dafahao

Vài ý Nghĩ Về Tiên đoán Của Người Maya

2 bài viết trong chủ đề này

07/06/05 — Từ Minhhue.net

Trong nền văn minh lịch sử cổ đại, nền văn minh Maya xuất hiện giống như rớt từ trên trời, trải qua thời kỳ choí lọi, rực rỡ, sau đó biến mất một cách thần bí. Người Maya hiểu biết thâm thúy về thiên văn học, một hệ thống hoàn hảo về lịch pháp, toán học phức tạp và ý niệm trừu tượng. Độ chính xác và hoàn hảo của lịch pháp khiến chúng ta kinh ngạc.

Lời tiên đoán của Maya dựa vào cơ bản lịch pháp của họ, giống như người cổ Trung Quốc dùng Chu Dịch (người Trung Quốc tiền sử dùng biểu đồ để tính đoán ra diễn biến của thiên nhiên). Chủ yếu là nghiên cứu sự đối ứng giữa quy luật vận hành của thiên thể và sự thay đổi trong xã hôị nhân loại. Một lịch sử học gia ở Mỹ, Bác Sĩ Jose Arguelles dùng cả đời ông đi nghiên cưú nền văn minh của Maya. Trong sách “Nhân Tố Maya” ông đã xuất bản, đã chi tiết tường thuật lịch pháp của Maya. Căn cứ lịch Maya gọi là “Cholqij” đã có ghi chép rằng, hệ mặt trời đang đi suốt một đại chu kỳ hơi 5100 năm, từ 3113 B.C. cho đến 2012 A.C. Trong chu kỳ này, sự di động của hệ mặt trời và điạ cầu đang thông qua một chùm ánh sáng đến từ tâm hạch hệ Ngân hà. Đường kinh cắt chéo của Tia sáng này là 5125 cái điạ cầu niên (năm trái đất), tức là địa cầu dùng 5125 năm mới hoàn toàn thông qua tia sáng này.

Posted ImagePosted ImageNgười Maya tin rằng, sau khi hệ mặt trời và các tinh cầu đã hoàn toàn trải qua đại chu kỳ dưới ảnh hưởng của tia sáng này sẽ có một biến hoá rất to lớn và đồng bộ với hệ ngân hà. Đại chu kỳ này tổng cộng phân ra 13 giai đoạn. Diễn hoá của mỗi giai đoạn này đều biên bản rất tỉ mỉ.

Tiến sĩ Jose Arguelles dùng nhiều góc độc suy xét và những phương pháp phức tạp để tham thảo và giải thích ẩn ý thiên tượng muốn gơị ý cho nhân loại. Trong sách sách “Nhân Tố Maya” ông dùng nhiều đồ biểu để giải rõ tình trạng diễn hoá của mỗi giai đoạn. Còn phân mỗi giai đoạn thành 20 thời kỳ diễn hoá. Mỗi thời kỳ là 20 năm.

Dưạ vào lịch pháp Maya, năm 1992 là giai đoạn cuối cùng (giai đoạn 13) trong đại chu kỳ, nhưng là năm đầu của 20 năm trong thời kỳ diễn hoá cuối cùng này. Trong thời gian 20 năm này gọi là tinh chế (tịnh hoá) điạ cầu. Trong thời kỳ này, điạ cầu sẽ hoàn toàn được tinh chế, cũng như nhân tâm cũng sẽ được lọc trong (tương tự với lời tiên đoán hiện nay của người Ân Độ nơi Bắc Mỹ). Những thứ hư xấu sẽbị diệt trừ, những thứ tốt sẽ giữ lại. Sau khi tinh chế, điạ cầu sẽ đi ra ngoài phạm vi tia sáng của hệ ngân hà và bắt đầu giai đoạn “đồng bộ với hệ ngân hà”. Theo lịch pháp của Maya, ngày 31 tháng 12 năm 2012 nền văn minh nhân loại của thời kỳ này sẽ kết thúc. Sau đó, nhân loại sẽ bắt đầu một nền văn minh mới hoàn toàn không có dính líu đến nền văn minh trước đó. Trong ngày đông chí, khi nơi điểm chéo của mặt trời, đường hoàng đạo và xích đạo sẽ liên kết với nhau. Lúc đó, mặt trời vưà hạ xuống nơi kẽ hở của hệ ngân hà, tạo thành một cảnh tượng như mở “cửa trời” cho điạ cầu.(lời tiên đoán “Thơ Hoa Mai” ở triều đại Tống: Thiên Môn Vạn Cổ Khai)

Năm 755 B.C., một thầy tăng của Maya dự đoán: sau 1991, nhân loại sẽ có hai sự việc quan trọng xảy ra:

Tỉnh giác của nhân loại về ý thức vũ trụ

Địa cầu tịnh hóa và tái sanh

Lịch pháp ẩn bí của Maya đã bày tỏ quy luật vận động của hệ ngân hà. Nó giống như bốn muà trong năm vậy, không thể thay đổi.

Lọc sạch là diệt trừ sự vật bại hoại, mà giữ lại những sự vật tốt lành. Hiện giờ, hoàn cảnh thiên nhiên đã ô nhiễm, hư hại và đã đến mức độ nguy hiểm. Đạo đức nhân loại trượt xuống nhanh chóng, méo mó linh hồn, tinh thần ô nhiễm đến kinh sợ. Mọi người đều thúc đẩy sự thoái hoá này. Mọi người đã tê liệt đối với những hiện tượng bất lương này.

Làm sao có thể tinh chế cái xã hôị này? Tin cậy Pháp Luật, nương tựa vào khoa học hay là tin cậy vào tôn giáo chăng?Pháp Luật có thể ngăn giữ hành vi con người, nhưng nó không kiềm chế được nôị tâm con người. Con người chế tạo Luật pháp, kẻ phạm pháp có thể dùng điạ vị, quan hệ và tiền tài tránh thoát sự trừng phạt. Pháp luật chỉ có thể trị bề ngoài không trị từ gốc.

Chính khoa học khuyến khích con người hưởng thụ vật chất, mà thoát rời căn bản đạo đức. Thực tế là con người tự phá hủy thiên nhiên chỉ vì hưởng thụ vật chất. Khi con người nhận thức sự quan trọng của thiên nhiên, lại dùng khoa học cứu chữa, nhưng càng gây nhiều khó khăn, như là đập bể tường phía đông để bù đắp tường phía tây.

Ba ngàn năm nhân loại đều có tôn giáo tín ngưỡng, nhưng cũng không thể ngăn ngừa đạo đức nhân loại trượt xuống. Làm sao có thể trông mong tôn giáo nâng cao đạo đức nhân loại? Hiện nay, trong tôn giáo ngay cả người tu luyện cũng là chính khách.

------

Admin: Xóa phần tuyên truyền phổ biến PLC theo quy định của diễn đàn.

------

Ngày đăng:7-06-2005

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày tận thế: Từ Apophis đến lịch Maya:

Lịch Maya có dự báo ngày tận thế?

07/01/2010 12:02

Posted Image

Lịch Tzolkin bằng đất nung của người Maya. Ảnh: L’école de Vie

Lịch của người Maya kết thúc vào ngày 21-12-2012. Những người theo phong trào New Age bảo đó sẽ là ngày tận thế. Nhưng rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã bác bỏ “sấm” này.

Năm 1519, người Tây Ban Nha bắt đầu chinh phục Mexico. Thay vì một đất nước sơ khai và man rợ, họ bắt gặp trong sự ngỡ ngàng một nền văn minh phát triển rất cao – nền văn minh Maya - ra đời ở Trung Mỹ trước Chúa Giêsu mấy ngàn năm. Ngoài chữ viết, trình độ toán học và thiên văn của người Maya - đặc biệt là kiến thức về thời gian, mùa và chu kỳ - đều vượt xa các dân tộc châu Âu cùng thời.

Lịch Maya

Người Maya sử dụng chủ yếu hai bộ lịch. Thứ nhất là lịch “Haab” giống như dương lịch thời nay. Thứ hai là lịch “Tzolkin” giống như âm lịch, còn gọi là “lịch thiêng”. Mặc dù lúc đó chưa có kính thiên văn, chỉ quan sát các vì sao bằng mắt trần, người Maya vẫn tính được một năm có 365,2420 ngày. Mức độ chính xác không thua những tính toán bây giờ là 365,2422 ngày.Lịch “Haab” tính một năm có 360 ngày và một tháng có 20 ngày “tốt”, chia ra thành 18 tháng. Năm ngày dôi ra được cho là ngày “xấu”. Lịch “Tzolkin” tính một năm chỉ có 260 ngày được chia thành 20 chu kỳ (thay vì tháng), mỗi chu kỳ có 13 ngày. Các giáo sĩ dùng lịch này để dự báo tương lai và xua đuổi vận xui.

Theo người Maya, một năm 360 ngày gọi là Tun, còn 144.000 ngày (hơn 394 năm) gọi là Baktun. Lịch “Tzolkin” tính theo Baktun có tất cả 13 Baktun. Và ngày cuối cùng của Baktun thứ 13 rơi vào ngày 21-12-2012. Người Maya chỉ tính đến đó rồi thôi. Chính điểm này khiến cho nhiều người, nhất là New Age – một phong trào triết lý và giáo phái duy linh tin tưởng có kiếp sau - diễn giải rằng ngày 21-12-2012 sẽ là một ngày có nhiều đại họa gần giống như tận thế.

Sấm truyền của phái New Age

Phái New Age lập luận rằng do ngày cuối cùng của mỗi Baktun thường ứng với thiên tai, dịch họa, ngày 21-12-2012 báo hiệu một ngày có rất nhiều thảm họa rùng rợn, thậm chí tận thế, chấm dứt chu kỳ 5.126 năm. Đó là núi lửa đồng loạt phun trào dữ dội, siêu động đất trên diện rộng, sóng thần cao như nhà chọc trời tàn phá các bờ biển, từ trường quay ngược 180 độ (Bắc trở thành Nam và ngược lại) làm đảo lộn khí hậu khiến trái đất trở lại thời kỳ băng hà, hậu quả của hiện tượng mặt trời, trái đất và “lỗ đen” nằm ở tâm dải ngân hà đứng thẳng hàng.

Chưa hết, có một nhà văn Nga tên Zecharia Sitchin còn “bói” rằng có một hành tinh khổng lồ “ma” lớn gấp 4 lần trái đất có tên Niburu lẩn trốn ở đâu đó trong thái dương hệ cho nên các nhà thiên văn chưa thấy bao giờ. Cứ 3.600 năm (một chu kỳ theo tình toán của người Maya) hành tinh này bay gần trái đất gây ra thiên tai khủng khiếp, thậm chí có thể đụng trái đất!

Những người khác lại dự báo rằng vào ngày 21-12-2012 xảy ra đại dịch khắp thế giới, chiến tranh hạt nhân bùng nổ, kinh tế toàn cầu sụp đổ hoàn toàn, người ngoài hành tinh tấn công địa cầu v.v...

Chẳng có gì đặc biệt

Don Allejandro, một thầy pháp Maya ở Guatemala, than phiền nhiều người nhân danh khoa học đưa ra những lời tiên tri bậy bạ, phi lý về ý nghĩa ngày 21-12-2012 trong lịch Maya. Ông nhấn mạnh: “Chẳng có gì đặc biệt trong ngày ấy cả”.

E.C.Krupp là một nhà thiên văn lỗi lạc, giám đốc đài thiên văn Griffith ở Los Angeles. Là một chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về thiên văn cổ đại, trong đó có Maya, ông nhấn mạnh: “Ý tưởng tận thế xảy ra vào ngày 21-12-2012 là do diễn giải sai lịch Maya”. Thật vậy, theo bà Susan Milbrath, chuyên gia về thiên văn cổ Maya, không có văn tự Maya nào nói có tận thế.

Donald Yeomans, giám đốc chương trình NEO (vật bay gần trái đất) của NASA, bình luận về “sấm” hành tinh Niburu, nhận định: “Nỗi lo một hành tinh mới va chạm với trái đất là ngớ ngẩn”. Lập luận cho rằng Niburu có thể giấu mình đằng sau mặt trời, theo ông là bịa đặt vì nếu có thì nó chỉ có thể ẩn đằng sau mặt trời vài ngày. Hơn nữa một hành tinh bay quanh mặt trời không thể tàng hình mãi mãi không thể quan sát từ trái đất. Nhật báo Pasadena Star News dẫn nguồn NASA cho biết các máy điện toán siêu mạnh của NASA đã tính rồi, trong vòng 100 năm tới, không có NEO nào xáp lại gần trái đất một cách nguy hiểm cả.

Về lịch của người Maya, Yeomans cho rằng xưa nay nó đã bị sử dụng và diễn giải sai nhiều. Ông cho rằng ý nghĩa ngày 21-12-2012 cũng giống như ăn mừng đêm giao thừa chứ không liên quan gì đến tai ương hay thảm họa rùng rợn. Ông nhắc lại rằng ngày 31-12-1999, cả thế giới cũng rộ lên tin đồn tận thế khi chuyển qua thiên niên kỷ mới. Giờ thì ai cũng biết đó là “tiên tri xạo”.

Lật mặt khoa học giả hiệu

Để phản biện hữu hiệu những lời sấm lan tràn trên mạng, NASA còn mở một trang web về “Sấm truyền 2012”. Trong đó, nhiều nhà khoa học chân chính trưng ra những bằng chứng khoa học để phản bác những lập luận khoa học giả hiệu.

Về giả thuyết trái đất, mặt trời và “lỗ đen” ở trung tâm dải ngân hà đứng thẳng hàng, giáo sư địa chất Don Palmer, giảng dạy 35 năm ở Trường Đại học Kent, bình luận: “Hiện tượng đó chẳng có ý nghĩa gì cả” vì tâm dải ngân hà ở cách xa trái đất đến 2.500 triệu tỉ km. Nếu ví trái đất giống như quả bóng đá, thì trái đất ở cách xa 24 m còn tâm dải ngân hà ở cách xa... 40 triệu km. Quá xa để tạo ảnh hưởng”.

Nghiêm túc hơn, ngày 25-11-2009 vừa qua, Khoa Triết học Trường Đại học Francois-Xavier-Garneau phối hợp với cơ quan phổ cập khoa học Cosmagora ở Canada đã tổ chức một hội nghị khoa học tại hội trường Planetarium Montreal về ý nghĩa ngày 21-12-2012 theo lịch Maya. Tại đây các nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã bác bỏ từng điểm những lời “tiên tri” của các nhà khoa học dỏm nói trên.

Theo Văn Anh / Người Lao Động

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites