• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/03/2010 in Bài viết

  1. PHONG THỦY LẠC VIỆT VÀ CA UNG THƯ VÒM HỌNG Thiên Sứ tôi và Vietgo đã xuống Thái Bình làm phong thủy với hy vọng chữa bệnh cho một gia chủ ở đây. Ông ta bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Chúng tôi công khai điều này khi được sự đồng ý của gia chủ. Đồng thời với mong muốn cùng quí vị theo dõi diễn biến của căn bệnh với tác nhân Phong thủy Làm Phong thủy ở Thanh Hóa xong thì cũng chiều tối. Chúng tôi nghỉ lại ở Thanh Hóa. Sáng hôm sau, xem giúp thêm cho một trường hợp người anh của thân chủ tôi, mắc bệnh liên quan đến mạch máu não. Căn nhà rộng mênh mông, tính luôn cả vườn phải đến hàng ngàn mét vuông. Chúng tôi chỉ xem những nét chính vì không có sơ đồ thiết kế nhà. Tuy nhiên, tôi hy vọmg rằng: Chỉ với những sự sửa chữa căn bản như vậy, cũng đủ giảm thiểu bệnh tất của thân chủ. Sau này có dịp xuống Thanh Hóa, tôi sẽ xem chi tiết sau. Xong việc ở Thanh Hóa thì cũng hơn 9g sáng. Chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm và xuất phát về Thái Bình. Việtgo và Thiên Sứ Trên đường về, tôi chụp ảnh cầu Hàm Rồng. Một địa danh lịch sử, nổi tiếng trong cuộc chiến Việt - Mỹ. Sông Mã. Cá nhân tôi rất tự tin vào khả năng điều chính sức khỏe và bệnh tật của khoa phong thủy Lạc Việt. Một vài học trò của tôi như Hoàng Triều Hải, Achau ...cũng có khả năng làm điều này. Nhưng đây là một ca khó, bệnh viện đã trả về, giấy ra viện là nói cho lịch sự. Thực ra là về chờ "Thần Chết" đến thực thi Âm vụ . Bởi vậy, tôi cũng nói trước với Vietgo là tôi không chắc chắn sẽ hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng ít nhất cũng kéo dài tuổi thọ của thân chủ. Vietgo rất tin tôi. Bởi vì, anh ta đã chứng kiến tôi sửa Phong Thủy cho hai vợ chồng làm trong ngành cảnh sát tại Hanoi, để chữa bệnh cho con trai duy nhất của họ cũng bị xét nghiệm cho thấy hiện tượng ung thư. Tất nhiên là qua khỏi vì bệnh mới chớm. Chính cha của Viêtgo cũng được tôi dùng phong thủy thoát khỏi bệnh gan siêu vi. Việc dùng phong thủy Lạc Việt để chữa bệnh thì không phải tôi mới chỉ làm một vài trường hợp. Nhiều nhớ không hết. Cũng có ca không thành công, nhưng tỷ lệ rất này hạn chế. Nó rơi vào trường hợp rất nặng và giai đoạn cuối của bệnh. Cũng có trường hợp tôi từ chối, vì bệnh qúa nặng. Nhưng đây là trường hợp đầu tiên tôi công khai việc chữa bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối bằng phong thủy lên mạng và blog của tôi, khi kết quả chưa xác định. Bởi vì, tôi muốn cùng mọi người thăm blog của tôi và trang web Lý hoc Đông phương cùng chứng nghiệm khả năng chữa bệnh bằng Phong Thủy Lạc Việt. Cũng có thể tôi thất bại, vì bệnh đã vào giai đoạn cuối, bệnh viện KII đã trả về. Nền khoa học hiện đại ngày nay cũng bó tay trước căn bệnh này. Mọi người có thể thông cảm cho tôi. Nhưng nếu thành công thì đây là một bằng chứng xác định tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt trên thực tế, mà chúng tôi đã chứng minh và giới thiệu trước công luận, ngay khi sự việc chưa có kết quả. Dưới đây là những hình ảnh chuyến đi Thái Bình, chữa bệnh cho thân chủ của tôi đã mắc bệnh ung thu vòm họng giai đoạn cuối. Người bệnh và cô con gái - Kế toán Cty Vietgo. Chúng tôi đến nơi thì đã gần 12g trưa. Gia đình mới chúng tôi ăn cơm. Nhưng vì ăn sáng muộn, nên chúng tôi chưa đói và lao vào làm việc ngay. Cô kế toán của Vietgo làm thư ký cho tôi. Sau khi đo đạc và vẽ sơ đồ nhà, phân cung, điểm hướng xong. Tôi phân tích mang tính dự báo diễn biến của bệnh gia chủ từ khi xây lại căn nhà này vào năm 2006. Mọi dự báo đều đúng hết và gia chủ có niềm tin vào tôi. Trong gia đình của gia chủ có ông bác có tìm hiểu về phong thủy, ông đặt ra nhiều câu hỏi với tôi. Tôi phân tích để gia đính nhận thức được tính khoa học của môn Phong thủy Lạc Việt. Tôi cho rằng: "Phong thủy được coi là huyền bí vì thiếu hiểu biết. Bản chất của Phong thủy là tương tác giữa cấu trúc nhà, cảnh quan môi trường, thiên nhiên, vũ trụ với con người. Người xưa đã nắm được quy luật tương tác đó và ứng dụng trong khoa phong thủy". Xong việc thì cũng gần 15giờ chiều. Gia đình mời một bữa cơm thân mật. Lúc này chúng tôi mới thấy bụng đói thật sự. Gia chủ đưa tôi xem hồ sơ bệnh án. Bệnh viện KII Văn Điển đã xác định bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và cho xuất viện. Hy vọng cuối cùng của gia chủ là Phong Thủy. Hôm ấy, là ngày 26 tháng Giêng năm Canh Dần 2010. Một ngày tốt, tôi đề nghị gia chủ khởi công sửa phong thủy lấy ngày. Gia đình sốt sắng làm ngay. Ông bác Phong thủy cùng con trai gia chủ chặt ngay cây dừa trong vườn theo yêu cầu của tôi. Tôi cũng yêu cầu gia chủ thả hết những con chim bị bắt làm cảnh nuôi trong nhà. Họ cũng thực hiện ngay. Xong việc, chúng tôi tạm biệt ra về. Gia đình tỏ ra rất cảm ơn chúng tôi. Họ hy vọng những biện pháp sửa chữa phong thủy của tôi sẽ giúp người cha, cột trụ của gia đình sẽ qua khỏi. Anh còn trẻ và là sự trông cậy của mọi thành viên gia dình này. Tôi cùng cầu mong như vậy với họ. Tôi hứa với họ rằng: Tôi sẽ đưa việc này công khai trên blog và cả trên diễn đàn, để xác định một phương pháp và chứng tỏ quyết tâm của tôi trong việc trị bệnh cho thân chủ của tôi. Trên đường về, chúng tôi ghé thăm chùa Keo. Chúng tôi về đến Hanoi và ăn cơm tối xong thì gần 21 giờ. Tôi qúa mệt vì lăn lóc hải hồ. Hết ngược Cao Bằng lại xuôi Thanh Hóa, rồi Thái Bình ....hàng ngàn cây số dặm trường. Tôi và Vietgo vào cơ sở massage của cụ Nguyễn Tài Thu, làm cho hai xuất đến 23 giờ khuya mới về đến nhà. Kính thưa quí vị. Diễn biến sức khỏe của chủ nhà sẽ được cập nhật trên topic này. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
    1 like
  2. Chiêu sinh lớp Phong thủy Lạc Việt cơ bản Khóa 3 Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, thực hiện chức năng được phép. Nay chính thức chiêu sinh khóa đào tạo Phong thủy Lạc Việt cơ bản khóa 3, học online trên website www.lyhocdongphuong.org.vn. Lớp Phong Thủy Lạc Việt cơ bản khóa 3, dự kiến khai giảng vào đầu tháng 4 năm 2010. Thời gian chiêu sinh bắt đằu từ ngày 17 tháng 2 năm 2010 (tức là ngày 4 tháng 1 năm Canh Dần). Anh chị em thành viên diễn đàn Lý học Đông Phương và các bạn quan tâm có nhu cầu, có thể đăng ký học qua chủ đề này hoặc đăng ký qua hộp thư: info@lyhocdongphuong.org.vn. 1. Nội dung học: v Giới thiệu về Phong thủy Lạc Việt. v Giới thiệu về Lạc thư Hoa giáp, Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ., Âm, Dương ngũ hành. v Kiến thức cơ bản về Kiến trúc- Xây dựng nhà theo Phong Thuỷ Lạc Việt. v Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà cửa theo Phong Thuỷ Lạc Việt. 2. Thời gian đào tạo: 3 tháng. 3. Học phí: 350.000 đồng/ tháng. BQT
    1 like
  3. Kính thưa tất cả các quý vị, quý ông quý bà, làng trên xóm dưới, chiềng làng, chiềng chạ, ông bên phải, bà bên trái, các cụ già quá đát và các em nhỏ mầm non. Bài viết dưới đây tôi xin thề rằng nó là một bài viết nghiêm túc của một học giả trên Tuanvietnam.vn. Nhưng vì nó miêu tả một chuyện mà tôi thấy nó buồn cười quá , nên đưa vào đây để cùng ....cười cho zdui. ---------------------------------- Xin đừng bật đèn xanh cho tiêu cực Tác giả: Khánh Linh Bài đã được xuất bản.: 51 phút trước "Hám tiền" và "mê quyền" xét cho cùng cũng là một thôi và xem ra ở cái vế thứ hai này, khát vọng còn cháy bỏng hơn nhiều. Điều này giải thích tại sao lễ Khai ấn đền Trần lại có lắm người háo hức đến thế" - GS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội. Lễ khai ấn không phải lễ... thưởng công - Thưa GS, lễ Khai ấn đền Trần có nguồn gốc từ đâu? Lễ Khai ấn là tục lệ cổ mở đầu ngày làm việc chính thức đầu tiên của triều đình trong một năm mới. Thời đó ta ăn Tết không chỉ trong 3, 4 ngày, mà còn tham gia lễ hội, du xuân... kéo dài đến tận rằm tháng giêng. Kết thúc năm cũ là nghi lễ đóng ấn, và lễ khai ấn vào rằm tháng giêng khi triều đình chính thức trở lại với các công việc hành chính. Sở dĩ nghi lễ này gắn với đền Trần bởi vùng Tức Mặc chính là kinh đô thứ hai của đất nước dưới triều Trần, nơi Thái thượng hoàng (sau một thời gian làm vua, muốn bồi dưỡng thế hệ trẻ nên giao lại ngai vàng cho con) lui về Tức Mặc nhưng vẫn cùng với vị vua trẻ mới nối ngôi tiếp tục điều hành công việc của đất nước. Lễ khai ấn tổ chức ở đây để Thái thượng hoàng - người vẫn giữ quyền hành cao nhất - chứng kiến, cả triều đình cùng hy vọng một năm mới nhiều thuận lợi và thành công. Ông Nguyễn Quang Ngọc. Ảnh: Khánh Linh - Chứ không phải lễ khai ấn còn là dịp mừng chiến thắng quân Nguyên Mông, nơi quan quân được thăng chức, được ban thưởng? Nói là mừng thắng trận thì phải biết cụ thể là trận thắng nào. Trận thứ nhất ta thắng lớn vào ngày 24 tháng Chạp năm 1257 (tức 29 tháng 1 năm 1258), trận thứ hai ta thắng to vào ngày 20 tháng 5 (tức 24 tháng 6) năm 1285, con trận thứ ba ta đại thắng ở Bạch Đằng vào ngày 8 tháng 3 (tức 9 tháng 4) năm 1288. Những ngày này cả âm dương lịch đều không có liên quan gì đến Rằm tháng Giêng phải không? Người ta cũng có thể nghĩ rằng lễ mừng thắng trận sẽ được tổ chức sau ngày chiến thắng một ít ngày. Nếu tính như thế thì hai chiến thắng lần 2 và lần 3 (một vào tháng 5 năm 1285, một vào tháng 3 năm 1288), sau Rằm tháng Giêng đến mấy tháng, chắc chắn không thể tính vào đây được. Chỉ còn chiến thắng lần thứ nhất vào 24 tháng Chạp (1257) và được vua Trần Thái Tông tổ chức lễ mừng công ngay khi trở về kinh đô Thăng Long vào ngày mồng một Tết (1258). Sự kiện này nếu được lấy làm kỷ niệm thì cũng không có liên quan gì đến ngày Rằm tháng Giêng tại Thiên Trường. Nói như thế để biết rằng lễ Khai ấn ở đền Trần vốn không phải là lễ mừng thắng trận hay thưởng công của vua Trần sau đại thắng quân Mông - Nguyên, mà chỉ đơn giản là nghi lễ đánh dấu ngày đầu tiên triều đình chính thức trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ Tết dài, ngày mở đầu làm việc hanh thông và hiệu quả, hứa hẹn một năm làm việc thành công. Cần nói thêm là triều đình nhà Trần cũng chú trọng sự đơn giản, tiết kiệm. Lễ khai ấn chỉ tổ chức lớn vào những năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu, tức là 3 năm mới tổ chức lớn một lần thôi, chứ không phải năm nào cũng đại lễ cả đâu! - Các triều đại sau này có thực hành nghi lễ Khai ấn không, thưa GS? Tôi không thấy sử ghi chép. Có thể dự đoán các triều đại sau vẫn có, nhưng tổ chức dưới hình thức khác chăng? Đời Trần do có hai kinh đô, trong đó Tức Mặc khiêm nhường hơn nhưng lại là nơi quyết định, nơi Thái thượng hoàng có thể gọi vua về dạy dỗ, chấn chỉnh. Từ một nghi lễ của triều đình, sau này lễ Khai ấn đã thành phong tục truyền thống của địa phương. Theo đó, 7 làng ở khu vực xung quanh Tức Mặc (làng Vọc, làng Lốc, làng Hậu Bồi, làng Bảo Lộc, làng Kênh, Làng Bái và làng Tức Mặc) rước kiệu các vị thần trở về tụ họp ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi lễ Khai ấn được tổ chức rất trang nghiêm tại sân đền Thượng. Như thế, theo truyền thống thì chỉ có 7 làng tham gia lễ Khai ấn đền Trần, chứ không phải cả tỉnh Nam Định, càng không phải cả nước như bây giờ. Chỉ là lễ xin chức, xin tiền? Ta bảo tồn, đổi mới, phát huy giá trị của các thuần phong mỹ tục cổ truyền phục vụ cho cuộc sống hiện đại thì hết sức có ý nghĩa, nhưng để các nghi lễ, phong tục truyền thống bị biến dạng thành lễ cầu xin chức tước; rồi người tứ xứ đổ về, chen chúc, dẫm đạp, giầy xéo lên nhau, tranh cướp nhau, nhiều khi cái dồn toàn bộ sức bình sinh ra để cướp được ấy lại chỉ là của dởm!. Các bậc đế vương anh hùng của một thời "hào khí Đông A" làm nên "non sông muôn thuở vững âu vàng" có bao giờ tưởng tượng ra con cháu họ ở đầu thế kỷ XXI lại đến đận này không? - Lễ hội đầu năm rất nhiều, tại sao lễ Khai ấn lại bị lạm dụng đến mức ấy? Từ khi chúng ta xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, có hai loại lễ hội phát triển đột khởi, trở thành có quy mô cực lớn. Đó là lễ hội xin tiền và lễ hội cầu quyền. Trước tiên là lễ hội xin tiền. Như bà chúa Kho tương truyền là người giữ kho quân lương phục vụ kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần. Sau này có nguồn cho là bà chúa thời Lý, nhưng theo tôi là thời Trần. Từ người giữ kho quân lương, giờ lại thành bà chúa quản lý tài lộc cả trên trời dưới biển, ai muốn ăn ra làm nên thì đầu năm đến "vay" bà, rồi cuối năm đến "trả". Đã vay thì phải trả, trả rồi lại tiếp tục vay, chưa giàu thì xin được giàu, giàu rồi thì muốn giàu thêm nữa, muốn thu hết của cải xã hội về cho riêng mình. Rồi không chỉ xin bà chúa Kho mà xin rất nhiều bà chúa khác, đến đâu cũng chỉ xin tiền và xin giàu thôi. Ai mà chẳng thích giàu nhỉ, nhưng phải là giàu bằng tài năng, công sức của mình, chứ chỉ đi xin thôi mà thành giàu, thì xem ra quá viển vông. Cầu tài vẫn chưa đủ đâu, phải có chức cao lộc hậu mới là mục đích cao sang của cuộc đời. Người ta thực tin cứ có chức là có tiền, càng chức to càng nhiều tiền, lại còn là danh dự của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương... nữa chứ. Chỉ có tiền thì đôi khi cũng bị coi thường là trọc phú, là "ít" văn hóa, nên không ít người khi đã có tiền rồi thì tính chuyện "đầu tư" cho chức, vì có chức là có quyền và có quyền thì sẽ có nhiều tiền hơn. Thậm chí nhiều người thực tin hướng đầu tư này là "phát triển nhanh và bền vững" và "hiệu quả rất cao" nữa kia. Vậy thì "hám tiền" và "mê quyền" xét cho cùng cũng là một thôi và xem ra ở cái vế thứ hai này, khát vọng còn cháy bỏng hơn nhiều. Điều này giải thích tại sao lễ Khai ấn đền Trần lại có lắm người háo hức đến thế. Nếu muốn trở thành có vai trò, vị thế thì hãy phấn đấu, làm việc hết mình để chứng minh khả năng của bản thân. Chức vụ sẽ rất vinh quang nếu phản ánh đúng tài năng, đức độ, cống hiến, trình độ của chính mình. Nếu chức vụ mà xin được thật thì dù có được ngồi chễm chệ trên ngôi cao cũng chỉ là thứ bố thí mà thôi, nào có vinh quang gì. Khách thập phương nô nức kéo về đền Trần dự lễ khai ấn. Ảnh: haihau24h.com Cả nước "vào cầu", toàn dân "đánh quả"? - Có người lý giải người dân đổ xô đến lễ hội vì tâm lý xã hội hoang mang, còn quan chức đến lễ hội vì sao? Theo tôi, quan chức đến lễ Khai ấn đền Trần vì nhiều lý do, trong đó có chuyện hiểu nhầm đây là lễ hội của chức tước. Tôi thấy lạ là những lễ hội bị biến tướng như thế, nhưng ngành văn hóa-du lịch lại không bày tỏ chính kiến. Hình như chính họ còn muốn khai thác tâm lý cần chức, cần tiền của xã hội để kéo "cả nước vào cầu, toàn dân đánh quả" thì phải? Người dân dù ở tầng lớp nào, nếu đến lễ hội với mục đích xin chức, xin tiền thì đa phần sẽ thất vọng. Không lẽ tất cả đều được lên chức, tất cả sáng mai ngủ dậy là có một đống tiền. Cuối cùng thì cũng đành phải tự an ủi mình rằng "không được cái nọ thì được cái kia"; các cụ đời xưa còn nói "tả tơi xem hội" cơ mà. Đến cả cái "tả tơi" này mà cũng còn phải mua bằng tiền thật nữa đấy! Lỗi lớn nhất, theo tôi, thuộc về những cơ quan tham mưu, những người tư vấn cho các lãnh đạo. Nếu có những tư vấn chính xác, lãnh đạo sẽ quyết định đúng việc có nên đến lễ hội này hay có thể từ chối lời mời đến lễ hội kia. Nếu lễ hội tổ chức theo phong tục truyền thống, có ý nghĩa khuyến khích động viên phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, thì lãnh đạo cần phải đến chứ? Đằng này, có khi chính những người tư vấn lại giải thích sai về lễ Khai ấn là lễ phong chức, phong thưởng không chừng? - Vậy là theo GS, câu chuyện lễ Khai ấn đền Trần có thể chấn chỉnh từ đâu? Trách nhiệm đầu tiên thuộc về các các cơ quan văn hóa và cơ quan du lịch (nay đã về dưới mái nhà chung). Trước hết là phụ trách văn hóa của tỉnh, sau là văn hóa trung ương. Họ phải chịu trách nhiệm về sự được - mất của các lễ hội. Họ phải biết dựa vào lực lượng làm chuyên môn chân chính để chấn chỉnh ngay những lệch lạc trong tổ chức hoạt động lễ hội. Các nhà lãnh đạo phải biết khai thác và sử dụng những người làm chuyên môn thực sự để có những quyết định đúng. Việc làm của lãnh đạo dù lớn hay nhỏ cũng đều tác động đến người dân. Như câu chuyện cụ thể của đền Trần, nếu tổ chức đúng như nghi lễ mở đầu một năm làm việc mới với những hy vọng tốt đẹp, thuận hoà, hanh thông thì rất cần đến sự có mặt của các nhà lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ là xin chức, xin quyền thì có lẽ các vị không nên tới, vì chắc gì đã được, mà lại không khỏi gây ra tâm lý hoài nghi, với cái nhìn phản cảm của dân chúng về ngay cái chức vụ và địa vị mà các vị đang nắm giữ. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, lễ hội là trung tâm và là đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đến với lễ hội dường như mọi mong muốn của con người đều được thoả mãn, mọi tài năng của con người đều được bộc lộ, con người được sống hết mình, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn... Lễ hội là sự thăng hoa làm quên đi tất cả mọi lo toan vất vả của cuộc sống đời thường. Đành rằng xã hội đã thay đổi, nhưng lễ hội truyền thống với các giá trị của nó vẫn rất cần cho con người và cộng đồng. Tùy tiện thay đổi lễ hội theo mục tiêu kiếm tiền và kiếm quyền sẽ gây ra tổn hại không thể lường hết được cho chính lễ hội, cho cả văn hoá và con người Việt Nam. Xin đừng bật đèn xanh cho tiêu cực.
    1 like
  4. LÁ THƠ GEO.4 Đồng nghiệp quý mến, Thoắt cái đã nữa thế kỷ. Phải đợi đến tuổi tri thiên mệnh 50, UIA mới chịu tổ chức Đại hội tại một quốc gia Châu Á lần đầu tiên. Dầu sao, giới KTS. Trung Quốc cũng có cái vinh dự được làm công việc tổng kết kiến trúc thế kỷ 20 vô cùng ý nghĩa. Quả thật Trung Quốc đã nổ lực hết sức mình để biến 10 ngày Đại hội thành những ngày vui lớn cho hơn sáu ngàn KTS. đến dự. Phần 1 : Đường về nhà lớn (Thái Thất) 1. Tuổi biết mệnh Trời UIA chào đời được nữa thế kỷ (1948) và phải đợi đến tuổi biết mệnh trời này (ngũ thập tri thiên mệnh) nó mới cho phép Châu Á lần đầu tiên được tổ chức Đại hội. Sự kiện dù vậy mang ý nghĩa tượng trưng không nhỏ. Nó cũng cở niềm tin ở các quốc gia Châu Á trước thềm thế kỷ XXI, đồng thời mở ra những triển vọng, những khả năng mới cho tất cả các nền kiến trúc trên ngôi làng toàn cầu bé nhỏ. Và các đồng nghiệp Trung Quốc đã nổ lực hết sức mình để biến bốn ngày cuối tháng 6/1999 trở thành những ngày lễ hội văn hóa kiến trúc đầy màu sắc cho hơn sáu ngàn đại biểu về Bắc kinh dự. 2. Nguyễn An đâu mà lắm vậy ? Trong không khí hân hoan chung đó, đoàn KTS. nước Nam ta cũng có một cuộc Bắc du hùng hậu cực kỳ : mười hai Nguyễn An vòng trong, cùng 150 Nguyễn An vòng ngoài. Quả là một cuôc biểu dương lực lượng ra trò, đồng thời là một tín hiệu đáng mừng cho tiền đồ kiến trúc đất nước. Biết người, hiểu mình, chuẩn bị nội lực, vượt vũ môn trong thế kỷ tới, mở và cũng hội nhập cùng thế giới, phải chăng chính là động lực chung của khối cộng dồng Nguyễn An kia ? Đông tất vui. Vui tất hao. Nhưng là một cái hao đáng đồng tiền bát gạo. Riêng người viết, niềm tin còn được nhân đôi. Bài tham luận trình bày từ 11g30 đến 12 giờ ngày 25/06/1999 tại diễn đàn khoa học Đại hội hoàn toàn phạm trường quy. Ủy ban khoa học Đại học được do KTS. tiến sĩ Ngô Lương Đang làm chủ tịch khóa sổ tháng 3/1998 với khoảng 500 bài tham luận. Do thông tin tiếp thu chậm, mãi đến tháng 8/1998, người viết mới đánh bạo gởi bài. Đến tháng 4/1999 mới công bố kết quả và thông báo danh sách KTS. đọc tham luận ... Nhiều đồng nghiệp ở Thành phố được tin vui và có không ít ý kiến "đóng góp", đại loại "chà, vụ này mới nghen", "đánh trống trước của nhà rấm", "ấm ớ Tây Tàu nó cười cho" v.v và v.v... Trong bụng thì ấm ức. Còn trống nào nếu không phải trống Đông Sơn, rùi nào nếu không phải rìu họ Thạch. Củi nào nếu không phải gỗ trồng ở đất phương Nam. 3. Hồn Trương Ba, da hàng thịt ! Có một cái gì không bình thường trong những nhận định đại loại, như vậy chăng ? Không ! Sẽ là rất bình thường nếu ta không quên rằng : xưa kia trong mối giao tình lịch sử giữa Ta (Việt) và Bạn (Hoa) hai bên đều có "tiếp thu, tiếp biến văn hóa" lẫn nhau. Chuyện bánh ít bánh quy, có đi có lại, nào phải chỉ đơn phương một chiều như không ít ý kiến lầm tưởng, ngộ nhận ! Gần đây cũng vậy, khi phương Tây xuất hiện trên vũ đài lịch sử thế giới (phương Tây xin được hiểu theo ý nghĩa "NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN MINH HIỆN ĐẠI" nói chung) chuyện "giao thoa, tiếp biến" nói cho oai, thật ra chỉ là cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chiều, từ Tây sang Đông, từ vật chất đến tinh thần, từ bên ngoài cho đến bên trong, từ thịt cho đến hồn. Là hình mẫu, là thước đo giá trị các nền văn minh, văn hóa khác, phương Tây chính là ẩn dụ (métaphore) cho anh hàng thịt hùng mạnh đang thu tóm toàn bộ của cải thế gian, đối lập với hình ảnh thảm hại của Bác Trương Ba, đại biểu cho phần thế giới còn lại, bên ngoài nó. Kiến trúc "Trương Ba" phương Đông cũng gánh chịu chung cái số phận hẩm hiu, an phận của nó. Hình ảnh hàng ngàn cao ốc ở Bắc Kinh phát triển trong hai thập kỷ gần đây có thể coi là một minh chứng trực quan cho chuyện hàng thịt của Trương Ba? Mà đâu chỉ có ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tokyo, Seoul và nay thì Hà Nội, Sài Gòn ... nữa chớ. Thiên nhiên ngàng càng tỏ ra thất thế, và rõ ràng cần phải được xem xét lại. 4. Thiên nhiên úm ba la : một, hai, ba ! Năm 1884, KARL MARX phát biểu : "sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người quan hệ khăng khít với thiên nhiên. Điều đó chẳng qua có ý nghĩa là "thiên nhiên khăng khít với chính bản thân nó", vì con người là một bộ phận của thiên nhiên. Mệnh đề của Marx có thể thu gọn : con người = THIÊN NHIÊN MỘT. Xin trở lại với không khí lễ hội Bắc Kinh bằng hình ảnh cách phục sức của đoàn đại biểu Nguyễn An. Đoàn ta ăn mặc phải nói là chỉnh tề và đẹp nữa. Ngoài chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc của chị Tuyết (đoàn Tp.Hồ Chí Minh), mười một bộ com-lê nam, với đầy đủ vét-tông, cà vạt, đã giúp cho việc định vị mười một Nguyễn An trong đám đông hơn sáu ngàn KTS. trở nên dễ dàng và thuận tiện vô cùng. Khoác cái bộ trang phục rất Tây cao cấp này có lẽ chỉ gồm các quan chức UIA, quý khách mời của Đại hội, và ... chúng ta. Cái THIÊN NHIÊN HAI này (tức y phục) được phủ lên thân thể chúng ta (thiên nhiên một vừa nói) một cách oai vệ và hợp thời trang thế kỷ. Gần bảy ngàn "thiên nhiên một" xúng xính trong chừng đó "thiên nhiên hai" được tòa nhà Đại sảnh đường nhân dân Bắc Kinh, với tư cách là "THIÊN NHIÊN BA", bao che, ôm ấp bên trong nó. Cái thiên nhiên ba này là tên gọi khác của thuật ngữ ARCHITECTURE mà phương Đông tạm dịch để chuyển tải các khái niệm do phương Tây quy định. Trước kia người Trung Quốc, người Hàn, người Nhật, và cả người Việt, chắc hẳn không có cụm từ này ... Vô số khái niệm khác tương tự, chẳng hạn : quy hoạch, đô thị (urbanism, city planning), khoa học (science), nghệ thuật (art), thiết kế (design), hiện đại (modern), công nghệ (technology) ... Vâng, hầu như toàn bộ từ điển đương đại phương Đông chỉ được dùng để dịch, nói cách khác, để CHUYỂN TẢI CÁC KHÁI NIỆM tương tự với và do phương Tây quy định. Bác Trương Ba thông thái ngày nào bổng trở nên quê mùa, lạc hậu đến tội nghiệp. Cuộc hành trình đi tìm lại bộ mặt thật (bản lai diện mục) của bác Trương không gì khác hơn nhằm trả lại linh hồn Bác đúng với thân xác khỏe mạnh lành lặn mà Bác đã mang lấy xưa kia. Bác Trương Ba chính là ẩn dụ của nền kiến trúc truyền thống phương Đông được mã hóa dưới bộ file đặt tên không chuẩn là PHONG THỦY sau thế kỷ IV. 2. Bảo hoàng hơn vua ? Những nhận định như vậy sẽ là hết sức bình thường nếu ta không quên rằng : không chỉ nền kiến trúc Việt nam đương đại đáng được thực hiện bởi những KTS. được đào tạo chính quy từ nhà trường phương Tây (Pháp, Mỹ, Liên Xô, Đông Âu ... trước đây) mà cả nền văn hóa đất nước ta cũng đã và đang bị quy định sâu sắc bởi các phạm trù tư duy, lý luận, học thuật và thực tiễn áp dụng của phương Tây. Mà chuyện này thì rõ ràng không chỉ riêng Việt Nam ta mà đang diễn ra trong mọi lãnh vực ở hầu hết các quốc gia đang phát triển đã từng có thời gian bị lệ thuộc phương Tây ít nhiều. Trung Quốc với tốc độ phát triển xây dựng thần kỳ như những gì đoàn ta vừa chứng kiến cũng không thoát khỏi định luật này. Có thể đọc thấy ngay chuyện này ở bộ đồng phục của Đoàn đại biểu ta. Ngoại trừ chị Tuyết (Phó chủ tịch Hội KTS. Tp.HCM) là mặc quốc phục (chiếc áo dài Việt Nam tuyệt diệu), 11 nam KTS. còn lại đều mặc complet, veston, cravate nghiêm chỉnh. Đoàn ta rất dễ nhận ra trong đám đông hơn 6000 KTS. vì hình như chỉ có các quan chức UIA và các vị khách quý ngoại đạo được mời ăn mặc như vậy. 3. Chở củi về rừng ? Vậy thì đâu là thứ củi mà người viết định chở về rừng Bắc Lâm ? Xin thưa ngay củi đó chính là KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG TRUYỀN THỐNG bị ngộ nhận từ 16 thế kỷ nay dưới danh hiệu PHONG THỦY (Thuật ngữ thông dụng từ đời Tấn ở Trung Quốc, thế kỷ thứ 4 sau CN). Và cũng như bao nhiêu ngành khoa học (từ Architecture cũng như science này cũng do phương Tây - và tất nhiên những ai được đào tạo theo hệ thống giáo dục kiến trúc này - xem như một thứ giả khoa học (prendo science), một thứ văn hóa thần bí (chính giới nghiên cứu Trung Quốc hiện đại cũng thừa nhận danh từ này môt cách “vô tư” thật đáng tiếc), một thứ duy vật thô sơ pha lẫn siêu hình thậm chí gán ghép là Duy Tâm, vân vân và vân vân ... Cũng lắm Phong thủy được xem như một nền nghệ thuật kiểu hương xa (érotic) dưới con mắt phương Tây. Cũng có chút ít giá trị đặc trưng nào đó, tất nhiên không đáng để phí thời giờ, và hầu như không có đóng góp gì bao nhiêu vào những giá trị kiến trúc tương đương do phương Tây mang đến 2 thế kỷ nay. Quả thật nếu chỉ nhìn từ bề mặt xã hội phương Đông (cổ đại cũng như đương đại) những hiện tượng mê tín phong thủy là những dấu hiệu không lành mạnh và đáng lo ngại ... phần nào ngăn cản sự phát triển đà tiến của các dân tộc này. Có thật phương Đông mãi mãi là học trò và không một chút mảy mai hy vọng nào đuổi kịp, chớ đừng nóivượt qua, nền kiến trúc phương Tây hiện đại đang có xu hướng bảo hòa, lão hóa ? Hành tinh xanh nhỏ bé đến đáng tội của chúng ta, ngôi làng toàn cầu của chúng ta giờ đây đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng chẳng những về sinh thái, về môi trường mà còn về văn hóa-xã hội và vân vân nữa. Xin đừng quên kiến trúc đương đại của phương Tây đang giương lá cờ đầu 2 thế kỷ hay đang ngốn hơn phân nữa nguồn năng lượng được khai thác từ quỹ tài nguyên thiên nhiên hiện hữu của trái đất. Đại hội UIA ‘XX đã chỉ ra bộ mặt thật của cuộc khủng hoảng sâu sắc này và đang đi tìm những con đường mới. Cái gì chúng ta nên học ở phương Tây ? đồng thời cái gì không nên bắt chước họ ? Họ có thể học gì ở ta ? Ta có thể trao cho họ cái gì ? Đây quả là một cuộc đối thoại và hứa hẹn một sự hợp tác thú vị trong thế kỷ tới giữa Đông và Tây mà trong đó kiến trúc xét như nền văn hóa vật chất tiêu biểu có thể đóng vai trò quan trọng. 4. Đâu là nội dung của củi ? Chủ đề của Đại hội là “Kiến trúc hướng đến thế kỷ 21” tựa của bài tham luận là “Phong thủy, giao điểm giữa hai nền kiến trúc và đô thị Đông - Tây” (Feng shui, the crosspoint section occidental and oriental Architec and Urbanision) thuật ngữ CROSSPOINT, do người viết chế tạo, nhằm biểu thị các ẩn dụ (metaphor) : thập tự giá của công giáo biểu tượng cho phương Tây, hệ thống bàn cờ Cardo - Dewmanus trong QH đô thị cổ đại phương Tây (--- và Lamã), trục Càn khôn (Nam, Bắc) và Khang Hy (Đông Tây), vân vân ... Ngoài ra nó còn là điểm gặp gỡ, giao cắt hội tụ mà người viết rất hy vọng sẽ diễn ra ngay thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sắp tới. Bài tham luận được nhìn dưới lăng kính và nói bằng thứ ngôn ngữ KTS. tiếp cận một cách có hệ thống, theo trình tự và được giám sát từ 3 gốc độ lần lượt : 4.1. Triết học, tức Đạo học âm - dương Con người luôn xây dựng kiểu sống (lifestyle) của mình theo cách thế mà nó nhìn và cảm nhận thế giới thực tại (cosmocogry). Người phương Đông gọi nó là ĐẠO. Một âm một dương là ĐẠO “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo” “Nhân pháp Địa Địa pháp Thiên Thiên pháp Đạo Đạo pháp tự nhiên” “Người bắt chước Đất” (khái niệm Địa phong sinh học : geobionies) Đất bắt chước Trời (khái niệm Trời-Đất hay Thiên văn - Địa lý đối xứng : geosymetry) Trời bắt chước Đạo (luật vũ trụ) Địa bắt chước Tự nhiên (hay Thiên nhiên)” - “Đạo đắc linh ?” Vậy Đạo = Tự nhiên = một âm một dương KTS “hữu cơ” Frank LLoyd Wright phát biểu : “Quyển thánh kinh của tôi chính là tự nhiên (nature)”. Đôi lập triệt để là KTS.Marcel Braeur (Bauhaus school) “Chẳng có thiên nhiên nào cả. Tất cả là nhân tạo” Người là một thiên nhiên nhỏ (tiểu vũ trụ) nằm trong lòng thiên nhiên lớn (vũ trụ và đại vũ trụ). Sản phẩm của Nó (kiến trúc, cái nhân tạo “man-made”) cũng phải mô phỏng thiên nhiên lớn và không được làm mất cân bằng động của toàn hệ thống. 4.2. Mỹ học, tức nghệ thuật tạo hình (art plastique) Mỹ học phương Đông là mỹ học “ngũ hành” ! Đạo vận động theo biện chứng vòng tròn âm dương, tối và sáng (thẳng và cong, phá hủy và sáng tạo) thông qua 5 phương thức tương tác đồng thời (simultaneous and synchronic) và tuân thủ luật vạn vật hấp dẫn (loi d’attratrion universelle) bao gồm : o 2 chuyển động thẳng có xu hướng đi lên (thăng-majeur), tức từ thấp đến cao, như muốn chống/phản lại trọng lực. Ẩn dụ bằng hình là Cây (Mộc) và Lửa (Hỏa) o 2 chuyển động cong có xu hướng đi xuống (giáng-mineur), tức từ cao xuống thấp, thuận theo chiều trọng lực. Ẩn dụ bằng hình là Nước (Thủy) và Kim loại (Kim) o 1 chuyển động bất định, không thẳng không cong, không lên không xuống, mang tính chất điều hợp (coordinateur). Ẩn dụ bằng hình là mặt Đất (Thổ) Ngũ hành đưa đến ngũ hình. Xét hình như một hệ thống 3 cấp “đường - mặt - khối”, ta có : o Hội họa = đường + mặt = không gian 2D o Điêu khắc, kiến trúc = đường + mặt + khối = không gian 3D Ngoài ra ngũ hành với tư cách là ngũ chất (vật liệu xây dựng) còn đưa đến ngũ sắc (5 màu cơ bản : xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), vân vân (nhạc = ngũ âm; cơ thể = ngũ tạng...) Tóm lại, ngũ hành vừa là từ vựng (vocabulary) vừa là cú pháp (syntax, grammar) mà người nghệ sĩ tạo hình phương Đông xây dựng phương pháp sáng tác theo đó. 4.3. Khoa học, tức nghệ thuật không gian (kết cấu thời - không thuộc phạm vi bài tham luận này) 4.3.1. Lý luận/Học thuật (Văn hóa Phục Hy) 4.3.1.1. Bát quái = Tám vùng không gian quanh 1 điểm gốc Xét 1 điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất như điểm gốc O trong hệ thống tọa độ Descartes. Định hướng điểm này ta có bốn phương chính (trước, sau, trái, phải) và 4 phương phụ (4 vùng đệm ở giữa từng cặp phương chính, giúp dễ định vị chính xác điểm gốc hơn). Hệ thống này được gọi cách nhì nhằng (ambigous) là Bốn phương, tám hướng. Hai hướng không nói đến, dù vẫn tồn tại, là cặp lên / xuống biểu thị bằng cao trình / cao độ (khoa phân tích định nghĩa “cao một tất là Sơn, thấp một tất là Thủy). Điểm O trên bề mặt trái đất này không hề tĩnh tại (static), đứng yên, mà luôn luôn động dịch (dynamic) chuyển động không ngừng nghỉ, không mệt mõi. Toàn bộ hệ thống cũng vậy Khổng Tử ngộ đạo dịch khi ngồi ngắm dòng nước chẳng liên miên, bất tuyệt. Dòng chảy này vận động theo quy luật của Đạo, có nhịp điệu thời gian, có quỹ đạo không gian, có thể học biết được, kiểm soát được, nghĩa là có khả năng giúp ích cho cuộc sống con người. 4.3.1.2. Cửu cung (văn hóa đại vũ) = chính vùng không gian địa lý. Là sự phát triển tự nhiên của Bát Quái, trong đó điểmgốc O chiến một khối tích không gian bằng với 8 vùng không gian Bát quái nói trên tại vị trí trung tâm (còn gọi trung ương) trong tổ chức hành chánh quốc gia là Cửu Châu. Trong nông nghiệp là Cửu Điền (pháp Tĩnh điền). Trong kiến trúc (Dương trạch) vùng không gian là ngôi nhà trong thửa đất, là ngôi làng trong thôn xóm, là kinh thành trong đô thị. 4.3.1.3. Tam tài = Ba lớp không gian Mỗi Quái trong Bát quái (gọi là quẻ đơn, hay đơn quái) đều gồm 3 hào đặt tên là 1,2,3 (ẩn dụ) 4.3.2. Dương cơ hay kiến trúc phương Đông truyền thống 4.3.2.1. Cấu hình người (cấu trúc cơ thể người) MC Trong thế giới động vật, người luôn luôn đứng thẳng, não bộ không ngừng phát triển, tứ chi cực kỳ khéo léo ... Trên tất cả là đôi mắt cửa sổ của tâm hồn, mở ra thế giới bên ngoài. Nằm trên mặt phẳng (còn loại động vật khác trên hình cầu), cự ly hẹp (khoảng cách giữa hai mắt bằng đúng bề rộng mắt), do đó thị trường hẹp (hình tiết diện vòng M-m). Bù lại mắt người “tập trung” cao độ vào mục tiêu ! Người được mô tả như con thú săn mồi nguy hiểm nhất. Hầu như toàn bộ giác quan - túc công cụ tiếp thu thông tin từ thế giới bên ngoài đều nằm trên đầu hoạt động như một CPU. Hướng về phía trước (mắt, mũi, miệng) về hai bên (tai). Phía sau lưng hoàn toàn không có khí quan. Như vậy con người chỉ cảm thấy an toàn đối với vùng không gian phía trước, gọi văn vẽ là Chu Tước, và phần nào hai bên (trái & phải) gọi văn vẽ là Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ được bảo vệ bởi tứ chi. Phía sau hoàn toàn bất an. Xu thế tự nhiên do đó là Dựa, Tựa “Đóng”, “Khóa” lại ở phía sau lưng Bối Sơn) và nhìn, “mở” ra ở phía trước (Diện Thủy), hai tay ômvòng lại (Sơn hoàn, Thủy bảo). 4.3.2.2. Cấu hình Đất tương thích (EC) Các di chỉ khảo cổ thời đại đá luôn cho thấy con người biết chọn cho mình các hang động ở lưng chừng đồi, núi (tránh lũ lụt) có cửa hang mở về hướng có ánh nắng mặt trời (nhiệt) và gió mùa (ẩm) cùng với giòng nước phía trước, có địa chất, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật và quần thể động vật tươi tốt ... đối với Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác ở bán cầu Bắc, hướng tới đó chính là hướng Nam. Về sau khi rời bỏ nơi cư trú tự nhiên ban đầu, mở rộng địa bàn sinh tụ phát triển, họ vẫn áp dụng nguyên lý chọn đất tương tự : dựa vào thế núi (phương Bắc, hoặc phương Tây), mở ra thế sông, biển (phương Nam, hoặc phương Đông) để tận dụng hoặc khắc phục, các điều kiện của thiên nhiên, của khí hậu. Công nghệ đó về sau được đặt tên là Phong Thủy, do Quách Khác tiên sinh, người được xem như ông tổ của khoa này ở Trung Quốc định hình. Xin lưu ý trước đời Tấn, Phong Thủy được gọi rất nhiều tên như : Tưởnng địa, Tưởng Trạch, Kham Dự, Thanh năng, Thanh Ô, Địa lý (thuật ngữ nầy thông dụng ở nước ta được xem là gần với tinh thần Đạo học nguyên thủy của khoa này nhầt) mà hai cụ Tả Ao Nguyễn Văn Thuyên và nhà Khoa bảng Hòa Chính cùng thời là những đại biểu kiệt xuất. 4.3.2.3. Quy phạm chọn đất xây dựng Dương cơ : hai thành tố cơ bản (Đất và nước, gọi văn hoa là Sơn và Thủy) phối hợp thành 3 tiêu chí then chốt 1. Đất nước hội tụ : hệ quy ước 3 cấp tiểu, trung, đại tu gọi văn hoa là Sơn Thủy hội tụ). Người Trung Quốc gọi là “Tượng hình thủ thắng”, bao gồm : Bối Sơn (dựa núi), Diệu Thủy (nhìn nước), hướng dương (nắng, gió mùa thuận lợi) 2. Người ta gọi “Tương thủy tương hổ” “Đất lành, nước tốt” tức điều kiện địa chất, thổ nhưỡng vá thủy văn tối ưu. 3. Ngăn gió (gió độc hại) tụ nước, người Trung Quốc gọi là “Tàng phong tụ thủy” (có sách viết là tụ khí, e rằng không chuẩn) tức bí quyết công nghệ về chọn đất, hoặc phương thức cải tạo điều kiện địa hình tự nhiên, tùy thuộc địa thế (vùng cao và vùng đồng bằng, gọi văn hoa là Sơn cốc và Bình dương) của Quách Khắc tiên sinh đã nói bên trên. 5. Dương cơ ở Việt Nam (Đi tìm hồn ở đâu ?) 5.1. Lý thuyết 5.1.1. Dương cơ nhỏ (Vi mô) : ngôi nhà dân gian truyền thống Tục ngữ Việt Nam : “Lấy vợ đàn bà, chọn nhà hướng Nam” “Trước ao, sau vườn” “Trước cau, sau chuối”, vân vân... Ngôi nhà dân gian truyền thống Việt Nam đơn sơ, dung dị, duyên dáng hợp lý, hợp tình đồng thời đậm đà bản sắc dân tộc (identical) có thể xem là một thứ Địa phong sinh học (geobionics), mô hình hóa thiên nhiên về cấu trúc, hòa hợp với tự nhiên đúng tinh thần thiên nhiên nhỏ trong thie6n nhiên lớn, tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ ... Mô hình này được nhân bản hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu qua bao đời và nói theo tinh thần UIA’XX vẫn cón nguyên vẹn tính TIÊN TIẾN, về công nghệ xử lý khí hậu mà nó có thể mang lại cho con người Việt Nam trãi qua bao thế hệ ... Mô hình này vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm dị biệt với kiểu nhà TỨ HỢP VIÊN truyền thống của Trung Quốc. Thiên nhiên khác, hình thể khác, bản sắc khác vậy. 5.1.2. Dương cơ vừa (Trung mô) : ngôi đình làng quê Là điểm cộng thông tân thuê của cộng đồng, ngôi đình chiếm vị trí “đặc biệt” nhất về phong thủy của làng quê. Hưng thịnh, suy bại có khi cũng do vị trí tọa lạc của ngôi đình đất trồng, mối tương quan giữa nó với các vật thể tự nhiên (sông, núi, cây xanh...) và các vật thể nhân tạo khác vây quan (cầu, đường, nha, cửa, chùa, miếu...) 5.1.3. Dương cơ lớn (Vĩ mô) : thị thành đô hội Là điểm giao cắt của một vùng không gian lảnh thổ rộng lớn về nhiều mặt (giao thông, vận tải, nguồn tài lực, vật lực, nhân lực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...) Dương cơ lớn xét về cách chọn đất, chọn địa điểm xây dựng, định đô, phân bố, tổ chức không gian... cũng không khác Dương cơ nhỏ và vừa. Quy mô thì khác mà lý thì không khác. Lý thì nhất quán. Lý vẫn là một, là Đạo, là tự nhiên vậy. 5.2. Thực tiển áp dụng : Ba điển cấu (case studies) đô thị Việt Nam qua 10 thế kỷ 5.2.1. Hà Nội : Thăng Long, thành phố ở bên trong (hữu ngạn) 5.2.2. Huế : Kháng Long hay của dòng nước (sông Hồng) sức, lực của trung mô 5.2.3. Sài Gòn : Chim Hồng Hạc và đầu tàu của chín con rồng phương Nam (Xin xem bảng ___ khái quát hóa các đặc điểm chủ yếu của Địa lý - Phong thủy 3 đô thị lịch sử.) 6. Dự cảm về mối duyên kỳ ngộ Đông - Tây 6.1. Biết có biết không ? Đông Tây có thể gặp nhau không ? Người nói có, kẻ bảo không. Radyard Kipling (nhà văn thực dân người Anh) và đồng nghiệp Marcek Brauer (KTS. người Đức, một trong số thủ lĩnh cực kỳ duy lý của trường Bauhaus) thì bảo rằng không. thậm chí không đời nào. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (nhà thơ Việt Nam cực kỳ đam mê sơn thủy) và đồng nghiệp Frank Coyd Wright (KTS. người Mỹ, ông trùm của trường phái kiến trúc hữu cơ) thì bảo rằng có, thậm chí có quá đi chớ... gặp nhau ở đậu ? Ở chỗ mà KTS. Eero Searien gọi là “Thống nhất trong dị biệt” (Unity within diversity). Xin chớ nhầm với khái niệm phong cách địa phương (international) 6.2. Thử nhảy điệu Samba Nam Mỹ 6.2.1. Vũ sư phong thủy LUCIO COSTA và điệu nhảy BRASILIA 6.2.1.1. Đô thị : Bransilia là một đô thị hoàn toàn “nhân tạo” cưỡng bách được thực hiện trong một thời gian cực ngắn mà mục đích ___ và khai thác nguồn tài nguyên nằm sâu trong lục địa phát triển kinh tế đất nước. Luận về sự thành bại của Bransilia về mặt quy hoạch lãnh thổ hay kiến trúc đặc trưng Samba của nó là quá vội vàng. Nó hãy còn quá trẻ... Xét về hình thể và cách thức Locðocatte tổ chức không gian đô thị dưới lăng kính của Phong thủy, ta có : - "Bối sơn, diện thủy" địa hình chuyển từ cao ( sân bay và đường vòng đai chính) xuống thấp (hồ nước rất lớn và đẹp). Hai bên vai của khu sân bay là hai dãy đồi ôm bọc lấy khu trung ương. Trên đó bố trí các chùm biệt thự thấp tầng. Thuật ngữ Phong thủy gọi 2 cánh tay này là Thạnh Long (trái) và Bạch Hổ (phải) - Trên trục hoành (cardo) có hình dạng cong như cánh cung hướng về phía hồ lớn (--- tu thủy) là các quần thể chung cư mở ra hồ này. - Trên trục tung (Phong thủy gọi là Hoàng Đạo) tập trung toàn bộ các công trình công cộng, dịch vụ ... đặc biệt ở vị trí buồng lái (cockpit) của chiếc máy bay phản lực hướng về phía hồ này, costa đặt tòa nhà quốc hội Brasil, tức có tham quan quyền lực cao nhất của Đất nước (tương tự như cố cung ở Bắc Kinh, biểu thị tính trung ương tập quyền) 6.2.1.2. Kiến trúc : Quảng trường Tam quyền và công trình tòa nhà Quốc hội Brasil do cậu học trò ngỗ nghịch của Lucio Costa là Oscar Niemeyer thiết kế. Cái trò chơi hình khối (jeu de volumes) đơn giản và tuyệt diệu của toà nhà này có thể được giải mã dưới lăng kính và bộ từ vựng ngũ hình của Phong thủy như sau : Một khối tháp hình hộp sừng sững ngay giữa tâm nơi làm việc của lưỡng viện Quốc hội (hình Mộc). Hai bên phía trước đối xứng qua khối tháp là 2 hình cầu phân (1 xấp, 1 ngữa), hội trường của Thương và Hạ viện (hình Kim). Toàn bộ 3 khối trên đang đặt trên 1 "nền" ngang nâng đỡ bám vững vào nền đất (hình Thổ). 6.2.2. Vũ công phong thủy OSCAR NIEMEYER và tấu khúc tòa nhà Quốc hội Brasil 7. Thông điệp thầm kín 7.1. Ứng xử sao đây ? Theo đồng nghiệp khả kính AMOS RAPOPORT (trong House Form và Cutture) thì trong lịch sử nhân loại nói chung và kiến trúc nói riêng, thì có ba thái độ của con người đối với thiên nhiên. Thứ nhất là thần bí (mystic), đặc trưng của thời kỳ --- nguyên thủy, cổ đại trong đó con người thuần thục thiên nhiên một cách mù quáng như con cái đối với bố mẹ. Thứ hai là Công sinh (symbiotic) tức giai đoạn kế tiếp, trong đó con người hiểu rõ thiên nhiên hơn, không còn thờ phụcng nữa mà yêu đương thắm thiết như vợ với chồng, như âm với dương. Cuối cùng là thực dụng (utilitarian) tương ứng với thời kỳ cận đại (phương Tây) và hiện đại (cả Tây lẫn Đông), trong đó con người sau khi tưởng mình nắm rõ quy luật của tự nhiên, đâm ra kiêu ngạo, bội bạc, tra khảo, khai thác, tàn phá tự nhiên một cách phủ phàng không thương xót... 7.1. Chớ tìm Ngọ lúc nữa đêm Vậy thì trong thời đại ngày nay, chúng ta nên chọn thái độ ứng xử nào ? Không kể thái độ thứ nhất đã thuộc về thời thái cổ, trước kia cả Đông lẫn Tây đều chọn thái độ thứ hai. Cận đại thì Tây trở mặt đi theo con đường thực dụng. Đông nghèo khổ, lạc hậu, tưởng rằng Tây là tiên tiến, còn mình thì chậm tiến, dồn tâm dồn sức đuổi theo thiếu điều tan cả thần xác, nát cả thần hồn... Lũ lụt, bảo tố ngày càng nhiều, ô nhiểm môi trường ngày càng gắt, hỏng tầng ôzon ngày càng to ... Hàng trăm nguyên thủ quốc gia tụ tập ở RIO DE JANEIRO cách nay vài năm đâu phải để chơi. Đến khi gần đụng bức tường thế kỷ XXI, Tây cảm thấy phát hoảng, muốn ngừng mà chẳng biết làm sao. Ngoáy đầu nhìn lại, trông đợi ông bạn phương Đông già nua đồng hội đồng xuồng, xem có phương kế gì không, thì ... than ôi, anh ta đang bậm môi, trợn mắt, lao theo, đuổi tới cận kề bên đít ... như muôn ôm nhau cùng lao xuống vực. Đồng sinh, đồng tử cho trọn tình trọn nghĩa ... Đến chừng sực tỉnh giấc mộng, mới thấy rằng hóa ra mình lầm đường lạc lối, mình đi tìm Ngọ không phải lúc tan trường mà là giữa đêm khuya. Đạo có nghĩa là Đường ? Đường nào ? Còn con đường nào khác ngoài con đường xưa em đi, tức con đường không tên số 2 ở chính giữa trước kia phương Đông gọi nó là TRUNG ĐẠO. Nói cách khác thái độ CỘNG SINH, trong đó NGƯỜI cùng với TRỜI và ĐẤT hợp thành một thể thống nhất, bất khả phân ly, một hệ thống không ngừng vận động nhưng vẫn luôn giữ trạng thái cân bằng (Dynamic Balance) cũng hay gọi là quân bình (Equilibrum) (Xin tham khảo ý kiến của đồng nghiệp Balan, KTS.KRISTOPHE tại Đại hội UIA 'XX vừa nói : "Kiến trúc hiện đại thế kỷ XX ư ? Làm biến dạng cảnh quan truyền thống và lịch sử. Tàn phá môi truờng sinh thái ở các nước kém may mắn. Sản sinh cái giống hệt, cái y chang, cái bộ đồng phục có tên là Internatiohnalism, đặt ở lục địa nào cũng được tuốt. Gây ấn tượng sai lạc về một thứ công nghệ cao toàn cầu hào nhoáng. Chưa phải hết : làm thoái hóa thậm chí biến mất các giá trị văn hóa-xã hội-cộng động ...) Không nói gì hết mà nói tất cả Không làm gì hết mà làm mọi việc Đạo chỉ vậy thôi ! Mong được gặp lại quý đồng nghiệp lần nữa. Thân ái. KTS.LÝ THÁI SƠN
    1 like
  5. Cảm ơn bác Liêm Trinh đã làm cho các nhà khoa học đang tranh luận bớt căng thẳng :( . Thưa bác, đó là các cụ ở làng quê Việt Nam hút điếu bát ạ hi hi :( .
    1 like
  6. Từ tâm nhà song song với đường vuông góc với cửa chính, thường là thế Thân mến
    1 like
  7. Các cao thủ thảo luận âm dương căng thẳng quá thư giãn với câu đố vui tý: Mình tròn trùng trục đít bảnh bao Mân mân mó mó đút ngay vào Thủy hỏa tương giao kêu sùng sục Âm dương nhị khí sướng làm sao (đang làm trò gì vậy ta ?)
    1 like
  8. <br /><br /><br />Vì lá số sai nên không thể nói gì, mình đã lấy lại cho bạn 2 link lá số rồi.
    1 like
  9. - Dần Thân Tỵ Hợi: nếu bạn biết về 12 con giáp thì sẽ rõ ngay các trường hợp hình, xung, khắc, hại. Có rất nhiều sách trên thị trường viết về điều này. Dần - Thân xung nhau. Tỵ Hợi xung nhau. Dần - Hợi nhị hợp, Tỵ - Thân nhị hợp. Dần - Tỵ hại. Thân - Hợi hại. - Về xem ngày giờ rất mất công. Còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xem cũng phải có thời gian mới xem được. Tốt nhất anh bạn nên đến một thầy nào đó ở ngoài đời để xem cho trọn vẹn Thân mến
    1 like
  10. Trường hợp đưa đầu là Canh Dần thì Thiên can con khắc cha, cha cần phải phần đầu. Nhưng được mạng Mẹ thủy sinh con là Mộc - theo Lạc Thư Hoa giáp, Nhưng đứa con sau phải là Kỷ Hợi chứ không thể là Mậu Tuất. Anh chị em tìm hiểu về luận tuối Lạc Việt lưu ý: Người cha chú trọng Thiên Can vì thuộc Dương. Người mẹ chú trọng mạng và địa chi vì thuộc Âm. Nguyên tắc: Dương sinh Âm - cha mẹ sinh con là thuận lý. Nhưng về Thiên Can con sinh cha thì tốt. Con khắc cha tạm được (Con hơn cha là nhà có phúc).
    1 like
  11. 1 like
  12. Anh Thiên Đồng tư vấn rùi thì cứ thế sinh 2010 thui :(. Canh Dần mạng Mộc -> hợp sinh mùa đông và xuân. Vậy bây h xúc tiến đi thì đến mùa đông có hổ con bế là vừa hợp mùa, vừa hợp tuổi rùi còn gì. anh ấy cũng tư vấn đứa thứ 2 là Mậu tuất hoặc Kỷ hợi đấy thôi.
    1 like
  13. Lá số đầu tiên vẫn đúng hơn ;nhưng cô nên cho biết rỏ mụch đích của xem về vấn đề gì ,chứ nói chuyện mông lung không đi vào vấn đề cũng không ai biết cô muốn gì ? nếu thật sự muốn đi tu thì không nên quan tâm đến chuyện thế gian nữa .
    1 like
  14. Đây sẽ có thể là khả năng và cũng có thể dùng đó để giúp đời. Nhưng cũng nên thận trọng, nó sẽ là bệnh trạng, nếu không làm chủ được mình, nếu không chánh định. Cần tỉnh giác. :( Thiên Đồng :(
    1 like
  15. Chào các bạn, chào bác Liêm Trinh! Tiếp theo, tôi xin phép post một bài viết của một tác giả Việt, đó là bài viết về Tâm Thức Vũ Trụ (nguyên văn tác giả gọi là Tâm Vũ Trụ). Ý tưởng của bài viết này rất lạ... nhưng dễ đọc hơn nhiều so với bài trên, mời mọi người xem qua! TÂM THỨC VŨ TRỤ CHƯƠNG 1 VŨ TRỤ VÀ TÂM THỨC VŨ TRỤ Trong thời đại ngày nay, sự đan xen giữa các khoa học là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của nhiều ngành khoa học và các công trình khoa học mới mà chỉ cái tên của nó cũng đủ nói lên điều đó. Ví dụ như Lý Sinh, Hoá Sinh, Cơ Tin, Triết học của Toán học, Đạo của Vật lý v.v... Chính tại những miền giao khác rỗng của những ngành khoa học đó đã nẩy sinh những vấn đề mới, những ý tưởng mới... 1. VŨ TRỤ Trước khi đưa ra những tiên đề, định lý, và hệ quả về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng lại một số các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là "vật mang tin", nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ. Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v... Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v... nào đó.Tiếp theo là khái niệm Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm tập hợp của Toán học. Chúng ta luôn nhớ rằng đối tượng không phải là tập hợp.Các thuật ngữ thuộc, các toán tử giao, hợp, phần bù v.v... trước hết hãy tạm hiểu như trong lý thuyết tập hợp.Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự mở, sự không bị hạn chế.Duy nhất là khái niệm chỉ sự có một không hai.Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự thay đổi trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v...Cùng với sự vận động còn có khái niệm Vận tốc, Gia tốc v.v...Mối liên hệ dùng để chỉ sự ràng buộc, liên hệ, hàm, ánh xạ, toán tử, quan hệ, hàm tử v.v...Như vậy ta đã trình bày một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là rất lớn. Ý nghĩa của chúng sẽ sáng tỏ dần cùng với sự phát triển của lý thuyết.Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm về Vũ trụ. Định nghĩa 1 : Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về Vũ trụ. Vì như đã nói ở trên, đối tượng không phải là tập hợp (không có đối tượng rỗng ) nên định nghĩa này không phạm vào nghịch lý Rát-xen : Không có tập hợp của mọi tập hợp. Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện nay. Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa định nghĩa. Tiếp theo ta sẽ xác nhận hai tiên đề: Tiên đề 1: Vũ trụ là vô cùng. Tiên đề 2: Mọi đối tượng trong Vũ trụ luôn vận động. Tiên đề 2 xem vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Định lý 1: Vũ trụ là duy nhất Chứng minh: Giả sử V1 và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó theo định nghĩa 1 ta thấy V = V1 + V2 sẽ là Vũ trụ hiện hành. Cứ như thế phép hợp tạo nên một thực thể Vũ trụ duy nhất. Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. Điều này phù hợp với nhận thức của chúng ta .Đầu tiên khi còn nằm trong bụng mẹ, Vũ trụ của chúng ta là hợp của những cơ quan nội tạng chứa dòng máu của mẹ, các luồng ý thức mà mẹ truyền đến chúng ta v.v... Khi cất tiếng khóc chào đời, một sự nhảy vọt, phép hợp một lần nữa để tạo nên một Vũ trụ mới bởi bây giờ đã có thêm những đối tượng mới: ông, bà, bố, anh, em, mái nhà, vành nôi, những lời ru, bầu trời, các vì sao, v.v... Cứ như thế, nếu thấy bất kỳ một đối tượng nào nằm ngoài Vũ trụ của chúng ta thì phép hợp lại cho ra một Vũ trụ duy nhất. Định lý 2: Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “A và B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B. Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Heghen đã đề cập. Khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó tồn tại trong các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ. Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được từ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các Đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và làm mới. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm thức Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn: Định nghĩa 2: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng Định nghĩa này mô tả Tâm thức Vũ trụ là cái thuộc về tất cả mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nói cách khác Nó có trong mọi đối tượng. Định lý 3: Tâm thức Vũ trụ tồn tại. Chứng minh: Ta phải chứng minh giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng. Thật vậy vì thuộc tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 2 đã khẳng định, mà tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng. Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ. Vận động là một biểu hiện của Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ có thể còn những thành tố khác. Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất Chứng minh: Giả sử v1 và v2 đều là tâm thức Vũ trụ. Ta phải chứng minh v1 trùng v2. Thật vậy vì v1 là Tâm thức Vũ trụ và v2 là một đối tương nên v1 chứa trong v2. Tiếp tục vì v2 là Tâm thức Vũ trụ và v1 là một đối tượng nên v2 chứa trong v1. Vì vậy v1 trùng v2. Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm thức Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm thức Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ đưa ra một cách định tính về sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm thức Vũ trụ. Định lý 5: Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng. Chứng minh: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng và Tâm thức Vũ trụ tồn tại duy nhất nên nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ. Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v... Nhưng có thể nói khái niệm Tâm thức Vũ trụ ở đây tổng quát hơn các khái niệm kể trên. Tâm thức Vũ trụ hết sức huyền ảo. Nó có trong mọi đối tượng nhưng thật khó để cảm nhận trực tiếp. Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất. Định lý 6: Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Chứng minh: Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định nghĩa Tâm thức Vũ trụ suy ra A chứa Tâm thức Vũ trụ. Nếu A bị mất đi suy ra Tâm thức Vũ trụ sẽ bị mất đi. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ. Đối với những đối tượng xác định và cụ thể thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ dàng. Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm thức vũ trụ là duy nhất Định lý 7: Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng. Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế. Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác rỗng (Tâm thức Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại sẽ thay thế cho sự đối đầu, sự loại trừ nhau và sẽ trở thành xu thế của thời đại. 3. KẾT LUẬN Vũ trụ là duy nhất.Các đối tựợng trong Vũ trụ luôn vận động.Tâm thức vũ trụ là giao của mọi đối tượng nên nó có trong mọi đối tượng. Nó tồn tại và duy nhất. Nó có mặt ở khắp nơi nhưng không thể thấy hết được và cũng không thể nắm bắt hết được. Nếu xem mỗi con người, mỗi vật là các đối tượng thì Tâm thức Vũ trụ không ở đâu xa mà ở trong chính lòng ta, ở chính trong tâm trí ta, ở chính trong các vật giản dị nhất.Không có đối tượng nào mất đi một cách vĩnh viễn mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả những đối tượng hữu hình hoặc vô hình.Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất càng khẳng định Vũ trụ này là thống nhất mặc dù các đối tượng thuộc Vũ trụ là cực kỳ phong phú muôn hình vạn trạng. Vũ trụ của chúng ta đa dạng mà thống nhất, hay thống nhất trong sự đa dạng.Thực ra có một sự tiếp cận khác đối với Vũ trụ và Tâm thức Vũ trụ. Cách tiếp cận đó là đầu tiên ta xây dựng các Vũ trụ sau đó hợp chúng lại để có Vũ trụ duy nhất. Tương tự, ta cũng xây dựng các Tâm thức Vũ trụ sau đó dùng phép giao để có một Tâm thức Vũ trụ duy nhất. Cách tiếp cận này dễ được chấp nhận vì nó đi theo một mạch tư duy thông thường nhưng tiếc thay đó là một công việc phân kỳ. Cách tiếp cận như vừa trình bày ở trên tuy có vẻ hơi khiên cưỡng khi mới đọc nhưng đó thực sự là một cách tiếp cận cô đọng và có tính khái quát rất cao.CHƯƠNG 2: TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN Trong chương 1 ta đã đưa ra định nghĩa Tâm thức Vũ trụ đồng thời chứng minh một số định lý và hệ quả liên quan tới Tâm thức Vũ trụ. Tuy nhiên các chứng minh này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động ra, Tâm thức Vũ trụ còn có thành tố nào nữa không? Trong chương này, chúng ta sẽ trình bày định nghĩa về thông tin đồng thời chứng minh thông tin là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ cùng với một số định lý, hệ quả và kết luận liên quan. Trước hết ta sẽ đưa ra khái niệm thông tin. 1. THÔNG TIN Trong Tin học định nghĩa: “Mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết đều được gọi là thông tin”. Nhưng định nghĩa này mới nói đến sự hiểu biết của con người nên chưa tổng quát. Một số nhà triết học mô tả khái niệm thông tin như sau: Mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có thuộc tính phản ánh khi bị tác động bởi một vật khác. Quá trình này được gọi là quá trình nhận thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả của sự xử lý. Để nhất quán chúng tôi đề nghị định nghĩa về khái niệm cơ bản này như sau: Định nghĩa 3: Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, ta gọi tập hợp tất cả những mối liên hệ giữa A và B là thông tin giữa A và B. A được gọi là nội dung thông tin của A trong B, và ngược lại B được gọi là nội dung thông tin của B trong A. Bản thân tập hợp các mối liên hệ giữa A và B, ta gọi là vật mang tin. Như vậy thông tin bao gồm nội dung thông tin và vật mang tin. Bây giờ ta sẽ bàn đến Tâm thức Vũ trụ và thông tin. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN Trước hết ta chứng minh một định lý vô cùng quan trọng khẳng định thông tin như một thành tố nữa ngoài vận động có ở Tâm thức Vũ trụ. Định lý 8 : Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin. Chứng minh: Theo định lý 2 về mối liên hệ phổ biến và theo định nghĩa 3 vừa nêu trên ta có giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng có thông tin về nhau. Vì vậy thông tin là thuộc tính của mọi đối tượng trong Vũ trụ và do đó, theo định nghĩa Tâm thức vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin. Định lý 8 vừa nêu đã cho ta thấy có thêm một thành tố nữa ngoài tính vận động ở Tâm thức Vũ trụ: đó là thông tin. Ở đây cần nhấn mạnh là vì nhận thức của chúng ta mới chỉ ở lân cận của Tâm thức Vũ trụ nên chưa hiểu một cách chính xác về Tâm thức Vũ trụ vì thế mới sinh ra việc phân biệt thành tố này thành tố kia tạo nên Tâm thức Vũ trụ, nếu suy cho cùng các thành tố đó (vận động và thông tin) chỉ là một. Điều này được suy ra từ định lý Tâm thức Vũ trụ là duy nhất. Tuy nhiên việc xem xét Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta một hình ảnh rõ hơn về Tâm thức Vũ trụ. Đến đây ta đưa ra một định lý khác Định lý 9: Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ luôn phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Chứng minh: Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, f là một mối liên hệ bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa 2 suy ra f là một thông tin giữa A và B. Nhưng đến lượt mình, f lại là một đối tượng trong Vũ trụ. Theo định lý 5 thì f phải chứa Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Định lý 10: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ có một phần F(A) các thông tin không có ở Tâm thức Vũ trụ. Tức là sẽ tồn tại thông tin f của F(A) không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này trái với định lý 9. Định lý 10 khẳng định nếu ngộ được Tâm thức Vũ trụ thì ta có thể hiểu được về Vũ trụ. Ta có thể xem Tâm thức Vũ trụ như là một máy tính lượng tử chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Các đối tượng trong Vũ trụ muốn “liên lạc” với nhau đều phải thông qua chiếc máy chủ Vĩ đại này. Tiếp đến, ta sẽ phát biểu và chứng minh một định lý quan trọng khác Định lý 11: Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của mọi thông tin trong Vũ trụ. Chứng minh: Ta sẽ chứng minh bằng cách chỉ ra một phản ví dụ. Giả sử X là một hành tinh cách chúng ta 1 triệu năm ánh sáng. Bây giờ ta sẽ tưởng tượng đang ở trên hành tinh đó. Một, hai, ba! Bắt đầu! Chỉ trong không đầy một giây tư duy của chúng ta đã liên hệ đến hành tinh X đó. Ở đây, giữa ta (đối tượng A) và hành tinh X (đối tượng :D đã có mối liên hệ là sự tưởng tượng f từ A đến B. Theo định nghĩa về thông tin thì f chính là thông tin giữa A và B. Và như đã thấy ở trên vận tốc của f lớn hơn nhiều lần so với vận tốc ánh sáng. Cách chứng minh định lý 11 chưa hẳn làm bạn hài lòng nhưng vì chưa đủ hành trang nên chưa thể đưa ra một cách chứng minh đẹp đẽ hơn. Sau này chúng ta sẽ quay lại. Bây giờ chúng ta đưa ra một định lý cực kỳ quan trọng liên quan tới vận tốc truyền thông tin của Tâm thức Vũ trụ. Trước khi phát biểu và chứng minh định lý chúng tôi xin được nói qua về hệ quy chiếu. Đây là một khái niệm mà để đi sâu vào sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực nên trước hết chúng ta hãy tạm hiểu như khái niệm hệ quy chiếu như trong Vật lý hoặc Toán học. Định lý 12: Tâm thức Vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời trong mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ trụ và tồn tại một hệ quy chiếu nào đó nhận thông tin từ Tâm thức Vũ trụ không tức thời. Tức là tồn tại một thời điểm t0 nào đó mà giữa A và Tâm thức Vũ trụ không có một mối liên hệ nào. Vì Tâm thức Vũ trụ cũng là một đối tượng nên điều này trái với định lý 2 về mối liên hệ phổ biến. Định lý 12 cho ta khả năng giải thích một điều rất khó hiểu trong Định lý 5: “Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng”. Tại sao có vô vàn các đối tượng trong Vũ trụ mà đối tượng nào cũng chứa Tâm thức Vũ trụ trong khi Tâm thức Vũ trụ là duy nhất? Thật ra các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa nội dung thông tin của Tâm thức Vũ trụ trong nó hay nói cách khác, các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa “ảnh” của Tâm thức Vũ trụ. Vì việc truyền thông tin từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng là tức thời nên sự phân biệt Tâm thức Vũ trụ và ảnh của Tâm thức Vũ trụ là cực kỳ khó khăn. Đôi khi ta cảm thấy chúng chỉ là một. Thậm chí, việc tách chúng làm hai, cho dù trong tư duy cũng là khiên cưỡng. Thông tin giữa Tâm thức Vũ trụ và một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ không chỉ diễn ra theo một chiều từ Tâm thức Vũ trụ đến đối tượng đó mà còn có thông tin ngược từ đối tượng đó đến Tâm thức Vũ trụ. Sự thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ đều phải đi qua “Máy Chủ” vĩ đại- Tâm thức Vũ trụ. 3.KẾT LUẬN • Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ còn chứa một thành tố nữa đó là thông tin. Tuy nhiên thông tin và vận động thực chất là một. • Với việc chứng minh tồn tại những thông tin vượt vận tốc ánh sáng, chúng ta, những người trên Trái đất vẫn nhận được thông tin từ vô vàn các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, đến chúng ta thông qua Tâm thức Vũ trụ. Vì vậy để vươn tới cái thiện, cái tốt, cái hoàn mỹ v.v... thì ta phải luôn hướng tới Tâm thức Vũ trụ tức là sống, hành động và tư duy phù hợp với những quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ. • Để thu nhận được những “ý thức” nêu trên chúng ta không thể dùng những thiết bị được chế tạo chỉ từ các “vật liệu” hữu hình. • Thông tin từ một đối tượng bất kỳ đến chúng ta đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này cho ta một hệ quả quan trong là: "nếu nghiên cứu thấu đáo một đối tượng bất kỳ, cho dù đối tượng đó tầm thường đến mức nào ta cũng tìm thấy chân lý thậm chí là chân lý tối thượng." • Gần đây có những luận thuyết cho là mọi đối tượng trong Vũ trụ đã được lập trình sẵn bới một đấng Tối cao nào đó và rằng mọi đối tượng, đặc biệt là con người là đã “an bài ” và không tránh khỏi “số mệnh”. Điều này không chính xác vì thông tin giữa Tâm thức vũ trụ và một đối tượng bất kỳ là thông tin hai chiều, tức là luôn bao hàm cái mới. Hơn nữa, rất có thể có những “hacker” truy nhập vào “chiếc máy chủ vĩ đại” –Tâm thức Vũ trụ để làm thay đổi cái được gán là “định mệnh”. CHƯƠNG 3 TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG Tâm thức Vũ trụ đã chứa hai thành tố: Vận động và Thông tin. Trong chương này chúng ta sẽ cho thấy năng lượng cũng là một thành tố nữa có ở Tâm thức Vũ trụ. 1. NĂNG LƯỢNG Năng lượng lượng là một khái niệm mà hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu thấu đáo về nó, đặc biệt khi ta nói đến năng lượng của các đối tượng phi vật thể thì không phải bao giờ ta cũng đi đến chỗ nhất trí. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng năng lượng theo nghĩa sau: Định nghĩa 4: Gọi A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Mọi yếu tố gây ra sự vận động của A đều được gọi là năng lượng có trong A. Trong chương 1 chúng ta đã đưa ra khái niệm vận động. Năng lượng là yếu tố gây ra sự vận động của một đối tượng bất kỳ. Không có sự vận động nào mà không có năng lượng. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG Chúng ta sẽ đưa ra một định lý khẳng định năng lượng là một thành tố thứ ba có ở Tâm thức Vũ trụ. Định lý 13: Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Theo tiên đề 2 A vận động. Theo mô tả khái niệm năng lượng và định nghĩa 4 thì A có năng lượng. Hay nói cách khác, có năng lượng là một thuộc tính của A. Theo định nghĩa của Tâm thức Vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Như vậy, ta đã chứng minh mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có năng lượng. Năng lượng là nguyên nhân của vận động nhưng năng lượng được biết đến thông qua vận động. Vì bản thân năng lượng cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2 và cũng không ngừng vận động. Thông tin là một dạng của vận động nên để truyền thông tin giữa các đối tượng cũng cần phải có năng lượng. Ngược lại, năng lượng mà hai đối tượng truyền cho nhau chính là mối quan hệ của hai đối tượng đó nên năng lượng cũng là một dạng thông tin. Tóm lại, ba thành tố: vận động, thông tin và năng lượng tạo nên Tâm thức Vũ Trụ, suy cho cùng thì chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại việc nhìn Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho chúng ta hình ảnh rõ nét hơn về nó. Đến đây ta bàn đến việc truyền năng lượng giữa các đối tượng trong Vũ trụ. Ta sẽ chứng minh một định lý nói về cơ chế chung nhất của việc truyền năng lượng giữa chúng. Định lý 14: Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. E là năng lượng được truyền giữa A và B. Khi đó rõ ràng E là mối liên hệ giữa A và B. Theo định nghĩa của thông tin thì E là thông tin giữa A và B. Theo định lý 9, E phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Định lý này cho ta một định lý rất quan trọng Định lý 15: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ Chứng minh: Giả sử tồn tại một đối tượng A mà năng lượng E của nó không chứa trong Tâm thức Vũ trụ. Khi đó nếu A truyền năng lượng này cho bất cứ đối tượng nào thì E cũng không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này mâu thuẫn với định lý 14. Như vậy chúng ta đã chứng minh được một điều vô cùng quan trọng là: "Cùng với việc nắm giữ toàn bộ thông tin, Tâm thức Vũ trụ còn chứa toàn bộ năng lượng của mọi đối tượng trong Vũ trụ." Tiếp theo ta sẽ chứng minh một định lý liên quan tới vận tốc của việc truyền năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng. Định lý 16: Năng lượng được truyền từ Tâm thức Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời đối với mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong một hệ quy chiếu nào đó mà nhận năng lượng từ Tâm Vũ trụ đến nó là không tức thời. Khi đó tồn tại thời điểm nào đó sao cho A không có năng lượng. Hay nói cách khác tại thời điểm to đó A không vận động. Điều này trái với tiên đề 1. Như vậy ta đã chứng minh bốn định lý liên hệ tới năng lượng, điều này sẽ cho phép chúng ta xem xét lại bức tranh toàn cảnh của Vũ trụ. 3. KẾT LUẬN • Nguồn năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ cung cấp năng lượng cho từng đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời khiến cho ta có cảm giác năng lượng đó đã có sẵn, tiềm ẩn trong đối tượng đó. • Bất cứ đối tượng nào muốn truyền năng lượng cho đối tượng khác đều phải truyền thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này là mới mẻ đối với quan niệm xưa của chúng ta. • Nếu chúng ta sống sống phù hợp với các quy luật phổ quát nhất thì trí tuệ càng minh mẫn vì Tâm thức Vũ trụ là giao của các chân lý. Hơn thế nữa sức khoẻ cũng càng được nâng cao vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ. • Tương tự quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ thì quốc gia đó sẽ càng hùng mạnh. • Bất cứ hành vi nào của con người, dù có giữ bí mật đến đâu vẫn để lại dấu vết ở Tâm thức Vũ trụ vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của Vũ trụ. TÓM TẮT • Chúng ta đã lần lượt khẳng định: Tâm thức Vũ trụ chứa vận động, Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin và Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Bằng việc phát biểu hai tiên đề, chứng minh 16 định lý và mộtt loạt các kết luận, bức tranh Vũ trụ hiện tồn của chúng ta đã được vẽ lên. Trong bức tranh đó, Tâm thức Vũ Trụ là tâm điểm của sự xem xét. Tâm thức Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất. Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin và năng lượng cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ một cách tức thời khiến cho ta tưởng rằng chúng là thuộc tính, cái “tự có” của các đối tượng trong Vũ Trụ. • Muốn hướng đến cái thiện, cái thông tuệ, cái cao thượng tình yêu và lòng vị tha v.v... thì phải hướng tới Tâm thức Vũ Trụ. Nơi đó hội tụ tất cả các chân lý vĩ đại, hội tụ tất cả trí tuệ của các nền văn minh. Nơi đó chứa toàn bộ thông tin và năng lượng của Vũ Trụ. • Khôngcần phải sợ rằng càng phát hiện ra nhiều thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ thì sẽ mâu thuẫn với hai định lý Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất vì giao của các thành tố đó sẽ tiến đến gần Tâm thức Vũ trụ hơn. • Tâm thức Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nói chung và có trong mọi con người, mọi sinh linh nói riêng. Tâm thức Vũ Trụ ở ngay trong lòng ta, trong tâm trí ta và ngay trong những thứ giản dị nhất. CHƯƠNG 4 VŨ TRỤ Ý THỨC Chúng ta lại tiến thêm một bước về phía Tâm thức Vũ Trụ để khám phá những thành tố mới mà trong một chừng mực nào đó có thể nói là sâu sắc hơn các thành tố Vận động, Thông tin và Năng lượng được mô tả trong ba chương đầu của học thuyết Tâm thức Vũ Trụ. Đó là Ý Thức. Trong chương này chúng ta sẽ xây dựng khái niệm Ý Thức và Vũ Trụ Ý Thức. Vật Chất sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương sau. 1.Ý THỨC Trước hết, ta đưa vào hai khái niệm cơ bản : đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình Định nghĩa 5: Đối tượng hữu hình là đối tượng có kích thước hình học Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quark, các photon, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình Định nghĩa 6: Đối tượng vô hình là đối tượng không có kích thước hình học. Tư duy, ý nghĩ, khái niệm, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, linh hồn, văn hoá phi vật thể...v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình. Vì các đối tượng hữu hình hay đối tượng vô hình đều là đối tượng trong Vũ Trụ nên theo định lý 5 chúng đều chứa Tâm thức Vũ Trụ. Điều này cho thấy khi tiến tới Tâm thức Vũ Trụ đối tượng vô hình và đối tượng hữu hình chỉ là một. Đừng nghĩ rằng đối tượng vô hình không có năng lượng. Thật vậy vì đối tượng vô hình cũng chứa Tâm thức Vũ Trụ mà năng lượng là thành tố của Tâm thức Vũ Trụ nên đối tượng vô hình vẫn phải có năng lượng. Định nghĩa 7: Nội dung thông tin của một đối tượng A bất kỳ trong Tâm thức Vũ Trụ được gọi là ý niệm tuyệt đối về A. Định lý 20: Ý niệm tuyệt đối về một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ là một đối tượng vô hình. Đến đây chúng ta phát biểu một định nghĩa nói lên quan điểm dứt khoát của chúng ta về Ý Thức. Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ. Tiếp theo đây ta sẽ chứng minh một định lý rất hay về ý thức. Định lý 22: Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có Ý Thức Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Ta chỉ cần chứng minh tồn tại một mối liên hệ vô hình của A với một đối tượng nào đó trong Vũ Trụ. Thật vậy, luôn tồn tại mối liên hệ f :" Ý niệm tuyệt đối về A" là một mối liên hệ vô hình giữa A và Tâm thức Vũ Trụ. Mọi đối tượng đều có ý thức kể cả những vật mà loài người cho là vô tri nhất. Định lý 22 còn cho ta giải thích tại sao loài người, đặc biệt là trong văn chương lại có loại văn Nhân Cách hoá; tại sao loài người lại thờ nhiều thần như thế : thần biển, thần núi, thần gió, thần mặt trời v.v…; tại sao lại có các khái niệm “ hồn nước”, “hồn thiêng song núi”,v.v…. Như vậy Ý Thức có trong mọi đối tượng, do đó nó là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ Trụ. Định lý 23: Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức. Chứng minh: Vì Tâm thức Vũ Trụ là giao của mọi đối tượng và đối tượng nào cũng có Ý Thức nên Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức. Để ý một chút, chúng ta thấy Ý Thức chính là một trường hợp đặc biệt của Thông Tin do đó việc truyền ý thức từ Tâm thức Vũ Trụ đến mọi đối tượng trong Vũ Trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu tuy nhiên cơ chế truyền Ý Thức trong Vũ Trụ có nhiều điểm đặc biệt mà ta sẽ nói sau. Vì Ý Thức cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2: Nó luôn luôn vận Động. Để cho hoàn chỉnh và theo mạch tư duy giống như khi bàn đến Thông Tin, ta sẽ chứng minh một loạt các định lý sau. Định lý 24: Ý Thức truyền cho nhau giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm thức Vũ Trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, f là một mối liên hệ vô hình bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa Ý Thức suy ra f là Ý Thức. Nhưng đến lượt mình f lại là một đối tượng trong Vũ Trụ. Theo định lý 5, f phải chứa Tâm thức Vũ Trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm Vũ Trụ. Định lý 25: Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ Ý Thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ Chứng minh: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A có một phần Ý Thức F(A) không có trong Tâm Vũ Trụ. Khi đó tồn tại một ý thức f chứa trong F(A) không thông qua Tâm Vũ Trụ. Điều này trái với định lý 24 vừa phát biểu. Định lý 26: Tâm Vũ Trụ truyền Ý Thức đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ Trụ nhận được Ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mình không tức thời. Suy ra tồn tại một thời điểm t0 A không có Ý Thức. Điều này trái với định lý 22. Đến đây ta sẽ chứng minh định lý 11 trong chương 2 một cách tường minh hơn. Định lý 27 : Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của ý thức trong Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng, f là một ý thức từ A đến B. Theo định lý 24 “đoạn đường” mà f chuyển động được chia thành 2 phần d1: từ A đến Tâm thức Vũ Trụ và d2: từ Tâm Vũ Trụ đến B. Theo định lý 25 thì f chuyển động trên d1 là tức thời. Theo định lý 26 f chuyển động trên d2 cũng tức thời. Vậy thì f chuyển động từ A đến B là tức thời. A và B cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng nên f có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Chúng ta đã chứng minh một loạt các định lý rất quan trọng với cách chứng minh hết sức giản dị… nhưng nó chứa đựng một "vũ trụ quan" khác hẳn. Tâm thức Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của Vũ Trụ và cấp phát những ý tưởng, những cảm xúc, những tình yêu, những chân lý v.v.. xuống các đối tượng một cách tức thời làm cho chúng ta tưởng rằng những thứ đó có sẵn trong các đối tượng. Khi truyền tình yêu hoặc lòng căm thù đến một người nào đó thì tình yêu đó, lòng căm thù đó phải tập kết ở Tâm thức Vũ Trụ rồi mới được truyền đến người đó… Ở Tâm thức Vũ Trụ không có cái gì là tương đối, là ngẫu nhiên, là may rủi. Tất cả là tuyệt đối là chính xác hoàn toàn, là chắc chắn. 2.VẬT CHẤT Ta sẽ nghiên cứu Vật Chất kỹ hơn trong các chương sau. Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A. Ta sẽ chứng minh ngay sau đây một định lý để chúng ta hình dung rõ hơn về Vũ Trụ Định lý 28: Mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều có Vật Chất. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ. Theo tiên đề 2, A luôn luôn vận động, do đó luôn tồn tại mối quan hệ hữu hình của A vì vậy A luôn có tính vật chất. Định lý trên được các nhà triết học Duy Vật coi như một Tiên đề. Như vậy một đối tượng A bất kỳ trong Vũ Trụ đều gồm 2 phần: Vật Chất và Ý Thức. Lưu ý: 1) Đối với một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng có cả Vật Chất và Ý Thức trong nó. Không có đối tượng nào hoàn toàn là vô tri. Núi có hồn của núi, sông có hồn của sông, các cơn bão cũng có Ý Thức.v.v.. Ngược lại không có đối tượng nào chỉ có thuần túy Ý Thức. Linh hồn của một người đang sống hoặc đã chết vẫn có các mối liên hệ Vật Chất với các đối tượng hữu hình. Tư duy của một con người có thể biến thành một sức mạnh Vật Chất. Ý Thức có thể làm thay đổi quỹ đạo của một cơn bão, gây ra động đất v.v… 2) Vật Chất và Ý Thức trong một đối tượng là thống nhất không thể tách rời do đó câu hỏi cơ bản của triết học: “ Vật Chất và Ý Thức cái nào có trước? Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?” là một câu hỏi không có nghĩa!!! ..... .... Hà Nội, ngày 16/08/2004 TS. Đinh Xuân Thọ ................................................................ Tôi không quen biết anh Thọ, cũng như anh Thiên Sứ cũng không biết mặt tôi... và tôi thực sự rất ấn tượng về bài viết này. Trong bài viết trên, tôi đã biên dịch lại đôi chỗ nhằm giúp cho nó thân thiện hơn với mọi người. Thân mến
    1 like
  16. - Những người con trai sinh năm Giáp Tý đều không nên lấy cưới vợ trong 3 năm phạm tam tai: Dần - Mão - Thìn. - Giáp Tý mạng Kim; Đinh Mão mạng thủy (không phải là hỏa, đọc các bài ở trên để biết tại sao). Nếu bạn gái của bạn là mạng hỏa thì bạn rất nể sợ cô bé đó và ngược lại cô bé đó hay cãi cự lại bạn. Còn nếu bạn gái bạn là mạng thủy thì bạn rất yêu cô bé đó và cô bé đó thì hay làm nũng bạn. Đó là về mạng. - Thiên Can: Giáp thuộc mộc sinh cho Đinh thuộc hỏa: bạn rất chiều cô bạn gái. - Địa chi: Tý hình Mão chủ sự thỉnh thoảng hay khắc khẩu với nhau (không có chuyện Tý xung Mão mà chỉ có Tý xung Ngọ mà thôi). - Bạn thấy không, gần như chỉ có mỗi vấn đề Tý hình Mão mà thôi, chẳng thấy có gì là trở ngại cả. - Phối cung theo bát quái Lạc Việt thì chồng Ly phối vợ Khôn là Họa hại (ít xấu nhất, chẳng thấy gì là tuyệt mạng cả). Còn phối bát quái Tầu thì chồng Đoài phối vợ Khôn ra Thiên Y lại là quá tốt. Khi nào cưới thì sẽ tư vấn cho năm sinh con nhé Thân mến
    1 like
  17. Sau một thời gian phát triển, pth giờ mới đưa được TVLV phiên bản trên máy PC cho mọi người, hơi chậm trễ một tẹo. Đây là giao diện chính của chương trình. Do thời gian phát triển còn ngắn nên phần mềm mới chỉ có các tính năng cơ bản như lấy lá số, tính hạn và hỗ trợ ghi chép cá nhân cho người luận đoán. Các tính năng liên kết và chia sẻ dữ liệu sẽ có ở những phiên bản sau vậy. Hỵ vọng giúp ích cho mọi người nghiên cứu Lý học đông phương :) <phần giới thiệu tính năng và link tải phần mềm ở phía dưới>
    1 like