Laido

La Kinh TiẾng ViỆt VÀ CÁch SỬ DỤng

19 bài viết trong chủ đề này

GIỚI THIỆU VỀ LA KINH TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm thực hành phong thuỷ nhiều năm, tôi đã nghiên cứu và sản xuất ra chiếc La bàn phong thuỷ (La kinh tiếng Việt) để tiện lợi cho người Việt nghiên cứu và sử dụng, nhất là những người không biết tiếng Tàu.

Qua đây, tôi xin có đôi lời sơ lược giới thiệu đến quý khách hàng về La kinh tiếng việt và cách sử dụng. Hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc mà các quý vị đang quan tâm.

1. Sơ lược về La kinh tiếng việt.

La kinh tiếng việt có kích thước là 15 x 15 cm. Mặt La kinh được làm bằng hợp kim chống rỉ và chống được ăn mòn khi bị tác động bởi ngoại cảnh, đặc biệt là không bị phai mờ khi sử dụng. Công nghệ in chuẩn, sắc nét. Kim thiên trì là kim chỉ nam (mũi tên chỉ về phương nam - 180 độ). Kim La kinh tiếng Việt có độ nhạy rất cao, nên khi đo cần chú ý tránh xa nơi có những đồ vật bằng kim loại, điện từ, tốt nhất là đặt trên chiếc ghế gỗ. Thân và bàn xoay được đúc bằng nhựa tổng hợp và quay dễ dàng.

2. Cách đo hướng Nhà, hướng cửa và vị cửa.

Khi đo hướng cho một ngôi nhà, ta cần quan tâm đến hướng nhà, hướng cửa và vị cửa. Có ngôi nhà hướng Nhà trùng với hướng cửa, có ngôi nhà hướng cửa và hướng nhà khác nhau. Để đo hướng ngôi nhà, ta cần phải xác định được đâu là hướng nhà và đâu là tâm nhà. Việc xác định hướng và tâm nhà là điều không dễ, nếu xác định không đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng nhà sai, mà trong phong thuỷ sai một lý đi ngàn dặm, người nghiên cứu nên chú ý điểm này. Trở lại vấn đề đo hướng nhà, ta phải đặt La kinh tại điểm tâm nhà, căn sao cho đường chỉ đỏ dọc của La kinh hướng thẳng ra trước nhà. Đường chỉ đỏ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà (đây là cách xác định hướng cho nhà hình chữ nhật, hoặc hình đơn giản, hình phức tạp thì cần phải có cách xác định riêng). Tiếp đó, xoay mặt la kinh sao cho kim thiên trì chỉ đúng vào 180 độ (độ số trong ao trì). Đến đây ta đã có thể biết được nhà cần đo có hướng bao nhiêu độ rồi. Cách xác định hướng cửa của ngôi nhà cũng tương tự như vậy, nhưng khi đặt La kinh ta phải căn cứ vào hướng của Ngạch cửa, cạnh khuôn cửa để đặt đường chỉ đỏ hướng theo. Khi xác định được tâm nhà và hướng nhà rồi, ta tiếp tục phân cung cho ngôi nhà theo hai tư sơn hướng và đối chiếu xem cửa mở thuộc sơn nào trong hai tư sơn, đây chính là vị của cửa mà ta cần tìm.

3. Đôi điều về phong thuỷ và la kinh

Phong thuỷ là một “thuyết” được hình thành từ kinh nghiệm thực tế đúc rút lâu đời của cổ nhân qua các hiện tượng thiên nhiên, môi trường và hoàn cảnh sống. Đã từ lâu, con người nhận thấy rằng trong tự nhiên vốn đã tồn tại những quy luật nhất định nào đó, đôi khi mang tính thần bí khó hiểu, khó có thể giải thích căn kẽ bằng lời hay bằng một công cụ khoa học hiện tại nào đó. Vì những lý do trên mà phong thuỷ được xét vào là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Nó là khoa học thực nghiệm bởi nó rất chính xác, có quy luật rất rõ ràng và được kiểm chứng qua thời gian. Các quy luật của tự nhiên vốn rất mạnh mẽ, rất ảo diệu. Với sức vóc nhỏ nhoi của con người chắc chắn không thể chế phục nó, kể cả cho đến ngày nay, khi mà nền khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc thì việc chế ngự cũng có thể nói là khó khả thi. Nên con người đã biết dựa vào các quy luật này để tìm lành, tránh dữ hay nói theo cổ nhân là xu cát tị hung.

Cổ thư về phong thuỷ truyền lại đến ngày nay có thể nói là rất nhiều, phần đa là có giá trị khoa học rất lớn và tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó cũng có nhiều man thư song song tồn tại. Man thư này có thể nói là do các giang hồ thuật sỹ bịa ra làm mê hoặc lòng người, làm cho phong thuỷ nhuốm màu sắc dị đoan, hoặc là họ đã sáng tạo trên sự hiểu biết riêng của mình rồi cho rằng cổ nhân sai. Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng cổ nhân tất cả đều đúng. Có những sáng tạo - phát kiến mới hiện nay cũng đang được quan tâm và cũng có phần khoa học, nhưng để được công nhận thì còn phải mất thời gian trải ngiệm, .. Vấn đề chính ở đây là người học cần phải nghiên cứu kỹ lý thuyết và kết hợp với thực tế để kiểm chứng. Thực tế ở đây không phải là đem gia tộc, họ hàng, gia chủ ra mà làm chuột bạch. Phong thuỷ dương trạch nếu làm sai còn có cơ mà sửa chữa lại hoặc giả bỏ đi nơi khác mà sống. Âm phần thì sao? Mấy ai đã có can đảm và đủ kiến thức để biết rõ sai mà đào lên đặt lại.

Người học địa lý, không thể không biết đến la kinh và cách sử dụng. La kinh là một sáng tạo tuyệt vời của cổ nhân, nó chứa đựng những kiến thức rất tinh tuý được chắt lọc từ những kiến thức phong thuỷ thâm sâu. Đúng với câu “Ngôn ngôn vạn chữ, tóm lại chỉ ở một câu”. La kinh thật là lợi hại. Hiện nay, la kinh cũng có nhiều loại khác nhau, như Tưởng bàn, Huy bàn, … Mỗi loại tuy có khác nhau theo kiến thức từng nhà, nhưng tựu chung vẫn trên cơ sở lý thuyết chung về phong thuỷ đã được chấp nhận và ứng dụng qua thực tiễn.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác laido up hình lên cho bài giới thiệu thêm "hấp dzữn" chớ. :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác laido up hình lên cho bài giới thiệu thêm "hấp dzữn" chớ. :unsure:

Cảm ơn Meyland nhiều, Laido sẽ đưa hình lên và viết cho mọi người có thể hình dung và sử dụng được.

Thân mến

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIỚI THIỆU VỀ LA KINH TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Việc xác định hướng và tâm nhà là điều không dễ, nếu xác định không đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng nhà sai, mà trong phong thuỷ sai một lý đi ngàn dặm, người nghiên cứu nên chú ý điểm này.

Sai một ly đi một dặm. Như vậy la kinh, la bàn phải có độ chính xác đến mức nào mới đạt yêu cầu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai một ly đi một dặm. Như vậy la kinh, la bàn phải có độ chính xác đến mức nào mới đạt yêu cầu?

Chào bạn,

Vấn đề đo đạc là do kỹ thuật của từng người. Cùng 1 nhà có khi mỗi người đo 1 số khác nhau.

Còn về La bàn hoặc la kinh để có độ chính xác cao, khi mua ta cần thử xem Kim từ có nhạy không, khi ta xoay xoay là sẽ biết. Tiếp là căn xem trục Tí ngọ mão dậu có trùng với dây chỉ đỏ nếu là La kinh, la bàn thì dễ hơn.

Thân mến,

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn,

Vấn đề đo đạc là do kỹ thuật của từng người. Cùng 1 nhà có khi mỗi người đo 1 số khác nhau.

Còn về La bàn hoặc la kinh để có độ chính xác cao, khi mua ta cần thử xem Kim từ có nhạy không, khi ta xoay xoay là sẽ biết. Tiếp là căn xem trục Tí ngọ mão dậu có trùng với dây chỉ đỏ nếu là La kinh, la bàn thì dễ hơn.

Thân mến,

Laido

Xin cảm ơn. Nhưng Miêu đo hướng nhà bằng la bàn. La bàn kim khá nhạy, tuy nhiên vạch chia nhỏ nhất có giá trị đến 50, liệu sai số do đọc có ảnh hưởng nhiều hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn. Nhưng Miêu đo hướng nhà bằng la bàn. La bàn kim khá nhạy, tuy nhiên vạch chia nhỏ nhất có giá trị đến 50, liệu sai số do đọc có ảnh hưởng nhiều hay không?

Chào Miêu mập,

Nếu vạch nhỏ chia khoảng 5 độ 1 thì có lẽ đo sẽ không được chính xác lắm. Nếu Bát trạch thì không nói làm gì. Nhưng Huyền không phi tinh, hoặc tính phân kim mà lệch đi 1, 2 độ là đã khác hẳn rồi. Lakinh thường được chia từng độ 1 nên độ chính xác là khá cao. Bạn nên có 1 cái La kinh để đo độ thì tốt hơn.

Thân mến,

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Miêu mập,

Nếu vạch nhỏ chia khoảng 5 độ 1 thì có lẽ đo sẽ không được chính xác lắm. Nếu Bát trạch thì không nói làm gì. Nhưng Huyền không phi tinh, hoặc tính phân kim mà lệch đi 1, 2 độ là đã khác hẳn rồi. Lakinh thường được chia từng độ 1 nên độ chính xác là khá cao. Bạn nên có 1 cái La kinh để đo độ thì tốt hơn.

Thân mến,

Laido

Xin cảm ơn trân trọng,

Miêu mập

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào bác Laido

Em muốn thỉnh một cái Lakinh này thì liên hệ ở đâu được ạ? Em ở SG. Cám ơn bác nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào bác Laido

Em muốn thỉnh một cái Lakinh này thì liên hệ ở đâu được ạ? Em ở SG. Cám ơn bác nhiều

Xin chào BaoTran,

Bạn liên hệ với VoThuong, sẽ có ngay. Hì hì.. chúc vui vẻ và thành công.

Thân mến,

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Laido ới ời,

Phần "còn tiếp" khi nào xuất bản thía? :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Laido ơi! Em cũng muốn thỉnh 1 cái về để tập tành, em ở HN thì liên hệ với ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Laido. Mai em sẽ liên lạc với bác Vothuong. Tuy nhiên, em chưa biết cách sử dụng. Có lẽ phải nhờ bác Vothuong chỉ giúp vài chiêu. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Laido ới ời,

Phần "còn tiếp" khi nào xuất bản thía? :unsure:

Chào bạn,

Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn. Laido sẽ viết sớm để mọi người có thể đọc tham khảo, vừa rồi Laido bận quá.

Trân trọng

Laido

Bác Laido ơi! Em cũng muốn thỉnh 1 cái về để tập tành, em ở HN thì liên hệ với ai?

Chào bạn,

Ở Hà nội bạn có thể liên hệ trực tiếp với Laido sẽ có ngay.

Trân trọng.

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn,

Ở Hà nội bạn có thể liên hệ trực tiếp với Laido sẽ có ngay.

Trân trọng.

Laido

Bác quả là rất nhiệt tình đấy! Miêu đã sắm được một La kinh rồi. Cảm ơn Laido.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Laido

Cháu đang học lớp PTCB2 và cũng đang muốn tìm mua một lakinh để học. Nhưng cháu ở Haiphòng vậy có cách nào liên hệ với chú ạ? Nếu có thể chú PM cho cháu số tài khoản, cháu sẽ chuyển thanh toán bao gồm cả chi phí vận chuyển được không ạ? Cháu cảm ơn chú nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Laido

Cháu đang học lớp PTCB2 và cũng đang muốn tìm mua một lakinh để học. Nhưng cháu ở Haiphòng vậy có cách nào liên hệ với chú ạ? Nếu có thể chú PM cho cháu số tài khoản, cháu sẽ chuyển thanh toán bao gồm cả chi phí vận chuyển được không ạ? Cháu cảm ơn chú nhiều.

Ok. Được chứ sao ko. Bạn cho Laido địa chỉ nhé, LD sẽ gửi đến cho bạn.

Thân mến,

Laido

KÍnh chào mọi người,

Tuần vừa rồi Laido bận quá, chưa viết tiếp được. Hẹn mọi người vài hôm nhé.

Thành thật xin lỗi vì đã phải chờ lâu.

Trân trọng

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi bác Láiđò

Cháu đã có Lakinh TV của bác rồi ah. Cháu chính là người gọi cho bác hôm thứ 7 tuần trước để hỏi địa chỉ nhờ người đến mua đấy ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIỚI THIỆU VỀ LA KINH TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm thực hành phong thuỷ nhiều năm, tôi đã nghiên cứu và sản xuất ra chiếc La bàn phong thuỷ (La kinh tiếng Việt) để tiện lợi cho người Việt nghiên cứu và sử dụng, nhất là những người không biết tiếng Tàu.

Qua đây, tôi xin có đôi lời sơ lược giới thiệu đến quý khách hàng về La kinh tiếng việt và cách sử dụng. Hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc mà các quý vị đang quan tâm.

1. Sơ lược về La kinh tiếng việt.

La kinh tiếng việt có kích thước là 15 x 15 cm. Mặt La kinh được làm bằng hợp kim chống rỉ và chống được ăn mòn khi bị tác động bởi ngoại cảnh, đặc biệt là không bị phai mờ khi sử dụng. Công nghệ in chuẩn, sắc nét. Kim thiên trì là kim chỉ nam (mũi tên chỉ về phương nam - 180 độ). Kim La kinh tiếng Việt có độ nhạy rất cao, nên khi đo cần chú ý tránh xa nơi có những đồ vật bằng kim loại, điện từ, tốt nhất là đặt trên chiếc ghế gỗ. Thân và bàn xoay được đúc bằng nhựa tổng hợp và quay dễ dàng.

2. Cách đo hướng Nhà, hướng cửa và vị cửa.

Khi đo hướng cho một ngôi nhà, ta cần quan tâm đến hướng nhà, hướng cửa và vị cửa. Có ngôi nhà hướng Nhà trùng với hướng cửa, có ngôi nhà hướng cửa và hướng nhà khác nhau. Để đo hướng ngôi nhà, ta cần phải xác định được đâu là hướng nhà và đâu là tâm nhà. Việc xác định hướng và tâm nhà là điều không dễ, nếu xác định không đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng nhà sai, mà trong phong thuỷ sai một lý đi ngàn dặm, người nghiên cứu nên chú ý điểm này. Trở lại vấn đề đo hướng nhà, ta phải đặt La kinh tại điểm tâm nhà, căn sao cho đường chỉ đỏ dọc của La kinh hướng thẳng ra trước nhà. Đường chỉ đỏ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà (đây là cách xác định hướng cho nhà hình chữ nhật, hoặc hình đơn giản, hình phức tạp thì cần phải có cách xác định riêng). Tiếp đó, xoay mặt la kinh sao cho kim thiên trì chỉ đúng vào 180 độ (độ số trong ao trì). Đến đây ta đã có thể biết được nhà cần đo có hướng bao nhiêu độ rồi. Cách xác định hướng cửa của ngôi nhà cũng tương tự như vậy, nhưng khi đặt La kinh ta phải căn cứ vào hướng của Ngạch cửa, cạnh khuôn cửa để đặt đường chỉ đỏ hướng theo. Khi xác định được tâm nhà và hướng nhà rồi, ta tiếp tục phân cung cho ngôi nhà theo hai tư sơn hướng và đối chiếu xem cửa mở thuộc sơn nào trong hai tư sơn, đây chính là vị của cửa mà ta cần tìm.

3. Đôi điều về phong thuỷ và la kinh

Phong thuỷ là một “thuyết” được hình thành từ kinh nghiệm thực tế đúc rút lâu đời của cổ nhân qua các hiện tượng thiên nhiên, môi trường và hoàn cảnh sống. Đã từ lâu, con người nhận thấy rằng trong tự nhiên vốn đã tồn tại những quy luật nhất định nào đó, đôi khi mang tính thần bí khó hiểu, khó có thể giải thích căn kẽ bằng lời hay bằng một công cụ khoa học hiện tại nào đó. Vì những lý do trên mà phong thuỷ được xét vào là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Nó là khoa học thực nghiệm bởi nó rất chính xác, có quy luật rất rõ ràng và được kiểm chứng qua thời gian. Các quy luật của tự nhiên vốn rất mạnh mẽ, rất ảo diệu. Với sức vóc nhỏ nhoi của con người chắc chắn không thể chế phục nó, kể cả cho đến ngày nay, khi mà nền khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc thì việc chế ngự cũng có thể nói là khó khả thi. Nên con người đã biết dựa vào các quy luật này để tìm lành, tránh dữ hay nói theo cổ nhân là xu cát tị hung.

Cổ thư về phong thuỷ truyền lại đến ngày nay có thể nói là rất nhiều, phần đa là có giá trị khoa học rất lớn và tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó cũng có nhiều man thư song song tồn tại. Man thư này có thể nói là do các giang hồ thuật sỹ bịa ra làm mê hoặc lòng người, làm cho phong thuỷ nhuốm màu sắc dị đoan, hoặc là họ đã sáng tạo trên sự hiểu biết riêng của mình rồi cho rằng cổ nhân sai. Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng cổ nhân tất cả đều đúng. Có những sáng tạo - phát kiến mới hiện nay cũng đang được quan tâm và cũng có phần khoa học, nhưng để được công nhận thì còn phải mất thời gian trải ngiệm, .. Vấn đề chính ở đây là người học cần phải nghiên cứu kỹ lý thuyết và kết hợp với thực tế để kiểm chứng. Thực tế ở đây không phải là đem gia tộc, họ hàng, gia chủ ra mà làm chuột bạch. Phong thuỷ dương trạch nếu làm sai còn có cơ mà sửa chữa lại hoặc giả bỏ đi nơi khác mà sống. Âm phần thì sao? Mấy ai đã có can đảm và đủ kiến thức để biết rõ sai mà đào lên đặt lại.

Người học địa lý, không thể không biết đến la kinh và cách sử dụng. La kinh là một sáng tạo tuyệt vời của cổ nhân, nó chứa đựng những kiến thức rất tinh tuý được chắt lọc từ những kiến thức phong thuỷ thâm sâu. Đúng với câu “Ngôn ngôn vạn chữ, tóm lại chỉ ở một câu”. La kinh thật là lợi hại. Hiện nay, la kinh cũng có nhiều loại khác nhau, như Tưởng bàn, Huy bàn, … Mỗi loại tuy có khác nhau theo kiến thức từng nhà, nhưng tựu chung vẫn trên cơ sở lý thuyết chung về phong thuỷ đã được chấp nhận và ứng dụng qua thực tiễn.

(còn tiếp)

Mong anh Laido tiếp tục mục này, hình như anh quên nên bà con chờ dài cổ mà vẫn chưa thấy anh tiếp tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites