-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/02/2010 in all areas
-
Mẹ Nằm Chờ Chết, 3 Con Thơ Không Tết
Guest liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mẹ nằm chờ chết, 3 con thơ không Tết Cập nhật lúc 10:30, Thứ Ba, 09/02/2010 (GMT+7) , - Người đàn bà đón ổ bánh mì do bà con trong xóm cho, không dám ăn mà để dành cho Hải, cậu con út. Chị ráng lết đến cạnh nơi đặt ảnh thờ người chồng mới qua đời do căn bệnh ung thư, nước mắt trào ra ướt đẫm gương mặt xanh xao, thổn thức: “Mình ơi, mình phù hộ để tôi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, đừng để đầu xuân 3 con thơ mồ côi nốt mẹ”... Cảnh tượng bi thương đó khiến người dân tại ấp 7, tổ 8, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM không kìm được nước mắt. Khi cả nước tràn ngập không khí đón Tết, tiệc tùng, tất niên, giữa chốn phồn hoa này vẫn có những mảnh đời không bao giờ biết Tết. Chồng chết không có nổi áo quan Những con người này chỉ mong tồn tại được đến ngày mai, mỗi khi nhắm mắt ngủ, rất có thể sáng ra người mẹ sẽ không thức dậy, 3 đứa con thơ chính thức bơ vơ, mất nốt điểm tựa cuối cùng. Nơi gia đình chị Nguyễn Thị Phước sống được bà con hàng xóm quyên tiền cất cho cái mái áp nhờ vào 2 bức tường của 2 căn nhà bên cạnh. Gia cảnh khó khăn, chỉ sống nhờ vào thu nhập ít ỏi từ nghề phụ hồ của người chồng. Bản thân chị Phước bị bệnh tim rất nặng, mất hết sức lao động. Họa vô đơn chí, cách đây không lâu, chồng chị Phước bị ung thư bao tử, dù được bà con giúp đỡ tiền phẫu thuật nhưng anh đã qua đời ngay sau đó. Chị Phước mắc phải bệnh hiểm nghèo chỉ còn trông chờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm. Ảnh: Thanh Huyền “Chồng nó chết còn không có nổi cái hòm. Nhà nó mười mấy năm nay là diện nghèo nhất trong các hộ cần xóa đói giảm nghèo của cả xã. Bà con chúng tôi cũng nghèo, mỗi người vì cám cảnh mà bớt miếng ăn, góp lại đủ mua cho chồng nó cái áo quan đem chôn cất. Tôi ở tận ấp trên nhưng thấy tội nghiệp mẹ con nó nên cũng xuống đóng góp mươi ngàn... Như cô thấy đấy, bệnh tim của Phước đang trở nặng thêm, ngày 29/1, nó đi khám ở bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, bác sĩ nói phải mổ hết 50 triệu mới sống được. Nó không có tiền nên xin về nhà. Bác sĩ lắc đầu đành ghi cho toa thuốc uống đỡ. Một tháng tiền thuốc hơn 300 ngàn, nhà nó lấy đâu ra nên chỉ còn chờ chết thôi". - chị Trần Thị Hoa, 47 tuổi, ngụ ấp 5, xã Xuân Thới Thượng nói. Chị Nguyễn Thị Bích, người hàng xóm, cầm sang 2 chiếc ghế đẩu để đóng góp, giúp mẹ con chị Phước có cái để ngồi. Thấy cảnh chị Bích nằm bẹp trên giường chờ chết, chi khóc nức nở: “Này, tao không ăn sáng, để dành cho mày, bệnh những chưa chết thì vẫn cố mà ăn chứ. Có ổ bánh mì không đây, ăn đi Phước ơi!”. Nhận ổ bánh từ chị hàng xóm, chị Bích định đưa lên miệng, nhưng rồi người đàn bà ấy sực nhớ cậu con út lên 10 vẫn chưa có gì vào bụng kể từ hôm qua đến giờ nên lại đặt ổ bánh xuống, bật khóc: “Con ơi, mẹ có lỗi với các con, mẹ bệnh tật thế này, chỉ sợ chết đi rồi con bơ vơ, côi cút.” Con thơ nhổ cỏ kiếm tiền nuôi mẹ Chị Phước thổn thức kể lại chuyện đời mình: “Vợ chồng tôi sanh được 3 đứa con thì nghèo quá nên các cháu phải nghỉ học ngay từ lớp 1, lớp 2. Sau khi bố chết, cháu trai lớn nhất chưa đầy 18 tuổi xin đi chà nhám gỗ kiếm tiền nuôi mẹ và hai em. Một tháng được có 1 triệu, chẳng có bữa no nên con bé thứ hai chưa đầy 16 tuổi cũng phải đi nhổ cỏ kiếm tiền. Vì nó còn nhỏ nên người ta trả lương nó thấp lắm, với lý do chưa đủ sức lao động. Hôm rồi tôi liên tục phải đi bệnh viện cấp cứu. Thằng con út tên Hải, lên 10 vì thương mẹ nên xin đi làm vườn mướn. Tội con tôi lắm cô ơi, cháu nó mắc tiểu trong giờ làm nên bị ông chủ đuổi việc. Cháu làm 3 ngày được 105 ngàn đồng thì đóng viện phí cho mẹ hết 100 ngàn. Còn 5 ngàn, cháu để dành chờ mẹ xuất viện, mua bánh mì cho mẹ ăn chứ không dám tiêu". Chỉ còn vài ngày nữa là Tết nhưng trong nhà mẹ, con chị Phước trống trơn, không có nổi chiếc bánh chưng. Ảnh: Thanh Huyền Bệnh tình chị Phước rất nặng, phải đi vệ sinh tại chỗ. Thấy chị nằm dưới đất lạnh lẽo nên cư dân gần đó đã giúp cho tấm nệm cũ. Tối về, bốn mẹ con chen chúc trên tấm nệm rộng 1,2 mét. Cậu bé lên 10 tên Hải mới trải qua cảm giác mất đi người cha, nay em lo sợ bị mất nốt