• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/02/2010 in all areas

  1. BW ủng hộ anh Liêm Trinh về quan điểm này. Ngoài ra BW cũng nhắn với Kaka là diễn đàn ban nick bạn do nick Kakalottum đã có những lời lẽ đi quá đà và vi phạm 2 điều trong nội quy I.1-2 và I.2-1. Hi vọng bạn sẽ tiếp tục tham gia với cách nhìn nhận cởi mở hơn và ôn hòa hơn. Có thể bạn không sai nhưng với những cách mà bạn đã tham gia khiến cho nhiều người khó chấp nhận. Bạn có thể đăng ký nhiều nick để tiếp tục gửi những bài như thế nhưng với cách của bạn thì bạn vô tình tự loại bỏ mình ra khỏi cộng đồng. Vài lời chân thành gửi đến bạn. Thân! BabyWolf.
    2 likes
  2. Chào kaka Bạn đừng nóng nảy, người đam mê khoa học ham tò mò hiểu biết khác với người làm khoa học lấy danh hay tiền hoặc viết để vụ lợi cái gì đó. Liêm trinh nghĩ lòng đam mê khoa học cực quý và những người đam mê khoa học như bọn liêm trinh nếu có điều kiện đi học chính quy thì cực hay nhưng vì hoàn cảnh không học được chính quy nên phải học mọi lúc mọi nơi. Chính sự phản biện chân thành của mọi người ở mọi cấp hiểu biết về khoa học có thể khiến bạn quasar sử lý lại lý thuyết của mình biết đâu lại được một cái gì đấy rất quý.
    2 likes
  3. Tôi thì thấy là TheTrung chỉ đặt vấn đề với những gì mình hiểu thôi chứ cũng không phải khẳng định gì cả. Cho dù Cameroon không có một sự liên quan gì đến các truyền thuyết thời Hùng Vương thì những điểm tương đồng đó cũng chứng tỏ những tính minh triết của Văn Hiến Việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng tới và ca ngợi.
    2 likes
  4. Kính gửi các thành viên trên Diễn đàn Lý học Đông Phương: Với mục tiêu phát triển Diễn Đàn, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đang cơ cấu lại tổ chức, nhân sự nhằm chấn chỉnh và ổn định hoạt động. Thời gian qua việc đăng nhập và bổ nhiệm có quá nhiều bất cập cũng như tùy tiện gây ra một số hệ quả. Nay, chúng tôi xin thông báo chính thức về việc đã tạm cắt quyền Biên tập viên, Điều hành viên của một số anh, chị em trên Diễn đàn vì những lý do sau: 1. Một số Biên tập viên, Điều hành viên đã không thể hiện sự hợp tác cũng như sự tín nhiệm của Trung Tâm dành cho mình, không tham gia Biên tập, không Điều hành Diễn đàn trong thời gian rất dài mà không có thông báo chính thức nào cho Ban quản trị Trung tâm. 2. Một số Biên tập viên, Điều hành viên được bổ nhiệm mà không thông qua ý kiến của Tổng điều hành. Thậm chí, trong quá trình kiểm tra, Bộ phận Kỹ thuật không kiểm soát được Lý lịch của nhiều Biên tập viên, Điều hành viên đăng nhập ẩn. 3. Trung tâm đang sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, cũng như dời địa chỉ hoạt động của văn phòng Đại diện tại Hà nội do việc từ nhiệm đột xuất của anh Phạm Cương - Trưởng văn phòng Đại diện tại Hà Nội. 4. Bên cạnh đó, việc xây dựng lại tiêu chí, quyền hạn, cũng như trách nhiệm của các Biên tập viên, Điều hành viên. Do trước đây, các tiêu chí đó chưa được rõ ràng để thông báo chính thức cho Anh, Chị em. Do những yếu tố trên, chúng tôi đã có những biện pháp khẩn trương và đột ngột như vừa qua. Sự việc này xảy ra ngoài mong muốn của chúng tôi. Bản Thông báo này có giá trị như lời giải trình vụ việc. Rất mong Anh, Chị em thông cảm và có cái nhìn về sự cố gắng này của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi vẫn mong chờ một sự hợp tác hoàn toàn tự nguyện cũng như đóng góp tài đức của các Thành viên để Trung tâm ngày càng phát triển theo đúng tinh thần học thuật. Thay mặt BQT Diễn đàn, Artemisia kính báo.
    2 likes
  5. Mỗi khoa học và bộ môn khoa học, đều bao hàm bốn thành tố cần thiết, trong sự thống nhất của chúng: 1- Chủ thể của khoa học - nhà khoa học - thể hiện là thành tố chủ yếu. Nhà khoa học có thể là một nhà nghiên cứu riêng biệt, một cộng đồng khoa học, một tập thể khoa học. 2- Khách thể của khoa khoa học - là cái mà khoa học hay bộ môn khoa học ấy nghiên cứu - đối tượng, lĩnh vực đối tượng 3- Hệ thống các phương pháp và thủ thuật đặc trưng cho một khoa học, hay một bộ môn khoa học cụ thể, và do đối tượng của chúng quy định. 4- Ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ nhân tạo (ký hiệu, biểu tượng, phương trình toán học, công thức hóa hoc, v.v... Khoa học với tư cách là một hình thức đặc biệt của nhận thức - loại hình đặc thù của sản xuất tinh thần và một thiết chế xã hội. Khoa học là một hiện tượng lịch sử cụ thể, tồn tại trước khoa học là "tiền khoa học" - giai đoạn Tiền cổ điển. Tại giai đoạn này, những yếu tố (tiền đề) của khoa học, như một chỉnh thể đã ra đời, với mầm mống từ Hy Lạp và La Mã, cho tới thời Trung cổ, rồi thời Cận đại thế kỷ XVII. Chính giai đoạn này, được coi là bắt đầu, xuất phát điểm của khoa học như một cơ cấu toàn vẹn, nghiên cứu có hệ thống về hiện thực khách quan. Tại giai đoạn này, sức mạnh của thế giới quan Tôn giáo không suy giảm, nhưng nội dung của nó đã biến đổi - đó là thuyết Liuter, thuyết Calvan, đạo Tin lành, thuyết Thiên Chúa giáo mới, v.v... Làn sóng cải cách mạnh mẽ đã lan sang châu Âu. Hệ tư tưởng Tin lành đã tái hiện và củng cố tư tưởng cơ bản đối với giai cấp Tư sản đang lên - tư tưởng về bình đẳng xã hội, tư tưởng về sự "bình đẳng phổ biến" đã kiên quyết khước từ, dứt bỏ quan điểm thời Trung cổ về thế giới, mà tồn tại sự phân tầng "chúng sinh". Thiếu những chuyển biến này, một bức tranh cơ học về thế giới, mà khoa học thừa nhận, là không thể có được. Tin Lành giáo đề cao tập trung sự quan tâm của con người vào sản xuất vật chất, định hướng cho con người vào việc: nhận được lợi nhuận. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu những quy luật của Tự nhiên, nhằm mục đích áp dụng chúng vào sản xuất, đã trở nên cấp bách. Thế giới quan Tin Lành giáo, lan truyền phổ biến rộng rãi tới mức, khi đó những nhà khoa học thế kỷ XVII như Decartes, Newton, Locke, Hobble, v.v... đã đưa ra những khái niệm thời gian, không gian, nguyên nhân, v.v... phù hợp với thế giới quan mới. Họ đã không còn hoài nghi rằng, các khái niệm này, sẽ được mọi người chấp nhận hay không. Ý thức xã hội sẵn sàng tiếp nhận quan điểm về giới Tự nhiên, mà chúng ta gọi là "quan niệm khoa học". Khoa học, theo nghĩa chặt chẽ của từ, thì hình thành muộn hơn. Khoa học - với đối tượng nghiên cứu khách thể, từng bước loại bỏ những gì có quan hệ với "chủ thể nhận thức". Sự loại bỏ như vậy, được xem là điều kiện cần thiết, để nhận được tri thức khách quan, chân thực về thế giới. Lấy phương pháp tư duy khách thể làm cơ sở, với ý muốn nhận thức khách thể tự thân nó, không có quan hệ với điều kiện nghiên cứu nó. Đây là điều mà, Phong Thủy đang từng bước giải quyết, mối quan hệ giữa "chủ thể nhận thức" với đối tượng nghiên cứu.
    1 like
  6. Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo (Phần 1) Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông Tuấn Anh cho rằng: Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông để bạn đọc tham khảo và tiếp tục thảo luận. Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bằng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV trước CN - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Hoa Hạ tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử, đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt. Tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành "ba đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là "cò bay ngựa chạy") để làm phương tiện cho "Vua Bếp" lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch. Quẻ Ly Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau. Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó. Ý nghĩa của vết lõm này chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Tranh Đàn Cá. Thiên nhất sinh thủy. Địa lục thành chi. Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Biểu tượng Táo Quân (Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Thủy). Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm: Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. (còn nữa) Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguồn tuanvietnamnet.vn
    1 like
  7. Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì. Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt. Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
    1 like
  8. Hôm nay BW mới vừa xem xong, còn thêm một chi tiết nữa là Pandora có 15 bộ tộc (trùng với con số của 15 bộ thời Hùng Vương). Thêm một chi tiết để ACE nghiệm thêm.
    1 like
  9. daretolead thấy mọi người hoàn toàn có quyền tự do bày tỏ chính kiến riêng, và cũng có quyền tự do nhận xét. daretolead thấy những so sánh của thetrung chưa thật chính xác nên mới mạn đàm nhằm làm sáng tỏ thêm (và có một số câu hỏi mà thetrung cũng chưa trả lời daretolead - daretolead hỏi thật sự chứ không phải bắt bí vì nếu thetrung trả lời thì daretolead lại có dịp được chia sẻ cách hiểu và các kiến thức của mình). daretolead thấy rằng minh triết việt rất tuyệt vời nhưng nhiều người việt nam lại chưa biết và quên mất. daretolead nghĩ người mỹ cũng có minh triết của họ. và loài người nói chung, nhân dân mỹ nói riêng đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. avatar thể hiện minh triết của người mỹ, nó cũng hướng đến điều tốt đẹp. tuy nhiên đây chỉ là tác phẩm của một cá nhân mỹ nên cũng mang dấu ấn cá nhân, nhiều lời khen chê khác nhau. ví dụ, trong avatar, dân tộc na'vi chưa thể chống lại đạo quân loài người khi chưa có sự xuất hiện của anh lính. người (da trắng) của loài người trở thành lãnh đạo của một dân tộc mới (da xanh) và đánh bại đội quân xâm lược (da trắng)... người mỹ vẫn ít khi chấp nhận họ có thể bị đánh bại bởi một dân tộc khác bằng chính nội lực của dân tộc này. luôn phải có một vị anh hùng mỹ đứng ra giải quyết vấn đề... về việc liên hệ nếu có giữa nội dung của avatar và truyền thuyết hùng vương rồi kết luận tính minh triết của văn hiến việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng đến và ca ngợi (theo langtucodoc) daretolead thấy sao sao đó. theo daretolead thì nên lấy minh triết việt để đánh giá nội dung của bộ phim thì hay hơn, mới có thể đưa ra những nhận xét khen chê khiến người khác phải cảm phục.
    1 like
  10. Hơ...Bài viết của chú Sư Thiến được đăng trên trang VietNamNet.vn nè ! http://www.tuanvietnam.net/2010-01-08-minh...ong-tao-phan-1-
    1 like
  11. Vào dịp cuối năm thầy Thiên Sứ thường đưa ra một số dự báo cho năm tới. Artemisia xin đăng "Lời dự báo 2010" của thầy Thiên Sứ được báo Gia Đình và Xã Hội đưa tin trong số đặc biệt chào đón Xuân Canh Dần.
    1 like
  12. Chào bạn, BabyWolf Nếu muốn nói về "ẩn dụ" hay "hoán dụ" thì có thể viết thành một chuyên đề đấy; nhưng ở đây chúng ta đang nói đến cái từ "Avatar" và cái "nghĩa" của từ này. Đó chỉ là tên của phim. "Avarta" là tên của phim, cũng như "Titanic", "Aliens", "The Abyss" là tên của những cuốn phim điện ảnh của đạo diễn James Cameron đã từng dàn dựng và sản xuất. Chẳng lẽ, những từ ngữ này đều được dịch ra bằng tên phim tiếng Việt là "Ẩn Dụ" là "Hiện Thân" là v.v... ?? Nội dung của phim có thể "ẩn dụ" một hay nhiều vấn đề gì đó nhưng có phim nào lại không có nội dung, cốt truyện muốn xây dựng ... đâu. Do mình không quen thuộc lối dùng từ word-choice thích hợp mà ngoại ngữ đó thường diễn tả vì phải am tường hoặc được sống từ nhỏ đến lớn thì sẽ trở nên rõ ràng vậy. Tại sao phải kèo kéo "Truyền thuyết Nỏ thần" vào "Avatar"? Cũng như người Ấn, họ cũng đặt vấn đề rằng phim "Avatar" có liên quan gì đến phim "Vietnam Colony" của họ hay không thì chắc chỉ có Cameroon xác nhận được. Rồi đặt vấn đề tiếp xem phim "Vietnam Colony" của Ấn có liên quan gì đến truyền thuyết Nỏ Thần hay không thì chắc chỉ có đạo diễn Siddique Lal xác nhận được. Trong khi cả 2 cuốn phim và truyền thuyết Nỏ Thần lại là những vấn khác nhau nhưng người ta vẫn thích kiếm cái gì đó có chút tương đồng rồi bắt quàng chăng? Đương nhiên, đó là ý kiến của BW. Nếu như hỏi thẳng Cameron rằng có phải ông am hiểu về triết lý của phương Đông không? Ông sẽ trả lời như Babywolf thấy hay là theo cái thấy của ông ta nhỉ! Sapa
    1 like
  13. Năm Dần sức khỏe kém hay bệnh vặt nhất là về thời tiết hay ho nhiều lâu khỏi , nếu không trong nhà cũng có người hay bệnh ,có nhiều chuyện lo lắng ,công việc làm ăn không được như ý , nhưng tài lộc vẫn dồi dào ,nếu chưa có bạn gái trong năm nầy sẽ có vào tháng 01 hay 05 âl /người bạn đời có hình dạng như sau ;không cao nhưng dạm dở ,chân mày đậm mặt có nhiều nép nhăn già hơn cái tuổi có ,mặt vuông cằm mõng ,miệng móm hay [ rộng ]
    1 like
  14. Trung Quốc nhận thức về tổng sản phẩm quốc nội GDP Thứ sáu, 05/02/2010, 16:11(GMT+7) Nguồn Vitinfo Dư luận Trung Quốc cũng như thế giới đang xôn xao bàn luận về việc năm 2009 nền kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng tiến lên vị trí thứ 3 toàn cầu và chắc chắn trong năm nay sẽ vượt Nhật Bản chiếm ngôi thứ 2, dự kiến năm 2030 sẽ vượt nốt Mỹ để nhảy lên vị trí nhất thế giới. Điều mọi người quan tâm hơn cả là sự “đổi ngôi” ấy sẽ dẫn đến những biến chuyển chính trị, quân sự nào trên vũ đài quốc tế. Các báo Trung Quốc phấn khởi đăng một loạt bài viết có đầu đề đại để như “30 năm nữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đổi vai trò cho nhau”, “Con bướm đang đập cánh tại Trung Quốc”... Trong một cuộc điều tra mới đây, hơn một nửa nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng năm nay kinh tế nước họ sẽ tăng trưởng từ 9 đến 10%, hơn một phần ba cho rằng sẽ vượt 10%. Đúng là GDP Trung Quốc đang tăng trưởng liên tiếp với tốc độ cao nhất thế giới và các dự đoán nói trên không có gì sai cả. Vừa qua Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố: tổng sản phẩm quốc nội (tức GDP) năm 2009 của nước này đạt 33.535,3 tỷ Nhân Dân Tệ, tăng 8,7% so với năm 2008. Theo tỷ giá hối đoái hiện nay (1 Nhân Dân Tệ = 0,1466 USD; chú ý: phương Tây luôn cho là Trung Quốc đang cố kìm thấp tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ) con số đó tương đương 4916,275 tỷ USD, suýt soát bằng GDP Nhật Bản. Nhưng sự tăng trưởng ấy sẽ đem lại hiệu quả thực chất ra sao? – điều này còn là một dấu hỏi lớn. Một số người Trung Quốc có đầu óc tỉnh táo đã cảnh báo đồng bào họ chớ nên say sưa tới mức mụ mẫm với con số GDP đã và sẽ đạt được, với viễn cảnh cái ngày Trung Quốc “mở mày mở mặt”, “nói gì làm nấy”... mà nên chú ý tới các yếu tố khác quan trọng hơn - Đó là chất lượng GDP (cụ thể là các yếu tố cấu tạo nên tổng giá trị sản phẩm quốc nội) và GDP bình quân đầu người. Đấy là chưa nói về cái giá đã phải trả cho sự tăng trưởng vượt bậc GDP, nhất là cái giá trên lĩnh vực xã hội. Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Trung Quốc – đại tá không quân Đới Húc mới đây nhắc lại một số sự kiện lịch sử liên quan tới GDP: năm 1840 GDP của Trung Quốc thời nhà Thanh chiếm 33% GDP toàn cầu, gấp 6 lần GDP nước Anh. Thế mà Trung Quốc lại bị các cường quốc châu Âu xâu xé. Quân đội triều đình nhà Thanh có hơn 1 triệu binh sĩ, thế mà bị 4000 lính viễn chinh Anh Quốc đánh cho đại bại, tới mức phải ký Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8-1842) nhục nhã, nhận bồi thường cho nước Anh 21 triệu đồng bạc trắng. Năm 1894 dù đã bị các nước phương Tây xâm lược nửa thế kỷ, GDP của Trung Quốc vẫn lớn gấp 9 lần GDP của Nhật Bản, thế mà trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật Bản năm ấy (còn gọi là Chiến tranh Giáp Ngọ) Trung Quốc vẫn thua to, bị Nhật Bản chiếm mất 2 đảo Đài Loan, Bành Hồ và phải bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc. Như vậy GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn. Ngược lại, hiện nay GDP nước Mỹ chỉ chiếm 1/3 GDP toàn cầu mà vẫn là nước mạnh nhất thế giới. Vì sao vậy? Đó là do chất lượng GDP tốt. Cấu tạo ngành nghề làm nên GDP nước Mỹ gồm toàn những ngành quan trọng như hàng không, du hành vũ trụ, máy tính, công nghệ sinh học, đóng tàu, chế tạo máy, nông nghiệp hiện đại... Ưu thế quân sự số một thế giới của họ là nhờ vào các ngành đó. GDP của Nhật cũng gồm các ngành công nghiệp ô tô, điện tử... toàn là những thứ quan trọng đặt nền tảng cho vị trí cường quốc số 2 thế giới của họ. GDP nước Nga hiện nay cũng gồm các ngành chế tạo máy, công nghiệp hàng không, công nghiệp hạt nhân. Cho nên cho dù GDP Nga chỉ bằng nửa Trung Quốc nhưng thế giới vẫn coi họ là cường quốc. Đó cũng là nền tảng để nước Nga tất nhiên sẽ phục hưng. GDP Trung Quốc đời nhà Thanh thì toàn là những thứ không quan trọng như trà, tơ tằm, đồ sứ. Còn GDP các nước phương Tây hồi ấy là tàu chiến, đại bác. Chiến tranh là sự choảng nhau về chất lượng GDP của hai bên, chứ không phải là số lượng GDP; Trung Quốc đời nhà Thanh có GDP lớn hơn đối phương mà khi đánh nhau vẫn thua là vì thế. GDP Trung Quốc hiện nay na ná như đời nhà Thanh, cấu tạo chủ yếu của GDP là nhà đất, dệt may. Đới Húc cho rằng ngành kinh doanh nhà đất giờ đây là nơi mà tư bản độc quyền trong nước liên kết với tư bản quốc tế cướp bóc tài sản của nhân dân Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai (nguyên Bộ trưởng Thương mại, nay là Bí thư Thành uỷ thành phố Trùng Khánh trực thuộc Trung ương) từng nói một câu có tính hình ảnh về hàng xuất khẩu của Trung Quốc: “800 triệu cái quần mới đổi được một chiếc máy bay Âu Mỹ”. 800 triệu cái quần chất lại chiếm hết một quảng trường lớn, thế mà chỉ đủ đổi lấy một chiếc máy bay. Lại còn rượu, thuốc lá, đồ chơi nữa, GDP của Trung Quốc rặt là những của ấy, trong chiến tranh chúng không thể chuyển thành sức mạnh quốc phòng được. Sao có thể mang đồ chơi đi choảng nhau với người ta? Cho nên giả thử xảy ra chiến tranh thì Trung Quốc sẽ làm thế nào? Lại “Dùng xương máu của chúng ta dựng nên bức trường thành của chúng ta” (một câu trong quốc ca Trung Quốc) chứ gì nữa! - Đới Húc viết. Hiện nay tất cả máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều dùng động cơ do nước ngoài chế tạo. Máy bay J-10 (Tiêm kích-10) dùng động cơ phản lực của Nga, máy bay Phi Báo (Con báo bay) dùng động cơ của Anh. Máy bay cảnh báo sớm EL76 vốn là máy bay của nước ngoài. Rất nhiều tàu chiến lớn của Trung Quốc đều dùng động cơ nước ngoài chế tạo. Sau vài năm nữa công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ đạt giá trị sản lượng một nghìn tỷ Nhân Dân Tệ (147 tỷ USD). Nhưng ngay cả đến cái động cơ mà còn chẳng làm được thì giá trị ngành công nghiệp cả nghìn tỷ ấy có gì hữu dụng, có ý nghĩa gì? Nếu chưa làm chủ được những công nghệ quan trọng nhất mà chỉ đơn thuần theo đuổi GDP thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì hết. Trên tờ Quảng Châu Nhật báo, tác giả Đảng Kiến Quân vạch rõ: cần nhận thức được tính phiến diện của chỉ tiêu GDP khi đánh giá thực lực của một quốc gia. Năm nay GDP Trung Quốc vượt Nhật, xếp thứ 2 toàn cầu; nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc cũng đứng thứ hai về quốc lực tổng hợp, tức thứ hai về sức mạnh khoa học kỹ thuật, sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm. Dĩ nhiên, GDP vượt Nhật là một chuyển biến quan trọng trong so sánh lực lượng hai nước, điều đó không thể không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước; Trung Quốc càng có lý do để thực thi một chính sách ngoại giao tự tin hơn trước. Song cần đặc biệt chú ý chớ nên khuếch đại sự thay đổi so sánh lực lượng ấy, càng không được quá lạc quan thậm chí mù quáng, dẫn đến sự thoát ly thực tế trong chính sách ngoại giao. GDP không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc còn kém xa Nhật. Trên vũ đài quốc tế, cái quyết định địa vị của một quốc gia không phải là GDP mà là quốc lực tổng hợp. Người Trung Quốc cần giữ đầu óc tỉnh táo trước việc GDP nước mình tăng trưởng nhanh và vượt nước khác. Cần thấy rõ tính hạn chế của chỉ tiêu GDP, có như vậy mới đánh giá khách quan, đúng đắn về sức mạnh thực sự của Trung Quốc và so sánh lực lượng quốc tế - tác giả kết luận. Trong cuộc họp báo công bố số liệu GDP Trung Quốc năm 2009, Cục trưởng Cục Thống kê Trung Quốc Mã Kiến Đường nói: “Dù GDP Trung Quốc xếp thứ mấy trên thế giới đi nữa nhưng GDP bình quân đầu người vẫn xếp thứ hạng sau 100. Tình hình cơ bản của Trung Quốc vẫn là người đông, vốn mỏng, tương đối thiếu tài nguyên, lắm người nghèo”. Cuối năm ngoái Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố Sách Vàng Tình hình quốc tế năm 2010. Sau khi nghiên cứu đánh giá quốc lực tổng hợp của 11 quốc gia lớn trên thế giới (gồm G7 và 4 nước khối BRIC), Sách Vàng đưa ra bản xếp hạng quốc lực tổng hợp của 11 nước như sau: Mỹ, Nhật, Đức, Canada, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Ý và Brazil, tức là Trung Quốc xếp thứ 7. Đó là những nhận định tương đối khách quan về Trung Quốc. Theo Nhân Dân Tin đăng lại
    1 like
  15. Các bác lại tán vấn đề ra rộng quá, "bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng" rồi. Nếu chịu khó nghe nguyên gốc tiếng Anh của phim một tí thì các nhà khoa học trong phim gọi "cái body chủng Navi" mà "người trái đất" điều khiển bằng sóng não là "avatar". Vậy avatar có nghĩa là hiện thân. Đơn giản vậy thôi. Thật ra cái tứ của phim này cũng không mới, nó đã được các tôn giáo đề cập đến từ xưa rồi là tách rời hồn và xác. Hồn của anh lính có 2 cái xác 1 là xác người trái đất, 2 là xác chủng Navi, giống như cái hồn đó có 2 cái áo, thay đổi qua lại thôi. Khác chăng là phương tiện, cách thức để thay hồn đổi xác. Trong phim này thì họ xây dựng cách thức này có tính chất khoa học ( nhấn mạnh khoa học ngày nay) Biết đâu trong tương lai, có thể thay hồn đổi xác, chẳng cần nguyên một cái hòm to đùng, mà chỉ cần cái remote nho nhỏ hay 1 nút nhỏ nào đó hay bằng năng lực tinh thần, và nó quay lại, cũng như các vị phật, chúa, bụt, thần tiên trong truyền thuyết ngày nay. Đến lúc đó các truyền thuyết thần tiên lại có cơ sở khoa học.
    1 like
  16. Đến cả hiện tượng người ta đo giao thoa rồi đưa vao tận sách giáo khoa cho học sinh cấp 3 học, tức là đã làm thí nghiệm hàng triệu lần rồi vẫn đưa kết quả chính xác mà anh vẫn cãi là do sai sót kỹ thuật thì chỉ có thể nói là anh chã, anh dốt. Và dến mức đó anh còn nói, ai ko tin thì kệ, thì tôi ko còn gì để nói nữa/. Anh đề xuất ra đủ loại lý thuyết, hạt vuông hạt tròn thì mặc xác anh. who cares? Ai thèm care đến một lý thuyết loạn trí, không giải thích được những điều đã được kiểm nghiệm thực tế. Giống như Mr Thiên Sứ đã nói một câu rất đúng, "Lý Số tức là số phải có lý". Người ta đưa ngày giờ sinh ra, anh đoán sai. Người ta làm tiến sĩ Harvard, anh bào người ta trượt đại học. Người ta nhà có 10 tr đo, anh bảo người ta đi ăn mày, thì người ta cho cái mu rùa vào mặt. Không cần biết anh học lý số bao nhiêu năm, dùng cái gì, tử vi tử bình bát tự tứ trụ Mai hoa dịch số... rồi đủ các trường phái sao tụ hóa sao treo sao rung tử vi nút... Mấy trường phái này tôi đều học qua cả, nhưng cái chính phải là thực tế, ứng với lá số cụ thể. Nói lý thuyết suông mà xem sai người ta chửi cho.
    1 like
  17. Bác Rubi cố lên.Cháu cũng thích thiên văn lắm :) !!
    1 like
  18. Nguồn: http://translate.google.com.vn :( Rubi muốn dịch bất cứ thứ gì ngắn ngắn, thử vào http://translate.google.com.vn, chỉ cần paste và copy. Trang này nhiều lúc dịch rất ngộ
    1 like