• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 31/03/2010 in all areas

  1. Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá VN: Ngang ngược và vô lý! http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0329233249.aspx Ngày 22.3, tàu cá QNg-50362 TS cùng 12 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ đòi tiền chuộc, trong lúc họ đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN. Như vậy, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 33 tàu cá với 373 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ. Bắt tàu, bắn người Suốt những ngày qua, người thân của 12 ngư dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - đang bị phía Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa, VN) - như ngồi trên lửa vì không biết số phận chồng, con họ ra sao. Ngày 29.3 - thời điểm phía Trung Quốc hẹn sẽ liên lạc - nhiều gia đình lại lặn lội đến nhà chị Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng và cũng là chủ tàu cá QNg-50362 TS Tiêu Viết Là (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), để ngóng chờ nhưng vẫn bặt vô âm tín. Cố liên lạc theo số điện thoại 00 86 13976018105 và 13976688406 thì chỉ nghe toàn tiếng Trung Quốc nên chả ai hiểu gì. Ngư dân Bình Châu đang đối mặt với những chuyến ra khơi đầy bất trắc - Ảnh: Hiển Cừ Suốt những ngày qua, người thân của 12 ngư dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - đang bị phía Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa, VN) - như ngồi trên lửa vì không biết số phận chồng, con họ ra sao. Ngày 29.3 - thời điểm phía Trung Quốc hẹn sẽ liên lạc - nhiều gia đình lại lặn lội đến nhà chị Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng và cũng là chủ tàu cá QNg-50362 TS Tiêu Viết Là (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), để ngóng chờ nhưng vẫn bặt vô âm tín. Cố liên lạc theo số điện thoại 00 86 13976018105 và 13976688406 thì chỉ nghe toàn tiếng Trung Quốc nên chả ai hiểu gì. Mắt đỏ hoe, chị Bưởi kể: "Tối 25.3, khi anh Là điện thoại về báo tin tàu và 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ, tui điếng cả người, ngất xỉu luôn". Theo chị Bưởi, đây là lần thứ 4 trong 4 năm qua, tàu cá của gia đình bị phía Trung Quốc tấn công, bắt giữ. Trong đó, năm 2006, khi chạy vào núp gió tại khu vực đảo Phú Lâm, tàu của anh Là cùng 10 ngư dân bị phía Trung Quốc cho ca-nô đuổi theo thu sạch máy móc, dụng cụ, gạo, cá..., chỉ còn chừa đủ dầu cho chạy về đến Bình Châu, thiệt hại hơn 150 triệu đồng. Một năm sau, tháng 6.2007, trên đường chạy tránh bão tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, khi phát hiện tàu Trung Quốc từ xa, anh Là cho mở hết tốc lực mong thoát nạn nhưng bị tàu Trung Quốc rượt theo, nổ súng xối xả làm 6 ngư dân bị thương, nhiều người sau đó trở nên tàn phế, chẳng thể đi biển. Sau đó, dù được thả về trên một chiếc tàu khác (cũng ở Bình Châu) nhưng chiếc tàu trị giá trên 300 triệu đồng của anh Là bị Trung Quốc tịch thu luôn... Tán gia, bại sản Sau 2 lần bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tàu, gia đình anh Là trở nên trắng tay, nợ nần đầm đìa. Nhưng dân biển nếu không ra khơi thì biết làm nghề gì nuôi sống gia đình, lấy gì trả nợ? Vì vậy, đầu năm 2008, vợ chồng anh Là quyết định thế chấp căn nhà để vay ngân hàng cả trăm triệu đồng, vay mượn thêm của họ hàng mua lại chiếc tàu cá công suất 160 CV, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Sau một thời gian chuyển đổi ngư trường vào Nam nhưng thua lỗ, anh Là và các ngư dân trở lại quần đảo Hoàng Sa - ngư trường truyền thống mà từ bao đời nay ngư dân Quảng Ngãi đã bám trụ - để một lần nữa tàu của anh lại bị Trung Quốc vô cớ bắt giữ, tịch thu máy móc, phương tiện hành nghề. Và cũng một lần nữa, gia đình anh Là đành phải bán tàu công suất lớn, mua lại tàu nhỏ hơn để trả bớt nợ nần. Tu sửa, mua sắm máy móc, thiết bị vừa xong, hôm 12.3, anh Là cho tàu QNg-50362 TS cùng 11 ngư dân, trong đó có 2 người con là Tiêu Viết Lành và Tiêu Viết Vấn, rời bến Bình Châu rẽ sóng thẳng tiến ra Hoàng Sa hành nghề lặn. Đi chuyến biển đầu tiên trên chiếc tàu mới, các ngư dân đều cầu mong trời yên biển lặng, khai thác được nhiều hải sản. Nào ngờ, chỉ 10 ngày sau họ lại bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc. "Cớ sao tàu của gia đình tui ra Hoàng Sa đánh bắt lại bị Trung Quốc bắt, giữ? Bây giờ có bán nhà cũng không trả nổi 700 triệu đồng tiền nợ, lấy đâu ra tiền chuộc tàu, chồng con?", chị Bưởi khóc tức tưởi. Thấy mẹ liên tục ngất xỉu, trong lúc cha, anh bị bắt, bị đòi tiền chuộc, mấy ngày qua em Tiêu Thị Vang (đang học lớp 9) cũng chẳng thiết học hành, ở nhà chăm sóc mẹ và dự định nghỉ học kiếm việc làm để phụ giúp gia đình. Bám biển, ra khơi mong cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn và nuôi con học hành, nhưng cứ ra khơi xa lại bị Trung Quốc bắt giữ khiến gia đình anh Là rơi vào cảnh cùng quẫn, tán gia bại sản. Tương tự, gia đình của những ngư dân đang bị Trung Quốc giam giữ cũng đang rơi vào cảnh khốn khó, con cái đứng trước nguy cơ thất học, bởi nguồn thu nhập chính chỉ mong vào từng chuyến đi biển của chồng, cha, anh. Chị Cao Thị Phụng, vợ ngư dân Nguyễn Đức Chung, lo lắng: "Mấy ngày qua không có tin tức gì, tui lo quá. Ảnh mà có mệnh hệ gì, chắc mấy mẹ con cũng chết theo chứ biết bấu víu vào ai". Những người vợ thẫn thờ chờ ngóng tin chồng - Ảnh: Hiển Cừ Không thể chấp nhận Không chỉ lo lắng mà nhiều ngư dân quanh vùng còn tỏ ra khá bức xúc chuyện Trung Quốc liên tục bắt giữ tàu cá VN. "Quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống mà bao đời nay cha, ông chúng tôi ra đó đánh bắt có sao đâu. Nhưng bây giờ liên tục bị Trung Quốc rượt đuổi, bắt giữ. Thật vô lý!", ngư dân Dương Tằm bất bình. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bức xúc: "Không ra quần đảo Hoàng Sa đánh bắt thì ngư dân Bình Châu chỉ còn biết bỏ nghề biển, bởi đây là ngư trường chính. Còn ra đấy, Trung Quốc thích bắt thì bắt, rồi buộc nộp phạt mới thả người thì làm sao ngư dân chịu cho thấu". Theo ông Hùng, chỉ tính trong năm 2009, Trung Quốc đã 3 lần bắt giữ 3 tàu cá cùng 38 ngư dân Bình Châu, đồng thời tịch thu tài sản trị giá khoảng 2 tỉ đồng của ngư dân. Điều này là hết sức ngang ngược và vô lý. "Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, không lý gì Trung Quốc lại bắt, giữ tàu cá của ngư dân VN. Nhà nước cần có sự can thiệp kịp thời để các ngư dân bị bắt nhanh chóng được trở về quê nhà", ông Hùng nói. Trước sự tái diễn những hành động vô lý của phía Trung Quốc, ông Trương Ngọc Nhi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết ngày 29.3 UBND tỉnh đã có công văn gửi các cơ quan chức năng trung ương nhanh chóng can thiệp và yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện toàn bộ tài sản cùng 12 ngư dân. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nhi khẳng định: "Việc Trung Quốc liên tiếp bắt giữ tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi khi mưu sinh trên quần đảo Hoàng Sa là hành động vô nhân đạo, không thể chấp nhận được, gây tổn hại đến vật chất và tinh thần cho ngư dân nên phía Trung Quốc cần phải bồi thường". Tính từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 33 tàu cá với 373 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ. Trong đó có một số vụ điển hình: - Ngày 26.4.2009, tàu QNg-94734 TS của ông Phạm Tĩnh, 58 tuổi, ở thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cùng 13 ngư dân đang trên đường tìm kiếm ngư trường tại tọa độ 17 độ vĩ bắc - 111,50 độ đông thì bị hai tàu của Trung Quốc (số hiệu 44061, 44831) rượt đuổi tịch thu khoảng trên 3 tấn cá. - Ngày 16 và 17.6.2009, 3 tàu cá là QNg-6364 TS, QNg-6517 TS và tàu QNg-6597 TS, cùng 37 ngư dân Quảng Ngãi đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm và buộc nộp phạt 210.000 nhân dân tệ. - Ngày 1.8.2009, tàu QNg-95031 TS, công suất 105 CV của ông Nguyễn Tấn Lự (57 tuổi, quê ở Bình Châu, Bình Sơn) có 13 lao động, nghe tin thời tiết xấu vào trú ẩn ở quần đảo Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt giữ. - Ngày 7-8.12.2009, Trung Quốc lại bắt giữ 3 tàu cá QNg-66398 TS, QNg-96004 TS và QNg-66119 TS cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn. Những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ngày 22.3: Tiêu Viết Là, 44 tuổi; Tiêu Viết Lành, 25 tuổi; Tiêu Viết Vấn, 18 tuổi; Nguyễn Văn Đưa, 28 tuổi; Nguyễn Đức Chung, 40 tuổi; Nguyễn Văn Thoại, 40 tuổi; Phạm Vĩnh, 37 tuổi (đều ở xã Bình Châu); Nguyễn Văn Say, 25 tuổi; Võ Thanh Tra, 32 tuổi; Huỳnh Văn Hòa, 32 tuổi; Võ Tấn Hùng, 34 tuổi; Dương Minh Tình, 24 tuổi (đều ở xã Bình Hải). Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân VN Ngày 29.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của VN trước việc ngày 22.3.2010, tàu cá QNg-50362 TS và 12 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị lực lượng tuần tra Trung Quốc giữ và yêu cầu nộp tiền phạt khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga cho biết: "Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Bộ Ngoại giao VN đã gặp phía Trung Quốc khẳng định rõ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ vụ việc, thông báo kết quả cho phía VN và thả ngay, vô điều kiện, tàu cá cùng toàn bộ số ngư dân nói trên". Nguyên Phong
    2 likes
  2. Trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi có minh chứng một giả thuyết về một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất. Những luận chứng có vẻ có cơ sở và hợp lý. Nhưng một vấn đề được đặt ra là: Nền văn minh đó đã tồn tại với loại năng lượng nào? Họ có dùng dầu hỏa, than đá và có khai thác quặng mỏ không? Nếu có thì với một nền văn minh như vậy tại sao bây giờ chúng ta vẫn có các loại quặng và mỏ dầu để khai thác? Phải chăng chỉnh thảm họa toàn cầu đã tạo ra các mỏ khoáng sản và mỏ dầu như chúng ta đã tìm thấy hiện nay? Nếu vậy thì nguyên liêu và năng lượng của nền văn minh Atlantic là gì? Phải chăng nền văn minh đó đã phát triển theo một con đường khác chúng ta hiện nay? Cảm ơn các bậc trí giả quan tâm.
    1 like
  3. Ngoài kia tuyết rơi đầy, sao e ko đến bên a chiều nay, ........ Trời ơi, mùi mẫn qué Mắt nai ơi, xin dừng đi nhé em Để tớ múa phụ họa cho, hihi :D
    1 like
  4. PHÁP MÔN MỘT ĐỜI THÀNH TỰU Mục đích rốt ráo của việc tu học Phật pháp là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Tuy nhiên chúng ta đang ở thời Phật pháp suy vi, giả chân lẫn lộn, tà sư, tà trí, tà kiến đầy khắp thiên hạ; chúng sinh huệ cạn, phước mỏng, nghiệp chướng sâu dầy nếu không có trí tuệ lại không gặp được thiện tri thức dẫn dắt sẽ dễ nhiễm tri kiến sai lầm mà lạc vào nhà ma,vĩnh viễn đọa trong ba đường ác; nếu không thì cũng mất nhiều thời gian, tâm lực, tiền của mà việc tu học vẫn không đắc lực, chẳng được bao nhiêu lợi ích chân thực, nói gì đến giải thoát khỏi biển khổ sinh tử. Để mọi người có thêm trí tuệ phân biệt chánh tà, đặc biệt là lựa chọn được pháp môn tu học vừa khế hợp căn cơ vừa có thể một đời thành tựu vượt thoát sinh tử; Diệu Thịnh xin giới thiệu một số cuốn sách vô cùng quý giá của các vị Tổ Tịnh Độ Tông cùng một số bài giảng của Hòa thượng Tuyên Hóa và Pháp sư Tịnh không về pháp môn xưng tán Hồng Danh Đức Phật A Di Đà -Pháp môn siêu việt thù thắng nhất trong toàn bộ giáo lý Phật Pháp đến mọi người hữu duyên. Nguyện cho tất cả chúng sinh trong mười phương đều tin Phật, tinh tấn niệm Phật đồng vãng sinh Tây phương Cực Lạc. "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm Phật Tông Yếu Những Lời Vàng Ngọc của Tổ Pháp Nhiên LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật có thể nói là con đường tất yếu để ra khỏi sinh-tử. Đây là Pháp Môn Tha Lực duy nhất trong Phật Pháp mà điểm then chốt là tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng Danh Hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng Xưng-Danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn cơ để tu những pháp môn như Quán Thật Tướng, Quán Tưởng, Quán Tượng, v.v… Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên. Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc. TIỂU SỬ NGÀI PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN Pháp Nhiên Thượng Nhân là Khai Tổ của Tông Tịnh Độ Nhật Bản. Ngài sinh năm 1133. Thân phụ của ngài là một vị quan thời đó. Do đã quá tứ tuần mà vẫn chưa có con nối dõi, nên cha mẹ Ngài đã trai giới thanh tịnh rồi vào chùa tụng kinh 7 ngày đêm để xin Phật gia hộ. Đến đêm thứ bảy, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, mẹ Ngài thấy một lão tăng đưa cho bà một con dao dùng để cạo đầu người xuất gia, bảo bà nuốt. Sau đó bà hoài thai. Cha Ngài đã đoán rằng sẽ sinh con trai và sau này xuất gia làm một Đại sư lỗi lạc. Từ khi mang thai Ngài, thân tâm của mẹ ngài trở nên an lạc lạ thường, bà phát tâm ăn chay trường và thâm tín Tam Bảo. Khi đản sinh Ngài, có hai luồng hào quang ở trên không chiếu xuống, tiếng chuông lảnh lót. Đầu Ngài vuông vắn có góc, mắt hai tròng, tướng mạo phi phàm. Năm Ngài lên chín, phụ thân ngài bị địch quân sát hại. Trước khi qua đời kêu Ngài đến và dạy rằng : “Nầy con! Đây là túc nghiệp của cha, tuyệt đối không nên ôm hận báo thù. Hãy nhớ rằng oán không thể diệt oán. Nếu mang cái tâm báo thù thì đời đời kiếp kiếp sẽ giết hại lẫn nhau không bao giờ dứt. Mình biết đau thì người khác cũng biết tiếc mạng sống. Con sau này thành nhân hãy cầu vãng sanh Cực Lạc, lợi lạc bình đẳng cho người và mình!”. Dặn dò xong xuôi cha ngài lớn tiếng niệm Phật mà an ổn qua đời. Năm 14 tuổi, tuân theo di ngôn của thân phụ, ngài xuất gia với Pháp sư Giác Quán ở chùa Bồ Đề tại quê nhà. Ngài huệ giải mẫn tiệp, nhất văn thiên ngộ. Pháp sư Giác Quán thấy Ngài khí lượng bất phàm, không nỡ đề Ngài bị mai một, nên đưa Ngài lên Tỷ Duệ Sơn - một tự viện nổi tiếng ở kinh đô - để tham học với Pháp sư Nguyên Quang. Đến ở Tỷ Duệ Sơn không bao lâu thì Pháp sư Nguyên Quang bảo rằng: “Đây là tuấn mã. Không thể để uống phí ở đây!” Rồi đưa ngài đến A-xà-lê Hoàng-viên, một bậc Tông sư của Tông Thiên Thai thời đó. Vừa thấy Ngài Tổ Hoàng Viên đã nói rằng: “Hồi hôm ta nằm mộng, thấy một vầng trăng tròn chiếu vào chùa. Phải chăng đây là điềm lành báo trước”. Rồi thu nhận Ngài làm đệ tử, bấy giờ Ngài mới 15 tuổi. Chưa đầy 3 năm sau, Ngài đã thấu triệt tất cả những áo diệu của giáo pháp Thiên-Thai. Tổ Hoàng-Viên đã có ý trao truyền Tổ vị cho Ngài. Nhưng Ngài không muốn bị ràng buộc bởi danh lợi nên quyết tâm ra đi. Năm 18 tuổi, Ngài ẩn tu ở núi Hắc Cốc, tham học với Hòa Thượng Duệ Không, một bậc Tông Tượng của Mật Tông thời bấy giờ. Thấy Ngài khí độ phi phàm, dù rằng tuổi còn nhỏ mà không cần phải sách lệ, nên đặt pháp hiệu cho Ngài là Pháp Nhiên (có nghĩa là “Pháp vốn như vậy”), và pháp danh là Nguyên Không (lấy chữ “Nguyên” của Đại sư Nguyên Quang và chữ “Không” của Đại sư Duệ Không). Tại đây Ngài được truyền thụ Viên Thừa Đại Giới và Du Già Bí Pháp. Không những thông tuệ, Ngài còn rất hiếu học. Tất cả Kinh, Luật, Luận đều được Ngài duyệt đọc cẩn thận. Ngài còn nghiên cứu tường tận về mọi tông phái. Không những thế, Ngài lại đọc khắp bách gia của cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản. Ngài từng nói rằng: “Bất cứ kinh điển hay sách vở gì, hễ tôi đọc qua vài lần là tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ”. Bởi thế, Ngài tinh thông mọi Tông pháp mà không cần phải học với ai cả. Ngài duyệt đọc Đại Tạng cả thảy 5 lần và được đương thời tôn xưng là Trí Huệ Đệ Nhất. Về phương diện tu hành, Ngài cũng có rất nhiều chứng nghiệm. Có lần Ngài nhập thất 21 ngày tu Pháp Hoa Tam Muội, cảm đức Phổ Hiền cưỡi voi trắng đến chứng minh, Sơn Vương Thần Tướng hiện hình thủ hộ. Khi Ngài duyệt đọc kinh Hoa Nghiêm, có con rắn nhỏ màu xanh nằm khoanh trên bàn. Thị giả Tín Không thấy vậy rất sợ hãi, dùng cây đem rắn ra ngoài. Khi trở vào lại thấy nằm nguyên ở chỗ cũ. Đêm đó Tín Không nằm mộng thấy một con rồng lớn đến bảo rằng: “Tôi là Long Thần thủ hộ kinh Hoa Nghiêm, xin đừng sợ hãi”. Mỗi lần Ngài nhập thất tu Chân-ngôn Mật-quán là cảm ứng các điềm lành như liên hoa, bảo châu, yết ma và v.v… hiện ra. Rất nhiều lần Ngài đọc kinh ban đêm mà không cần đốt đèn. Ánh sánh phát ra từ trán của Ngài hoặc từ trong thất. Những điều lạ thường như trên, kể ra không xiết. Nhưng dù vậy Ngài vẫn còn băn khoăn chưa thật sự an tâm. Trong cả Đại Tạng Kinh, Ngài hâm mộ nhất là Bộ “Quán Kinh Sớ” của Tổ Thiện Đạo. Ngài đọc đi đọc lại nhiều lần và bỗng nhiên ngộ được ý chỉ DI-ĐÀ SIÊU-THẾ NGUYỆN. Ngài vô cùng hoan hỷ, chẳng khác gì trong đêm tối mà gặp được minh đăng. Ngài lập tức xả bỏ tất cả những pháp môn đã và đang tu, rồi nhập thất chuyên tu Tịnh Độ, Niệm Phật, có đêm Ngài nằm mộng thấy Đại sư Thiện Đạo đến bảo với Ngài rằng: “Tôi là sư Thiện-Đạo đời Đường. Ông có thể hoằng dương Chuyên tu Niệm Phật, nên tôi đến để chứng minh. Từ nay ông có thể hoằng pháp thịnh hóa khắp cả bốn phương”. Năm 43 tuổi, Ngài rời Hắc Cốc đến trụ tích ở Đông Cát Thủy và khai sáng Tông Tịnh Độ. Trước đó tuy có không ít người Niệm Phật, nhưng không có Tông Tịnh Độ riêng biệt. Từ đây Tông Tịnh Độ xuất hiện và liên tục truyền thừa cho đến thời hiện đại ở Nhật Bản. Đây là một điểm đặc sắc cần lưu ý, vì ở Trung Hoa không hề có Tông Tịnh Độ, và dĩ nhiên không có sự kế thừa. Các Đại sư hoằng dương Tịnh Độ ở Trung Hoa có tính cách tự phát và chỉ ở trong đời của các Ngài mà thôi. Từ khi Ngài khai xướng Tông Tịnh Độ, những cảm ứng linh dị cũng nhiều không kể xiết. Xin kể đôi điều để tăng lòng kính tín. Đương thời Tể tướng Đằng Nguyên Kiêm Thực rất ngưỡng mộ Thượng Nhân. Có lần thỉnh ngài vào điện Nguyệt Luân để tham vấn về Tịnh Tông Yếu nghĩa, giảng xong Ngài từ biệt ra về, khi đi đến cây cầu ở trước điện, tể tướng quỳ lạy dưới đất không cầm được nước mắt, giây lâu mới quay lại hỏi các người tùy tùng: “Vừa rồi các người có thấy Thượng Nhân trên đầu có hào quang, dưới chân có hoa sen đỡ rời khỏi mặt đất, hình dáng giống như Đức Đại Thế Chí hay không?”. Có người thấy, có người không. Từ đó cầu này được đặt tên là cầu Viên Quang. Có lần cử hành Niệm Phật thất 21 ngày ở Chùa Linh Sơn. Vào nửa đêm ngày thứ 5, có vài người thấy Đức Đại Thế Chí cùng với đại chúng kinh hành Niệm Phật nên vội đảnh lễ. Giây lát ngước lên thì hình Đức Đại Thế Chí biến thành hình Thượng Nhân. Do đó mới biết rằng ngài là hóa thân của Đức Đại Thế Chí. Từ khi Thượng Nhân sáng lập Tông Tịnh Độ thì cơ hóa độ thịnh hành vô cùng. Từ vua chúa công khanh cho đến hạng dân giả đều qui ngưỡng Ngài. Và hẳn nhiên cũng không thiếu kẻ ganh ghét Ngài. Do lỗi lầm của đệ tử, Ngài bị vu cáo và phải bị đi đày một thời gian ngắn. Nhưng Ngài vẫn an nhiên dạy Đạo cho bất cứ ai đến tham vấn mà không hề phân biệt. Cũng nhờ lần đi đày này mà nhiều người có dịp gặp Ngài và được vãng sanh. Ngài vãng sanh vào lúc giữa trưa ngày 25 tháng 2 năm 80 tuổi (1212). Trước đó vài ngày, ngài nói với các đệ tử: “ Tiền thân của Thầy là một vị tăng ở bên Thiên Trúc (Ấn độ cổ thời), thường tu hạnh đầu đà. Nay đến chốn này học Thiên Thai Tông, sau rốt mở Tịnh Độ Tông, hoằng dương Niệm Phật.” Đệ tử Thế Quán hỏi: Thưa Thầy! Là vị nào? Ngài đáp: Là ông Xá-Lợi-Phất. Lại có đệ tử khác hỏi: Thầy nay có vãng sanh về Thế-giới Cực-Lạc không? Ngài đáp: Thầy vốn là người của Cực Lạc thì dĩ nhiên trở về Cực Lạc. Các đệ tử thiết trí tượng Đức Phật A Di Đà và xin Ngài chiêm ngưỡng. Ngài lấy tay chỉ lên không mà nói rằng: “Phật hiện Chân thân kìa, các con có thấy không? Thầy mười mấy năm nay thường thấy Chân thân của Phật, Bồ Tát và Cực Lạc Trang Nghiêm, nhưng tuyệt đối không nói với ai. Nay sắp lâm chung, nên không ngại gì mà không nói cho các con biết”. Ngày 22 các đệ tử đều đi nghỉ hết, chỉ còn một mình Thế Quán hầu Ngài. Có một người đàn bà đi xe đến và xin được gặp riêng Thượng Nhân. Hai người đàm đạo rất lâu. Khi bà ra về, Thế Quán rất lấy làm lạ nên mới đi theo sau, nhưng chẳng bao xa thì bà đột nhiên biến mất. Thế Quán vào hỏi Thượng Nhân. Ngài đáp: “Bà đó là phu nhân Vi Đề Hy!”. Từ ngày 23 cho đến ngày 25, Ngài lớn tiếng Niệm Phật cùng với đại chúng để kết duyên lần cuối. Đến giữa trưa ngày 25, ngài đắp y Tăng già lê, đầu Bắc diện Tây (nằm nghiêng bên phải, mặt quay về phía Tây) tụng bài kệ sau rồi an nhiên thị-tịch, thế-thọ 80, tăng lạp 66. “ Quang-minh biến-chiếu, Niệm-Phật chúng-sanh Nhiếp-thu bất-xả”. (Tạm dịch: Ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Thu nhiếp chẳng rời chúng sanh Niệm Phật). Trước khi Ngài thị tịch 5 ngày (ngày 20) mây ngũ sắc giống như tranh Phật che phủ chùa, khiến cho tất cả đại chúng được thấy đều rơi lệ. Các đệ tử nói rằng: “Đã có mây lành hiện ra thì Thầy sắp vãng sinh rồi ”. Ngài bảo: “Lành thay! Những người được thấy nghe hẳn sẽ tăng trưởng tín tâm!”. Sau khi Ngài vãng sinh 16 năm, các đệ tử mở kháp đá đựng di thể của Ngài thì toàn thân vẫn như cũ, dung mạo từ hòa. Đệ tử tăng tục hơn ngàn người hộ tống di hài Ngài về Tây Giao làm lễ trà tỳ. Trong khi làm lễ, mây lành hiện ra, hương thơm phảng phất trên các cây tùng nên từ đó nơi này có tên là “Tử Vân Tùng”, hiện nay là chùa Quang Minh. Tác phẩm quan trọng nhất của ngài là TUYỂN TRẠCH BỔN - NGUYỆN NIỆM PHẬT TẬP 4 đang được chuyển dịch sang Việt ngữ. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT CÁC HẠNH VÃNG SANH, NIỆM PHẬT ĐỆ NHẤT 1) Thánh Đạo Môn tuy thâm diệu, nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Độ Môn hình như là nông cạn, nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng. Thời Mạt Pháp một vạn năm, các kinh điển khác đều tiêu diệt, chỉ còn pháp môn niệm Phật A Di Đà để cứu độ chúng sanh. 2) Tông Tịnh Độ siêu hơn các tông. Hạnh Niệm Phật siêu hơn các hạnh. Bởi vì thâu nhiếp tất cả các cơ vậy. 3) Chẳng luận có tội hay vô tội, chẳng kể là trì giới hay phá giới, nếu căn cứ vào thời điểm và căn cơ thì chỉ có pháp môn Tịnh Độ (Hạnh Niệm Phật) là yếu pháp để thoát khỏi sinh tử trong đời này. 4) Để đời này thoát khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Để được vãng sinh Tịnh Độ, không gì hơn Niệm Phật. 5) Tu Niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh Độ, thì tương ứng với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà. Tu các hạnh khác để cầu vãng sanh Tịnh Độ thì mâu thuẫn với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà. 6) Để được vãng sinh cõi Cực Lạc, thì dù diệu hạnh gì chăng nữa cũng không hơn niệm Phật. Vì sao thế? Vì niệm Phật là hạnh tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà vậy. 7) Ngoài niệm Phật, tất cả hạnh khác đều chẳng tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Bởi vậy, tuy là diệu hạnh cũng không bằng niệm Phật. Muốn được sinh sang cõi nước đó, nên thuận theo Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. 8) Niệm Phật là hạnh tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà, nên mười phương hằng sa chư Phật đều chứng thành. Các hạnh khác chẳng tương ưng Bổn Nguyện, nên chư Phật chẳng chứng thành. Bởi thế nên thường niệm Phật để mười phương chư Phật hộ niệm. 9) Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ chép rằng: “Quang minh soi chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp không rời các chúng sinh niệm Phật ”. Quang minh của Đức A Di Đà chỉ soi chiếu người niệm Phật, chẳng soi chiếu người tu các hạnh khác. Bởi thế người cầu sinh sang cõi Cực Lạc phải biết Niệm Phật là trọng yếu. 10) Bổn Nguyện thâm trọng sau năm kiếp tư duy chép trong kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ là: “Chẳng kể thiện hay ác, chẳng quản trì giới hay phá giới, chẳng tính tại gia hay xuất gia, chẳng luận có trí hay không có trí. Chỉ pháp Đại Bi Bình Đẳng, nay đã thành Phật ”. Trụ vào cái Tâm Tha Lực ( nguyện lực của Đức A Di Đà) mà Niệm Phật thì chỉ trong khoảnh khắc, đã được dự vào sự nhiếp thọ của Đức Phật A Di Đà. 11) Niệm Phật không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức gì cả. 12) Niệm Phật hoàn toàn không có hình thức. Chỉ cần biết rằng: “Hễ xưng Danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực Lạc ”, do đó chí tâm niệm Phật để cầu vãng sinh. 13) Niệm Phật lấy không hình thức làm hình thức. Chỉ biết rằng thường niệm Phật thì đến lúc lâm chung nhất định Phật lai nghinh mà vãng sinh sang cõi Cực Lạc. 14) Vấn đề niệm Phật tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng xưng Lục Tự Hồng Danh ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) thì đã bao hàm tất cả. 15) Niệm Phật chẳng phải là quán Pháp Thân Phật, chẳng phải là quán tướng hảo của Phật. Chỉ một lòng chuyên xưng danh hiệu Đức A Di Đà, đó là niệm Phật. 16) Chỉ biết rằng: “Bổn Nguyện của Đức A Di Đà chẳng hư dối, hễ xưng niệm danh hiệu của Ngài thì nhất định được vãng sinh”. Ngoài ra không cần nghĩ gì khác. 17) Tất cả căn cơ cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật để vãng sinh. Cái thân hiện nay do túc nghiệp đời trước mà có, nên trong đời này không thể thay đổi. Như người nữ mà muốn đổi thành người nam trong đời này thì không thể được. Cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật. Người trí thì lấy trí mà niệm Phật vãng sinh. Người ngu thì dùng ngu mà niệm Phật vãng sinh. Có đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Không đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Người có tà kiến cũng niệm Phật vãng sinh. Hàng phú quý, hạng bần cùng, người tham lam, kẻ tánh nóng, bậc có từ bi, hạng không có từ bi, do BỔN NGUYỆN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ, hễ niệm Phật thì đều được vãng sinh. 18) Hỏi: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao? Đáp: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau không có hơn kém. Hỏi: Chỗ này quả thật tôi không hiểu. Vì sao người xuất gia không gần đàn bà, ăn chay trường mà niệm Phật, do đó rất đáng quý. Người tại gia thường hay nghĩ đến sắc dục, ăn thịt uống rượu mà niệm Phật, hẳn nhiên là thấp kém. Làm sao mà bằng nhau được? Đáp. Công đức bằng nhau không có hơn kém. Vì sao vậy? Người không biết BỔN NGUYỆN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ mới có nghi vấn này! 19) Anh Cát Đằng (một đệ tử tại gia thuộc hạng hạ lưu của Ngài) cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Pháp Nhiên nầy cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Hai bên hoàn toàn không khác gì nhau. 20) Niệm Phật của Pháp Nhiên nầy với niệm Phật của anh Cát Đằng hoàn toàn như nhau. Nếu cho rằng không giống nhau, là hoàn toàn không biết ý nghĩa của niệm Phật vậy. Như lấy gấm vóc mà gói vàng ròng, hoặc lấy vải dơ mà gói vàng thì cũng là vàng ròng cả. 21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao? Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác! 22) Hỏi: Tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây? Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng làm không nổi! 23) Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu. 24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy. 25) Chẳng phải thanh tịnh cái tâm của mình, trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật thì tội chướng tiêu diệt. 26) Dù trọng tội vô gián (ngũ nghịch) cũng không thể thắng công đức xưng Danh. Thanh bảo kiếm là Danh hiệu Đức A Di Đà, hễ trì niệm thì ma duyên không gần được. Thường xưng niệm Danh hiệu Ngài thì tội chướng tiêu diệt. 27) Trong khi niệm Phật mà tâm vọng động là thông bệnh của tất cả hạng phàm phu. Nhưng hễ có chí nguyện vãng sinh mà Niệm Phật thì tuyệt đối không chướng ngại. Ví như chỗ thâm tình của cha con, dù có bất hòa đôi chút, thì chỗ thâm tình đó vẫn không thay đổi, vẫn là cha con. 28) Lấy người Niệm Phật mà thí dụ cho hoa sen, vì hoa sen là nghĩa không ô nhiễm. Đối với Danh hiệu của Bổn Nguyện Thanh Tịnh (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) thì sự dơ bẩn của thập ác, ngũ nghịch không thể làm ô nhiễm được nên mới thí dụ như thế. 29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế: “ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”. Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên. 30) Trong nhãn quan của Pháp Nhiên thì: “ Tam tâm cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Ngũ niệm cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Tứ tu cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ”. 31) Người làm biếng Niệm Phật là người đánh mất đi vô lượng châu báu. Người siêng năng Niệm Phật là người khai mở vô biên sáng suốt. Nên dùng cái tâm cầu vãng sinh mà tương tục Niệm Phật. 32) Danh lợi là dây trói của sinh tử, là lưới sắt để vướng vào ba đường dữ. Xưng Danh là đôi cánh của vãng sinh để lên chín phẩm liên đài. 33) Chúng ta là người bị kẻ thù “tham, sân, phiền não” cột trói mà giam hãm trong lồng chậu tam giới. Hãy nghĩ đến lòng từ bi của Cha Lành A Di Đà, dùng thanh bảo kiếm Danh hiệu mà chặt đứt dây trói sinh tử, lên con thuyền Bổn Nguyện để vượt biển luân hồi, đến bờ Giác Ngộ. Nước mắt hoan hỷ rơi ướt áo, lòng mong mỏi không nguôi. 34) Đã được thân người khó được, nếu tương lai để rơi vào ba đường dữ thì đáng buồn, đáng tiếc vô cùng. Chán cõi dơ, ưa Tịnh Độ, bỏ ác tâm, phát thiện tâm thì được tam thế Chư Phật tùy hỷ. Con đường để ra khỏi sinh tử tuy chẳng giống nhau, nhưng trong thời mạt pháp thì Xưng Danh Đức Phật A Di Đà là hơn cả. Hạng tội chướng nặng nề ngu si ám độn đi nữa, nếu chịu trì Danh thì sẽ được vãng sinh, vì tương ưng Bổn Nguyện nhiếp thọ của Đức Phật A Di Đà vậy. Tội chướng nặng nề hãy đừng mặc cảm, vì ngũ nghịch; thập ác cũng được vãng sinh. Dù mười niệm hay một niệm đi nữa, hễ chí tâm thì Phật lai nghinh. 35) Hạnh Trì giới (mà không xưng Danh Hiệu A DI ĐÀ PHẬT cầu sinh Tịnh Độ) chẳng phải là hạnh mà Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà nhiếp thọ, do đó cứ theo khả năng của mình mà giữ là được rồi. Điều quan trọng là chuyên cần Niệm Phật. 36) Chẳng kể là phá giới hay giữ giới, giàu hay nghèo, căn cơ cao hay thấp. Hễ xưng niệm Danh hiệu Ngài thì như gạch ngói biến thành vàng ròng. Ngài nhất định lai nghinh. Đó là thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà. 37) Người Niệm Phật dù không có chút thiện căn gì khác đi nữa, vẫn chắc chắn được vãng sinh. Hỏi: Niệm Phật mà không phát bồ đề tâm thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không giữ giới thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không có trí tuệ thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà vọng niệm không ngừng thì làm sao được vãng sinh? Đáp: Hỏi như vậy là vì không biết và hiểu kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ. 38) Phật có đại nguyện tiếp dẫn, chúng ta có lòng muốn sinh sang đó, làm sao mà chẳng toại nguyện vãng sinh? 39) Nếu đi bằng thuyền thì người sáng mắt hay kẻ đui mù đều có thể đến bờ bên kia. Tuy có con mắt trí tuệ mà không Niệm Phật thì không phù hợp với Nguyện Lực. Tuy ngu si ám độn mà có thể Niệm Phật xin được nương vào Nguyện Lực của Phật để được vãng sinh. 40) Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn. 41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!! 42) Hạng vô trí, tội chướng Niệm Phật mà vãng sinh là ý chánh (mục đích chính) của Bổn Nguyện. 43) Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người xưng danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh. Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”. 44) Tuy được nghe Danh Hiệu mà không tin thì cũng như không được nghe. Tuy có tín tâm mà không xưng niệm thì cũng như không tin. Bởi thế nên một lòng Niệm Phật. 45) Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là thệ nguyện dùng Danh Hiệu của Ngài để tiếp chúng sanh tội chướng. Do đó, người Niệm Phật (xưng danh hiệu Ngài) thì sẽ được lai nghinh. Đạo lý này tuyệt đối không thể nghi ngờ. 46) Hỏi: Chỉ xưng Danh một niệm mà có thể diệt được trọng tội ngũ nghịch, thập ác ư? Đáp: Đừng nghi! 47) Khi tạo ngũ nghịch mà được nghe Danh Hiệu của Đức Phật A Di Đà thì hỏa xa (cảnh địa ngục) tự nhiên biến mất, liên đài hiện đến lai nghinh. Người tội chướng nặng nề không có phương tiện gì khác để giải thoát, do xưng Danh Hiệu được vãng sinh Cực Lạc. Đó là nhờ vào Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà. 48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn? Đáp: Giống nhau! 49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được. Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh. Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi. 50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh. Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh. Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa. 51) Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng thì Phật A Di Đà phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ mà chịu khổ thì hết khổ. Người chết sau khi lâm chung được giải thoát. 52) Tuy biết rằng: “Dù tội ngũ nghịch cũng không chướng ngại vãng sinh” nhưng phải cẩn thận ngay cả tội nhỏ cũng chớ phạm. Tuy biết rằng “một niệm cũng đủ” nhưng gắng niệm cho nhiều. Tin rằng một niệm cũng vãng sinh mà niệm suốt một đời. 53) Hỏi: Vì Bổn Nguyện không loại trừ kẻ ác, nên người ta đều muốn tạo ác nghiệp, làm sao đây? Đáp: Phật A Di Đà tuy không bỏ rơi kẻ ác, nhưng người tạo ác nghiệp thì chẳng phải là đệ tử của Phật. Tất cả Phật Pháp là để chế phục điều ác, vì hạng ngu si phàm phu không dễ gì làm được, nên khuyên Niệm Phật để diệt tội. 54) Đức Phật A Di Đà thương xót tất cả chúng sinh, dù thiện hay ác Ngài đều cứu độ. Nhưng thấy người lành thì Ngài vui, thấy kẻ ác thì Ngài thương xót. 55) Đáng thương thay! Thiện tâm tùy năm mà giảm, ác tâm theo ngày mà tăng! Người xưa nói: “Phiền não như ảnh tùy thân, muốn bỏ mà không xong. Bồ Đề như trăng trong nước, muốn lấy mà không được”. 56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm! 57) Người tu Tịnh Độ trước hết nên biết hai điều nầy: “Vì người có duyên dù phải bỏ thân mệnh, tài sản cũng nên vì họ mà nói pháp môn Tịnh Độ. Vì sự vãng sinh của mình, nên xa lìa mọi phiền nhiễu mà chuyên tu hạnh Niệm Phật”. Ngoài hai điều trên không tính toán gì khác. 58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ. Sống một mình không Niệm Phật được thì ở chung mà Niệm Phật. Sống chung không Niệm Phật được thì ở một mình mà Niệm Phật. Tại gia mà không Niệm Phật được thì xuất gia mà Niệm Phật. Xuất gia mà không Niệm Phật được thì tại gia mà Niệm Phật. Sống giữa đời không Niệm Phật được thì trốn đời mà Niệm Phật. Trốn đời không Niệm Phật được thì sống giữa đời mà Niệm Phật. 59) Nguyện rằng người tu Tịnh Độ gặp bệnh hoạn nên vui! 60) Thành Phật tuy khó nhưng cầu vãng sinh thì dễ được. Nhờ sức Bổn Nguyện làm cường duyên, nên tuy là phàm phu mà được vãng sinh Báo Độ (Thực Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ). 61) Một vị tăng ở Trấn Tây đi hành cước, khi đi ngang Cát Thủy Lư, ra mắt Pháp Nhiên Thượng Nhân, gặp lúc ngài đang Niệm Phật ở đạo trường nên thị giả tiếp khách. Vị tăng hỏi: Trong khi xưng Danh hiệu, có nên để tâm mình vào tướng hảo của Phật hay không? Thị giả đáp: Quả thật là nên. Vừa lúc ấy ngài mở cửa đạo trường và nói: “Nguyên Không nầy (một pháp danh khác của Ngài) thì chẳng vậy. Hãy nhớ rằng kinh dạy: “Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh xưng Danh hiệu của tôi dù chỉ có mười lần, nếu chẳng được vãng sinh, tôi sẽ không ở ngôi Chánh Giác”. ( Kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ). Và Tổ Thiện Đạo dạy: “Đức Phật kia (Đức A Di Đà) nay đang tại thế thành Phật. Bởi thế nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm thì tức nhiên được vãng sinh”. Theo thiển ý, dù quán tướng hảo của Phật chăng nữa cũng chẳng phải như thuyết quán. Chẳng bằng nương tựa Bổn Nguyện, miệng xưng Danh hiệu là hơn cả, vì đó là hạnh chân thực ( hạnh tương ưng với Bổn Nguyện). 62) Có người hỏi rằng: Nhật khóa xưng danh sáu vạn, mười vạn lần mà chẳng như pháp: so với xưng danh hai vạn, ba vạn lần mà như pháp. Bên nào tốt hơn? Ngài đáp: Hạng phàm phu loạn tưởng xưng danh ít lần mà như pháp tu hành, sự thật rất là khó. Chẳng bằng nhật khóa xưng danh cho nhiều. Chỗ trọng yếu của xưng danh là để tâm niệm tương tục, Niệm Phật không ngớt miệng là đủ, cần gì phải cho là như pháp hay chẳng như pháp ư! 63) Hỏi: Thường nghĩ đến chuyện “Bỏ ác tu thiện” mà Niệm Phật, so với thường nghĩ đến ý chỉ của Bổn Nguyện mà Niệm Phật. Điều nào hay hơn? Đáp: Bỏ ác tu thiện tuy là lời răn chung của chư Phật, nhưng hạng phàm phu thời mạt pháp như chúng ta thường làm ngược lại! Nếu chỉ tự mình mà chẳng nương vào Bổn Nguyện thì e rằng khó mà ra khỏi sinh tử. 64) Hỏi: Thiện Đạo Hòa Thượng cho rằng Thánh Đạo môn là giáo pháp phương tiện, xuất phát từ đâu? Đáp: Cuốn PHÁP SỰ TÁN chép: “ Như Lai xuất hiện nơi ngũ trược. Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh. Hoặc nói “đa văn” mà được độ. Hoặc thuyết “tiểu giải” chứng tam minh. Hoặc dạy “phước huệ” cùng trừ chướng. Hoặc giáp “thiền niệm” ngồi tư duy. Tất cả pháp môn đều giải thoát. Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”. Hỏi: Đã nói rằng: “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, sao lại lấy đoạn văn nầy làm chứng cứ? Đáp: Ở trên nói: “Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh”, kế đến là “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, và cuối cùng là “Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”. Rõ ràng là ngoài Niệm Phật vãng sinh ra, tất cả đều là phương tiện. 65) Thánh Đạo Môn (các tông phái khác) đều tu cái “nhân” của tam thừa, tứ thừa để được cái “quả” của tam thừa, tứ thừa. Do đó không thể so sánh với hạnh Niệm Phật. Còn trong Tịnh Độ Môn thì các hạnh (đọc tụng kinh điển, lễ bái, quán tưởng, quán tượng…) và hạnh Niệm Phật đều là “nhân” để vãng sinh nên có thể so sánh. Nhưng các hạnh đều chẳng phải tương ưng với A Di Đà Phật Bổn Nguyện, do đó quang minh của Đức A Di Đà chẳng thu nhiếp, mà Đức Thích Ca cũng chẳng phó chúc. Bởi thế Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Tất cả các hạnh khác tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không thể so sánh nổi”. 66) Các Đại sư hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ thời nào cũng có nhiều, tất cả đều khuyên người tu Tịnh Độ phát Bồ Đề Tâm và đều lấy hạnh “Quán Tưởng” làm chánh. Chỉ duy một mình Đại sư Thiện Đạo cho rằng không phát Bồ Đề Tâm cũng được vãng sinh và nhận định rằng hạnh “Quán Tưởng” chỉ là trợ nghiệp cho hạnh “Xưng Danh” mà thôi. Theo thiển ý, người tu Tịnh Độ nếu không tuân theo ý của Ngài Thiện Đạo thì e rằng khó được vãng sinh. Hãy ghi nhớ! 67) Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy. Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả. 68) Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi. Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương tiện gì để thành lập tín tâm?”. Tôi đáp: “Hãy cầu nguyện Tam Bảo gia bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện xảo không thể nghĩ bàn của Như Lai! Mình có cái chí nguyện vãng sinh, Phật có lời thề tiếp dẫn. Vãng sinh Tịnh Độ hẳn nhiên là tương ứng!” Từ đó không còn tâm nghi ngờ nữa. Sau nầy ông có đến cho tôi biết. Ba năm sau thì được vãng sinh, điềm lành rất nhiều. Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị. 69) Yếu đạo để hạng phàm phu thoát khỏi sinh tử không gì hơn Môn Tịnh Độ, hạnh Niệm Phật. Nói về căn cơ thì bao gồm thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, báng pháp, xiển đề, phá giới, v.v… Nói về hạnh thì mười tiếng hay một tiếng, ngay cả trẻ con cũng xưng được. Nói về tín thì một niệm hay mười niệm, kẻ ngu cũng làm được. Bổn Nguyện vốn vì “mười phương chúng sinh” mà có, không để sót bất cứ căn cơ nào, không bỏ rơi bất kỳ ai. Trong mười phương chúng sinh, thì có trí hay vô trí, có tội hay vô tội, phàm phu hay Thánh nhân, trì giới hay phá giới, người nam hay người nữ, ông già hay trẻ con… cho đến căn cơ của thời Tam Bảo đã diệt đều bao gồm cả. Hễ gặp được Bổn Nguyện, được nghe Danh Hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và tin theo mà Niệm Phật thì Đức Phật A Di Đà dùng Quang Minh Biến Chiếu thu nhiếp chẳng rời. Hạng tội nặng nghiệp dày, u minh ám chướng lại càng nên nương vào A Di Đà Phật Bổn Nguyện. Vì sao vậy? Lý do là vì A Di Đà Bổn Nguyện vốn vì phàm phu, chớ không phải vì Thánh nhân. 70) Năm điều quyết định chuyện vãng sinh: 1) Bổn Nguyện của Đức A Di Đà quyết định. 2) Lời dạy của Đức Thích Ca quyết định. 3) Sự chứng minh của Chư Phật quyết định. 4) Giáo thích của Tổ Thiện Đạo quyết định. 5) Tín tâm của chúng ta quyết định. Do năm nghĩa trên quyết định vãng sinh. 71) Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh (niệm Phật) để chờ Phật lai nghinh. 72) Tuy tam học “Giới, Định, Huệ” hoàn toàn đầy đủ, nhưng nếu không nương Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà mà xưng Danh hiệu Ngài thì không được vãng sinh. Tuy không có “Giới, Định, Huệ”, mà một mực xưng Danh thì chắc chắn được vãng sinh. 73) Hỏi: Vấn đề tự lực và tha lực nên hiểu như thế nào? Đáp: Pháp Nhiên nầy, tuy không phải là loại căn khí, có thể ra mắt Điện Hạ (Thiên Hoàng) nhưng do Điện Hạ triệu vào. Hai lần vào ra mắt không phải là do khả năng của tôi, mà do sức của Thiên Hoàng, huống gì là sức của Đức Phật A Di Đà! Chuyện Ngài lai nghinh để tiếp dẫn người xưng Danh là Bổn Nguyện của Ngài, điều nầy thật dễ hiểu. Những người tội chướng vô trí, không nên hoài nghi vãng sinh. Nếu mà nghi ngờ là hoàn toàn không biết gì về Phật Nguyện cả. Bổn Nguyện được phát ra là để cứu những người tội chướng vậy. Bởi thế hãy nỗ lực xưng Danh chớ khá nghi ngờ. Chỉ sợ không ưa cõi Cực Lạc, không tin Niệm Phật thì sẽ chướng ngại vãng sinh. Vì vậy gọi là “Tha Lực Nguyện”, là “Siêu Thế Nguyện”. 74) A Di Đà Bổn Nguyện phát ra không phải vì hạng thiện nhân có phương tiện, có thể dùng tự lực để thoát ly sinh tử mà là vì hạng ác nhân tội chướng không có phương tiện để giải thoát. Những hàng Bồ Tát, Thánh Hiền cũng có thể nương vào đó mà cầu vãng sinh. Hạng thiện nhân phàm phu cũng hướng về lời nguyện nầy mà được vãng sinh, huống gì hạng ác nhân phàm phu lại càng nên nương vào Tha Lực nầy chớ nên hiểu sai lầm mà bám chấp vào tà kiến. Hãy nhớ A Di Đà Bổn Nguyện căn bản là vì hạng phàm phu mà gồm luôn cả Thánh Nhân nữa. Xin hiểu rõ lý nầy. 75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ. Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh. 1) Muốn mau lìa sinh tử: Trong hai loại thắng pháp; Bỏ qua Thánh Đạo Môn, mà vào Tịnh Độ Môn. 2) Muốn vào Tịnh Độ Môn; Trong hai hạnh Chánh, Tạp; Hãy bỏ các Tạp hạnh, mà quay về Chánh Hạnh. 3) Muốn tu nơi Chánh Hạnh; Trong hai Chánh; Trợ Nghiệp; Chớ dính nơi Trợ Nghiệp; Hãy nên chuyên Chánh Định. 4) Chuyên tu Chánh Định Nghiệp; Tức là Xưng Phật Danh; Xưng Danh tất vãng sinh; Bởi do Phật Bổn Nguyện. 77) Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì xưng Danh là hạnh tương ưng với A Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng: “Kinh VÔ LƯỢNG THỌ” chép: “Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng Danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác. Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh”. Do đó ngoài xưng Danh không cần quán tưởng gì khác. Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng Danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh. 78) Đệ tử Nhất Hiền Chân hỏi: Thưa Thầy! Để mau chóng lìa khỏi sinh tử, thì Chân Ngôn (Mật Tông), Chỉ Quán (Thiên Thai), Hoa Nghiêm, Phật Tâm (Thiền Tông) phải thâm diệu hơn Tịnh Độ chứ? Ngài đáp: Pháp môn thì vô lượng nhưng luận về chỗ cấp yếu, thì tối thượng là Tịnh Độ. Các giáo pháp tuy nhiều nhưng xét đến chỗ cương yếu, thì Tha Lực Đốn Giáo thù thắng hơn cả. Vì dễ tu mà công cao, dễ hành mà lý thâm. Bởi thế Tổ Huệ Viễn nói rằng: “Các môn Tam Muội tuy nhiều nhưng công cao mà dễ tu thì Niệm Phật là hơn cả”. Ngài Nguyên Chiếu nói rằng: “Niệm Phật Tam Muội là pháp để hạng phàm phu ngu độn trong sát na siêu việt thành Phật. Cho thấy rằng Tịnh Độ Giáo Pháp, Niệm Phật Tam Muội là Đại Thừa, Chí Cực, Tốc Tật, Giải Thoát”. 79) Khai thị của Pháp Nhiên Thượng Nhân cho đệ tử lúc lâm chung: “Thầy mấy chục năm nay, công phu Niệm Phật tích lũy, được bái kiến Cực Lạc trang nghiêm và Chân Thân của Phật, Bồ Tát là chuyện bình thường. Nhưng nhiều năm giữ kín mà không nói ra, nay đã đến lúc tối hậu nên bày tỏ đôi chút. Thầy nếu đoan tọa (ngồi kiết già) mà vãng sinh, người đời hẳn nhiên bắt chước. Mà cái thân người bệnh, cử động khó khăn, e rằng họ sẽ mất chánh niệm. Vì vậy nay Thầy nằm thẳng mà ra đi. Bổn Sư Thích Tôn đã thị hiện đầu Bắc, diện Tây (nằm nghiêng bên phải, đầu hướng Bắc, mặt hướng Tây) mà viên tịch, đó cũng là vì chúng sinh vậy. Thầy làm sao hơn Đức Thích Tôn được!” , LỜI BẠT Theo thiển ý của dịch giả, có thể nói Pháp Nhiên Thượng Nhân là người đầu tiên chỉ rõ chân diện mục của Tông Tịnh Độ, vạch ra một đường sáng cho tất cả những ai muốn thật sự liễu thoát sinh tử trong một đời. Điều đáng buồn là những lời dạy vàng ngọc nầy chưa hề được giới thiệu với người tu Tịnh Độ ở Việt Nam, dù rằng toàn bộ tác phẩm của Ngài đã được thâu nhập vào Đại Tạng Kinh qua bao thế kỷ. Dịch giả xin nguyện rằng hễ ai được đọc pháp ngữ nầy đều phát khởi tha lực tín tâm, hoan hỷ Niệm Phật, tin sâu rằng mình đã được dự vào A Di Đà Bổn Nguyện Hải Hội và tương lai chắc chắn được sinh về cõi Cực Lạc bất thối chuyển. Nam Mô A Di Đà Phật Viên Thông Nguyễn Văn Nhàn (Dịch giả)
    1 like
  5. Đời sinh viên có cây đàn ghi ta Nhờ ghi ta mới quen nàng hòa ca Còn ở đây là Ngày hum nay ta đi vào kara Cầm mic lên, ta quen nàng cùng ca Achau và Lưỡng Diện Điêu Ma nữ Yến Điệu (giang hồ quen gọi là Điêu ma nữ hoặc Điêu Yến Yến) song ca nè
    1 like
  6. Chương Năm Lợi Ích Sự lợi ích của Niệm Phật Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Nếu có người nghe Danh hiệu Phật ấy Lòng rất vui mừng Dù chỉ một niệm Nên biết người ấy Được lợi ích lớn Sẽ được đầy đủ Công đức vô thượng. Vãng Sinh Lễ Tán của Hòa thượng Thiện Đạo nói: Ai nghe được danh hiệu Của Đức A Di Đà Vui mừng, dù một niệm Đều được sinh cõi ấy. Hỏi: Chuẩn theo lời kinh nói về ba bậc, ngoài Niệm Phật còn có các công đức phát Bồ đề tâm, v.v.., tại sao không tán dương những công đức ấy, mà chỉ riêng tán thán công đức Niệm Phật? Trả lời: Ý thánh khó dò, ắt là có ý nghĩa sâu xa. Ở đây chỉ dựa vào ý của ngài Thiện Đạo mà giải thích. Nguyên vì bổn ý của Đức Phật, tuy chỉ muốn nói trực tiếp công hạnh Niệm Phật, thế nhưng, Ngài phải tùy căn cơ chúng sinh mà nói đến các công hạnh khác như phát Bồ đề tâm, v.v.., chia làm ba bậc, sâu cạn khác nhau. Hiện nay, phế bỏ các công hạnh khác không tán thán, cho nên không bàn luận đến, mà chỉ tuyển chọn tán thán một hạnh niệm Phật, bởi thế chúng ta sẽ bàn luận đến điểm này. Công hạnh Niệm Phật chia làm ba bậc, điều này có hai nghĩa: (1) chia theo “Quán niệm sâu cạn”, (2) chia theo “Niệm Phật nhiều ít”. 1/ Sâu cạn: như phần trên đã dẫn đoạn văn “Nếu như nói về công hạnh, đúng lý Niệm Phật là cho bậc thượng thượng”. 2/ Nhiều ít: như trong đoạn văn của bậc hạ (Hạ phẩm hạ sinh), đã có đề cập đến số mục “mười niệm nhẫn đến một niệm”, chuẩn theo đây, hai bậc trung và thượng, số mục niệm Phật phải nên tùy theo đó mà gia tăng. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Mỗi ngày niệm danh hiệu Phật một vạn câu, lại cần phải tùy thời lễ bái, tán thán sự trang nghiêm Tịnh độ. Cần phải rất tinh tiến, hoặc niệm ba vạn, sáu vạn, mười vạn câu, đây đều là bậc thượng phẩm thượng sinh”. Nên biết, niệm từ ba vạn câu trở lên là hành nghiệp của bậc thượng phẩm thượng sinh, niệm ba vạn câu trở xuống là hành nghiệp của bậc thượng trung trở xuống. Đây rõ ràng là tùy theo số mục niệm Phật nhiều ít mà phân biệt phẩm vị. Hiện nay, ở đây nói “một niệm”, là chỉ một niệm trong phần trên “Nguyện Niệm Phật thành tựu” (Nguyện thứ mười tám), và cũng chỉ cho một niệm trong phần bậc hạ. Trong phần “Nguyện thành tựu”, tuy nói một niệm, nhưng chưa nói đến “công đức đại lợi”, và trong phần bậc hạ, tuy cũng nói đếm “một niệm”, nhưng cũng chưa nói đến “công đức đại lợi”. Ở đây nói một niệm là công đức đại lợi, lại khen là “vô thượng”, nên biết đây là muốn chỉ cho “một niệm” trong phần “Nguyện Niệm Phật thành tựu” ở trên. Ở đây, đại lợi là sánh với tiểu lợi mà nói, như vậy, ắt các công hạnh như phát Bồ đề tâm, v.v.., là tiểu lợi, còn “cho đến một niệm” là đại lợi. Lại nữa, “công đức vô thượng” là so sánh với hữu thượng mà nói. Nếu đã cho rằng một niệm là vô thượng, như vậy, ắt mười niệm là mười vô thượng, trăm niệm là trăm vô thượng, ngàn niệm là ngàn vô thượng, và cứ như thế, từ ít đến nhiều, niệm Phật hằng sa, công đức vô thượng ắt cũng sẽ hằng sa. Như thế, các hành giả nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ, tại sao lại bỏ phế Niệm Phật “đại lợi vô thượng”, mà lại miễn cưỡng tu tập các công hạnh “tiểu lợi hữu thượng” khác! Chương Sáu Đặc Lưu Sau thời một vạn năm mạt pháp, các công hạnh khác đều biến diệt, đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật. Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Trong đời vị lai, kinh đạo diệt hết, ta vì từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm. Nếu có chúng sinh gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được cứu độ. Hỏi: Kinh chỉ nói “đặc biệt lưu lại kinh này”, tại sao ở đây lại nói “đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật”? Trả lời: Điều mà kinh này giảng dạy, đều là nói về Niệm Phật. Ý chỉ đã nói rõ ở phần trên, và ý tưởng của các ngài Thiện Đạo, Hoài Cảm, Huệ Tâm, v.v.., cũng đều như thế. Như vậy, “kinh này lưu lại thế gian”, cũng tức là “Niệm Phật lưu lại thế gian”, lý do là vì kinh này tuy có nói đến phát Bồ đề tâm, nhưng không nói đến hành tướng của sự phát tâm; nói chi tiết về hành tướng của sự phát Bồ đề tâm là ở trong kinh Phát Bồ Đề Tâm, v.v.. Thế nhưng, những kinh đó bị diệt trước, như vậy y vào đâu mà tu tập phát Bồ đề tâm? Lại nữa, nói chi tiết về hành tướng của sự trì giới là ở trong giới luật của Đại, Tiểu thừa, thế nhưng, giới luật bị diệt trước, như vậy những công hạnh trì giới phải y vào đâu mà tu tập? Còn những công hạnh khác, cứ chuẩn theo đây thì sẽ rõ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Vãng Sinh Lễ Tán giải thích đoạn kinh này như sau: Vạn năm, Tam bảo diệt Kinh này trụ trăm năm Lúc đó, nghe một niệm Đều được sanh Cực Lạc. Lại nữa, giải thích đoạn kinh này, đại khái có bốn nghĩa: (1) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Tịnh Độ và Thánh Đạo, (2) sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (3) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (4) sự trụ, diệt trước sau của hai môn (a) Niệm Phật và (:D tu tập các công hạnh. (1) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thánh Đạo và Tịnh Độ: nghĩa là các kinh điển của môn Thánh Đạo bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, quyển kinh này của môn Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, cơ duyên của môn Thánh Đạo thiển bạc, còn cơ duyên của môn Tịnh Độ thâm hậu. (2) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Đoä vaø Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các giáo pháp về sự vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn quyển kinh này của pháp môn vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại thế gian, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cơ duyên vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ thiển bạc, còn cơ duyên vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ thâm hậu. (3) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các kinh nói về vãng sinh Đâu Suất như Di Lặc Thượng Sinh Kinh, Tâm Địa Quán Kinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn kinh này nói về vãng sinh Tây Phương được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cõi Đâu Suất, tuy gần cõi người, thế nhưng cơ duyên thiển bạc, còn cõi Cực Lạc tuy xa, nhưng cơ duyên lại thâm hậu. (4) Sự trụ diệt trước sau của hai môn Niệm Phật và Tu tập các công hạnh: nghĩa là giáo pháp về tu tập các công hạnh để vãng sinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo diệt tận”, kinh này của pháp môn Niệm Phật được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, tu tập các công hạnh khác để vãng sinh, cơ duyên rất thiển bạc, còn tu tập công hạnh Niệm Phật vãng sinh, cơ duyên rất thâm hậu. Lại nữa, các công hạnh khác, nhân duyên vãng sinh rất ít, còn Niệm Phật vãng sinh, nhân duyên vãng sinh rất nhiều. Lại nữa, tu tập công hạnh khác để vãng sinh, chỉ hạn cục vào một vạn năm của thời mạt pháp, còn Niệm Phật vãng sinh, thì kéo dài vào thời gian một trăm năm sau khi kinh pháp diệt tận. Hỏi: Phật nói “Ta dùng tâm từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này tại thế gian một trăm năm”. Nếu như Đức Thế Tôn đã vì từ bi mà lưu lại kinh giáo, ắt là bất cứ kinh giáo nào cũng phải nên lưu lại, tại sao Ngài không lưu lại một quyển kinh khác, mà chỉ lưu lại kinh này? Trả lời: Dù là Ngài lưu lại bất cứ một quyển kinh nào khác, cũng không tránh khỏi câu hỏi vặn vẹo này, thế nhưng, đặc biệt lưu lại quyển kinh này, ý nghĩa rất là sâu xa. Nếu theo ý của Hòa thượng Thiện Đạo, trong quyển kinh này đã có nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà, Đức Thích Ca vì lòng từ bi, muốn lưu lại sự Niệm Phật, cho nên đặc biệt lưu lại kinh này. Trong các kinh khác, chưa nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà Như Lai, cho nên Đức Thích Ca tuy từ bi, nhưng không lưu lại các kinh khác, vả lại, bốn mươi tám nguyện tuy đều là bổn nguyện, đặc biệt dùng “Niệm Phật” làm quy định cho sự vãng sinh, bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo giải thích như sau: Hoằng thệ nhiều môn, bốn mươi tám Chỉ riêng Niệm Phật rất là thân Phật thường niệm người hay niệm Phật Phật biết người tưởng Phật chuyên tâm. Nên biết, trong bốn mươi tám nguyện, bổn nguyện “Niệm Phật vãng sinh” là vua trong các bổn nguyện, bởi thế, Đức Thích Ca từ bi đặc biệt lưu lại kinh này trên thế gian một trăm năm. Lại như, trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đức Thích Ca không phó chúc ông A Nan các công hạnh định thiện, tán thiện, mà phó chúc “công hạnh Niệm Phật”, tức là Ngài thuận theo bổn nguyện của Đức A Di Đà, cho nên chỉ phó chúc một hạnh Niệm Phật. Hỏi: Trong khoảng trăm năm, đặc biệt lưu lại Niệm Phật, ý nghĩa này đã rõ ràng, công hạnh Niệm Phật này là chỉ thích ứng riêng cho chúng sinh thời đó, hay là chung cho căn cơ của cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp? Trả lời: Thích ứng chung cho cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp. Phải nên biết đây có nghĩa là “nêu sau khuyên trước”. Chương Bảy Nhiếp Thủ Quang minh của Đức A Di Đà không chiếu hành giả khác, mà chỉ nhiếp thủ hành giả Niệm Phật. Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói: Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo, trong mỗi hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi quang minh đều chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ tất cả chúng sinh Niệm Phật. Quán Kinh Sớ nói: Từ câu “Đức Phật Vô Lượng Thọ”, đến câu “nhiếp thủ không bỏ”, chánh thức thuyết minh về sự quán sát các tướng riêng biệt của thân Phật A Di Đà, quang minh này làm lợi ích cho người hữu duyên, chia làm năm phần: (1) nói rõ bao nhiêu tướng, (2) nói rõ bao nhiêu hảo, (3) nói rõ bao nhiêu quang minh, (4) nói rõ quang minh chiếu bao xa, (5) nói rõ chỗ mà quang minh chiếu đến, đều được lợi ích. Hỏi: Tu đầy đủ các công hạnh, chỉ cần hồi hướng đều được vãng sinh, tại sao quang minh của Phật chiếu khắp, lại chỉ nhiếp thủ những người niệm Phật, nghĩa này như thế nào? Trả lời: Ở đây có ba nghĩa: a/ Duyên thân thiết: chúng sinh khởi tâm tu hành, miệng thường niệm Phật, Phật ắt nghe thấy, thân thường lạy Phật, Phật ắt nhìn thấy, tâm thường nhớ Phật, Phật ắt biết rõ; chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, Phật cũng nhớ chúng sinh, niệm chúng sinh. Ba nghiệp của đôi bên, thường không xa lìa nhau, cho nên gọi là duyên thân thiết. b/ Duyên gần: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, Phật tức thời cảm ứng, hiện ra trước mắt họ, cho nên gọi là duyên gần. c/ Duyên tăng thượng: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là có thể trừ diệt nhiều kiếp tội chướng, đến lúc lâm chung, Phật và thánh chúng, tự nhiên đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sinh, cho nên gọi là duyên tăng thượng. Các công hạnh khác, tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật, thì hoàn toàn không so sánh được, cho nên trong các kinh điển, chỗ nào cũng tán thán công đức Niệm Phật, chẳng hạn như kinh Vô Lượng Thọ, trong bốn mươi tám nguyện, chỉ nói rõ “chuyên niệm danh hiệu A Di Đà mà được vãng sinh Cực Lạc”, lại như trong kinh A Di Đà, một ngày cho đến bảy ngày, chuyên niệm danh hiệu A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, hơn nữa, hằng sa chư Phật ở mười phương thế giới chứng minh sự chân thực về bổn nguyện của Phật A Di Đà. Lại nữa, đoạn văn định thiện và tán thiện trong kinh này, cũng chỉ nêu rõ sự chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, những trường hợp này không phải là duy nhất. Đến đây đã nói xong về Niệm Phật Tam Muội. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Lại nữa, như phần trước nói về quang minh của thân, tướng, v.v.., mỗi một quang minh biến chiếu mười phương thế giới, thế nhưng tâm quang của Đức A Di Đà thường soi chiếu những chúng sinh chuyên niệm danh hiệu của Ngài, nhiếp hộ không bỏ, mà hoàn toàn không nói đến sự soi chiếu nhiếp hộ các chúng sinh tu các tạp hạnh khác.” Hỏi: Quang minh của Phật chỉ chiếu người niệm Phật mà không chiếu người tu hạnh khác, là có ý gì? Trả lời: Có hai nghĩa, (1) ba duyên: duyên thân thiết, duyên gần, duyên tăng thượng, vừa đề cập ở trên, (2) “bổn nguyện”. Các công hạnh khác không phải là bổn nguyện, cho nên không soi chiếu nhiếp hộ, Niệm Phật là bổn nguyện, cho nên soi chiếu nhiếp hộ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Lục Thời Lễ Tán có nói: Thân sắc Di Đà như kim sơn Tướng hảo quang minh chiếu mười phương Riêng người Niệm Phật được soi nhiếp Nên biết Bổn nguyện rất kiên cường. Lại nữa, trong đoạn kinh đã dẫn nói: “Các hạnh lành khác, tuy gọi là thiện, nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không so sánh được”, ý nghĩa ở đây là muốn so sánh các công hạnh của môn Tịnh Độ. Niệm Phật đã là diệu hạnh được tuyển chọn, còn các công hạnh khác là thô hạnh bị xả bỏ trong hai trăm mười ức công hạnh, cho nên nói “hoàn toàn không thể so sánh”. Hơn nữa, Niệm Phật là “hạnh bổn nguyện”, còn các công hạnh khác không phải là “hạnh bổn nguyện”, cho nên nói là “hoàn toàn không thể so sánh”. Chương Năm Lợi Ích Sự lợi ích của Niệm Phật Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Nếu có người nghe Danh hiệu Phật ấy Lòng rất vui mừng Dù chỉ một niệm Nên biết người ấy Được lợi ích lớn Sẽ được đầy đủ Công đức vô thượng. Vãng Sinh Lễ Tán của Hòa thượng Thiện Đạo nói: Ai nghe được danh hiệu Của Đức A Di Đà Vui mừng, dù một niệm Đều được sinh cõi ấy. Hỏi: Chuẩn theo lời kinh nói về ba bậc, ngoài Niệm Phật còn có các công đức phát Bồ đề tâm, v.v.., tại sao không tán dương những công đức ấy, mà chỉ riêng tán thán công đức Niệm Phật? Trả lời: Ý thánh khó dò, ắt là có ý nghĩa sâu xa. Ở đây chỉ dựa vào ý của ngài Thiện Đạo mà giải thích. Nguyên vì bổn ý của Đức Phật, tuy chỉ muốn nói trực tiếp công hạnh Niệm Phật, thế nhưng, Ngài phải tùy căn cơ chúng sinh mà nói đến các công hạnh khác như phát Bồ đề tâm, v.v.., chia làm ba bậc, sâu cạn khác nhau. Hiện nay, phế bỏ các công hạnh khác không tán thán, cho nên không bàn luận đến, mà chỉ tuyển chọn tán thán một hạnh niệm Phật, bởi thế chúng ta sẽ bàn luận đến điểm này. Công hạnh Niệm Phật chia làm ba bậc, điều này có hai nghĩa: (1) chia theo “Quán niệm sâu cạn”, (2) chia theo “Niệm Phật nhiều ít”. 1/ Sâu cạn: như phần trên đã dẫn đoạn văn “Nếu như nói về công hạnh, đúng lý Niệm Phật là cho bậc thượng thượng”. 2/ Nhiều ít: như trong đoạn văn của bậc hạ (Hạ phẩm hạ sinh), đã có đề cập đến số mục “mười niệm nhẫn đến một niệm”, chuẩn theo đây, hai bậc trung và thượng, số mục niệm Phật phải nên tùy theo đó mà gia tăng. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Mỗi ngày niệm danh hiệu Phật một vạn câu, lại cần phải tùy thời lễ bái, tán thán sự trang nghiêm Tịnh độ. Cần phải rất tinh tiến, hoặc niệm ba vạn, sáu vạn, mười vạn câu, đây đều là bậc thượng phẩm thượng sinh”. Nên biết, niệm từ ba vạn câu trở lên là hành nghiệp của bậc thượng phẩm thượng sinh, niệm ba vạn câu trở xuống là hành nghiệp của bậc thượng trung trở xuống. Đây rõ ràng là tùy theo số mục niệm Phật nhiều ít mà phân biệt phẩm vị. Hiện nay, ở đây nói “một niệm”, là chỉ một niệm trong phần trên “Nguyện Niệm Phật thành tựu” (Nguyện thứ mười tám), và cũng chỉ cho một niệm trong phần bậc hạ. Trong phần “Nguyện thành tựu”, tuy nói một niệm, nhưng chưa nói đến “công đức đại lợi”, và trong phần bậc hạ, tuy cũng nói đếm “một niệm”, nhưng cũng chưa nói đến “công đức đại lợi”. Ở đây nói một niệm là công đức đại lợi, lại khen là “vô thượng”, nên biết đây là muốn chỉ cho “một niệm” trong phần “Nguyện Niệm Phật thành tựu” ở trên. Ở đây, đại lợi là sánh với tiểu lợi mà nói, như vậy, ắt các công hạnh như phát Bồ đề tâm, v.v.., là tiểu lợi, còn “cho đến một niệm” là đại lợi. Lại nữa, “công đức vô thượng” là so sánh với hữu thượng mà nói. Nếu đã cho rằng một niệm là vô thượng, như vậy, ắt mười niệm là mười vô thượng, trăm niệm là trăm vô thượng, ngàn niệm là ngàn vô thượng, và cứ như thế, từ ít đến nhiều, niệm Phật hằng sa, công đức vô thượng ắt cũng sẽ hằng sa. Như thế, các hành giả nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ, tại sao lại bỏ phế Niệm Phật “đại lợi vô thượng”, mà lại miễn cưỡng tu tập các công hạnh “tiểu lợi hữu thượng” khác! Chương Sáu Đặc Lưu Sau thời một vạn năm mạt pháp, các công hạnh khác đều biến diệt, đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật. Vô Lượng Thọ Kinh quyển hạ nói: Trong đời vị lai, kinh đạo diệt hết, ta vì từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm. Nếu có chúng sinh gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được cứu độ. Hỏi: Kinh chỉ nói “đặc biệt lưu lại kinh này”, tại sao ở đây lại nói “đặc biệt lưu lại một môn Niệm Phật”? Trả lời: Điều mà kinh này giảng dạy, đều là nói về Niệm Phật. Ý chỉ đã nói rõ ở phần trên, và ý tưởng của các ngài Thiện Đạo, Hoài Cảm, Huệ Tâm, v.v.., cũng đều như thế. Như vậy, “kinh này lưu lại thế gian”, cũng tức là “Niệm Phật lưu lại thế gian”, lý do là vì kinh này tuy có nói đến phát Bồ đề tâm, nhưng không nói đến hành tướng của sự phát tâm; nói chi tiết về hành tướng của sự phát Bồ đề tâm là ở trong kinh Phát Bồ Đề Tâm, v.v.. Thế nhưng, những kinh đó bị diệt trước, như vậy y vào đâu mà tu tập phát Bồ đề tâm? Lại nữa, nói chi tiết về hành tướng của sự trì giới là ở trong giới luật của Đại, Tiểu thừa, thế nhưng, giới luật bị diệt trước, như vậy những công hạnh trì giới phải y vào đâu mà tu tập? Còn những công hạnh khác, cứ chuẩn theo đây thì sẽ rõ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Vãng Sinh Lễ Tán giải thích đoạn kinh này như sau: Vạn năm, Tam bảo diệt Kinh này trụ trăm năm Lúc đó, nghe một niệm Đều được sanh Cực Lạc. Lại nữa, giải thích đoạn kinh này, đại khái có bốn nghĩa: (1) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Tịnh Độ và Thánh Đạo, (2) sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (3) sự trụ, diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ, (4) sự trụ, diệt trước sau của hai môn (a) Niệm Phật và (:blink: tu tập các công hạnh. (1) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thánh Đạo và Tịnh Độ: nghĩa là các kinh điển của môn Thánh Đạo bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, quyển kinh này của môn Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, cơ duyên của môn Thánh Đạo thiển bạc, còn cơ duyên của môn Tịnh Độ thâm hậu. (2) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Thập Phương Tịnh Đoä vaø Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các giáo pháp về sự vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn quyển kinh này của pháp môn vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ được đặc biệt lưu lại thế gian, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cơ duyên vãng sinh Thập Phương Tịnh Độ thiển bạc, còn cơ duyên vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ thâm hậu. (3) Sự trụ diệt trước sau của hai giáo pháp Đâu Suất Tịnh Độ và Tây Phương Tịnh Độ: nghĩa là các kinh nói về vãng sinh Đâu Suất như Di Lặc Thượng Sinh Kinh, Tâm Địa Quán Kinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo bị diệt tận”, còn kinh này nói về vãng sinh Tây Phương được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết cõi Đâu Suất, tuy gần cõi người, thế nhưng cơ duyên thiển bạc, còn cõi Cực Lạc tuy xa, nhưng cơ duyên lại thâm hậu. (4) Sự trụ diệt trước sau của hai môn Niệm Phật và Tu tập các công hạnh: nghĩa là giáo pháp về tu tập các công hạnh để vãng sinh bị diệt trước, cho nên nói “kinh đạo diệt tận”, kinh này của pháp môn Niệm Phật được đặc biệt lưu lại thế gian một trăm năm, cho nên nói “lưu lại thế gian một trăm năm”. Nên biết, tu tập các công hạnh khác để vãng sinh, cơ duyên rất thiển bạc, còn tu tập công hạnh Niệm Phật vãng sinh, cơ duyên rất thâm hậu. Lại nữa, các công hạnh khác, nhân duyên vãng sinh rất ít, còn Niệm Phật vãng sinh, nhân duyên vãng sinh rất nhiều. Lại nữa, tu tập công hạnh khác để vãng sinh, chỉ hạn cục vào một vạn năm của thời mạt pháp, còn Niệm Phật vãng sinh, thì kéo dài vào thời gian một trăm năm sau khi kinh pháp diệt tận. Hỏi: Phật nói “Ta dùng tâm từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này tại thế gian một trăm năm”. Nếu như Đức Thế Tôn đã vì từ bi mà lưu lại kinh giáo, ắt là bất cứ kinh giáo nào cũng phải nên lưu lại, tại sao Ngài không lưu lại một quyển kinh khác, mà chỉ lưu lại kinh này? Trả lời: Dù là Ngài lưu lại bất cứ một quyển kinh nào khác, cũng không tránh khỏi câu hỏi vặn vẹo này, thế nhưng, đặc biệt lưu lại quyển kinh này, ý nghĩa rất là sâu xa. Nếu theo ý của Hòa thượng Thiện Đạo, trong quyển kinh này đã có nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà, Đức Thích Ca vì lòng từ bi, muốn lưu lại sự Niệm Phật, cho nên đặc biệt lưu lại kinh này. Trong các kinh khác, chưa nói đến bổn nguyện Niệm Phật vãng sinh của Đức A Di Đà Như Lai, cho nên Đức Thích Ca tuy từ bi, nhưng không lưu lại các kinh khác, vả lại, bốn mươi tám nguyện tuy đều là bổn nguyện, đặc biệt dùng “Niệm Phật” làm quy định cho sự vãng sinh, bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo giải thích như sau: Hoằng thệ nhiều môn, bốn mươi tám Chỉ riêng Niệm Phật rất là thân Phật thường niệm người hay niệm Phật Phật biết người tưởng Phật chuyên tâm. Nên biết, trong bốn mươi tám nguyện, bổn nguyện “Niệm Phật vãng sinh” là vua trong các bổn nguyện, bởi thế, Đức Thích Ca từ bi đặc biệt lưu lại kinh này trên thế gian một trăm năm. Lại như, trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đức Thích Ca không phó chúc ông A Nan các công hạnh định thiện, tán thiện, mà phó chúc “công hạnh Niệm Phật”, tức là Ngài thuận theo bổn nguyện của Đức A Di Đà, cho nên chỉ phó chúc một hạnh Niệm Phật. Hỏi: Trong khoảng trăm năm, đặc biệt lưu lại Niệm Phật, ý nghĩa này đã rõ ràng, công hạnh Niệm Phật này là chỉ thích ứng riêng cho chúng sinh thời đó, hay là chung cho căn cơ của cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp? Trả lời: Thích ứng chung cho cả ba thời chánh, tượng và mạt pháp. Phải nên biết đây có nghĩa là “nêu sau khuyên trước”. Chương Bảy Nhiếp Thủ Quang minh của Đức A Di Đà không chiếu hành giả khác, mà chỉ nhiếp thủ hành giả Niệm Phật. Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói: Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo, trong mỗi hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi quang minh đều chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ tất cả chúng sinh Niệm Phật. Quán Kinh Sớ nói: Từ câu “Đức Phật Vô Lượng Thọ”, đến câu “nhiếp thủ không bỏ”, chánh thức thuyết minh về sự quán sát các tướng riêng biệt của thân Phật A Di Đà, quang minh này làm lợi ích cho người hữu duyên, chia làm năm phần: (1) nói rõ bao nhiêu tướng, (2) nói rõ bao nhiêu hảo, (3) nói rõ bao nhiêu quang minh, (4) nói rõ quang minh chiếu bao xa, (5) nói rõ chỗ mà quang minh chiếu đến, đều được lợi ích. Hỏi: Tu đầy đủ các công hạnh, chỉ cần hồi hướng đều được vãng sinh, tại sao quang minh của Phật chiếu khắp, lại chỉ nhiếp thủ những người niệm Phật, nghĩa này như thế nào? Trả lời: Ở đây có ba nghĩa: a/ Duyên thân thiết: chúng sinh khởi tâm tu hành, miệng thường niệm Phật, Phật ắt nghe thấy, thân thường lạy Phật, Phật ắt nhìn thấy, tâm thường nhớ Phật, Phật ắt biết rõ; chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, Phật cũng nhớ chúng sinh, niệm chúng sinh. Ba nghiệp của đôi bên, thường không xa lìa nhau, cho nên gọi là duyên thân thiết. b/ Duyên gần: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, Phật tức thời cảm ứng, hiện ra trước mắt họ, cho nên gọi là duyên gần. c/ Duyên tăng thượng: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là có thể trừ diệt nhiều kiếp tội chướng, đến lúc lâm chung, Phật và thánh chúng, tự nhiên đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sinh, cho nên gọi là duyên tăng thượng. Các công hạnh khác, tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật, thì hoàn toàn không so sánh được, cho nên trong các kinh điển, chỗ nào cũng tán thán công đức Niệm Phật, chẳng hạn như kinh Vô Lượng Thọ, trong bốn mươi tám nguyện, chỉ nói rõ “chuyên niệm danh hiệu A Di Đà mà được vãng sinh Cực Lạc”, lại như trong kinh A Di Đà, một ngày cho đến bảy ngày, chuyên niệm danh hiệu A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, hơn nữa, hằng sa chư Phật ở mười phương thế giới chứng minh sự chân thực về bổn nguyện của Phật A Di Đà. Lại nữa, đoạn văn định thiện và tán thiện trong kinh này, cũng chỉ nêu rõ sự chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà được vãng sinh Cực Lạc, những trường hợp này không phải là duy nhất. Đến đây đã nói xong về Niệm Phật Tam Muội. Quán Niệm Pháp Môn nói: “Lại nữa, như phần trước nói về quang minh của thân, tướng, v.v.., mỗi một quang minh biến chiếu mười phương thế giới, thế nhưng tâm quang của Đức A Di Đà thường soi chiếu những chúng sinh chuyên niệm danh hiệu của Ngài, nhiếp hộ không bỏ, mà hoàn toàn không nói đến sự soi chiếu nhiếp hộ các chúng sinh tu các tạp hạnh khác.” Hỏi: Quang minh của Phật chỉ chiếu người niệm Phật mà không chiếu người tu hạnh khác, là có ý gì? Trả lời: Có hai nghĩa, (1) ba duyên: duyên thân thiết, duyên gần, duyên tăng thượng, vừa đề cập ở trên, (2) “bổn nguyện”. Các công hạnh khác không phải là bổn nguyện, cho nên không soi chiếu nhiếp hộ, Niệm Phật là bổn nguyện, cho nên soi chiếu nhiếp hộ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Lục Thời Lễ Tán có nói: Thân sắc Di Đà như kim sơn Tướng hảo quang minh chiếu mười phương Riêng người Niệm Phật được soi nhiếp Nên biết Bổn nguyện rất kiên cường. Lại nữa, trong đoạn kinh đã dẫn nói: “Các hạnh lành khác, tuy gọi là thiện, nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không so sánh được”, ý nghĩa ở đây là muốn so sánh các công hạnh của môn Tịnh Độ. Niệm Phật đã là diệu hạnh được tuyển chọn, còn các công hạnh khác là thô hạnh bị xả bỏ trong hai trăm mười ức công hạnh, cho nên nói “hoàn toàn không thể so sánh”. Hơn nữa, Niệm Phật là “hạnh bổn nguyện”, còn các công hạnh khác không phải là “hạnh bổn nguyện”, cho nên nói là “hoàn toàn không thể so sánh”.
    1 like
  7. 1 like
  8. Trước tiên phải thành thật với bản thân mà nhớ lại thì trước đó bạn có xem phim ảnh, đọc sách báo gì liên quan đến những hình ảnh trong mơ không ? 95% giấc mơ là phản ánh thực tại, một dạng lưu vết trong trí não khi ta còn thức. Khi ngủ trí não chúng ta có xu hướng tổng hợp, kết hợp các dữ kiện theo một cách thức ngẫu nhiên nào đó. Nếu tin ý hầu như sẽ lý giải được phần nhiều các giấc mơ của mình. Ví dụ trước đó bạn đang dự tính đi du lịch với vợ bằng máy bay, buổi sáng lại vừa giải thích với con hình ảnh con rồng, tối lại vừa đọc 1 tạp chí vũ trụ gì đó thì kết quả rất dễ cho ra như bạn mô tả. Loại trừ trường hợp này đi ( còn lại khoảng 5%) thì đích thực giấc mơ chuyển tải điềm lành hay điềm dữ nào đó.
    1 like
  9. mạng mẹ thủy (theo Lạc Thư hoa giáp) sinh cho mạng con mộc là tốt nhưng do mạng mẹ bị mạng bố và mạng con đầu thổ khắc nên yếu. Nếu sinh năm Giáp Ngọ và Ất Mùi thuộc mạng kim thì được tương sinh cả gia đình Thân mến
    1 like
  10. 751 ngư dân đang bị bắt giữ ở nước ngoài! http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201...0330235814.aspx 30/03/2010 23:58 Trước tình hình nước ngoài bắt giữ tàu cá của VN ngày càng gia tăng, hôm qua 30.3, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị khẩn cấp bàn về vấn đề này. Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua tình hình tàu cá VN bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt khi đang hoạt động trên biển diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân và quan hệ ngoại giao giữa VN và các nước trong khu vực. Bên cạnh những bất trắc do thiên nhiên, giờ đây ngư dân ra khơi còn đối mặt với nguy cơ bị nước ngoài bắt giữ - Ảnh: Q.T Bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện Từ đầu năm 2010 đến nay đã có 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân VN. Các biện pháp áp chế đối với ngư dân VN khi bị bắt giữ là tịch thu tàu, xử phạt hành chính và phạt tù đối với thuyền trưởng, máy trưởng. Theo thống kê chưa đầy đủ, số ngư dân của ta còn bị nước ngoài tạm giữ đến nay là 751 người, trong đó Indonesia giam giữ khoảng 280 người, Malaysia giam giữ khoảng 450 người, Philippines giữ 21 người. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2009, toàn tỉnh có 45 tàu và 599 ngư dân bị các nước khác bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện. Cụ thể, Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu và 433 ngư dân, trong đó có 4 tàu và 48 ngư dân bị giam giữ ở đảo Phú Lâm, 6 tàu và 32 ngư dân phải nộp phạt từ 50.000-70.000 nhân dân tệ để được thả về. Số còn lại phía Trung Quốc tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản, nhiên liệu rồi đuổi ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 23 tàu và 141 ngư dân bị nước ngoài giam giữ. Thế nhưng địa phương có số tàu cá bị bắt giữ, xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang. Từ năm 2009 đến nay tại tỉnh Kiên Giang có tổng cộng 277 ngư dân bị các nước bắt giữ. Trong đó có 189 ngư dân được trả về qua đường ngoại giao, 57 ngư dân được trả qua thỏa thuận trên biển. Hiện vẫn còn 31 ngư dân của Kiên Giang bị giam giữ, 10 tàu bị tịch thu. Nỗ lực hỗ trợ ngư dân Phân tích nguyên nhân của tình trạng gia tăng các trường hợp tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, các cơ quan chức năng cho rằng Trung Quốc gần đây đã tăng cường mở rộng phạm vi, tần suất tuần tra, kiểm soát vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, các nước lân cận phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “hình lưỡi bò” nên cũng đã gia tăng tần suất kiểm tra và áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tàu cá nước ngoài, trong đó có VN. Ông Trần Kim Dương - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, cho biết: “Ngư dân Bình Định có truyền thống đánh cá nổi (câu cá ngừ đại dương, câu cá mập, lưới vây, lưới cản, lưới rê khơi...) nên thường xuyên di chuyển ngư trường, đánh bắt xa bờ và dài ngày. Trong khi đó trên biển cả khó phân biệt được vùng chồng lấn, vùng giáp ranh. Hơn nữa tàu cá của ta chưa được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhiều khi gặp lý do bất khả kháng, đang đánh bắt ở hải phận VN thì gặp gió hoặc bão hoặc dòng chảy của biển cuốn sang hải phận nước khác. Cũng không loại trừ trường hợp do đuổi theo đàn cá nên không để ý và vượt qua vùng giáp ranh. Đây là do rủi ro nghề nghiệp chứ không phải ngư dân của ta cố ý xâm phạm lãnh hải nước khác”. Theo ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, phương hướng triển khai các biện pháp hỗ trợ ngư dân trong thời gian tới là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật VN, tổ chức ngư dân đi khai thác vùng biển xa bờ theo mô hình tổ đội để hỗ trợ nhau trên biển, các địa phương có thể xem xét các khoản ngân sách để lập quỹ hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ các trường hợp ngư dân không cố tình vi phạm nhưng bị nước ngoài bắt giữ và xử phạt; củng cố và phát triển lực lượng tuần tra trên biển, thường xuyên có mặt tại các vùng biển trọng điểm hoặc tranh chấp để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân ta. Đặc biệt tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các tàu cá khi hoạt động cần đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp giấy phép hoạt động, khi đi đánh bắt phải báo cáo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ trên biển. Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu các tỉnh ven biển quản lý chặt chẽ tàu cá của địa phương, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tổ chức đưa người và tàu cá sang khai thác tại vùng biển nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tổng hợp từ năm 2006 đến nay có 641 vụ bắt giữ xảy ra đối với 1.186 tàu cá và 7.045 ngư dân VN. Riêng trong năm 2009 có đến 161 vụ với 2.472 ngư dân VN bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử phạt. Trong đó có 29 vụ liên quan đến Trung Quốc, 45 vụ liên quan đến Malaysia, 2 vụ liên quan đến Philippines, 56 vụ liên quan đến Indonesia, và Campuchia có 29 vụ. Bộ NN-PTNT cho rằng, số vụ nước ngoài bắt giữ ngư dân VN gia tăng cũng xuất phát từ một số hành vi vi phạm mới, nhất là đối với vùng biển phía Nam. Đó là một số đơn vị, cá nhân tự ý tổ chức đưa người và tàu VN ra nước ngoài hoạt động khi chưa được phép của cơ quan thẩm quyền. Một số người tổ chức đưa ngư dân VN sang Indonesia bằng hộ chiếu phổ thông rồi đưa lên tàu cá nhỏ của Indonesia để làm nghề lặn, khai thác san hô đen, hải sâm… Hình phạt đưa ra đối với hành vi này khá nghiêm khắc: phạt tù từ 5-7 năm, phạt tiền đến 3 triệu rupiah. Điều tra vụ tàu cá bị đâm chìm Ngày 30.3, ông Thạch Đình Nghĩa - Phó chủ tịch UBND xã Diễn Bích (H.Diễn Châu, Nghệ An) cho biết đã báo cáo lên UBND huyện và cơ quan chức năng đề nghị điều tra làm rõ vụ tàu của ngư dân trong xã bị đâm chìm khi đang đánh cá trên biển. Theo đó, khoảng 23 giờ đêm 21.3, khi tàu cá số hiệu NA 2218 của anh Nguyễn Văn Dân (ở xóm Hải Nam) đang neo đậu tại vị trí 18,53 độ bắc, 106,32 độ đông, cách đất liền khoảng 50 hải lý thì bất ngờ bị một tàu hàng đâm trực diện làm vỡ đôi rồi bỏ chạy. Do trời tối và hoảng loạn, các ngư dân không nhìn thấy số hiệu tàu hàng này. Sau khi bị đâm, 4 ngư dân phải nhảy xuống biển và sau đó được tàu bạn đến cứu. Tàu NA 2218 bị chìm hoàn toàn cùng với ngư cụ trên tàu, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Xin giúp ngư dân Việt Nam! Bài viết Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá VN: Ngang ngược và vô lý! đăng trên Thanh Niên hôm qua đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của bạn đọc. Vô lý quá! Thật vô lý khi ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt và đòi tiền chuộc nhiều lần trong khi đang đánh bắt cá tại Hoàng Sa, là vùng biển Việt Nam. Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm dụng và bắt giữ tàu, người là xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Rất mong các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có tiếng nói và hành động mạnh hơn để tình trạng trên không còn diễn ra nữa. (hain...@gmail.com) Thật là ngang ngược! Cứ thỉnh thoảng lại nghe tin ngư dân quê mình bị tàu Trung Quốc bắt giữ, tôi thật sự rất đau lòng nhưng chẳng biết làm sao cả. Hôm nay, đọc tin bà con quê tôi bị mất người mất của, thật bức xúc vô cùng. Tại sao Trung Quốc lại có những hành động ngang ngược, vô lý như vậy? Tha thiết xin cơ quan chức trách có biện pháp giúp ngư dân Việt Nam. (khungtroi...@yahoo.com) Tôi rất bức xúc Là người dân Quảng Ngãi, hiểu được nỗi khó nhọc của những người con của biển. Họ bất chấp mọi sự nguy hiểm, xa gia đình hàng tháng trời cũng chỉ mong có được một chuyến đi thành công để cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Nhưng quả thật không dưới 5 lần tôi nghe ngư dân ta bị tàu Trung Quốc bắt giữ, phải chăng là ngư dân ta đã đánh bắt ngoài lãnh thổ Việt Nam? Hay là do sự ngang ngược của phía Trung Quốc? Vậy tại sao chúng ta lại không có những biện pháp mạnh tay hơn? (anhdung...@yahoo.com) Không để tình trạng tái diễn Chúng ta nên có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này tái diễn. Ngư dân có thể thành lập các đội đánh cá với số lượng lớn để dễ bề giúp đỡ nhau hay liên lạc với đất liền khi gặp "cướp biển". Quan trọng hơn là sự có mặt thường xuyên của lực lượng tuần tra của hải quân trên vùng biển chủ quyền của chúng ta, đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa. Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ ngư dân, khuyến khích ngư dân ra khơi cũng là đồng thời có ý nghĩa khẳng định vùng chủ quyền không thể tranh cãi được của chúng ta. (truongvinh...@yahoo.com) Quang Thuần
    1 like
  11. Ủa, bạn trai của bạn này tuổi Sửu mà anh? Hết tam tai rồi mà?
    1 like
  12. Dầu cá: Khắc tinh của ung thư Dầu cá được ví như chiếc áo giáp bảo vệ cơ thể trước nhiều loại ung thư. Chẳng những thế, dầu cá còn là bí kíp để giữ gìn làn da mịn màng, còn xua tan mệt mỏi do học nhiều, v.v. Có viêm nhiễm hoặc phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Nghiên cứu cho thấy rằng có ít nhất 2 loại axit béo omega – 3 (EPA và DHA) được tìm thấy trong dầu cá có tác dụng như những hợp chất chống lại hiện tượng viêm nhiễm rất hiệu quả. Nó còn có tác dụng giảm đau với những người mắc chứng bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm tuyến tiền liệt hay viêm bàng quang. Dầu cá được ví như chiếc áo giáp bảo vệ cơ thể trước nhiều loại ung thư Tim mạch và huyết áp cao. Dầu cá đem lại những hữu ích tuyệt vời cho tim mạch nói chung. Nó có thể làm giảm chất triglycerides - một chất hóa học không có lợi cho tim, giảm nguy cơ bị xơ cứng động mạch, giảm huyết áp và chứng tắc nghẽn mạch máu - tất cả những biểu hiện này đều có liên quan đến tim mạch và chứng đột quỵ. Tuy nhiên, bạn không nên lầm tưởng rằng, vì dầu cá có hữu ích như thế nên chỉ cần uống dầu cá là đủ thay vì uống các thuốc điều trị tim mạch hay cao huyết áp. Suy nhược. Dầu cá có khả năng cân bằng các chất hóa học trong não và có thể dùng dầu cá để trị liệu tâm lý cũng sẽ đem lại ích lợi như mong muốn. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ tâm lý thường kê đơn cho bệnh nhân của mình uống dầu cá kết hợp với các thuốc chống suy nhược khác để cải thiện tâm lý hiệu quả. Ôn thi, làm việc và học hành nhiều. Dầu cá được xem như một loại thực phẩm chức năng trong trường hợp này vì nó giúp phục hồi chức năng của não bộ rất hiệu quả, tăng sức tập trung và tăng hiệu quả ghi nhớ của bộ não. Bệnh về mắt. Chất béo Omega - 3 axit có trong dầu cá giúp cho mắt được tinh tường hơn, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt khác như cận thị, loạn thi, viễn thị hay thậm chí là mù, lòa. Rắc rối với làn da. Những người mắc chứng bệnh như chàm bội nhiễm, vảy nến, mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mụn, gàu, hoặc các bệnh khác ngoài da có thể sử dụng viên dầu cá để điều trị cực kỳ hiệu nghiệm. Hơn nữa, dầu cá còn là bí kíp chăm sóc da của không ít các cô gái thời nay vì nó đem lại cho làn da một vẻ đẹp mịn máng, láng bóng. Béo phì. Dầu cá được biết đến như một kế sách giúp bạn giảm cân cũng như khống chế cân nặng. Hơn thế nữa dầu cá không gây tác dụng phụ như một số loại thuốc giảm cân. Có nguy cơ bị ung thư hoặc đang điều trị. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung dầu cá vào trong cơ thể được ví như bạn đang mặc một chiếc áo giáp giúp cơ thể loại trừ được nguy cơ mắc các chứng bệnh ung thư nguy hiểm như ruột, vú, tuyến tiền liệt. Hệ miễn dịch suy giảm. Hệ miễn dịch suy giảm là một tín hiệu xấu đối với sức khỏe, là nguyên nhân khởi nguồn của các chứng bệnh như cảm, cúm, hay thậm chí là ung thư. Để đạt được điều này thì bạn chỉ cần duy trì một thói quen rất đơn giản là uống viên dầu cá đều đặn. Theo Khổng Thu Hà
    1 like
  13. NĂM NAY VẪN CÒN nhiều chuyện buồn vui với cô nầy ,năm tới mới cầu hôn được rồi cưới luôn trong năm .Cưới vợ xong làm ăn bắt đầu phát lên .
    1 like
  14. Lạ nhỉ, BW kiểm tra và thấy vẫn bình thường mà. :D
    1 like
  15. Lý của kẻ mạnh Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng "yêu cầu" phía Trung Quốc thả tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị bắt đòi tiền chuộc khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hồi tuần trước. Tàu của ông Tiêu Viết Là, thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, trên có 12 thuyền viên, bị bắt hôm 22/03. Hiện những người này bị giữ trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn từ năm 1974. Chúng tôi đã liên lạc với những người bắt giữ các ngư dân Việt Nam để hỏi thêm chi tiết và nói chuyện được với một vị đại diện, ông Vương: BBC: Thân nhân các ngư phủ Việt Nam nói rằng các ông đã gọi điện cho họ và đòi tiền chuộc. Nhưng họ không nghe được hết các câu nói của các ông. Ông có thể cho biết rõ hơn không ạ? Ông Vương: Đây không phải chuyện tiền chuộc hay không. Chúng tôi muốn nói rằng, các ngư dân Việt Nam đã xâm phạm vùng biển của Trung Quốc và chúng tôi bắt giữ họ theo quy định của luật pháp Trung Quốc. Họ đã đánh bắt cá trong vùng biển của chúng tôi. Hiện chúng tôi đang điều tra để làm rõ câu chuyện và sẽ sớm ra quyết định thể theo luật pháp của nước chúng tôi. BBC: Tức là chưa có chi tiết gì về khoản tiền chuộc phải không thưa ông? Nếu trả tiền chuộc thì họ có được tự do ngay không? Ông Vương: Chúng tôi đang xem xét việc này. Chúng ta cần phải chờ quyết định vì mọi thứ cần phải tuân theo quy trình thủ tục. Họ vi phạm lãnh hải CHND Trung Hoa, đánh bắt trộm, xâm phạm nghiêm trọng nguồn lợi hải sản của chúng tôi. Để ra quyết định thì chúng tôi cần có đầy đủ chứng cứ. BBC: Thưa ông tình hình của họ ra sao? Ông Vương: Rất tốt, họ được chăm sóc rất đầy đủ. Họ đang ở đất Trung Quốc mà, nên không bị ngược đãi gì đâu. Chúng tôi cho họ chỗ tạm trú, thức ăn, nước uống, tất cả mọi vật dụng cần thiết. Theo đúng quy tắc nhân đạo, khi họ ốm chúng tôi cũng chăm sóc y tế cho họ đầy đủ. BBC: Tức có việc họ bị bệnh hay sao, thưa ông? Ông Vương: Nay thì không, nhưng vừa rồi có mấy người bị cảm cúm. Chúng tôi đã cấp thuốc và họ đỡ rồi. Họ đã khỏe lại cả. BBC: Họ bị giam giữ ở đâu? Ông Vương: Không phải ở trung tâm thị trấn này, mà ở bên ngoài. BBC: Thưa, ông là người chịu trách nhiệm về số ngư dân này? Ông Vương: Không, tôi đại diện cho những người đang làm việc về trường hợp này. Tôi là dân địa phương, từ nơi các thuyền viên Việt Nam bị bắt nên tham gia vào vụ việc. Hiện chúng tôi đang làm hồ sơ để chuyển lên cơ quan chức năng Bộ hải sản để ra quyết định cuối cùng. Khi có phương hướng giải quyết, đích thân tôi sẽ gọi điện báo cho gia đình các ngư dân Việt Nam biết. Ngư trường lớn Các vụ bắt giữ ngư dân đã diễn ra nhiều lần với tổng số hàng chục người bị Trung Quốc bắt trong năm qua. Các vụ như thế này sẽ còn tiếp diễn vì vùng biển quanh Hoàng Sa là ngư trường lớn, được ngư dân Việt Nam thường tới đánh bắt, như nhận định của ông Võ Thiên Lăng, phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, đại diện ở miền Trung. "Tại đây nguồn lợi thủy sản khá tốt, mùa vừa rồi ngư dân Lý Sơn đánh cá, tôm ở đây sản lượng rất tốt. Bởi vậy ngư dân Việt Nam cứ bám biển mà đánh bắt thôi." "Lại thêm, đảo Phú Lâm là một vịnh kín, khi sóng to gió lớn ngư dân thường về neo đậu tránh bão từ xưa tới nay." Theo ông Lăng, việc cử hải quân tháp tùng thuyền đánh cá thì không thể thực hiện được, nhưng khi "ngư dân Việt Nam đang khai thác mà tàu nước khác tới tranh chiếm, gây sự, thì chắc chắn các lực lượng biên phòng phải can thiệp bảo vệ ngư dân rồi". Về việc Trung Quốc đòi tiền chuộc sau khi bắt giữ ngư dân, ông Võ Thiên Lăng cho biết: "Chúng tôi đã có công văn phản đối kịch liệt việc Trung Quốc đòi tiền chuộc, tuy nhiên đây là quan điểm chính thức, còn thực tế thì chưa có tác dụng gì lắm. Ngư dân nhiều khi quá lo sợ đã tự nộp tiền". Ông Lăng cũng nhận định: "Quan điểm của Việt Nam là Hoàng Sa là của Việt Nam và Trung Quốc cũng khẳng định là của họ vậy nên tranh chấp này chắc còn tiếp diễn dài dài".
    1 like
  16. 1 like
  17. Nên đễ chị cháu tự hỏi vì đôi khi có những chuyện thầm kín của chị cháu ,không lẽ cháu cũng muốn biết hay sau ?
    1 like
  18. Tôi nghĩ nếu lá số anh đưa ra thì cuộc sống của anh đâu đến nỗi nào ? - Tôi muốn anh cho biết trong 3 năm liên tiếp 36 ,37 , 38 tuổi anh luôn gặp hạn có đúng không ?
    1 like
  19. Quí vị quan tâm thân mến. Một giả thuyết khoa học, có thể đúng và có thể sai. Nó chỉ được coi là đúng nếu phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Với giả thuyết về sự tồn tại một nền văn minh toan cầu trước nền văn minh của chúng ta, nếu chỉ dừng lại ở sự công nhận đúng thì đó không phải là mục đích của tôi. Bởi vì, việc xác định đúng cho giả thuyết này sẽ đặt ra những khám phá tiếp theo - nếu đúng - để phục vụ cho văn minh hiện đại. - Nền văn minh Atlantic sử dụng năng lượng gì để tồn tại và phát triển? Nguồn năng lượng đó có giống như chúng ta đang sử dụng hay không - khi nó đã tồn tại và phát triển cả hàng chục ngàn năm? Trong khi nền văn minh hiện đại chỉ phát triển vài trăm năm, mà các nguồn năng lượng như dầu mỏ, than đá đã muốn cạn kiệt. - Vì sao một nền văn minh vượt trội như vậy lại có thể bị hủy diệt - khi mà Trái Đất vẫn cho chúng ta một cuộc sống như ngày nay? Rất mong cao kiến của quí vị quan tâm.
    1 like
  20. "Ví trí của Lemuria có thể ở đây" -> Chính xác. Lục địa Lemuria (còn gọi là lục địa MU) có thể từng tồn tại rất kỳ vĩ ở vị trí Thái Bình Dương ngày nay (kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản), và những tàn tích còn lại của nền văn minh này chính là đảo Phục Sinh. Tôi ủng hộ giả thuyết này. Những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh.
    1 like
  21. Nền văn minh cổ xưa nhất với tộc người da xanh 25/03/2010 06:32:37 - Người Lemuria cao trung bình 3m. Da của họ biến đổi từ màu xanh lá cây sang màu xanh da trời tùy thuộc vào mùa trong năm. Khuôn mặt của họ nổi bật với đôi mắt to, 2 mí mắt phía trên và dưới chuyển động giống cánh cửa thang máy khi nhắm hoặc mở mắt. Người Lemuria không thở bằng phổi mà hô hấp qua da. Đây là những miêu tả chi tiết về con người từng sống trong nền văn minh Mu hay Lemuria - nền văn minh cổ xưa nhất mà con người ngày nay còn biết đến. TIN LIÊN QUAN Bí mật diệt vong nền văn minh cổ nhất Xuất xứ khái niệm Lemuria Từ Lemuria lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1864 trong tác phẩm “Những động vật có vú ở Madagasca” của nhà địa chất học người Anh Philip Sclater. Nhà khoa học này khẳng định Madagasca và Ấn Độ ngày nay là phần còn lại của một đại lục địa đã biến mất có tên gọi Lemuria. Lemuria theo bằng chứng khoa học con tàu JOIDES Resolution phát hiện Trong khi đó, nhà khảo cổ học người Anh Augustus Le Plongeon sau khi nghiên cứu các văn tự cổ của người Maya ở miền Bắc Yucatan đã tuyên bố người Maya có nhắc đến xuất xứ của mình trong các văn tự cổ đó. Cụ thể, người Maya cho rằng họ là hậu duệ của người Atlantis, người Ai Cập cổ đại và một dân tộc có tên là Mu nào đó. Sau đó xuất hiện rất nhiều giả thuyết khác nhau về một lục địa Lemuria đã chìm sâu dưới đáy đại dương, nơi sinh sống của dân tộc có tên gọi là Mu. Một số giả thuyết cho rằng Lemuria là một quốc gia đạt đến đỉnh cao của văn minh và thịnh vượng vào thế kỷ XIV trước công nguyên. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết khẳng định Lemuria là một đất nước duy nhất với ngôn ngữ riêng phát triển rực rỡ và ra đời khoảng 78.000 cho đến 20.000 năm trước đây. Vị trí địa lý đại lục địa Lemuria Đại lục địa Lemuria được cho là nơi hình thành và phát triển nền văn minh cổ xưa nhất của loài người. Nhưng cho đến nay, các quan điểm khoa học vẫn không thể thống nhất về phạm vi cũng như vị trí địa lý của Lemuria. Thậm chí nhiều nhà khoa học còn bác bỏ sự tồn tại của đại lục địa này trong quá khứ. Ví trí của Lemuria có thể ở đây Tuy nhiên, có một số luận chứng cho thấy Lemuria từng tồn tại trải dài 8.000 km từ Bắc xuống Nam và rộng 5.000 km từ Đông sang Tây. Điều đó có nghĩa, Lemuria trải dài từ Ấn Độ đến đại lục Australia. Một trong những luận cứ chứng minh cho sự tồn tại của Lemuria chính là việc tồn tại của những loài động-thực vật giống nhau chỉ tìm thấy ở cực Nam của các đại lục. Điều đó chứng tỏ phải tồn tại một chiếc “cầu nối” giữa các đại lục ngày nay, mà theo các nhà khoa học đó là Lemuria. Ngoài ra, có một số giả thuyết khác cho rằng Lemuria là một lục địa đã bị chìm sâu dưới Thái Bình Dương ngày nay, trong phạm vi từ phía Nam Nhật Bản kéo xuống phía Bắc đại lục Australia. Đảo Phục Sinh (có tọa độ 26N110T) chính là phần cao nhất và còn lại của Lemuria. Con người Lemuria Hiện chưa có bằng chứng khảo cổ nào về người Lemuria được tìm thấy. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết bắt nguồn từ việc dịch các văn tự cổ của nhiều nền văn minh đã diệt vong, một số nét cơ bản về con người và văn hóa Lemuria được phác thảo. Người Lemuria được cho là đã đạt đến trình độ cao của khoa học kỹ thuật. Họ ở trong những ngôi nhà có mái che trong suốt. Ngoài ra, người Lemuria còn có những khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời, sóng siêu âm, năng lượng tinh thể. Họ sống hòa đồng với thiên nhiên và tôn trọng thiên nhiên. Một số nhà khoa học cho rằng dân số Lemuria lúc bấy giờ vào khoảng 65 triệu người. Họ phải học 21 năm đầu đời để nắm được các quy luật vũ trụ và đến năm 28 tuổi mới được coi là đã trưởng thành. Trong số các tập tục của người Lemuria, tập tục thử thách trước hôn nhân là nổi bật nhất, thể hiện đậm nét sự hòa đồng với thiên nhiên của họ. Những người yêu nhau, muốn kết hôn phải trải qua sự thử thách khắc nghiệt. Họ phải hiến dâng sự dũng cảm cho thần thánh. Sau đó phải trút bỏ tất cả quần áo trên người và vào rừng để sinh sống. Họ phải học cách xây dựng nhà cửa, may quần áo từ các chất liệu tự nhiên, tìm kiếm thức ăn. Sau 28 ngày thử thách, nếu giữa hai người không xảy ra xích mích thì họ sẽ được trả lại lòng dũng cảm và được công nhận đã thành vợ thành chồng. Tuy không có bằng chứng về người Lemuria, nhưng nhiều người tin rằng họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Một số giả thuyết thần bí còn thêu dệt người Lemuria hiện vẫn sống sâu dưới lòng đất và chỉ lên mặt đất vào một thời điểm thích hợp. Thịnh vượng và diệt vong Sau khi đạt đến trình độ phát triển cực thịnh, nền văn minh Lemuria đã biến mất một cách bí ẩn. Hiện có nhiều giả thuyết về sự diệt vong của Lemuria. Một số giả thuyết cho rằng Lemuria tồn tại cùng thời với nền văn minh Atlantis. Hai nền văn minh đã có sự giao lưu với nhau. Tuy nhiên, chính những thí nghiệm khoa học được tiến hành tại Atlantis đã hủy diệt cả hai nền văn minh này. Một giả thuyết khác được nhà khảo cổ học người Mỹ David Hatcher ủng hộ. Theo đó, Lemuria đã bị diệt vong sau một trận động đất kinh hoàng do sự thay đổi địa cực trên Trái đất cách nay 26.000 năm gây ra. Sự thay đổi địa cực đã làm dịch chuyển trục Trái đất, tạo ra trận đại hồng thủy nhấn chìm toàn bộ nền văn minh Lemuria xuống đáy Ấn Độ Dương ngày nay. Như vậy, theo thuyết này Lemuria đã tồn tại và phát triển rực rỡ trong suốt 52.000 năm trươc khi vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy đại dương. Cho đến ngày nay, những gì con người biết về Lemuria là rất hạn chế, trong đó có không ít ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên, những khám phá khoa học cũng đang hé lộ ít nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Lemuria. Nhà khoa học người Tây Ban Nha từng tìm được một bản đồ khắc trên đá tại Peru giống như những mô tả về một Lemuria. Năm 1999, tàu nghiên cứu khoa học JOIDES Resolution đã phát hiện nằm sâu dưới đáy Ấn Độ Dương có những dấu vết về một lục địa đã bị nhấn chìm. Lục địa này bằng khoảng 1/3 lục địa Australia. Nhiều khả năng lục địa này đã từng nối liền Ấn Độ với Australia. Liệu đó có phải là Lemuria? Ngọc Biên (Tổng hợp)
    1 like
  22. Hy vọng bạn còn post nhiều hơn nữa để phát triển Kinh Pháp.
    1 like
  23. 1 like
  24. Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam Đinh Kim Phúc - Ngày đăng: 20.1.2010 Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm,, vừa được trưng bày tại thư viện Quốc hội Mỹ. Báo China Daily cho biết, Matteo Ricci - một nhà truyền giáo người Italy - vẽ tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu cầu của vua Minh Thần Tông Nó là một trong hai bản sao còn được giữ ở trạng thái tốt. Một người sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ nó trong nhiều năm trước khi bán cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm 2009 với giá 1 triệu USD. Với mức giá đó, nó trở thành tấm bản đồ đắt giá thứ hai từng được bán. Do đây là một trong những bản đồ quý và dễ hư hại nên nó đã được in lên 6 tờ giấy gạo cỡ lớn. Theo hảng tin AP, tấm bản đồ có kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ – một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVII. Nó biểu thị nhiều khu vực trên thế giới bằng hình vẽ và lời chú giải. Ricci đề tên nhiều nước tại châu Mỹ, như Chih-Li (Chile), Wa-ti-ma-la (Guatemala) và Ka-na-ta (Canada). Bang Florida của Mỹ được mô tả là “vùng đất của các bông hoa”. Châu Phi được chú thích là “nơi có dãy núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới”. Ford W Bell-một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell-nói với tờ Pittsburgh Tribune-Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện Quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất. “Ricci là một nhà truyền giáo cực kỳ thông thái. Ông đặt Trung Quốc vào trung tâm của thế giới mới để ghi nhận sự quan trọng của đất nước này. Tất nhiên, Ricci là người phương Tây đầu tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc kính trọng Ricci và ông được chôn tại Trung Quốc”. Không có bất kỳ phiên bản nào của tấm bản đồ Ricci được tìm thấy tại Trung Quốc. Hãng tin AP cho biết thêm, chỉ có vài bản sao chép được lưu giữ trong các thư viện của Tòa thánh Vatican và các nhà sưu tầm ở Pháp, Nhật Bản. Theo kế hoạch tấm bản đồ của Matteo Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng. (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci(1552-1610) sáng tác trên đường truyền đạo ở Trung Quốc. Trong thời Nhật Bản “bế môn tỏa cảng” (1793-1858), phiên bản nầy đã được du nhập vào Nhật Bản, gây ảnh hưởng lớn đên nhận thức thế giới của người Nhật trong thời Edo(1603-1868). Ricci đã sáng tác tấm bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hán theo bản đồ được vẽ ở Châu Ấu, hiện nay tấm bản đồ nầy đã thất lạc. Viên quan nhà Minh tên là Lý Chi Tảo(李之藻) đã dày công vẽ lại thành “phiên bản Lý Chi Tảo” với tên gọi là “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”. Nguyên tác là bản vẽ một màu nhưng phiên bản (vẽ trên gỗ) sang Nhật bản được sao lại được tô thành nhiều màu, và một phần địa danh được sửa lại, vì vậy trong bản đồ phổ biến hiện nay có những địa danh phiên âm theo tiếng Nhật (Katakana). Bản khắc trên gỗ có 6 tấm nhưng phiên bản nầy chỉ có 2 tấm đông-tây mà thôi. Phiên bản nầy hiện nay được trưng bày tại Thư Viện Tỉnh Miyagi (thành phố Sendai ) và thư viện Đại Học Kyoto. Tiểu sử Matteo Ricci : Matteo Ricci (6 tháng 10 năm 1552 - 11 tháng 5 năm 1610), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Ý. Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Thiên Chúa Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó được đưa tới Trung Quốc. Năm 1582, Ricci bắt đầu học về ngôn ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma Cao, một trạm giao thương của Bồ Đào Nha ở miền Nam Trung Hoa, và trở thành một học giả phương Tây hiếm có đã học được văn bản chữ viết cổ điển của Trung Quốc. Năm sau, 1583, thì Ricci bắt đầu du thám vào sâu đại lục, nhờ chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc Quảng Đông, từ lời mời của Tổng trấn Triệu Khánh thời đó là Wang P'an, người đã nghe về tài toán học và vẽ bản đồ của Ricci. Ông ở đó từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi phải rời đi sau khi bị trấn tổng mới nơi này trục xuất. Chính tại Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hoa. Trong các chuyến du hành sau đó, Ricci tới Nam Kinh và Nam Xương năm 1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó tớiBắc Kinh lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên vào thời điểm đó nên ông không được thăm cung điện hoàng gia. Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng chân tại Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô. Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ Tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó. Ricci học rất nhiều về lịch sử và văn hóa Trung Hoa và ông cũng là người phương Tây đầu tiên tìm hiểu về cộng đồng người Do Thái ở Trung Hoa. Ông từng được liên hệ riêng bởi một thành viên của cộng đồng dân Do Thái tại Bắc Kinh vào năm 1605. Dù không bao giờ gặp mặt cộng đồng này ở Hà Nam một cách chính thức nhưng Ricci cũng gửi một người truyền giáo tới đó ba năm sau vào năm 1608, đây là một trong rất nhiều nhiệm vụ được ủy quyền bởi Giáo hội. Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh. Một phát hiện mới Trong tấm bản đồ này (Hình 2), (Hình 3), các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng Nhật, tại phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được Ricci chú thích, phần chú thích này rất quan trọng. Đoạn tiếng Hoa (Hình 4) được chú thích trên vùng biển Đông được đọc là: “Đại Minh thanh danh văn vật chi thịnh tự thập ngũ độ chí tứ thập nhị độ giai thị kỳ dư tứ hải triều cống chi quốc thậm đa thử tổng đồ lược tải nhạc độc tỉnh đạo đại lược dư tường thống chí tỉnh chí bất năng đàn thuật”. “Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển - ở khoảng 15 độ đến 42 độ - đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí,Tỉnh chí ghi chép…” Và 4 chữ (hàng dọc) (Hình 5) đọc là: Vạn lý trường sa Những dòng chữ ghi chú trên được hiểu như thế nào ? Ở đây, cần nhắc lại quá trình Nam tiến trong lịch sử Việt Nam. Năm 1471 khi đi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông có ý dừng lại, chia làm cương vực ở đó. Mặc dù bấy giờ như ta đã biết, vương triều Vijaya đã suy mà Đại Việt thì đang trong thời thịnh trị. Nhà Lê không muốn và chắc chắn cũng sẽ không nghĩ tới việc cố thôn tính một quốc gia khác mà chỉ mong sự yên ổn lâu dài trên biên giới phía Nam. Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, là vì Champa đã quấy nhiễu biên giới, cũng vì một quan niệm là “Đại Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Champa, nên lấy lại được hết, sai các ngươi trấn thủ”. Vua đã lấy cả vùng Vijaya nay là Bình Định liền một dải với Cổ Lũy để có địa giới tự nhiên hiểm trở ở phía Nam là đèo Cù Mông, lập nên đạo Quảng Nam, nhằm thực hiện ý định đó. Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Bia Đá (Thạch Bi)(1). “Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quay đầu về phía đông như hình người… (Vua Lê) sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Champa”(2). Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lấy lại phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Che Reo để lập nước Nam Bàn. Như vậy, Champa ngăn cách hẳn với Đại Việt bằng hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm đệm từ miền núi ra đến biển. Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến việc họ Trịnh làm Chúa, nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phương Nam để tránh tị hiềm. Lúc đầu (năm 1558), Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hóa (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), tiếp đó lại xin được giao thêm quyền trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay-năm 1570). Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cử Lương Văn Chính làm Tri huyện Tuy Viễn (một trong hai huyện của tỉnh Bình Định, giáp giới Hoa Anh) và giao nhiệm vụ giữ yên phía Nam. Năm 1578, Lương Văn Chính cầm quân tiến vào Hoa Anh, vây và hạ thành An Nghiệp – thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo Cả. Vua Champa, theo niên giám là Po At (1553- 1579), có lẽ đã bị chết trong thời điểm này. Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên Lương Văn Chính cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn. Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Champa lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những người nông dân Việt vào cư trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm tướng, đem quân vào đánh lại, Champa bị thua, vua là Po Nit (1603 – 1613) phải bỏ Hoa Anh rút quân về phía Nam đèo Cả. Lần này họ Nguyễn đã lấy hẳn đất Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lập dinh Phú Yên, đóng quân để phòng giữ. Lương Văn Chính đươc cử làm tham tướng dinh Trấn Biên, sau đó là dinh Phú Yên. Như vậy, Với việc lập phủ và dinh Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của mình trên một miền đất đã có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong mấy chục năm, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với cuộc chiến tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một thử thách quyết liệt không thể tránh khỏi đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong(3). Xác định lại thời điểm lịch sử kể trên để thấy rằng, vào năm 1602 (năm mà Matteo Ricci hoàn thành tấm bản đồ của mình), Vạn lý trường Sa không thuộc về lãnh thổ của nhà Minh, mà nó đã thuộc về quốc gia Đại Việt. Điểm đặc biệt thứ hai là lần đầu tiên vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản được ghi là biển Nhật Bản (Nhật Bản hải) có lẽ vì là phiên bản lưu hành tại Nhật bản nên đã được thêm vào? Thứ tự ảnh : Trên bên trái qua(Hình 5), (Hình 4) (Hình 3), (Hình 2) Một phần bản đồ (khu vực Viễn Đông) của Matteo Ricci , Phía dưới (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci./. Chú thích: (1) Núi Thạch Bi ở phía Đông Huyện Tuy Hòa, phía Bắc đèo Cả, thuộc Thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày nay. (2) Đại Nam nhất thống chí, T.III, trang 65 (3) Dẫn theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 2005
    1 like
  25. Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén 08/03/2010 16:27:15 - Ngày 8/3, tại Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban chỉ đạo thông tin đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như cơ chế chỉ đạo điều hành, thông tin có lúc còn bị động, lúng túng trước một số vấn đề mới nảy sinh. Nội dung thông tin thiếu tính hấp dẫn, sức thuyết phục chưa cao, lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ nhân quyền, biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén. Vì vậy, Hội nghị cần đưa ra những kiến nghị cụ thể, thiết thực để đổi mới cơ chế chính sách nội dung phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền. Nơi biên giới hải đảo Ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban tuyên giáo TW nhận định, về thông tin đối ngoại, Việt Nam đã tuyên truyền đậm nét những cố gắng vượt lên khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch… Quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước con người Việt Nam, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Chủ động và kịp thời trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các phần tử cơ hội, thù địch với Việt Nam cả trong và ngoài nước. Thông qua các sự kiện về biển Đông, việc xử lý các phần tử lợi dụng dân chủ dân quyền như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung…. để chống phá đất nước; các vụ lợi dụng tôn giáo để gấy rối an ninh trật tự ở Thái Hà (Hà Nội) Tam Toà (Quảng Bình) Bát Nhã (Lâm Đồng)… Đặt biệt, từ khi xuất hiện bộ phim về cái gọi “sự thật Hồ Chí Minh”, nhiều báo đài đã có phê phán luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, đồng thời khẳng định tình cảm trân trọng của nhân dân qua việc hưởng ứng “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Về công tác tuyên truyền phân giới cắm mốc trên đất liền, Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Ngoài ra, các tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia, Việt Nam chủ động tuyên truyền thúc đẩy các hoạt động chuyên môn của các Bộ, Ban, ngành chức năng và chính quyền 2 nước… Ông Nguyễn Bắc Son cho rằng, các cấp Bộ, ngành… phải đổi mới tư duy, chủ động, kịp thời và linh hoạt triển khai các hoạt động thông tin truyền thông bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú theo đúng phương châm “chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng” để công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, phân giới cắm mốc biên giới đạt hiệu quả thiết thực. Sông Tranh ----------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén?????
    1 like
  26. Trung Quốc rối trí với các dãy đảo ngoài khơi của Nhật Bản Tác giả: ASIA TIMES (Người dịch: Ngọc Thu) Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước Tuanvietnam.net Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này. => Lập trường hai mặt của Trung Quốc đối với Luật biển Quốc tế Bài của Peter J Brown, nhà báo tự do từ tiểu bang Maine, Hoa Kỳ Đảo Okinotori của Nhật Bản, nơi có một địa chỉ bưu điện của Tokyo mặc dù nó nằm ở phía nam cách thủ đô 1.770 km và trên thực tế nó chỉ là một cặp đảo nhỏ xíu, nhưng nó đã trở thành một khúc xương khó nuốt trong việc tranh chấp đối với Trung Quốc. Cùng với các vấn đề khác, Trung Quốc không công nhận tình trạng hòn đảo, thay vào đó, xem nó như là một đảo san hô vòng, dải đá ngầm hay là đơn giản chỉ là một hòn đá. Làm như vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ giảm tốc độ thực hiện kế hoạch của Nhật Bản trong việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở đó. Tranh chấp ở Okinotori, mà Nhật Bản gọi là Okinotorishima, vẫn còn dai dẳng bởi vì nó liên quan tới mối quan ngại mang tính chiến lược và các quyền lợi về nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực tương đương với toàn bộ khu vực đất đai rộng lớn trên bốn hòn đảo chính của Nhật. Tại hội nghị về phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển do trường Đại học Kyushu đăng cai hồi tháng 12 năm ngoái, có các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nơi khác tham dự, đã nhấn mạnh đến những tầng địa chất mangan giàu chất cobalt quanh vùng Okinotori. Mặc dù "các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú" tại khu vực này cũng thường xuyên được Trung Quốc đề cập tới, nhưng lại thiếu chi tiết. Trong hội nghị về Biển Đông Á ở Manila hồi tháng 11 năm ngoái, bản đệ trình của Nhật Bản lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Liên hiệp quốc (CLCS) tháng 3 năm 2009 đã được thảo luận. Tài liệu này đã nêu ra bảy khu vực nằm giữa Nhật Bản và Philippines gồm 740.000 km vuông. Ngoài việc đòi chủ quyền có khả năng chồng lấn với yêu sách của Hoa Kỳ và Cộng hòa Palau - không liên quan tới Okinotori - Nhật Bản phải đương đầu với cả Trung Quốc lẫn Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên), quốc gia đã đệ trình các đơn kiện hồi năm ngoái lên CLCS, liên quan tới những hành động của Nhật Bản tại Okinotori. [1] Bản đồ Nhật Bản, Ảnh: socwk.utah Khi Đảng Dân chủ của Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Yukio Hatoyama, lên cầm quyền vào năm ngoái, họ đã không bỏ phí thời gian khi tuyên bố rằng Nhật Bản đang dùng số tiền 7 triệu đô la trong năm 2010 để tạo dựng một công trình tại Okinotori trong một nỗ lực nhằm thiết lập thế đứng vững chắc của mình ở đó. Số tiền này có vẻ lớn, nhưng chưa tới 3% trong tổng số tiền của Nhật chi ra nhằm duy trì hòn đảo xa xôi này. Hàng trăm triệu đô la đã được người Nhật sử dụng trong suốt hai thập kỷ qua. Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này. Việt Nam, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên CLCS một bản báo cáo cấp quốc gia về giới hạn thềm lục địa của nước mình "trải dài 200 hải lý bên ngoài đường cơ sở quốc gia, nằm ở phía bắc của Biển Đông [tên Việt Nam gọi cho Biển Nam Trung Hoa]". Việc này xảy ra hồi cuối tháng 8. Việt Nam cùng với Malaysia cũng đệ trình một báo cáo chung lên CLCS về thềm lục địa của cả hai nước, "kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở ở phần phía nam Biển Đông". Bản báo cáo quốc gia của Việt Nam và bản báo cáo đứng tên chung của Việt Nam với Malaysia đã được Quốc hội Nhật thừa nhận trong phần đầu của bộ luật ban hành năm 2010, cho phép chính phủ trung ương - không phải chính quyền địa phương - quản lý và kiểm soát cả đảo Okinotori và thậm chí cả đảo Minamitori ở rất xa, phía đông nam Tokyo - xa hơn Okinotori khoảng 290 km. Trong khi Trung Quốc phủ nhận toàn bộ các hành động này của Nhật Bản, coi đó là không hợp pháp, thì Trung Quốc lo lắng nhìn qua vai mình, người Việt Nam táo bạo hơn trước. "Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không thay đổi vị trí pháp lý của dải đá ngầm Okinotori", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn hồi tháng 1 và cho biết thêm là điều này vi phạm luật biển quốc tế. [2] Năm 1931 Nhật Bản đã đòi chủ quyền đối với Okimotori, cũng được biết đến với cái tên là dải Đá ngầm Douglas hay là Vòng cung Parece, như là bộ phận của xã Ogasawara thuộc quận Tokyo, và đặt tên chính thức cho nó là Okinotorishima. "Người Nhật đòi chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh Okinotorishima dựa trên nhiều yếu tố", theo lời Trợ lý Giáo sư Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ". Trước hết, các học giả Nhật tuyên bố rằng Okinotorishima là một hòn đảo đủ tiêu chuẩn theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong đó duy trì được các hoạt động kinh tế, mặc dù bên ngoài nhìn vào nó chỉ rộng không quá 10 m vuông khi thủy triều lên cao. "Lập luận này có giá trị mong manh nhất dựa theo luật quốc tế hiện thời. Người Nhật có vẻ nhận ra thực tế này và đã đưa ra cơ sở pháp lý thứ hai, cụ thể là Nhật Bản có những lợi ích mang tính lịch sử lâu dài ở Okinotorishma, những vùng biển lân cận, và các nguồn tài nguyên xung quanh dưới đáy biển. Theo quan điểm của Nhật, những lợi ích này đã được củng cố qua thời gian thành những quyền lợi được bảo vệ một cách hợp pháp". Trung Quốc nhắm vào điều 121 của UNCLOS, định nghĩa một hòn đảo như là "một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên, có nước biển bao bọc, nằm trên mực nước biển lúc thủy triều lên cao". Trung Quốc chỉ ra rằng, nó như là một hòn đá theo quy định trong điều này - các hòn đá không thể giữ vững chỗ ở cho con người hoặc cho đời sống kinh tế - bởi vì một hòn đá tự nó không thể được sử dụng để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay kéo dài thềm lục địa ở dưới mặt nước biển trong một vùng biển tương đối nông cạn. Hành động như thể mình có vị trí hợp pháp theo UNCLOS, Trung Quốc đã bất ngờ mở cánh cửa cho Việt Nam, và Việt Nam đã nắm lấy cơ hội đó. Tầm chiến lược quan trọng của Okinotori mà ai cũng có thể nhận ra rằng nó nằm ở vị trí giữa căn cứ quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ trên đảo Guam và Đài Loan. Trong khi các quyền lợi chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau trong cuộc tranh chấp này, thì nhu cầu tự do đi lại của Trung Quốc trên biển ngày càng tăng. Ông Dutton nhận xét: "Trung Quốc đã đặt cược vào vị trí pháp lý để loại bỏ tình trạng hợp pháp của các hoạt động quân sự nước ngoài ở EEZ của quốc gia ven biển. Phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng EEZ của mình là dựa trên quan điểm pháp lý này. Mặt khác, khi sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng trong vài thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc trong việc kiểm soát các hoạt động khắp Đông Á vào lúc diễn ra cuộc khủng hoảng cũng được suy ra từ đó. Trong thời gian khủng hoảng, Trung Quốc hiện có những khát vọng thách thức các cường quốc hải quân bên ngoài trong việc kiểm soát các vùng biển giữa chuỗi đảo đầu tiên và thứ hai". (Chuỗi đảo đầu tiên bao quanh Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa - tức Biển Đông. Chuỗi thứ hai bao quanh vùng Biển Nhật Bản, Biển Philippines và Biển Indonesia). Điều này đặt Trung Quốc vào một vị thế khó xử để nói lên điều tối thiểu nhất. "Để giữ vững lập trường trong việc đòi Hoa Kỳ ngưng các hoạt động quân sự ở trong và ở trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc không cần thực hiện các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bao quanh Okinotori. Như thế, để duy trì các lợi ích an ninh của riêng họ, Trung Quốc từ chối công nhận yêu sách chủ quyền của Nhật Bản", ông Dutton nói. Trước hành động của Việt Nam, mục tiêu chính của Nhật ở đây đã lịch sự bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc và bảo đảm rằng, trên tất cả mọi thứ, Okinotori không thể chìm dưới biển. "Không có sự thay đổi về bản chất của vụ tranh chấp. Nhật Bản đã trồng san hô ở Okinotori để bảo đảm chắc chắn tình trạng của nó như "một hòn đảo", trong khi Trung Quốc chỉ trích [và khẳng định rằng] đó là một 'mỏm đá', để không cho phép Nhật có vùng đặc quyền kinh tế", ông Yukie Yoshikawa, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm Reischauer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á ở Washington, DC, nói. Trồng san hô ở đó chỉ là một trong những biện pháp mới nhất của Nhật Bản, bao gồm cả việc đổ hàng tấn bê tông, với chi phí lên tới $ 280 đô la, bao bọc lấy cả hai đảo nhỏ, cũng như bao phủ chúng bằng một tấm lưới titanium, tốn thêm $50 triệu đô la. Năm 2005, Nhật Bản đã gắn một tấm biển lớn, có địa chỉ trên đó "Đảo Okinotori 1, Làng Ogasawara, Tokyo", để tất cả mọi người nhận ra ngay khi họ tới. Ngay sau khi tấm biển được gắn lên, thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara đã chụp tấm ảnh cho thấy ông hôn tấm biển và vẫy tay chào quốc kỳ Nhật Bản. Lúc đó ông có mặc áo cứu sinh trên mình. [4] Khi Trung Quốc cố gắng thuyết các nước còn lại ở châu Á rằng, những gì Nhật Bản đang làm lúc này thực sự gây nguy hại cho các nước láng giềng, Việt Nam lắc đầu không đồng ý. Ông Wang Hanling, một chuyên gia trong vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: "Nếu những nỗ lực của Nhật Bản thành công, các nước khác sẽ không được phép đánh cá hay chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khu vực hiện được xem là vùng biển quốc tế. Ngoài ra, đối với một số nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, việc tự do đi lại trên biển của các đội tàu cùng một số tuyến đường chính trong khu vực cũng sẽ bị cản trở. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia". Trong khi giao thiệp với Nhật Bản, đôi lúc Trung Quốc đã nêu ra vấn đề công bằng, thủ đoạn chắc phải làm Hà Nội tức cười. Ông Jin Yongming, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói: "Việc đòi chủ quyền của Nhật Bản ở Okinotori, mỏm đá nằm giữa Đài Loan và đảo Guam, là một vị trí chiến lược quan trọng đối với lợi ích Nhật Bản. Nhưng việc này gây nguy hại đến lợi ích trong việc đi lại của các quốc gia khác cũng như ảnh hưởng đến việc khảo sát trên biển, xung quanh khu vực Okinotori, và điều đó đi ngược lại nguyên tắc công bằng".[4] Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng lập trường của họ ở đây có thể có tác dụng ngược, ngày càng trở nên rõ ràng. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là đảo Tây Sa - ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trong khi quần đảo Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa, đang tranh chấp bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Đầu năm 2009, hoặc có thể trước đó, Việt Nam bắt đầu đưa ra "các rạn san hô và các đảo" làm luận cứ để cãi với Trung Quốc khi Trung Quốc nêu ra quy định của UNCLOS trong trường hợp họ phản đối Nhật Bản, và nói đại ý rằng, "Chờ chút, Trung Quốc, các ông đang tranh cãi [với Nhật] đúng y như chúng tôi đang cãi với các ông ở Biển Đông". Việt Nam lập luận rằng, lúc thì Trung Quốc khẳng định Okinotori không thể có đặc quyền kinh tế hoặc xác định giới hạn thềm lục địa, vì đó là một đảo san hô, rạn san hô hoặc đá và không có sự sống độc lập về kinh tế, và lúc khác Trung Quốc lại khẳng định rằng cái gọi là "quần đảo" ở biển Đông tất cả có đời sống kinh tế độc lập để họ có thể đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý gồm 80% Biển Đông. Nghe như có vẻ không đúng, hoặc ít ra không phải điều mà Trung Quốc đang làm là điều họ muốn làm. Chủ quyền của các đảo ở Biển Đông thực sự không phải là tâm điểm của vấn đề bởi vì Việt Nam tranh cãi rằng "không một quốc gia nào có thể đòi đến 80% vùng biển Đông trên cơ sở đòi chủ quyền của những hòn đảo này". [5] Nói cách khác, hãy nhìn kỹ và một người có thể phát hiện ra hàng chục đảo "Okinotoris" nhỏ rải rác ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc chỉ hy vọng rằng phần còn lại của thế giới - ít nhất là phần còn lại của thế giới đã chạy theo nỗ lực của Trung Quốc gây thất bại cho Nhật Bản - sẽ không nhận ra chúng. "Dường như Việt Nam đang đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ được thỏa mãn với chủ quyền trên các quần đảo và để lại hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa như vùng biển quốc tế. Ngụ ý của quan điểm của Việt Nam là Việt Nam củng cố việc đòi chủ quyền của mình bằng chi phí của Trung Quốc, đó là hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa sẽ mở ra cho tất cả các nước đánh cá và khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển ", ông Dutton nói." Đó không phải là kết quả của việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)". (Ghi chú của người dịch: theo quan điểm đòi đảo Okinotori của Trung Quốc mà đem áp dụng ở Biển Đông thì Trung Quốc chẳng có gì cả, và đó không phải là điều Trung Quốc muốn, Trung Quốc muốn tới 80% cả biển lẫn đảo ở vùng Biển Đông.) Đồng thời, nếu Trung Quốc cố gắng chống lại chiến thuật khôn khéo này của Việt Nam, thì họ đang làm một việc không mang lại hiệu quả cao. Quả thực, Trung Quốc làm ra vẻ như họ không nhìn thấy Việt Nam ở đây (ghi chú người dịch: Trung Quốc cố tình làm lơ, không nhìn thấy quan điểm mà Việt Nam đang tranh cãi với Trung Quốc ở chỗ này). "Điều này cho thấy Trung Quốc ở vào tình thế khó xử hơn mà họ vẫn chưa công khai bắt đầu giải quyết", ông Dutton nói. Quyết định của Bắc Kinh xây dựng một khu nghỉ mát sang trọng tại Hoàng Sa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã không có lợi cho tình hình. "Đầu tháng 1 năm 2010, [Việt Nam] yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các dự án, mà [Việt Nam] nói rằng đó là nguyên nhân gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình", ông Yoshikawa nói. Tuy nhiên, khi ông Chen Bingde, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là thành viên Ủy Ban Quân sự Trung ương, đã gặp Nguyễn Chí Vinh, Phó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tại Bắc Kinh vào đầu tháng Ba, không có đề cập đến tranh chấp này, [hoặc nếu có đề cập mà] không công khai. Trung Quốc năng nổ trong các vấn đề hàng hải bất chấp sự phản đối. Ví dụ như mới hồi tháng trước, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 13 trạm hải đăng trên các hòn đảo và dãi đá ngầm ở Biển Đông Trung Hoa, là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng và trong quá trình phát triển. Một ngọn hải đăng mới tại Waikejiao [được dựng lên] là phần bổ sung mới nhất. "Bởi vì Nhật Bản và Trung Quốc có khuynh hướng nhìn vào chính sách đối ngoại trên mối quan hệ định hướng - chứ không theo chính sách về sự kiện của Washington - nếu cả hai nước đang có những quan hệ tốt, mà bạn có thể nói trong lúc này, vấn đề đảo Okinotori sẽ được giải quyết để không ảnh hưởng đến mối quan hệ ", ông Yoshikawa nói. (Ghi chú: chính sách đối ngoại của Trung Quốc - Nhật dựa trên quan hệ tổng thể giữa hai nước trong thời gian dài, quyết định điều gì tốt nhất cho quan hệ hai nước, khác với Washington, đối ngoại qua từng vụ việc, khi có chuyện thì giải quyết từng vấn đề). Nhật Bản dường như không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi họ tiến hành kế hoạch trên đảo Okinotori. "Tôi không thấy có chuyện gì xảy ra trong tương lai gần, đây là vấn đề bên ngoài mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ tổng thể giữa Trung Quốc - Nhật Bản ", ông Yoshikawa cho biết. (Ghi chú:ông Yoshikawa muốn nói rằng mối quan hệ tổng thể của 2 nước Nhật - Trung ảnh hưởng tới vấn đề đảo Okinotori hơn là vấn đề đảo Okinotori ảnh hưởng tới quan hệ hai nước). Tuy nhiên, Trung Quốc có lý do chính đáng để họ kiên trì các nỗ lực của mình ở đây, bất kể điều đó có làm cho Nhật Bản bực mình hay không. Ông Dutton nói: " Trung Quốc không thể làm gì hơn trong việc Nhật Bản đòi chủ quyền, khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố như thế chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tuy nhiên, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao đối với việc đòi chủ quyền của Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do hành động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Okinotori. 1.) EAS CONGRESS 2009 HIGHLIGHTS , Nov 24, 2009 2.)Beijing slams Tokyo move on atoll, China Daily, Jan 8, 2010 3.)Japan and China Dispute a Pacific Islet , New York Times, July 10, 2005 4.) Japan atoll expansion 'hurts neighbors', China Daily, Feb 11, 2010 5.) Vietnam delimits its continental shelf in UN report. Vietnamnet, Aug 2009 * Mời đọc thêm: 305. QUAN HỆ TRUNG-NHẬT-BÀI HỌC CHO VN; 430. TQ,VN,NB.Ai phải lo lắng về những đốm núi lửa ở Thái Bình Dương?; 444. Biển Động. Đăng trong Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Tagged: Biển Đông, Biển Đông Trung Hoa, CLCS, EEZ, Hoàng Hải, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Okinotori, Thềm lục địa, Trung Quốc, Việt Nam | Leave a Comment » -------------------------------------------------- Nhời bàn của Sư Thiến: Các cụ nhà ta bẩu: "Ăn gian, nó giàn ra đấy". Ngẫm lại thấy đúng thật. Chưa hết. Các cụ còn bẩu cho đám trẻ con hát đồng dao rằng: Nhận vơ bị vợ thằng Nhâm Nó cho bú tí đái dầm cả đêm. Nhâm biến vi Vương. Vợ thằng Nhâm tức đế vương đấy. Bú tí bị đái dầm là suy thận. Thận chủ thần trí.
    1 like
  27. SẢN PHẨM CỦA VĂN MINH ATLANTIC? -*- Bí ẩn quanh những sọ người pha lê Tintuconline 22/02/2010 09:39 (GMT +7) Có rất nhiều bí ẩn siêu nhiên tồn tại quanh chiếc hộp sọ pha lê đã được ghi chép lại qua nhiều thế hệ như: Siêu năng lực, sự thay đổi màu sắc, sự lan toả của một loại hương vị khác thường cũng như sự hiện diện của tất cả những gì có tính chất ma thuật vẫn chưa được lý giải nổi. Một trong số các hiện vật còn tồn tại đến ngày nay ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất, chắc chắn là chiếc sọ pha lê. Nguồn gốc của chúng từ đâu? Kỹ thuật nào để làm ra chúng một cách hoàn hảo? Chúng được làm ra với mục đích gì? Và một loạt các bí ẩn khác vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay thực sự là một câu đố lớn đối với những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Chiếc hộp sọ đầu tiên được phát hiện mang tên "hộp sọ số phận". Có một giả thuyết lịch sử cho rằng "hộp sọ số phận" được phát hiện vào năm 1927 bởi cha con nhà thám hiểm người Anh Frederick A. Mitchell Hedges, trong các phế tích của ngôi đền Maya tại Lubaantun (nay là Belize), nhưng mãi tới những năm 1970 chúng mới được ra mắt công chúng. Nhưng trong một phiên bản khác lại cho rằng, thực chất Hedges đã mua chiếc đầu lâu này tại một cuộc đấu giá Sotheby’s ở London năm 1943. Bởi vậy, họ vẫn còn hoài nghi giả thuyết thứ nhất nói rằng nguồn gốc của chiếc sọ pha lê là do người Maya sáng tạo ra. Trên thực tế, chiếc hộp sọ là một tác phẩm nghệ thuật vô giá vì nó được chạm khắc rất tinh tế và hoàn hảo. Chiếc "hộp sọ số phận" về mặt kỹ thuật là không thể lý giải được. Sự hoàn hảo của nó đạt tới mức dùng công nghệ hiện đại cũng khó mà có thể tạo ra được. Với trọng lượng 5 kg, nó là bản sao chính xác của một hộp sọ nữ. Bề mặt hộp sọ này được đánh bóng không tì vết dù soi dưới kính hiển vi. Hàm tách biệt với phần còn lại của cấu trúc và được đính kèm theo bằng bản lề có thể cử động được. Hộp sọ được làm từ một mảnh đá thạch anh duy nhất có độ cứng ở mức 7 trên bậc thang Mohs (thang độ cứng khoáng sản được tính từ 0-10), mức độ chỉ kim cương mới có thể cắt được. Trong các nghiên cứu được tiến hành trong những năm 1970 của Công ty Mỹ Hewlett-Packard cho thấy, để đạt tới sự hoàn hảo như vậy, con người sẽ phải mất 300 năm lao động miệt mài. Nhưng nó được tạo từ một khối tinh thể hoàn chỉnh, nghĩa là mọi nỗ lực đẽo gọt viên đá đều có thể làm nó vỡ ra. Các kỹ sư và kỹ thuật viên cảm thấy vô cùng lý thú khi nghiên cứu chiếc hộp sọ bí ẩn này. Ẩn sâu bên trong một số sọ pha lê là sự sắp đặt rất khéo léo các ống kính, lăng kính và các rãnh. Khi thắp nến bên dưới hộp sọ, chiếc hộp sọ sẽ phát pha rất nhiều tia sáng mỏng lấp lánh và những hiệu ứng quang học kỳ lạ. Họ cũng đưa ra kết luận rằng không có một công nghệ hiện đại nào được biết đến có khả năng tạo ra bản sao chính xác của chiếc hộp sọ người làm từ đá thạch anh này. Món tiền thưởng nửa triệu đô la cho người có khả năng thực hiện được điều đó vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nhưng cũng có rất nhiều bí ẩn siêu nhiên tồn tại quanh chiếc hộp sọ đã được ghi chép lại qua nhiều thế hệ như: Siêu năng lực, sự thay đổi màu sắc, sự lan toả của một loại hương vị khác thường cũng như sự hiện diện của tất cả những gì có tính chất ma thuật vẫn chưa được lý giải nổi. Trong cuốn sách “Sự nguy hiểm – người bạn của tôi” xuất bản năm 1954 của Mitchell Hedges có viết, hộp sọ pha lê phải đã tồn tại ít nhất là 3.600 năm. “Huyền thoại được thắp sáng bởi các linh mục người Maya trong các nghi thức bí truyền. Truyền thuyết kể rằng, khi họ muốn ai đó phải chết, chỉ cần cho người đó nhìn vào hộp sọ, một cái chết không thể tránh khỏi sẽ đến nhanh chóng”. Còn có một truyền thuyết đáng lưu ý khác kể về khả năng truyền tải bộ nhớ của những sinh vật sống. Phiên bản giả thuyết mới nhất cho rằng hộp sọ có khả năng lưu giữ hay truyền những kiến thức bất tử của các linh mục cũ cho người tiếp tục sứ mạng của họ. Trong một nghi thức long trọng, vị linh mục già và người kế nhiệm của ông cùng nhau đặt tay lên chiếc hộp sọ pha lê, và tất cả các thông tin được lưu giữ trong bộ não của người thầy sẽ được truyền sang cho người kế nhiệm mới của họ. Và “hộp sọ số phận” không phải là duy nhất. Một số chiếc tương tự khác cũng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau trên Trái đất và chúng được tạo ra từ những tộc người khác nhau với những chất liệu khác nhau. Trong số đó có một bộ xương được tìm thấy ở Mông Cổ làm từ loại đá xanh (Shui Ting Er) có niên đại từ 3.500 – 2.200 năm trước Công nguyên, kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ thật của con người hiện đại. Trong đầu thế kỷ 18, một chiếc hộp sọ hoàn hảo làm bằng thạch anh hồng (Baby Luv) có trọng lượng 7,5 kg cũng đã được phát hiện trong ngôi mộ cổ của một nhà sư Nga tại thành phố cổ Luv, Ukraine vào năm 1710. Một hộp sọ bí ẩn nữa được biết tới vào năm 1993 trong bộ sưu tập của nhà bán đấu giá nổi tiếng của Đức Hans Van Daiten. Còn trong truyền thuyết cổ xưa của người da đỏ có nói sơ lược về những chiếc hộp sọ pha lê cho hay, hộp sọ pha lê nguyên bản gồm có 30 chiếc, chúng là quà tặng của các vị thần cho loài người và trở thành biểu tượng của sức mạnh lẫn cái chết đối với người da đỏ. Theo Nguyễn Hường
    1 like
  28. Bí ẩn của sao bạn Thiên Lang (Sirius) và người Doxiang Nước cộng hòa MaLi nằm ở phía Tây châu Phi. Bên bờ sông Nil của quốc gia này có một dân tộc thổ dân tên là Doxiang sinh sống. Người Doxiang Cuộc sống của họ lấy trồng trọt và du mục làm chính. Đời sống của họ rất khó khăn nghèo khổ, phần lớn dân sống ở nông thôn hoặc trong một số hang động trong rừng núi. Họ không có chữ viết riêng, từ đời này qua đời khác chỉ truyền lại bằng miệng, bện thừng đánh dấu sự việc. Nếu nhìn từ góc độ này thì họ cũng không có gì khác so với các dân tộc da đen Tây Phi khác. Nhưng nghi lễ tôn giáo mà họ cử hành lại đem đến nhiều ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của các nhà nhân loại học và thiên văn học trên thế giới Cứ mỗi chu kỳ 600 năm, khi Sao Thiên Lang xuất hiện giữa hai đỉnh núi thì người Doxiang lại cử hành nghi lễ tôn giáo Sigui long trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tôn giáo của họ. Những năm 20 của thế kỷ XX, hai nhà nhân loại học người Pháp Gria và Didelun đến Tây Phi cùng ăn cùng ở với người Doxiang 10 năm. Bằng quan hệ qua lại lâu dài, thân thiết họ đã chiếm được sự tin tưởng tín nhiệm và tình cảm của người Doxiang. Từ những thầy cúng cao cấp, họ biết được người Doxiang trong quá trình duy trì tôn giáo tín ngưỡng của mình hàng trăm nghìn năm nay, luôn ẩn giấu tri thức chính xác đặc biệt về một hiện tượng thiên văn. Trong giáo lý tôn giáo thần bí của người Doxiang giữ gìn tư liệu tường tận về một ngôi sao ở rất xa, mà ngôi sao này hàng trăm năm trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho đến ngày nay, nếu không có sự trợ giúp của kính viễn vọng hiện đại nhất thì cũng không thể quan sát, đo đạc được. Thầy cúng Ngôi sao này chính là ngôi sao bạn của Sao Thiên Lang. Người Doxiang gọi là "Pak Tolu", "Pak" có nghĩa là "nhỏ", "Tolu" có nghĩa là "sao". Họ còn nói đây là "ngôi sao nặng nhất" có màu trắng. Thật kỳ lạ khi người Doxiang đã nói chính xác ba đặc trưng cơ bản của ngôi sao này: Nhỏ, nặng và màu trắng. Trên thực tế, sao bạn Thiên Lang đúng là Ngôi sao trắng lùn. Gọi là Sao trắng lùn, không phải gọi riêng một ngôi sao nào đó mà là tên gọi chung cho một loại sao có những điểm "trắng" và "lùn". "Trắng" nói rõ nhiệt độ của nó rất cao, nhiệt độ bên ngoài của sao trắng lùn khoảng 10.000 độ C phát ra ánh áng trắng, "lùn" nói rõ thể tích của nó nhỏ. Các nhà thiên văn học cho biết: Một, hai trăm ngôi sao trắng lùn ghép lại với nhau mới to như Mặt trời, còn một ngôi sao trắng lùn nhỏ nhất chỉ to bằng một phần nghìn vạn Mặt trời. Trên bầu trời phía Đông Nam và mùa Đông mỗi năm, chúng ta có thể nhìn thấy sao hằng tinh (như sao Chức Nữ, Mặt trời) sáng nhất trên bầu trời, nó chính là sao Thiên Lang. Thể tích của nó lớn gấp hai Mặt trời, nhưng ánh sáng của nó lại gấp 20 lần Mặt trời. Ghi thức cúng lễ Bên cạnh nó còn có một ngôi sao nhỏ không nhìn thấy quay quanh, ngôi sao nhỏ này chính là sao bạn Thiên Lang. Tuy có thân hình bé nhỏ, nhưng thể trọng của nó rất lớn, đúng như người Doxiang đã nói nó là một ngôi sang trắng lùn. Các nhà thiên văn học phỏng đoán, sao bạn Thiên Lang có vào năm 1844. Họ phán đoán sao bạn Thiên Lang nhất định chịu ảnh hưởng, sức hút của một ngôi sao khác, từ đó dẫn tới sự vận động của nó không có quy tắc. Năm 1930, nhờ có sự trợ giúp của kính viễn vọng với tầm nhìn rất xa và các dụng cụ thiên văn hiện đại, người ta mới nhận biết được nó là một ngôi sao kèm (hộ tinh) có thể tích nhỏ nhưng mật độ lại cực lớn. Nhưng đối với loài người trên Trái đất, ngôi sao đó ở quá xa và nó quá nhỏ, khiến người ta lại bắt đầu nghi ngờ liệu nó có thể gây ảnh hưởng tới Sao Thiên Lang không? Quỹ đạo chuyển động sao kèm Thiên Lang Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, người Doxiang sinh sống trong các hang động ở châu Phi, làm sao lại có thể có những tri thức hiểu biết về ngôi sao này ? Phải chăng họ dựa vào linh cảm ? Không chỉ có thế, người Doxiang còn vẽ một cách chuẩn xác trên cát quỹ đạo hình bầu dục sao kèm Thiên Lang chuyển động vòng quanh Sao Thiên Lang, so với sự quan trắc của các nhà thiên văn học hầu như không sai chút nào. Người Doxiang nói, chu kỳ quỹ đạo của sao kèm Thiên Lang là 49,5 năm (trên thực tế con số chính xác là 50,04 năm), bản thân nó tự quay quanh trục chuyển động (điều này cũng được các nhà thiên văn học chứng thực). Người Doxiang cho rằng, sao kèm Thiên Lang là ngôi sao được thần thánh tạo ra, là trung tâm của Vũ trụ. Ngoài ra, họ còn biết từ rất sớm các tri thức về thiên văn, về những hành tinh xung quanh Trái đất. Ví dụ như, Sao Mộc có bốn vệ tinh chủ yếu, họ có bốn loại phương pháp làm lịch, tuần tự lấy Mặt trời, Sao Thiên Lang, Mặt trăng và Sao Kim làm căn cứ. Na Mẫu Những người làm công việc tế lễ ở địa phương nói, tri thức thiên văn học của họ có được là nhờ sinh vật có trí tuệ của hệ Sao Thiên Lang cứ tới Trái đất truyền cho người Doxiang, họ gọi sinh vật này là Na Mẫu. Trong truyền thuyết người Doxiang, Na Mẫu từ một nơi nào đó ở phương Đông - quê hương người Doxiang hiện nay đến Trái đất. Bề ngoài của Na Mẫu vừa giống cá lại vừa giống người, là một loài sinh vật lưỡng thể sống trong nước. Trong các bức họa và điệu múa của người Doxiang đều giữ lại truyền thuyết có liên quan đến Na Mẫu. Người Doxiang luôn cho rằng, dân tộc họ vốn không phải là sinh sống trên mảnh đất hiện nay, họ là hậu duệ của người Berber, dân tộc cổ xưa ở Bắc Phi. Người Berber mới đầu sinh sống ở đầu Bắc sa mạc Sahara. Từ thế kỷ I, II sau Công nguyên họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam, đến kết hôn với người da đen, nên dần dần họ cũng trở thành tộc người da đen. Mặc dù Đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn, nhưng họ vẫn giữ tôn giáo của tộc mình. Những tri thức về Sao Thiên Lang mà người Doxiang lưu truyền qua hàng năm vẫn hoàn toàn trùng hợp với những tri thức về ngôi sao này mà các nhà thiên văn học hiện đại tìm hiểu được. Từ đâu họ có được tri thức thiên văn học thần kỳ ấy? Có thể khẳng định, không có kính viễn vọng thì con người không thể nhìn thấy sao kèm Sao Thiên Lang. Nhưng người Doxiang cổ đại chắc chắn là không có kính viễn vọng. Phải chăng những tri thức mà họ có được đúng là do sinh vật của hệ sao Thiên Lang dạy cho? Nếu như không phải, thì tri thức về Sao bạn Thiên Lang của người Doxiang có được từ đâu ? Nguồn : khoahoc.com.vn
    1 like
  29. Chiều hôm nay, trên STV2 - nếu mắt tôi nhìn không nhầm - thông tin rằng: Trong một văn bản cổ ở Ân Độ, có niên đại 700 năm trước Cn, người ta đã tìm thấy một văn bản cổ ghi rõ: Mặt trời là Trung Tâm của Thái Dương hệ. Điều này cho đến gần 2000 năm sau Thuyết Nhật tâm của Copecnic mới ra đời và mở đầu cho nền thiên văn học hiện đại. Vậy với cái nhìn quen thuộc về sự lạc hậu của thời cổ đại, thì cái gì đã làm cho nền văn minh cổ xưa nhận thấy điều này, mà hàng ngàn năm sau đó, cái gọi là sự phát triển của nền văn minh sau hơn 2000 năm với tư duy vượt trội phải làm Galile phải ra tòa và Bruno phải lên giàn hỏa chỉ vì coi trái Đất tròn và đang quay?
    1 like
  30. Nhất Chi Mai có học qua và biết về trữ lượng dầu khí, nên NCM xin cung cấp thêm thông tin, các chú bác tham khảo nhé. Trữ lượng dầu khí trên trái đất còn rất nhiều, nhưng vấn đề là con người chưa đủ trình độ kỹ thuật để khai thác. Ngày nay, mọi người hay nói đến sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ khí đốt, là họ nói đến trữ lượng ở vùng Vịnh mà thôi, nơi mà mỏ dầu cách mặt đất chỉ vài ba mét, hoặc rất dễ khai thác. Trữ lượng khổng lồ của dầu khí là ở đại dương (vùng biển nước sâu) và những nơi không thể khai thác khác với kỹ thuật hiện tại. Với kỹ thuật hiện nay, con người chỉ có thể thăm dò, phân tích và dự đoán về trữ lượng khổng lồ này, chứ chưa có cách nào khai thác được. Nên nếu nền văn minh hiện tại của chúng ta có xài hết mỏ dầu có thể khai thác được, và bị tiêu hủy, thì vài ngàn năm sau, hoặc vài chục, trăm ngàn năm sau, có thể nơi có các trữ lượng lớn dầu khí hiện đang nằm dưới đáy đại dương lại trồi lên thành đất liền, thì con người trong thời đại tương lai đó lại sử dụng dầu khí tiếp. Và ngay chính nguồn xác động vật của thời đại chúng ta có thể sẽ tích tụ hình thành những mỏ dầu mới trong một triệu năm tới nữa. Do đó, không nhất thiết một nền văn minh có thể xài hết tất cả trữ lượng dầu khí, khoáng sản trong Trái đất đâu ạ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có một nền văn minh trước đây đã sử dụng được năng lượng nội tại trong từng nguyên tố cơ bản của vật chất (ví dụ cơ bản là năng lượng hạt nhân, hoặc có thể có cấp nào đó vi mô hơn). Có thể con đường phát triển của con người trong một nền văn minh xa xưa giống như thời đại chúng ta, là khai khoáng thật nhiều, rồi mới dần dần phát triển đến năng lượng nội tại (như từ "khí" chú Thiên Sứ dùng), hay có thể họ phát hiện năng lượng nội tại và sử dụng được luôn, không cần gì đến dầu hỏa. Thời đại chúng ta bây giờ lại đang quay về sử dụng năng lượng mặt trời, gió, ... như tổ tiên đã dùng cách đây cả ngàn năm hoặc hơn, nhưng với kỹ thuật cao hơn. Phát triển của con người thường theo hình xoắn ốc, nhưng vòng sau cao hơn vòng trước. Có thể đến lúc nào đó con người lại quay lại với các triết lý Âm dương ngũ hành cổ xưa, nhưng với những phát minh ứng dụng mới hơn. Và có thể những nghiên cứu về khí hay các cập nhật phát triển về thuyết ADNH của TTLHDP sẽ góp phần vào đó. Nếu có thời gian, chú Thiên Sứ giảng giải thêm dùm cháu về định nghĩa "khí" mà trung tâm đang nghiên cứu để cháu tìm hiểu thêm nhé. Cám ơn chú.
    1 like
  31. Tôi đồng ý với ý tưởng này. Chúng ta làm ra thế giới văn minh ngày nay bằng năng lượng thu được từ củi, dầu mỏ, than đá, thủy điện ... và ta cứ nghĩ rằng đó là cách duy nhất đúng, các nền văn minh trước nhất định cũng phải làm như vậy. Đó là do giới hạn hiểu biết của chúng ta mà thôi. Cái gì đảm bảo rằng không có cách tạo ra năng lượng bằng phương pháp khác? Trước khi phát minh ra năng lượng hạt nhân, phản ứng nhiệt hạch chúng ta có giải thích được nguồn sáng của Mặt trời không? Nếu cứ định kiến như vậy chúng ta sẽ đi đến vấn nạn mà anh Thiên sứ đã nêu trên. Tôi cho rằng, nền văn minh trước kia có thể tạo ra năng lượng cần thiết bằng những phương pháp mà ta không biết, do nắm được lý thuyết thống nhất là học thuyết ADNH. Còn nhớ trong một chuyên mục tôi có cho rằng định luật bảo toàn năng lượng có thể không phải lúc nào cũng đúng và bị phản đối kịch liệt. Dựa vào nghiên cứu học thuyết ADNH tôi biết rằng, có những điều kiện mà năng lượng tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi. Phải chăng nền văn minh trước kia nắm được bí quyết tạo nên điều kiện đó và họ tạo nên những thành tựu rực rỡ vang vọng tới tận ngày nay mà không cần dùng những than đá, dầu mỏ ... và phá hoại môi trường? Học thuyết ADNH có thể là chìa khóa cho lời giải đáp nhưng tiếc thay nó đã thất truyền và con người ngày càng lạc lối trên con đường phục hồi do hiểu sai nhiều luận điểm cơ bản mà vẫn cứ tin rằng đúng đắn, thâm sâu! Phục hồi học thuyết ADNH là rất cần thiết nhưng để tránh con đường mòn mấy ngàn năm đã đi và ngày càng mịt mờ bằng những tư duy táo bạo và đột phá. Hãy cứ táo bạo đột phá đi, sẽ có lúc thành công sau nhiều thất bại còn hơn cứ theo con đường cũ mà thời lượng hàng nghìn năm đã chứng minh tính tất yếu dẫn đến thất bại. Thân ái!
    1 like
  32. Cảm ơn Rin86 đã cho biết thông tin. Nếu như những mỏ dầu hình thành cách đây hàng trăm triệu năm thì nền văn minh Atlantic dùng nguồn năng lượng gì để tồn tại? Than đá? Không phải! Vì các mỏ than cũng phải hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Dầu hỏa? Càng không phải! Tất cả những mỏ than đá, mỏ dầu và các mỏ khoáng sản còn nguyên và bây giờ con người đang khai thác. Phải chăng nền văn minh này đã phát triển theo một hướng khác với sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại hiện nay? - "Mọi con đường đều tới La Mã. - "Trong tám vạn, bốn ngàn pháp môn đều tới giải thoát". Phải chăng từ sự phát triển theo hướng khác của nền văn minh văn minh Atlantic, họ đã tìm ra chân lý cuối cùng: Lý thuyết thống nhất vũ trụ!? Nhưng đó là con đường nào? Từ câu hỏi này, chúng ta đi tìm lịch sử văn minh Atlantic!????? Trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn - cuốn sách cổ nhất của nhân loại nói về sự ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Đông Y - đã nhiều lần nhắc tới những cổ thư thuộc về những thời đại còn xa xôi hơn thế. Cái gì đã xảy ra trên trái Đất này trước lịch sử văn minh hiện đai? Giả thiết: * Nếu nhân loại hiện đại, khai thác hết tất cả những khoáng sản và các mỏ năng lượng trên trái Đất thì tương lai nhân loại đi về đâu? Trong trường hợp này, giả thiết tiếp theo là - Nếu có một thảm họa toàn cầu xóa sổ nền văn minh hiện đại - như đã xảy ra với Atlantic - thì nền văn minh tiếp theo sẽ phát triển như thế nào, khi mà tất cả các mỏ khoáng sản và năng lượng không còn nữa? Thiên Sứ đang lo chuyện "Con bò trắng răng". Không biết có ai quan tâm điều này không nhỉ? Một lần nữa cảm ơn Rin86.
    1 like