mẹ. Hải ngồi bên mẹ, nắm chặt bàn tay gầy guộc. Em vừa khóc, vừa hỏi những câu nghe xé lòng: “Bây giờ phải làm gì mẹ ơi, con sợ lắm. Có phải mẹ sắp bỏ con không, mẹ sắp chết giống ba à?” Trước tình cảnh bi thương của mẹ, con chị Phước, chúng tôi đã trao đổi với ông Trịnh Văn Chê, tổ trưởng tổ 8, ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, người nắm rõ nhất đời sống cư dân nơi gia đình chị Phước sinh sống. Suốt 15 năm là gia đình nghèo nhất xã Ông Chê nói: “Là người phụ trách tổ 8 và cũng là dân thổ cư ở đây hơn 40 năm nay nên tôi biết rất rõ hoàn cảnh của gia đình này. Nhà chị Phước nghèo nhất trong 7 hộ nằm trong diện cần xóa đói giảm nghèo suốt mười mấy năm nay. Tuy nhiên, hộ khẩu của Phước lại ở quận 12. Khi chị lấy chồng rồi mới theo chồng về đây. Gia đình chồng chị cũng nghèo rớt, phải sống nhờ lòng hảo tâm của làng xóm. Khi chồng Phước còn sống, thỉnh thoảng cũng được xã hỗ trợ cho ít gạo. Lúc anh qua đời thì gia đình chị không nhận được sự hỗ trợ này nữa. "Khi chính quyền có sự hỗ trợ thêm nào như quà Tết…, tôi đều chủ động đề xuất, ưu tiên cho gia đình nhà Phước nhưng chẳng thấm tháp gì. Khi cháu Hải, con út của chị Phước bỏ học, tôi đã vận động rất nhiều. Nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng khó khăn, tôi là công nhân hưởng lương 1,8 triệu/tháng thì biết giúp làm sao !” - ông Chê buồn bã nói. Hoàn cảnh của mẹ con chị Phước rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để chị Phước có đủ tiền làm phẫu thuật, vượt qua bệnh tật, cùng 3 con có một cái Tết ấm cúng, sum vầy. Hy vọng những đứa con thơ chưa kịp làm giỗ cha này sẽ không bao giờ lặp lại niềm đau mất mẹ. - Ngay sau khi VietNamNet khởi đăng tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo", rất nhiều độc giả đã gửi thư phản hồi và bày tỏ mong muốn được chung tay hỗ trợ những hộ nông dân nghèo được nêu trong tuyến bài này. Đơn vị tài trợ thực hiện chuyên đề này - Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã quyết định sẽ chuyển đến các hộ dân trong tuyến bài một số tiền để không khí Tết thực sự hiện hữu trong mỗi gia đình nghèo, không chỉ là tấm áo mới, nồi bánh chưng mà còn là niềm vui, sự ấm áp. - Bạn đọc có tấm lòng hảo tâm, muốn giúp đỡ các nhân vật trong tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo", có thể gửi theo các cách sau: 1 - Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội 2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp của toà soạn xin liên hệ: Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM. --------------------------------------- Quí vị có tấm lòng hảo tâm thân mến. Tôi nghĩ thật cay đắng khi cái chết từ từ đến mà nhận thấy một tương lại đen tối với đàn con của mình thì thật là một sự đau khổ cùng cực về nội tâm. Bởi vậy, tôi rất mong được quí vị quan tâm trợ giúp trường hợp này, để cho dù người mẹ nếo phải chết vì căn bệnh hiểm nghèo thì cũng yên tâm nhắm mắt do còn có niềm tin vào những tấm lòng sẽ quan tâm đến những đứa con của bà. Quí vị có thể gửi theo địa chỉ của báo VNN, hoặc vào tài khoản của từ thiên. Riêng trường hợp này, tôi sẽ đi cúng với anh chị em và Wildlavender. Dự định sẽ đi vào mùng 9 Tết, hoặc sớm hơn, nếu chúng ta gom được trên 5.000 000 VND. Thiên Sứ tôi xin được góp 500.000 VND (Năm trăm ngàn đồng chẵn)1 like -
Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! Chắc nhiều bạn đã từng xem qua bài viết này ở đâu đó rùi , nhưng hôm nay mình tình cờ đọc được thấy rất xúc động trước tấm lòng của một bé gái 8 tuổi nên post cho mọi người đọc.Mình lấy nguyên câu nói của bé gái này làm tiêu đề . "Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!" - Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!" Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa. Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác. "Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị" Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng. Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm". Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!". Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn. Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần. Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào. Vào học lớp Một, Xa Diễm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng. Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc! Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ. Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa. Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia). Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con! Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó. Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: "Cha ơi, con muốn được chết..." Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?" "Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..." Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm". "Em tự nguyện từ bỏ!" Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự: "Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh". Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra. Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt. Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió. Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công. Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..." Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống. Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám". Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!" Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng. Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm. Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh. Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém. Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?" "Bởi vì họ đều có lòng tốt!" "Dì ơi, con cũng làm người tốt." "Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương." Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..." Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới. "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..." Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng. Con đã từng được sống, con rất ngoan Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em... Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được. Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành. Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa. Mạng Tứ Xuyên online, mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi..." Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ. Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)" Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ." Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết. Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan". -1 like
-
Avatar và sự ngạo mạn của loài người Nguồn Tuanvietnam.net Tác giả: Linh Thủy Bài đã được xuất bản.: 03/01/2010 07:00 GMT+7 "Loài người chỉ là những đứa trẻ, chỉ biết la lối om sòm nhưng không bao giờ chịu bình tĩnh để hiểu mọi việc". Khi bộ phim "KingKong" ra mắt năm 2005, nhiều người đã phải trầm trồ thốt lên: Không có gì là điện ảnh không làm được. Nhưng đến giờ thì những kĩ thuật của KingKong cũng chỉ xếp hàng em út trong gia đình điện ảnh Hollywood. Lịch sử điện ảnh đã chứng kiến nhiều bước ngoặt về kĩ thuật và sức tưởng tượng phi thường của con người. Nhưng tất cả đều mau chóng bị trở nên quá quen thuộc, lạc hậu. Và khán giả sẽ chán ngay lập tức. Các đạo điễn khó lòng đọ sức tưởng tượng của mình với đầu óc tò mò, hiếu kì không giới hạn của khán giả. Những sự đột phá về kĩ thuật, những tham vọng "kỉ nguyên màn ảnh mới" cũng chỉ là thứ màu mè thu hút được đám đông hiếu kì, mau chán. Sức nóng công nghệ 3D lần đầu tiên được trình chiếu trong Avarta rồi cũng nguội dần. Sẽ còn lại gì ở bộ phim này? Cái gì thực sự làm nên James Cameron? Jake - người có trái tim không sợ hãi - và anh chính là "người được chọn". Ảnh: IMDB "Chén của anh đã đầy" Khi mới bước vào thế giới của người Na'vi, Jake Sully gặp cô gái bản địa tên Neytiri. Nhưng cô đã khước từ không cho anh bước tiếp vào thế giới này. Lý do thứ nhất là "chén của anh đã đầy". Điều này có gốc gác từ một câu chuyện nhà Thiền. Một vị sư trẻ ngồi đối ẩm với sư phụ. Anh ta đang băn khoăn và trăn trở về nhiều chuyện mà chưa có lời giải. Vị sư già không nói gì, cầm ấm nước lên rót thêm trà lên một chén trà đã đầy, nước trà trào cả ra ngoài. Vị sư trẻ tưởng thầy mình lơ đãng, đưa tay can: thưa sư phụ, chén trà đã đầy, thầy rót thêm vào sao được nữa. Sư phụ ngừng lại bảo: Đúng thế. Chén trà đã đầy, ta không thể rót thêm được nữa. Muốn rót trà mới, ta phải đổ chén trà cũ đi. "Chén đã đầy" là nói đến đầu óc, tư tưởng của những người đã chứa đựng đầy thành kiến, nếu không giải phóng thì không thể tiếp nhận những tri thức mới được. Cô gái Neytiri không chấp nhận Jake bước vào thế giới của người Na'vi, bởi vì cô nghĩ "chén của anh" đã đầy. Nhưng thật may mắn, "Tôi không phải là nhà khoa học. Tôi chỉ là một lĩnh thủy đánh bộ" - Jake trả lời. Không phải là nhà khoa học, nghĩa là Jake đã không bị vướng mắc vào hàng ngàn rào cản về cái nguyên tắc và phi nguyên tắc, hợp lý và phi lý, có thể và cái không thể - những tri thức nhận biết dựa trên nền tảng khoa học thực nghiệm. Thật kì diệu, trong bộ phim đang gây thu hút hiện nay mang tên "2012", cũng có sử dụng điển tích này. Chắc hẳn không thể coi đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Dường như người hiện đại phương Tây đang bình tĩnh hơn để tìm về cội nguồn phương Đông? Thử thách cuối cùng: chế ngự ý niệm Thử thách cuối cùng của Jake để được chính thức được công nhận là một thành viên của cộng đồng Omaticaya là phải tìm được cho mình một sinh vật bay - Banshee, kết nối thành công và cưỡi nó. "Nhưng làm thế nào để nhận biết được Banshee nào dành cho mình?" - "Đó là con nào cố gắng giết chết anh." Định nghĩa buồn cười thật. Banshee cố gắng giết chết anh, đó chính là con dành cho anh - nếu như anh thu phục và kết nối được với nó. Nhưng thực ra nó không buồn cười đâu. Banshee là ẩn dụ về ý niệm của con người. Những ý nghĩ biểu hiện ngông cuồng, giận dữ, và có thể giết chết anh theo một cách nào đó. Nhưng chỉ cần anh không sợ hãi - cũng như Jake - người có trái tim không sợ hãi - thì anh sẽ là "người được chọn". Không có sự sợ hãi, thì thu phục được Banshee. Điều kiển được ý niệm của mình, thì nó trở nên hiền hòa và hoàn toàn phục tùng sự kiểm soát của người cưỡi nó. Và đó chính là phương tiện để đến với cái Cây Linh Hồn. Cây Linh Hồn là điểm kết nối để lắng nghe tiếng của "ông bà" (ancestor), lắng nghe sự kì bí của thiên nhiên và vũ trụ. Cái Cây Linh Hồn là điểm hợp nhất của mọi âm thanh và là hợp nhất của toàn thể. Các khái niệm "Cây Linh Hồn" hay "mẹ Eywa" cũng đều chỉ là những biểu tượng để biểu đạt ý niệm về về cội rễ chung và thống nhất của vạn vật. Ảnh: IMDB Nhưng, "loài người chỉ như những đứa trẻ" "Loài người chỉ là những đứa trẻ, chỉ biết la lối om sòm nhưng không bao giờ chịu bình tĩnh để hiểu mọi việc." Đó lại là một lý do nữa để cô gái bản địa từ chối Jake bước vào thế giới này. Để "san bằng bất cứ thứ gì ngự bên trên đống tài nguyên quý", "loài ngoài văn minh - những đứa trẻ chỉ biết la lối om sòm" đã biểu dương sức mạnh của mình bằng đủ loại thiết bị tối tân nhất. Tăng cường quân sự. Thuốc nổ. Bom. Robot. Con người đến từ thế giới văn minh đã quá ngạo mạn và quá tự tin vào sức mạnh kĩ thuật của mình. Nhưng đó chỉ là sự sức mạnh phá hủy. Như chính cách mà con người đã làm ở "trái đất đã không còn màu xanh" của mình. Cảnh báo của Tiến sĩ Grace về những cái Cây Linh Hồn với mạng kết nối khổng lồ, hơn cả sự kết nối của bộ não con người có thế khiến những kẻ khát tiền phá lên cười. Cũng như các nghi lễ cầu xin đức mẹ Eywa có thể bị coi là nghi lễ tôn giáo, "phi khoa học". (!) Những niềm tin về một "suối nguồn năng lượng", rằng mỗi chúng ta đều là một sinh thể chuyền tải năng lượng, một ngày nào đó sẽ phải trả lại nguồn năng lượng đó. Chúng ta xuất phát từ một nguồn năng lượng duy nhất; rằng ông bà chúng ta vẫn sống, chúng ta có thể nghe họ. Và rằng chúng ta có thể kết nối với tổ tiên của mình, với với cái toàn thế... đều không đơn giản chỉ là giả thuyết cho một bộ phim. Trong phim nhắc đến chữ "thấy" - "Tôi thấy em" (I see you), Đức mẹ Eywa đã "nghe thấy" anh (Eywa heard you). Cái "thấy" - hay "tính thấy" - không phải là sự nhìn thấy đơn thuần, mà là sự kết nối thực sự giữa hai tinh thần, giữa tinh thần ở các thế hệ khác nhau, và tinh thần của tất cả. Các khái niệm "Cây Linh Hồn" hay "mẹ Eywa" cũng đều chỉ là những biểu tượng để biểu đạt ý niệm về về cội rễ chung và thống nhất của vạn vật. Điều này không xa lạ gì trong đạo Phật. Nó chẳng hề là một điều gì đáng cười. Mà chính là cái mà chính khoa học hiện đại đang phải tìm hiểu. Chỉ sợ những con người ngạo mạn không biết "lá trong tay ta thì ít mà lá trong rừng thì nhiều". Điều ta biết thì giới hạn, mà điều ta không biết thì không cùng. Chỉ sợ "cái chén đầy". Con người đến từ thế giới văn minh đã quá ngạo mạn và quá tự tin vào sức mạnh kĩ thuật của mình. Nhưng đó chỉ là sự sức mạnh phá hủy. Ảnh: IMDB "Trở về với thế giới đang chết dần" Lời thuyết giảng cho quân lính trước giờ mở cuộc tấn công vào xứ sở Na'vi của đại tá Miles Quaritch: "Chúng ta phải lấy khủng bố để chống lại khủng bổ" và các lệnh hủy diệt tàn bạo của ông ta gợi nhắc về thế giới thực tại của chúng ta. Nơi mà người ta hết sức tự hào về khả năng tạo ra sức mạnh hủy diệt của mình. Mỉa mai thay, câu nói cuối cùng của viên đại tá đối với Jake: "Cảm giác phản bội lại đồng loại của mình như thế nào" - có lẽ lại chính là câu nói dành cho ông ta. Và cuối cùng, "những kẻ xâm lăng trở về với thế giới đang chết dần của họ, chỉ một số ở lại". Hay những kẻ ngạo mạn trở về với các đại kế hoạch của họ - những kế hoạch cầm chắc sự thật bài, chỉ có một số người nhận ra sự vĩ đại của thiên nhiên và trở về với thiên nhiên!1 like
-
Sinh bé thứ hai NHâm Thìn : Rất tốt !Dần - Mão - Thìn là tam hội cục, sự liên kết rất khó bị phá vỡ, Tuất đứng ngoài nhưng là đỉnh tạo nên sự đối xứng đẹp (giống như tam giác cân có đỉnh ở Tuất). Gia đình sẽ do Nhâm Tuất đứng chỉ huy và là người chủ yếu đưa ktế của gđ phát triển . Linh Trang1 like
-
Ra vậy. Vậy là có sự cần tranh luận thêm, vì anh đã có quan điểm rõ ràng. Anh có thể sử dụng lý luận, còn Rubi coi trong cái đạo đức của số đông. Rubi không dùng lý luận, chân lý không thuộc về số đông song đức chúng lại như biển. Anh có thể dùng lý luận và bằng chứng để vượt trên cái đức của số đông thì thật là lạ. Đối thoại này Rubi chưa nói hết.1 like
-
Chào bạn, Bạn có thể sinh năm Canh Dần này, tốt, nên sinh vào mùa Đông, tháng 10,11,12âl! Chúc may mắn, Thiên Luân!1 like
-
gửi turn off, ngày tân mão (TB mộc) tháng đinh sữu (TL hỏa) năm kỷ sữu (GH thủy) giờ ngọ, - Vấn đề đưa ra tranh luận có được giải quyết ổn thỏa không? (Bên tám lạng người nửa cân thì quan điểm của ai sẽ được áp dụng?) Kinh Tốc Hỷ Luận: vấn đề này rả ràng là phải giải quyết triệt để, vì ban đầu có sự hiểu lầm hay ít ra đôi bên chưa thông suốt và thông cảm điều gì đó nên vấn đề trở thành rắc rối và căng thẳng như dây đàn. Tuy nhiên chớ lo lắng vì trong hay phía cũng có một phía luôn muốn lắng nghe và phía này lại có nhiều cách thức muốn thử đối phương để dò xét. Cuối cùng thì nhưng lý do chính đáng rỏ ràng và được phân sử theo cảm tính sẽ dẫn tới sự ổn thỏa ngoài điều mình nghĩ. Ta với mình lại càng hiểu nhau hơn. - Sau lần này thì cuộc sống gia đình sẽ như thế nào? Khai xích Khẩu Luận: Cuộc sống gia đình sẽ vui vẽ hơn, tiếng cười rộn ràng hơn, mở rộng kênh đối thoại đối thoại để lắng nghe rỏ hơn nhịp đời. Tiếng nói bằng con tim làm người cảm, tiếng nói bằng tấm lòng làm người nhận. Cảm nhận là ý của hòa hợp. Mong rằng năm mới, con người mới, niềm vui mới và hạnh phúc như thửo ban đầu. :D Thiên Đồng :(1 like
-
**************************************************** Chào các bạn , Nếu xét về vấn đề xã hội con người bình thường thì ý kiến của bạn là hoàn toàn đúng vì nhiều năm trước đây mình cũng có suy nghĩ giống bạn " Phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh " Nhưng bây giờ mình nghĩ khác đi , Nếu xét theo nhân quả của phật giáo khi một chúng sinh đã tao nghiệp ác thì trong tương lai đến thời điểm ác nghiệp chín mùi , thì nó phải thọ nghiệp không cách nào tránh khỏi cho dù là chúng sinh cấp cao hay cấp thấp.(Nên mới xuất hiện những người bắt nó và phải sinh ra trong vùng trời không được bảo vệ còn những con chim không có những ác nghiệp đó thì chúng nó được sinh ra ở những nơi được bảo vệ và người ta thương yêu nó ) Tóm lại do bản thân chúng sinh đó tự tạo ác nghiệp từ kiếp quá khứ nên không tránh khỏi , người bán chim chỉ là người thi hành nghiệp nếu trong tâm người đó làm mà không ham thích chỉ cho là công việc mình phải làm và có tâm sám hối thì ngay bản thân người đó cũng không đến nỗi bị ác nghiệp nặng nữa , Huống hồ chi là người phóng sanh, bản thân người phóng sanh sẽ được tăng từ tâm nếu việc làm đó do tâm cảm tháy tội nghiệp mà muốn phóng thích những con chim đó.Và cũng là ngừoi giúp những con chim đó giải ác nghiệp. .Cũng giống như người đang sắp gặp nạn (là mình phải trả ác nghiệp của quá khứ) mà hết lòng cầu khẩn được những đấng bề trên giải cứu .1 like
-
Phong Thủy Lạc Việt và Nhà Thờ Thiên Đồng. Ghi lại sau một Phong thủy giúp cho nhà thờ T vào những ngày cuối năm Kỷ Sữu 23 tháng chạp năm Kỷ Sữu Câu chuyện có nguyên do từ bốn tháng trước, đồng môn Phongphongthay than với tôi rằng con của anh đi học ở nhà trẻ nhưng sức khỏe của bé cũng như những trẻ khác đều không được tốt và anh cảm giác có sự khác lạ gì đó ở tại Trường mẩu giáo X về mặt phong thủy. Vốn cũng thường gặp gỡ cô hiệu trưởng trường nên anh cũng đề cập về chuyện phong thủy. Cô M, hiệu trưởng trường, tỏ vẻ quan tâm và cho biết mặc dù cô là người đạo Công Giáo nhưng vẫn tin phong thủy là vấn đề khoa học. Được sự gợi mở, anh Phongphongthay, sắp xếp một cuộc hẹn cho tôi và anh gặp cô M để bày tỏ ý định muốn giúp nhà trường về mặt phong thủy nhằm cải thiện sức khỏe các bé. Cô M liền bày tỏ sự nhiệt tình muốn cải tạo theo phong thủy. Và tôi đã đưa ra các phương án cải tạo, cô M triệt để làm theo ngoài mong đợi của tôi. Kết quả như ý, chỉ sau hơn 3, tuần các trẻ đều ổn định được sức khỏe rỏ rệt, mạnh khỏe và năng động, hơn nữa công việc của nhà trường cũng trở nên ổn định hơn trước. Từ hiệu quả này, cô M đã một lần nữa nhờ Thiên Đồng đến giúp Cha xứ nhà thờ T cải thiện về mặt phong thủy, sau khi đã thuyết phục Cha với bằng cớ hiệu quả phong thủy tại trường của mình. Tôi gặp Cha trong sự hoan hỷ, đón tiếp giản dị của người tu, kẻ tục. Qua câu chuyện tôi hiểu mục đích của việc cải tạo theo phong thủy nhằm một là cải thiện sức khỏe cho Cha Sứ, hai là sự bình an và ba là giải quyết về một vấn đề hơi nhạy cảm về tâm linh, đó là di chuyển nhà thờ hài cốt đến nơi mới sao cho thích hợp và an lạc. Theo lời cha thuật, các đời cha sứ đến đảm nhiệm ngôi nhà thờ này đều không được an lạc, luôn có chuyện bất thường xảy ra và các cha đều bị bệnh hoạn đau yếu, cũng như hiện nay Cha đang bị bệnh về tim mạch và huyết áp. Sau lời thuật như lời trần tình, tôi xem sơ đồ mảnh đất do Cha đưa, ngạc nhiên thay, rỏ ràng mảnh đất mang hình con dao phay và theo đúng quan niệm “Hình Lý Khí” thì chính hình thể đất là nguyên nhân cho cớ sự. Tuy mảnh đất đều có sổ đỏ sổ hồng, nhưng sự bất an luôn thường trực. Vậy là kế hoạch cải tạo theo phong thủy được vạch ra và “tổng đạo diễn” cũng như ngươi trực tiếp đưa tay chỉ việc, hướng dẫn thực hiện là cô M, được Thiên Đồng chỉ định và Cha xứ tinh tưởng giao “trong trách” cho, góp phúc thiện cho nhà thờ. Bởi, một mặt cô M đã có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa tại trường của cô, mặt khác cũng thể hiện phong thủy không phải là bùa chú, cúng kiến, hay lễ nghi tôn giáo phải do các thầy “thổi phù phù”, mà ngược lại, vấn đề ở đây đơn thuần chỉ là kiến trúc mà thôi. Tuy vậy, về phương diện “cộng đồng xã hội”, việc chỉnh sửa vài chổ trong nhà thờ cũng cần phải mang “lý do hợp lý” và có nhiều sự hạn chế, vì vậy việc thực hiện cũng rất nhẹ nhàng và có những vấn đề như chuyển hướng bếp, cải tạọ phòng ốc phải được sự đồng ý của “ý kiến chung” và phải có “lý do hợp lý” nên vài ý định không thực hiện được, cho nên chỉ giới giới hạn trong việc có thể và rất “kín kẻ”. Mặt khác, một lý do khách cũng gây khó khăn cho việc cải tạo sửa chữa nhà thờ là tài chánh. Khi đi quan sát một vòng nhà thờ, Thiên Đồng hỏi Cha: - Có phải sự đóng góp về tài chánh của giáo dân ở đây rất nghèo và giáo dân đến với nhà thờ cũng ít, mặc dầu nhà thờ tọa lạc nơi thành phố dân cư đông đúc, dân cư xung quanh cũng khá giả? Cha xác định: “Đúng vậy!”. Phân tích địa thế Nhà Thờ Nhà thờ được hướng Phúc Đức trạch theo trục Càn Khôn, Tây tứ trạch, theo Phong thủy Lạc Việt. Cha xứ mạng Khôn cũng chuẩn trạch Phúc Đức. Tuy nhiên Càn cung bị khuyết hãm, do trên thực tế từ cổng vào đến cửa nhà thờ đã trở thanh lối đi chung của khu phố, do vậy Càn cung bị khuyết, chứng tỏ sự ủng hộ hay trợ giúp của giáo dân hay những mạnh thường quân cũng như sự nâng đỡ của các Cha bề trên đối với nhà thờ rất kém. Hình thể của mảnh đất một cách vô tình đã tạo thành hình con dao phay, do vậy theo quan niệm “Hình nào khí đó” thì tính sát của con dao phay này đã và đang phát tác rất mạnh, vì vậy mà các đời Cha xứ đảm nhiệm ở đây đều vướng phải những chuyện không hay về tinh thần cũng như sức khỏe. Thêm nữa con dao phay này lại thêm một cán ở hông, tức hẽm hông, theo như Cha xứ cho biết thì đây cũng là một lối đi chính của giáo dân khi viếng lễ nhà thờ, tạo cho thế đất thêm phần xấu. Do vậy nhiều chuyện rối rấm là hợp lẽ. Ngoài ra, đất có hẽm hông đâm vào là chủ về việc dễ dính dán chuyện thị phi, quan sự hay kẻ tiểu nhân ám hại, có thể chính lẽ đó mà tuy nhà thờ có sổ hồng sổ đỏ nhưng vẫn vướng chuyện không yên. Khởi thủy khu đất có hình như trên ,nhưng dân cư phát triển đất đai thu hẹp lại, nhà thờ đành chừa một khoản sân làm lối đi chung cho khu phố để vào con hẻm bên hông tay Long của nhà thờ và vòng ra sau hậu sơn. Chính bởi cách này mà khu vực nhà thờ bị thoái khí qua con hẻm bên tay Long. Và cũng lại thêm con hẽm hong chọc nách nhà thờ cũng là một yếu làm thoái khí một lần nữa, từ lý do này mà Thiên Đồng xác định số lượng giáo dân ở đây không đông đúc và về mặt tài chánh cũng như quyên góp của giáo dân đều “bèo”, như đã khẳng định, bởi dương khí vận chuyển vào nhà thờ đều thoái đi hết qua các lối này. Toàn thể khu đất được thế nghiêng Càn Khôn nên được cách Phúc Đức theo Bát Trạch Lạc Việt, do vậy toàn khu đất xét trên mặt trệt, mặt sàn sẽ là thừa khí Phúc Đức Vũ Khúc Dương Kim tinh, theo quy luật Lạc Việt Bát Biến Phiên Tinh, khi lấy sơn phối hướng, bởi do tính chất công sở công cộng của công trình. Theo lẽ đó, tầng lầu một của công trình thừa khí Lục Sát Văn Khúc Thủy Tinh và tầng lầu 2 của nhà thờ là Sinh Khí Tham Lang Dương Mộc Tinh quản lý, vì vậy công trình nhìn chung được cách “Thượng hạ cát tinh, Phúc Đức bát trạch”, tuy nhiên về mặt Phiên Tinh tầng sàn từ ngoài vào tới hậu sơn thì không được tốt, bởi khu vực nhà nguyện và nhà việc là khối công trình liền kề thừa hưởng Hung tinh Ngũ Quỷ Liêm Trinh Dương Hỏa tinh tọa thủ, chủ hại chuyện phiền toái bất ổn và tai ương. Cải tạo nhà thờ theo Phong Thủy Lạc Việt. Do nhà thờ có hạn chế về mặt điều kiện khách quan nên các phương án cải tạo đưa ra cũng rất hạn chế. Về mặt xã hội thì việc sửa chửa phải sắp xếp bằng việc “ngụy trang kiểu…nhà thờ” sao cho bàng quan chỉ nhận biết đó là việc sửa chửa vụn vặt bình thường về mặt kiến trúc hay ý thích thẩm mỹ và về mặt tài chánh thì hạn chế mức thấp nhất trong kinh phí eo hẹp của một nhà thờ khó khăn. Do vậy các phương án đập phá, xây dựng hay thiết kế thêm đều không khả thi mà chỉ thực hiện 3 mục đích chính là sức khỏe Cha xứ được khá hơn, nhà thờ không bị xáo trộn nữa và chọn vị trí thích hợp để an vị nơi lưu hài cốt của giáo dân cho an ổn về mặt tâm linh. Đầu tiên, ưu tiên cho việc ổn định sức khỏe Cha xứ, Thiên Đồng cho điều chỉnh lại dòng khí vào nơi Cha ở và làm việc bằng các biện pháp chận các ngạch nơi thích hợp. Việc này khá đơn giản và không ai nhận ra rằng nhà thờ làm…phong thủy. Tiếp đến Thiên Đồng đưa ra một giải pháp bịt và bán đi phần đất hẽm hông nhà thờ. Nhưng chủ ý này không được vì theo Cha, đó là lối vào thường xuyên của giáo dân khi đi lễ nhà thờ và việc bán bỏ đi một phần đất công thì vượt quá khả năng trách nhiệm trong công việc nên ý định này là không khả thi. Do vậy Thiên Đồng đành sự dụng biện pháp khác nhằm tránh thoái khí. Để an ổn về chuyện nhà thờ, Thiên Đồng cho dùng cách án sát, gọi là “Tam sơn án sát đao”. Cuối cùng là chọn vị trí thích hợp để là nơi lưu hủ cốt của giáo dân. Việc này là phần quan tâm và lo lắng nhất của Cha vì liên quan đến mặt tâm linh mà Cha lại không muốn có chuyện chẳng lành. Đầu tiên tôi nghĩ đến việc di dới đến vị trí khu nhà việc, nhưng khi hỏi lại với Sư Phụ Thiên Sứ thì Sư Phụ bảo nơi ấy không được. Bởi vậy Thiên Đồng chọn phương án khác là chọn đưa lên tầng lầu cho vẹn cả đôi bề là không cần phải cơi nới hay xây mới gì thêm chỉ cần chuyển đến đó là gọn ghẽ. Vậy là các phương án đều đơn giản, kinh tế và ổn thỏa, riêng phần bếp cũng quan trọng, Thiên Đồng có gợi ý nhưng ý định không thực hiện được vì lại vướng đến chuyện phải hội ý trong nội bộ nhà thờ, vậy là thôi. Qua việc được may mắn tư vấn giải pháp phong thủy cho nhà thờ, có thể nói đây là việc ít có, Thiên Đồng nhận thấy rằng Phong thủy là một yếu tố độc lập đứng ngoài các niềm tin và tôn giáo, bởi yếu tố phong thủy là sự phản ánh thực tại khách quan tương tác trong vũ trụ với tính quy luật của nó, nằm ngoài ý thức chủ quan của con người và ngoài cả ý thức của thượng Đế, nếu có. Điều này đủ để nhận biết tính khoa học của phong thủy trong hiệu quả tương tác thường hằng của nó, dù muốn hay không. Và tiêu chí để xác định vấn đề là khoa học thì lý thuyết xác định cho vấn đề đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi hiện tượng liên quan và có khả năng tiên tri thì Phong Thủy Lạc Việt thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí này. Thiên Đồng1 like
-
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo (Phần 2) Nguồn Tuần Vietnam.net Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Theo lý học Đông phương đó là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân chọn đúng ngày này lên trời có sai không? Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần? Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt? Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên. Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (bên phải) và hai dải mũ cao vút. Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời". Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt: Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.1 like
-
Thông Báo Về Việc Tổ Chức Lại Diễn đàn
camy91 liked a post in a topic by Guest
Kính gửi các thành viên trên Diễn đàn Lý học Đông Phương: Với mục tiêu phát triển Diễn Đàn, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đang cơ cấu lại tổ chức, nhân sự nhằm chấn chỉnh và ổn định hoạt động. Thời gian qua việc đăng nhập và bổ nhiệm có quá nhiều bất cập cũng như tùy tiện gây ra một số hệ quả. Nay, chúng tôi xin thông báo chính thức về việc đã tạm cắt quyền Biên tập viên, Điều hành viên của một số anh, chị em trên Diễn đàn vì những lý do sau: 1. Một số Biên tập viên, Điều hành viên đã không thể hiện sự hợp tác cũng như sự tín nhiệm của Trung Tâm dành cho mình, không tham gia Biên tập, không Điều hành Diễn đàn trong thời gian rất dài mà không có thông báo chính thức nào cho Ban quản trị Trung tâm. 2. Một số Biên tập viên, Điều hành viên được bổ nhiệm mà không thông qua ý kiến của Tổng điều hành. Thậm chí, trong quá trình kiểm tra, Bộ phận Kỹ thuật không kiểm soát được Lý lịch của nhiều Biên tập viên, Điều hành viên đăng nhập ẩn. 3. Trung tâm đang sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, cũng như dời địa chỉ hoạt động của văn phòng Đại diện tại Hà nội do việc từ nhiệm đột xuất của anh Phạm Cương - Trưởng văn phòng Đại diện tại Hà Nội. 4. Bên cạnh đó, việc xây dựng lại tiêu chí, quyền hạn, cũng như trách nhiệm của các Biên tập viên, Điều hành viên. Do trước đây, các tiêu chí đó chưa được rõ ràng để thông báo chính thức cho Anh, Chị em. Do những yếu tố trên, chúng tôi đã có những biện pháp khẩn trương và đột ngột như vừa qua. Sự việc này xảy ra ngoài mong muốn của chúng tôi. Bản Thông báo này có giá trị như lời giải trình vụ việc. Rất mong Anh, Chị em thông cảm và có cái nhìn về sự cố gắng này của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi vẫn mong chờ một sự hợp tác hoàn toàn tự nguyện cũng như đóng góp tài đức của các Thành viên để Trung tâm ngày càng phát triển theo đúng tinh thần học thuật. Thay mặt BQT Diễn đàn, Artemisia kính báo.1 like -
Vấn đề là bài báo kết tội người mua chim, chứ không phải người bán chim. Đây là hành vi đả kích lòng nhân đạo. Khi người mua chim xuất phát từ lòng nhân đạo và không có ý thức giết chim, mà họ muốn cứu. Còn chính những người bán chim thì lại không bị bài báo phán xét nhiều : Tội chỉ bằng 1/ 10. Nếu người viết bài báo này có quyền lực và làm luật thì sẽ xử tù những người mua chim phóng sinh sao? May mà tác giả không có quyền lực, chỉ viết được báo và phổ biến ý tưởng. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới tình nhân ái của con người. Bởi vậy, điều dễ hiểu là tệ nạn xã hội hình như không giảm mà còn tăng lên.1 like
-
Nếu Cầu là một hành động Thiện để giải thoát hay vô tư tiếp tay cho cái Cung có điều kiện tồn tại trong trường hợp này vẫn là một điều cần thiết, vì quy luật xã hội từng con người có quyền hành xử theo nhận thức cá nhân, thời gian tội phúc phân minh sẽ điều chỉnh hành vi do tương tác nhân quả.1 like