-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/02/2010 in all areas
-
Phong Thủy Lạc Việt và Nhà Thờ Thiên Đồng. Ghi lại sau một Phong thủy giúp cho nhà thờ T vào những ngày cuối năm Kỷ Sữu 23 tháng chạp năm Kỷ Sữu Câu chuyện có nguyên do từ bốn tháng trước, đồng môn Phongphongthay than với tôi rằng con của anh đi học ở nhà trẻ nhưng sức khỏe của bé cũng như những trẻ khác đều không được tốt và anh cảm giác có sự khác lạ gì đó ở tại Trường mẩu giáo X về mặt phong thủy. Vốn cũng thường gặp gỡ cô hiệu trưởng trường nên anh cũng đề cập về chuyện phong thủy. Cô M, hiệu trưởng trường, tỏ vẻ quan tâm và cho biết mặc dù cô là người đạo Công Giáo nhưng vẫn tin phong thủy là vấn đề khoa học. Được sự gợi mở, anh Phongphongthay, sắp xếp một cuộc hẹn cho tôi và anh gặp cô M để bày tỏ ý định muốn giúp nhà trường về mặt phong thủy nhằm cải thiện sức khỏe các bé. Cô M liền bày tỏ sự nhiệt tình muốn cải tạo theo phong thủy. Và tôi đã đưa ra các phương án cải tạo, cô M triệt để làm theo ngoài mong đợi của tôi. Kết quả như ý, chỉ sau hơn 3, tuần các trẻ đều ổn định được sức khỏe rỏ rệt, mạnh khỏe và năng động, hơn nữa công việc của nhà trường cũng trở nên ổn định hơn trước. Từ hiệu quả này, cô M đã một lần nữa nhờ Thiên Đồng đến giúp Cha xứ nhà thờ T cải thiện về mặt phong thủy, sau khi đã thuyết phục Cha với bằng cớ hiệu quả phong thủy tại trường của mình. Tôi gặp Cha trong sự hoan hỷ, đón tiếp giản dị của người tu, kẻ tục. Qua câu chuyện tôi hiểu mục đích của việc cải tạo theo phong thủy nhằm một là cải thiện sức khỏe cho Cha Sứ, hai là sự bình an và ba là giải quyết về một vấn đề hơi nhạy cảm về tâm linh, đó là di chuyển nhà thờ hài cốt đến nơi mới sao cho thích hợp và an lạc. Theo lời cha thuật, các đời cha sứ đến đảm nhiệm ngôi nhà thờ này đều không được an lạc, luôn có chuyện bất thường xảy ra và các cha đều bị bệnh hoạn đau yếu, cũng như hiện nay Cha đang bị bệnh về tim mạch và huyết áp. Sau lời thuật như lời trần tình, tôi xem sơ đồ mảnh đất do Cha đưa, ngạc nhiên thay, rỏ ràng mảnh đất mang hình con dao phay và theo đúng quan niệm “Hình Lý Khí” thì chính hình thể đất là nguyên nhân cho cớ sự. Tuy mảnh đất đều có sổ đỏ sổ hồng, nhưng sự bất an luôn thường trực. Vậy là kế hoạch cải tạo theo phong thủy được vạch ra và “tổng đạo diễn” cũng như ngươi trực tiếp đưa tay chỉ việc, hướng dẫn thực hiện là cô M, được Thiên Đồng chỉ định và Cha xứ tinh tưởng giao “trong trách” cho, góp phúc thiện cho nhà thờ. Bởi, một mặt cô M đã có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa tại trường của cô, mặt khác cũng thể hiện phong thủy không phải là bùa chú, cúng kiến, hay lễ nghi tôn giáo phải do các thầy “thổi phù phù”, mà ngược lại, vấn đề ở đây đơn thuần chỉ là kiến trúc mà thôi. Tuy vậy, về phương diện “cộng đồng xã hội”, việc chỉnh sửa vài chổ trong nhà thờ cũng cần phải mang “lý do hợp lý” và có nhiều sự hạn chế, vì vậy việc thực hiện cũng rất nhẹ nhàng và có những vấn đề như chuyển hướng bếp, cải tạọ phòng ốc phải được sự đồng ý của “ý kiến chung” và phải có “lý do hợp lý” nên vài ý định không thực hiện được, cho nên chỉ giới giới hạn trong việc có thể và rất “kín kẻ”. Mặt khác, một lý do khách cũng gây khó khăn cho việc cải tạo sửa chữa nhà thờ là tài chánh. Khi đi quan sát một vòng nhà thờ, Thiên Đồng hỏi Cha: - Có phải sự đóng góp về tài chánh của giáo dân ở đây rất nghèo và giáo dân đến với nhà thờ cũng ít, mặc dầu nhà thờ tọa lạc nơi thành phố dân cư đông đúc, dân cư xung quanh cũng khá giả? Cha xác định: “Đúng vậy!”. Phân tích địa thế Nhà Thờ Nhà thờ được hướng Phúc Đức trạch theo trục Càn Khôn, Tây tứ trạch, theo Phong thủy Lạc Việt. Cha xứ mạng Khôn cũng chuẩn trạch Phúc Đức. Tuy nhiên Càn cung bị khuyết hãm, do trên thực tế từ cổng vào đến cửa nhà thờ đã trở thanh lối đi chung của khu phố, do vậy Càn cung bị khuyết, chứng tỏ sự ủng hộ hay trợ giúp của giáo dân hay những mạnh thường quân cũng như sự nâng đỡ của các Cha bề trên đối với nhà thờ rất kém. Hình thể của mảnh đất một cách vô tình đã tạo thành hình con dao phay, do vậy theo quan niệm “Hình nào khí đó” thì tính sát của con dao phay này đã và đang phát tác rất mạnh, vì vậy mà các đời Cha xứ đảm nhiệm ở đây đều vướng phải những chuyện không hay về tinh thần cũng như sức khỏe. Thêm nữa con dao phay này lại thêm một cán ở hông, tức hẽm hông, theo như Cha xứ cho biết thì đây cũng là một lối đi chính của giáo dân khi viếng lễ nhà thờ, tạo cho thế đất thêm phần xấu. Do vậy nhiều chuyện rối rấm là hợp lẽ. Ngoài ra, đất có hẽm hông đâm vào là chủ về việc dễ dính dán chuyện thị phi, quan sự hay kẻ tiểu nhân ám hại, có thể chính lẽ đó mà tuy nhà thờ có sổ hồng sổ đỏ nhưng vẫn vướng chuyện không yên. Khởi thủy khu đất có hình như trên ,nhưng dân cư phát triển đất đai thu hẹp lại, nhà thờ đành chừa một khoản sân làm lối đi chung cho khu phố để vào con hẻm bên hông tay Long của nhà thờ và vòng ra sau hậu sơn. Chính bởi cách này mà khu vực nhà thờ bị thoái khí qua con hẻm bên tay Long. Và cũng lại thêm con hẽm hong chọc nách nhà thờ cũng là một yếu làm thoái khí một lần nữa, từ lý do này mà Thiên Đồng xác định số lượng giáo dân ở đây không đông đúc và về mặt tài chánh cũng như quyên góp của giáo dân đều “bèo”, như đã khẳng định, bởi dương khí vận chuyển vào nhà thờ đều thoái đi hết qua các lối này. Toàn thể khu đất được thế nghiêng Càn Khôn nên được cách Phúc Đức theo Bát Trạch Lạc Việt, do vậy toàn khu đất xét trên mặt trệt, mặt sàn sẽ là thừa khí Phúc Đức Vũ Khúc Dương Kim tinh, theo quy luật Lạc Việt Bát Biến Phiên Tinh, khi lấy sơn phối hướng, bởi do tính chất công sở công cộng của công trình. Theo lẽ đó, tầng lầu một của công trình thừa khí Lục Sát Văn Khúc Thủy Tinh và tầng lầu 2 của nhà thờ là Sinh Khí Tham Lang Dương Mộc Tinh quản lý, vì vậy công trình nhìn chung được cách “Thượng hạ cát tinh, Phúc Đức bát trạch”, tuy nhiên về mặt Phiên Tinh tầng sàn từ ngoài vào tới hậu sơn thì không được tốt, bởi khu vực nhà nguyện và nhà việc là khối công trình liền kề thừa hưởng Hung tinh Ngũ Quỷ Liêm Trinh Dương Hỏa tinh tọa thủ, chủ hại chuyện phiền toái bất ổn và tai ương. Cải tạo nhà thờ theo Phong Thủy Lạc Việt. Do nhà thờ có hạn chế về mặt điều kiện khách quan nên các phương án cải tạo đưa ra cũng rất hạn chế. Về mặt xã hội thì việc sửa chửa phải sắp xếp bằng việc “ngụy trang kiểu…nhà thờ” sao cho bàng quan chỉ nhận biết đó là việc sửa chửa vụn vặt bình thường về mặt kiến trúc hay ý thích thẩm mỹ và về mặt tài chánh thì hạn chế mức thấp nhất trong kinh phí eo hẹp của một nhà thờ khó khăn. Do vậy các phương án đập phá, xây dựng hay thiết kế thêm đều không khả thi mà chỉ thực hiện 3 mục đích chính là sức khỏe Cha xứ được khá hơn, nhà thờ không bị xáo trộn nữa và chọn vị trí thích hợp để an vị nơi lưu hài cốt của giáo dân cho an ổn về mặt tâm linh. Đầu tiên, ưu tiên cho việc ổn định sức khỏe Cha xứ, Thiên Đồng cho điều chỉnh lại dòng khí vào nơi Cha ở và làm việc bằng các biện pháp chận các ngạch nơi thích hợp. Việc này khá đơn giản và không ai nhận ra rằng nhà thờ làm…phong thủy. Tiếp đến Thiên Đồng đưa ra một giải pháp bịt và bán đi phần đất hẽm hông nhà thờ. Nhưng chủ ý này không được vì theo Cha, đó là lối vào thường xuyên của giáo dân khi đi lễ nhà thờ và việc bán bỏ đi một phần đất công thì vượt quá khả năng trách nhiệm trong công việc nên ý định này là không khả thi. Do vậy Thiên Đồng đành sự dụng biện pháp khác nhằm tránh thoái khí. Để an ổn về chuyện nhà thờ, Thiên Đồng cho dùng cách án sát, gọi là “Tam sơn án sát đao”. Cuối cùng là chọn vị trí thích hợp để là nơi lưu hủ cốt của giáo dân. Việc này là phần quan tâm và lo lắng nhất của Cha vì liên quan đến mặt tâm linh mà Cha lại không muốn có chuyện chẳng lành. Đầu tiên tôi nghĩ đến việc di dới đến vị trí khu nhà việc, nhưng khi hỏi lại với Sư Phụ Thiên Sứ thì Sư Phụ bảo nơi ấy không được. Bởi vậy Thiên Đồng chọn phương án khác là chọn đưa lên tầng lầu cho vẹn cả đôi bề là không cần phải cơi nới hay xây mới gì thêm chỉ cần chuyển đến đó là gọn ghẽ. Vậy là các phương án đều đơn giản, kinh tế và ổn thỏa, riêng phần bếp cũng quan trọng, Thiên Đồng có gợi ý nhưng ý định không thực hiện được vì lại vướng đến chuyện phải hội ý trong nội bộ nhà thờ, vậy là thôi. Qua việc được may mắn tư vấn giải pháp phong thủy cho nhà thờ, có thể nói đây là việc ít có, Thiên Đồng nhận thấy rằng Phong thủy là một yếu tố độc lập đứng ngoài các niềm tin và tôn giáo, bởi yếu tố phong thủy là sự phản ánh thực tại khách quan tương tác trong vũ trụ với tính quy luật của nó, nằm ngoài ý thức chủ quan của con người và ngoài cả ý thức của thượng Đế, nếu có. Điều này đủ để nhận biết tính khoa học của phong thủy trong hiệu quả tương tác thường hằng của nó, dù muốn hay không. Và tiêu chí để xác định vấn đề là khoa học thì lý thuyết xác định cho vấn đề đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi hiện tượng liên quan và có khả năng tiên tri thì Phong Thủy Lạc Việt thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí này. Thiên Đồng2 likes
-
Một quẻ trong bát quái có nhiều ý nghĩa: Lý là lửa, là ánh sáng, là trung nữ, là trí thức....Quẻ Khảm là Nước, là cấy có lõi cứng và to, là hiểm trở, là âm mưu...Do đó, nếu cứ suy luận theo kiểu anh Minh An thì tại sao quẻ Vị tế không là: Cô gái ngồi trên cành cây có lõi cứng và to? Hoặc quẻ Ký Tế không là con cá lóc nướng trui trên bàn nhậu? Bởi vậy, nên hình tượng chỉ thể hiện một khía cạnh của nó thôi. Hình tượng trùng khớp thì coi như tính hợp lý với nội dung. Còn cứ chẻ hoe ra thì chúng ta đang chơi trò: Cái gì đây! Có lẽ sẽ đến lúc phải bàn xem con cá lóc nướng trui trong quẻ Ký tế bao nhiêu ký thì đúng quẻ.2 likes
-
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý Nguyễn Vũ Tuấn Anh . Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liêu được đạc biệt dùng cúng trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Văn hóa Hán hiện nay cũng có tục cúng ông Táo, nhưng nó thuần túy là một nghi lễ và thiếu tính minh triết liên hệ đến phong tục này. Bởi vì nền văn minh Hoa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ ly - - trong Kinh Dịch. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi xin được giải mã thêm một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông Hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế (-) trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. Còn một vài chi tiết nữa liên quan đến truyền thuyết Táo Quân lưu truyền trong dân gian, như: Táo Quân không mặc quần.....Hy vọng rằng trong những ngày đầu Xuân, trà dư, tửu hậu sẽ có dịp bàn với các bạn. Vài lời mạn đàm về một phong tục truyền thống liên quan đến lý học Đông phương. Thiên Sứ tôi không bao giờ coi giải mã truyền thuyết là cơ sở minh chứng cho truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến. Ít nhất trong lúc này. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.1 like
-
Tôi đọc hơi vội, muốn sửa đoạn trên lại: Tôi thật sự không thích đem các cục mình đã coi ra nói lung tung, nếu tôi giỏi thì danh tự nhiên sẽ có, nếu không thì có cố cũng bằng không. Nhưng mà HTH hỏi câu này tôi cũng xin nêu ra một vài trường hợp; Có một nhà lên mạng nói là nhà đối diện treo kiến bát quái làm cho mỗi sáng đầu óc cứ nhức hai vợ chồng gây gỗ nhau, tôi mới tò mò xin sơ đồ nhà, xem hình nhà đối diện ra sao, sau đó chỉ thời gian mở cửa và dời vị trí máy lạnh thì người đó lại cho là hữu hiệu; lại có nhà đứa bé cứ tuổi hợi cứ tới 3 giờ sáng là khóc ré lên, có người bày treo dâu, để dao, treo bùa đứa bé vẫn khóc, tôi tới thấy phòng giường tọa đông hướng tây có hai vật, một là cái kiến lớn trang điểm, hai là cái tivi luyện trưởng ở tây nam, tôi chỉ khuyên tối đến che đi một cái, bạn nghĩ là tôi khuyên che cái gì? Có trường hợp người mới mở tiệm nhờ người bạn của tôi xem PT dùm nói rằng hai người chủ trước đều xập, người bạn này hỏi ý kiến của tôi và tôi chỉ khuyên đặt ba chậu nước, một tháng sau lại được thông báo là hàng vừa vào kho la` ra hết. Các trường hợp này chỉ là các trường hợp tôi vừa nhớ trong đầu sẳng phải sửa chử sai nên đem ra nói cho vui.1 like
-
Chào quasar Liêm trinh với bạn có duyên thiên lý riệu cứ hôm nào liêm trinh riệu say là y như thấy bạn viết. Ấy lý học phương đông có nhiều cái lạ lùng :lol: . Sự lạ lùng này không thoát ra khỏi mối liên hệ phổ biến của triết học hiện đại tiên phong. Trong khoa học không có sự bảo đảm bằng uy tín, suy luận tất yếu đó nếu ứng dụng trong lĩnh vực hạt cơ bản sẽ dẫn đến điều như liêm trinh đã nói trên. Bạn lưu ý chúng ta là con người có tư duy và ít nhất chúng ta ở đây cũng đã đi học trong truờng lớp 12 năm trở lên. Chúng ta đang nghiên cứu khoa học phục vụ con người nên tất cả đều phải phát từ cảm giác của con người, còn lại mọi công trình khoa học rất khoát phải thông qua tư duy của của bộ não không có một tri thức nào rơi bộp một nhát từ không trung xuống. Chúng ta đang nghiên cứu khoa học vật chất của con người nên tất cả những cái được cảm giác của chúng ta chiếu chụp lại đều thực sự là vật chất. Theo định nghĩa vật chất của bạn"cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất" thì chúng ta đang thảo luận xem có đúng hay không. Liêm trinh góp ý bạn nên giải quyết theo hướng cái hạt khổng lồ của bạn có cơ cấu nội tại. Do có cơ cấu nội tại hoạt động nên cái hạt khổng lồ ấy lúc dãn ra lúc co lại và bạn viết thêm lịch sử khám phá vũ trụ của loài người mới có mấy trăm năm kể từ khi phát minh ra kính thiên văn nên những cái thực nghiệm quan sát được chỉ là nhất thời chứ không phản ánh toàn bộ vũ trụ. Bạn cứ yên trí với lý thuyết loại này đó ông nào phản biện được,tất nhiên bạn phải giải quyết thêm các vấn đề của động lực học vũ trụ sao cho hợp lý.Kính bạn1 like
-
Chào anh “ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.” Định nghĩa trên là của một giáo sư tiến sĩ vật lý có uy tín người Mỹ -Geoffrey Chew, một định nghĩa đã được khoa học công nhận bởi nó là một suy luận tất yếu. Một đối tượng được cảm giác của chúng ta cảm nhận là "như vậy" thì cũng chưa hẳn đối tượng đó thực sự là "như vậy" bởi đó chỉ là cảm nhận chủ quan của ta, giống như một hòn đá được ta cảm nhận là to và cứng nhưng thật sự thì nó rất loãng và kích thước thật sự của tất cả hạt nhân nguyên tử và điện tử cộng lại cũng chỉ nhỏ hơn một hạt bụi, hoặc như đối với hai cực cùng tên của hai nam châm thì cái khoảng không giữa chúng lại rất đặm đặc khi chúng xích lại gần nhau, hoặc như khi trong giấc mơ ta cứ tưởng mọi thứ là thật. Các quy luật vận hành tất nhiên là chỉ nằm trong bản chất của vật chất nếu như đó thật sự là vật chất, cho nên cái vật chất thực sự mới phải là một thực thể vô hạn và đồng nhất, còn thế giới của chúng ta chỉ là biểu hiện cho trạng thái của thực thể đó. Mô hình vũ trụ của lý thuyết này là một mô hình biến dịch tuần hoàn, trong đó độ cứng của vũ trụ tăng và giảm theo chu kỳ. Kính anh1 like
-
Không cần phải sang đâu anh Văn Lang ah. Ông ấy cũng đã phản biện ở đây rồi. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry68018 Tôi thường phát biểu với quan niệm rằng: Tôi không coi việc giải mã là bằng chứng khoa học cho việc minh chứng Việt sử. Nhưng tôi thấy mọi người thích giải mã. Nhất là Sấm trạng mới ghê chứ. Rất nhiều người có quan niệm Việt sử gần giống tôi. Nhưng phương pháp khác hẳn , nên tôi không cộng tác được.1 like
-
1 like
-
Không phải ai cũng có cơ hội chọn được cách cục đẹp như vậy đâu, hãy cố gắng thực hiện đúng như vậy thì sẽ cực kỳ tốt cho gia đình bạn đấy ! Còn nếu không cưới được năm Canh dần thì âu cũng là số phận ! Vậy sinh con năm Giáp Ngọ - Ất sửu nhé, cưới thì tránh 3 năm tam tai Thân-Dậu-Tuất. Linh Trang1 like
-
Dương Trạch Tam Yếu.
Rừng Nauy liked a post in a topic by Guest
Cảm ơn bác Làng xưa đã thông báo lỗi . Art đã đối chiếu và chỉnh sửa lại rồi.1 like -
Rất cảm ơn các bạn Lê bá Trung & Artemisia về bộ tài liệu này. Các bạn kiểm tra và sửa lỗi trong bài Ứng nghiệm # 35 trên trang chủ , theo tôi lỗi ở chỗ : "6) Bếp Ly: Bếp Ly Aõm Hỏa đối với Cửa Khảm là Tuyệt mệnh, đối với Chủ Chấn là Họa hại lại toàn là tương khắc. Bếp này rất bất lợi." Câu này chắc dành cho bếp khôn Thân chào1 like
-
Dương Trạch Tam Yếu.
Vohinh12 liked a post in a topic by Guest
BẾP SỐ 41: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA LY (Đây là Bếp Phục vị đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Bát Thuần Ly). - Bếp Ly Hỏa phối với Cửa Ly cũng Hỏa, hai Hỏa tương tế nhau (lưỡng Hỏa thành viêm) cháy sáng lên mãnh liệt. Gia đạo thịnh phát ào ào nhưng vì tánh lửa không bền và sự phát đạt quá độ tất cũng không bền, Ly với Ly thuần Âm tất hại Dương, nam tử chết yểu, phụ nữ cầm chế gia đình, nhân khẩu nhiều nữ ít nam, trẻ con bất lợi. Bếp này sanh các chứng bệnh đàm, tê xụi, ho lao, mắt đỏ, tim đau đầu đau, đau máu, bệnh Âm thuộc âm nóng hầm hầm, hỏa khí xông lên miệng lưỡi nổi u nhọt, tim như bị đốt. Nó còn sanh ra các vụ thưa kiện, phỏng cháy. - Lại có lời đoán như vầy: Thuần Âm, dùng lâu sẽ tuyệt tự, con gái và rễ làm loạn trong gia đình, hàng trung nữ phá tán gia tài mà bệnh chẳng rời thân. Trên dưới vô tình, tôn ty bất nghĩa. BẾP SỐ 42: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Lục sát – hung. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Địa Tấn). - Bếp Ly Âm Hỏa phối Cửa Khôn Âm Thổ, lửa đốt đất phải khô biến ra Bếp Lục sát bất lợi. Mẹ với con gái sống chung (Khôn Ly) là tượng thuần Âm không có Dương: Nam tử chết sớm, tiểu nhi khó nuôi. Cho tới hàng phụ nữ cũng không trường thọ. Dùng Bếp này mãi về sau không con thừa tự. Bếp còn sanh các chứng bệnh đau tim, kinh nguyệt chẳng thông công phạt tim, lao dịch, thổ huyết. - Lại có lời tượng đoán theo quẻ Tấn như vầy: Quẻ Tấn, âm nhân gom chứa tiền của. Thuần Âm tất hại Dương, vợ chết lại nhiều phen lấy vợ. Trong nhà rối như cỏ mọc loạn nhiều thứ. Con cháu rất ít oi. Kết cuộc về sau phải dùng con họ khác làm kế thừa tự. BẾP SỐ 43: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA ĐOÀI (Đây là Bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Trạch Khuê). - Ly Hỏa phối với Đoài Kim, lửa đốt cháy vàng lại thuần Âm không có Dương, ba hạng: nam nhân, ấu phu, thiếu nữ đều đoản thọ. Bếp này sanh các chứng bệnh: ho lao gầy yếu, băng huyết, da mặt vàng khô, tiêu khát, thai hư hóa huyết. Nó còn sanh ra các sự việc nguy hại: bị các tà quỷ treo cổ trầm mình nhiễu nhương (phá hại), hỏa hoạn, trộm cướp, quan họa (tai họa về quan pháp), điền sản thoái bại, đàn bà góa chuyên quyền, người người tổn thương không có con để nối dòng. - Lại có lời đoán theo quẻ Khuê như vầy: Quẻ Khuê, thê thiếp chịu thương tổn, người mang bệnh lao dịch, không con thừa tự cho nên bị con gái với chàng rễ tấn nhập gia cư. Hại thân người, hao tổn lục súc và phá tán tiền bạc là ba điều bất lợi. BẾP SỐ 44: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA KIỀN (Đây là Bếp Tuyệt mệnh – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu). - Bếp Ly Hỏa khắc Cửa Kiền Kim, trước hại ông cha, kế đó hại hàng trung nữ. Bệnh chứng do Bếp gây ra: hư lao, ho suyễn, da vàng, thổ huyết, đau tê liệt, ghẻ độc, mắt tật. Các sự việc hung hại: treo cổ, trầm sông nhảy giếng, phỏng cháy, trộm cướp, phạm quan pháp, tà ma làm ra việc quái lạ. Hao phá tiền tài và tuyệt tự là hai điều chẳng khỏi. - Lại có lời đoán theo quẻ Đại Hữu như vầy: Đại Hữu, trung nữ sanh đẻ băng huyết, nghẹn ăn nấc cục, nhà cửa bại hoại, con người chết mất, những vụ phỏng cháy trộm cướp xen nhau đến gây lắm tai ương. Bậc trưởng thượng cùng ấu nhi thường hay tật bệnh. BẾP SỐ 45: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là Bếp Diên niên thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế). - Bếp Ly phối với Cửa Khảm là trung nam gặp trung nữ, là tượng phu thê chính phối, lại được Diên niên tức Vũ khúc kiết tinh, cho nên: tiền tài rất phong phú, công danh hiển hách, con cháu đầy nhà. Nhưng dùng Bếp này lâu năm sẽ khắc hại vợ, tim đau, mắt tật. Đó là bởi Khảm Thủy với Ly Hỏa tương khắc và vì Diên niên Kim lâm Ly Hỏa, cung khắc tinh, sự phát đạt chẳng yếu đi thì cũng không bền. - Lại còn lời đoán theo quẻ Vị Tế như vầy: Vị Tế, được đạo Âm Dương chính phối, nhà cửa cùng sự nghiệp và tài vật đều hưng tiến. Nhưng lâu năm cung thê thọ hình khắc (Ly bị Khảm khắc), tim đau, mắt bệnh. -(Dẫn giải: Chính phối là hai cung đồng bậc với nhau mà có đủ Âm Dương . Như Khảm thuộc Dương trung nam với Ly thuộc Âm trung nữ. Như Cấn thuộc Dương thiếu nam với Đoài thuộc Âm thiếu nữ. Như Chấn thuộc trưởng nam với Tốn thuộc Âm trưởng nữ. Như Kiền thuộc Dương là cha với Khôn thuộc Âm là mẹ. Phàm hai cung chính phối tất hỗ biến được Diên niên, rất tốt, duy Ly với Khảm không bền vì Hỏa với Thủy tương khắc). BẾP SỐ 46: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA CẤN (Đây là Bếp Họa hại – hung. ở Kinh Dịch là Quẻ Hỏa Sơn Lữ). - Bếp Ly phối Cửa Cấn làm thành Bếp Họa hại. Ly lửa đốt Cấn là đất phài khô rang. Cấn ứng vào hạng thiếu niên và nhỏ tuổi chết mất. Ly ứng vào hạng trung nữ tánh táo bạo, nóng nảy, hung dữ. Ly đốt Cấn là tượng âm nhân nhiễu loạn mà nam nhân phải ngại sợ vậy. Bếp này sanh các chứng đầu óc hôn trầm (tối tăm), tê bại, tật mắt, đại tiện bón uất, kinh mạch chẳng điều hòa, si mê điếc lác, ngượng nghịu. - Lại có lời tượng đoán theo quẻ Lữ như vầy: Quẻ Lữ, vợ chồng không thịnh vượng, con cháu khó nuôi tới lớn, nhân khẩu tổn thương, tiền tài chẳng hưng tiến. Con côi mẹ góa là định phận. BẾP SỐ 47: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA CHẤN (Đây là Bếp Sinh khí đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp). - Bếp Ly Âm Hỏa phối Cửa Chấn Dương Mộc là Âm Dương toại hiệp, vạn vật sinh thành, là Mộc với Hỏa tương sanh, thông minh rạng rỡ. Sinh khí Mộc lâm Ly đắc vị là tượng Thanh long vào nhà, là một cái Bếp đại phú, đại quý, tiền bạc chạy vào, của quý đưa đến. Nhất định nhà được Bếp này có bậc văn nhân, tú sĩ, khoa giáp đỗ liền liền. - Lại có lời đoán theo quẻ Phệ Hạp như vầy: Phệ Hạp, lửa với sấm giao hiệp nhau mà Tạo hóa được hanh thông. Con em hùng liệt hạng tướng, công. Bạc vàng súc tích đầy rương tráp, tự mình chẳng biết vì đâu giàu. Chồng vợ vui mừng nói chẳng hết lời. BẾP SỐ 48: BẾP LY PHỐI VỚI CỬA TỐN (Đây là Bếp Thiên y đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Hỏa Phong Đỉnh). - Bếp Ly Âm Hỏa phối Cửa Tốn Âm Mộc là Hỏa Mộc tương sanh làm ra Bếp Thiên y đắc vị rất tốt: phụ nữ tạo nên gia nghiệp, phố xá, điền địa, của cải đều đặng phong hậu, người trong nhà hay làm việc phúc đức. Nhưng vì Ly Tốn thuần Âm chẳng trưởng tấn được cho nên con cháu ít oi, cô dì sanh tật. Dùng Bếp này lâu năm sẽ bất lợi và sanh các chứng bệnh: phong, lao, đầu nhức, mắt đỏ mà tối tăm, hay đau lặt vặt. - Lại có lời đoán theo quẻ Đỉnh như vầy: Quẻ Đỉnh thuần Âm, lúc đầu có lợi, lục súc hưng vượng, ruộng nhà có thêm. Nhưng về sau con cái khó khăn, phải dùng minh linh, nghĩa tử (xin con họ khác làm con mình). BẾP SỐ 49: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Phục vị thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Bát Thuần Khôn). - Bếp Khôn phối với Cửa Khôn là hai Thổ tỷ hòa, mà Thổ thì sanh Kim cho nên tiền của chất đầy nhà, phú quí có dư. Nhưng không khỏi cái hại nhiều Âm mà chẳng có Dương, nữ nhiều nam ít, mẹ già (Khôn) quản lý gia đình, một nhà đàn bà góa, không con thừa tự. - Lại có lời đoán theo quẻ Khôn như vầy: Quẻ Khôn, gia tài hưng vượng trâu, dê, ruộng nương, tơ tằm đều thành thục, trong nhà ổn thỏa, năm này qua năm khác bình yên. Chỉ hiềm một nỗi không con nối dõi dòng họ. BẾP SỐ 50: BẾP KHÔN PHỐI VỚI (Đây là Bếp Thiên y đăng diện. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Trạch Lâm). - Bếp Khôn Âm Thổ phối Cửa Đoài Âm Kim, Thổ với Kim tương sanh lại được Thiên y tức Cự môn Thổ tinh đăng diện: tiền tài cùng sản nghiệp tiến lên, nam nữ đều nhân từ và hiếu nghĩa. Nhưng Khôn gặp Đoài là tượng mẹ và con gái ở chung, là tượng thuần Âm chẳng sinh hóa được, phụ nữ nắm giữ gia đình, chồng con bị khắc hại. Tóm lại, lúc đầu đại phát mà về sau lâu bất lợi. - Lại có lời tượng theo quẻ Lâm như vầy: Quẻ Lâm, , mọi sự đều tốt, mưu sinh và động tác đều chẳng sai lầm. Chỉ buồn vì cái đạo nghĩa cùng tận ắt biến sinh ra khác, quyết đoán là cả nam nhân lẫn nữ đều yểu và góa bụa. BẾP SỐ 51: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA KIỀN (Đây là Bếp Diên niên đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Thiên Thái). - Bếp Khôn Âm Thổ phối với Cửa Kiền Dương Kim, Âm Dương có đủ, Thổ với Kim tương sanh, lại được Diên niên đắc vị tức Vũ khúc Kim tinh được ngôi, thố của thịnh vượng, con gái thanh tú. Bậc quân tử quan nhân thì thêm chức tước cùng quan lộc, hàng thường dân thì nhà thêm đông người và tấn phát tiền tài. Thật là một cái Bếp đại kiết, đại lợi. - Lại có lời đoán theo quẻ Thái như vầy: Khôn là Đất, Kiền là Trời. Trời Đất hiệp nhau mà vạn vật sanh thành và hưng thái, ấy là quẻ Thái vì thế: gia đọa vinh xương, phu phụ đồng đều hiếu nghĩa và hiền lương. Người mẹ cải tạo cho trăm việc tốt lành là bởi Khôn ngộ kiết tinh (Diên niên). Vậy nên: mừng tốt tới đầy của, phúc lộc chẳng bờ ngăn. BẾP SỐ 52: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là Bếp Tuyệt mệnh – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Thủy Sư). - Bếp Khôn Thổ khắc Cửa Khảm Thủy, hàng trung nam thọ hại, mang bệnh thũng da vàng rồi chết. Khôn thừa Tuyệt mệnh: mẹ già mang bệnh phong cuồng rồi cũng mạng vong. Các chứng bệnh do Bếp: bệnh cổ trướng, kinh nguyệt chậm trễ, hư thai, bại thận, câm điếc, thân thể gầy khô. Thật là một cái Bếp rất hung hại, khiến cho cả nam lẫn nữ điêu linh, trẻ con khó còn để lớn, các vụ quan pháp cùng miệng tiếng làm rối ren, hại người tổn lục súc… Cứ 3 năm hoặc 5 năm, từng lớp từng lớp ứng hiện các tai họa. - Lại có lời đoán theo quẻ Sư như vầy: Quẻ Sư, thương tổn cả nam lẫn nữ, dưỡng tử bỏ đi đầu quân, tim đau, tê bại, bệnh hoạn đeo thân, năm này qua năm khác cứ thương nhân tổn súc (tổn hại người cùng lục súc). BẾP SỐ 53: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA CẤN (Đây là Bếp Sinh khí thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Sơn Khiêm). - Bếp Khôn Âm Thổ phối Cửa Cấn Dương Thổ, hai Thổ có Âm Dương đắp nên bờ lũy. Cũng gọi là mẹ gặp con trai nhỏ (Khôn gặp cấn) là tượng hoan hỉ, mẹ từ thiện con hiếu kính. Lại thừa Sinh khí tức Thanh long nhập trạch, tích tụ đa số tiền tài và trân bửu. Nhưng hiềm Sinh khí Mộc thất vị, khắc cả Khôn và Cấn Thổ cho nên: lúc đầu thịnh vượng, lúc giữa suy dần, dùng lâu sau sanh bệnh thũng da vàng, tim bụng đau nhức. - Lại có lời đoán theo quẻ Khiêm như vầy: Quẻ Khiêm nhiều phú quí, nhiều hưng vượng, lục súc và tiền tài đều phát đạt. Hai năm hoặc năm năm khởi tạo nên gia nghiệp, lại nổi danh về thư sách và khoa giáp, người người đều đặng may tốt chẳng sai, người người đều hiền lương mà khởi làm nên nhà cửa, mẹ già luyến yêu con trẻ. Chỉ buồn vì mẫu thân bệnh chết lâu xa rồi con nhỏ mới trưởng thành. BẾP SỐ 54: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA CHẤN (Đây là Bếp Họa hại – hung táo. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Lôi Phục). - Cửa Chấn Mộc khắc vào Bếp Khôn Thổ là ngoài khắc vào trong, sự thể trọng đại, lão mẫu là chính nhân bị tổn thương. Ngoài ra còn âm nhân và tiểu nhi mang u bướu ngực, phụ nữ bệnh huỳnh đản, trưởng tử nghịch với mẹ và hại nhục đàn em, cờ bạc, tham lam, phá gia bại sản. Lại còn sanh ra các bệnh yết hầu ủng tắc (nghẹt), hơi độc xung lên tim, bụng dạ dày bành trướng không còn muốn ăn uống. Chết người hết của là cái Bếp này. - lại có lời đoán như vầy: Chấn Mộc khắc Khôn Thổ, trưởng nam là kẻ đáng sợ vì nó nghịch mẹ hại em không còn tự do. Lão mẫu vì nhiều nguyên nhân mà mang bệnh huỳnh đản rồi chết, tiểu nhi sanh u bướu tại sau đầu, âm nhân bị tổn thương. Ruộng, tằm, ngũ cốc trồng không chín. Trẻ con cùng lục súc đáng ngại thay. Khá thương nhân khẩu lắm phen tổn hại. BẾP SỐ 55: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA TỐN (Đây là Bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Phong Thăng). - Bếp Khôn Âm Thổ bị Cửa Tốn Âm Mộc khắc biến thành Bếp Ngũ quỷ rất dữ tợn. Nó gây hại cho mẹ già nhiều nhất. Lại thuần Âm khiến cho nam tử đoản thọ. Bà với cháu bất hòa. Đây là kiểu Bếp cô quả, tuyệt tự, dâm loạn mà không người chủ quyền. Các chứng bệnh sanh ra là ăn uống nghẹn khí, nấc cục, phù thũng da vàng bệch, bụng to vì bị thủy trướng. Lại còn những sự bất lợi như: tai hại về quan pháp, phỏng cháy, sự hại đến bất ngờ hại tới nhân mệnh, đọa tặc từ phương Đông nam xâm nhập, vì các vụ nơi công môn mà phá tán tiền bạc, gây họa liên chiền tới 4 người, tới 5 người chưa thôi. Các năm Dần Ngọ Tuất hoặc tới năm tuổi của người nào trong nhà thì người ấy lâm tai họa. - Lại có lời tượng ứng theo quẻ Thăng như vầy: Quẻ Thăng, âm khí thịnh lên thái quá cho nên tà quỷ nhập vào nhà làm hung dữ. Một nhà quả phụ náo loạn lên như oửa sấy đốt đến khô khốc. Đáng sợ vì Thần trong nhà chẳng yên (Thần là nói chung thần thánh, các vị được thờ phượng trong nhà). BẾP SỐ 56: BẾP KHÔN PHỐI VỚI CỬA LY (Đây là Bếp Lục sát – hung táo. ở Kinh Dịch là quẻ Địa Hỏa Minh Di). - Bếp Khôn Âm Thổ bị Cửa Ly Âm Hỏa đốt làm cho đất khô rang, lại Khôn với Ly thuần Âm cho nên: nam nhân thọ tổn, làm khiếm khuyết con cái, tổn hại nhân khẩu. Hàng trung nữ bệnh đau máu, mắt tật, tim đau nhức, sản lao, kinh nguyệt trồi sụt bất thường. Lão mẫu bị phong cuồng, thủy thũng, huỳnh đản. Lại còn có các vụ đào tẩu (chạy trốn) của nam nữ rất bất lợi. - Lại có lời đoán theo quẻ Minh Di như vầy: Quẻ Minh Di, gia trưởng bất lợi. Nghĩa tử và hàng dương nhân mạng vận trái sai. Âm nhân làm loạn gia tài, gây rối trong nhà. Các việc tai hại do quẻ Minh Di ứng làm bại hoại một cách mau lẹ. BẾP SỐ 57: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA ĐOÀI (Đây là Bếp Phục vị. ở Kinh Dịch là quẻ Bát thuần Đoài). - Bếp Đoài phối Cửa Đoài là hai Kim tỷ hòa tất gia đọa hưng long. Nhưng vì Đoài Đoài thuần Âm chẳng sanh hóa được, con cháu hiếm hoi, thành nhỏ hại lớn, thiếu phụ chuyên quyền làm rối loạn trong nhà chẳng mấy lúc được yêu, hoặc bệnh tật u bướu làm hại tim, dạ dày nhiễm bệnh biếng ăn. - Lại có lời đoán theo quẻ Đoài như vầy: Quẻ Đoài có phát tiền tài và sản nghiệp. Hiềm vì dư Âm mà không có Dương tất nhà không chấn chỉnh, âm nhân nhiễu loạn và chấp chưởng quyền hành. BẾP SỐ 58: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA KIỀN (Đây là Bếp Sinh khí thất vị. ở Kinh Dịch là Quẻ Trạch Thiên Quyết). - Bếp Đoài Âm Kim phối Cửa Kiền Dương Kim, Âm Dương toại kết, hai Kim tỷ hòa: gia đọa thuận hòa nhiều đẹp ý, nhân khẩu và tiền tài đều thịnh vượng, phú và quí song toàn. Bếp Sinh khí tức Thanh long nhập trạch: nhà sản xuất bậc văn nhân, tú sĩ, sanh 4 con trai thành lập vững vàng. Duy Đoài phối Kiền tượng thiếu nữ đồng sàn với lão ông tất vì sủng ái mà giao hết quyền hành cho vợ trẻ nắm chẳng phải điều hay. Do chỗ đó và do Sinh khí Mộc lâm Đoài Kim thọ khắc (thất vị) và Bếp này chỉ được liệt vào hạng Bếp tốt hạng nhì (thay vì hạng nhất). - Lại có lời tượng đoán theo quẻ Quyết như vầy: Quẻ Quyết, tiền tài thịnh vượng, nhà phát phước. Lão Dương (Kiền) với Thiếu âm (Đoài) đồng giường, nhân đinh mậu vượng (người thêm đông), gia nghiệp thịnh tiến. Nhưng vì được sủng ái (yêu mê) mà vợ thứ khinh khi người lớn. BẾP SỐ 59: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là Bếp Họa hại – hung táo. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Thủy Khổn). - Bếp Đoài Kim phối với Cửa Khảm Thủy biến thành Bếp Họa hại. Thủy là nước chảy mài mòn kim khí (Đoài), hàng thiếu nữ và trung nam (Khảm) chịu ảnh hưởng bất lợi vì cái Bếp này. Lại người suy bại, âm nhân băng huyết lọt thai, nam nhân thổ huyết, thủy trướng, di tinh, tim đau nhức. - Lại có lời đoán theo quẻ Khổn như vầy: Quẻ Khổn, tổn hại nhân đinh, sanh xảy ra nhiều việc bất ngờ, phải hao tài tán của, tật bệnh đến không chừng đỗi, trộm cướp và quan pháp nhiễu nhương. BẾP SỐ 60: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA CẤN (Đây là Bếp Diên niên đăng diện. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Sơn Hàm). - Bếp Đoài Âm Kim phối Cửa Cấn Dương Thổ là Âm Dương chính phối tương sanh: vợ chồng hòa thuận, giàu có và sang trọng được cả hai, người cùng tài năng đều thịnh vượng. Bếp Đoài Kim thừa Diên niên Kim tỷ hòa đăng diện, tức được Vũ khúc Kim tinh chiếu diệu là một cái Bếp hoàn toàn tốt. - Lại có lời đoán theo quẻ Hàm như vầy: Quẻ Hàm, núi với đầm ăn thông mạch lạc: chính phối hôn nhân, vợ chồng thuận hòa đồng là đôi lứa thiếu niên đẹp đẽ. Nữ chuộng điều trinh khiết và từ thiện, nam thì đúng mực tài hoa đã trung lương lại rất nhân nghĩa. BẾP SỐ 61: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA CHẤN (Đây là Bếp Tuyệt mệnh – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Lôi Tùy). - Bếp Đoài khắc Cửa Chấn Mộc, trước gây thương tổn cho trưởng tử và trưởng tôn, sau làm hại tới thiếu nữ và trưởng nữ. Người cùng tiền của đều bại tuyệt. Oan khí uất kết trong nhà, sanh các chứng bệnh cổ họng bành trướng, tim đau, lưng nhức. Lại còn có những vụ tự vận như thắt cổ trầm sông, nhảy giếng, chết cách hung tợn, những việc bất ngờ xảy đến có án mạng khiến cho khuynh gia bại sản. Hoàn cảnh gia đình là con côi mẹ góa, phụ nữ nắm giữ cửa nhà. - Lại có lời đoán theo quẻ Tùy như vầy: Quẻ Tùy, làm thương tổn trưởng nam và trưởng nữ, quan pháp làm khổ lụy thân, người lâm bệnh, chết. Về sau không con thừa tự, thường hay có sự bi thương, sầu thảm, trong nhà hung khí dậy lên gây nên việc chẳng lành. BẾP SỐ 62: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA TỐN (Đây là Bếp Lục sát – hung táo. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Phong Đại Quá). - Bếp Đoài Kim phối Cửa Tốn Mộc, Kim với Mộc hình chiếu nhau sanh các chứng bệnh ho hen, phong cuồng, tim và mông đều đau nhức, Lại xảy ra các vụ tự ải (treo cổ), máu chảy, lửa cháy, trộm cắp, dâm đãng, trốn tránh. Đoài với Tốn tương khắc lại thuần Âm cho nên hiếm con nối dòng, tổn hại nam nhân, thương hại phụ nữ. Đến các năm Tỵ Dậu Sửu thì sanh tai họa. - Lại có lời đoán theo quẻ Đại Quá như vầy: Quẻ Đại Hóa, trong nhà gian nan, lầm lỗi. Tổn hại nhân khẩu chẳng chừa một người, lục súc chết mất chừng hết mới thôi. Hết thảy các tai hoạn có minh sư cũng chẳng cứu được khỏi (ý bảo phải đổi Bếp khác mới khỏi). BẾP SỐ 63: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA LY (Đây là Bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Hỏa Cách). - Cửa Ly Hỏa khắc Bếp Đoài Kim, trước hại phụ nữ ấu thơ, sau hàng nam nhân (thuần Âm), trộm cướp phá khuấy, quan quyền làm khó, gái nhỏ rất gian nan. Các chứng bệnh xảy ra như: đau đầu mắt đỏ,, tim mê mệt, mất ngủ, ho lao, thổ huyết, sanh đẻ khó khăn. Cái Bếp Ngũ quỷ này hung hại chẳng vừa, nó khiến cho tiêu bại sản nghiệp, tuyệt tự, phạm đến sinh mạng, phụ nữ làm loạn, gia đọa chẳng yên. - Lại có lời đoán theo quẻ Cách như vầy: Quẻ Cách, lâm vấp quan hình, tai họa bất ngờ, các vụ máu lửa kinh sợ, ăn uống hại thân, phụ nữ làm càn bậy, đứt hậu con cháu. Đáng thương thay một cửa tận tuyệt. BẾP SỐ 64: BẾP ĐOÀI PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Thiên y đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Trạch Địa Tụy). - Bếp Đoài Kim phối Cửa Khôn Thổ là Kim với Thổ tương sanh, mẹ với con gái sống chung một nhà, mẹ già cầm cán gia đình, tài sản một ngày một vượng. Nhà hay làm phúc thiện (tánh cách của Thiên y), mẹ quá thương yêu thiếu nữ và tiểu nhi, rất ít con cháu, tâng trọng con rễ. - Lại có lời đoán theo quẻ Tụy như vầy: Quẻ Tụy, tiền tài phát đạt mà con cái muộn màng. Đoài Khôn thuần Âm nên Âm thắng Dương suy, phụ nữ chủ trương nam nhân thuận ý, âm nhân quản trị gia đình. (Chú ý: Phàm là Bếp Thiên y chẳng thuần Âm thì cũng thuần Dương. Vì vậy chỉ tốt lúc đầu. Nhưng Thiên y đăng diện hay đắc vị thì mới nên dùng mốt thời gian lối 10 năm, bằng thất vị chỉ nên dùng lối 5 năm rồi đổi qua dùng Bếp Diên niên hay Bếp Sinh khí có đủ Âm Dương, phát bền hơn). HẾT DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU1 like -
Dương Trạch Tam Yếu.
HungNguyen liked a post in a topic by Guest
BẾP SỐ 21: BẾP CẤN PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Sinh khí thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Sơn Địa Bác). - Bếp Cấn Dương Thổ phối Cửa Khôn Âm Thổ, đất chồng lên đất cao thành núi, lại là tượng mẹ gặp con vui lòng thỏa dạ, gia nghiệp hưng tiến, con trai con gái đông đủ mà dàng hoàng, hay lạy Phật tụng kinh và ưa làm việc lành. Nhưng lâu năm rồi Bếp này lại khiến cho tỳ vị suy nhược, ăn mất ngon, bụng đau, da vàng bệch. (Cấn Khôn là Âm Dương tỷ hòa, Thổ ứng như Thiên y Thổ: hay niệm Phật làm lành. Thổ thuộc về tỳ vị bị Sinh khí Mộc khắc cho nên tỳ vị suy nhược khiến ăn chẳng ngon… Bếp Sinh khí đáng lẽ rất tốt, bởi Sinh khí Mộc thất vị, khắc Cấn Khôn, tinh khắc cung: bớt tốt). - Lại có lời đoán theo quẻ Bác như vầy: Quẻ Bác lưỡng Thổ thành Sơn, vàng bạc của cải chất thành đống, con thuận theo mẹ vừa lòng đẹp ý. Thiên tâm quá, thương con nhỏ. BẾP SỐ 22: BẾP CẤN PHỐI VỚI CỬA ĐOÀI (Đây là bếp Diên niên đắc vị. ở Kinh Dịch là quẻ Sơn Trạch Tồn). - Bếp Cấn Dương Thổ phối Cửa Đoài Âm Kim: Thổ với Kim tương sanh, Ậm với Dương chính phối, đều là những tượng lý tốt đẹp. Bếp Cấn Thổ thừa Diên niên Kim tương sanh đắc vị: gia tài đại phát, công danh vinh hiển, phụ nữ hiền lương, sanh 4 trai, con quí cháu hiền. Cấn thuộc thiếu nam, Đoài thuộc thiếu nữ, phối kết nhau thật là xứng hợp, một cái Bếp hoàn toàn tốt. - Lại có lời đoán theo quẻ Tồn như vầy: Quẻ Tồn, thiếu nam và thiếu nữ phối kết nhau như loan phụng hòa minh, hỷ khí tràn vào cửa, hòa khí xông đầy nhà, cha mẹ sống lâu như núi, con gái con trai đầy đủ mà có tiếng thơm như rau quế, nhờ bút mực nên danh lớn (thi đỗ bằng cao), nhờ vũ dũng tiếng vang rền như gió sấm an trấn ngoài biên cương, hiếu nghĩa trung lương tánh vốn sẵn, ngũ cốc đầy kho mấy kẻ bằng. BẾP SỐ 23: BẾP CẤN PHỐI VớI CửA KIỀN (Đây là Bếp Thiên y đăng diện. ở Kinh Dịch gọi là quẻ Sơn Thiên Đại Súc). - Bếp Cấn Thổ thừa Thiên y cũng Thổ là kiết du niên tỷ hòa đăng diện rất tốt. Bếp Cấn phối Cửa Kiền Kim tương sanh, là tượng con xu phục theo cha, cha hiền lương con hiếu thảo, gia đình sáng chói, hưng thịnh phát phú, hay đi chùa lễ Phật tụng kinh và làm việc phúc thiện. Nhưng vì Cấn với Kiền thuần Dương không có Âm cho nên con cháu nhánh trưởng bất lợi, và dùng bếp này lâu năm ắt sẽ tổn hại vợ con. (Bếp Thiên y vốn thuần Âm hoặc thuần Dương chỉ tốt ở lúc đầu mà về sau lâu không tốt, vì vậy nên dùng nó độ 10 năm rồi đổi qua bếp Diên niên (Bếp Khôn Cửa kiền là những Bếp có đủ Âm Dương phát đạt bền). - Lại có lời đoán theo quẻ Đại Súc như vầy: Quẻ Đại Súc, Cấn phối với Kiền là Thổ với Kim tương sanh, nhà giàu có to, cha với con rất mực thuận hòa. Đây là cái nhà có phước đức cho nên con cháu hưng gia lập nghiệp. Duy hiềm Cấn Khôn toán là cung Dương, Dương nhiều thì Dương thắng mà Âm phải suy thì hàng phụ nữ và trẻ con ở thế thua kém, hay bị tật bệnh. BẾP Số 24: BẾP CẤN PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là Bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Sơn Thủy Mông). - Bếp Cấn Thổ khắc Cửa Khảm Thủy và là Bếp Ngũ quỷ hung tợn: có lắm chuyện kỳ quái luồn lọt vào nhà, hạng trung nam bị tổn hại, trẻ con cũng chẳng yên lành, âm nhân đoản thọ, con cháu ngổ nghịch, quan tụng làm khốn khổ, tai họa về lửa (phỏng cháy), trộm cướp và ma quỷ làm loạn. - Lại có lời đoán theo quẻ Mông như vầy: Quẻ Mông làm thương tổn trung nam và con trẻ, vì rơi nước hay treo cổ mà vong mạng, trong nhà chẳng thuận hòa, con cái làm việc trái lẽ, những chuyện quái gỡ do quỷ thần thao túng. BẾP SỐ 25: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA CHẤN (Đây là bếp Phục vị đăng diện. ở Kinh Dịch gọi là quẻ Bát Thuần Chấn) - Bếp Chấn Mộc phối với Cửa Chấn Mộc là hình tượng hai cây cùng trồng lên, lại thừa Phục vị cũng Mộc đăng diện khá tốt, tài bạch có dư, công danh có lợi, mọi việc do trưởng nam dụng sự và chủ động, nhưng hàng trưởng thượng thì phát đạt mà bọn nhỏ suy bại. Mộc gặp Mộc thì vượng khí, nhưng Mộc vượng tất khắc được Thổ là Khôn Cấn, cho nên phụ nữ chết yểu, tiểu nhi khó nuôi, con cái ngu điếc và ngang ngạnh. Tóm lại dùng bếp này sơ niên cũng tốt lắm, nhưng vì thuần Dương chẳng sinh hóa được: về sau không có con thừa tự. - Lại có lời đoán quẻ Thuần Chấn như vầy: Lưỡng Mộc thành lâm, như rừng cây tốt, gia đình mỹ mạo, tiền bạc và vải lụa hưng long. Tuy nhiên bậc lớn hưng tiến mà hàng con cháu nhỏ gặp nhiều cảnh ngộ khốn cùng, nữ nhân thường bệnh hoạn. BẾP SỐ 26: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA TỐN (Đây là Bếp Diên niên thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi Phong Hằng). - Bếp Chấn Dương Mộc phối Cửa Tốn Âm Mộc, lưỡng Mộc thành lâm, Âm Dương toại hiệp, gọi là Đông trù đắc vị (Bếp Đông được ngôi), phú quí song toàn, công danh đại lợi, điền sản hưng tiến, trưởng nam trưởng nữ chính phối hòa thuận, con quý hiển cháu hiền lương, thi đỗ liên miên, anh em đều phát đạt. - Lại có lời đoán theo quẻ Hằng như vầy: Quẻ Hằng, hai Mộc rất ư là thịnh mậu, năm tháng ngày giờ đều có những sự tốt mới mẻ, quan cao chức cả, gội thắm ân trên, thật là vinh hạnh. Cũng gọi là cái Bếp của các Ngài (bậc lớn). BẾP SỐ 27: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA LY (Đây là Bếp Sinh khí đăng diện. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi Hỏa Phong). - Bếp Chấn Dương Mộc phối với Cửa Ly Âm Hỏa, Mộc Hỏa thông minh, Âm Dương toại hiệp, nhà có Bếp này tất phải được phú quí chẳng sai. Sinh khí Mộc lâm Chấn Mộc tỷ hòa đăng diện, gọi nó là Đông trù tư mệnh, tượng Thanh long nhập trạch, đệ nhất tốt: phụ nữ làm nên nhà, điền sản có thêm, người người tài năng thanh tú, cử nhân tiến sĩ liền khoa. - Lại có lời đoán như vầy: Bếp Chấn mừng đặng Tham lang đăng diện (Sinh khí tức Tham lang Mộc tinh), đó là rồng tiến tới cửa nhà bạc, danh vang dội như sấm, vận lên như sóng nước lên, khoa danh cầm chắc, tiền của và châu báu tới nơi như mây lành tụ lại, ân trên ban dầm vũ lộ, không có ý cầu mà được phú quí, những vinh hạnh tự nó dồn tới cho mình. BẾP SỐ 28: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Họa hại – hung. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi Địa Dự). - Bếp Chấn Mộc khắc Cửa Khôn Thổ là Bếp Họa hại, trước hại mẹ già sau hại hàng con cháu trưởng bệnh hoạn. Mẹ con chẳng hòa. Người hay bị các chứng bệnh: da mặt vàng, thân thể gầy xấu, họng nhiễm trùng, phong điên, lao dịc, tổn thương vì sanh đẻ. Lại bị miệng tiếng đồn xấu xa, tai họa về quan làng. Con người, lục súc và điền sản đều thoái bại. - Lại có lời đoán theo quẻ Dự như vầy: Quẻ Dự: gia tài hao tán, âm nhân tật bệnh và làm càn bậy (khùng khịu). Lão mẫu, gia trưởng chầu Diêm vương. Cốt nhục cừu khích và chia ly. BẾP SỐ 29: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA ĐOÀI (Đây là Bếp Tuyệt mệnh – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi trạch Qui Muội). - Bếp Chấn phối Cửa Đoài là Mộc với Kim hình chiếu nhau mà tạo thành Bếp Tuyệt mệnh gây thương tổn cho các hàng con cháu trưởng, trưởng phụ, trưởng nữ. Nam nhân thì tuyệt tự. Người cùng tiền của đều sa sút, tai hại đến 4 người. Bếp sanh các chứng bệnh: khí đọng thành hòn khối, lói ngực lói hông, cổ họng nghẹt, lưng đau nhức, tay chân bị ma mộc (tê xụi). - Lại có lời đoán theo quẻ Qui Muội như vầy: Quẻ Qui Muội, tai họa bất ngờ, tuyệt tự, người cùng lục súc đều chẳng an. Các vụ thê thảm như: thân thể bệnh hoạn, treo cổ, chẳng khỏi chết bỏ cố hương. BẾP SỐ 30: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA KIỀN (Đây là bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng). - Cửa Kiền Kim khắc vào Bếp Chấn Mộc thừa Ngũ quỷ tai họa đến con cháu trưởng, đến cả trưởng phụ và ông cha. Lại sanh các chứng bệnh: khí đọng kết thành khối, lớn tim, cổ họng nghẹt hơi, đớ lưỡi, ho hen, gân cốt đau nhức, chết thắt cổ, chết cách hung dữ. Còn những việc bất lợi khác như trộm cướp, quan pháp nhiễu hại. Họa hoạn thường đến liên tiếp. - Lại có lời đoán theo quẻ Đại tráng như vầy: Quẻ Đại Tráng, con cháu ngỗ nghịch, tiểu nhi và lục súc đều chẳng yên lành, trưởng tử cùng ông cha họa hoạn liên miên, trâu dê ngựa lợn đều bị hạn xấu. BẾP SỐ 31: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là bếp Thiên y thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Lôi Thủy Giải). - Cửa Khảm Thủy sanh vào Bếp Chấn Mộc thừa Thiên y, ngoài sanh vào trong, sự may mắn đến mau, gia đình hòa thuận, tiền tài và điền sản đều thịnh mậu, sơ niên đại phú, đại quí. Nhưng vì Chấn Khảm thuần Dương chẳng sinh hóa được, lại Thiên y Thổ lâm Chấn Mộc tương khắc thất vị, dùng Bếp này lâu năm sẽ bớt tốt dần, con cháu thưa dần, phụ nữ bị tổn hại. - Lại có lời đoán theo quẻ Giải như vầy: Quẻ Giải, tiền tài và lục súc đều hanh thông, kẻ lớn người nhỏ đều phát đạt. Con cháu vinh hoa. Nhưng âm nhân bệnh họa, thương tổn bất hạnh. BẾP SỐ 32: BẾP CHẤN PHỐI VỚI CỬA CẤN (Đây là Bếp Lục sát – hung. ở Kinh Dịch là Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá). - Bếp Chấn khắc Cửa cấn, thiếu nam bị tổn thương, huynh đệ bất hòa. Bếp Lục sát này sanh các chứng ghẻ chốc, da vàng, bệnh phù thũng đầy hơi, không muốn ăn, ăn hay bị nghẹn, đàm lao, kinh nguyệt bế tắc, vì sanh đẻ khó mà chết, làm việc ám muội, mang tiếng xấu dâm đãng trốn đi, những chuyện quỷ quái gây hại cho người và làm tổn thất lục súc. - Lại có lời tượng đoán theo quẻ Tiểu Quá như vầy: Tiểu Quá, phát lên các chứng bệnh lao, âm nhân và trẻ nhỏ mang tai họa lớn. Trong 8 năm gia tài lụn bại phần nhiều là bởi trộm cướp gây ra. BẾP SỐ 33: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA TỐN (Đây là Bếp Phục vị đăng diện. ở Kinh Dịch là quẻ Bát Thuần Tốn). - Bếp Tốn phối Cửa Tốn là hai Mộc gặp nhau sinh vượng khí, lại thừa Phục vị Cũng Mộc tỷ hòa đăng diện, khá tốt: phụ nữ rất đảm đang công việc nhà và tạo nên sự nghiệp. Nhưng vì hai Tốn thuần Âm chẳng thể trưởng tấn, chẳng phát lên mãi được, nam nhân đoản thọ, về sau càng bớt số nhân khẩu đến tình trạng sống cô độc, và hay sanh các chứng bệnh phong cuồng, tê bại, ho, suyễn. (Tốn vi phong hay sanh các chứng bệnh ấy). - Lại có lời đoán theo quẻ thuần Tốn như vầy: Tốn gặp Tốn thuần Âm, những việc tổn hại chồng con khó nổi đương. Lại có những vụ cô quả, linh đinh, những việc có hình dạng kỳ quái… bệnh suyễn, ho, ma mộc, phong cuồng. BẾP SỐ 34: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA LY (Đây là Bếp Thiên y thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Hỏa Gia Nhân). - Bếp Tốn Âm Mộc sanh Cửa Ly Âm Hỏa được cách Mộc Hỏa thông minh phụ nữ sáng suốt và khéo tạo nên nhà nên cửa, đúng là bậc nữ trượng phu. Bếp Thiên y: nhân nghĩa tròn đầy, người hay làm việc thiện, tiền tài chật tủ, vải lụa đầy rương, ngũ cốc vun bồ… hoàn toàn là những vinh diệu sáng lạn. Hiềm vì hai nữ một nhà (Tốn là trưởng nữ, Ly là trung nữ) tức thị thuần Âm, Thiên y thất vị, Mộc trên bị Hỏa dưới hủy hoại tận mầm non, làm mất cái sinh dục (thuần Âm bất hóa sinh) tất phải tuyệt tự, đành nuôi nghĩa tử làm kế thừa tự. - Lại có lời đoán theo quẻ Gia Nhân như vầy: Quẻ Gia Nhân, nhà ruộng vườn cùng tơ tằm rất hưng vượng, phụ nữ hiền lương chưởng quản gia đình. Nhưng không sanh được con cái để thừa tự. Khá đề phòng hạng âm nhân có hình dạng kỳ quái. BẾP SỐ 35: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA KHÔN (Đây là Bếp Ngũ quỷ – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Địa Quang). - Bếp Tốn khắc Cửa Khôn: mẹ già bị thương, trưởng phụ sanh đẻ khó, hại người phá của, tà ma vào nhà, các vụ quan làng miệng tiếng nhiễu nhương. Bếp Ngũ quỷ này rất nguy hại, nó sanh các chứng bệnh về tỳ vị, lao dịch, bụng cổ trướng, thũng da vàng, phong cuồng, mất máu, khí nghẹn cổ họng. - Lại có lời đoán theo quẻ Quang như vầy: Quẻ Quang, phong tà, cổ nghẹt, hàng lớn tuổi hay gặp việc quỷ mỵ và đau tim, người trên kẻ dưới bất hòa và bị lắm bệnh công phạt, không con thừa tự, Dương suy Âm thắng. BẾP SỐ 36: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA ĐOÀI (Đây là Bếp Lục sát – hung. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Trạch Trung Phu). - Cửa Đoài Âm Kim với Bếp Tốn Âm Mộc. Hai Âm hình chiếu nhau cho nên hàng phụ nữ bị tổn thương. Lại Âm nhiều thì Âm thắng mà Dương phải suy, nam nhân đoản thọ, người lớn tiêu tán, trẻ nhỏ mang bệnh tích khối (dồn chứa hòn cục trong bụng ngực). Bếp Lục sát này làm thưa thớt nhân khẩu và sanh ra các chứng bệnh đau gân cốt, phong cuồng, sanh đẻ rồi bị lao, điếc, mù, tàn tật. - Lại có lời đoán theo quẻ Trung Phu như vầy: Quẻ Trung Phu, vì sanh đẻ mà mang bệnh, bệnh đau máu, bệnh cổ trướng, phong cuồng, dâm loạn, tiêu hết gia tài cùng sản nghiệp. Cô âm tương khắc mà chẳng có Dương, tai hại thay! BẾP SỐ 37: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA KIỀN (Đây là Bếp Họa hại – hung. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Thiên Tiểu Súc). - Cửa Kiền khắc Bếp Tốn là bên ngoài khắc vào trong, họa đến bất kỳ. Tốn thuộc trưởng nữ bị khắc cho nên hàng phụ nữ lớn trong nhà bị tổn hại. Đây là cái Bếp làm hại cả con người và tài năng, lại sanh chứng tê bại, tạp tật (hết bệnh chỗ này tới bệnh chỗ khác) gân xương đau nhức vì khí huyết bị bế tắc, sanh đẻ chết, miệng mắt méo lệch, giấy tờ quan pháp cùng trộm cướp nhiễu nhương. - Lại có lời đoán theo quẻ Tiểu Súc như vầy: Quẻ Tiểu Súc âm nhân bất lợi, yểu tử (chết non), gia sản sạch trơn, trùng thê trùng thiếp, rồi kết cuộc lạnh lẽo trong cô đơn. Thật đáng than thở! BẾP SỐ 38: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA KHẢM (Đây là Bếp Sinh khí đăng diện. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Thủy Hoán). - Cửa Khảm Dương Thủy sanh Bếp Tốn Âm Mộc là ngoài sanh vào trong, Âm Dương toại hiệp, lại được Sinh khí Mộc lâm Tốn tỷ hòa đăng diện là tượng rồng xanh hưng thái vào nhà. Thật là một cái Bếp tốt toàn diện và tốt lớn: con cháu vinh diệu và sang trọng, trước mặt sau lưng đều phát đạt tiền tài, vợ hiền con hiếu, gia đạo thuận hòa, vừa vinh hoa vừa phú quí, con gái đầy nhà, 5 trai đỗ đạt, người người tuổi thọ đều cao. Rất tốt. - Lại có lời đoán như vầy: Sinh khí Mộc lâm Tốn tỷ hòa tức sao Tham lang đăng diện, rất tốt vậy. Năm trai thi đỗ mừng rỡ biết bao. Người phát mà tiền tài cũng phát, phước với thọ song toàn, chớ nên thay đổi khác. BẾP SỐ 39: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA CẤN (Đây là Bếp Tuyệt mệnh – đại hung. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Sơn Tiệm). - Bếp Tốn khắc với Cửa cấn, con trai nhỏ chịu tai hại (vì Cấn bị khắc) và phụ nữ lớn sa thai rồi chết (vì Tốn thừa Tuyệt mệnh). Phụ nữ nắm quyền hành nhà cửa. Bếp này sanh các chứng bệnh phong cuồng, mặt vàng da xấu xí, bụng đau các chứng bón uất bất thông, tê bại, lao tật, bệnh cổ khí làm tim đau nhức. Nó còn sanh ra những tai hại: hỏa hoạn, trộm cắp, quan tụng, cả người và tiền của đều tuyệt bại, tiểu nhi khó nuôi lớn, nhân khẩu trốn lánh, ly tán, bất lợi. - Lại có lời đoán theo quẻ Tiệm như vầy: Quẻ Tiệm, trốn chạy, con bỏ đi, tiểu nhi khó nuôi dưỡng, tổn hại gia tài, bệnh cổ trướng, bệnh đau, phong cuồng… Thật là tam điên tứ đảo, bại hoại. BẾP SỐ 40: BẾP TỐN PHỐI VỚI CỬA CHẤN (Đây là Bếp Diên niên thất vị. ở Kinh Dịch là quẻ Phong Lôi ích). - Bếp Tốn Âm Mộc phối Cửa Chấn Dương Mộc, Âm Dương toại hiệp lại được cách lưỡng Mộc thành lâm, Bếp Diên niên này rất ư là thịnh mậu. Người và tiền của cả hai đều phát đạt, phú và quí song toàn. Trong 6 năm ứng hiện điều tốt lành. Gặp năm Hợi Mão Mùi sanh con cháu quí. Ngàn cụm tường vân (mây lành) tụ hội cho cái Bếp toàn kiết này vậy. (Chú ý: Diên niên Kim lâm Tốn Mộc tương khắc là thất vị (tốt ít), nhưng không luận chỗ tương khắc thất vị mà phải luận Tốn Âm Mộc gỗ còn nguyên hình chất gặp Diên niên Kim là cưa, búa, đục… đẽo chuốt thành vật quí giá. Cho nên nói là Bếp rất tốt vậy). - Lại có lời tượng đoán theo quẻ ích như vầy: Quẻ ích, hai Mộc thành rừng, chồng vợ ân tình, nhân nghĩa càng thêm, thêm người thêm phước, biết bao hưng vượng. Lập nghiệp thành gia lắm toại tâm. Cha con đỗ đạt thành một khoa danh, thật ít có. Huynh đệ đồng lòng mãi mãi không phân cách. Như người mừng gặp lại quế Yên sơn, nhà tranh biến thành gác tía, bàn bạc nổi danh thơm.1 like