kyte

Kinh Dịch

3 bài viết trong chủ đề này

Tại sao có Tuần – Triệt

Hai sao Tuần và Triệt khi nghiên cứu tử vi thì ai cũng đều biết ý nghĩa cũng như hành của nó. Triệt là cắt đứt , làm thay đổi từ tốt ra xấu và ngược lại. Tuần thì trì hãm dây dưa, ý nghĩa này cũng không sai, nhất là khi luận đoán tử vi các sách đều có nói tới. Nhưng để hiểu Tuần –Triệt vì sao mà có hay nói về nguồn gốc của Tuần –Triệt thì hầu như còn nhiều bí ẩn. Nhiều người nghiên cứu còn tranh cãi về hai sao này. Trong các sách của Tàu hiện nay , nhất là tác giả Thiệu Vỹ Hoa có nhắc tới, có nói nguồn gốc nhưng cũng không rõ và tường tận cho lắm , chưa làm thoả mãn người tìm tòi , học hỏi.

Tôi xin mạo muội nói ra đây về ý nghĩa của Tuần Triệt, nếu quí vị chưa hài lòng thì cứ xem đây như là một cuộc trao đổi, trò chuyện trong những lúc thư nhàn.

Trước hết xin bàn về Triệt. Tên đầy đủ của Triệt là Triêt Lộ Không Vong, Không là khoảng không còn Vong là mất, vậy thì ở đây có gì để mất?

Đó là thời gian đã bị mất khi tính toán lịch số trong năm, xin trình bày như sau;

Một tháng có 30 ngày , một mùa có 90 ngày , một năm có 4 mùa tổng cộng là 360 ngày , nhưng thực tế có nhiều tháng chỉ có 29 ngày trong 1 năm , như vậy vòng tròn 360 bị mất đi rất đáng kể nhưng không thể bù ngay trong năm đó được, vậy khi tính toán chúng ta bị mất đi một số thời gian.

Tôi lấy thí dụ Bàn Tay Đại An có 6 cung , cung Không Vong ở cung thứ 6 là vì sao? Trong 1 tháng tôi lấy thí dụ tháng thiếu có 29 ngày, thì 5 ngày gọi là 1 hậu – 5 ngày có 60 giờ tương ứng 1 lục thập hoa giáp- cứ 5 ngày tương đương với 1 cung trong bàn tay ĐẠI AN khi hết 5 cung cũng là đúng 25 ngày , cung cuối cùng là cung Không Vong sẽ bị mất 1 ngày, vì vậy nơi đó gọi là KHÔNG VONG.

Con số 25 ngày cũng vừa tương ứng với các số dương của Lạc Thư 1-3-5-7-9 hợp lại thành 25.

Ý nghĩa của Không Vong là cắt đứt cũng rất đúng vì nó cũng vừa chấm dứt 1 tháng này để qua tháng khác mà cũng là sự biến đổi như sau;

Tôi lấy thí dụ ngày đầu tháng này là ngày Gíap Tý nếu là tháng đủ thì đầu tháng sau sẽ là Gíáp Ngọ, nó chỉ đổi phương chứ không cắt đứt trục Tý Ngọ để qua trục khác thuộc âm.

Nhưng nếu là tháng thiếu , thì đầu tháng này là Gíap Tý đến ngày 25 sẽ là ngày Mậu Tý qua mồng 1 tháng sau sẽ là ngày Kỷ Tỵ, đến đây các ngày đầu tháng sẽ qua trục Tỵ -Hợi thuộc âm. Chính cái thiếu 1 ngày trong tháng mà làm thay đổi trục và từ trục dương biến sang trục âm. Nếu không có cái thiếu 1 ngày này thì trục Tý –Ngọ sẽ không bao giờ thay đổi, vạn vật sẽ không trưởng thành.

Do vậy cung Không Vong trong bàn tay Đại An có ý nghĩa công việc cần tiến hành sẽ bị thay đổi hoặc sẽ bị mất đi nếu người xem cho công việc của của mình tốt xấu ra sao.

Cũng trong cái thiếu 1 ngày này thuộc Không Vong nó còn nói lên thiên can ngũ hợp. Như ngày 25 là ngày Mậu Tý trong tháng thiếu thì mồng 1 tháng sau là ngày Kỷ Tỵ ở đây ta thấy sự phối hợp giữa Mậu và Kỷ hoặc nói cách khác đi, nếu ngày 25 là ngày Bính Dần trong tháng thiếu thì mồng 1 tháng sau là ngày Tân Mùi. Đó là nơi Bính Tân gặp nhau, Trong cái mất của Không Vong còn có cái hợp của thiên can.

Triệt cũng tính từ thiên can ngũ hợp mà ra, như năm Gíap Kỷ an Triệt ở Thân Dậu…

Như vậy Triệt chính là cái thiếu và mất đi trong một chu kỳ thời gian , nó làm thay đổi từ âm ra dương hoặc từ dương ra âm , Cho nên Triệt rất cần thiết cho sự tiến hoá, thay đổi . Đó cũng là cái cốt lõi trong ‘ sinh sinh chi vị Dịch’…

Tôi hy vọng rằng qua bài này các bạn sẽ thấy thêm nhiều điều về sự biến đổi của Dịch và nhất là biết được phần nào ảnh hưởng của Triệt.

Bài sau sẽ nói về Tuần trung không vong….

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao có Tuần – Triệt

Hai sao Tuần và Triệt khi nghiên cứu tử vi thì ai cũng đều biết ý nghĩa cũng như hành của nó. Triệt là cắt đứt , làm thay đổi từ tốt ra xấu và ngược lại. Tuần thì trì hãm dây dưa, ý nghĩa này cũng không sai, nhất là khi luận đoán tử vi các sách đều có nói tới. Nhưng để hiểu Tuần –Triệt vì sao mà có hay nói về nguồn gốc của Tuần –Triệt thì hầu như còn nhiều bí ẩn. Nhiều người nghiên cứu còn tranh cãi về hai sao này. Trong các sách của Tàu hiện nay , nhất là tác giả Thiệu Vỹ Hoa có nhắc tới, có nói nguồn gốc nhưng cũng không rõ và tường tận cho lắm , chưa làm thoả mãn người tìm tòi , học hỏi.

Tôi xin mạo muội nói ra đây về ý nghĩa của Tuần Triệt, nếu quí vị chưa hài lòng thì cứ xem đây như là một cuộc trao đổi, trò chuyện trong những lúc thư nhàn.

Trước hết xin bàn về Triệt. Tên đầy đủ của Triệt là Triêt Lộ Không Vong, Không là khoảng không còn Vong là mất, vậy thì ở đây có gì để mất?

Đó là thời gian đã bị mất khi tính toán lịch số trong năm, xin trình bày như sau;

Một tháng có 30 ngày , một mùa có 90 ngày , một năm có 4 mùa tổng cộng là 360 ngày , nhưng thực tế có nhiều tháng chỉ có 29 ngày trong 1 năm , như vậy vòng tròn 360 bị mất đi rất đáng kể nhưng không thể bù ngay trong năm đó được, vậy khi tính toán chúng ta bị mất đi một số thời gian.

Tôi lấy thí dụ Bàn Tay Đại An có 6 cung , cung Không Vong ở cung thứ 6 là vì sao? Trong 1 tháng tôi lấy thí dụ tháng thiếu có 29 ngày, thì 5 ngày gọi là 1 hậu – 5 ngày có 60 giờ tương ứng 1 lục thập hoa giáp- cứ 5 ngày tương đương với 1 cung trong bàn tay ĐẠI AN khi hết 5 cung cũng là đúng 25 ngày , cung cuối cùng là cung Không Vong sẽ bị mất 1 ngày, vì vậy nơi đó gọi là KHÔNG VONG.

Con số 25 ngày cũng vừa tương ứng với các số dương của Lạc Thư 1-3-5-7-9 hợp lại thành 25.

Ý nghĩa của Không Vong là cắt đứt cũng rất đúng vì nó cũng vừa chấm dứt 1 tháng này để qua tháng khác mà cũng là sự biến đổi như sau;

Tôi lấy thí dụ ngày đầu tháng này là ngày Gíap Tý nếu là tháng đủ thì đầu tháng sau sẽ là Gíáp Ngọ, nó chỉ đổi phương chứ không cắt đứt trục Tý Ngọ để qua trục khác thuộc âm.

Nhưng nếu là tháng thiếu , thì đầu tháng này là Gíap Tý đến ngày 25 sẽ là ngày Mậu Tý qua mồng 1 tháng sau sẽ là ngày Kỷ Tỵ, đến đây các ngày đầu tháng sẽ qua trục Tỵ -Hợi thuộc âm. Chính cái thiếu 1 ngày trong tháng mà làm thay đổi trục và từ trục dương biến sang trục âm. Nếu không có cái thiếu 1 ngày này thì trục Tý –Ngọ sẽ không bao giờ thay đổi, vạn vật sẽ không trưởng thành.

Do vậy cung Không Vong trong bàn tay Đại An có ý nghĩa công việc cần tiến hành sẽ bị thay đổi hoặc sẽ bị mất đi nếu người xem cho công việc của của mình tốt xấu ra sao.

Cũng trong cái thiếu 1 ngày này thuộc Không Vong nó còn nói lên thiên can ngũ hợp. Như ngày 25 là ngày Mậu Tý trong tháng thiếu thì mồng 1 tháng sau là ngày Kỷ Tỵ ở đây ta thấy sự phối hợp giữa Mậu và Kỷ hoặc nói cách khác đi, nếu ngày 25 là ngày Bính Dần trong tháng thiếu thì mồng 1 tháng sau là ngày Tân Mùi. Đó là nơi Bính Tân gặp nhau, Trong cái mất của Không Vong còn có cái hợp của thiên can.

Triệt cũng tính từ thiên can ngũ hợp mà ra, như năm Gíap Kỷ an Triệt ở Thân Dậu…

Như vậy Triệt chính là cái thiếu và mất đi trong một chu kỳ thời gian , nó làm thay đổi từ âm ra dương hoặc từ dương ra âm , Cho nên Triệt rất cần thiết cho sự tiến hoá, thay đổi . Đó cũng là cái cốt lõi trong ‘ sinh sinh chi vị Dịch’…

Tôi hy vọng rằng qua bài này các bạn sẽ thấy thêm nhiều điều về sự biến đổi của Dịch và nhất là biết được phần nào ảnh hưởng của Triệt.

Bài sau sẽ nói về Tuần trung không vong….

Hễ mà hiểu Triệt như thế này thì Hỏn hẳn !!. Nên xem lại xem. Chứ hậu nhân học ịch và Tử vi, lại cứ theo thuyết như thế naythif còn gì là Dịch với Tử vi nữa. Ít ra thì cái Logic và tính khách quan cũng nên tôn trọng chứ.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites