-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/02/2010 in all areas
-
1- Địa chỉ: B/s Thi - số điện thoại 0953733900 http://tacdongcotsong.com/index.php 2- Lương y Hà Lão Kiều Hanoi - điện thoại: 0988645740 3- Ông Xuân bó bột, nhà ở Phố Chùa láng: điện thoại 09161067662 likes
-
Đề Xuất Của Quasa
hiki liked a post in a topic by Thiên Sứ
Kính thưa quí vị quan tâm. Anh Quasa là một thành viên mới của diễn đàn. Nhưng ngay bài đầu tiên anh đã đưa ra mộtt ý tưởng học thuật "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ". Điều này phủ hợp với mục đích nghiên cứu học thuật của trang web Lý học Đông phương. Bởi vậy Ban Điều hành mở riêng một chuyên mục do anh Quasa phụ trách để thể hiện ý tưởng của mình. Lý thuyết của anh có thể đúng và có thể sai, có thể mâu thuẫn với nhận thức hiện đại về các tri kiến khoa học được công nhận. Nhưng thực tế lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại đã chứng tỏ rằng: Những lý thuyết khoa học mới không dễ dàng gì được chấp nhận, nhưng nó vẫn có thể đúng trong tương lại. Chúng tôi trân trọng sự nhiết tình và khám phá vô vụ lợi của tác giả, cho dù giả thiết nó là một ý tưởng sai. Còn nếu nó đúng thì đây chính là sự cống hiến không hề được xác định bởi quyền lợi. Tôi tin rằng tác giả cũng mong được sự phản biện học thuật của các chuyên gia trên tinh thần khách quan khoa học và mang tình thân ái với tác giả. Xin trân trọng cảm ơn sự công hiến của tác giả và quí vị quan tâm. Thiên Sứ1 like -
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo (Phần 1) Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông Tuấn Anh cho rằng: Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông để bạn đọc tham khảo và tiếp tục thảo luận. Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bằng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV trước CN - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Hoa Hạ tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử, đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt. Tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành "ba đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là "cò bay ngựa chạy") để làm phương tiện cho "Vua Bếp" lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch. Quẻ Ly Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau. Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó. Ý nghĩa của vết lõm này chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Tranh Đàn Cá. Thiên nhất sinh thủy. Địa lục thành chi. Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Biểu tượng Táo Quân (Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Thủy). Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm: Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. (còn nữa) Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguồn tuanvietnamnet.vn1 like
-
Đồng NDT yếu đang tấn công người nghèo! Chính sách tỷ giá của Trung Quốc chủ yếu được nhìn nhận thông qua lăng kính của sự mất cân đối toàn cầu. Điều đó tạo ra ba hậu quả đáng tiếc. Thứ nhất là giúp Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi chính sách của mình. Thứ hai, nó che mờ đi nạn nhân thực sự của chính sách này. Và cuối cùng nó khiến giải pháp chính trị trở nên khó khăn hơn. Khi nào chính sách tỷ giá của Trung Quốc còn bị chỉ trích vì tạo ra sự mất cân đối toàn cầu, góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính mới đây, khi ấy Trung Quốc còn thoải mái làm ô uế đại dương tri thức. Tại sao lại công kích mỗi chúng tôi, người Trung Quốc nói. Tại sao không phải là các quốc gia cũng có thặng dư lớn như Nhật Bản, Đức hay những nước xuất khẩu dầu? Và dù gì đi chăng nữa, các quốc gia ở phía bên kia của cái sự “mất cân đối”, tức là những nước thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, nên chịu trách nhiệm chính vì đã theo đuổi những chính sách pháp lý và kinh tế vĩ mô thiếu trách nhiệm. Cuộc tranh luận không bao giờ đến được hồi kết. Nhưng sự mập mờ chính là điều Trung Quốc cần, vì nó tạo ra lối thoát cho họ khỏi những cặp mắt nghiêm khắc. Hậu quả thứ hai của quan điểm mất cân đối toàn cầu là nó tạo ra thế đối lập giữa các quốc gia có thặng dư hay chịu thâm hụt tài khoản vãng lai mà tiêu biểu là cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng định giá thấp đồng tiền trên hết chính là chính sách bảo hộ thương mại, vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp xuất khẩu. Nạn nhân thực sự của chính sách này là các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển khác. Do yếu tố lợi thế so sánh tương đồng mà họ đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ hay EU. Thực tế, các nước đang phát triển phải chịu hai chi phí riêng biệt do chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, khi nguồn vốn đổ vào các nước mới nổi, khả năng phản ứng với những đe dọa từ bong bóng tài sản và tăng trưởng nóng của họ suy giảm. Các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc miễn cưỡng phải để đồng bản tệ lên giá để hạn chế tăng trưởng nóng trong khi đối thủ thương mại chính vẫn neo đồng bản tệ với USD. Nhưng chi phí dài hạn và cũng nghiêm trọng hơn là các khu vực nghèo hơn của thế giới phải thu hẹp thị trường cũng như giảm bớt tăng trưởng. Dani Rodrik từ ĐH Havard ước tính rằng chính sách tỷ giá thấp của Trung Quốc tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn của nước này thêm 2% nhờ tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương, động lực của tăng trưởng kinh tế và cũng là lối thoát khỏi tình trạng kém phát triển của những bài học thành công thời hậu chiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương tại Trung Quốc dẫn đến giảm sản lượng loại hàng hóa này tại các nước đang phát triển khác, tạo ra một thứ chi phí tăng trưởng cho các quốc gia này. Đương nhiên một phần chi phí cũng được nhu cầu hàng hóa đi kèm với tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc bù đắp. Nhưng thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ của Trung Quốc cho thấy sự bù đắp này chẳng đáng là bao. Những nạn nhân “mới nổi” của chính sách tỷ giá Trung Quốc vẫn im lặng vì đơn giản với họ Trung Quốc quá to lớn, quá hùng mạnh. Sự thật là những tổ chức bất mãn nay không chỉ gồm có doanh nghiệp mà còn cả giới ngân hàng trung ương, những người cảm thấy năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của mình bị hạn chế bởi chính sách đồng NDT yếu. Sau đây là lý do thứ ba. Gánh nặng tìm giải pháp thay đổi chính sách đồng NDT yếu đương nhiên lại đè lên vai Hoa Kỳ. Nhưng nước này không thể thành công vì Trung Quốc không đời nào lại nhượng bộ trước sức ép từ đối thủ duy nhất của họ cho vị thế siêu cường. Chỉ một liên minh rộng hơn, bao gồm tất cả các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá của Trung Quốc mới có thể cùng đứng lên cảnh báo Trung Quốc về những hậu quả mà chính sách của nước này đã gây ra và nhắc nhở họ về trách nhiệm quốc tế của mình với tư cách một đối tác thương mại trọng yếu. Đã đến lúc thay đổi quan điểm về sự mất cân đối toàn cầu và nhìn nhận chính sách tỷ giá của Trung Quốc theo đúng bản chất của nó: chính sách thương mại của chủ nghĩa trọng thương, với tổn thất đè lên vai các quốc gia đang cạnh tranh với Trung Quốc, tức là chính các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chứ không phải các nước giàu. Liên minh các nước đứng lên chống lại Trung Quốc cần phải được mở rộng để gây sức ép lên chính sách tỷ giá kiểu ăn xin này. Tiến trình ấy cần phải có tiếng nói của những nạn nhân vốn lâu nay câm lặng.1 like
-
Khả năng sinh con trai cao nếu sinh vào các tháng ( Tính theo âm lịch) Tháng 2 , tháng 7 , tháng 12 không chắc lắm.1 like
-
Thưa ACE, Nếu như tôi nói phong long rằng việc vinh danh Đông Phương dường như đã tụ khí và bắt đầu vượng thì chắc ACE nghĩ tôi do ăn may vụ Cameron/Avatar ( mà đúng là may thật :) ), nhưng trong tay tôi lại có thêm một bằng chứng nữa về việc này nên lại có cớ phong long cho vui. Số là thế này có một cuốn sách được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt năm 1987 nay lại được dịch ngược trở lại tiếng Anh (không đùa đâu) và bán trên Amazon hẳn hoi: http://www.amazon.com/Journey-East-Baird-T...6782&sr=8-3 Tôi đã nhờ mua được 1 bản, cầm trong tay rồi mới đưa bài lên đây. Lại phong long tiếp, trong khi nước Mỹ có những người như Cameron hay Poven Leace đang tìm về với Đông Phương thì qua những vụ 'tranh thủ luận' của các thành viên bên TVLS thì có vẻ như còn nhiều người đang muốn học theo phong cách "đối thụi" cổ lỗ của phương tây. Nhắn nhủ mấy bác này nếu muốn tranh thủ thì tôi nghĩ nên chuyển sang tranh thủ cái này thay vì tranh nhau thủ thực với bác Thiên Sứ. Làm cái này khéo mấy nữa các bác lại được ghi danh trong phim mới của Cameron chứ chẳng chơi, chứ còn hội đồng bác Thiên Sứ cũng có được cái gì đâu nhể. Mời ace bớt chút thời gian đọc lại cuốn này: http://www.quangduc.com/TruyenNgan/168hanhtrinhphdong.html Hoặc tìm mua tại hiệu sách: Hành trình về phương đông Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 - 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề Hành Trình Về Phương Đông. Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này. Thế Trung1 like
-
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo (Phần 2) Nguồn Tuần Vietnam.net Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Theo lý học Đông phương đó là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân chọn đúng ngày này lên trời có sai không? Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần? Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt? Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên. Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (bên phải) và hai dải mũ cao vút. Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời". Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt: Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.1 like
-
Năm Dần [2010] mọi việc hanh thông tăng tài tiến lộc nếu đang buôn bán thì thu lời rất nhiều ,nếu đang đi làm cho công hay tư sở sẽ được thăng quan tiến chức thêm lương / vào năm nầy sẽ có người yêu ,có thể là người củ đã từng quen biết , gặp nhau vào khoảng trung tuần của tháng 03 âl .1 like
-
Oh, sang 2010 còn phức tạp hơn. Phải đợi đến 2011 vậy. Có lối rồi: ra đầu đường, kêu taxi đến nhà tớ nhá :lol:1 like
-
Wild đã thực hiện chuyến từ thiện cuối năm như mong muốn của mình, nhiều tấm lòng góp lại để có chương trình đến với mãnh đời khuyết tật. Chúng tôi được cám ơn nhiều lần, chúng tôi được tiếp đón nhiệt tình nhưng vẫn đau đáu trong tim điều chúng ta mang đến chỉ là một chút sẽ chia như hạt cát trong sa mạc cát, vẫn cháy bỏng nỗi xót xa khi còn đó những phận đời mỏng manh như đèn treo trước gió, còn đó cuộc sống thực vật kéo dài của các em sẽ thế nào khi thời gian vẫn chẳng đem lại cho các em điều kỳ diệu??1 like
-
Theo Lạc thư Hoa Giáp thì Bính Dần thuộc Lục Khí-vận 1 là Tuyền Trung Thủy thế bạn thắc mắc cái gì? Nếu bạn tin theo Tàu thì tin mình là Hỏa có sao đâu! vẫn có cách cho bạn thử nghiệm mà xem ai mệnh Kim có dưỡng mình không hay khắc với Hỏa ?1 like
-
1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2010
Văn Lang liked a post in a topic by Guest
Vào dịp cuối năm thầy Thiên Sứ thường đưa ra một số dự báo cho năm tới. Artemisia xin đăng "Lời dự báo 2010" của thầy Thiên Sứ được báo Gia Đình và Xã Hội đưa tin trong số đặc biệt chào đón Xuân Canh Dần.1 like -
sanh lúc 11g đúng là gao điểm của cuối Tỵ đầu Ngọ / nếu những lời dưới đây không đúng hãy lấy thêm 1 lá số của giờ Tỵ /dáng người cao ,nước da trắng ,mặt tròn tính tình cẩn thận làm việc gì cũng suy tính đắn đo trước khi làm ? lúc khi sanh ra mẹ sanh khó và khó nuôi khi còn bé ?1 like
-
Giới đầu tư toàn cầu ào ạt bán tháo cổ phiếu Thứ sáu, 05/02/2010, 08:48(GMT+7) VIT - Phố Wall lao dốc với biên độ mạnh nhất kể từ tháng 4/2009, giữa lo ngại về lợi nhuận doanh nghiệp gây thất vọng và số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu lại bất ngờ tăng. Các quốc gia châu Âu gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha gặp khó khăn trong giảm thâm hụt ngân sách. Cổ phiếu Bank of America – nhà cho vay lớn nhất của Mỹ theo giá trị tài sản, và Aloca – tập đoàn khai thác nhôm lớn nhất thế giới dẫn đầu đà điều chỉnh (trên 4%) trong số 30 công ty công nghiệp hàng đầu của Mỹ trên chỉ số Dow Jones. Khép lại phiên giao dịch ảm đạm nhất kể tháng 4 năm ngoái, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial mất 268,37 điểm, tương ứng 2,6%, lùi sát về ngưỡng kháng cự 10.000 điểm, chốt tại 10.002,18 điểm. Hàn thử biểu Standard & Poor 500 bốc hơi tới 3,1%, xuống 1.063,11 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng điều chỉnh mạnh 3%, đóng cửa 2.125,43 điểm. Trên thị trường New York, cứ 24 mã cổ phiếu nhuộm đỏ, mới có 1 mã bật xanh – biên độ rộng nhất kể từ những phiên đầu tháng 1/2009. Những quan ngại về đợt sóng điều chỉnh thứ hai kể từ khi chứng khoán Mỹ chạm đỉnh 15 tháng ngày 19/1 làm chùn bước dòng tiền muốn giải bắt đáy trong phiên này. Chỉ số tổng hợp các hợp đồng quyền chọn, công cụ bảo hiểm nhà đầu tư VIX Index nhảy vọt tới 21%. Nhu cầu đối với các loại tài sản an toàn như đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ dâng mạnh sau khi tỷ lệ vay nợ tăng cao trong nhóm các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung euro. Đồng đôla tăng giá lên mức cao nhất trong 7 tháng, kéo giá vàng và dầu mỏ điều chỉnh mạnh. Những thông tin kinh tế trong ngày gửi đến phố Wall những thông điệp kém tích cực. Giới chủ Mỹ trong tuần kết thúc ngày 29/1 tiếp tục cắt giảm việc làm, theo đó, nâng số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên con số 480.000 người, tăng 8.000. Như vậy, đây là tuần thứ tư trong 5 tuần gần đây, số người lần đầu mất việc ở Mỹ gia tăng. Nguy cơ vỡ nợ tín dụng quốc gia phủ bóng đen các sàn cổ phiếu châu Âu Chứng khoán Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng trượt dốc với biên độ mạnh nhất trong 15 tháng, lần lượt đóng cửa âm 5,7% và 5%. Ủy ban châu Âu (EU) dự báo, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha trong năm 2011 sẽ chiếm tới 91% tổng sản phấm quốc nội (GDP) từ mức 77% trong năm 2010. Đợt chào bán 3,5 tỷ đôla trái phiếu của chính phủ Tây Ban Nha cũng không thu được những thành công như mong đợi. Phiên hôm qua, sắc đỏ phủ kín trên tất cả các bảng điện tử. Chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu thuộc khu vực Eurozone bốc hơi 2,7% trong ngày Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ra quyết định giữ nguyễn mặt bằng lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1%. Chứng khoán Anh đi xuống 2,2%. Ngày 4/2, chương trình mua lại 317 tỷ đôla các tài sản mất thanh khoản của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) kết thúc, BOE cũng giữ nguyên lãi suất ở mức 0,5%. Các chỉ số DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp lần lượt giảm 2,5% và 2,8%. N.H (Theo Bloomberg, CNBC) ----------------------------------------------- Lời bàn của Thiên Sứ: Có người đang mua vào đấy. Nhưng không phải đám cò con.1 like
-
LỜI TIÊN TRI NĂM 2010 Thế giới này đang lo lắng về sự Tận Thế sắp xảy ra vào ngày cuối cùng của lịch Maya 21 - 12 - 2012, và sẽ có chiến tranh thế giới thứ III, hủy diệt nhân loại theo lời tiên tri được coi là của bà Vanga. Thiên Sứ tôi xác định trong lời Tiên Tri 2010 rằng: I - Sẽ không có sự Tận thế vào ngày cuối cùng của lịch Maya vào năm 2012. II - Sẽ không có chiến tranh thế giới thứ III theo cách hiểu thông thường là các phe đánh nhau. Sau ngày 30 - 12 - 2012, Thiên Sứ tôi sẽ giải thích tại sao cho lời tiên tri thứ nhất. Sau năm 2017 sẽ giải thích lời tiên tri thứ hai.1 like
-
TRÙNG TANG-LIÊN TÁNG VÀ CÁCH HÓA GIẢI.
Guest liked a post in a topic by Thanh Lương
Xin các cao nhân cho tôi hỏi mấy ý sau : 1/ Với các đạo khác ngoài đạo Phật thì có chuyện trùng tang xảy đến với họ kg nếu người chết phạm giờ ngày tháng năm trùng như cách tính ở trên? Tôi thấy họ chả nói tới chuyện đó bao giờ, nhất là đạo Tin Lành họ còn không cúng nữa . 2/ Trùng tang có thể không xảy ra sau khi làm một loạt các biện pháp đã nêu ở trên cho tới khi bốc mộ từ mộ dài sang mộ tròn , thế thì đối với trường hợp hỏa thiêu thì như nào ạ ? 3/ Có thày bảo là nếu chết vào khoảng 5-7h sáng hoặc tối mới đáng ngại và có thày bảo rằng người chết phạm trùng tang chỉ về bắt người cùng huyết thống ở vai dưới như các em (nếu trùng anh em ) , các con( nếu trùng con cái) , các cháu (nếu chỉ còn các cháu) chứ không bắt người cùng huyết thống mà vai trên là cha, mẹ, các anh chị ... như thế có đúng không ạ ? Tôi mới tham gia diễn đàn và được đọc bài của các vị cao nhân thấy rất hay và cũng có nhiều thắc mắc , sẽ còn nhiều thắc mắc nữa nếu chưa hiểu , rất mong các vị cao nhân trên đàn giải thích giúp, thành thật cảm ơn ạ!1 like