compack

Sự Thật Về Chiếc Bát Ngọt Kỳ Lạ

8 bài viết trong chủ đề này

Sự thật về chiếc bát ngọt kỳ lạ

Posted Image
Ông Trần Trọng Cử và chiếc bát "kỳ lạ" của mình. Ảnh: Khoa học & Đời sống.

Gần đây, dư luận xôn xao về một chiếc bát kỳ lạ vì bỏ bất cứ thứ nào vào đó khi ăn, uống đều có vị ngọt. Tuy nhiên, sau khi được đưa đi phân tích hóa học, các chuyên gia khẳng định, thành phần gây ngọt có trong bát rất độc, gây hại cho sức khỏe.

Chủ nhân chiếc bát trên là ông Trần Trọng Cử, ở khối 4, thị trấn Phố Châu - Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Bề ngoài chiếc bát được trang trí màu lươn, nhiều hoa văn đẹp, phía trong màu vàng nhạt, đường kính miệng bát rộng 11 cm, chiều cao 5,2 cm, đường kính trôn bát rộng 4,9 cm. Từ lâu, ông Cử đã cất giấu chiếc bát này trong nhà, người ngoài không ai hay biết.

Ông Trần Trọng Cử nguyên là Trưởng ban Vật tư xe máy, thuộc nông trường 702, Binh đoàn 15 khu vực Tây Nguyên. Ông Cử kể: Vào năm 1986, có một đoàn cán bộ ra thăm và làm việc tại nông trường. Do người đông, thiếu bát đũa dùng trong bữa tiệc, chủ nhà khách ra chợ mua thêm 20 chiếc bát về để ăn cơm.

Trong lúc ăn cơm, có một vị khách lớn tuổi trách nhà khách rửa bát đũa không sạch, vì chiếc bát ăn cơm của mình có vị ngọt. Thấy vậy, ông Cử liền đem chiếc bát đó ra rửa lại thật sạch, sau đó đưa vào cho người khách kia ăn tiếp. Tuy nhiên, khi vừa ăn được vài miếng, vị khách này lại yêu cầu đổi bát. Biết có chuyện bất bình thường ở chiếc bát, ông Cử liền thay bát cho khách và lặng lẽ đưa chiếc bát ấy giấu vào ba lô của mình.

Năm 1990, ông Cử nghỉ hưu về quê sinh sống, đem câu chuyện về chiếc bát “thần kỳ” kể lại cho vợ con nghe. Thấy lạ, vợ con ông đem chiếc bát ra thử nghiệm thì đều có chung kết quả: Bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn đều thấy ngọt.

Ông Cử cho biết, mấy đứa nhỏ con ông rất thích trộn cơm nhạt vào bát để ăn. Tuy nhiên vì không rõ liệu nó có gây ra độc hại gì không nên từ lâu ông Cử không cho các con sử dụng.

Để vén bức màn bí mật này, chiếc bát đã được chuyển tới Phòng Khoa học & Kỹ thuật phân tích của Viện Hóa học để định danh chính xác chất gì đã tạo ngọt.

Posted Image
Chiếc bát được tiến sĩ Vũ Đức Lợi trực tiếp làm xét nghiệm Ảnh: Khoa học & Đời sống.

Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, (Viện Hóa học) cho biết, cán bộ của Viện đã ngâm dung dịch axit axetic hàm lượng 5% trong vòng 24 giờ, sau đó lấy dung dịch đó đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả: hàm lượng chì có trong bát là 3,02mg/l. Điều đó cho thấy, bát có sử dụng men chì với độ dư rất cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến bát có vị ngọt khác thường.

“Khi cho dung dịch axit vào bát, men có màu nâu dần chuyển sang màu trắng, còn dung dịch chuyển dần sang màu nâu vàng. Điều đó chứng tỏ chì đã bị thôi ra và hòa vào dung dịch”, tiến sĩ Lợi nói.

Theo tiến sĩ Lợi, hàm lượng chì này vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế quy định trong đồ dùng sinh hoạt. Trước đây, từng có loại gạch men có chứa lượng chì khá cao, tuy nhiên nay không được sản xuất, sử dụng nữa. Còn trong đồ dùng sinh hoạt, chì bị cấm sử dụng để sản xuất từ lâu.

Theo các chuyên gia, lượng chì dư thừa cao như trên rất nguy hại cho sức khoẻ người dùng. “Chì sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây ra nhiễm độc chì, các bệnh nguy hiểm như nhiễm vào máu gây ung thư gan, thận, phổi, não và ảnh hưởng hệ tim mạch...”, phó giáo sư Lê Văn Cát, Viện Hóa học cảnh báo.

Theo các chuyên gia, tuyệt đối không nên dùng chiếc bát nhiễm chì trong sinh hoạt đời sống. Khi mua bát đĩa sứ nên thử để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc có thể đang tồn trong bát.
Các cách thử như sau: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu bát hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.
Ngoài ra, không nên chọn bát có nhiều màu, hoa văn, nhất là trong lòng bát. Men bát không nên quá bóng hoặc quá sần sùi, không nổi gờ. Trong khi sử dụng thấy bát có biểu hiện sần sùi, bong tróc lớp men bóng hoặc rạn thì nên thay bằng bát mới.

(Theo Khoa học & Đời sống)

nguồn:http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/11/3BA15C84/


Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luận trên của ông Tiến sĩ có vài điểm khiến tôi thắc mắc:

Theo tôi hiểu thì khi sản xuất người ta làm hàng loạt hàng chục, hoặc hàng trăm cái bát. Bởi vậy khi trộn men thì cũng có số lượng lớn để dùng cho nhiều cái bát. Không lẽ chỉ có một cái bát ngọt?

Hơn nữa, tôi chưa tin rằng do hàm lượng chì cao trong men bát tạo ra độ ngọt của thực phẩm chứa trong bát.

Ngay bây giờ, nếu chúng ta làm một cái bát bằng chì - hàm lượng chì tính bằng 100gram chứ không phải bằng miligam, chúng ta cũng chẳng thấy ngọt đâu cả. Hơn nữa, khi trộn chí làm men thì chì đã kết hợp với các nguyên tố khác thành một chất tổng hợp. Vậy vấn đề chất tổng hợp đó là chất gì?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luận trên của ông Tiến sĩ có vài điểm khiến tôi thắc mắc:

Theo tôi hiểu thì khi sản xuất người ta làm hàng loạt hàng chục, hoặc hàng trăm cái bát. Bởi vậy khi trộn men thì cũng có số lượng lớn để dùng cho nhiều cái bát. Không lẽ chỉ có một cái bát ngọt?

Hơn nữa, tôi chưa tin rằng do hàm lượng chì cao trong men bát tạo ra độ ngọt của thực phẩm chứa trong bát.

Ngay bây giờ, nếu chúng ta làm một cái bát bằng chì - hàm lượng chì tính bằng 100gram chứ không phải bằng miligam, chúng ta cũng chẳng thấy ngọt đâu cả. Hơn nữa, khi trộn chí làm men thì chì đã kết hợp với các nguyên tố khác thành một chất tổng hợp. Vậy vấn đề chất tổng hợp đó là chất gì?

Thưa chú,

Chì kim loại thì đúng là không ngọt, nhưng các muối của chì (Chì axêtat, chì Nitrat,...) hoặc hợp chất của chì thì rất ngọt đấy ạ!

Riêng cháu đồng ý với chú là lẽ ra phải có nhiều chiếc bát như vậy chứ! Tuy nhiên, cháu tạm giả thiết như thế này: Trong sản xuất, thông thường sẽ tồn tại sản phẩm bị lỗi - do đó có thể trong cả lô bát cùng làm một đợt, cùng được nung thì chiếc bát này nằm vị trí nhiệt độ thấp nhất trong lò, chất men chứa chì chưa được nung đến mức cần thiết - và do đó chiếc bát này là một sản phẩm bị lỗi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú,

Chì kim loại thì đúng là không ngọt, nhưng các muối của chì (Chì axêtat, chì Nitrat,...) hoặc hợp chất của chì thì rất ngọt đấy ạ!

Riêng cháu đồng ý với chú là lẽ ra phải có nhiều chiếc bát như vậy chứ! Tuy nhiên, cháu tạm giả thiết như thế này: Trong sản xuất, thông thường sẽ tồn tại sản phẩm bị lỗi - do đó có thể trong cả lô bát cùng làm một đợt, cùng được nung thì chiếc bát này nằm vị trí nhiệt độ thấp nhất trong lò, chất men chứa chì chưa được nung đến mức cần thiết - và do đó chiếc bát này là một sản phẩm bị lỗi.

Xác xuất thấp quá. Rất tiếc tôi không biết men đồ sành sứ làm bằng gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác xuất thấp quá. Rất tiếc tôi không biết men đồ sành sứ làm bằng gì?

Xác suất đúng là thấp, nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Cháu đã từng... trúng số giải đặc biệt (dù chỉ mua 1 tờ làm phước), từng... thất vọng vì mua phải các sản phẩm bị lỗi, mà một ví dụ điển hình là: mua một cái ổ cứng mini để chứa dữ liệu quan trọng (ở cửa hàng lớn, uy tín, có bảo hành chính hãng) - nhưng có ngờ đâu chính nó làm tiêu hết dữ liệu của cháu sau chỉ 2 tuần (nó hỏng chú ạ - hãng đổi miễn phí cho các mới, nhưng dữ liệu thì tiêu rồi...)

Về mặt men đồ sành sứ đang sản xuất hiện nay thì cháu biết, nhưng còn trong thời kỳ trước, cháu không rành lắm. Có lẽ link này nêu được phần nào...

http://www.vctv.vn/20091118094919322p0c173...uc-doc!.htm

Cháu chào chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác xuất thấp quá. Rất tiếc tôi không biết men đồ sành sứ làm bằng gì?

Và xác suất phải thấp mới trở thành... chuyện lạ, phải không chú?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo các chuyên gia, men chì bị thôi ra, người ăn vào rất nguy hiểm cho sức khoẻ. PGS.TS Vũ Minh Đức, Khoa Vật liệu Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội nói, hàm lượng chì xác định là 3,02mg/l, chứng tỏ chiếc bát được làm bằng men chì với nồng độ trước đó rất cao. Vì khi đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao, chất chì bị bay hơi đi một phần. Sau đó, chất chì lại kết hợp với các chất khác có trong đất tạo nên một tổ hợp, tổ hợp này sẽ khó bị thôi ra.

Tôi vẫn hoài nghi cách giải thích trên.

Cho dung dịch axit vào mới có chỉ thôi ra và làm ngọt cảm giác. Nhưng thức ăn có vị ngọt trong bảt thì không phải axit, hoặc nước cho vào bát. Cách giải thích trên có thể đúng về nông độ chì - do xác định bằng phương tiện. Nhưng vấn đề là đó có phải nguyên nhân duy nhất không? Chí thôi ra trong bát là chì nguyên chất hay là hợp chất chì như Mieumap nói:

Chì kim loại thì đúng là không ngọt, nhưng các muối của chì (Chì axêtat, chì Nitrat,...) hoặc hợp chất của chì thì rất ngọt đấy ạ!

Nếu tôi làm thì nghiệm này và được sự đồng ý của chủ nhân. Tôi cần ngâm bát trong dung dịch axit đủ nồng độ và thời gian để chì thôi ra hết. Nếu bát vẫn còn vị ngọt thì chứng tỏ nó có nguyên nhân khác. Còn hết vị ngọt thì chứng tỏ kết luận trên đúng.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý rằng các muối chì có vị ngọt, nhưng khi trộn cơm, thức ăn vào cái bát thì tại sao lại tạo ra được muối chì? Có vẻ như chì không phải là nguyên nhân duy nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay