• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/03/2010 in all areas

  1. “Sự bất hiếu ngọt ngào” Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng. Hai bộ phim hành động Mỹ nổi tiếng mà tôi xem đi xem lại nhiều lần là Godfather và American Gangster. Và trong cả hai bộ phim đầy cảnh bắn giết này có một câu chuyện luôn luôn làm tôi thực sự xúc động. Đó là tình yêu của hai ông trùm Mafia Mỹ đối với người mẹ của mình. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Đó cũng là phần nhân tính cuối cùng của con người mà nếu đánh mất thì con người không còn gì để nói nữa. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà những nhà làm phim Hollywood đã cố níu giữ lại cho xã hội một niềm tin cuối cùng về nhân tính con người. Bởi phần nhân tính này với nhiều yếu tố là phần nhân tính khó bị suy đồi nhất. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Ảnh: vns.hnue.edu Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu. Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ. Đó là những câu chuyện bất hiếu đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng một cái tên "Sự bất hiếu ngọt ngào". "Sự bất hiếu ngọt ngào" là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ. Nhưng những đứa con đó không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống. Thay cho sự hiện diện của họ trước mẹ mình trong những ngày nghỉ là sự hiện diện của một gói quà và những đồng tiền. Thay cho những lời tâm sự của những đứa con với mẹ mình trong những buổi tối khó ngủ của người già là những người giúp việc được trả lương cao. Với đức hạnh của sự hy sinh vô bờ của mình, những người mẹ lại một lần nữa đã gánh chịu một cuộc sống cô đơn như vậy cho đến khi chết. Một thời gian chúng ta có nói đến việc những đứa con gửi cha mẹ vào nhà dưỡng lão trong các nước phương Tây hoặc châu Âu. Và có không ít người quan niệm đó là sự trốn tránh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ khi cha mẹ về già. Nhưng sau một thời gian quan sát và có nghiên cứu thực tế ở các nước đó, tôi thấy đó là cách những đứa con tìm cho cha mẹ họ một không gian thích hợp và có ý nghĩa nhất với cha mẹ khi ở tuổi già và đó cũng là một trong những văn hoá sống của các nước đó. Nhất là khi cha mẹ họ có những vấn đề của tuổi tác, sức khoẻ và tâm lý. Nhưng hầu như hàng ngày, họ gọi điện trò chuyện với cha mẹ và hàng tuần, họ vẫn đến thăm cha mẹ trong nhà dưỡng lão. Họ ở lại với cha mẹ có khi cả ngày để trò chuyện và vui chơi cùng cha mẹ. Có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Ảnh: namlo.conggiao.net Có những người mẹ trong những năm cuối đời chỉ mơ một giấc mơ giản dị nhưng thật đau đớn và thương cảm là có một cái Tết được ăn Tết với con cháu mình. "Con bận lắm. Nhiều khách khứa đến làm việc lắm. Mà nhà cửa bỏ đấy trộm nó vào nó khuân hết. Tết con không về được. Bà cần gì thì cứ bảo. Con sắm sửa đầy đủ cho bà". Đấy là những ngôn từ càng ngày càng trở lên quen thuộc của những đứa con nói với mẹ mình trong một ngày cuối năm về thăm mẹ vội vã. Những lý do trên chỉ là sự bao biện cho thói ích kỷ và sự hoang hoá tình thương yêu của những đứa con đối với mẹ mình. Còn vị khách nào quan trọng hơn mẹ mình nữa? Còn của cải nào quí hơn mẹ mình nữa? Và đối với những bà mẹ, tài sản duy nhất có ý nghĩa là những đứa con. Nhưng những đứa con đó không bao giờ hiểu được người mẹ của chúng không cần bất cứ quyền chức hay tiền bạc chúng đang có mà chỉ cần chúng ngồi xuống bên bà như thuở nhỏ đầy yếu đuối, sợ hãi và tin cậy trong sự che chở của bà hoặc thấy chúng lớn lên làm một người tốt. Nhưng chúng đã xa rời bà mà bà không có cách nào kéo chúng gần lại. Không phải chúng xa rời xa bà bởi không gian và thời gian do điều kiện sống và công việc mà chúng đang xa rời xa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Bà đã và đang mất chúng. Tôi đã chứng kiến một bà mẹ gần 90 tuổi mắt đã mờ lần mò làm một con gà cúng đêm giao thừa trong khi những đứa con của bà đang quây quần vui vẻ đón giao thừa với gia đình riêng của họ ở thành phố chỉ cách nơi bà ở không quá 30 km. Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho những đứa con khi bỏ quên mẹ mình trong những ngày đặc biệt và quan trọng như thế. "Sự bất hiếu ngọt ngào" còn để chỉ những đứa con bỏ quên những người mẹ trong chính ngôi nhà của họ. Nhưng những người mẹ đó không bị bỏ đói mà ngược lại được "nuôi giấu" trong một đời sống vật chất đầy đủ. Trong không ít những ngôi nhà to, đẹp và đầy đủ tiện nghi, những đứa con đã "giấu" mẹ mình mà nhiều lúc chúng ta không làm sao có thể phát hiện ra là trong ngôi nhà đó có một bà mẹ. Có những người thi thoảng lại đến thăm bạn mình trong suốt mấy năm trời nhưng không bao giờ được gặp bà mẹ của anh ta. Anh ta đã "giấu" mẹ trong một căn phòng trên tầng 3, tầng 4 gì đó của ngôi nhà. Anh ta dậy sớm đi làm vội vã nhiều lúc không còn kịp leo lên tầng chào mẹ. Trưa thì đương nhiên anh ta không về nhà. Tối anh ta về muộn. Vợ anh ta hoặc người giúp việc đã cho bà mẹ ăn cơm trước với lý do để cụ đi nghỉ sớm kẻo mệt. Anh ta trở về nhà ăn tối cùng vợ con và chuyện trò rồi điện thoại và cuối cùng lăn ra ngủ. Có không ít ngày anh ta hoàn toàn quên mẹ mình đang sống trong cùng ngôi nhà và âm thầm mong nhìn thấy con mình và trò chuyện mấy câu với con. Càng ngày chúng ta càng được chứng kiến những đứa con khi có khách đến chơi thì khoe hết đồ này vật nọ đắt tiền, thậm trí khoe một con chim cảnh quí hàng ngàn đô la với một giọng nói thật "say đắm" mà chẳng thấy họ khoe một người mẹ vừa ở quê ra chơi hay đang ở đâu đó trong ngôi nhà to, rộng của họ. Có những người không bao giờ để mẹ ngồi ăn cơm cùng khi vợ chồng anh ta có khách. Có lẽ sự xuất hiện của người mẹ đã già nua không còn phù hợp với những thù tạc, những vui buồn của anh ta nữa chăng. Nhưng anh ta đâu biết rằng, có những đêm khuya bà mẹ không thể ngủ và đầy lo lắng khi nghe tiếng ho của anh ta hay khi vợ chồng anh ta to tiếng. Bà mẹ sống giữa con cháu mà như sống trong một thế giới xa lạ. Vì thế, có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Bởi cho dù ở đó bà không được sống với những đứa con của mình thì bà cũng được sống với những gì vốn rất thân thương với bà như con chó, con mèo, cái cây, cái cối. Và thay vào sự chia sẻ, an ủi của những đứa con là sự chia sẻ và an ủi của những thứ kia kể cả những thứ vô tri vô giác. Và thực sự điều này làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ và đau đớn. Đức Phật dạy: Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc mọc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng "bà" xưng "tôi" với mẹ mình như với một người qua đường, qua chợ... Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tôi như những kẻ nói trên. Tác giả: Nguyễn Quang Thiều Bài đã được xuất bản.: 08/03/2010 06:10 GMT+7 nguồn tuanvietnamnet
    2 likes
  2. Cháu xin nhờ bác haithienha bớt chút thời gian quý báu xem lá số cháu - Năm nay, cháu có biến chuyển gì lớn về công việc, tiền bạc, và gia đạo không bác? - Cháu có số giàu có không? nếu có thì khi nào cháu phát mạnh và nhiều nhất? Đặc điểm của thời kỳ vàng son sẽ thế nào? - Gia đạo cháu sẽ bình thường từ nay không, thưa bác? - Từ năm nay, cháu có nên đầu tư, tăng đầu tư không? cháu có cơ hội hùn hạp làm ăn không? - Số cháu có di chuyển nhiều, kẻ cả xuất ngoại từ năm nay? Cháu xin cám ơn bác trước.
    1 like
  3. 2003 tưởng là sẽ thành hôn với người yêu dấu, 2004 dại dột mất cái ngàn vàng mà phòng không vẫn hoàn phòng không. 2006 thiết tưởng đổi đời, ai dè đâu vẫn vào đấy. Cô quả vẫn hoàn cô quả. 2009 đau đầu vì nhà, điên đầu vì tình, cuộc sống đòi hỏi mình phải là như bao người phụ nữ khác, phải lấy chồng, phải có con. Có kẻ còn chêu là hâm. Hâm cũng được, ko hâm cũng được. hiên ngang vênh mặt đối trọi với những điều tiếng linh tinh nhảm nhí. 2010, lại chuyện cưới hỏi, chồng con, lần này có người chấp nhận cưới, vậy nhưng ko muốn tâm động nên cái sự Cãi cũng lên đến đỉnh điểm. Đương nhiên chuyện của mình là mình quyết mà dường như mình khó có thể tự quyết. Vợ chồng lấy nhau, cũng chỉ tổ cãi nhau. Quý cô có lẽ đã bỏ lỡ cơ hội nào đó của 1 tình yêu trong quá khứ để dẫn đến hôn nhân hạnh phúc sau này. Ý tôi là quý cô có thể đã bỏ lỡ 1 anh chàng nào đó có thể đem hạnh phúc đến cho mình.
    1 like
  4. Họ tính theo cách đổi giờ theo mùa, nên sẽ ko phải là giờ Hợi. Muốn biết đúng giờ ko, cần mô tả về ngoại hình để xem có khớp ko, vì vậy để lấy lá số chuẩn, cần có sự trải nghiệp, chí ít là sau 16 tuổi,
    1 like
  5. 1 like
  6. - Nhớ mang máng là không làm lễ gia tiên, không thắp nhang đèn và không rước dâu luôn, chỉ tổ chức ở nhà hàng. - Vì hai bạn bị Mão Thân tuyệt nên sinh 2 đứa con trong năm đó nhé Thân mến
    1 like
  7. @hongbhq Năm Canh Dần thì Dần Hợi nhị hợp, Dần Ngọ nằm trong tam hợp, sinh Tân Mão cũng là một sự lựa chọn tốt, chỉ sau Canh Dần, Mão Hợi tam hợp, Mão và Ngọ về bản chất vẫn là Mộc sinh Hỏa! ! Gia đình bạn nên "phấn đấu" từ bây giờ đi, vừa hết tháng Giêng, tuổi Dần hay Mão sinh mùa Đông hoặc Xuân đều là hợp cách!
    1 like
  8. 1 like
  9. Năm Tân Mão cũng được mà. Thân mến
    1 like
  10. Chờ xem cuối tháng 2 xem sao? Mặt khác, nếu hongbhq rảnh thì đưa sơ đồ nhà vào mục tư vấn phong thủy để TĐ và các ACE xem sao? Chầu cafe này chắc không đường quá. hehehe :( THiên Đồng :(
    1 like
  11. - Con đầu Nhâm Thìn hoặc Quý Tỵ. Con thứ 2 năm Giáp Ngọ hoặc ẤT Mùi. - Nếu không chờ được đứa năm Nhâm Thìn hoặc Quý Tỵ thì sinh đứa con gái đầu năm Tân Mão. Thân mến
    1 like
  12. - Phúc đức trạch nghĩa là tọa và hướng đều nằm ở cung tốt so với cung phi của trạch chủ. - Tuyệt mạng trạch nghĩa là tọa và hướng đều nằm ở cung xấu so với cung phi của trạch chủ. Thân mến
    1 like
  13. Có bài ở trong diễn đàn về cách cưới trong năm Tam tai, chắc bạn biết chỗ rồi. Nếu vẫn cưới thì nên làm theo như vậy. - Con đầu sinh năm Nhâm Thìn, con thứ 2 nên sinh năm Đinh Dậu thì tốt cho hai bạn Thân mến
    1 like
  14. Theo Phong Thủy Lạc Việt xác định - và phong thủy cổ thư Hán, cũng đặt vấn đề giống vậy, tuy mơ hồ - thì 31 tuổi được tuổi xây nhà. Nhưng riêng tuổi thân bị phạm tam tai. Từ ngoài vào trong nhà này bị thoái khí nặng, Âm khí suy, Dương khí tù. Nếu có tiền, đập đi xây lại thì tốt. Còn nếu không giải pháp cho thuê và đi thuê lại nhà khác là chuẩn. Hướng nhà Phạm Tuyệt Mạng trạch - theo Phong thủy Lạc Việt, nhưng - cũng theo Phong thủy Lạc Việt thì hướng nhà chỉ là một yếu tố và không phải yếu tố quyết định.
    1 like
  15. Có phải gia đình có chị em gái đông nhưng tinhg cảm thiếu vắng không thuận /cha mẹ vất vã thiếu thời nghèo khó về sau thì được hơi khá giả ,lúc nhỏ đã rời xa cha mẹ sớm ,nếu không đúng vậy thì lấy thêm giờ Tuất nữa đễ xác định vì lúc 9pm là giao giờ giữa 2 giờ nầy .
    1 like
  16. Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam Đinh Kim Phúc - Ngày đăng: 20.1.2010 Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm,, vừa được trưng bày tại thư viện Quốc hội Mỹ. Báo China Daily cho biết, Matteo Ricci - một nhà truyền giáo người Italy - vẽ tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu cầu của vua Minh Thần Tông Nó là một trong hai bản sao còn được giữ ở trạng thái tốt. Một người sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ nó trong nhiều năm trước khi bán cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm 2009 với giá 1 triệu USD. Với mức giá đó, nó trở thành tấm bản đồ đắt giá thứ hai từng được bán. Do đây là một trong những bản đồ quý và dễ hư hại nên nó đã được in lên 6 tờ giấy gạo cỡ lớn. Theo hảng tin AP, tấm bản đồ có kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ – một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVII. Nó biểu thị nhiều khu vực trên thế giới bằng hình vẽ và lời chú giải. Ricci đề tên nhiều nước tại châu Mỹ, như Chih-Li (Chile), Wa-ti-ma-la (Guatemala) và Ka-na-ta (Canada). Bang Florida của Mỹ được mô tả là “vùng đất của các bông hoa”. Châu Phi được chú thích là “nơi có dãy núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới”. Ford W Bell-một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell-nói với tờ Pittsburgh Tribune-Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện Quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất. “Ricci là một nhà truyền giáo cực kỳ thông thái. Ông đặt Trung Quốc vào trung tâm của thế giới mới để ghi nhận sự quan trọng của đất nước này. Tất nhiên, Ricci là người phương Tây đầu tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc kính trọng Ricci và ông được chôn tại Trung Quốc”. Không có bất kỳ phiên bản nào của tấm bản đồ Ricci được tìm thấy tại Trung Quốc. Hãng tin AP cho biết thêm, chỉ có vài bản sao chép được lưu giữ trong các thư viện của Tòa thánh Vatican và các nhà sưu tầm ở Pháp, Nhật Bản. Theo kế hoạch tấm bản đồ của Matteo Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng. (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci(1552-1610) sáng tác trên đường truyền đạo ở Trung Quốc. Trong thời Nhật Bản “bế môn tỏa cảng” (1793-1858), phiên bản nầy đã được du nhập vào Nhật Bản, gây ảnh hưởng lớn đên nhận thức thế giới của người Nhật trong thời Edo(1603-1868). Ricci đã sáng tác tấm bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hán theo bản đồ được vẽ ở Châu Ấu, hiện nay tấm bản đồ nầy đã thất lạc. Viên quan nhà Minh tên là Lý Chi Tảo(李之藻) đã dày công vẽ lại thành “phiên bản Lý Chi Tảo” với tên gọi là “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”. Nguyên tác là bản vẽ một màu nhưng phiên bản (vẽ trên gỗ) sang Nhật bản được sao lại được tô thành nhiều màu, và một phần địa danh được sửa lại, vì vậy trong bản đồ phổ biến hiện nay có những địa danh phiên âm theo tiếng Nhật (Katakana). Bản khắc trên gỗ có 6 tấm nhưng phiên bản nầy chỉ có 2 tấm đông-tây mà thôi. Phiên bản nầy hiện nay được trưng bày tại Thư Viện Tỉnh Miyagi (thành phố Sendai ) và thư viện Đại Học Kyoto. Tiểu sử Matteo Ricci : Matteo Ricci (6 tháng 10 năm 1552 - 11 tháng 5 năm 1610), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Ý. Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Thiên Chúa Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó được đưa tới Trung Quốc. Năm 1582, Ricci bắt đầu học về ngôn ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma Cao, một trạm giao thương của Bồ Đào Nha ở miền Nam Trung Hoa, và trở thành một học giả phương Tây hiếm có đã học được văn bản chữ viết cổ điển của Trung Quốc. Năm sau, 1583, thì Ricci bắt đầu du thám vào sâu đại lục, nhờ chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc Quảng Đông, từ lời mời của Tổng trấn Triệu Khánh thời đó là Wang P'an, người đã nghe về tài toán học và vẽ bản đồ của Ricci. Ông ở đó từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi phải rời đi sau khi bị trấn tổng mới nơi này trục xuất. Chính tại Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hoa. Trong các chuyến du hành sau đó, Ricci tới Nam Kinh và Nam Xương năm 1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó tớiBắc Kinh lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên vào thời điểm đó nên ông không được thăm cung điện hoàng gia. Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng chân tại Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô. Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ Tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó. Ricci học rất nhiều về lịch sử và văn hóa Trung Hoa và ông cũng là người phương Tây đầu tiên tìm hiểu về cộng đồng người Do Thái ở Trung Hoa. Ông từng được liên hệ riêng bởi một thành viên của cộng đồng dân Do Thái tại Bắc Kinh vào năm 1605. Dù không bao giờ gặp mặt cộng đồng này ở Hà Nam một cách chính thức nhưng Ricci cũng gửi một người truyền giáo tới đó ba năm sau vào năm 1608, đây là một trong rất nhiều nhiệm vụ được ủy quyền bởi Giáo hội. Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh. Một phát hiện mới Trong tấm bản đồ này (Hình 2), (Hình 3), các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng Nhật, tại phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được Ricci chú thích, phần chú thích này rất quan trọng. Đoạn tiếng Hoa (Hình 4) được chú thích trên vùng biển Đông được đọc là: “Đại Minh thanh danh văn vật chi thịnh tự thập ngũ độ chí tứ thập nhị độ giai thị kỳ dư tứ hải triều cống chi quốc thậm đa thử tổng đồ lược tải nhạc độc tỉnh đạo đại lược dư tường thống chí tỉnh chí bất năng đàn thuật”. “Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển - ở khoảng 15 độ đến 42 độ - đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí,Tỉnh chí ghi chép…” Và 4 chữ (hàng dọc) (Hình 5) đọc là: Vạn lý trường sa Những dòng chữ ghi chú trên được hiểu như thế nào ? Ở đây, cần nhắc lại quá trình Nam tiến trong lịch sử Việt Nam. Năm 1471 khi đi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông có ý dừng lại, chia làm cương vực ở đó. Mặc dù bấy giờ như ta đã biết, vương triều Vijaya đã suy mà Đại Việt thì đang trong thời thịnh trị. Nhà Lê không muốn và chắc chắn cũng sẽ không nghĩ tới việc cố thôn tính một quốc gia khác mà chỉ mong sự yên ổn lâu dài trên biên giới phía Nam. Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, là vì Champa đã quấy nhiễu biên giới, cũng vì một quan niệm là “Đại Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Champa, nên lấy lại được hết, sai các ngươi trấn thủ”. Vua đã lấy cả vùng Vijaya nay là Bình Định liền một dải với Cổ Lũy để có địa giới tự nhiên hiểm trở ở phía Nam là đèo Cù Mông, lập nên đạo Quảng Nam, nhằm thực hiện ý định đó. Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Bia Đá (Thạch Bi)(1). “Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quay đầu về phía đông như hình người… (Vua Lê) sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Champa”(2). Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lấy lại phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Che Reo để lập nước Nam Bàn. Như vậy, Champa ngăn cách hẳn với Đại Việt bằng hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm đệm từ miền núi ra đến biển. Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến việc họ Trịnh làm Chúa, nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phương Nam để tránh tị hiềm. Lúc đầu (năm 1558), Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hóa (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), tiếp đó lại xin được giao thêm quyền trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay-năm 1570). Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cử Lương Văn Chính làm Tri huyện Tuy Viễn (một trong hai huyện của tỉnh Bình Định, giáp giới Hoa Anh) và giao nhiệm vụ giữ yên phía Nam. Năm 1578, Lương Văn Chính cầm quân tiến vào Hoa Anh, vây và hạ thành An Nghiệp – thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo Cả. Vua Champa, theo niên giám là Po At (1553- 1579), có lẽ đã bị chết trong thời điểm này. Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên Lương Văn Chính cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn. Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Champa lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những người nông dân Việt vào cư trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm tướng, đem quân vào đánh lại, Champa bị thua, vua là Po Nit (1603 – 1613) phải bỏ Hoa Anh rút quân về phía Nam đèo Cả. Lần này họ Nguyễn đã lấy hẳn đất Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lập dinh Phú Yên, đóng quân để phòng giữ. Lương Văn Chính đươc cử làm tham tướng dinh Trấn Biên, sau đó là dinh Phú Yên. Như vậy, Với việc lập phủ và dinh Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của mình trên một miền đất đã có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong mấy chục năm, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với cuộc chiến tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một thử thách quyết liệt không thể tránh khỏi đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong(3). Xác định lại thời điểm lịch sử kể trên để thấy rằng, vào năm 1602 (năm mà Matteo Ricci hoàn thành tấm bản đồ của mình), Vạn lý trường Sa không thuộc về lãnh thổ của nhà Minh, mà nó đã thuộc về quốc gia Đại Việt. Điểm đặc biệt thứ hai là lần đầu tiên vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản được ghi là biển Nhật Bản (Nhật Bản hải) có lẽ vì là phiên bản lưu hành tại Nhật bản nên đã được thêm vào? Thứ tự ảnh : Trên bên trái qua(Hình 5), (Hình 4) (Hình 3), (Hình 2) Một phần bản đồ (khu vực Viễn Đông) của Matteo Ricci , Phía dưới (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci./. Chú thích: (1) Núi Thạch Bi ở phía Đông Huyện Tuy Hòa, phía Bắc đèo Cả, thuộc Thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày nay. (2) Đại Nam nhất thống chí, T.III, trang 65 (3) Dẫn theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 2005
    1 like
  17. Penguin định làm cửa rộng bao nhiêu? Các cửa phòng trong nhà thường 1m là kích thước tốt. Nhưng lưu ý là thông thủy (nước thông qua).
    1 like
  18. Chào các bạn, chào bác Liêm Trinh! Tiếp theo, tôi xin phép post một bài viết của một tác giả Việt, đó là bài viết về Tâm Thức Vũ Trụ (nguyên văn tác giả gọi là Tâm Vũ Trụ). Ý tưởng của bài viết này rất lạ... nhưng dễ đọc hơn nhiều so với bài trên, mời mọi người xem qua! TÂM THỨC VŨ TRỤ CHƯƠNG 1 VŨ TRỤ VÀ TÂM THỨC VŨ TRỤ Trong thời đại ngày nay, sự đan xen giữa các khoa học là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của nhiều ngành khoa học và các công trình khoa học mới mà chỉ cái tên của nó cũng đủ nói lên điều đó. Ví dụ như Lý Sinh, Hoá Sinh, Cơ Tin, Triết học của Toán học, Đạo của Vật lý v.v... Chính tại những miền giao khác rỗng của những ngành khoa học đó đã nẩy sinh những vấn đề mới, những ý tưởng mới... 1. VŨ TRỤ Trước khi đưa ra những tiên đề, định lý, và hệ quả về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng lại một số các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là "vật mang tin", nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ. Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v... Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v... nào đó.Tiếp theo là khái niệm Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm tập hợp của Toán học. Chúng ta luôn nhớ rằng đối tượng không phải là tập hợp.Các thuật ngữ thuộc, các toán tử giao, hợp, phần bù v.v... trước hết hãy tạm hiểu như trong lý thuyết tập hợp.Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự mở, sự không bị hạn chế.Duy nhất là khái niệm chỉ sự có một không hai.Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự thay đổi trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v...Cùng với sự vận động còn có khái niệm Vận tốc, Gia tốc v.v...Mối liên hệ dùng để chỉ sự ràng buộc, liên hệ, hàm, ánh xạ, toán tử, quan hệ, hàm tử v.v...Như vậy ta đã trình bày một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là rất lớn. Ý nghĩa của chúng sẽ sáng tỏ dần cùng với sự phát triển của lý thuyết.Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm về Vũ trụ. Định nghĩa 1 : Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về Vũ trụ. Vì như đã nói ở trên, đối tượng không phải là tập hợp (không có đối tượng rỗng ) nên định nghĩa này không phạm vào nghịch lý Rát-xen : Không có tập hợp của mọi tập hợp. Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện nay. Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa định nghĩa. Tiếp theo ta sẽ xác nhận hai tiên đề: Tiên đề 1: Vũ trụ là vô cùng. Tiên đề 2: Mọi đối tượng trong Vũ trụ luôn vận động. Tiên đề 2 xem vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Định lý 1: Vũ trụ là duy nhất Chứng minh: Giả sử V1 và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó theo định nghĩa 1 ta thấy V = V1 + V2 sẽ là Vũ trụ hiện hành. Cứ như thế phép hợp tạo nên một thực thể Vũ trụ duy nhất. Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. Điều này phù hợp với nhận thức của chúng ta .Đầu tiên khi còn nằm trong bụng mẹ, Vũ trụ của chúng ta là hợp của những cơ quan nội tạng chứa dòng máu của mẹ, các luồng ý thức mà mẹ truyền đến chúng ta v.v... Khi cất tiếng khóc chào đời, một sự nhảy vọt, phép hợp một lần nữa để tạo nên một Vũ trụ mới bởi bây giờ đã có thêm những đối tượng mới: ông, bà, bố, anh, em, mái nhà, vành nôi, những lời ru, bầu trời, các vì sao, v.v... Cứ như thế, nếu thấy bất kỳ một đối tượng nào nằm ngoài Vũ trụ của chúng ta thì phép hợp lại cho ra một Vũ trụ duy nhất. Định lý 2: Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “A và B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B. Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Heghen đã đề cập. Khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó tồn tại trong các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ. Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được từ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các Đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và làm mới. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm thức Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn: Định nghĩa 2: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng Định nghĩa này mô tả Tâm thức Vũ trụ là cái thuộc về tất cả mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nói cách khác Nó có trong mọi đối tượng. Định lý 3: Tâm thức Vũ trụ tồn tại. Chứng minh: Ta phải chứng minh giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng. Thật vậy vì thuộc tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 2 đã khẳng định, mà tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng. Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ. Vận động là một biểu hiện của Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ có thể còn những thành tố khác. Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất Chứng minh: Giả sử v1 và v2 đều là tâm thức Vũ trụ. Ta phải chứng minh v1 trùng v2. Thật vậy vì v1 là Tâm thức Vũ trụ và v2 là một đối tương nên v1 chứa trong v2. Tiếp tục vì v2 là Tâm thức Vũ trụ và v1 là một đối tượng nên v2 chứa trong v1. Vì vậy v1 trùng v2. Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm thức Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm thức Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ đưa ra một cách định tính về sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm thức Vũ trụ. Định lý 5: Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng. Chứng minh: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng và Tâm thức Vũ trụ tồn tại duy nhất nên nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ. Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v... Nhưng có thể nói khái niệm Tâm thức Vũ trụ ở đây tổng quát hơn các khái niệm kể trên. Tâm thức Vũ trụ hết sức huyền ảo. Nó có trong mọi đối tượng nhưng thật khó để cảm nhận trực tiếp. Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất. Định lý 6: Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Chứng minh: Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định nghĩa Tâm thức Vũ trụ suy ra A chứa Tâm thức Vũ trụ. Nếu A bị mất đi suy ra Tâm thức Vũ trụ sẽ bị mất đi. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ. Đối với những đối tượng xác định và cụ thể thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ dàng. Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm thức vũ trụ là duy nhất Định lý 7: Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng. Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế. Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác rỗng (Tâm thức Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại sẽ thay thế cho sự đối đầu, sự loại trừ nhau và sẽ trở thành xu thế của thời đại. 3. KẾT LUẬN Vũ trụ là duy nhất.Các đối tựợng trong Vũ trụ luôn vận động.Tâm thức vũ trụ là giao của mọi đối tượng nên nó có trong mọi đối tượng. Nó tồn tại và duy nhất. Nó có mặt ở khắp nơi nhưng không thể thấy hết được và cũng không thể nắm bắt hết được. Nếu xem mỗi con người, mỗi vật là các đối tượng thì Tâm thức Vũ trụ không ở đâu xa mà ở trong chính lòng ta, ở chính trong tâm trí ta, ở chính trong các vật giản dị nhất.Không có đối tượng nào mất đi một cách vĩnh viễn mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả những đối tượng hữu hình hoặc vô hình.Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất càng khẳng định Vũ trụ này là thống nhất mặc dù các đối tượng thuộc Vũ trụ là cực kỳ phong phú muôn hình vạn trạng. Vũ trụ của chúng ta đa dạng mà thống nhất, hay thống nhất trong sự đa dạng.Thực ra có một sự tiếp cận khác đối với Vũ trụ và Tâm thức Vũ trụ. Cách tiếp cận đó là đầu tiên ta xây dựng các Vũ trụ sau đó hợp chúng lại để có Vũ trụ duy nhất. Tương tự, ta cũng xây dựng các Tâm thức Vũ trụ sau đó dùng phép giao để có một Tâm thức Vũ trụ duy nhất. Cách tiếp cận này dễ được chấp nhận vì nó đi theo một mạch tư duy thông thường nhưng tiếc thay đó là một công việc phân kỳ. Cách tiếp cận như vừa trình bày ở trên tuy có vẻ hơi khiên cưỡng khi mới đọc nhưng đó thực sự là một cách tiếp cận cô đọng và có tính khái quát rất cao.CHƯƠNG 2: TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN Trong chương 1 ta đã đưa ra định nghĩa Tâm thức Vũ trụ đồng thời chứng minh một số định lý và hệ quả liên quan tới Tâm thức Vũ trụ. Tuy nhiên các chứng minh này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động ra, Tâm thức Vũ trụ còn có thành tố nào nữa không? Trong chương này, chúng ta sẽ trình bày định nghĩa về thông tin đồng thời chứng minh thông tin là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ cùng với một số định lý, hệ quả và kết luận liên quan. Trước hết ta sẽ đưa ra khái niệm thông tin. 1. THÔNG TIN Trong Tin học định nghĩa: “Mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết đều được gọi là thông tin”. Nhưng định nghĩa này mới nói đến sự hiểu biết của con người nên chưa tổng quát. Một số nhà triết học mô tả khái niệm thông tin như sau: Mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có thuộc tính phản ánh khi bị tác động bởi một vật khác. Quá trình này được gọi là quá trình nhận thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả của sự xử lý. Để nhất quán chúng tôi đề nghị định nghĩa về khái niệm cơ bản này như sau: Định nghĩa 3: Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, ta gọi tập hợp tất cả những mối liên hệ giữa A và B là thông tin giữa A và B. A được gọi là nội dung thông tin của A trong B, và ngược lại B được gọi là nội dung thông tin của B trong A. Bản thân tập hợp các mối liên hệ giữa A và B, ta gọi là vật mang tin. Như vậy thông tin bao gồm nội dung thông tin và vật mang tin. Bây giờ ta sẽ bàn đến Tâm thức Vũ trụ và thông tin. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN Trước hết ta chứng minh một định lý vô cùng quan trọng khẳng định thông tin như một thành tố nữa ngoài vận động có ở Tâm thức Vũ trụ. Định lý 8 : Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin. Chứng minh: Theo định lý 2 về mối liên hệ phổ biến và theo định nghĩa 3 vừa nêu trên ta có giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng có thông tin về nhau. Vì vậy thông tin là thuộc tính của mọi đối tượng trong Vũ trụ và do đó, theo định nghĩa Tâm thức vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin. Định lý 8 vừa nêu đã cho ta thấy có thêm một thành tố nữa ngoài tính vận động ở Tâm thức Vũ trụ: đó là thông tin. Ở đây cần nhấn mạnh là vì nhận thức của chúng ta mới chỉ ở lân cận của Tâm thức Vũ trụ nên chưa hiểu một cách chính xác về Tâm thức Vũ trụ vì thế mới sinh ra việc phân biệt thành tố này thành tố kia tạo nên Tâm thức Vũ trụ, nếu suy cho cùng các thành tố đó (vận động và thông tin) chỉ là một. Điều này được suy ra từ định lý Tâm thức Vũ trụ là duy nhất. Tuy nhiên việc xem xét Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta một hình ảnh rõ hơn về Tâm thức Vũ trụ. Đến đây ta đưa ra một định lý khác Định lý 9: Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ luôn phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Chứng minh: Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, f là một mối liên hệ bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa 2 suy ra f là một thông tin giữa A và B. Nhưng đến lượt mình, f lại là một đối tượng trong Vũ trụ. Theo định lý 5 thì f phải chứa Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Định lý 10: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ có một phần F(A) các thông tin không có ở Tâm thức Vũ trụ. Tức là sẽ tồn tại thông tin f của F(A) không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này trái với định lý 9. Định lý 10 khẳng định nếu ngộ được Tâm thức Vũ trụ thì ta có thể hiểu được về Vũ trụ. Ta có thể xem Tâm thức Vũ trụ như là một máy tính lượng tử chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Các đối tượng trong Vũ trụ muốn “liên lạc” với nhau đều phải thông qua chiếc máy chủ Vĩ đại này. Tiếp đến, ta sẽ phát biểu và chứng minh một định lý quan trọng khác Định lý 11: Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của mọi thông tin trong Vũ trụ. Chứng minh: Ta sẽ chứng minh bằng cách chỉ ra một phản ví dụ. Giả sử X là một hành tinh cách chúng ta 1 triệu năm ánh sáng. Bây giờ ta sẽ tưởng tượng đang ở trên hành tinh đó. Một, hai, ba! Bắt đầu! Chỉ trong không đầy một giây tư duy của chúng ta đã liên hệ đến hành tinh X đó. Ở đây, giữa ta (đối tượng A) và hành tinh X (đối tượng :D đã có mối liên hệ là sự tưởng tượng f từ A đến B. Theo định nghĩa về thông tin thì f chính là thông tin giữa A và B. Và như đã thấy ở trên vận tốc của f lớn hơn nhiều lần so với vận tốc ánh sáng. Cách chứng minh định lý 11 chưa hẳn làm bạn hài lòng nhưng vì chưa đủ hành trang nên chưa thể đưa ra một cách chứng minh đẹp đẽ hơn. Sau này chúng ta sẽ quay lại. Bây giờ chúng ta đưa ra một định lý cực kỳ quan trọng liên quan tới vận tốc truyền thông tin của Tâm thức Vũ trụ. Trước khi phát biểu và chứng minh định lý chúng tôi xin được nói qua về hệ quy chiếu. Đây là một khái niệm mà để đi sâu vào sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực nên trước hết chúng ta hãy tạm hiểu như khái niệm hệ quy chiếu như trong Vật lý hoặc Toán học. Định lý 12: Tâm thức Vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời trong mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ trụ và tồn tại một hệ quy chiếu nào đó nhận thông tin từ Tâm thức Vũ trụ không tức thời. Tức là tồn tại một thời điểm t0 nào đó mà giữa A và Tâm thức Vũ trụ không có một mối liên hệ nào. Vì Tâm thức Vũ trụ cũng là một đối tượng nên điều này trái với định lý 2 về mối liên hệ phổ biến. Định lý 12 cho ta khả năng giải thích một điều rất khó hiểu trong Định lý 5: “Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng”. Tại sao có vô vàn các đối tượng trong Vũ trụ mà đối tượng nào cũng chứa Tâm thức Vũ trụ trong khi Tâm thức Vũ trụ là duy nhất? Thật ra các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa nội dung thông tin của Tâm thức Vũ trụ trong nó hay nói cách khác, các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa “ảnh” của Tâm thức Vũ trụ. Vì việc truyền thông tin từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng là tức thời nên sự phân biệt Tâm thức Vũ trụ và ảnh của Tâm thức Vũ trụ là cực kỳ khó khăn. Đôi khi ta cảm thấy chúng chỉ là một. Thậm chí, việc tách chúng làm hai, cho dù trong tư duy cũng là khiên cưỡng. Thông tin giữa Tâm thức Vũ trụ và một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ không chỉ diễn ra theo một chiều từ Tâm thức Vũ trụ đến đối tượng đó mà còn có thông tin ngược từ đối tượng đó đến Tâm thức Vũ trụ. Sự thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ đều phải đi qua “Máy Chủ” vĩ đại- Tâm thức Vũ trụ. 3.KẾT LUẬN • Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ còn chứa một thành tố nữa đó là thông tin. Tuy nhiên thông tin và vận động thực chất là một. • Với việc chứng minh tồn tại những thông tin vượt vận tốc ánh sáng, chúng ta, những người trên Trái đất vẫn nhận được thông tin từ vô vàn các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, đến chúng ta thông qua Tâm thức Vũ trụ. Vì vậy để vươn tới cái thiện, cái tốt, cái hoàn mỹ v.v... thì ta phải luôn hướng tới Tâm thức Vũ trụ tức là sống, hành động và tư duy phù hợp với những quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ. • Để thu nhận được những “ý thức” nêu trên chúng ta không thể dùng những thiết bị được chế tạo chỉ từ các “vật liệu” hữu hình. • Thông tin từ một đối tượng bất kỳ đến chúng ta đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này cho ta một hệ quả quan trong là: "nếu nghiên cứu thấu đáo một đối tượng bất kỳ, cho dù đối tượng đó tầm thường đến mức nào ta cũng tìm thấy chân lý thậm chí là chân lý tối thượng." • Gần đây có những luận thuyết cho là mọi đối tượng trong Vũ trụ đã được lập trình sẵn bới một đấng Tối cao nào đó và rằng mọi đối tượng, đặc biệt là con người là đã “an bài ” và không tránh khỏi “số mệnh”. Điều này không chính xác vì thông tin giữa Tâm thức vũ trụ và một đối tượng bất kỳ là thông tin hai chiều, tức là luôn bao hàm cái mới. Hơn nữa, rất có thể có những “hacker” truy nhập vào “chiếc máy chủ vĩ đại” –Tâm thức Vũ trụ để làm thay đổi cái được gán là “định mệnh”. CHƯƠNG 3 TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG Tâm thức Vũ trụ đã chứa hai thành tố: Vận động và Thông tin. Trong chương này chúng ta sẽ cho thấy năng lượng cũng là một thành tố nữa có ở Tâm thức Vũ trụ. 1. NĂNG LƯỢNG Năng lượng lượng là một khái niệm mà hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu thấu đáo về nó, đặc biệt khi ta nói đến năng lượng của các đối tượng phi vật thể thì không phải bao giờ ta cũng đi đến chỗ nhất trí. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng năng lượng theo nghĩa sau: Định nghĩa 4: Gọi A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Mọi yếu tố gây ra sự vận động của A đều được gọi là năng lượng có trong A. Trong chương 1 chúng ta đã đưa ra khái niệm vận động. Năng lượng là yếu tố gây ra sự vận động của một đối tượng bất kỳ. Không có sự vận động nào mà không có năng lượng. 2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG Chúng ta sẽ đưa ra một định lý khẳng định năng lượng là một thành tố thứ ba có ở Tâm thức Vũ trụ. Định lý 13: Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Theo tiên đề 2 A vận động. Theo mô tả khái niệm năng lượng và định nghĩa 4 thì A có năng lượng. Hay nói cách khác, có năng lượng là một thuộc tính của A. Theo định nghĩa của Tâm thức Vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Như vậy, ta đã chứng minh mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có năng lượng. Năng lượng là nguyên nhân của vận động nhưng năng lượng được biết đến thông qua vận động. Vì bản thân năng lượng cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2 và cũng không ngừng vận động. Thông tin là một dạng của vận động nên để truyền thông tin giữa các đối tượng cũng cần phải có năng lượng. Ngược lại, năng lượng mà hai đối tượng truyền cho nhau chính là mối quan hệ của hai đối tượng đó nên năng lượng cũng là một dạng thông tin. Tóm lại, ba thành tố: vận động, thông tin và năng lượng tạo nên Tâm thức Vũ Trụ, suy cho cùng thì chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại việc nhìn Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho chúng ta hình ảnh rõ nét hơn về nó. Đến đây ta bàn đến việc truyền năng lượng giữa các đối tượng trong Vũ trụ. Ta sẽ chứng minh một định lý nói về cơ chế chung nhất của việc truyền năng lượng giữa chúng. Định lý 14: Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. E là năng lượng được truyền giữa A và B. Khi đó rõ ràng E là mối liên hệ giữa A và B. Theo định nghĩa của thông tin thì E là thông tin giữa A và B. Theo định lý 9, E phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Định lý này cho ta một định lý rất quan trọng Định lý 15: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ Chứng minh: Giả sử tồn tại một đối tượng A mà năng lượng E của nó không chứa trong Tâm thức Vũ trụ. Khi đó nếu A truyền năng lượng này cho bất cứ đối tượng nào thì E cũng không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này mâu thuẫn với định lý 14. Như vậy chúng ta đã chứng minh được một điều vô cùng quan trọng là: "Cùng với việc nắm giữ toàn bộ thông tin, Tâm thức Vũ trụ còn chứa toàn bộ năng lượng của mọi đối tượng trong Vũ trụ." Tiếp theo ta sẽ chứng minh một định lý liên quan tới vận tốc của việc truyền năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng. Định lý 16: Năng lượng được truyền từ Tâm thức Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời đối với mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong một hệ quy chiếu nào đó mà nhận năng lượng từ Tâm Vũ trụ đến nó là không tức thời. Khi đó tồn tại thời điểm nào đó sao cho A không có năng lượng. Hay nói cách khác tại thời điểm to đó A không vận động. Điều này trái với tiên đề 1. Như vậy ta đã chứng minh bốn định lý liên hệ tới năng lượng, điều này sẽ cho phép chúng ta xem xét lại bức tranh toàn cảnh của Vũ trụ. 3. KẾT LUẬN • Nguồn năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ cung cấp năng lượng cho từng đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời khiến cho ta có cảm giác năng lượng đó đã có sẵn, tiềm ẩn trong đối tượng đó. • Bất cứ đối tượng nào muốn truyền năng lượng cho đối tượng khác đều phải truyền thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này là mới mẻ đối với quan niệm xưa của chúng ta. • Nếu chúng ta sống sống phù hợp với các quy luật phổ quát nhất thì trí tuệ càng minh mẫn vì Tâm thức Vũ trụ là giao của các chân lý. Hơn thế nữa sức khoẻ cũng càng được nâng cao vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ. • Tương tự quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ thì quốc gia đó sẽ càng hùng mạnh. • Bất cứ hành vi nào của con người, dù có giữ bí mật đến đâu vẫn để lại dấu vết ở Tâm thức Vũ trụ vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của Vũ trụ. TÓM TẮT • Chúng ta đã lần lượt khẳng định: Tâm thức Vũ trụ chứa vận động, Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin và Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng. Bằng việc phát biểu hai tiên đề, chứng minh 16 định lý và mộtt loạt các kết luận, bức tranh Vũ trụ hiện tồn của chúng ta đã được vẽ lên. Trong bức tranh đó, Tâm thức Vũ Trụ là tâm điểm của sự xem xét. Tâm thức Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất. Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin và năng lượng cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ một cách tức thời khiến cho ta tưởng rằng chúng là thuộc tính, cái “tự có” của các đối tượng trong Vũ Trụ. • Muốn hướng đến cái thiện, cái thông tuệ, cái cao thượng tình yêu và lòng vị tha v.v... thì phải hướng tới Tâm thức Vũ Trụ. Nơi đó hội tụ tất cả các chân lý vĩ đại, hội tụ tất cả trí tuệ của các nền văn minh. Nơi đó chứa toàn bộ thông tin và năng lượng của Vũ Trụ. • Khôngcần phải sợ rằng càng phát hiện ra nhiều thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ thì sẽ mâu thuẫn với hai định lý Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất vì giao của các thành tố đó sẽ tiến đến gần Tâm thức Vũ trụ hơn. • Tâm thức Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nói chung và có trong mọi con người, mọi sinh linh nói riêng. Tâm thức Vũ Trụ ở ngay trong lòng ta, trong tâm trí ta và ngay trong những thứ giản dị nhất. CHƯƠNG 4 VŨ TRỤ Ý THỨC Chúng ta lại tiến thêm một bước về phía Tâm thức Vũ Trụ để khám phá những thành tố mới mà trong một chừng mực nào đó có thể nói là sâu sắc hơn các thành tố Vận động, Thông tin và Năng lượng được mô tả trong ba chương đầu của học thuyết Tâm thức Vũ Trụ. Đó là Ý Thức. Trong chương này chúng ta sẽ xây dựng khái niệm Ý Thức và Vũ Trụ Ý Thức. Vật Chất sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương sau. 1.Ý THỨC Trước hết, ta đưa vào hai khái niệm cơ bản : đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình Định nghĩa 5: Đối tượng hữu hình là đối tượng có kích thước hình học Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quark, các photon, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình Định nghĩa 6: Đối tượng vô hình là đối tượng không có kích thước hình học. Tư duy, ý nghĩ, khái niệm, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, linh hồn, văn hoá phi vật thể...v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình. Vì các đối tượng hữu hình hay đối tượng vô hình đều là đối tượng trong Vũ Trụ nên theo định lý 5 chúng đều chứa Tâm thức Vũ Trụ. Điều này cho thấy khi tiến tới Tâm thức Vũ Trụ đối tượng vô hình và đối tượng hữu hình chỉ là một. Đừng nghĩ rằng đối tượng vô hình không có năng lượng. Thật vậy vì đối tượng vô hình cũng chứa Tâm thức Vũ Trụ mà năng lượng là thành tố của Tâm thức Vũ Trụ nên đối tượng vô hình vẫn phải có năng lượng. Định nghĩa 7: Nội dung thông tin của một đối tượng A bất kỳ trong Tâm thức Vũ Trụ được gọi là ý niệm tuyệt đối về A. Định lý 20: Ý niệm tuyệt đối về một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ là một đối tượng vô hình. Đến đây chúng ta phát biểu một định nghĩa nói lên quan điểm dứt khoát của chúng ta về Ý Thức. Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ. Tiếp theo đây ta sẽ chứng minh một định lý rất hay về ý thức. Định lý 22: Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có Ý Thức Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Ta chỉ cần chứng minh tồn tại một mối liên hệ vô hình của A với một đối tượng nào đó trong Vũ Trụ. Thật vậy, luôn tồn tại mối liên hệ f :" Ý niệm tuyệt đối về A" là một mối liên hệ vô hình giữa A và Tâm thức Vũ Trụ. Mọi đối tượng đều có ý thức kể cả những vật mà loài người cho là vô tri nhất. Định lý 22 còn cho ta giải thích tại sao loài người, đặc biệt là trong văn chương lại có loại văn Nhân Cách hoá; tại sao loài người lại thờ nhiều thần như thế : thần biển, thần núi, thần gió, thần mặt trời v.v…; tại sao lại có các khái niệm “ hồn nước”, “hồn thiêng song núi”,v.v…. Như vậy Ý Thức có trong mọi đối tượng, do đó nó là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ Trụ. Định lý 23: Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức. Chứng minh: Vì Tâm thức Vũ Trụ là giao của mọi đối tượng và đối tượng nào cũng có Ý Thức nên Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức. Để ý một chút, chúng ta thấy Ý Thức chính là một trường hợp đặc biệt của Thông Tin do đó việc truyền ý thức từ Tâm thức Vũ Trụ đến mọi đối tượng trong Vũ Trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu tuy nhiên cơ chế truyền Ý Thức trong Vũ Trụ có nhiều điểm đặc biệt mà ta sẽ nói sau. Vì Ý Thức cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2: Nó luôn luôn vận Động. Để cho hoàn chỉnh và theo mạch tư duy giống như khi bàn đến Thông Tin, ta sẽ chứng minh một loạt các định lý sau. Định lý 24: Ý Thức truyền cho nhau giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm thức Vũ Trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, f là một mối liên hệ vô hình bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa Ý Thức suy ra f là Ý Thức. Nhưng đến lượt mình f lại là một đối tượng trong Vũ Trụ. Theo định lý 5, f phải chứa Tâm thức Vũ Trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm Vũ Trụ. Định lý 25: Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ Ý Thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ Chứng minh: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A có một phần Ý Thức F(A) không có trong Tâm Vũ Trụ. Khi đó tồn tại một ý thức f chứa trong F(A) không thông qua Tâm Vũ Trụ. Điều này trái với định lý 24 vừa phát biểu. Định lý 26: Tâm Vũ Trụ truyền Ý Thức đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu. Chứng minh: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ Trụ nhận được Ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mình không tức thời. Suy ra tồn tại một thời điểm t0 A không có Ý Thức. Điều này trái với định lý 22. Đến đây ta sẽ chứng minh định lý 11 trong chương 2 một cách tường minh hơn. Định lý 27 : Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của ý thức trong Vũ trụ. Chứng minh: Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng, f là một ý thức từ A đến B. Theo định lý 24 “đoạn đường” mà f chuyển động được chia thành 2 phần d1: từ A đến Tâm thức Vũ Trụ và d2: từ Tâm Vũ Trụ đến B. Theo định lý 25 thì f chuyển động trên d1 là tức thời. Theo định lý 26 f chuyển động trên d2 cũng tức thời. Vậy thì f chuyển động từ A đến B là tức thời. A và B cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng nên f có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Chúng ta đã chứng minh một loạt các định lý rất quan trọng với cách chứng minh hết sức giản dị… nhưng nó chứa đựng một "vũ trụ quan" khác hẳn. Tâm thức Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của Vũ Trụ và cấp phát những ý tưởng, những cảm xúc, những tình yêu, những chân lý v.v.. xuống các đối tượng một cách tức thời làm cho chúng ta tưởng rằng những thứ đó có sẵn trong các đối tượng. Khi truyền tình yêu hoặc lòng căm thù đến một người nào đó thì tình yêu đó, lòng căm thù đó phải tập kết ở Tâm thức Vũ Trụ rồi mới được truyền đến người đó… Ở Tâm thức Vũ Trụ không có cái gì là tương đối, là ngẫu nhiên, là may rủi. Tất cả là tuyệt đối là chính xác hoàn toàn, là chắc chắn. 2.VẬT CHẤT Ta sẽ nghiên cứu Vật Chất kỹ hơn trong các chương sau. Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A. Ta sẽ chứng minh ngay sau đây một định lý để chúng ta hình dung rõ hơn về Vũ Trụ Định lý 28: Mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều có Vật Chất. Chứng minh: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ. Theo tiên đề 2, A luôn luôn vận động, do đó luôn tồn tại mối quan hệ hữu hình của A vì vậy A luôn có tính vật chất. Định lý trên được các nhà triết học Duy Vật coi như một Tiên đề. Như vậy một đối tượng A bất kỳ trong Vũ Trụ đều gồm 2 phần: Vật Chất và Ý Thức. Lưu ý: 1) Đối với một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng có cả Vật Chất và Ý Thức trong nó. Không có đối tượng nào hoàn toàn là vô tri. Núi có hồn của núi, sông có hồn của sông, các cơn bão cũng có Ý Thức.v.v.. Ngược lại không có đối tượng nào chỉ có thuần túy Ý Thức. Linh hồn của một người đang sống hoặc đã chết vẫn có các mối liên hệ Vật Chất với các đối tượng hữu hình. Tư duy của một con người có thể biến thành một sức mạnh Vật Chất. Ý Thức có thể làm thay đổi quỹ đạo của một cơn bão, gây ra động đất v.v… 2) Vật Chất và Ý Thức trong một đối tượng là thống nhất không thể tách rời do đó câu hỏi cơ bản của triết học: “ Vật Chất và Ý Thức cái nào có trước? Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?” là một câu hỏi không có nghĩa!!! ..... .... Hà Nội, ngày 16/08/2004 TS. Đinh Xuân Thọ ................................................................ Tôi không quen biết anh Thọ, cũng như anh Thiên Sứ cũng không biết mặt tôi... và tôi thực sự rất ấn tượng về bài viết này. Trong bài viết trên, tôi đã biên dịch lại đôi chỗ nhằm giúp cho nó thân thiện hơn với mọi người. Thân mến
    1 like
  19. Tuổi Thân năm nay bị xung thái tuế và là năm đầu tam tai.Hướng đông bắc năm nay lại là nơi thái tuế đóng, tuế phá Tây nam tại tọa lại có ngũ hoàng, phương bắc có tam sát, những phương này nên chú ý khi tiến hành làm, nếu sửa chửa nhỏ nên thận trọng khi làm, nếu sửa chửa lớn mà có động thổ đập phá nên suy xét kỹ dời được thì dời mà chờ đợi thêm một năm nữa, vài thông tin tự suy xét và quyết định.
    1 like
  20. Một số động tác tập luyện cho đôi mắt Những người làm công việc đòi hỏi mắt phải tập trung cao độ thường dễ bị nhức mỏi mắt, hoa mắt. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây rối loạn sự điều tiết của mắt hoặc ảnh hưởng tới khả năng nhìn. Để tăng cường thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt, nên tập luyện thường xuyên các động tác sau. Động tác 1: - Tư thế chuẩn bị: Đứng hoặc ngồi, thả lỏng cơ bắp, mắt nhìn thẳng. - Nhắm hờ hai mắt, đặt hai ngón tay lên trên nhãn cầu, ép nhẹ từ từ, đồng thời hít vào, tới khi có cảm giác hơi căng đau thì từ từ thả tay, thở ra. Làm khoảng 10 lần. Người mắc bệnh tăng nhãn áp và người đang có tổn thương ở mắt không nên thực hiện động tác này. Động tác 2: - Nhắm hờ hai mắt, đặt hai ngón tay cái lên trên nhãn cầu, miết nhẹ từ trong ra ngoài khoảng 20 lần, sau đó dùng bốn ngón tay đang ở tư thế khép vào nhau xoa vòng quanh mắt từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong khoảng 20 lần (hình 2). Động tác 1 và 2 giúp xoa bóp nhãn cầu và các cơ vòng mi, có tác dụng thư giãn rất tốt. Động tác 3: - Đảo hai mắt theo hình số 8. Làm như vậy 8 lần. Sau đó tiếp tục đảo mắt hình số 8 nằm ngang, làm 8 lần. Động tác này có tác dụng luyện các cơ vận nhãn, làm cho nhãn cầu vận động linh hoạt. Động tác 4: - Hai mắt nhìn thẳng, tay cầm một cái bút, điều chỉnh hai mắt nhìn tập trung vào một điểm trên đầu bút (cách mắt khoảng 20 cm) trong vài giây, đưa bút từ từ ra xa hết tầm tay, mắt không rời điểm tập trung, giữ trong vài giây. Làm khoảng 10 lần. Nếu đang làm việc trên máy vi tính, có thể nhìn vào một từ trên màn hình, bắt đầu từ khoảng cách nhỏ rồi lùi dần ra xa. Động tác này giúp rèn luyện sự điều tiết của mắt, tăng độ tinh tường. Động tác 5: - Hai mắt nhìn thẳng hướng ra phía xa. Từ từ quay đầu sang trái, mắt vẫn nhìn thẳng, đồng thời từ từ hít vào. Quay tương tự sang phải, đồng thời thở ra sao cho một lượt quay tương ứng với một thì hít thở chậm và sâu. Động tác này vừa giúp luyện mắt vừa có tác dụng thư giãn vùng cổ - gáy, tăng cường khí huyết lên vùng đầu - mặt. Động tác 6 - Dùng đầu ngón tay giữa bấm huyệt tình minh khoảng 1 phút. Huyệt tình minh nằm cách khóe trong con mắt 2 mm về phía sống mũi (hình 6). Chú ý: Khi xoa bóp và day bấm huyệt, phải cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương mắt. Các động tác trong bài tập này có thể áp dụng cho những người cận thị, rất hiệu quả. Sức Khoẻ & Đời Sống Kinh nghiệm cá nhân : Rất tốt, vì đã có người thân thực hiện qua. Người lần bị bệnh mắt, nhãn cầu tăng cao, chụp đáy mắt có vết, thị lực giảm từ 10/10 xuống còn 5/10, nhìn bị biến dạng hình ảnh. Bác sĩ Viện mắt tpHCM chỉ định bắn lazer. Nhưng sau kiên trì uống thuốc và tập luyện, mắt trở lại bình thường thị lực 10/10 mà ko phải can thiệp bằng " dao kéo". Nên xin mạnh dạn phổ biến và động viên mọi người, nhất là dân văn phòng thường phải tiếp xúc với máy vi tính, những người công việc phải vận tinh lực nhiều .... Công Minh
    1 like
  21. Tôi đang ở xa. Nhờ anh em giúp penguin.Xin cảm ơn
    1 like
  22. gửi hongbhq ngày canh dần (TB mộc) tháng đinh sữu (TL hỏa) năm kỷ sửu (GH thủy) giờ dậu. Em kính nhờ anh gieo dùm em liệu trong mấy tháng đầu năm Canh Dần em có cấn bầu được không? Cảnh tốc hỷ Luận: theo quẻ có thể có bầu trong khoản 2 tuần cuối tháng giêng. nên coi lại huyết áp và sức khỏe. Tình hình bệnh tật của em có tiến triển tốt đẹp hơn không? Tử Xích khẩu Luận: xem lại có biếng ăn mất ngũ, lao lực quá độ, phổi yếu ho khang không thì lo trước. Đơn giản mà. Không đáng lo. Chúc năm mới an khang hạnh phúc. :lol: Thiên Đồng :lol:
    1 like
  23. NVTA: Thưa Giáo sư, như vậy là về mặt tri thức khoa học hiện đại, thì GS cũng xác nhận là có sự tương đồng giữa những quan niệm của Lý học Đông phương với Tri thức hiện đại. Thế thì, trong Lý học Đông phương, khi các vật chất bắt đầu hình thành và vận động trong vũ trụ này gọi là ngũ hành, nó đã có một trạng thái gọi là tương sinh tương khắc, tương thừa, tương vũ. Theo tôi, đây là cái diễn tả cụ thể nhất của tứ tượng. thì tương sinh có nghĩa là khi chuyển hóa ngũ hành từ giai đoạn này sang giai đoạn khác thí dụ như là hành mộc khi bắt đầu xuất hiện cho đến khi kết thúc thì nó chuyển sang giai đoạn thổ. Trong giai đoạn khi kết thúc của hành Mộc và trước khi chuyển sang Hỏa thì giai đoạn chuyển hóa khi Mộc kết thúc và chuẩn bị chuyển sang Hỏa thì khi đó nó được coi là Thổ. Nhưng hành Thổ được coi là mộ của Mộc theo khái niệm diễn đạt của thuyết Âm dương Ngũ hành trước khi chuyển sang Hỏa. Rồi Hỏa diễn biến, vận động từ giai đoạn thấp nhất cho đến giai đoạn cao nhất, trước khi chuyển sang giai đoạn khác thì nó cũng có một giai đoạn kế tiếp cũng gọi là Thổ. Chính vì bốn trạng thái tương tác Thổ này, nó gọi là ngũ hành tương sinh. Nhưng bởi vì trên thực tế vũ trụ đã tồn tại năm hành - sau trạng thái khởi nguyên xuất hiện lần lượt - Cho nên ngoài những hành tương sinh ra nhau, nếu nó cứ tiếp tục chu kỳ tương sinh thì chuyện này nó sẽ trở thành một cái không cân bằng trong vũ trụ. Bởi vì nếu tiếp tục chu kỳ tương sinh thì mỗi hành sẽ không có giới hạn kết thúc. Cụ thể, nếu chỉ có Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy….thì nó sẽ là sự vô tận của thời gian và không có kết thúc, và bất cứ hành nào đều phải chiếm một giai đoạn thời gian rất lớn. Vậy thì khái niệm bất cứ hành nào cũng chiếm một giai đoạn thời gian rất lớn này - theo tôi hiểu thì Thái Ất đã diễn tả - nhưng trong từng giai đoạn mỗi một hành chiếm một không gian của nó thì nó vẫn có sự tương khắc. Bởi chính sự tương khắc này, mới có sự kết thúc của chu kỳ ngũ hành. Theo tôi hiểu đây là một khái niệm hợp lý. Ngũ hành tương khắc quan niệm rằng: Hỏa sẽ khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy….Tương sinh, tương khắc phải luôn luôn đi với nhau, nó lại là sự tiếp tục của Âm Dương ngay trong khái niệm. Bởi Âm Dương là một trạng thái phân biệt đã xuất hiện ngay từ sự khởi nguyên vũ trụ thì nó phải là sự hiện hữu tiếp theo chứ không thể là sự kết thúc được. Theo tôi, đấy là sự mô tả rất chuẩn về mặt lý thuyết. Trong đó Ngũ hành là một trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, thì nó vẫn phải là sự tiếp tục. Do đó, nếu nó chỉ có một chiều là tương sinh (Dương) và không có chiều là tương khắc (Âm) thì vũ trụ sẽ không có giới hạn cho một hành nào đó tồn tại. Về nguyên tắc, nó phải có tương khắc. Tính vĩ mô và vi mô của tương sinh, tương khắc, điều này được thể hiện rất rõ trong Thái ất, ví dụ như trong sử Việt có ghi thời Hùng vương xuất hiện vào năm thứ tám, vận bảy, hội Ngọ. Hội Ngọ kéo dài theo tôi biết là 12. 960 năm. Và mỗi một vận chính xác là 1080 năm. Hội Ngọ (Hỏa) rõ ràng là một quãng thời gian rất dài. Nhưng trong quãng thời gian rất dài đó, vẫn có sự tương tác của ngũ hành sinh, khắc trong điều kiện một hành nào đó thống trị một giai đoạn (Như hội Ngọ thuộc hành Hỏa). Thế thì tính tương sinh, tương khắc là tính hợp lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nó còn một trạng thái nữa là tương thừa và tương vũ. Tương thừa tức là thay vì tương sinh, nhưng vì nó mạnh quá nên không sinh được.Tôi lấy ví dụ như nước/ Thủy thì sinh Mộc, nhưng nước/ Thủy quá vượng thành lũ lụt thì nó cũng không sinh Mộc được. Hoặc gọi tương vũ, mặc dù là Kim thì khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng thì những con dao – Kim - quá nhỏ lại không khắc được. Đây là những khái niệm phản ánh đúng bản chất của thực tế, mà như giáo sư vừa nói là cái gì phản ánh được thực tế, nó phải có tính ứng dụng thì nó mới là chân lý. Khái niệm này về thuyết Âm dương - Ngũ hành phản ánh hoàn toàn đúng nguyên lý ban đầu của nó là Âm Dương. Khái niệm Âm Dương của nó trong tương tác đã có tương sinh tương khắc, tương thừa và tương vũ. Cho nên, tôi nghĩ rằng nó nhất quán và nó phản ánh đúng bản chất thật của cuộc sống này. Thế thì như tôi vừa trình bày, Ngũ hành tương sinh thì tương sinh trong một giai đoạn vĩ mô hay giai đoạn vi mô đều hiện hữu hết. Vĩ mô chia thời gian của vận thứ bảy, hội Ngọ. Mà hội Ngọ thuộc hành Hỏa, kéo dài 12. 960 năm thì trong tất cả phạm vi hơn mười ngàn năm đó, con người chúng ta đều nằm trong cái ảnh hưởng của hành Hỏa cả. Nhưng cũng trong hơn mười ngàn năm đó, nó lại chia ra những vận nhỏ, những vận nhỏ này lại là sự tiếp tục của ngũ hành. Và cụ thể chia nhỏ nữa ra từng năm một thì mỗi một năm có một hành khí khác nhau và chịu ảnh hưởng của vận lớn hơn, vận lớn hơn này lại chịa ảnh hượng của một vận lớn hơn nữa trong vũ trụ. Và tất cả mọi cái vận với thời gian lớn nhỏ, đều phải nằm dưới một sự tương tác ban đầu của nó là Thái cực. Theo tôi, đây là khái niệm rất hợp lý và có hệ thống của một lý thuyết phản ánh từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi sự tương tác, vận động của nó. Cũng điều kiện đó với cách mà GS vừa miêu tả mà tôi nhận thức được thì tôi nhận thấy rằng điều này cũng rất là phù hợp với thuyết Âm dương - Ngũ hành. Bởi vì khi một vật thể đã hiện hữu trong một thế giới tương tác mà bắt đầu từ ngũ hành thì ngay một ví dụ: Gọi quái Khảm là Thủy; Hành Thủy khái niệm trực tiếp và hình tượng là nước. Nhưng khi phân loại thì cây có lõi cứng và to lại thuộc quái Khảm. Cây là hình tượng trực tiếp thuộc hành Mộc (Cũng như nước là hình tượng trực tiếp thuộc hành Thủy). Nhưng ở đây, cây đã thuộc Mộc, nhưng cây có lõi cứng và to thì nó thuộc quẻ Khảm. Cũng như vậy, cây mà rỗng thì nó lại thuộc quái Ly hành Hỏa. Thế thì trong trường hợp này, nếu xuất phát từ cái nhìn thế giới như nó đang hiện hữu mà ta nhận thấy được, nhưng miêu tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì rõ ràng nó không phải là nó. Cây thuộc hành Mộc, nhưng tùy trường hợp cụ thể, nó có thể thuộc quái Khảm hành Thủy, hoặc quái Ly hành Hỏa. Điều này phù hợp với lý thuyết vật lý mà giáo sư vừa miêu tả mà tôi nhận thức được, tôi cho rằng càng ngày con người càng nhận thấy thuyết Âm dương Ngũ hành thể hiện một cái gì đó gần đúng và tương đồng với những tri thức khoa học hiện đại đã phát hiện ra. Quan điểm của tôi ngay từ ban đầu thì tôi cho rằng nguyên lý căn đề để nhận thức tương tác của vũ trụ cụ thể ở Thái dương hệ trong dải Ngân hà của chúng ta, sau khi tôi ứng dụng cụ thể để giải thích những vấn đề liên quan mang tính hợp lý lý thuyết căn bản, như tử vi. Tôi đã phát hiện ra những sự diến biến cách gọi là tính đại hạn của khoa Tử vi hoàn toàn trùng khớp với sự quan sát quỹ đạo chuyển động đảo biểu kiến của các ngôi sao trong vũ trụ. Điều này chứng tỏ, nó phải là một nhận thức thực tế, phản ánh thực tế mới biểu tượng hóa như vậy trong ứng dụng của khoa Tử Vi. Nếu không phải từ nhận thức thực tế và phản ánh thực tế thì không khi nào một nguyên lý căn để “Hậu thiên bát quái phối Hà đồ”, khi đặt trái đất vào trong nó, lại thể hiện đúng tính chất của các đường hoàng đạo, bạch đạo và xích đạo, thậm chí đến cả độ nghiêng của trục địa cầu trên trái đất, phản ánh đúng sự vận động quy luật có tính biểu kiến quy luật vận động của các sao quan sát từ trái đất, liên quan đến khoa Tử Vi. Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi Khi tôi ứng dụng vào trong phong thủy thì bản chất nó cũng mang tính hợp lý và nó thống nhất được bốn cái gọi là trường phái phong thủy trong cổ thư chữ Hán và tôi đã ứng dụng rất hiệu quả. Nó có tính hợp lý mà hầu hết các học viên trong lớp Phong Thủy Lạc Việt đều thừa nhận với trình độ của họ ít nhất từ đại học trở lên, cũng có một vài tiến sĩ. Như vậy, ít nhất với nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, tôi đã giải quyết được về tính hợp lý lý thuyết. Còn về mặt ứng dụng cụ thể trong từng trường hợp - như GS miêu tả về tính xác xuất và khả năng của người ứng dụng – tôi vẫn có thể sai. Nhưng điều đó không phải là phủ định về lý thuyết. Có thể những người làm nghề phong thủy, họ có những phương pháp trấn yểm học được, mà tôi không học được thì có thể họ giỏi hơn tôi trong từng trường hợp ứng dụng cụ thể mà tôi cần phải học hỏi ở họ. Nhưng về lý thuyết thì tôi đã giải quyết được một cách căn bản và thống nhất những sự rời rạc trong nhưng di sản còn lại liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành ở các lĩnh vực. Trong thuyết Âm dương Ngũ hành có một khái niệm không phải mang tính biểu tượng hoặc có tính lý thuyết mà nó phản ánh một thực tại, mà thực tại này cho đến này chưa phát hiện được đó là khái niệm về khí. Thưa GS, chắc GS cũng đã nghiên cứu về tứ trụ, tôi nghĩ rằng nó cũng đã nói đến khí. Ví dụ như sự vô khí của hào, trong một quẻ nào đấy. Khái niệm Khí trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, được ứng dụng rất rộng rãi. Không những trong tứ trụ , mà cả mọi lĩnh vực như: Phong thủy, đông y, tử vi và cả bốc dịch….vv…. Thí dụ, trong Tử trụ, cái hào này nó bị xì hơi, tức là vô khí, thoái khí. Vậy bản chất khí là gì? Tôi cho rằng: Khí là một khái niệm phản ánh thực tại, chứ không phải mang tính lý thuyết, nó cũng không phải là một quy ước biểu tượng. Do đó, nếu không làm sáng tỏ được khái niệm “Khí” này thì tôi cho rằng nó sẽ là bế tắc trong vấn đề phục hồi và phát triển thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hôm nay, với sự có mặt của Giáo sư ở đây tôi cũng xin trình bày miêu tả khái niệm của tôi về khí, để Giáo sư xem nó có mâu thuẫn, hoặc phù hợp với các lý thuyết vật lý hiện đại. Khí là gì? Tôi quan niệm cho rằng: Khí là một thực tại vật chất được hình thành do sự tương tác giữa các vật thể và tương tác với các vật thể đó. Đó là quan niệm của tôi về khí. Tôi đã giảng điếu này đối với các học sinh nghiên cứu về phong thủy Lạc Việt. Tôi đã thí dụ, lấy hình ảnh đồng dạng của sự tương tác giữa các vật thể tạo ra khí với sự chênh lệch hiệu điện thế tạo ra dòng điện và dòng điện tạo ra từ trường. Sự vận động của dòng điện tức là sự tương tác của hai cái đầu chênh lệch hiệu điện thế tạo ra từ trường. Tương tự như vậy, giữa hai vật thể tương tác với nhau nó tạo ra trạng thái tồn tại gọi là khí. Với định nghĩa của tôi, khí phải được hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Vì từ khởi nguyên của vũ trụ đã có tương tác rồi. Khí là một thực tại phải được hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên vũ trụ và trong quá trình vận động và tương tác đó khi hình thành vạn vật thì chất khí nó càng ngày càng phát triển và càng ngày càng đa dạng. Trên cơ sở những nghiên cứu của tôi, tôi có xác định rằng thí nghiệm LHC sẽ thất bại. Mà tôi đã tiên tri điều này trước khi thí nghiệm xảy ra, khi tôi vừa biết trên báo công bố sẽ có một thí nghiệm tốn kém như vậy. Tôi đã xác định rằng sẽ không bao giờ có thể tìm được “hạt của Chúa”. Bởi một cách rất đơn giản là trong thuyết Âm dương Ngũ hành thì nó xác định “khí tụ thì thành hình”. Khí - như tôi đã trình bày – hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên vũ trụ, khi bắt đầu có tương tác ở trạng thái lưỡng nghi thì khí đã xuất hiện. Chính trạng thái “khí” này lại tiếp tục tương tác và để hình thành những dạng vật chất đầu tiên. Vật chất không thể chia nhỏ mãi, bởi cái đầu tiên để sinh ra nó là khí thì giới hạn được cuối cùng của vật chất phải là khí và nó không thể tồn tại dưới dạng hạt được nữa. Hạt là hình - mà trong khái niệm của thuyết Âm dương Ngũ hành - nếu hạt là hình, thì khí tụ thành hình. Khí là cái có trước, và khi hạt tan rã thì trở lại với khí, không thể nào vật chất tiếp tục chia nhỏ. Trên cơ sở lý luận đó tôi xác định thí nghiệm LHC của liên minh Châu Âu và cả thế giới này sẽ thất bại. Nhân đây tôi cũng trình bày thêm, nếu giả thuyết của tôi đúng thì nó phải có khả năng tiên tri. Nhưng lời dự báo về sự thất bại của thí nghiệm LHC này sai thì chưa chắc tôi đã sai. Vì có thế sau “hạt của Chúa” mới đến khí. Nhưng trên cơ sở những kiến thức vật lý hiện đại mà tôi tiếp thu được và Giáo sư cũng vừa miêu tả về những dạng tồn tại cuối cùng của vật chất, vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. Tức là nó không còn nguyên dạng hạt nữa, mà đã chuyển sang dạng sóng, thì sau đó không thể nào là “Hạt của Chúa” theo nghĩa tồn tại một hình thể nào đó. Bởi vậy, tôi mới mạnh dạn có lời dự báo như vậy. Tôi đưa dự báo này công khai trên mạng và xác định rằng: Nếu dự báo này của tôi đúng thì tôi sẽ giải thích tại sao và tôi đã giải thích điều này ở đây với Giáo sư. Giáo sư ĐVĐ: Tôi cũng xin nói rõ thêm về lưỡng tính sóng hạt, không phải là sóng thì thành hạt mà là vạn vật đều mang cả hai tính chất. Tuy nhiên có những vật thì tính hạt mạnh hơn giống như cái cốc này nên ta tạm gọi nó là hạt mà thôi. Còn về khái niệm Khí, thì tôi cũng đã có nhiều suy nghĩ và theo cá nhân tôi, cũng như tôi đã công bố trong các hội thảo và các bài viết thì Khí là một dạng năng lượng. Nhưng dạng năng lượng này khoa học hiện đại chưa thể nhận biết được và chưa có điều kiện để khai thác được. Và năng lượng này cũng liên quan chặt chẽ đến các tương tác, tôi cũng đồng ý với anh Tuấn Anh là mọi vật trong vũ trụ đều tương tác theo các loại tương tác khác nhau. Và mọi tương tác đều mang năng lượng, như tương tác điện thì rõ ràng mang lại cho ta năng lượng rồi, nhưng cả 4 loại tương tác mà khoa học hiện đại hiện nay biết đều mang lại năng lượng và chúng ta có cơ sở để tin rằng, còn nhiều các tương tác khác nữa sinh ra năng lượng và siêu năng lượng. Chẳng hạn các siêu năng lượng có thể liên quan đến các hiện tượng mà chúng ta gọi là siêu nhiên. Hiện nay khoa học tin rằng những hiện tượng gọi là siêu nhiên, huyền bí này thực ra là do chúng ta chưa hiểu được mà thôi. NVTA: Tôi xin trình bày với Giáo sư về kết luận cuối cùng của tôi. Trên diễn đàn của tôi, tôi đã có kết luận – và điều này cũng thống nhất với ý kiến của Giáo sư - là với trình độ khoa học hiện nay, chúng ta không nhận thức được những lý thuyết vượt trên trình độ của chúng ta. Tôi đặt giả thuyết Âm dương Ngũ hành không tồn tại trên nền văn minh nhân loại thì trí thức nhân loại hiện đại cũng thừa nhận rằng cũng có những cái nhân loại chưa biết. Trong đó khí cũng là một khái niệm cổ xưa mà nhân loại hiện đại chưa biết. Vậy thì tại sao nền văn minh cổ xưa đó lại phát hiện ra khái niệm phản ánh một thực tại mà tri thức nhân loại hiện đại lại chưa biết gì về thực tại đó. Cụ thể là khái niệm “Khí”, cũng mới chỉ là một ví dụ. Tôi có đưa ra một kết luận là: Phải chăng trên trái Đất này đã tồn tại một nền văn minh vượt trội mà đã bị hủy diệt? Giáo sư ĐVĐ: Rất nhiều ý kiến cho như vậy. NVTA: Tôi có chứng minh một cách rất cụ thể là khi phát hiện ra Kim tự tháp ở bờ biển Nhật Bản. Và nó là trở thành một mắt xích trong chuỗi tiếp nối Kim tự tháp từ Ai Cập sang đến tận Nam Mỹ. Điều này chứng tỏ có sự thống nhất về mặt văn hóa. Mà đã có thống nhất về văn hóa thì phải có thống nhất về quyền lực hành chánh, về tổ chức xã hội, nó mới có thống nhất văn hóa được. Qua đó tôi mới xác định rằng đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại và chính là chủ thể liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành này. Một số bằng chứng nữa như trong cuốn Hoàng đế Nội kinh tố vấn - một cuốn sách được coi là cổ nhất xuất hiện khoảng 6000 năm cách nay theo nội dung bản văn - những nhân vật tạo nên cuốn sách này đối thoại với nhau trong nội dung cuốn sách đó, đã nhắc đến những cuốn sách còn cổ xưa hơn. Tôi nghĩ rằng đấy là cơ sở để xác định một nền văn minh đã tồn tại trên thực tế và là chủ nhân của thuyết Âm Dương ngũ hành. Họ đã phát hiện ra những thực tại mà nhân loại ngày nay chư nhận thức được. Khí chỉ là một thí dụ. Xin y kiến của Giáo sư về vấn đề này thế nào? Atlantis nền văn minh đã mất Giáo sư ĐVĐ: Tôi rất tâm đắc với ý kiến này. Tôi cũng đã nói về việc này trên nhiều diễn đàn khoa học và chưa nhận được sự phản đối nào. Như anh Tuấn Anh nói, các nền văn minh trước đã mất đi và chúng ta không còn khả năng nhận thức được các tri thức của họ. Chính vì vậy tôi lấy ví dụ là tại sao Thiền lại có khả năng khai mở trí tuệ; bởi vì chúng ta là tổ hợp của rất nhiều vi máy tính lượng tử trong các tế bào của chúng ta, các máy tính này mang các tri thức từ cổ xưa qua bao nền văn minh của nhân loại. Nhưng hiện nay chúng ta đã bị thoái hóa đến mức không thể sử dụng hay khai thác được các tri thức này nữa. Thiền chính là giúp chúng ta trở về để kết nối được với các tri thức này với những khả năng mà tôi tin là đã từng có thật, như khả năng thấu thị, nhìn xa vạn dặm … Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là những người này càng phải có đạo đức thì mới phát huy được khả năng. Chúng ta bị thoái hóa về khả năng này thì chúng ta phải thiền để trở về. Trong Phật Pháp đã nói rõ có thể trực chỉ đến chân như, hay như Einstein đã nói “Nếu chúng ta có thể vô thức 100% trong một phút thôi thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này”. Và tôi tin Einstein đã có được những phát minh trong những giây phút như thế này. Chính vì thế tôi rất tâm đắc với các phát hiện của anh Tuấn Anh và tôi nghĩ rằng chúng ta nên phát huy và cùng phát triển sự nghiên cứu này để tìm lại được những tiềm năng của mỗi chúng ta. NVTA: Tôi cũng hoàn toàn đồng ý như vậy. Xin cám ơn Giáo Sư. Chú thích: Lý thuyết khoa học mới của Wolfram: http://www.wolframscience.com/
    1 like
  24. 6 người (với số vốn bằng nhau) là kể cả chồng em rồi, thì 2 người 1975, 2 người 1976, 1 người 1973, 1 người 1974 Nhưng có 2 người (1975 & 1974) nhờ người khác đứng tên giùm, nên trong giấy phép sẽ là 1975, 1973, 1968, 1979 và 2 người 1976. Trong đó, chồng em 1975 làm chủ tịch. Em 1977 làm giám đốc thuê trên danh nghĩa. (hơi rắc rối, khó hiểu 1 chut ) - Lĩnh vực kinh doanh: buôn bán sảm phẩm nhựa, cao su; dịch vụ về chế biến nông sản - Khai trương: giấy phép xong rồi nên khai trương khi nào cũng được. Anh coi giúp em với ạ. Với chồng em năm nay bắt đầu làm ăn vậy thì có tốt và thuận lơi không? hay phải đợi đến khi nào ạ? Em chân thành cảm ơn.
    1 like
  25. @duongminh: bạn tuổi còn nhỏ hơn con út của Sư Phụ Thiên Sứ đó.
    1 like
  26. Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Như vậy, tôi đã trình bày nội dung, ý nghĩa và phương pháp lập bảng Hoa giáp hoàn toàn bằng logic mà không phải viện dẫn bất cứ một tiên đề "tượng số" (phải thuộc lòng mà không cần hiểu ý nghĩa) nào do cổ thư truyền lại. Các anh chị em cũng thấy nó thật dễ hiểu, không một chút kỳ bí, hoàn toàn logic mà một người có tư duy bình thường nào cũng có thể hiểu. Thế mà suốt hàng ngàn năm nghiên cứu, các học giả Trung hoa, nơi được coi là nguồn gốc của nó, lại thấy " hoàn toàn bí ẩn" như Thiệu Vĩ Hoa đánh giá. Điều này chỉ có thể giải thích là bảng Hoa giáp không thuộc văn minh Hoa Hạ và do đó họ đã sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Thực chất đây là bảng mô tả Vận khí và Bản mệh của một sự vật theo thời gian dưới sự chi phối của Vũ trụ, ở đó, Vận khí được coi như là một sự vật thành phần con của Vũ trụ. Cách lập bảng đó như sau: - Vẽ bảng 9 hàng 60 cột - Cột đầu tiên ghi các Địa chi bắt đầu từ Tý ---> Hợi liên tiếp hết 60 cột được 5 vòng Địa chi. - Cột thứ 2 ghi các Thiên can bắt đầu từ Nhâm ---> Quí liên tiếp hết 60 cột được 6 vòng Địa chi. - Cột thứ 3 ghi các hành của Thiên can tương ứng cột 2. Cứ 2 cột là một hành, theo chiều tương sinh từ Thủy, cho hết 60 cột được 30 ô hành - Cột thứ 4 ghi Hành vận khí. Cứ 2 cột là một hành, bắt đầu từ Thủy theo chiều tương sinh liên tiếp 3 bước thì nhảy cách một bước đến hết 60 cột được 20 ô hành. - Cột thứ 5 ghi quan hệ giũa Thiên can và Vận khí. Cứ qua 6 cột hay 3 hành là một quan hệ, lần lượt là: Thiên can hòa Vận khí, Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can và lặp lại. - Cột thứ 6 ghi Hành của Bản mệhh. Cứ 2 cột là một hành, bắt đầu từ Mộc (Thủy - Vận khí sinh Mộc bản mệnh) theo chiều tương sinh liên tiếp 3 bước thì nhảy cách một bước đến hết 60 cột được 20 ô hành. - Cột thứ 7 ghi quan hệ giũa Thiên can và Bản mệnh. Cứ qua 6 cột hay 3 hành là một quan hệ, lần lượt là: Thiên can sinh Bản mệnh, Thiên can khắc Bản mệnh, Bản mệnh khắc Thiên can , Bản mệnh sinh Thiên can, Thiên can hòa Bản mệnh và lặp lại. - Cột thứ 8 ghi thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí và Bản mệnh.Cứ 2 cột hay 1 hành ghi lần lượt Sinh, Vượng, Mộ cho tới hết 60 cột. - Cột thứ 9 ghi lần lượt 60 đơn vị thời gian trong Hoa Giáp. Ta thu được bảng Lạc Thư Hoa Giáp như sau: Trong bảng Hoa giáp này, ngoài những tính chất mà anh Thiên Sứ đã trình bày trong nhiều tác phẩm của mình, cón có những tính chất mà bài viết đã nêu sau: - Hành của thời kỳ Mộ của sự vật cũ bao giờ cũng khắc hành của thời kỳ Sinh của sự vật mới tiếp theo. Vì, như trên ta biết, Mộ của sự vật cũ sinh Mầm mống của sự vật mới. Đồng thời, Mầm mống sự vật mới sinh Sinh của sự vật mới. Do đó, Mộ của sự vật cũ phải khắc Sinh của sự vật mới. - Hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật mới luôn “sinh” hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật cũ trước nó. Điều này phù hợp với kết kết luận ở trên là sự vật tiến hóa theo chiều dòng Hóa khí ngược chiều tương sinh. - Hành thời kỳ Sinh (Vượng) này chính là hành của thời kỳ sau nó 4 bước ở thời kỳ Vượng (Mộ). Đó chính là cơ sở nguyên lý “cách bát sinh tử” của thuyết Âm dương Ngũ hành cổ truyền (vì mỗi hành kéo dài 2 đơn vị thời gian cho 2 Thiên can và 2 Địa chi) - Hành thời kỳ Mộ này sinh hành của thời kỳ sau nó 4 bước đang ở thời kỳ Sinh - Trong thời kỳ một sự vật gồm 3 bước Sinh, Vượng, Mộ, các hành vận động theo chiều tương sinh Căn cứ vào bảng và qui luất đã trình bày, đánh trọng só cho các yếu tố Hành, Thiên can, Địa cho ta có thể tìm được các công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp như chuyên mục đã pót.
    1 like