-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/03/2010 in all areas
-
Rằm tháng Giêng Canh Dần, Thiên Luân có dịp rong ruổi cùng vài người bạn vào phố cổ Hội An và ghé tham quan Hội Quán Phúc Kiến và tình cờ thấy trong điện thờ chính của hội quán có sử dụng đồ hình Âm Dương không như của TQ bây giờ (có 2 chấm thiếu dương, thiếu âm). Vài nét về Hội Quán Phúc Kiến Hội Quán Phúc Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759. Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Như vậy Hội quán được xây từ thế kỉ 17 nhưng vẫn sử dụng biểu tượng âm dương Lạc Việt, chứng tỏ rằng trong dân gian vẫn còn lưu giữ những bí ẩn của văn minh Việt Cổ và khi người Phúc Kiến - nam Dương Tử sang Hội An sinh sống đã mang theo thể hiện qua hình âm dương Lạc Việt tại Hội Quán, trung tâm Văn Hóa của họ. Theo 1 số người bạn của TL là du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đi thăm Phúc Kiến, họ rất ngạc nhiên vì một bộ phận người Phúc Kiến ở đất TQ hiện nay có thói quen ăn nước mắm, xây nhà giống người Việt, thậm chí một số người cao tuổi ăn trầu! Những chi tiết này có thể không mới nhưng ít ra nó cũng góp phần cho tính hợp lý và logic với công trình của Sư Phụ cũng như một số các nhà nghiên cứu tâm huyết chứng minh sự tồn tại 5000 năm Văn Hiến của nước Việt. Một số hình ảnh về hội quán Phúc Kiến Cổng chính Cổng bên trong Sảnh Điện thờ chính, 2 vòng trong trắng là vị trí của 2 hình Âm Dương Lạc Việt1 like
-
Trước Đức Thích ca chưa ai thành Phật, vậy Ngài tu theo ai? Verocana Bodhi nghĩa là Tỳ Lô Giá Na tượng trưng cho pháp thân của Như lai nghĩa là Phật tánh bên trong, nghĩa là bản thể sự vật, nghĩa là cái đầu tiên, nghĩa là chân không mà diệu hữu, nên Như Lai gọi là Chân Như. Nghĩa là trong cái không, không phải là tịch diệt hoàn toàn, mà có mầm sống của vạn pháp ẩn tàng trong ấy. Pháp thân này thường trụ, bất hoại, không thêm, không bớt hằng còn như thế mãi. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Con Người Thật của Bạn. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Bản lai Diệu mục của Bạn. Nó là cái mà Chư Phật gọi là Phật Tánh của Bạn. Phật Tánh của bạn ở dạng Thể và dạng Dụng. Thể và Dụng hợp nhất lại vượt lên trên thì gọi là Phật. Ở dạng thể thì các Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Thiền. Ở dạng dụng thì Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Năng lượng của mật tông. Bạn không thể tu để thành Phật được, vì Phật tánh có sẵn bên trong. Bạn vốn Phật đã thành, tại vô minh quên đi mà thôi. Nay Bạn đi dần về thế tịnh, mọi sự phóng chiếu của tâm thức đều gãy đổ đi, Bạn có cái biết trực nhận, trực ngộ và trực tiếp với sự vật, Bạn và sự vật hợp nhất làm một, không qua suy luận của lý trí nhị nguyên thì gọi là Bạn hành thâm Bát Nhà Ba La Mật Đa (Prajna Paramita). Bát nhã không thể ngồi im như vậy mà đạt được, nếu ngồi im mà đạt Bát nhã thì cục đá kia thành Phật trước Bạn. Nếu ăn chay mà thành phật thì con bò, con trâu kia thành Phật trước Bạn, nếu như tụng kinh mà thành Phật thì con chim, con cuốc kêu ngoài rừng thành phật trước Bạn. Bạn không bị cái hữu tướng lôi đi. Bạn chẳng những gạt bỏ dần bụi bặm của tâm hồn. Bạn chớ bày, làm cho các hữu tướng dày đặc thêm lên, khiến cho Phật tánh không hé lộ ra được. Bạn phải biết, các pháp hữu vi của nhà Phật chỉ là phương tiện, Bạn đừng nô lệ các phương tiện này. Trong đầu bạn đã có muôn vàn ý nghĩ, Bạn đừng để cho ý nghĩ thành Phật làm nhiều thêm các ý nghĩ này. Trong đầu bạn có muôn vàn sự loạn động, đừng tụng kinh với tham dục mà làm các loạn động này kích hoạt thêm lên. Trong các tham dục, tham làm Phật cũng làm tham dục. Trong các hữu tướng, nô lệ các tướng cũng là sự nô lệ. Không phải Bạn tu để thành người tu, mà Bạn tu để thành Phật. Thành Phật thì xả bỏ bớt đi, đừng vơ vào làm gì. Bạn theo ý nghĩ, ý chỉ của nhà Phật mà sống, mà quán tưởng, mà tiến dần về thế tịnh. Bạn đừng đem tám vạn bốn ngàn pháp môn của Như lai vây chặt lấy tâm hồn sáng suốt của Bạn. Chẳng phải Bạn quá đau khổ vì mọi sự của chúng sanh chăng? Chẳng phải cơm, áo, gạo, tiền… làm bạn quá đau khổ rồi chăng? Vậy cớ sao bạn còn cộng thêm cái khổ tu vào làm gì? Bạn tu như vậy là quá khổ ! Bạn tu như vậy Niết Bàn đâu không thấy mà vơ cái cực nhọc vào người. Bạn đang sống trong địa ngục đấy mà Bạn chẳng hay! Bạn làm người bình thường còn chưa được, sao muốn thành phật được. Chỉ có gạt bỏ định kiến của bạn đi. Tâm trí nhị nguyên Bạn gãy đổ đi. Bạn có cái thấy hồn nhiên của đứa bé, bạn có cái biết trực tiếp bằng sự rung động của con tim, không qua ý thức hệ, lý luận và kinh sách nào. Bạn và sự tự nhiên là một thì gọi là thành Phật, thì gọi là sống thuận tự nhiên, thì gọi Bạn và vũ trụ đồng biến dịch. Các sự trái tự nhiên đều dẫn đến DukKha là đau khổ, đều tạo ra Karma là nghiệp lực. Vậy Bạn bận quần áo tu sĩ, vậy Bạn ăn chay, vậy Bạn tụng kinh chỉ là vô ích nếu bạn không dụng tâm quán tâm mình được, nếu Bạn không giữ được tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ phải có trong tâm bạn, Bạn ngồi đấy trù gạt bỏ mọi ý nghĩ của Bạn, người mà không có ý nghĩ làm sao làm việc được. Cục đá kia chẳng có ý nghĩ mà nó có thành Phật đâu. Bạn muốn ngồi thiền để thành gỗ đá vô tri chăng ? Nếu hòn đá kia mà có con tim rung động thì nó thành Phật trước bao nhiêu Nhà tu khổ hạnh khác. Bạn phải sống, phải làm việc, phải là một con người với đầy đủ mọi tâm tư, tình cảm. Sự rung động tự nhiên mà Bạn vẫn thành Phật. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn hành động. Đó là vì Bạn tu mà không thấy có tướng tu. Đó là vì Bạn tụng kinh mà không có người tụng kinh. Đó là vì Bạn ăn chay mà chẳng có người ăn chay, Đó là vì Bạn niệm phật mà chẳng có người niệm phật, Đó là vì Bạn lễ lạy mà bản chất là rỗng không và tịch lặng. Kinh nói: ''Năng lễ, sở lễ tánh không tịch'' - Người lạy và Người nhận sự lễ lạy của Bạn bản chất là tánh không và tịch lặng. Nếu Bạn tưởng có ông Phật ngồi đấy để nhận cái lạy của Bạn, Bạn là phật tử mê tín. Nếu Bạn tưởng có Phật gỗ ngồi đấy nghe tụng kinh, Phật gỗ làm sao có tai? Bạn là Phật tử mê tín. Bạn ăn chay, niệm Phật như vậy, là để tham dục khỏi khởi lên, là để Bạn gạt bỏ được bụi bặm của tâm hồn Bạn, là để Bạn hội nhập với thế tịnh và an lạc của Như lai. Chứ không phải bạn ăn chay, niệm phật và tu các pháp hữu vi làm Bạn nặng nề thêm, làm Bạn chất chứa thêm, làm Bạn tốn thì giờ thêm, làm Bạn thêm cái khổ và muôn ngàn cái khổ khác mà bạn đang có. Vậy, Bạn quay về Ngôi Nhà Tâm của Bạn bằng cách nào? Vậy Bạn tiến về chân lý bằng cách nào? Bằng hai con đường thể và dụng để cuối cùng Bạn hội nhập với cái bất tư nghì là phật Tánh. Về thể, Bạn dụng tâm quán tâm không phút nào ngừng nghỉ. Hành động của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được. Lời nói của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được, ý nghĩ khởi trong đầu bạn, bạn phải chứng kiến cho được. Tu là trở thành chứng nhân của chính mình. Chứ nếu Bạn là người làm, chứ nếu Bạn là người muốn sở đắc thì lập tức sa vào thiện nghiệp, rớt xuống địa ngục và dính vào Dukkha. Nếu bạn tụng kinh nhằm cầu lành bệnh, nhằm sinh con đẻ cái, nhằm giàu có và phước báo ở thế gian là bạn dùng cái Tâm tham dục tụng kinh. Như vậy đâu phải là chánh giáo của Như Lai. Nếu Bạn niệm Phật mà như cầu Phật gia hộ Bạn cái gì thì Bạn chả biết Phật là gì. Nếu thật sự có Chư Phật, Chư Bồ Tát ở cõi tâm linh này, Ngài đâu có cần Bạn tốn thời giờ cầu khẩn như vậy. Nếu chờ đợi Bạn tụng kinh quá lâu, cầu nguyện quá nhiều mới gia hộ thì đâu phải là Đại từ Đại Bi. Bạn tụng kinh quá lâu, Bạn cầu nguyện liên tục là để Tâm Bạn hợp nhất với thế tịnh của Như Lai. Nếu Bạn càng tụng kinh, Bạn càng cầu sở đắc. Nếu Bạn càng niệm Phật, để bạn cầu cái lợi gì đấy hữu tướng, là Bạn đã bắt đầu xa rời con đường chánh của Như Lai. Pháp tụng kinh cao nhất của Bạn là gì? Đó là kinh vô tự của Như Lai. Bạn giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ của Bạn. Giữ được thế tịnh và an lạc trong khi vẫn làm việc và tu tập. Như vậy gọi là tụng kinh liên tục mà không xa rời Pháp của Như Lai. Bởi vậy, Bạn tiếp cận ở vấn đề bằng hai mặt tâm lý và năng lượng. Về tâm lý, Bạn nhất thiết phải hành thiền, không hành thiền thì không thể tiến lên được và không thể thực chứng được. Đối với pháp của chư Phật, Thiền Tông là yếu lĩnh. Khi hành Thiền, Bạn phải chứng kiến, chớ làm người hành động mà chỉ là chứng nhân cho chính mình. Bạn tụng kinh, Bạn có thấy mình đang tụng kinh chăng hay là tham dục đang choán đầy tâm Bạn. Tụng kinh để trả nợ Như Lai vì đã lỡ hứa rồi, Như Lai đâu có tai mà nghe Bạn hứa, Như Lai làm sao chấp nhận tâm tham dục của Bạn mà Bạn cầu. Bạn tụng kinh, thứ nhất để đi vào thế tịnh an lạc, mục đích dần dần hội nhập với biển quang minh của Như Lai, tâm Bạn dần dần đi về thế tịnh giữa muôn vàn cái động. Trong cuộc sống, trong tu tập, Bạn không bao giờ rời xa vị trí chứng nhân. Bạn là khán giả, không phải là diễn viên. Bạn phải thấy Bạn đang tụng kinh, tụng kinh như vậy có tịnh chăng hay tham dục tụng kinh. Bạn phải thấy Bạn đang ngồi thiền, ngồi thiền như vậy là Vô Ngã hay nhằm sở đắc cái gì mà ngồi thiền. Bạn có một hành động nào, Bạn phải thấy hành động này, hành động này xuất phát là đáp ứng tình huống tự nhiên hay là do cái tôi tham dục điều khiển. Bạn nói một lời nói nào, lời nói ấy là vô ngã, đáp ứng tình huống hay do sự tham dục làm Bạn nói ra lời ấy. Khi Bạn đang tu tập, Bạn đang làm việc đời, Bạn có chứng kiến sự vận động trong não Bạn chăng? Các ý nghĩ khởi lên Bạn có biết chăng ? Nếu sân hận tham dục khởi lên mà không biết thì tụng kinh là mỏi miệng. Nếu không giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ này thì tu như vậy là vô ích. Bạn trụ vào trạng thái chứng kiến như vậy không phút giây nào xao nhãng cho đến khi sự chứng kiến là tự nhiên, chỉ có hành động chứng kiến mà không có sự cố gắng chứng kiến thì gọi là Bạn thực chứng về Thiền Tông. Đó là một nửa của vấn đề về tâm lý. Nửa còn lại về SATTVA, thể xác và năng lượng của Bạn. Chẳng những Bạn không khổ hạnh, không làm suy kiệt cơ thể đi, mà phải biết vận dụng phương tiện hữu ích này là thân xác bạn để tu tập và rèn luyện. Trong sự vận dụng này, Bạn tập Thiền năng lượng là quan trọng. Vì Điển quang là khởi nguồn của sự sống, vì Điển quang là năng lượng thiết yếu của cuộc sống. Vậy về năng lượng, Bạn luyện thể xác Bạn và Bạn Luyện năng lượng Bạn, cho đến khi năng lượng Dục chuyển hoá thành năng lượng Giác Ngộ, thăng hoa dần lên và cuối cùng thành cực tịnh để giao thông với Điển Quang của Như Lai. Năng lượng nhỏ bé của Bạn qua hệ thống bảy luân xa nhập vào biển quang minh của Chư phật gọi là Nhập pháp Giới. Bạn sẽ có sức mạnh của Như Lai. Bạn sẽ tiếp cận với Như Lai qua phương diện năng lượng này. Dụng Tâm quán Tâm và thực chứng năng lượng để hội nhập với biển quang minh Như lai là hai chân của Bạn tiến về thế Phật. Bạn tiến bằng hai chân này cho đến khi rốt ráo, Bạn sẽ nhập Đại Định và thực chứng Bất Tư Nghì của nhà Phật. Lúc ấy, không có vị thầy nào hướng dẫn Bạn được nữa, không ai có thể truyền đạt cái gì được nữa. Tự Bạn Bạn biết. Tự Bạn Bạn chứng . Trước lúc ấy, nhất thiết phải đi bằng hai chân, đừng đi một chân mà không tiến được. Thể và dụng song hành, tu và hành song đôi, hiển và mật viên thông Hết... Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát, Nam Mô A Di Đà Phật - ngoclam sưu tầm - Trích từ: Duongsinh.net1 like
-
Up hộ bạn :lol: Cẩn trọng sức khỏe năm nay kô được tốt lắm1 like
-
Ngũ hành: Thủy khắc hỏa tốt thứ 3 Tuổi: nhị hợp tốt còn những thứ khác thì kệ: yêu là cưới wan trong là nợ duyên hay không thôi1 like
-
Vusonganh sưu tầm SAO HẠN CỦA BẠN NĂM NAY LÀ SAO GÌ? Nguyễn Phúc Vĩnh Tung Từ ngàn xưa, khoa Thiên Văn của người Trung Hoa đã thấy được mỗi khoảng không gian, mỗi con người sống trên quả đất này đều chịu ảnh hưởng của một số tinh tú trên bầu trời. Chẳng hạn như từ thời Đông Chu Liệt Quốc, người Trung Hoa phân định vị trí của mỗi sao trong Nhị Thập Bát Tú tương ứng với lãnh thổ của một nước, chẳng hạn sao Dốc và sao Cang thuộc lãnh thổ nước Trịnh, sao Vị và sao Cơ thuộc nước Yên... Và từ đó, phối hợp với sự chuyển dịch của Ngũ Tinh, các nhà Phong Thủy có thể tiên đoán được những biến cố gì sẽ xảy đến cho một nước nào. Ví dụ khi sao Thái Tuế di chuyển đến gần và tác động vào sao Cơ sẽ sinh ra những ảnh hưởng tốt đẹp, mà sao Cơ thuộc địa phận nước Yên, thì năm đó nước Yên sẽ được thái bình hay được mùa, dân chúng ấm no và hạnh phúc. Hoặc khi quan sát thiên tượng, nhìn thấy một sao thuộc lãnh thổ của một nước nào bị hung tinh xâm phạm, người ta tiên đoán nước đó sắp bị tai ách hay binh biến v.v... Những điều vừa nêu trên có phải là những chuyện huyễn hoặc không? Thưa không, vì khoa học ngày nay đã chứng thực. Chẳng hạn năm 2003 vừa qua là thời điểm sao Hỏa đến gần quả đất nhất, cho nên chúng ta đã thấy bao nhiêu điều khác thường xảy ra: Chỉ riêng Kinh Đô Ánh Sáng của Pháp đã chết hơn 10 ngàn người vì thời tiết nóng bức, và thành phố cổ của xứ Một Ngàn Lẽ Một Đêm đã có hơn 40 ngàn người bị vùi thây trong cơn địa chấn, hoặc cứ mỗi tháng, trong những ngày Trăng tròn là lúc mặt Trăng gần quả đất nhất, thì người ta thấy tỉ lệ phạm tội cao nhất trong tháng, và cũng là thời gian mà những người có các chứng bệnh về tâm thần như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, buồn bã... đã có ảnh hưởng rõ rệt và mạnh mẽ trong thời điểm này. Và còn nhiều chuyện khác nữa đã xảy ra. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định là mọi vật trong vũ trụ đều có sự tác động hỗ tương lẫn nhau. Đó là nền móng của khoa Phong Thủy, và khoa Tử Vi Đẩu Số cũng cho rằng, mỗi chúng ta, trong khoảng thời gian một năm chịu ảnh hưởng của một sao gọi là sao hạn. Sao hạn của mỗi người trong mỗi năm có thể là sao tốt, sao xấu hay bình hòa, có nghĩa là không tốt, không xấu. Và từ ý nghĩa tốt xấu của sao hạn này mà chúng ta có thể nhìn thấy trước nét sinh hoạt tổng quát của chúng ta trong năm đó. Trong khuôn khổ của bài này, người viết chỉ đề cập đến các tuổi từ 15 đến 85 và tuổi ở đây tính theo tuổi Âm Lịch. * * * Trong khoa Tử Vi Đẩu Số, mỗi năm có 9 sao hạn ảnh hưởng trên các tuổi là sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, và Mộc Đức. 1. Sao La Hầu Các tuổi sau đây năm này gặp sao La Hầu: - Nam mệnh: tuổi 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, và 82. - Nữ mệnh: tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, và 78. Hạn gặp La Hầu, nam hay nữ nên đề phòng những tai nạn có thể xảy ra trong tháng Giêng và tháng 7 Âm Lịch. 2. Sao Thổ Tú và sao Thủy Diệu Các tuổi sau đây năm này gặp sao Thổ Tú và sao Thủy Diệu: - Nam mệnh: tuổi 20, 21, 29, 30, 47, 48, 56, 57, 65, 66, 74, 75, 83, và 84. - Nữ mệnh: tuổi 18, 23, 27, 32, 36, 41, 45, 50, 54, 59, 63, 68, 72, 77, và 81. Hạn gặp Thổ Tú và Thủy Diệu, nam hay nữ có thể gặp những chuyện buồn trong tháng 4 và tháng 8 Âm Lịch. 3. Sao Thái Bạch Các tuổi sau đây năm này gặp sao Thái Bạch, là một sao chủ về sự hao tán tiền bạc: - Nam mệnh: tuổi 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, và 85. - Nữ mệnh: tuổi 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, và 80. Hạn gặp Thái Bạch, nam hay nữ không nên khuếch trương cơ sở thương mãi đã có sẵn hoặc dự tính những kế hoạch đầu tư lớn lao. 4. Sao Thái Dương Các tuổi sau đây năm này gặp sao Thái Dương: - Nam mệnh: tuổi 23, 32, 41, 50, 59, 68, và 77. - Nữ mệnh: tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, và 79. Hạn gặp Thái Dương, nam hay nữ, trong tháng 6 và tháng 10 Âm Lịch sẽ gặp vận hanh thông, đắc tài hay đắc lộc. 5. Sao Vân Hán Các tuổi sau đây năm này gặp sao Vân Hán: - Nam mệnh: tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, và 78. - Nữ mệnh: tuổi 20, 29, 38, 47, 56, 65, 74, và 83. Hạn gặp Vân Hán, nam hay nữ nên đề phòng những chuyện thị phi khẩu thiệt trong tháng 2 và tháng 8 Âm Lịch. 6. Sao Kế Đô: Các tuổi sau đây năm này gặp sao Kế Đô: - Nam mệnh: tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, và 79. - Nữ mệnh: tuổi 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, và 82. Hạn gặp Kế Đô, nam hay nữ có thể gặp những chuyện buồn thương trong tháng 3 và tháng 9 Âm Lịch. 7. Sao Thái Âm Các tuổi sau đây năm này gặp sao Thái Âm: - Nam mệnh: tuổi 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, và 80. - Nữ mệnh: tuổi 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, và 85. Hạn gặp Thái Âm, nam hay nữ, tháng 9 Âm Lịch sẽ gặp điều cát tường, nhưng tháng 11 Âm Lịch lại là tháng không tốt lắm. 8. Sao Mộc Đức Các tuổi sau đây năm này gặp sao Mộc Đức: - Nam mệnh: tuổi 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, và 81. - Nữ mệnh: tuổi 21, 30, 39, 48, 57, 66, 75, và 84. Hạn gặp Mộc Đức, nam hay nữ, tháng Chạp là tháng tốt nhất trong năm. * * * Và sau đây là những Hạn trong năm Giáp Thân. Xin nhắc lại là các tuổi ở đây tính theo năm Âm Lịch. 1. Hạn Tam Keo Các tuổi sau đây năm này vào hạn Tam Keo: - Nam mệnh: tuổi 19, 20, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82. - Nữ mệnh: tuổi 22, 31, 39, 40, 48, 57, 66, 75, và 84. Nam hay nữ ở các tuổi trên nên đề phòng thương tích hay bệnh tật ở đầu, mặt và tay chân. 2. Hạn Ngũ Mộ Các tuổi sau đây năm này vào hạn Ngũ Mộ: - Nam mệnh và Nữ mệnh: tuổi 21, 29, 30, 38, 47, 56, 65, 74, và 83. Nam hay nữ ở vào các tuổi trên năm nay đề phòng hao tài, vì vậy không nên khuếch trương cơ sở làm ăn hoặc đầu tư. 3. Hạn Thiên Tinh Các tuổi sau đây năm này vào hạn Thiên Tinh: - Nam mệnh: tuổi 22, 31, 39, 40, 48, 57, 66, 75, và 84. - Nữ mệnh: tuổi 19, 20, 28, 37, 46, 55, 64, 73, và 82. Nam hay nữ ở các tuổi trên năm nay đề phòng những chuyện liên quan đến luật pháp. 4. Hạn Toán Tận Các tuổi sau đây năm này vào hạn Toán Tận: - Nam mệnh: tuổi 23, 32, 41, 49, 50, 58, 67, 76, và 85. - Nữ mệnh: tuổi 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, và 81. Nam hay nữ ở các tuổi nêu trên mà gặp hạn này thì nên đề phòng những tai họa bất ngờ, nhất là nam mệnh. 5. Hạn Thiên La Các tuổi sau đây năm này vào hạn Thiên La: - Nam mệnh: tuổi 24, 33, 42, 51, 59, 60, 68, và 77. - Nữ mệnh: tuổi 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 79, và 80. Nam hay nữ ở các tuổi nêu trên năm nay dễ bị những chứng bệnh về tâm thần như hay lo lắng, mất ngủ, hoặc buồn nản. 6. Hạn Địa Võng Các tuổi sau đây năm này vào hạn Địa Võng: - Nam và nữ mệnh: tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 69, 70, và 78. Nam và nữ ở các tuổi nêu trên năm nay đề phòng những chuyện thị phi, khẩu thiệt. 7. Hạn Diêm Vương Các tuổi sau đây năm này vào hạn Diêm Vương: - Nam mệnh: tuổi 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 79, và 80. - Nữ mệnh: tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 59, 60, 68, và 77. Đây là một hạn xấu cho các tuổi trên, nhất là đối với nữ mệnh, nếu năm nay có sinh nở thì phải cẩn thận. 8. Hạn Huỳnh Tuyền Các tuổi sau đây năm này vào hạn Huỳnh Tuyền: - Nam mệnh: tuổi 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, và 81. - Nữ mệnh: tuổi 23, 32, 41, 49, 50, 58, 67, 76, và 85. Nam hay nữ ở các tuổi vừa nêu trên năm nay nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Tóm lại, dù sao hay hạn thì cũng có sao hiền, sao dữ, hạn tốt, hạn xấu. Nói chung, người ta sợ nhất là: Nam La, Nữ Kế, có nghĩa là khi nói về sao thì Nam tối kỵ gặp La Hầu, Nữ tối kỵ gặp Kế Đô. Hoặc về hạn thì: Nam Toán, Nữ Diêm, có nghĩa là Nam mệnh gặp hạn Toán Tận, và Nữ mệnh gặp hạn Diêm Vương là hai hạn rất xấu.1 like
-
Link lá số không có .1 like
-
Hi Vietgo, bổ xung thêm nhé :rolleyes: Với lá số này, đương số khó mà sống gần Phụ Mẫu được. Thê có Tử Phủ, theo sách là vợ chồng khá giả. Tuy nhiên có Đại hao tại Thê, hoặc cô vợ tiêu tiền như rác, hoặc chủ trì mọi vấn đề mua sắm của gia đình, đồng nghĩa với việc đương số phải cày 1 mình :D . Đương số được cung Thê và Tử tức rất tốt, âu cũng bù lại cái vất vả của bản thân. Mệnh Thân đương số có Hóa khoa, sách viết về Hóa khoa như sau: Tiên Thiên Dịch Số là 3, 8 , ngũ hành thuộc mộc , vị tại đông , xuân , dương mộc , là sự học vấn sau này , là do mình học tập mà tạo thành , tiền bạc thì ít , nên phù hợp với những người làm kế hoạch , bút mực , danh tiếng , tốt cho văn thư tin tức. Lại thêm Văn khúc xung chiếu -> đương số sau này văn bản chữ nghĩa rất giỏi. Đương số sẽ tương đối vất vả khoảng tiền vận, trong thời gian này nên tập trung học hành, nâng cao kiến thức nhằm chờ thời. Cố kiếm sống chỉ e không thành. Thường Mệnh Tham Vũ đồng hành hoặc xung chiếu, phải sau 35 tuổi tiền bạc mới ổn, tiền bần hậu phú.1 like