Miêu mập

Lý Công Uẩn Là Người Trung Quốc?

14 bài viết trong chủ đề này

Người Trung Quốc?

Ngữ Thiên

viết cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Posted Image Tượng Lý Thái Tổ được thờ ở Đền Đô (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh)

Trong những ngày gần đến đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, dư luận nói nhiều tới Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý.

Bên cạnh các nguồn tư liệu và những kết quả nghiên cứu từ Việt Nam cho rằng Lý Công Uẩn quê ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp - (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Tư liệu Trung Quốc lại có những ghi chép cho rằng dòng họ vua Lý Công Uẩn có nguồn gốc đến từ đất Mân (Phúc Kiến, Trung Quốc).

Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc căn cứ vào các tư liệu này cũng tiếp tục cho rằng dòng họ lập nên triều Lý của quốc gia Đại Việt vốn gốc tích từ vùng Mân, sau mới di cư xuống phía Nam.

Những ghi chép sớm nhất, biên soạn dưới thời Tống, đề cập đến vấn đề gốc tích Lý Công Uẩn là Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát và Tốc thuỷ ký văn của Tư Mã Quang.

Mộng Khê bút đàm biên chép những hiểu biết của tác giả trên khá nhiều lĩnh vực, gồm cả những ghi chép của tác giả về những lưu truyền trong dân gian, được Thẩm Quát thu thập trong lúc giao du, thăm thú các địa phương, gặp gỡ với bạn bè.

Mộng Khê bút đàm có nhiều lầm lẫn về tên người, niên đại, sự kiện. Chỉ một trang trong quyển 25, khi lược thuật tình hình biến động chính trị Đại Việt thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, các nhân vật được Thẩm Quát nhắc đến có tới ba người tên họ chép không chính xác: Lê Hoàn, chép thành Lê Uy, Lý Thường Kiệt ghi thành Lý Thượng Cát , Ỷ Lan thành Yến Loan...

Cũng như Mộng Khê bút đàm, Tốc thuỷ ký văn của Tư Mã Quang là tác phẩm dã sử viết theo thể bút ký, tản văn.

Sách ghi chép nhiều nội dung khác nhau, từ chuyện tình bí sử chốn cung đình đến những việc vụn vặt mà tác giả nghe kể từ dân gian... Có lẽ vì thế, ngay từ thời Tống, Tốc thuỷ ký văn đã bị liệt vào hạng "cấm thư". Tốc thuỷ ký văn ghi lại sự "nghe nói" của Từ Bách Tường về nguồn gốc người Mân của "tiên thế" vua Lý và không có thêm bình luận gì!

Đến thời Thanh, Cố Tổ Vũ trong Độc sử phương dư kỷ yếu tiếp tục nói lại chuyện này, nhưng cũng không có gì mới hơn so với các sách thời Tống.

Người gốc Trung Quốc sáng lập ra Thăng Long?

Gần đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc như Hàn Chấn Hoa, Lý Thiên Tích vẫn cho rằng nguồn gốc dòng họ vua Lý Công Uẩn đến từ vùng đất Mân.

Tư liệu của các tác giả này chủ yếu dựa vào các tài liệu địa phương, được biên soạn, bổ sung thông tin rất muộn sau này. Tác giả Lý Thiên Tích khi dẫn những tài liệu cho rằng "vô cùng quý giá", song cũng nhận định "trong phả có nhiều chỗ sai lầm".

Bắt đầu chỉ từ những lưu truyền dân gian với nhiều điểm nghi ngờ, chưa được làm sáng tỏ, cũng rất khó kiểm chứng, và những ghi chép đầu tiên cũng chỉ xuất hiện trong các bút ký, tản văn, các tác giả Trung Quốc đã đưa chuyện Lý Công Uẩn nguồn gốc Mân vào ghi chép của mình.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng sớm biết những ghi chép về nguồn gốc Mân của họ Lý. Từ đầu thế kỷ XIV, An Nam chí lược do Lê Tắc biên soạn, biết chuyện có sách cho rằng Lý Công Uẩn người gốc Mân, đã quả quyết: "Lý Công Uẩn, người Giao Châu, có kẻ bảo là người Mân, không đúng"[1].

Từ thập niên 40 của thế kỷ XX, học giả Hoàng Xuân Hãn trong công trình khảo cứu rất nổi tiếng Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, khi dẫn giải vấn đề nguồn gốc, quê hương của vị vua sáng lập ra triều Lý, có nhắc đến các ghi chép của Thẩm Quát, Tư Mã Quang hay Lý Đào... nhưng chưa đưa ra kết luận mà chỉ coi đó là những thông tin nên lưu ý, một hướng giả thuyết trong việc tìm hiểu gốc tích của Lý Công Uẩn.

Những năm gần đây, trên cơ sở phân tích nguồn tài liệu thư tịch và khảo sát địa phương, kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Quốc Vượng (2001), Nguyễn Quang Ngọc (2009)... đều tập trung, hướng sự chỉ dẫn về vùng đất sinh thành, quê hương, nơi gắn bó cùng tuổi thơ Lý Công Uẩn ở vùng Kinh Bắc.

Vùng này rộng lớn, có thể tương đương với thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, mà trung tâm là các phường Tân Hồng, Đình Bảng hiện nay.

[1] Lê Tắc: An Nam chí lược, bản Tứ khố toàn thư, Sử bộ, Tải ký loại, Q.12, tờ 1a; bản dịch An Nam chí lược của Viện Đại học Huế, 1961, tr.201).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì diễn đàn không cho bình phẩm về chính trị, nên Miêu dù vô cùng khó chịu nhưng chẳng nói được gì... :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì diễn đàn không cho bình phẩm về chính trị, nên Miêu dù vô cùng khó chịu nhưng chẳng nói được gì... :unsure:

Mieumap cho rằng bài viết trên thuộc về chính trị hay học thuật? Nếu là chính trị thì cần xóa luôn topic này. Còn nếu là học thuật thì hãy chỉ ra cái sai hay đúng của nó.

Đây là diễn đàn học thuật. Mieumap nói vây có ý gì không?Tại sao lại tự mâu thuẫn vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mieumap cho rằng bài viết trên thuộc về chính trị hay học thuật? Nếu là chính trị thì cần xóa luôn topic này. Còn nếu là học thuật thì hãy chỉ ra cái sai hay đúng của nó.

Đây là diễn đàn học thuật. Mieumap nói vây có ý gì không?Tại sao lại tự mâu thuẫn vậy?

Dạ, cháu không có ý gì đâu ạ. Nhưng đúng là vấn đề này bao hàm 2 khía cạnh: chính trị và học thuật. Cháu chỉ muốn đưa topic này dưới góc độ học thuật để mong các cô chú/anh chị trên diễn đàn cùng khẳng định rõ lịch sử Thăng Long ngàn năm lịch sử của chúng ta mà thôi! Còn về mặt chính trị, giả sử nếu muốn, cháu nghĩ cháu vẫn không đủ sức tham gia đâu ạ.

Có thể câu nói của cháu ngắn gọn quá và dễ gây hiểu lầm.

Cháu chào chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách ghi chép nhiều nội dung khác nhau, từ chuyện tình bí sử chốn cung đình đến những việc vụn vặt mà tác giả nghe kể từ dân gian... Có lẽ vì thế, ngay từ thời Tống, Tốc thuỷ ký văn đã bị liệt vào hạng "cấm thư". Tốc thuỷ ký văn ghi lại sự "nghe nói" của Từ Bách Tường về nguồn gốc người Mân của "tiên thế" vua Lý và không có thêm bình luận gì!

Dựa vào vài cuốn sách "cấm thư", chép nhăng cuội cả những chuyện phiếm, lời đồn thổi vô căn cứ trong dân gian để lập luận Lý Công Uẩn xuất thân từ TQ, thật nực cười!

Cần tìm hiểu thêm về sư Vạn Hạnh nhé! :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Giải ảo” vương triều Lý

www.thanhnien.com.vn 21/11/2009 23:06 Posted Image

Tượng đài Lý Công Uẩn dù đã được dựng tại Hà Nội nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi về trang phục, tư thế, nét mặt của nhân vật - ảnh: Ngọc Thắng

Phải chăng Đình Bảng là nơi “chôn rau cắt rốn” của vị vua khai sáng một trong những vương triều thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Việt Nam?

Những tranh luận khoa học và cả sự tôn vinh vương triều Lý đã được hơn 60 nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập ở hội thảo khoa học 1.000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long hôm qua 21.11 tại Hà Nội.

Trong lịch sử Việt Nam, có không ít vương triều và nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi. Song, với vương triều Lý, những nhận định, đánh giá tổng quát về công lao của vương triều này gần như đạt tới sự đồng thuận cao. Tất cả các sử gia đều cho rằng nhà Lý đã xây dựng được một chính quyền thống nhất, củng cố và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và độc lập dân tộc; chấn chỉnh quân đội, luật pháp; phát triển nông nghiệp và kinh tế hàng hóa với những chính sách cấp tiến..., trong đó hai điểm nhấn nổi bật là định đô ở Thăng Long và khai mở kỷ nguyên văn minh Đại Việt, mà cốt lõi là nền văn hóa Thăng Long.

Tuy nhiên, tranh cãi chủ yếu nằm ở việc nhận diện nguồn gốc, thân thế nhân vật Lý Công Uẩn. Vị vua khai sáng này rõ ràng có một sự nghiệp vĩ đại và hiển hiện, nhưng lại có một lai lịch không hề rõ ràng. Ngay cái tên Lý Công Uẩn, theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển kiêm Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, dường như cũng mang tính biểu trưng của một làng quê đầy huyền bí (hương Diên Uẩn, sau đổi thành hương Cổ Pháp), chứ khó ai có thể biết rõ tên thật của ông.

Mặt khác, các bộ sử cũ của Việt Nam, hoặc không chép đến, hoặc không xác định được ai là cha của Lý Công Uẩn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, dựa theo truyền thuyết dân gian, chỉ kể chuyện mẹ ông “đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh”. Nhưng cũng có tài liệu nói rằng Lý Thái Tổ là con của Thần Khỉ, con của Lão Sa Môn, Thánh tổ Hiển Tông hay thậm chí là con của thiền sư Vạn Hạnh. Lại có giả thuyết Lý Công Uẩn sở dĩ mang họ Lý là vì Vạn Hạnh đã “bố trí” cho em ruột Lý Khánh Văn nhận vua Lý làm con nuôi để hợp thức hóa tên họ Lý cho người con trai đích thực của mình.

Lý Công Uẩn không phải người gốc Mân

GS Nguyễn Quang Ngọc đã bước đầu đưa ra kết luận mới có phần đảo ngược những hiểu biết trước đây về nhân vật Lý Công Uẩn. Bằng những cứ liệu khoa học, trong đó quan trọng nhất là văn bia Lý gia linh thạch lập năm 1793 tại chùa Tiêu Sơn có ghi: “Đắc Đông Ngàn Hoa Lâm nhan Phạm Mẫu tiêu dao kỳ tự”, ông Ngọc cho rằng Dương Lôi (Từ Sơn, Bắc Ninh) là quê nội và Hoa Lâm (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) là quê ngoại của vua nhà Lý.

Cũng về vấn đề nguồn gốc nhà Lý, trong khi nhiều sử sách “huyền thoại hóa” và “thần thánh hóa” nhân vật Lý Công Uẩn, thì GS Nguyễn Quang Ngọc xác định thân phụ Lý Thái Tổ không phải là “thần nhân” mà là người thật, gia đình Lý Công Uẩn tuy gặp hoàn cảnh éo le nhưng Lý Công Uẩn vẫn có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Ông Ngọc đã “giải ảo” bằng cách xác định chính xác vị trí của ngôi mộ Hiển Khánh Vương, thân phụ Lý Thái Tổ, trong khu Rừng Miễu làng Dương Lôi, tức khu cánh đồng giáp giới giữa Đình Bảng, Đình Sấm, Đại Đình.

Câu chuyện Đình Bảng hay Dương Lôi mới đích thị là quê nội Lý Thái Tổ cũng là câu hỏi làm đau đầu không ít nhà sử học. Tất cả các bộ sử cũ đều chép Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp. Song, trên thực tế, Cổ Pháp thời Lý quy mô ra sao và làng nào là làng quê gốc của nhà Lý, thì lại không dễ trả lời. Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, đã có một thời, hễ nói đến quê hương nhà Lý là người ta nghĩ ngay đến làng Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mặc dù ai cũng biết hương Cổ Pháp (hay châu Cổ Pháp) thời Lý không phải chỉ có một làng Đình Bảng. Thế nhưng, nhiều người đã đơn giản đồng nhất châu (hay hương) Cổ Pháp thời Lý với làng Cổ Pháp - được cho là làng Đình Bảng, và quy tất cả những vấn đề về quê hương nhà Lý hay có liên quan đến quê hương nhà Lý vào riêng làng Đình Bảng. Trên thực tế, GS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng làng Đình Bảng, dù đã được nghiên cứu nhiều, khảo sát nhiều, nhưng hầu như không có dấu tích đáng kể nào về gia đình (cha, mẹ), dòng họ hay sự sinh trưởng của Lý Công Uẩn. Đình Bảng cũng chưa bao giờ thờ các vị vua nhà Lý làm thành hoàng làng. Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý, nhưng nguyên thủy thì không phải là đền hay miếu của làng Đình Bảng.

Cũng theo GS Ngọc, khu rừng Báng đúng là dấu tích còn lại của Thọ Lăng nhà Lý, nhưng Thọ Lăng không phải là đất của riêng làng Đình Bảng. Hơn nữa, nhiều nguồn tư liệu cho thấy bà Phạm Thị - thân mẫu Lý Công Uẩn, chỉ gắn bó với Dương Lôi và khi chết được chôn cất tại Dương Lôi, đúng như phong tục phổ biến của người Việt về cuộc đời người phụ nữ: sinh quê cha, thác làm ma quê chồng. Như vậy, theo GS Ngọc, Dương Lôi, chứ không phải Đình Bảng, mới đúng là gốc gác của Lý Thái Tổ. Bà Phạm Thị đã sinh Lý Công Uẩn tại đây. Lý Công Uẩn lớn lên ở đây, và khi làm nên công danh sự nghiệp cũng gắn chặt với nơi đây.

PGS-TSKH Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, và Ths Nguyễn Ngọc Phúc cũng bóc tách vấn đề “gốc người Mân” của Lý Công Uẩn và chứng minh những cứ liệu mà các sử gia Trung Quốc dựa vào để khẳng định “nguồn gốc Mân” (Phúc Kiến, Trung Quốc) của Lý Công Uẩn, như Mộng Khê bút đàm, Tốc thủy ký văn hay bức thư của Từ Bá Tường viết cho Đại Việt vào năm 1076 và cả Lý trang Chử Nội Lý thị phòng phả là không đáng tin cậy vì có rất nhiều nhầm lẫn, sai sót về số liệu, sự kiện, nhân vật.

Còn nhiều “nghi án”...

Tuy đồng thuận trong việc đề cao công lao kiến thiết đất nước của vương triều Lý, song nhiều sử gia vẫn còn tranh cãi về mô hình, thể chế chính trị của nhà nước này. Trong khi nhiều nhà sử học trong nước, như: PGS-TS Vũ Văn Quân, PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ (ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng bộ máy nhà nước trung ương của vương triều Lý được xây dựng và kiện toàn theo hướng tập quyền nên Thăng Long ngay từ đầu đã trở thành trung tâm quyền lực với sự tập trung cao, thì GS Momoki Shiro (ĐH Quốc gia Osaka, Nhật Bản) lại khẳng định các triều đại cho đến nhà Trần chưa cai trị theo mô hình quan liêu trung ương tập quyền. Mặt khác, dù chế độ phụ hệ được coi trọng, nhưng vai trò của các bà hoàng hậu và hoàng thái hậu thời Lý trong việc củng cố vương triều cũng không nhỏ. GS Momoki Shiro dẫn chứng bằng việc Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi không những truy phong thân phụ làm Hiển Khánh vương mà còn truy phong thân mẫu làm Minh Đức thái hậu. GS Sakurai Yumio (ĐH Quốc gia Tokyo, Nhật Bản) cũng cho rằng chỉ có khu vực Thăng Long và vùng đất phía tây nam của nó là do nhà Lý trực tiếp quản lý. Theo ông Sakurai, toàn bộ khu vực phía ngoài châu thổ đều nằm dưới quyền kiểm soát của dòng họ địa phương có thế lực mạnh, còn các khu vực miền núi hẻo lánh, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh các nhóm tộc người thiểu số vẫn duy trì mối quan hệ có tính chất nửa độc lập với chính quyền trung ương.

Posted Image

Nhiều phát hiện khảo cổ học về dấu tích vương triều Lý nhưng vẫn còn nhiều ẩn số chưa thể giải đáp - ảnh do Viện Khảo cổ học Việt Nam cung cấp

Thật ra, không phải đến bây giờ, mà hơn 20 năm nay, những hội thảo lớn nhỏ, những chương trình nghiên cứu về vương triều Lý và vai trò của vương triều này trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng đã được bàn thảo. Song, đến nay, khi Đại lễ 1.000 năm Thăng Long sắp cận kề, “hiểu biết về nguồn gốc Lý Thái Tổ, về quê hương nhà Lý và kinh thành Thăng Long xem ra vẫn còn mơ hồ và quá nhiều mâu thuẫn”, GS Nguyễn Quang Ngọc nói.

Y Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các sử gia nước ngoài cho rằng triều Lý có gốc Mân, triều Trần cũng gốc Mân - Phúc Kiến di cư theo đường biển. Mân tức Mân Việt, đều là người Việt ta cả mà. Khái niệm địa giới bây giờ có vẻ bị thu hẹp lại, chứ thời các cụ nó mênh mông lắm, bao trùm hết cả. Mân cũng được miễn không phải Hán tộc :unsure:. Họ cố tình dẫn dắt câu chuyện lệch đi theo hướng khác, thì cũng là đang công nhận vùng cư dân rộng rãi của người Việt cổ và giao thoa văn hóa giữa các tộc Việt.

Các sử gia hay bắt bẻ về cái tên họ, thậm chí còn cho rằng thời Hai Bà Trưng về trước không có họ. Phải nói chính xác là không có tên họ được ký âm theo chữ Hán. Đã là ký âm thì họ Lý ở VN chẳng liên quan gì đến họ Lý ở TQ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi dẫu các học giả có chứng minh đúng mười mươi rằng ngài Lý công Uẩn người Trung quốc thì cũng chẳng làm suy suyển trong tôi một mảy may sự tôn kính ngài - Đức vua Lý Thái Tổ của Đại Vịêt .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng sai việc này tôi xin chưa bàn đến, nhưng chắc là có những liên hệ nào đó.

Như vậy, đây lại là một minh chứng nữa của chính người Trung Quốc đưa ra cho luận điểm của anh Thiên Sứ: Lịch sử 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt nam một thời huyền vĩ ở nam sông Dương tử.

Ấy là tôi chưa nói đến những giả thuyết hết sức táo bạo của anh Nhâtnguyen trong chuyên mục Nghiên cứu cổ Sử Việt nam của anh trên diễn đàn này.

Điều này có nghĩa là, đất Mân, Quảng chính là đất của Ta đã bị xâm chiếm mà thôi.

Gần đây, khi TV chiếu phim Hàn Quốc Truyền thuyết Ju Mông tôi được biết lăng của vị vua nổi tiếng này của Hàn quốc vẫn còn và nằm sâu trên đất Trung Quốc tới 200km. Theo mấy ông Tàu này có khi vị vua này lại là người Trung Quốc cũng nên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì diễn đàn không cho bình phẩm về chính trị, nên Miêu dù vô cùng khó chịu nhưng chẳng nói được gì... :)

:D

Thực ra, có lẽ ý của bạn Miêu Mập muốn nói là về vị trí địa chính trị hiện tại. Đúng không vậy ? :unsure:

Bởi lẽ, vấn đến lập lờ của bài viết này (trên BBC) nằm ở chỗ : họ dùng không gian văn hóa sử của Trung Quốc hiện đại để truy xét đến một nhân vật cách nay 1000 năm của sử Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, cháu không có ý gì đâu ạ. Nhưng đúng là vấn đề này bao hàm 2 khía cạnh: chính trị và học thuật. Cháu chỉ muốn đưa topic này dưới góc độ học thuật để mong các cô chú/anh chị trên diễn đàn cùng khẳng định rõ lịch sử Thăng Long ngàn năm lịch sử của chúng ta mà thôi! Còn về mặt chính trị, giả sử nếu muốn, cháu nghĩ cháu vẫn không đủ sức tham gia đâu ạ.

Có thể câu nói của cháu ngắn gọn quá và dễ gây hiểu lầm.

Cháu chào chú.

Tôi lưu ý anh Mieumap. Cách viết của anh khiến chính tôi cũng hiểu lầm anh. Nếu anh coi đây là v/d chính trị thì đáng nhẽ anh không nên đưa vào diễn đàn. Còn nếu anh đã coi là học thuật thì anh không thể coi đây là v/d chính trị đề mà phải

Vì diễn đàn không cho bình phẩm về chính trị, nên Miêu dù vô cùng khó chịu nhưng chẳng nói được gì... :unsure:

Anh muốn bày tỏ cảm xúc gì ở đây? Ủng hộ quan điểm của vị học giả coi nhân vật lịch sử Việt có gốc Trung Quốc này chăng? Hay anh muốn phê phán , để bênh vực cho dân tộc Việt nhưng sợ - diễn đàn "cấm", nên lòng yêu nước của anh không thể hiện được? Anh hãy nói rõ ý tưởng của anh trong v/d này. Cách viết của anh trên diễn đàn rất mập mờ. Tôi lưu ý anh điều này.

Chúng tôi cần một thái độ học thuật rõ ràng.Tôi cũng nhắc lại một cách rõ ràng rằng:

Đây không phải là một diễn đàn chính trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh muốn bày tỏ cảm xúc gì ở đây? Ủng hộ quan điểm của vị học giả coi nhân vật lịch sử Việt có gốc Trung Quốc này chăng? Hay anh muốn phê phán , để bênh vực cho dân tộc Việt nhưng sợ - diễn đàn "cấm", nên lòng yêu nước của anh không thể hiện được? Anh hãy nói rõ ý tưởng của anh trong v/d này. Cách viết của anh trên diễn đàn rất mập mờ. Tôi lưu ý anh điều này.

Chúng tôi cần một thái độ học thuật rõ ràng.Tôi cũng nhắc lại một cách rõ ràng rằng:

Đây không phải là một diễn đàn chính trị.

Cảm ơn huynh Thiên Đồng. Có lẽ huynh là người hiểu được ý của Miêu. Điều này thật đáng quý!

Thưa chú Thiên Sứ,

Đúng là trong thời gian qua, nhiều vấn đề về chính trị giữa nước ta và Trung quốc (như v/d trú bão của ngư dân ta ở Hoàng Sa bị ngược đãi,...) đã làm cháu rất khó chịu và thương cho dân mình. Nay, sắp đến 1000 năm Thăng Long, lại có kẻ rắp tâm muốn phá hoại như thế (dĩ nhiên chắc chắn không thể phá được) khiến cháu quá bức bách. Cháu sợ rằng nếu thổ lộ những cảm xúc đó lại thành ra bàn về chính trị - sẽ là phạm quy định, nên mới vô tình buông ra câu nói đó. Mục đích tạo topic này là cháu mong muốn các cô chú/ anh chị cùng nghiên cứu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Chỉ thế thôi. Chú nghĩ rằng cháu ủng hộ vị học giả ư? Điều này hoàn toàn trái ngược tâm trạng của cháu!

Thưa chú, đôi khi một vấn đề có chỗ mập mờ, nhưng lỗi không do người viết cố ý. Cháu ví dụ trong tình huống này, việc phản đối học giả của cá nhân cháu thì... là ý kiến cá nhân; nhưng nếu cháu kêu gọi mọi người phản đối, có hành động phản ứng thiết thực nào đó thì lại trở thành... vấn đề chính trị rồi!

Tất nhiên, cháu tin tưởng về lịch sử triều lý, về thân thế của Vua Lý Công Uẩn. Nhưng với những bài viết như cháu mở topic, chắc chắn vẫn có người dao động và không có niềm tin. Vì vậy, để làm rõ và khách quan vấn đề, cháu mở topic mong nhận được các tài liệu, nghiên cứu bổ sung để khẳng định vững chắc niềm tin của chúng ta.

Chú thấy đấy, chúng ta có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa và cháu rất tin điều đó, nhưng Trung quốc có chịu đâu! (Cháu nói nữa lại thành ra chuyển qua chính trị!).

Cảm ơn chú đã lưu ý cháu về điều này. Nếu câu nói buộc miệng vô tình của cháu đã gây nhiều hiểu lầm như thế thì cháu xin hãy xóa giúp ạ. Cháu cảm ơn.

P/S: Một lần nữa cám ơn huynh - Thiên Đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư liệu của các tác giả này chủ yếu dựa vào các tài liệu địa phương, được biên soạn, bổ sung thông tin rất muộn sau này. Tác giả Lý Thiên Tích khi dẫn những tài liệu cho rằng "vô cùng quý giá", song cũng nhận định "trong phả có nhiều chỗ sai lầm".

Bắt đầu chỉ từ những lưu truyền dân gian với nhiều điểm nghi ngờ, chưa được làm sáng tỏ, cũng rất khó kiểm chứng, và những ghi chép đầu tiên cũng chỉ xuất hiện trong các bút ký, tản văn, các tác giả Trung Quốc đã đưa chuyện Lý Công Uẩn nguồn gốc Mân vào ghi chép của mình.

Những cái này liên quan tới văn hóa Trung quốc. Đó là văn hóa tán chuyện, trà dư tửu hậu tại những tửu lầu của các quan lại, nhân sĩ Trung quốc thời phong kiến. Tam quốc diễn nghĩa ra đời theo kiểu này. Thực ra Tam quốc diễn nghĩa được hư cấu rất nhiều tuy dựa trên cốt truyện có thật. La Quán Trung cùng với các bạn mình ngồi tại các tửu lầu, hồng trà nghe ngóng chuyện sau đó cóp nhặt những câu chuyện Tam quốc cộng với trí tưởng tượng của một nhà văn nên ông ấy đã cho ra đời Tam quốc diễn nghĩa với nhiều tình tiết phóng đại quá mức.

Chưa cần nói đến những nguồn tư liệu này song giả sử Lý Công Uẩn là người Mân (Việt) đi nữa thì đó không có nghĩa ngài là người Hán. Điều đó càng chứng tỏ rằng lãnh thổ cũ của dân tộc Việt bên Trung quốc ngày nay. Cụ thể là miền đất rộng lớn miền nam sông Dương Tử (Trường Giang). Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam,... trước đây vốn là đất Việt.

Địa bàn Hai Bà Trưng đánh nhau hồi xưa ở cả bên Tàu hiện nay. Hiện nay tại nhiều tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam vẫn còn đền thờ Hai Bà và tướng lĩnh của hai bà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời nhà Lý, Việt Nam đã có chính sử. Chúng ta là người Việt Nam, đọc chính sử Việt Nam, tin chính sử Việt Nam.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay