Posted 4 Tháng 12, 2009 CUỘC HỘI TỤ VĂN LANG 10:16 | 15/04/2005 Trong “Ðại Việt sử lược", bộ chính sử cổ nhất còn giữ lại được đến nay, ở phần ghi chép về sự xuất hiện của Tiên Tổ Vua Hùng và thời đại Hùng Vương có câu: "Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang". Chỉ ngần ấy chữ thôi, mà ghi lại rành rẽ: Một quốc gia và kinh đô đã ra đời. Trong áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo", thiên tài Nguyễn Trãi đã có câu: "Nước Ðại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Ở câu bất hủ - công bố lần đầu tiên vào đầu năm 1428 ấy, quốc gia (và quốc hiệu) Ðại Việt chưa có tên kinh đô là Ðông Kinh. Ðô hiệu này, đến năm 1430 mới chính thức đặt định. Vì thế, sự thể cả quốc gia lẫn kinh đô đất nước và dân tộc ta, ở thời đại Tiên Tổ Vua Hùng, đều chung một tên Văn Lang, trước hết, có và biểu thị ra thành một ý nghĩa đặc sắc và độc đáo, thật lớn, đó là: Hội tụ! Sử sách xưa, từ "Ðại Việt sử lược" (khuyết danh) đời Trần, đến "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Ðại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên... đời Lê, đều nói đến và kể thêm 15 "bộ" hoặc "bộ lạc" mà Vua Hùng đã hợp nhất thành nước Văn Lang. Trong số này, "bộ gọi (tên) Văn Lang, là nơi Vua đóng đô". Ấy là lời sách "Ðại Việt sử ký toàn thư". Như thế, về mặt địa bàn và nguồn lực, cuộc hội tụ lớn để dựng nước đầu tiên, là dựa trên và xoay quanh một "hạt nhân cơ bản", làm nơi chốn mạnh và thuận nhất, để vận hành sự nghiệp trọng đại. Ðó chính là "bộ" đất gốc của người quân trưởng bộ lạc, trước khi trở thành quân trưởng quốc gia - Vua Hùng. Tên nước trùng với tên đất gốc, quốc hiệu và đô hiệu đều là Văn Lang, chính bởi vì lẽ đó. Cuộc hội tụ Văn Lang của Vua Hùng chỉ nhận diện được qua và bằng chữ nghĩa ở các giấy tờ, văn bản cổ, là như thế. Nhưng chính là, cuộc kiếm tìm và tìm thấy những bằng cứ khảo cổ học trên địa bàn nước Văn Lang Xưa - công phu tâm huyết và đều đặn liên tục, mấy chục năm qua - đã chứng minh và cho thấy những hình ảnh phong phú sinh động, cụ thể và vật thể của sự nghiệp hội tụ Văn Lang kỳ diệu này. Bảy mươi nhăm năm trước, qua việc đào bới ở di chỉ và mộ địa Ðông Sơn (Thanh Hóa) và nghiên cứu một số cổ vật đồng trong "sưu tập D'Argence" (tìm được ở Hà Tây...), người ta chỉ mới bắt đầu nói đến thuật ngữ và thực thể "Văn hóa Ðông Sơn", như là hình ảnh và di tồn của một "thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" như nhan đề một luận văn của học giả Victor Golubev thuộc Trường Viễn Ðông Bác Cổ. Nhưng đến nay thì, với hơn ba trăm di tích được phát hiện, hàng vạn cổ vật được nghiên cứu, trong đó, đặc biệt là hơn hai trăm chiếc trống đồng (loại I Heger) và hàng nghìn mẫu hoa văn trang trí trên đồ gốm, đã có thể nhận ra đâu là "Ðông Sơn miền núi", đâu là "Ðông Sơn sông Hồng", thế nào là "Ðông Sơn sông Mã", thế nào là "Ðông Sơn sông Cả" - những loại hình địa phương của nền văn hóa khảo cổ học Ðông Sơn nổi tiếng ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên, tức những hình ảnh cụ thể và vật thể của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Chiếc trống đồng quý, tìm thấy ở bờ sông Ðà (Hòa Bình) có thể được đúc không to bằng chiếc trống đồng đào lên được từ dưới chân núi Hùng (Phú Thọ), chiếc trống đồng trong ngôi mộ ở Làng Cả (Nghệ An) có thể ít hoa văn hình chim mỏ dài hơn chiếc trống đồng Mả Tre được phát hiện dưới chân tường thành Cổ Loa (Hà Nội)..., nhưng tất cả đều có hình mặt trời tỏa sáng ở giữa mặt trống, đều có kết cấu ba phần hoàn chỉnh theo mô hình vũ trụ "ba tầng - bốn thế giới" của người Việt cổ, được bảo lưu trong lễ ca, sử thi "Ðẻ đất đẻ nước"... Ðấy là hình ảnh của tiến trình "Ðông Sơn hóa" những sắc thái địa phương của nền văn hóa khảo cổ học này ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Và đến lượt mình, cuộc hội tụ Ðông Sơn này cũng chính là hình ảnh của sự nghiệp Hội tụ Văn Lang của Tiên Tổ Vua Hùng ở thời đại Hùng Vương. Ðấy là hình ảnh và chứng tích của cuộc hội tụ theo chiều ngang không gian, trên bình tuyến một "lát cắt ngang" thời gian dày đến một nghìn năm : thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Nhưng ta vẫn còn thấy, theo chiều dọc thời gian, một cuộc hội tụ nữa, để thành những loại hình địa phương, để rồi chúng sẽ cùng nhau hội tụ theo chiều ngang mà thành Ðông Sơn, thành Văn Lang. Ðó là, nhờ chủ yếu nhận ra những mẫu đề hoa văn tuyệt đẹp trên đồ gốm, có tuổi thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, lại được tái hiện trên đồ đồng cùng đồ gốm ở thiên niên kỷ I ngay sau đấy, mà biết được, trong vòng hai thiên niên kỷ, đã có sự hội tụ dọc từ "văn hóa Phùng Nguyên" xuống (và thành) "loại hình sông Hồng" của văn hóa Ðông Sơn; từ các "nhóm di tích Cồn Chân Tiên", "Hoa Lộc"... xuống (và thành) "loại hình sông Mã" của văn hóa Ðông Sơn; từ "nhóm di tích Ðền Ðồi", "Rú Trăn", văn hóa Thạch Lạc... xuống (và thành) "loại hình sông Cả" của văn hóa Ðông Sơn. Vậy là dọc rồi ngang, cuộc hội tụ Ðông Sơn, hội tụ Văn Lang, thấy được qua hiện thực và tài liệu khảo cổ học, thật sự là một cuộc đan kết rất dày công phu kỳ tích, do đó mà thật lớn lao, trọng đại. Lại chuyển xem đến một hình thức (và cuộc) hội tụ cực kỳ đặc sắc, thuộc thế giới tâm linh, trong lịch sử tín ngưỡng của người xưa, ở Ðền Hùng trên núi Hùng, thì thấy: Tất cả các ngai thờ chính trên đền, các bài vị đều mang hàng chữ tên Thánh là: "Ðột ngột cao sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền " (Núi non cao ngất, họ Hùng truyền mười tám đời nước Việt cổ). Rõ ràng, vị thần tối linh thiêng được thờ ở đây, không phải là một, mà theo lớp lang cấu trúc nên thần (và tên thần), thì trước hết, đó là Thần Núi, tiếp theo (sau đó) mười tám đời Vua Hùng mới được tích hợp vào. Thiên thần (thần tự nhiên, thần núi) hội tụ cùng nhân thần (Hùng Vương), đúng hơn: Tổ Tiên Vua Hùng hòa nhập cùng thần linh non sông đất nước, làm nên một chỉnh thể thiêng liêng, tôn quý - đó là một cuộc hội tụ trong tâm tưởng, tâm linh, của (và trải qua) bao thế hệ con dân nước Việt, mới thành (và có) được. Chính là từ chỗ này mà, qua (và bằng) thiên tài phát hiện - tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc hội tụ của hai nhiệm vụ - sự nghiệp lịch sử và truyền thống, xuyên thế hệ và thời đại, là dựng nước và giữ nước, đã được trình lên Tiên Tổ Vua Hùng, ở Ðền Hùng trên Núi Hùng, vào (và từ) năm 1954, đồng thời nói cùng đồng bào, chiến sĩ để ra sức thực hiện, và thực hiện thành công: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Cuộc hội tụ lớn nhất, trong thời hiện đại, là cuộc hội tụ này. GS Lê Văn Lan (Nguồn ND) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2009 "Ðột ngột cao sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền " (Núi non cao ngất, họ Hùng truyền mười tám đời nước Việt cổ) Theo cháu nghĩ câu "Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền" phải hiểu là "họ Hùng truyền qua 18 thời nước Việt cổ". Bởi vì ngôn ngữ VN thường nói "thời thế". Chữ "thế truyền" hiểu là "thời truyền" sẽ hợp logic với hơn 2000 năm lịch sử Hùng Vương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2009 CUỘC HỘI TỤ VĂN LANG 10:16 | 15/04/2005 Trong “Ðại Việt sử lược", bộ chính sử cổ nhất còn giữ lại được đến nay, ở phần ghi chép về sự xuất hiện của Tiên Tổ Vua Hùng và thời đại Hùng Vương có câu: "Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang". Chỉ ngần ấy chữ thôi, mà ghi lại rành rẽ: Một quốc gia và kinh đô đã ra đời. Trong áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo", thiên tài Nguyễn Trãi đã có câu: "Nước Ðại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Ở câu bất hủ - công bố lần đầu tiên vào đầu năm 1428 ấy, quốc gia (và quốc hiệu) Ðại Việt chưa có tên kinh đô là Ðông Kinh. Ðô hiệu này, đến năm 1430 mới chính thức đặt định. Vì thế, sự thể cả quốc gia lẫn kinh đô đất nước và dân tộc ta, ở thời đại Tiên Tổ Vua Hùng, đều chung một tên Văn Lang, trước hết, có và biểu thị ra thành một ý nghĩa đặc sắc và độc đáo, thật lớn, đó là: Hội tụ! Sử sách xưa, từ "Ðại Việt sử lược" (khuyết danh) đời Trần, đến "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Ðại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên... đời Lê, đều nói đến và kể thêm 15 "bộ" hoặc "bộ lạc" mà Vua Hùng đã hợp nhất thành nước Văn Lang. Trong số này, "bộ gọi (tên) Văn Lang, là nơi Vua đóng đô". Ấy là lời sách "Ðại Việt sử ký toàn thư". Như thế, về mặt địa bàn và nguồn lực, cuộc hội tụ lớn để dựng nước đầu tiên, là dựa trên và xoay quanh một "hạt nhân cơ bản", làm nơi chốn mạnh và thuận nhất, để vận hành sự nghiệp trọng đại. Ðó chính là "bộ" đất gốc của người quân trưởng bộ lạc, trước khi trở thành quân trưởng quốc gia - Vua Hùng. Tên nước trùng với tên đất gốc, quốc hiệu và đô hiệu đều là Văn Lang, chính bởi vì lẽ đó. Cuộc hội tụ Văn Lang của Vua Hùng chỉ nhận diện được qua và bằng chữ nghĩa ở các giấy tờ, văn bản cổ, là như thế. Nhưng chính là, cuộc kiếm tìm và tìm thấy những bằng cứ khảo cổ học trên địa bàn nước Văn Lang Xưa - công phu tâm huyết và đều đặn liên tục, mấy chục năm qua - đã chứng minh và cho thấy những hình ảnh phong phú sinh động, cụ thể và vật thể của sự nghiệp hội tụ Văn Lang kỳ diệu này. Bảy mươi nhăm năm trước, qua việc đào bới ở di chỉ và mộ địa Ðông Sơn (Thanh Hóa) và nghiên cứu một số cổ vật đồng trong "sưu tập D'Argence" (tìm được ở Hà Tây...), người ta chỉ mới bắt đầu nói đến thuật ngữ và thực thể "Văn hóa Ðông Sơn", như là hình ảnh và di tồn của một "thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" như nhan đề một luận văn của học giả Victor Golubev thuộc Trường Viễn Ðông Bác Cổ. Nhưng đến nay thì, với hơn ba trăm di tích được phát hiện, hàng vạn cổ vật được nghiên cứu, trong đó, đặc biệt là hơn hai trăm chiếc trống đồng (loại I Heger) và hàng nghìn mẫu hoa văn trang trí trên đồ gốm, đã có thể nhận ra đâu là "Ðông Sơn miền núi", đâu là "Ðông Sơn sông Hồng", thế nào là "Ðông Sơn sông Mã", thế nào là "Ðông Sơn sông Cả" - những loại hình địa phương của nền văn hóa khảo cổ học Ðông Sơn nổi tiếng ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên, tức những hình ảnh cụ thể và vật thể của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Chiếc trống đồng quý, tìm thấy ở bờ sông Ðà (Hòa Bình) có thể được đúc không to bằng chiếc trống đồng đào lên được từ dưới chân núi Hùng (Phú Thọ), chiếc trống đồng trong ngôi mộ ở Làng Cả (Nghệ An) có thể ít hoa văn hình chim mỏ dài hơn chiếc trống đồng Mả Tre được phát hiện dưới chân tường thành Cổ Loa (Hà Nội)..., nhưng tất cả đều có hình mặt trời tỏa sáng ở giữa mặt trống, đều có kết cấu ba phần hoàn chỉnh theo mô hình vũ trụ "ba tầng - bốn thế giới" của người Việt cổ, được bảo lưu trong lễ ca, sử thi "Ðẻ đất đẻ nước"... Ðấy là hình ảnh của tiến trình "Ðông Sơn hóa" những sắc thái địa phương của nền văn hóa khảo cổ học này ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Và đến lượt mình, cuộc hội tụ Ðông Sơn này cũng chính là hình ảnh của sự nghiệp Hội tụ Văn Lang của Tiên Tổ Vua Hùng ở thời đại Hùng Vương. Ðấy là hình ảnh và chứng tích của cuộc hội tụ theo chiều ngang không gian, trên bình tuyến một "lát cắt ngang" thời gian dày đến một nghìn năm : thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Nhưng ta vẫn còn thấy, theo chiều dọc thời gian, một cuộc hội tụ nữa, để thành những loại hình địa phương, để rồi chúng sẽ cùng nhau hội tụ theo chiều ngang mà thành Ðông Sơn, thành Văn Lang. Ðó là, nhờ chủ yếu nhận ra những mẫu đề hoa văn tuyệt đẹp trên đồ gốm, có tuổi thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, lại được tái hiện trên đồ đồng cùng đồ gốm ở thiên niên kỷ I ngay sau đấy, mà biết được, trong vòng hai thiên niên kỷ, đã có sự hội tụ dọc từ "văn hóa Phùng Nguyên" xuống (và thành) "loại hình sông Hồng" của văn hóa Ðông Sơn; từ các "nhóm di tích Cồn Chân Tiên", "Hoa Lộc"... xuống (và thành) "loại hình sông Mã" của văn hóa Ðông Sơn; từ "nhóm di tích Ðền Ðồi", "Rú Trăn", văn hóa Thạch Lạc... xuống (và thành) "loại hình sông Cả" của văn hóa Ðông Sơn. Vậy là dọc rồi ngang, cuộc hội tụ Ðông Sơn, hội tụ Văn Lang, thấy được qua hiện thực và tài liệu khảo cổ học, thật sự là một cuộc đan kết rất dày công phu kỳ tích, do đó mà thật lớn lao, trọng đại. Lại chuyển xem đến một hình thức (và cuộc) hội tụ cực kỳ đặc sắc, thuộc thế giới tâm linh, trong lịch sử tín ngưỡng của người xưa, ở Ðền Hùng trên núi Hùng, thì thấy: Tất cả các ngai thờ chính trên đền, các bài vị đều mang hàng chữ tên Thánh là: "Ðột ngột cao sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền " (Núi non cao ngất, họ Hùng truyền mười tám đời nước Việt cổ). Rõ ràng, vị thần tối linh thiêng được thờ ở đây, không phải là một, mà theo lớp lang cấu trúc nên thần (và tên thần), thì trước hết, đó là Thần Núi, tiếp theo (sau đó) mười tám đời Vua Hùng mới được tích hợp vào. Thiên thần (thần tự nhiên, thần núi) hội tụ cùng nhân thần (Hùng Vương), đúng hơn: Tổ Tiên Vua Hùng hòa nhập cùng thần linh non sông đất nước, làm nên một chỉnh thể thiêng liêng, tôn quý - đó là một cuộc hội tụ trong tâm tưởng, tâm linh, của (và trải qua) bao thế hệ con dân nước Việt, mới thành (và có) được. Chính là từ chỗ này mà, qua (và bằng) thiên tài phát hiện - tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc hội tụ của hai nhiệm vụ - sự nghiệp lịch sử và truyền thống, xuyên thế hệ và thời đại, là dựng nước và giữ nước, đã được trình lên Tiên Tổ Vua Hùng, ở Ðền Hùng trên Núi Hùng, vào (và từ) năm 1954, đồng thời nói cùng đồng bào, chiến sĩ để ra sức thực hiện, và thực hiện thành công: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Cuộc hội tụ lớn nhất, trong thời hiện đại, là cuộc hội tụ này. GS Lê Văn Lan (Nguồn ND) Nước Văn Lang kinh đô Phong Châu, 15 bộ, Hùng Vương, đều là ngụy thư từ sách Lĩnh Nam trích quái thời Trần hết. Rõ là sách truyện ngoài lề. Thế mà đời sau vì nguyên nhân bịa lịch sử tự hào mà tin theo, xào nấu tứ tung loạn xạ cả lên. Lĩnh Nam trích quái chép từ truyền thuyết, nhưng kì thực ngụy tạo nên những tích truyện dựa vào các sách, sử, truyện Trung Quốc rồi xào nấu ra. Hùng Vương: là nhầm lẫn của Lạc Vương trong "Giao Châu ngoại vực kí". Đường thư dẫn Nam Việt chí chép sai. Bởi vì chữ Lạc 雒 và Hùng 雄 mặt chữ giống nhau ở bộ Chuy 隹, đây là lầm lẫn thường gặp trong đọc viết chữ Hán. Đúng là Giao Chỉ trước khi người Hán đến thôn tính thì có quân trưởng cai trị dân Lạc, vì ruộng gọi là Lạc, cho nên dân cày ruộng là dân Lạc. Quân trưởng của dân Lạc gọi là Lạc Vương [Vua của dân Lạc]. Vết tích cũ ở vùng Phong Châu thời Đường, ngày nay thuộc phía tây Bắc bộ là đúng. Đường thư gọi tên là Văn Lang. - 15 bộ lạc là ngụy tạo, tên gọi Giao Chỉ, Cửu Chân, Hàm Hoan từ thời Hán, Cửu Đức thời Ngô, Gia Ninh thời Tấn, Tùy,... Lãnh thổ từ sông Hồng đến sông Mã cũng bịa, sai. Đó là đất 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời Hán. Cửu Chân và Giao Chỉ về cơ bản xa nhau, dân cũng khác nhau, không cùng một nước chịu theo Lạc Vương thống trị. Lạc Vương cai trị ở Phong Châu và một phần phía tây Giao Chỉ mà thôi. Chính là huyện Tây Vu, Mi Linh thời Hán vậy. Cửu Chân xa về phía nam, cuộc sống thiên và đánh cá. Đền thờ Lạc Vương do Lê Tư Thành thời Hậu Lê xây dựng nên, ngụy tạo ngày giỗ 10/3. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Thứ nhất, PhuLo không cần kích động như thế, viết chữ với cỡ chữ bình thường mọi người vẫn có thể đọc được cơ mà. Thứ hai, tất cả những căn cứ và tài liệu bác trình bày ở bài viết trên là bác lấy ở đâu đấy? Bác liên tục dùng đến từ "sai, bịa", nhưng bác có hiểu rằng chính bác đang nói sai, nói bịa. Xem qua mấy bài của bác, có cảm giác bác đang tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử và văn hiến Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Nước Văn Lang kinh đô Phong Châu, 15 bộ, Hùng Vương, đều là ngụy thư từ sách Lĩnh Nam trích quái thời Trần hết. Rõ là sách truyện ngoài lề. Thế mà đời sau vì nguyên nhân bịa lịch sử tự hào mà tin theo, xào nấu tứ tung loạn xạ cả lên. Lĩnh Nam trích quái chép từ truyền thuyết, nhưng kì thực ngụy tạo nên những tích truyện dựa vào các sách, sử, truyện Trung Quốc rồi xào nấu ra. Hùng Vương: là nhầm lẫn của Lạc Vương trong "Giao Châu ngoại vực kí". Đường thư dẫn Nam Việt chí chép sai. Bởi vì chữ Lạc 雒 và Hùng 雄 mặt chữ giống nhau ở bộ Chuy 隹, đây là lầm lẫn thường gặp trong đọc viết chữ Hán. Đúng là Giao Chỉ trước khi người Hán đến thôn tính thì có quân trưởng cai trị dân Lạc, vì ruộng gọi là Lạc, cho nên dân cày ruộng là dân Lạc. Quân trưởng của dân Lạc gọi là Lạc Vương [Vua của dân Lạc]. Vết tích cũ ở vùng Phong Châu thời Đường, ngày nay thuộc phía tây Bắc bộ là đúng. Đường thư gọi tên là Văn Lang. - 15 bộ lạc là ngụy tạo, tên gọi Giao Chỉ, Cửu Chân, Hàm Hoan từ thời Hán, Cửu Đức thời Ngô, Gia Ninh thời Tấn, Tùy,... Lãnh thổ từ sông Hồng đến sông Mã cũng bịa, sai. Đó là đất 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời Hán. Cửu Chân và Giao Chỉ về cơ bản xa nhau, dân cũng khác nhau, không cùng một nước chịu theo Lạc Vương thống trị. Lạc Vương cai trị ở Phong Châu và một phần phía tây Giao Chỉ mà thôi. Chính là huyện Tây Vu, Mi Linh thời Hán vậy. Cửu Chân xa về phía nam, cuộc sống thiên và đánh cá. Đền thờ Lạc Vương do Lê Tư Thành thời Hậu Lê xây dựng nên, ngụy tạo ngày giỗ 10/3. Phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vô căn cứ. Kích động phá hoại tinh thần học thuật của diễn đàn. Nick Phu lỗ bị đuổi khỏi nơi này.Bắt đầu từ ngày mai: Diễn đàn sẽ trở lại việc đang ký có giới thiệu của thành viên, hoặc phải được sự chấp thuận của ban quản trị. Share this post Link to post Share on other sites