Trần Phương

Ngày nay, văn hóa CHỬI đi đến đâu ?

48 bài viết trong chủ đề này

Một khái niệm "VĂN HÓA" đẹp:

Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

Đất nước

Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó..

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ra cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời..

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào 4.000 năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân

Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi"

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau

Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi

Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi

Chén rượu đánh lừa con mỏi, cơn đau

Con nộm nag tre đánh lừa cái chết

Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu

Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh

Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh

Không hề lừa ta dù cao dao, cổ tích

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơí

Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay người

Trai không chỉ rơi vì sức hút đất đai

Trái rơi vì tay người ao ước

Khi trái chạm tay người và người ấm ủ

Thì lừng hương và cô Tấm bước ra

Đi trả thù và sống Tự do

Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta

Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp

Rơi vào tay người, đó là định luật

Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam

Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm

Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng

Hãy ngã xuống tay nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng

Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..

Hãy ngã vào tay nhân dân, đừng vãi đừng rơi

Đừng do dự, đừng hoài nghi nữa

Hãy yêu nhân dân và nghe người nhắn nhủ

Hãy tìm sức mạnh trên cơ thể nhân dân

Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng

Thế vô tận của nghìn năm giết giặc

Lửa đã cháy hồng hào mặt đất

Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù

Không bao giờ xương máu phải bơ vơ

Ôi sông núi uy nghi ngàn dặm đất

Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt

Nguyện làm người xung kích của quê hương

Đấy tiếng hát chúng con: tiếng hát xuống đường!

Nguyễn Khoa Điềm

Nơi xuất bản: Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - 1974, Nhà xuất bản Giáo dục 2005

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Cảm ơn Phoenix giới thiệu những bài viết làm sáng tỏ thêm vấn đề. Vấn đề đó là chưa hề có một định nghiã đúng về văn hóa. Nhưng người ta đã nói quá nhiều về vấn đề mà người ta không hiểu nó là cái gì? Hi!

Thì cũng như khái niệm "Đạo", "âm", "dương"... thôi mà. Ngôn ngữ bao giờ cũng có giới hạn của nó. Các định nghĩa còn hạn chế hơn. Trên đời có biết bao nhiêu thứ ta cảm được mà gọi thành tên thì lại thấy khó.

" Đạo khả Đạo, phi thường Đạo.

Danh khả danh, phi thường danh"

(Lão Tử)

Để tạm khắc phục điều đó, có lẽ ta cứ đưa ra cả lô định nghĩa Văn hoá rồi tổng hợp lại là được. Có lẽ sẽ có một nồi lẩu ngon!

Khi không định nghĩa chính xác được, có lẽ cảm nhận là con đường tốt nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những khái niệm trong lý học Đông phương như "Đạo" , sở dĩ nó mơ hồ vì tri thức của con người hiện đại chưa hiểu được nó và nó là đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu. Còn khái niệm văn hóa thì con người đã ứng dụng. Chúng khác nhau chính ở điểm này và giống ở chỗ cả hai đều mơ hồ với con người.

Híc!

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa là gì? Lactuong tui cũng mơ mơ màng màng.

Thôi thì góp một câu chuyện có thật trên thế giới mà quên tên hai nhân vật trong câu chuyện này rồi. Tạm gọi là "Tân niêm hoa vi tếu"

Vào những thập niên 60 của thế kỷ XX trước, có một cuộc gặp gỡ thưởng đỉnh tại Mỹ, trao đổi về Thiền học giữa một vị đạo sư Tây Tạng và vị cao tăng sứ Cao Ly. Học trò của hai vị sư theo ủng hộ rất đông.

Khi hai vị găp nhau, họ ngồi đối diện chẳng nói chẳng rằng, học trò đều nín thở theo dõi.Để phá vỡ sự yên lặng, vị cao tăng sứ Hàn khởi sự trước, ông lấy từ trong tay áo ra một trái cam và đưa lên trước mặt vị đạo sư Tây Tạng rồi hỏi:

-Cái này là cái gì?

Vị đạo sư im lặng, khẻ mở mắt nhìn, rồi trở lại sự im lặng thiền định cố hữu. Vị cao tăng, lúc này đứng lên, dí quả cam vào mũi vị đạo sư, hét lớn:

-Cái này là cái gì đây?!

Vẫn yên lặng, hồi lâu, chợt vị đạo sư quay qua nói nhỏ với người thông dịch vài câu, người thông dịch gật đầu, vị đạo sư trở lại sự yên lặng Thiền định.

Lâu sau, người thông dịch mới lớn tiêng nói lại với mọi người rằng:

-Đạo sư bảo với tôi rằng, đó là quả cam nhưng cái gốc của vấn đề là ở đâu, khi ở Tây Tạng không có cây cam?

Khung cảnh trở lại yên lặng và cuộc gặp gỡ kết thúc trong yên lặng.

Lời bàn của LacTuong:

Vị cao tăng sứ Hàn dùng tích "Niêm hoa vi tếu" mà hỏi vị đạo sư Tây Tạng. Vị đao sư cũng trả lời bằng cách "Niêm hoa vi tếu" không kém!

Mọi sự trên đời đều phải đi từ gốc rể, căn cơ. Khi không hiểu biết chớ nói. Khi hiểu biết cũng chớ nói. Và có nói thì phải nói cái chân lý căn rể.

Vậy "Văn hóa" là gì? Phải chăng không nắm bắt được cái căn rể, cái chân lý nên mới dẫn đến biết bao khái niệm mâu thuẩn và tệ hơn nữa là những sự chấp vá trong ngôn từ dẫn đến những "loạn khái niệm", loạn ngôn ngữ khi định nghĩa văn hóa?

Lactuong <_< :mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu quá không ghé thăm các quan bác. Bận bịu cho cháu nó đi thi. Gớm rõ khổ nhà quê ra tỉnh. Cái gì nó cũng lạ lạ là.

Nhân dịp ra phố học lỏm được vài điều hay lẽ dở. Hầu chuyện các quan bác tí cho vui.

Văn Hóa Chửi.!!!

Ối làng trên xòm dưới ơi ra mà xem này. Thế này thì loạn rồi loạn thật rồi.

Nhà em nói khí không phải mong các quan bác bỏ quá cho chứ làm ...dch... gì có cái gọi là văn hóa chửi. Hôm trước nhà em mới nói có hơi hơi gọi là nói nặng nói nhẹ với nhà cái bác kia một tí mà đã bị các bác quản lý cảnh cáo là thiếu văn hóa. May lả chưa chửi đấy. Nếu không thằng cu nhà em nó bảo - Các bác ấy cho bố bay về vuờn mà giồng rau nuôi lợn nhé.

Quê em đồng chua nuớc mặn đây này. Nói về văn chửi thì có mà bao la. Nhẹ thì người ta gọi là chửi không thôi. Còn nặng hơn thì người ta gọi là chửi bới hay chửi rủa. Chửi như nhà cái bà mất gà ở trên là cái giọng chửi bới chửi rủa. Mất có còn gà què mà moi móc âm ti ông bà ông vải nhà người ra thế có phải là bới móc không. Con gà đáng mấy đồng bọ mà riếc móc đủ thứ trù ám thế là rủa còn gì.

Ới ông Trần nGọc Thêm là ông trần ngọc thêm ơi. May mà ông chưa về quê em. Ông mà chòng vào mấy bà sồn sồn bà ấy cho ông ăn đủ thứ để ông thấy cái gọi là ....văng hóa chửi.

Có thể nói Chửi thăng hoa lên mức cao cấp là một hình thức biểu diễn hay sinh hoạt nghệ thuật dân gian. Thứ nhất là gọi về văn thì có câu có cú. có vần có điệu. Có nội dung. Có mở bài thân bài kết luận. Về diễn xướng thì có giọng có điệu. Có trầm có bổng. có ngân có nga. Về thân pháp vũ điệu có động tác thể hiện cao trào từ thấp đến cao. Nhẹ thì tay chống nạnh tay chỉ vào mặt nhau. Hơn một tí nựa thì đét hai lòng bàn tay vào nhau xỉa vào mặt đối thủ. Cao trào lên còn vỗ đùi phành phạch. Nặng lên nữa thì hất váy kiểu như trong tranh hứng dừa ý nhưng mà hất cao vào mặt đối phương. Còn mà tệ hơn vợ thằng đậu thì có mụ còn chổng cái phao câu về địch mà vỗ đen đét. Đen đét thôi vì không bồm bộm được bởi cái mông nó lép .

Các quan bác mà chứng kiến cảnh đó. Văn nghệ đới. T6áu hài đới. Nhưng bẩu là có văn hóa không.

Nói về chửi mà điêu luyện nhất có lẽ là các bà miền bắc. Đầy đủ các món ăn chơi như trên. Nhưng về văn học thuật có lẽ không chau chốt bằng các bà miền trung. Đoạn văn chửi trên mà bác Trần phương giới thiệu. Bài một là của bà miền bắc. Bài hai là của bà miền trung. Còn mấy bà miền Nam thì em chưa biết . Nhưng khả năng là không thích chửi. Bởi nam bộ phóng khoáng thò tay xuống muơng là vớt được cá. Với tay vào bụi là tóm được gà qué đầy ra đấy ăn không hết thì đâu phải cạnh tranh. Nhẩy.

Hay là có lẽ giống như Lông nghiệp hóa - Điện khí hóa - Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá... đất nước mà các bác ý gọi là văn ... hóa chửi. Nghĩa là chửi có chất văn có câu cú - vần điệu - nội dung - đầy đủ mở bài thân bài kết luận. Chứ không phải câu đực câu cái. Lộn tùng mề lên. Thế thì chỉ gọi là văn học .....chửi thôi.

Cái bác thấy không. Chí Phèo đâu có chửi bậy. Câu nặng nhất là Mẹ Cha con Nở. Ngẫm mà ra chẳng có gì bậy.Còpn chí lý là đường khác. Ý thế mà một tay chửi xuốt ngày. Chửi khắp đầu làng cuõi xóm mà thành một hình tượng văn học. Chứ ít à. Văn học - Học văn phổ thông cháu nào chả phải học. Ấy là ngày xưa. Không biết ngày nay còn trong sách khoa giáo ko. Để mai nhà em hỏi thằng cu nhà em xem.

Tiếc một nỗi là em biết anh Chí phèo quá muộn. Hình như hồi em học văn có anh ý thì anh ý đã ngủm củ tỏi lâu rồi. Không cũng mời anh ý bữa cháo lòng giao lưu.

À mà hình như ở đây thấy có anh Chí phèo sao ý. Hôm nào mời bác Chí chửi đổng vài câu cho anh em thưởng lãm.

Không thể hoãn cái sự sung sướng này được. Hơ ... hớ

Ở đời còn có giống nữa là chửi kháy. Chửi của người có học. Cay lắm đấy. Cú lắm đấy nhưng mà mỉa nhau một câu. Dưng mà cái giống chửi này mới thâm. Chửi như mấy bà mất gà chỉ rát tai ngứa mắt như chửi kháy nhiều khi đau hết cả cỗ lòng. Em thấy trên mạng các bác ý nhiều khi kháy nhau ra phết ý. Chửi thì vưỡn là chửi rồi dưng mà bóng bẩy - câu chữ ... Phải vậy nên chỉ có thể gọi là chửi có văn hóa.

Ngày xưa nhà em có ông thày giáo già dạy lớp cấp 1. Ông thày dạy các trò đừng có dại mà đứng xem đám chửi nhau - vì quê em họ chửi nhau liên tục. Nào mất gà - chửi. Nhà hàng xóm lấn ti hàng rào - chửi. Bị ăn cắp lờ đó đơm cá - chửi. Bị trẻ trâu tuốt trộm lúa đòng đòng - chửi. Mua bán ngoài chợ va chạm - chửi. Thậm chí bị trẻ con vạch lỗ tường rình ông bà tí tởn với nhau giữa ban ngày ban mặt cũng chửi. Thày bảo các cậu đứng đó . cái đứa bị chửi nó đểu nói ra nó bầu - các ông các bà nghe hộ tôi xem con mẹ ấy nó chửi có được không. Thế là nó bảo mình nghe hộ nó. Dại mặt

Nhưng cũng vui đáo để các quan bác ạ. Nhiều ông ông ý thâm nho. Cứ để bà hàng xóm chửi một hồi khan cổ. Lão ra sân nói đổng một câu. Mụ kia lại ba máu sáu cơn bốc lên chửi tiếp. Lão đi vào hút thuốc lào uống chè. Bà kia nguôi nguôi . Lão lại ra đổng câu nữa Lại chửi tiếp. Chửi đến xùi bọt mép ngất xỉu mới tạm dừng. Ấy vậy ở bài chửi 2 của quan bác Trần phương có đoạn khất - mai tau chửi tiếp. Chắc là do hêt hơi lên phải tạm nghỉ giải lao ít phút ý.

Thôi lại lắm nhời quá rồi. Hôm nào rỗi bác nào thích hay bảo cái ông gọi là văn hóa vào em chửi cho mà nghe. Ấy chết lại quá nhời rồi.

Dưng nhiều bài hay lắm. Thê loại văn học dân gian, hiện đại có thơ ca hò vè Từ chèo đến cải lương không thiếu thứ gì sất. Chỉ tội ở đây không biểu diễn được tư thế động tác hơi bị tiếc.

Cũng sợ mai một mất một mảng truyền thống sinh hoạt dân gian. Rồi Hiện đại hóa làm mất bản sắc. Nhà em bảo có cái máy quay đem quay mấy bộ phim tự nhiên về thể loại này. Lưu truyền lại cho con cháu đời sau tham khảo. Cũng có lý đấy các bác nhể.

Ối làng trên xóm dưới ơi.

Ra mà nghe này.

Giời cao đất lùn ơi. Chinh chiến từ Nam ra bắc chưa thằng nào sợ thằng này.

Mà hôm nay nghe có cái loại văn hóa chửi mà vãi hết cả linh hồn ra đơi .... này.

Ông thì ông lói cho mà biết nhá Sông có thể cạn - Núi có thể mòn nhá. Nhưng những thằng lùn như ...ông .... không thể nào cao lên được nhớ... nhớ.

Các quan bác bỏ quá.

Em lại nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi trờ ờ ...trời ơi! Cái "thằng khứa" Tầm Nhìn Mới này chửi nghe...đã con rái ha! Cái này chửi cũng có tầm...cỡ lắm chứ bộ! Chu choa ơi, hên là mình hong có nhậu dới (thằng) chả. Lỡ mà chả chửi nghe thì có nước lấy cuốc đào đất mà độn thổ tàng hình. Mồ tổ, chả chửi dậy đó mà hỏng biết có đọng tới ai hong? Chớ mà chộc tới chả thì chả chửi cho tắt bếp. Chả đào ông bới cha cho mà mang nhục ngàn thu. Chả chửi có dăng quá dzậy đó, mà nhứt cái lỗ nhĩ. Mèn đét ơi, chả mà còn "chửi ra bộ" nữa, thì ai mà nhìn thấy cũng tối tăm mặt mũi, chóng mặt nhứt đầu thấy ông bà ông dãi luôn! Mần cái dì mà chả chửi thấy ghê dzậy chời?

Tui thiệt thà nói thiệt chớ, hồi nhỏ ở xóm tui, chửi nhau rất thường. Đến khi nước nhà mở cửa, đón gió thì hình như họ bớt chửi. Đèn nhà ai nấy sáng, trán nhà ai nấy xỉ, cơm nhà ai nấy ăn, vợ nhà ai nấy...nựng. Ít có chửi nhau. Hồi đó, ngừ ta chửi nhau ghê lắm, lấy cái bí hiểm nhất của đờn bà mà chửi, như dậy ngừ ta gọi là "chửi trây". Ở miền Nam, có "ca ra bộ" thì họ cũng ..."chửi ra bộ". Chửi lên cao chào họ họ vỗ phành phạch, phành phạch, hẩy hẩy. Lên cao chào hơn là họ sẽ uýnh nhau và có khi còn "động dao động búa" nữa à! Nhưn mà được cái là họ hong chủ động chửi liên khúc dây dưa ngày này sang ngày nọ, mà sang ngày hôm sau nếu có còn hậm hực muốn chửi thì họ kiếm cớ chửi đổng, còn gọi là chửi phong lông. Chửi phong lông dậy đó mà cả làng xóm đều nghe mà đối thủ thì cũng tức ứa gan. Còn về phần mấy đứa con nít hay thanh thiếu niên mà chửi nhau thì họ lôi tên cha mẹ, ông bà của đối thủ ra mà chửi.

Vậy đó, cái sự chửi nó có nhiều nhiêu khê lắm chứ bộ! Đưa cái sự chửi lên hàng dăng quá kể ra chắc cũng là thị dị quá (thi vị hóa) chăng? Hỏng hỉu dăng quá chửi đi tới đâu kìa?

Thôi, hỏng nói nữa.

<_< LacTuong :mellow:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://5nam.ttvnol.com

Người Việt chửi

Nguyễn Thị Tuyết Ngân - Trần Ngọc Thêm (trích từ cuốn Tìm về bản sắc văn hoá VN của GSTS Trần Ngọc Thêm)

"Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hoá, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi "rỉa róc", chửi "như vặt thịt" người ta. Thực ra thì nói vậy nhưng không phải vậy!

Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hoà giải bằng "đối thoại", song cũng không ít người sử dụng "đối đầu". Mà đối đầu "hiền lành" nhất có lẽ là "đấu võ mồm", tức là chửi nhau .

Việc chửi (nhau) thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời.

Lối chửi phổ biến ở mọi dân tộc, mà người Việt cũng biết, là sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục ... mà "ném" vào mặt đối phương. Họ gán cho đối phương là "họ hàng" của các loài vật mà theo họ có nhũng đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích: chó, bò, lợn (heo), rắn rết, giòi bọ, dê (xổm) ... Một số người mát tính hơn, họ chỉ hạ thấp đối phương 1 cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ vì đối phương với những thứnhư: giả nhân, ngợm, quỷ quái, yêu tinh ... Họ nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương những khiếm khuyết vật chất, tinh thần, xã hội, ví dụ: (đồ, con, quân, lũ, bọn) què, mù, ..., ngu, ngốc, điên, khùng ..., đểu cáng, ác độc, vô luân, bất hiếu, ...; lừa đảo, ăn cắp ... Các cách chửi này phổ biến nhưng không phải là tiêu biểu cho người Việt.

Với bản chất của 1 dân tộc có nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị, truyền thống của VN là chửi có bài bản, có văn vẻ, có vần điệu và đặc biệt là có thể kéo dài tuỳ ý. Chúng tôi nhớ 1 bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu bằng mấy câu như sau:

Chỉ vì mất một con gà

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền

Chỉ sang tứ phía láng giềng

Réo từ nội ngoại, tổ tiên mười đời ...

Chỉ bốn câu này cũng đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thuý của người Việt!

Phụ nữ VN vốn rất hiền lành, nết na, nhưng cũng không chịu để ai bắt nạt (ăn hiếp). Mất 1 con gà không phải là chuyện lớn, nhưng nếu cứ tiếp tục mất như thế thì không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà phải ra tay "dằn mặt" để ho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có động đến gia đình "bà". Vơsi 1 dân tộc luôn coi trọng chữ tín và danh dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào thì chửi lúc đó. Người VN truyền thống thì không như vậy, họ chờ khi có thật đông ngưwòi thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm thêm "ới làng trên xóm dưới" hoặc "ới trời cao đất dày" như mời gọi thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.

Trong lối chửi của người Việt, cái hấp dẫn người nghe không phải là những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông thường. Bình thường người ta "xưng khiêm hô tốn", còn khi chửi thì người ta cố tình làm ngưwọc lại: " Cha bố tiên nhân thằng Cò! Cha bố tiên nhân thằng Cốc! Cha họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống nhà thằng Cò, thằng cốc! Cha tam đại, tứ đại, ngũ đại mai thần chủ thằng Cò, thằng Cốc! Cha đứa già đứa trẻ, đưa nhớn đứa bé, đứa mẹ đứa con, đứa đỏ như son, đứa vàng như nghệ nhà thằng Cò, thằng Cốc, bảo nhau định vỗ nợ của bà! " (trích truyện Khao của Đỗ Phồn).

Trong đoạn trên, không có từ ngữ tục tĩu nào mà ta vẫn nhận ra ngay đây là lời chửi. Người chửi đã tự tôn mình lên mức ngang hàng với cha của "bố tiến nhân" dòng họ nhà đối phương. Người Việt vốn rất kính trọng ông bà tổ tiên (thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên), nên không thể nào chịu được khi bị chửi "tên cái" (tên của bố mẹ, ông bà ... hoặc các từ thay thế kiểu như tam đại, tứ đại ... ). Có thể nói, đây là 1 nguyên nhân dẫn đến thói quen giấu tên của người Việt.

Cái hay của các bài chửi kiểu này còn ở chỗ các ý được liên kết với nhau 1 cách hợp lý, lặp kèm với đối, đi với nhau chan chát: họ nội họ ngoại , họ gần họ xa , họ năm đời giở lên , họ ba đời giở xuống , đứa già đứa trẻ , đứa nhớn đứa bé , đứa mẹ đứa con , đứa đỏ như son , đứa vàng như nghệ

Và đây nữa là lời chửi của 1 người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan:

" Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha thả bỏ nó ra, không thì tôi chửi cho đơới!

Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại, lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó vềnhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem!Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra ..."

Ở đây người chửi vẫn dùng nghệ thuật lặp và đối là chủ yếu: làng trên xóm dưới , bên sau bên trước , bên ngược bên xuôi ; [h]đứa ở gần mà qua , đứa ở xa mà lại , nó dang tay mặt , nó đặt tay trái , nó ở nhà bà - nó về nhà mày ...[/h] - tất cả tạo nên 1 nhịp điệu như những bài thơ văn xuôi đầy cảm hứng sáng tạo và luôn được ngươi chửi thay đổi, biến báo tuỳ theo đối tượng nghe.Tuy rủa xả như vậy, nhưng đối phương vẫn không chửi lại hoặc dùng "võ tay chân" với người chửi, bởi vì toàn bộ bài chửi chỉ là những lời cạnh khoé, bóng gió, chả ai dại gì mà ra mặt. Mặt khác, việc chửi tuy không nêu đích danh nhưng nhờ một số chi tiết ám chỉ nên ai cũng hiểu người chửi muốn ám chỉ ai, nhờ vậy mà vẫn đạt được mục đích làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng và hả cơn giận trong lòng.

Với cách diễn đạt bóng gió, đày tính ám chỉ về nội dung và có cấu trúc chặt chẽ, vần điệu, nhịp nhàng về hình thức, lối chửi của người Việt Nam đã bước vào hàng "nghệ thuật"; nó có lẽ không những không còn thuộc loại hiện tượng "vô văn hoá" nữa, mà đã trởthành 1 hiện tượng độc đáo góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá VN cổ truyền. Tuy rằng ngày nay "nghệ thuật chửi" này đang mai một dần, nhưng không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này nơi khác nó đang được "sân khấu hoá". Nó là 1 bằng chứng độc đáo và hùng hồn rằng ngay cả trong lúc giận dữ, chửi nhau, con người cũng có thể giận dữ, chửi nhau "1 cách có văn hoá"."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://www.mottramdo.com/blog/viewblog/33729

Chửi bậy

Posted ImagePosted Image

Từ thời xa xưa ... lâu lắm rồi ý , cái thời ông bà già bọn ấy cắp sách tới trường ý

Người ta quan niệm : " Chửi bậy " là xấu , rất xấu , cực kì xấu , nói chung là xấu ... xấu , xấu lắm , xấu nhắm nhắm !Posted Image

1 học sinh giỏi , nhà giàu , đẹp trai ... cũng chỉ vì 1 câu vô tình chửi bậy mà có thể bị tẩy chay , không có cô gái nào muốn tiếp cận ... Posted Image

Vậy mà bây giờ , chửi bậy nó trở thành một cái gì đó khó có thể thiếu được đối với tất cả mọi người

Từ các bác xe ôm vô cùng tôn kính đến các bác tài xế xe bus đức cao vọng trọng Posted Image

Từ các giám đốc công ti kinh doanh rau củ quả , thịt bò , thịt gà , thịt lợn , thịt chó , thịt nọ thịt kia , nói chung là thịt ở các vỉa hè , xó chợ ... đến các giám đốc công ti giải trí , kinh doanh "thịt" cho người lớn ... (thịt này mình cũng thích Posted Image)

Từ các bác nông dân chân to đến các bác nông dân chân bé , kể cả các bác nông dân chân thối Posted Image

Từ già đến trẻ Posted Image

Từ các quán nước vỉa hè đến các quán karaoke ...Posted Image

Từ ngoài đường về đến nhà ... từ nhà lại đến trường học ...Posted Image

Từ học sinh đến sinh viên , kể cả giáo viên cũng dính chàm

Từ trường chất lượng cao , "truẩn quốc gia" đến các trường vớ va vớ vẩn

Từ các bạn trai đến các bạn gái

Từ các bạn học ngu , chơi giỏi đến các bạn học giỏi chơi ngu ... và đặc biệt có cả các bạn học ngu , chơi cũng ngu.

Tớ cũng xin được lấy dẫn chứng luôn.Hôm rồi thằng bạn call đi uống cafe

Ngồi góc quán cà phê có mấy thằng tây xì xồ cái mẹ gì nghe như đàn gẩy tai trâu, ngứa kon dáy. Bỗng thấy thằng bạn bật dậy đi sang bàn bọn nó, vừa cười tươi vừa nói

- Hey, hê lố, DM thằng tây

Thấy nó ngẩn ra một lúc hỏi lại:

- What’s your name?

- My name’s Minh

-DM thằng Minh.

Bọn tây ở Hà Nội cũng nhiễm nhiều cái thói quen chửi bậy. Đợt tớ còn gặp 2 thằng tây đi xe đạp chỗ ngã tư Phạm Ngọc Thạch gặp nhau giơ tay chào nhau:

- A..DM ri chác

- DM mai kơn

Cả đường quay lại nhìn với ánh mắt tò mò. Hỏi ra mới biết, các ku nói thế nhưng cũng chả hiểu nó có nghĩa <Nói bậy thì đi chỗ khác mà chơi> gì nữa. Vì thấy các bạn trẻ Hà Nội gặp nhau hay nói đm nên tưởng là 1 câu chào.

Chửi bậy đã là một phần trong cuộc sống, chỗ nào cũng chửi được, đến trẻ con cũng chửi… thậm chí là rất phũ, nhất là cái bọn chọi con 10x, chửi những câu làm tôi giật mình:

- ĐM mày làm bố mày chết rồi đấy

- Cả nhà mày ý, mày có tinh chưa mà đòi làm bố tao.Posted Image

Tớ là tớ sợ nhất cái bọn 10x này này, bé mà láo, bé mà gấu, bé mà dâm… ôi thôi.

Thói côn đồ và những hành vi thú tính tuổi học sinh giờ không phải hiếm. Với cái kiểu dạy con chửi bậy từ bé thì đấy là kết quả tất yếu. Hôm mình ra chỗ trường Đặng Trần Côn A chứng kiến tận mắt có bà bế đứa bé chỉ vào đứ bé khác đứng trước mặt:

- ịt pẹ mày, chửi nó đi con… ịtttt…. pẹeee… màyyyy….Posted Image

Dường như bây giờ chửi bậy trở thành một nét văn hóa của người Việt mất rồi

Rút cuộc chửi bậy nhằm mục đích gì? Mà tại sao phải chửi bậy? Theo tâm lý học thì như thế này:

Chửi bậy là một hiện tượng thường gặp trong xã hội , một kiểu phản xạ tâm lý để bầy tỏ thái độ ,hoặc là cách giải toả bức xúc ,khi chửi chủ thể thường đem những phạm trù sau ra để gắn với khách thể :

Có 6 phạm trù hix chả biết có nhớ hết không .

Thứ nhất ...

Là hành vi tính dục mang tính bất thường ( bất thường ví dụ như

ảnh hưởng đến danh dự loạn luân hay les or gay .._)

Thứ hai ... là khuyết tật hay khiếm khuyết mang tính bẩm sinh hay có thể phát sinh trong xã hội ( bẩm sinh ví dụ như mắt bị lác , về khiếm khuyết phát sinh trong xã hội có thể như bị vợ bỏ , hay cắm sừng ... )

Thứ ba ... Những thứ mang tính đối lập và kị dơ với con người với chuẩn mực chung của cộng đồng ... Ví dụ như những danh từ bẩn thỉu nhơ nhớp , nhầy nhụa , những tính từ phản cảm với chuẩn mực xã hội như sự ngu ngốc , dâm đãng quá trớn , Hoặc

một tư duy không phù hợp với chuẩn mực hiện tại , như khủng bố ....

Thứ 4 .... Bôi nhọ những gì thiêng liêng , gắn bó với khách thể ..

Thứ 5 ... Tâng bốc những điều sai sự thật , ca ngợi những hành động không theo chuẩn mực xã hội để mỉa mai chủ thể ..

Thứ 6 ... Dùng ngôn ngữ body để chế diễu , ví dụ chổng mông vào mẹt , hay dùng trỏ ngón trỏ như kiểu mỹ ...

Với mỗi tính cách người , mỗi vùng , mỗi giới người ta lại chửi khác nhau...

Không phải ai cũng chủi theo kiểu vô văn hoá

.. Thiếu văn hoá nhất là chửi theo kiểu từ 1 - 4

... Ở VN rất hay chửi kiểu từ 1 - 4

.. Ở các nước hồi giáo kiểu thứ 4 rất ít , vì lý do tín ngưỡng người ta sợ xúc phạm đến bất kể những gì linh thiêng , dù sự linh thiêng đó không thuộc tín ngưỡng của mình

. Hay dùng kiểu thứ 6 nhất là các nước phương tây ..

.. Kiểu thứ năm rất được dân khối C ưa chuộng , và là kiểu có văn hoá nhất hehê , hay dùng trong ngoại giao , hay chính chị cũng thỉnh thoảng gặp , một số đối tượng còn làm thơ .... Ví dụ chửi đểu 1 số nhà máy lãng phí điện...

" Mặt trời đỏ rực đằng đông , Nước ta không kém đèn hồng đằng tây .. ."

Người ta có thể kết hợp các kiểu từ 1 - 6 lẫn lộn để bôi nhọ hay sỉ vả đối tượng , tuy nhiên khi dùng lẫn lộn đôi khi phản tác dụng , không làm cho đối tượng thấy bị sỉ vả mà còn làm người ta cười đểu mình... Tuỳ đối tượng và nghề nghiệp và giới mà chửi...

Nói về chửi cũng khá nhiều chuyện để nói , mà đây là một vấn đề tế nhị ,Tớ xin nói để mấy ấy hiểu thêm về một khái niệm thôi.. Qua chuyện chửi nhau cũng có thể đánh giá đôi chút về con người , Hàng tôm hàng cá chửi nhau 1 kiểu , hàng cá với hàng điện tử chủi nhau 1 kiểu , mỗi người 1 cách... Và mỗi người có 1 cách ứng xử trước việc bị chửi ... Thường thì chó cứ sủa và người cứ đi , Nhưng sometimes cũng fải chiến chứ... không thì thiết thòi vãi <Nói bậy thì đi chỗ khác mà chơi>

Ps: Viết xong Entry này, Chỉ ngồi chờ mọi người comment thôi đấy (Nhưng nhớ đừng chửi bậy. Tớ đau đầu lắm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân trao đổi liên quan đến cuốn sách của GSVS Trần Ngọc Thêm, post thêm một bài tham khảo.

Nguồn: thuvien-ebook.com

Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm

(Cao Tự Thanh)

Ngay sau khi vừa được phổ biến rộng rãi, quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam (http://www.dunglac.net/tranngocthem/) của tác giả Trần Ngọc Thêm (http://www.dunglac.net/tranngocthem/) (Trường Đại học Tổng hợp thành phố HCM in, 1995) đã thu hút sự chú ý của nhiều người đọc sách. Bởi vì mặc dù chỉ là một tài liệu lưu hành nội bộ, đây lại là hóa thân của công trình Tính hệ thống của văn hóa Việt Nam - một đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu năm 1994 đồng thời là hậu thân của giáo trình cùng tên đã được đưa vào giảng dạy trong một số trường Đại học vài năm gần đây. Tác dụng xã hội của quyển sách do đó đã vượt khỏi phạm vi một công trình nghiên cứu văn hóa thông thường, nên việc nhìn nhận giá trị đích thực của nó là một điều cần thiết.

Giở qua Cơ sở văn hóa Việt Nam, một người đọc bình thường cũng có thể thấy ngay rằng nó chứa đựng khá nhiều sai sót, trước hết do kiến thức cơ sở của tác giả về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Báo Văn nghệ số 17 và 18 ngày 27. 4 và 4. 5. 1996 đã đăng tải một bài viết nêu ra hàng loạt sai lầm kỳ quặc loại cốm thóc nếp tẻ chiêm mùa trong quyển sách. Cũng có thể kể thêm nhiều ví dụ tương tự, chẳng hạn thực dân Pháp “lập ra Nam Kỳ tự trị” sau khi đánh chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 (tr. 385), “Kim Đồng thời đánh Pháp, Võ Thị Sáu thời đánh Mỹ” (tr. 398)... Tuy nhiên, các học giả lớn đôi khi không biết tới những sự thật nhỏ, vả lại đó là hệ thống những sai sót mà người đọc bình thường nào cũng có thể đính chính ngay không cần tới “cách tiếp cận hệ thống” hay “phương pháp hệ thống - cấu trúc” sang trọng như Trần Ngọc Thêm, nên chúng chỉ làm tổn thất uy tín của riêng tác giả chứ không phương hại gì tới khoa văn hóa học. Điều quan trọng đáng nói là bên cạnh cái kiến thức cơ sở cần phải đính chính và bổ sung khá nhiều ấy, Trần Ngọc Thêm còn có một kiến thức lý thuyết và lý luận nông cạn và chắp vá về văn hóa. Chính sự nông cạn và chắp vá này mới làm hại cho văn hóa học, với các sai lầm của quyển sách về cả nội dung khoa học lẫn định hướng thực tiễn, về cả phương pháp nghiên cứu lẫn thao tác chứng minh. Tình hình này thể hiện đặc biệt rõ nét ở hai chương đầu (Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và Văn hóa nhận thức), mà trước tiên là ngay từ định nghĩa về văn hóa.

Khởi đi từ cách hiểu “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”, Trần Ngọc Thêm đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giáo dục) (tr. 20 - 24). Ở đây không phải chỗ để vạch chữ tìm nghĩa, nhưng tính chủ động, tính nhân đạo hay chức năng nhận thức, chức năng định hướng, chức năng tái tạo thế giới... của văn hóa là những điều cần đề cập mà chưa được đề cập hay đề cập chưa đúng mức trong quyển sách cho thấy Trần Ngọc Thêm chưa thực sự nắm vững bản chất của văn hóa. Bởi vì văn hóa là một hệ thống giá trị, nhưng nhìn từ một góc độ khác, nó còn là một thế giới quan (worldview) thể hiện và phản ảnh sự lựa chọn của con người trong những điều kiện sống nhất định, sự lựa chọn này biến hệ thống các giá trị văn hóa thành hệ thống chuẩn mực xã hội trước hết trong các hành vi sáng tạo. Và ngay định nghĩa nói trên cũng chưa chính xác. Các giá trị văn hóa luôn luôn được tạo ra trong những điều kiện cụ thể và một cách có mục đích, nên văn hóa không chỉ bao gồm các giá trị được tạo ra mà còn cả những cách thức sáng tạo và sử dụng các giá trị ấy. Dĩ nhiên những cách thức này cũng là những giá trị do con người tạo ra, nhưng đó là một loại giá trị đặc biệt, mang ý nghĩa định tính và đóng vai trò thước đo về trình độ phát triển của mọi nền văn hóa. Vì nếu phương thức phát triển của hệ thống các giá trị được tạo ra chủ yếu là thay thế, phủ định lẫn nhau thì của hệ thống những cách thức sáng tạo và sử dụng này chủ yếu lại là kế thừa, bổ sung cho nhau, nên nó lưu trữ nhiều kinh nghiệm và trí tuệ hơn đồng thời cũng có khả năng dự báo và định hướng cao hơn. Nói theo ngôn từ của các nhà ngôn ngữ học thì đây chính là các yếu tố ngữ pháp và phong cách của một nền văn hóa, cũng vận động và thay đổi theo lịch sử nhưng luôn mang tính ổn định, thống nhất cao hơn hẳn so với các yếu tố từ vựng và ngữ âm. K. Marx từng có một kết luận cần nhắc lại về vấn đề này “Những cá nhân biểu hiện đời sống của mình như thế nào thì họ là như thế ấy, do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất cũng như cách họ sản xuất” (K. Marx và F. Engels, Tuyển tập, tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 269). Cho nên với định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, người ta sẽ không thấy được sự khác biệt văn hóa giữa hai cái ngạnh trên chiếc lưỡi câu thời tiền sử và thời hiện đại : trên phương diện là một giá trị được tạo ra thì cái ngạnh ấy đã được hoàn chỉnh hàng ngàn năm trước về mặt công cụ để đảm bảo chức năng giữ chặt con cá câu được của nó rồi, nên sự phát triển văn hóa ở đây chỉ nằm trên phương diện cách thức tạo ra, tức kỹ thuật chế tác công cụ ma thôi. Tương tự, hai ca sĩ tài năng đều có thể thành công khi trình bày cùng một bài hát nhưng chắc chắn họ sẽ đưa lại cho người nghe hai cảm xúc thẩm mỹ khác nhau : rõ ràng nhiều giá trị văn hóa đã được tạo ra ngay trong quá trình con người sử dụng - tiêu dùng các giá trị văn hóa. Tóm lại, định nghĩa nói trên chỉ mới đề cập tới cái lượng, cái hình chứ chưa giới thiệu được về cái chất, cái thần của văn hóa. Không lạ gì mà Trần Ngọc Thêm đã chạy theo số lượng khi nỗ lực giành quyền tác giả cho phương Nam, cho Bách Việt các giá trị loại Hà đồ, Lạc thư trên một đường hướng ít minh bạch và với những thao tác thiếu thẳng ngay kiểu nhập nhằng đánh đồng phương Nam với Việt Nam, Bách Việt với Lạc Việt. Ở đây cũng cần nhìn qua sự hiểu biết của tác giả Cơ sở văn hóa Việt Nam về những khái niệm loại âm dương, Ngũ hành, Bát quái..., vì giới thiệu chúng trong chương Văn hóa nhận thức, Trần Ngọc Thêm đã công nhiên gieo rắc nhiều kiến thức sai trái ngoài việc mặc nhiên coi chúng là uyên nguyên của truyền thống triết học và tư tưởng Việt Nam.

Trước hết, hãy nói tới những kiến giải về âm dương. Triển khai hai phạm trù nhận thức này vào việc tìm hiểu lịch sử văn hóa, trong nhiều chương sau, Trần Ngọc Thêm đã nhiều lần nhắc lại về hai hệ thống văn hóa - nền văn hóa du mục (và gốc du mục) trọng dương thiên động phương Bắc và nền văn hóa nông nghiệp trọng âm thiên tĩnh phương Nam. Lối phân loại và khái quát lịch sử văn hóa của nhân loại theo một mô hình đăng đối như thế chính xác tới mức nào thì tạm thời chưa bàn, chỉ cần nói ngay rằng Trần Ngọc Thêm đã sai lầm ngay từ những kiến giải về âm dương với việc lấy hình thức làm loại hình, đem khái niệm làm thuộc tính. Ví dụ ở đoạn về “Hai quy luật của triết lý âm dương”, Trần Ngọc Thêm viết “Quy luật về Bản chất của các thành tố : không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong dương có âm và trong âm có dương”, rồi nêu ra hai yêu cầu khi xác định tính chất âm dương của một đối tượng là phải “xác định đối tượng so sánh” và “xác định cơ sở so sánh” (tr. 82). Chỉ có một điều gần đúng, vì phải được đặt vào ít nhất là một quan hệ với ít nhất là một sự vật, hiện tượng khác cùng hệ thống thì một sự vật, hiện tượng mới có thể được coi là âm hay dương, chứ tự thân nó thì chẳng âm cũng chẳng dương gì cả, cũng như Thái cực vốn vô đối nên không phân âm dương vậy. Nhưng thao tác gần đúng ấy lại bị “sai hóa” trong hệ thống cấu trúc kiến thức về âm dương của Trần Ngọc Thêm mà trở thành một lối lập luận bị động, đối phó vì bị gắn với một quan niệm sai lạc gán cho tất cả các sự vật trên đời hai thuộc tính âm hay dương hoặc ít hoặc nhiều! Chính vì vậy mà quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam đầy rẫy những lập luận ngụy khoa học và kết luận phi lịch sử kiểu “... tên gọi các đối lập cơ bản, thiết yếu (cũng tức là xuất hiện trước nhất) đều tuân theo thứ tự âm trước, dương sau : âm dương, vợ chồng, chẵn lẻ, vuông tròn... (tên gọi các đối lập không cơ bản như cha mẹ, ông bà... xuất hiện muộn hơn, do vậy đã chịu ảnh hưởng gốc du mục trọng nam, trọng dương tính)” (tr. 91). Thật không sao tin nổi rằng tiếng Việt có từ “vợ chồng” trước khi có những từ như “bố cái”,”cha mẹ”, và thật không rõ vì sao tổ tiên ta lại nói “đực cái”, “trống mái” mà không nói ngược lại cho nó trọng âm, trong khi chắc chắn họ phải có ý niệm về đực cái trống mái trước khi có ý niệm vợ chồng mà cũng không cần gì chịu ảnh hưởng của văn hóa gốc nào. Hơn thế nữa, nếu triển khai lập luận và kết luận ấy thì có lẽ ngay cả các nhà ngôn ngữ học cũng đớ lưỡi không nói được các từ ghép loại sông núi - núi sông, trắng đen - đen trắng, ngày đêm – đêm ngày, gạo thóc - thóc gạo là được cấu tạo theo thứ tự trọng âm hay trọng dương ! Bởi vì âm dương là một cặp khái niệm biểu kiến trong tư duy triết học của người phương Đông cổ, nó phản ảnh và khái quát hóa một cách đơn giản nhưng hàm súc sự khác biệt mang tính thống nhất biện chứng giữa các hiện tượng, lãnh vực và quá trình của thế giới chứ không phải là bản chất hay thuộc tính của các hiện tượng, lãnh vực và quá trình ấy... như lối nhận thức và suy diễn của Trần Ngọc Thêm.

Về Ngũ hành thì phức tạp hơn, nên Trần Ngọc Thêm càng hiểu ít hơn. Quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam giảng giải về Ngũ hành sinh khắc theo kiểu trực quan giống hệt các sách Tử vi nhập môn, nhưng tác giả chưa hiểu được sự tinh tế của cổ nhân khi đặt ra các quan hệ ấy nên mới giải thích Mộc khắc Thổ như “cây hút chất màu của đất” (tr. 104). Nói như vậy thì là Thổ chứ đâu phải Thủy sinh Mộc? Quan hệ tương sinh tương khắc ở đây cũng là những phạm trù biểu kiến trong tư duy triết học của người Trung Hoa cổ, chúng phản ảnh sự mâu thuẫn có tính hiện tượng, bề mặt và sự thống nhất có tính bản chất, bên trong của giới tự nhiên. Nếu Trần Ngọc Thêm thực sự có một “cách tiếp cận hệ thống” thấu đáo và nhất quán thì sẽ thấy ngay rằng các quan hệ tương khắc là các quá trình cơ lý không đưa tới những biến đổi về chất (đất ngăn nước, nước dập lửa, lửa nung sắt, sắt chặt cây, rễ cây phá đất), còn các quan hệ tương sinh mới là các quá trình hóa sinh đưa tới những biến đổi về chất của Ngũ hành. Bên cạnh đó, để phản ảnh chi tiết hơn về giới tự nhiên, các quan hệ sinh khắc còn được chia ra làm hai dạng xuất nhập, chẳng hạn Kim khắc Mộc là Kim khắc xuất còn Mộc bị khắc nhập, Kim sinh Thủy là Kim sinh xuất còn Thủy được sinh nhập..., ngoài ra còn phải kể tới các quan hệ trùng hành kiểu “Lưỡng Hỏa Hỏa diệt, lưỡng Kim Kim khuyết, lưỡng Mộc Mộc chiết” mà có lẽ Trần Ngọc Thêm chưa biết. Nếu nhìn trên một diễn tiến tương sinh khởi từ Thổ (Thổ là mẹ muôn vật, Thủy là nguồn muôn vật, không có Thổ không sinh, không có Thủy không trưởng...) thì quá trình vận động của Ngũ hành là Thổ => Kim => Thủy => Mộc => Hỏa => Thổ... Tuy nhiên, Thổ sinh Kim nhưng khắc Thủy tức là khắc cái mà Kim sinh, Kim sinh Thủy nhưng khắc Mộc tức là khắc cái mà Thủy sinh...: rõ ràng người xưa đã thấy sự chuyển hóa giữa hai mặt thống nhất và đối lập trong quá trình vận động, phát triển của thế giới. Nhưng mô hình Ngũ hành còn thiếu sót trong việc phản ảnh một thế giới thống nhất, hoàn chỉnh, đa dạng và tự vận động. Thứ nhất, nó bao gồm năm yếu tố đẳng lập nên phải được thể hiện bằng một hệ thống không gian, không thể “nhất ngôn dĩ quán chi” nên lại tạo ra ý niệm về một thế giới bị chia cắt thành năm phần trong nhận thức, mặt khác thế giới ấy có điểm không nhất quán : hành Thổ về phương vị thì có vai trò định vị, thống thuộc các hành còn lại vì đứng ở trung ương còn trong quan hệ cả tương sinh lẫn tương khắc thì lại ngang hàng với bốn hành kia vì phải nằm trên một chuỗi năm điểm liên tục để đảm bảo tính liên tục trong sự vận động của thế giới. Thứ hai, sơ đồ tương sinh không ghi nhận được một cách đồng thời các quan hệ tương khắc (Thổ => Thủy => Hỏa => Kim => Mộc => Thổ...), bằng chứng là ngay cả Trần Ngọc Thêm với “phương pháp hệ thống - cấu trúc” được vài giáo sư khen nức nở mà cũng phải vẽ thành hai bảng riêng rời với sự bố trí Ngũ hành khác hẳn nhau chứ không hệ thống hóa và đồng hiện được trong một cấu trúc chung nhất (tr. 104), tình hình này không ăn khớp với quy luật trong khắc có sinh trong sinh có khắc nói theo triết lý âm dương. Thứ ba, các sơ đồ ấy không phản ảnh được đầy đủ thực tế, chẳng hạn Thủy khắc Hỏa nhưng gặp lúc “nước gáo lửa xe” thì kẻ bị cháy nhà chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, hay Thổ khắc Thủy nhưng vẫn có chuyện “Đê dài sắp vỡ, một vốc đất khó nỗi duy trì” nói như Nguyễn Trãi, mặt khác nhìn lên hai sơ đồ sinh khắc thì chỉ thấy Thổ là Thổ hay Thủy là Thủy, không có các dạng đan xen, phối hợp giữa năm hành kiểu “Thổ đới Thủy, Hỏa đới Kim” như giới Tử vi về sau tạo ra, tóm lại không làm rõ được sự khác biệt giữa lượng và chất, giữa nguyên lý và thực tế... Thứ tư, các quan hệ sinh khắc nói trên không thể hiện rõ sự vận động nội tại của sự vật, những thay đổi, chuyển biến mà đặc biệt là ở các quan hệ tương khắc chỉ được mô tả như các vận động có động lực bên ngoài. Chính các thiếu sót ấy đã hạn chế khả năng ứng dụng của thuyết Ngũ hành trong đời sống xã hội, trong việc tổng kết, lý giải và dự báo về hiện thực xã hội, và người xưa đã tìm tới Bát quái.

Tới Bát quái thì phải thẳng thắn để nói rằng Trần Ngọc Thêm không biết gì cả nhưng lại viết khá nhiều và đặc biệt là như rất biết, đây dường như cũng là biệt tài của một số học giả đời nay... Truyền thuyết từ Bát quái Tiên thiên tới Bát quái Hậu thiên thật ra phản ảnh quá trình hình thành rồi định hình của Bát quái, chứ hoàn toàn không phải vì thay đổi mục đích sử dụng như Trần Ngọc Thêm viết (hay chép đâu đó) rằng với sự điều chỉnh để làm chính trị của Chu Văn vương, hệ thống Bát quái Tiên thiên phản ánh các hiện tượng tự nhiên đã trở thành mô hình Bát quái Hậu thiên phản ánh các hiện tượng xã hội (tr. 111 - 113). Từ khi hình thành, Bát quái luôn luôn hướng tới mục đích tìm hiểu hiện thực khách quan trong đó chủ yếu là đời sống xã hội. “Quái giả quải dã. Huyền quải vật tượng dĩ thị ư nhân, cố vị chi quái” (Quái (quẻ) là quải (treo). “Treo” các hiện tượng thiên nhiên lên để tỏ việc cho người, nên gọi là quái). Các tượng quẻ như Trời Đất Lửa Nước... là một cách nói hình tượng (về cả ngôn ngữ lẫn chữ viết thì Càn Khôn Ly Khảm đều không phải là Thiên Địa Hỏa Thủy), các danh hiệu Chấn Trưởng nam, Đoài Thiếu nữ... cũng chỉ là một cách nói hình tượng để dễ ghi nhớ thứ tự theo âm dương của sáu quẻ Chấn Khảm Cấn Tốn Ly Đoài, còn phương vị của Bát quái trong không gian cũng tương tự như Ngũ hành, đều là các quy ước mang tính biểu trưng. Nhưng điều quan trọng nhất mà Trần Ngọc Thêm không biết về Bát quái là nó không mô tả một thế giới năm thành phần như Ngũ hành. Nó coi thế giới là nhất nguyên nhất thể (Thái cực), các khác biệt của thế giới là do sự vận động nội tại tạo ra (Thái cực sinh Lưỡng nghi), và bản thân các khác biệt ấy cũng hàm chứa sự vận động nội tại phủ định chính chúng (Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tức trong Thái âm có Thiếu dương, trong Thái dương có Thiếu âm)..., còn nó là các hiện thực khác nhau trong quá trình vận động nói trên. Sơ đồ Bát quái nhờ vậy đã giản lược được yếu tố không gian, nên Bát quái chỉ còn phải phản ảnh thế giới trong sự vận động của nó trên trục thời gian, hay nói gọn hơn, mỗi quẻ trong Bát quái là một thời điểm của hiện thực. Do không biết điều sơ đẳng này, Trần Ngọc Thêm đã trượt dài trên con đường sai lạc tới bảng so sánh Ngũ hành và Bát quái về lối tư duy với các cứ liệu (nhờ suy diễn mà có) là mỗi hành trong Ngũ hành “có nhiều nghĩa, vừa cụ thể vừa trừu tượng, có quan hệ tương sinh tương khắc, bao quát được cả trung tâm”, còn mỗi quẻ trong Bát quái “chỉ có một nghĩa, luôn rất cụ thể, không có quan hệ gì với quẻ khác, bỏ trống trung ương” (tr. 115). Nhưng không thể so sánh Ngũ hành với Bát quái kiểu ấy, vì nó cũng giống như nói “Anh ấy bị thương hai lần, lần ở chân nặng hơn lần ở Trường Sơn” vậy. Ngũ hành trước hết là các yếu tố tự nhiên, được khái quát hóa thành hệ thống khái niệm phản ảnh nhận thức của con người về các hiện tượng, lãnh vực và quá trình của giới tự nhiên, còn Bát quái là các khái niệm nhân tạo, được vận dụng như hệ thống phương tiện để nhận thức về các quá trình của thế giới, đặc biệt là của hiện thực xã hội. Cần nói thêm rằng phải hiểu một quẻ (cả đơn quái lẫn trùng quái) là một thời điểm biểu kiến của hiện thực thì mới đúng tinh thần “Dịch giả dịch dã” (Dịch là biến đổi) của kinh Dịch. Chính vì nhìn nhận Bát quái trên một sơ đồ không gian như Ngũ hành nên Trần Ngọc Thêm mới nói liều rằng mỗi quẻ trong Bát quái không có liên hệ gì với quẻ khác và Bát quái bỏ trống trung ương. Hệ thống các quẻ trong Bát quái liên hệ với nhau rất chặt chẽ, chẳng hạn mỗi quẻ (đơn quái) đều có thể biến thành bảy quẻ kia nếu đổi các hào dương thành hào âm và ngược lại, còn cái trung ương mà Trần Ngọc Thêm cho là thiếu ấy thì thật không ai chỉ ra được cho thời gian. Nếu nói cho thật đúng với kinh Dịch thì trung ương của Bát quái chính là cái không gian biểu kiến tức phần thể là đồ hình Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng, chứ Bát quái chỉ là phần dụng của cái thể Thái cực ấy mà thôi... Cũng có thể đọc thấy một vài đoạn viết liều lĩnh tương tự về Tứ đại (đất nước lửa gió), tóm lại về triết học cổ phương Đông thì sự hiểu biết của Trần Ngọc Thêm hiện tại may ra chỉ đủ để nghe giảng mà biết chứ chưa đủ để tự học mà hiểu, vậy lấy gì mà dạy cho các sinh viên bất hạnh phải học âm dương Ngũ hành Bát quái qua quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam?

Sau chương Văn hóa nhận thức, quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam còn có một số chương mang tên Văn hóa tổ chức cộng đồng..., Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, tóm lại tác giả chia văn hóa làm bốn phân hệ là Nhận thức, Tổ chức cộng đồng, Ứng xử với tự nhiên, Ứng xử với xã hội, trong đó những vấn đề như Phật giáo được xếp vào phân hệ Ứng xử với xã hội còn những vấn đề như Tín ngưỡng được xếp vào phân hệ Tổ chức cộng đồng. Thật là một cấu trúc có thể làm đảo lộn quan niệm của những người tìm hiểu văn hóa trong nhiều năm, có điều không thấy tác giả nêu ra căn cứ nào để lý giải về cách phân loại văn hóa không giống ai ấy. Con người không còn là con vật từ khi họ biết sản xuất, nghĩa là có ý thức sáng tạo ra những giá trị vốn không có trong tự nhiên. Và nếu lấy sự phân công lao động làm tiêu chuẩn phân loại thì có thể chia các hoạt động xã hội của con người ra làm năm kiểu (lãnh vực) cơ bản là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, quản lý, giao tiếp và tái sản xuất sinh học - xã hội. Sự nghiên cứu, phân loại văn hóa không thể tách rời năm lãnh vực hoạt động cơ bản này. Nhưng khởi đi từ một kiến thức thiếu sót về văn hóa học, Trần Ngọc Thêm lại đi tới một tiêu chuẩn phân loại độc đáo kiểu như xếp Phong tục vào phân hệ Tổ chức cộng đồng (Đời sống cá nhân) và xếp Nho giáo vào phân hệ Ứng xử với xã hội! Nhưng Nho giáo đâu phải chỉ là một cách ứng xử? Hệ thống học thuật - lý luận (Nho học) bao gồm vũ trụ quan, lịch sử quan của nó là một giá trị tinh thần to lớn, và hệ thống chuẩn mực xã hội - tam cương ngũ thường của nó đã thực sự là yếu tố cơ bản trong hoạt động quản lý xã hội của các quốc gia Nho giáo suốt nhiều trăm năm. Và cũng dễ thấy là Trần Ngọc Thêm không biết gì về Nho giáo từ nội dung học thuật tới lịch sử phát triển nên đã áp đặt cho nó những yếu tố “nông nghiệp phương Nam” theo một lối suy diễn rất kỳ lạ. Chẳng hạn câu Khổng tử trả lời Tử Lộ trong Trung dung theo đó ông chia sự mạnh mẽ ra “Nam phương chi cường” và “Bắc phương chi cường” rồi khẳng định người quân tử theo “Nam phương chi cường” thì Trần Ngọc Thêm hiểu đó là “cái mạnh của phương Nam” và “cái mạnh của phương Bắc” (tr. 349) rồi kết luận là Khổng tử đề cao văn hóa phương Nam! Nam phương, Bắc phương đây tức Nam diện (quay mặt về Nam, chỉ kẻ trên) và Bắc diện (quay mặt về Bắc, chỉ kẻ dưới), và hai khái niệm nói trên phải được hiểu là “Cái mạnh của người trên” và “Cái mạnh của người dưới” mới đúng với học thuyết của Khổng tử vốn chia con người làm hai loại là người trên – người dưới, quân tử - tiểu nhân, kẻ lao tâm - kẻ lao lực... Cái học về văn hóa của Trần Ngọc Thêm đại để chắp vá như thế, nên cứ khai thác một vài khía cạnh hình thức để tách sự vật ra khỏi hệ thống có thật của nó rồi ấn vào hệ thống của mình. Và hệ thống về văn hóa của Trần Ngọc Thêm ra sao?

Nét độc đáo trong lập luận của Trần Ngọc Thêm là căn cứ vào triết lý âm dương mà chia văn hóa thành hai hệ thống du mục (và gốc du mục) trọng dương thiên động phương Bắc và nông nghiệp trọng âm thiên tĩnh phương Nam. Từ góc độ thao tác luận mà nhìn thì hệ thống ấy quả rất nhất quán và chặt chẽ, có điều nó chỉ phản ảnh kiến thức về văn hóa của tác giả chứ không phải về hiện thực văn hóa của loài người. Thứ nhất, nếu triển khai lập luận Bắc là du mục, Nam là nông nghiệp ấy thì văn hóa Việt Nam trước thế kỷ XVII sẽ mang tính du mục cao hơn văn hóa Campuchia, nhưng chính người Việt Nam chứ không phải người Campuchia đã khai phá thành công đồng bằng Nam Bộ, hay vào thế kỷ XVII - XVIII văn hóa Việt Nam ở Đàng Trong sẽ mang tính nông nghiệp cao hơn ở Đàng Ngoài..., mà mọi người đều biết vào thời gian này đời sống văn hóa - xã hội Đàng Trong lại chịu ảnh hưởng kinh tế hàng hóa tiền tư bản nhiều hơn ở Đàng Ngoài chứ không phải mang nhiều yếu tố nông nghiệp “trọng âm thiên tĩnh” hơn. Thứ hai, với việc lấy hình thức làm loại hình mà coi hoạt động chăn nuôi kiểu du mục không thuộc phạm trù sản xuất nông nghiệp như Trần Ngọc Thêm thì nông nghiệp chỉ còn là trồng trọt đồng thời phải kể thêm vài loại văn hóa khác như “văn hóa du nông” của nhiều tộc người du canh du cư ở miền núi hay “văn hóa đánh bắt” của các cư dân hải đảo... Thứ ba, chia văn hóa làm hai hệ thống có nguồn gốc Bắc - Nam, Trần Ngọc Thêm vô hình trung còn sa vào một loại quyết định luận địa lý về văn hóa, vì nhìn từ khía cạnh phương pháp nghiên cứu thì hệ thống hai nền văn hóa trọng âm - trọng dương ấy là một kết luận đã có trước khi chứng minh, không xuất phát từ thực tế văn hóa sử. Thứ tư, hệ thống của Trần Ngọc Thêm không những không lý giải được sự phát triển văn hóa trong những hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội, khoa học, chính trị... mà còn không làm rõ được cả sự tiến triển văn hóa nói chung, vì với những dương biến thành âm, âm biến thành dương kia thì văn hóa sử chỉ còn là một vòng tròn không lối thoát chứ đừng nói tới việc bước qua kỷ nguyên Tin học... Tất cả những điều nói trên khiến Cơ sở văn hóa Việt Nam trở thành một công trình không có giá trị thực tiễn cũng như khoa học : mặc dù thừa hưởng và sử dụng kết quả đúng đắn và phát hiện quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học, nó cũng vẫn không tổng kết được, không lý giải đúng và dĩ nhiên càng không thể dự báo về văn hóa Việt Nam.

***

Để chỉ ra đầy đủ và lý giải rốt ráo những sai lầm trong quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam thì còn phải tốn thêm rất nhiều giấy mực, đây là chưa nói tới việc vì tiết kiệm thời giờ của người đọc mà bài viết này không đề cập tới những chứng cứ đáng buồn về sự liêm khiết trí thức của Trần Ngọc Thêm... Nhưng những điều đó nếu có cần thiết cũng không quan trọng. Điều quan trọng nhất là phải xử sự với quyển sách một cách xứng đáng. Nó phải được đưa ra khỏi hệ thống các giáo trình văn hóa học hiện hành trong các trường Đại học càng sớm càng tốt. Còn về trách nhiệm để cho một thứ khoa học phẩm nhiều sai lầm mà ít kiến thức như vậy được công nhiên lưu hành đến nay trong các trường Đại học thì xin nhường lời cho giới chức hữu quan.

Cao Tự Thanh

Tháng 7. 1996

Mời các bạn xem các bài trả lời của Tác giả Trần Ngọc Thêm:

1- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về khái niệm “văn hóa” và cấu trúc văn hóa (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Nhung-Van-De-Chung/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Khai-Niem-Van-Hoa-Va-Cau-Truc-Van-Hoa/)

2- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về hai loại hình văn hóa (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Loai-Hinh-Van-Hoa-Va-Pho-Quat-Van-Hoa/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Hai-Loai-Hinh-Van-Hoa/)

3- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về quan hệ văn hóa phương Bắc và phương Nam (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Van-Hoa-The-Gioi/Van-Hoa-Trung-Hoa/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Quan-He-Van-Hoa-Phuong-Bac-Va-Phuong-Nam/)

4- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về vấn đề âm dương ngũ hành (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Vu-Tru-Quan-Phuong-Dong-Voi-Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Van-De-Am-Duong-Ngu-Hanh/)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trả lời của GSVS Trần Ngọc Thêm trước các ý kiến khen chê tác phẩm "Cơ sở văn hóa Việt Nam" trong diễn đàn thuvien-ebook.com.

Nguồn: http://thuvien-ebook.com/forums/archive/in...php/t-3440.html

tnthem06-07-2007, 01:19 AMXin chào các bạn,

Xin tự giới thiệu: tôi là Trần Ngọc Thêm, người đang được các bạn nhắc tới ở đây. Hôm nay tình cờ tôi vào Diễn đàn này. Và tôi rất lấy làm thú vị khi được đọc về mình ở đây.

Vì sự kính trọng với cách đặt vấn đề rất khách quan và khoa học của điều hành viên, người khởi xướng chủ đề này là anh tovanhung, tôi sẽ lần lượt giải đáp những vấn đề khoa học và cả phi khoa học đã nêu ra ở đây.

Cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam của tôi ra mắt chính thức lần đầu tiên năm 1995. Đúng là ý́ kiến thảo luận rất nhiều, khen, chê đều có cả. Chê (tôi ghi theo trí nhớ, theo thứ tự xuất hiện thì có đầu tiên là bài của Nguyễn Văn Dương (tạp chí Văn nghệ tp. HCM), rồi đến bài của Trần Mạnh Hảo (trên báo Văn nghệ).

Bài của Trần Mạnh Hảo viết lời lẽ rất nặng nề, nhiều chỗ có tính thoá mạ (ai đã biết TMH thì không có gì lạ, vì phong cách của nhà văn này là như thế). Mà báo Văn nghệ lúc bấy giờ rất thiếu khách quan. Tôi gửi bài trả lời đến thì họ lờ đi không đăng. Thông qua những kênh thông tin không chính thức tôi được biết rằng vì họ đã trót đăng bài của Trần Mạnh Hảo là chiến hữu của họ rồi nên đành phải vừa chửi vừa bịt mồm nạn nhân.

Sau có một nhà báo thấy vậy đã đăng một bài dài phỏng vấn tôi trên báo Văn nghệ nhan đề “Gặp gỡ tác giả Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Bài phỏng vấn này giải toả được nhiều điều mà TMH đã nêu ra.

Báo Văn nghệ đăng tiếp bài của Cao Tự Thanh. Và lại một lần nữa bài trả lời của tôi gửi đến báo Văn Nghệ tiếp tục rơi vào im lặng. Nghiên cứu văn hoá và thể nghiệm sự nghiên cứu này, tôi hiểu rất rõ rằng lối làm việc cảm tính, thiếu tinh thần khoa học là một đặc trưng phổ biến của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nhưng đến mức điều đó gặp ở khắp nơi, từ người thất học đến người có học, từ người viết bài đến người có trách nhiệm đăng bài thì đáng buồn biết bao, và ta sẽ hiểu rõ vì sao VN chậm tiến.

Sau bài của Cao Tự Thanh, tôi có biết đến 2 bài nữa thiên về "chê" sách của mình. Bạn doom (21-09-2006) khẳng định rằng người chê thì "đông như quân nguyên" liệu có cảm tính quá đáng hay không? Nếu thực như vậy xin bạn vui lòng cho tôi danh sách các bài này để tôi tìm đọc và học tập.

Để khỏi mất thì giờ chạy theo trả lời từng bài, trong lần tái bản thứ 3 cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” (năm 2001), tôi đã tập hợp các ý kiến phản bác của Nguyễn Văn Dương, Trần Mạnh Hảo, Cao Tự Thanh cùng một sô người khác và hệ thống hoá chúng lại để trả lời trong phần phụ lục của sách này. Những ý kiến trả lời đó đã đăng trên mạng http://www.vanhoahoc.edu.vn , thành 4 bài như sau:

1- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về khái niệm “văn hóa” và cấu trúc văn hóa (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Nhung-Van-De-Chung/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Khai-Niem-Van-Hoa-Va-Cau-Truc-Van-Hoa/)

2- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về hai loại hình văn hóa (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Loai-Hinh-Van-Hoa-Va-Pho-Quat-Van-Hoa/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Hai-Loai-Hinh-Van-Hoa/)

3- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về quan hệ văn hóa phương Bắc và phương Nam (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Van-Hoa-The-Gioi/Van-Hoa-Trung-Hoa/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Quan-He-Van-Hoa-Phuong-Bac-Va-Phuong-Nam/)

4- Trần Ngọc Thêm. Đối thoại cùng bạn đọc: về vấn đề âm dương ngũ hành (http://www.vanhoahoc.edu.vn/vn/Nghien-Cuu/Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Vu-Tru-Quan-Phuong-Dong-Voi-Ly-Luan-Van-Hoa-Hoc/Tran-Ngoc-Them-Doi-Thoai-Cung-Ban-Doc-Ve-Van-De-Am-Duong-Ngu-Hanh/)

Những vấn đề Cao Tự Thanh đặt ra trong bài post ở trên đều có lời giải đáp trong 4 bài trên. Các bạn nào quan tâm, xin mời ghé đọc.

Bạn flyingmagician (bài post 09-08-2006, 10:55 AM) có viết “nhớ mang máng là ông Thêm này xào xáo từ cuốn Việt nho cũng nhiều”. Xin trả lời: Thứ nhất là không có cuốn nào tên là “Việt nho” hết. Chỉ có một chủ thuyết như vậy của Lương Kim Định được trình bày trong nhiều sách khác nhau. Thứ hai, bất kỳ ai viết sách đều có trách nhiệm tham khảo các tác giả đi trước. Tôi tham khảo chỗ nào của ai thì dù là dẫn ý hay dẫn lời đều có chú xuất xứ đàng hoàng. Sau khi đọc sách của tôi, có rất nhiều bạn đọc (nay đều đã lớn tuổi) từng là học trò của GS. Lương Kim Định, đã liên hệ với tôi, ủng hộ tôi, nhưng̀ CHƯA CÓ MỘT AI kiện cáo tôi về chuyện tôi đạo văn thầy của họ. Xin hãy có trách nhiệm hơn với mỗi lời mình nói ra, cái gì biết rõ thì nói, cái gì không biết rõ thì hỏi chứ đừng nên nói "mang máng" như vậy. Lại càng không nên khẳng định võ đoán và vô trách nhiệm như bạn doom (21-09-2006).

Bạn chocopie (21-08-2006, 08:23 PM) nhận rằng “năm 1999 mình là sinh viên của ông Thêm” và bạn đã viết: “Cuốn của Trần Ngọc Thêm vẫn còn là giáo trình của một số trường Đại Học, đáng buồn thay nó vẫn võ đoán như vậy, không có gì thay đổi”. Mỗi năm số người đã nghe tôi giảng (cả SV và các hệ khác) trung bình khoảng gần 1.000 người. Trong đó, khoảng 1/4 là những người thông minh, 1/4 là những người yếu kém, số còn lại thuộc diện trung bình (trung bình khá và trung bình kém). Cho dù chocopie thuộc loại nào trong số đó và thái độ của bạn ra sao thì tôi cũng luôn rất vui mỗi khi gặp lại học trò cũ của mình.

“Ngày trước ông Thêm tự hào về cuốn này lắm, lúc đó mình chưa đủ hiểu biết để phản biện lại những gì viết trong cuốn sách đó, bây giờ đọc bài của các bạn mình mới hiểu ra được nhiều điều” (chocopie, 21-08-2006, 08:23 PM).

Nói “tự hào” về cuốn CSVHVN thì hơi võ đoán quá. Nếu đáng tự hào thì tôi tự hào với “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” là một cuốn chuyên luận (dành cho người nghiên cứu – còn CSVHVN là giáo trình dành cho SV). TVBSVHVN dày gần 700 trang khổ lớn, đầy đủ và chi tiết hơn cuốn CSVHVN, cho đến nay đã tái bản 5 lần (1996, 1997, 2001, 2004, 2006), đã được dịch ra tiếng Pháp (cũng đã xuât bản 2 lần - 2001, 2006). Bản dịch tiếng Anh sắp ra mắt. Bản dịch tiếng Đức đang thực hiện. Đã có lời đặt hàng xin dịch ra tiếng Ý và tiếng Nhật. Tôi không chủ quan nhưng phải công bằng mà nói rằng những nhà khoa học, những người xuất bản... trong nước và nước ngoài chắc không đến nỗi gà mờ để in đi in lại và dịch thuật một tác phẩm không có giá trị. Những người đọc trẻ và lớn tuổi, trong nước và nước ngoài, tuy không có đều kiện nghe tôi trình bày trực tiếp như chocopie nhưng chắc họ cũng không đến nỗi gà mờ để phí tiền mua một ấn phẩm không có giá trị. Điều đó có nghĩa là các cuốn sách của tôi, tuy lúc đầu có ý kiến thế này thế kia, nhưng cuối cùng ý kiến khẳng định đã thắng. Trong kết quả đó, có phần đóng góp của những người đã ra sức phủ định – những phê phán của họ, tuy về lý luận chung thì sai, nhưng họ đã phát hiện ra một số chi tiết tôi nêu chưa chính xác, một số chỗ nói chưa rõ ý, giúp tôi sửa lại cho hoàn chỉnh hơn. Ấy là chưa kể, việc chê bai thái quá thường đem lại một kết quả trái ngược, trở thành một lời quảng cáo hiệu nghiệm không kém gì khen.

Điều tôi vừa nói cũng chính là câu trả lời cho băn khoăn “đáng buồn thay nó vẫn võ đoán như vậy, không có gì thay đổi” của chocopie. Cuộc đời không dài để cứ lấn bấn về một công trình đã xong, nhưng cái chính là tôi chưa bao giờ phải quay lưng lại với những đứa con tinh thần của mình. Bây giờ nhìn lại tôi thấy tổng thể hệ thống quan niệm của mình không hề sai, nhiều điều thậm chí đã được giới khoa học chứng minh đầy đủ hơn. Bản thân tôi vẫn giữ nguyên hệ quan điểm đó và đang phát triển trong những công trình sắp ra mắt. Bạn đọc có thể thấy phần nào sự phát triển ấy qua nhiều bài có trên http://www.vanhoahoc.edu.vn.

Tôi luôn mong nhận được những ý kiến tranh luận, phản bác. Các bạn có thể trao đổi với tôi trên diễn đàn này hay diễn đàn của website www.vanhoahoc.edu.vn (http://www.vanhoahoc.edu.vn) (nếu trao đổi trên các diễn đàn khác thì vui lòng báo giùm cho tôi theo địa chỉ ngocthem@gmail.com ). Chỉ cần người phản bác có thiện tâm, vì mục đích khoa học trong sáng, tôi sẵn sàng – như người xưa hay nói – “rửa tai để lắng nghe”. Nếu do hiểu lầm mà phản bác, tôi sẽ trao đổi lại. Nếu phản bác đúng, tôi sẵn sàng tiếp thu với lòng biết ơn.

Theo tôi, dù là người chưa quen biết hay học trò cũ, dù là bè bạn hay kẻ thù, thì khi đã lên Diễn đàn, tức là ra công luận, đừng nên xem đây như một nơi vắng mặt khổ chủ để mà “nói cho sướng miệng” “sau lưng”. Hãy nên có trách nhiệm hơn với người khác và với chính lương tâm của mình. Nếu đã từng là học trò thì trách nhiệm đó có lẽ lại càng nặng nề hơn gấp bội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://www.vantuyen.net

Chửi

Tác giả: Trần Văn Giang MDC K68

1. Chửi

Lời mở đầu: Bài này bàn về sự chửi và chửi thề. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng tránh dùng những chữ nghĩa đen mà chỉ dùng ẩn ý, nghĩa bóng, hoặc nói trại đi, hoặc dùng chữ có thể hiểu ngầm được cho các ngôn từ chửi. Nhưng rất tiếc, và ngoài ý muốn, nhiều lúc vẫn không thể hoàn toàn tránh được các trường hợp phát âm hoặc chữ viết với ý nghĩa thô tục. Xin nhấn mạnh là nếu đề tài này không thích hợp với quí vị độc giả thì xin phép quị vị dừng ở đây và xin miễn đọc những dòng kế tiếp.

Ngôn từ để chửi đã có từ thời tiền sử lúc con người mới biết cách nói chuyện với nhau; và tiếng chửi thề cũng đã tiến triển theo văn minh con người qua vài ngàn năm. Mọi người đều tự nhiên biết chửi thề chứ môn chửi thề không có dạy ở trường nào cả. Chửi thề được dùng như một trong những phương tiện để diễn đạt tư tưởng của con người từ hình thức thấp nhất thấy ở cuộc sống của giới bình dân ít học, 'dân ngu khu đen,' cho đến hình thức cao nhất trong các mẩu đối thoại của giới thượng lưu, quí tộc và ngay cả trong thơ, văn đã được phổ biến rộng rãi.

Người ta nói âm nhạc là một ngôn ngữ quốc tế. Mọi người đều có thể nhận ra được ngay một bài nhạc ngoại quốc hay hoặc dở mặc dù chúng ta không hiểu lời của bản nhạc ngoại quốc đó như thế nào. Vấn đề chửi thề cũng y hệt như vậy. Sống ở đất Mỹ đã lâu, chúng ta thấy nhiều tiếng chửi thề trong Anh Ngữ nếu đem dịch ra tiếng Việt thì thấy nó cũng chẳng xa lạ gì cả. Như vậy, mặc dù địa thế cách xa nhau cả ngàn dặm, chữ dùng để chửi của tiếng Việt cũng tương tự như tiếng Mỹ. Thật lạ.

Sự chửi thề có thể làm cho người nghe rất bực mình hoặc nổi giận nếu được dùng không đúng chỗ và không đúng lúc. Đôi khi tiếng chửi thề, nếu dùng đúng lúc và với một giọng đặc biệt, có thể làm người nghe buồn cười. Trong sự gặp gỡ đối thoại giữa các bạn bè thân thiết, tiếng chửi thề có thể xem như chấp nhận được. Nhưng tiếng chửi thề, mặc dù là nhẹ nhàng nhất, không thể chấp nhận được nếu phát rất tự miệng của một trẻ em! Ta thấy cũng cùng một tiếng chửi thề, nếu được nói ra từ một người làm quan lớn, hoàng gia Anh chẳng hạn, thì thấy có vẻ khôi hài; nhưng ngược lại nếu nó nói ra từ một anh chàng tài xế xe đò thì chỉ thấy cái ý nghĩa tục. Ngoài ra, cùng một chữ chửi thề nhẹ được xem như vô thưởng vô phạt hôm nay có thể trở thành không thể chấp nhận được trong tương lai.

Giáo lý của các tôn giáo lớn đều đồng ý một điểm là: không nên chửi thề. Có tôn giáo còn cho việc chửi thề là một trọng tội, tuyệt đối không nên làm. Phật Giáo có về ôn hòa hơn, khuyến cáo đạo hữu là chửi thề sẽ làm nghiệp chướng của con người nặng nề thêm. Phật giáo cho rằng chúng ta chửi thề vì cái tâm của chúng ta không yên. Cứ mỗi lần chửi thề, chẳng khác nào như mình tự bỏ thêm một cục đá vô dụng vào cái túi hành trang của mình trên đường đi đến niết bàn.

Nho Giáo khắt khe hơn một chút dùng chữ tượng hình để chỉ trích việc chửi thề. 'Hàm huyết phún nhân,' chửi thề cũng như mình ngậm máu phun vào người khác. Chưa biết người khác có bị ảnh hưởng gì không nhưng chính miệng mình đã dơ bẩn truớc rồi ['Tiên ố ngã khẩu'] Thiên Chúa Giáo có vẻ tích cực và rõ ràng nhất trong việc nhắn nhủ giáo dân đừng chửi thề. Thiên Chúa Giáo cho rằng chửi thề là lời của ma quỉ không phải lời Chúa. Các lời răn thấy rất nhiều trong thánh kinh. Trong 10 điều răn tối cao nhất của Thiên Chúa Giáo [Ten Commandments] , điều thứ 3 nói là : 'đừng gọi tên chúa một cách vô ích.' Nói nôm na là 'đừng chửi thề.' Ephesian 4:29 khuyên: 'Chỉ dùng miệng mình để nói ra những lời tốt đẹp, hữu ích cho người nghẹ' Đại để cũng nhắc nhở là 'đừng chửi thề.' Peter 3:10 tuyên bố là :

'Người muốn có đời sống tốt đẹp thì tránh dùng những chữ thô tục của quỉ.' Rõ ràng và xúc tích nhất là James 3:9-12 : 'Tại sao chúng ta lại dùng chính cái miệng đã đọc kinh cầu nguyện, vinh danh Chúa để chửi những lời thô tục? Nước mặn và nước ngọt đâu có thể nào chẩy ra từ cùng một con suối được?' Lại một lần nữa phúc âm dậy 'đừng chửi thề.'

Trong thực tế, đời sống phức tạp làm cho chúng ta khó sống một cách thánh thiện ' có nghĩa là sống mà không chửi thề. Tao sao chúng ta phải chửi thề? Bởi vì chúng ta là con người với đầy đủ 'hỉ, nộ, ai', ố.' Thấy những điều trái tai gai mắt không thể bỏ qua được, không nhịn được. Mọi chuyện đều có nguyên dọ Nếu chúng ta tin tưởng là chúng ta có lý do chính đáng, thì chửi thề đuợc.

Tôi có lần chứng kiến tận mắt một tai nạn đụng xe trên phố Bolsa. Một tài xế người Việt định vượt qua đèn vàng để đi cho mau. Nhưng chỉ trong một vài giây, anh chợt nhớ là tại ngã tư có đặt máy chụp ảnh để chụp những xe vượt đèn vàng. Vì sợ bị phạt nặng, anh đổi ý, thắng xe lại khi xe của anh đã lấn qua lằn dành cho bộ hành băng qua đường. Anh vội vàng gài số 'dé cho xe lùi lại một chút. Mọi chuyện dường như tốt đẹp nhưng có một điều tại hại là anh quên không đổi từ số 'dé về số 'đi tới.' Đến khi xanh bật lên lại, anh tống ga một cái thì xe của anh chạy giật lùi và đụng vào đầu xe của một anh chàng Mỹ trắng đang đậu cùng hàng ngay phía sau xe của anh.

Anh chàng Mỹ bước ra khỏi xe nổi giận và gọi anh chàng VN là 'con của một con chó cái' [son of the *censored*]. Anh chàng VN nghe chửi thì cũng nổi nóng vì cả mẹ của anh lẫn anh đã bị anh chàng Mỹ nầy hạ thấp xuống ngang hàng với chó mẹ và chó con. Anh liền trả lễ lại bằng cách gọi anh Mỹ trắng là 'một tên vô lại loạn luân' ['Mother F+++++'] May mà người đi đường kịp thời nhảy vào ngăn cản sự ẩu đả và gọi cảnh sát đến can thiệp nếu không đã có chuyện 'phúc bất trùng lai họa vô đơn chí' xảy ra cho anh. Và rất có thể chiều tối hôm đó anh phải nằm trong nhà thương, hoặc trong nhà tù của County, suy gẫm lại sự đời!

Có trường hợp ngoại lệ là các anh chàng du đãng băng đảng dùng chữ chửi thề như để phô trương cái nhãn hiệu của mình. Các tay anh chị dùng chữ chửi thề như là dấu chấm câu trong các cuộc đối thoại bình thường của họ mỗi ngày, không phải là lúc nóng giận - Mở đầu một câu bằng tiếng chửi thề, và kết thúc câu bằng tiếng chửi thề khác.

Nhiều cuốn phim của Mỹ rất hay. Nhưng đạo diễn lại cố tình cho các tài tử dùng tiếng chửi thề rất tục để được xếp vào loại phim 'NC-17' hoặc 'PG' với mục đích cho phim được ăn khách hơn. Ngay cả các chương trình trên TV hàng ngày, các diễn viên cũng chửi thề rất tục một cách không cần thiết. Nhiều khi chúng ta không biết phải giải thích như thế nào cho con cái lúc cả gia đình cũng quay quần ngồi xem TV với nhau!

Một trong những lời nói được trích ra từ những cuốn phim hay của Mỹ và được công dân Mỹ xử dụng, lập lại nhiều nhất - là một câu chửi thề nhẹ 'Frankly, my dear, I don't give a damn. ...' trong cuộc đời thoại của hai nhân vật chính, là nàng Scarlett và anh chàng Rhett Butler, của phim Cuốn Theo Chiều Gió' [Gone With The Wind] như sau: Scarlett : 'Rhett, Rhett... Rhett, if you go, where shall I gỏ What shall I dỏ' Rhett Butler : 'Frankly, my dear, I don't give a damn. ...'

Người Mỹ còn dùng câu nói này và thay chữ 'damn' bằng những chữ có 4-mẫu tự [4-letter word] khác tục hơn. Cách chửi thề có thể phản ảnh trình độ hiểu biết, sự trí thức, của cá nhân nói ra chữ đó. Khi đối thoại, tiếng chửi thề nhiều khi được dùng để khỏa lấp sự dốt nát ' Có nghĩa là không thể tìm ra chữ nào thích đáng để diễn tả tư tưởng của mình. Ngoại trừ việc thuật lại cuộc đối thoại của các tay du đãng, văn viết mà có đệm chữ chửi thề thì mới thật đáng trách. Không như lúc nói chuyện, người viết có nhiều thời giờ suy nghĩ để tìm chữ cho đúng. Người đọc có thể bỏ qua lỗi chính tả, lỗi văn phạm, câu chuyện dở nhưng ít khi chấp nhận văn viết có chữ chửi thề. Trong văn học sử VN, có nhiều thi-sĩ chửi rất tài tình. Đứng đầu danh sách này có lẽ là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát làm hai câu thơ trước khi bị xử tử chém đầu vì tội làm quân sư cho một đám loạn quân:

"Ba hồi trống dục mồ cha kiếp

Một lưỡi gươm đưa bỏ mẹ đời."

Có nhiều văn bản ghi lại là 'đù chá thay vì 'mồ chạ' Theo tôi, vì luật đối chữ của hai câu thơ trên, chữ 'đù chá chỉnh hơn là 'mồ chạ' Sự sửa chữa ở đây có lẽ vì làm cho câu thơ bớt tục đi.

Người chửi nhiều nhất qua thơ phải kể đến thi sĩ Trần Tế Xương. Trần Tế Xương còn gọi là Tú Xương, chỉ thi đậu được bậc tú tài. Vào cái thời của ông, đậu tú tài không đủ để ra làm quan. Ông chỉ là nho sĩ trói gà không chặt, không tìm được việc làm để nuôi vợ con mà phải sống rất nghèo khổ, sống bám vào người vợ đảm đang buôn thúng bán mẹt quanh bờ sông. Ông hận đời và lên tiếng chửi bởi tứ tung. Ông chửi Huyện Đ làm chủ khảo trong một cuộc thi của ông là gian dối và dốt như sau:

"Thánh cắt ông vào chủ việc thi

Đêm ngày coi sóc chốn trường qui

Chẳng hay gian dối vì đâu vậy

Bá ngọ + thằng ông biết chữ gì"

(Chê Ông Huyện Đ)

+ Bá ngọ là tiếng chửi của nhà sư!

Ông chửi một cậu Ấm tên là Kỉ con một ông nhà giàu như sau:

"Ấm Kỉ, này đây tớ bảo này:

Cha con mày phải cái này cay!

Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa

Thằng Tiểu Phù Long nó chửi mày"

(Chửi Cậu Ấm)

Hết chửi người, ông quay ra chửi đất, nơi ông cụ ngụ:

"Có đất nào như đất ấy không?

Phố Phường tiếp giáp với bờ sông

Nhà kia lỗi phép con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Keo cú người đầu như cứt sắt

Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng

Bác Nam hỏi khắp người bao tỉnh

Có đất nào như đất ấy không?"

(Đất Vị Hoàng)

Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ của Pháp đưa Nguyễn Văn Tâm ra làm Thủ Tướng bù nhìn, dưới sự lãnh đạo của vua bù nhìn Bảo Đại. Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm chỉ biết nhắm mắt nghe theo Tây chỉ đâu đánh đó chẳng làm được việc gì ích lợi cho dân cho nước cả. Khi về hưu, có một nho sĩ tặng ông một tấm liễn với 4 chữ như sau:

'Đại Điểm Quần Thần.'

Câu liễn đọc qua có ý nghĩa ca ngợi tài đức của Thủ Tướng trong quá trình phục vụ vua và dân Việt! Thủ Tướng treo tấm liễn nầy giữa đại sảnh một cách hoan hỉ. Đột nhiên một buổi đẹp trời, Thủ Tướng vội vàng cho người xé bỏ tấm liễn đị Lý do là có một cụ đồ nho khác giải thích cho Thủ Tướng Tâm về bốn chữ trên cái liễn đó như sau:

Đại là to.

Điểm là chấm.

Đại Điểm là chấm to.

'Chấm tó đọc ngược lại là 'chó Tâm.'

Cái màn chửi xéo này thật ngoạn mục.

Có nhiều chữ mang nghiã tục từ vùng này nhưng ở vùng khác lại không có nghĩa như vậy, Chẳng hạn như người Bắc đúng chữ 'Đồ' để chỉ bộ phận kín của phái nữ. Nhưng trong Nam chữ 'Đồ' lại được dùng một cách rộng rãi mà không có gì là tục cả. Gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư vào Nam năm 1954, bà cụ tôi phải mất một thời gian thật dài mới quen được cách dùng chữ 'Đồ' của người miền Nam : ăn đồ, mua đồ, bán đồ, giặt đồ, cầm đồ..v..v

Bây giờ chúng ta thử phân tích hai chữ 'Đồ Ăn.' Đồ-Ăn chỉ có nghĩa đơn giản là thực phẩm, một vật cần thiết cho sự sinh sống của mọi người và hẳn nhiên là không có gì tục cả. Tuy nhiên, nếu tách riêng chữ 'Đồ' ra khỏi chữ 'Ăn' và ráp chữ 'Đồ' với các chữ khác [hoặc ráp chữ 'Ăn' với các chữ khác], cứ như vậy, tự chúng ta có thể lập thành một tự điển chửi thề: đồ điên, đồ khùng, đồ khốn nạn, đồ ngu, đồ mất dậy ' nếu tên một súc vật hoặc tên một nghề nghiệp đê tiện, bất hợp pháp được thêm vào sau chữ đó thì sự sĩ nhục có thể gia tăng gấp bội: đồ chó đẻ, đồ ngu như bò, đồ voi dầy, đồ khỉ ' đồ ăn cướp, đồ ăn trộm, đồ đ+ ngựa ' Câu chửi thề bắt đầu bằng chữ 'Ăn' mới đưa sự sĩ nhục đi đến mức cao nhất. Chẳng hạn các chất cặn bã do cơ thể bài tiết ra mà đem ghép với chữ 'Ăn' hoặc là các bộ phận kín của nam nữ nằm ở các vị trí mà ánh sáng mặt trời không bao giờ chiếu vào, được đem ghép với chữ 'Ăn.' [Xin tự hiểu ngầm!] Nếu chúng ta chẳng may bị nghe chửi bằng những chữ 'Ăn' này, có thể là sắp đến lúc phải đánh nhau rồi.

Tóm lại, đề tài chửi thề có thể viết thành nhiều cuốn sách. Tuy nhiên chữ chửi thề nếu được dùng một cách thích đáng hoặc có một mục đích rõ ràng nó có thể làm cho ngôn ngữ của chúng ta có thêm chiều sâu, thêm màu sắc và bớt khô khan. Ngoài ra, nếu chúng ta không thể tìm được chữ thích đáng để nói. Tốt nhất là đừng nói gì cả. Im lặng là vàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một chút thư giãn cho đỡ "ngán".

Ngọc Hoàng cũng chửi thề.

Một nhà sư và một cao bồi chơi golf với nhau, mỗi lần đánh trượt, tay cao bồi lại chửi thề. Ông sư tức lắm, mấy lần nhắc nhở mà hắn vẫn quen miệng, cuối cùng ông quở hắn:

- Anh mà còn chửi thề nữa là Ngọc hoàng sẽ giáng sét vào anh đấy!

Ở gậy sau, tay cao bồi chưa dứt tiếng chửi thì một tiếng sét vang lên... Ông sư lăn ra chết. Trên trời vọng xuống tiếng lẩm bẩm:

- Mẹ kiếp, lại đánh trượt rồi!

(sưu tầm).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Cao Tự Thanh phê phán những luận điểmn của ông Trần Ngọc Thêm liên quan đến học thuyết Âm dương Ngũ hành. Giá như Ông Cao Tự Thanh chỉ dừng lại ở việc cho rằng ông Trần Ngọc Thêm chưa chứng minh được một cách thuyyết phục quan điểm của mình thì có thể nói đây là một thái độ phê bình chín chắn. Nhưng có lẽ bài viết của ông đã đi qúa đà khiến người đọc có cảm tưởng ông Trần Ngọc Thêm đã sai lầm khi cho rằng Lý học Đông phương mà cơ sở của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hóa phương Nam đã bị sai.

Bởi vậy, tôi phải viết thêm để làm sáng tỏ một ý liên quan đến bài viết của ông Cao Tự Thanh.

Có thể nói rằng: Quan điểm cho rằng: Dịch học thuộc về văn hóa Việt không phải ông Trần Ngọc Thêm đưa ra đầu tiên, mà nó thuộc về công lao của ông Lương Kim Định. Mà thực ra thì ông Lương Kim Định cũng chỉ có công công khai vấn đề mà thôi. Ý tưởng này đã lưu truyền trong dân gian từ lâu, nhưng nó mơ hồ và không cụ thể. Trước ông Trần Ngọc Thêm cũng có nhiều học giả đặt vấn đề hoài nghi cội nguồn của Lý học Đông Phương không thuỗc về văn minh Hoa Hạ như Nguyễn Hiến Lê.

Bởi vậy, mặc dù chưa tán thành cách đặt vấn đề "văn hóa chửi" của ông Trần Ngọc Thêm, nhưng bản thân tôi vẫn quí ông ấy. Chính vì ông đã đặt vấn đề cội nguồn Kinh Dịch và Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hóa Phương Nam. Đây cũng là quan niệm của tôi và đã minh chứng.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Ông Cao Tự Thanh phê phán những luận điểmn của ông Trần Ngọc Thêm liên quan đến học thuyết Âm dương Ngũ hành. Giá như Ông Cao Tự Thanh chỉ dừng lại ở việc cho rằng ông Trần Ngọc Thêm chưa chứng minh được một cách thuyyết phục quan điểm của mình thì có thể nói đây là một thái độ phê bình chín chắn. Nhưng có lẽ bài viết của ông đã đi qúa đà khiến người đọc có cảm tưởng ông Trần Ngọc Thêm đã sai lầm khi cho rằng Lý học Đông phương mà cơ sở của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hóa phương Nam đã bị sai.

Bởi vậy, tôi phải viết thêm để làm sáng tỏ một ý liên quan đến bài viết của ông Cao Tự Thanh.

Rất đồng ý và cám ơn Thiên Sứ!

Theo tôi, có lẽ GS Trần Ngọc Thêm hơi quá khi đặt vấn đề "Văn hoá chửi". Nhưng cũng phải nói rằng cái "Chửi" của người Việt cũng khá độc đáo, được nâng lên đến tầm nghệ thuật, chỉ phải cái nó hơi ... phản văn hoá! Có lẽ chỉ nên coi như là một nét ... độc đáo trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Nhưng "văn hoá ẩm thực" thì có thể lắm chứ. Chỉ có điều cái danh xưng nghe nó ... thế nào ấy!

Riêng nói về chửi, hay nói tục, thì chắc rằng mỗi dân tộc đều có cái độc đáo của mình. Ví dụ người Nga cũng rất hay nói tục, còn hơn người Việt mình, không chỉ ở giới bình dân. Cái độc đáo của họ là tuy nói tục nhưng có nghĩa hẳn hoi, nhằm diễn đạt, nhấn mạnh những suy nghĩ khá ... nghiêm túc. Tôi đã từng nghe họ nói câu chuyện bình thường hàng giờ, trong đó không dưới 70% từ tục tĩu trong mỗi câu!

Tôi xin kể một kỷ niệm vui! Có lần, tôi và anh bạn Nga tranh luận về chủ đề: Tiếng Việt phong phú hơn hay tiếng Nga phong phú hơn? Tôi thì cho rằng tiếng Việt phong phú hơn và ra sức chứng minh cho điều đó. Còn anh bạn Nga dĩ nhiên là cũng không kém theo chiều ngược lại. Cuối cùng chúng tôi thoả thuận: Anh bạn Nga sẽ chửi tục bằng tiếng Nga xem bao lâu thì có từ lặp lại. Và tôi sau đó cũng sẽ chửi bằng tiếng Việt và sẽ kiểm tra tương tự. Cuộc thi diễn ra và tôi không khó khăn gì, sau 2 phút, phát hiện từ tục bị lặp khi anh ta chửi. Đến lượt tôi chửi, anh ta nghe. Tôi liền đọc bài "Hịch tướng sĩ". Quả là thiên cổ hùng văn! Tôi "chửi" thật hùng hồn, mạnh mẽ. Tay chân sỉa sói lung tung. Chỉ sau khoảng 5 phút là anh ta giơ tay chịu thua! Hôm sau, tôi thấy anh ta nói với một người bạn nước ngoài: " Tiếng Việt Nam phong phú lắm! Thằng Q nó chửi một tiếng đồng hồ liền mà không từ nào lặp lại từ nào!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hê hê. Rõ là dộn dịp.Nói về cái chửi cũng lắm chuyện nhẩy các quan bác. Nhiều tài liệu thế chắc bố con nhà em hùn nhau phải làm cái luận án tiến sỹ môi trường học về đề tài Chửi. Gọi là

Hình thái quan hệ xã hội qua phương thức Chửi nhau trong nhân gian - từ cổ truyền cho đến hiện đại. Vận dụng trong đời sống xã hội hiện tại và phát triển trong tương lai

Mở bài :Hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường;ô nhiễm. Ngoài không khí. Nguồn nuớc.Tiếng động... còn bị ô nhiễm từ văn hóa giao tiếp. Hàng ngày chúng ta chửi và được nghe chửi mọi lúc mọi nơi. Dưng đa phần chưa biết chửi - chửi không có văn hóa hay học thuật và ngôn ngữ chửi hơi bị cổ truyền - chửi tục và chửi thề . Điều đó khiến chúng ta bị thiệt thòi vô lối mà đáng lý ra thì không đáng như vậy.

Chửi bản chất gốc rễ lúa là một dạng ngoa ngữ.

Sử dụng ngôn từ và ý tứ khủng bố nhau.Điều mà khi bình thường mấy khi chúng ta lôi ra đối đãi với nhau.

Nói đến đây tạm thời tắc tịt nhưng đại ý là như vậy ...

Từ ngữ câu cú ý tứ trong văn chửi của mỗi người khi xuất khẩu ra phụ thuộc trình độ học vấn. Khả năng giao tiếp quan hệ xã hội.Tư cách và Vị trí của người chửi ... mà có nội dung hay dở.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì mua tước đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.

cụ Khuyến Nguyễn

Ai biết toán thì dùng toán. Ai biết vi tính thì dùng tin. Ai không biết toán tin thì dùng hóa lý sinh sử địa để sáng tác bài chửi cho nó có văn hoá.Thậm chí có thể dùng học thuật từ vi tử bình thiên văn địa tướng âm dương ngũ hành tứ tượng bát quái can chi phong thủy tướng thuật ....mà sáng tác. Đảm bảo không chạm hàng.

Dưngmà tự nhiên thì chửi ai. Chửi đổng à.

Bà bói mất gà

Này Bà là bà nói cho cái thằng nằm âm con nằm dương mà biết nhá.

Chúng mày có sinh mà không có dạy có dỗ.

Đẻ ra một lũ toàn đười ươi lẫn khỉ đột.Giai thì thái âm mà gái thì thái dương.

Nhà bà mất một cặp gà. Bà lịch sự bà sang bà hỏi nhỏ nhẹ cho phải lẽ Càn Khôn Thế mà chúng mày giở giói cái thói mất dạy ra nói Ly nói Tốn.

Bà là bà nhìn rõ cái đám lông gà chúng mày thịt gà chúng mày hốc còn để vương vãi đầy cửa bếp.

Thí mà chúng mày lại bảo là mèo vồ. Là Tí ngọ mão dậu tứ hành xung nó cắn nhau. Xung xung cái mồ Can mả Chi nhà mày à.

Ờ. Mà phải rồi Tí ngọ mão dậu tứ hành xung thì chúng mày là lũ chuột cống mới cắn cặp gà nhà bà mà ăn tuơi nuốt sống như thế chứ.

Lũ chuột bọ kia buồn rồi con ơi . Hôm nay con gặp Thiên mã rồi. Bà là bà Mã Khốc Khách vào cái mặt nhà chúng mày.

Trông cái mặt thằng bố con mẹ chúng mày cũng Cơ Nguyệt Đồng Lương lắm.

Thế mà sao sinh ra cái lũ mất dạy như vậy chứ .

Mắt thì ti hí mắt lươn

Giai thì trộm cắp gái buôn chồng người.

Chắc mồ tổ nhà chúng mày chôn vào cái thế giun chầu chuột phục rồi các con ạ. Tả thì thanh long cụt. Hửu thì Bạch Hổ què. Huyền Vũ có vũng trâu đằm. Nên sản sinh ra cái lũ

Gái thì mệnh thủ Đào hoa

Thai Rêu cùng đứng một nhà động cơn.

Giai thì một lũ lơn tơn.

Phá quân thìn tuất thì ... thì hơn cái nỗi gì.

Thế mà cứ vênh vang. Ta đây cơ.

Cái giống ăn vụng không biết chùi mồm mà còn già họng.

Dám chòng vào bà hở. Hôm nay bà cho nhà chúng mày thiên khắc địa xung lên mới được. Con mẹ thằng cha chúng mày không có lối nào mà dụng thần cho ra nhẽ các con nhá.

Chúng mày sợ à. Mở cửa ra mà nghe chứ. Bà biết

Gà mái chúng mày hốc rồi.

Còn con gà sống mày lôi vào nhà.

Khôn hồn thì thả nó ra.

Bà sang bà tế cả nhà mày - vô vong.

Đêm nay chúng mày Hiu Lưu niên với bà rồi các con ơi.

Các bác nghỉ khoẻ.

Em lại lại nhà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hê! Hê! Hê! Chắc buồn cười chết mất <_< :mellow: :( :P . Tầm nhìn mới ơi! Đúng là "Tiến sĩ chửi", chửi có "văn hóa" kết hợp truyền thống với hiện đại đầy sáng tạo và nâng cao.

Xin phép được chép và đưa vào mục Cười Kim Cổ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại quan Thiên Sứ ơi ời.

Đại quan có nhời khen ngợi làm bố con nhà cháu ngượng ...đỏ hết cả lưng lên đơi này....

Nhà cháu vốn nông dân.

Đầu năm chí giữa

Cho đến nửa năm chí cuối

Lăn lộn ở ruộng ở đồng.

Chân đi đất - mắt toét nhòe

Bởi !

Cứ đ...uôi trâu làm thước ngắm.

Móng tay + chân luôn cắm

Xuống đất mặn đồng chua.

Người đời họ nói đùa

Ruộm vàng 9 số 4.

Ăn nói còn lổn nhổn

Chỉ được cái thật thà

Chẳng khoái lá khoái hoa

Thích tiết canh lòng lợn.

Bởi vậy hay táo tợn

Bạo miệng với bạo mồm.

Nói có gì thất ngôn

Mong các quan bỏ quá.

Vâng bỏ quá ... ấy là ... bỏ quá .

Thiển nghĩ. văn thì ho chữ thì dốt. Thấy thân mình là kẻ hậu sinh dại dột.

Ước mong. lý đã tốt số thường hay. Được các quan đây tài giỏi chỉ bày.

Học lỏm lấy vài chữ thánh hiền. Mà ngẫm đời hay dở.

Nhà cháu còn dở hơi lắm. Thằng cu con nó bảo - Văn vẻ của bố gì mà đuốt đuồn đuột. Chả có chấm phảy gì sất. Các bác ý đọc các bác cười cho thối mũi.

Ô hay cái thằng này. Mũi ai thối thì người ý ngửi chứ bận gì đến tao. Đã là dùi đục chấm mắm cáy là phải dứt khoát. Mà dứt khoát thì chỉ có chấm . Không có phảy phết gì hết.

Nhà cháu nói thí các quan bác quan anh bảo không đúng không. Hơ ... hớ.

Mấy hôm giời nắng nóng. Bu em nhà cháu cứ đuồi dốc cổ ra phòng ngoài mà ngủ.

Gớm. Có mà ngủ cho đấy. Thê là khều thằng cu dậy mở máy tính cho lên đây lượn vài vòng.

Cái cữ đêm qua vừa mổ cò vừa ngáp lên bà bói mất gà chưa được như ý lắm. Thôi thì gọi là. Ý vậy mà đại quan Thiên Sứ lại có nhời khen mấy chết chứ.

Tiện đây nhà cháu cũng nhờ đại quan sửa lại hộ cái chỗ Cụ Khuyến Nguyễn thành ông Tú Xương cho nó phải. Nhà cháu ngáp ngủ lên gõ nhầm. May mà thằng cu tí phát hiện ra. Kẻo các quan bác quan anh đây lại cười cho thối mõm.

Hôm nào nhà cháu ngơi ngơi. Nhà cháu xin in lại có chỉnh lý và bổ sung bài mất gà. Các bác nhớ.

Đấy mới nói nóng mà giời đã nổi giông rồi. Hy vọng đêm nay có mưa. Mát giời. Hí … hí.

Thôi nhà cháu đi ngủ sớm.

Bẩm cụ Sứ

Nhà cháu lại nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh (chú) Tầm nhìn mới quả là có vốn ngôn ngữ thật phong phú. Kính phục <_<

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi! Tầm nhìn mới thân mến!

Hôm qua tôi cũng định sửa thành Tú Xương, nhưng nghĩ lại vì đây là chuyện hài. Biết đâu tác giả cố tình sai cho nó hài thêm một chút. Nên không sửa. Bởi cụ Nguyễn Khuyến cũng hài lắm chứ, cũng "văn hóa chửi" lắm chứ:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

Nhưng bi wờ Tầm nhìn mới yêu cầu sửa thì tôi sẽ sửa.

Cảm ơn Tầm Nhìn mới vì một trận cười quá đã. Đúng là "tiến sĩ chửi".

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehehe. <_< . Quả là kính phục bác TầmNhìnMới. Hehehe. Cười vở cả bụng :mellow: . Khâm phục bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi hi ... :mellow:

Lẽ ra tôi định viết vài dòng gì đó về sự giải đáp phần nào cho câu hỏi đặt ra ở tiêu đề Topic này nhưng bây giờ thì thấy ... không cần thiết nữa <_<

Có thể nói rằng cho đến bây giờ, văn hóa Việt vẫn là cái gì đó lung linh huyền ảo mang đậm tính nhân văn của một nền văn hiến từ ngàn xưa để lại. Bỗng nhớ trước đây có nhiều học giả đặt ra câu hỏi là : Tại sao văn hóa Việt với bề dày như vậy nhưng trong lịch sử lại hiếm thấy một nhà tư tưởng nào ? Thực sự là khi chưa giải mã đúng về cội nguồn văn hóa dân tộc thì những câu hỏi như vậy vẫn còn treo lơ lửng và nhức nhối theo nhiều thế hệ. Nhưng có ai đó cũng đã từng ngạc nhiên rằng : Cả kho tàng tục ngữ - ca dao Việt Nam là một nhà tư tưởng hiền triết vĩ đại. Quả thật đúng như vậy. Cái tiềm tàng của văn hóa Việt nó có một sức sống bình dị mà bền bỉ đến lạ kỳ. Nhớ lại hồi năm 2006, một cô hoa hậu nước ta đại diện cho những người đẹp VN lên đường "đem chuông đi đấm xứ người", khi đi cô mang theo một cây xương rồng, giải thích với báo chí vì sao mình chọn xương rồng, cô bảo vì không có thứ cây nào biểu hiện rõ con người, đất nước Việt Nam bằng loại cây "vứt đâu cũng sống" này, xương rồng đại diện cho niềm tin, sức mạnh và sự vươn lên đầy khát vọng của dân tộc Việt Nam, cô nói : "Cây xương rồng là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, vươn lên của người dân Việt Nam. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng của tình yêu cao đẹp. Em thấy không có cây nào nói rõ về con người Việt Nam như cây xương rồng”... Hi ..Thế đấy, khi chưa thể có sự lý giải đúng bề dày văn hóa dân tộc cũng tức là chưa có một sự thống nhất chung thì sẽ còn nhiều cách xây dựng hình ảnh biểu tượng văn hóa Việt một cách tùy tiện như thế đấy.

Nhưng nói gì thì nói, cũng không thể phủ nhận sự cố gắng của các học giả trong việc nỗ lực giải mã và lý giải cho một nền văn hóa Việt kỳ vĩ từ ngàn xưa. Dù dưới góc nhìn này hay góc nhìn khác. Tin rằng một ngày nào đó, sự huyền diệu của văn hóa Việt, như một chân lý, sẽ trở lại một cách rực rỡ, và những sự thô thiển và bất hợp lý sẽ phải dần dần bị loại bỏ. Cám ơn tất cả !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạy thánh mớ bái ! Em tò toe lính mới thập thò văn chương rào giậu còn thưa nhòm nhòm ngó ngó vào cái luận đề Văn Hóa Chửi của các bác mà đâm ra nghiện trang nhà trang nhã này lúc nào , thôi thì em cũng xin một ý thế này : Đã Văn Hóa rồi thì không được CHỬI mà đã CHỬI rồi thì làm gì có VĂN HÓA ???? như ngày xưa các Mợ nhà Quan ăn nói với quân hầu đầy tớ nhã nhặn như nhắc nhỡ dạy bảo thôi chứ có chửi đâu nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa? Văn (chú ý nước Văn Lang) là gì và Hóa (thay đổi, biến đổi, làm mới, siêu việt hơn...) là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay