wildlavender

Sao Cứ Bắt Tổ Tiên Phải Cởi Trần đóng Khố?

3 bài viết trong chủ đề này

Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố?

Tại sao người vẽ tranh cho truyện lại bắt tổ tiên ta phải ăn mặc nghèo nàn - trong khi, cùng thời đại - mà người láng giềng lại có được quần áo chỉnh tề như thế?

LTS: Xung quanh những bức hình trong cuốn truyện tranh "An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc" truyện của Nguyễn Thị Thu Hương, tranh của Hồ Vĩnh Phúc, do Nhà Xuất bản Giáo dục in năm 2007 đang có các ý kiến tranh luận nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết thể hiện góc nhìn riêng của CTV Đinh Công Nguyên để độc giả đóng góp thêm ý kiến. Sau đây là nội dung bài viết:

Tôi nghĩ cách thể hiện hình ảnh trong cuốn truyện tranh có 2 cái sai, đó là:

1. Trang phục của tổ tiên ta không đúng với thực tế (bài viết: Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế chủ yếu chứng minh cho điều này) - nhưng xét trên khía cạnh một tác phẩm văn học - nghệ thuật (truyện, phim,...), vấn đề này cũng không phải là quá quan trọng.

2. Vấn đề đáng nói hơn, sai lớn hơn là ở chỗ, tại sao người vẽ tranh cho truyện lại bắt tổ tiên ta phải ăn mặc nghèo nàn - trong khi, cũng cùng thời đại - mà người láng giềng phương bắc lại có được quần áo chỉnh tề như thế. (Ít nhất thì cũng phải ngang nhau chứ - nếu có quần áo, thì cùng mặc quần áo - nếu không ta đóng khố lông chim, thì họ cũng là lông thú thôi, chứ đằng này...).

Posted Image

Ảnh minh họa

Cái ấu trĩ ở đây có lẽ là tư tưởng luôn tự cho mình là thấp kém hơn người khác. Nhiều người, do những lý do nào đó, họ không bao giờ được bằng bạn bằng bè, không bao giờ vượt qua được chính mình - vì trong tiềm thức họ đã luôn tự ti, mặc cảm rằng mình luôn thấp kém, không bằng mọi người... bản thân những người bi quan, tự ti, sẽ là thiệt thòi cho chính họ. Nhưng đem cái tư tưởng của số ít mà áp cho cả một dân tộc (theo kiểu bụng ta suy ra bụng cả làng..) thì thật là không nên, thật không thuyết phục. Ở đây tôi không muốn quy kết cái tội danh gì cho ai đã viết, hay vẽ nên những bức tranh truyện kia (vì ít nhất, nó cũng đã được qua kiểm duyệt trước khi xuật bản!).

Song điều đáng nói ở đây là, hiện tượng tâm lý như trên, không phải chỉ có ở một vài người, hay một phần nhỏ người dân ta, mà có vẻ như nó đã ăn sâu, như một căn bệnh ung thư về tư tưởng trong một bộ phận không nhỏ người dân.

Việc này khiến tôi liên tưởng tới một trong những hiện tượng (có thể nói là đặc biệt) của xã hội ta cách đây ít lâu - đó là khi cả nước ta ăn mừng chiến thắng trước Thái Lan rồi giành cúp vô địch cúp bóng đá khu vực.

Khi đó tôi tự hỏi, liệu chiến thắng có thực sự đáng tự hào đến thế hay không? Thực tế, đây dù sao cũng chỉ là một chiến thắng trong thể thao (cho dù là môn thể thao vua - được yêu thích nhất) - nó chắng thể sánh với những chiến thắng trong những thành tựu khoa học - mà chúng ta đã phải rất khó khăn gian khổ, thậm chí mất mát hy sinh để có được - những chiến thắng này có giá trị đích thực của nó mà không cần phải tung hô - thể hiện ở sự ngưỡng mộ, nể trọng của bạn bè thế giới (ví dụ như chiến thắng trong công cuộc giải phóng đất nước, rồi những thành tựu y học kiệt xuất của một số cá nhân như: BS. Nguyễn Tài Thu, NS. Đặng Thái Sơn, ... và nhiều người khác).

Nhưng cũng thật dễ hiểu cho lễ ăn mừng rầm rộ (thậm chí là hơi quá) của quần chúng cả nước cho chiến thắng (mặc dù nếu nhìn từ lăng kính nước ngoài vào, thì đó đúng là chuyện vui nhưng cũng thường thôi, họ không hiểu vì sao lại rầm rộ đến như thế).

Bởi vì, mặc dù đây chỉ là một chiến thắng trong thể thao, nhưng nó đã đáp ứng mong mỏi - từ đã rất lâu rồi - của một xã hội mấy chục triệu dân - của cả một dân tộc mà vừa mới giành lại được một quốc gia độc lập cho riêng mình, được mấy chục năm - nhưng chính là từ đó đến nay, cái mà họ đã vất vả, cực nhọc, thậm chí hy sinh mất bao xương máu để đạt được ấy - từ khi khai sinh, dường như sau đó, chưa khẳng định được mình trước bạn bè thế giới - đáp ứng lòng mong mỏi của toàn dân.

Để rồi đến khi, một chiến thắng trong thể thao, như miếng bánh, cốc nước thỏa nỗi thèm khát của một cơ thể đang đói cồn cào, khát khô cổ...

Posted Image

Ảnh minh họa

Tất nhiên, đây chẳng phải lỗi của riêng ai, cũng không thể đổ tội cho mọi người trong xã hội (bằng chứng là, ở đâu đó, trong lĩnh vực nào đó đã có những cá nhân nổi lên để khẳng định mình, qua đó góp phấn quảng bá bộ mặt dân tộc, đất nước ra thế giới). Phải chăng đây là hậu quả của sự trì trệ - tự bóp chẹt mình trong một thời gian dài. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người tiến bộ, trước hết hãy tự đổi mới, cải cách chính mình ngay từ tư duy, cách nghĩ. Tiếp đến là làm sao để truyền bá luồng tư tưởng tiến bộ, mạnh dạn cầu tiến của mình đến cho người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ có cách như vậy, dần dần đến một lúc nào đó, khi đa phần người trong xã hội có "bộ óc mới" thì khi đó mới có thể tăng tốc cho cả bộ máy xã hội này được.

Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh, rằng mình có thể kém người về tiền bạc, của cải, thậm chí là tri thức, khoa học công nghệ, ... - nhưng tất cả những thứ này đều có thể phấn đấu để làm giầu thêm cho mình, thậm chí đuổi kịp để sánh ngang, hay vượt qua những người đi trước (như ví dụ về những "con rồng châu Á" là điển hình) - nhưng trên tất cả, nếu ta thua kém người về ý chí, chấp nhận thất bại ngay từ trong ý nghĩ, nhận mình thua kém từ trước khi phấn đấu, xác định thua từ trước trận đấu thì... có thể nói thật quá khó để chúng ta vượt qua được chính mình.

Tác giả: Đinh Công Nguyên

Bài đã được xuất bản.: 01/12/2009 09:30 GMT+7

tuanvietnamnet.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện tranh về Thuở hàn vi của Đinh Bộ Lĩnh: Nên tránh dùng từ bạo lực

TRÀ GIANG

(PL)- Bộ sách truyện tranh lịch sử dành cho thiếu nhi Muôn thuở nước non này (Nguyễn Khắc Thuần, Phùng Ngọc Cửu, Nguyễn Đông Hải của NXB Giáo dục).

Tại tập 57, Thuở hàn vi của Đinh Bộ Lĩnh có đề cập đến truyền thuyết “Đinh Bộ Lĩnh không phải là con của Đinh Công Trứ mà là con của con rái cá”.

Tại trang 14, tác giả viết: “Chuyện kể rằng, một hôm, mẹ Đinh Bộ Lĩnh đi tắm tại động Hoa Lư, chẳng may bị con rái cá cực lớn hãm hiếp”. Đi kèm là ảnh minh họa vẽ một con rái cá to như người xông tới người phụ nữ đang co rúm, sợ hãi. Chị Nguyễn Thị Dung (quận Tân Phú) bức xúc: “Con tôi đọc truyện, hỏi tôi hãm hiếp là sao. Tôi không biết nên trả lời cháu thế nào. Có nhất thiết cho trẻ tiếp xúc những từ ngữ bạo lực như vậy hay không?”.

Theo PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Chủ tịch hội Khoa học lịch sử TP.HCM, dân gian thường “hoang đường hóa” những nhân vật lịch sử xuất chúng do họ không có đủ cơ sở khoa học để giải thích. Thêm nữa, dân gian tôn sùng, kính trọng những nhân vật này nên thường cho rằng là do người trời đưa xuống. Bởi vậy mới có truyền thuyết mẹ của Lý Thái Tổ uống thứ nước gì đó rồi sinh ra ông hay Đinh Bộ Lĩnh là con của con rái cá.

Tuy nhiên, với những truyền thuyết, nên tránh những từ ngữ bạo lực. Truyện viết cho thiếu nhi nên dùng những câu chuyện thần tiên với từ ngữ trong sáng để hình thành tâm hồn cho trẻ trong giai đoạn đầu đời

http://www.phapluattp.vn/252028p0c1019/tru...-tu-bao-luc.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mộ và đền thờ
NAM BANG THỦY TỔ KINH DƯƠNG VƯƠNG
Hạc Hải Cư Sĩ 19 tháng 2, 2010



... Đức Phật, Ông Trời hay Thượng Đế chăc chắn không bao giờ ban Ân Phước cho những đứa con bất hiếu nào, dám đem Bàn thờ Tiên Tổ của mình thờ cùng lũ súc vật. Sự việc đem bàn thờ Vua Hùng vào Sở Thú để thờ, thì có phải đem vong hồn Tiên Tổ mình vất vào sọt rác không ?... Trong nỗi bức xúc, xin khẩn cầu tất cả những ai quan tâm, đề nghị Chủ Tịch Nhà Nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Chủ Tịch Quốc Hội sớm ra chỉ thị, mau mau di dời đền thờ vua Hùng ra khỏi Sở Thú Sàigon. (HHCS)

Sách xưa có dạy: “Người lấy Tổ là gốc, vật lấy Trời làm nguồn” Có sống tha phương, mới cảm thấy nhớ nhà da diết, càng về gìà mới thiết tha tình nghĩa quê hương, xóm làng. Tôi được may mắn là được đi một số các nước trên thế giới thăm các danh lam thắng cảnh, nhưng không thấy nơi nào đẹp bằng Quê Hương Việt Nam mình ! Với bụi tre đầu làng, với cây đa đầu đình vẫn mãi mãi in sâu vào lòng. Một câu hỏi cứ ám ảnh tôi : “Anh đã đi nhiều nước trên thế giới, xem được nhiều cảnh xứ lạ quê người, thế đất nước Việt Nam của Anh, Anh đã đi khắp hết chưa ? Sử Việt anh có am tường không ?”. Thế là chuyến về Việt Nam kỳ này, bằng mọi gía, tôi phải đi thăm cho bằng được một vài di tích lịch sử cội nguồn. Theo như đã định, tôi quyết đi thăm Lăng mộ Hoàng Đế Kinh-Dương-Vương, vị vua đầu tiên và cũng là Thuỷ Tổ của người Bách Việt xưa kia. Trước hết tôi đến viếng và dâng hương đền thờ, lăng mộ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ; cùng tìm hiểu thêm một ít thông tin về lăng mộ của Nam Bang Thủy Tổ Kinh-Dương-Vương. Cũng ngay chiều hôm 9/10/2006 đó, trên một chiếc taxi xuất phát từ Hà Nội, chúng tôi trực chỉ đến làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tưởng đã chắc chắn tìm ra đia chỉ nơi mộ Tổ, nào ngờ trên đường đi, hỏi thăm dài dài mà chẳng ai biết, kể cả một số dân địa phương ở huyện Thuận Thành cũng như các bác tài xế taxi khác, may thay cuối cùng cũng tới nơi được. Theo chương trình đã vạch sẳn, ngày mai tôi phải có mặt tại Hà Nội để đi đến tham quan Đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý (sẽ có bài viết về Quê Hương và Vua Lý Thái Tổ nổi tiếng này).

Posted Image

Chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành)

Sau 30 phút từ Hà Nội đến Thuận Thành, gặp Chùa Dâu. Ngôi Đại Cổ Tự đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam từ thời Sĩ-Nhiếp, Luy-Lâu; rẽ phải lên lộ là bờ đê, chúng tôi đến được nơi muốn tìm. Đường vào lăng nhỏ hẹp, vừa đủ cho một chiếc xe hơi đi, hai bên dân làng Á Lữ trồng mía, trước mộ lăng là dòng sông Đuống lững lờ trôi, mộ có 4 trụ gạch thay cho cổng chào trông rất cổ kính uy nghi, bên phải có Đền Trình. Bao quanh có cây cối xanh ngát thâm u. Chiều nay trước mộ, chúng tôi chẳng thấy có bóng dáng khách tham quan nào ngoài tôi và anh tài taxi trẻ tuổi với Bác Từ Biện Xuân Thược (người trông nom di tich) nay đã ngoài bát tuần thiên thọ. Vách đá hoang liêu mờ khói lạnh Nghĩa đường nghiêng bóng phủ rêu phong”. Là con dân của Quốc Tổ Kinh-Dương-Vương, tôi rất tự hào về ngôi mộ Thủy Tổ và đền thờ cổ này. Bởi hiếm thấy nơi nào trên trái đất này có một nơi thờ thủy tổ cho cả một Quê Hương Dân Tộc. Các Tôn Giáo cũng đưa các tín đồ của họ đi hành hương tham quan các thánh địa: Mecca, Jerusalem, Vatican, Tứ Động Tâm Bồ Đề Đạo Tràng … Nhưng hầu hết đó là các hoạt động của cácTôn Giáo chứ không phải là hoạt động của cả một dân tộc. Vậy Lăng Mộ, đền thờ Hòang đế Kinh-Dương-Vương, cha của vua Lạc Long Quân, ông nội của vua Hùng. Chúng ta cùng một bào thai là người Việt Nam da vàng, máu đỏ với Đồng bào trong nước và với Việt-Kiều ở nước ngoài có hơn 87.000.000 người phải có bổn phận như thế nào với Thủy-Tổ Kinh-Dương-Vương, và với khu Di tích lịch sử này ?

Posted Image

Đền Kinh Dương Vương

Posted Image

Lăng mộ Kinh Dương Vương

(Lễ hội Kinh Dương Vương & Lạc Long Quân & Âu Cơ, thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành)

Thắp ba nén nhang, vái lạy Thủy-Tổ Kinh Dương Vương xong, tâm hồn tôi hưng phấn lạ thường, như có một luồng điện trường sinh học của Trời Đất tràn ngâp cả người tôi. Sau đó, tôi hỏi vị canh giữ lăng về ngôi mộ Tổ, được vị này cho biết rất là tường tận: “Ngôi lăng mộ này có từ thủơ xa xưa, lâu lắm rồi. Trước những thế kỷ trước công nguyên. Lại thêm khoảng cách mộ lăng 400m còn có một ngôi đền thờ, bên trong đền thờ có tượng Vua Kinh Dương Vương, cùng con trai ngài là vua Sùng Lãm Lạc Long Quân, cũng tại Thuận Thành, Kinh Bắc”.

Posted Image

Ban thờ chính tại Đền Thượng, Khu di tích đền Hùng, thành phố Việt Trì

Gíó thu thoang thoảng, mùi hoa nhài thơm mát, nắng đẹp cứ dịu dàng trôi. Sau vài phút suy tư, tôi không còn vui như phút ban đầu. Buồn là cho tới nay chưa có một công trình văn hóa tầm cở nào, tên đường lộ nào được mang tên Ngài. Ngay như tại thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sàigòn cũng như các tỉnh thị lớn, ở hầu hết đất nước … Buồn hơn nữa là trước đây người ta đã đưa bàn thờ bát nhang, bài vị các Vua Hùng vào đặt tại Sở Thú Sàigòn để thờ ! A-Di-Phật, Thiện Tai Thiện Tai !!! Không lẽ hết chỗ để thờ các vua Hùng rồi sao? (Thảo Cầm Viên chỉ là tiếng văn hoa bóng bẩy người bình dân chỉ nói "Sở thú" mà thôi). Ai lại đưa các Vua Hùng thờ chung với chó, mèo, cọp, khỉ, trăn rắn . . . Đây là một việc làm quá ư là vô văn hóa, có tính chất miệt thị; đúng là phi dân tộc. Cho nên như Cụ Hòanh Linh đã nói: “Hể đã phi dân tộc thì thế nào cũng phản dân tộc” ! Còn gì đau buồn hơn?

Posted Image

Lễ giỗ ở đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sàigòn (*)

Ảnh năm 2010

Nay quê hương sông đã liền sông, núi đã liền núi, con cháu Thủy-Tổ Kinh-Dương-Vương và các vua Hùng đã thống nhất sơn hà ; thế mà đã hơn 32 năm (1975-2007) Đền thờ Hùng Vương vẫn còn nằm trơ trơ đó giữa nơi được gọi là “Sở Thú Sài Gòn” nay có tên là Thành Phố Hồ Chí Minh. Khách quan mà nói, 32 năm qua nhà cầm quyền VN đã có những thành tựu về khảo cổ, có công xây dựng đền Hùng ở Phú Thọ, Đền Đô ở Bắc Ninh … Thế mà Đền Hùng Vương tại sở thú vẫn tồn tại, phảỉ chăng đây là điều sơ sót vĩ đại ? Trong nỗi bức xúc, xin khẩn cầu tất cả những ai quan tâm, đề nghị Chủ Tịch Nhà Nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Chủ Tịch Quốc Hội sớm ra chỉ thị, mau mau di dời đền thờ vua Hùng ra khỏi Sở Thú Sàigon. Nếu được vậy, vong linh 18 vị Vua Hùng mới được an vui. Những con cháu của các Ngài bây giờ và ngàn sau mới ăn nên làm ra: có của dư, của để …để mà vượt Thái, hơn Đài Loan, tiến kịp Đại Hàn tiến tới lãnh đạo Đông Nam Châu Á Đức Phật, Ông Trời hay Thượng Đế chăc chắn không bao giờ ban Ân Phước cho những đứa con bất hiếu nào, dám đem Bàn thờ Tiên Tổ của mình thờ cùng lũ súc vật. Sự việc đem bàn thờ Vua Hùng vào Sở Thú để thờ, thì có phải đem vong hồn Tiên Tổ mình vất vào sọt rác không ??? Sau khi thắp nhang vái lạy đảnh lể trước các Di Tượng Nam bang Thủy Tổ Kinh-Dương-Vương và Lạc Long Quân -Âu Cơ, tôi kính cẩn Thĩnh Nước, Đất, tàn nhang đem về Hoa Kỳ để thờ phượng, Lòng tôi lại bùi ngùi xúc động khôn nguôi với niềm tự hào dân tộc. Bấy lâu nay nghe người ta nói: “Việt Nam là nước nhược tiểu”! Không !!! Việt –Nam chỉ là một tiểu quốc, một nước nhỏ chứ không phải nước nhược, nhược thì làm sao được, khi mà Ông Cha ta đã đánh thắng các đạo quân hung hãn nhất thế giới, quét sạch giặc ngoại xâm phương Bắc: Đế quốc Tần (221 trước Công Nguyên), Nhà Tống (Thế Kỷ 10-11), Nguyên Mông (Thế kỷ 13), Minh (Thế kỷ 14), Mãn Thanh (Thế kỷ 18). Phát xít Nhật 1945, Thực dân Pháp năm 1954, Đế Quốc Mỹ 1975, Bọn Bành Trướng Tàu năm 1979. Hòa nhịp với các tên tuổi như: An-Dương-Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Phạm Ngũ Lão, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trải, Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Võ Nguyên Giáp … Cùng các anh hùng liệt nữ khác đã viết nên trang sử oai hùng của Dân Tộc Việt Nam kiệt xuất, làm nên thiên hùng ca bất tận. Ông cha ta như thế đấy ! Thì làm sao gọi là nước mình là “Nhược Tiểu”? Chao ôi ! Anh hùng quá ! Kiêu hảnh quá! Ông cha ta đã viết lên những trang sữ thần kỳ hiển hách nhất trên hành tinh này có một không hai và Đất nước Đại Việt ta hôm nay tự hào có di tích lịch sử cực kỳ cổ kính gía trị như thế … Lịch sử từ những ngày bình minh lập quốc giành quyền tự chủ, qua bao phen thăng trầm vận nước nổi trôi bỉ thái, chống phương Bắc, bình phương Nam; có lúc đắ chìm trong hàng thế kỷ đêm dài nô lệ, nhưng vận nước bi đát chắc chắn rồi phải qua đi, nhường bước lại cho buổi vinh quang huy hoàng, thịnh vượng phải được bật lên .8 năm, 12 năm nữa,chúng ta con Lạc, cháu Hồng phải đưa Tổ Quốc lên tầm cao mới: Phải là con RỒNG CỦA Á CHÂU: Phải hơn Thái, Phi, vượt Đài Loan Tiến kịp Hàn, lãnh đạo các nước Đông nam Á Châu Chúng ta với hơn 87 triệu nhịp đập của con tim trong dòng huyết quản của Mẹ Âu Cơ hẹn cùng nhau đi xây tình người; dựng lại Tổ Quốc, Quốc Tổ ngàn lần tươi sáng hơn, vinh quang hơn để đón mừng giang sơn của vận hội mới. Giờ đây trở lại Hoa Kỳ, tôi không khỏi chạnh lòng băn khoăn, khắc khoải mong có dịp được trở lại thăm Tổ Quốc, Quốc Tổ, Mộ Tổ, Đền Xưa, nơi chôn nhau cắt rún, mảnh đất linh thiêng . Ước mong được đóng góp một vài viên gạch nhỏ để vun đắp lên ngôi Mộ Cổ Kinh Dương Vương này. Quên mộ cổ Thủy tổ Kinh Dương Vương,chúng ta cảm thấy như hẫng đi một đoạn truyền thống,một chiều dài lịch sử, một mãng của tâm hồn đất nước. Khẩn cầu quý vị hữu trách đang cầm quyền tại quê nhà hằng lưu tâm và đánh gía đúng mức gía trị của Di Tích Lịch Sử này. Di tích NAM BANG THỦY TỔ KINH DƯONG VƯƠNG phải được trùng tu, phải được trở thành một Di tích lịch sử mà từ xưa đến nay ít ai biết đến, kể cả những vị đang nắm giữ những chức vị quan trọng đương thời.

Mộ Tổ, Đền xưa chừ ngái lắm

Hồn thiêng Quốc Tổ vọng canh thâu


Việt-Lịch 4886, Houston

HẠC HẢI CƯ SĨ

(sachhiem.net )

(*) Chú thích của SH: Ðền do Pháp xây dựng, dùng làm nơi kỷ niệm tưởng nhớ những người Việt Nam đi lính cho Pháp, đã chết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lúc đầu, đền có tên là Kỷ Niệm (Temple de Souvenir). Sau năm 1954 (thời Ngô Đình Diệm), Pháp rút khỏi Việt Nam, đền được chuyển sang thành đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương.... (dựa theo nội dung của http://www.saigon24h.vn/)

Edited by Tầm nhìn mới

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay