Lạc Việt, chi Việt duy nhất còn lại của Bách Việt Hùng tráng xưa. Trong dân gian râm ran truyền miệng: - Người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm khiến khí thiêng sông núi không thể phát tác được. - Người tàu phá các long mạch khiến đất Việt không còn minh chúa để dẫn dắt dân tộc đi lên. - Bảo khí Trấn Quốc là nỏ thần làm từ móng Rùa đã bị tráo hàng giả. - Mũ đâu mâu thần thông sáng suốt cũng bị tráo đổi mất rồi. - “Trạng” tức bậc hiền tài dặn con: lúc cha chết nhớ chôn nằm sấp để khi người Tàu cướp nước, chúng lật ngược xác lên sẽ trở thành nằm ngửa, như vậy nòi hiền tài nước ta sẽ không bị dứt. Nào ngờ con quá thương bố không dám làm theo lời dặn nên xác ‘trạng’ bị lật úp khiến nước ta hết người tài. Những đồn đại như trên cứ dai dẳng truyền từ đời này sang đời kia như một cách dẫn dắt luồng suy nghĩ vậy. Cái gì quý giá lắm đã bị tráo mất? Lộn ngược thi thể là muốn nói điều gì? Có thực là người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm để triệt tiêu nguồn linh khí nước Việt? Những điều này có thực hay không? Câu hỏi cứ day dứt ám ảnh tâm trí người Việt bao đời nay chợt nhận ra là hoàn toàn thực nhưng thực theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen. Gạt bỏ lớp vỏ huyền hoặc thần bí ngụy trang thì điều người xưa muốn nói với lớp người đi sau thực sự lộ rõ. Cơ sở của nền minh triết và khoa học Việt là Dịch lý đã bị tráo đổi, phần tinh anh nhất của trí tuệ tiền nhân Việt bị biến thành mớ hỗn độn không tài nào hiểu nổi và công dụng duy nhất giúp đời chỉ là bói toán tìm câu trả lời, hên xui may rủi. Lịch sử và địa lý nước Việt cũng đã bị tráo đổi lộn ngược lộn xuôi, thủ đoạn xem ra chẳng có gì cao siêu nhưng lại rất hiệu quả. Vua Càn long đã làm càn ,dùng tiền bạc thu mua, thu mua không xong thì tước đoạt thu hết sách vở và bản đồ đang có trong nước mang về cạo sửa, cạo sửa không nổi thì đốt phi tang. Có khi nào ta đặt câu hỏi : Càn Long hành động như thế để làm gì? Phải chăng là sự tiếp nối và hoàn tất công việc vĩ đại do ông nội Khang Hy khởi xướng, mục tiêu nhằm đến là xóa sạch dấu vết về gốc gác Bách Việt của nền văn minh Trung Hoa để rồi đi tiếp bước sau là đồng hóa Trung Hoa là Hán, Hán là Trung Hoa, tất cả là thành tựu trí tuệ của người Hán, chỉ người Hán mới văn minh? Trong lịch sử Bách Việt, việc diệt chủng về mặt văn hóa không phải chỉ bắt đầu từ thời Mãn Thanh mà đã có từ thời Quang Vũ nước Đông Hán hay Đông Hãn quốc ở đầu công nguyên, chuyện Mã Viện thu trống đồng đúc ngựa ở Lạc Việt chỉ là phần nổi của toàn bộ vấn đề ăn cướp thành tựu tri thức của người họ HÙNG trong đó kinh Thư và kinh Dịch là phần nổi cộm nhất, áp dụng luật Hán thay cho luật Việt không phải chỉ là chuyện thi hành pháp luật mà thực ra là sự đồng hóa cưỡng bức thay đổi lối sống, thay đổi mọi hành vi ứng xử tức văn hoá. - Bằng thủ đoạn ăn cướp thô bạo của cặp đôi Quang vũ – Mã Viện khiến chữ nghĩa sử sách nói chung là cả nền văn minh người họ HÙNG trước công nguyên đã biến thành gia sản của Hán tộc. - Công trình văn hóa hết sức to lớn của hai ông cháu Khang Hy – Càn Long đã biến mọi thành tựu của văn minh Bách Việt sau công nguyên thành văn minh của người Hán – Mãn, thành công vượt sự mong muốn. Chỉ một thời gian sau ‘tứ khố toàn thư’ thì tộc người Bách Việt ở Hoa nam coi như bị xóa sổ, thân xác Việt còn đấy nhưng hồn Việt thì đã ‘thăng thiên’ mất rồi. Với người Hoa nam thì nay Hoa là từ đồng nghĩa của Hán; là hai tên gọi của một tộc người có gốc gác cội nguồn ở lưu vực Hoàng Hà chẳng còn ai biết tới vua HÙNG nữa cả. Sự tráo đổi cạo sửa lịch sử Trung Hoa cũng chẳng có gì là tinh vi ghê gớm nhưng có lẽ là ‘cơ trời vận nước’ nên con cháu Lạc –Hồng bao năm qua nhìn không ra. Nhân cảnh ‘tai trời ách nước’ thời Vương Mãng khiến nơi nơi đói kém, người Man ở vùng Hoàng Hà tụ tập lập đảng cướp ở núi Lục Lâm, người đời khinh thường gọi là bọn ‘Lục lâm thảo khấu’, nghĩa là bọn giặc cỏ núi Lục lâm, nhưng tiểu nhân đắc thời, giặc cướp nhẩy lên làm vua xưng là Canh thủy đế triều Tiền hay Tây Hãn quốc (Man ngữ gọi vua là Hãn, nước của Hãn là Hãn quốc, quân của Hãn là Hãn quân), thủ đô là Tây An –Thiểm Tây ngày nay , nhưng chỉ sau vài năm thì bị những người Trung hoa theo đạo Lão nổi dậy gọi là quân Xích My đánh bại chiếm mất vùng kinh đô Tây an. Lưu Tú, một tướng lãnh của Thảo khấu trước đây lập ra Đông hãn hay Hậu hãn quốc ở Hà bắc, sử gọi ông ta là Quang Vũ đế. Ở đây chữ đế là thừa và Hán sử chỉ có ‘quan vũ’ chứ không có ‘Quang Vũ’, là danh hiệu không phải tên riêng, ‘quan vũ’ nghĩa là vua của nước ở phía nam Trung Hoa. Năm 25 Quan Vũ đánh bại quân Xích My và định đô Hãn quốc của ông ta ở Lạc Dương –Hà Nam ngày nay. Người Hán đã lấy tên triều Tiền hay Tây Hãn quốc của Canh thuỷ đế gán cho Triều đại Trung hoa do Lý Bôn hay Lưu Bang kiến lập tạo ra sự tiếp nối liền lạc giữa Tiền Hán và Hậu Hán , gắn cái đầu lịch sử và văn minh của Trung hoa lên cái mình Hán hay Hãn tộc qua cái cổ tiền – hậu hay tây- đông. Về địa lý những chuyên viên tráo đổi đã nghĩ ra chiêu di dời Hạo kinh, là kinh đô nhà Tây Chu về Tây an cùng địa điểm với thủ đô của Canh thủy đế –Tây hãn quốc, dời kinh đô Đông Chu về Lạc dương bên bờ Hoàng Hà là kinh đô của Đông hay Hậu hãn quốc ; họ đem một đông một tây đô của Trung hoa đặt chồng lên một đông một tây đô của Hán tộc. Hành động này công dụng như thuốc xóa thẹo làm mờ đi chỗ ‘tháp – gắn’ đã tạo ra lịch sử đầu Hoa mình Hán. Rõ ràng là cả hai Trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử và văn minh dân tộc đều nằm trong vùng quê hương người Hán ở Hoàng Hà cách đất Bách Việt xa, việc dời chuyển dối trá này tạo ra hiệu ứng tổng hợp hỗ trợ rất đắc lực cho sự tráo đổi ‘tiền- hậu’, khiến biết bao người đã mù còn thêm mờ. Nhưng khi thực hiện việc tráo đổi và di dời này thì phát sinh vấn đề: không trùng khớp với những thông tin về địa lý đã có về các nước chép trong sách sử xưa, thế là vua tôi ‘họ Hãn ’cho … lộn ngược hai phương Bắc và Nam, nam biến thành bắc, ngược lại bắc hóa ra nam. Vậy là coi như xong mọi chuyện, khớp đúng hoàn toàn. Chẳng cần để ý tới điều quái gở như: phương BỨC – BẮC mà lại… tuyết dầy và phương NAM là phương của dân theo quan niệm chính thống Trung hoa lại ở hướng Xích đạo tức hướng mặt trời đi. Quả thực đáng phục bội phần khi Hán tộc không những biết mà đã thực hiện quan niệm dân là trời, tức quan niệm dân chủ khi trình độ chính trị chung của nhân loại chắc chỉ vừa mới nghe thấy từ ‘vua’. Thực hiện đủ 3 phép trên, người Man – Hán đã thành công trên cả tuyệt vời. Thiên hạ bị lừa suốt bao năm không một ai lên tiếng nghi ngờ tính trung thực của Hán sử. Chính ‘Ngụy sử’ đầu Hoa mình Hán này là ‘lá bùa’ trù ếm làm suy sụp tinh thần người Việt, long mạch chính là hùng khí trong tinh thần bị ngọn Thái sơn triệu triệu cân…giả đè bẹp dí. Mặt đất này nào khác chi chốn rừng hoang trong cuộc cạnh tranh sinh tồn. Việt tộc luôn phải đối mặt với anh chàng láng giềng khổng lồ đã cao to mà còn đẹp đẽ, trí tuệ rực sáng cả vùng trời Đông hỏi làm sao tránh khỏi tâm lý kiêng dè nể sợ? Cơ sự này hoàn toàn chỉ là trạng thái tâm lý chứ không có một tí sức nặng thực nào dù là cỏn con đi nữa, sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra Trung Hoa thời nhà Chu chính là nước Văn Lang trong dòng sử Việt (xem bài Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang trong sử thuyết họ HÙNG ) mà nếu tính toán ra thì hầu hết những gì tiêu biểu cho văn minh Trung Hoa đều Xuất phát từ triều đại Chu-Văn lang này. Từ kinh văn sách vở cho tới những nhân vật kiệt xuất, hết thảy đều ra đời vào thời ấy. Thử hỏi văn minh Hán tộc có gì để lấy đè người? Đúng là cáo mượn oai hùm, oái oăm là ở chỗ đối tượng bị dọa lại chính là con hùm mà nó đã mượn oai, ông hùm sợ cái bóng của chính mình, bịt mắt cụp tai nên mãi không nhận ra sự thực. Ngày nay thiên hạ ai cũng biết văn minh Trung quốc sáng như trăng đêm rằm nhưng không người nào biết đó chỉ là ánh sáng phản chiếu lại nguồn sáng thực phát ra từ mặt trời Việt đang chìm khuất ở góc trời bên kia. Từ ngày Sử thuyết họ Hùng ra đời thì chân thành chân giả ra giả trò lộng giả thành chân hết tác dụng; lịch sử chân thực của Việt tộc đã thẳng tay xé toạc ‘lá bùa’ bấy lâu nay đè nặng lên tâm trí người Việt. Sự thật đã phơi bày, sức nặng triệu triệu cân phút chốc bốc hơi, nhẹ như mây khói, tâm hồn Việt lại thung dung tự tại và chắc chắn chỉ qua thời gian ngắn trấn tĩnh thoát ‘choáng’ là hùng khí lại bốc cao ngút trời. Nỏ thần đã trở về tay chủ cũ ; Kiểu ( kinh) bị dời đến đất man cũng đã hoàn Cổ lũy (thành Cổ loa), nhìn từ Lạc ấp, phương đông đang hừng sáng, mặt trời đang dần lên trong tiếng trống đồng đón chào rộn rã. http://anhbasam.wordpress.com/2009/08/28/2...i-vi%E1%BB%87t/
    1 like
  4. Trong những ngày này, cư dân Thành phố chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì sự vắng bóng của những người tàn tật, lang thang ăn xin trên hầu khắp các tuyến phố. Đây là lần thứ ba, Thành phố thực hiện chương trình này. Hy vọng là sẽ hành động rốt ráo, quyết liệt và thành công như thành phố Đà Nẵng, để cải thiện vấn nạn người lang thang ăn xin với đủ các trạng thái xuất hiện cùng khắp các hang cùng ngõ hẻm, làm mất đi vẻ mỹ quan, văn minh của Thành phố. Tất nhiên là vì hoàn cảnh nên mới xảy ra cớ sự, tuy nhiên đã có không ít các trường hợp chăn dắt có tổ chức của những kẻ ác tâm, lợi dụng. Chương trình hành động này luôn nhận được sự hưởng ứng từ người dân, nhưng cần phải dài hơi thì mới được như thành phố Đà Nẵng.
    1 like
  5. Sơn La: Chuyện lạ về ngọn núi “nuốt” máy bay 06/06/2009 16:46 (GMT +7) Mấy chục năm nay đã có cả chục chiếc máy bay, bay đến khu vực này rồi không hiểu nguyên nhân vì đâu mà cứ đâm xuống núi... Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về vùng đất “nuốt” máy bay - núi U Bò ở Bắc Yên - Sơn La. Đồng bào Mông trong vùng cũng không hiểu vì sao lại có những chiếc máy bay lao xuống gần nơi họ đang ở. Khi tôi trình bày ý định đi tìm vùng đất "máy bay rơi", ông Đoàn Khiêu và Đại tá Mùi Trọng Bứng, những người trực tiếp tìm kiếm, lượm xác hai vụ máy bay rơi, đều khuyên giải: “Nhà báo không đi nổi đâu. Rừng rú hoang rậm lắm. Hồi trẻ, chúng tớ phải đi bộ 2 ngày mới đến lưng chừng ngọn núi đó đấy!”. Biết không ngăn cản được tôi, ông Bứng đã vẽ lại cụ thể đường vào núi U Bò, nơi có nhiều máy bay rơi rồi bảo đi cẩn thận nhé. Máy bay thành dao, cuốc, điếu cày… Ông Bứng và ông Khiêu cũng kể rằng, hồi truy tìm hai chiếc máy bay gặp nạn năm 1985 và 1994, hai ông cũng từng tận mắt một động cơ máy bay nằm rúm ró bên một con suối. Đồng bào đã vặt những bộ phận nhỏ về làm dao, cuốc, riêng chiếc động cơ quá nặng, không khiêng được, nên họ bỏ lại. Đỉnh núi U Bò lúc nào cũng chìm trong mây mù Con đường lên Tà Xùa dốc ngược như đường lên trời. Xe bò lên đến mỏm núi, nơi đặt trụ sở UBND xã, nhìn xuống phía thị trấn Bắc Yên, thấy mây bay dưới “hạ giới”. Trưởng Công an xã Giàng A Sê dắt tôi ra mỏm núi chỉ về hướng Bắc bảo: “Hôm nào trời trong veo mới nhìn thấy đỉnh U Bò mờ mờ ảo ảo. Lúc nào nó cũng chìm trong mây mù, hiếm khi trông thấy lắm!”. Tôi tiếp tục phóng xe leo dốc, thả đèo, đến nhập nhoạng tối mới vào tới xã Xím Vàng. Chủ tịch UBND xã Xím Vàng Sồng A Tong không tỏ vẻ ngạc nhiên gì khi tôi hỏi chuyện máy bay rơi. Sồng A Tong bảo: “Ngày trước thi thoảng lại có đoàn cán bộ lên đây hỏi han, rồi thuê người Mông chúng ta dẫn đường vào chân ngọn núi U Bò kia. Họ vác theo máy móc đo đạc cái gì ta cũng chả biết. Sồng A Vàng và chiếc điếu cày làm bằng nhôm lấy từ máy bay gặp nạn. Còn có cả những phái đoàn người Tây vào xã ta tìm hiểu chuyện máy bay rơi. Nhưng họ có tìm hiểu được gì không thì ta không biết, vì họ có nói đâu. Nghe các cụ già kể lại, từ chiến tranh chống Pháp, đến chống Mỹ, rồi thời hòa bình, đã có cả chục chiếc máy bay bay qua khu vực này rồi đâm xuống núi. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng nổ, bà con trong xã lại vào ngọn núi U Bò để tìm, trước hết là tìm những nạn nhân xấu số, sau đó là kiếm sắt thép về rèn dao, cuốc… Ta cũng có mấy cái dao, cái cuốc rèn bằng thép máy bay mà”. Hợp chất nhôm của máy bay rất dày song lại rất nhẹ Vừa nói dứt lời, Sồng A Tong chạy vào trong phòng lấy chiếc dao khoe với tôi. Theo lời Tong, chiếc dao này được rèn từ 40 năm trước song vẫn sắc lẹm, vung tay chém gỗ một nhát ngập lút lưng dao. Tong còn dẫn tôi vào nhà Sồng A Vàng để xem chiếc điếu cày rèn bằng nhôm của máy bay. Chiếc điếu cày lên màu nhôm sáng bóng, cầm nhẹ bẫng. Tôi hỏi mua về làm kỷ niệm, Vàng chỉ lắc đầu, nhất định không bán. Tôi quay sang hỏi Sồng A Tong: “Từ năm 1994 đến nay có thấy chiếc máy bay nào rơi nữa không?”. Tong hồn nhiên bảo: “Chắc cái máy bay nó sợ chúng ta rèn dao, rèn cuốc, nên không thấy bay qua nữa rồi!”. Thực tế, sau vụ rơi máy bay năm 1994, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải, song đường bay từ Hà Nội lên Sơn La, Điện Biên, Bắc Lào và ngược lại, xuyên qua khu vực xã Xím Vàng đã bị cấm. Do đó, 15 năm nay, không có tiếng động cơ máy bay vang lên trên bầu trời Xím Vàng nữa. Tận mắt ngọn núi “tử thần” Theo Sồng A Tong, sở dĩ đỉnh núi cao "ngất ngưởng" mây xanh kia được đồng bào Mông gọi là núi U Bò bởi trông từ xa, nó nhô lên như cái u trên vai của con bò mộng. Sau lưng tác giả là đỉnh U Bò quanh năm chìm trong mây mù. Còn người dân ở huyện Bắc Yên, đã nhiều phen náo loạn vì những xác chết cháy xém, không còn rõ hình hài được đưa ra từ rừng già thì gọi ngọn núi U Bò kia là “núi tử thần”, núi “nuốt máy bay”. Tôi trèo lên một mỏm núi gần trung tâm xã Xím Vàng, nhìn về phía đỉnh U Bò chỉ thấy tầng tầng mây trắng. Tong bảo, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy đỉnh U Bò lộ ra khỏi mây mù. Sồng A Tong cũng chẳng rõ đỉnh núi ấy thuộc địa phận xã nào, bởi nó nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Bắc Yên, nằm giữa địa phận hai huyện Bắc Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái). Một số thợ săn người Mông kể rằng, chỉ đứng trên sườn núi cũng nhìn rõ thị trấn Trạm Tấu. Nếu trời trong veo, có thể nhìn thấy cả thị xã Nghĩa Lộ của Yên Bái. Phút hiếm hoi lộ ra khỏi mây của đỉnh U Bò Sồng A Tong bảo, chưa có con số chính xác, nhưng các nhà địa chất lên đo đạc đều khẳng định đỉnh núi đó phải cao trên 2.500m so với mặt nước biển. Loanh quanh suốt buổi tối rồi tôi cũng thuê được một thợ săn dẫn đường vào núi U Bò. Xuất phát từ trung tâm xã, tôi và người dẫn đường Sồng A Don cứ nhằm con đường mòn đi nương của đồng bào mà cuốc bộ. Xuyên qua lãnh địa pơ-mu, tôi được tận mắt cảnh tượng phá rừng hết sức đau lòng. Hàng trăm người dựng lều xẻ gỗ, vừa vác vừa kéo nhẩn nha suốt ngày đêm như đàn kiến tha mồi. Cứ tình trạng phá rừng như thế này, chẳng mấy chốc mà vùng đất được mệnh danh là “vương quốc pơ-mu” cũng sẽ sạch bách loài gỗ quý. Đi hết đường mòn thì đến dòng suối Chin. Tôi và Don cứ nhảy trên những mỏm đá giữa suối như loài dê núi mà đi. Đi hết suối Chin thì sẽ đến chân núi U Bò. Tuy nhiên, nếu cứ lội dọc suối thì phải cuốc bộ trung bình 10km mới được 1km đường chim bay, bởi suối chảy quá vòng vèo. Do vậy, đoạn nào suối chảy vòng thì lại phải cắt rừng mà đi. Theo Don, có tới 4 con suối bắt nguồn từ đỉnh U Bò này. Một con suối chảy sang Trạm Tấu, suối Phình Hồ và suối Sập chảy ra sông Đà, suối Chin nhỏ nhất chảy loanh quanh mãi, đổ ra đâu Don cũng chả biết. Chúng tôi cuốc bộ liên tục đến chiều, khi đôi chân đã rã rời thì ngọn núi U Bò hiện ra trước mắt. Ngọn núi nằm im lìm hàng triệu năm kia có gì đặc biệt mà nó đã “hóa kiếp” cả chục chiếc máy bay? Nếu so về độ cao thì nó chưa ăn thua gì so với đỉnh Fansipan. Theo GS-TSKH Đặng Vũ Khúc (Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam), tôi đang đứng trên một vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Vùng đất này có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc? Theo lý giải của đồng bào Mông nơi đây, do ngọn núi U Bò quá cao, lại quanh năm chìm trong mây mù, trong khi phi công lại chủ quan khi lái máy bay qua khu vực này, nên đã đâm vào vách núi. Tuy nhiên, lại có một thực tế là ngoài một số máy bay đâm vào vách núi vỡ tan tành thì theo lời kể của các cụ già người Mông có nhiều máy bay không va vào vách núi mà rơi xuống chân núi. Nếu nói về độ cao thì đỉnh núi cách núi U Bò 5km đường chim bay, nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã Hang Chú (Bắc Yên) và xã Bản Công (Trạm Tấu), cũng nằm trên đường bay cũ còn cao hơn nhiều. Theo bản đồ địa chất thì ngọn núi này có độ cao tới 2.879m. Thế nhưng, lại chưa có chiếc máy bay nào rơi ở ngọn núi cao này. Ngọn núi “tử thần” và những chiếc máy bay rơi không rõ nguyên nhân sẽ mãi mãi chìm trong bí ẩn nếu các nhà khoa học không vào cuộc tìm câu trả lời. Theo
    1 like
  6. Hôm qua Nắng đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. :lol:
    1 like
  7. Em thử làm lại thiết kế theo quan điểm của anh xem thế nào nhé. Chúc vạn sự an lành
    1 like
  8. Hình như lá số của bạn sai giới tính hay sao ah :lol: Rùi có dự định năm nay cưới ko hen :lol:
    1 like
  9. Toàn bộ khu nhà hai bên hẻm này bị thoát khí hoàn toàn. Những nhà trong khu vực này đều rất khó khănvề kinh tế và sức khỏe cũng không tốt nhưng các khu nhà bên trái sẽ đỡ hơn bên phải.. Nhà Em có phương án khác chưa ? P.án cũ không ổn tẹo nào.
    1 like
  10. LỜI TIÊN TRI 2010. Đại ý: Những vụ phạm pháp sẽ giật gân hơn........ ------------------------------------- Nước Pháp rúng động trước vụ trộm thế kỷ Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 11:28, Thứ Tư, 31/03/2010 (GMT+7), Trong "vụ trộm thế kỷ" ở Pháp, một băng chuyên nghiệp đã đào một đường hầm vào nơi cất giữ đồ quý của ngân hàng Credit Lyonnais và khoắng sạch mọi thứ. Cửa vào đường hầm đã bị trám lại.Ít nhất hàng chục triệu euro tiền mặt và nữ trang đã bị mất sau khi 4 thành viên của băng trộm "The Termities" vào hầm cất đồ của ngân hàng và trút sạch ruột của 200 chiếc hộp cá nhân an toàn. Vụ trộm, được mệnh danh là "vụ án thế kỷ", diễn ra vào tối 27/3 (giờ địa phương). Bọn trộm bắt đầu đào từ một cái hầm ở bên cạnh ngân hàng trước khi dùng cuốc chim và thiết bị xây dựng để chọc thủng bức tường dày và đột nhập vào hầm để đồ của chi nhánh ngân hàng Credit Lyonnais, gần Nhà hát Lớn tại trung tâm Paris. Ngay khi vào được bên trong toà nhà của Credit Lyonnais, vốn đang được đóng cửa để tu sửa, bọn trộm đã trói người bảo vệ và doạ bắn chết người này nếu không ngồi yên. Bọn trộm đã mất khoảng 9 tiếng, từ 10h tối ngày 27/3 tới 7h sáng ngày 28/03, để trộm đồ và phóng hoả hiện trường khi rút đi. Cảnh sát phán đoán, bọn trộm phải dành vài ngày làm yếu tường trước khi tạo nên một lỗ hổng để chui vào hầm để các hộp cá nhân an toàn. Một cảnh sát nói: "Mọi việc rõ ràng là được lên kế hoạch kỹ càng, bọn tội phạm rất quyết đoán". Phát ngôn viên của đội chống tội phạm Paris tuyên bố, vụ đào tường khoét ngạch vừa qua mang dấu ấn của những vụ trộm các ngân hàng nhỏ hơn ở Paris từng diễn ra trước đây. Theo đó, các bức tường đều bị phá trong thời gian tu sửa. Một đại diện của ngân hàng Credit Lyonnais cho biết, chi nhánh bị trộm nằm gần bảo tàng Louvre, được đóng cửa vài tuần trong khi tu sửa. "Không may là chúng tôi không thể di chuyển các hộp để đồ an toàn trong thời gian này". Vụ việc trên tương tự vụ trộm ở Nice năm 1976 khi một đại cao thủ trộm cắp Albert Spaggiari dành hai tháng để đào đường hầm vào một ngân hàng và tẩu thoát với 50 triệu franc. Nhóm của tên này ở lại chi nhánh của ngân hàng Societe Generale suốt 4 ngày trong một kỳ nghỉ lễ và bỏ lại thông điệp với nội dung: "Không hận thù, không bạo lực, không vũ khí". Trong vụ trộm mới nhất, sau khi khoắng sạch sẽ, bọn trộm phóng hoả để xoá dấu vết, kích hoạt hệ thống chống cháy và làm ngập toà nhà. Người bảo vệ thoát được đám cháy và không hề hấn gì. Hoài Linh (Theo BBC, Mail)
    1 like
  11. VuSongAnh dành những tình cảm trân trọng nhất gửi tới Sư Phụ, cô Wil cùng các anh chị trong ngày sinh nhật này!! Mong rằng những tình cảm ấm áp được nhân lên từng ngày. Vusonganh
    1 like
  12. Bạn hãy thuyết minh cho những hình ảnh trên, tôi chỉ post hộ bạn sau khi nhận file từ email, bạn và AE cũng cần bạn tường thuật tiếp chuyến đi này.
    1 like
  13. (VOV) - Những chứng tích còn lại cho thấy, đây là ngôi đền thờ thầy giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở nước ta, tương truyền dạy dỗ các con Vua Hùng. Những năm gần đây, có một địa danh nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa thu hút khá đông đảo người đến thắp hương, tìm hiểu về văn hoá, việc dạy và học thời Hùng Vương. Đó là Đền Thiên cổ (Thiên cổ miếu). Ẩn mình dưới tán 2 cây táu cổ thụ trên quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ, Đền Thiên cổ tương truyền thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, người đã dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hiện nay ngôi đền này nằm trong quần thể di tích gồm Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Đền Thiên Cổ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử ngày 28/01/1999. “Thiên cổ miếu” và những truyền thuyết Ngôi đền nép mình dưới hai cây táu. Thầy giáo Đỗ Văn Xuyền ở thành phố Việt Trì, người suốt 40 năm nay nghiên cứu, tìm hiểu về chữ Việt cổ dẫn chúng tôi đến thăm ngôi đền chậm rãi kể, Thiên cổ miếu từ bao đời nay vẫn được xem là ngôi đền thiêng của người dân làng Hương Lan. Ngôi đền được xây dựng cách đây khoảng 3.000 năm. Ngày xưa, để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang và để hai thầy cô được yên nghỉ, người dân đã phải che giấu lịch sử về ngôi miếu này suốt nhiều năm và gọi thác đi là “Miếu hai cô”. Những bí ẩn của nó được hé mở chỉ cách đây không lâu. Đó là vào năm 1990, ngôi đền không may bị cháy. Trong lúc cố cứu những vật thờ trong đền, người dân Hương Lan đã phát hiện ra cuốn ngọc phả và cả sắc phong vua ban. Nguồn gốc của ngôi miếu cổ được chép lại trong Ngọc phả, như sau: Vào thời Hùng Duệ Vương (đời Vua Hùng thứ 17), ở đất Mộ Trạch có vợ chồng Vũ Công, thuộc gia đình có học. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút, hai người lần tìm về đô thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học. Dân làng đã cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ. Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Khi trưởng thành, Vũ Thê Lang được người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn - Kinh Bắc gả con gái của mình là Nguyễn Thị Thục - một cô gái nết na, thạo nghề tơ tằm canh cửi. Khi cha chết, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học, Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi. Mộ vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục. Tiếng lành đồn xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực nên Vũ Thê Lang được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục tạ thế cùng một giờ, một ngày - ngày 2/2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên) và được chôn cùng nhau. Dân làng Hương Lan lập đền thờ ngay trên ngôi mộ chung đó. Đền và phần mộ của vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang được người dân Hương Lan đã bảo vệ suốt 23 thế kỷ qua. Trong Đền Thiên cổ, có bức hoành phi nhỏ ghi "Thiên cổ miếu" và hai câu đối bằng bằng gỗ viết chữ Hán: "Hùng Lĩnh trung chi thắng tích/ Nam thiên trích khí linh từ" (dịch là: Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của nước Nam). Hai bên cửa võng là hai câu đối: "Đạo học nét son ngời Lạc Việt, Văn minh dấu ấn rạng Hùng Vương". Hoành phi và câu đối trong Đền Thiên Cổ có từ thời Tự Đức năm thứ nhất (1848). Ngoài ra trong ngôi đền thiêng này còn có những lư hương cổ bằng gốm có từ đời nhà Lý, nhà Lê. Đặc biệt là các pho tượng: Phụ vương, Mẫu vương và hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa cùng hai thị nữ, đã có trên 70 năm. Bàn thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang. Ngôi miếu nhỏ đã nhiều lần đổ nát vì thời gian và những khắc nghiệt của thời tiết nhưng luôn được dân làng Hương Lan góp công, góp của xây dựng lại nên vẫn uy nghiêm đứng vững đến nay. Hưng thịnh nền giáo dục thời Hùng Vương Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam là Văn Miếu đến năm 1075 mới được thành lập. Nhưng những gì được lưu giữ tại đền Thiên Cổ đã minh chứng cho sự tồn tại của một nền giáo dục hưng thịnh thời Hùng Vương. Nhà nghiên cứu chữ viết cổ Đỗ Văn Xuyền cho rằng, tuy những nghiên cứu khảo cổ chưa tìm được chính xác nền giáo dục nước ta thời đó phát triển đến mức nào, nhưng có thể khẳng định từ thời Hùng Vương, người dân Đại Việt đã có truyền thống hiếu học và chúng ta đã có chữ viết riêng để phục vụ việc học. Bức hoành phi viết bằng chữ cổ trong Thiên Cổ miếu. Ông Xuyền cũng cho biết, theo một cuộc điều tra của Pháp những năm 30 về hệ thống đền, đình ở nước ta (tài liệu vẫn còn lưu trữ ở Viện Hán – Nôm), thì toàn miền Bắc và miền Trung có hơn 40 đền thờ các thầy cô giáo và những học trò thời Hùng Vương đến thời An Dương Vương. Bản thân ông Xuyền cùng các nhà nghiên cứu đã tìm được một danh sách 18 thầy giáo thời Hùng Vương, những người đã đào tạo ra hiền tài cho các Vua Hùng thời đó như: Thầy Lý Đường Hiên, thời Hùng Vương thứ 6, dạy ở Yên Vĩ, huyện Hoài Nam, phủ Ứng Thiên, đạo Sơn Nam (nay là Ứng Hoà, Hà Nội); thầy Lỗ Công, thời Hùng Vương thứ 9, là cháu ngoại vua Hùng Định Vương, dạy ở kinh thành Văn Lang… Đến nay vẫn còn đền thờ của các thầy giáo và học trò của họ tại nhiều nơi ở miền Bắc đất nước. Đền Thiên Cổ không chỉ là một di tích văn hóa có giá trị của đất nước mà còn là khu du lịch văn hóa tâm linh đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự hiện diện của ngôi đền cổ tại đây cho thấy Việt Nam đã có một văn hiến lâu đời và truyền thống tôn sư trọng đạo quý báu của nhân dân ngay từ thời dựng nước. Đền Thiên cổ đã vinh dự được đón nhiều vị lãnh đạo Nhà nước tới thăm. Đặc biệt, tên tuổi của thầy Vũ Thê Lang - người thầy giáo tài cao đức trọng được lưu truyền từ thời Vua Hùng thứ 18 đã vinh dự được đặt cho một ngôi trường THPT ở thành phố Việt Trì, cách miếu 4 cây số. Bài và ảnh: Phỉ Thuý Chữ Khoa đẩu trong bức hoành phi này là có từ thời cổ hay người ta mới tạo ra vậy? Bác Thiên Sứ có bàn luận gì về vấn đề này không ah?
    1 like
  14. Thân gửi ban Tiêu Âm Dương Tôi thành thực cám ơn bạn vì những tình cảm trân trọng mà bạn đã dành cho tôi qua lá thư hồi âm trước ! và tôi cũng rất vui mừng khi đã phần nào giúp được bạn lấy lại được thăng bằng trong định hướng của cuộc sống hiện tại và tương lai sau này với bản thân bạn . Nhân đây , tôi xin được giải thích dùm bạn những thắc mắc về HẠN và đưa ra nhận định của riêng cá nhân tôi về cung phúc đức trong tử vi ngõ hầu giúp bạn có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống . HẠN trong tử vi nghĩa là kì HẠN hay một thời HẠN nào đó . HẠN có HẠN tốt , HẠN xấu tùy thuộc vào những cung và những sao thủ , chiếu về cung đó tốt hay xấu (Thủ là những sao đóng tại cung mình cần xem , Chiếu là những sao ở vị trí xung và hợp chiếu về cung đó) . ví dụ như năm nay bạn 43 tuổi , hạn đến cung mệnh của bạn thì có nhiều việc liên quan tới bản mệnh , tốt hay xấu tùy thuộc vào những sao đóng trong cung mệnh và những sao ở những cung có vị trí xung và hợp chiếu về cung mệnh . rồi sang năm , 44 tuổi , HẠN lại đến cung phụ mẫu là cung kế bên cung mệnh tính theo chiều thuận kim đồng hồ đối với dương nam , thì lại có nhiều việc liên quan đến bố , mẹ . rồi cứ như thế HẠN lần lượt đi hết 12 cung trong lá số . đến đây chắc bạn đã hiểu Nhận đinh định về cung phúc đức : Trong tử vi , cung phúc đức rất quan trọng , nó không chỉ ảnh hưởng ở một vài cung nào đó mà nó chi phối toàn bộ 12 cung trên lá số , bởi vậy , khi luận đoán bất kì một cung nào , người ta cũng phối hợp với cung phúc đức để đưa ra những kết luận chính xác . phúc đức trong tử vi có 2 loại : _Phúc đức về tiền kiếp : là phúc đức do ông bà , cha , mẹ để lại và do chính hệ quả tiền kiếp của bạn mà hiện kiếp bạn được thừa hưởng hay gánh chịu . Tôi nói đây không phải là cung phúc của bạn xấu mà bởi một số các cung cường của bạn (mệnh , tài , thiên di , phu thê) bị vây bọc bởi nhiều hung , sát và hình tinh mà cung phúc đức và những cát tinh đóng tại những cung đó không đủ mạnh để hóa giải , nên bạn cần phải có thêm phúc đức thực tại kết hợp mới hóa giải được . Đây chính là " Đức năng thắng số " đó . hóa giải ở đây nghĩa là làm cho những năm bạn có hạn rất xấu thì được hóa giải làm cho bớt xấu đi rất nhiều . ví dụ đến năm hạn đến cung Phu thê mà cung đó xấu , đáng lý năm đó vợ chồng phải bỏ nhau hoặc chia lìa nhưng khi đã được hóa giải thì chỉ mang ý nghĩa là cãi cọ hoặc ly thân một thời gian mà thôi _ Phúc đức thực tại : là phúc đức do chính bản thân mình nỗ lực tích cóp lại từ trong ý nghĩ(tư tưởng) đến những công việc thiện hàng ngày của bạn . Tôi khuyên bạn nên hướng thiện không phải vì bạn là người xấu đâu bởi những người có chính tinh đắc địa thủ mệnh như bạn thì quyết họ không bao giờ là người xấu cả mà vì trong lá số của bạn có nhiều hung , sát tinh thủ , chiếu ở một số các cung cường như tôi đã nêu ở trên mà thôi . Bạn cũng hỏi tôi là liệu bạn có học được tử vi không thì tôi xin được trả lời bạn là : bất cứ ai yêu thích môn khoa hoc thần bí này đều học được hết , tôi xin bật mí với bạn là Chính tinh thủ mệnh của tôi cũng là THAM LANG đắc địa như bạn đó . chỉ cần bạn cố gắng , không ngại khó thì bạn sẽ học được và nếu bạn không chê kiến thức hạn chế của tôi so với bể học mênh mông thì tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn nếu việc này không cản trở công việc của bạn và thời gian bạn dành cho gia đình thì khi nào bạn cần , tôi sẽ lập một email mới liên hệ riêng với bạn để tiện trao đổi với bạn qua môn khoa học thần bí này
    1 like
  15. Lời khuyên trước khi bạn được cao nhân chỉ điểm 1. Nghề nghiệp: hãy chọn nghề bạn yêu thích nhất bởi vì đó chính là sự nhiệp của bạn mà nó có thể đi cùng bạn tới hết cuộc đời, 2. Lấy vợ thì tuổi nào cũng được , miễn là yêu nhau. Hãy yêu bằng trái tim chứ đưng yêu bằng lời nói của thày bói. Luận tuổi Lạc Việt xác định bằng việc sinh đứa con chứ vợ chồng thì cứ yêu nhau là lấy. Xem tử vi để mà biết đường tiến lui , chứ đừng dùng nó làm kim chỉ nam cho sự lựa chọn của mình bạn ạ. Chúc may mắn.
    1 like
  16. 1 like
  17. Từ khi sinh đứa đầu thì công việc của mẹ có vẻ không được thuận lắm do mạng con mộc khắc mạng mẹ, nhưng do tính tương sinh cho bố rồi bố lại tương sinh cho mẹ nên cũng không ảnh hưởng gì lớn lắm. Nếu sinh thêm đứa mạng mộc nữa thì hơi phiền đó. Sinh đứa mạng hỏa Nhâm Thìn (theo Lạc Thư hoa giáp) thì mạng con sinh cho mạng mẹ là rất tốt. Cố đợi đi Thân mến
    1 like
  18. Trần Phương ah. Đây là toàn cảnh những tiền đề có thể xảy ra những thứ ngoài mong muốn của con người. "Vật cùng tắc biến". Còn đây là Sấm Trạng thực sự. Tôi đã lý giải điều này. Nhược đài sư tử thượng Thiên hạ thái bình phong. ---------------------------------------- Thứ Bảy, 04/07/2009, 16:03 (GMT+7) Châu Á - Thái Bình Dương chạy đua vũ trang: Rượt đuổi vũ trang trên không gian và đất liền Hải quân Mỹ thử hệ thống tên lửa trên tàu khu trục USS Sterret, 16-12-2008 - Ảnh: Wikimedia TTCT - Sự kiện tên lửa Trung Quốc ngày 11-1-2007 bắn trúng vệ tinh dự báo thời tiết “quá đát” đang bay trong quỹ đạo cách Trái đất 850km gửi đi một thông điệp, rằng “Trung Quốc có đủ khả năng đối phó với mọi mối đe dọa tiềm tàng từ không gian, lĩnh vực mà từ trước tới nay chỉ có Mỹ và Nga thống soái”, như bình luận của mạng Liên hợp buổi sáng (Singapore). Sự kết hợp những phương tiện đặt trong không gian với các vũ khí quy ước cho phép thực hiện những vụ oanh tạc chính xác “tới tận phòng ngủ” từ những tầm xa lớn. Chạy đua không gian trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc chạy đua hiện đại hóa quốc phòng tại châu Á - Thái Bình Dương, ngày nay đang diễn ra ráo riết trên năm lĩnh vực chủ yếu: tàu nổi, tàu ngầm, không quân, tên lửa và không gian. Ngoài ra, có thể diễn ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tại Đông Bắc Á. Từ chạy đua không gian Những vụ thử các phương tiện vũ khí chiến lược của CHDCND Triều Tiên gần đây đã góp phần thúc đẩy hiện đại hóa phương tiện vũ trụ của các nước láng giềng, trước hết là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản xác định nhiệm vụ cấp bách xây dựng hệ thống vệ tinh do thám thu thập thông tin, nâng cao khả năng phân tích những hình ảnh vệ tinh để phục vụ quốc phòng. Tháng 6-2008, thủ tướng Nhật Bản bổ nhiệm bộ trưởng đầu tiên phụ trách phát triển ngành vũ trụ nước này, Hạ nghị viện Nhật Bản thông qua đạo luật cho phép đẩy mạnh hoạt động vũ trụ vì an ninh quốc gia. Đầu tháng 5 năm nay, Ban Chiến lược chính sách vũ trụ của Chính phủ Nhật Bản thông qua dự án không gian giai đoạn 2009-2013 phát triển vũ trụ phục vụ quốc phòng và ngoại giao, với mục tiêu phóng 34 vệ tinh trong giai đoạn 2009-2013. Giai đoạn 2014-2020 Nhật Bản mua 60 vệ tinh, bốn vệ tinh trong số này sẽ thu thập thông tin tình báo. Về phía Hàn Quốc, ngày 11-6 vừa rồi Seoul đã khánh thành trung tâm vũ trụ đầu tiên, trở thành nước thứ 13 trên thế giới có trung tâm vũ trụ, và từ trung tâm này dự kiến ngày 30-7 sẽ phóng một tên lửa đẩy đầu tiên đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Nếu thành công, Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ 10 trên thế giới tự sản xuất và tự phóng vệ tinh nhân tạo. Ấn Độ cũng bị cuốn hút vào cuộc chạy đua không gian. Sau sự kiện 11-1-2007 gây chấn động đối với Ấn Độ, tổng tư lệnh quân đội nước này - tướng Deepak Kapoor - xác định Ấn Độ cần nâng cao khả năng ứng dụng không gian vào mục tiêu quân sự và cần xây dựng bộ chỉ huy không gian giám sát và phản ứng nhanh chóng trước tình hình. Tháng 10-2008, Ấn Độ phóng thành công tàu vũ trụ vào quỹ đạo Mặt trăng. Mỹ và Nga, hai siêu cường vũ trụ, tiếp tục theo đuổi những chương trình tham vọng. Ngày 8-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo quyết định xem xét lại chương trình thăm dò Mặt trăng và sao Hỏa mang tên “Chòm sao” của NASA. NASA có thể tiến hành các chuyến du hành vũ trụ có người lái tới hai hành tinh trên sau khi tàu con thoi ngừng hoạt động, trong khi cơ quan này đang nỗ lực để hoàn tất việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục thúc đẩy chương trình vệ tinh thử nghiệm cho kế hoạch phòng thủ tên lửa, ngày 5-5-2009 phóng thành công lên quỹ đạo vệ tinh trang bị các cảm biến thử nghiệm nhằm phát hiện, theo dõi và cung cấp thông tin mục tiêu tên lửa. Nhân Ngày vũ trụ quốc gia (12-4), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định khả năng cạnh tranh và an ninh của nước Nga phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả phát triển ngành tên lửa - vũ trụ. Ông nhấn mạnh ưu tiên chiến lược trong chính sách quốc gia Nga là củng cố vị thế tiên phong của Nga trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và thị trường dịch vụ vũ trụ quốc tế. Năm 2009 Nga lập kỷ lục thế giới với 39 vụ phóng tàu vũ trụ. Các chương trình vũ trụ góp phần quan trọng hoàn thiện các tên lửa đẩy - một trong những phương tiện quân sự quan trọng nhất trong cuộc chạy đua hiện đại hóa kho vũ khí tên lửa. Đến cuộc đua tên lửa đạn đạo Công nghiệp tên lửa Trung Quốc đạt được những bước tiến vượt bậc, tự trang bị các tên lửa từ loại chiến lược cố định, cơ động và trên biển tới tên lửa chiến trường (số lượng hàng ngàn quả đủ kiềm chế Đài Loan). Mới đây, nước này gây chấn động giới quốc phòng Mỹ với việc đưa vào sử dụng siêu tên lửa đạn đạo chống tàu chiến tầm bắn 1.200 dặm nhằm vào các nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ. Viện Hải quân Mỹ ngày 1-4-2009 cho biết loại vũ khí mới có thể mang đầu đạn hạt nhân để gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu siêu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ. Tầm bắn bao trùm các khu vực thuộc vùng “nóng” xung đột trong tương lai giữa Mỹ và các lực lượng trên biển của Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến khổng lồ về vũ khí hải quân và báo trước một sự thay đổi cán cân sức mạnh trên biển. Đến năm 2010, tổng số tên lửa đạn đạo vượt đại châu trên đất và biển của Trung Quốc có khoảng 200 đơn vị. Để theo kịp Mỹ chặng đường còn khá dài, nhưng sẽ đuổi kịp Nga trong tương lai khá gần. Theo một số chuyên gia quân sự Nga, phần lớn tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể tạo thách thức chiến lược đối với Nga, sau 10 năm nữa quy mô lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga “cùng lắm chỉ ngang hàng Trung Quốc”. Ngày 19-6-2009, lần thứ hai trong tháng Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mở đường cho việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này và trang bị cho lục quân Ấn Độ. Bình Nhưỡng muốn góp mặt trong câu lạc bộ hạt nhân CHDCND Triều Tiên đang nỗ lực gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Với 350 tên lửa Rodong tầm bắn tới Nhật Bản, 600 tên lửa Scud bắn tới Hàn Quốc, Bình Nhưỡng tạo lực lượng răn đe, làm phức tạp kế hoạch an ninh quốc phòng Mỹ và hai đồng minh. Theo đánh giá của lãnh đạo quốc phòng Mỹ vào ngày 16-6 vừa qua, chỉ 3-5 năm nữa tên lửa Triều Tiên sẽ trở thành “mối đe dọa thật sự” đối với Mỹ, do đó Mỹ cần duy trì và nâng cấp hệ thống đánh chặn tên lửa trên đất liền. Mặt khác, Triều Tiên có thể kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 19-6 nhấn mạnh Bình Nhưỡng có thể bán công nghệ hạt nhân cho các nước khác, “Nếu công nghệ hạt nhân rơi vào tay các phần tử xấu, cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ bị bao trùm bởi sợ hãi và lo lắng”. Ông cảnh báo các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể hướng tới phát triển kho vũ khí của mình, nếu chương trình hạt nhân của Triều Tiên không dừng lại. Tại châu Á - Thái Bình Dương không phải chỉ có một hoặc hai nước lớn đang trỗi dậy, có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, mà đang xuất hiện thời kỳ “chiến quốc tranh hùng”. Vũ khí đang đẻ ra vũ khí. Vậy mà các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu con đường dài tìm kiếm một cơ chế an ninh đủ tin cậy để kiểm soát cuộc chạy đua quốc phòng tốn kém, đầy bất trắc đối với hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực. TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG
    1 like
  19. Em vẽ thêm hình mô tả thêm đoạn này, xem ngõ và con kênh nó thế nào. Em và Mẹ cùng phi cung Khôn thuộc tây trạch nên không có gì thay đổi về PT cả. Thiết kế thế này thì không ổn, em làm lại thiết kế đi
    1 like
  20. Ngày nay có môn tiếp thị quản cáo. Các nhà kinh tế học lợi dụng tính lưu thông tin trong não con người mà làm quản cáo sản phẩm theo cách nói đi nói lại, lập đi lập lại một câu slogan nào đó từ ngày này qua tháng nọ, từ năm này qua năm nọ, riết rồi người ta nhớ, mặc dù không cố ý nhớ, rồi chọn lựa theo, hành động theo cái đã tưng nghe ra rả, lải nhải với hành động hay trạng thái hình như phản xạ hay vô thức. Ví dụ: "hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, nóng trong người...uống trà XXX", "trăm phần trăm...trăm phần trăm..." thế là đi đâu người ta cũng gọi món đó, sản phẩm đó mà không biết rằng trí não mình đã bị...đầu độc. Các nhà nghiên ngửa cứu kinh tế tưởng rằng họ phát hiện ra một phương thức kinh doanh gì mới, nhưng họ đâu ngờ rằng hơn 2000 năm qua cả khu vực Á Châu, và cho đến tận ngày nay thì đã sang Tây Âu, người ta đã biết dùng phương pháp đó từ...xửa xưa rồi là "Con Long Mã nổi trên sông Hoàng Hà, vua Phục Hy căn cứ vào mà vẽ Tiên Thiên Bát quái, Văn Vương ngữa mặt nhìn trời cuối mặt nhìn đất mà làm ra Hậu Thiên" ra rả ra rả như vậy, mơ hồ như vậy mà biết bao đời người tin. Xem ra chiến lược quản bá quản cáo này xuyên Thiên Niên kỷ mà sách kỷ lục Guiness có ghi cũng bằng thừa, và mấy cái chiến lược quản bá quản cáo của các hãng kinh doanh lớn trên thế giới cũng chỉ xếp hạng bét về hiêu quả và chuyên môn. "Thói quen từ tơ nhện biến thành dây thừng, từ dây thừng biến thành xiềng xích, từ xiềng xích biến thành số mệnh", hình như là Kark Mark nói câu này.
    1 like
  21. Bác Liêm Trinh yên tâm đi. Chân lý chỉ có một mà thôi. Không thể có hai được. Chỉ có một người đúng thôi bác ạ. Còn lại thì tất cả đều sai. Tôi đã công khai đề nghị một cuộc hội thảo để "ra môn, ra khoai": tôi đã công khai gửi bài phản biện lên báo Công An thành phố theo đúng trình tự. Bác thấy có ai phản biện tôi đâu? Sách vở tôi đã được in công khai, nhưng bác thấy có bài báo nào từ năm 2000 trở lại đây, nhắc nhở đến các công trình nghiên cứu của tôi không? Có hai khả năng xảy ra: 1 - Những luận cứ của tôi quá ẹ, nó quá dở nên không đủ tầm để các nhà báo quan tâm. 2 - Nó đúng quá đến mức đụng vào thì cái "hầu hết" sẽ về đuổi gà. Chắc rơi vào trường hợp thứ hai.
    1 like
  22. Tục thôi miên rắn lạ lùng ở Ấn Độ (Dân trí) - Cũng giống như bao đứa trẻ khác sinh sống trong bộ lạc Vadi tại miền Tây Ấn Độ, cô bé Rekha Bae, 6 tuổi, tiếp xúc với rắn hổ mang bành khi mới lên 2. Tất cả trẻ em bộ lạc Vadi phải trải qua 10 năm đào tạo tại một ngôi trường chuyên nghiệp để trở thành những người thôi miên rắn thuần thục. Rekha Bae đối mặt với một con rắn hổ mang. Các lớp học tại trường đào tạo này được xếp loại theo giới tính của học sinh. Thông thường, con trai sẽ được đào tạo để trở thành những người thôi miên rắn chuyên nghiệp còn con gái chỉ được dạy cách chăm sóc và trông coi lũ rắn khi không có chồng, cha, hoặc anh trai ở nhà. Trẻ em tộc Vadi đang chơi với rắn - một hoạt động nằm trong chương trình đào tạo của trường. Ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, tù trưởng của bộ lạc Vadi cho biết: “Việc đào tạo bắt đầu khi trẻ lên 2 tuổi. Chúng được dạy mọi cách để thôi miên 1 con rắn cho đến khi chúng sẵn sàng thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng của chúng tôi. Khi đến tuổi 12, mọi đứa trẻ trong bộ lạc này biết tất cả mọi thứ liên quan đến rắn. Chúng sẽ là những người nối tiếp truyền thống hàng ngàn năm của bộ lạc Vadi”. Những cô bé được dạy cách chăm sóc rắn, còn những cậu bé được học cách thôi miên rắn. Bộ lạc Vadi không bao giờ ở một chỗ quá 6 tháng và luôn tự hào về khả năng thích ứng với môi trường toàn rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang bành. “Ban đêm, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên sa mạc rộng lớn và kể cho nhau nghe những truyền thuyết về tổ tiên và chúa rắn. Chúng tôi giải thích cho lũ trẻ về tầm quan trọng của việc thôi miên rắn, giúp lũ rắn có một cuộc sống đoàn kết hơn trong tự nhiên. Đối với chúng tôi, rắn vô hại giống như trẻ con. Từ khi tiếp xúc với chúng khi còn là cậu bé nhỏ xíu đến giờ, tôi mới biết duy nhất 1 trường hợp rắn cắn người thôi”, ông Madari nói thêm. Ông Babanath Mithunat Madari thể hiện tài năng của mình. Theo kinh nghiệm của những người dân trong bộ tộc, những con rắn hổ mang hung dữ nhất cũng chỉ được lưu giữ ở bên con người nhiều nhất là 7 tháng. Sẽ rất nguy hiểm nếu quá thời gian đó, con rắn vẫn chưa được tự do. Kể từ khi việc thôi miên rắn bị coi là bất hợp pháp vào năm 1991, bộ lạc Vadi chịu nhiều sức ép từ chính quyền Ấn Độ. Ông Madari cay đắng nói: “Cảnh sát rà soát chúng tôi ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến. Hiện tại, chúng tôi ở cách thị trấn Rajkot 25km và bất cứ khi nào chúng tôi tìm cách vào thị trấn để mua thức ăn và nước uống là lại bị người dân đuổi đi”. Cộng đồng người Vadi bên ngoài thị trấn Rajkot. Mặc dù việc thôi miên rắn bị cấm nghiêm ngặt nhưng bộ lạc này vẫn giữ truyền thống của họ. Buồn thật! Đúng là quán vắng. Chẳng ai vào cả. Chắc tại phong thủy không tốt :D . Hàng ngàn năm trước bộ lạc này đã biết thôi miên rắn?! Đó là do kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, hay đó là một phương pháp có tính hệ thống từ một nguyên lý đã thất truyền? Không thể coi đó là kinh nghiệm được, người ta không thể tích lũy kinh nghiệm khi chợt nhìn vào con rắn trong một trạng thái bất ngờ nào đó , rồi rút kinh nghiệm để truyền sang người khác. Người khác tập luyện rồi chợt rút kinh nghiệm, sau đó phát huy. Đây là câu chuyện của những thằng gàn. Thuật thôi miên không phải chì người với rắn, mà còn là giữa người với người, nó có phương pháp hẳn hoi. Bởi vậy, nó mới có thể truyền đạt. Cách chẩn bệnh của Đông Y chỉ bằng sự bắt mạch - tất nhiên cũng tùy theo ông lang dốt thích nói chữ, hay tài năng thật sự. Nhưng phương pháp thì không thể phủ nhận. Phương pháp coi mạch chẩn bệnh của Đông Y không thể coi là một kinh nghiệm được tích lũy. Vậy phương pháp thôi miên từ đâu mà ra? Ấn độ - một trong những nền văn minh cổ đại và lâu đời trên thế giới. Những di sản còn lại ở đây đã minh chứng điều này. Có một lần tôi xem bói cho một cô người Srilanca. Cô ấy rất mê xem bói. Đã từng sang Ấn Độ xem bói. Tôi có giới thiệu cô ta hình Hà Đồ và nói với cô ấy rằng: Đây chính là đồ hình căn để của mọi học thuật cổ Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt. Cô ấy nói:n "Ở Ấn Độ, tôi cũng thấy người ta dùng hình giống như của ông để coi bói!". Như vậy, nền văn minh Ấn Độ đang giữ gìn một phần di sản của văn minh cổ mà tôi đặt tên là Atlantic (Mượn tên Atlantic của một nhà hiền triết Hy Lạp, chứ không phải là theo ông ta). Nếu biết được bí ẩn của thuật thôi miên, dù là thôi miên rắn, thì sẽ biết được những bí ẩn của thiên nhiên - và tất nhiên không dùng để thôi miên rắn làm xiếc kiếm xu. Rất tiếc, hình như bộ Văn Hóa, hoặc Khoa Học Ấn Độ không chú ý đến điều này. Tôi chia sẻ nỗi cay đắng của ông Madari
    1 like
  23. Chùm ảnh: Những động vật kỳ quái “đẻ ra” từ Internet (Dân trí) - Đây là những loài động vật vô cùng kỳ quái và chưa từng được phát hiện từ trước tới nay. Ngay cả Charles Darwin - nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học người Anh, có thể cũng không giải thích nổi.
    1 like
  24. Kính thưa quí vị. Đáng nhẽ tôi sẽ phân tích tiếp và từ đó đề xuất một tiêu chí trong phản biện khoa học để bào đảm tính khách quan khoa học cho nhưng phát kiến nhân danh khoa học. Nhưng tôi tạm dừng ở đây. Mong các nhà khoa học thật sự và có trách nhiệm quan tâm đến đề tài này sẽ tham gia mạn đàm. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
    1 like
  25. III - Phản biện và phản biện nhân danh khoa học. Vào thế kỷ XIV, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đi tìm cơ sở lý luận cho giáo lý của họ về việc: Làm thế nào các Thiên Thần dịch chuyển được các vì sao trên trời. Có giáo sĩ lập luận rằng: Các thiên thần lăn các vì sao như người nông dân lăn các thùng rượu nho; có người phản bác cho rằng: Các Thiên thần vác các vì sao như người nông dân vác bao bột mì từ cối xay gió...vv... Tất nhiên họ cũng phải bảo vệ luận điểm và phản biện. Sự phản biện này nhân danh phương pháp luận Thiên Chúa giáo. Tất nhiên nó vẫn sẽ được coi là đúng hoặc sai nếu luận điểm đó hợp lý và nhất quán với hệ thống giáo lý và những vấn đề liên quan đến nó. Và cũng tất nhiên nó không nhân danh khoa học. Qua sự kiện dẫn chứng trên đây thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tính phản biện không thôi thì chưa thể coi là khoa học. Mà có thể nó chỉ nhân danh tính hợp lý, tính nhất quán và hoàn chỉnh của một hệ thống phương pháp luận mà người có luận điểm liên quan đến nó đưa ra. Như thí dụ trên là nhân danh phương pháp luận Thiên Chúa giáo. Và tất nhiên nó không phải là khoa học. Từ đó chúng ta đặt vấn đề rằng: Xuất phát từ một ý thức khoa học và một tri thức khoa học với chức danh khoa học nào đó thì đã bảo đảm được tính khách quan khoa học trong phản biện khoa học hay không - khi mục đích của phản biện khoa học thật sự là đi tìm chân lý? Hoàn toàn không! Tôi khẳng định điều này! Khi nhân danh những trí thức khoa học và các chức danh khoa học thì nó chỉ có tác dụng phân biệt sự phản biện nhân danh phương pháp luận khoa học với sự phản biện nhân danh tôn giáo hoặc những phương pháp luận khác, mà tôi đã thí dụ ở trên, chứ nó chưa hoàn toàn bảo đảm tính khách quan khoa học trong việc đi tìm chân lý. Trong lịch sử khoa học - ở mọi ngành khoa học - đã có không ít lần người ta nhân danh khoa học với tri thức khoa học từ những chức danh khoa học, để phản biện những lý thuyết mới. Để rồi đến nay, nhân loại nhận thấy những sai lầm của những cái gọi là phản biện này. Ngoài những thí dụ ở bài trên thì còn quá nhiều thực tế khác mà không cần nói thêm. Những người gọi là có tri thức khoa học phải tự biết điều này. Như vậy, lịch sử phát triển khoa học đã xác định rằng: Tri thức khoa học và nhân danh khoa học không có nghĩa là những phản biện nhân danh nó thật sự là khách quan khoa học - Mà nó chỉ mới có tác dụng phân biệt với các phương pháp luận khác không nhân danh khoa học. Ở đây tôi chưa nói đến tính "củ chuối" trong phản biện theo kiểu: "sai rồi", "không có cơ sở khoa học". "Còn nhiều vấn đề cần xem lại"..vv....tức là chỉ có ngôn từ phản đối chứ không có tính phản biện dù là nhân danh phương pháp luận gì - có khoa học hay không? Tất nhiên tôi cũng chưa bản đến tính văn hóa trong ngôn ngữ phản biện - vì chủ để của bài viết này chỉ bàn đến tính khách quan khoa học trong phản biện khoa học để đi tìm chân lý. Chúng ta nhận thấy rằng: Cái tri thức khoa học của ngày hôm qua thì không phải là của ngày hôm nay và càng không phải là tri thức khoa học của tương lai. Nhưng những phát kiến khoa học của ngày hôm nay đang được phản biện thì nó lại thuộc về tương lai khi chúng ta thừa nhận nó sau khí nó xác định được tính chân lý. Vậy - qua những thực tế trong lịch sử phát triển khoa học cho thấy - trí thức khoa học và sự nhân danh nó chưa phải là một điều kiện cần để sự phản biện thật sự khách quan khoa học. Mà nó chỉ các tác dụng phân biệt giữa phương pháp luận khoa học với những phản biện nhân danh các phương pháp luận phi khoa học. Và lịch sử phát triển khoa học cũng đã chứng tỏ không chỉ vài lần sự nhân danh đó có tác dụng phản khoa học khi ngăn cản chân lý trong quá trình phát triển của con người. Vậy thì cái gì sẽ bảo đàm cho tính khách quan khoa học thật sự trong phản biện khoa học? Để có thể bảo đảm rằng: Một phát kiến khoa học chân chính sẽ được công nhận với giá trị đích thực của nó, có tác dụng phát hiện nhanh trong những phát kiến phục vụ cho con người. Để có thể bảo đảm rằng: Những phát kiến khoa học thật sự sẽ vượt qua được tính đố kỵ, ghen ghét, sự áp đặt và cả những sự dốt nát vì khả năng tư duy hạn chế của những cuốn tự vị biết đi được gọi là nhà khoa học khi tham gia phản biện và những nguyên nhân khác nữa. Còn tiếp
    1 like
  26. Tôi cũng đã có nhiều lần phải phản biện các công trình gửi đến Viện của chúng tôi, cũng liên quan đến vấn đề kiểu này và ngay lập tức có thể tìm thấy được vô khối lỗi suy luận logic trong từng trang bản thảo, và tôi cũng thấy xuất hiện ở đây. Kakalotta II - Phản biện và phản biện khoa học. Như vậy, tinh thần phản biện có sẵn trong tất cả mọi người. Có thể coi là sự phản ứng của thói quen nhận thức vốn đã cân đối trong tư duy nhận thức. Những người có tri thức trung bình thì tính phản ứng sẽ mang theo những giá trị tri thức phổ biến được nhiều người công nhận. Bởi vậy, có vẻ như nó mang dáng dấp của sự phản biện phù hợp với tri thức phổ biến, nên dễ lầm tưởng đó là phản biện khoa học - trước một phát hiện mới được coi là nhân danh khoa học; hoặc liên quan đến tri thức khoa học. Khái niệm "phản biện khoa học" ngày nay thường được hiểu như vậy. Tức là một phản ứng của tri thức phổ biến trước một phát minh mới. Phản ứng này đôi khi mang tính phủ định vì nó không phù hợp với tính cân đối của tư duy nhận thức. Nhưng bản chất của phản biện khoa học nên được hiểu như thế nào? Không phải tất cả những phản biện nhân danh kiến thức khoa học phổ biến dù là ở đẳng cấp cao nhất đều có nghĩa là phản biện thực sự khoa học. Hay nói nôm na cho dễ hiểu là: Không phải cứ dùng kiến thức khoa học, với ngôn từ khoa học để mổ xẻ một luận điểm hoặc một nội dung nào đó thì có nghĩa là sự mổ sẻ, phân tích đó sẽ có tính khách quan khoa học. Cho dù người đó là giáo sư viện sĩ..vv.... Thực tế lịch sử phát triển khoa học thế giới đã minh chứng điều này. Đôi khi rất đau xót và nó làm ngưng trệ sự tiến bộ của cả một quốc gia, hoặc cao hơn: Của cả một nhân loại. Tôi dẫn chứng vài việc được không ít người biết để làm cái gọi là ví dụ: Một kỹ sư nghèo nàn, rách rưới đã đến gặp Napoleon để trình lên ông một dự án làm tàu sắt và chạy bằng hơi nước. (Híc! Nội để được gặp Hoàng Đế Napoleon đã là vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ).Và kết quả là câu phán xanh rờn của Napoleon: "Đuổi cổ thằng bịp bợm này ra ngoài". Thật là may cho người kỹ sư khốn khổ, không bị chém đầu vì dám bịp bợm Hoàng Đế. Tất nhiên, người kỹ sư này đã mang phát minh của mình bán cho Anh quốc. Nhưng khi Napoleon bị đi đày ra đảo Cooc. Ông ta đã thực sự hối hận khi nhìn thấy một con tàu sắt và chạy bằng hơi nước. Ông ta nói: "Ta đã thất bại trong cuộc chiến này, từ khi đuổi người kỹ sư ra khỏi cửa". Đây là sự phản biện khoa học của Napoleon và được quyết định của một quyền lực chính trị. Ông ta đã nhân danh trí thức phổ biến thời bấy giờ: Tàu bằng sắt thì không thể nổi trên mặt nước. Tất nhiên quyết định của ông được mọi người coi là sáng suốt vì tính nhận thức phổ biến của tri thức khoa học bấy giờ. Bây giờ thì một học sinh trung học cũng ngạc nhiên tại sao Hoàng đế Napoleon vĩ đại lại có thể ngu như vậy? Tôi trộm nghĩ: Cái ngu này vẫn đeo đẳng con người cho đến bây giờ. Khi con người ta vẫn nhân danh một nhận thức phổ biến được tiếp thu từ tri thức thời đại, để phản ứng trước một phát hiện khoa học vượt khỏi thói quen tư duy. Một ví dụ mà có lẽ cả thế giới đều biết là Lư Sen cô - viện trưởng viện Hàn lâm khoa học Liên bang Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô - Một cường cuốc kinh tế và quân sự cách đây chỉ hơn 10 năm. Tức là rất cập nhật. Chức danh giáo sư Viện sĩ Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Liên Xô - chắc hẳn ngay cả những nhà khoa học sừng sỏ cũng không dám mơ ước. Nhưng ông ta vẫn sai lầm khi phủ định tất cả mọi nghiên cứu khoa học về thuyết di truyền. Tất nhiên trong tư duy của người được coi là nhà khoa học hàng đầu một siêu cường quốc này, chí ít cũng đã phản biện được cái lý thuyết Di truyền để phủ nhận đó với những thông tin có trong ông ta. Chưa nói đến những hội thảo khoa học của viện Hàn Lâm Xô Viết có mục đích phản biện thuyết di truyền và phủ định nhân danh khoa học. Hệ quả của việc này như thế nào thì đến nay mọi người ở trình độ phổ thông đều biết qua báo chí (Tờ An Ninh thế giới thông tin rất kỹ về việc này). Tất nhiên tôi muốn nói đến trình độ của Hoàng Đế và viện sĩ viện trưởng Viện Hàn Lâm. Từ đó để liên hệ rằng: những loại "cóc cắn" từ viện sĩ thường thường trở xuống thì rất dễ sai lầm, bởi thói quen và tính cân đối trong tư duy nhận thức, luôn luôn được coi là đúng. Tôi giả thiết rằng ông Nguyễn Cẩm Lũy lập một dự án khoa học - trước lúc ông ta thực hiện di chuyển cái nhà đầu tiên - mà gửi lên viện nào đó liên quan thì chắc chắn nó bị bác vì...không có cơ sở khoa học. Còn bây giờ khi nó đã thành hiện thực rồi thì chắc chắn người ta sẽ tìm cách chứng minh cái gọi là "cơ sở khoa học" của ông Nguyễn Cẩm Lũy để lấy bằng... tiến sĩ. Cũng như những lý thuyết của Lư Sen Cô lấy cơ sở thực tiễn từ nhà làm vườn nổi tiếng Mít su rin và là nguyên nhân trực tiếp khai tử cho Thuyết di truyền ở Liên bang Xô Viết cũ. Chính những kiến thức khoa học trong tri thức phổ biến được nhận thức và phát biểu từ những chức danh trong khoa học - đại loại như giáo sư; tiến sĩ - khiến người ta dễ nhầm lẫn và gán cho mọi phản ứng do thói quen nhận thức là "phản biện khoa học". Điều này sẽ khác với sự tính phản biện có tính khách quan khoa học thật sự. Vậy căn cứ vào đâu để phân biệt giữa một phản biện có tính khách quan khoa học thật sự với phản ứng từ một thói quen nhận thức nhưng xuất phát từ những kiến thức khoa học phổ biến và từ những người có chức danh trong khoa học? - Khi mà cả Hoàng Đế lẫn giáo sư viện sĩ Viện trưởng viện Hàn lâm khoa học của một siêu cường quốc cũng đã mắc sai lầm như dẫn chứng ở trên. Hay là người nào sai - dù là hoàng đế lận viện trưởng viện hàn lâm - chứ riêng "ta" thì luôn luôn từ đúng trở lên? Cái gì là tiêu chuẩn để phân biệt điều này? Còn tiếp
    1 like
  27. Anh Trần Phương có thể cho biết tác giả hai bài viết trên là ai không? Với cách viết "chứng minh khoa học" như trên, tôi chỉ đổi vài chữ sẽ thành một bài có nội dung khác. Đoạn sau đây là một thí dụ - Chữ của tôi màu xanh Dương, chữ nguyên bản bài viết do anh sưu tầm vẫn để màu xanh lá cây: Vì không có cơ sỡ nào để chứng minh cho các luận cứ của họ. Nên chỉ cần vài chữ là sang một nội dung khác. Tôi sẽ sửa toàn bài với nội dung trên. Việc sửa vài chữ thì bài viết từ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt sang thừa nhận nền văn hiến Việt nói lên điều gì? Tôi xin trả lời ngay: Điều này chứng tỏ lập luận của họ hoàn toàn chủ quan, khiên cưỡng và áp đặt, không có sự hợp lý tối thiểu. Nếu lập luận chặt chẽ, có hệ thống và hợp lý thì việc sửa vài chữ sang nội dung khác không thể xày ra.
    1 like
  28. có 1 con mèo -------------------------------------------------------------------------------- Có một con mèo đã một triệu năm rồi mà vẫn chưa chết. Nó đã từng chết đi một triệu lần, rồi sống lại một triệu lần. Một con mèo vằn bảnh bao. Có một triệu người đã yêu thương con mèo ấy, và một triệu người đã khóc khi con mèo ấy chết. Mèo thì chưa khóc lần nào cả. Có khi người chủ của mèo là một ông vua. Mèo ghét nhà vua lắm. Nhà vua giỏi chiến trận, lúc nào cũng bày chuyện đao binh. Và ngài nhốt mèo vào một cái cũi thật sang trọng để đem theo mình khi ra trận. Một ngày nọ, mèo trúng phải một mũi tên bay tới, lăn ra chết. Nhà vua đã ôm mèo vào lòng mà khóc giữa trận chiến. Rồi nhà vua bèn ngưng chiến, quay về thành, chôn mèo trong vườn ngự. Có khi người chủ của mèo là một thủy thủ. Mèo ghét biển lắm. Người thủy thủ đã đem mèo theo anh ta đi khắp các đại dương và ghé lại tất cả các hải cảng trên thế giới. Một hôm, mèo bị rơi từ trên tàu xuống biển. Mèo không biết bơi. Người thủy thủ vội vàng thả lưới vớt mèo lên, nhưng mèo đã chết vì ướt sũng. Người thủy thủ ôm mèo vào lòng, giờ đây bèo nhèo như chiếc giẻ rách ướt mèm, mà khóc òa lên. Rồi anh ta chôn mèo dưới gốc cây trong công viên nơi một thành phố cảng xa lạ. Có khi người chủ của mèo là một người làm trò ảo thuật trong gánh xiếc. Mèo ghét gánh xiếc lắm. Ngày ngày, người làm trò ảo thuật nhốt mèo vào một cái hộp, rồi dùng cưa cưa chiếc hộp ra làm đôi, sau đó lại lấy mèo từ trong hộp ra, vẫn còn nguyên vẹn, và khán giả vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Một hôm người làm trò ảo thuật đã lỡ tay cưa mèo đứt làm đôi thật. Ông ta cầm xác mèo đã bị đứt làm đôi, mỗi tay một nửa, mà khóc rống lên. Không ai vỗ tay cả. Người làm trò ảo thuật đã chôn mèo ở đằng sau rạp xiếc bé như cái chòi . Có khi người chủ của mèo là một tên kẻ trộm. Mèo ghét tên trộm lắm. Tên trộm đem mèo theo bên mình khi hắn đi rón rén như mèo vòng quanh những góc phố tối tăm. Tên trộm chỉ vào những nhà có nuôi chó. Trong lúc chó mải gầm gừ với mèo thì tên trộm cậy tủ sắt. Một hôm, mèo bị chó cắn chết. Tên trộm ôm mèo cùng với những viên kim cương mà hắn đã ăn trộm được, vừa khóc vừa lầm lũi đi giữa phố khuya. Rồi hắn về nhà chôn mèo trong khu vườn nhỏ. Có khi người chủ của mèo là một bà cụ già sống cô độc một mình. Mèo ghét cay ghét đắng bà cụ già . Bà cụ ngày ngày ôm mèo mà nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ nhỏ. Mèo nằm ngủ suốt ngày trên đùi của bà cụ. Rồi mèo chết vì già yếu. Bà cụ già lụ khụ đã ngồi khóc suốt một ngày bên xác mèo đã già khụ. Bà cụ chôn mèo dưới gốc cây trong khu vườn nhỏ. Có khi người chủ của mèo là một cô bé. Mèo ghét cay ghét đắng cô bé. Cô bé cõng mèo trên lưng, và ôm mèo thật chặt trong tay khi ngủ. Cô chùi mặt vào lưng mèo mỗi khi khóc. Một hôm, mèo bị sợi dây của chiếc địu sau lưng cô bé vướng vào cổ mà chết. Cô bé ôm mèo với cái đầu đã bị thắt gẫy nơi cổ mà khóc suốt một ngày. Rồi cô chôn mèo dưới gốc cây trong vườn. Mèo đã chết không biết bao lần nhưng chẳng hề chi. Một lần mèo chẳng phải là của ai cả, mà là mèo hoang. Đó là lần đầu tiên, mèo được là của chính mình. Mèo yêu chính mình lắm. Là vì mèo đã trở thành một con mèo vằn bảnh bao. Mèo cái nào cũng mong được mèo để mắt tới. Có con đem đến cho mèo một con cá lớn. Có con tặng mèo một con chuột hảo hạng. Có con đem đến tặng mèo cả quả matatabi quý hiếm mà giống mèo rất thích. Lại có con còn liếm cả những đường lông vằn vện của mèo. Mèo nói: -Ta đã từng chết một triệu lần rồi chứ bộ. Đâu phải đợi tới bây giờ. Vớ vẩn ! Là vì mèo chỉ yêu chính mình hơn bất cứ ai khác. Chỉ có một con mèo duy nhất đã không ngó ngàng tới mèo, một con mèo trắng thật đẹp. Mèo đến bên mèo trắng, bảo: -Ta đã từng chết một triệu lần rồi đó nghe. Mèo trắng chỉ đáp : -Ờ. Mèo hơi tức mình. Vì mèo yêu chính mình mà lại. Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, mèo tới chỗ mèo trắng, hỏi : - Chưa sống hết một lần, phải không? Mèo trắng chỉ đáp : -Ờ. Một hôm, mèo đến trước mặt mèo trắng, lộn một lúc ba vòng, rồi bảo : -Ta đã từng ở với một người làm xiếc. Mèo trắng chỉ đáp: -Ờ. -Ta đã ..một triệu lần.. Mèo ấp úng, rồi đánh tiếng hỏi mèo trắng -Ở bên cạnh được chứ? Mèo trắng đáp: -Vâng. Thế là mèo ở lại bên cạnh mèo trắng Mèo trắng sinh được một đàn mèo con xinh xắn. Mèo cũng không bao giờ còn nói: -Ta đã ..một triệu lần.. Bây giờ mèo đã yêu mèo trắng và bầy mèo con hơn cả chính mình. Chẳng bao lâu đàn mèo con lớn lên và đi đâu hết cả, mỗi con một ngả. Mèo mãn nguyện bảo: -Lũ chúng nó đã khôn lớn cả rồi. Mèo trắng đáp : -Vâng. và dịu dàng kêu nho nhỏ trong cổ . Mèo trắng đã hơi có dáng vẻ của một bà cụ. Mèo cũng kêu nho nhỏ trong cổ, ra chiều âu yếm đáp lại. Mèo chỉ mong sẽ sống lâu, mãi mãi cùng với mèo trắng. Rồi đến một ngày, mèo trắng nằm yên bất động bên cạnh mèo. Lần đầu tiên trong đời, mèo khóc. Mèo đã khóc từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, rồi lại từ sáng đến tối và rồi lại từ tối đến sáng, cứ thế ..Mèo đã khóc một triệu lần. Trời sáng, rồi lại tối, mèo cứ khóc mãi, cho đến một hôm mèo không còn khóc nữa. Mèo đã yên nghỉ bên cạnh mèo trắng. Mèo không bao giờ còn sống lại một lần nào nữa
    1 like