Trần Phương

Ngày nay, văn hóa CHỬI đi đến đâu ?

48 bài viết trong chủ đề này

VĂN HÓA CHỬI ... :(

Bản 1

Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái xám. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy … ấy … ấy !

"Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nỏ sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy …ây … ấy.

Mày mà ăn thị con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày.

Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá ! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, để sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá.

Bồn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy.

Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a … Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày”

_________________________________

Bản 2

Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này:

"Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà ?”

“Cha cố tổ mười đời cha bay. Bây ăng chi mà ăng ác rứa ? Bây tham chi mà tham vô hậu rứa ? Cứ sáng sáng mấc cái thóng, đứng bóng mấc cái niêu, chiều chiều mấc lẻ củi, túi túi mấc con gà. Diều dọi chi cho cam, một bầy ba cong gà xám, tám cong gà vàng, rứa mà hắng ăng mất môột cong, chừ đếm đi đến lại, coòng mười môột con. Bay ăng chi mà ăng vô hậu rứa ? "

*************************

Đó là chuyện ở xóm làng thôn quê ngày xưa. Còn bây giờ ? Ở thành thị hiện đại... Văn hóa CHỬI đi đến đâu ??

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn bây giờ ? Ở thành thị hiện đại... Văn hóa CHỬI đi đến đâu ??

Ngày xưa, khi tôi còn nhỏ, thấy bọn trẻ con nhà giàu thường chửi những kẻ nghèo mà thô lỗ là: "Đồ khố rách, áo ôm". "Đồ chửi cha, mắng mẹ".

Bây giờ theo anh gọi là "văn hóa chửi" . Có thể vì thế các học giả khả kính trình độ giáo sư tiến sĩ có văn hóa nên không chửi như vậy. Họ chỉ bảo rằng: "Thời Hùng Vương ông cha ta ở trần đóng khố" và coi đó là khoa học. Rất nhiều người vỗ tay.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy ngẫm chuyện đời thấy cũng buồn cười! Ngày trước Trần Quốc Vương đẻ ra một thuật ngữ "Văn hóa Ẩm thực" thế là ầm ĩ cả lên. Hình như có cả một câu lạc bộ hay hội "Văn hóa Ẩm thực" do ông Vương cầm đầu. Sau khi ông Vượng lâm chung thì cái tổ chức này nghe đâu cũng không tồn tại. Bây giờ anh Trần Phương lại sáng kiến ra "Văn hóa chửi" một cách hợp lý với tiêu chí của Trần Quốc Vượng. Đúng quá! Nếu không thế sao Nguyễn Công Hoan lại đưa vào sách văn học hẳn hoi. Theo tôi nghĩ còn có nền văn hóa "Ca - bi - nê" nữa đấy. Tập hợp được những giá trị văn hóa "Ca bi nê" bắt đầu từ "Đổi thùng" sang "Hố xí hai ngăn", "cầu tõm" rồi WC, toalet ..."Sướng nhất quận công"......là nền tảng căn bản của văn hóa "Ca bi nê"...Híc! Sau này còn có thể có "Văn hóa hôi nách" mà bắt đầu từ băng phiến, phèn chua xát nách...cho đến các loại dụng cụ xát nách cao cấp ngoại nhập từ Hàn quốc, Nhật Bản. Tôi nghĩ nền "văn hóa hôi nách" là rất cần thiết trong giao tiếp ứng xử. Nói tóm lại, khi những trào lưu văn hóa kiểu này nở rộ thì phải tôn vinh ông Trần Quốc Vượng làm tiên sư. Bởi ông là người đầu tiên sáng tạo ra một thuật ngữ mà trong đó giá trị văn hóa với tên gọi của nó được đính kèm với một trạng từ. Giáo sư Trần Văn Khê mặc dù đi đâu cũng tôn vinh nghệ thuật và tính minh triết trong bữa ăn của người Việt Nam cũng chưa được coi là tiên sư của các trào lưu văn hóa thời thượng. Bởi ông Trần Văn Khê không sáng tạo được thuật ngữ hoành tráng là "Văn hóa ẩm thực".

Thật ra thì ông Trần Quốc Vương được tôn vinh là tiên sư của văn hóa chửi tôi nghĩ cũng xứng đáng!

Chính ông là một trong số những nhà khoa học hàng đầu trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm cho rằng: "Thời Hùng Vương là một liên minh gồm 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố".

Chưa hết! Cũng ông Trần Quốc Vương thay vì chửi tục "Đ....mẹ" thì ông viết bài trên BBC có nội dung bình phẩm phụ nữ Việt thời Tàu lấy Tàu, thời Tây lấy Tây, rồi Đài Loan, Hàn Quốc... hàm ý dân Việt lai căng cả. Bài này của ông bị cụ Lê Gia cho một trận cũng rất văn hóa trên báo - một phạm trù văn hóa - hẳn hoi :" Xin hỏi ông lai giống gì?"

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong văn hóa ngôn ngữ nói và lời ca, có cái hay và tinh tế là người Việt rất thích dùng văn vần, dùng lối văn vần sẽ rất dễ đi vào lòng người và dễ nhớ. Từ những câu chuyện Thị Mầu năm xưa như : "Trình làng trình chạ, thượng hạ tây đông, con gái phú ông, tên là Mầu Thị ..." đến những tác phẩm văn học hay thậm chí trong các văn chính luận hay các băng rôn tuyên truyền như : "Dù gái hay trai chỉ hai là đủ", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa công này khắc ghi", "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" ... :(

"Chửi" là một phạm trù mang tính cảm tính, không phải là lý luận. Nhưng trong "chửi" cũng có văn hóa của nó, tôi thấy các bài "chửi" trong các mẩu chuyện dân gian VN rất vần điệu và hay đáo để, điều đặc biệt của nó là không đụng chạm gì tới ai cả, ai biểu ăn cắp để người ta chửi, mà cũng vì không biết ai ăn cắp nên mới chửi đổng vậy chứ nếu biết thì "ăn đòn" rồi chứ đâu có còn chửi nữa, tôi ví dụ ở đoạn này :

Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a … Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày

Thơ lục bát hẳn hoi chứ bộ :P

Ngày nay, những lúc có dịp đi giao dịch và ký hợp đồng ở các trường học, trong giờ giải lao, tôi nhận thấy các em học sinh cũng đệm những câu chửi đổng, nhưng cái đáng buồn là có quá nhiều từ dung tục, kể cả khi có người lớn và thầy cô xung quanh nhưng đều rất dửng dưng và coi như chuyện thường ngày khi các em (cả nam lẫn nữ) la hét và buông hàng tràng tiếng ... Đan Mạch !

Vừa qua, có một vị thiền sư vì quá bất nhẫn trước việc tổ tiên bị phủ nhận, người ta cho rằng dân ta chỉ biết đọc, biết viết, biết thơ, biết nhạc, ... nói chung là biết đến văn hiến bắt đầu từ thời Sỹ Vương, còn trước đó chỉ là lũ người khố rách áo ôm, mới thoát thai từ bầy người nguyên thủy, ... nên vị thiền sư này mới buông một tiếng là "khốn nạn", tôi thấy chẳng đụng chạm gì tới ai cả nhưng lại bị cho rằng "bất kính với tiền nhân", tôi thì lại nghĩ ông ấy giận dữ (chỉ là cảm xúc) vì người ta xúc phạm đến tiền nhân đấy chứ, ... Hết biết ! Đời là vậy ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi học năm đầu đại học, LacTuong học môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" với thầy Trần Ngọc Thêm (TNT),lúc ấy nhiều bỡ ngỡ bờ ngờ, chẳng hiểu mô tê cái gì là "văn hóa". Nghe thầy Thêm giảng thuyết Âm Dương và khẳng định thuyết đó là của người Việt, Bát quái là của người Tàu thì càng ngạc nhiên một cách lạ lùng ta ơi!

Rồi thầy bảo rằng có một mảng văn hóa gọi là..."Văn hóa chửi". Thầy TNT kể, chính thầy là người hướng dẫn cho một sinh viên làm đề tài này, đề tài "Văn hóa chửi của người Việt". Thầy dẫn sinh viên đó đi thực tế về quê thầy và nhiều lần kiếm cớ để làm cho bà cô chửi. Cuối cùng thì cũng được một bài chửi ra hồn. Và sau đó người học trò, đúng hơn là người nữ sinh viên này, đã trở thành vợ của GS Trần Ngọc Thêm. Âu là cái duyên đó cũng một phần nhờ..."Văn hóa chửi của người Việt".

LacTuong :( :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa là gì? Hầu hết các nhà pha học trong nước và cộng đồng pha học thế giới khóc tiếng ...Hin Du. Họ sưu tầm được trên 300 định nghĩa về "Zdăng ghóa" và cãi nhau như mổ bò. Tất nhiên là rất "văn hóa cãi nhau". Toàn những cao nhân từ 1m 5 đến hơn 2 m bảo vệ luận cứ của mình như là chân lý bất biến. Bởi vậy họ đã có công chuyển từ "văn hóa tranh luận" sang "văn hóa cãi nhau" rồi thành "văn hóa mổ bò". Rút cục vẫn rất chi là bế tắc . Thế là một cao nhân 1m 69 là Trần Quốc Vượng phải dùng một thủ thuật phân nhỏ định lượng khái niệm văn hóa ra gắn liền với một trạng thái định tính là "Văn hóa ẩm thực". Ông Trần Quốc Vượng vốn lổi tiếng, thế là cái zdấn đề được tung hê lên. Ối giời ơi! Thế là nó đẻ ra cả hàng ngàn cái giá trị "zdăng ghóa". Bắt đầu là "văn hóa ẩm thực", văn hóa chửi - Lúc đầu cứ tưởng là của anh Trần Phương sáng tạo, té ra bản quyền thuộc về ông Trần Ngọc Thêm.

Ối giời ơi! Chu choa, mèng đéc, mế, bầu, bọ, bủ ơi! Thế này thì cái văn hóa "ca bi nê", "văn hóa hôi nách" đầy sáng tạo của tôi chết chìm trong một đống "văn hóa gội đầu", "văn hóa bikini", văn hóa ăn (Việt hóa khái niệm văn hóa ẩm thực của Trần Quốc Vượng), văn hóa nhậu (Cụ thể hóa một trạng thái của văn hóa ẩm thực của Trần Quốc Vượng), văn hóa long sàng....văn hóa thuốc bắc, văn hóa đi bộ, văn hóa đi xe, văn hóa sơ mi cà là vạt, văn hóa mô to, xe máy. văn hóa ...hị..hị mệt wá...hết nói nổi.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy, cụm từ "văn hóa chửi" lần đầu tiên tôi được biết từ tài liệu "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của GS Trần Ngọc Thêm cách nay hơn 10 năm, trong đó GS Trần Ngọc Thêm cũng có nói đến các loại văn hóa khác như : VH ăn, VH mặc, VH ở, ... :P Sau này, tôi cũng được nghe nhiều bậc trí giả nói rằng : "chửi" là thuộc về phạm trù cảm tính, con người nào - dân tộc nào cũng có, nhưng trong "chửi" cũng cần phải có "văn hóa" :(

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cá nhân Phoenix với những gì được biết về hai chữ "văn hóa" trong hơn mười năm tìm hiểu thì đọc topic thấy thật là buồn. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic! "Nại" bàn về zdăng ghóa!

Trong trang "Văn hóa học" - ngay trang chủ mới oai - chạy một hàng chữ của ông Tây Văn hóa - tức "nà" đồ nhập cảng hẳn hoi chứ không phái thứ "nô" can.

" Văn hóa là cái gì còn lại khi ta wên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả"

Dưới ký Edouard Herpiot. Ghê chưa. Hẳn Tây ký nha.

Lần đầu tiên Sư Thiến tui xem một định nghĩa về zdăng ghóa là của quí ông cũng rất "lổi" tiếng - tuy không bằng Trần Quốc Vương - là Đào Duy Anh trong "Việt Nam Văn hóa Sử cương". Ông này định nghĩa "Zdăng ghóa" là sinh hoạt. Hic! Định nghĩa kiểu này thì mấy cái sinh hoạt trên giường cũng là zdăng ghóa sao? Nhưng ngày ấy Sư Thiến tui còn nhỏ. Mới 18 đôi mươi còn ham "văn hóa" nên không để ý. Bi zdờ già rồi - Khả năng "văn hóa" không còn nữa, mới hút thuốc "nào". uống trà mạn hảo suy ngẫm về cái zdăng ghóa của Đào Duy Anh thì thấy mọi sinh vật trên thế gian này đều sinh hoạt. Híc! Thế thì đến con chó cũng có "zdăng ghóa". Vậy thì sinh hoạt hổng phải "zdăng ghóa". Zdăng ghóa là những cái gì thuộc về con người chứ nhẩy? Sau khi lần mò cái "văn hóa" của Đào Duy Anh chán bèn sang cái khác! Híc! Cái zdăng ghóa của Trần Quốc Vương! "Văn hóa Ẩm thực". Ấy là nói chữ theo lối Tàu. Còn nói theo lối ta thì là "văn hóa ăn uống". Híc! Thế thì cái định nghĩa này của Trần Quốc Vượng chỉ là cụ thể hóa cái zdăng ghóa của Đào Duy Anh mà thôi! "Ẩm thực" là một trạng thái sinh hoạt. Hic! Bởi vậy từ cái định nghĩa cao cấp 1m 69 này nên nó mới đẻ cái "Văn hóa chửi" - Một trạng thái sinh hoạt khác!

Chẳng bít văn hóa là cái gì nên mới nhập nhằng lấy một câu mơ hồ của ông Tây ngoại nhập một định nghĩa về văn hóa!

" Văn hóa là cái gì còn lại khi ta wên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả"

Hê! Hê! Hê! Thế thì cô bồ nhí xinh đẹp chính là cái còn lại khi xếp đã wên tất cả các cô bồ to trước đó! Và đó cũng chính là cái còn thiếu khi đã mần tất cả! Cái zdăng ghóa này thì chắc không được mẹ ngỗng nhà tôi thừa nhận rùi! Hê! Hê! Hê! Đừng có chỉ cô bồ nhí mà bảo rằng thì là "Đây chính là cái "văn hóa" của tao".

Này! Đừng có bảo Sư Thiến tôi xuyên tạc văn hóa nha! Phải tội đấy! Khi mà các "ranh nhân" với chiều cao khiêm tốn chưa định nghĩa được thế nào là "zdăng ghóa" thì lấy quái gì ra định nghĩa "zdăng ghóa" để xuyên tạc?!

Bùn wá! Một cái khái niệm con con như vậy mà cả Tây lẫn ta trong "lước" "nẫn" ngoài "lước" chưa định nghĩa được. Vậy mà dám "khoe" quan điểm lịch sử phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt "nà" được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận".

Nói cho các cao nhân với chiều cao khiêm tốn biết: "Văn hiến" chính là tinh hoa của văn hóa đấy! Đến cái "văn hóa" còn chưa thấu đáo thì đừng tham vọng đụng đến nền văn hiến Việt! Trong tiếng Anh không có từ "Văn hiến"!

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix có lần tham gia buổi giới thiệu về "văn hóa doanh nghiệp" của học viện doanh nhân PACE do anh Giản Tư Trung trình bày.

Trình bày hết một ngày lòng vòng, anh Trung kết luận: "Văn hóa là ... là dzậy đó". Cái "dzậy đó" là những ví dụ mà theo anh nó thể hiện sự văn hóa của con người. Anh Trung có nói với Phoenix: "giảng thì vậy chứ làm văn hóa doanh nghiệp khó lắm. Chủ yếu là ông sir phải hiểu mới làm được"

Cá nhân Phoenix cảm thấy hơi tiếc cho buổi giảng của anh Trung vì anh nói cả một ngày trời rồi cuối cùng chính anh cũng chẳng định nghĩa được "văn hóa nó là cái gì?". Vậy thì làm sao có thể dạy doanh nghiệp làm "văn hóa doanh nghiệp".

Hai chữ "văn hóa" này quả là chủ đề lớn.

Vài hôm nữa rảnh Phoenix sẽ pót thêm mấy bài :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân chủ đề của anh (chú) Trần Phương đưa ra, Phoenix mạn phép góp vài thông tin nho nhỏ bàn luận chủ đề này. Để xem có nên dùng hai chữ "văn hóa" gán cho mọi thứ trên đời hay không??

Xin có vài thông tin liên quan đến chữ "VĂN HÓA":

VĂN HÓA LÀ GÌ?????

Phải nói định nghĩa được khái niệm "văn hóa" không hề đơn giản tẹo nào kể cả ở Phương Đông cũng như Phương Tây. Ở mỗi góc độ và tầm nhìn khác nhau, người ta lại đưa ra một cách nhìn nhận xem ra có vẻ giống nhau hoặc là chẳng giống nhau chút nào. Điều đó cho thấy tính trừu tượng rất cao của khái niệm này. Và nếu chẳng hiểu nó là gì thì việc sử dụng nó (chỉ nói riêng về mặt từ ngữ khái niệm) cũng có thể sẽ thành khiên cưỡng hoặc tùy tiện.

Dưới đây Phoenix xin trích số ít ỏi trong những định nghĩa, khái niệm, quan điểm về "VĂN HÓA" mà Phoenix sưu tầm được trong nhiều năm qua vì thời gian hiện tại chưa cho phép Phoenix tham luận sâu vào chủ đề này.

Giới thiệu một số quan điểm để tham khảo:

(phần chữ đậm gạch chân là do Phoenix thêm vào)

1. Bài viết trong Tạp chí văn hóa nghệ thuật:

"Khái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người.

Năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một cuốn biên soạn về những ý đồ định nghĩa khái niệm văn hóa – hay những khái niệm gần gũi với nó – trong khoa học xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính), mà cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này. Theo A. Kroeber và C. Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng. Một cách, thừa kế triết học thời Khai Sáng, gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là “văn hóa”. Cách sử dụng kia, chuyên về nhân học hơn, thì gọi là văn hóa “toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871.

Hai nghĩa này của từ văn hóa vẫn tiếp tục cùng tồn tại khá yên ổn qua những cách dùng hàng ngày của chúng ta. Nhưng từ đầu thế kỷ XIX, khi dự án phát triển một khoa học về con người đã hình thành, thì những ai đảm đương gánh nặng ấy đã phải chịu những bó buộc giống nhau: tìm hiểu cả tính thống nhất lẫn tính đa dạng của giống người. ở đây, khái niệm văn hóa chiếm một vị trí ngày càng tăng do đã đẩy ra khỏi trường khoa học khái niệm tôn giáo “linh hồn”, khái niệm chính trị “quốc gia” hay khái niệm theo thuyết tự nhiên “chủng tộc”. Như vậy, sự vận động của các khoa học xã hội và nhân văn, trong trường của chúng, có thể được đồng hóa với sự vận động đi lên của khái niệm văn hóa như là đối tượng tri thức và thực thể độc lập, và có những cách giải thích riêng của nó.

Dù rất co dãn, khái niệm văn hóa mang theo một vài giả định căn bản. Giả định thứ nhất là văn hóa đối lập với tự nhiên. Cái văn hóa trong con người là cái dường như không có ở những sinh vật khác: tiếng nói có âm tiết, năng lực tượng trưng, sự hiểu biết. Nếu những khả năng ấy tạo thành cái riêng của con người, thì đó không phải chỉ là chúng không có ở động vật mà còn vì chúng được truyền đi theo những con đường khác với tính di truyền: bằng luyện tập, tiếng nói, bắt chước, tất cả những gì mong manh, dễ biến dạng và có thể đảo ngược mà tính di truyền sinh học và mã di truyền không thể có.

Văn hóa chống lại chủng tộc

Mới cách đây vài chục năm, thật thông thường khi đặt tên cho một cuốn sách có tính chất tộc người học bằng công thức ‘Phong tục và tập quán của…’, tiếp theo là tên một cư dân, không kể lớn nhỏ: một nhóm, một tộc người, thậm trí dân cư một nước hay cả một lục địa. Ngày nay, người ta có lẽ sẽ viết “Thử bàn về văn hóa của những…”. Đây không chỉ là một sắc thái. Bất chấp tính co dãn của nó, khái niệm văn hóa thật ra chuyển tải những định nghĩa khác ngoài “phong tục” và “tập quán”. Trong nhân học, nó được dựng lên không chỉ như một đối tượng tư duy với nội dung thay đổi qua thời gian, mà như một công cụ phê phán: trước hết chống lại các lý thuyết chủng tộc, rồi chống lại thuyết tiến hóa. Năm 1871, khi E.B.Tylor đề nghị định nghĩa văn hóa bằng một công thức phức hợp (“một tổ hợp toàn bộ gồm những tri thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, phong tục và những năng lực hay tập quán khác do con người có được với tư cách thành viên của xã hội”), thì từ quan trọng trong đó là “có được”. Làm như vậy, ông đã bác bỏ cách nhìn chung đối với những mô tả chủng tộc, coi nguồn gốc của “phong tục và tập quán của những dân dã man nhất là cấu tạo thể chất của họ, là ảnh hưởng của khí hậu đối với cấu tạo này hay đối với cấu trúc đơn giản nhất mà được giả định của bộ não họ. Ông đã dứt khoát phá bỏ sự liên kết dù còn mờ mịt, nhưng đã cắm sâu vào đầu những nhà nhân học “thể chất”, giữa “chủng tộc” và “phong tục”. Hơn thế nữa, chỉ riêng việc gán một nền ‘văn hóa” cho tất cả các dân đáng được quan sát cũng đã phá bỏ sự phân chia thế giới thành những dân “văn minh”. một bên, và những dân “tự nhiên”, một bên khác. Một cách đơn giản hơn, E.B.Tylor đã đặt những cột mốc lấy văn hóa làm thuộc tính chung cho cả loài người.

Tuy nhiên, giống với nhiều người khác vào thời ông, E.B.Tylor vốn là một người theo thuyết tiến hóa: tính đa dạng của các văn hóa đối với ông là một bảng danh mục những tàn tích của một lịch sử tiến bộ lâu dài đưa tới nền văn minh hiện đại. Như vậy, tất cả các “văn hóa” không phải ở cùng một giai đoạn: giống như đối với Lewis H.Morgan hay Robert Lowie, những người cùng thời với ông, đã có những văn hóa “hoang dã”, “man dã” và “văn minh”. Chúng không ngang nhau trước lịch sử, và sự phân chia ấy đã trải qua một con đường dài, vượt xa cả các lý thuyết tư biện làm chỗ dựa cho chúng: khái niệm “xã hội nguyên thuỷ” đã tiếp tục sống sau khi văn hóa tìm được khái niệm cân bằng với nó (tức “Văn hóa nguyên thuỷ” – BT) trong động thái tiến bộ thế giới.

Tầm quan trọng của khái niệm văn hóa còn tăng thêm khi vào năm 1896, chuyên gia về các xã hội da đỏ châu Mỹ Franz Boas tấn công vào những cách nhìn so sánh của những người theo thuyết tiến hóa. Ông thấy là quá đáng khi đặt các văn hóa trên một thang văn minh và thậm chí so sánh chúng với nhau.mỗi xã hội phải được xem xét từ bản thân nó, trong số phận của nó và do đó, văn hóa của nó chỉ có thể dựa vào tính riêng biệt của nó đối với một nhóm người nào đó, thậm chí như người ta viết hiện nay, căn tính của nó Đối với ông, . Và từ cách nhìn kinh nghiệm ấy đẻ ra, một cách trực tiếp nhiều hơn hay ít hơn, hai cách dự định nghiên cứu văn hóa khác: ‘chủ nghĩa duy văn hóa” Mỹ và “chủ nghĩa chức năng” Anh.

Văn hóa để làm gì?

Trong nhiều biến thể về ý nghĩa mà từ “văn hóa” gánh lấy, có một biến thể được thể hiện bằng thành ngữ “có văn hóa”. ở thế kỷ XX, “có văn hóa” là nắm được tri thức văn học, nghệ thuật và khoa học. Nhưng trong những bối cảnh khác, văn hóa không chỉ có nghĩa là tri thức. Thậm chí còn ngược hẳn lại, đó là một ứng xử không thể giải thích được, như khi người ta khẳng định rằng “đến chậm những cuộc hò hẹn là một nét văn hóa Latin”. Tóm lại, ngay cả khi mọi văn hóa đều mang một phần tri thức, thì chủ yếu đó là tri thức ấy là đối tượng của một niềm tin có ý thức nhiều hay ít, do nó đóng vai trò “văn hóa” và quyết định hành động.

Như nhà nhân học Roy d’Andrade nhấn mạnh, có một văn hóa không có nghĩa như có một hiểu biết về nội dung của văn hóa ấy. Chẳng hạn, một người Âu có thể biết thế nào là “bỏ vợ” nhưng việc bỏ vợ ấy không phải là một phần văn hóa của anh ta. Nói cách khác, mối quan hệ giữa một người với văn hóa của anh ta không chỉ là một mối quan hệ tri thức: trong trường hợp này, nó mang một phần của sự đánh giá, của cái đã trải qua, của thái độ đối với việc “bỏ vợ”. Mặt khác, bỏ vợ không chỉ là một qui tắc cho phép một người đàn ông tống cổ vợ khỏi cửa. Thể chế này được bao bọc một tập hợp những biểu tượng về các quan hệ giữa các giới tính, về sự thống trị của nam giới. Tóm lại không được lầm lẫn khái niệm văn hóa với tổng số những tri thức được một nhóm người nào đó chia sẻ. Nếu hiểu như vậy thì văn hóa là một tác động tới cái cách mà chúng ta suy nghĩ và hành động. Do đó, văn hóa có nhiều chức năng mà về chi tiết có thể nêu lên như sau:

- Chức năng “biểu tượng”: mọi văn hóa chuyển tải tổng số quan trọng những tri thứctín ngưỡng đối với thế giới bao quanh ta, cũng như cái cách thế giới ấy vận hành và biến đổi;

- Chức năng xây dựng: văn hóa làm tồn tại những thể chế như hôn nhân, tiền bạc, luật pháp, ngôn ngữ mà chúng ta chấp nhận (hay không chấp nhận) những hệ quả của chúng.

- Chức năng hướng dẫn: bằng cách nhập tâm, văn hóa thúc đẩy chúng ta tới chỗ tuân theo những chuẩn mực hành vi. Sự tuân theo ấy gắn liền với nhiều kiểu khen thưởng: cá nhân, đạo đức, xã hội.

- Chức năng gợi ý (évocative): đối mặt với các sự kiện, văn hóa của chúng ta làm cho chúng ta cảm nhận những tình cảm, thể hiện những thái độ, do đó, mọi yếu tố văn hóa đều mang những xúc cảm. Những xúc cảm này có thể là tự nhiên, nhưng cái cách chúng ta sống (bằng cách che giấu chúng hay giải thoát chúng) cũng liên hệ với văn hóa chúng ta.

Việc thử định nghĩa rất rộng này về văn hóa và về tất cả những gì được gán cho nó đưa tới chỗ làm cho văn hóa trở thành một hiện thực tinh thần hơn là vật chất; nó không chỉ nằm ở các đồ vật, các thiết bị, các tượng trưng, mà còn ở các biểu tượng cố định trong các nào chúng ta. Tuy nhiên, đó không phải là những “nhận thức” đơn giản, mà là một tập hợp những biểu tượng huy động “toàn bộ đời sống tâm thần”, từ trí tuệ đến hành động, từ suy luận đến xúc cảm, như R. d’Andrade viết.

Điều đó có hệ quả là có nhiều góc nhìn hoàn toàn thích hợp để có thể mô tả cái chúng ta hiểu là văn hóa: từ những đồ vật nó chứa đựng (các tác phẩm, các tri thức, các tín ngưỡng v.v…), từ những thể chế và chuẩn mực được nó sử dụng, hoặc từ những thiết bị và những ứng xử do nó cai quản.

Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật"

2.

Trích LỜI GIỚI THIỆU của GS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG - Chủ tịch Hội Đông Nam Á học Việt Nam,Tổng biên tập tạp chí “Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay”,Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, tham gia giảng dạy về Văn hóa học ở một số trường Đại học về cuốn sách Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam của Gs. Trần Ngọc Thêm

"...Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợp, văn hóa như chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội… tạo nên hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hóa có khả năng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo tính bền vững của xã hội, tính kế thừa của lịch sử và không bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn. Trong quá trình hội nhập thế giới, trong khi khoa học kỹ thuật càng nhất thể hóa bao nhiêu thì, ngược lại, văn hóa lại càng được khu biệt bấy nhiêu. Như những dòng sông, văn hóa của các dân tộc bền bỉ tích luỹ, thâu nhận, gạn lọc tinh hoa từ muôn dặm nẻo, không ngừng chuyển tải và biến đổi, không ngừng giao lưu và mở rộng để rồi góp phần của riêng mình vào đại dương văn hóa mênh mông của nhân loại.

Nếu như ta hiểu văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt văn hóa của nó. Chả thế mà ngày nay chúng ta có tới mấy trăm định nghĩa về văn hóa, và trong khoa học nhân văn không có một khái niệm nào lại mơ hồ như khái niệm văn hóa. Văn hóa đã tồn tại cùng với quá trình phát triển loài người, nhưng thế giới mới chỉ xây dựng bộ môn văn hóa học từ cuối thế kỷ 19 với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận, nhiều trường phái khác nhau. Ở Việt Nam, bộ môn văn hóa học cũng chỉ mới hình thành gần đây; trước đó chỉ có những công trình về lịch sử văn hóa, nhưng khá tản mạn, thiếu hệ thống và chưa dựng được bức tranh toàn cảnh về cấu trúc văn hóa trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Khó khăn lớn nhất của bộ môn văn hóa học là việc xác định đối tượng và phương pháp tiếp cận thích hợp."

Và định nghĩa của Giáo sư Trần Ngọc Thêm phổ biến trong các nhà trường:

"VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội."

(Cơ sở văn hóa VN - giáo sư Trần Ngọc Thêm)

3.

Trích: Vấn Đề Văn Hóa Gốc Nguồn Việt Nam - Trần Xuân Ninh

Khi nói về văn hóa các tác giả Việt Nam đều nói về cái hay cái đẹp của văn hóa. Trong tự điển Thiều Chửu chữ "văn" được định nghiã là "cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp rõ rệt" như văn minh, văn hóa. Chữ "hóa" là cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. ...". "Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa, lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa". Trong bài "Văn hóa là gì", giáo sư Nguyễn Vô Kỷ đã định nghĩa văn hóa như sau: "Từ ngữ văn hóa là một tiếng Tàu đọc theo giọng Việt, tức tiếng Hán Việt. Nó gồm chữ văn nghĩa là đẹp, hay, khéo léo, và chữ hóa nghĩa là thay đổi, biến đổi. Nói chung thì: Văn hóa là tất cả những cái gì đã được làm thành đẹp, tốt, hay." . Giáo sư Kỷ đã khai diễn thêm: "Văn hóa là sự lựa chọn cái đẹp, cái hay giữa những gì con người tìm thấy trong thiên nhiên, và sự lưạ chọn này có ý thức"... "Mỗi cộng đồng có một văn hóa cho phép nó phân biệt với cộng đồng khác"... Và "Văn hóa được gắn liền với dân tộc. Một dân tộc sẽ biến mất nếu văn hóa của nó bị mất vì sẽ không còn gì để định nghiã và nhận diện nó nữa"

.....

Học giả Đào Duy Anh có một định nghĩa ngắn gọn và khách quan về văn hóa, không ăn nhập gì với nguyên nghĩa chữ văn và chữ hóa như là tự điển Thiều Chửu: "Hai tiếng văn hóa chỉ chung các phương diện sinh hoạt của loài người. Văn hóa tức là sinh hoạt. Vì rằng các sinh hoạt của các dân tộc không giống nhau nên văn hóa các dân tộc khác nhau...." Định nghĩa này rất gần với những định nghĩa trong sách vở hay tự điển Tây phương. Hãy lấy một định nghĩa trong tự điển The American Heritage dictionary để so sánh: Văn hóa (culture) là "toàn bộ những mô thức hành xử truyền đi trong xã hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, định chế và tất cả những thành phẩm khác của việc làm và tư tưởng con người đặc thù của một cộng đồng hay một dân tộc." (the totality of socially transmitted behavior patterns, arts, beliefs, institutions, and all other products of human work and thought characteristic of a community or population). Ta nhận thấy không có nói gì "hay, đẹp, tốt" trong những định nghĩa này...."

4. Theo http://vi.wikipedia.org

"Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Về mặt từ nguyên, nghĩa của văn là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóavăn trịgiáo hóa[1]. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anhtiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colerecolo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng [2]. vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, phim ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại họcxã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người [3]. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà chúng ta là thành viên."

5.

<h1 class="cssDefaultTitle">Trích: "Khái niệm và bản chất của văn hóa" của tác giả Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch Tổng giám đốc, InvestConsult Group

</h1>".....Tôi cho rằng văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa. Ở đây, tôi gần gũi với cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình".

Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, không có sự giống nhau tuyệt đối..."

6. Trích: "Văn hóa là gì, Văn hóa khép nép"

"Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 1995, có nói, văn hoá là, tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Dù là loại nào đi nữa thì một tập họp nhiều giá trị không phải là văn hoá. Văn hoá không phải là giá trị.

Định nghĩa thứ hai trong tự điển trên cũng có nói, văn hoá là, những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Hình như đây là định nghĩa của khái niệm giải trí. Dù là loại nào đi nữa thì một tập họp nhiều hoạt động không phải là văn hoá. Văn hoá không phải là hoạt động.

Định nghĩa ba có nói, văn hoá là, tri thức, kiến thức khoa học. Định nghĩa này vô dụng hoá cụm từ văn hoá. Nếu văn hoá là tri thức, kiến thức thì từ nay trở đi, không ai cần phải dùng cụm từ văn hoá nữa.

Định nghĩa bốn có nói, văn hoá là, trình độ trong sinh hoạt xã hội. Nhưng trình độ là mức độ và mực độ là giá trị. Một lần nữa, văn hoá không phải là giá trị dù là loại nào đi nữa.

Định nghĩa thứ năm có nói, văn hoá là, nền văn hoá. Thế là huề tiền

Nói tóm lại, từ điển tiếng việt 1995, chưa định nghĩa được, văn hoá là gì. Đây là một điều đáng tiếc vì từ điển là một trong những phương tiện quan trọng nhất cho văn hoá.

Văn trong văn hoá có nghĩa là lời văn, câu văn. Hoá có nghĩa là biến hoá, tiến triển. Nghĩa đen của văn hoá là sự biến hoá thành văn chương. Điều này cần thiết vì đó là cách truyền đạt lối sống và nếp nghĩa từ những thế hệ trước sang các thế hệ sau. Nếu sự truyền đạt nằm trong vòng một thế hệ mà thôi thì nó là một phong trào chứ không phải là văn hoá.

ĐỊNH NGHĨA: Văn hoá là sự truyền đạt xuyên qua biên giới thế hệ.

Chính vì thế nên từ điển là một trong những phương tiện quan trọng nhất cho văn hoá. Ai cũng có thể nhìn thấy được giá trị của một nền văn hoá bằng cách đánh giá cuốn từ điển quan trọng nhất của nền văn hoá đó.

Bạn nghĩ sao về một nền văn hoá mà trong đó từ điển của nền văn hoá đó không định nghĩa được, văn hoá là gì?

Bạn nào có từ điển tốt nhất tiếng Việt xin vui lòng cho vào Đại Gia Đình Văn Hoá nội dung định nghĩa của từ văn hoá. Xin cho biết năm xuất bản, nhà xuất bản, và tên từ điển. "

Cultural Cringe

Dịch: TSGGML

Soạn: Minh Duy

7. Một số định nghĩa khác:

  • Không văn hóa nào có thể tồn tại nếu nó tìm cách trở nên độc tôn. - Mahatma Gandhi.
  • Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào. - Mahatma Gandhi.
  • Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít bị nô dịch hơn. - Andre Malraux.
  • Văn hóa là tiếng khóc của con người khi đối mặt với số phận. - Albert Camus.
  • Văn hoá là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả. - Edouard Herriot.
  • Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn - Hồ Chí Minh.
  • Văn hóa là nếp suy nghĩ của một dân tộc. - Lê Anh Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài câu chuyện quanh chữ "văn hóa":

1. Từ câu chuyện của Anh Giản Tư Trung:

Anh Giản Tư Trung - Giám đốc Học viện DN Pace chia sẻ câu chuyện thực: Gia đình anh 5 năm nay, năm nào cũng nhận được Giấy chứng nhận gia đình văn hóa. Nhận được Giấy chứng nhận thì nhiều gia đình cũng cảm thấy bình thường vì lối sống gia đình cũng có văn minh, tri thức. Song với trường hợp của gia đình Anh Trung thì nghĩ cũng buồn. Giấy chứng nhận gia đình văn hóa ghi tên người chủ cũ của căn nhà chứ không phải mang danh gia đình anh.

:P

2. Câu chuyện "Chuẩn văn hóa" của tác giả Lê Đạo

".......Để hiểu rõ văn hóa là gì , tôi đã phải tìm trong bách khoa toàn thư định nghĩa của VĂN HÓA. Thì VĂN HOÁ là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vậtchất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Thế mà cái văn hóa của những gia đình Việt Nam là thế nầy các bạn:

QUY ƯỚC GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Để đạt được gia đình văn hóa. Gia đình tôi cần đạt 4 nội dung sau::

1. Gia đình hoà thuận bình đẳng hạnh phúc ( không bỏ dấu phẩy!)

2. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

3. Thực hiện kế hoạch gia đình.

4. Đoàn kết tương trợ khu phố.

..........

Để biết thêm về cái "ẤP VĂN HÓA" thì các bạn có thể nghiên cứu tấm biển sau: PHẤN ĐẤU GIỮ VỮNG ẤP VĂN HOÁ VỚI 6 NỘI DUNG

1. Nhân dân có đời sống ổn định xoá đói giảm nghèo.

2. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhân đạo từ thiện. (cũng không chấm phẩy!)

3. Thực hiện tốt Pháp luật và chính sách của nhà nước.

4. Có đời sống văn hoá Tinh thần phong phú lành mạnh (cũng không chấm phẩy!)

5. Có môi trường cảnh quang sạch đẹp.

6. Có hệ thống chính trị vững mạnh.

Qua những gì đã trình bày trên, quý vị có thế đối chiếu với định nghĩa về hai chử VĂN HÓA của nhà xã hội học người Anh E.B. Taylor :"Văn hóa hoặc văn minh là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực, thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội".

.........."

3. Tâm sự của GS. Trần Quốc Vượng

(phần chữ đậm, gạch chân là Phoenix thêm vào)

" Mấy suy nghĩ về văn hoá học Việt Nam 1. Ai cũng biết, ở Việt Nam, văn hóa học (VHH) là một môn học tương đối mới. Người ta thường đánh giá sự trưởng thành của một môn học là khi nó được dạy và học ở một trường Đại học, nghĩa là có một đội ngũ - dù ban đầu còn ít ỏi - các chuyên gia đầu ngành về môn học đó để có thể giáo dục, truyền đạt văn hóa và đào tạo, xây dựng một / những lớp kế cận để duy trì và phát triển môn học đó.

Tảng nền của một môn học bao giờ cũng là những tri thức bản địa, được làm phong phú thêm trong quá trình tác động qua lại (process of inter - action) giữa những nhân tố nội sinh (endogenous elements) và những nhân tố ngoại sinh (endogennous elements). Đôi khi hay nhiều khi ở các nước kém / đang phát triển khoa học chẳng hạn thì cái ngoại sinh cú hích văn hóa (cultural lrick) ban đầu lại có thể có tác dụng quan trọng, nếu không muốn nói là gần như quyết định đến sự phát triển nội sinh.

2. Trong viễn cảnh đó, với cái nhìn hồi tưởng (retrospective), tôi thấy môn Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam được giảng dạy thử nghiệm ở Đại học Tổng hợp Hà Nội bắt đầu từ cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của thế kỷ XX tại khoa Sử và khoa Văn rồi sau đó được giảng dạy thường niên ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội và trường Đại học Viết văn Nguyễn Du.

Tôi nhớ lại, khi tôi nói đến môn Văn hóa học (Culturologie tiếng Pháp, Cultural Studies tiếng Anh - Mỹ) thì cả ông GS.TS Lê Văn Hảo tốt nghiệp Đại học Sorbonne Paris (1960) lẫn ông Đoàn Văn Chúc - sau trở thành một chuyên gia lớn về Xã hội học văn hóa ở Đại học Văn hóa Hà Nội ông Đoàn chủ yếu là tự học trên cái phông (fonds) formation Francaise (đào tạo theo kiểu Pháp) đều phản đối tôi, bảo rằng nền Đại học phương Tây không có môn Văn hóa học. Tôi nửa đùa nửa thật bảo ông Hảo, người ban đầu kiêu căng về cái bằng Tiến sĩ à la Sorbonne (thật ra là TS đệ tam cấp - Docteur Troisème cycle, Docteur en Histoire - 1960) của mình:

- Ở Pháp, môn văn hóa học đã có sau khi anh rời Paris về Sài Gòn cuối năm 1963, sau khi ông Ngô Đình Diệm bị giết.

- Tiếng Pháp gọi bằng chi, anh Vượng?

- Culturologie!

Rồi sau đó, tôi rủ anh Hảo và anh Nguyễn Tất Từ (tốt nghiệp Đại học danh tiếng Prague - Tiệp Khắc) viết cuốn sách Mùa xuân và phong tục Việt Nam (được xuất bản bởi Nxb Văn hóa Hà Nội đầu năm 1975), tiếp sau là viết cuốn Mùa thu và phong tục Việt Nam (với các lễ hội xá tội vong nhân Rằm tháng Bảy, tết Trung Thu, hội mùa hoa Cúc 9/9 - hội Rưới "tháng chín đôi mươi tháng mười mồng năm" và các hội Thả diều, Đua thuyền, tiếp đó là tết Cơm mới (Thường Tân) đầu tháng mười lịch Trăng (cuốn này còn ở dưới dạng bản thảo chưa được xuất bản vì một "trục trặc kỹ thuật"!). Lúc bấy giờ chúng tôi đã thực nhận: Lễ hội là một phần của văn hóa, một sinh hoạt văn hóa tổng hợp. Tiếp theo đó, là những bài tiểu luận của tôi, có sự đóng góp của Từ Chi, như Lễ hội dân gian trên miền quê đổi mới, Huyền tích ông Gióng và hội Gióng, Tày đăm - Tày khao (có sự đóng góp của Cầm Trọng và Hoàng Lương), Các hệ sinh thái nhân văn và nông nghiệp Việt Nam (có sự đóng góp của Vũ Tuấn Sán)... luận văn này đều được xuất bản (và tái bản) ở Pháp và in ấn ở nước ngoài... The legend of Ông Dóng, from the text to the field được Đại học Cornell (Mỹ) coi là the best, mẫu mực của văn hóa học dân gian Việt Nam cả về lý thuyết, phương pháp và thực tiễn (practice). Tạ Chí Đại Trường trong Thần, người và đất Việt dẫn tôi tới 5 lần đều không chỉ trích gì trong khi ông châm chọc rất nhiều học giả miền Bắc khác.

Những năm sau, ở đầu thập niên 90 thế kỷ XX tôi đi sâu vào văn hóa ẩm thực (gastronomic culture), một ngành còn đang rất kém phát triển ở Việt Nam và thúc đẩy một phong trào nghiên cứu về văn hóa ẩm thực ở / về Hà Nội, Kinh Bắc, Huế, Trà Vinh, Tây Ninh... Đã xuất hiện nhiều luận văn sưu tầm nghiên cứu văn hóa ẩm thực Mường, Thái, Tày, Dao, Chăm... đạt mức luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở cả ba miền Nam, Trung, Bắc.

3. Như trên, tôi thức nhận: Một giảng viên đại học ở bất cứ cấp độ nào phải vừa là nhà nghiên cứu khoa học, vừa là người giảng dạy tốt và luôn luôn cập nhật trình độ nghiên cứu trên thế giới, để Việt Nam hội nhập dễ dàng và thanh thoát với thế giới trong khi vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn chấp nhận sự đa dạng văn hóa (cultural diversity) trong công cuộc / quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh (dialogue among cultures and civilisations), muốn thế và bên cạnh đó, cần thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ, 1 Đông, 1 Tây - như lời Bác Hồ căn dặn khi lần đầu đến thăm Đại học Tổng hợp Hà Nội.

4. Tháng 4-1980, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cho ra mắt Trung tâm nghiên cứu liên văn hóa (sau đổi thành chương trình nghiên cứu liên văn hóa) do tôi làm Giám đốc.

Trong tờ trình gửi Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu Nhà trường ĐHTH HN, tôi đã lấy một luận điểm cơ bản của UNESCO - 1980 để luận giải về cái tên của Trung tâm và phương hướng của việc nghiên cứu và giảng dạy của trung tâm tôi. Đó là: "Every cultural studies / are intercultural studies" (mọi nghiên cứu văn hóa đều là nghiên cứu liên văn hóa). Điều đó phù hợp với cái "tạng" của tôi là sự hiểu biết đa ngành và sự tiếp cận liên ngành.

5. Một "cú hích ngoại sinh" khác rất quan trọng là UNESCO phát động trên toàn thế giới một thập niên văn hóa (1987-1997) và khuyến nghị việc dạy Văn hóa học trong các nhà trường. Việt Nam hưởng ứng kế hoạch này (có phần chậm) và Phó thủ tướng Nguyễn Khánh ký Nghị định về việc giảng dạy Văn hóa học trong các trường Đại học.

Năm 1993, Đại học quốc gia Hà Nội đã cử tôi làm Trưởng môn Văn hóa học ở trường Đại học đại cương. Ngay lập tức, tôi bắt tay cùng nhiều bạn đồng nghiệp xây dựng chương trình Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, tổ chức giảng dạy môn học này (có tập tư liệu in kèm theo thành sách) ở các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Bách Khoa... Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam được bộ Giáo dục - Đào tạo cho dạy thử nghiệm và sau khi sửa chữa, được in ấn, tới nay nó đã được tái bản 8 lần.

6. Sau khi trường Đại học đại cương giải thể, việc dạy Văn hóa học có phần chệch choạc, Sau đó khoa Sử - ĐHKHXH&NV thành lập Trung tâm nghiên cứu liên văn hóa do tôi làm Giám đốc và Bộ môn Lịch sử văn hóa do tôi làm Chủ nhiệm, nay đổi tên là Bộ môn Văn hóa học. Lịch sử văn hóa Việt Nam là một đề tài đặc biệt của Đại học Quốc gia Hà Nội và đã được nghiệm thu xuất sắc.

7. Trên một thập kỷ xây dựng ngành Văn hóa học Việt Nam có lúc thăng lúc trầm nay đã dần được đi vào ổn định, tuy lực lượng còn mỏng và nhiều học giả vẫn muốn thành lập khoa Văn hóa học ở trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều đó còn tùy thuộc ở trên, chúng tôi là dân chuyên môn chỉ biết làm chuyên môn, dù là ở trong thể chế nào cũng được. Ăn thua là ở việc xác định những nền tảng lý thuyết, những phương pháp tiếp cận và đầm mình vào thực tiễn văn hóa của tất cả các tộc người hiện sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong mối tương liên, tương tác với các nền văn hóa trên toàn thế giới - nay đã trở thành Làng toàn cầu (The global village) theo quan niệm của UNESCO.

a) Tôi cho rằng chúng ta nên kiên trì giữ vững và đào sâu tìm hiểu hơn nguyên lý Tương đối luận văn hóa (cultural relativism) và nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam.

:P Chúng ta cần tiếp cận Nền văn hóa Việt Nam cả về phương diện lịch đại (diachronic) và về phương diện đồng đại (synchronic).

Về mặt lịch đại, chúng ta đã từ bỏ và cần kiên quyết từ bỏ cái lý thuyết đã lỗi thời (over time) về tiến hóa luận đơn tuyến (mono - linear evolution) để tiến lên lý thuyết "mạng" (net) đa dạng mà người ta cho rằng cái khái niệm mới Hetrerarchy là rất thích hợp trong việc tiếp cận các cấu trúc kinh tế - xã hội - văn hóa của Đông Nam Á và Việt Nam. Viết lịch sử văn hóa Việt Nam, tôi kiên trì việc sử dụng khái niệm Diễn trình lịch sử thay vì khái niệm Tiến trình lịch sử. Gần đây nhất, ở một Hội nghị quốc tế, tôi đã có một bản tham luận nhan đề Văn hóa Việt Nam triển nở trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á mà các bạn phiên dịch rất khó chuyển ngữ sang tiếng Anh. Đây không phải là vấn đề "chơi chữ", "lập dị" mà kết quả của một sự nghiền ngẫm lâu dài, cốt chuyển tải sát đúng nhất tư duy Văn hóa học của tôi.

Về mặt đồng đại, cùng với khái niệm Không gian xã hội mà Georges Condominas phát triển trong luận văn tiến sĩ 1980 từ một luận điểm của thầy mình là E.Durkheim, tôi thấy nên dùng khái niệm Không gian văn hóa, nói đúng hơn là Không - Thời gian văn hóa liên tục (continuum tempo - spatial) theo cách nhìn của A.Einstein. Từ đó tôi đã triển khai Cái nhìn địa - văn hóa đối với Việt Nam, đồng hình với cách tiếp cận về Area studies của Mỹ - Nhật. Area ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp (các vùng đa dạng trong một văn hóa thống nhất, ví dụ, cùng với Fukui Hayao - nhà nông - sinh thái học nổi tiếng của Nhật Bản - tôi đã phân lập một vùng khô (dry area) Ninh - Bình Thuận, 1 trong 6 vùng khô của 1 Đông Nam Á vốn ẩm ướt - gió mùa (monsoon Asia). Cùng với Đào Thế Tuấn, Từ Chi, tôi nhìn châu thổ (chứ không phải là đồng bằng) Bắc Bộ với các vùng chiêm trũng, vùng đồng mùa, vùng nước lợ duyên hải...).

Như vậy là chúng ta cần có cái nhìn Văn hóa học, Khảo cổ học khuôn trong cái nhìn Bối cảnh - Môi sinh hay là cái nhìn Văn hóa - Khảo cổ khuôn trong cái sinh thái nhân văn (Ecological / contesctual airchaeologys cultural studies). Cùng với tôi, sinh viên đã được học Đào Thế Tuấn, Mai Đình Yên, Hà Hữu Nga,... Về các vấn đề này và tôi đã biên soạn xong tập giáo trình chuyên ngành Con người - Môi trường - Văn hóa - Khảo cổ sắp được xuất bản nay mai... Cũng là như vậy, tôi với Vương Xuân Tình, Vũ Thế Long, Nguyễn Thị Bảy... đã đi theo xu hướng nghiên cứu văn hóa ẩm thực Việt Nam - Hà Nội trên nền tảng các hệ sinh thái nhân văn ba miền Nam - Trung - Bắc.

Đặc biệt, đối với miền Trung, tôi đã nhìn các tiểu quốc của Madala Chămpa trong cái nhìn các tiểu vùng văn hóa - được giới hạn bởi vùng núi (Tây) - vùng biển (Đông) và các đèo, một đèo, một đèo, lại một đèo, theo hướng Bắc - Nam. Đấy gọi là Quy hoạch theo dòng sông (rirverine planning), được các học giả Nhật Bản và Đông Nam Á rất tán thưởng. Trong hội nghị quốc tế ở Singapore (8-2004) về Newscho larship on Chămpa và hội nghị quốc tế về Việt Nam học lần thứ 2 tại TP.HCM, GS. Momoki Shiro, từ Đại học Osaka, đã nói đến một "trường phái Trần Quốc Vượng" ở Việt Nam như "trường phái Yumio Sakurai" ở Nhật Bản. Không biết có phải thế không? Điều chắc chắn, là tôi luôn luôn cố gắng khai phá, mở đường cho những cái nhìn mới về Văn hóa - Sử - Địa học Việt Nam với một giọng điệu phi cổ điển và có phần phi chính thống.

Ví như theo tôi, ta có thể đề cập đến thời đại "Grand Commerce" (thế kỷ XVI, XVII, XVIII) ở Đàng Ngoài dưới cái nhìn các phức thể (coplex) Rokbo (độc bộ) vùng lưu vực sông Đáy, phức thể Domea (Đò Mè) vùng lưu vực sông Thái Bình để tiến đến cái đa phức thể (multiplex) Kinh Kỳ - Phố Hiến. Trước đó, khi nghiên cứu Lam Kinh, tôi cùng các đồng sự như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Tiến Đoàn đã đề cập đến Không gian văn hóa Lam Sơn; và gần đây, khi tìm hiểu vùng Dương Kinh của nhà Mạc ở miệt biển Kiến Thụy - Hải Phòng, tôi đã đề cập đến một Không gian Văn hóa Dương Kinh được khép trong một tứ giác nước: Biển - sông Đa Độ - sông Văn Úc.

Tôi đã đặt ra lý thuyết Tứ giác nước - không phải không có người dè bửu - để từ đó, cùng Vũ Hữu Minh (đã quá cố), Từ Chi soi tỏ cố đô Cổ Loa, cùng Nguyễn Mạnh Lợi soi tỏ cố đô Hoa Lư, cùng các nhà Hà Nội học soi tỏ Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội là một thành phố sông hồ, cùng các nhà Huế học "nhìn" cố đô Phú Xuân - Huế không chỉ với dòng Hương Giang mà đặt ở trong khung tứ giác Bạch Yến, sông Đông Ba, sông Bồ - ngã ba Sình và phá Tam Giang - Cầu Hai...

Từ đó, tôi đã gần như chín mùi và đã có thể truyền dạy cho các thế hệ kế tục về tư duy sông nước của người Việt cổ truyền, được GS W.O. Wolters Anh và Đại học Cor Well Mỹ rất tán đồng. Các nhà nghiên cứu Pháp về Hà Nội đã đăng bài nghiên cứu của tôi về Hà Nội dưới tiêu đề Hà Nội trong sông nước châu thổ Bắc Bộ (Ha Noi dans les eau du delta tonkinois) và cho đó là một dị bản của cái nhìn phong thủy (variante d'une vue geomantique) mới về Hà Nội. Cũng có thể là như thế!

c) Như vậy, có thể nói từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi tôi đã được phong hàm Giáo sư sử học sau những xì xào bàn tán về những ứng xử "quảng giao" hay "tạp giao" liên ngành, hay "tạp lục". Tôi không ngại va chạm, không sợ dè bỉu, theo phương châm "chó cứ sủa, đàn cừu (ngây ngô như tôi) cứ đi". Đi đâu? Bằng cách liên kết liên cơ quan, bằng cách tiếp cận liên ngành (intedisciplinary approach) - Tôi vẫn mệnh danh thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại Inter: International - Internet - mà tôi dịch là Liên: Liên kết, liên ngành, liên quốc gia, dân tộc...

d) Về mặt thực tiễn - điền dã, tôi đã đi hầu khắp các miền của Tổ quốc, từ cực bắc Lũng Cú đến cực nam Mũi Cà Mau, từ cực Đông Đảo Gốm đến cực Tây Pu la san Mường Tè - Lai Châu... người ta bảo tôi đi nhiều, đọc nhiều, nói nhiều, viết nhiều... có thể là như vậy?

Cùng với Nguyễn Khắc Viện, tôi lấy việc đọc - đi - chơi - học hỏi làm lẽ sống. Và rằng nếu anh / chị biết kết hợp học - hỏi - hiểu - hành của tư duy Hồ Chí Minh vừa đi đường vừa kể chuyện, nếu biết kết hợp vừa đi, vừa chơi, vừa học hỏi, vừa làm việc thì, theo chúng tôi, như thế là "ngộ đạo", "đắc đạo".

Viết bài này, cũng như khi chủ biên cuốn Khoa Sử và Tôi, tôi vừa viết để cho đời vừa viết để chơi. Có gì không phải, mong các bạn lượng thứ...

Trần Quốc Vượng

Theo vanhoanghethuat.org.vn"

Mặc dù khá tôn trọng những kiến thức và đóng góp của GS. Trần Quốc Vượng, nhưng phải thật lòng mà nói rằng: Không hiểu, một giáo sư sử học, văn hóa học - một giảng viên của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam (trong đó có Phoenix cũng là học trò) - được coi là một trong tứ trụ (LÂM - LÊ - TẤN - VƯỢNG) của ngành sử học Việt Nam lại có thể viết những bài viết, bài nghiên cứu để "Chơi".

Phoenix thì chưa đủ tư cách, nhưng văn hóa Việt thì làm thế nào đây để "lượng thứ"?????

4. Lại về Giáo sư Trần Quốc Vượng và cuốn "Cơ sở văn hoá Việt Nam"

Về một cuốn giáo trình “công phu” và “đáng giá”

Nguồn: http://viet-studies.org/

Nguyễn Hoà

Những năm gần đây, trong các trường đại học, Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học mới được xây dựng và đưa vào giảng dạy. Song có lẽ vì đó là môn học quá mới và cũng vì quá sức, nên một số tác giả tham gia biên soạn cuốn giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên đã tỏ ra thiếu nghiêm túc, bởi họ tuỳ tiện sử dụng tài liệu của tác giả khác, cụ thể hơn là tình trạng “đạo văn” trong cuốn sách là hết sức trầm trọng. Tiếp sau bài viết Về một cuốn giáo trình “công phu” và “đáng giá” của tôi đăng trên báo Thể thao - Văn hóa, trên báo Văn nghệ và tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian một số tác giả khác cũng đã lên tiếng phê phán tình trạng này, đưa tới kết quả là cuốn sách được biên soạn lại một cách rất “mập mờ”. Thú vị thay, khi cuốn sách tái bản, tôi cũng được nhận được một lời cảm ơn (không rõ có thật sự chân thành?) và còn thú vị hơn nữa là gần mười năm nay, cuốn sách “đạo văn” một cách bừa bãi này vẫn được sử dụng làm giáo trình để dạy và học trong các trường đại học. Điều này làm tôi tự hỏi, sinh viên của chúng ta sẽ nghĩ gì khi biết rằng họ đã tiếp thu tri thức về văn hóa dân tộc qua một cuốn sách “đạo văn”?

Báo Thể thao và Văn hóa số 75 (855, ra ngày 16.9.1997) có đăng bài Cơ sở văn hóa Việt Nam - một giáo trình được soạn thảo công phu của Nguyễn Thị Minh Thái. Theo tác giả, cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam(1) không chỉ được “soạn thảo công phu” mà cùng với cuốn Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam(2) được xem là “hai công trình rất đáng giá” do GS Trần Quốc Vượng (GS TQV) chủ biên với sự tham gia của một nhóm cộng tác và phụ tá. Có thể nói nhận xét của Nguyễn Thị Minh Thái được đưa ra khi chị chưa đọc kỹ cả hai công trình, đặc biệt, chưa đọc chúng trong tương quan với những công trình nghiên cứu văn hóa khác. Ở đây xin không bàn tới cuốn Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, vì lẽ cuốn sách chưa phải là một giáo trình đại học, mới chỉ là một “tập tài liệu để tham khảo, giảng dạy và học tập trong các trường đại học”. Cuốn sách này có 622 trang, chỉ dành 11 trang để phác thảo mục tiêu, nội dung, khuyến nghị sử dụng chương trình, còn 611 trang là tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu của 35 tác giả bàn về văn hoá và văn hoá Việt Nam. Như vậy, nó chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một giáo trình trong tư cách là “toàn bộ những bài giảng về một bộ môn khoa học”.

Đọc cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV), rất dễ nhận ra những phần do GS Trần Quốc Vượng và GS TS Tô Ngọc Thanh biên soạn, vì đây không những là một bộ phận trong vốn tri thức uyên bác của các ông, đồng thời còn là một trong những điều tâm huyết của các ông lâu nay, như các phần: Con người - Chủ thể của văn hóa, Văn hóa và môi trường tự nhiên, Vùng văn hóa Tây Bắc, Vùng văn hóa Tây Nguyên… Điều đáng buồn là trong một số phần còn lại, đã có tác giả không thật sự cố gắng đầu tư công sức và đã tiến hành những thao tác không thể có trong biên soạn giáo trình. Nhận xét này sẽ là “quá lời” nếu không chứng minh được cơ sở của nó. Vậy chúng ta hãy xem xét:

Từ trang 41 đến trang 46 của Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) phần nói về Giao lưu và tiếp xúc văn hóa trong văn hóa Việt Nam, tác giả đã chép lại nguyên văn nhiều đoạn trong các trang 3,4,5,7,8,11,15 của Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 (17) năm 1994. Đây là phần tổng quan của Đề tài khoa học cấp Nhà nước KXO6 - 15 do GS Phạm Đức Dương viết. Tác giả chép lại cả mô hình của quan hệ: Truyền thống - Tiếp xúc - Đổi mới của bài tổng quan và chép theo nguyên tắc: đoạn nào phù hợp thì chép cả đoạn, đoạn nào ít phù hợp thì chép lấy một câu cần thiết, đôi khi có biến báo một vài từ mà không làm sai lệch về nghĩa. Sự sao chép kể trên vẫn còn có chút chọn lọc, tác giả cũng cố gắng thoát ly khỏi tài liệu sử dụng song không thoát ra được! Nguyên tắc sao chép này tiếp tục được thể hiện ở các trang 51, 52, 53, 54 khi tác giả chép lại các trang 26, 27, 28, 29 của cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam(3) do PGS TS Trần Ngọc Thêm (PGS TS TNT) biên soạn. Ví dụ vài đoạn:

- Trang 28 Cơ sở văn hoá Việt Nam (PGS TS TNT) viết: “Đó chính là đầu mối của tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích luỹ được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa…”.

- Trang 53 Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) viết: “Đó chính là đầu mối của tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng. Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp các yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp có nghĩa là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng… Người Việt tích luỹ được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này mà chứng tích là các câu tục ngữ: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa…”!

Hoặc ở một đoạn khác:

- Trang 27 Cơ sở văn hoá Việt Nam (PGS TS TNT) viết: “Mỗi thái độ đều có mặt hay và mặt dở của nó. Tôn trọng tự nhiên có cái hay là giữ gìn được môi trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e ngại. Coi thường thiên nhiên có cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng có cái dở là hủy hoại môi trường. F.Enghels trong cuốn Phép biện chứng của tự nhiên đã nhận ra rằng “Con người là một phần của tự nhiên”, và kêu gọi: Vấn đề của con người không phải là chiến thắng tự nhiên mà là sống trong sự hoà hợp có ý thức và tế nhị với tự nhiên”.

Trang 53 Cơ sở văn hóa Việt Nam (GS TQV) viết: “Mỗi thái độ đều có mặt hay và mặt không hay của nó. Tôn trọng tự nhiên thì gìn giữ được môi trường sống tự nhiên nhưng lại khiến con người trở nên rụt rè, e ngại thậm chí tôn sùng. Coi thường tự nhiên thì khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với tự nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng lại hủy hoại môi trường. Có lẽ nên nhìn nhận “Con người là một phần của tự nhiên… sống trong một sự hoà hợp có ý thức và tế nhị với tự nhiên” (Anghen)”!

Đến phần Các thành tố văn hoá (từ trang 56 đến trang 67) thì tình trạng không thể chấp nhận được, phần này đáng lẽ phải mang tên PGS TS Trần Ngọc Thêm. Vì lẽ, tác giả biên soạn đã chép lại một cách “không thương tiếc” những gì mà PGS TS Trần Ngọc Thêm đã trình bày trong cuốn giáo trình của ông. Công phu duy nhất của người biên soạn là chép, lắp ghép những đoạn thích hợp! ở một vài phần khác, kết quả nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh, PTS Ngô Văn Doanh… cũng được chép lại ít nhiều. Và đáng buồn hơn, khi viết về Nho giáo, đạo Lão - Trang, tác giả cũng chép lại của hai GS Ngô Vinh Chính và Vương Miện Quý (từ các đoạn trích trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam - GS TQV), thậm chí còn chép sai! Ví dụ:

- Trang 548 Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) hai vị Giáo sư Trung Hoa viết: “Hạt nhân tư tưởng triết học Nho gia là Nhân và Lễ. “Nhân giả nhân dã” (kẻ có nhân ấy là con người vậy)” và ghi chú là lời Mạnh Tử.

- Trang 97 Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) viết: “Hạt nhân tư tưởng Nho gia là Nhân và Lễ. Mạnh Tử khẳng định “Nhân giả, nhân dã” (kẻ ác nhân ấy là con người vậy)”. Khi viết rằng Mạnh Tử coi kẻ ác nhân ấy là con người vậy, tác giả biên soạn phần này không những đã chứng tỏ mình đã viết một điều không hiểu và qua đó còn xuyên tạc một quan niệm hết sức quan trọng của Mạnh Tử về con người.

Phải nói rằng, những đoạn cóp nhặt, sao chép như đã dẫn ở trên, có mặt tràn ngập trong nhiều phần của Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV), trong phạm vi một bài báo nhỏ không thể dẫn ra nhiều. Hoàn toàn có thể coi tác giả các phần này đã tuỳ tiện xâm phạm tới bản quyền của người khác, bởi vì tuyệt nhiên không thấy chúng được đặt trong ngoặc kép hoặc được ghi chú nguồn tài liệu, tác giả. Cũng cần nói thêm, cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) còn nhiều bất cập như không thống nhất trong bút pháp của cả cuốn sách, thể hiện rất rõ tính “tập thể” của công trình, nên có phần mang phong cách hàn lâm, có phần lại mang phong cách trữ tình! Mặt khác, cần tránh việc dẫn lại quan niệm của người khác kèm theo một lời bình chú dễ gây hiểu lầm không cần thiết, như: “Thực ra ý này đầu tiên là của…” hoặc “Thực ra ý này của GS TQV…”. Kiểu dẫn như trên dễ làm cho người đọc nghi ngờ quan niệm được trích dẫn và còn cảm thấy có điều không bình thường!

Sau khi cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) được xuất bản, một số người đọc đã bất bình về “công phu” xào xáo của một vài tác giả tham gia biên soạn. Tháng 10. 1997, cuốn sách tiếp tục được in ở NXB Đại học Quốc gia với một hình thức trang nhã hơn. Đặc biệt, những phần sao chép quá lộ liễu đều được ghi chú một câu rất mơ hồ: “Bài này chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của PGS TS Trần Ngọc Thêm…”, “Chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh…”, “Chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của Lương Ninh… Ngô Văn Doanh…”. Kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác vốn là việc bình thường trong khoa học, nhưng về nguyên tắc mọi trích dẫn đều phải tuân thủ các yêu cầu của sự trích dẫn. ở đây, dường như tác giả cho rằng việc “sử dụng kết quả nghiên cứu” của người khác bao gồm cả việc potocopi thoải mái. Có gì đó thật khôi hài vì mấy ai lại “sử dụng kết quả nghiên cứu” của người khác nhiều đến thế! Xin nói thêm, tác giả vẫn không sòng phẳng và trung thực ở phần chép lại của GS Phạm Đức Dương trong đề tài KXO6 - 15, hoàn toàn không có ghi chú gì, phải chăng do tài liệu này ít người biết đến! Cuối cùng xin nói rằng, điều đáng tiếc là GS Trần Quốc Vượng đã không đọc kỹ bản thảo và quá tin tưởng vào một vài cộng sự để họ đã làm tổn hại tới uy tín của ông.

----------------------------

1. Cơ sở văn hoá Việt Nam - GS Trần Quốc Vượng (chủ biên) - NXB Giáo dục, H. 1997.

2. Văn hoá học đại cương và Cơ sở văn hoá Việt Nam - GS Trần Quốc Vượng (chủ biên) - NXB Khoa học Xã hội, H.1996.

3. Cơ sở văn hoá Việt Nam - PGS TS Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1999."

Đến đây, thấy "văn hóa" nhức đầu roài đó :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sinh viên học gì về "VĂN HÓA"??:

(Nguồn: http://www.vanhoahoc.edu.vn)

Chương trình đào tạo cử nhân VĂN HÓA HỌC Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh được thiết kế có tính đến nhiều bình diện:

Xem nội dung tại đây

Nội dung mà sinh viên học về văn hóa học sẽ cho thấy các vấn đề xung quanh khái niệm "văn hóa" chính thức được nước ta công nhận như thế nào.

Phoenix rất thích câu nói của chú Thiên Sứ: Một thứ không thể đúng khi tiền đề lập luận (áp dụng) nó chưa chính xác hoặc sai.

"Văn hóa chửi" có phải là cụm từ dùng đúng hay không chắc chắn phải xác định văn hóa là gì? phạm vi bao trùm của nó là những gì theo định nghĩa "chuẩn nhất". Vậy thì có thể người Việt Nam ta đang nhìn nhận đúng (theo chương trình chính thống của quốc gia) hoặc là đã nhầm lẫn lung tung, lộn xộn hết mất rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cám ơn các bài của anh Phoenix !

"Văn hóa chửi" có phải là cụm từ dùng đúng hay không chắc chắn phải xác định văn hóa là gì? phạm vi bao trùm của nó là những gì theo định nghĩa "chuẩn nhất". Vậy thì có thể người Việt Nam ta đang nhìn nhận đúng (theo chương trình chính thống của quốc gia) hoặc là đã nhầm lẫn lung tung, lộn xộn hết mất rồi.

hi .. :(

Nhân đây, xin phép mạn đàm thêm một chút về mảng "văn hóa ẩm thực" mà anh Thiên Sứ có đề cập. Có thể nói rằng, trong vài năm gần đây, "văn hóa ẩm thực" là một trong những chiến lược kinh doanh mũi nhọn của ngành du lịch để quảng bá nền văn hóa Việt Nam. Trong lần sang thăm và tổ chức hội thảo tại Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái, nhà Marketing huyền thoại của thế giới Philip Kotler cũng có đề cập đến vấn đề này, ông cho rằng hình ảnh trở thành "nhà bếp của thế giới" có thể phù hợp với Việt Nam vì văn hóa ẩm thực của chúng ta đã được nhiều người biết đến, ông nói thêm : "Các bạn đừng ví mình là con hổ hoặc con rồng của châu Á. Các hình ảnh đó đã gắn liền với Ấn Độ và Trung Quốc, với tốc độ phát triển của mình trong thời gian qua hãy xây dựng hình ảnh Việt Nam như một con báo nhanh nhẹn, khéo léo". Trong buổi hội thảo hiếm hoi đó (320 USD/ người tham dự), lúc được hỏi lấy ý kiến của ông là Việt Nam nên lấy linh vật gì làm biểu tượng cho hình ảnh văn hóa Việt Nam, ông Philip Kotler đang suy nghĩ thì có nhiều nhắc nhở từ phía những người dự hội thảo vang lên : "Con trâu - con trâu", ông Philip Kotler bỗng chợt nhớ ra và cười hô hô : "Oh, con trâu, con trâu ...". Hic ... thật đắng người khi chuyện hình ảnh văn hóa của ta mà cũng phải hỏi ý người, mặc dù ông ta là một huyền thoại Marketing thế giới.

Lại nói tiếp về hình ảnh biểu tượng văn hóa Việt Nam. Khi tôi có dịp đi cùng đoàn khách sang du lịch nước ngoài, ở mỗi nước đều có những sản vật để du khách có thể mua làm quà dù những vật đó chỉ nhỏ bé giá chỉ vài đô la như cái móc khóa chẳng hạn, khi đến Thái Lan thì móc khóa đó có biểu tượng chú voi - chùa vàng - cung điện hoàng gia, tới Singapore thì hình ảnh chú sư tử biển, Campuchia thì hình ảnh chùa tháp, ... Nhưng xin khẳng định một cách thẳng thắn để xin ý kiến quý vị là : cho tới hôm nay, tại thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có hình ảnh nào làm biểu tượng chung cho văn hóa Việt Nam để mỗi khi du khách đến có thể mua về làm kỷ niệm không thể quên trong đời : hình ảnh đó là Việt Nam. Không phải tôi đang nói chuyện cá tháng tư đâu, rất nghiêm túc đấy, tới ngày hôm nay vẫn chưa có biểu tượng nào cả, xin được nhắc lại như vậy. Dĩ nhiên, tiếp theo là xin được mổ xẻ :

- Ai đó sẽ cho là chiếc áo dài chăng ? Đó không phải là biểu tượng chung. "Áo dài" thì không phải ai cũng mua và có nhu cầu mua. Cũng nói thêm rằng thời gian qua chiếc áo dài đã bị lạm dụng quá nhiều cứ như là nói đến Việt Nam thì phải là "áo dài" : hoa hậu, thời trang, điện ảnh, ... rồi hình ảnh chiếc áo dài được minh họa trong các áp phích quảng bá du lịch nhiều khi quá ... thô thiển : hình ảnh chiếc áo dài lả lướt và cong cớn ... Hic, chưa thấy quốc gia nào mà đem trang phục truyền thống của phụ nữ nước mình ra để quảng bá và lạm dụng nhiều đến như vậy.

- Còn "quốc hoa" thì cũng đã có nhiều ý kiến rồi. Người thì cho rằng hoa mai, người thì cho rằng hoa đào, ... nhưng trong tâm thức của người Việt thì phải là hoa sen mới đúng. Thì chẳng phải là hàng không VN Airline chẳng đã lấy biểu tượng hoa sen rồi đó sao ? Cuối cùng thì việc tranh luận về "quốc hoa" vẫn tiếp tục bỏ lửng ...

- Còn biểu tượng "cây" thì dễ rồi : cây tre chứ còn gì nữa, tre gần gũi xóm làng, tre đánh giặc giữ nước. Nhưng đời nào ai lại đi in cái "cây tre" lên móc khóa để bán cho du khách bao giờ, vậy đưa hình ảnh "cây tre" làm biểu tượng cũng không ổn ...

- Còn về "kiến trúc" thì ... không tới lượt Việt Nam, chẳng mấy ai đến Việt Nam để chiêm ngưỡng kiến trúc cả. Ở các nước người ta xem chán rồi. Ở Mỹ thì hình ảnh anh chàng cao bồi đứng bên tượng Nữ Thần Tự Do, ở Pháp thì tháp Effen, ở Trung Quốc thì Vạn Lý Trường Thành, ... Chưa kể các kiến trúc ở nước ta như : chợ Bến Thành, Văn Miếu, cung đình Huế, ... chỉ mang biểu tượng của từng địa phương thì đúng hơn.

................................

Hic, ... vài dòng chia sẻ, cũng chỉ vì chút tâm huyết với văn hóa Việt. Xin tạm dừng ở đây ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh (chú) Trần Phương dẫn ra vấn đề chỉ có thể nói là "ĐÚNG".

Nhưng mà những biểu tượng như con trâu, cây tre, hoa sen ..... phải chăng mới chỉ theo chúng ta trong nền văn hóa "2000 năm"?? Mà những biểu tượng của một quốc gia thì phải là hình tượng điển trưng phổ biến, gắn bó, thân thuộc và là một phần giá trị ý thức tinh thần quan trọng với hầu hết dân cư của một dân tộc từ những ngày cội nguồn dân tộc sơ khai.

Với nhiều quốc gia trẻ thì dễ rồi, vài trăm đến "2000 năm" có lẽ sự lưu truyền còn chưa bị mai một. Việt Nam với bề dày lịch sử có thể lên tới 5000 năm hoặc 12000 năm (như tác giả Trương Thái Du nghi vấn) và cả nghìn năm Bắc thuộc có lẽ đã khiến chúng ta thiếu may mắn: mất đi sợi dây lịch sử xuyên suốt để những giá trị văn hóa không bị đứt quãng. Lớp hậu bối vì thế mà lúng túng chăng???

Nếu để tìm hình ảnh biểu tượng của Việt Nam cho ngày hôm nay, để đơn giản hơn thì chắc là chúng ta nên chọn một thời điểm trong lịch sử để xét. Còn biểu tượng cho Việt Nam một cách toàn diện cả truyền thống hiện tại và tương lai sẽ nan giải vô cùng. Chỉ khi lịch sử dân tộc được sáng tỏ đến tận cội nguồn.

"Con người có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn"

Sẽ còn day dứt trong lòng những người yêu nước Việt cho đến ngày trang sử vàng nước Việt rộng mở giữa năm châu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới thiệu bài viết của tác giả Hà Sĩ Phu đăng trên trang Người Việt.

(Phần chữ đậm, gạch chân là Phoenix thêm vào)

Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi sao chưa có nhà văn hoá nào nghiên cứu về cái sự “Chửi” nhỉ? Hôm nay ngồi buồn tôi mở máy vi tính, thử mở Từ điển Lạc Việt năm 2002, tra hú hoạ chữ Chửi xem sao. Đây là cuốn từ điển Việt Anh, mà lại dùng cho máy vi tính, tôi nghĩ, có lẽ chẳng có chữ ấy đâu, may lắm thì có một chữ Chửi đơn giản là cùng.

Tôi nhầm! Các từ về Chửi xếp đầy một trang màn hình!

Này là Chửi mắng, Chửi bới, Chửi đổng, Chửi nhau, Chửi rủa, Chửi thầm, Chửi thề, Chửi tục! Lại còn Chửi bâng quơ, Chửi vu vơ, Chửi thậm tệ! Chưa hết, có cả Chửi bóng Chửi gió, Chửi chó mắng mèo, Chửi như tát nước, Chửi như vặt thịt, Chửi vuốt mặt không kịp nữa! Ngần ấy chữ Chửi đều có những động từ hay cụm từ tiếng Anh tương ứng. Hoá ra người Anh người Mỹ họ cũng chua ngoa, cũng điên tiết gớm chứ đâu có vừa (nhưng các “đế quốc to” ấy nhất định thua xa mình về cái khoa Chửi, kể cả Chửi đáng khen và Chửi đáng chê).

Cuốn từ điển còn thiếu một khái niệm Chửi tối quan trọng: Chửi như mất gà! Rất may, tìm mãi mới thấy cụm từ Chửi này có trong Từ điển Việt Hoa của Khổng Đức.

Nhưng rốt cuộc thì từ điển gì, chữ nghĩa gì cũng thua bà cô tôi hết, một người dân quê không biết một chữ quốc ngữ bẻ làm đôi.

Khoan hãy tìm hiểu vì sao Gà lại giữ vị trí quan trọng trong khoa Chửi của dân An Nam mình đến thế. Tôi hãy phác qua vài nét nhân thân bà cô ruột, tức cuốn từ điển sống của tôi về Văn hoá Chửi. Dòng họ nhà tôi, từ bố tôi trở về trước nghèo lắm. Mấy đời chỉ là ông đồ dạy chữ nho, ông chú ruột tôi mới sáu tuổi đã bị đem cho một nhà thờ đạo vì ông bà tôi không sao nuôi nổi. Cô tôi đương nhiên không được học hành gì, sớm được gả cho một anh thợ cày cũng nghèo kiết xác, là ông cậu tôi. Cậu tôi chẳng may mất sớm, để lại cô tôi goá bụa khi chưa đầy hai mươi với một đứa con gái chưa đầy ba tuổi. Chỉ một đôi quang thúng cũ nát, lèo tèo mấy quả na quả bưởi, mấy chiếc bánh đa, bánh gai…, hoặc mấy mớ rau, con cá, bà đèo đẽo đi khắp chợ Hồ, chợ Gôi, chợ Ngo, chợ Dâu, chợ Keo, chợ Cẩm Giàng, chợ Núi (tức núi Thiên Thai)… trên dưới mười cây số. Áo xống nhuộm bùn (hồi trước các cụ gọi chiếc váy là xống), vá chằng vá đụp, làm chỗ cư trú lý tưởng cho lũ chấy rận. Lúc nào nghỉ chợ là bà lại đem áo xống ra bắt rận, tuốt trứng lép bép và cắn rận đôm đốp. Nhưng người cô nghèo khổ ấy thương lũ cháu, thương chúng tôi lắm. Cô cho chúng tôi cái bánh, quả na mà chậm ăn là cô chửi cho mất mặt, à ra đều mày khinh cô nghèo mày không ăn hử? Đến năm tôi đã là giảng viên đại học mà mỗi lần về thăm cô vẫn cho tiền, này thằng T, cô cho mấy đồng cầm đi mà tiêu. Thương cô lắm mà vẫn phải cầm, chứ đợi cô chửi cho rồi mới cầm ư?

Nhưng Chửi cũng ba bảy đường Chửi. Bà chửi thương, chửi yêu thì chỉ chửi “nôm” thế thôi, chứ không có bài. Khác hẳn những khi định hướng vào “kẻ thù”, là những kẻ ăn không ăn nảy của bà, vu oan giá họa cho bà, cậy quyền cậy thế chèn ép lấn át bà thì vũ khí Chửi của bà tung ra đầy tính kỹ thuật, bài bản hẳn hoi và đầy sức lôi cuốn. Một ngón võ thật sự.

Hôm ấy bà đi chợ về muộn. Chuẩn bị nấu cơm chiều, vét niêu cơm cháy, vừa ngô, vừa khoai được một bát đầy hú hụ, bà cất tiếng “chích chích chích chích”, “pập pập pập pập” gọi mấy con gà mà bà đã chăm chút cả năm để chuẩn bị ăn Tết. Lũ gà quen tín hiệu đã tề tựu ngay tắp lự. Chờ mãi vẫn không thấy con gà mái nâu, đang ghẹ, béo nhất đàn. Bà bổ đi tìm quanh, “điều tra” khắp vườn, khắp xóm. Không thấy. Vẻ mặt bà hằm hằm, mắt bà chợp chợp, tôi biết cơn giận trong bà đã chất chứa đến nhường nào. Nhưng bà lẳng lặng đi nấu cơm. Hai mẹ con bà ăn cơm xong đâu đấy. Mọi nhà đã lên đèn. Tôi nằm chơi trên cái chõng tre giữa sân.

Đúng lúc làng xóm đang yên tĩnh, ổn định, thì bài trường ca bắt đầu.

Hình như trời phú cho những người nghèo khổ, sống dưới đáy xã hội một cơ quan phát âm, đúng ra là cơ quan phát thanh, có độ vang đủ phủ sóng khắp “địa bàn” cư trú. Phần giao đãi của trường ca mất khoảng mười phút, nhưng cũng đủ cho việc đặt vấn đề. Người nghe đã kịp nhận ra cuộc chửi liên quan đến vụ việc gì, bà nghi ngờ cho ai. Sau khi đã khu trú được vấn đề và đối tượng (tất nhiên bà chẳng cần gọi tên chúng ra), bà vào phần chính của việc chửi bới. Bà mạt sát đối thủ bằng những tư liệu rút ra từ gia phả, án tích, dư luận; bà chứng minh tội phạm bằng những chứng cứ và suy luận mà bà đã quan sát và thu thập được; và cuối cùng là phần hình phạt. Bà phạt kẻ bị tình nghi phạm tội bằng phương pháp rất nhân đạo là cho ăn và cho uống, thực đơn gồm toàn những thứ sống sít từ cơ thể thiên nhiên của bà. Thì bà còn có gì khác ngoài cái vốn tự có ấy?

Toàn bộ “cáo trạng” từ việc điều tra, luận tội và xử phạt bà làm độ nửa giờ là xong. “Phiên toà” kiểu này có cái “hay” là không cần mời ai đến dự mà vẫn xử được công khai.

Bà “viết” văn xuôi theo lối biền ngẫu, rất nhiều đoạn rập theo một công thức như lối viết báo cáo hoặc xã luận của những anh không chịu đổi mới ngày nay. Văn xuôi nhưng lại có vần như thơ (có thể đây là tiền thân của loại thơ văn xuôi bây giờ đấy nhá!), lại có lên bổng xuống trầm như nhạc.

Đặc biệt, vô cùng đặc biệt là đoạn cao trào. Tôi nghe một lần là nhớ suốt đời.

Đoạn ấy thế này: “… Nếu mày có trót dại bắt con gà của bà, nghe bà chửi mà không khôn hồn thả nó ra, mà cả nhà cả ổ mày cứ húc đầu vào ăn cho đầy miệng, thì bà cứ cho chúng mày ăn cái máu l…, rớt l… của bà đây này (lúc này bà khẽ rướn người lên, hai đầu ngón tay khẽ nhúm chiếc váy đụp nâng lên phía trước, tuy đứng một mình mà bà làm như đang diễn thuyết trước đám đông người). Mày tưởng mày có quyền có thế, có người làm ông nọ bà kia mà ăn hiếp gái già này à? Cứ ra mặt với bà xem! Bà thì cứ… dứt cái lông l… thứ tám, bà chẻ tạm làm tư, bà trói cổ cái ông tổ năm đời mười đời nhà mày lại, bà vẫn còn thừa cái nút hậu!...”. (Cái sinh lực nữ tính mới đầy uy lực làm sao!)

Lạ chưa? Cái lông thứ tám? Vậy là trong cái đám lôm xôm ít được thấy ánh sáng văn minh ấy cũng phải có trật tự, ngôi thứ hẳn hoi ! Không biết cái ngôi thứ này là do chúng cọ xát với nhau mà phân định hay do bà phải đánh số để tiện việc quản lý?

Để ra quân, bà chưa cần cử các ngôi vị thứ nhất, thứ hai, thứ ba trang trọng làm gì, mà mới dùng cái “thằng” thứ tám, thậm chí chả cần cả “thằng” thứ tám nữa, nên bà mới tạm chẻ nó làm tư (khiếp thật, xưa nay người chi li lắm cũng chỉ chẻ sợi tóc làm đôi là cùng). Còn ở trận tuyến bên kia thì bà không thèm chấp cái bọn ăn cắp gà, không thèm trói chúng cho bẩn… cái dây trói của bà, mà lôi cổ hẳn cái ông tổ năm đời mười đời nhà nó ra (bọn này về chầu ông… vải từ lâu rồi mà bà vẫn không tha, vì chính chúng đã khai sinh ra cái lũ ăn cắp gà vô liêm sỉ này). Binh lực của bà đã tự giảm đi bấy nhiêu lần, binh lực của địch cho phép tăng lên bấy nhiêu lần, vậy mà vẫn chưa cân sức: cái dây trói vẫn quá dài so với cái cổ bự của những ông tổ năm đời mười đời kia, trói cẩn thận đâu vào đấy rồi mà dây vẫn còn thừa nhiều quá, lại phải buộc thêm một “múi” nữa cho dây đỡ luề thuề, tức là phải buộc thêm cái nút hậu.

Như thế, bản trường ca đã dùng một “thi pháp” so sánh, tương phản đầy ấn tượng! Thiết kế một bài Chửi khoa học và tinh tế như thế thì các bậc thâm nho, hay các viện sĩ khoa học mọi thời đều xin bái lạy.

Thiên nhiên sinh ra muôn loài vốn đã tài tình, xã hội loài người tự nhiên cũng tài tình như thế. Cứ phải tự cân bằng, cứ phải tạo lấy cái hợp lý để cân bằng lại cái vô lý. Đấu tranh sinh tồn mà sinh ra cả.

Bài Chửi độc đáo kia, nghe tưởng cay độc quá, nhưng xem kỹ lại thấy vẫn nhân đạo. Bà vẫn mở đường: nếu mày không sửa chữa thì bà mới làm như thế, như thế!

Đấu tranh sinh tồn là cuộc “nội chiến” muôn đời. Đã là cuộc chiến phải có vũ khí, phải có binh pháp. Bọn thống trị khôn ngoan bao giờ cũng lo xa, tước hết vũ khí vật chất và tinh thần của đám bị trị. Nhưng trời sinh voi thì trời sinh cỏ. Bị lột trần trụi thì chính cái trần trụi biến thành vũ khí.

Những giá trị thật mà bị dè bỉu (hoặc giả vờ dè bỉu), đẩy xuống dưới cùng, chính là tiền đề để nó bật lên thành vũ khí, xấn vào tận mặt kẻ làm bộ khinh rẻ nó, cái “Yoni” của các bà chính là một phẩm vật như thế. Trong võ cổ truyền hay Judo, chính kẻ ở dưới mới chuyển được sang thế thượng phong để chơi ngón “bốc”, ngón “quật”, ngón “ném”. Cho nên, trong văn hoá, kẻ nào đẩy những giá trị cao quý xuống tận đáy chính là tự chuốc lấy diệt vong.

Trong môn Chửi, tên tục của hai “sinh thực khí” có một vị trí độc đáo.

Cái Linga và cái Yoni đã sinh ra loài người thì khi con người bị đẩy vào tư thế trần trụi, nguy nan không lối thoát, hai thứ ấy lập tức phải đứng ra đương đầu cứu viện, chiến đấu, với tên thật của nó. Cửa sinh, cửa tử, cũng là cửa thoát.

Khi dùng cái phương tiện bề ngoài có vẻ rất giống nhau ấy, người lương thiện và thằng khùng chỉ khác nhau ở cái mục đích, vì lẽ phải hay không vì lẽ phải.

Đành rằng có chửi cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái Chửi đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý.Ý nghĩa văn hoá của sự Chửi chính là ở đó.

Cụ bà Nguyễn thị K., một công dân vô danh trong xã hội, người cô ruột xấu số đáng thương và đáng quý ấy là cuốn từ điển sống của tôi, là một khối văn hoá vừa “vật thể” vừa “phi vật thể”. Trong cuốn từ điển Chửi ấy, nếu thấy cần bổ sung thì có lẽ chỉ cần ghi thêm khái niệm “Chửi Chữ” nữa thôi.

Thưa cô, cháu học hành cả đời, hôm nay mới nhận ra cô thì cô không còn nữa.

Cháu thèm được cô cho một chiếc bánh gai và lại chửi cho một câu như những ngày nào tấm bé .

Trong Cuốn Cơ sở văn hoá Việt nam của Trần ngọc Thêm có đoạn viết:

Có thể nói trong việc ''chửi nhau'' người Việt cũng chửi một cách rất cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ, không chỉ là chửi mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi..cũng mang tính nhịp điệu.Với lỗi chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có không dân tộc nào trên thế giới có được.:"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phoenix giới thiệu những bài viết làm sáng tỏ thêm vấn đề. Vấn đề đó là chưa hề có một định nghiã đúng về văn hóa. Nhưng người ta đã nói quá nhiều về vấn đề mà người ta không hiểu nó là cái gì? Hi!

:(

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chia sẻ đoạn trích trao đổi của hai bạn trong Forum Tiếng Việt - diễn đàn ttvnol.vom

(Phần chữ in đậm, gạch chân là do Phoenix thêm vào)

Reporter:

"Forum Tiếng Việt - Chửi nhau phải chăng cũng là một nét độc đáo?

Lâu rồi mới có dịp trở lại với forum Tiếng Việt, thấy forum vẫn phong phú như ngày nào, và thêm rất nhiều mới mẻ. Những đề tài về ngôn ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ còn ghê gớm hơn cả "phong ba bão táp", như không bao giờ vơi cạn. Và không chỉ để học, thành viên box Tiếng Việt còn mang đến những điều thật thú vị.

Xưa nay, chửi nhau là một cái gì rất xấu, chẳng ai khuyến khích nhau cả. Vật mà xét về mặt ngôn ngữ học, ''''Chửi nhau''''-Phải chăng cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật ngôn từ của người Việt? Trong Cuốn Cơ sở văn hoá Việt nam của Trần ngọc Thêm có đoạn viết: Có thể nói trong việc ''''chửi nhau'''' người Việt cũng chửi một cách rất cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ, không chỉ là chửi mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi... cũng mang tính nhịp điệu.Với lỗi chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có không dân tộc nào trên thế giới có được. Dân gian còn "lưu truyền" những bài chửi khá "độc" của người nông dân bị mất gà, như một minh họa sinh động cho "văn hóa chửi" của người Việt ta.

......"

chuoichabot

"..........Bạn Rep à, tôi đã đôi ba lần nghe Tiênsĩ - Viện sĩ Trần Ngọc Thêm nói về vănhóa chửi rồi, đúng nó là một mảng trong đời sống văn hóa người Việt. Nhưng không ai nói đây là một nét có tính văn hóa cả.

"Chửi" nó khác với phê phán, phê bình và nhận xét. "Chửi" nó mang tính chủ quan của người thực hiện hành vi chửi , theo lối hành văn và diễn đạt theo ý muốn mà người chửi hướng đến đối tượng.

. Nó không khách quan so với phê bình , nhận xét luôn đi theo hướng khách quan dựa trên hiện tượng, sự việc để mà đưa ra nhận xét.

Các bộ phim Viêt Nam đôi khi cũng có những cảnh ''chửi'' nhưng htực sự ý phê phán mang đậm nét hơn việc cổ vũ cho hành vi này.

Cần phải thấy rằng , việc "chửi" theo đúng nghĩa đen tức là thể hiện sự tức giận , không kìm nén trước một việc nào đó mà phải bộc phát bằng lời dưới dạng ngôn ngữ "mất văn hóa" . Thật xấu hổ khi nghe chửi vì dân ta đã có một kho tàng chửi, các bài chửi , câu chửi , vè chửi, đối đáp chửi . Đây không phải một nét văn hóa mà là sự đáng xấu hổ khi chúng ta có cả một kho tàng "văn hóa" như thế này...."

Share this post


Link to post
Share on other sites
ACE nào quan tâm đến nội dung tranh luận về "văn hóa chửi" có thể tham khảo thêm Tại đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phoenix giới thiệu những bài viết làm sáng tỏ thêm vấn đề. Vấn đề đó là chưa hề có một định nghiã đúng về văn hóa. Nhưng người ta đã nói quá nhiều về vấn đề mà người ta không hiểu nó là cái gì? Hi!

:(

Thiên Sứ

Chú Thiên Sứ kính,

Topic này khiến cho mấy vấn đề phải sáng tỏ mới đảm bảo "sự trong sáng của Tiếng Việt" được.

- "Văn hóa" là gì?

- "Chửi" là gì?

- "Chửi" là có phải là một dạng văn hóa hay không?

- Nếu "chửi" không phải là một dạng văn hóa thì nó là "cái dạng gì"??

Cuối cùng, khi chưa định nghĩa được chính xác "văn hóa" là gì thì có nên dùng cụm từ "văn hóa chửi" hay không?

Phoenix rất thiếu thiện cảm với những người trí thức, viết văn, viết bài, viết tài liệu..... mà dùng từ ngữ tùy tiện. Ngôn ngữ là một yếu tố cấu thành văn hóa và dân tộc. Tùy tiện với ngôn ngữ dân tộc cũng giống như là "chửi" chính mình vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI HÀ NỘI ... CHỬI

Nguồn: http://truongton.net

Chân thành xin lỗi những người Hà Nội lịch thiệp!

Sống ở thủ đô 10 năm, tôi chứng kiến nhiều sự đổi thay của thành phố này. Khu Dịch Vọng vốn cây hoang dại - nơi trú ngụ của đám cave già - nay đã mọc lên làng quốc tế hoành tráng. Khu Mỹ Đình, Khu Cổ Nhuế, khu Kim Giang... nay đã hoàn toàn khác xa năm 1997.

Sự đổi thay đó ai cũng có thể nhìn thấy. Tôi không muốn bàn nhiều mà chỉ xin nói một vấn đề hết sức là nhạy cảm: VĂN HOÁ CHỬI CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH. Tôi hoàn toàn không có ý châm chọc, hạ bệ hay đưa ra bất kỳ một kết luận nào mà chỉ nêu lên một vài chuyện để các blogger tự đánh giá.

**** Chuyện thứ nhất

Hồi còn là sinh viên, chúng tôi thuê nhà ở khu Dịch Vọng. Căn nhà tồi tàn, huơ hoác. Phía sau là một cửa sổ lớn hướng sang nhà hàng xóm nhưng không có chắn song.

Tối tối, mấy thằng sinh viên lười biếng cứ tiện là ghé người ra phía sau tha hồ "tờ e huyền" sang nhà hàng xóm. Buổi trưa thì chơi tá lả. Mà đã chơi thì phải sát phạt, hò hét. Điều đó khiến cho người hàng xóm khó ngủ + khó chịu.

Một buổi trưa, bả (bà ấy - theo cách gọi của người nam bộ) rình và bắt quả tang "thằng bé con" anh bạn tôi đang "xả nước". Thế là một bài "trường ca" bắt đầu:

Tôi không thuộc nhưng đại khái : Bà bắt được quả tang nhá. Tiên sư chúng mày, toàn những thằng có học mà ngu như... Chúng mày làm cho gà nhà bà ngửi thấy mùi khai mà không đẻ được. Chúng mày không cho bà ngủ ngáy gì cả. Ai dạy chúng mày...

Chúng mày là đồ mất dạy!

Bà dí... vào chúng mày...

"Hát" một lúc, người phụ nữ này bắt đầu thở hổn hển và ngưng lại ... nghỉ. Anh bạn tôi lên tiếng:

- Mấy thằng mày mất dạy. Tao đã bảo rồi, đừng có đái sang nhà hàng xóm. Tao mà là bà ấy. Tao còn chửi tiếp.

Bà già lại càng điên tiết:

- Tiến sư mày trêu bà. Chính mày là thằng hay đái bậy nhất. Mà cũng là thằng to mồm nhất giờ mày lại giở giọng đạo đức với bà. Mày muốn trêu ngươi bà chắc.

Điệp khúc cũ lại rền vang. Được một lúc, bà già lại nghỉ.

Lúc này, tôi lên tiếng:

- Bà ơi. Bà không chửi nữa à. Bà chửi thế bọn cháu thấy cũng đáng.

- Tổ sư chúng mày. Sinh viên gì chúng mày. Học cái ... gì mà xử sự ngu như...

Việc chửi bới tỏ ra nặng nhọc. Bà già ngồi bệt xuống đất và thở hổn hển. Một thằng bạn khác của tôi nói:

- Bà ơi. Bà chửi nữa đi. Chúng cháu đang muốn nghe!

- Tổ sư chúng mày. Bà chửi chúng mày có mà chửi cả ngày à. Chỉ tổ mệt xác bà thôi. Chúng mày cũng như con cháu bà. Bà bực lên bà nói thế thôi. Lần sau đừng làm thế nữa nghe các con...

Sự thay đổi thái độ của bà làm chúng tôi bật cười là cùng nhau lên tiếng xin lỗi. Từ đó, bà chẳng bao giờ trách móc chúng tôi nữa. Chúng tôi cũng vì thế mà phải "siêng năng" và kiệm lời hơn.

*** Chuyện thứ hai:

Sau khi đi làm, có tí tiền là lại đú đởn đi sắm đồ. Xưa nay chỉ nghe nói dân chợ Vinh (Nghệ An - quê tôi) hay nói thách và chửi khách mua hàng. Ai dè, chợ Cầu Mới (Ngã Tư Sở còn "kinh khủng khiếp hơn"). Số là hôm ấy tôi định mua cái tai nghe nhạc. Chị bán hàng trạc tuổi U40 đon đả:

- Em ơi, mua gì vào đây với chị nào. Chị bán rẻ cho. Hàng cao cấp đấy. Chứ không phải hàng nhái đâu. Chị bảo hành luôn chất lượng và giá cho em.

Nghe bùi tai, tôi bước vào quầy. Sau một hồi dở hết cái nọ, cái kia ra nghe nhưng không tìm được cái vừa ý, hơn nữa bị "hét" giá cao quá nên tôi xin lỗi và bước đi...

Chị bán hàng trề môi: Thằng mất dạy này. Mới sáng ra chưa ai mở hàng mày đã bới "hàng" tao lên rồi không mua. Mày không có tiền thì nói mẹ nó đi. Đ. mẹ mày. Nhìn thì không đến nỗi nào nhưng lại "ám" bà. Bà dí... vào cái mặt mày (hê hê, nếu dí được đã ... khoái). Bà đốt vía này. Vía lành...

Tôi rảo cẳng thật nhanh chuồn ra khỏi khu vực này vì quá nhiều âm thanh của các "đồng nghiệp" của chị ta và nhiều cặp mắt hiếu kỳ của khách hàng khác.

Ôi la la. Toát cả mồ hôi hột.

**** Chuyện thứ 3

Tôi cùng một anh bạn lang thang ở khu Nghĩa Tân. Ông bạn tôi có chiếc máy ảnh Nikkon gì đó nên hai anh em rủ nhau đi tập toẹ chụp ảnh. Nhìn thấy một đống nilon lù lù trước một góc nhà, anh bạn tôi giơ máy bấm "xoẹt" một cái. Đèn "phờ lát" loé lên. Ngay tức khắc, một ông già xuất hiện với vẻ mặt khó chịu:

- Chúng mày chụp cái đ. gì hả. Mày có biết nhà này là nhà của ai không? ĐỊnh đăng báo hả. Bố mày đập mẹ nó máy ảnh này. Mày đi vào đây ... (ông già túm áo ông bạn tôi kéo vào nhà).

Dân tình bắt đầu vây đông. Người chỉ trích, kẻ ủng hộ người đàn ông nóng tính này. Ai đó điện cho công an phường, ngay tức khắc, họ xuất hiện và mời tất cả chúng tôi về đồn.

Lấy lời khai. Ghi biên bản. Chờ. Và chờ. Tôi khát nước, định chạy ra ngoài mua chai khoáng nhưng một cán bộ ngăn lại và bảo: "Thằng kia, mày định trốn đi đâu". Tôi tiu nghỉu quay lại ngồi... xem Tivi. Hôm ấy, sao chương trình TV tẻ nhạt thế không biết.

Một cán bộ khác quay sang bảo: Chúng mày là nhà báo à. Thích oách chứ gì. Muốn chụp gì thì cũng phải ... báo cáo chính quyền địa phương chứ.

Tôi bực mình nhưng không nói gì.

Người cán bộ không buông tha:

Ngựa non háu đá. Cứ thích oách cho lắm vào.

Tôi cười nhạt: Dạ, em thường thôi. Nếu thích oách thì em đã đi học làm cảnh sát.

Anh ta im lặng.

Một lúc sau, ông già lại xuất hiện và định "vồ" lấy chúng tôi. Ông ta nói: Đ.mẹ chúng mày. Chúng mày có biết là có luật bản quyền không. Chúng mày có biết là chụp ảnh phải xin phép không? Lúc nãy mà bố mày giật được máy ảnhthì bố mày đập tan rồi.

Rồi chúng tôi cũng được về sau khi bị giữ từ hơn 3giờ chiều đến tận hơn 9 giờ tối. Bụng đói meo. Nhưng cả hai đều thở phào nhẹ nhõm. Thêm một bài học nhớ đời!

Sau này mới biết, ông già ấy là một giáo viên của một trường đại học gần đó đã nghỉ hưu. Ông ta đang mở cơ sở sản xuất nhựa phế phẩm gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thế mới biết, người có học vấn không phải không biết chửi!

*** Vài suy nghĩ

Tôi cố cắt nghĩa "CHỬI" là gì?

Từ điển tiếng Việt ghi: (Chửi là): Dùng lời thô tục mà mắng người nào: Bà cụ lắm điều, suốt buổi chửi con gái 2. Nói hai thứ mâu thuẫn nhau; không hợp với nhau: Hai màu này chửi nhau.

Rồi một lần nghe thầy giáo dạy môn cơ sở văn hoá giải thích: Chửi là một nét văn hoá. Nó gắn với con người. Thể hiện tâm trạng bực bội muốn "xả" ra ngoài.

Nhiều khi người ta chửi vì yêu quý nhau:

Tiên sư thằng ***, mày đi đâu mà mất mặt thế hả. Vào nhà làm cút rượu đi, anh em đang chờ.

Người ta chửi vì ghét nhau:

Thằng khốn nạn. Mày lừa bà. Mày lúc nào cũng nói lời tử tế. Mày chỉ thích rủ bà vào nhà nghỉ. Bà đã hiến thân cho mày. Bây giờ mày đi với con khác... Tầm bà chỉ có thế thôi. Mày ... mày (đây là một đoạn tôi chép lại lời của một cô gái vừa nói chuyện qua điện thoại vừa khóc ở Hồ Tây).

v.v...

Còn đây là một số đoạn mà tôi sưu tầm được:

"Tiên sư đư’a nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con hâu. Bà … bà…bà… U cho con xin chén trà để con chửi tiếp….. bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…

Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.

Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đô’i hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… ờ nhỉ, thôi, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.

À, mày chơi toán học với bà à…U cho con xin thêm chén nước ạ ..Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó u a…....Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem…

Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đị. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ....thôi con ạ ….....ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à ?

- Vâng vâng, em về ngay đây, anh chờ em chửi thêm cho nó một chút. Mẹ ca’i thằng …...anh ăn trộm được đâu 2 con gà à …hi hi…chờ em với nào. Chào u con về ạ ..Cho con gửi tiền u mấy chén nước chè…Thằng chồng con chẳng hiểu kiếm được 2 con gà lạc ở đâu…hihi

Hoặc là:

Chỉ vì mất một con gà

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền

Chỉ sang tứ phía láng giềng

Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời...

VIẾT ĐẾN ĐÂY TỰ NHIÊN CỤT HỨNG

(theo Trọng An)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://www.the-fools.net

"Trong phần thứ hai của loạt bài “How to become an Internet celebrity”, chúng ta sẽ bàn về “nghệ thuật sử dụng tiếng lóng và chửi” (tất nhiên là trên Internet). Bạn có thể thắc mắc, tại sao chửi có thể tồn tại được trong xã hội văn minh, trong giới quí-xờ-tộc như thế này. Lý do của nó rất đơn giản, hệt như việc bạn có thể ăn những món ngon nhất, chơi những trò thú vị nhất, gặp những người sành điệu nhất thì bạn vẫn cứ phải chui vào toilet để giải quyết một khâu được coi là xấu xa nhất nhưng lại cần thiết nhất trong ngày. Một trong những khả năng kỳ diệu nhất của loài người là khả năng đổi trắng thay đen, ví dụ như nếu phải ngửi một mùi đặc biệt khó chịu nào đó trong vòng 10 phút thì mũi sẽ điếc với mùi đó tức là ko cảm thấy khó chịu nữa (hay diễn giải một cách hình tượng hơn là sống lâu quá trong *** thì sẽ ko thấy khổ nữa, có khi còn khen *** thơm). Nếu gặp một ai tốt đẹp hoàn hảo quá thì họ sẽ nghĩ thầm … à chắc chắn tên này đạo đức giả. Vì vậy, nếu bạn chửi bậy và lại chửi hay thì người ta sẽ tiếp tục suy diễn, hắn ko thể bậy, ko thể suy đồi như vậy được, có lẽ đằng sau con người đó phải có cái gì đó khác, chắc phải tốt đẹp hay ho lắm, trong khi trên thực tế thì … e hèm, trong từ điển Internet của chúng ta ko có từ “thực tế”!

Như vậy, biết chửi và chửi có nghệ thuật bây giờ đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu được của một con người văn minh trong thời đại Internet. Nhưng nó không chỉ là một thứ đồ trang sức xa xỉ vô dụng, mà còn thực sự trở thành công cụ đắc lực trợ giúp mỗi người trên con đường trở thành “internet celebrity”. Muốn đi lên thì phải bước lên đầu kẻ khác, phải dìm người khác xuống, rất đơn giản phải không? Từ thời thượng cổ, chửi đã được loài người sử dụng để sỉ nhục để đì kẻ khác xuống, cho đến bây giờ, thời đại Internet, khi mà mọi thứ vũ khí (hữu hình) khác trở nên bất lực, thì chửi lại trở nên hiệu quả và quí giá hơn bao giờ hết.

Ừ thì không thể không chửi được, nhưng chửi cho đúng kiểu, sành điệu, chửi mà như không chửi thì lại không đơn giản chút nào. Ví dụ như khi đang chat với nàng bạn buông một câu “mẹ nó” thì nàng sẽ … “eo ôi anh ấy vô học!” và thôi ta chia tay nhau từ đây, khi tranh luận với một tên trên forum bạn lại dùng “mẹ mày” thì bạn sẽ nhận được một lời đe dọa tính mạng cộng với một mối thù truyền đời truyền nick. Nhưng nếu bạn chỉ cần thay bằng từ “mịa nó”, hoặc “con bà mày” (tức là nghĩa vẫn như cũ, cách diễn đạt khác đi) thì có khi nàng sẽ … “ôi chao, anh ấy sành điệu ghê, yêu thế!”, còn thằng kia thì vừa thán phục vừa e sợ trong khi không để bụng chút nào. Đám đông và công chúng luôn ngu dốt và ngây thơ, bạn hãy ghi nhớ điều này.

Từ ví dụ ở trên ta có thể thấy là chỉ cần thay đổi duy nhất một từ (trong chuyên môn người ta gọi là biện pháp tu từ thì phải) thì đột nhiên những câu chửi truyền thống hàng tôm hàng cá sẽ trở thành câu chửi văn minh, chửi có học liền. Trong hoàn cảnh VN, khi mà chợ cóc len lỏi vào mọi nẻo đường, ngõ phố thì chúng ta lại càng có điều kiện cập nhật thêm “nguyên liệu” để chế biến sao cho vốn từ chửi của mình thêm đa dạng, phong phú.

Có những trường hợp ta chỉ cần thêm bớt, hoặc thay đổi một chữ trong từ là được. Ví dụ như “đéo” thành “léo”, “đếch” thành “ếch”, còn “em” thì thành “iem”. Ngoài ra viết ngọng cũng đang ngày càng trở nên phổ thông, ví dụ như “trim”, “ku”, v.v. Phát âm những từ này (nếu bạn là người Hà Nội) thì nói chung là … bậy như nhau, nhưng đọc (text) thì lại khác. Đó là một trong những ưu việt của xã hội chủ nghĩa ảo. Bạn càng dùng nhiều từ chửi bậy, càng ám chỉ nhiều đến tình dục, miễn là không được dùng từ gốc, thì bạn càng tỏ ra là một con người hiểu biết, từng trải, và hài hước trong công chúng.

Như vậy bạn có thể thấy, chỉ cần để ý một chút là chúng ta có thể tự động phát hiện và bổ sung được vốn từ chửi, ít nhất cũng là theo kịp thời đại. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ khả năng kỳ diệu của loài người, nếu bạn và mọi người chửi cùng một kiểu, ai cũng sành điệu giống ai thì lúc đó câu chửi sẽ được nghe như câu nói bình thường. Mà bình thường thì muôn đời không thể trở thành celebrity được, bạn cần phải đi trước thời đại. Đây là lúc bạn có thể áp dụng chiêu thức cổ xưa (như trái đất) là kết hợp với ngoại ngữ. Dân Việt ta cứ cái gì có chữ “ngoại” là lên giá liền, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ?

Rất đơn giản, thay vì câu “mày nói nghe như ***” thì bạn có thể đổi thành “mày nói nghe như shit”, hoặc cao thủ hơn nữa là phiên âm luôn thành “mày nói nghe như xịt”. Ngon liền! Ngoài ra, bạn có thể học tập cách sử dụng những từ “hell”, “fuck” trong tiếng Anh để áp dụng vào tiếng Việt sao cho chửi có bài có bản, có vần có điệu. Ví dụ như nếu nàng hỏi “Anh thấy bộ phim này thế nào?”, thay vì “it’s fuckingly amazing”, bạn có thể trả lời “hay tuyệt con bà nó vời”, đảm bảo nàng ko chết ko lấy tiền!

Một chi tiết ko kém phần quan trọng là bạn cần phải nhận biết và sử dụng được một số cụm từ viết tắt trong tiếng Anh như IMO (hoặc IMHO, IMAO), rồi LOL (hoặc LMAO, ROFL), rồi WTF (STFU, RTFM, và tất cả những từ có TF ở giữa). Muốn biết ý nghĩa? Hãy nhớ là chúng ta có Internet, có Google! Chúng cũng dần trở nên quan trọng và sành điệu ko kém gì các từ (tiếng Việt) như 4C, 4`, GATO, v.v. Nếu kết hợp tốt với những câu chửi sành điệu thì bạn sẽ tạo được sự khác biệt và hấp dẫn kinh khủng trong con mắt công chúng. Đặc biệt, những từ viết tắt này rất quan trọng trong ngôn ngữ chat, bạn mà không biết dùng thì … xuống mẫu giáo mà học! Ngay cả giọng cười cũng quan trọng, nếu bạn chỉ có hihi thì sẽ bị kết tội e lệ nữ tính, còn hehe thì … dê, mà haha thì nhạt, trong khi nếu dùng hé hé, há há, hẽ hẽ, hẹ hẹ, hị hị, hí hí, hĩ hĩ, … thì ngay lập tức bạn sẽ trở thành David Beckham hoặc Brad Pitt liền.

Túm lại, chửi là một nghệ thuật (tất nhiên là chúng ta phải nói như vậy đối với đám đông ngu dốt dưới kia), nó giúp ta cải tạo thế giới toàn những kitsch (tất nhiên là chúng ta cũng biết rằng nó chỉ là một dạng của kitsch mà thôi) và … “ta chửi, do đó ta tồn tại”!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

1) - "Văn hóa" là gì?

Trong một bài viết ở diễn đàn này tôi đã định nghĩa về văn hóa. Chưa đầy đủ, để bổ sung thêm. Nhưng có lẽ không có nhiệt tình để bổ sung vì....nản với hàng loạt những nhà nghiên cứu..."văn hóa chửi".

2)- "Chửi" là gì?

Theo định nghĩa của tôi thì "Chửi" là cách sử dụng ngôn từ sao cho đối tượng bị chửi trở thành hạ cấp nhất trong đám đông.

3) - "Chửi" là có phải là một dạng văn hóa hay không?

Xếp chửi vào loại hỉnh văn hóa là hạ thấp giá trị văn hóa. là "chửi " văn hóa!

4)- Nếu "chửi" không phải là một dạng văn hóa thì nó là "cái dạng gì"??

Chửi là một phản ứng tự nhiên của con người, nó là một dạng tồn tại của mối quan hệ xã hội.

5) Cuối cùng, khi chưa định nghĩa được chính xác "văn hóa" là gì thì có nên dùng cụm từ "văn hóa chửi" hay không?

Xem lại câu thứ 3.

Phoenix rất thiếu thiện cảm với những người trí thức, viết văn, viết bài, viết tài liệu..... mà dùng từ ngữ tùy tiện. Ngôn ngữ là một yếu tố cấu thành văn hóa và dân tộc. Tùy tiện với ngôn ngữ dân tộc cũng giống như là "chửi" chính mình vậy.

Cả cội nguồn dân tộc từ 5000 năm văn hiến bị hạ xuống còn hơn 2000 năm với một nhà nước sơ khai liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố thì cái văn hóa bị hạ cấp xuống thành văn hóa chửi tôi không ngạc nhiên.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cả cội nguồn dân tộc từ 5000 năm văn hiến bị hạ xuống còn hơn 2000 năm với một nhà nước sơ khai liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố thì cái văn hóa bị hạ cấp xuống thành văn hóa chửi tôi không ngạc nhiên.

Có lẽ tôi phải nói rõ hơn về vấn đề này. Nếu xếp "Chửi" là văn hóa thì chúng ta sẽ phải hiểu thế nào về một "khu phố văn hóa"?

Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi sinh ra khái niệm "Văn hóa chửi". Nó xuất phát từ sai lầm ban đầu của Đào Duy Anh khi ông ta quan niệm cho rằng: "văn hóa là sinh hoạt". Chửi, Ẩm thực....thực chất chỉ là những hành vi sinh hoạt cụ thể của con người. Bởi vậy nếu "Chửi " được coi là một giá trị văn hóa thì tất cả những hành vi của con người đều có thể gắn với giá trị văn hóa và như vậy sẽ hạ cấp văn hóa khi người ta phân biệt giữa hành vi cao thượng và hạ cấp.

Tôi nghĩ cần chấm dứt ngay những khái niệm tương tự. Nhưng để thực hiện điều này trước hết cần xác định thế nào là văn hóa. Tôi nghĩ để có một khái niệm đúng về văn hóa thì ở Việt Nam có quá nhiều nhà văn hóa và cả văn hóa học. Nên chăng mở một hội thảo khái niệm về văn hóa . Có lẽ trong hội thảo này sẽ chứng minh được rằng khái niệm "văn hóa chửi " là một sai lầm. Nếu họ có đủ khả năng trí tuệ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta thường hay nói và thừa nhận những khái niệm như "văn hóa Maya", "văn hóa Đông Sơn", "văn hóa Pháp" ..... Nó cho thấy tính tổng hợp của nhiều giá trị khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống của một cộng đồng cụ thể nào đó và nó bao hàm nét đặc trưng, phổ biến, liên tục của các giá trị ấy.

Như thế, nếu nói "văn hóa ẩm thực", "văn hóa uống trà", "văn hóa giao tiếp", "văn hóa chửi" chúng ta nhìn thấy nó có vẻ nằm trong nội hàm của hai từ "văn hóa". Nhưng nó có quá hạn hẹp về phạm vi lĩnh vực để ghép với chữ "văn hóa" hay không?

Hay là chúng là "văn hóa" cấu thành nên "nền văn hóa"?

Nền văn hóa (Việt, Mỹ, Đông A ....)

Văn hóa (trà, xe, chửi .....)

Phoenix chưa có nhiều thời gian để bàn luận sâu, trích ra một tẹo nghi vấn để "ngâm cứu" :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay