-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/03/2010 in all areas
-
Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ Bát Trạch Lạc Việt Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. Trong tác phẩm, công trình nghiên cứu như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã lấy những câu truyện cổ tích, truyền thuyết và huyền thoại để làm cảm hứng cho sự giải mã và phân tích những bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương (gọi tắt là Lý Học Đông Phương) thuộc nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị. Lấy cảm hứng theo cách tiếp cận và giải mã của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và được sự hướng dẫn gợi ý của ông, người viết xin đưa ra đây thêm một vài trường hợp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, để trả lời câu hỏi: “Phải chăng những di sản văn hóa dân gian Việt là những chiếc chìa khóa giải mã những hiện tượng bí ẩn của Lý Học Đông Phương?” Xin tham khảo qua hai câu truyện cổ tích sau đây. Câu truyện thứ nhất: Hổ và Mèo "Ngày xưa, muông thú đều tôn Mèo là Thầy, vì Mèo rất tài giỏi, dạy cho muông thú các môn võ nghệ để phòng thân và tồn tại. Như trâu biết húc, gà biết mổ và đá, ngựa biết chạy và lúc gặp kẻ thù nguy hiểm thì biết đá hậu…Khi ấy Hổ chưa biết ngón nghề võ nào, thấy muông thú đều được học thì cũng muốn lắm, ngặt nỗi không biết làm sao, bèn tìm cách học lén khi những con thú học với Mèo. Mèo một lần bắt gặp, Hổ thấy thế xin: -Xin Thầy thương tình mà truyền cho các ngón nghề võ nghệ phòng thân. Nghe thế Mèo đồng ý nhận Hổ làm học trò mà ngày ngày truyền dạy võ nghệ, truyền tất cả các ngón nghề. Mỗi lần học, Hổ lại nài nỉ: -Thầy còn tuyệt nghệ nào xin truyền hết đi. Thế là Mèo lại truyền môn “ra oai” bằng những chiêu gầm gừ, gầm rống và xù lông làm đối phướng khiếp vía kinh hải. Ngày qua ngày, Hổ đã học được hết tất cả các môn võ nghệ. Muông thú đều sợ hãi và đều thất bại dưới móng vuốt của Hổ mỗi khi tỉ thí. Tính tham lam và cao ngạo lên cao, nhìn lại thấy chỉ còn Mèo là Hổ chưa tỉ thí và nghĩ Mèo quá nhỏ thó so với Hổ, nếu thắng Mèo nữa thì sẽ là Chúa tể muôn loài. Vậy là Hổ thẳng thừng thách đấu với Mèo. Mèo nghe tin ấy không tỏ vẻ sợ hải hay ngạc nhiên. Đến ngày thi đấu, Mèo đến, Hổ đã chờ sẳn. Không nói không rằng, Hổ liền bất ngờ tấn công Mèo. Mèo biết trước, nhanh nhẩu né tránh và trèo thoăn thoắt lên cây cao. Hổ bị bất ngờ nên tức lắm, ở dưới gốc cây gầm rống vang cả núi rừng. Mèo ở trên cây cười và bảo: -Meo mẻo mèo meo, ta còn võ trèo, ta chẳng dạy cho. Hổ càng tức điên, nhưng cố bình tĩnh, nhại lại Mèo, nghiến răng nói: -Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt! Từ ấy, Hổ tuy mạnh mẽ nhưng lại không biết leo trèo, cũng từ ấy dòng dõi nhà Mèo đều phải đào hố và giấu phân của mình." Câu chuyện kết thúc với hình ảnh một con hổ dưới gốc cây đang ấm ức trước con mèo trên cành cây. Dường như nội dung duy nhất chuyển tải của câu truyện, xét trên quan niệm truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, là muốn nhắc nhở người đời rằng phải biết “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”. Điều này dường như đã đủ đối với bao nhãn quan xã hội nhân văn. Nhưng lạ lùng thay, khi bằng nhãn quan của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền Văn Hiến Việt thì sự trùng khớp mang tính ngẫu nhiên thú vị. Trong mười hai cung Địa Chi, người xưa quy định, Dần Mão thuộc mùa Xuân, thuộc Mộc, câu chuyện kết thúc với hình ảnh gồm 3 yếu tố Hổ - Dần, Mèo – Mão và Cây – Mộc, môt sự trùng khớp với quan niệm Dần – Mão – Mộc thuộc Đông phương. Khi quán xét thêm ba yếu tố này trên nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ trong 24 sơn hướng Bát trạch Lạc Việt sẽ thấy như sau: Mão trụ tại phương chính Đông thuộc Dương Mộc, độ số là 3 Dương trên Hà Đồ và quái Chấn chủ quản chính Đông phương. Hình ảnh con Mèo trèo lên cây cao trùng khớp với Mão trụ ở Đông phương và cây cao to đã phát triển là Dương Mộc. Vì ý nghĩa Mèo có khả năng trèo lên cây cao to lớn trong câu chuyện nên có thể chứng tỏ sự biểu đạt ý nghĩa của việc gắn kết mật thiết hiễn nhiên Mão – Mộc, chính Đông phương. Còn lại là hình ảnh con Hổ ngồi dưới gốc cây, vì không học được khả năng leo trèo. Hổ là Dần, thuộc phương Đông Bắc âm Mộc thuộc thứ phương, độ số là 8 Âm trên Hà Đồ. Hổ và Mèo tạo thành sự đối lập Âm Dương rỏ rệt trong cùng hành Mộc, Mão – Mèo đại diện cho chính Đông phương dương Mộc, Hổ - Dần đại diện cho thứ phương Âm Mộc. So với sự tương quan Hổ - Dần, Mão – Mèo thì Dần đứng hàng thứ 3 trong 12 địa chi, cũng tương ứng với sơn Dần là sơn Dương và Mão đứng hàng thứ 4 trong 12 địa chi, tương ứng với sơn Mão Âm trong 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt. Theo nguyên lý “Âm đi lên, dương đi xuống”, “ Âm cao dương thấp” thì Mão – Mèo là Âm thể hiện trong câu chuyện Mèo có khả năng trèo lên cao, Hổ - Dần thuộc Dương thể hiện trong câu chuyện là không học được khả năng trèo lên cao và phải ngồi ở dưới dốc cây, ở dưới thấp. Câu truyện Hổ và Mèo kể chuyện Hổ đi học võ nghệ để có được khả năng và sức mạnh , đó là muốn nhấn mạnh sức mạnh và tri thức, cũng như sức mạnh của tri thức. Lạ lùng thay sự trùng lấp ý nghĩa này khi xét trong Mệnh Cung Bát Trạch truyền bao đời nay thì 2 cung Tri Thức và Sức Khỏe nằm liền nhau Tri Thức thuộc Cấn âm Mộc, cung có Dần ở, Sức Khỏe (Sức Mạnh) thuộc Chấn dương Mộc, cung có Mão trụ. Có sức khỏe chưa chắc đã mạnh, điều này chắc chắn đúng và được thể hiện ngay trong nội dung câu truyện, Mèo không thể thắng được sức mạnh võ biền của Hổ nên đã nhanh nhảu trèo lên cây. Đây là sự thể hiện của sức mạnh trí tuệ linh hoạt khi tri thức chỉ là phương tiện để nhằm mục đích đạt được cái cao hơn. Vậy cái cao hơn là gì? Câu truyện chắc hẳn không chỉ chuyển tải ý nghĩa đạo lý “tôn sư trọng đạo” mà ở chiều sâu còn gửi gắm hàm ý thâm trầm hơn khi quán xét theo lý Dịch. Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn: “Tượng Chấn Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả, là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, là lăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâm vào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là dơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh, là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.” Cùng trích từ sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 47 có viết: “Tượng Cấn Cấn là núi, là đá, là cát, là miếu thờ, là môn đình, là cung thất, là thành trì, là nhà trọ, là ngõ hẻm, là đường tắt, là huyệt, là gò đồi, là thung lũng, là khô, là thiếu nam, là quân tử, là hiền nhân, là người thâm trầm, là đệ tử, là tiểu nhân, là cô đơn, là trẻ thơ ngây, là chúa, là lỗ mũi, là tay, là ngón tay, là lưng, là ngày cuối tháng, là đêm, là đuôi, là da, là hổ, là báo, là chuột, là ngôi sao nhỏ, là ngày kết thúc, là gỗ nhỏ, là quả to, là ngô, là hoa lệ, là ngừng, là thận trọng, là tiết lễ, là chấp chính, là dẫn dắt, là chọn lấy, là cầu tìm, là đưa dắt, là nạp vào, là nắm lấy, là nhiều, là dày, là trung thành thật thà, là tích đức, là biết nhiều, là tin, là nhớ đến, là nhỏ là xấu hổ, là nghỉ, là nhàn, là ở, là thôi, là đề phòng, là ngôi thứ.” Hình ảnh Mèo trên cây và Hổ dưới đất đại diện cho quẻ Chấn bên trên và Cấn bên dưới, xét theo cảm ứng tượng quẻ. Theo nội dung và hoàn cảnh câu chuyện thì trong nhiều nghĩa của tượng Chấn thì nghĩa là tổ, là quân tử, là nhân nghĩa là phù hợp với nội dung và hoàn cảnh câu chuyện, vì mèo là người dạy cho muôn loài võ nghệ, đem cái tri thức, kiến thức, sở học của mình mà giúp cho muôn loài tồn tại và tiến triển và chỉ có người có cái tâm bao dung rộng lớn đầy nhân nghĩa mới làm được đều đó luôn cả đối với học trò, dù biết trước sẽ là phản đồ. Điều này rỏ ràng hơn khi nghĩa của quẻ Cấn là hổ, là đệ tử,là tiểu nhân, là cầu tìm, là tích đức. Hổ đã tìm điến để cầu học với Mèo và được Mèo truyền thụ võ nghệ, là truyền thụ tri thức, nhưng Hổ lại không chịu tích đức, không hiểu ra được điều nhân nghĩa mà luôn dùng võ lực, oai danh, những điều đã học được để đe dọa trấn áp thiên hạ, muôn loài, một khi tham vọng lợi ích, quyền lực che mờ cả lý trí thì sẳn sàng quay trở ngược lại đánh người thầy, phản thầy một cách thẳng thừng. Tham vọng của kẻ nghịch đồ càng cao, càng mờ mắt vì danh, vì lợi, vì quyền hạn thì tất yếu dẫn đến những hành động bỉ ổi xuất phát từ tư tưởng hèn kém mà mọi việc hạ cấp hay ti tiện nào cũng có thể làm, đó là: “-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!” Rõ ràng và đích thật, đây là hạn tiểu nhân. Quẻ Cấn bao gồm hai nghĩa song song là “tiểu nhân” và “quân tử”, nhưng cũng hàm chứa nghĩa “tích đức”, do vậy tiểu nhân hay quân tử chỉ khác nhau một chữ “Đức” mà thôi. Khi lấy hai tượng Chấn chồng lên Cấn thì được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, một sự trùng lấp lại hiện ra so với nội câu truyện, khi xét nghĩa quẻ sau đây: Trích từ sách “ Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 52: “Tiểu quá, Quá tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn.” Hổ muốn thị oai, muốn làm chúa tể muôn loài, nghĩa là muốn mưu cầu việc lớn, nhưng Hổ không thể vượt qua được điều rất bình thường là thu phục lòng muôn loài, không chịu tích đức, không hiểu ra được cái tuyệt chiêu tối thượng cần phải cầu học là Nhân Nghĩa, do vậy mà Hổ phải chịu thất bại trước Mèo, trước sức mạnh linh hoạt của tri thức, của lòng Nhân Nghĩa. Và Mèo được muôn loài tôn và trọng không phải vì tài nghệ hay sức mạnh võ biền mà là vì cái tâm Nhân Nghĩa truyền thụ đạo học. Trích từ sách “Dịch học ngũ linh”, tác giả Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, trang 678 có đoạn: Lời quẻ “Tiểu Quá, hanh lợi, trinh, khả tiểu sự bất khả đại sự, phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát” (Quá nhưng việc nhỏ, hanh thông hợp đạo chính thì lợi, có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp, được vậy thì đại cát.) Hổ không thể đánh bại được Mèo đã thể hiện cái “không thể làm việc lớn”. Vì Tiểu Quá là vượt qua những việc nhỏ, những chuyện thường tình thế sự thì mới có thể nghĩ đến việc lớn hơn. “bất nghi thượng, nghi hạ đại cát” ý chỉ người nào việc náy mà tùy theo khả năng của mình vậy. Phải chăng câu chuyện ngoài việc muốn chuyển tải ý nghĩa nhắn nhủ rằng tri thức của nền văn minh phương Đông chỉ truyền lại cho những ai học được điều Nhân Nghĩa và nền tảng của tri thức phương Đông này lấy Nhân Nghĩa làm chủ đạo, mà còn chuyển tải hàm ý xác định tính chất hai cung Cấn và Chấn là hai cung Tri Thức và Sức Khỏe (sức mạnh) trong Mệnh cung Bát Trạch, muốn nhấn mạnh núi tri thức phương đông là phương tiện hướng đến một sức mạnh lý trí linh hoạt của Đông phương dựa trên nền tảng Nhân Nghĩa sâu sắc. Truyện thứ 2, tựa: Trí khôn ta đây!(hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu) "Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: - Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy? Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: - Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ! Cọp không hiểu, tò mò hỏi: - Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào? Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt: - Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy! Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi: - Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không? Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: - Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít. Cọp nghe nói, mừng lắm. Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói: - Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao? Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp: - Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm. Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp,rồi châm lửa vừa đốt vừa cầm gậy nện Cọp tới tấp và quát: - Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây! Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào. Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại. Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả." Câu truyện cổ tích này được truyền khẩu từ bao đời nay, đã làm cho biết bao tâm hồn trẻ thơ, luôn cả những người lớn lấy làm thú vị vì cách giải thích một nguyên do lông cọp bị vằn và hàm răng trâu không có hàm trên, qua đó cũng diễn đạt ý nghĩa sâu hơn của câu truyện là trí khôn chỉ có ở con người và trí khôn không phải là điều gì lớn lao lắm mà chỉ đơn giản là việc ứng xử với thiên nhiên với môi trường xung quanh một cách linh hoạt. Đây là điều thật lý thú và thú vị đem đến từ câu chuyện. Điều này chỉ dừng lại ở đây thôi thì sẽ không còn gì đáng nói, nhưng bất ngờ thay đằng sau nó dường như chuyển tải một bí ẩn khác, khi nhìn dưới nhãn quan Lý học đông phương. Câu truyện vỏn vẹn chỉ có 3 nhận vật: Cọp, Trâu và Người, trong đó Người và Cọp là hai nhân vật chính, còn Trâu là nhân vật phụ, nhân vật trung gian. Điều trùng hợp ở đây là Cọp và Trâu là hai hình tượng trùng lấp với Sửu và Dần khi liên hệ trên 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt, cung Cấn, thuộc phương Đông Bắc, Âm Mộc trên Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Bát quái mệnh cung từ cổ thư chữ Hán Bát quái mệnh cung Lạc Việt Nội dung chính của câu truyện kể về việc Hổ thắc mắc muốn hiểu biết trí khôn là gì. Lạ lùng thay, ngay trên Bát quái mệnh cung được lưu truyền bao đời nay, cũng như đồ hình Bát Quái mệnh cung được một một Phong thủy gia người Đài Loan công bố thì cung Tri Thức lại ở ngay cung Đông Bắc, gồm 3 sơn Sửu – Cấn – Dần. Và theo sự phục hồi trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì Sửu – Cấn – Dần thuộc phương Cấn âm Mộc, vẫn là phương Đông Bắc.Tri Thức là Trí Khôn là khả năng cao cấp nhất chỉ có con người mới có được, và yếu tố con người xuất hiện trong câu truyện không phải là dư thừa hay không hợp lý khi trong cố thư có câu: “Thiên sinh ư tý, địa sinh ư sửu, nhân sinh ư dần” Tạm dịch là trời sinh ra ở hội tý, đất sinh ra ở hội sửu và người sinh ra ở hội dần. Vì vậy vấn đề “trí khôn là cái gì? ở đâu?” được giải quyết trong phần cuối câu truyện xảy ra giữa Cọp và Người, hình ảnh của Dần và Nhân. Sự trùng lấp Trâu - Cọp với Sửu – Dần và nội dung câu truyện giải thích trí khôn là gì với tương đương nghĩa của tính chất cung Đông Bắc là Tri Thức là một sự trùng họp tuyệt vời, có thể là một bí ẩn chuyển tải trong kho tàng truyện cổ tích của người Việt, trong văn hóa của người Việt lưu truyền một cách vô thức qua bao thế hệ, có thể đây là một thông điệp ngàn đời muốn nhắn nhủ rằng chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông là con Rồng cháu Tiên với nền văn hiến 5000 năm huyền vĩ. Hai câu truyện “Hổ và Mèo” và “Trí khôn của ta đây” trùng lặp với sự giải mã theo cơ sở Lý học Đông phương, xác nhận hai phương Chấn và Cấn là hai cung Sức Khỏe và Tri Thức mà qua đó chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông muốn nhắn gửi một điều sâu thẩm rằng tri thức Đông phương là sức mạnh linh hoạt và biến chuyển (qua hình ảnh Mèo và Người) không dể bị áp chế bởi sức mạnh võ biền (hình ảnh Hổ) và nền tảng của nền văn minh ấy là đạo lý Nhân Nghĩa sâu sắc. Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người. Tp HCM, tháng 3-2010 Thiên Đồng ----------------------------------------------------- Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. - Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006. - Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996. web: www.wikipedia.org4 likes
-
Mời mọi người xem những bức tranh mà Rin86 sáng tác :(3 likes
-
Bạn thật bộp chộp khi phát biểu ! Ngay câu trích bạn đưa ra Thiên Đồng đã nói rõ: Thế mà vẫn cứ cố tình lơ đi là làm sao ?Ở đây có những nhà nghiên cứu bản lĩnh và thâm niên. Không ai lại đi lấy truyện cổ tích ra làm luận cứ cho các chứng minh khoa học cả! Bạn không cần phải nhắc nhở điều đó! Nhưng những tích truyện hay lời kể dân gian có thể tạo nên cảm hứng và gợi mở tư duy thì không ai phủ nhận cả. Một dân tộc bị đô hộ, bị truy diệt, tráo đổi, đánh cắp giá trị văn hóa thì còn cách nào hơn gửu gắm lại cho con cháu đời sau những thông tin cần thiết để tìm lại cội nguồn thông qua những câu truyện như thế. Con cháu đời sau đọc những câu truyện đó để suy nghĩ, định hướng hành động. Còn hành động như thế nào thì phải thuyết phục, hiệu quả trong hoàn cảnh hiện tại. Trước khi phát biểu bạn nên suy nghĩ kỹ, rũ bỏ định kiến, xuất phát từ một cái tâm trong sáng thì mới xứng đáng với cái mà bạn tự giới thiệu là Thân ái !2 likes
-
Đây là một lời nói với ý tứ rất thẳng của Rin86 với cậu Nhân Vô Minh. Nếu Nhân Vô Minh tự cho mình là An Bần Thủ Đạo thì đó có thể là không may lắm cho cậu. Bởi vì chìm trong lý học, theo lối mòn cổ nhân mà lý học nó đâu có gì bảo vệ nên ai dám đảm bảo nó là đúng. Mỗi người đi theo một lối, có một lối tư duy riêng, gặp thời thì phát thành môn thành danh rồi đi vào lịch sử. Xem thấy lý học không có bảo hiểm, vậy thì mới thấy con đường chỉnh lý nghiên cứu lý học là cần thiết. Đã nhiều người thừa kế theo lối tư duy sẵn có rồi ứng dụng, chìm trong kho sách cũ nát rồi cho đó là An Bần Thủ Đạo tưởng là đúng mà không đúng, không đúng là An Bần Thủ Đạo vì đã thấy được chương cú chân lý đâu mà nói là Thủ Đạo. Con đường chỉnh lý nghiên cứu có hướng đi đúng, tuy nó chưa thể tới đích và gặp nhiều thách thức nhưng nó còn hơn là làm con mọt sách không có chỗ bám. Sách cũng là do ý thức của con người viết ra, mà lịch sử và hoàn cảnh có thể làm cho người ta tạo ra những nguyên lý sai lệch. Vậy là người trước làm lệch, người sau làm theo, tự trói mình vào cái nghèo để làm theo cái sai đó, đều là do sự hứng thú với lý học một cách thái quá mà thiếu những yếu tố căn bản đúng lý từ đầu. Mọt sách không chỗ bám là cái nghiệp chung cho nên nó không nể bất cứ cá nhân nào mà không hại một kiếp của người ta, huống chi Nhân Vô Minh lại còn vơ cả lý học và Phật học vào để sống chung với đạo bần thì thảm cảnh mạt pháp. Mọt sách không chỗ bám và nghiên cứu chỉnh lý cũng có cái thảm giống nhau, nói như vậy thì ngay cả Rubi thấy cũng bị thảm cảnh này, nó là cái nghiệp, chuyển được cũng không dễ. Nhưng nghiên cứu chỉnh lý thì còn có hướng hi vọng. Nói tóm lại, không nhìn được thảm cảnh trước mặt thì không thể có hướng giải quyết được và không nhìn thấy thảm cảnh lịch sử lý học thì không có động lực xác định lại phương hướng lý học. Vấn đề lại có vẻ to tát, cho nên người có chữ thì nhiều mà nhìn ra được vấn đề thì không nhiều.1 like
-
Thủ tướng: 'Cứ cho phá sản' những DNNN thua lỗ kéo dài Cập nhật lúc 17:09, Thứ Tư, 10/03/2010 (GMT+7) - Gặp mặt gần trăm tập đoàn, tổng công ty nhà nước sáng nay (10/3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhắc lại yêu cầu phải kiên quyết xử lý dứt điểm một số doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không để "con sâu làm rầu nồi canh", tránh mất đoàn kết nội bộ. Cùng với Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải đã dành trọn buổi sáng cùng các DNNN bàn biện pháp triển khai công việc năm 2010. Người dân có quyền được thông tin về tình hình các tập đoàn Như tinh thần mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhiều lần nhấn nhá sau mỗi phát biểu của các tập đoàn, Tổng công ty (TĐ, TCT) thì "2010 lă năm chỉnh đốn lực lượng, mở mang cơ đồ" và "TĐ, TCT có khoẻ thì Chính phủ mới khoẻ". Hầu hết lãnh đạo các TĐ, TCT như EVN, Dầu khí, Viễn thông... đều tranh thủ báo cáo các thành tích đạt được, với mức tăng trưởng tốt, bất kể 2009 là thời điểm kinh tế suy giảm. Nhưng có một điểm mà lãnh đạo TĐ, TCT "tố" với Chính phủ, đó là thông tin về hoạt động kinh tế của các tập đoàn hình như còn bị "nhiễu", cái nhìn của xã hội về vai trò của khối doanh nghiệp này chưa đạt được đồng thuận. "Khi chúng tôi có điểm tốt thì không tuyên truyền. Nhưng nếu làm ăn mà mất đi một nghìn tỷ là đi tù ngay", đại diện Viettel, một đơn vị mới lên tập đoàn, nói. Còn lãnh đạo Vinalines sau khi khẳng định "chúng tôi luôn ý thức được trách nhiệm với đất nước", cũng bày tỏ sự chưa hài lòng về việc làm tốt thì không được thưởng, mà dư luận chỉ bàn tán về những điểm xấu. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trong cuộc làm việc với Thủ tướng, Vinalines tiếp tục đề xuất Chính phủ bảo lãnh cho vay hoặc phát hành trái phiếu để Vinalines có vốn kinh doanh. Tiếp ngay sau ý kiến lãnh đạo Vinalines, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: "Ở đây đều là các DN có huân chương lao động, huân chương độc lập, rồi đều là anh hùng lao động cả. Báo cáo của Chính phủ với Ban chấp hành Trung ương, với Quốc hội đều nói là dựa vào doanh nghiệp nhà nước. Mà Chính phủ không dựa vào doanh nghiệp nhà nước thì dựa vào ai?". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ sung, chính một vài đơn vị làm ăn thua lỗ chưa bị xử lý, tình trạng này kéo dài nhiều năm đã làm ảnh hưởng đến cái nhìn chung của xã hội về các anh cả đỏ của nền kinh tế. "Đọc báo cáo nào cũng thấy tên công ty dâu tằm tơ và vận tải đường thuỷ, từ khi tôi còn làm ở Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp", Thủ tướng băn khoăn. Dẫn lại chuyện Phó Tổng giám đốc BIDV bị bắt vì nhận hối lộ, "chỉ là bộ phận nhỏ nhưng để dân kêu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, tham nhũng. Chỉ một trường hợp nhưng dân suy ra các ông ngân hàng đều như vậy", Thủ tướng nói. Về đánh giá của xã hội, Thủ tướng cho rằng, đây là một đòi hỏi tất yếu vì người dân có nhu cầu được cung cấp thông tin và đây là quyền hiến định. "Nên chúng ta phải chủ động cung cấp thông tin đúng, chính xác về hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn, dư luận nói giá xăng dầu Việt Nam cao hơn thế giới nhưng các anh xăng dầu cho rằng không phải như vậy, tại sao không giải thích?", Thủ tướng nói. "Cứ cho phá sản đi" Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: "TĐ, TCT luôn là lực lượng nòng cốt, làm ra 40% GDP, tạo nền tảng cho đất nước phát triển". "Bộ trưởng NN&PTNT thôi đừng nhắc tới Dâu tằm tơ làm gì nữa, cứ cho phá sản đi". Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Nhắc lại một số vai trò kinh tế năm qua như "bình ổn giá", Thủ tướng nói: "Nếu doanh nghiệp nhà nước không đạt kết quả như thời gian qua thì 2009 chúng ta có đạt được tăng trưởng như vậy không?". Cũng theo Thủ tướng, trải qua hai cơn chấn động kinh tế 2008, 2009 vừa qua, đội ngũ quản trị các Tập đoàn, Tổng Công ty cũng có cơ hội tích luỹ thêm bản lĩnh, kinh nghiệm để tự tin hơn. Cho rằng, những nỗ lực, những điểm tốt "đã nói mãi rồi" và Chính phủ cũng luôn biểu dương lực lượng này với Quốc hội, với Bộ Chính trị, nhưng không thể không đánh giá về những tồn tại. "Lực lượng này thời gian qua đã tiến xa hết mức chưa, hay vẫn còn khả năng tiến tiếp?", ông Dũng đặt câu hỏi. Hàng loạt dự án của TĐ, TCT vẫn kéo dài, thất thoát, lãng phí. Rồi việc chậm xử lý DN thua lỗ. Người đứng đầu Chính phủ cũng "giao việc" luôn cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm việc cụ thể cùng các TĐ, TCT để sắp xếp DN trong năm 2010. "Bộ trưởng NN&PTNT thôi đừng nhắc tới Dâu tằm tơ làm gì nữa, cứ cho phá sản đi", Thủ tướng nói. Đồng thời, phải làm rõ lý do chậm xử lý vì nể nang hay nguyên nhân nào khác? "Cán bộ phải trong sạch" Về nhiệm vụ 2010, Thủ tướng kêu gọi: "TĐ, TCT phải đề cao trách nhiệm với đất nước. Nếu mọi DN đều tăng trưởng 10% nghĩa là đã góp cùng Chính phủ đạt mục tiêu tăng trưởng 6%. Đây cũng là lực lượng chủ yếu cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát". Từng dự án điện, xi măng, dầu khí... đều có sứ mệnh đóng góp cho GDP đất nước. Việc mua, bán, tăng giảm của từng DN đều tác động tới lạm phát. 2010 là năm chuẩn bị ĐH Đảng các cấp, người đứng đầu Chính phủ cho rằng nên lưu ý công tác cán bộ và sự đoàn kết nhất trí nội bộ. "Trong quá trình sắp xếp, nếu muốn thành công, không để thua lỗ thì phải lưu ý công tác cán bộ. Nên bố trí đúng cán bộ. Tôi mong các đồng chí giữ vững đạo đức, phải trong sạch, trong sáng. Trong hội đồng quản trị, trong nội bộ phải đoàn kết. Nếu cứ lo tố cáo, kiện cáo nhau thì nội bộ lục đục", Thủ tướng nói. Thủ tướng cũng giao việc cho từng DN. Xăng dầu phải công khai minh bạch việc tăng giá. Còn các TCT lương thực nghiên cứu xây dựng các điểm bán sỉ ở một số đô thị, nơi tập trung đông dân cư, bảo đảm không xảy ra sốt giá. Chính phủ sẽ sát cánh cùng TĐ, TCT với việc ổn định chính sách tỷ giá, tiền tệ. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước xem lại cách điều hành vừa theo kiểu hành chính, vừa thị trường phần nào gây bất ổn. Về đề xuất Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho vay nợ, Thủ tướng cho rằng, có không ít DN vẫn tự đứng ra phát hành trái phiếu. Trước kiến nghị về các dự án đầu tư ra nước ngoài của điện, dầu khí, viễn thông, Thủ tướng lưu ý, vẫn mở rộng kinh doanh nhưng cần thận trọng và tuân thủ đúng pháp luật, sao cho các nhiệm kỳ Chính phủ có thể thay nhưng dự án vẫn được an toàn. "Phải tính sao cho an toàn, chứ không phải chúng ta đi đàm phán rồi nhận được sự đồng ý của ông A, ông B là được", Thủ tướng lưu ý. Tổng vốn nhà nước của các TĐ, TCT đạt 492.579 tỷ đồng, tăng 28,7% so với kế hoạch năm. Tổng doanh thu là 1.164.469 tỷ đồng, vượt 42,4% kế hoạch, tăng 2,9% so với 2008. Những đơn vị có mức doanh thu cao là Dầu khí, Tập đoàn Viễn thông quân đội... Một số đơn vị doanh thu thấp như TCT Thép; TCT Lương thực miền Bắc... Tổng lợi nhuận trước thuế của các TĐ, TCT đạt 80.799 tỷ đồng, vượt 52,8% kế hoạch năm, tăng 5% so với 2008. Tổng nộp ngân sách là 175.406 tỷ đồng, vượt 40,5% kế hoạch năm, bằng 92,7% so với 2008. Những tập đoàn, TCT có mức nộp ngân sách cao là Dầu khí, TKV, nộp thấp là TCT Hàng không, TCT Giấy. (Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp). Đợt này, chết toi các bố Chủ tịch, TGĐ tập đoàn rồi. Có hạ cánh cũng vẫn chết. :D1 like
-
1 like
-
Tranh của Rin như đang chờ một ai đó, nói chung là từ màu sắc, cho đến hồn trút vào tranh, đều buồn và hi vọng. Theo NT biết thường thì các họa sĩ , chẳng ai vui cả. Khổ nổi, tranh buồn thì lại có giá trị. Còn như vui vẻ, hài hước thì có mỗi ông báo Tuổi trẻ cười. Hi1 like
-
Các học giả TQ cứ viết sai tòe loe ra đó. Phản bác nhau loạn xà ngầu. Thường thì những vấn đề không có nguồn gốc, xuất xứ, họ bịa ra truyện thần thoại. Anh không nhận định ra hay sao. Qủa thật, nếu như anh đã đọc những sách viết của chú Thiên Sứ, theo cá nhân tôi, không phải là không có lý.Ngẫm thật buồn cười, học giả TQ nó viết sai, nó cãi nhau lòe ra đó, thì một vài cá nhân người Việt đấu tranh. Còn như có những tác phẩm người Việt viết ra, thì ôi dào, các bác cứ bu nhau, đả kick loạn cả lên.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Vậy bạn cho hỏi: "Văn hóa gốc của người Việt là gì?" Câu này không phải tôi hỏi mà tôi lập lại của một thầy dạy văn hóa ở trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Văn Hóa (không biết nay nâng cấp đại học chưa?), khi tôi có duyên học với người thầy này. Câu hỏi này cũng làm tôi suy nghĩ và duyên đưa đến với Lý học. Bạn nên đi vào chuyên môn Lý học, không cần phải tuyên ngôn, vì ông cha, bác chú ta và cữu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp thâm thẫm xa xâm đã tuyên ngôn lâu rồi. Thiên Đồng1 like
-
tranh của rin có bố cục chuẩn mực và rõ ràng quá .có lẽ ở ngoài con người cung như vậy ,luôn mong muốn tìm đến sự hoàn hảo nhưng mọi việc đều ko giống như mình nghĩ dẫn đến các bức tranh có màu sắc u buồn :(1 like
-
Sao Rin không sử dụng nút CÁM ƠN nhỉ?1 like
-
Bạn Nhân Vô Minh, Vậy là bạn chưa đọc kỹ và đọc hết bài. Thiên Đồng có viết ở ngay mở đầu (chú Vô Trước trích rồi đó) và kết thúc: Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người. Bạn đọc chơi xem như giải trí ấy mà. Mình cũng viết giải trí cho vui mà. Vui là chính! Còn câu chú đó đọc cũng dễ thôi mà. Và có một cấp độ nào đó: Thấy người đọc mà không phải người đọc, người không đọc nhưng đang đọc không dừng. Đó là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Bạn vào đây tham khảo: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry71843 Chào bạn. Thiên Đồng1 like
-
Trong luận tuổi Lạc Việt, mạng con khắc mạng mẹ là xấu nhất nên không tư vấn sinh con năm 2011 là như vậy. - Rất cần sinh đứa con năm Giáp Ngọ để hóa giải tuổi mẹ Tỵ và tuổi con Tý bị tuyệt nhau - Sinh con năm Nhâm Thìn thì sinh vào mùa hè và mùa xuân là tốt Thân mến1 like
-
- mạng mẹ khắc mạng con nên sinh đẻ khó khăn. - Không nên sinh con năm Canh Dần hoặc Tân Mão vì mạng con khắc mạng mẹ. - Có thể sinh con năm Nhâm Thìn. - Nhà này tốt nhất là sinh con năm Giáp Ngọ để hóa giải tuổi Tý Tỵ tuyệt. Thân mến1 like
-
Nếu gia sự quý cô ko có tang, thì quý cô sẽ gặp tai nạn cũng tương đối vào khoảng tháng 7 âm. Nếu xem lá số của quý cô mà ra được tình trạng của ông cụ thì tôi ko đủ nội lực, nên chỉ có thể nói vậy. Chồng của quý cô có phải là người có tình cảm khá nhạt nhẽo với quý cô ko? Thậm trí còn làm cho quý cô có những cục tức nghẹn cổ? Nếu quý cô tham gia buôn bán, có thể sau này sẽ khá giả rõ rệt. Bắt đầu từ năm sau, kinh tế biến đổi rất nhanh, theo chiều hướng rất tốt.1 like
-
vị trí trang trọng nhất , thích hợp nhất cho bàn thờ tổ tiên là ngay trong tâm trí lương thiện và thành kính với tổ tiên của chính mình Còn cái bàn thờ bằng gỗ trên có bát nhang và vài thứ khác chẳng qua là hình thức , theo tôi tác dụng lớn nhất ( nếu làm được ) là giáo dục con trẻ - biết kính lễ tổ tiên dần sẽ biết nghĩa biết nhân1 like
-
Thế nào là ngược, thế nào là xuôi? Ở bộ phận nào là mọc ngược, bộ phận nào là mọc xuôi? Tôi nghĩ, Lỗ mũi và lỗ tai của mọi người đều mọc lung tung, ko có kỷ luật. Vậy thì tự mình đã ko tìn mình rồi. Tin ai được nữa đây. Đừng nghe nhiều quá, xin hãy chiêm nghiệm thật nhiều.1 like
-
Quý cô này là người phụ thuộc vào chồng tương đối, tính tình có những lúc nóng nảy kinh khủng, kiếm tiền cũng bình thường, hơn người ở chỗ biết chi tiêu và giữ của. Tổng luận, chỉ là bình thường, ko có gì đặc biệt. Chuyện con cái, xin sang nhà bên hỏi.1 like
-
có câu truyện sau: Một anh chuyên nấu sử sôi kinh hằng ngày. Có nhiều người nói với anh ta: - Thư trung hữu nhan như ngọc. Nghĩa là trong chữ hay trong sách có người đẹp như ngọc ngà. Cũng có ý nói người đó quá mê sách, say sưa với sách. Nhưng anh chàng này nghe vậy liền nói: - Thư trung hữu mễ. Vài năm sau, anh chàng đỗ trạng nguyên và làm quan lớn. Nghèo và đói không còn nữa mà trở nên hoàng tráng rỡ ràng. Mọi người bắt chước anh ta nói: "Thư trung hữu mễ". Từ câu truyện này, có thể liên hệ sang lĩnh vực khác: Hội Họa. Thiên Đồng nói: - Họa trung hữu tâm. Thuật và nghệ chưa uyển chuyển, nhưng cái cảm trong tranh đầy tính chân thật. Ai đã từng nhìn thấy những bức tranh do các cháu mẫu giáo vẽ thì sẽ cảm thấy được cái "mỹ" trinh nguyên trong ấy, đến nỗi có hẵn một trường phái mà các họa sĩ bắt chước vẽ "như con nít" vẽ, nhưng dù vẽ như thế nào đi nữa thì cũng không thể "như con nít" được, vì chẳng được cái đẹp "vô thủy vô chung" như con nít. Có dịp Huynh sẽ nói về bút pháp của thư pháp cho Rin nghe để Muội có nhiều cảm hứng hơn trên con đường..."chơi nghệ thuật". Chữ "chơi" rất đắc giá. Hehehe. :D Đông Thiền :(1 like
-
Như tôi vẫn nói, việc tranh cãi này nó ảnh hướng tới nguồn gốc của cả dan tộc, tới danh dự và thể diện của dân tộc ta, vì thế một lần nữa nên cẩn thận và chắc chắn hãy đưa ra luận điểm, và luận điểm đó phải được giới khoa học công nhận. Một số người mới đưa ra luận điểm và một vài hình ảnh chưa có chứng cứ khoa học về KINH DỊCH là của người Việt mà đã bị rất nhiều người tranh cãi rồi, vậy thì hãy cẩn thận hơn nữa, đừng vội vàng. Hoàng sa, Trường sa là của việt nam và có chứng tích tài liệu rõ ràng đến vậy mà Trung Quốc vẫn hùng hồn tuyên bố với thế giới họ bất chấp chứng cứ tài liệu và quả quyết khẳng định hai quần đảo đó là của họ, và ngày nay vẫn hàng ngày chiến sự nổ ra ở hai quần đảo đó, ngư dân ta, bộ đội ta vẫn liên tục thiệt mạng trên hai quần đảo đó, vì thế một lần nữa nên cẩn thận, đây là một cuốn KINH SÁCH mà cả thế giới trân trọng, nó mang tính thế giới vì thế không phải một sớm một triều chúng ta chưa tìm rõ và kỹ về nó lại nhận bừa là không nên. Đức tính người Việt nam ta cần cù chịu khó, ý trí quật cường, thật thà chất phác, tự hào dân tộc, nhưng không có cái gọi là Nhận những gì chưa và không phải của mình là của mình.1 like
-
Chào Bác Thiên Sứ, Tự do ngôn luận là vấn đề đang đựoc bàn cãi ở nhiều diễn đàn, Diễn đàn của chúng ta cũng đựoc lập ra để mọi người tự do ngôn luận, miễn sao không ảnh hưởng tới luật pháp nước nhà và một vài nội quy của ban quản trị diễn đàn, Việc tôi võ đoán hay nói mò đều không có sự thật xác minh ở đây, cái võ đoán là ở những người đi tìm nguòn gốc Lạc Việt, và suy luận thiển cận, nhà nước ta luôn thúc đẩy và cổ vũ những con người biết tìm về cội nguồn dân tộc, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta tuỳ tiện hay chưa có bằng chứng cụ thể đã đưa ra công chúng những luận cứ lịch sử mà từ trước tới giờ hàng ngàn nhà khoa học, lịch sử nước ta cũng như các nước khác nghiên cứu đều chưa bao giờ nói tới. mà giờ đây lại được nói tới ở một số người..... Bác đựoc xem là Giường cột hay là Sự Phụ của diễn đàn này, tôi đề nghị hãy trên quan điểm là người được tôn kính, nói chuyện thẳng thắn vào chủ đề tôi muốn nói, đừng gây chú ý bằng những câu nói khác, Chủ đề của tôi là việc một số người hướng mọi người đọc sách cho là KINH DỊCH là của dân tộc Lạc Việt, rồi đưa ra hàng loạt các từ ngữ như Hà Lạc, Hình âm dương Lạc Việt, Lạc độn, Lạc Nhâm.... tôi thiết nghĩ mình đang Lạc vào một diến đàn toàn Lạc....mà từ trước tới nay chưa ai nhắc tới, Sự tự hào dân tộc là điều đáng khích lệ nhưng hay tự hào sao cho đúng, cho phù hợp và cho đáng tự hào Tôi không phải là nhà sử học, hay nhà khảo cổ khoa học gì, thuần tuý là một người đọc sách, cũng chỉ có trình độ sau đại học thôi vì thế trên quan điểm của tôi khi đọc sách KINH DỊCH được in từ các nhà xuất bản trong nước, và tôi nghĩ chắc mọi người cũng như tôi thôi, đọc lại sách in từ các nhà xuất bản, vì thế theo cái nội dung được in đó, cuốn sách là do người trung Quốc diễn dịch ra và biến nó thành của họ, còn việc nguồn gốc của nó, tôi nghĩ nơi đang lưu giữ những chứng tích lịch sử lâu đời nhất của KINH DỊCH là Trung Quốc còn chưa giám khẳng định chắc chắn mà chỉ dùng cuốn diễn dịch kia nhận là của họ, Cẩn thận, tự tin, chắc chắn thì kết quả sẽ tốt, đừng vội vàng hấp tấp, nước ta ngày xưa biển nhiều hơn đất liền bây giờ, núi nhiều hơn đồng bằng bây giờ..... Mọt lần nữa đề nghị ai trả lời bài viết chủ đề này, hãy đi vào trọng tâm của câu hỏi của tôi, Chứng cứ khoa học lịch sử cụ thể chính xác và được nhà nước cũng như thế giới công nhận để khẳng định KINH DỊCH là của LẠc Việt, còn chưa có thì tôi vẫn nói đừng lấy cái na ná, đung đúng...., và suy luận của một số người nhỏ rồi áp đặt cho cả một số đồng đăng ký vào Diễn đàn này... Ngay từ nhỏ chúng ta đã được học và nghe về truyện Lý Thông và Thạch Sanh, đến giờ câu Truyện đó vẫn còn nguyên giá trị...... Chân Thành Cảm Ơn!!!1 like
-
Rin86 từ lâu đã tự giới thiệu là Họa Sỹ thế mà hôm nay mới mở triển lãm. Rubi thấy tranh của Họa Sỹ Linh vẽ theo đề tài Tĩnh Vật Tả Thực nhưng nội dung có chủ đề rất hay là "Những Tâm Sự Của Rin86 Qua Tranh Vẽ Hi Hi". Nếu vậy thì tên tranh có thể được đặt rất hay, để Rubi xem và đặt tên rồi bình luận nhé . Hoa Hồng Đỏ nên tên tranh được đặt là Tình Yêu. Hoa Hồng có cả đỏ và vàng, Hồng Vàng là mỗi người một phương, Hồng Đỏ là hai người cùng nhìn về một hướng nên tên tranh có lẽ là Tình Trường. Khát Vọng và Câu Hỏi Kỷ Niệm Lý Tưởng Khát Vọng Chẳng lẽ là...Đơn Phương Chưa Đủ Hạnh Phúc Có thể là Chuyện Ba Người Gian trưng bày này được tác giả xếp có ý thứ tự thì đến đây độc giả nên im lặng. Hi Vọng Câu Chuyện Tuổi trẻ, con người thường cầu toàn bằng sự ngây thơ trong sáng. Nhưng cuộc sống, con người và sự kiện thường không được thập toàn. Phải chăng là Họa sỹ cũng có cảm nhận vậy. Tranh của Họa Sỹ có nội dung, tay bút 'tả chất và không gian' rất quyết chí. Cách chọn tĩnh vật cũng rất sành điệu, chuyên môn.1 like
-
Tranh của Rin nói lên tâm trạng của người biết yêu cái đẹp có nhiều khát vọng vươn cao nhưng độc hành trên mọi bước đường và thiếu người chia sẽ. Tác giả đã chọn cuộc sống khép kín dù nghề nghiệp mang tính hướng ngoại, luôn tạo khoảng cách với mọi quan hệ xã hội vì trái tim rất dễ tổn thương và nhạy cảm. Đây là mẫu người trung thành nhưng khắt khe với bản thân và mong muốn điều hoàn mỹ. Vài dòng nhận định qua tranh, nếu không đúng xem như bài này Wild riêng tặng Rin.1 like
-
Năm nay có nhiều người quí nhân hay bạn bè tiến dẫn giứp được công việc tốt ,những tháng may mắn ;02 âl- 06 âl .1 like
-
Người nầy tuổi Dần sanh giờ Thân ; khắc cha , lúc nhỏ tới 16t cha thường vắng nhà hay xa cha ,nếu không cha đã mất trong thời tuổi đó ,nếu cha còn qua 16t coi như sự kình khắc đó đã tiêu tan ,mệnh có Thiên khôi + thái dương gặp tuần chắc ở trên đầu có vấn đề / cung thê ; cho thấy người vợ có vấn đề trong việc sinh sản hay khó có con ,có thể là tử cung lệch , buồng trứng có u nang hay bị kết mà trứng khó rụng / năm nay vận hạn có may mà cũng có rũi ,nếu trong tháng 01 âl nhận việc hay thay việc mới thì không tốt bằng ,hãy suy nghĩ chậm qua tháng 02 âl thì lựa chọn công việc tốt hơn ,năm nay sức khỏe kém hay nuôi súc vật trong nhà cũng chết , có hao hụt tiền bạc ít ,hay có liên quan đến vấn đề kiện tụng .1 like
-
Không cần phải nặng tính kỹ thuật, hình vẽ có hồn là được, phải không Rin86?! Hình đẹp, nhưng buồn, trông ảm đạm chứng tỏ tác giả là người nội tâm, hay u sầu, hay giằng xé, cô đơn... thỉnh thoảng có lúc hồn nhiên vui tươi nhưng nhìn chung màu xám nhiều hơn màu hồng :D Hihi, nhìn hình nói thế thôi, đúng sai gì cũng đừng trách Thiên Luân nhé :(1 like
-
1 like
-
Gửi Picad, nên sinh đứa Nhâm thìn 2012, nếu không thì quý tị 2013. Chúc hạnh phúc Thiên Đồng1 like
-
Nhờ Xem Ngày Chuyển Nhà
Guest liked a post in a topic by Thiên Đồng
gửi meyeucon, ngày 3/4/2010 DL, trong khoản 10g00 - 12g00. ngày 10/4/2010 DL, trong khoản 7g00 - 9g00 hay 11g00 - 13g00. Ngày tốt nhất. Tùy ý, có cúng hay không cũng như có xin phép hay không xin phép vô nhà ý mà. Chúc may mắn. Thiên Đồng1 like -
Cám ơn chú Giaback đã góp ý thêm cho chau! Cháu có chút suy nghĩ về cung thê của thamlang thế này. cung thê của thamlang có tả hữu cùng với cung tài vậy nên chắc chắn thamlang sẽ kiếm tiền bằng cách 2 vợ chồng chung lưng đấu cật cùng nhau kiếm tiền, mà còn kiếm nhiều tiền ấy chứ vì cung thê có tử phủ cung tài có phá quân tại tí. vậy thì trong trường hợp này sao đại tiểu hao hiểu là : thamlang có 1 người vợ tuỵet vời, cùng chung trí hường với mình, rất hợp nhau trong hợp tác làm ăn và tính tình RỘNG RÃI Chúc mừng bạn thamlang và mong tiếp tục nhận đc ý kiến đóng góp của chú Giaback1 like
-
Đúng là vietgo luận kô sai, tớ chỉ bổ xung thôi. Cái hay ở Tử vi là vậy, bạn biết trước được ưu nhược của mình mà vận theo. Theo tớ, bạn nên học thêm gì đó về lĩnh vực thương mại và ngoại ngữ, rất bổ ích và hỗ trợ cho bạn trong tương lai. Mà bạn học so với mọi người có vẻ rất dễ dàng. Dân kỹ thuật mà biết thương mại là khá hiếm trong thời buổi hiện tại, đã hiếm là quí :lol: . Chúc bạn may mắn1 like
-
Nam Mô là âm tiếng Ấn Độ, nghĩa là Quy Y. Quy là trở về, Y là nương theo. Nam Mô nghĩa là trở về nương tựa. Sám Hối là Sám và Hối. Sám là chỉ cho lỗi đã phạm, lỗi trước. Hối là chỉ cho lỗi chưa phạm, lỗi sau. Không biết lỗi gì đã phạm thì khó tránh lỗi tiếp theo. Đại khái thế. Các lỗi đều từ Tham Sân Si phát ra ở Thân Miệng Ý, nếu không Sam Hối thì tội không được tiêu trừ thì quả báo ngày càng nặng. Bồ Tát là Bồ Đề Tát Đỏa, tiếng Ấn, nghĩa là Phần Giác hay là giác ngộ phần nào, khác với Phật là Toàn Giác. Ma Ha là Đại là Lớn, Bồ Tát Ma Ha Tát là Bậc Giác Ngộ gần như rốt ráo sắp tiến đến quả vị Phật. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát nghĩa là "Quy Y vị Đại Bồ Tát đã có hạnh mong cầu người có đức chứng minh cho sự sám hối". Tức là học theo và hành theo hạnh sám hối của vị Đại Bồ Tát. Niệm Phật một câu thì tội trong 8 vố số kiếp được tiêu trừ, đại khái là có con số 8. Đó chính là Niệm: Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô là Quy Y-Trở về Nương tựa. Phật là Phật Đà-Người giác ngộ vẹn toàn, gọi là Bậc Toàn Giác có mười danh hiệu. Phật là danh hiệu trong mười danh hiệu đó của một bậc Toàn giác. A-Di-Đà là âm Hán dịch từ tiếng Ấn. Ấn ngữ đọc là A-Mi-Ta hay A-Mi-Ta-Ba-Gia, nghĩa là Danh Hiệu của một vị Phật, danh hiệu A-Mi-Ta có nghĩa là tuổi thọ vô lượng và ánh sáng vô lượng, gọi tắt là Vô Lượng Thọ Quang. Có thể niệm là Quy Y Phật Vô Lượng Thọ Quang. Phật Vô Lượng Thọ Quang là vị Phật đã thành tựu 48 đại nguyện lớn lao để cứu độ chúng sinh, tiếp dẫn các hành giả tu Niệm Phật về thế giới của ngài, đó là cõi Tịnh Độ (cõi đất thành tịnh). Hành giả niệm Phật là các vị từ Đại Bồ Tát cho đến hàng Thanh Văn, Duyên Giác hay cho đến một chúng sinh như người và động vật. Có rất nhiều sự tích động vật biết Thính Pháp và Niệm Phật rồi được thần lực của Phật A-Mi-Ta tiếp dẫn Thần Thức hóa sinh sang cõi Tịnh Độ. Có hai vị Đại Bồ Tát trụ tại cõi Ta Bà (Uế Độ-Cõi đất Bất Tịnh) này để cứu nạn và tiếp dẫn hành giả niệm Phật, hai vị này là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm. Phật A Mi Ta và nhị vị Đại Bồ Tát là Ba vị thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Nam-Mô A-Mi-Ta-Ba-Gia Bu-Đa-Gia1 like
-
Còn tùy theo mỗi tôn giáo có cái thuyết riêng ,nếu theo đạo hồi người chết mà BỊ hỏa táng thì kiếp sau không được tái sinh . Theo tôi hỏa táng thì tiện và lợi ít tốn kém ,không phải bận tâm con cháu quét mộ làm cỏ hàng năm ,nhất là tiết kiệm được một khoảnh đất nho nhỏ trồng thêm vài cây chuối hay cây mì có lợi hơn ?1 like