• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/03/2010 in Bài viết

  1. Rằm tháng Giêng Canh Dần, Thiên Luân có dịp rong ruổi cùng vài người bạn vào phố cổ Hội An và ghé tham quan Hội Quán Phúc Kiến và tình cờ thấy trong điện thờ chính của hội quán có sử dụng đồ hình Âm Dương không như của TQ bây giờ (có 2 chấm thiếu dương, thiếu âm). Vài nét về Hội Quán Phúc Kiến Hội Quán Phúc Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759. Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Như vậy Hội quán được xây từ thế kỉ 17 nhưng vẫn sử dụng biểu tượng âm dương Lạc Việt, chứng tỏ rằng trong dân gian vẫn còn lưu giữ những bí ẩn của văn minh Việt Cổ và khi người Phúc Kiến - nam Dương Tử sang Hội An sinh sống đã mang theo thể hiện qua hình âm dương Lạc Việt tại Hội Quán, trung tâm Văn Hóa của họ. Theo 1 số người bạn của TL là du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đi thăm Phúc Kiến, họ rất ngạc nhiên vì một bộ phận người Phúc Kiến ở đất TQ hiện nay có thói quen ăn nước mắm, xây nhà giống người Việt, thậm chí một số người cao tuổi ăn trầu! Những chi tiết này có thể không mới nhưng ít ra nó cũng góp phần cho tính hợp lý và logic với công trình của Sư Phụ cũng như một số các nhà nghiên cứu tâm huyết chứng minh sự tồn tại 5000 năm Văn Hiến của nước Việt. Một số hình ảnh về hội quán Phúc Kiến Cổng chính Cổng bên trong Sảnh Điện thờ chính, 2 vòng trong trắng là vị trí của 2 hình Âm Dương Lạc Việt
    1 like
  2. Đồ hình âm dương trên áo ngự lâm quân thời Nguyễn :rolleyes:
    1 like
  3. Nếu không từ bỏ 2 chữ CHẤP NGÃ thì vô cùng. Hoành tráng quá gây tốn kém cũng CHẤP, đơn sơ quá thiếu TÔN KÍNH cũng CHẤP. Mọi sự tùy duyên nên Hạnh.
    1 like
  4. Trai sông – món ngon vị thuốc (TNTT&GT) Con trai sông cùng với các loài giáp xác khác như chem chép, óc ruốc, don, có tên khoa học là Sinanodonte woodianeaa, thường sinh sống quần thể dưới các lòng sông nước ngọt, lợ, bãi cát ven bờ. Thịt trai là món ăn vị ngọt mặn, tính mát, không độc; nấu với canh rau, mướp, bồ ngót, mồng tơi, dền cơm, dền tía là món ngon, vị thuốc (nhờ trung hòa thành vị bình nhưng không được nêm bột ngọt và bột nêm hóa chất). Con trai sông từ vỏ đến thịt đều là phương thuốc trong uống, ngoài thoa hiệu quả với cách chế biến sau: * Cao huyết áp, dị ứng thuốc tân dược, sốt rét độ cao luôn xảy ra trưa và chiều, khô rát thực quản, khí quản. Nấu 150-200gr thịt trai, băm nhỏ nấu với 200gr râu bắp non, cả trái non cỡ ngón cái. Sôi 20 phút, vớt bỏ râu ngô, nêm 3gr hành tây, 3gr gừng già và 3gr lá thì là. Ăn nóng ngày 2 lần. Liên tục trong 3 ngày sẽ ổn định huyết áp, dứt sốt kinh niên. * 100gr vỏ trai (vị mặn, tính hàn) rửa sạch, sao vàng, tán nhuyễn thành bột trộn thêm 20gr mật ong, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê trị đau cổ, họng, thanh lọc nhiệt, tiêu độc. Các chỗ bị trầy xước, đau nhức bôi vào sẽ hiệu quả nhanh (không băng, chườm kín). Lương y Dương Tấn Hưng nguồn thanhnienonline
    1 like
  5. Chào chị Ngọc Tử Bình! Chị có mệnh Triệt thì thiếu thời gian khổ là phải rồi, không về mặt vật chất thì về mặt tinh thần (qua lời văn của chị đã thấy rõ điều đó). Mệnh-Thân chị có quang- quý không sợ Triệt, có hóa khoa giải thì chị yên tâm đi một phần ( Em vẫn là người quang- quý như chị nên có sự đồng cảm). Qua 30 tuổi, chị sẽ tốt hơn thôi. Về mặt chị hỏi có thể đi tu không? Chắc chị đang phân vân và lên đây để hỏi các cao nhân. Chưa có ai trả lời. Em hỏi, chị quan niêm "tu" là phải vào chùa à? Có chồng con là không tu được sao? Em thấy rằng, người đi vào chùa tu chỉ là tránh mọi điều phàm trần thôi, chùa chỉ là một môi trường tốt để tu. Không cứ phải tu là lên chùa. Vài lời với chị!
    1 like
  6. 1 like
  7. Họa Sỹ Lê Thiết Cương phân tích thiếu tính chất chuyên môn, tuy nhiên cũng có tác dụng nếu đứng ở góc độ đời dạy đời. Đứng ở vị trí Đạo Pháp thì thấy có hai cách thuyết pháp, đó là Vô Tình Thuyết Pháp và Hữu Tình Thuyết Pháp. Hữu tình thuyết pháp là có người nói pháp (thuyết pháp) và có người nghe pháp (thính pháp). Vô tình thuyết pháp là cảnh giới thanh bình của tịnh địa vô tình giáo hoá cho người trong cảnh giác ngộ hướng về đạo pháp. Xá Lợi cũng có tác dung Vô Tình Thuyết Pháp, hình thức tiếp rước Xá Lợi cũng không phải cần cầu kỳ hay đơn giản. Nói chung, các vấn đề để thấy là: Vô Tình Thuyết Pháp và Hữu Tình Thuyết Pháp, cái nào đang thịnh. Đạo pháp đến với tầng lớp thượng lưu và Đạo pháp đến với tầng lớp bình dân, ở đâu Đạo pháp đang thịnh. Ở nơi có Đạo pháp thì phải xem tính chất của nó gốc rễ "truyền đăng tục diệm" được đến đâu.
    1 like
  8. Thánh mẫu hài đồng Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài Tục Màu tím hoa sim. Em ngả cánh tay còn nhiều ngấn sữa Cho ta làm gối gối đầu đêm tân hôn Sao lại không chính là tay ta đỡ trước lấy vai nàng Ta râu ria như râu thép gai như xương chổi Gân guốc sù xì phong sương như một gốc cây rừng Ta lo lắng sợ tay nàng gãy Tay nàng mảnh mai như một nhánh huệ trong bình! Nhưng lạ thay nàng ghì đầu ta như chẳng hề hấn chuyện gì! Chỉ có chuyện là ta thấy ta càng lúc càng thêm nhỏ bé trong vào ngực măng tơ Chà dụi Rúc tìm Tham lam Cuống quýt Ngẩn ngơ như một hài nhi khát mẹ Nàng càng riết chặt ta càng thấy bé Vòng tay nàng đánh đai Nàng thì thào thổn thức bên tai - Anh của em! - Anh vô cùng lớn của em! Nhưng trái lại Anh đang rất bé. Nàng: - Anh ơi anh! Ta: - Mẹ ơi mẹ! Bằng một giọng học nói Hài nhi bập bẹ (trong hơi thở trộn nhau bốc men) - Tôi đối thoại hay là vô thức nói. * * * Sau đêm ấy là em đi đi mãi! Em đi tím đất chiều hoang Ta như mất mẹ khóc tang hai lần! * * * Xin kính cẩn hôn chân Tất cả những đấng gái Việt Nam Đã sớm mang chất mẹ loài người. * * * Em trong mẹ Mẹ trong em em ngôi thánh mẫu hài đồng. Hữu Loan - 1991
    1 like
  9. Các hình Âm dương Việt đương nhiên vẫn tồn tại trong các công trình đền chùa cổ ở Việt Nam ta do dân ta xây dựng, việc du nhập đồ hình Âm Dương của TQ (do Chu Đôn Di vẽ ra từ đời Tống) đã có từ lâu nhưng thật sự chỉ nở rộ gần đây - nhờ vào sự phát triển của truyền thông thông tin - báo chí - sách nhập từ TQ - phim chưởng HK và về sau là Internet! TL còn nhớ lúc nhỏ có 1 số chén bát vẽ hoa văn âm dương không thấy 2 chấm nhỏ thiếu âm thiếu dương, càng về sau này mới càng thấy nhiều, nhưng lúc đó nhỏ nên không quan tâm, chỉ thấy có chấm thì ... đẹp hơn :rolleyes: Làm nhớ đến truyện Trê Cóc :lol: "Vợ chồng cá Trê vốn không có con. Một hôm gặp bầy Nòng Nọc, chúng bắt về nuôi, nhận làm con của mình. Cóc đi tìm con, biết cá Trê đã bắt con của mình bèn đi kiện quan. Trê nói rằng Nòng Nọc sống dưới nước và giống Trê hơn giống Cóc. Cóc không còn sống dưới nước, mà lại chẳng giống Nòng Nọc. Quan xử Trê thắng kiện. Cóc đau khổ vì mất con, chỉ còn nghiến răng uất hận kêu trời. Nhái Bén an ủi Cóc đừng buồn, hãy chờ đợi, vì khi Nòng Nọc lớn lên sẽ lại trở thành Cóc. Lúc ấy, con của Cóc sẽ lại trở về với Cóc."
    1 like
  10. Vừa qua, nhân chuyến về quê giỗ Cụ tổ, thanhphuc có chụp được vài kiểu ảnh có hình âm - dương Lạc Việt trên cái giá đặt văn tế (Đền thờ tướng quân Lê Thành - một vị tướng thời Lê Lợi , Làng Định Hòa - Đông Cương - Thanh Hóa) Làng
    1 like
  11. Art ah. Tôi chỉnh lại cái hình này để đưa ra trang chủ. Hình của Thiên Luân bị mơ. Tuy nhiên, trong bài viết cần giữa lại hình của Thiên Luân. Tôi bố cục như sau: ĐỒ HÌNH ÂM DƯƠNG VIỆT Ở HỘI QUÁN PHÚC KIẾN - HỘI AN Thiên Luân Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Vài nét về Hội quán Phúc KiếnHội Quán Phúc Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759. Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Như vậy Hội quán được xây từ thế kỉ 17 nhưng vẫn sử dụng biểu tượng âm dương Lạc Việt, chứng tỏ rằng trong dân gian vẫn còn lưu giữ những bí ẩn của văn minh Việt Cổ và khi người Phúc Kiến - nam Dương Tử sang Hội An sinh sống đã mang theo thể hiện qua hình âm dương Lạc Việt tại Hội Quán, trung tâm Văn Hóa của họ. Theo 1 số người bạn của TL là du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đi thăm Phúc Kiến, họ rất ngạc nhiên vì một bộ phận người Phúc Kiến ở đất TQ hiện nay có thói quen ăn nước mắm, xây nhà giống người Việt, thậm chí một số người cao tuổi ăn trầu! Những chi tiết này có thể không mới nhưng ít ra nó cũng góp phần cho tính hợp lý và logic với công trình của Sư Phụ cũng như một số các nhà nghiên cứu tâm huyết chứng minh sự tồn tại 5000 năm Văn Hiến của nước Việt. Một số hình ảnh về hội quán Phúc Kiến Cổng chính Cổng bên trong Reduced: 95% of original size [ 670 x 426 ] - Click to view full image Sảnh Reduced: 80% of original size [ 800 x 600 ] - Click to view full image Điện thờ chính, 2 vòng trong trắng là vị trí của 2 hình Âm Dương Lạc Việt Reduced: 95% of original size [ 670 x 426 ] - Click to view full image Reduced: 80% of original size [ 800 x 600 ] - Click to view full image Reduced: 80% of original size [ 800 x 600 ] - Click to view full image --------------------------------------- Art chính lại kích cở hình cho thống nhất.
    1 like
  12. Kính gửi các thành viên trên Diễn đàn Lý học Đông Phương: Với mục tiêu phát triển Diễn Đàn, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đang cơ cấu lại tổ chức, nhân sự nhằm chấn chỉnh và ổn định hoạt động. Thời gian qua việc đăng nhập và bổ nhiệm có quá nhiều bất cập cũng như tùy tiện gây ra một số hệ quả. Nay, chúng tôi xin thông báo chính thức về việc đã tạm cắt quyền Biên tập viên, Điều hành viên của một số anh, chị em trên Diễn đàn vì những lý do sau: 1. Một số Biên tập viên, Điều hành viên đã không thể hiện sự hợp tác cũng như sự tín nhiệm của Trung Tâm dành cho mình, không tham gia Biên tập, không Điều hành Diễn đàn trong thời gian rất dài mà không có thông báo chính thức nào cho Ban quản trị Trung tâm. 2. Một số Biên tập viên, Điều hành viên được bổ nhiệm mà không thông qua ý kiến của Tổng điều hành. Thậm chí, trong quá trình kiểm tra, Bộ phận Kỹ thuật không kiểm soát được Lý lịch của nhiều Biên tập viên, Điều hành viên đăng nhập ẩn. 3. Trung tâm đang sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, cũng như dời địa chỉ hoạt động của văn phòng Đại diện tại Hà nội do việc từ nhiệm đột xuất của anh Phạm Cương - Trưởng văn phòng Đại diện tại Hà Nội. 4. Bên cạnh đó, việc xây dựng lại tiêu chí, quyền hạn, cũng như trách nhiệm của các Biên tập viên, Điều hành viên. Do trước đây, các tiêu chí đó chưa được rõ ràng để thông báo chính thức cho Anh, Chị em. Do những yếu tố trên, chúng tôi đã có những biện pháp khẩn trương và đột ngột như vừa qua. Sự việc này xảy ra ngoài mong muốn của chúng tôi. Bản Thông báo này có giá trị như lời giải trình vụ việc. Rất mong Anh, Chị em thông cảm và có cái nhìn về sự cố gắng này của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi vẫn mong chờ một sự hợp tác hoàn toàn tự nguyện cũng như đóng góp tài đức của các Thành viên để Trung tâm ngày càng phát triển theo đúng tinh thần học thuật. Thay mặt BQT Diễn đàn, Artemisia kính báo.
    1 like