compack

Người Bảy Năm Sống Cùng Hài Cốt Vợ

10 bài viết trong chủ đề này

Người bảy năm sống cùng hài cốt vợ 27/11/2009 8:46

PN - Đó là ông Lê Vân, 54 tuổi, ngụ tại thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cho biết: Cách đây bảy năm, vợ ông mất. Thương vợ, ông khoét một bên ngôi mộ, đủ một chỗ nằm và đêm nào ông cũng ra ngủ ở đó. Mấy người con và hàng xóm phát hiện, ngăn cản; chính quyền địa phương lập biên bản yêu cầu ông không được tái phạm. Cuối tháng 11/2004, sau 20 tháng kể từ ngày vợ mất, ông lại bí mật đào, đưa hài cốt vợ về nhà. "Tôi phải đưa về để chăm sóc, có tâm sự chi thì vợ chia sẻ”. Để giữ hài cốt vợ được lâu, ông mua thạch cao và đất sét về nhào trộn, nặn tượng và bỏ hài cốt vợ vào trong. "Cứ hai ngày thì tôi thay áo quần cho vợ một lần. Bình thường thôi, mấy đứa con tôi cũng không sợ, vì đó là mẹ nó mà. Từ đó đến nay, tối nào tôi cũng ôm vợ ngủ”.

Posted Image

Ông Lê Vân và tượng có hài cốt vợ

Ông Trần Trọng Sanh - Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lam, nói: "Quá bất ngờ, vì năm 2004 khi phát hiện ông Vân đào xác vợ, chính quyền đã ra lệnh cấm, cử lực lượng canh gác. Từ đó trở đi, chúng tôi cứ tưởng mọi việc đã êm xuôi. Chính quyền sẽ tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để yêu cầu ông Vân chôn cất lại vợ mình".

Mộc Miên

Source:Phụnu online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE nghĩ sao về trường hợp này ?! Theo compack thì đây không phải là tình yêu chung thủy mà là một biểu hiện lệch lạc về cách sống ( xét cả về lý & tình)....

ặc....sao có thể như thế được nhỉ!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về mặt luật pháp đã vi phạm về mặt tâm linh cốt xác bị đào xới(dù vì bất cứ lý do gì đi nữa) đều là không ổn. Đây là cách sống của những người lập dị. Thực hiện điều này họ có sống đời để gìn giữ tượng thạch cao mãi mãi?

Theo tôi đây không phải là cách thể hiện sự chung thủy với người chết (vì họ không cần), mà chỉ làm theo ý muốn của cá nhân với một suy nghĩ gàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ôm xác vợ mắc hội chứng “Ái tử thi”

Ông Lê Vân ở Quảng Nam, người tự cho mình đã sống với hài cốt của vợ trong suốt 5 năm qua, có thể bị mắc hội chứng “ái tử thi”. Y văn thế giới đã nhiều lần đề cập hội chứng này.

>> Công an vào cuộc vụ ôm xác vợ suốt 5 năm

Posted Image

Nhiều người hiếu kỳ đến nhà ông Lê Vân để xem tượng có chứa xương người (ảnh: NLĐ)

Trong những ngày qua, báo chí thông tin liên tục về việc ông Lê Vân ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam sống cùng với hài cốt vợ trong 5 năm. Việc này làm tôi nhớ đến chuyện một nữ bác sĩ ở Anh giữ thi thể người mẹ suốt 29 năm liền trong tủ lạnh mà người ta mới phát hiện cách đây mấy ngày (25/11/2009).

Hai dạng “ái tử thi”

Người mắc chứng “ái tử thi” là người có xu hướng bị hấp dẫn bởi xác chết. Năm 1895, tập san y khoa Lancet có 2 bài ngắn mô tả hiện tượng giữ xác người thân đã qua đời trong nhà. Nhưng tại sao muốn giữ xác tử thi trong nhà?

Năm 1989, một bài báo nổi tiếng của Rosman và Resnick đã mô tả 34 trường hợp với hội chứng “ái tử thi” cho thấy những lý do sau đây: Họ muốn giữ một người bạn đời, có thể là bạn tình, trong tình trạng không kháng cự (68%), muốn sum họp với người tình cũ (21%), vì lý do dục tính (15%) và để tránh cảm giác cô đơn (15%).

Trong y văn quốc tế cũng từng nói qua vài ca hội chứng “ái tử thi” trước đây, phần lớn là cách đây 30 năm và là những công trình đăng trên các tập san y học và pháp luật. Nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud từng viết trong bài Mourning and Melacholia mô tả hai dạng hội chứng necrophilia.

Dạng thứ nhất gọi là inhibited necrophilia (ái tử thi kiềm chế) và dạng thứ hai là morbid necrophilia (bệnh ái tử thi). Dạng thứ nhất có thể xem là “nhẹ” (pseudonecrophilia), mà theo đó, người mắc chứng này có xu hướng lưu luyến chồng/vợ mới qua đời, muốn ngủ chung, âu yếm với xác người quá cố.

Dạng thứ hai nặng hơn và được xem là bệnh vì người mắc bệnh có xu hướng quan hệ tình dục với tử thi, thậm chí có hành động được xem là ác dâm như cắn xé, ngấu nghiến với thân xác người quá cố.

Mặc dù kết luận như thế, nhưng điểm qua y văn, các chuyên gia tâm thần nhận thấy các trường hợp “ái tử thi” thường có triệu chứng rối loạn tâm thần, một số mắc bệnh động kinh hoặc có những rối loạn cá tính trong cuộc sống. Một số ca bệnh có rối loạn nhân cách ngay từ lúc mới lớn.

Trường hợp của ông Lê Vân được báo chí mô tả có lẽ là một ca đặc thù về hội chứng pseudonecrophilia (dạng nhẹ). Dù ông nói là “chuyện của tui” nhưng ông thật sự cần được sự chăm sóc của bác sĩ tâm thần.

Những ca “ái tử thi” điển hình

Một trường hợp khá trầm trọng về hội chứng “ái tử thi” khác là ông John Price ở Anh. Sau khi người vợ đầu của ông qua đời, ông tái giá. Nhưng thi thể người vợ quá cố được ông ướp và giữ cùng một giường với người vợ mới.

Sau khi người vợ thứ hai qua đời, ông cũng ướp xác và giữ thi thể bà trong cùng một giường. Đến bà vợ thứ ba thì bà này không chấp nhận thói quen dị hợm đó, nhưng ông vẫn ngủ với hai thi thể kia cho đến ngày ông qua đời.

Một trong những trường hợp “ái tử thi” nổi tiếng được mô tả trong chương trình “giảo nghiệm tử thi” (autopsy) của đài truyền hình HBO vài tháng trước đây hé lộ cho chúng ta biết về đặc điểm của hội chứng này. Vào thập niên 1930 ở Florida (Mỹ), bác sĩ Carl van Cassel điều trị một bệnh nhân trẻ đẹp mắc bệnh lao tên là Maria Elena Oyoz.

Bác sĩ Carl van Cassel yêu bệnh nhân này tha thiết, nhất định tìm mọi cách để cứu sống người yêu nhưng ông thất bại. Sau khi chôn cất cô gái, bác sĩ Carl van Cassel lập tức bốc mộ và cho đúc một khuôn mặt giống y như mặt của người quá cố, với ý định giữ nét đẹp đó vĩnh viễn. Còn thi thể thì để trong một lăng, cao hơn mặt đất ở nghĩa trang.

Ông đến thăm mộ người yêu mỗi ngày, nhưng sau khi thấy người chung quanh để ý đến những chuyến đi khác thường đó, ông quyết định dời thi thể về nhà, cho mặc áo cưới và đặt mặt nạ trên khuôn mặt của người quá cố. Ông còn bao bọc thi thể bằng sáp pha với nước hoa để giữ thịt và xương không bị tan rã.

Hết năm này sang năm khác, ông phải giữ xương gắn liền nhau bằng những cọng dây đàn piano và hằng ngày phải dùng sáp và nước hoa mới. Nhưng mặc cho bao nhiêu nỗ lực giữ thi thể, ông không thể nào xóa được mùi hôi thối và láng giềng bắt đầu phàn nàn. Điều lạ lùng là ông vẫn viết thư tình cho người quá cố.

Sau này, khi gia đình Maria Elena phát hiện, họ rất giận dữ và thưa ra tòa. Tòa án ra lệnh ông phải giao trả thi thể của Maria Elena cho gia đình để an táng ở một địa điểm bí mật. Mặc dù, câu chuyện “ái tử thi” của ông nghe thật kinh tởm nhưng bản thân ông là một người rất bình thường, nhẹ nhàng và dễ mến.

Cần an táng người quá cố

Điểm qua các trường hợp trên, có thể nói ông Lê Vân ở Quảng Nam mắc chứng “ái tử thi” dạng nhẹ. Cũng như bác sĩ Carl van Cassel, ông Lê Vân lén bốc mộ đem thi thể vợ về nhà và cũng như John Price, ông ngủ chung với thi thể trên giường.

Hành động của ông Vân, bác sĩ Carl van Cassel, và John Price đều xuất phát từ tình yêu nhưng cách họ thể hiện chẳng những không phù hợp với quy ước xã hội mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường, có hại đến sức khỏe của chính họ.

Chính quyền địa phương cần phải giải thích cho ông Lê Vân biết rằng việc làm của ông không phù hợp với văn hóa, vệ sinh môi trường và cần phải an táng cho người quá cố, nếu đó là hài cốt người.

GS - TS. Nguyễn Văn Tuấn

Báo Người lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sống chung với hài cốt trong pho tượng?

28/11/2009 1:26

Posted Image

Ông Vân bên bức tượng được cho là chứa bộ hài cốt của người vợ - ảnh: V.P.T

Câu chuyện một người đàn ông ở Thăng Bình (Quảng Nam) tự đào mộ vợ, đem bộ hài cốt giấu trong pho tượng và sống chung suốt nhiều năm liền đang khiến dư luận xôn xao... Nghe đọc bài

Nửa đêm, một mình đào mộ vợ

Thay cho sự e dè như trong suy nghĩ của chúng tôi, ông Lê Vân tiếp khách lạ bằng thái độ khá tự tin trong căn nhà nhỏ thấp tè nằm ở tổ 12, thị trấn Hà Lam (Thăng Bình). Nhiều năm qua ông sống chung với bộ hài cốt của vợ, được đóng kín trong bức tượng thạch cao có kích thước và hình thể của một phụ nữ.

“Cũng không hẳn là vì tui yêu bả dữ đâu mà làm vậy. Hồi xưa lấy bả, tui đâu có yêu mà giao hết chuyện vợ con cho mẹ tui quyết định”. Đáp lại câu hỏi tò mò của chúng tôi về tình yêu của ông đối với vợ, người đàn ông 56 tuổi này nói: “Bây giờ vợ chồng sống với nhau mấy mươi năm, có 6 mặt con, bảo không thương là không phải, nhưng chuyện tui mang bả về ở không riêng vì lẽ đó”. Sau một hồi kể những câu chuyện rời rạc, ông lý giải cho hành động khác thường của mình: “Thấy mọi người sống với nhau bạc bẽo quá, chẳng thà ở với người chết còn hơn!”.

Posted Image

Ông Vân kể lại cách mình đào huyệt vợ

Bà Phạm Thị Sang, vợ ông, mất đột ngột khi ông đang đi làm ở Đắk Lắk. Ông kể, 4 giờ sáng ông về đến nhà nhìn mặt vợ lần cuối thì ngay chiều hôm đó đã phải mang chôn. Ngày đó, quá ngỡ ngàng trước cái chết của vợ nên ông một mực chưa cho đem bà đi chôn, nhưng mọi người trong gia đình không đồng ý. Từ đó, trong suy nghĩ ông cứ cho rằng vợ mình bị “sát hại”, dù rằng thời điểm đó, bà đang ở nhà với 3 đứa con nhỏ và người con trai đã lập gia đình. Người nhà kể lại tối đó, sau khi bà chơi với mấy đứa cháu thì vào tắm rửa đi ngủ, rồi ra đi vĩnh viễn. Vợ chết ngày 25 tháng giêng năm 2003, đến tháng 11 âm lịch năm 2004, mọi người tá hỏa khi phát hiện ông đào mộ vợ.

Thời gian đầu thấy trên mộ bà Sang phủ tấm bạt cùng đất, đá bên cạnh, mọi người nghĩ gia đình xây, sửa mộ. Nhưng rồi một hôm, mấy đứa trẻ chăn trâu dở tấm bạt đó lên thì thấy dưới mộ là lỗ trống, thấy cả quan tài. Mọi chuyện vỡ lở, gia đình vận động, chính quyền can ngăn, đấu tranh mãi, cuối cùng, ông chấp nhận lấp lại huyệt mộ. Cứ nghĩ mọi việc đã êm xuôi, bởi ông đi làm, sinh hoạt bình thường thì sau đó 4 tháng (tháng 2 âm lịch năm 2005), người nhà thêm một lần hoảng hốt khi thấy ông mang về một bức tượng được làm bằng thạch cao, có chỗ đúc xi măng, chỗ bọc giấy, dán keo, bảo “ta đem mẹ tụi bay về ở”. “Đêm xuống, tui lén tới mộ vợ, đào quan tài và mang hài cốt bỏ vào bức tượng. Tui âm thầm làm từ trước rồi khèn kín lại, mang về ở cùng”, ông Vân kể.

Ông vui vẻ dẫn chúng tôi vào căn buồng tối om, chỉ được thắp sáng bởi 1 bóng điện lờ mờ, nơi ông để “vợ”. Chứng kiến cảnh tượng một bức tượng được nặn theo khuôn một người phụ nữ, khuôn mặt được sơn vẽ hồng hào, người mặc áo bà ba trắng, quần đen mà chúng tôi không khỏi nổi da gà... “Vợ” ông được đặt nằm cách biệt trên chiếc giường nhỏ để sát cửa sổ, bên cạnh là chiếc giường ông và cậu con út Lê Quốc Hoàng Tuấn (12 tuổi) ngủ hằng đêm. “Cứ nửa tháng tui thay đồ cho bả thơm tho, đàng hoàng”. Hỏi, dư luận cho rằng trước đây ông còn đào hầm dưới mộ để đêm đêm đến ngủ cùng vợ, ông lắc đầu quầy quậy, bảo đó là tin đồn nhảm nhí.

Ông Vân còn nhiệt tình dẫn chúng tôi đến mộ vợ ông, rồi kể lại tường tận cách ông đào mộ, đưa quan tài lên, lấy xương cốt ra làm sao. Điều làm chúng tôi không khỏi thắc mắc là ngôi mộ của bà Sang được xây cất khá đàng hoàng. Xung quanh huyệt được xây bằng tường gạch kín, chỉ chừa khoảng trống nhỏ trên miệng chiều ngang 40 phân, chiều dài gần 2 mét thì làm sao ông Vân làm được công việc này. Và kỳ lạ là tất cả những việc này ông đều làm một mình, vào ban đêm.

Bí ẩn cần làm sáng tỏ

Qua trò chuyện với ông Vân suốt cả buổi chiều, chúng tôi để ý thấy thỉnh thoảng ông có những câu nói, biểu hiện không bình thường. Đáng lưu ý, qua tiếp xúc với rất nhiều người thân của ông thì không ai khẳng định tận mắt chứng kiến việc ông đem hài cốt của người vợ quá cố cất trong bức tượng. Tất cả chỉ là câu chuyện được ông tuyên bố với mọi người, và cũng chỉ một mình ông biết rõ nhất. Nhưng câu chuyện ông đào quan tài vợ lên là có thật, chuyện này đã bị công an, chính quyền lập biên bản. Khi chúng tôi đặt vấn đề: Nhiều người cho rằng không có chuyện có hài cốt trong bức tượng, ông chỉ cười: “Tùy mọi người thôi, chỉ cần bây giờ đào cái mộ bả lên là biết!”.

Cũng từ ngày đưa “vợ” về, ông trở thành người dị biệt với gia đình và hàng xóm. “Cả nhà can ngăn mãi mà đành bất lực, vì ba không chịu nghe”, bé Oanh, cô con gái thứ 4 của ông buồn rầu kể. Hai năm đầu khi mang “vợ” về, ông bị hàng xóm xa lánh, cô lập. “Hai năm đầu ngày mang bả về, ngày đám giỗ bả nhưng chỉ có bà con thân thiết mới tới”, ông Vân nói. Hàng xóm người thì thẳng thừng từ chối quan hệ với ông, người thì ái ngại. Con cái sau nhiều lần khuyên can, thậm chí căng thẳng, mâu thuẫn và cả xô xát nhưng cũng đành bất lực. Còn ông, thái độ của con cái cũng khiến ông thêm bức xúc, bất mãn.

“Mọi người cũng không biết làm sao. Chị Sang vốn bị cao huyết áp phải uống thuốc thường xuyên, nên khả năng đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Từ hồi chị Sang mất đến giờ, tâm tính ổng cũng không được bình thường. Tui đến nhà chơi thì cũng chỉ ở phòng khách, chứ chưa bao giờ vào chứng kiến cái tượng ấy, vì thấy sợ sợ”, chị Út Phương, em ruột ông Vân bộc bạch. Còn ông Thành, hàng xóm của ông Vân nói: “Mọi người trong xóm này ai cũng biết chuyện đó cả. Nhưng cũng biết vậy rồi e ngại, chứ có ai biết chắc thật hay không”.

Câu chuyện về “bức tượng mang bộ hài cốt” đã cùng ông Vân sống suốt mấy năm nay không biết độ thật hư bao nhiêu, nhưng sự xôn xao trong dư luận thời gian qua là có thật. Chưa kể việc những đứa con sống chung với ông, đứa nhỏ nhất mới chỉ 12 tuổi, sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý từ hành động của người cha... Vì thế, cách tốt nhất hiện tại là các cơ quan chức năng cần có lời giải để làm sáng tỏ ẩn số trên!

Trao đổi với PV Thanh Niên, Trưởng công an H.Thăng Bình (Quảng Nam), đại tá Lương Tấn Tài, cho biết: "Sau lần lập biên bản xử lý chuyện ông Vân đào mộ vợ lên, thấy ông Vân đồng ý nghe theo sự thuyết phục, vận động nên mọi người cứ nghĩ là yên rồi. Nếu thực sự là trong bức tượng đó có hài cốt thì bằng mọi cách, chúng tôi phải đưa bức tượng đó ra khỏi nhà của ông Vân để đảm bảo phong tục của người Việt cũng như vấn đề môi trường".

Đại tá cũng khẳng định: "Ngay trong sáng 28.11, chúng tôi sẽ có biện pháp để kiểm tra bức tượng trong buồng nhà ông Vân xem thật sự có hài cốt của bà Sang trong đó hay không để trả lời dư luận".

Vũ Phương Thảo

nguồn thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai ôm xác?

Tác giả: Phan Thị Vàng Anh

Bài đã được xuất bản.: 30/11/2009 12:30 GMT+7

Làm sao từ trường hợp của ông Vân mà Kim Dung có thể quy về chứng Necrophilia nhỉ? Và bạn lấy đâu bằng chứng để nói việc "ôm" đồng nghĩa với "làm tình"?

LTS: Xung quanh chuyện một người đàn ông ôm xác vợ suốt 7 năm liền đang được tranh luận nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng ý kiến của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh để mọi người cùng tranh luận tiếp. Sau đây là nội dung bài viết:

VNN, 27. 11. 09, Kim Dung có bài " Ôm xác vợ 7 năm liền: Một hiện tượng bệnh lý", trong đó tác giả cho rằng trường hợp ông Vân là bệnh lý và có thể có liên hệ với chứng Necrophilia - Tình Dục với Tử thi - và yêu cầu đưa ông và con ông đi chữa trị.

Bạn Kim Dung,

Tôi thắc mắc làm sao từ trường hợp của ông Vân mà bạn có thể quy về chứng Necrophilia nhỉ?

Bạn biết người đàn ông này làm gì với bức tượng trong có đựng cốt vợ mà dám đưa đoạn tài liệu "Tình Dục Tử Thi" lên để người đọc tham khảo và dễ dàng liên hệ với việc của ông?

Bạn có tìm được tài liệu nào về việc làm tình với một bộ cốt không?

Và bạn lấy đâu bằng chứng để nói việc "ôm" đồng nghĩa với "làm tình"?

Bạn hiểu biết thế, vậy Tổng thống Peron ướp xác vợ là bà Evita rồi kè kè mang theo, chải tóc mỗi ngày thì có thuộc loại này không?

Và những dạng ướp xác khác?

*

Mỗi người có cách riêng để yêu người đã chết.

Chúng ta thuộc cách thông thường, là nhớ thương nghi ngút rồi càng ngày càng... vơi.

Ông Vân và con ông thuộc dạng khác chúng ta.

Nhưng ở đời không phải cứ "khác" là bệnh lý.

Và nếu có là bệnh lý thì cũng phải do những người có thẩm quyền về y tế kết luận, chứ không phải để bạn phán xét một cách hồ đồ trên mặt báo đông người đọc như thế.

Trong vụ này, chúng ta có thể nói về việc vệ sinh môi trường, về quy định mai táng ...

Nhưng còn về tình cảm của người khác, dù ta không chấp nhận được cách "yêu" của người ta, cũng nên coi như một trong vô vàn cách sống, miễn không phạm luật.

Ta có thể chê cười, có thể lánh xa, có thể sợ hãi, nhưng đừng nhân danh cái "bình thường" để làm nhục người khác, khi thấy người ta khác thường.

*

Nhớ trong kết thúc bài viết, tác giả Kim Dung nói chắc nịch: "Ngày nay, trong thế giới hội nhập này, mọi vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, thậm chí bệnh tật của một cá thể người, không còn là việc của riêng ai."

Tự khoác lên mình một nhiệm vụ "đại đồng" như thế, Kim Dung cho phép mình "đóng cả ba vai chèo": từ chuyên gia y tế, tới nhà đạo đức, tới chính trị viên. Với thế kiềng ba chân vững vàng, tác giả tha hồ xúc phạm người khác, mà không hiểu rằng mình đã đi ngược lại bản chất của cái "thế giới hội nhập" mình đang viện dẫn. Lý tưởng ra, đó là thế giới của thông cảm và giải pháp. Còn thế giới của cách ly, điều trị, "phải bình thường" tôi tưởng phải được đem chôn lâu rồi chứ, sao Kim Dung lại moi lên mà ôm ấp thế này?

*

Vẫn biết báo chí nên có nhiều chiều, nhưng trong trường hợp này, tôi vẫn băn khoăn sao Vietnamnet lại đưa đoạn Tình dục với Tử thi trong bài của Kim Dung lên như thế.

Con người nói chung là định kiến, và ở nông thôn, định kiến lại càng nặng.

Báo của các bạn đông người đọc, và tôi không biết, con trai ông Vân tuần tới đi học sẽ bị bạn bè ở làng quê đối xử ra sao.

Chẳng lẽ lại mong cả làng đó không ai đọc VNN?

nguồn tuanvietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ sống chung với hài cốt trong pho tượng: Nan giải chuyện xử lý

01/12/2009 23:53

Posted Image

Ông Vân tích cực hợp tác trong việc chụp X-quang pho tượng - ảnh: V.P.Thảo

Như chúng tôi đã thông tin, do chưa xác minh được sự thật bên trong pho tượng nên chính quyền địa phương lúng túng trong xử lý. Thanh Niên đã có cuộc điều tra riêng, và bằng kỹ thuật chụp X-quang, chúng tôi đã có đủ bằng chứng để khẳng định: có một bộ hài cốt người hoàn chỉnh bên trong pho tượng.

Sáng 1.12, UBND huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã có cuộc họp tìm hướng giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, khi PV trao đổi với người đại diện UBND huyện về kết quả cuộc họp, vị này trả lời: Huyện vẫn chưa biết chắc chắn điều gì bên trong pho tượng. Còn về những kết quả X-quang, vị này cho biết “không thể lấy bằng chứng của Báo Thanh Niên để địa phương đưa ra hướng giải quyết”.

Trong khi đó, trả lời trên báo Công an TP.HCM ra ngày 1.12, Trưởng công an thị trấn Hà Lam, trung tá Phan Thanh Ngạt vẫn nói: “Ông Vân có biểu hiện tâm thần, tôi khẳng định với mấy anh nhà báo là trong bức tượng nhà ông Lê Vân không có xác người”. Tuy nhiên, chiều 1.12, khi PV Thanh Niên liên lạc làm việc trực tiếp để tìm hiểu cơ sở của lời khẳng định trên, ông Ngạt đã từ chối gặp với lý do “đang bận làm báo cáo gửi cấp trên”.

Trong lúc trao đổi với ông Vân, chúng tôi đã cố gắng thuyết phục ông cải táng hài cốt vợ. Tuy nhiên, ông vẫn khăng khăng không chịu mà cho rằng, mình làm như vậy là đúng. Ông nói: “Trước sau gì tui cũng cách ly bả đi”. Đề nghị giải thích rõ hơn, ông Vân giải thích là “sẽ làm cho bả nhà ở chỗ khác rồi để pho tượng, có thể trong lồng kính, để thờ”(!).

V.P.T

nguồn thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ sống chung với hài cốt trong pho tượng: Nan giải chuyện xử lý

01/12/2009 23:53

Posted Image

Ông Vân tích cực hợp tác trong việc chụp X-quang pho tượng - ảnh: V.P.Thảo

Như chúng tôi đã thông tin, do chưa xác minh được sự thật bên trong pho tượng nên chính quyền địa phương lúng túng trong xử lý. Thanh Niên đã có cuộc điều tra riêng, và bằng kỹ thuật chụp X-quang, chúng tôi đã có đủ bằng chứng để khẳng định: có một bộ hài cốt người hoàn chỉnh bên trong pho tượng.

Sáng 1.12, UBND huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã có cuộc họp tìm hướng giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, khi PV trao đổi với người đại diện UBND huyện về kết quả cuộc họp, vị này trả lời: Huyện vẫn chưa biết chắc chắn điều gì bên trong pho tượng. Còn về những kết quả X-quang, vị này cho biết “không thể lấy bằng chứng của Báo Thanh Niên để địa phương đưa ra hướng giải quyết”.

Trong khi đó, trả lời trên báo Công an TP.HCM ra ngày 1.12, Trưởng công an thị trấn Hà Lam, trung tá Phan Thanh Ngạt vẫn nói: “Ông Vân có biểu hiện tâm thần, tôi khẳng định với mấy anh nhà báo là trong bức tượng nhà ông Lê Vân không có xác người”. Tuy nhiên, chiều 1.12, khi PV Thanh Niên liên lạc làm việc trực tiếp để tìm hiểu cơ sở của lời khẳng định trên, ông Ngạt đã từ chối gặp với lý do “đang bận làm báo cáo gửi cấp trên”.

Trong lúc trao đổi với ông Vân, chúng tôi đã cố gắng thuyết phục ông cải táng hài cốt vợ. Tuy nhiên, ông vẫn khăng khăng không chịu mà cho rằng, mình làm như vậy là đúng. Ông nói: “Trước sau gì tui cũng cách ly bả đi”. Đề nghị giải thích rõ hơn, ông Vân giải thích là “sẽ làm cho bả nhà ở chỗ khác rồi để pho tượng, có thể trong lồng kính, để thờ”(!).

V.P.T

nguồn thanhnienonline

------------------------------

Việc này xem ra thật nan giải.... các cấp chính quyền nhà nước , tổ chức khoa học và cả cộng đồng dân cư cũng chưa biết phải xử trí như thế nào cho hợp tình - hợp lý với trường hợp này !

Lại còn đang băn khoăn sợ phản ứng tiêu cực từ ông Vân nếu cưỡng chế di dời - cãi táng bộ hài cốt này !!?

Dư luận thì ngày càng lớn .... giải quyết thì chưa biết phải như thế nào !?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 02/12/2009 - 8:07 AM

"Trong tượng thạch cao có hài cốt em tôi"

Bà Phạm Thị Tình, chị vợ của ông Lê Vân - người đàn ông được cho là đã 5 năm ôm hài cốt vợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, khẳng định như vậy.

>> Người ôm xác vợ mắc hội chứng “Ái tử thi”

>> Lúng túng trong xử lý vụ “ôm xác vợ suốt 5 năm”

Ngày 1/12, chúng tôi đến nhà bà Phạm Thị Tình (SN 1954, ngụ tổ 12, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình - Quảng Nam) để tìm hiểu thêm chuyện ông Lê Vân ôm xác vợ suốt 5 năm nay.

Posted Image

Bà Phạm Thị Tình, chị vợ của ông Lê Vân

Không có việc chôn bà Sang ở nơi khác

Nhà bà Tình có ba chị em gái. Bà Tình là chị đầu, kế đến là bà Sang (vợ ông Vân), còn người em út hiện đang sống tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. “Cuối năm 2004, con gái đầu của Sang là Lê Thị Hà từ Gia Lai về thắp hương và phát hiện quan tài của mẹ bị nâng sát lên mặt quách xây bằng gạch. Cháu về kể với tôi rằng ba nó đã đào lấy hài cốt mẹ (bà Sang - PV) lên rồi. Tôi liền chạy sang hỏi, ông Vân nói là sẽ mang xác vợ về để khỏi lạnh lẽo...”.

Ngay hôm đó, bà Tình cùng các con của ông Vân - bà Sang ra mộ, mở quan tài xem, thấy hài cốt bà Sang đã khô, đồ khâm liệm gần như còn nguyên, không nghe mùi hôi. Gia đình báo chính quyền và công an địa phương đến làm việc rồi tổ chức cúng, sau đó chôn quan tài trở lại. Những ngày tiếp đó, gia đình lại phát hiện dấu hiệu đào bới đất trên miệng quách mộ bà Sang.

Cũng theo bà Tình, ông Vân đắp tượng thạch cao ấy trong nhiều ngày mới xong, sau đó đem vào để trong buồng, ngủ cùng. “Tưởng ổng quá thương vợ nên đắp tượng cho đỡ nhớ, ai ngờ đem xác vợ về để trong tượng. Cũng không biết ông ta đem vợ về từ lúc nào, chỉ đến khi người nhà mở tượng ra xem thì khiếp đảm vì có xương người bên trong. Tôi nói với ông Vân: “Mi làm chi ác rứa, không để cho con Sang mồ yên mả đẹp?”, ông ta nói đó là chuyện riêng của ổng, vợ ổng hiện đang ở Pháp, ở Mỹ chứ không chết. Sau này Sang sẽ đẹp như tiên. Nghe vậy, tôi chẳng biết khuyên bảo sao nữa...”. Bà Tình đoán chắc trong tượng thạch cao do ông Vân đắp có hài cốt của em gái bà.

Bà Tình khẳng định không có chuyện chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình đưa hài cốt bà Sang đến chôn nơi bí mật, còn ngôi mộ bà Sang trước đây là ngôi mộ trống.

Quyết giữ xác vợ

Chúng tôi trở lại gia đình ông Lê Vân. Khác với những lần trước, ông Vân không cho ai đến gần tượng thạch cao mà ông nói là có chứa hài cốt vợ bên trong. Hai ngày qua, ông cứ quẩn quanh trong nhà để... giữ hài cốt vợ. Hỏi chuyện một số bác sĩ đến chụp X-quang tượng thạch cao vào chiều 30/11, ông Vân vui hẳn lên, khoe: “Tôi đã nói rồi mà không ai tin. Xác vợ tôi nằm đó mấy năm nay rồi mà”.

Ông kể tiếp: “Sáng 28/11, khi Công an thị trấn Hà Lam mời tôi lên làm việc, có kẻ đột nhập nhà tôi, rạch phá nát hết bắp chân tượng chứa xác vợ tôi. Chừ tôi không đi đâu hết. Tôi quyết giữ xác vợ tôi cho được!”.

Câu chuyện giữa chúng tôi và người đàn ông “thương vợ nhất Thăng Bình” cứ chắp nối bằng những tình tiết bí ẩn và bất bình thường. Ông Vân kể thời trai trẻ ông là người đẹp trai nhất huyện (?!). Sau khi vợ ông qua đời gần 3 năm, một phụ nữ tuổi Tý (nhỏ hơn ông Vân 20 tuổi) góa chồng thường ghé nhà ông ăn trưa và hay than vãn cảnh đơn chiếc nhưng ông chỉ xem chị ta như em gái (!).

Ông Vân cho chúng tôi xem bức ảnh chụp cảnh ông bị các con đánh chảy máu, trong đó tay ông cầm tấm giấy ghi dòng chữ: “Lưu niệm xuân ở đầu 2005. Lưu niệm 1.000 đời”. Trên hai tờ giấy dán trên tường, ông Vân cũng ghi những dòng khó hiểu: “Có giúp tôi thì giúp bằng quan tiền, chén gạo. Đừng giúp tôi bằng lời lẽ xúi giục con tôi sát hại tôi nữa. Xin cảm ơn!”. Chúng tôi đề nghị được xem những “thanh màu nâu” từ tay phải của tượng thạch cao mà ông đã “giải phẫu” trưa 28/11 có phải là xương người hay không, ông Vân từ chối, nói là đã dùng thạch cao bít lại rồi.

Thuyết phục ông Vân đưa tượng đi chôn

Lúc 17 giờ 30 phút ngày 1/12, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, cho biết vẫn chưa có kết luận cụ thể về việc có hài cốt người trong tượng thạch cao ở nhà ông Lê Vân. Theo ông Tuấn, chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương đang tiếp tục vận động, thuyết phục ông Vân đồng ý cho gia đình đưa tượng đi chôn trở lại.

Theo Nhi Ly

Người Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật hư của câu chuyện này như thề nào .... đến giờ cũng không biết đâu là thật , đâu là giả!?

Lại thêm sự " tô son , trét phấn ... thêm mắm dặm muối " của các phóng viên/nhà báo làm cho người đọc rối mù như .... canh hẹ! :unsure:

"Chồng ôm xác vợ": Chỉ là lời nói dối?

(Theo 24h )

(24h) - Thời gian gần đây dư luận râm ran chuyện người đàn ông ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, vì quá yêu thương vợ, nên khi vợ mất đã đào mộ lấy hài cốt đem về đặt vào trong bức tượng do tự tay ông nặn bằng đất sét và thạch cao.

Giấu đầu hở đuôi…?

Tin đồn bùng phát rồi lan rộng khắp nhiều địa phương trong nước và trên thế giới qua mạng Internet, bắt đầu từ một bài viết trên báo chí. Thoạt nghe chuyện, không ít người tỏ ra nể phục về sự “chung tình” khác thường của ông Lê Vân; thậm chí có người ngợi ca rằng, từ cổ chí kim chỉ có mỗi ông Lê Vân là chung tình nhất thế gian này(!).

Cũng có học giả như GS Australia, cũng thông qua lời nhà văn L đưa ra nhận định trên một tờ báo mạng, rằng ông Lê Vân bị mắc chứng “Ái tử thi” (Yêu xác chết – Necrophilia). GS. Nguyễn Văn Tuấn giải thích rất dài về căn bệnh Necrophilia, cho đây là “chứng bệnh lạc về tình dục”.

Có nghĩa, đối tượng bị nhiễm bện này sẽ có hứng thú nhục dục với những xác chết. Ai nghe qua, cũng không khỏi rợn tóc gáy…

Nói dối để "nổi tiếng" hay...?

Nghiêm trọng hơn, có người lớn tiếng chỉ trích chính quyền địa phương, chỉ trích các quan chức từ huyện Thăng Bình đến thị trấn Hà Lam và cả tổ trưởng tổ dân phố 12, nơi gia đình ông Lê Vân sinh sống đã “mắc chứng” quan liêu, vô cảm, vô trách nhiệm. Vì một lẽ, ông Lê Vân đã ôm xác vợ ngủ 7 năm rồi mà không ai phát hiện. Rồi cho rằng, các nhà làm luật, làm chính sách về văn hoá, môi trường của Việt Nam cần sớm có sự bổ sung hoặc hướng dẫn cán bộ quản lý cơ sở vận dụng linh hoạt về mặt tâm linh, tập tục văn hoá; cần làm cho ông Lê Vân thấy rõ không có chuyện “âm – dương” chung sống trong cộng đồng, để đưa hài cốt vợ đi chôn cất…

Nói chung, dư luận đã và đang rất “rộn ràng” về chuyện ông Lê Vân ôm xác vợ ngủ 7 năm; dựa vào đó mà nhiều người đưa ra những nhận định này nọ, đòi hỏi các cơ quan chức năng chuyên môn phải giải thích. Nhưng, sự thật có đúng như những gì mà người ta bình luận?

Để điều tra sự việc cho thật minh bạch và khách quan, chúng tôi mời ông Lê Vân đến trụ sở công an thị trấn Hà Lam, thực hiện cuộc trao đổi trước sự chứng kiến của những người có trách nhiệm trong bộ máy chính quyền địa phương. Điều đáng mừng là qua điện thoại di động, ông Lê Vân cũng đồng ý và nhanh chóng đi xe máy đến gặp chúng tôi.

Thoạt nhìn ông Lê Vân bước vào với thân thể gầy nhom, chúng tôi đã nghi ngờ về thông tin cho rằng, giữa đêm hôm khuya khoắt ông ta một mình đào mộ vợ đưa chiếc quan tài lên đặt ngang mặt đất để chờ “điều kiện” mang xác về nhà.

Đến lúc nói chuyện, chúng tôi hỏi thì ông Lê Vân cười cười, lắc đầu phủ nhận: “Tui ốm yếu thế này làm sao một mình có thể rinh nổi cái quan tài lên được. Mấy anh cứ đùa!”. Chúng tôi lại hỏi, có hay không chuyện khi chôn vợ xong, ông lên mộ ngủ được 20 tháng, sau sợ gió, mưa, sương lạnh nên đào đường hầm vào sâu huyệt mộ để ngủ bên quan tài. Ông Lê Vân gạt phắt ngay: “Nhảm nhí! Thông tin đồn nhảm chứ tui đâu có làm những chuyện như vậy!”.

Nói đoạn, ông Lê Vân kể rằng, ông và bà Phạm Thị Sang gá nghĩa vợ chồng, sinh đặng 7 người con, trong đó có 3 người con trai và 4 người con gái. Con đông, gia cảnh khó khăn nên ông làm nghề chẻ đá kiếm sống.

Bà Sang ở nhà làm công việc nội trợ, nuôi giữ con, rảnh rỗi thì làm hương bán để có thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Tháng 10-2002, ông Vân lên Đắk Lắk làm công nhân chở đá cho một công trình xây dựng tại huyện Ea Sup.

Đến cuối tháng 1-2003 thì nghe tin bà Sang chết, ông về cùng gia đình và bà con lối xóm lo chôn cất, sau đó lại tiếp tục lên Tây Nguyên đi làm lại. Ông Lê Vân nói vanh vách: “Đến cuối năm 2004, tui quay về đào mộ bả lên để 4 tháng trên mặt đất, sang năm 2005 mới đưa xác bả về bỏ vào bức tượng do tui tự tay làm bằng đất sét và thạch cao”…

Cho biết rằng, có chuyện ông Lê Vân đào mộ vợ mang hài cốt về bỏ vào bức tượng để ôm ngủ, thì qua lời kể trên của ông ta, trước sự chứng kiến của những người có trách nhiệm của thị trấn Hà Lam và huyện Thăng Bình, cũng đã thấy rõ, việc đồn thổi ông Lê Vân 7 năm ôm xác vợ ngủ ngon lành là bịa đặt.

Xương hoa ra là bằng… gỗ(?)

Chúng tôi ướm hỏi ông Lê Vân rằng, mang xác vợ về ôm ngủ như thế, ông có thấy chiêm bao, vợ về quở trách hay không? Ông lại cười vui vẻ, trả lời tỉnh queo: “Tui chưa thấy bả lần nào”…

Nhưng, ông Lê Vân lại kể cho chúng tôi và những người có trách nhiệm của chính quyền địa phương nghe một câu chuyện khá ly kỳ, đó là linh hồn của ông lên thiên đình tìm vợ như thể chuyện Liêu Trai. Ông nói rằng, một đêm ông ngủ chiêm bao thấy, ông đi trước, Phật Bà Quan Thế Âm đi sau, trước và sau lưng ông, cùng Phật Bà có 2 cặp voi trắng theo bảo vệ.

Họ đi bằng con đường xiên xiên lên thiên đình. Gần tới thiên đình thì ông thấy có 2 con voi đen phun lửa đón đầu. Nhưng khi ông đi đến thì chúng quay vòi đi chỗ khác. Đến cổng trời, ông gặp một vị quan ăn mặc bảnh bao, hỏi “Đi đâu?”.

Ông trả lời rằng, đi tìm vợ, thì vị quan kia vỗ vào vai ông một cái làm ông rớt bịch xuống lại trần gian, đúng vào chỗ mộ vợ ông, bên cạnh có một đám tang; người lớn, con nít bịt khăn tang khóc lóc om sòm làm ông tỉnh giấc(?!)…

Theo giải thích của ông Lê Vân thì khi vợ ông chết, ông từ Tây Nguyên về chịu tang vợ, nhưng về tới nhà thì Công an đã cưỡng bức bắt ông và gia đình chôn cất bà Sang vộ vàng (!?). Nhưng, chúng tôi hỏi các bà con ông Lê Vân và bà con lối xóm thì Công an thị trấn Hà Lam, Công an huyện Thăng Bình không hề can thiệp chuyện ma chay của bà Sang.

Vậy, ông Lê Vân “đao to, búa lớn” như vậy là vì mục đích gì? Có phải để cố tình che đậy việc đưa hài cốt vợ về bỏ vào bức tượng để ôm ngủ; bịa đặt ra giấc chiêm bao lên thiên đình như chuyện Liêu Trai và cuối cùng là lớn tiếng chỉ trích Công an địa phương?...

Trước khi có cuộc trao đổi với ông Lê Vân ngay tại trụ sở Công an thị trấn Hà Lam, chúng tôi đã đến nhà ông. Lúc đó, ông Lê Vân đi vắng, có một tốp thanh niên 5 người bước vào. Họ là khách vãng lai, nghe đồn đại chuyện ông Lê Vân mới tò mò tìm tới xem thực hư.

Bất ngờ, có một thanh niên chạy xuống nhà bếp ông Lê Vân mang lên một con dao, nói: “Có hay không tui mổ bức tượng ra thì biết liền”. Nói rồi, chẳng kịp để chúng tôi và những người có mặt can ngăn, thanh niên nọ cùng với một người bạn, kẻ giữ chân tượng, người cầm dao mổ một đường dài đoạn giữa gối và bàn chân phải.

Vì, theo ý kiến anh thanh niên, xương ống chân người khó bị tiêu huỷ nhất, chôn xuống đất vài chục năm sau vẫn còn. Huống gì bà Sang chỉ chôn được hơn một năm sau thì ông Lê Vân đào lên đem về…

Đường dao sắc lẻm cắt mở phần chân phải bức tượng ra cho thấy, bức tượng không phải làm bằng đất sét, thạch cao mà được dán bằng giấy. Bỏ lớp giấy trắng sơn phết màu mè bên ngoài thì bên trong lộ rõ nhiều lớp giấy báo và trong cùng là áo quần cũ.

Bên trong lớp áo quần cũ, là một thanh gỗ. Tốp thanh niên cười ồ lên rồi dán chân bức tượng lại và bỏ đi… Song, khi tốp thanh niên kia đã phanh phui sự thật, một số người thấy bị mắc lỡm, bèn mở cửa sổ căn buồng ra nhìn cho rõ.

Và, chúng tôi mới phát hiện trên bệ cửa sổ có một đĩa hồ dán còn tươi và mắt, mũi, đầu tóc… của bức tượng còn mới chưa ráo mực. Như vậy rõ ràng bức tượng là do ông Lê Vân mới làm chứ không phải làm cách đây đã nhiều năm về trước như ông ta đã nói…

Để tìm hiểu rõ hơn, theo yêu cầu của chúng tôi, lãnh đạo Công an huyện Thăng Bình đã cử một tổ công tác cùng một số Công an thị trấn Hà Lam và những người dân có trách nhiệm tại tổ 12, đưa chúng tôi lên nghĩa địa Bàn Thang, cách nhà ông Lê Vân khoảng 2 cây số, nơi có mộ của bà Phạm Thị Sang.

Thì ra, mộ bà Sang xây dựng khá kiên cố (như một lăng mộ), nằm bên một con đường nhỏ, thường xuyên có người qua lại. Ông Lê Trung Lộc là công an viên Công an thị trấn Hà Lam, cho biết: “Hồi năm 2003-2005, ông làm thợ hồ, chuyên xây mộ cho người chết chon ở nghĩa địa Bàn Thang.

Bà Sang chết, gia đình và bà con chòm xóm làm tang lễ, đưa lên chôn cất và xây liền ngôi mộ này. Khoảng cuối năm 2004, ông Lê Vân đi làm công trình xây dựng ở Tây Nguyên về có xích mích với con cái nên ông ta đã lên mộ bà Sang, đào đất trong cái áo quan xây bằng bê tông ra và chui vào đó nằm ngủ vào ban đêm.

Phía trên ông ta phủ bạt để che mưa, gió. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn thì việc làm không bình thường của ông Lê Vân bị bọn trẻ chăn bò phát giác và các con trai lớn của ông ta đã lên ngăn cản, lấp đất lại.

Ông Lê Trung Lộc khẳng định: “Tui là người tận mắt chứng kiến việc ông Lê Vân do mâu thuẫn với con cái đã lên mộ bà Sang ngủ, không hề có chuyện ông ta đào một đường hầm sâu vào huyệt mộ để ngủ bên quan tài bà Sang đã viết trên báo chí. Việc ông Lê Vân có ngủ trên mộ bà Sang là có thật, do thấy con cái bất hiếu mà tìm đến cái chết bằng cách đó…

Ngày 1-12, khi bài viết này lên trang thì có một tờ báo thông tin cho biết, họ đã phối hợp cùng Bác sĩ Lê Văn Dần và kỹ thuật viên Lê Thanh Bình của Khoa X-quang, Bệnh viện Quân y C17 tại TP Đà Nẵng, đem máy chụp X-quang vào hợp tác cùng ông Lê Vân để chụp bức tượng và xác định bên trong có bộ hài cốt hoàn chỉnh.

Chúng tôi đã có cuộc làm việc với Đại tá Văn Quý Tuấn, Chính uỷ Bệnh viện Quân y C17 thì ông khẳng định: Chỉ huy của Bệnh viện Quân y C17 không phân công một bác sĩ hay kỹ thuật viên nào vào nhà ông Lê Vân để làm công việc như vậy.

Máy móc và các trang thiết bị y tế của bệnh viện được quản lý chặt chẽ, không có sự di chuyển ra khỏi đơn vị. Khoa X-quang của Bệnh viện Quân y C17 không có bác sĩ nào tên là Lê Văn Dần, mà ông Dần và ông Bình đều là kỹ thuật viên. Bệnh viện Quân y C17 nghiêm cấm y, bác sĩ hành nghề y tế tư nhân, do đó sẽ tiến hành làm rõ động cơ mà các kỹ thuật viên Dần và Bình vào nhà ông Lê Vân để chụp X-quang bức tượng…

Kỹ thuật viên Lê Văn Dần cũng được lãnh đạo đơn vị mời lên gặp chúng tôi và ông thừa nhận rằng, thông qua sự nhờ cậy của một người quen biết nên ông tìm mượn máy chụp X-quang cầm tay để vào chụp bức tượng của ông Lê Vân.

Với những chứng cử bằng hình ảnh mà phóng viên đã chụp được vào sáng ngày 28-11, khi nhóm thanh niên dùng dao mổ chân phải bức tượng tại nhà ông Lê Vân rõ ràng chỉ là thanh gỗ, cho thấy: Nếu thật sự hai kỹ thuật viên dùng máy chụp X-quang xác định trong bức tượng của ông Lê Vân có bộ xương người hoàn chỉnh thì chắc chắn ông ta đã phát giác tượng bị mổ kiểm tra nên lấy hài cốt bỏ vào( có thể không phải là hài cốt của bà Sang. Hoặc không loại trừ khả năng ông Lê Vân đào mộ của ai đó lấy trộm); hoặc cũng có thể là xương động vật.

Đại tá Lương Tấn Tài cho biết, nhiều người dân ở tổ 12, thị trấn Hà Lam, đã có đơn thư khiếu nại về việc làm không bình thường của ông Lê Vân, gây xáo trộn an ninh trật tự địa phương.

Do đó, căn cứ vào Nghị định 150/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 12-12-2005 thì ông Lê Vân đã có hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự yên tĩnh chung của khu dân cư (điều 8); đồng thời vi phạm điểm b, khoản 4 của điều 9 quy định trong Nghị định 150/CP về việc bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt trái quy định, không đảm bảo vệ sinh…

Chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương đang yêu cầu ông Lê Vân phải trình bày sự việc đúng sự thật để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay