Posted 25 Tháng 11, 2009 Các đọc giả kính mến, chủ đề Tý Ngọ Lưu Chú và Hà Đồ này Rubi tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và chỉnh lý. Các đọc giả có chuyên môn về Châm Cứu sẽ thấy điểm mới lạ ngay ở cái tiêu đề của chủ đề, vì theo như hiện nay trong lý luận Châm cứu của Đông y, có liên quan đến cái khung tương sinh ngũ hành nhưng không hệ thống theo tương sinh ngũ hành trong Hà Đồ. Chính vì vậy, từ Hà Đồ trong tiêu đề được đặt. Các đọc giả nói chung và các đọc giả chuyên môn nói riêng, xem và có góp ý, Rubi trân trọng cảm ơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2009 Châm cứu thuộc trong lĩnh vực Đông y. Trong châm cứu có các nguyên lý có hệ thống, một trong những hệ thống đó là Tý Ngọ Lưu Chú. Nói thêm, song song với Tí Ngọ Lưu Chú thì có Linh Qui Bát Pháp và Qui Đằng Bát Pháp, hai nội dung này, trước mắt thấy có thế không đề cập trong topic này. Khái quát Tý Ngọ Lưu Chú, riêng trong chủ đề này có hai phần, phần lý thuyết cơ bản và các vấn đề liên quan: Phần lý thuyết cơ bản -Ngày lịch: mười ngày lịch từ Giáp đến Quý là một chu kỳ của Tý Ngọ Lưu Chú. Và cũng là khoảng thời gian 120 giờ cổ, đúng bằng hai chu kỳ Lạc Thư Hoa Giáp*. -Ngày đường kinh chủ đạo: có mười ngày đường kinh chủ đạo và một khoảng thời gian bế huyệt, tức là trong 120 giờ cổ của 10 ngày lịch được chia thành 11 khoảng thời gian. -Giờ lịch: có sự đồng nhất tính chất Âm Dương Ngũ Hành giữa Can Giờ và Đường Kinh đang vượng khí hoặc huyết. Ví dụ, tại Can giờ có tính chất ADNH là Âm Mộc thì Kinh đang vượng cũng có tính chất ADNH là Âm Mộc. -Huyệt: có 66 huyệt tham gia trong chu kỳ 66 thời điểm huyệt mở. Con số 66 có liên quan đến con số 72. Tức là, trong 66 huyệt khác nhau, có 6 huyệt hoạt động hai lần tại hai thời điểm khác nhau trong chu kỳ. 6 huyệt đó thuộc 6 Kinh Tạng, đều là Huyệt Du của Kinh Tạng. So sánh thì thấy, Kinh Tạng không có Huyệt Nguyên, còn Kinh Phủ thì có Huyệt Nguyên cho nên có hiện tượng 6 huyệt nói trên hoạt động hai lần, một lần đóng vai trò là Huyệt Du và một lần đóng vai trò là Huyệt Nguyên đề có sự cần bằng giữa các Kinh Tạng với các Kinh Phủ. -Tính chất Huyệt: Huyệt cũng được xác định tính chất Ngũ hành, đây cũng là điểm nhấn trong sự tiếp cận Tý Ngọ Lưu Chú. -Nguyên lý Tương hợp. -Một nét khái quát, đây là lý thuyết về sự tự nhiên của các huyệt mở theo thứ tự và theo qui luật Tương sinh trong Ngũ hành, nó là hiện tượng tự nhiên xảy ra chung ở tất cả mọi người. Các vấn đề liên quan -Tính chất Âm và Dương của Đường Kinh: Theo sách, lý thuyết từ trước tới nay, Kinh Tạng có tính chất Âm tính, Kinh Phủ có tính chất Dương tính. Nhưng như vậy, lý thuyết Tý Ngọ Lưu Chú sẽ không khớp với Hà Đồ. Và vấn đế chỉnh lý ngược lại, Rubi vẫn đang chú ý nghiên cứu và chứng minh: "Tạng và Kinh Tạng có tính chất Dương tính, Phủ và Kinh Phủ có tính chất Âm tính". Vấn đề này sẽ liên quan đến sự nghiên cứu, chứng minh chỉnh lý: "Huyết có tính chất Dương tính, Khí có tính chất Âm tính. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm có tính chất Âm tính và Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý có tính chất Dương tính". Căn bản, vấn đề căn cứ trên sự liên quan giữa Can giờ và Kinh, Kinh và Khí Huyết, Kinh và độ số Âm dương Ngũ hành tương sinh-Hà Đồ. -Lý thuyết hiện tại trên sách vở có sự khác nhau về vấn đề thời gian, cụ thể là trong sách Tích Hợp ĐVHĐT (GS-NHP) và sách Châm Cứu Theo Giờ (Lương y-Hoàng Văn Vinh). Điểm này Rubi sẽ nêu rõ sau, nhưng nếu nhận định thì, khi xét kỹ sẽ thấy nội dung này trong sách của Tích Hợp có sự logic hơn, còn sách Châm Cứu Theo Giờ không có ý nghĩa gì khi xem xét kỹ. Chú thích: -*: Lạc Thư Hoa Giáp được chỉnh lý từ Lục Thập Hoa Giáp bởi Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh-sách THỜI HÙNG VƯƠNG & BÍ ẨN LỤC THẬP HOA GIÁP (sách có trong Thư Viện Hà Nội-44 Bà Triệu) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2010 Các độc giả kính mến! Rubi xin bắt đầu tiếp tục tìm hiểu về Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú. Vì để giảm tải mỗi trang của topic Rubi sẽ trình bày so le Bảng với nội dung văn bản, tức là một bài có hình ảnh thì tiếp ngay sau là một bài bằng nội dung văn bản. Dười đây là BẢNG NGÀY ĐƯỜNG KINH CHỦ ĐẠO TRONG HỆ THỐNG THỜI CHÂM TÝ NGỌ LƯU CHÚ BẢNG NGÀY ĐƯỜNG KINH CHỦ ĐẠO TRONG HỆ THỐNG THỜI CHÂM TÝ NGỌ LƯU CHÚ 3.0 là phiên bản mới nhất. Xuất tài liệu ảnh ngày 02-01-2010. Tác giả chỉnh lý và minh hoạ: Rubi-Lê Đức Hồng. Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh thận chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh thận chủ đạo Ghi chú: Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh thận chủ đạo Ngày Can Quý: Giờ Can Chi: Quý hợi là giờ thứ 120 trong 120 giờ của chu kỳ, Thận huyết xuất ra ở huyệt Dũng Tuyền, huyệt Dũng Tuyền nằm ở giữa lòng bàn chân, thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Sang tiếp Ngày Can Giáp: Đến giờ thứ 02 Ất Sửu, Can huyết "lưu" vào huyệt Hành Gian, huyệt Hành Gian nằm ở khe ngón chân cái, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ thứ 04 Đinh Mão, Tâm huyết "chú" vào huyệt Thần Môn, huyệt Thần Môn nằm ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ, thuộc huyệt Du. Cũng trong giờ thứ 04 Đinh Mão, xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên. Thận huyết "chú" vào huyệt Thái Khê, huyệt Thái Khê nằm tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau, thuộc huyệt Du. Đặc biệt, tham gia cùng hiện tượng Phản bản hoàn nguyên trong Ngày đường kinh thận chủ đạo còn có Tâm bào huyết. Tâm bào huyết “chú” vào huyệt Đại Lăng nằm ở chỗ thấp xuống giữa hai đầu xương sau bàn tay, thuộc huyệt Du. Hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh Bàng quang chủ đạo và của Ngày đường kinh Thận chủ đạo khác với hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của các Ngày đường kinh chủ đạo khác là có sự tham gia cùng của Tâm bào huyết hay Tam tiêu khí. Tiếp theo, giờ Can Chi 06 Kỷ Tỵ, Tỳ huyết “hành” vào huyệt Thương Khâu, huyệt Thương Khâu nằm ở chỗ lõm vào, nhích về phía dưới mắt cá trong, thuộc Kinh. Đến giờ Can Chi 08 Tân Mùi, Phế huyết “nhập” vào huyệt Xích Trạch, Huyệt Xích Trạch nằm ở động mạch giữa khủy tay, thuộc huyệt Hợp. Đền giờ Can Chi 10 Quý Dậu, Tâm bào huyết được trút vào ở huyệt Trung Xung, huyệt Trung Xung nằm ở đầu ngón tay giữa, thuộc Tỉnh mộc. Bảng Ngày đường kinh thận chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh thận chủ đạo Ghi chú: Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Bản vẽ này, Kinh can thuộc hành mộc có sắc xanh, nhưng Rubi lại làm nhầm thành sắc vàng, Rubi sẽ sửa và tải lên phiên bản mới tại web nguồn, khi đó tài liệu ảnh sẽ được tự động thay thế, cập nhật vào tất cả các tài liệu ảnh trên web đích có cùng địa chỉ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Chào bác Rubi. Em đang theo dõi các bài viết của bác về Tý Ngọ Lưu Chú, phiền bác cho một số khái niệm về tên gọi để có thể hiểu được rõ hơn ạ. Ví dụ: 1. Con người có bao nhiêu Kinh Tạng, Kinh Phủ? 2. Người ta hay nói Lục Phủ, Ngũ Tạng vậy cụ thể là gì, có liên quan đến Kinh Tạng và Kinh Phủ? 3. Huyệt có phải là các điểm giao nhau của các đường kinh lạc? 4. Huyệt Du khác gì Huyệt Nguyên? Kiến thức Y học không có gì nên bác giải thích hộ em với. Thân. Hoài Chân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Chào bác Rubi. Em đang theo dõi các bài viết của bác về Tý Ngọ Lưu Chú, phiền bác cho một số khái niệm về tên gọi để có thể hiểu được rõ hơn ạ. Ví dụ: 1. Con người có bao nhiêu Kinh Tạng, Kinh Phủ? 2. Người ta hay nói Lục Phủ, Ngũ Tạng vậy cụ thể là gì, có liên quan đến Kinh Tạng và Kinh Phủ? 3. Huyệt có phải là các điểm giao nhau của các đường kinh lạc? 4. Huyệt Du khác gì Huyệt Nguyên? Kiến thức Y học không có gì nên bác giải thích hộ em với. Thân. Hoài Chân Hoài Chân Thân mến!Vào đề luôn rồi lai rai sau vây :lol: 1. Con người có bao nhiêu Kinh Tạng, Kinh Phủ? Kinh Tạng có 6, Kinh Phủ cũng có 6, tổng là 12 đường Kinh. Kinh đối với Lạc, Kinh như đại lộ có chu kỳ thông suốt như vòng tròn, còn Lạc thì là một nhánh rẽ từ Kinh nối đến Tạng hoặc Phủ rồi cụt ở đó (chắc thế, bạn tìm hiểu thêm để xác minh). 12 Kinh nằm về một bên cơ thể, đối xứng có 12 Kinh nằm về bên còn lại, vậy là có 24 Kinh chia làm 12 loại như thế. 2. Người ta hay nói Lục Phủ, Ngũ Tạng vậy cụ thể là gì, có liên quan đến Kinh Tạng và Kinh Phủ? Lục Phủ là: Thủy có Phủ Bàng Quang Mộc có Phủ Đởm (Mật) Hỏa có Phủ Tiểu Trường (Ruột non) Thổ có Phủ Vỵ (Dạ dày) Kim có Phủ Đại Trường (Ruột già) Thổ có Phủ Tam Tiêu (Ba khoang thượng trung hạ-bạn tìm hiểu thêm) Ngũ Tạng cộng với Tâm bào là Lục Tạng, là: Thủy có Tạng Thận Mộc có Tạng Can (Gan) Hỏa có Tạng Tâm (Tim) Thổ có Tạng Tỳ (Lá nách) Kim có Tạng Phế (Phổi) Thổ lại có Tâm bào lạc (màng bao Tim) Mỗi Tạng hay Phủ thì có một Đường kinh cùng tên để vận chuyển Khí hoặc Huyết. 3. Huyệt có phải là các điểm giao nhau của các đường kinh lạc? Huyệt là những hang hay lỗ. Có huyệt cổ và có huyệt tân. Huyệt có thể nằm trên đường kinh hoặc nằm ngoài đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh gọi là kỳ huyệt. Đại huyệt là nơi giao nhau của các đường kinh. 4. Huyệt Du khác gì Huyệt Nguyên? Huyệt Du có tính chất xác định là hành Thổ và Mộc. Huyệt Nguyên có tính chất xác định là hành Thổ. Vấn đề này phụ thuộc vào huyệt trên Kinh Phủ hay Kinh Tạng. Tạm thời vấn đề này tớ chỉ nói vậy. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh đởm chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh đởm chủ đạo Ghi chú: Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh đởm chủ đạo Ngày Can Giáp: Giờ Can Chi 11 Giáp Tuất, Đởm Khí "xuất" ra ở huyệt Khiếu Âm, huyệt Khiếu Âm nằm ở đầu ngón áp út phía ngón út, thuộc huyệt Tỉnh kim. Sang tiếp Ngày Can Ất: Đến giờ Can Chi 13 Bính Tý, Tiểu Trường Khí "Lưu" vào huyệt Tiền Cốc, huyệt Tiền Cốc nằm ở mép ngoài bàn tay, ngay xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ Can Chi 15 Mậu Dần, Vỵ Khí “chú” vào huyệt Hãm Cốc, huyệt Hãm Cốc nằm ở khe trên ngón giữa, chỗ lõm phía trên (huyệt Nội đình) 2 thốn, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ Can Chi 15 Mậu Dần xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh đởm chủ đạo. Đởm Khí “quá” nơi huyệt Khâu Khư, huyệt Khâu Khư nằm ở chỗ lõm, trước dưới mắt cá ngoài, thuộc huyệt Nguyên. Đến giờ Can Chi 17 Canh Thìn, Đại Trường Khí “hành” vào huyệt Dương Khê, huyệt Dương Khê nằm ở chỗ lõm vào của xương phụ cốt, phía ngoài khủy tay - co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 19 Nhâm Ngọ, Bàng Quang Khí “nhập” vào huyệt Ủy Trung, huyệt Ủy Trung nằm ở giữa khoeo chân (quắc trung ương), thuộc huyệt Hợp - co chân lại để thủ huyệt. Đến giờ Can Chi 21 Giáp Thân, Tam Tiêu Khí được trút vào tại vào huyệt Dịch Môn, huyệt Dịch Môn nằm ở trong khe giữa ngón áp út, thuộc huyệt Huỳnh. Bảng Ngày đường kinh đởm chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh đởm chủ đạo Ghi chú: Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh can chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh can chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh can chủ đạo Ngày Can Ất: Giờ Can Chi 22 Ất Dậu, Can Huyết "xuất" ra ở huyệt Đại Đôn, huyệt Đại Đôn nằm ở ngay đầu ngón chân và nơi chùm 3 sợi lông (tam mao), thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Đến giờ Can Chi 24 Đinh Hợi, Tâm Huyết "lưu" vào huyệt Thiếu Phủ, huyệt Thiếu Phủ nằm ở lòng bàn tay, giữa xương bàn tay thứ 4 và 5, huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Sang tiếp Ngày Canh Bính Đến giờ Can Chi 26 Kỷ Sửu, Tỳ Huyết "chú" vào huyệt Thái bạch, huyệt Thái Bạch nằm ở dưới xương mé trong bàn chân, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ 26 Kỷ Sửu xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh can chủ đạo. Can Huyết "chú" vào huyệt Thái Xung, huyệt Thái Xung nằm ở chỗ lõm vào cách huyệt Hành Gian 2 thốn, thuộc huyệt Du. Đến giờ Can Chi 28 Tân Mão, Phế Huyết "hành" vào huyệt Kinh Cừ , Huyệt Kinh Cừ nằm ở giữa Thốn khẩu, động mà không ngừng lại, thuộc huyệt Kinh. Đến giờ Can Chi 30 Quý Tỵ, Thận Huyết "nhập" vào huyệt Âm Cốc, huyệt Âm Cốc nằm sau xương phụ cốt, dưới gân lớn, trên gân nhỏ, ấn tay vào thấy mạch ứng với tay - Co gối lại để thủ huyệt - thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 32 Ất Mùi, Tâm Bào Huyết "trút"vào huyệt Lao Cung, huyệt Lao Cung nằm ở khoảng giữa ngay gốc khớp (bản tiết) của ngón giữa ở giữa lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Bảng Ngày đường kinh can chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh can chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạo Ngày Can Bính: Giờ Can Chi 33 Bính Thân, Tiểu Trường Khí "xuất" ra ở huyệt Thiếu Trạch, huyệt Thiếu Trạch nằm ở đầu ngón tay út, thuộc huyệt Tỉnh Kim. Đến giờ Can Chi 35 Mậu Tuất, Vỵ Khí "lưu" vào huyệt Nội Đình, huyệt Nội Đình nằm ở khe của phía ngoài ngón chân trỏ, thuộc huyệt Huỳnh. Sang tiếp ngày can Đinh: Giờ Can Chi 37 Canh Tý, Đại Trường Khí "chú" vào sau xương bản tiết, đó là huyệt Tam Gian, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ 37 Canh Tý xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạo. Tiểu Trường Khí "quá" nơi huyệt Uyển Cốt, huyệt Uyển Cốt ở trước xương cổ tay, mép ngoài bàn tay, thuộc huyệt Nguyên. Đến giờ Can Chi 39 Nhâm Dần, Bàng Quang Khí "hành" vào huyệt Côn Lôn, huyệt Côn Lôn nằm ở sau mắt cá ngoài, trên xương gót, thuộc huyệt Kinh. Đến giờ Can Chi 41 Giáp Thìn, Đởm Khí "nhập" vào huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Dương Lăng Tuyền nằm ở chỗ lõm, phía ngoài đầu gối, thuộc huyệt Hợp - duỗi chân ra để thủ huyệt. Đến giờ Can Chi 43 Bính Ngọ, Tam Tiếu Khí "trút" vào huyệt Trung Chử, huyệt Trung Chử nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du . Bảng Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tiểu trường chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh tâm chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tâm chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh tâm chủ đạo Ngày Can Đinh: Giờ Can Chi 44 Đinh Mùi, Tâm Huyết "xuất" ra ở huyệt Thiếu Xung, huyệt Thiếu Xung nằm ở ngón tay út phía tay quay, cách chân góc tay út 0.1 thốn, trên đường tiếp giáp da bàn tay-mu tay, thuộc huyệt Tỉnh. Đến giờ Can Chi 46 Kỷ Dậu, Tỳ Huyết "lưư" vào huyệt Đại Đô, huyệt Đại Đô nằm ở chỗ lõm vào và chỗ sau bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ Can Chi 48 Tân Hợi, Phế Huyết "chú" vào huyệt Thái Uyên, huyệt Thái Uyên nằm ở sau huyệt Ngư Tế 1 thốn, ở giữa chỗ lõm vào, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ Can Chi 48 Tân Hợi xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh tâm chủ đạo. Tâm Huyết "chú" vào huyệt Thần Môn, huyệt Thần Môn nằm ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ. Sang tiếp ngày Can Mậu: Đến giờ Can Chi 50 Quý Sửu, Thận Huyết "hành" vào huyệt Phục Lưu, huyệt Phục Lưu nằm ở trên mắt cá trong 2 thốn - động mà không ngừng nghỉ, thuộc huyệt Kinh. Đến giờ Can Chi 52 Ất Mão, Can Huyết "nhập" vào huyệt Khúc Tuyền, huyệt Khúc Tuyền nằm ở trên gân lớn, dưới lồi cầu trong xương đùi - Nên co gối để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 54 Đinh Tỵ, Tâm Bào Huyết "trút" vào huyệt Đại Lăng, huyệt Đại Lăng nằm ở chỗ thấp xuống giữa hai đầu xương sau bàn tay, thuộc huyệt Du. Bảng Ngày đường kinh tâm chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tâm chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh vỵ chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh vỵ chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh vỵ chủ đạo Ngày Can Mậu: Giờ Can Chi 55 Mậu Ngọ, Vỵ Khí "xuất" ra ở huyệt Lệ Đoài, huyệt Lệ Đoài nằm ở đầu ngón chân trỏ gần ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh kim. Đến giờ Can Chi 57 Canh Thân, Đại Trường Khí "lưu" vào huyệt Nhị Gian, huyệt Nhị Gian ở chỗ lõm phía trước và bở ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, trên đường tiếp giáp gan bàn tay, mu tay, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ Can Chi 59 Nhâm Tuất, Bàng Quang Khí "chú" vào huyệt Thúc Cốt, huyệt Thúc Cốt nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ Can Chi 59 Nhâm Tuất, xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh vỵ chủ đạo. Vỵ Khí "quá" nơi huyệt Xung Dương, huyệt Xung Dương nằm ở chỗ lõm, từ nơi bàn chân (ngón chân) lên trên 5 thốn, thuộc huyệt Nguyên - Dao động (bàn) chân để thủ huyệt. Sang tiếp ngày Can Kỷ: Đến giờ Can Chi 61 Giáp Tý, Đởm Khí "hành" vào huyệt Dương Phụ, huyệt Dương Phụ nằm trên mắt cá ngoài, nằm trước xương phụ cốt và ở đầu xương tuyệt cốt, thuộc huyệt Kinh. Đến giờ Can Chi 63 Bính Dần, Tiểu Trường Khí "nhập" vào huyệt Tiểu Hải, huyệt Tiểu Hải ở chỗ lõm ngoài xương to, phía trongkhủy tay, cách đầu khủy tay nửa thốn, thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 65 Mậu Thìn, Tam Tiêu Khí "trút" vào huyệt Chi Câu, huyệt Chi Câu nằm ở chỗ lõm vào giữa hai xương, cách cổ tay ba thốn, thuộc huyệt Kinh. Bảng Ngày đường kinh vỵ chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh vỵ chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh tỳ chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tỳ chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh vỵ chủ đạo Ngày Can Kỷ: Giờ Can Chi 66 Kỷ Tỵ, Tỳ Huyết "xuất" ra ở huyệt Ẩn Bạch, huyệt Ẩn Bạch nằm ở mép trong đầu ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Đến giờ Can Chi 68 Tân Mùi, Phế Huyết "lưu" vào huyệt Ngư Tế, huyệt Ngư Tế nằm ở chỗ giống hình con cá trên lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ Can Chi 70 Quý Dậu, Thận Huyết "chú" vào huyệt Thái Khê, huyệt Thái Khê nằm ở chỗ lõm vào của trên xương gót và sau mắt cá trong, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ Can Chi 70 Quý Dậu xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh vỵ chủ đạo. Tỳ Huyết "chú" vào huyệt Thái Bạch, huyệt Thái Bạch nằm ở dưới xương mé trong bàn chân, thuộc huyệt Du. Đến giờ Can Chi 72 Ất Hợi, Can Huyết "hành" vào huyệt Trung Phong, huyệt Trung Phong nằm ở chỗ lõm vào trước mắt cá trong 1 thốn rưỡi - Nếu châm nghịch thì bị uất, nếu châm hòa thì được thông. Nên co duỗi bàn chân để thủ được huyệt, huyệt này thuộc huyệt Kinh. Sang tiếp ngày Can Canh: Giờ Can Chi thứ 74 Đinh Sửu, Tâm Huyết "nhập" vào huyệt Thiếu Hải, huyệt Thiếu Hải có vị trí khi co tay lại, huyệt nằm ở cuối đầu nếp gấp khuỷu tay, mặt trong cánh tay, cách mỏm trên lồi cầu trong 0.5 thốn, thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 76 Kỷ Mão, Tâm Bào Huyết "trút" vào huyệt Gian Sử, đường đi của Gian Sứ nằm ở ngay nơi cách (cổ tay) 3 thốn, giữa hai đường gân - Khi nào có bệnh thì mạch nó đến, khi nào không bệnh thì ngưng, thuộc huyệt Kinh. Bảng Ngày đường kinh tỳ chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh tỳ chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Chào bác Rubi. Em đang theo dõi các bài viết của bác về Tý Ngọ Lưu Chú, phiền bác cho một số khái niệm về tên gọi để có thể hiểu được rõ hơn ạ. Ví dụ: 1. Con người có bao nhiêu Kinh Tạng, Kinh Phủ? 2. Người ta hay nói Lục Phủ, Ngũ Tạng vậy cụ thể là gì, có liên quan đến Kinh Tạng và Kinh Phủ? 3. Huyệt có phải là các điểm giao nhau của các đường kinh lạc? 4. Huyệt Du khác gì Huyệt Nguyên? Kiến thức Y học không có gì nên bác giải thích hộ em với. Thân. Hoài Chân 4. Huyệt Du khác gì Huyệt Nguyên? Huyệt Du có tính chất xác định là hành Thổ và Mộc. Huyệt Nguyên có tính chất xác định là hành Thổ. Vấn đề này phụ thuộc vào huyệt trên Kinh Phủ hay Kinh Tạng. Tạm thời vấn đề này tớ chỉ nói vậy. Hoài Chân thân mến! Rubi tớ bổ xung cho rõ câu trả lời thứ 4: Trên Kinh Tạng thì Huyệt Du và Huyệt Nguyên đều được xác định tính chất là Hành Thổ. Trên Kinh Phủ thì Huyệt Du được xác định tính chất là Hành Mộc, còn Huyệt Nguyên thì không được xác định tính chất. Cảm ơn Hoài Chân đã đặt câu hỏi để Rubi xem lại yếu tố liên quan đến vấn đề này. P/S Không biết trong các bản vẽ vừa qua, đối với Huyệt Nguyên của Kinh Tạng, Rubi có tạo cho nó sắc vàng của Hành Thổ hay không, nếu Rubi chưa làm thì chắc phải làm cho nó sắc vàng và sẽ cập nhật tài liệu ảnh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh đại trường chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh đại trường chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Nội dung Ngày đường kinh đại trường chủ đạo Ngày Can Canh: Giờ Can Chi 77 Canh Thìn, Đại Trường Khí "xuất" ra ở huyệt Thương Dương, huyệt Thương Dương nằm ở đầu ngón tay trỏ, phía ngón tay cái, thuộc huyệt Tỉnh Kim. Đến giờ Can Chi 79 Nhâm Ngọ, Bàng Quang Khí "lưu" vào huyệt Thông Cốc, huyệt Thông Cốc nằm ở mép ngoài của xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Đến giờ Can Chi 81 Giáp Thân, Đởm Khí "chú" vào huyệt Túc Lâm Khấp, huyệt Lâm Khấp nằm ở chỗ lõm, cách trên (huyệt Hiệp khê) 1 thốn rưỡi, thuộc huyệt Du. Cũng tại giờ Can Chi 81 Giáp Thân xảy ra hiện tượng Phản bản hoàn nguyên của Ngày đường kinh đại trường chủ đạo. Đại Trường Khí "quá" nới huyệt Hợp Cốc, huyệt Hợp Cốc nằm ở trong khoảng giữa của xương kỳ cốt, thuộc huyệt Nguyên. Đến giờ Can Chi 83 Bính Tuất, Tiểu Trường Khí "hành" vào huyệt Dương Cốc, huyệt Dương Cốc ở chỗ lõm phía dưới của xương nhô lên (nhuệ cốt) thuộc huyệt Kinh. Sang tiếp ngày Can Tân: Giờ Can Chi 85 Mậu Tý, Vỵ Khí "nhập" vào huyệt Túc Tam Lý, huyệt Túc Tam Lý ở dười mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng một khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác, thuộc huyệt Hợp. Đến giờ Can Chi 87 Canh Dần, Tam Tiêu Khí "trút" vào huyệt Thiên Tỉnh, huyệt Thiên Tỉnh nằm ở chỗ lõm ngay trên đầu xương mép ngoài khủy tay, thuộc huyệt Hợp - co cánh chỏ lại để thủ huyệt. Bảng Ngày đường kinh đại trường chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh đại trường chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Rubi có thể làm giảm tải hình ảnh bằng cách đưa đường link tới trang nào đó để xem hình được không? Nhưng vtrang có hình của rubi làm máy nặng quá, tôi gõ xong bài này mà hình vẫn chưa hiện lên. Đến một lúc nào đó diễn đàn này chắc đứng luôn quá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Bảng Ngày đường kinh phế chủ đạo Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú Bảng Ngày đường kinh phế chủ đạoGhi chú:Phần nội dung trong bài viết liền tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 Rubi có thể làm giảm tải hình ảnh bằng cách đưa đường link tới trang nào đó để xem hình được không? Nhưng vtrang có hình của rubi làm máy nặng quá, tôi gõ xong bài này mà hình vẫn chưa hiện lên. Đến một lúc nào đó diễn đàn này chắc đứng luôn quá.Chú Thiên Sứ kính mến!-Theo gợi ý của Chú, thay thế sự hiển thị ảnh trực tiếp bằng đường link tài liệu ảnh, cháu thấy cũng là một cách để khắc phục chung. Đối với Diễn đàn, cháu nghĩ độ lớn của ảnh như vậy cũng không phải là vấn đề, cháu thấy vấn đề là có thể nhiều người dùng máy tính phù hợp đúng mức với công việc của họ nên không phải ai cũng có cấu hình máy tính để sử lý hình ảnh đồ hoạ, cấu hình máy tính đồ họa có mạnh hơn cấu hình máy tính bình thường nên việc xem hình ảnh trên diễn đàn bằng máy tính có cấu hình khá khá thì sẽ tốt hơn bằng máy tính bình thường. -Trước mắt, cháu thấy có một cách để những ai dùng máy tính có cấu hình bình thường lại có thể giảm tải dữ liệu tải về, khi vào topic chuyên về hình ảnh như topic này của cháu chẳng hạn. Đó là cách tùy chọn sự hiển thị cách trình bày topic của Diễn đàn, lênh tùy chọn này là lệnh sẵn có trên Diễn đàn, tùy chọn có 3 chế độ khác nhau, một là chọn tùy chọn Outline, hai là chọn tùy chọn Chuẩn, ba là chọn tùy chọn Linear. Người xem, độc giả khi vào Diễn đàn, rồi vào một topic bất kỳ thì sẽ thấy tùy chọn ba lệnh như trên và độc giả nên chọn tùy chọn Outline đế giảm tải dữ liệu cập nhật,như vậy sẽ không phải đợi lâu mất thời gian. Rubi cháu có topic hướng dẫn về cách tùy chọn này, Chú và các độc giả có thể xem, dưới đây là đường link dẫn đến bài viết hướng dẫn kỹ thuật http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=10388 -Nếu Diễn đàn của Chú có lệnh sửa bài thì cháu có thể làm gọn lại những chỗ không cần thiết hiển thị, nhưng chắc là theo quy định của Diễn đàn, lệnh sửa bài chỉ cho phép trong thời gian một khoảng nhất định sau khi đăng bài nên vấn đề này không thể làm được. Về mặt độ lớn tổng hợp tất cả các hình ảnh mà cháu đã đưa lên từ đầu tới giờ trong khoảng hai năm nay, chắc cũng chưa đến 600M, độ lớn tài liệu này chắc là một cái đĩa CD giá rẻ nhất cũng ghi hết được ạ. -Tóm lại, cháu sẽ có cách sử lý phù hợp theo gợi ý của chú, khi cháu tiếp tục vẽ và đăng lên các hình ảnh mới. Kính mến! Share this post Link to post Share on other sites