HungNguyen

Quyền Thái Gửi “chiến Thư” Thách đấu Thiếu Lâm Tự

27 bài viết trong chủ đề này

Quyền Thái Gửi “chiến Thư” Thách đấu Thiếu Lâm Tự

Posted Image - Trung tuần tháng 11 vừa qua, 5 võ sĩ quyền anh Thái Lan đã liên kết ra “chiến thư” thách đấu Thiếu Lâm Tự và công khai tuyên bố rằng, nếu đại diện của giới võ thuật Trung Hoa nhận lời, họ cá rằng quyền Anh Thái Lan sẽ thắng kungfu Trung Quốc với tỉ số 5:0. Thậm chí có võ sĩ Thái còn ngạo mạn khi phát biểu “sẽ đo ván võ tăng Thiếu Lâm Tự như dập một củ hành!”.

Trước thái độ kiêu ngạo và coi thường của các võ sỹ người Thái Lan, giới võ lâm Trung Hoa suốt mấy ngày nay bàn tán xôn xao, tuy nhiên Thiếu Lâm Tự đã từ chối thi đấu với lý do họ là người tu hành, luyện võ dưỡng đức chứ không tranh đua với đời.

Posted Image

Vua quyền anh Thái Lan Kaoklai Kaennorsing trong một trận so găng với đối thủ trên sàn đấu. Tuy nhiên, giới võ thuật Trung Hoa đã không bỏ qua lời thách đấu đầy ngạo mạn này, Hội Võ thuật Trung Hoa đã chính thức nhận lời thách đấu của phía Thái Lan và quyết định tháng 12 tới đây sẽ “tỉ thí” với người Thái tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.

Trước đó vào tháng 7 vừa qua, 5 võ sĩ quyền anh Thái Lan với những danh hiệu tự xưng là Thần mục sát, Quỷ kiến tất, Ma thuật trùy, Quyền diệt phong, Đồ long trửu nằm trong phái đoàn Hiệp hội Võ thuật Thái Lan đã đáp máy bay sang Trung Quốc thách đấu với hai võ sĩ quyền anh Trung Quốc là Liễu Hải Long và Biên Mậu Phú.

Posted Image

Vua quyền anh Thái Lan Kaoklai Kaennorsing, người thách thức cả môn phái Thiếu Lâm Tự. Vua quyền anh Thái Lan Kaoklai Kaennorsing phát biểu, sau khi xem giải đấu võ thuật nhà nghề Trung Hoa tổ chức tại Quảng Châu tháng 7 vừa qua anh cảm thấy giới võ thuật Trung Hoa…kém! Nếu như có thể nới rộng giới hạn thể thức thi đấu, võ sĩ này khẳng định chỉ trong nháy mắt có thể hạ gục võ sỹ Biên Mậu Phú – người vừa giành danh hiệu kungfu vương thế giới tại giải Quảng Đông vừa rồi.

Posted Image

Kaoklai Kaennorsing cho biết, vốn dĩ lần này 5 võ sĩ quyền anh Thái Lan thách đấu với Trung Quốc là vì muốn tỷ thí với những “kiệt xuất” của môn phái Thiếu Lâm.

Posted Image

Kaoklai Kaennorsing thường xuyên thách đấu các võ sỹ to lớn hơn anh rất nhiều. Anh chàng võ sỹ này cho rằng ở Trung Hoa, Thiếu Lâm có danh tiếng lừng lẫy, nhưng về chuyên môn môn phái này cũng cần so tài với quyền Thái để phân định cao thấp. Trả lời câu hỏi của phóng viên liệu có quá tự tin và ngạo mạn khi tuyên bố thách đấu với Thiếu Lâm hay không, Kaoklai Kaennorsing nói: “Cứ tỷ thí trên sàn đấu sẽ rõ!”.

Trước thái độ thách thức của giới quyền anh Thái Lan, Hiệp hội Võ thuật Trung Hoa quyết định, ngày 19/12 tới đây sẽ chính thức tổ chức “tỉ thí” với giới quyềnThái tại nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu thành phố Phật Sơn, Quảng Đông. Trong thi đấu cho phép hai bên dùng gối, chân tấn công đối thủ, mỗi trận 5 hiệp, mỗi hiệp 3 phút.

Posted Image

Võ sỹ Liễu Hải Long của Trung Hoa Mặc dù “cảm thấy thất vọng” về võ thuật Trung Hoa, nhưng 5 võ sĩ quyền anh Thái Lan vẫn bày tỏ mong muốn được tới quê hương Thích Tiểu Long để học Vịnh Xuân quyền, môn phái này sẽ giúp ích cho họ nhiều trong các trận giao chiến với các đối thủ khác nhau.

Đạo Phật là quốc giáo của Thái Lan, cả người Thái và người Trung Hoa ai cũng tôn trọng và sùng bái đạo Phật. Nghe nói ở Trung Hoa gần đây, một số chùa mà điển hình là Thiếu Lâm Tự để cho đám “con buôn” hoành hành và biến đất Phật thành nơi hút tiền, móc túi thiên hạ nên lấy làm căm phẫn – 5 võ sĩ Thái Lan chia sẻ.

Posted Image

Vua quyền anh TQ Biên Mậu Phú, người được các đối thủ Thái Lan “điểm mặt chỉ tên” thách đấu. “Thiếu Lâm Tự rêu rao là võ lâm chính phái, ấy vậy mà đầu tư rùm beng khai thác kinh tế ngay tại chùa, thật chẳng ra làm sao! Không nên lấy cái gọi là kungfu Thiếu Lâm ra mà lòe bịp tín đồ!” – người thách đấu bức xúc.

Đối với lời thách đấu của võ sĩ Thái, đến thời điểm này Phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự - Thích Vĩnh Tín vẫn chưa có phản hồi chính thức nào. Tuy nhiên ông Trịnh Thư Dân, người đại diện Văn phòng Thiếu Lâm Tự cho rằng “lôi Thiếu Lâm Tự ra thi đấu với võ sĩ Thái là trò đùa nực cười. Chắc chắn Thiếu Lâm Tự sẽ không đếm xỉa gì đến chuyện này.”

Bình Nguyên (Theo Tân Hoa Xã, CCTV, Liên Hợp Buổi Sáng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao lại gọi là kiêu ngạo nhỉ? Đây là niềm tự hào chính đáng khi họ nhận thấy tính ưu Việt của võ Thái. Nếu coi họ là kiêu ngạo thì Võ Việt Nam là khiêm tốn chăng?

Không biết buổi đấu này có lên Tàng Hình không. Hồi hộp quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu lâu mới có một cuộc tỉ thí võ công giữa hai phái của hai phương trời xa lạ. Thiệt là hấp dẫn.

Hiện thực là nay bên Trung Quốc, ngay tại Phật Sơn, nơi nơi, nhà nhà trương bảng rao dạy Võ Thiếu Lâm Tự, có sư trọc đầu, không biết sư giả hay thật, nhưng kinh doanh vẽ vời cũng rất dữ dội, như các Phòng khám Đông y Trung Quốc ở Việt Nam. Các báo chí nước ngoài và Việt Nam có làm vài phóng sự. Sự bức xúc và thách đấu của 5 võ sĩ Quyền Thái là có lý. Việc ỡm ờ từ chối của Thiếu Lâm Tự một mặt nào đó cũng cho thấy Thiếu Lâm Tự có sự "lững lơ con cá vàng". Nếu Hiệp Hội Võ Thuật Trung Hoa cử người ra đánh thắng thì họ có cớ bảo "Thấy chưa, không cần Thiếu Lâm cũng đánh thắng Quyền Thái". Nếu Hiệp Hội Võ Thuật thua thì họ cũng có cái nói " Hà hà, Thiếu Lâm Tự chưa ra tay thôi. Ra tay thì sẽ biết!".

Điều nghịch lý là hiện nay thương hiệu bảng quyền "Thiếu Lâm Tự" không ở Trung Quốc mà lại...ở Mỹ. Đã từng có những phái đoàn võ Thiếu Lâm sang lưu diễn ở Mỹ, khi trương bảng "Thiếu Lâm Tự" lên đã bị kiện. Họ quá bất ngờ khi lò võ "Thiếu Lâm Tự" ở Mỹ đã đăng ký bảng quyền độc quyền tên gọi đó. Báo hại cho Trung Quốc cũng như giới võ học Trung Hoa la ầm ĩ lên vì vụ "trái khuấy" lạ đời này.

