• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/03/2010 in all areas

  1. Mời mọi người xem những bức tranh mà Rin86 sáng tác :(
    2 likes
  2. Đức mẹ trong tranh 'khóc' ra dầu Hàng trăm người hiếu kỳ đổ xô tới một ngôi nhà tại Pháp sau khi nghe tin những giọt dầu chảy ra từ bức tranh Đức mẹ đồng trinh Mary trong ngôi nhà. Khách tham quan lau những vệt dầu trên bức tranh Đức mẹ Mary tại nhà anh Esat Altindagoglu vào ngày 7/3. Ảnh: AFP. Nhà của anh Esat Altindagoglu - một doanh nhân gốc Thổ Nhĩ Kỳ - nằm trong thị trấn Garges-les-Gonesse cách thủ đô Paris khoảng 20 km về phía bắc. Telegraph cho biết, trong 3 tuần gần đây mỗi ngày anh phải tiếp hơn 50 người. Họ tới đây vì muốn tận mắt xem những giọt dầu chảy ra từ bức tranh Đức mẹ Mary. Altindagoglu cho hay một linh mục người Li-băng đã tặng vợ anh bức tranh nhân dịp sinh nhật cô năm 2006. Những giọt dầu bắt đầu chảy ra từ bức tranh vào ngày 12/2 năm nay. Kể từ đó ngày nào Đức mẹ cũng "khóc". "Khi tin đồn lan ra, những người ở Pháp tìm tới nhà tôi. Sau đó cả những người từ khắp châu Âu cũng đến. Trong hơn 3 tuần qua tôi tiếp từ 50 tới 60 người mỗi ngày", Altindagoglu kể. Đức mẹ trong ảnh bắt đầu "khóc" từ ngày 12/2. Ảnh: AFP. Altindagoglu nói một linh mục chính thống giáo đã đồng ý tổ chức một buổi lễ tại nhà anh trong tuần này để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức mẹ Mary. "Công việc tiếp theo là mời một giám mục chứng kiến những giọt dầu từ bức tranh để hiện tượng kỳ lạ này có thể được Giáo hội công nhận chính thức", Telegraph dẫn lời Altindagoglu. Trong nhiều thế kỷ qua người ta từng nói đến hàng trăm vụ tượng khóc ra máu, dầu hoặc nước. Tuy nhiên, chỉ có một trường hợp duy nhất được Giáo hoàng công nhận là hiện tượng kỳ lạ vào năm 1973. Đó là bức tượng Đức mẹ Mary bằng gỗ ở tỉnh Akita, Nhật Bản, tờ báo Anh cho hay. Minh Long nguồn vnexpress.net
    2 likes
  3. Chào Bác Thiên Sứ, Xin chào các thành viên trong diễn đàn, Tôi là người mới được kết nạp vào trong diễn đàn của chúng ta, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ban quản trị diễn đàn đã đồng ý thu nhập tôi vào diễn đàn đặc biệt này, với những chủ đề, những bài viết hết sức có ý nghĩa, có tâm huyết. Và từ diễn đàn tôi có thể được học hỏi thêm, nghiên cứu thêm nhưng thông tin bổ ích. Được tiếp xúc với những tư tưởng văn hoá phương Đông cổ điển từ hồi còn tấm bé khi ở nhà, vì ông cụ sinh ra tôi là một ngừoi chuyên học và nghiên cứu về sách cổ, ông cũng có thời gian làm thầy và hiện tại vẫn đang làm. Một thời gian khi bận rộn với công việc tôi bỏ bẵng việc đọc sách và tài liệu này, thật tình cờ khi đọc những bài viết trong diễn đàn của chúng ta, suy ngẫm và tìm tòi một chút, tôi rất mong muốn được ra nhập vào diễn đàn và có một vài tham luận cùng các bạn. Có thể vào đề hơi dài dòng văn tự. Tôi xin phép được vào nội dung chính của chủ đề này. Đọc trên diễn đàn và trong những chủ đề chính của diễn này cũng như của nhiều nhiều diễn đàn khác của ngừoi Việt ta về dịch học, về lý số học phương Đông, tôi luôn thấy một điều gây tranh cãi đó là việc nguồn gốc của các cuốn kinh thư. Rất nhiều bạn, và ở đây có cả nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra các bằng chứng để khẳng định về nguồn gốc của Kinh dich - Chu Dịch hay Liên Sơn - Quy Tàng ... là do người Việt cổ tổ tiên của chúng ta để lại..... Về nghiên cứu và khảo cứu những chứng tích cổ, tôi không thể và không đủ kiến thức để tham gia, Điều tôi muốn nói tới ở đây là cái tâm của người đọc sách quý. Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần. Một sự vật hay hiện tượng sinh ra trên trái đất này đều phải có nguồn gốc, phải có căn nguyên của nó. ví như dòng nước chảy cũng phải có đầu nguồn, nhưng khi qua các vùng đất khác nhau, nó lại mang dáng dấp, mang hình hài và chất nước của những vùng đó, và ở mỗi vùng đó nó đem lại lợi ích hay tác hại khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người của vùng đó. hay nói tới chiếc xe máy chẳng hạn, giờ đây người ta cũng không mấy ai quan tâm tới việc nguòn gốc của chiếc xe máy là từ đâu, qua mỗi nước với bàn tay thiết kế của kỹ sư nước đó, nó lại mang một hình dáng khác nhau, nhưng cốt lõi nó vẫn có những cấu tạo chính đó là: động cơ, là bánh xe, là tay lái, là phanh xe, ống xả.... Tới đây các bạn cũng có thể hiểu được một phần ý tôi muốn nói. Việc tranh luận nguồn gốc của Kinh dịch thật đi sai với tư tưởng của những người đọc sách, ham muốn sách, những người coi sách là bạn, là thầy, là nguồn kiến thức vô tận...Tôi nghĩ khi đặt nền móng viết ra những dòng đầu tiên cho cuốn Kinh này, ngừoi viết sách không hề nghĩ rằng một mai cuốn Kinh sách của mình lại bị đem ra để tranh cãi và dành dật, Họ chỉ mong muốn ghi lại những trải nghiệm được tích luỹ từ cuộc sống và tự nhiên. Để hậu thế sau này lấy đó làm tài liệu nghiên cứu và suy ngẫm, có thể đúng, có thể sai. Một điều muốn nói là cuốn sách dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Việt Nam, Trung Quốc, hay gì đi nữa thì nó vẫn mang đậm tư tưởng của người Á Đông chúng ta, và được những bậc hiền nhân của mỗi nước đúc kết, xây dựng và bổ sung thêm, để cho chúng ta tại thời gian này và hậu thế mai sau hiểu về những suy nghĩ của họ, hiểu một phần về lịch sử thời đó...Việc chúng ta dùng mọi chứng cứ, luận điểm của một cá nhân, hay một tập thể để áp đặt cái nguồn gốc mà chính chúng ta không biết và không chắc chắn về nó, để từ đó làm sai lệch cái ý nghĩa thực tiễn của cuốn Kinh sách, sai lệch tư tưởng và cái Đạo của người đọc sách, Thêm một ý nữa, có thể tại thời điểm này Kinh Dịch đang được ưa chuộng, chúng ta làm mọi cách để chứng minh là của mình, nhưng có thể vào một thời điểm nào đó, khi Kinh Dịch có thể bị xem là sách cấm (trong lịch sử đã từng có những cuộc cách mạng văn hoá, ngay đến cả đạo Phật còn bị cấm), thì khi đó thế giới phủ nhận nó, tẩy chay nó, chúng ta ngày nay có thể đã chứng minh Kinh Dịch thuộc về chúng ta, đến lúc đó con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì về chúng ta,.... khi cả thế giới tẩy chay Kinh Dịch. Hãy nên tránh việc, khi chưa hiểu hết về bản chất, về nguồn gốc của nó thì đừng vội nhận và dành lấy đó là của mình, nên cẩn thận và kỹ lưỡng thì hơn. cái này nó đụng đến văn hoá và thể diện của cả dân tộc... Vì vậy, trên quan điểm của một người đọc và nghiên cứu sách, lấy sách làm thầy, làm bạn. và luôn trân trọng những người viết ra sách, tôi có thể mạo muội đưa ra những ý kiến trên một phần vì không muốn những di sản quý báu của loài người, những điều được xem là thiêng liêng và cao quý lại bị đem ra làm vật tranh dành, so bì... Bài viết này có thể hơi mạo muội đụng chạm tới một vài người, nhưng hi vọng nó sẽ không phải điều quá tồi tệ. Tôi chỉ mong được ra nhập một diễn đàn thực sự theo đúng như những điều lệ mà các bạn trong ban quản trị diễn đàn đề ra. Chân thành cảm ơn!!!
    1 like
  4. Lá số nầy không biết dùng lời thế nào đễ khuyên đương số đây ? mệnh Phá quân hãm ngộ song hao , tài cung Thất SÁT tại Thìn /quan LỘC + NÔ cung cả tuần lẫn triệt , công danh sự nghiệp chẳng có như lục bình trôi ,nay chổ nầy mai chổ khác , chắc cũng phá gia chi tử ,nếu không thì cũng 1 tay phá phách ham nghiện hay cờ bạc chi đây ,suốt đời chẳng thấy mấy khi thấy được chử Đủ ,chỉ được Thiên mã tại mệnh khéo tay biết làm nhiều việc , buôn tay nầy bắt việc nọ , trong 12 cung số chỉ có được cung tật ách là tốt nhất tất cả sao tốt đều hội tụ về đó ,cuộc đời chắc cũng ít gặp tai nạn hay bệnh tật gì nặng ,lúc nguy biến có người đến giúp đỡ giải cứu ,có bệnh tật cũng chạy trúng thầy đúng thuốc ,cung phúc chịu phúc đức của người chú ,hay được người nầy âm thầm phò trợ [nếu chú đã mất ] nếu chú còn thì có tánh tình khá giống ngừoi nầy . 2 lá số trên đúng là 1 cặp vợ chồng có sự truyền tinh hệ ,nhưng số người vợ thì đường quan lộ sáng sủa hơn nhiều có lẽ sau nầy nhờ vợ mà đở được phần nào .
    1 like
  5. Anh Nhân Vô Minh viết: Truyền thống và chính sử Việt ghi nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến, Quốc gia Văn Lang của dân tộc Việt khởi nguôn từ 2879 trước Công Nguyên - Bắc Giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục, Đông giáp Đông Hài - vậy theo anh - những nhà sử học trong nước phủ nhận truyền thống và chính sử có phải là họ lại bẻ cong lịch sử khi chưa có bằng chứng cụ thể không? Đề nghị anh trả lời thẳng vào câu hỏi và không mập mờ.
    1 like
  6. 1 like
  7. 1 like
  8. Thank chị một cái! Đẹp đó! Ko ngờ chị rin đa tài ghê nhỉ?:(
    1 like
  9. Ý đồ của Trung Quốc trong việc đưa biên đội tàu số 5 tới Somali VIT Cộng đồng thế giới vẫn luôn hiểu rằng, Hải quân Trung Quốc đưa biên đội tàu số 5 tới Somali là để làm nhiệm vụ quốc tế. Tuy nhiên, mặt thật của cái công khai này không đơn thuần chỉ là chống cướp biển.Nhiều nhà quan sát và nghiên nghiên cứu chiến lược đã chỉ ra rằng, việc Trung Quốc đưa các chiến hạm hành trình trên một tuyến đường dài tới Somali là không đơn giản chỉ là thực hiện nghĩa vụ quốc tế, mà đằng sau hoạt động này đã lộ rõ về một ý đồ chiến lược của Hải quân Trung Quốc trong thời đại mới. Để chứng minh cho nhận định trên, các nhà nghiên cứu chiến lược cũng đã chỉ ra rằng trong “Cương lĩnh quân sự Trung Quốc trong thời đại mới” đã đề rõ về đường lối chiến lược trên biển của Hải quân bao gồm có chiến lược “phòng ngự tích cực” mang tên "cận hải phòng ngự" với ba nhiệm vụ chính: kiềm chế đối phương từ ngoài khơi và ngăn chặn không cho đổ bộ; bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ; bảo vệ sự thống nhất quốc gia và quyền lợi trên biển cả. Đối với chiến lược "cận hải" ở đây tức là mở rộng khả năng đưa các lực lượng đến tận những nơi xa xôi trên biển cả cùng với sự chi viện và bảo đảm an ninh cần thiết. Tàu khu trục Quảng Châu-168 (Ảnh ifeng.com) Trên thực tế của các đợt thay quân tại Somali cũng đã thể hiện rõ nét về chiến lược “cận hải” của lực lượng Hải quân nước này thông qua hoạt động trên tuyến đường hành trình tới Somali và sự gia tăng quân số so với những lần trước đó. Tàu hộ vệ tên lửa-568 (Ảnh ifeng.com) Trong đợt triển khai lực lượng tới Somali hồi tháng 10/2009, cả biện đội tàu số 4 có khoảng 700 quân và nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, trong đợt triển khai lần này (04/3/2010), biên đội tàu số 5 được biên chế gồm tàu khu trục Quảng Châu-168, tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ-887, tàu hộ vệ tên lửa Sào Hồ-568, 02 máy bay trực thăng và đặc biệt quân số được biên chế lên tới 800 lính (tăng 100 so với biên đội 4). Tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ-887 (Ảnh ifeng.com) Điều đáng lưu ý, trên trang tin quân sự Trung Quốc cho biết, trong quá trình hành trình từ Căn cứ Tam Á, biên đội tàu số 5 có tổ chức những hoạt động đặc biệt như diễn tập chống hải tặc và triển khai hoạt động chống cướp biển ở những vùng “biển nóng”. Hoạt động chống cướp biển (Ảnh ifeng.com) Tiếp đó, ngày 07/3/2010, trước khi hành trình vào eo biển Singapore, tại khu vực biển gần đảo Anambas phía Nam Biển Đông, biên đội tàu số 5 đã bắt đầu triển khai các hoạt động chống cướp biển. Trong các hình ảnh thấy rõ về việc tổ chức một hoạt động quy mô với sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa các tàu với máy bay trực thăng, cùng binh lính của biên đội. Hoạt động chống cướp biển (Ảnh ifeng.com) Tuy nhiên, trang tin quân sự nước này không nêu rõ các hoạt động diễn tập và khu vực diễn tập cụ thể, nhưng ta có thể thấy rằng, trong quãng đường từ Tam Á đến đảo Anambas biên đội 5 đã tổ chức các hoạt động diễn tập. Hoạt động chống cướp biển (Ảnh ifeng.com) Vậy, căn cứ vào những cơ sở nêu trên của các nhà phân tích chiến lược và căn cứ vào các hoạt động thực tế của các biên đội tàu Trung Quốc khi được điều động tới Somali, ta có thể thấy rằng, việc đưa lực lượng hải quân đi làm nhiệm vụ quốc tế có thể chỉ là một màn che phủ cho những ý đồ chiến lược của lực lượng hải quân nước này. Qua đó cũng nhằm để khuếch trương sức mạnh quân đội, nâng cao khả năng tác chiến dài ngày trên biển, tăng cường khả năng tác chiến và khả năng tiếp cận địa hình ở những nơi xa xôi trên biển cả.var currentday=10; var currentthang=3; var currentnam=2010; Lan Hương (vitinfo)
    1 like
  10. 1 like
  11. Anh Thiên Sứ thân mến!Ngạc Quân Tử Tích là vua Sở Hùng Ngạc, bắt đầu từ năm 799 TCN tới năm 791 TCN. Như vậy là đã tới 2800 năm. Kính anh !
    1 like
  12. 1 like
  13. @ Vo truoc Không lẽ tôi góp ý về cái "sự nông cạn" của bạn mà không đúng ư ? Bạn có nghĩ lại lời tôi viết cho bạn là đúng hay sai chưa ? Hay bạn vẫn cho rằng những ý tưởng mà bạn đã đưa ra ở trên là đúng ? Bạn không muốn tranh luận hoặc trao đổi bất kể cái gì với tôi nữa ? Không sao, không sao. Không có ai ép bạn làm điều đó đâu. Nhưng vì sự đúng đắn của học thuật và giúp cho sự học hỏi của người khác được tốt hơn, thì tôi vẫn phải có ý kiến vào cái bài nghiên cứu về cái gọi là "thuyết âm dương ngũ hành - mới" của bạn ở ngoài kia, khi mà tôi có thời gian. Vì đây là Diễn đàn học thuật mở rộng cho mọi ý kiến và mọi sự bình luận về nó. Nếu bạn cảm thấy "nó" bất ổn và không muốn tôi tham gia thì nên sớm nhờ ban điều hành Diễn đàn xóa cái bài đó đi. Như vậy là mọi sự thái bình và tôi cũng bớt đi được sự bận tâm. Bạn nên có thái độ đúng đắn và tôn trọng cá nhân hơn trong khi tranh luận. Và cũng xin đừng gọi tôi là "cậu", bởi vì tôi có thể là BÀ của bạn đấy. Vo truoc thân mến. --------------------------------- @ Thiên sứ Anh vẫn thường nói : "Tranh luận để tìm ra chân lý" mà. Tất nhiên mỗi người tham gia đều phải bảo vệ, chứ không phải bảo thủ, cái luận điểm của mình đưa ra. Đúng hay sai, nếu ai đó không tự nhận biết được, thì cũng đã có những người khác bên ngoài đánh giá. Hoặc chí ít thì qua đó cũng có thể giúp được cho ai đó có thêm nhận thức về vấn đề đang được tranh luận. Cái sự này có ích lắm lắm, anh Thiên sứ ạ. Vụ "Luận" âm dương ngũ hành này đã xong đâu mà anh vội bảo mọi người tự rút kết luận để đi tìm "chân lý". Âm dương thì đã có thể hiểu biết chút chút, nhưng ngũ hành thì đã thấy nói gì đâu. Chúng đều thuộc về cái gọi là "thuyết âm dương ngũ hành" mà. Thật chẳng khác nào kiểu "Đem con bỏ chợ" hay là "Đánh rắn giữa khúc" cả. Hoặc là vô trách nhiệm với cái mình đưa ra, hoặc là sẽ để lại hậu quả xấu khó lường cho người khác. Bởi vì với sự dang dở này sẽ làm cho nhiều người theo dõi, nhất là những người mới học, mất phương hướng và sẽ càng có nhiều sự hiểu sai hơn. Thôi chúng ta cố thêm chút nữa, anh à, cũng sắp đến đích rồi. <<< HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). >>> Vậy mong anh cho nốt ý kiến về phần này của tôi ở bài trước, rồi chúng ta tiếp tục để tránh cho những người đang theo dõi khỏi bị "ngẩn ngơ".
    1 like
  14. Theo Huyền Không Lạc Việt thì Ngũ Hoàng quản Đông Nam chứ không phải tây Nam :(
    1 like
  15. 1 like
  16. - Nên sinh con năm Giáp Ngọ, đứa thứ 2 sinh năm Bính Thân là tốt nhất. - Nếu không chờ được thì sinh đứa đầu là con gái năm Canh Dần hoặc Tân Mão. Đứa thứ 2 năm Bính Thân Thân mến
    1 like
  17. Muốn lấy lá số thì bạn ra trang chủ có trình Tử Vi Lạc Việt, copy link lá số vô đây rồi các bác ngâm cứu cho bạn!
    1 like
  18. Lịch sử và văn hóa là cái gốc của một quốc gia, việc tìm hiểu và phát huy thành công sử/văn hóa Việt có thể sẽ làm chấn hưng nước nhà, khiến cho VN có thể ngẩng cao đầu và tự hào trước các quốc gia khác, cũng như khẳng định chủ quyền của VN trong khu vực. Tuy nhiên, công việc tìm hiểu lịch sử/văn hoá qua mấy ngàn năm là một công việc vô cùng khó, đòi hỏi phải có tâm huyết vô cùng lớn. Qua đó thấy được tấm lòng của các nhà nghiên cứu chủ đề này thật đáng quý thay. Trong nghiên cứu thì trăm hoa đua nở, mà chuyện nhiều ý kiến khác nhau là thường tình. Theo cháu thấy thì không riêng gì người Á Châu mình hay có tính "thấy người sang bắt quàng làm họ", mà trên thế giới ở đâu cũng thế - âu cũng là lẽ thường tình. Huống chi cũng chưa ai chắc được là cái gì là của ai, nên chăng, các nhà nghiên cứu có tâm huyết cứ nghiên cứu theo hướng mình thấy đúng, tạm thời chấp nhận các sự khác biệt trong tư tưởng của người khác, cho phép có sự khác biệt sẽ tạo nên sự phong phú trong học thuật, rồi từ đó khơi trong gạn đục, từ từ sẽ có kết quả tốt. Giới trẻ bọn cháu nếu được kế thừa nền tảng học thuật của các bậc tiền bối đi trước thì thật là quý hoá. Mong các chú bác đóng góp bài viết để tụi cháu được học hỏi. Ps. nhân có được cơ may gặp chú/bác Nhân Vô Minh cùng chú Thiên sứ trong topic này, cháu có thắc mắc về hệ thống Can/Chi (đã post bài theo link sau: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...howtopic=12779) xin mạn phép nhờ 2 chú/bác giải thích giúp cho: ++++++++++++ Kính thưa các chú bác, ACE trên diễn đàn, Trong quá trình tìm hiểu học thuật, amour có "thắc mắc không biết hỏi ai" về hệ thống 10 thiên can và 12 địa chi. Can/chi là những đơn vị rất quen thuộc với người Á Đông, được dùng trong hệ thống lịch pháp và các học thuật khác. Tuy nhiên, nguồn gốc của Can và Chi thì không rõ ràng, vì vậy Amour lập ra topic này để các bậc tiền bối vào dạy bảo, cũng như để cho các ACE quan tâm cùng thảo luận. Amour trước tiên xin mở vấn đề này qua các câu hỏi sau: 1. Định nghĩa Can/Chi là gì? 2. Nguồn gốc của Can/Chi? Can chi dựa vào cái gì mà lập thành? (Hà đồ, lạc thư, âm dương,ngũ hành vvv?) 3. Trong sách lục nhâm và hiệp kỷ biện phương thư có nói về số của Can/Chi như sau: CAN CHI SỐ Giáp,Kỷ Tý, Ngọ 9 Ất, Canh Sửu, Mùi 8 ... Dần, Thân 7 Đinh, Nhâm Mão, Dậu 6 Mậu, Quý Thìn, Tuất 5 ... Tị, Hợi 4 tại sao lại có những số nói trên? ***********
    1 like
  19. Tài bạch Thiên Lương tị hợi thì kiếm tiền dễ nhưng tiêu tiền cũng nhanh và em nên làm những công việc lưu động để kiếm tiền như chú Haithienha nói là giao dịch hay ngoại giao đó. Có tiền mà tiêu là được rồi em à, số em không giàu thành đại gia nhưng chắc cũng khá giả đó. Có cô thần quả tú chắc là cũng giữ được ít của đáng phải giữ. Anh không biết xem, chỉ đi theo chú Haithienha học hỏi thôi
    1 like
  20. Câu chuyện dưới đây cho thấy nào phải chuyện cổ tích hay điển xưa tích cũ : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...mp;ChannelID=89 Và "Khi yêu thương không còn khoảng cách" : http://www.giacngo.vn/phatgiaotuoitre/2009/11/25/5BD609/
    1 like
  21. - Nhà này 4 hỏa sinh cho 3 thổ. Thổ rất mạnh lại được cách địa chi liên kế thì làm ăn rất phát tài. hiềm nỗi do mạng mẹ và mạng ông bà hỏa sinh cho mạng con trai Đinh Tỵ nên ông bà và mẹ rất chiều con trai Đinh Tỵ dẫn đến tình trạng như hiện nay. - Nhà này có cô con út Tân Dậu rất thương yêu và chăm sóc gia đình. - Như đã từng nói trong nhiều bài trả lời trước. Việc tìm được năm sinh con tương sinh cho gia đình thì gia đình rất phát đạt, nhưng có một hệ lụy là người con được sinh ra thường rất được chiều nên sinh hư. Vì vậy việc sinh con theo đúng cách là rất tốt, tuy nhiên những gia đình này cần phải chú trọng đến vấn đề giáo dục con cái ngay từ nhỏ. - Người bố sinh năm Mậu Tý và người con trai Đinh Tỵ hay nảy sinh mâu thuẫn, có thể dẫn đến tình trạng không thèm nhìn mặt nhau nữa. Người bố muốn dạy con nhưng do ông bà và mẹ chiều quá nên không dạy được. - Nếu có thể đưa sơ đồ nhà và đo hướng cửa để xem có thể dùng phong thủy để giúp đỡ được gì không? Thân mến
    1 like
  22. Đầu tiên xin chân thành cảm ơn Bác Thiên sứ đã có bài trả lời và quan tâm tới chủ đề của tôi, Trong đoạn bác Thiên Sứ trích dẫn bài tôi có câu "Người Việt Nam ta....." Dân tộc ta là dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, mặc dù hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng không vi thế bị đánh mất hay mai một đi cái gốc quý báu đó, dân tộc chúng ta biết tiếp thu và cải biến những gì học được từ người khác thành cái của mình và đến cả ngày nay cũng thế, Đảng và nhà nước ta luôn có câu: một nền giáo dục, văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc... Ông cha ta khiếm tốn và thật thà, biết tiếp thu và học hỏi, ngay từ những ngày đầu tiếp cận Kinh Dịch, có thể thời điểm đó họ có nhiều cơ hội hơn để chứng minh nguồn gốc của Kinh Dịch, nhưng tôi nghĩ vẫn theo Đạo học, họ đam mê tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng những gì học được từ Kinh dịch vào thực tiễn, họ nâng niu và cho đó là vốn quý, còn với một phần những người đọc sách ngày nay, muốn biến những cuốn sách, cuốn kinh quý giá đó, tìm cách nào đó, khuấy động một phong trào để rồi lấy đó làm cái nổi tiếng, lấy được một số bộ phận người nào đó không chịu tu tâm đọc sách mà chỉ nghe theo và từ đó làm cho cuốn sách trở thành cái đề tài để tranh cãi, để đấu đá nhau... Họ cố gắng biến cải những câu trong Kinh Dịch thành cái gì đó na ná, đung đúng, từa tựa như những câu mà ông cha ta ngày xưa hay nói, hay dùng, rồi biến cải và bằng cái trí tuệ của một cá nhân để suy luận ra từ những câu kinh chân chất, mộc mạc và rất tự nhiên thành những cái gì đó không xác thực, khoác cho nó cái áo khoa học mà trước giờ nó không giám mặc, vì bản chất nó là sự Quy Nạp, sự đúc kết của rất nhiều con người với những kinh nghiệm rút ra từ Tự Nhiên và Xã hội và như thế vẫn theo tôi viết bài trên, nó có thể đúng hoặc sai vào từng thời điểm, nếu chúng ta muốn chuyển hoá nó, hãy dùng cái trí tuệ của người đời nay, Viết ra một cuốn khác từ cuốn Kinh Dịch và lấy một cái tên khác na ná, từa tựa như Việt Dịch chẳng hạn ( Kinh Dịch ngày xưa cũng đã có nhiều lần chuyển mình từ Liên Sơn, quy tàng cho tới Kinh Dịch ngày nay...) và như thế chúng ta kết hợp được kim cổ toàn vẹn, và con cháu ta sẽ không phải tranh cãi nữa mà khẳng định ngay đó là của dân tộc Việt ta mấy ngàn năm đúc kết.... Đạo Phật luôn khuyên con người từ bỏ cái bản ngã xấu xa để hoà nhập với cái chung của tự nhiên của xã hội, mở rộng tấm lòng vậy.... Đó là những gì tôi suy nghĩ và mong muốn được các bạn cho ý kiến và góp ý thẳng thắn, Chân thành cảm ơn
    1 like
  23. Chào bạn, Hoangtrieuhai Nói thôi mà ... chẳng phải anh Hoa Hạ đó giờ được công nhận là Chủ Nhân của nền Lý Học Đông Phương đấy sao!? Như đã là: "không phải là chuyện người Hán đúng hay sai " và rồi đi kết luận rằng: "họ không bao giờ đúng" thì chữ Anh có từ: oxymoron (sharply dull) có nghĩa là đần độn sắc nét. Vì rằng, lối so sánh chứa đầy những mâu thuẫn trái ngược. Hoangtrieuhai có thể bảo là: lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành không phải là của người Hoa Hạ hay lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành không phải là của người Lạc Việt v.v.. với sự chứng minh; nhớ nhé! Rồi, chúng ta sẽ phân tích ai đúng ai sai sau. Vậy thì: ví dụ, người Hán chưa tìm ra cái đúng như Hoangtrieuhai cho là rồi thì ai tìm ra cái họ cho là đúng đâu? Chi là lối dùng từ ngữ thôi .... Vậy thì, Hoangtrieuhai đang chê bai SP của Hoangtrieuhai rồi đó! Lập luận của anh Thiên Sứ: Nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. cũng đã thể hiện sự không nhất quán khi ứng dụng trong Huyền Không. Bài KIM KHẨU QUYẾT của Tăng Mạc Giảng, ở cuốn Thẩm thị huyền không học trong phần đối đáp giữa Thẩm Trúc Nhưng và các nhà phong thủy khác được giải thích dựa trên Lường Thiên Xích -ma trận kỳ ảo cân đối toàn diện đã không thể hiện được sự đúng đắn của nó. Trong sách Thẩm Thị Huyền Không, ông Thẩm giải thích :"câu trước dùng số Tiên Thiên, câu sau dùng số Hậu Thiên và "Tân Hợi hứa đồng luân" tức là Số 3 thông tới Số 4 tức chính là "đồng luân" . Tân Hợi hứa đồng luận chứ không phải luân. Có lẽ, Hoangtrieuhai không biết đó thôi, vì trong giới Huyền Không Phong Thủy ở Đài Loan và Hương Cảng đều không đánh giá cao thực học của ngài họ Thẩm này. Bài "Kim Khẩu Quyết" này chẳng qua là để nói về "Chính Thần, Linh Thần" qua các Vận (1-9) từ Thượng Nguyên đến Hạ Nguyên mà thôi; không nhất quán ra sao? Vinh danh nền Văn Hiến Việt - có ai cấm đâu à; nhưng Hoangtrieuhai sẽ không thể nào vinh danh nền Văn Hiến Việt bằng nền tảng lý thuyết của SP của Hoangtrieuhai. Sapa không phải cố gắng chỉ ra những điểm khiếm khuyết vì tự thân nó đã đập đổ ngay chính cái tiền đề căn để của luận thuyết đó. Sapa không bận tâm đến người Hán SAI đâu, chỉ là người Việt mà SAI do sự đổ thừa rằng nó [Hán] bất cập ??? Nó vô lý, Nó bậy bạ ???. Để từ đó, Bịa ra một học thuyết mới. Phải sáng tác ra một cái "thuyết" mới rồi chụp cho cái mũ thất truyền, sai lệch v.v... thì quả là đáng tội! Sapa
    1 like
  24. 1 like
  25. Anh Nhân Vô Minh viết: Tôi nghĩ có lẽ anh nhầm. Người Việt, nhất là giới khoa học lịch sử - rất khiêm tốn. Truyền thống dân Việt xưa thường tự hào là lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm. Nay họ tự ý suy diễn hạ xuống còn chỉ hơn 2000 năm (Tính luôn 1000 năm Bắc thuộc). Người Việt tự hào về truyền thống văn hiến một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử thì họ cho rằng chỉ gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", không gian sinh sống chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ. Tư tưởng này được phổ biến tràn lan, trong cả sách giáo khoa, truyện tranh trẻ em và tận cùng ngõ ngách, đến mức độ bây giờ nhắc lại truyền thống xưa thì giới trẻ ngạc nhiên.Theo anh thì dó là một tư duy gì? Có thể nói như anh là: "Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần". Hay là chỉ được phép khiêm tốn hạ mình, còn cái gì hay thì phải là của người khác mới tốt? Ý anh thế nào?
    1 like
  26. Năm nay đi xa cẩn thận đề phòng tai nạn về xe cộ có thương tích tay hay chân ,ngoài ra chuyện tình cảm cũng không được vui
    1 like
  27. Những trận động đất gần đây - Điềm gở của thế giới? Thứ Ba, 09/03/2010 - 16:09 (Dân trí) - Đầu tiên là mặt đất rung chuyển ở Haiti, rồi tới Chile và giờ là Thổ Nhĩ Kỳ. Năm nay, có vẻ như động đất diễn ra liên tục hơn, mạnh hơn, khiến nhiều người băn khoăn tự hỏi liệu có phải có điềm gở gì đó đang xảy ra dưới chân chúng ta? Từ đầu năm đến nay, thế giới dồn dập hứng chịu 40 trận động đất. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Theo các nhà khoa học, hoàn toàn không đúng khi cho rằng hiện chúng ta đang phải hứng chịu động đất thường xuyên hơn trước kia. Vấn đề không nằm ở chỗ điều gì đang xảy ra dưới lòng đất, mà nằm ở chỗ điều gì đang xảy ra trên mặt đất. Theo các nhà khoa học, ngày nay ngày càng có nhiều người chuyển tới các thành phố lớn và không may những thành phố lớn này lại được xây dựng trên những đường nứt của trái đất. Ngoài ra, những thành phố này lại có nhiều tòa nhà không đạt chuẩn, không thể chống chọi được với động đất. Một nhân tố khác góp phần làm tăng cảm giác động đất xảy ra liên tục, thường xuyên hơn: đó là truyền thông, tin tức “phủ sóng” 24/24h và trên khắp thế giới, cộng với việc theo dõi các trận địa chấn tốt hơn trước. “Tôi có thể đảm bảo chắc chắn với các bạn rằng thế giới không phải đang đi tới ngày tận thế”, Bob Holdsworth, một chuyên gia kiến tạo học tại Đại học Durham, bắc Anh, cho biết khi nhắc đến số trận động đất xảy ra gần đây. Trận động đất 7 richter vào tháng trước đã cướp đi sinh mạng của hơn 230.000 người ở Haiti. Chưa đầy hai tuần trước, một trận động đất 8,8 độ, trận động đất mạnh thứ năm thế giới kể từ năm 1990, đã khiến hơn 900 người ở Chile thiệt mạng. Và vào ngày hôm qua, một trận động đất 6 độ xảy ra trước bình minh đã làm rung chuyển vùng nông thôn ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ít nhất 51 người thiệt mạng. Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trung bình mỗi năm có 134 trận động đất có cường độ từ 6-6,9 richter. Tuy nhiên, kể từ đầu năm tới nay, thế giới phải trải qua nhiều trận động đất hơn cùng kỳ mọi năm, với 40 trận. Nhưng đó là bởi trận động đất 8,8 richter ở Chile đã tạo ra một loạt các đợt dư chấn mạnh. Chính vì vậy mà chúng “phủ bóng đen” xuống toàn bộ cả năm theo suy nghĩ của nhiều người, Paul Earle, một nhà địa chất học ở Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay. Các tòa nhà trong động đất mới là thủ phạm giết người Hơn nữa, theo Earle, không phải là số lượng trận động đất mà chính là hậu quả tàn khốc động đất để lại, số người chết nhiều do tiêu chuẩn xây dựng kém, đã khiến mọi người quan tâm nhiều hơn. “Đã có một câu “thần chú” rằng động đất không giết con người, mà thủ phạm là các tòa nhà”, nhà địa chất học nói. Nhà địa lý Roger Bilham, thuộc Đại học Colorado, cho hay, trong suốt một thập kỷ qua, có nhiều người thiệt mạng vì động đất hơn. Trong một bài viết trên tạp chí Nature vào tháng trước, nhà địa lý vừa mới trở về từ Haiti, đã kêu gọi cần phải có tiêu chuẩn xây dựng cao hơn, tốt hơn ở các thành phố lớn của thế giới. Năm ngoái, nghiên cứu về số người chết trong động đất, số dân, cường độ động đất, phạm vi ảnh hưởng cũng như các nhân tố khác của ông đã đưa ra những kết quả đáng báo động. Nhưng đó là trước khi xảy ra động đất ở Haiti, Chile, cùng Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi thấy rằng số người chết (vì động đất) trong vòng 10 năm qua lớn gấp 4 lần 10 năm trước”, Bilham cho biết. “Rõ ràng là số người chết tăng lên một cách đáng sợ”. Các chuyên gia khác cũng cho biết họ rất lo ngại trước số lượng người chết vì động đất gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 453.000 người chết từ năm 2000-2009, tăng mạnh so với 2 thập kỷ trước. Tuy nhiên, trong những năm 1970, một trận động đất khủng khiếp ở Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của khoảng 440.000 người. Song những con số này dao động qua mỗi năm. Các nhà thống kê cho biết, rất khó nhìn nhận được xu hướng trong số lượng người chết vì động đất. Các phân tích cũng cho thấy không có “xu hướng tăng” kể từ những năm 1970. Một số chuyên gia thảm họa cũng cho rằng, họ thấy nhiều người chết hơn trong những trận động đất không mạnh bằng những trận động đất nhiều thập kỷ trước. Họ viện dẫn tới hai trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, một vào năm 1999 tại Izmit khiến 18.000 người thiệt mạng và một vào năm 2001, khiến 20.000 ở Bhuj thiệt mạng. “Hãy nhìn vào một số trận động đất lớn gần đây”, Debarati Guha-Sapir, giám đốc trung tâm nghiên cứu thảm họa dịch tễ của WHO cho biết. “Nếu trận động đất Izmit hay Bhuj xảy ra 30 năm trước, thì hậu quả chúng để lại sẽ không tàn khốc như thế, bởi dân số ở những thành phố này chỉ bằng 1/3 dân số của chúng vào thời điểm động động đất thực tế xảy ra. Mật độ dân số ngày một tăng đã khiến cho một trận động đất nhỏ trở thành một trận động đất lớn”. Theo các chuyên gia thảm họa và động đất, trong số 130 thành phố với hơn 1 triệu dân trên khắp thế giới, có tới hơn một nửa nằm ở những đường nứt của trái đất, khiến những thành phố này có nguy cơ hứng chịu động đất rất lớn. “Tôi đã tính toán thấy hơn 400 triệu người sống trong những thành phố trên có nguy cơ chịu nguy hiểm bởi động đất”, Bilham cho hay. Theo Bilham, những nước đang phát triển, nơi dân số đang bùng nổ, ngoài ra cũng không tập trung tới việc chuẩn bị đối phó với động đất. “Nếu bạn vẫn phải đối mặt với khó khăn cơm áo hàng ngày, thì bạn chắc chắn sẽ không thể nhìn xa mà lo lắng cho các trận động đất trong tương lai được”, ông cho hay. Ông cho biết khi tới Haiti sau trận động đất hồi tháng 1 vừa qua, ông đã hi vọng rằng các tòa nhà được xây dựng sau đó sẽ đạt tiêu chuẩn chống động đất. Nhưng thay vào đó, người dân xây lại những căn nhà của họ vẫn theo lối không an tòan như trước. Một lý do khác khiến mọi người có cảm giác là động đất ngày một tồi tệ hơn là do chúng ta ngày càng quan tâm tới động đất hơn. Hiện tượng ở Haiti nhanh chóng bị nối tiếp bằng trận động đất 8,8 độ ở Chile cũng khiến mọi người chú ý hơn. Tuy nhiên nhà nghiên cứu thảm họa Dennis Mileti, cựu ủy viên của cơ quan an toàn địa chất của bang California, Mỹ, cho biết điều đó sẽ không tồn tại lâu. “Mọi người hiện đang quan tâm đến thiên tai trên hành tinh chúng ta sống”, Mileti nói. “Nhưng nếu trở lại sáu tháng trước, khi không có một trận động đất nào xảy ra, hầu như mọi người sẽ lại quên ngay”. Phan Anh Theo AP ----------------------------------------------- , Hoàn toàn đồng ý với ông Bob Holdsworth. Nhưng tôi cũng xin lưu ý rằng: Đây cũng mới chỉ là video clip của năm Canh Dần. Thiên Sứ
    1 like
  28. Giờ sinh khác đã là khó, ngày khác nữa, thật sự sợ hãi ko giám phán, dù là phán bừa. Mong quý cô thông cảm.
    1 like
  29. Chào anh, Thiên Sứ Nói về: nền Lý học Đông phương từ văn hóa Hán không phải vô cớ mà tồn tại và phát triển trong mấy ngàn năm qua, cho nên khi anh hay những người ủng hộ anh vì cảm tình với lý do anh đã nhân danh nền Lý học Đông Phương thuộc Văn Hiến Việt cần cẩn thận suy xét. Riêng anh, với lập luận: nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. thì Hà Đồ trong Cửu Cung do anh chế tác đã đập phá cái nền tảng cân đối cần có này rồi. Trong khi, Lạc Thư cổ điển từ văn hóa Hán với "ma trận kỳ ảo" đã thể hiện tính cân đối toàn diện làm nền tảng thì anh đã không còn chỗ đứng để phát ngôn - huống là, anh cứ luôn phát biểu rằng: Nếu phải dựa trên nền tảng đã không còn xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối để quán xét mọi hiện tượng thì lý thuyết đó có còn tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri nữa không? Hỏi, tức là trả lời trong trường hợp của anh đã được nêu trên. Tuy nhiên, như chúng ta quan sát 2 đồ hình trên thì sẽ thấy phương vị: 1,6,8,3 và trung cung: 5 sẽ không khác nhau nhưng ở phương vị: 2,7,4,9 thì không có sự tương đồng nào cả; cho nên, Huyền Không Phi Tinh giữa Huyền Không Lạc Việt và Huyền Không Tàu sẽ có sự sai số và sự kiện tiên đoán không đồng ắt xảy ra ở những vị trí trên. Tham khảo Huyền Không Phi Tinh sau đây: Có thể nói, gần như phân nữa sự tiên tri sẽ là khác biệt chứ không phải "sự sai khác giữa các yếu tố là không lớn nên sự đúng sai giữa hai bên là không lớn lắm" như Nhị Địa Sinh đã bình phẩm: (Nguồn: bài viết #10)Nói tóm lại, dựa trên tiền đề "Hà Đồ" và những lập luận liên quan của anh - Thiên Sứ - đã phơi bày sự bất cập ngay từ căn để mà có lẽ anh sẽ khó tiếp nhận những sự thật này ngay. Mong rằng, anh sẽ có sự ngừng lại và xét lại trước khi tiếp tục với tham vọng vinh danh nền văn hiến Việt. Sapa
    1 like
  30. Con đầu Tân Mão, con thứ 2 Ất Mùi Thân mến
    1 like
  31. HỘI CHỨNG ÂM DƯƠNG Ở cái thời mà tôi cũng như bao đứa bạn bè khác cùng lứa ở trong làng, thường là từ sáng tới tối chỉ chạy nhẩy, rong chơi, nghịch ngợm khắp nơi. Là giai đoạn trong cuộc sống của mỗi người mà sau này thường được gọi là "cái thời mặc quần thủng đít" ấy. Nó thật là đẹp đẽ và khó quên. Khó quên đến nỗi mà sau này mỗi khi chợt nhớ lại nó thì ngay lập tức tôi như là kẻ "mất trí dại khờ" hoặc như bị "hồn lìa khỏi xác" vậy. Ấy là nghe theo lời người đã nhìn thấy tôi khi đó kể lại thôi, chứ lúc đó thì tôi đâu có biết gì. Quãng đời đó thật đẹp, chỉ tiếc là không được dài mãi. Một buổi sáng nọ, sau khi đã nhét hai củ khoai lang luộc vào bụng, tôi chuẩn bị "tót" đi chơi như bao ngày khác thì thầy tôi chợt gọi tôi lại mà rằng : "Con à, chơi bời lêu lổng mãi rồi, từ bây giờ phải học chút gì đó để sau này mà được thành người". "Quái lạ ! Thế bây giờ tôi không phải là người chắc ?". Nghĩ trong bụng vậy thôi, chứ tôi đâu có dám nói ra điều đó với thầy tôi, chết đòn ngay. Nói xong, ông chìa cho tôi hai tờ giấy bản kín đặc những thứ loằng ngoằn, xoắn xuýt lấy nhau trông như cái xích chó vậy, cái mà thầy tôi thường gọi là chữ ấy. "Cho mày một tuần trăng để học hết những gì ở trong này, bắt đầu từ ngày hôm nay. Nếu không xong thì mày dờ hồn đấy" - Thầy tôi nói tiếp. Tôi biết rằng, cái "sự đó" đã đến, cũng như nó trước đây đã từng lần lượt đến với các anh chị trên tôi. Thế là hết, hết thật rồi với tất cả những cuộc chơi đẹp đẽ và đầy thú vị. Hết thật rồi với những con dế cụ có đôi càng bóng nhẫy, rắn chắc, sắc mạnh và cả với những chú chuồn chuồn ngô khỏe mạnh, sặc sỡ bay lượn khắp nơi. Mất toi ba ngày thì tôi mới có thể "phiên dịch" và "cài vào bộ nhớ" xong hai cái tờ giấy đầy sự rối rắm về cả bên ngoài lẫn bên trong, cả hình dạng cũng như bản chất đó. Rồi những ngày tiếp theo là "xử lý" vấn đề và cái này thì tôi thực sự có "vấn đề" thật. Cái gì là âm dương chớ, tại sao lại phải phân biệt làm gì ? Cứ để nguyên như vậy thì có chết ai. Thật là rắc rối. Lại nữa, chúng còn động đậy, chạy qua chạy lại, tác động hoặc đánh nhau gì đó. Tất cả làm tôi chóng hết cả mặt và chẳng khoái tí nào. Làm sao bằng được khi nhìn chú dế kiêu hùng của mình dũng mãnh xông vào một con dế khác trong một cuộc "chọi" kia. Để rồi sau đó tôi được chúng bạn kính nể thêm vì luôn có được một chú dế vô địch. Rồi thì cái hạn "trả bài" kia cũng đã đến. Đó là một buổi chiều xâm xẩm thật khó quên. Ấy là khi mà màu vàng của nắng cuối thu đã nhạt mầu trên mọi vật. Là lúc con gà mái mẹ cất tiếng tục tục gọi đàn con để cùng chúng bạn về chuồng nghỉ nghơi. Cũng là khi trên tất cả các mái bếp trong làng đều đang bốc lên một làn khói mờ nhạt, mỏng manh phất phơi theo gió heo may, báo hiệu một bữa ăn tối đầm ấm cho mọi người. Trong nhà, Thầy bu tôi đã ngồi chờ tôi ở trên cái ghế tựa dài có tay vịn ở hai đầu, cái mà người ta thường hay gọi là "trường hay tràng kỷ" với nét mặt hiền hòa thân yêu vốn có ở họ. "Thầy bu là âm dương, thầy là dương, còn Bu là âm" - tôi bắt đầu. Thầy tôi gật gù, một tay vê vê mồi thuốc lào rồi ấn vào cái nõ của chiếc điếu bát rất cổ, mà nghe đâu nó được truyền lại từ nhiều đời ông cụ tổ trước. Còn Bu tôi thì mặc dù đang bận nhai trầu bỏm bẻm cũng mỉm cười hài lòng. Sau đó Thầy tôi nhịp nhịp cái xe điếu, cái mà ông thường dùng nó bằng mồm để hút khói thuốc từ cái điếu bát, về phía tôi mà rằng : "Tiếp tục đi". Còn tay kia thì ông vớ lấy một que đóm châm lửa để bắt đầu hút thuốc lào, cái sự khoái khoái rất thường của ông. Còn Bu tôi thì vẫn yên lặng với vẻ hài lòng hiện rõ và nhìn tôi với cái nhìn trìu mến. Thấy cảnh như vậy tôi bèn "ứng khẩu" ngay : Dương động, âm tĩnh. Thầy tôi đã sẵn sàng ở cái tư thế mà sẽ làm cho cái điếu bát sẽ rên lên tành tạch một cách sung sướng như mọi khi, bỗng chợt đờ ra. Một thoáng im lặng, có thể nói là tuyệt đối, bao trùm trong không gian, nơi mà chúng tôi đang hiện hữu. Ngọn lửa đã bén lên sát hai ngón tay mà thầy tôi đang cầm giữ que đóm. Chắc là nóng lắm và còn bị bỏng nữa chứ chẳng chơi - tôi thoáng nghĩ. Còn Bu tôi thì ngay lập tức không còn bỏm bẻm nữa và nhìn tôi không chớp mắt. " Sai rồi, không thằng nào động. Âm dương đều tĩnh cả" - tôi tự nhủ và lên tiếng chữa: "Không phải, con nói nhầm ạ. Âm dương đều tĩnh, không có thằng nào động". Thầy tôi chợt đứng phắt dậy, bước nhanh về phía cái tủ áo đứng gần đó và rút từ trên nóc tủ ra một cái mà chúng tôi vẫn quen biết nó với tên gọi là roi mây. Cái Roi mây này cũng cổ kính và hình như cũng được các cụ tổ từ xưa truyền lại y như cái điếu bát mà thầy tôi vẫn thường dùng kia. Các cụ tổ quả thật là chu đáo với con cháu, ai nấy đều có phần cả. Nhưng cái Roi mây này thì chỉ dùng cho chúng tôi, những đứa con cháu không theo hoặc không giữ được những thứ hay là cái gì đó vốn là niềm tự hào của các cụ đã dày công gây dựng nên. Cái roi này nghe đâu là một loại dây leo nào đó ở trên chốn rừng xanh núi thẳm xa tít kia, chứ không giống cái loại dây dại ngoài đồng mà chúng tôi vẫn thường dùng để trói nhau khi chơi đánh trận giả. Toàn thân nó có mầu vàng vàng, có chỗ sẫm nâu, tuy có vài mấu đốt nhưng luôn nhẵn bóng và óng ả một cách đám gờm. Nó to bằng cái ngón tay cái tôi hồi đó và khá mềm mại, có thể uốn thành cái vòng tròn bé như cái cạp rá vo gạo nhà tôi vẫn dùng, nhưng cũng khá cứng rắn và bền chắc. Có lần ngoài vườn tôi thấy thầy tôi quật anh tôi trượt một phát vào cây xoan to tướng cạnh đó và để lại thân cây một vết quấn tròn sâu tứa nhựa, mà cái roi thì chẳng bị hề hấn gì. "Nằm xuồng kia - Thầy tôi chỉ lên cái sập tổ bố ở giữa nhà bằng cái roi mây đó, rồi tiếp - và kéo quần xuống. Tao sẽ cho mày biết rõ, thế nào là âm dương". "Chết rồi, chết rồi. Sai hết cả rồi. Vậy thì như thế nào nhỉ ?" - tôi tự hỏi và ngoan ngoãn làm theo ý thầy tôi như một con cua gặp ếch. Ngay lập tức một trận mưa roi đổ xuống cái mông đít trần trụi, nhỏ bé của tôi. Người tôi cũng giật lên theo từng nhịp roi lên xuống một cách đều đặn, mặc dù tôi cũng đã cố hết sức để giữ cho thân mình không động đậy. Bu tôi cũng đứng phắt dậy xỉa vào tôi : "Không chịu học à, tối nay không cho ăn cơm nữa". Thôi chết, âm dương cùng động, thế này thì nguy rồi, hậu quả khó lường đây. Về vụ "âm dương cùng động" này thì chúng tôi cũng đã vài lần gặp, nhưng lần này thì có vẻ là khủng khiếp hơn nhiều. Phải chịu trận thôi - tôi tự nhủ và nghiến răng chịu đựng. Mưa mãi cũng phải tạnh, thầy tôi chấm dứt "trận mưa" với lời đe dọa : "Cho mày một tuần trăng nữa, chưa thông thì không được ra khỏi nhà. Nếu lần này không xong thì liệu mà cút đi đâu thì cút". Tôi thật sự hoảng, khi trong đầu hiện ra cái cảnh bơ vơ, trơ trọi, không người thân thích. Còn đâu nữa những lúc được xa vào lòng bu làm nũng rồi để vòi vĩnh những cái mà mình thích. Cũng hết luôn cái cảnh ôm cổ thầy bè nheo, xin xỏ khi ông ngồi dưới nền nhà vót tre. Hoặc ôm chân ông nài nỉ cầu xin, van nài khi ông đang đứng để cái làm gì đó. Chết thật rồi. Cho đến tận bây giờ, đêm đó có thể nói là một đêm dài nhất, đáng nhớ nhất trong đời mà tôi đã trải. Đôi mông đít nhỏ bé tội nghiệp của tôi tấy đỏ, dầy đặc những vệt phồng nổi cộm của chiếc roi mây nọ. Một cảm giác khó chịu kinh khủng mà không thể dùng bất cứ lỡi lẽ hoặc từ ngữ nào mà tả cho hết. Đứng yên cũng thấy đau, mà đi lại thì còn đau hơn nữa. Lại càng không thể để bất cứ cái gì hơi răn rắn, cưng cứng chạm vào chỗ đó, nếu không thì lại nhận thêm cái cảm giác còn khó chịu hơn nữa từ đó xói thẳng lên óc. Cho đến lúc này, không chỉ tôi, mà cả các anh chị tôi cũng chưa bao giờ bị "ăn" một trận đòn ác liệt như vậy cả. Đêm đó tôi nằm "chổng khu" và không thể ngủ được với cái dạ dày rỗng luôn có cảm giác như có hàng vạn con kiến lửa đang bò và cắn đốt ở trong vậy. "Nội công, ngoại kích" quả thiệt lợi hại, phen này thì mình chết chắc rồi - tôi than thầm. Tại sao khi đó thầy bu không hoán đổi cách xử sự của nhau với tôi nhỉ ? Chuyện đó dễ ợt mà. Chỉ cần thầy tôi lấy cái câu "không cho ăn" của Bu tôi mà áp dụng cùng với cái roi mây chết tiệt kia. Còn Bu tôi thì dùng lại sự gọi là "cho ăn" của thầy tôi với bữa cơm tối thì có phải là mọi sự đều tốt đẹp rồi không. Tại sao nhỉ ? Một câu hỏi mà không dễ tìm ra câu trả lời cho xuôn xẻ, ít nhất thì cũng ở trong cái hoàn cảnh khi đó với cái đầu óc non nớt của tôi. Chỉ biết rằng, mình cần phải suy nghĩ lại về cái sự học của mình. Chắc phải là "từ nay châu lỗ xin siêng học", nếu như không muốn thấy cảnh "âm dương cùng động" mãnh liệt như vừa qua một lần nữa với mình. Chợt lúc đó, mọi chuyện khi chiều tối lại hiện lên trong óc tôi như một cuộc xem chớp bóng. Thầy tôi - tôi, dương động đánh, âm bật nẩy theo. Thầy bu tôi cùng phạt tôi nên tôi vừa bị đau vừa bị đói. Vậy thì đúng rồi, âm dương cùng động thì mới có cái cơ sự này. Vậy thì cái câu "âm thuận tùng dương" cũng rõ rồi, cái xấu phải nhường cho cái tốt, cái yếu phải thua cái mạnh. Thằng con lười nhác ham chơi như tôi phải thuần phục cha mẹ là đúng rồi. Rồi thì cái đống lòi tói mà thầy tôi đã đưa được tôi bắt đầu gỡ dần từng mắt một. Mải mê với dòng suy luận cho đến tận khi trời tờ mờ sáng với tiếng gà gáy đồng loạt, rộn ràng thì tôi mới thiêm thiếp đi vào giấc ngủ. Nhiều năm sau đó, hễ tôi nghe thấy hoặc đọc được hai từ âm dương ở đâu đó là mông đít tôi lại chợt nóng rát lên như bị lửa đốt. Và trong bụng thì lại như có hàng vạn con kiến lửa đang thi nhau cắn xé cái dạ dày khốn khổ của tôi. Cho dù ngay cả khi tôi đang ngâm mình trong dòng nước mát của con sông cái đầu làng với cái bụng no đầy, thì cái "vụ" đó cũng không đỡ hơn được chút nào. Theo ngôn ngữ hiện đại bây giờ thì "cái sự đó" được gọi là hội chứng. Cho nên tôi cũng gọi nó là cái " Hội chứng Âm dương" của tôi.
    1 like
  32. Bùn quá xá luôn! Các anh hai bắc cầy gọi là Buồn như chấu cắn!!! Mới đầu mộc thì đã hỏa thiêu thiên môn, bắc phương thủy đã xuống sức bởi tiết xuân lại hỏa đốt bốc khói. Nam phương thủy sát xâm nhập từng khắc, khiến vữa lúa miền tây đang bay hoay. và rồi còn ... Thiên tai hay thậm tai.
    1 like
  33. Chuyện những đứa trẻ hiểu ngôn ngữ thú hoang dã Vietnamnet.net Cập nhật lúc 10:56, Thứ Ba, 23/02/2010 (GMT+7) Trẻ hoang dã là những đứa trẻ vì một nguyên nhân nào đó, bị tách rời khỏi cộng đồng từ khi còn rất nhỏ, nên không được chăm sóc, không trải nghiệm những hành vi xã hội, không biết nói tiếng người. Chúng được các con vật nuôi nấng và lớn lên. >> Tippi: "cô bé rừng xanh" đích thực Tippi không là trẻ hoang dã Tippi chưa đạt tiêu chuẩn trở thành "cô bé rừng xanh". Chúng ta đã được đọc những câu chuyện rất thú vị về Tippi, một cô bé thường được gọi là “cô bé hoang dã”. Thế nhưng, theo định nghĩa trên, Tippi chưa “đạt tiêu chuẩn”. Cô vẫn sống trong cộng đồng loài người, bộ lạc của người Bushmen, gần thiên nhiên và kết bạn với dã thú trong suốt 10 năm trời. Thế nhưng cuộc trở về với nền văn minh của cô cũng đầy khó khăn và cho tới nay vẫn đầy trăn trở, chưa hòa nhập một cách hoàn toàn với một xã hội hiện tại. Vậy những “trẻ em hoang dã” theo đúng nghĩa thì sao? Chuyện kể và văn học – nghệ thuật Trong các chuyện kể cũng như trong văn học đã có những nhân vật quen thuộc nói về loại trẻ em này như Tarzan (của Edgar Rice Burrough), Mowgli (của Rudyard Kippling, giải Nobel văn học 1907)... đã được dịch ra tiếng Việt và nhiều người đã đọc. Phim về đề tài này càng nhiều hơn nữa. Những nhân vật ấy được miêu tả như những người có trí thông minh bình thường của loài người, thực hiện được những kỹ năng và tính chất bẩm sinh của nền văn minh, kết hợp với sức khỏe phi thường, sự khéo léo và bản năng lành mạnh của dã thú, và sau đó đều hòa nhập với thế giới loài người không mấy khó khăn. Thường, không nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội, nên tính cách của họ chất phác, hồn nhiên, dễ bị lừa và luôn luôn tốt bụng. Người ta còn dùng thuật ngữ “Hội chứng Mowgli (Mowgli syndrome)" để chỉ sự hòa nhập của trẻ hoang dã vào xã hội đương đại. Tazan - nhân vật hư cấu Liệu hội chứng này có thật? Thực tế Trong thực tế thì ngược lại. Lịch sử ghi nhận không ít những đứa trẻ hoang dã được tìm thấy và mang về nuôi nấng. Tuy nhiên, sự hòa nhập gần như chưa bao giờ thành công. Chúng được dạy những kỹ năng xã hội cơ bản, từng chi tiết nhỏ nhất của sinh hoạt, văn hóa và đạo lý nhưng dường như chúng không thể tiếp thu. Việc học ngôn ngữ với chúng hoàn toàn không dễ dàng vì ở tuổi học nói, khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức không được huy động và đã qua đi. Mọi sinh hoạt đối với chúng đều xa lạ, từ thói quen ăn uống đến vệ sinh cá nhân. Cuộc sống tình cảm hầu như không tồn tại. Nhiều tài liệu khoa học đã kết luận: các nhà giáo dục và tâm lý dù hết sức cố gắng nhưng đều bất lực khi chuyển một đứa trẻ bị tách khỏi cộng đồng từ nhỏ trở thành một thành viên bình thường của xã hội. Những cá thể như vậy đã khác hẳn đồng loại của mình và cần theo dõi sát sao suốt cả cuộc đời. Khi được “phát hiện”, người ta thường coi chúng như một đối tượng để nghiên cứu khoa học và sự quan tâm của các phương tiện truyền thông, gây hiếu kỳ cho khán giả. Một khi tất cả những sự tò mò lắng xuống, những cố gắng dạy chúng về văn hóa và cách ứng xử xã hội chẳng ăn thua gì, thời gian còn lại của cuộc đời chúng thường là sống lay lắt từ nhà từ thiện này sang nhà từ thiện khác. Điều thường xảy ra nhất là chúng chết trẻ, mặc dù không thể biết cứ sống một cuộc sống giữa bầy thú, cuộc đời của chúng có thể kéo dài đến bao lâu. Một số đứa trẻ hoang dã được tìm thấy từ trước đến nay. Người ta còn hiểu biết rất ít về những đứa trẻ hoang dã. Một trong những thí dụ quen thuộc nhất, cuốn “nhật ký chi tiết” của Riverend Singh, người đã tìm ra Amala và Kamala (hai cô bé được chó sói nuôi từ nhỏ) trong rừng rậm Ấn Độ công bố, gây xôn xao dư luận đã bị tố cáo là hoàn toàn bịa đặt để lấy tiền của Tổ chức bảo trợ trẻ em mồ côi. Các nhà khoa học khẳng định rằng Amala và Kamala từ lúc sinh ra đã bị thiểu năng cả thể xác và tâm thần. Từ những tư liệu cổ Herodotus, một sử gia thời cổ đại, viết rằng pharaon Ai Cập Psamtik đã tìm ra nguồn gốc của các bộ tộc Ai Cập bằng thí nghiệm trên hai đứa trẻ. Khi chúng vừa sinh ra, ông đem đến một người chăn cừu, với lệnh là để chúng sống với bầy cừu, bí mật theo dõi chúng để nghe xem những lời đầu tiên của chúng là gì. Ông cho rằng lời đầu tiên chúng thốt ra sẽ là ngôn ngữ của nguồn gốc dân tộc. Khi đứa trẻ kêu lên hai tiếng “be be” (âm tương tự tiếng kêu của cừu), người chăn cừu sung sướng tâu lại với nhà vua. Ngẫu nhiên, hai tiếng ấy, trong ngôn ngữ của bộ tộc Phrygian có nghĩa là bánh mì. Pharaon kết luận: người Phrygian chính là gốc gác của mọi tộc người Ai Cập. Tượng cổ Romulus và Remus bú chó sói.Truyền thuyết La Mã kể Romulus và Remus, hai trẻ sinh đôi, con của Rhea Silvia và Mars, được chó sói nuôi nấng. Rhea Silvia là một nữ tu, khi thấy cô mang thai và sinh con, vua Amulius ra lệnh cô phải chôn sống hai đứa trẻ. Người hầu do cô sai làm việc này bỏ chúng vào một chiếc rổ để vứt xuống sông. Chúng đã được thần sông là Tiberinus cứu và giao cho một con sói cái nuôi cho tới khi được vợ chồng một người chăn cừu hiếm muộn tìm thấy mang về nuôi dạy. Sau Romulus, giết Remus và trở thành người lập ra thành La Mã (Rome, đặt theo tên Romulus). Những tranh cãi và phê phán Năm 2008, tờ báo Le Soir của Bỉ đã kết luận cuốn best-seller có tên là Misha: A Mémoire of the Holocaust Years (Misha: Hồi ức về những năm khủng khiếp) và cuốn phim Survivre avec les loups (Sống cùng chó sói) là hoàn toàn ngụy tạo. Giới truyền thông Pháp cũng phê phán tính nhẹ dạ cả tin của mọi người, hào hứng chấp nhận những cuốn sách kể về trẻ hoang dã, không dựa vào tư liệu mà trên lời đồn. Theo nhà giải phẫu học Pháp Serge Arole trong tác phẩm L’Enigme des Enfants-loups, 2007 (Điều bí ẩn về trẻ em Người sói) dựa trên những tư liệu nghiêm túc đã phân tích và phê phán nhiều trường hợp lừa bịp để tạo scandal và nhưng câu chuyện hoàn toàn bịa đặt xưa nay. Dĩ nhiên, sự phê phán một số trường hợp nói trên không có nghĩa là sự phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại trong thực tế không ít những đứa trẻ hoang dã. Tuấn Hà (tổng hợp) ------------------------------------------------------ Cô bé hiểu được 100 ngôn ngữ của loài vật hoang dã Vietnamnet.net Cập nhật lúc 04:43, Thứ Bảy, 20/02/2010 (GMT+7) , Một bé gái tóc vàng khi mượt lịm lúc rối bù nô đùa bên những động vật hoang dã, lầm lũi bước đi trên các đụn cát sa mạc hoặc băng qua rừng sâu với chỉ một cái khố che thân, theo cuộc sống du mục của cả gia đình mình ở miền nam châu Phi. Nhà trẻ là sa mạc, sân chơi là rừng, bạn là hoang thú Em sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng, là sa mạc, làm bạn với voi, rắn, đà điểu và các động vật hoang dã khác. Đó là Tippi Degré - cô con gái đầu lòng của hai vợ chồng người Pháp Alain Degré và Sylvie Robert - cất tiếng khóc chào đời trên đất nước Nambia khi ấy vừa giành độc lập. Theo chân bố mẹ, vốn là hai nhà làm phim và nhiếp ảnh gia làm việc tự do quá yêu cuộc sống tự nhiên ở vùng nam Phi hoang dã, nhóc Tippi đã thực hiện những hành trình khám phá đầu tiên trên sa mạc và rừng bụi Nambia khi mới… 10 tháng tuổi Suốt 10 năm gắn bó, Tippi đã bước chân trần trên cát nóng và bụi rậm, đánh bạn với tất thảy động vật hiện hữu trên mảnh đất nơi đây: voi, rắn, báo, linh miêu, khỉ đầu chó, cầy mangut… “Nhà trẻ” của Tippi là những ngọn đồi tít tắp phủ cát trắng xóa, là những mảnh đất cằn cỗi của thổ dân nghèo xác xơ. Ở mỗi vùng đất mà gia đình Degré đi qua, Tippi lại “nhặt” cho mình một con vật làm bầu bạn, ví dụ như Abu - chú voi 28 tuổi nặng 5 tấn mà cô bé gọi bằng cái tên trìu mến “anh trai”. Trò chơi của Tippi cũng đậm chất hoang dại: cô bé thích nhất là ngồi đu đưa trên vòi của Abu, sau đó đi đến bờ sông chơi bắn nước tung tóe cùng các con voi khác. Những trò thú vị không kém là săn châu chấu với tắc kè hoa, hay đơn giản là ôm sư tử, ễnh ương ngủ ngon lành. Ngoài lũ thú hoang, Tippi còn là người bạn nhỏ thân thiết của các bộ tộc Himba và thổ dân Kalahari - những người đã dạy cô làm thế nào để không bị chết đói bằng quả rừng, rễ cây, những người đã cho cô biết thế nào là “đi hoang” thực sự. Xa lạ với da thịt của chính mình Tippi trở về Pháp năm 2000 và tránh mọi ống kính máy. Tippi chính thức giã từ cuộc sống hoang dã chục năm về trước - sau 1 năm “ổn định” tại Madagascar. Khi đã là thiếu nữ sống trong nhung lụa ở thủ đô Paris, tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim, chưa lúc nào Tippi nguôi nỗi nhớ về những người bạn thú hoang thời thơ ấu. Trẻ em mê Tippi trong khung cảnh phóng khoáng đó. Còn Tippi, khốn khổ thay, lại thấy khó ở trong thế giới của những người hâm mộ của mình. “Tippi đến Paris theo học. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn khác lạ, như thể nó bị dứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công. Nó cảm nhận một nỗi đau lớn và một nỗi buồn sâu lắng. Con bé không hề than phiền và không hề nói ra. Nhưng có cái gì đó đã đổ vỡ trong trái tim nó” - Sylvie Robert, mẹ của Tippi, kể lại. Trước đây Tippi đã theo học tại các trường Pháp trong kỳ hè hoặc khi cha mẹ về Pháp bán ảnh. Cô bé còn có một gia sư ở Madagascar. Nhưng cô bé chưa hề hoàn tất một năm học trọn vẹn nào. Người mẹ vẫn giữ bên mình tấm ảnh chụp Tippi ngồi ngay ngắn trong lớp, khuôn mặt có vẻ đượm buồn. Người mẹ giải thích: “Paris không hề là thế giới của nó, nó chỉ muốn biến khỏi đó. Theo sổ học bạ, con bé không tham gia các sinh hoạt, không nói năng nhiều và sống cách biệt. Con bé từng than thở: Không gian giữa các cao ốc thật chật chội. Chẳng thể nhìn thấy bầu trời ở đâu cả”. Cô bé cảm thấy xa lạ và khó làm bạn với các học sinh khác. Cuộc sống vui vẻ trong rừng xanh đã xa lâu rồi. Tốt nghiệp đại học, Tippi mở phòng ảnh riêng. Phòng này nối với phòng của mẹ của em bằng một hành lang nhỏ được mẹ Sylvie gọi đùa là “cuống rốn”. “Khi nhìn ảnh và xem phim châu Phi, Tippi tìm thấy nơi đó một sự hòa điệu giữa nó và môi trường sống mà con bé không sao còn tìm thấy ở Paris. Trong tâm hồn, nó vẫn là cô gái ấy, nhưng khi ngắm mình trong gương, nó thấy mình không còn giống với nhân vật Mowgli nữa, và nó tự hỏi: “Mình là ai?”. Tôi nghĩ một phần trong con người con bé cũng đang cảm thấy lo sợ, bởi vì nó biết nếu lúc này có trở lại châu Phi thì nơi đó cũng không còn giống như xưa nữa rồi”. Đến Paris, khi được yêu cầu cho biết quốc tịch, Tippi trả lời: “Tôi là người châu Phi”. Ngày nay, câu trả lời của cô vẫn không thay đổi. Cô giải thích: “Đây là một tình cảm đến từ trái tim và dành cho cuộc sống, chứ không liên quan gì đến quốc tịch cả”. Hòa Trai (Tổng hợp)
    1 like
  34. Kính gửi các thành viên trên Diễn đàn Lý học Đông Phương: Với mục tiêu phát triển Diễn Đàn, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đang cơ cấu lại tổ chức, nhân sự nhằm chấn chỉnh và ổn định hoạt động. Thời gian qua việc đăng nhập và bổ nhiệm có quá nhiều bất cập cũng như tùy tiện gây ra một số hệ quả. Nay, chúng tôi xin thông báo chính thức về việc đã tạm cắt quyền Biên tập viên, Điều hành viên của một số anh, chị em trên Diễn đàn vì những lý do sau: 1. Một số Biên tập viên, Điều hành viên đã không thể hiện sự hợp tác cũng như sự tín nhiệm của Trung Tâm dành cho mình, không tham gia Biên tập, không Điều hành Diễn đàn trong thời gian rất dài mà không có thông báo chính thức nào cho Ban quản trị Trung tâm. 2. Một số Biên tập viên, Điều hành viên được bổ nhiệm mà không thông qua ý kiến của Tổng điều hành. Thậm chí, trong quá trình kiểm tra, Bộ phận Kỹ thuật không kiểm soát được Lý lịch của nhiều Biên tập viên, Điều hành viên đăng nhập ẩn. 3. Trung tâm đang sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, cũng như dời địa chỉ hoạt động của văn phòng Đại diện tại Hà nội do việc từ nhiệm đột xuất của anh Phạm Cương - Trưởng văn phòng Đại diện tại Hà Nội. 4. Bên cạnh đó, việc xây dựng lại tiêu chí, quyền hạn, cũng như trách nhiệm của các Biên tập viên, Điều hành viên. Do trước đây, các tiêu chí đó chưa được rõ ràng để thông báo chính thức cho Anh, Chị em. Do những yếu tố trên, chúng tôi đã có những biện pháp khẩn trương và đột ngột như vừa qua. Sự việc này xảy ra ngoài mong muốn của chúng tôi. Bản Thông báo này có giá trị như lời giải trình vụ việc. Rất mong Anh, Chị em thông cảm và có cái nhìn về sự cố gắng này của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi vẫn mong chờ một sự hợp tác hoàn toàn tự nguyện cũng như đóng góp tài đức của các Thành viên để Trung tâm ngày càng phát triển theo đúng tinh thần học thuật. Thay mặt BQT Diễn đàn, Artemisia kính báo.
    1 like
  35. Chào anh Thiên Sứ, Theo tôi, định mệnh hoàn toàn có thật. Phong Thủy cũng nằm trong khuôn khổ của định mệnh, không tách rời . Ví như cuộc đời đã định rằng, năm đó tháng đó ta sẽ gặp một Thầy Địa Lý cao tay chỉ cho cách hóa giải nơi sống, chỉ cho mảnh đất linh ....Còn với định mệnh mà tới ngày tháng đó sẽ gặp mạt vận, gặp ngay tay Thày Địa Lý " dzỏm " thì ôi thôi, sửa chữa lung tung gây tốn kém . Chưa kể lợn lành thành lợn què có ngày . Do vậy, tất cả đã an bài trong định mệnh, họa may chỉ có con đường tích chút đức thì mới mong hoán cải được một chút xíu , thế thôi . Kính .
    1 like
  36. Từ xa xưa đến nay, đã có không biết bao nhiêu vong linh được đưa đến chùa, theo sự suy nghĩ và tin tưởng của chúng snah thì vong trùng tang trong nhà họ được đưa đến chùa là “Phúc”, gia đình không còn người chết trùng tang, vong được an nhàn tự tại. Nhưng sự thật không phải vậy. Việc sinh tử là do căn số, việc trùng tang cũng là lẽ thường tình ở đời, có chăng là do duyên nghiệp tiền kiếp và hiễn tại của chư chúng sanh, lại đổ lỗi là do vong người nhà về bắt thì không hẳn là vậy. Thêm nữa còn có thuyết rằng do ma quỷ tra khảo và kêu vong người nhà về bắt thêm thân nhân mình, cái này lại càng thêm phần vô lý. Trời Đất rộng mênh mông nhưng chẳng để lọt mảy may những điều trái lẽ Đạo như thế. Thế nhưng cũng vì cái hiểu chưa đúng của chúng sanh về trùng tang mà thành ra tự những người torng gia đình đem vong linh thân nhân mình nhốt vào chùa, còn có những cách tàn bạo hơn là ếm bùa, làm phép vào quan tài, vào huyệt mộ… của thân nhân họ, thật đáng thương biết bao. Các vong linh đã phải chịu uất ức, đau khổ, oán hận, tủi khổ, cô đơn lạnh lẽo vì bị người thân của mình bỏ rơi, kiềm hãm bắt nhốt trong chùa và “buộc họ phải nghe kinh kệ hằng ngày”, điều đó cũng chẳng hợp lẽ Đạo. Đạo là của quý, của quý chẳng bán nài! Tu Đạo để được giải thoát cho bản thân và cứu giúp chúng sanh, để được tự do, tất nhiên kẻ mộ Đạo phải đến với Đạo, trở về với Đạo trên tinh thần tự do tự nguyện, chứ nào ai ép duyên, cưỡng bức bao giờ? Thêm nữa, chư vong linh đều có quyền tự do của họ, chịu sự tác động của luân hồi Nhân Quả và có chư vị cai quản trong Tam Giới, đâu lý gì mà họ phải chịu bị giam cầm trong một ngôi chùa bởi chính nguyện vọng của thân nhân mình như vậy. Việc giam giữ vong một thời gian dài trên tinh thần không cho họ đi về bắt thân nhân và phá phách, buộc họ phải nghe kinh là điều không hợp lý đó vậy. Duyên nghiệp phải được hóa giải bằng sự thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của chúng sanh, bản thân mỗi người phải tự mình sống hướng thiện mà thay đổi ác duyên ác nghiệp của mình, chứ đừng vội trách, đổ lỗi do người thân mình bắt nên chết trùng tang. Oán khí chất chồng Thảm sầu vô lượng Nơi thanh nhàn an cư tự tại lại biến thành nơi giam hãm sự tự do của chúng sanh… TRÙNG TANG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ DO DUYÊN NGHIỆP. MUỐN GIẢI THÌ PHẢI ĂN CHAY, HÀNH THIỆN, LẬP CÔNG BỒI ĐỨC, SỐNG HƯỚNG THIỆN MÀ HỒI HƯỚNG CHO GIA ĐẠO. ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO CHƯ VONG LINH THÂN NHÂN MÌNH MÀ ÁC NGHIỆP THÊM CHỒNG CHẤT
    1 like
  37. 2 bạn có thể sinh con năm Canh Dần 2010, Nhâm Thìn 2012, Mậu Tuất 2018
    1 like