VinhL

Xin Hỏi Chú Vô Trước

13 bài viết trong chủ đề này

Chào Chú Vô Trước,

Trước hết xin nói một tiếng khâm phục cho sự nghiên cứu tỷ mỉ của chú. Sau là có 3 câu hỏi mong chú giải thích, cám ơn.

1) Xin cho hỏi, tại sao tiết Lập Hạ ở bản cục số là dương 4 trong bước 1 của vi dụ trên, trong khi bản cục số trong vi dụ hai (phía dưới) tiết Lập Hạ là dương 2?

2) Còn vấn đề về phép Siêu Tiếp của tiết khí và cục số cho các tháng nhuận phải như thế nào?

3) Cách Ngọc Nử Thủ Môn là các giờ nào trong lục tuần?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL

VinhL hỏi:

1) Xin cho hỏi, tại sao tiết Lập Hạ ở bản cục số là dương 4 trong bước 1 của vi dụ trên, trong khi bản cục số trong vi dụ hai (phía dưới) tiết Lập Hạ là dương 2?

Ở ví dụ đầu, tôi thực hiện theo bảng cục số của cổ thư truyền lại. Còn ở dưới tôi tính toán lại theo bảng độ số mới trong bài viết. Do có sự sai biệt trong cách tính toán độ số ở chỗ: Cổ thư tính theo đồ hình Hậu thiên Bát quái Văn Vương, còn đồ hình tôi tính toán ở đây là Hà đồ. Chính vì vậy có sự sai biệt mà bạn đã thấy. Vấn đề là ở chỗ ai đúng, ai sai hay cả hai đều sai. Đương nhiên không có trường hợp cả hai đều đúng!

Theo tôi, tính theo đồ hình Hậu thiên Bát quái Văn Vương là sai vì đó là sự áp đặt không lý luận biện minh và anh Thiên Sứ, Trần Quang Bình đã phân tích khá rõ điều này. Còn cách tính của tôi có logic qui luật rõ ràng, nhất quán trong một hệ thống từ thấp tới cao.

Không chỉ có sai biệt ở điểm này mà còn khá nhiều sai biệt nữa mà tôi đã trình bày khá rõ trong bài viết. Mong bạn tìm hiểu. Khi có quá nhiều sai biệt so với cổ thư, tôi cũng không khỏi giật mình! Nhưng suy nghĩ kỹ, tôi thấy không có gì phải hoảng hốt. Khoa học là như vậy đấy. Những sai khác này cho thấy:

- Học thuyết ADNH tuy kỳ vĩ nhưng đã bị thất truyền, bị biến dạng rất nhiều, cần phải chung tay xây dựng lại di sản tuyệt vời này của tổ tiên.

- Sự biến dạng của học thuyết làm cho nó bị hiểu sai nên hàng mấy nghìn năm học thuyết này không thể phát triển lên được.

- Người Hoa Hạ không phải là chủ sở hữu của học thuyết ADNH.

- Chúng ta hoàn toàn có khả năng phục hồi lại học thuyết ADNH nếu tư duy đúng hướng, không bị câu nệ, lệ thuộc vào đâu. (nick name của tôi là Vô Trước mà !)

VinhL hỏi:

2) Còn vấn đề về phép Siêu Tiếp của tiết khí và cục số cho các tháng nhuận phải như thế nào?

Trong lý thuyết của tôi không đề cập đến tháng, ngày, mà chỉ nói về tiết khí và vòng Thiên can 10 giờ và một tiết khí chính xác bằmhh 1/8 năm (1 vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời). Còn sự chuyển tiếp các tiết khí do tính Sinh, Vượng, Mộ quyết định.

VinhL hỏi:

3) Cách Ngọc Nử Thủ Môn là các giờ nào trong lục tuần?

Cái này trong bài không đề cập tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Vô Trước,

Cám ơn chú đã bỏ thời gian để trả lời các nghi vấn của VinhL. Theo thuyết Cửu Cung Phi Tinh của chú, thì tam nguyên cửu vận có các tinh nào? Năm 2008, thuộc cửu tinh nào, và các tháng trong năm này có các tinh nào?

Theo Huyền Không Phong Thũy, ngũ hoàng thổ là đệ nhứt sát tinh, thật ra muốn chứng minh lý thuyết của chú, thì chỉ cần tìm hai căn nhà một phạm vào ngũ hoàng sát theo Cửu Cung Phi Tinh của Huyền Không, và một phạm vào ngũ hoàng sát theo thuyết Cửu Cung Phi Tinh của chú, căn cứ vào những chuyện xảy ra trong hai căn nhà này thì chúng ta có thể kiểm nghiệm đâu là Chân Lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

Trước kia, tôi vốn là người không quan tâm lắm đến học thuyết ADNH và cũng không có ý định tìm hiểu kỹ vì tôi thấy nó rất lung tung, mâu thuẫn, thiếu logíc, hay áp đặt, đọc không vô. Nhưng tôi quan tâm nhiều đến khía cạnh triết học của nó. Vào khoảng năm 2000, tôi được đọc những quyển sách đầu tiên của anh Thiên Sứ, vì văn hoá dân tộc, cảm hứng mới nổi lên, tôi mới bắt đầu từng bước để ý nghiên cứu nó. Nhưng tôi chỉ quan tâm tìm cách phục hồi lý thuyết nguyên thuỷ (đầu tiên là mấy cái đồ hình Hà đồ, Lạc thư, đổi chỗ Tốn-Khôn của Hậu thiên Bát quái, ... ) mà hầu như quan tâm rất ít đến ứng dụng . Tôi bắt tay vào xây dựng lý thuyết này mới chỉ hơn 1 năm nay. Do đó, nhiều những vấn đề ứng dụng cụ thể tôi còn chưa có thời gian tìm hểu. Sau này hẵng hay. Nếu có bạn nào có kinh nghiệm kiểm chứng những điều tôi viết trên thực tế thì tôi rất hoan nghênh, kể cả khi tôi không đúng. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại, mọi thứ chỉ thuyết phục khi nó được lý luận một cách logic, ít nhất là tương đối chặt chẽ (vì chặt chẽ ở đây khó quá!).

VinhL thử thực hiện đề xuất của mình xem.

Cám ơn.

( À, mà tại sao Ngũ hoàng Thổ lại là đệ nhất sát tinh nhỉ ?. Hành Thổ hiền lắm mà. Hay là tại Thổ khắc Thuỷ? Hay là tại cổ thư bảo thế! Có kiểm chứng cụ thể nào không nhỉ ?).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vô Trước,

Nếu có cơ hội cháu sẻ kiểm nghiệm thuyết Phi Tinh của chú.

Theo sự nghiên cứu của cháu (nếu có gì sơ sót, xin chú đừng ngại mà chỉ giáo:-)

Thật ra ngũ hoàng tự nó không sát, nhưng khi bị động thì lại sát. Lý do là ngủ hoàng là thổ cư trung để giữ sự quân bình của hai phe đối nghịch, Thũy Hỏa, và Kim Mộc. Nhờ có ngủ hoàng thổ tại trung cung nên Thũy không đi khắc Hỏa, Kim không đi khắc Mộc, một khi nó động, thì sự quân bình không còn và tùy theo phe nào mạnh mà gây tai hại vậy. Khi Thổ bị động nếu Hỏa vượng thì Hỏa sẻ sát (Núi lửa), khi Thủy vượng, thì Thủy sẻ sát (Sóng thần), vv... Bản tỉnh của Thổ là thích tỉnh, không thích động, cho nên theo Huyền Không phong thũy, khi ngũ hoàng đến một phương nào đó thì tốt nhất không nên có sự di đông nhất là động thổ tại phương đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những lý luận này của VinhL, nếu nằm trong một hệ thống logic nhất quán thì chắc là hay lắm và sẽ đầy đủ hơn. Nếu không, người ta có thể đưa ra hàng lô những lý luận chủ quan khác và chẳng thể kết luận được đúng sai như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vô Trước,

Nếu có cơ hội cháu sẻ kiểm nghiệm thuyết Phi Tinh của chú.

Theo sự nghiên cứu của cháu (nếu có gì sơ sót, xin chú đừng ngại mà chỉ giáo:-)

Thật ra ngũ hoàng tự nó không sát, nhưng khi bị động thì lại sát. Lý do là ngủ hoàng là thổ cư trung để giữ sự quân bình của hai phe đối nghịch, Thũy Hỏa, và Kim Mộc. Nhờ có ngủ hoàng thổ tại trung cung nên Thũy không đi khắc Hỏa, Kim không đi khắc Mộc, một khi nó động, thì sự quân bình không còn và tùy theo phe nào mạnh mà gây tai hại vậy. Khi Thổ bị động nếu Hỏa vượng thì Hỏa sẻ sát (Núi lửa), khi Thủy vượng, thì Thủy sẻ sát (Sóng thần), vv... Bản tỉnh của Thổ là thích tỉnh, không thích động, cho nên theo Huyền Không phong thũy, khi ngũ hoàng đến một phương nào đó thì tốt nhất không nên có sự di đông nhất là động thổ tại phương đó.

Kiến giải của VinhL về ngũ hoàng thật là sâu sắc lắm, trước đây có 2 người bạn của anmay đã giảng cho anmay nghe về điểm này cũng như được đọc một số sách cố gắng lý giải nó, tuy rằng lờ mờ thấy được sự tương đồng và hợp lý, nhưng chỉ đến khi đọc qua giải thích của VinhL mới có thể tạm gọi là hiểu ra vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin có lời biện giải về Ngũ Hoàng Thổ tại sao lại sát?

Đây là qui ước tuy chưa có lời biện giải xác đáng của cổ thư, nhưng được coi là hợp lý trong phương pháp ứng dụng bởi mối quan hệ liên quan đến nó - xét theo tiêu chí khoa học. Về v/đ này tôi cho rằng VinhL có thể đúng khi theo cổ thư.

Nếu áp dụng vào thực tế sẽ rất khó kiểm chứng khi nhà rơi vào trường hợp sao Ngũ Hoàng đáo hướng/ sơn cũng chưa chắc đã xui. Vì thực tế còn do nhiều yếu tố tương tác khác. Ngay cả mặt lý luận của Phong thủy Lạc Việt cũng gồm 4 yếu tố mà sao Ngũ Hoàng chỉ là một. Nói theo ngôn ngữ khoa học: Nếu không loại suy được các yếu tố tương tác khác thì rất khó chứng minh.

Tôi xin lưu ý rằng: Về phương pháp ứng dụng, cổ thư chưa chắc sai nhiều. Nếu sai nhiều trên 25% thì thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền hoàn toàn qua hơn 2000 năm chứng nghiệm. Về mặt ứng dụng, cổ thư sai không nhiều và chỉ rơi vào những trường hợp rất cụ thể. Cổ thư chữ Hán chỉ sai về mặt nguyên lý căn để và một lý thuyết thất truyền. Nhưng từ nguyên lý đến ứng dụng lại là một khoảng cách rất lớn.

Thí dụ: Không thể lấy nguyên lý chung - Càn là đàn ông mà áp đặt vào Phong Thủy thay quẻ Khôn nhập trung bằng quẻ Càn được (Khôn trong Dịch là đàn bà - Nhưng trong Phong thủy là đàn ông).

Hoặc thí dụ khác: Việc đổi Thủy Hỏa trong Lục thập hoa giáp thành Lạc Thư Hoa giáp chỉ có tính nguyên lý. Nhưng khi ứng dụng vào lấy lá số tử Vi thì lại hầu như không có sai lệch đáng kể về phương pháp an sao (Có thể so sánh hai lá số Tử Vi bất kỳ để kiểm chứng điều này).

Vài lời đóng góp.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Cám ơn chú đã cho vài lời biện giải. Nếu trong thực tế khó kiểm chứng được Sát cách của Ngũ Hoàng trong hai thuyết phi tinh, vì còn các yếu tố khác của căn nhà và gia chủ, vậy thì có thể lấy thủ vật thử nghiểm không hả chú? Thí dụ như làm hai chuồn gà hay chó, an theo sát cách của hai thuyết phi tinh, sau đó quan sát con vật để kiểm chứng. Thêm một phương pháp nửa là dùng ngày giờ chết của các nhân vật nổi tiếng đã quá cố, lập đại vận, niên vận, nguyệt vận, và thời vận theo hai thuyết phi tinh mà kiểm nghiệm. Cách kiểm nghiệm này chắc phải dùng đến 10 hoặc 100 cái tứ trụ.

Sẳn đây cho cháu xin hỏi về Tử Vi Lạc Việt. Vì Thủy Hỏa đổi nhau, nên vòng tràng sinh sẻ đối với nhau qua trục dần thân, như vậy không biết có thể dùng cách của vòng trường sinh để kiểm nghiệm hai phương pháp, không hả chú? Như Thai là dâm tính, Thai cư mệnh cung mờ ám, đối với người có lá số này thì sẻ hiện lộ bản chất dâm của Thai, nếu dùng hai phương pháp, thì một khi Thai vào mệnh theo phương pháp này, thì phương pháp kia mệnh có Đế Vượng, như thế thì có thể kiểm nghiệm được an theo vòng là đúng, bằng cách tìm đương số để mà thăm dò.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến

Trên thực tế hiện có nhiều sách Tử Vi có những bộ sao an khác nhau. Việc này những ai nghiên cứu Tử Vi đều biết. Nhưng họ vẫn xem và đều....đúng cả, không ai phản đối. Thậm chí khi cụ Thiên Lương đưa ra thuyết mới đối hết cả vòng Tràng sinh từ Dần Thân Tỵ Hợi sang Tý Ngọ Mão Dậu, các đệ tử theo trướng phái của cụ xem vẫn ....đúng luôn. Sở dĩ những chuyện như vậy không ai thắc mắc, hoặc thắc mắc sơ sơ rồi thôi, phân vì nó không động đến nếp nghĩ quen thuộc. Phần nữa muốn chứng minh được trường A sai và B đúng thì cần phải có một lý thuyết rất căn bản để kiểm chứng về thuộc tính của các sao Tử Vi và nguyên lý cũng như phương pháp luận an sao trong Tử Vi. Nhưng tiếc thay! Lý thuyết ấy đã thất truyền nên không thể kiểm chứng được. Bởi vậy, những nhà nghiên cứu chỉ nêu các trướng hợp khác nhau như là dị bản mà thôi khi họ chọn một bản thích hợp.

Hay nói cách khác: Để kiểm chứng cách an một loại sao nào đó bằng cách ứng dụng luận đoán lá số là điều không tưởng. Do Tử Vi có hàng trăm ngôi sao tương tác lẫn nhau, nên để kiểm chứng vị trí ngôi sao "a" theo sách A là đúng và theo sách B là sai thì phải loại suy được sự tương tác của hàng trăm ngôi sao khác. Và điều này là không thể. Một phần là khi loại suy như vậy, tự bản thân ngôi sao được loại suy đó không thể hiện được điều gì cho đương số - khi nó` bị tách khỏi một hệ thống của nó với tiúnh chất chỉ mang tính quy ước cũng rất mơ hồ.

Tôi lấy thí dụ như bộ sao Hóa Kỵ có đến ít nhất hai sách an khác nhau. Kể từ khi Tử Vi được phổ biến trong xã hội vì phương tiện truyền tin thì cho đến nay chưa ai khẳng định rằng sách A đúng hơn sách B trong việc an sao Hóa Kỵ.

Tương tự như vậy với vòng Trường sinh của tôi chỉ thay đổi ba yếu tố trong 5 yếu tố cũng rất khó có thể kiểm chứng qua việc luận đoán lá số.

Nhưng điểm khác nhau rất căn bản giữa phương pháp an vòng Trường Sinh của tôi và sự sai lệch của các sách mà tôi đã nói ở trên là:

Việc an vòng Trường Sinh của tôi là hệ quả của một nguyên lý từ Lạc Thư hoa giáp. Bởi vậy, nếu chứng minh được nguyên lý này sai thì tất yếu hệ quả sai. Còn sự sai lệch của các sách về việc an sao ở trên vì không biết được nguyên lý nào mà cổ nhân làm như vậy nên không kiểm chứng được.

VinhL có thể xem để biết nguyên lý lập thành Lạc Thư Hoa giáp với việc đổi Thủy Hỏa.

Cảm ơn VinhL đã quan tâm.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến.

Theo lý thuyết tôi trình bày trên chuyên mục của mình "Cơ sở học thuyết ADNH" thì có những 3 Ngũ Hoàng Thổ tinh là Âm, Dương, Vượng đóng ở 3 cung khác nhau (giả sử là A, D, V) mà Ngũ Hoàng Thổ tinh cổ thư truyền lại chỉ là Âm thôi. Ý nghĩa của nó là nơi mà các hiệu ứng biến đổi (âm), bảo tồn (dương), phát triển (vượng) vận động tới. Những hoạt động của các yếu tố thuộc cung A có xu hướng làm cho hành Thổ biến động xa rời bản chất cân bằng của nó. Những hoạt động của các yếu tố thuộc cung D có xu hướng ngược lại. Và những hoạt động của các yếu tố thuộc cung V có xu hướng làm hành Thổ hưng Vượng. Như vậy, ta có nhiều cách điều chỉnh tác động của mình đến sự vật hay dự đoán tương lai của nó thông qua 3 cung A, D, V. Ví dụ, muốn sự vật ổn định, cân bằng thì giảm hoạt động của A, tăng cường D và V (Cái này mà ứng dụng cho Y học có vẻ hay đây!). Ta cũng có nhiều thông tin hơn để dự đoán tương lai. Ví dụ như thấy cung A vượng, D tù, V suy thì chắc chắn sự vật sẽ lâm vào sự biến động hỗn loạn do Ngũ hành không có Thổ cầm cân nảy mực.

Như vậy bạn cũng thấy, nếu không có học thuyết làm cơ sở lý luận thì có rất nhiều cách lý giải khác nhau và chẳng thể phân định đúng sai được. Nhưng lý giải của tôi có học thuyết mà tôi đang xây dựng làm cơ sở, lại có gấp 3 lần thông tin, chẳng hơn cứ suy diển chủ quan hay nhắm mắt làm theo cổ thư hàng ngàn năm trước mà chưa biết đúng sai thế nào ư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vô Trước,

Cám ơn chú đã giải thích rõ cái “hệ thống logic nhất quán”, nay thì đã hiểu, nhưng lại có thêm vài vấn đề nêu lên như sau:

1) Lý giải của chú căn cứ vào học thuyết của chú đang xây dựng, tức chưa có kiểm nghiệm qua thực tế, cho nên sự giải thích có hay đến đâu cũng chưa chắc là dụng được.

2) Lý thuyết cổ thư hàng ngàn năm, nhưng đã được kiểm nghiệm và sử dụng hàng ngàn năm, thì xác xuất chúng cũng phải trên 50%, nếu không thì làm vì mà nó có thể tồn tại tới mấy ngàn năm. Cho dù có sai thì cũng chưa chắc là lý thuyết cổ thư bị sai hoàn toàn, nếu không thì làm gì mà còn có người tinh vào lý thuyết xưa cổ ấy. Cái sai của người áp dụng, cũng chưa chắc là cái sai của lý thuyết, mà còn có thể là người áp dụng chưa thông đạt được sự kỳ diệu quyền biến của cái lý thuyết đó.

3) VinhL không suy diễn chủ quan hay nhắm mắt làm theo cổ thư mà dùng logic, và hiện tượng thiên nhiên để suy đoán, như đã dẫn ở trên, như sóng thần, núi lửa, vv...., do động đất mà gây ra sát hại đó là lấy cái thực tế để kiểm nghiệm cái lý thuyết.

Sẳn đây nghe nói chú muốn tìm cái gốc 7 tinh liên châu để tính cục số Giáp Tý Nhất Bạch, theo VinhL biết thì trong Thái Ất, Thượng cổ Giáp Tý là năm có thất tinh liên châu tính đến trước móc 0 dương lịch là 10153917 năm. Trước khi nghiên cứu đến Thái Ất, VinhL đã bỏ thời gian đi tìm một công thức thống nhất để có thể tính ra Can Chi của tứ trụ từ năm, tháng, ngày, giờ của dương lịch. Con số 10153917 chính là con số thống nhất đó.

Cái móc thất tinh liên châu mà chú muốn tìm, theo khoa học thiên văn hiện đại, cũng không thể nào cho chú được con số chính xác, vì tất cả các dử kiện thiên văn đều phải được tu bổ mỗi 5 hoặc 10 năm. Chỉ nói đến vấn đề độ tế sai của trái đất thôi mà công thức tính toán chỉ có thể chính xác độ 10, 20 năm. Con số độ tuế sai lại không cố định, mà thay đổi hàng năm vì bị ảnh hưởng của các thiên thể, và hiện tượng thiên văn, cụ thể nhất là trái đất không phải quả cầu tròn vo (sphere), mà là quả cầu bị dẹp chút đỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

VinhL viết:

1) Lý giải của chú căn cứ vào học thuyết của chú đang xây dựng, tức chưa có kiểm nghiệm qua thực tế, cho nên sự giải thích có hay đến đâu cũng chưa chắc là dụng được.

2) Lý thuyết cổ thư hàng ngàn năm, nhưng đã được kiểm nghiệm và sử dụng hàng ngàn năm, thì xác xuất chúng cũng phải trên 50%, nếu không thì làm vì mà nó có thể tồn tại tới mấy ngàn năm. Cho dù có sai thì cũng chưa chắc là lý thuyết cổ thư bị sai hoàn toàn, nếu không thì làm gì mà còn có người tinh vào lý thuyết xưa cổ ấy. Cái sai của người áp dụng, cũng chưa chắc là cái sai của lý thuyết, mà còn có thể là người áp dụng chưa thông đạt được sự kỳ diệu quyền biến của cái lý thuyết đó.

Bạn hiểu chưa đúng ý tôi rồi. Tôi chẳng xây dương một lý thuyết gì mới cả. Tôi chỉ cho rằng học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất rất kỳ vĩ của Tổ tiên ta. Chỉ tiếc rằng, do các biến động lịch sử đã bị thất truyền, những gì còn sót lại không đầy đủ vả bị sai lệch nhiều. Vì lòng tôn kính tổ tiên, vì học thuật, tôi dựa trên những gì còn sót lại đó, cố gắng tìm bản chất vấn đề, phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ đó của tổ tiên mà thôi. Tôi muốn nâng cao cái xác xuất đúng khi ứng dụng học thuyết ADNH. Tôi không bất kính với cổ thư, tôi chỉ cho rằng bên cạnh những cái đúng còn có nhiều biến dạng do tam sao thất bổn và hậu sinh không hiểu hết ý cổ nhân cứ nhắm mắt làm theo. Nói một cách hình ảnh là tôi đang cố gắng phục hồi lại một cái bình quí của tổ tiên đã bị đập vỡ qua những mảnh còn sót lại. Thật khó khăn khi số mảnh còn sót lại đó quá ít ỏi lại còn lẫn với những mảnh của cái bình khác cùng sỏi đá nữa. Do đó, cái sai, đúng của tôi chỉ là cái sai, đúng khi cố gắng phục hồi học thuyết ADNH mà thôi.

Cổ thư đối với tôi cũng rất quan trọng, đặc biệt trong gợi mở tư duy, đề xuất vấn đề, so sánh đối chiếu và kiểm tra kết quả.

Tôi rất trân trọng nhiệt tình và khả năng của VinhL trong học thuật, nhưng tôi sẽ rất tiếc cho bạn nếu chẳng may một công trình tốn bao tâm huyết của bạn lại bị phủ định nếu bạn dựa vào một luận điểm nào đó của cổ thư đã bị sai lệch mà không biết. Nếu tôi không nhầm thì đã có nhiều cao nhân chỉ ra không ít sai lệch quan trọng trong cổ thư. Chẳng có gì đảm bảo rằng không có những sai lệch khác nữa.

Tôi cũng không kỳ vọng rằng những số liệu thiên văn tôi muốn biết chính xác hoàn toàn, tôi hiểu thế nào là dung sai. Nhưng tôi vẫn muốn biết trong khoảng sai số người ta quan sát được. Tìm hiểu số đo của góc Â, ngoài sự cần thiết cho lý thuyết tôi đang ấp ủ cón qua đó có thể chỉ ra sự có lý của học thuyết ADNH so với khoa học hiện đại.

Chào bạn!

Share this post


Link to post
Share on other sites