Cuộc thách đấu của hai trường phái võ thuật này sẽ ra sao? Chắc phải xem hồi sau sẽ rỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Chưởng môn" trẻ nhất trong lịch sử Thiếu Lâm Tự

Ở Trung Quốc hiện nay, cái tên “Thích Vĩnh Tín” đã trở nên nổi tiếng không kém các ngôi sao giải trí hay chính khách hàng đầu, bởi đó là một nhân vật khá độc đáo: nhà sư trụ trì Thiếu Lâm Tự, nhà quản lý kinh doanh (CEO) tài ba, một chính khách có uy tín.

Sinh năm 1965 tại An Huy, Thích Vĩnh Tín tên thật là Lưu Ứng Thành. Sinh ra trong một gia đình tín đồ Phật giáo, từ nhỏ cậu bé Lưu Ứng Thành đã rất thông minh dĩnh ngộ và ham tìm hiểu Phật sự, mê kungfu Thiếu Lâm.

Năm 1981, cậu xin phép cha mẹ tìm đến Thiếu Lâm Tự Tung Sơn bái Phương trượng Hành Chính trưởng lão làm sư phụ và thí phát đi tu. Khi Thiếu Lâm Tự thành lập Ủy ban quản lý dân chủ, Thích Vĩnh Tín được bầu vào, giúp Phương trượng xử lý các công việc thường ngày đâu ra đấy.

Posted Image Lúc rảnh rỗi ông vào mạng Internet

Tháng 8/1987, Trưởng lão Hành chính viên tịch, Thích Vĩnh Tín được thầy tiến cử kế vị làm Chủ nhiệm Ban quản lý Thiếu Lâm Tự, chủ trì công việc mọi mặt.

Ông bắt đầu bắt tay vào việc tái thiết, trùng tu, xây mới cơ sở chùa chiền. Ông phải lo mọi việc từ tìm nguồn vốn, tìm mua vật liệu, tìm thầy tìm thợ… đến quên ăn quên ngủ.

Bằng nỗ lực phi thường của thầy trò Thích Vĩnh Tín, Thiếu Lâm Tự - ngôi chùa tổ đình của Thiền tông có lịch sử ngàn năm đã nhanh chóng trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Từ tháng 8 năm 1999, Thích Vĩnh Tín đã trở thành Phương trượng trẻ nhất trong lịch sử 1.500 năm của Thiếu Lâm Tự.

Trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long hay các phim chưởng, hình ảnh các Phương trượng Thiếu Lâm Tự luôn là người nghiêm túc, khắc khổ, cách xa cuộc sống thế tục, nhưng những điều đó không hề còn dấu vết ở vị Phương trượng hiện nay.

Từ 4 năm trước đây, kênh truyền hình Mỹ Discovery đã dùng từ “CEO” để chuyển ngữ từ “Phương trượng” khi họ làm bộ phim “Tân Thiếu Lâm Tự Phương trượng”.

Cũng giống như việc không thể nhớ mình đã đi tới bao nhiêu quốc gia, Phương trượng Thích Vĩnh Tín không thể tính hết được tổng số tài sản của Thiếu Lâm Tự.

Có ba thứ tài sản rõ ràng nhất là: tiền vé vào cửa, võ công và tiền nhang khói. Riêng tiền vé vào tham quan, bình quân mỗi năm Thiếu Lâm Tự đón 1,5 triệu du khách nhân với 40 tệ/người thì mỗi năm đã thu 60 triệu tệ (hơn 7,5 triệu USD), nhà chùa được giữ lại ¼ số tiền đó.

Về biểu diễn võ thuật, từ khi Thích Vĩnh Tín trụ trì chùa năm 1987, các võ tăng Thiếu Lâm Tự đã bắt đầu xuất ngoại. Mới tính đến 2004, riêng Thích Vĩnh Tín đã đích thân dẫn đoàn đến trên 60 nước để biểu diễn trên 1.000 buổi, theo báo “Người bảo vệ” thì mỗi buổi biểu diễn ở Mỹ thu được 10 ngàn USD.

Tháng 7/2006, các võ tăng Thiếu Lâm Tự cùng một số diễn viên đoàn ca múa Trịnh Châu đã sang Mỹ biểu diễn vở kịch múa “Thiếu Lâm trong gió” 800 buổi, thu được trên 8 triệu USD.

Trong tác phẩm “Thiền lộ tập” của mình, Thích Vĩnh Tín viết: “Phật giáo không tỵ thế (lẩn tránh đời). Nếu tỵ thế, Phật giáo sẽ sớm diệt vong”. Chính tư tưởng đó của ông đã khiến Thiếu Lâm Tự giành thế chủ động trong xã hội kinh tế thị trường khác hẳn các ngôi chùa danh tiếng khác ở Trung Quốc.

Dưới tài quản lý của Thích Vĩnh Tín, giờ đây Thiếu Lâm Tự đã trở thành trụ cột của ngành du lịch thành phố Đăng Phong và tỉnh Hà Nam. Tư tưởng và cách quản lý điều hành ngôi chùa của ông được khen cũng nhiều mà cũng lắm người chê.

Posted Image

Phương trượng Thích Vĩnh Tín (ngoài cùng bên phải) cùng TT Nga Putin xem đệ tử biểu diễn võ thuậtTuy nhiên, điều gây nên tranh cãi ở Thích Vĩnh Tín không chỉ có thế. Năm 2004, việc ông cho công bố trên web site Thiếu Lâm Tự các thế võ và các bài thuốc bí truyền bị coi là tự đánh bóng; năm 2006, Thiếu Lâm Tự và Tập đoàn truyền thông Thâm Quyến hợp tác tổ chức cuộc đại tỷ thí võ thuật toàn cầu mang đậm tính thương mại “Ngôi sao Kungfu”, rồi cuộc cầu phúc cho 999 cặp tân hôn được tổ chức ở Thiếu Lâm Tự cũng chịu nhiều búa rìu dư luận. Trước những lời chỉ trích, phê phán, Thích Vĩnh Tín vẫn bình tĩnh: “Quả thực là tôi chú trọng dùng kinh doanh để phát triển văn hóa Thiếu Lâm. Tôi tin rằng những người thực sự làm việc sẽ hiểu tôi”.

Năm 1981, khi Thích Vĩnh Tín đến chùa, Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa nhỏ cũ nát chỉ có mười mấy hòa thượng trong đó 9 người già lão, chủ yếu sống nhờ 28 sào đất. Một năm sau, bộ phim “Thiếu Lâm Tự” được chiếu đã lôi kéo du khách tìm đến và mang lại cơ hội đổi đời cho chùa…

Đến nay thì cả thế giới đã biết đến Thiếu Lâm Tự, nhiều nhà lãnh đạo trong ngoài nước như Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Tổng thống Nga V.Putin, Cựu Ngoại trưởng Mỹ H.Kissinger đều đã thăm chùa.

Trên con đường dài nửa giờ xe hơi chạy từ thành phố Đăng Phong đến Thiếu Lâm Tự, ven đường đâu đâu cũng thấy các trường dạy võ Thiếu Lâm, tiếng hô vang vang, tựa như khắp thành phố đều là đệ tử đệ tôn Thiếu Lâm…

Thích Vĩnh Tín không cam chịu để võ thuật Thiếu Lâm dừng ở “thuật” và quyết nâng lên thành “học”, thành một mảng văn hóa giống như “Đông phương học”. Vì thế ông đã thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu với nhiều trường đại học như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nhân dân.

Chưa hết, ông còn hướng tầm mắt ra hải ngoại. Tháng 8/2006 ông đã sang Australia mua mảnh đất rộng 12km2 với dự định xây dựng một Trung tâm văn hóa Thiếu Lâm lớn.

Không chỉ khôi phục võ thuật, Thích Vĩnh Tín hướng mục tiêu vào khôi phục toàn diện văn hóa Thiếu Lâm gồm cả “Võ, Thiền, Y”. Ông đã cho mở “Thiếu Lâm dược cục” ở góc Tây Nam khu chùa, nhưng hiện vẫn chưa thể mở cửa vì còn phải đợi Cục quản lý Dược quốc gia cấp phép.

Ông dự định xây dựng Bảo tàng Thiếu Lâm Tự để kể lại lịch sử ngôi chùa và Thiếu Lâm Tự sẽ là ngôi chùa đầu tiên có nhà bảo tàng. Nhưng khó khăn lớn mà Thiếu Lâm Tự gặp phải giờ đây là đất đai. Khi xưa, trong cải cách ruộng đất, chính quyền đã lấy đất nhà chùa chia cho dân chúng, nay không thể đòi lại được nữa…

Một vấn đề khác mà Thích Vĩnh Tín và Thiếu Lâm Tự phải đương đầu là tệ xâm phạm bản quyền. Ông nói từ 1994 đã đăng ký bản quyền tên gọi Thiếu Lâm Tự nên việc tranh chấp cũng đỡ phức tạp nhưng vẫn tồn tại vấn đề bản quyền ở cả trong, ngoài nước.

Đối với những công ty Mỹ, Nhật nhanh tay “cướp tên” trước, Thiếu Lâm Tự chủ trương “cùng tồn tại” vì vừa không có tiền, vừa không phải là cơ cấu thương mại thuần túy.

Đối với các công ty trong nước xâm quyền thường có thế lực trong chính quyền đứng sau nên cũng khó kiện được, nhưng những trường hợp như món hotdog “Thiếu Lâm Tự” thì phải kiên quyết kiện vì là vấn đề tinh thần và cuối cùng đã thắng đối phương.

Thích Vĩnh Tín đặc biệt phẫn nộ với những kẻ đội danh Thiếu Lâm Tự để lừa đảo, gây rối làm hại đến thanh danh nhà chùa. Hồi cuối tháng 11/2006, tại Thành Đô xảy ra sự kiện 50 kẻ tự xưng là môn sinh Trường võ Thiếu Lâm Tự biểu diễn thu tiền người xem và bán binh khí chất lượng kém.

Khi bị phóng viên truyền hình địa phương phát hiện là đồ giả, nhóm này đã đánh phóng viên và còn tiến công cảnh sát khi họ đến can thiệp làm 5 người bị thương.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín đã lập tức họp báo tuyên bố: Thiếu Lâm Tự không có Trường võ nào, nhóm gây rối không phải là tăng nhân Thiếu Lâm Tự, nhà chức trách cứ nghiêm trị theo pháp luật.

Thu Thủy

Theo báo chí TQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiếu Lâm Tự lên sàn chứng khoán?

nguồn: www.tin247.com

Ở Trung Quốc, Thiếu Lâm Tự có lẽ là ngôi chùa đạo Phật nổi tiếng nhất. Nó nổi tiếng không chỉ vì võ thuật, mà còn vì không ít người cho rằng Thiếu Lâm Tự đã trở thành một Cty thương mại.

"Doanh nghiệp Thiếu Lâm"

Posted Image

Trụ trì Thích Vĩnh Tín được chính quyền địa phương tặng ôtô vì đóng góp cho du lịch địa phương. Ảnh: Tân Hoa xã

Trong kỳ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 11 Trung Quốc vừa qua, trụ trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín, đại biểu dự đại hội, đã cực lực bác bỏ tin đồn Thiếu Lâm Tự sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Hongkong trong năm nay.

Theo Trịnh Châu nhật báo của tỉnh Hà Nam, trong 19 doanh nghiệp của tỉnh dự định niêm yết trên TTCK trong năm nay có "doanh nghiệp Thiếu Lâm". Nhưng "doanh nghiệp Thiếu Lâm" nêu trên là Tập đoàn du lịch Thiếu Lâm Tung Sơn chứ không phải Thiếu Lâm Tự, và Thiếu Lâm Tự cũng không sở hữu cổ phiếu của Cty đó.

Tập đoàn du lịch Thiếu Lâm Tung Sơn là Cty được lập ra để quản lý và kinh doanh khu du lịch Tung Sơn, gồm cả Thiếu Lâm Tự. Cty này sẽ quản lý Thiếu Lâm Tự theo cách quản lý doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu bán vé của Thiếu Lâm Tự không gộp vào doanh thu của Tập đoàn du lịch Thiếu Lâm Tung Sơn, nhưng Tân Kinh báo cho rằng Cty đó và Thiếu Lâm Tự có cùng một "người mẹ” nên khó mà tách chúng ra về mặt tài chính.

Ngay sau khi có tin đồn về Thiếu Lâm Tự sẽ niêm yết trên TTCK, dư luận đã phản ứng kịch liệt. Có người cho rằng Thiếu Lâm Tự không còn là thánh địa đạo Phật nữa. Thật ra những lời phê bình và nghi ngờ đối với Thiếu Lâm Tự đã tồn tại từ lâu. Có người phê bình rằng hiện nay Thiếu Lâm Tự quá tập trung vào việc kiếm tiền.

Cây nhang giá 12 triệu đồng

Tân Hoa xã từng đưa lại câu chuyện của du khách Mãn tại Thiếu Lâm Tự. Du khách này kể khi đi tham quan Thiếu Lâm Tự, 3 nhà sư ở trước điện Đại Hùng mời ông ký tên vào một quyển sổ. Ký xong, nhà sư cho biết khách nào ký tên vào sổ đều sẽ được trụ trì Thích Vĩnh Tín tụng kinh ban phúc. Sau đó họ cho ông Mãn Dã chọn một cây nhang để thắp. Du khách thường chọn cây nhang vừa to vừa đẹp, chỉ đến khi các nhà sư đưa nhang đến tay khách, họ mới cho biết cây nhang này giá 6.000 tệ (12 triệu VND). Du khách Mãn Dã cho rằng việc ký tên vào sổ là một cái bẫy.

Theo Tân Hoa xã, tại Thiếu Lâm Tự, nhiều hướng dẫn viên du lịch thuyết phục khách là chỉ ở điện Đại Hùng người ta mới được thắp loại nhang "Hoàng" để được phù hộ ba đời.

Do vậy không ít du khách tìm đến tận điện Đại Hùng để mua cho bằng được loại nhang này mà thắp, dù giá cả đủ làm người ta cay mắt: loại rẻ nhất là 400 tệ (800.000 VND) còn loại mắc nhất là... 100.000 tệ (200 triệu VND).

Cuối năm 2006, một chuyện khác về Thiếu Lâm Tự làm không ít người bị sốc. Theo Đại Hà báo của tỉnh Hà Nam, tháng 11/2006 Cty viễn thông China Unicom tổ chức một lễ quyên tiền từ thiện. Trong cuộc quyên góp, Cty đó đã bán đấu giá 10 số điện thoại di động được trụ trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín ban phúc. 10 số may mắn này được bán với giá tổng cộng tới 321.500 tệ (650 triệu VND). Trong đó số điện thoại mắc nhất là 81.000 tệ (162 triệu VND). Những người mua số trong cuộc bán đấu giá này còn được cấp "giấy chứng nhận công đức". Số tiền bán số được tặng cho trại trẻ mồ côi của Thiếu Lâm Tự.

Dù là việc từ thiện nhưng chuyện này đã gây nhiều tranh luận trong xã hội. Có người nghi ngờ việc ban phúc cho số điện thoại chỉ là chuyện mê tín và Thiếu Lâm Tự, chùa đạo Phật, chẳng nên làm việc này. Còn những người ủng hộ Thiếu Lâm Tự phản biện: miễn là có thể kiếm được tiền làm từ thiện và không gây thiệt hại cho ai thì cũng chấp nhận được.

Theo Chúc Xin

Tuổi trẻ

Các hãng tin Trung Quốc cho biết khi tiếp xúc với người nước ngoài, trụ trì Thích Vĩnh Tín thường xưng là CEO (Giám đốc điều hành) của Thiếu Lâm Tự. Dù thầy Thích Vĩnh Tín giải thích mình là CEO chỉ để tạo thuận lợi trong việc giao lưu với người nước ngoài vì rất khó giải thích cho họ hiểu được từ "trụ trì” có nghĩa là gì, nhưng vẫn khó xóa tan được nỗi nghi ngờ của người dân Trung Quốc đối với sự thương mại hóa của Thiếu Lâm Tự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư chùa Thiếu Lâm Tự nhận thưởng xe hơi bị chỉ trích

TPCN - Các nhà sư chùa Thiếu Lâm nổi tiếng đang phải đương đầu với sự chỉ trích mạnh chưa từng thấy về sự thương mại hoá của họ, bắt đầt từ chuyện pháp sư Thích Vĩnh Tín nhận thưởng xe hơi.

Posted Image

Pháp sư Vĩnh Tín và chiếc xe được thưởngNgày 14/8/2006, để biểu dương những đóng góp của Thiếu Lâm Tự đối với sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương, chính quyền thành phố Đăng Phong đã quyết định thưởng cho pháp sư trụ trì ngôi chùa này chiếc ô tô trị giá 1 triệu NDT. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận. Ngày 9/9, phát biểu tại lễ khai mạc đại hội đấu võ của các môn phái Thiếu Lâm có tên “Ngôi sao Kungfu” để chọn các tăng nhân tham gia đóng bộ phim truyện video “Truyền kỳ về đội quân nhà sư Thiếu Lâm Tự” rất hoành tráng do Thiếu Lâm Tự bỏ tiền đầu tư, Pháp sư Thích Vĩnh Tín đã cực lực bác bỏ những ý kiến phê phán ông và các nhà sư Thiếu Lâm Tự.

Thích Vĩnh Tín nói: “Tăng nhân cũng là công dân, chúng tôi đã làm tốt nghĩa vụ của mình với xã hội, có cống hiến xuất sắc, được thưởng xe thì có gì là quá. Chính quyền đã xem xét kỹ càng việc thưởng cho các ngành các giới. Chúng tôi nhận thưởng chả có gì là sai.

Hơn hai chục năm trước đây khi tôi mới đến Thiếu Lâm Tự, các tăng nhân phải sống vất vả nhờ vào 28 mẫu đất bạc màu.Từ 1979 đến 1985, chính phủ phải đầu tư cho Thiếu Lâm Tự 2,6 triệu tệ để xây dựng hạ tầng, nếu chúng tôi không phát triển thì cũng phụ lòng với sự đầu tư của chính phủ”.

Pháp sư khẳng định: “Quy mô ngôi chùa và chất lượng các tăng nhân được như ngày nay đều là do đôi bàn tay chúng tôi tự làm nên. Nếu chúng tôi không làm gì thì Thiếu Lâm Tự không được như ngày nay và cũng không thể có nhiều người biết đến Thiếu Lâm Tự và tìm đến tham quan Thiếu Lâm Tự như thế.

Có những người nói không khí thương mại ở Thiếu Lâm Tự quá đậm đặc, nhưng chúng tôi chỉ mong có được mô thức sinh tồn của mình, có được không gian tự mình phát triển. Chúng tôi muốn thông qua mọi cách, kể cả phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho ngày càng nhiều người hiểu về văn hóa truyền thống Thiếu Lâm”.

Được biết bộ phim “Truyền kỳ về đội quân nhà sư Thiếu Lâm Tự” do đích thân Thích Vĩnh Tín làm giám đốc sản xuất có tổng đầu tư lên tới 30 triệu NDT (2,5 triệu USD).

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là giới nghiên cứu, học thuật không tán thành chủ trương phát triển Thiếu Lâm Tự theo cách của thày trò pháp sư Thích Vĩnh Tín. Một bài báo điển hình cho quan điểm này được đăng trên tờ “Thời báo Hàn cầu” số ra ngày 12/9.

Bài báo của Vương Đại Vệ viết, hiện nay Thiếu Lâm Tự rất náo nhiệt. Các “đại điển”, “nghi thức” diễn ra liên miên, nhiều đoàn khách nước ngoài nghe tiếng đều tìm đến.

Thời gian mới đây, Thiếu Lâm Tự còn dự định đầu tư mấy trăm triệu tệ xây dựng một khu nghỉ mát, nay lại tổ chức cuộc tỉ thí võ nghệ kiểu như chọn ngôi sao ca nhạc.

Điều này khiến người ta phải suy nghĩ: ở trong Thiếu Lâm Tự giờ đây không còn vẻ yên tĩnh, liệu có còn được mấy người thực sự chuyên tâm tu luyện Phật pháp và nghiên cứu võ thuật nữa? Chả lẽ Thiếu Lâm Tự sắp biến thành công ty giải trí?

Thiếu Lâm không chỉ là của Thiếu Lâm Tự mà là Thiếu Lâm của Trung Quốc. Việc tăng cường danh tiếng Thiếu Lâm Tự và phát triển văn hoá Thiếu Lâm ra thế giới là một điều tốt.

Song làm thế nào nắm chắc mối quan hệ giữa “thiền võ” với thương mại hoá, hiểu rõ sự khác nhau giữa sự phát triển với sự đánh bóng, lăng xê quá mức, đòi hỏi sự suy nghĩ không những của Thiếu Lâm Tự, các ngành hữu quan mà còn của toàn xã hội Trung Quốc.

Thu Thủy

nguồn: tin247.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao lại gọi là kiêu ngạo nhỉ? Đây là niềm tự hào chính đáng khi họ nhận thấy tính ưu Việt của võ Thái. Nếu coi họ là kiêu ngạo thì Võ Việt Nam là khiêm tốn chăng?

Không biết buổi đấu này có lên Tàng Hình không. Hồi hộp quá.

Theo tôi biết thì người Thái chưa bao giờ kiêu ngạo về võ thuật của họ đối với võ cổ truyền Việt Nam, ngược lại họ rất kính trọng. Cả người xứ Cao Ly cũng vậy, theo lời kể của các cụ cựu chiến binh (và cả trong các giai thoại) thì, trong giai đoạn chiến tranh VN, các chiến binh cao thủ Taekwondo của Đại Hàn đã từng "đụng độ" (ít nhất) một lần và thúc thủ trước một cao nhân võ cổ truyền xứ Bình Định, bởi vậy chính họ cho đến ngày nay cũng thừa nhận võ VN rất uyên thâm và khiêm tốn.

Còn võ thuật Trung Hoa thì quả thật họ cũng rất tinh túy, ít nhất cũng bởi bề dày lịch sử giao tranh của họ. Nhưng ngoài tinh hoa của Thiếu Lâm Tự (có nguồn gốc từ Đạt Ma Tổ Sư bên Ấn) thì các tinh hoa khác của võ thuật Trung Hoa có những diễn biến và nguồn gốc bí ẩn từ các dân tộc phương nam, điều này được thể hiện ở chính những tác phẩm võ hiệp của các tác giả nổi tiếng như Kim Dung, Cổ Long, ... Để bữa nào tôi sẽ thử phân tích sâu hơn về vấn đề này.

Dù sao, cũng như mọi người, kẻ đang gõ những dòng này cũng muốn tận mắt xem trận tỉ thí này 1 lần xem sao bởi lẽ trước giờ chỉ toàn được xem võ Tàu (dù đẹp mắt) qua phim ảnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyền Thái Gửi “chiến Thư” Thách đấu Thiếu Lâm Tự

Hiệp hội Võ thuật Trung Hoa quyết định, ngày 19/12 tới đây sẽ chính thức tổ chức “tỉ thí” với giới quyềnThái tại nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu thành phố Phật Sơn, Quảng Đông

Vậy là chỉ còn 18 ngày nữa Quyền Thái và Thiếu lâm tự sẽ chứng tỏ mình!!!

Ai thắng đây? Các bác LVDT hãy đoán thử xem...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là chỉ còn 18 ngày nữa Quyền Thái và Thiếu lâm tự sẽ chứng tỏ mình!!!

Ai thắng đây? Các bác LVDT hãy đoán thử xem...

Lạc Việt độn toán có 4 chữ viết tất là: LVDT.

Có thể viết đảo danh tự là: Thiếu Lâm vô địch. Nhưng cũng có thể viết là: Thái Lan vô địch. Câu Thái Lan vô địch có nghĩa hơn. Vì nếu viết đủ phải là: Thiếu Lâm tự vô địch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:lol: Bác Thiên Sứ luận hơi bị được đó nha! Kq thích Thái Lan thắng hơn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Thái thẳng thắn nhỉ? Mấy sư phụ Vovinam chẳng bao giờ nói thế cả. Mà môn Vovinam ở Ý toàn là người Ý quảng cáo, truyền bá nhau học vì thấy nó hay quá, người Việt mình mà học Vovinam ở Ý thì chỉ có 2 người thôi, còn người Ý thì hàng trăm người!

Share this post


Link to post
Share on other sites

người Việt mình mà học Vovinam ở Ý thì chỉ có 2 người thôi, còn người Ý thì hàng trăm người!

Người Việt học vovinam ở VN thui, qua Ý Đại Lợi chi cho tốn kém, he he :P

Vụ này đánh thắng thua gì cũng thế thôi. Võ là 1 chuyện còn việc sử dụng nó thì tùy vào người học võ. Không thể vì 5 võ sỹ Siem thắng mà nói Muay Thái hơn Thiếu Lâm được và ngược lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi biết thì người Thái chưa bao giờ kiêu ngạo về võ thuật của họ đối với võ cổ truyền Việt Nam, ngược lại họ rất kính trọng. Cả người xứ Cao Ly cũng vậy, theo lời kể của các cụ cựu chiến binh (và cả trong các giai thoại) thì, trong giai đoạn chiến tranh VN, các chiến binh cao thủ Taekwondo của Đại Hàn đã từng "đụng độ" (ít nhất) một lần và thúc thủ trước một cao nhân võ cổ truyền xứ Bình Định, bởi vậy chính họ cho đến ngày nay cũng thừa nhận võ VN rất uyên thâm và khiêm tốn.

Còn võ thuật Trung Hoa thì quả thật họ cũng rất tinh túy, ít nhất cũng bởi bề dày lịch sử giao tranh của họ. Nhưng ngoài tinh hoa của Thiếu Lâm Tự (có nguồn gốc từ Đạt Ma Tổ Sư bên Ấn) thì các tinh hoa khác của võ thuật Trung Hoa có những diễn biến và nguồn gốc bí ẩn từ các dân tộc phương nam, điều này được thể hiện ở chính những tác phẩm võ hiệp của các tác giả nổi tiếng như Kim Dung, Cổ Long, ... Để bữa nào tôi sẽ thử phân tích sâu hơn về vấn đề này.

Dù sao, cũng như mọi người, kẻ đang gõ những dòng này cũng muốn tận mắt xem trận tỉ thí này 1 lần xem sao bởi lẽ trước giờ chỉ toàn được xem võ Tàu (dù đẹp mắt) qua phim ảnh.

Hình như trong Thiên Long Bát Bộ, chắc anh Thiên Long Bát Bộ biết rõ có câu: "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung" :P

Thực ra, người phương Bắc là người giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Ngựa của họ thì to gấp đôi gấp rưỡi ngựa phương Nam. Nên họ có lợi thế khi đánh ở đồng bằng, bình dương. Đánh nhanh thắng nhanh, ví như một loạt các thành trì của châu Âu bị Thành Cát Tư Hãn chinh phục dễ dàng vì cùng một cách đánh. Còn dân phương Nam ngựa nhỏ, người cũng nhỏ hơn, nhiều rừng rậm nên tính cơ động không cao, thường thích cận chiến nên môn võ cận chiến giỏi hơn phương Bắc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép các Bác, các Anh cho Hoàng Dung tham gia luyện tập LVĐT:

Kết quả trận tỉ thí ngày 19/12 tại Phật Sơn, giữa Quyền Thái và Kungfu Trung Hoa?

Ngày 15/10/Kỷ Sửu, giờ Tuất: Cảnh - Tiểu Cát

Trận đấu hứa hẹn những màn trình diễn võ thuật đặc sắc đẹp mắt - Cảnh. Lợi thế nghiêng về những thí sinh có hình thể hơi gầy hoặc có những chiêu thức võ công mềm mại, uyển chuyển linh hoạt, có tính Nhu - Tiểu Cát.

Phương vị của Cảnh là Đông Nam, phương vị của Tiểu Cát là Đông và Đông Bắc. Lấy Việt Nam làm mốc, bên giành thắng lợi sẽ nghiêng về phía Bắc, Đông so với Việt Nam.

Dự đoán kết quả chung cuộc trận tỉ thí này bên Hiệp hội võ thuật Trung Hoa sẽ chiến thắng! :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như trong Thiên Long Bát Bộ, chắc anh Thiên Long Bát Bộ biết rõ có câu: "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung" :P

Thực ra, người phương Bắc là người giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Ngựa của họ thì to gấp đôi gấp rưỡi ngựa phương Nam. Nên họ có lợi thế khi đánh ở đồng bằng, bình dương. Đánh nhanh thắng nhanh, ví như một loạt các thành trì của châu Âu bị Thành Cát Tư Hãn chinh phục dễ dàng vì cùng một cách đánh. Còn dân phương Nam ngựa nhỏ, người cũng nhỏ hơn, nhiều rừng rậm nên tính cơ động không cao, thường thích cận chiến nên môn võ cận chiến giỏi hơn phương Bắc

Hì.., lâu lâu rỗi rãi kính trà bác Liêm Trinh và bàn chuyện "kiếm hiệp" chút nhé, ...

Về truyện "Thiên Long Bát Bộ" thì ngay từ lời tựa của tác phẩm chắc bác cũng nhận ra vấn đề rồi. Vâng, tuyệt chiêu "Bát Bộ Thiên Long", "Nhất Dương Chỉ", ... của Đoàn Dự học được qua những ghi chép rời rạc của người xưa đã nói lên tất cả, mà cả Đoàn Dự và cha Đoàn Chính Thuần (vua, thực ra là chú, không phải cha ruột, nhưng cũng cùng gia thất) đều là dòng dõi vương gia của nước Đại Lý. Nước Đại Lý (vùng Vân Nam) là một triều đại có thật trong lịch sử, là hậu duệ của Nam Chiếu, một vương quốc rất mạnh của các dân tộc phương nam như : Di (hiện vẫn còn nhiều ở vùng Vân Nam), Lão (Lào ngày nay), Thái ... thực ra là tất cả đều là các tộc người Việt cổ thuộc một nền văn minh cổ xưa phi Hán.

Bàn tiếp về các tác phẩm khác của Kim Dung, bắt đầu từ "Võ Lâm Ngũ Bá", nội dung truyện được lấy trong bối cảnh Trung Hoa đời nhà Tống, thì chúng ta cũng thấy được rằng đã có dấu ấn của Ngũ Hành trong tác phẩm : Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông. Sau trận đại chiến phân cao thấp ở "Hoa Sơn Luận Kiếm", Vương Trùng Dương (Trung Thần Thông) là người đoạt được (và cất giữ) bí kiếp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sau đó ông ta đã đến và luận võ cùng Nam Đế, vua nước Đại Lý. Vấn đề là tại sao người được ông ta chọn lại là Nam Đế chứ không phải ai khác (?!) Điều này làm tôi nhớ đến câu ngạn ngữ của người Trung Hoa : "Thiên Tử trông về phương nam mà cai trị thiên hạ". Vâng, Nam Đế, tức là vua ở phương nam, trong khi ở các phương khác, chẳng hạn Bắc Cái là bang chủ Cái Bang, tức ăn mày,...

Tiếp sau "Võ Lâm Ngũ Bá" , đến đời "Anh Hùng Xạ Điêu", Quách Tĩnh vốn là con dân Đại Tống nhưng vì hoàn cảnh nên phải lưu trú và sinh trưởng ở Mông Cổ. Trong suốt thời gian ở Mông Cổ, Quách Tĩnh chỉ luyện được mỗi tài bắn cung và chưa hề có đươc chút căn bản nào về võ thuật. Và những sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh lại là Giang Nam Thất Quái khi mà sau này Quách Tĩnh lưu lạc ở phương nam. Về sau, Quách Tĩnh được vị đại ca kết nghĩa là Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông truyền và dạy cho Cửu Âm Chân Kinh. Bàn thêm về Cửu Âm Chân Kinh, một bí kiếp võ công bí ẩn mà tác giả Kim Dung đã mượn hình tượng có thật trong lịch sử để truyền tải qua tác phẩm :

Khái niệm Cửu âm chân kinh lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu (tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ Điêu Tam Khúc), qua lời kể của Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh nghe lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo. Theo lời kể của Lão Ngoan Đồng, người viết nên Cửu âm chân kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.

Hoàng Thường vốn là một quan lại trong triều đình dưới triều đại vua Huy tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo Tạng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kiép võ công Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo và quân lính bị đại bại. Tuy nhiên, Hoàng Thường học được toàn bộ bí kíp võ công cao cường nên đánh bại hầu hết các cao thủ Minh giáo, nhưng sau đó vì đơn thương độc mã nên vẫn thất bại, kết quả là toàn bộ gia đình của Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.

Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường trở lại với ý định trả thù nhưng thời gian đã trôi quá lâu tất cả các đối thủ đều đã qua đời, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.

http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%ADu_%..._ch%C3%A2n_kinh

Như vậy, có thể thấy rằng tác giả đã sử dụng hình tượng Quách Tĩnh như một nhân vật đã lĩnh hội được tinh hoa của võ công sau khi đến và giao lưu ở đất phương nam.

Nói thêm chút về nước Đại Lý khi đã bị mất qua tác phẩm Kim Dung. Cũng trong "Anh Hùng Xạ Điêu", khi Hoàng Dung, con gái của Đông Tà - người yêu của Quách Tĩnh, bị đánh trọng thương và phải nhờ đến sự giúp đỡ thì chính Lão Ngoan Đồng (lúc này là một siêu cao thủ) đã hướng dẫn nên tìm đến Đoàn gia nước Đại Lý (lúc này đã xuất gia và không còn làm vua nữa). Vâng, điều này ý nói đến tinh hoa y học ở phương nam. Tiếp nữa, trên đường Quách Tĩnh đưa Hoàng Dung đến tìm Đoàn vương gia (lúc này là Nhất Đăng Đại Sư) đã gặp Anh Cô (vốn là vương phi cũ của Nhất Đăng Đại Sư) đang tìm cách giải bài toán các ô số của Lạc Thư Cửu Cung ở nhà riêng, và đã được Hoàng Dung tư vấn thành công, điều này có ý muốn nói đến các tinh hoa văn hóa phương nam (các dân tộc Việt cổ) chỉ còn lại rải rác trong dân gian (nước Đại Lý đã không còn và các ô số rời rạc đó chứng tỏ những giá trị của một nền văn hiến nghìn xưa giờ chỉ còn rải rác). Còn nữa, sở dĩ vì sao Hoàng Dung giỏi về bài toán độ số này vì chẳng qua nàng là con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chủ đảo Đào Hoa, tức ở xứ biển, phương Đông.

Luận bàn truyện kiếm hiệp của Kim Dung (hay Cổ Long) chắc còn dài dòng và e rằng càng lúc càng đi xa chủ đề này, hì,... Vài lời "trà dư tửu hậu" cùng bác Liêm Trinh. Có gì không phải mong bác bỏ qua và góp ý nhé.

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Bá Thông không truyền Cửu Âm Chân Kinh cho Quách Tĩnh, ông chỉ truyền tuyệt chiêu Song Thủ Hổ Bác.

Vả lại không phủ nhận lịch sử Thiếu Lâm Tự cả ngàn năm. Tuy rằng, thời gian gần đây đã bị phần nào xa hóa của một số thành phần.Nhưng Thiếu Lâm Tự sẽ đả bại võ thuật Thái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu võ sĩ Thái bô trai bự con có oánh thắng mấy ông sư Thiếu Lâm ăn chơi bạc nhược thì cũng chỉ có nghĩa là Chùa Thiếu Lâm đang ở lúc suy đồi chứ còn muốn chứng tỏ Muay Thái thắng Võ Thiếu Lâm Tự thì e là phải dùng cách khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Bá Thông không truyền Cửu Âm Chân Kinh cho Quách Tĩnh, ông chỉ truyền tuyệt chiêu Song Thủ Hổ Bác.

Vả lại không phủ nhận lịch sử Thiếu Lâm Tự cả ngàn năm. Tuy rằng, thời gian gần đây đã bị phần nào xa hóa của một số thành phần.Nhưng Thiếu Lâm Tự sẽ đả bại võ thuật Thái.

Bạn Như Thông,

Ngoài Song Thủ Hổ Bác, chiêu thức võ công do chính Lão Ngoan Đồng sáng tạo trong thời gian bị giam lỏng ở Đào Hoa đảo, thì những tâm pháp võ công mà ông ta truyền cho Quách Tĩnh chính là Cửu Âm Chân Kinh đấy. Sở dĩ Lão Ngoan Đồng không thể chính danh gọi Cửu Âm Chân Kinh (mà chỉ là "Bá Thông Thần Kinh" :P ) bởi vì do lời hứa của ông với sư huynh Vương Trùng Dương là không được luyện võ trong 2 cuốn bí kíp này, nhưng thực ra ông ta đã lĩnh hội được khá nhiều tinh hoa của Cửu Âm Chân Kinh và trở thành vị cao thủ giỏi nhất. Sau này, Quách Tĩnh có ghi chép lại chiêu thức và tâm pháp của Cửu Âm Chân Kinh và cất giấu trong Ỷ Thiên Kiếm, điều này có nói đến trong đời "Cô gái Đồ Long". Nếu không nhờ luyện Cửu Âm Chân Kinh thì Quách Tĩnh không thể có được trình độ võ công giỏi ngang ngửa với các cao nhân khác được (Đông Tà, Tây Độc, ...).

Trở lại cuộc tỉ thí tới đây giữa võ sĩ Thái Lan và Trung Quốc, tôi thấy rằng, ngoài những lời lẽ ồn ào khích tướng và "nổi tự ái" của cả 2 bên thì vấn đề lớn hơn cũng chỉ dừng lại như một cuộc giao lưu võ học. Việc võ sĩ đại diện quốc gia này thắng vị đại diện bên kia cũng là chuyện bình thường và còn tùy thuộc nhiều yếu tố (cả chủ quan lẫn khách quan) chứ không thể cho rằng tinh hoa võ thuật nước này cao hơn nước kia được, và ngược lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muay Thái thách đấu với chùa Thiếu Lâm: Cao thủ võ thuật Trung Hoa thượng đài để giữ uy danh 06/12/2009 0:55 Ngày 19.12 tới, các môn phái lớn của võ thuật Trung Hoa sẽ thượng đài tranh cao thấp với muay Thái sau khi 5 võ sĩ của muay gửi một lời thách đấu khá ngạo nghễ đến chùa Thiếu Lâm. Lời thách đấu của Muay Thái

“Môn phái Thiếu Lâm Trung Quốc đang rất tầm thường dưới bàn tay của những võ sư ở chùa Thiếu Lâm. Điều đó cho thấy chắc chắn họ không có “cửa” với quyền Thái của chúng tôi. Nếu họ chấp nhận thách đấu, chúng tôi sẽ thắng tuyệt đối “5-0” và san bằng chùa Thiếu Lâm”. 5 võ sĩ quyền Thái nổi tiếng đã có lời thách đấu hùng hổ với chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc mà tờ China Daily đưa tin hôm 1.12. Theo Tân Hoa xã, tên tuổi của 5 võ sĩ muay trên vẫn chưa được xác định, nhưng rất có thể đó là các võ sĩ đã từng qua thượng đài với một số môn phái vào tháng 7.2009, có biệt danh là: “Thần mục sát”, “Quỷ kiến tất”, “Ma thuật trùy”, “Quyền diệt phong”, “Đồ long trửu”, đều thuộc Hiệp hội Võ thuật Thái Lan.

Lời thách đấu của 5 võ sĩ muay Thái được đăng tải trên nhiều tờ báo của Trung Quốc khiến các môn phái thuộc Hiệp hội Võ thuật Trung Hoa bàn tán xôn xao. Bởi, chùa Thiếu Lâm được xem là cái nôi võ thuật và được các môn phái của võ thuật Trung Hoa kính nể với bề dày lịch sử và danh tiếng lừng lẫy không chỉ ở trong nước, mà còn lan ra nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, theo lịch sử võ thuật Trung Hoa, hầu hết các môn phái ở đất nước rộng lớn này đều có nền tảng và chịu ảnh hưởng quyền pháp của Thiếu Lâm phái.

Sau khi nhận được những lời thách đấu, đại diện của chùa Thiếu Lâm - Zheng Shumin đã cho rằng những câu nói của 5 võ sĩ muay Thái là khá buồn cười và chắc chắn chùa Thiếu Lâm sẽ không chấp nhận kiểu thách đấu như thế. “Trong nhiều năm qua, chùa Thiếu Lâm đã nhận rất nhiều lời thách đấu từ nhiều nơi, nhưng chưa bao giờ nhận lời thách đấu hoặc thách đấu với ai. Thiếu Lâm tự là nơi để tu hành và tập luyện võ của các sư để có được sức khỏe và hành hiệp việc nghĩa cho đời”.

Tuy nhiên, do không muốn danh tiếng bị ảnh hưởng, Hiệp hội Võ thuật Trung Hoa đã quyết định nhận lời thượng đài với các võ sĩ muay Thái vào ngày 19.12 tại Nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Trưởng môn phái Nga My - Wang Jian cho biết họ sẽ “dạy” cho 5 võ sĩ quyền Thái một bài học, khi tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cho họ biết sự lợi hại của kung-fu Trung Quốc”.

Muay Thái là môn võ thuật cổ truyền và là môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền Anh Thái (Thai boxing), nhưng lại khác nhiều so với môn quyền Anh ở phương Tây. Muay hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran (Ancient Boxing) dưới triều đại Quốc vương Naresuan. Lúc ấy, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này.

Ai sẽ thắng?

Điều mà dư luận quan tâm sau khi giới võ thuật Trung Hoa nhận lời thách đấu là liệu các môn phái lớn của võ thuật Trung Hoa như: Nga My phái, Võ Đang phái, Vịnh Xuân quyền… sẽ làm thế nào để đánh bại muay Thái. Bởi thực tế cho thấy, thời gian qua, các môn phái võ thuật của Trung Hoa đang có chiều hướng thương mại hóa. Cùng thời điểm này, trên các tờ báo Trung Quốc cũng đưa tin về việc trang web của chùa Thiếu Lâm liên tục bị các hacker tấn công trong hơn 1 tháng qua. Đa phần hacker cho rằng, Thiếu Lâm tự đang biến thành một tập đoàn thương mại khi lợi dụng tên tuổi của mình để kinh doanh, như mở nhiều lò võ và nhận võ sinh tràn lan, tham gia làm phim, quảng cáo… Nhưng dù gì đi nữa, võ thuật Trung Hoa quyết phân cao thấp với muay Thái vào ngày 19.12 tới. Và Nga My phái sẽ là môn phái thay Thiếu Lâm tự thượng đài để khẳng định sự hùng mạnh của võ thuật Trung Hoa. Sau đó có thể là Võ Đang phái, Vịnh Xuân quyền…

Theo một số tài liệu, Nga My phái (ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm. Vì thế, họ chịu ảnh hưởng nhiều với lối luyện công Thiền đạo của Phật giáo. Đặc trưng quyền pháp của Nga My phái là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức của đối thủ để đưa kẻ địch vào chỗ hư không như của Thiếu Lâm. Thế mạnh của Nga My phái là khi công hoặc thủ, các võ sư thường lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, mượn sức phản kích phản công địch trên cùng trung tâm tuyến, xông thẳng và len vào trực diện trên đường thẳng tấn công của đối phương. Cũng như Nga My, quyền pháp của Võ Đang phái cũng theo phương pháp “lấy nhu thắng cương”. Võ Đang phái sở hữu một quyền pháp rất nổi tiếng là Bát Quái Chưởng. Quyền pháp này khá linh động trong phạm vi hẹp với dụng ý tránh thế công của đối phương, để phản kích từ phía sau lưng…

Tuy nhiên, quyền pháp của Nga My phái cũng như các môn phái của võ thuật Trung Hoa sẽ không thể dễ dàng đánh bại muay Thái. Võ sư karate Nguyễn Ngọc Thạo - người đã nhiều năm nghiên cứu về các môn phái võ, cho biết muay Thái có lối đánh rất đơn giản nhưng thực dụng, các đòn đánh vô cùng mạnh bạo, bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối và đặc biệt là ra đòn cực nhanh khiến đối phương không có cơ hội chống trả. Sở trường của các võ sĩ muay là những đòn chân phang thẳng, quét vào ống quyển đối phương. Không những thế, các võ sĩ muay Thái khá mạnh trong các pha song phi vào cằm và cổ đối phương. Theo võ sư Thạo, từ những năm 50 của thế kỷ trước đến nay, đã có rất nhiều võ sư của Nhật Bản, Mỹ… đến thượng đài với võ sĩ muay nhưng tất cả đều thất bại.

Điều làm giới võ thuật Trung Hoa lo ngại nhất đó là sự chuyên nghiệp và những đòn đả thương không gợn tay của các võ sĩ muay Thái. Xét trên thực tế, yếu tố này sẽ là lợi thế rất lớn cho muay Thái trước Nga My phái và các môn phái võ thuật Trung Hoa. Bởi, hiện nay các võ đài ở Thái Lan vẫn thường xuyên diễn ra các trận đấu máu lửa giữa các võ sĩ muay. Chấn thương nặng và máu lênh láng trên sàn đấu muay là điều thường xuyên xảy ra. Điều này trái ngược với quyền pháp của võ thuật Trung Hoa, vì dù rất uyên thâm, kỹ thuật chặt chẽ, nhưng lại nghiêng về tính biểu diễn. Cách đây 4 năm, muay Thái và các môn phái của võ thuật Trung Hoa đã có một cuộc đụng độ ở tỉnh Quảng Châu nhưng bất phân thắng bại. Còn lần này, việc phân định cao thấp giữa muay Thái và võ thuật Trung Hoa sẽ được định đoạt vào ngày 19.12 tới.

Tây Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giờ Thìn Ngày 20/11 âm năm Kỷ Sửu Liệu Muay Thái có cơ thắng Nga My không? Đỗ Xích Khẩu => thắng vất vả

Chà chà không biết kết quả sẽ như thế nào, hồi hộp quá. Lại thêm một cơ hội luyện LVDT :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe mấy ông cậu nói lại, ngày xưa khi các võ sĩ thượng đài đấu muay thái thì sau hậu đài đã để sẳn hai..."cây hàng". Em nào tử trên võ đài thì ra về trong "hàng" rất êm xuôi. :D

Cũng mấy ông cậu nói rằng các võ sĩ muay Thái ngoài luyện quyền cước tay chân ra, thường có dùng bùa ngãi, gọi là võ bùa. Chẳng biết thực hư ra sao, nhưng khi lên đài là các võ sĩ múa may, bái lạy thấy cũng kiểu cách nhiêu khê.

Trước kia đấu trường Việt Nam cũng đã đụng độ với Bốc Thái, nghe đâu ta thất bại cũng nhiều mà thắng cũng không ít. Có cả Nữ võ sĩ Bốc Thái đấu với Nam võ sĩ Việt Nam. Anh nào không vững tâm cũng rớt như sung.

Bây giờ thì Bốc Thái với Thiếu Lâm. Hấp dẫn!

Muốn biết sự thể ra sao, xem hồi sau sẽ rỏ.

:unsure: Thiên Đồng :wub:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muay Thái chú trọng cương mãnh, kết hợp với sự lì lợm, chịu đòn giỏi, lấy sự nhanh nhẹn cứng chắc của tay, chân, đặc biệt xương ống quyển, gối là vũ khí đả thương đối phương. Ngược lại Thiếu lâm có xu hướng chú trọng nội công, phát triển năng lực con người lên một mức độ cao hơn bình thường.

Lý thuyết là vậy, thực tế ngày nay khi thượng đài quốc tế hoặc đánh lộn ngoài đường, ở hầu hết tất cả môn võ, yếu tố nội công hầu như kém thế so với ngoại công, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ, cứng chắc của tay, chân, sự lì lợm chịu đấm ăn xôi sẽ quyết định thắng bại. Lý do đơn giản là muốn luyện và ứng dụng được nội công phải mất nhiều thời gian và công sức, thêm vào đó là yếu tố tôn sư chân truyền và môi trường cực kỳ thuận lợi cho việc luyện võ. Do đó, cộng thêm môi trường va chạm, đấu võ đài thường xuyên, võ sĩ Myan Thái có phần nào ưu thế.

Xem đấu võ đài khốc liệt và thực tế nhất là đánh trong lồng bên Mỹ, giải Utimate Champion, nơi không phân biệt môn phái, miễn đủ sức là đăng ký lên đài, tiền thưởng dù thắng hay thua đều rất lớn. Hầu như các võ sĩ đấu ở đây đều có trình độ võ công thượng thặng của ít nhất 2 hoặc 3 môn võ, suốt ngày chỉ ăn và tập với sự hổ trợ của cả 1 đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, thể lực, y tế, tài chánh, PR...v..v..Điều kỳ lạ là hầu như tất cả khi thượng đài đều giấu gốc tích võ công của mình ví dụ ông Takewondo thì rất ít mặc võ phục Takewondo khi chạy lên đài , ông Thiếu Lâm, hay Fujitsu cũng vậy. Có thể việc này nhằm giảm thiểu sự mất mặt môn phái ví dụ như "hey..hey...hôm nay Takewondo bị Thiếu lâm đả bại hay, Thiếu lam bị Fujitsu đánh chèm bẹp..v..v.." cũng có khi các võ sĩ tập luyện nhiều quá, và khi lâm trận đòn thế xuất ra tổng hợp, không biết mình thuộc môn phái nào nữa. Môn phái nào tự cho mình hay thì có thể đăng ký đấu ở đây là ấn chứng uy tính nhất.

Giải Utimate, có thể sử dụng bất kỳ đòn thế nào ( hình như chỉ cấm móc mắt), cũng chia hiệp nhưng sẽ đấu hoài đến khi nào 1 bên xin thua hoặc bất tỉnh, trọng tài rất ít khi can thiệp dừng trận đấu. Hãi nhất là cảnh 1 ông đè nghiến ông kia xuống, cứ thế đấm liên tục vào mặt, máu me tóe loe cho đến khi nào ông kia đập tay chịu thua, không thì cứ đánh hoài, mặt nát nhừ như tương, không phân biệt đâu là mắt đâu là môi. Hoặc cảnh 1 ông ôm 2 chân dốc ngược đầu, nâng ông kia lên lên dộng đầu xuống đất, chiêu này sát thủ nhất, lãnh chiêu này nhẹ thì lập tức bất tỉnh, năng thì gãy cổ đi luôn. Tuy tàn bạo và khốc liệt nhưng chính vì trọng tài ít can thiệp và da thịt các võ sĩ như cao su, đánh vào không thấm ( trừ phi đánh vô chổ hiểm như quai hàm, sống mũi) nên các võ sĩ có xu hướng dùng xông vào vật nhau, không có cơ hội thi triển chiêu thức tay chân nên bên Nhật ra đời môn K1 cũng tương tự như không cho vật. Đánh cũng rất ác liệt, đòn thế đẹp và phong phú hơn và quan trọng là cũng bất lể môn phái nên lâu lâu thấy Sumo đánh với võ nhảy Brazin hay đáo để, hay võ Phi châu nhảy chồm chồm khi khỉ đấu với quyền anh chỉ biết đấm, hài hước vô cùng.

Ở Việt nam lúc trước có giải đánh lục tỉnh, trước khi đánh đài, võ sĩ ký cam kết không thưa kiện và sắp sẳn 2 quan tài dưới đất, mời gọi võ sỉ khắp nơi thượng đài ấn chứng võ công. Nghe kể lại, lúc đó Muay Thái cũng cử võ sĩ qua đấu cũng có khi thắng, có khi bị đánh bầm dập, võ sĩ quyền anh da đen cũng vậy. Một sô tên tuổi Việt nam còn lưu lại như Long Hổ Hội, Huỳnh Tiền, Mút ta da..v..v..

Muay Thai với lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng mạnh bạo, còn được gọi là Nghệ thuật bát chi”, tức là chiến đấu bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả, khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thai không từ nan bất cứ mục tiêu nào cố gắng đánh gục đối thủ ngoại trừ 2 nơi mà theo luật định thượng đài của Muay Thai cấm đó là đánh vào đầu hoặc hạ bộ. Sở trường của các võ sĩ Thái là chuyên cần tập luyện những đòn chân như phang thẳng, quét vào ống quyển đối phương, khi áp sát hoặc đối phương chưa kịp hoàn hồn là họ tới tấp các đòn đánh chỏ, gối, đấm đủ loại múc, mốc vào nhược điểm trên thân thể để chiếm ưu thế tối đa, họ thường áp đảo kỹ thuật “trên đe dưới búa”, tức là nghiêng người tay phóng chỏ vào lưng đối phương, đồng thời lên gối lên vào bụng như đưa đối thủ làm thớt bị buá và dao cùng chém vào, hoặc kỷ thuật phóng người lên đá bằng gối vào nhược điểm dưới càm và cổ đối phương nhằm hạ gục anh ta tức khắc.

Phương tức tập luyện của các võ sĩ rất đơn giản bằng cách tập đá vào thân cây chuối, bao cát, chạy cự ly dài, bơi lội, nhảy dây, tập với các mục tiêu di động bằng cách buộc trái banh trên các sợi đây rồi đá liên tiếp để luyện sự chính xác và nhanh. Khi thượng đài các võ sĩ Muay Thai được trang bị rất đơn giản, không cầu kỳ các trang bị an toàn như luật đấu của Karate hay Taekwondo mà chỉ quần ngắn, bao tay theo kiểu của quyền anh thế giới, chân quấn băng.

Nói Muay Thái ( hay bất kỳ môn võ nào khác) ưu thế hơn hoặc đòn thế sát thủ hơn cũng không phải. Vấn đề là luật thi đấu, ví dụ khi thể thao hoá, luật Karaté, Taewondo không cho dùng gối, cùi chỏ trong thi đấu, lâu dần môn võ đó mất đi tính thực dụng và mức độ sát thương. Nhưng thực tế trong các lò võ, môn phái nào, Tây Tàu Ta gì cũng còn lưu truyền những đòn thế có thể lấy mạng đối phương khi trúng đích. Khi thượng đài Karate boxing, Muay Thai, võ cổ truyền VN ngày nay mang bao tay da mềm, to hạn chế sát thương chứ khi đấu Utimate, hoặc giải đấu lục tỉnh thời xưa võ sĩ không mang găng tay hoac chỉ mang găng tay mỏng, tha hồ xỉa, móc, trảo, điểm thì mới biết võ nào ghê gớm hơn võ nào

Khi thi đấu tự do thì chưa biết mèo nào cắn miễu nào, nhưng chỉ có thể nói võ sĩ này thắng võ sĩ chứ kia chứ ít ai dám tuyên bố môn phái này thắng môn phái kia vì nếu nó dở thì đã bị lịch sử đào thải từ lâu rồi, tồn tại đến ngày hôm nay tức phải có một nội lực bản lãnh nào đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quanh vụ muay Thái thách đấu Thiếu Lâm tự

09/12/2009 1:25

Posted Image

Ông Lý Kiện Bình (trái) không tin có chuyện thách đấu nghiêm túc - ảnh: sina.com

Những ai đang trông ngóng trận đấu lịch sử giữa muay Thái với cao thủ võ lâm Trung Hoa vào ngày 19.12 tới có thể sẽ thất vọng, bởi các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận việc này. Tờ China Daily vừa qua đã đưa tin: việc 5 võ sĩ muay Thái tung lời thách đấu với chùa Thiếu Lâm đã gây xôn xao chú ý không chỉ riêng ở xã hội hai nước, mà còn đẩy sự đối kháng giữa võ thuật Trung Hoa và muay Thái lên một cao trào mới.

Tên tuổi của 5 võ sĩ này đã được xác định là Phỉ Thái Khắc, Xá Thụ Liên, Nạp Như Liên, Xá Sơn và Khảo Khắc Thái (phiên âm theo báo chí Trung Quốc). Theo kế hoạch thách đấu, họ sẽ tập trung tại Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông vào ngày 19.12 tới để tham gia trận đấu lịch sử này.

Trước lời thách đấu nói trên, đại diện của chùa Thiếu Lâm cương quyết khẳng định lập trường không nhận thách đấu với lý do: "Đối phương lợi dụng danh tiếng của chùa Thiếu Lâm để tạo scandal". Trong khi đó, Hội trưởng Hội Nghiên cứu võ thuật Nga My, chưởng môn Nga My - ông Uông Kiện - lại cho rằng "không thể nhẫn nhục" trước lời thách đấu này và đã đệ đơn lên Hiệp hội Võ thuật Trung Hoa, xin chấp thuận cho nhận lời thách đấu.

Tuy nhiên, theo nguồn tin của China Daily, sau khi gặp gỡ ông Trần Quốc Vinh - Chủ nhiệm Trung tâm quản lý Hiệp hội võ thuật Trung Hoa - thì hiệp hội này cho tới nay vẫn chưa nhận được một tờ đơn nào của phía Nga My. Ông Trần nhấn mạnh: "Cơ chế tổ chức các cuộc thi tranh bá ở Trung Quốc không cho phép tự do đăng ký xin tham gia. Mọi thành viên tham gia thi đấu sẽ do đội tuyển võ thuật quốc gia đích thân tuyển chọn căn cứ vào năng lực và vào biểu hiện của từng trận đấu trước đó. Thậm chí nếu có thi đấu đi chăng nữa, chúng tôi cũng không dùng võ sư dân gian. Không phải chúng tôi phủ nhận họ, nhưng để bảo đảm an toàn cho thí sinh, chúng tôi nhất thiết phải tuyển chọn các vận động viên chuyên nghiệp".

Trong khi đó, ông Lý Kiện Bình - huấn luyện viên trưởng đội quyền Anh quốc gia Trung Quốc, đồng thời là giáo sư Học viện võ thuật Vũ Hán - đã tuyên bố lời thách đấu trên chỉ là bịa đặt. Do từng nhiều lần làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia, ông Lý hiểu rất rõ về đặc điểm của muay Thái và kungfu Trung Hoa. Ông cho biết: "Thách đấu Thiếu Lâm, Thiếu Lâm không dám nhận lời. Nga My xuất trận, viết huyết thư… tất cả đều là bịa chuyện".

Từ năm 2001 tới nay, Trung Quốc và Thái Lan đã tổ chức 6 trận đấu tranh bá quyền Anh với quy cách: mỗi bên cử 5 vận động viên tiến hành các trận đấu 1 chọi 1, gồm 5 trận, mỗi trận 3 phút. Từ kết quả các trận đấu này cho thấy thực lực hai bên tương đương nhau, trong đó kungfu Trung Quốc có nhỉnh hơn chút ít.

Nguyễn Lệ Chi (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay