-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/03/2010 in all areas
-
Đường D1 & D2 Quận Bình Thạnh qua góc nhìn của Phong Thuỷ Lạc Việt Do hay đi lại ở khu vực này, nên tôi hay để ý tới 2 tuyến đường trên. Trước đây, do chưa học lớp PTLV 2 nên tôi không hiểu tại sao 2 tuyến đuờng này nằm cách nhau không quá 500m, vậy mà giá đất, giá thuê mặt bằng cũng như các công ty thuê mặt bằng ở D2 thì rất phát triển, còn các cơ sở thuê mặt bằng ở đường D1 thì lại toàn gặp khó khăn. Hầu như cứ khoảng 6, 7 tháng trên đường này lại thấy biển của một cơ sở mới. Nay, duới góc nhìn của Phong Thuỷ Lạc Việt, qua quan sát trên cao (ảnh của Google Map) rất dễ dàng để thấy được sự khác biệt của 2 tuyến đường này. Để nuôi duỡng 2 tuyến này, ta có thể thấy tuyến đuờng Điện Biên Phủ từ cầu Sài Gòn đổ về có thể coi là cửa ngõ, nơi nạp dưõng khí cho cả 2 tuyến này. Mật độ lưu thông tại đoạn đuờng này là rất lớn, tốc độ lưu thông của xe cộ qua đây rất cao. Do vậy, khí lực dẫn vào đường D1 gần như không có (mặc dù trên phuơng diện thuận tiện về giao thông, có ngã tư D1 giao cắt với đuờng Điện Biên Phủ). Mặt khác, đoạn cuối của D1 dẫn tới điểm mồi Khí phía cuối D1 với đuờng Ung Văn Khiêm như hình một vòi nuớc uốn nguợc lại, kết hợp với mật độ lưu thông trên tuyến đuờng Ung Văn Khiêm ở khu vực này rất ít. Vô tình làm cho tuyến đuờng D1 đã ít khí, nay lại gần như không có dù đầu vào là ngã tư giao cắt. Xét về cốt đuờng, sau khi nâng cấp, cốt của mặt đuờng D1 gần như cao hơn so với đuờng Điện Biên Phủ. Cộng huởng với tạp khí của khu vực chợ Văn Thánh đổ sang làm cho gần như mang toàn Khí xấu vào chung cả tuyến đuờng. Xét tuyến đưòng D2. Cả tuyến có phương vị nằm rất hợp lý so với mạch dẫn Khí (đuờng Điện Biên Phủ); Cốt nền của mặt đường thấp hơn chút đỉnh so đường Điện Biên Phủ. Kết hợp với 3 điểm mồi Khí rất mạnh là tuyến đuờng D5, D2 nối dài & đuờng Ung Văn Khiêm (mật độ lưu thông trên đuờng U.V.K. ở khu vực này rất lớn) & đây chính là yếu tố then chốt hút dòng Khí rất mạnh làm cho cả tuyến đuờng này đều vuợng phát. Dù trong giao thông có thể không thuận tiện so với D1 (vì không có ngã tư giao cắt với đường Điện Biên Phủ). Như vậy, có thể thấy rằng, tại sao nằm sát nhau như vậy mà 2 tuyến đường này lại khác xa nhau đến thế về mọi phuơng diện. Đây là những kiến giải của tôi dưới góc nhìn của Phong Thuỷ Lạc Việt. Achau Chú thích: Mũi tên đỏ : đường điện biên phủ Màu đỏ: đường D1 Màu xanh lá cây: đường D2. Màu cam: đường D5. Màu xanh dương & màu tím: đường ung văn khiêm Màu hồng: đường D2 nối dài http://wikimapia.org/#lat=10.8009748&l...mp;l=38&m=b2 likes
-
Kỳ lạ giếng nước 'chung thủy' nuôi 'cá thần ngàn tuổi' Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ 103 tuổi, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. >> Ly kỳ chuyện 3 'ông cá thần' nghìn năm ở Bắc Ninh Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng. Giếng Ngọc (làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ. Hai bên cửa xuống giếng dựng hai hòn đá, đẽo gọt hình “sinh thực khí”. Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát. Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm. Dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng Ngọc cũng không thay đổi. Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước. Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn. Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc. Phần lan can được xây lại bằng gạch sau khi trận lũ phá hủy lan can bằng gốm. Các bô lão trong làng dùng nước giếng Ngọc để pha trà, còn đàn bà phụ nữ thì gánh về gội đầu. Chị em phụ nữ kể rằng, gội đầu bằng nước giếng Ngọc, không cần dầu gội, dầu xả, tóc cũng mềm mượt, lại chẳng có gầu. Theo lời bác Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích, dù tìm khắp nước Việt, cũng không tìm ra nguồn nước nào pha trà ngon như nước giếng Ngọc. Nước giếng Ngọc dùng pha trà không những rất ngọt mà còn giữ được màu chè nguyên bản. Đàn ông lấy nước pha trà, đàn bà lấy nước gội đầu. Để thuyết phục tôi, bác Nguyễn Ngọc Bích đã nấu nước giếng Ngọc pha trà. Quả thực, tôi cảm nhận rõ vị ngọt thanh của chén trà, dù loại trà pha chế không phải hảo hạng. Riêng du khách và người dân làng Diềm thì không cần nấu chín nước, cứ cầm cốc xuống giếng múc uống luôn. Đến giờ giải lao, tan học, học sinh trong trường cấp 1 và 2, cách giếng Ngọc không xa, lại kéo nhau ra giếng Ngọc múc nước uống. Mặc dù trường học đã phục vụ đầy đủ nước sạch, song các em học sinh lại chỉ thích uống nước giếng. Ban quản lý cụm di tích đã phải trang bị cả chục chiếc cốc nhựa để đáp ứng nhu cầu những người mê nước giếng Ngọc. Vô tư thưởng thức nước giếng Ngọc. Tôi cũng múc một cốc nước giếng Ngọc, nơi 3 “ông cá” đang tung tăng bơi lội nếm thử. Phải công nhận nước giếng Ngọc có vị ngọt, uống xong mát lịm cuống họng và đầu lưỡi, ngon hơn các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác rất nhiều. Du khách đến đây đều tin rằng, những “ông cá” sống dưới giếng Ngọc là cá thần, do đó, giếng cũng là giếng thần và tin luôn nước dưới giếng cũng là nước thần, nên không những múc uống no nê, mà còn mang can đến múc đem về. Để phục vụ chu đáo du khách, mỗi ngày, ban quản lý cụm di tích làng Diềm phải mua hàng trăm chiếc can nhựa, chất đầy trong phòng, bán lại cho du khách với giá hợp lý, để du khách múc nước mang về lấy lộc. Một số hộ gia đình ở làng Diềm cũng chất đống can nhựa trong nhà, nhằm bán cho du khách kiếm lời. Ban quản lý di tích phải mua can để phục vụ du khách. Bác Bích kể rằng, có người ở Hà Nội, tuần nào cũng đánh xe lên tận làng Diềm, chở lô lốc những can, rồi múc nước giếng Ngọc chở đi. Ông ta bảo rằng, dùng nước giếng Ngọc pha trà uống, nên bị nghiện, không có nước giếng Ngọc, không uống nổi trà nữa. Lại có bà, cũng ở Hà Nội, vài hôm lại tìm đến làng Diềm, cúng vái giếng Ngọc, rồi múc nước mang về để… cúng tổ tiên. Theo bà ta, cúng bằng nước “giếng thần” thì mới… linh nghiệm. Lại nói về chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”. Nước giếng Ngọc trong vắt như gương. Tôi hỏi bác Bích rằng: “Liệu có chứng cứ gì khẳng định 3 “ông cá” này là cá thần và đã có tuổi gần ngàn năm?”. Ông Bích lắc đầu: “Chúng tôi cũng chịu thôi, chỉ biết dựa vào truyền thuyết từ đời trước mà kể lại cho đời sau”. Tuy nhiên, ông Bích lấy danh dự của một người già, đã ngoài 70 tuổi, khẳng định với tôi rằng, từ ngày còn bé xíu, ông đã thấy có 3 “ông cá” này trong giếng. Ngày đó, 3 “ông cá” đã lớn như bây giờ và hình thù cũng không có gì thay đổi. Cụ Nguyễn Văn Thị, người sống thọ nhất làng Diềm, tới 103 tuổi, là người nắm rõ nhất về 3 “ông cá thần”. Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng. Cụ Nguyễn Văn Thị đã mất hồi cuối năm ngoái. Rất nhiều du khách bỏ tiền vào hòm công đức đặt trên thành giếng Ngọc. Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm. Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long, trong cuộc trao đổi với tôi, cũng không dám khẳng định các “cụ cá” đã được ngàn năm tuổi hay chưa, vì chẳng có chứng cứ khoa học gì cả. Tuy nhiên, ông Hoan cũng khẳng định chắc chắn rằng, từ ngày còn bé, ông đã thấy sự hiện diện của 3 “ông cá” trong giếng Ngọc. Các cụ già trong làng cũng hay kể chuyện với thế hệ sau về sự tồn tại của 3 “ông cá” đặc biệt này. Theo VTC1 like
-
Thân chào BQT. Kính nhờ BQT diễn đàn xem lại lỗi không thể sửa được bài viết! Cám ơn BQT. Chúc BQT nhiều sức khỏe và phát triển. Lê Bá Trung.1 like
-
Đã chạm vào là Lộ thiên rồi có lắp lại cũng chẳng cứu vãn được gì, chỉ lo phần tiếp sau khi cải táng cho đủ lễ.1 like
-
Van Lang cũng nghe nói mộ kết kén tằm là tốt. Khi gặp những trường hợp như vậy là người ta lấp lại không nên làm tiếp. Đã lỡ làm rồi thì bây giờ tìm cách khắc phục sao cho giảm nhẹ nhất thôi.1 like
-
tôi không phải là chuyên gia về PT nhưng theo những gì bạn mô tả thì có lẽ đó là huyệt kết. Khi khai quan mà thây như hiện tượng quấn quýt như vậy thì nên lấp lại ngay, không được làm tiếp. Việc nhà bạn tiếp tục tiến hành bốc mộ có lẽ không tốt lắm. Theo tôi tốt nhất là gd bạn nên làm lễ tạ mộ. Cụ thể như thế nào bạn có thể hỏi thêm các cao thủ trong diễn đàn như bác Thiên Sứ, bác Haithienha, chú Dienbatn. Chúc gia đình bạn gặp may mắn1 like
-
Đồ hình âm dương trên áo ngự lâm quân thời Nguyễn :rolleyes:1 like
-
Cách dùng bia chăm sóc sắc đẹp. Nếu xông xênh thời gian, bạn hãy tắm bằng bia. Nếu bận rộn hơn, bạn vẫn có thể dùng bia làm loại mặt nạ dưỡng da hiệu quả. Bia chứa rất nhiều thành phần có lợi cho việc làm đẹp, như nhóm vitamin B và Sacarit có tác dụng thải loại những độc tố trong da, se khít lỗ chân lông và tái tạo tế bào da mới. Ngoài ra, men bia còn giúp cho da có độ đàn hồi tốt hơn, ngăn ngừa mụn bằng cách hạn chế sản sinh ra chất nhờn - nguyên nhân chính hình thành mụn trứng cá. Bia chứa rất nhiều thành phần có lợi cho việc làm đẹp, như nhóm vitamin B và Sacarit có tác dụng thải loại những độc tố trong da Spa bằng bia Kiểu tắm này rất phổ biển ở châu Âu, đặc biệt là ở Australia, Czech và Đức. Tắm bia là một dịch vụ siêu lợi nhuận ở các quốc gia phương Tây. Khách hàng được tắm theo từng nhóm trong một chiếc bồn. Tác dụng của nó là làm mềm da, mượt tóc, loại trừ nguy cơ mụn trứng cá, cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho khớp và các cơ bắp. Tắm bia có thể hiểu đơn giản là có sự tham gia của men bia, cây hoa bia và một số thảo mộc khác. Tất cả những thành phần này được đun nóng với nước khoáng tới 93 độ C, sau đó cho thêm men bia đã ủ vào. Sau khi tắm khoảng 20 - 25 phút thì tiếp tục massage bằng khăn ấm. Bằng cách này, bạn có thể thanh lọc được làn da của mình, giúp da trở nên mềm mại hơn do được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Dưỡng da mặt bằng bia tại nhà Để làm mặt nạ dưỡng da, bạn cần có những nguyên liệu sau đây: bia, sữa chua, dầu oliu, nước cốt chanh, dầu quả hạnh mỗi thứ một thìa, thêm một lòng trắng trứng gà. Trộn đều các thành phần này với nhau, sau đó làm ướt mặt bằng nước ấm và thoa hỗn hợp vừa trộn lên đều khắp mặt. Nằm thư giãn khoảng 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm, sau đó lại rửa bằng nước lạnh và cuối cùng thì dùng khăn mềm lau khô. Theo Khổng Thu Hà1 like
-
Nghẹn ngào phút tiễn đưa một hồn thơ Bạn bè thân hữu và đồng nghiệp, cùng hàng ngàn người dân Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đến tiễn đưa nhà thơ Hữu Loan về với núi Vân Hoàn… >> Vĩnh biệt nhà thơ “Màu tím hoa sim” Lễ phát tang nhà thơ được tiến hành vào sáng 19/3 và chiều cùng ngày hàng ngàn người dân xã Nga Lĩnh cùng bạn bè thân quyến đã tiễn đưa cố nhà thơ Hữu Loan về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc dù đã được gia đình chăm sóc tận tình nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ Hữu Loan đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19h ngày 18/3 tại nhà riêng. Ngày lễ an táng của cố nhà thơ Hữu Loan, PV Dân trí đã ghi lại hình ảnh cuối cùng dòng người thương tiếc về nhà thơ: Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đọc điếu văn ôn lại những kỷ niệm và những bước ngoặt trong cuộc đời của nhà thơ Hữu Loan. Lời điếu văn như những vần thơ một lần nữa in đậm thêm vào lòng người những ký ức khó phai về một hồn thơ bất tử. Sự ra đi của nhà thơ thôn quê đã để lại trong lòng người dân quê ông và những bạn bè thân hữu gần xa một niềm tiếc thương vô hạn. Nghen ngào giờ phút tiễn đưa linh cữu nhà thơ về nơi an nghỉ cuối cùng. Nỗi đau xót khôn cùng của gia đình khi ông ra đi... Hàng ngàn người dân khắp nơi cùng đến tiễn đưa nhà thơ Mùa tím hoa sim về nơi an nghỉ cuối cùng Núi Vân Hoàn một ngày cuối xuân, cây cối và lòng người như hòa cùng một nỗi tiếc thương khi tiễn đưa người con quê hương, một hồn thơ về nơi an nghỉ cuối cùng. Duy Tuyên nguồn dantri.com1 like
-
Niệm Phật giải thoát. 1-Trước khi ngủ nên niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để an dưỡng tánh lành an lạc, niệm liên tục cho đến khi ngủ quên, trừ được ác mộng. 2-Sau khi thức dậy còn bản tâm thanh lương an lạc nên niệm NAM MÔ THANH LƯƠNG ĐỊA BỒ TÁT để giữ lương tâm, lương tri của tánh lành an lạc. 3-Trước khi làm việc nên niệm NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT để nhớ làm gì cũng làm điều lành. 4-Trước khi nói dù nói với bất cứ ai đều nên niệm NAM MÔ DIỆU ÂM BỒ TÁT để nhớ lời nói sâu sắc ngọt ngào, không nói lời vô ích. 5-Tránh sự lười biếng lơi tâm nên niệm, NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT để nhắc mình luôn luôn tinh tấn lâp công bồi đức. 6-Trong đời sống tu hành có gặp những sự cố khó khăn gian khổ hiểm nguy nên niệm NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. 7-Khi muốn làm việc gì hay muốn giúp đỡ ai nên phát nguyện và niệm NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT. 8-Có lúc bị nghiệp đẩy đưa lấn cấn hay vì bệnh đau yếu đuối nên niệm NAM MÔ ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT. 9-Khi đọc hay xem sách có câu nào khó hiểu hay ai hỏi câu giáo lý nào không thông tỏ nên niệm NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT.1 like
-
BÀI VĂN PHÓNG SANH Chúng sanh nay có bấy nhiêu lắng tai nghe lấy những lời dạy răn các ngươi trước, lòng trần tục lắm nên đời nay chìm đắm sông mê tối tăm chẳng biết làm lành gây bao tội ác, lạc vào trầm luân do vì đời trước ác tâm nên nay chịu quả khổ đau vô cùng mang, lông, mai, vẩy, đội sừng da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh do vì ghen ghét, tham sân do vì lợi dưỡng hại người làm vui do vì gây oán chuốc thù do vì hại vật, hại sanh thoả lòng do vì chia cách, giam cầm do vì đâm thọc, chịu bao khổ hình cầu xin Phật lực từ bi lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương nay nhờ Tăng chúng hộ trì kết duyên Tam bảo, thoát vòng khổ đau hoặc sanh lên các cõi trời hoặc liền thức tỉnh, về nơi cõi lành hoặc sanh lên được làm người biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê... Chúng sanh quy y Phật Chúng sanh Quy y Pháp Chúng sanh Quy y Tăng….1 like
-
Niệm Phật một Pháp rõ ràng Hơn cả mọi pháp chẳng đường nào hơn, Công phu một chốc ngày thường Sau rồi ức kiếp rộng trường được lâu. Gái trai già trẻ mới khi Sang hèn tăng tục cùng thì mặn chay Ai ai tu cũng được vầy Ngày mười câu niệm công nay cũng thành. Niệm rồi khấn nguyện phân minh Sau này đến lúc Phật nghing tiếp về, Thượng phẩm Phật Quả chứng ngay Hạ phẩm thì cũng hơn đầy Thiên cung. Công đức lớn rộng chẳng cùng Tu thời lễ vậy nào chưng khổ gì. Phật bảo ta ở thế gian Nói Pháp xa rộng khó bàn khó tin, Pháp này phúc lớn nhân duyên Ai mà gặp được quả nhiên thoát trần. Người Niệm Phật thì tự nhiên được hai vị Đại Bồ Tát đến kết làm bạn, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm.1 like
-
Niệm Phật mở trí thông minh Bao nhiêu tội chướng chẳng sinh vào lòng Niệm Phật cứu độ tổ tông Khỏi nơi biển khổ, thoát vòng sông mê Niệm Phật tộc họ đề huề Môt nhà xum họp chẳng hề ghét nhau Niệm Phật bớt sự ốm đau Bao nhiêu bệnh tật mau mau hết liền Niệm Phật có phúc có duyên Tiền tài, tiến lợi, bình yên cửa nhà Niệm Phật oan trái trả xong Nợ lần kiếp trước hết mong hết đòi Niệm Phật sẽ sống trọn đời Khỏi vòng nước lửa, khỏi nơi hung tàn.1 like
-
1 like