• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/03/2010 in Bài viết

  1. Trước Đức Thích ca chưa ai thành Phật, vậy Ngài tu theo ai? Verocana Bodhi nghĩa là Tỳ Lô Giá Na tượng trưng cho pháp thân của Như lai nghĩa là Phật tánh bên trong, nghĩa là bản thể sự vật, nghĩa là cái đầu tiên, nghĩa là chân không mà diệu hữu, nên Như Lai gọi là Chân Như. Nghĩa là trong cái không, không phải là tịch diệt hoàn toàn, mà có mầm sống của vạn pháp ẩn tàng trong ấy. Pháp thân này thường trụ, bất hoại, không thêm, không bớt hằng còn như thế mãi. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Con Người Thật của Bạn. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Bản lai Diệu mục của Bạn. Nó là cái mà Chư Phật gọi là Phật Tánh của Bạn. Phật Tánh của bạn ở dạng Thể và dạng Dụng. Thể và Dụng hợp nhất lại vượt lên trên thì gọi là Phật. Ở dạng thể thì các Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Thiền. Ở dạng dụng thì Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Năng lượng của mật tông. Bạn không thể tu để thành Phật được, vì Phật tánh có sẵn bên trong. Bạn vốn Phật đã thành, tại vô minh quên đi mà thôi. Nay Bạn đi dần về thế tịnh, mọi sự phóng chiếu của tâm thức đều gãy đổ đi, Bạn có cái biết trực nhận, trực ngộ và trực tiếp với sự vật, Bạn và sự vật hợp nhất làm một, không qua suy luận của lý trí nhị nguyên thì gọi là Bạn hành thâm Bát Nhà Ba La Mật Đa (Prajna Paramita). Bát nhã không thể ngồi im như vậy mà đạt được, nếu ngồi im mà đạt Bát nhã thì cục đá kia thành Phật trước Bạn. Nếu ăn chay mà thành phật thì con bò, con trâu kia thành Phật trước Bạn, nếu như tụng kinh mà thành Phật thì con chim, con cuốc kêu ngoài rừng thành phật trước Bạn. Bạn không bị cái hữu tướng lôi đi. Bạn chẳng những gạt bỏ dần bụi bặm của tâm hồn. Bạn chớ bày, làm cho các hữu tướng dày đặc thêm lên, khiến cho Phật tánh không hé lộ ra được. Bạn phải biết, các pháp hữu vi của nhà Phật chỉ là phương tiện, Bạn đừng nô lệ các phương tiện này. Trong đầu bạn đã có muôn vàn ý nghĩ, Bạn đừng để cho ý nghĩ thành Phật làm nhiều thêm các ý nghĩ này. Trong đầu bạn có muôn vàn sự loạn động, đừng tụng kinh với tham dục mà làm các loạn động này kích hoạt thêm lên. Trong các tham dục, tham làm Phật cũng làm tham dục. Trong các hữu tướng, nô lệ các tướng cũng là sự nô lệ. Không phải Bạn tu để thành người tu, mà Bạn tu để thành Phật. Thành Phật thì xả bỏ bớt đi, đừng vơ vào làm gì. Bạn theo ý nghĩ, ý chỉ của nhà Phật mà sống, mà quán tưởng, mà tiến dần về thế tịnh. Bạn đừng đem tám vạn bốn ngàn pháp môn của Như lai vây chặt lấy tâm hồn sáng suốt của Bạn. Chẳng phải Bạn quá đau khổ vì mọi sự của chúng sanh chăng? Chẳng phải cơm, áo, gạo, tiền… làm bạn quá đau khổ rồi chăng? Vậy cớ sao bạn còn cộng thêm cái khổ tu vào làm gì? Bạn tu như vậy là quá khổ ! Bạn tu như vậy Niết Bàn đâu không thấy mà vơ cái cực nhọc vào người. Bạn đang sống trong địa ngục đấy mà Bạn chẳng hay! Bạn làm người bình thường còn chưa được, sao muốn thành phật được. Chỉ có gạt bỏ định kiến của bạn đi. Tâm trí nhị nguyên Bạn gãy đổ đi. Bạn có cái thấy hồn nhiên của đứa bé, bạn có cái biết trực tiếp bằng sự rung động của con tim, không qua ý thức hệ, lý luận và kinh sách nào. Bạn và sự tự nhiên là một thì gọi là thành Phật, thì gọi là sống thuận tự nhiên, thì gọi Bạn và vũ trụ đồng biến dịch. Các sự trái tự nhiên đều dẫn đến DukKha là đau khổ, đều tạo ra Karma là nghiệp lực. Vậy Bạn bận quần áo tu sĩ, vậy Bạn ăn chay, vậy Bạn tụng kinh chỉ là vô ích nếu bạn không dụng tâm quán tâm mình được, nếu Bạn không giữ được tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ phải có trong tâm bạn, Bạn ngồi đấy trù gạt bỏ mọi ý nghĩ của Bạn, người mà không có ý nghĩ làm sao làm việc được. Cục đá kia chẳng có ý nghĩ mà nó có thành Phật đâu. Bạn muốn ngồi thiền để thành gỗ đá vô tri chăng ? Nếu hòn đá kia mà có con tim rung động thì nó thành Phật trước bao nhiêu Nhà tu khổ hạnh khác. Bạn phải sống, phải làm việc, phải là một con người với đầy đủ mọi tâm tư, tình cảm. Sự rung động tự nhiên mà Bạn vẫn thành Phật. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn hành động. Đó là vì Bạn tu mà không thấy có tướng tu. Đó là vì Bạn tụng kinh mà không có người tụng kinh. Đó là vì Bạn ăn chay mà chẳng có người ăn chay, Đó là vì Bạn niệm phật mà chẳng có người niệm phật, Đó là vì Bạn lễ lạy mà bản chất là rỗng không và tịch lặng. Kinh nói: ''Năng lễ, sở lễ tánh không tịch'' - Người lạy và Người nhận sự lễ lạy của Bạn bản chất là tánh không và tịch lặng. Nếu Bạn tưởng có ông Phật ngồi đấy để nhận cái lạy của Bạn, Bạn là phật tử mê tín. Nếu Bạn tưởng có Phật gỗ ngồi đấy nghe tụng kinh, Phật gỗ làm sao có tai? Bạn là Phật tử mê tín. Bạn ăn chay, niệm Phật như vậy, là để tham dục khỏi khởi lên, là để Bạn gạt bỏ được bụi bặm của tâm hồn Bạn, là để Bạn hội nhập với thế tịnh và an lạc của Như lai. Chứ không phải bạn ăn chay, niệm phật và tu các pháp hữu vi làm Bạn nặng nề thêm, làm Bạn chất chứa thêm, làm Bạn tốn thì giờ thêm, làm Bạn thêm cái khổ và muôn ngàn cái khổ khác mà bạn đang có. Vậy, Bạn quay về Ngôi Nhà Tâm của Bạn bằng cách nào? Vậy Bạn tiến về chân lý bằng cách nào? Bằng hai con đường thể và dụng để cuối cùng Bạn hội nhập với cái bất tư nghì là phật Tánh. Về thể, Bạn dụng tâm quán tâm không phút nào ngừng nghỉ. Hành động của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được. Lời nói của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được, ý nghĩ khởi trong đầu bạn, bạn phải chứng kiến cho được. Tu là trở thành chứng nhân của chính mình. Chứ nếu Bạn là người làm, chứ nếu Bạn là người muốn sở đắc thì lập tức sa vào thiện nghiệp, rớt xuống địa ngục và dính vào Dukkha. Nếu bạn tụng kinh nhằm cầu lành bệnh, nhằm sinh con đẻ cái, nhằm giàu có và phước báo ở thế gian là bạn dùng cái Tâm tham dục tụng kinh. Như vậy đâu phải là chánh giáo của Như Lai. Nếu Bạn niệm Phật mà như cầu Phật gia hộ Bạn cái gì thì Bạn chả biết Phật là gì. Nếu thật sự có Chư Phật, Chư Bồ Tát ở cõi tâm linh này, Ngài đâu có cần Bạn tốn thời giờ cầu khẩn như vậy. Nếu chờ đợi Bạn tụng kinh quá lâu, cầu nguyện quá nhiều mới gia hộ thì đâu phải là Đại từ Đại Bi. Bạn tụng kinh quá lâu, Bạn cầu nguyện liên tục là để Tâm Bạn hợp nhất với thế tịnh của Như Lai. Nếu Bạn càng tụng kinh, Bạn càng cầu sở đắc. Nếu Bạn càng niệm Phật, để bạn cầu cái lợi gì đấy hữu tướng, là Bạn đã bắt đầu xa rời con đường chánh của Như Lai. Pháp tụng kinh cao nhất của Bạn là gì? Đó là kinh vô tự của Như Lai. Bạn giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ của Bạn. Giữ được thế tịnh và an lạc trong khi vẫn làm việc và tu tập. Như vậy gọi là tụng kinh liên tục mà không xa rời Pháp của Như Lai. Bởi vậy, Bạn tiếp cận ở vấn đề bằng hai mặt tâm lý và năng lượng. Về tâm lý, Bạn nhất thiết phải hành thiền, không hành thiền thì không thể tiến lên được và không thể thực chứng được. Đối với pháp của chư Phật, Thiền Tông là yếu lĩnh. Khi hành Thiền, Bạn phải chứng kiến, chớ làm người hành động mà chỉ là chứng nhân cho chính mình. Bạn tụng kinh, Bạn có thấy mình đang tụng kinh chăng hay là tham dục đang choán đầy tâm Bạn. Tụng kinh để trả nợ Như Lai vì đã lỡ hứa rồi, Như Lai đâu có tai mà nghe Bạn hứa, Như Lai làm sao chấp nhận tâm tham dục của Bạn mà Bạn cầu. Bạn tụng kinh, thứ nhất để đi vào thế tịnh an lạc, mục đích dần dần hội nhập với biển quang minh của Như Lai, tâm Bạn dần dần đi về thế tịnh giữa muôn vàn cái động. Trong cuộc sống, trong tu tập, Bạn không bao giờ rời xa vị trí chứng nhân. Bạn là khán giả, không phải là diễn viên. Bạn phải thấy Bạn đang tụng kinh, tụng kinh như vậy có tịnh chăng hay tham dục tụng kinh. Bạn phải thấy Bạn đang ngồi thiền, ngồi thiền như vậy là Vô Ngã hay nhằm sở đắc cái gì mà ngồi thiền. Bạn có một hành động nào, Bạn phải thấy hành động này, hành động này xuất phát là đáp ứng tình huống tự nhiên hay là do cái tôi tham dục điều khiển. Bạn nói một lời nói nào, lời nói ấy là vô ngã, đáp ứng tình huống hay do sự tham dục làm Bạn nói ra lời ấy. Khi Bạn đang tu tập, Bạn đang làm việc đời, Bạn có chứng kiến sự vận động trong não Bạn chăng? Các ý nghĩ khởi lên Bạn có biết chăng ? Nếu sân hận tham dục khởi lên mà không biết thì tụng kinh là mỏi miệng. Nếu không giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ này thì tu như vậy là vô ích. Bạn trụ vào trạng thái chứng kiến như vậy không phút giây nào xao nhãng cho đến khi sự chứng kiến là tự nhiên, chỉ có hành động chứng kiến mà không có sự cố gắng chứng kiến thì gọi là Bạn thực chứng về Thiền Tông. Đó là một nửa của vấn đề về tâm lý. Nửa còn lại về SATTVA, thể xác và năng lượng của Bạn. Chẳng những Bạn không khổ hạnh, không làm suy kiệt cơ thể đi, mà phải biết vận dụng phương tiện hữu ích này là thân xác bạn để tu tập và rèn luyện. Trong sự vận dụng này, Bạn tập Thiền năng lượng là quan trọng. Vì Điển quang là khởi nguồn của sự sống, vì Điển quang là năng lượng thiết yếu của cuộc sống. Vậy về năng lượng, Bạn luyện thể xác Bạn và Bạn Luyện năng lượng Bạn, cho đến khi năng lượng Dục chuyển hoá thành năng lượng Giác Ngộ, thăng hoa dần lên và cuối cùng thành cực tịnh để giao thông với Điển Quang của Như Lai. Năng lượng nhỏ bé của Bạn qua hệ thống bảy luân xa nhập vào biển quang minh của Chư phật gọi là Nhập pháp Giới. Bạn sẽ có sức mạnh của Như Lai. Bạn sẽ tiếp cận với Như Lai qua phương diện năng lượng này. Dụng Tâm quán Tâm và thực chứng năng lượng để hội nhập với biển quang minh Như lai là hai chân của Bạn tiến về thế Phật. Bạn tiến bằng hai chân này cho đến khi rốt ráo, Bạn sẽ nhập Đại Định và thực chứng Bất Tư Nghì của nhà Phật. Lúc ấy, không có vị thầy nào hướng dẫn Bạn được nữa, không ai có thể truyền đạt cái gì được nữa. Tự Bạn Bạn biết. Tự Bạn Bạn chứng . Trước lúc ấy, nhất thiết phải đi bằng hai chân, đừng đi một chân mà không tiến được. Thể và dụng song hành, tu và hành song đôi, hiển và mật viên thông Hết... Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát, Nam Mô A Di Đà Phật - ngoclam sưu tầm - Trích từ: Duongsinh.net
    1 like
  2. Chào các anh chị em, Do nhân duyên, chúng tôi may mắn được tham dự hội thảo ngày 22/01/2010 do chi nhánh Unesco về sức khỏe cộng đồng tổ chức tại Việt Trì, trong đó có 02 bài phát biểu quan trọng. Bài 1: bác Đỗ Văn Xuyền nói về khẳng định sự tồn tại chữ Việt cổ ( xin xem thêm ở topic chữ Khoa Đẩu) và ngay sau đó Giáo Sư Nguyễn Tài Thu nói về lịch sử môn châm cứu và lịch sử 5000 năm Văn Hiến Việt của giáo sư Nguyễn Tài Thu, Việt Trì. Đang tiếc thay, người quay video đã không may xóa mất phần nói chuyện của bác Xuyền, nhưng tôi cũng kịp lấy file nói chuyện rất quan trọng của GS Nguyễn Tài Thu, khẳng định Văn Hiến Việt Nam 5000 năm song hành với những thông tin thú vị về lịch sử của môn Châm Cứu một môn quan trọng trong Đông Y. Mời anh chị xem tại các địa chỉ sau: Tại You Tube: P1: P2: P3: P4: P5: Và một bản dự phòng tại đây: Tại Daily Motion: P1: http://www.dailymotion.com/video/xbzquw_ng...000-nym-p1_tech P2: http://www.dailymotion.com/video/xbzr2z_ng...m-5000-nym_tech P3: http://www.dailymotion.com/video/xbzrar_ng...m-5000-nym_tech Trân trọng Thế Trung
    1 like
  3. Nhức đầu quá ! cứ gặp những cases không biết chính xác giờ sanh ,phải xác định giờ sanh ,mất thời gian lại suy nghĩ đau đầu ...thường thì tôi hay đễ dành case nầy cho những lúc rãnh rổi thì mới trở lại !
    1 like
  4. Có phải cô đó có hình dạng như sau; thấp người tay chân ngắn ,nước da trắng mặt vuông vắn đầy đặn ,chân mày thưa ,khuôn mặt buồn đăm chiêu ,mắt có quầng đen ,ở phía mắt trái của của cô ta ,xung quanh hay chuôi mắt đó có nốt ruồi nhỏ hay tàn nhan ? tánh cô nầy hay thay đổi thiếu lập trường do dự ,hay người bạn gái trước có hình dáng nầy ?
    1 like
  5. Khi chọn năm sinh con cho mọi người, Hạt gạo làng cố gắng tìm được năm để cho cả gia đình tương sinh với nhau nên việc hỏi sự tương xung tương khắc của mọi người bao gồm cả bạn là hơi thừa :lol: Hạt gạo làng trả lời bạn là trả lời chung cho mọi người đó. - Sinh năm Tân Mão thì gia đình phát triển vững chắc vì bé sinh ra sẽ hỗ trợ cho mẹ sinh cho chị đầu rồi chị đầu lại sinh cho bố. - Sinh con năm Nhâm Thìn thì được mẹ sinh con là tốt nhất, nhưng mẹ phải sinh cho cả 2 chị em thì mẹ sẽ yếu, chưa đạt được tới sự hài hòa của ngũ hành trong gia đình. - Khi đưa ra 2 năm là để mọi người lựa chọn dựa theo những hoàn cảnh của gia đình nữa, còn đã đưa ra 2 năm nên sinh thì sự tốt cũng chẳng hơn kém là bao nhiêu, gần như là tương đương. - Khi chọn năm sinh con tốt cho gia đình rồi thì nếu không nói nên sinh con trai hay con gái thì phải ngầm hiểu là con nào cũng tốt và theo câu này để lựa chọn: con trai thì phát ngay, phát nhanh nhưng không bền (tức sẽ có lúc lên, lúc xuống), con gái phát chậm nhưng chắc chắn. Thân mến
    1 like
  6. Tử vi đẫu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang [1]Tử vi Ảo Bí Tử Vi Đẫu số của Vũ Tài Lục
    1 like
  7. Có lẽ bạn sinh giờ mão rồi, vì lá số giờ dần cho thấy trong vài năm qua các sự việc không giống như bạn than thở, năm sửu vừa rồi cha hay ông nội đau yếu bệnh. Hì lá số giờ mão 37t không khéo lại tậu thêm 1 lang quân không chừng, nhưng mà bản lĩnh nữ chúa sơn lâm đầy bình đã chế ngự được 2 chú sói hoang ngoan ngoan sống cùng nhau. Kiến thức này cháu đúc kết từ các lời giải của bác haithienha, cháu luận như thế có đúng không, mong được bác cho ý kiến....
    1 like
  8. Nếu aiđã từng đọc qua ít nhiều về những kiến thức Số Học của trường phái Phythagoras(Pi-ta-go) thì sẽ dễ chứng minh sự Đồng Nhất của chúng. Tổng 3 số khigiản lược lại về 1 con số thì tất cả đều là số 1. Ví như với dòngmáu X có anh A và chị B. Khi nói về những người của dòng máu X thì là nói vềanh A và chị B. Khi người ta nói dòng máu của anh A, hay của chị B tức là cùngnói về dòng máu X. Khi muốn phântách từ Thái Cực thành Lưỡng Nghi ta sẽ phải nhờ vào Định Luật Tương Đồng. Đó làdựa vào sự Lẻ-Chẵn. Tập những số Lẻ sang một bên, tập những số Chẵn sang một bên.Đối với Dịch thì ta sẽ có thuyết Hỗ Quái.
    1 like
  9. Không nên sinh con năm Canh Dần. Sinh con năm Tân Mão hoặc Nhâm Thìn. Thân mến
    1 like
  10. Cho thuê rừng đầu nguồn: Quốc hội cần đi khảo sát Tác giả: Lê Nhung Tuanvietnam.vn Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước "Nếu không đảm bảo cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, có thể khiến họ tiếp tục phá rừng để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng cả ở những khu vực khác cũng rất cao."- ĐBQH Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lên tiếng. Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng - Dư luận đang có những ý kiến khác nhau về việc nhiều tỉnh vừa qua đã cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Là một người từng nhiều lần chất vấn trước diễn đàn Quốc hội về vấn đề bảo vệ rừng, ông đánh giá như thế nào về chủ trương này? Ông Nguyễn Đình Xuân: Hiện nay việc cho thuê rừng và đất rừng theo luật quy định, là dành cho cả người nước ngoài và Việt Nam. Nhưng tôi lo ngại về mục đích của việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn. Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài chủ yếu là nhằm thu hút các nhà đầu tư có ưu thê' về khoa học công nghệ, có kinh nghiệm quản lý hay vốn đầu tư lớn... là những lĩnh vực mà ta đang thiếu. Tôi không hiểu tại sao ta không huy động sẵn nguồn lực trong nước mà lại kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các dự án lớn này trong khi chúng ta đang có chương trình 5 triệu hecta rừng cũng như nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong nước vào ngành lâm nghiệp. Mặt khác, một dự án về lâm nghiệp bao giờ cũng đa mục tiêu. Đầu tiên là mục tiêu giải quyết công ăn việc làm và cuộc sống cho người dân địa phương, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vê' môi trường, phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo đa dạng sinh học... Khi chúng ta cho một công ty nước ngoài thuê, liệu lấy gì để bảo đảm rằng họ sẽ tuân thủ theo các mục tiêu như chúng ta mong muốn hay là họ chỉ làm vì lợi nhuận? Như phóng sự đăng trên VietNamNet thì nhà đầu tư họ thuê đất rừng ở Lạng Sơn chỉ để trồng cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Đây là loại cây mà nhiều nhà khoa học trước đây đã phản đối vì nó không phải là cây bản địa, không duy trì sự đa dạng sinh học, làm hệ sinh thái trở nên nghèo nàn và có hại cho đất. Phần lớn các dự án lâm nghiệp của chúng ta sau này đều chuyển sang trồng cây keo tai tượng xen kẽ với cây gỗ bản địa, giữ được môi trường tốt hơn. Không biết các nhà đầu tư nước ngoài đã giữ được các cam kết gì và thực hiện nó như thế nào để đáp ứng các điều kiện trên cũng như giải quyết công ăn việc làm cho bà con địa phương. Đây là những vấn đề mà tôi lo ngại. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân. Ảnh: Vân Anh Ngoài ra cũng nên quan tâm đến bảo đảm an ninh quốc phòng. Bởi vì những vùng đồi núi, rừng, địa bàn hiểm trở như vậy là những nơi có địa hình thuận lợi cho phòng thủ và bảo vệ đất nước. Trong các dự án trên, vấn đề di dân tái định cư chưa được đặt ra nghiêm túc và nếu chúng ta không đảm bảo được cho cuộc sống của những người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ xảy ra nguy cơ họ sẽ bỏ đi sang những cánh rừng khác và tiếp tục phá rừng để sinh sống. Như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ mất rừng ở những khu vực khác. Điều này cũng cần phải được đánh giá kỹ càng. - Trong trường hợp nào mới cần kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài? Theo tôi, nếu cần kêu gọi các dự án nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp thì cần phải chứng minh rằng các dự án đó ưu việt hơn so với dự án mà người dân hay các công ty trong nước đang đầu tư, hoặc họ có trình độ quản lý tốt hơn, còn nếu chỉ để trồng bạch đàn thì đâu cần đến nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, theo tôi được biết thì chúng ta vẫn còn thừa khá nhiều kinh phí từ chương trình 5 triệu hecta rừng đang triển khai. - Giả sử đứng từ góc độ của nhà làm quản lý, ông lý giải thế nào về việc dân số nước ta đông, nhiều nhân lực có kinh nghiệm trồng rừng nhưng tại sao ta vẫn cắt đất cho nước ngoài thuê rừng? Có lẽ việc trồng rừng, phát triển rừng của chúng ta hiện nay vẫn đang còn có nhiều điểm bất cập, định mức đầu tư chỉ mới đủ để trồng rừng chứ không đủ để người dân sinh sống cho đến ngày thu họach gỗ.Phải có một cơ chế đầu tư như thế nào để người trồng rừng họ sống được. Sau khi đầu tư trồng rừng ban đầu, cần có vốn để người dân phát triển chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày, cây phụ trợ để những người trồng rừng họ có thể tồn tại trong thời gian chờ rừng phát triển, thường là từ 7-8 năm. Như chúng tôi hiện nay đầu tư ở đây khoảng 9,6 triệu/1 hecta trong ba năm đầu nhưng số tiền đó chỉ là kinh phí đủ để trồng và chăm sóc rừng mà thôi. Dân sẽ sống bằng gì thì ta chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ phù hợp để họ lấy ngắn nuôi dài. Vấn đề thứ hai là chuyện bán gỗ và nguyên liệu giấy. Thương lái thu mua gỗ của dân với giá rất thấp so với giá trị thực làm cho người trồng rừng rất khốn khổ, nhất là vùng núi phía bắc. Thành thử cả người dân và doanh nghiệp trong nước không mặn mà cho lắm. Chính vì vậy các chỉ tiêu trồng rừng của ta nhiều năm không đạt. - Nên tháo gỡ những điểm bất cập từ đâu thưa ông? Với gỗ rừng trồng, cần có một chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm để người dân được hưởng lợi thực sự từ rừng. Thứ hai, dân được tiếp cận vốn, kỹ thuật để sản xuất cây ngắn ngày, cây phụ trợ trên các cánh rừng. Thứ ba, cần triển khai rộng rãi việc thu phí dịch vụ môi trường rừng, những đối tượng được hưởng lợi từ rừng phải có trách nhiệm với rừng, với những người trồng và giữ rừng. Các đập thuỷ điện, thuỷ nông, các nhà máy nước ở hạ nguồn, các khu công nghiệp, các đô thị ở hạ nguồn phải có chi trả lại một khoản nhất định cho những người trồng rừng và giữ rừng để họ gắn bó với rừng hơn. - Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi khi thảo luận về các chương trình trọng điểm quốc gia trong đó có chương trình trồng 5 triệu hecta rừng thì những khó khăn này đã được nhìn nhận ở mức độ nào? Có đại biểu địa phương nào lo ngại tình trạng cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn không? Nhiều đại biểu đã nói về nạn phá rừng, những bất cập về bảo vệ rừng và việc ta phá rừng tự nhiên để chuyển sang trồng cao su và cây nguyên liệu giấy Chủ trương của Quốc hội vẫn là ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên của đất nước và tất cả đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật, nghị quyết. Như Luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH về dự án 5 triệu ha rừng, nghị quyết số 66/2006/QH11 về các công trình quan trọng quốc gia... Tuy nhiên chính sách ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên lâu nay không được triển khai tốt. Nhiều địa phương vẫn đang để mất rừng, vẫn đang cho phép chặt bỏ rừng tự nhiên "nghèo" để chuyển sang mục đích khác, làm giảm độ che phủ thực tế và tính đa dạng sinh học. Sự mất mát này có thể là không thể tính được nhưng hậu quả thì xảy ra rất nhanh chóng mà nhiều người vẫn đang đổ lỗi cho "biến đổi khí hậu" - Lãnh đạo một số địa phương cho rằng việc họ cho các nhà đầu tư nước ngoài cho thuê rừng là để tăng nguồn thu ngân sách và chỉ cho thuê những khu vực đất trống trong khi theo tìm hiểu của VietNamNet thì nhiều người dân đã kiên quyết không giao đất giao rừng vì lo ngại sẽ không còn đất cho con cháu. Ông bình luận gì về việc này? Nên nhớ rằng người dân, nhất là đồng bào dân tộc sống bằng tài nguyên của rừng. Rừng chính là nhà của họ, là vườn cây của họ. Đã từ hàng nghìn năm nay, đồng bào lấy gỗ, lấy măng, tre trúc, thuốc fhữa bệnh và nhiều sản vật khác từ rừng, lâm sản để sống như một thứ tài sản chung của cộng đồng và cũng không ai đi đăng ký để được cấp sổ đỏ, sổ xanh gì cả. Họ có nền sản xuất và sinh hoạt phụ thuộc vào rừng, điều này cũng tạo ra bản sắc văn hoá riêng. Nếu giao đất, giao rừng cho nhà đầu tư nước ngoài, dân sẽ không còn rừng để sống, thì, họ vừa lâm vào cảnh khó khăn về vật chất, vừa làm mai một đi nền văn hoá gắn chặt với rừng. Tôi được biết vừa rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có hướng dẫn là khi nhà nước thu hồi rừng thì chỉ bồi thường cho chủ rừng chi phí đầu tư. Như vậy họ không được bồi thường về đất và tài nguyên rừng tương tự như đất nông nghiệp của người miền xuôi. Điều này sẽ đẩy người dân địa phương vào khó khăn, mất kế sinh nhai, gây ra nhiều vấn đề xã hội khác. - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và một số vị tướng khác đã gửi thư cho Chính phủ và Quốc hội cảnh báo những nguy cơ về việc cho nước ngoài thuê đất rừng dài hạn. Từ góc độ một đại biểu Quốc hội, ông thấy vấn đề này đã đến tầm cỡ để Quốc hội giám sát chưa? Tôi cho rằng các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban Quốc phòng An ninh, Uỷ ban Khoa học Công nghệ môi trường sẽ có các hoạt động giám sát, khảo sát thực tế các sự việc này theo chức năng và nhiệm vụ của họ. Ngoài ra, với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan để có thể có ý kiến chính thức với Quốc hội và cũng là để trả lời cử tri. Nếu vấn đề đặt ra chỉ là nguy cơ mất rừng không thì giải quyết dễ hơn là đặt vấn đề an ninh lãnh thổ.
    1 like
  11. Nhà này sinh con năm Nhâm Thìn nhé, con trai hay con gái đều tốt. Năm Giáp Ngọ thì tốt cho gia đình nhưng anh em không hợp nhau. Thân mến
    1 like
  12. Artemisia đã ghi tên A/C: - NTN - Sheryl Vào danh sách học viên đăng ký học lớp PTCB III. Artemisia kính báo.
    1 like
  13. Trước hết cần phải xác định ngày nào sanh trước ;Lá số của ngày 15 /lúc nhỏ sanh ra sanh khó hay khó nuôi ,lớn lên có lần vướng vào tù tội lao lý cha mẹ bất hòa vất vã Lá số của ngày 16 /lúc nhỏ sanh ra khó nuôi , mẹ sanh khó hay sanh ra chẳng bao lâu lại có mang tang , cha mẹ nghèo khó vất vã thường hay bệnh có bệnh khó chữa ,hay gặp tai nạn ; 1 trong 2 cha hay mẹ là người chấp nối ,nếu không cũng xa nhau từ lâu .
    1 like
  14. 1 like
  15. Cháu phải lấy thêm 1 lá số trước giờ Mão để có 2 lá số đem ra mà so sánh .
    1 like
  16. Kính thưa quí wan tâm Đây là một tư liệu mang chất "di sản phi vật thể truyền thống" xác định sự tồn tại của cái gọi là "Zdăng goóa chửi". Thiên Sứ tôi sưu tầm đưa lên đây để cho đề tài pha học ngâm cứu về zdăng góa chửi thêm phần phong phú. ------------------------------------------------------------------------------------- Sướng miệng Thanh Niên Online 01/03/2010 0:38 Mỗi năm, thanh niên tại hai ngôi làng ở phía nam Nepal dành những câu lăng mạ “chọn lọc” nhất cho Lễ hội chửi thề kéo dài 10 ngày, và hôm qua là ngày cao điểm của sự kiện năm nay.Suốt lễ hội đặc biệt này, thanh niên ở hai làng kế cận Parsawa và Laxmipur tập trung ở công viên và các khu vực đông đúc, dùng những lời lẽ ghê gớm nhất nhục mạ lẫn nhau, dân làng và người qua đường rồi... cười khì. Những câu lăng mạ như: “Đồ mặt khỉ, tao mong con trai mày xấu như con ếch”, và “Trâu nhà mày sẽ chết sạch vì tiêu chảy”... tuôn ra không ngớt. Những dân làng lớn tuổi cho biết lễ hội truyền thống trên - vốn chỉ dành cho thanh niên - đã tồn tại từ rất lâu. “Tôi biết về truyền thống này từ lâu và đã tham dự khi còn trai trẻ. Điều tuyệt vời nhất là sau khi lễ hội kết thúc, mọi người càng cảm nhận tốt về nhau. Không hề có bất kỳ ác cảm nào”, ông Ram Kumar Mishra, năm nay 78 tuổi, nói với AFP. Vào ngày cuối của lễ hội, dân làng tiếp tục bước vào ăn mừng Lễ hội Holi của người theo đạo Hindu với những cuộc “hỗn chiến” thật sự sử dụng bột sơn pha màu và nước. T.Q
    1 like
  17. Artemisia đã cập nhật vào danh sách lớp PTCB 3 tên của A/C: - Karador - hoangtuden369 Cảm ơn các A/C đã quan tâm theo dõi và đăng ký. Artemisia.
    1 like
  18. Thưởng thức tạo hình nghệ thuật từ rau củ Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 19:02, Thứ Năm, 25/02/2010 (GMT+7) Sự tưởng tượng và khả năng sáng tạo của nhiều người thật khó hình dung nổi. Từ những loại rau củ hàng ngày, họ đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Kỳ Thư (Theo naturez)
    1 like
  19. Cám ơn Rin86, anh cũng chỉ làm được chút ít như một người Việt phải làm thôi. Chúc em công việc sớm ổn định, vẽ nhiều tranh đẹp nhé.
    1 like