Posted 14 Tháng 11, 2009 Các đọc giả kính mến, chủ đề này Rubi tìm hiểu một số yếu tố trong y thư kinh điển Đông Y liên quan đến việc xác định tính chất Âm dương Ngũ hành. Xin mời các đọc giả quan tâm cùng tham khảo và góp ý. Y thư Kinh điển Đông y có một số cuốn như: -Cổ nhất có bộ y thư Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn. -Bộ y thư cổ về Châm cứu có Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu. Và các y thư như: -Kim Quỹ. -Nan Kinh. -Thương Hàn Luận. Nghiên cứu về Âm dương Ngũ hành, nhất là theo hướng chỉnh lý, nếu không tham khảo đến Y thư Kinh điển thì thật là một sự thiếu căn bản khá lớn. Trong các y thư kinh điển trên, đọc giả nào đã có hiểu biếu khái quát nội dung của mỗi cuốn thì có thể hoan hỷ nói qua cho Rubi và các đọc giả cùng biết. Theo hướng chỉnh lý Âm dương Ngũ hành, Rubi thấy khoa châm cứu có thuyết Tý Ngọ Lưu Chú là một manh mối quan trọng cho vấn đề này. Thật là hay khi Rubi mới biết Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu là bộ y thư cổ về châm cứu, cho nên đó là các yếu tố để lập chủ đề này. Rubi cũng nghe nói, các Thấy Thuốc Đông Y rất coi trọng Kinh Dịch. Tiện đây, Rubi cũng tự suy luận nghĩa lý hai chứ Kinh Dịch qua lăng kính khoa đông y: -Kinh Dịch là Kinh và Dịch -Kinh là Kinh mạch. -Dịch là Khí Huyết. -Kinh Dịch là sự vận động có qui luật và chu kỳ của Khí huyết trong Kinh mạch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2009 Một góp ý: - Sách Giáp Ất kinh không thể thiếu được, khi khảo chứng về mối quan hệ giữa Đông y với Ngũ hành, giữa Đông y với Dịch học, Dịch truyện, Dịch Kinh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2010 Một góp ý: - Sách Giáp Ất kinh không thể thiếu được, khi khảo chứng về mối quan hệ giữa Đông y với Ngũ hành, giữa Đông y với Dịch học, Dịch truyện, Dịch Kinh Anh Đàm Văn thân mến! Rubi cảm ơn anh đã giới thiệu sách hay và quan trọng. Sách này Rubi nghe cũng quen nhưng chắc mới chỉ xem lướt qua ở hiệu sách, vậy anh có thể khái quát một số điểm của nội dung sách được không ? Rubi cảm ơn anh. Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2010 Cám ơn RuBi nhiều về các tên sách và các tài liệu mà RuBi đã đưa lên diễn đàn. Rất cám ơn. Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Cám ơn RuBi nhiều về các tên sách và các tài liệu mà RuBi đã đưa lên diễn đàn. Rất cám ơn. Kính Dạ, vậng!Kính mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2010 Các độc giả kính mến! Xem qua vài lượt Thiên Thứ Nhất Cửu Châm Thập Nhị Nguyên thì Rubi thấy có vài ý có thể đưa ra. -Thứ nhất là cái tiêu đề của Thiên Thứ Nhất "Cửu Châm Thập Nhị Nguyên" Cửu Châm theo như nội dung của Thiên này là "tên gọi của 9 loại kim châm", nguyên văn là "Tên gọi của 9 loại kim châm, mỗi loại đều có hình dáng khác nhau . Một gọi là Sàm châm, dài 1 thốn 6 phân; Hai gọi là Viên châm, dài 1 thốn 6 phân; Ba gọi là Đề châm, dài 3 thốn rưỡi; Bốn gọi là Phong châm, dài 1 thốn 6 phân; Năm gọi là Phi châm, dài 4 thốn, rộng 2 phân rưỡi; Sáu gọi là Viên lợi châm, dài 1 thốn 6 phân; Bảy gọi là Hào châm, dài 3 thốn 6 phân; Tám gọi là Trường châm, dài 7 thốn; Chín gọi là Đại châm, dài 4 thốn." . Thập Nhị Nguyên, theo Rubi hiểu là 12 Huyệt Nguyên, nguyên văn là "Ngũ tạng, lục phủ có thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan . Tứ quan chủ trị ngũ tạng . Ngũ tạng có bệnh nên thủ huyệt của thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ “khí vị” của 365 tiết . Ngũ tạng có bệnh phải xuất ra ở thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều có chỗ xuất của nó . Nếu chúng ta biết rõ các Nguyên huyệt, và chúng ta thấy được những biến ứng của nó thì chúng ta sẽ biết được tình trạng bị hại (bệnh) của ngũ tạng vậy." . -Thứ hai là yếu tố Âm dương Ngũ hành Nguyên văn "Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái uyên, có 2 huyệt . Tâm thuộc Thái dương trong dương , Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Đại Lăng, Đại Lăng có 2 huyệt . Can thuộc Thiếu dương trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Xung, Thái Xung có 2 huyệt . Tỳ thuộc Chí âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Bạch, Thái Bạch có 2 huyệt . Thận thuộc Thái âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Khê, Thái Khê có 2 huyệt . Huyệt Nguyên của Cao xuất ra ở huyệt Cưu Vĩ, Cưu Vĩ có 1 huyệt . Huyệt Nguyên của Hoang xuất ra ở huyệt Bột Ương, Bột Ương có 1 huyệt . Phàm tất cả thập nhị Nguyên chủ trị về bệnh của ngũ tạng và lục phủ vậy." -Thứ ba là yếu tố tính chất của Huyệt Nguyên văn "Hoàng Đế nói: “Ta mong nghe được trình bày về nơi xuất ra của ngũ tạng, lục phủ” . Kỳ Bá đáp : “Ngũ tạng có ngũ du, ngũ ngũ là nhị thập ngũ du . Lục phủ có lục du, lục lục là tam thập lục du . Kinh mạch có thập nhị, lạc mạch có thập ngũ, tất cả là nhị thập thất khí, nhằm để (làm đường) đi lên và đi xuống . Chỗ xuất ra gọi là huyệt Tỉnh . Chỗ lưu gọi là Vinh . Chỗ chú gọi là Du . Chỗ hành gọi là Kinh . Chỗ nhập gọi là Hợp . Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở ngũ du huyệt vậy." Đối với vấn đề thứ hai, cơ bản thì có nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vấn đề Âm Dương xác định như thế có thể sai, mặc dù đây là Châm Kinh. Đối với vấn đề thứ ba thì thấy có nói đến tính chất của 5 loại Huyệt. Huyệt Tỉnh là chỗ xuất ra của Khí hoặc Huyết. Huyệt Vinh (Huỳnh) là chỗ Lưu thông trôi chảy của Khí hoặc Huyết. Huyệt Du là chỗ chú ngụ rót vào của Khí hoặc Huyết. Huyệt Kinh là chỗ vận hành đi qua của Khí hoặc Huyết. Huyệt Hợp là chỗ nhập lại của Khí hoặc Huyết. Vấn đề này có tác giả Nguyễn Tài Thu quan niệm rằng "Khí vận hành trong Kinh Lạc như một dòng nước:"chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi chảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp."" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2010 HOÀNG ĐẾ NỘI KINH LINH KHU (VIỆT-HÁN) Bộ Y THƯ cổ về CHÂM CỨU và Bệnh Lý....Bộ đầy đủ 81 thiên . Đây là CHÂM KINH của Đông Y THIÊN 2: BẢN DU ... Tâm (khí) xuất ra ở huyệt Trung Xung, huyệt Trung Xung nằm ở đầu ngón tay giữa, thuộc Tỉnh mộc [8]. Nó “lưu” vào huyệt Lao Cung, huyệt Lao Cung nằm ở khoảng giữa ngay gốc khớp (bản tiết) của ngón giữa ở giữa lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh [9]. Nó “chú” vào huyệt Đại Lăng nằm ở chỗ thấp xuống giữa hai đầu xương sau bàn tay, thuộc huyệt Du [10] .Nó “hành” ở huyệt Gian Sứ, đường đi của Gian Sứ nằm ở ngay nơi cách (cổ tay) 3 thốn, giữa hai đường gân - Khi nào có bệnh thì mạch nó đến, khi nào không bệnh thì ngưng, thuộc huyệt Kinh [11] .Nó “nhập” vào huyệt Khúc Trạch, huyệt Khúc Trạch nằm ở chỗ lõm vào của mép trong cánh chỏ, co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyết Hợp [12]. (Tất cả) đều chạy trên đường Thủ Thiếu âm [13]. CHÚ Ý Các độc giả kính mến! Trong thiên thứ hai này, trước mắt Rubi phát hiện thấy một vấn đề khá gay và có thể có mức độ nghiêm trọng hơn. Vấn đề là bản dịch tiếng việc mà Rubi tìm trên mạng có sự sai và thiếu. Thiếu là thiếu phần nội dung nói về Tâm (khí), và sai là sự lẫn lỗn giữa Tâm và Tâm bào lạc. Lẽ ra đoạn trích đẫn ở trên là nội dung nói đến Tâm bào lạc nhưng lại chỉ có mỗi chữ Tâm nên Rubi lúc đầu cứ nghĩ là nội dung của nó nói về huyệt trên Kinh Tâm nhưng khi khảo sát để viết lời bên Tý Ngọ Lưu Chú thì mới phát hiện ra điểm sai này. Trường hợp này, vì Rubi không biết Hán Văn cho nên không xác định được phần Hán Văn có thiếu và sai như thế hay không. Trong trường hợp bản Hán Văn cũng sai và thiếu, hoặc đến mức nghiêm trọng là các sách in đều sai và thiếu như thế thì là một vấn đề cần cảnh giác. Nếu không so sánh với Tý Ngọ Lưu Chú thì Rubi cũng không phát hiện ra sự thiếu và sai này. Giả sử, các Thầy Thuốc chuyên khoa Châm cứu, có khi xem cũng không phát hiện ra sự thiếu và sai này nếu không thật sự có chuyên môn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2010 Các độc giả kính mến! Xem qua vài lượt Thiên Thứ Nhất Cửu Châm Thập Nhị Nguyên thì Rubi thấy có vài ý có thể đưa ra. -Thứ nhất là cái tiêu đề của Thiên Thứ Nhất "Cửu Châm Thập Nhị Nguyên" Cửu Châm theo như nội dung của Thiên này là "tên gọi của 9 loại kim châm", nguyên văn là "Tên gọi của 9 loại kim châm, mỗi loại đều có hình dáng khác nhau . Một gọi là Sàm châm, dài 1 thốn 6 phân; Hai gọi là Viên châm, dài 1 thốn 6 phân; Ba gọi là Đề châm, dài 3 thốn rưỡi; Bốn gọi là Phong châm, dài 1 thốn 6 phân; Năm gọi là Phi châm, dài 4 thốn, rộng 2 phân rưỡi; Sáu gọi là Viên lợi châm, dài 1 thốn 6 phân; Bảy gọi là Hào châm, dài 3 thốn 6 phân; Tám gọi là Trường châm, dài 7 thốn; Chín gọi là Đại châm, dài 4 thốn." . Thập Nhị Nguyên, theo Rubi hiểu là 12 Huyệt Nguyên, nguyên văn là "Ngũ tạng, lục phủ có thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan . Tứ quan chủ trị ngũ tạng . Ngũ tạng có bệnh nên thủ huyệt của thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ “khí vị” của 365 tiết . Ngũ tạng có bệnh phải xuất ra ở thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều có chỗ xuất của nó . Nếu chúng ta biết rõ các Nguyên huyệt, và chúng ta thấy được những biến ứng của nó thì chúng ta sẽ biết được tình trạng bị hại (bệnh) của ngũ tạng vậy." . -Thứ hai là yếu tố Âm dương Ngũ hành Nguyên văn "Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái uyên, có 2 huyệt . Tâm thuộc Thái dương trong dương , Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Đại Lăng, Đại Lăng có 2 huyệt . Can thuộc Thiếu dương trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Xung, Thái Xung có 2 huyệt . Tỳ thuộc Chí âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Bạch, Thái Bạch có 2 huyệt . Thận thuộc Thái âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Khê, Thái Khê có 2 huyệt . Huyệt Nguyên của Cao xuất ra ở huyệt Cưu Vĩ, Cưu Vĩ có 1 huyệt . Huyệt Nguyên của Hoang xuất ra ở huyệt Bột Ương, Bột Ương có 1 huyệt . Phàm tất cả thập nhị Nguyên chủ trị về bệnh của ngũ tạng và lục phủ vậy." -Thứ ba là yếu tố tính chất của Huyệt Nguyên văn "Hoàng Đế nói: “Ta mong nghe được trình bày về nơi xuất ra của ngũ tạng, lục phủ” . Kỳ Bá đáp : “Ngũ tạng có ngũ du, ngũ ngũ là nhị thập ngũ du . Lục phủ có lục du, lục lục là tam thập lục du . Kinh mạch có thập nhị, lạc mạch có thập ngũ, tất cả là nhị thập thất khí, nhằm để (làm đường) đi lên và đi xuống . Chỗ xuất ra gọi là huyệt Tỉnh . Chỗ lưu gọi là Vinh . Chỗ chú gọi là Du . Chỗ hành gọi là Kinh . Chỗ nhập gọi là Hợp . Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở ngũ du huyệt vậy." Đối với vấn đề thứ hai, cơ bản thì có nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vấn đề Âm Dương xác định như thế có thể sai, mặc dù đây là Châm Kinh. Đối với vấn đề thứ ba thì thấy có nói đến tính chất của 5 loại Huyệt. Huyệt Tỉnh là chỗ xuất ra của Khí hoặc Huyết. Huyệt Vinh (Huỳnh) là chỗ Lưu thông trôi chảy của Khí hoặc Huyết. Huyệt Du là chỗ chú ngụ rót vào của Khí hoặc Huyết. Huyệt Kinh là chỗ vận hành đi qua của Khí hoặc Huyết. Huyệt Hợp là chỗ nhập lại của Khí hoặc Huyết. Vấn đề này có tác giả Nguyễn Tài Thu quan niệm rằng "Khí vận hành trong Kinh Lạc như một dòng nước:"chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi chảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp."" Các độc giả kính mến!Trong vấn đề thứ 2 ở trên, có một yếu tố cần quan tâm như thế này: -Tên gọi theo sự xác định tính chất Âm dương Ngũ hành giữa Phủ và Kinh Phủ liên quan, cũng như giữa Tạng và Kinh Tạng liên quan có sự không đồng nhất. Cụ thể là: Phế thuộc Thiếu âm trong Dương. Kinh Phế lại gọi là Kinh Thủ Thái Âm Phế. Tâm thuộc Thái dương trong dương. Kinh Tâm lại gọi là Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm. Can thuộc Thiếu dương trong Âm. Kinh Can lại gọi là Kinh Túc Quyết Âm Can. Tỳ thuộc Chí âm trong Âm. Kinh Tỳ lại gọi là Kinh Túc Thái Âm Tỳ Kinh. Thận thuộc Thái âm trong Âm. Kinh Thận lại gọi là Kinh Túc Thiếu Âm Thận. Trong 5 ví dụ được đưa ra thì chỉ có Tạng Tỳ và Kinh Tỳ là có sự đồng bộ. Điều này cho thấy cách đặt tên cho Tạng Phủ và Kinh tương ứng không có được điểm tựa nguyên lý từ Âm dương Ngũ hành. HOÀNG ĐẾ NỘI KINH LINH KHU (VIỆT-HÁN) Bộ Y THƯ cổ về CHÂM CỨU và Bệnh Lý....Bộ đầy đủ 81 thiên . Đây là CHÂM KINH của Đông Y THIÊN 2: BẢN DU Phế Hợp với Đại trường [104]. Đại trường là phủ “truyền đạo” [105]. Tâm hợp với Tiểu trường [106]. Tiểu trường là phủ “chứa đựng” [107]. Can hợp với Đởm[108]. Đởm là phủ “nhận cái tinh khiết” [109]. Tỳ hợp với Vị [110]. Vị là phủ của “ngũ cốc” [111]. Thận hợp với Bàng quang [112]. Bàng quang là phủ của “tân dịch” [113]. Kinh Thiếu dương thuộc Thận, Thận đi lên trên liên hệ với Phế, cho nên (1 mình nó) lãnh đạo (tướng) cả 2 tạng [114]. Tam tiêu là phủ “trung độc”, thủy đạo xuất ra từ đấy, thuộc vào Bàng quang, đó là 1 phủ “có: 1 mình” [115]. Trên đây là những nơi mà lục phủ thuộc vào [116]. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2010 THIÊN 4: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNH Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Tà khí trúng vào người thì thế nào ?” [1]. Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào người thì trúng vào chỗ cao” [2]. Hoàng Đế hỏi: “Cao hay thấp, có phân độ gì không ?” [3]. Kỳ Bá đáp : “Từ nửa thân mình trở lên do tà khí trúng vào, từ nửa thân hình trở xuống do thấp khí trúng vào [4]. Cho nên mới nói rằng tà khí khi trúng vào người thì không ở vào 1 nơi nhất định, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ, trúng vào Dương thì lưu chảy vào kinh [4]. Hoàng đế hỏi: “Âm và Dương, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng cùng đồng loại với nhau, trên dưới cùng tương hội, kinh và lạc quán thông nhau như chiếc vòng ngọc không đầu mối [5]. Nay tà khí trúng vào người, có khi trúng vào Âm, có khi trúng vào Dương, trên dưới, trái phải, không ở hẳn vào 1 nơi ‘hằng thường’ nào cả [6]. Lý do nào đã khiến như thế?”[7] Kỳ Bá đáp : “Chỗ hội của các kinh Dương đều ở nơi mặt [8]. Tà khí trúng vào người vào lúc mà (nguyên khí) bị hư, (tà khí) ‘thừa’ lúc đó (để vào), hoặc lúc mới dùng quá sức, hoặc ăn uống mồ hôi ra, tấu lý mở, do vậy mà tà khí mới trúng vào [9]. Khi tà khí trúng vào mặt thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Dương minh [10]. Khi tà khí trúng vào cổ gáy, thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Thái dương [11]. Khi tà khí trúng vào má thì nó theo xuống dưới bằng đương kinh Thiếu dương [12]. Khi tà khí trúng vào ngực và lưng, hai bên sườn thì cũng giống như là trúng vào các kinh (Dương) vậy” [13].Hoàng Đế hỏi: “Tà khí trúng vào kinh Âm thì thế nào ?” [14]. Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào kinh Âm thường theo vùng cánh tay và cẳng chân mà bắt đầu [15]. Ôi ! Cánh tay và cẳng chân có phần da mép trong (Âm bì) mỏng, thịt nhuận mà mềm, cho nên cùng thọ phong tà mà chỉ độc thương ở Âm mà thôi” [15]. Hoàng Đế hỏi: “Nguyên nhân trúng tà này có làm thương đến tạng không ?” [16]. Ký Bá đáp : “Thân thể con người khi trúng phong, không nhất định là phải làm thương đến tạng [17]. Bởi vì khi tà khí nhập vào theo con đường kinh Âm, bấy giờ tạng khí còn thực, tà khí vào, nhưng không thể ‘ở khách’, vì thế nó phải quay trở lại phủ [18]. Cho nên mới nói rằng: “Tà khí trúng vào Dương thì lưu chảy vào kinh, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ” [19]. Hoàng Đế hỏi: “Tà khí khi trúng vào tạng của con người thì thế nào ?” [20]. Ký Bá đáp : “Buồn sầu, ưu tư, sợ hãi làm tổn thương đến Tâm, thân hình đang bị lạnh, lại uống thức uống lạnh vào thì sẽ làm tổn thương đến Phế, nếu để cho 2 cái hàn (trong và ngoài) cùng cảm thì trong và ngoài đều bị thương, cho nên khí bị nghịch mà thượng hành. có khi bị té xuống, ác huyết giữ vào bên trong, hoặc có khi có việc phải giận dữ, khí lên mà không xuống được, để rồi tích ở dưới sườn, sẽ làm thương đến Can [21]. Có khi bị đánh, té, hoặc uống rượu say rồi làm chuyện trai gái, hoặc mồ hôi mà đứng trước gió, tất cả sẽ làm thương đến Ty [22]ø. Có khi dùng quá sức, gánh vác vật nặng, hoặc làm chuyện trai gái quá độ, mồ hôi ra tắm thì sẽ làm thương đến Thận” [23]. Hoàng Đế hỏi: “Ngũ tạng bị trúng phong như thế nào ?” [24]. Kỳ Bá đáp : “Chỉ khi nào Âm lẫn Dương đều bị cảm thì tà khí mới có cơ hội ‘tấn công’ vào” [25]. Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [26].Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Đầu mặt và thân hình, thuộc vào nhau do cốt (xương), liền vào nhau bởi cân (gân), đồng huyết, hợp khí [27]. Mỗi khi trời lạnh, có thể làm nứt đất, đóng băng, khi cơn lạnh đến vội sẽ làm cho tay chân bị bủn rủn, trong lúc đó thì gương mặt của người không cần che lại tại sao thế ?” [28]. Kỳ Bá đáp : 12 kinh mạch, 365 lạc, huyết khí (của chúng) đều lên mặt và thoát ra bằng những không khiếu [29]. Khí ‘tinh Dương’ thì chạy lên trên vào mắt thành ra tinh khí, khí ‘biệt’ chạy lên trên thoát ra mũi thành ra xú khí, khí ‘trọc’ xuất ra ở Vị chạy lên trên môi và lưỡi thành vị khí [30]. Tân dịch của các khí đều lên trên hơ ấm gương mặt, hơn nữa ø da mặt lại dày, bắp thịt cứng hơn [31]. Cho nên, dù thiên khí có lạnh đến đâu cũng không ‘thắng’ được (sức chịu lạnh của mặt) vậy” [32]. Hoàng Đế hỏi: “Khi tà khí trúng vào người thì bệnh hình như thế nào?” [33]. Kỳ Bá đáp : “Hư tà khi trúng vào thân thì thân hình sẽ như có lúc dao động và rợn người. Chính tà khi trúng vào thân thì sẽ nhẹ hơn. Trước hết nó hiện ra ở sắc mặt, không cảm thấy gì ở thân, như có không, như hết như còn, khó mà nắm được đầy đủ sự bộc lộ ra ngoài” [34]. Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [35]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Ta nghe nói: Thấy được sắc diện mà biết được bệnh, gọi là ‘minh’, án mạch mà biết được bệnh, gọi là ‘thần’, hỏi bệnh mà biết được nơi bệnh, gọi là ‘công’[36]. Ta mong được nghe rằng làm thế nào để có thể thấy được sắc diện mà biết bệnh, án mạch mà biết bệnh, hỏi bệnh mà biết được đến nơi ?” [37]. Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Sắc mặt tương ứng với nơi bì phu của bộ xích, giống như sự tương ứng với tiếng dùi trống đánh trống, không thể để cho “thất điệu” với nhau [38]. Đây cũng là những chứng hậu xuất ra có gốc, có ngọn, có rễ, có lá [39]. Cho nên nếu cái gốc chết thì cái lá sẽ khô vậy [40]. Sắc mặt và hình nhục không thể cùng thất điệu với nhau [41]. Cho nên, biết một gọi là ‘công’, biết hai gọi là ‘thần’, biết ba gọi là ‘thần và minh’ vậy” [42]. Hoàng đế nói: “Ta mong được nghe cho hết” [43]. Kỳ Bá đáp : “Sắc mặt xanh thì mạch phải Huyền, sắc mặt đỏ thì mạch phải Câu, sắc mặt vàng thì mạch phải Đại, sắc mặt trắng thì mạch phải Mao, sắc mặt đen thì mạch phải Thạch. Thấy được sắc diện mà không đắc được mạch tương ứng, ngược lại chỉ đắc được mạch tương thắng, như vậy là chế [44]. Khi nào đắc mạch tương sinh thì bệnh xem như là đã giảm rồi” [45]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Bệnh hình của sự biến hóa sinh ra từ ngũ tạng như thế nào? [46] Kỳ Bá đáp : Trước hết phải định sự tương ứng giữa ngũ sắc và ngũ mạch sau đó mới định được bệnh chứng [47]. Hoàng Đế hỏi: Sắc mặt đã định xong rồi phải phân biệt như thế nào nữa ? [48] Kỳ Bá đáp : Phải “sát” được sự hoãn, cấp, tiểu, đại, hoạt, sắc của mạch, được vậy thì mới định được sự biến của bệnh [49]. Hoàng Đế hỏi: “Sát” như thế nào ? [50] Kỳ Bá đáp : Mạch cấp thì nơi bì phu của bộ xích cũng cấp, mạch hoãn thì nơi bì phu của bộ xích cũng hoãn, mạch tiểu thì nơi bì phu của bộ xích cũng gầy yếu và thiếu khí, mạch đại thì nơi bì phu của bộ xích cũng phồng lên, mạch hoạt thì nơi bì phu của bộ xích cũng hoạt, mạch sắc thì nơi bì phu của bộ xích cũng sắc [51]. Phàm tất cả sự biến này, có vi, có thậm [52]. Cho nên, người nào khéo “sát” được bộ xích thì không cần đến bộ thốn, người nào khéo “sát” được mạch thì không cần đợi ở sắc diện, người nào có thể “tham hợp” tất cả để ứng hành thì đáng gọi là “thượng công”, thượng công thì mười trường hợp có thể thành công đến chín, người nào có thể ứng hành được hai thì được gọi là “trung công”, trung công thì mười trường hợp có thể thành công đến bảy, người nào chỉ ứng hành được một thì gọi là “hạ công”, hạ công thì mười trường hợp chỉ thành công có sáu [53].Hoàng đế nói: “Ta xin được hỏi về bệnh hình của các mạch hoãn, cấp, tiểu, đại, hoạt, sắc, như thế nào ?” [54]. Kỳ Bá đáp : “Thần xin nói về bệnh biến thuộc ngũ tạng” [55]. Tâm mạch, khi cấp thậm gây thành chứng khiết tùng, khi vi cấp gây thành chứng Tâm thống, dẫn ra đến sau lưng, ăn không xuống [56]. Tâm mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng cười như điên, khi vi hoãn gây thành chứng Phục lương, ở dưới Tâm, chạy lên chạy xuống, thường hay bị thổ huyết [57]. Tâm mạch, khi đại thậm gây thành chứng như có vật gì cứng chận ngang trong cổ họng, khi vi đại gây thành chứng Tâm tý, dẫn ra đến sau lưng, dễ chảy nước mắt [58]. Tâm mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng dễ ói, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [59]. Tâm mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng Tâm sán, dẫn xuống đến rún, vùng tiểu phúc kêu [60]. Tâm mạch, khi sắc thậm gây thành chứng cảm, khi vi sắc gây thành chứng huyết tràn, chứng duy quyết, tai kêu và điên tật [61]. Phế mạch, khi cấp gây thành chứng điên tật, khi vi cấp gây thành chứng Phế hàn nhiệt, lười biếng, uể oải, ho, ói ra máu, dẫn đến vùng thắt lưng, lưng và ngực, trong mũi có mọc cục thịt làm cho mũi không thông [62]. Phế mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng ra nhiều mồ hôi, khi vi hoãn gây thành chứng nuy lũ, thiên phong, từ đầu trở xuống mồ hôi ra không dứt [63]. Phế mạch, khi đại thậm gây thành chứng sưng thủng từ gót chân đến gối, khi vi đại gây thành chứng Phế tý dẫn đến vùng ngực và lưng, khi thức dậy sợ mặt trời [64]. Phế mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng tiêu chảy, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [65]. Phế mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng tức bôn, thướng khí, khi vi hoạt gây thành chứng ra máu mũi miệng ở trên và ra máu ở tiểu và đại tiện [66]. Phế mạch, khi sắc thậm gây thành chứng ói ra máu, khi vi sắc gây thành chứng thử lũ ở khoảng cổ và dưới nách, đó là vì hạ khí không thắng được thượng khí, đưa đến kết quả là chân và gối bị mềm yếu vậy [67]. Can mạch, khi cấp thậm gây thành chứng nói xàm bậy bạ, khi vi cấp gây thành chứng phì khí, ở dưới sườn như cái ly úp xuống [68]. Can mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng dễ ói, khi vi hoãn gây thành chứng thủy hà và tý [69], Can mạch, khi đại thậm gây thành chứng nội ung, dễ ói, chảy máu mũi, tai; khi vi đại gây thành chứng Can tý, chứng teo bộ sinh dục, khi ho sẽ đau dẫn đến tiểu phúc [70]. Can mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng uống nhiều, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [71]. Can mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng đồi sán, khi vi hoạt gây thành chứng đái dầm [72]. Can mạch, khi sắc thậm gây thành chứng uống nhiều, khi vi sắc gây thành chứng khiết luyến, cân tý [73]. Tỳ mạch, khi cấp thậm gây thành chứng khiết túng, khi vi cấp gây thành chứng cách trung, ăn uống vào bị ói trở ra, hậu môn tiêu ra phân có bọt [74]. Tỳ mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng nuy quyết, khi vi hoãn gây thành chứng phong nuy, tứ chi yếu, không co duỗi được, trong lúc đó Tâm lại bình thường như không có bệnh [75]. Tỳ mạch, khi đại thậm gây thành chứng bệnh như bị đánh sắp té xuống, khi vi đại gây thành chứng sán khí, bụng như ôm một cái gì to lớn, đó là mủ và máu ở bên ngoài Trường và Vị [76]. Tỳ mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng hàn nhiệt, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [77]. Tỳ mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng đồi lung, khi vi hoạt gây thành chứng có trùng độc, loại hồi hạt, bụng bị nóng [78]. Tỳ mạch, khi sắc thậm gây thành chứng Trường đồi, khi vi sắc gây thành chứng nội đồi, đi tiểu ra nhiều mủ máu [79]. Thận mạch, khi cấp thậm gây thành chứng cốt điên tật, khi vi cấp gây thành chứng trầm quyết, chứng bôn đồn, chân không co duỗi được, không tiểu tiện và đại tiện được [80]. Thận mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng đau muốn gãy lưng, khi vi hoãn gây thành chứng động, chứng động làm cho ăn không tiêu hóa, ăn xuống liền bị ói trở ra [81]. Thận mạch, khi đại thậm gây thành chứng âm nuy, khi vi đại gây thành chứng thạch thủy, khởi lên từ rún xuống đến tiểu phúc, có vẻ nặng nề, bên trên lên đến Vị hoãn, chết, không trị được [82]. Thận mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng động tiết, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [83]. Thận mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng lung đồi, khi vi hoạt gây thành chứng cốt nuy, ngồi xuống không đứng lên được, đứng lên thì mắt sẽ không thấy gì cả [84]. Thận mạch, khi sắc thậm gây thành chứng đại ung, khi vi sắc gây thành chứng không có kinh nguyệt và chứng nội trĩ trầm trọng [85].Hoàng đế hỏi: “Lục biến của bệnh, phải châm như thế nào ?” [86]. Kỳ Bá đáp : “Các mạch cấp thì nhiều hàn, các mạch hoãn thì nhiều nhiệt, các mạch đại thì nhiều khí, ít huyết, các mạch tiểu thì huyết và khí đều ít, các mạch hoạt thì Dương khí thịnh, hơi có nhiệt, các mạch sắc thì nhiều huyết, ít khí, hơi có hàn [87]. Cho nên, khi châm các mạch cấp phải châm sâu vào trong và lưu kim thật lâu[88]. Khi châm các mạch hoãn, phải châm cạn vào trong và rút kim ra thật nhanh, nhằm giải bớt nhiệt[89]. Khi châm các mạch đại phải châm tả khí thật nhẹ, đừng cho xuất huyết [90]. Khi châm các mạch hoạt phải châm bằng cách rút kim ra thật nhanh mà châm vào thì phải cạn, nhằm tả bớt Dương khí, giải bớt nhiệt khí[91]. Khi châm các mạch Sắc, phải châm cho đúng với mạch, phải tùy theo lẽ ‘nghịch và thuận’ mà lưu kim lâu [92] . Trước hết phải án huyệt, xoa, khi đã rút kim ra thì phải mau mau án ngay vào vết châm, nhằm mục đích làm cho huyết không xuất ra được, và cũng để làm cho mạch được hòa [93]. Khi gặp các mạch tiểu, đó là trường hợp mà Âm Dương, hình khí đều bất túc, đừng chọn huyệt để châm mà chỉ nên điều hòa khí huyết bằng cam dược” [94]. Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe khí của ngũ tạng, lục phủ, chỗ nhập của huyệt Huỳnh và huyệt Du gọi là huyệt Hợp, vậy nó nhập theo con đường nào ?, nhập vào như thế nào để có sự liên hệ tương thông với nhau ?, Ta mong được nghe nguyên nhân đó” [95].. Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp Dương mạch biệt nhập vào bên trong thuộc về phủ” [96]. Hoàng đế hỏi: “Huyệt Huỳnh, huyệt Du và huyệt Hợp, mỗi huyệt có định danh hay không ?” [97]. Kỳ Bá đáp : “Huyệt Vinh và huyệt Du trị ngoại kinh, huyệt Hợp trị nội phủ” [98]. Hoàng đế hỏi: “Trị nội phủ phải như thế nào ?” [99]. Kỳ Bá đáp : “Phải thủ huyệt Hợp” [100]. Hoàng đế hỏi: “Huyệt Hợp của Vị nhập vào huyệt Tam lý, huyệt Hợp của Đại trường nhập vào huyệt Cự hư Thượng liêm, huyệt Hợp của Tiểu trường nhập vào huyệt Cự hư hạ liêm, huyệt Hợp của Tam tiêu nhập vào huyệt Ủy Dương, huyệt Hợp của Bàng quang nhập vào huyệt Ủy trung ương, huyệt Hợp của Đởm nhập vào huyệt Dương Lăng tuyền” Phải thủ huyệt như thế nào?” [101]. Kỳ Bá đáp : “Thủ huyệt Tam lý phải buông thấp bàn chân xuống, thủ huyệt Cự hư phải đưa chân lên, thủ huyệt Ủy dương phải co và duỗi chân, thủ huyệt Ủy trung phải co (gối) lại, thủ huyệt Dương lăng tuyền phải ngồi ngay thẳng, co gối, buông thẳng chân, kéo xuống bên mép ngoài huyệt Ủy dương. Thủ các huyệt ngoại kinh, phải duỗi ra, đưa tay chân ra một cách thoải mái để thủ huyệt rồi theo đó mà trị liệu” [102]. Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về bệnh của lục phủ” [103]. Kỳ Bá đáp : “Gương mặt nhiệt, đó là bệnh của kinh Túc Dương minh [104]. Chứng sung huyết nơi ngư lạc, đó là bệnh của kinh Thủ Dương minh [105]. Trên mu của 2 bàn chân mạch kiên mà hãm, đó là bệnh của kinh Túc Dương minh [106]. Đây là những chứng thuộc Vị mạch vậy [107]. Bệnh của Đại trường làm cho trong ruột đau quặn thắt và đồng thời sôi lên ồ ồ [108]. Nếu gặp mùa đông, bị trúng cảm bởi hàn khí thì sẽ bị chứng tiêu chảy, đau ngay ở phần rún, không thể đứng lâu được, cùng 1 chứng hậu với Vị, nên thủ huyệt Cự Hư Thượng Liêm để chữa trị [109]. Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to lên, Vị hoãn sẽ đau thấu tới Tâm, chói lên trên vào 2 hông sườn, từ cách lên đến yết hầu không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt Tam lý để chữa trị [110]. Bệnh của Tiểu trường làm cho tiểu phúc đau, cột sống ở thắt lưng khống chế đến 2 hòn dái cũng bị đau nhức, lắm khi đau đến nỗi phải nghiêng ra phía sau mới chịu nổi, có khi trước tai bị nhiệt, có khi như thể là lạnh nhiều, hoặc như thể là mí mắt trên bị nhiệt nhiều, cho đến trong khoảng giữa ngón út và ngón áp út cũng bị nhiệt, như thể là mạch bị hãm, đó là những chứng bệnh hậu(của tiểu trường) vậy [111]. Bệnh của kinh Thủ Thái dương nên thủ huyệt Cự Hư Hạ Liêm [112]. Bệnh của Tam tiêu làm cho phúc khí bị đầy, tiểu phúc cứng hơn, không tiểu tiện được khiến cho người bệnh bị quẫn bách, khi nước nhiều quá, sẽ lưu giữ lại một chỗ làm thành chứng trướng [113]. Chứng hậu ở tại đại lạc bên ngoài kinh Túc Thái dương, đại lạc ở khoảng giữa kinh Thái dương và Thiếu dương, cũng hiện ra ở mạch, nên thủ huyệt Ủy Dương để trị [114]. Bệnh của Bàng quang là làm cho tiểu phúc bị sưng thủng mà đau, dùng tay để ấn lên tức thì làm cho bệnh nhân muốn đi tiểu mà không tiểu được, trên mi mắt bị nhiệt, như thể là mạch bị hãm, cho đến ngoài ngón chân út lên đến sau mắt cá và cẳng chân đều bị nhiệt. Nếu mạch bị hãm nên thủ huyệt Ủy Trung Ương để trị [115]. Bệnh của Đởm làm cho (bệnh nhân) dễ bị thở mạnh, miệng đắng, ói ra chất nhờn, dưới Tâm đập mạnh, hay lo sợ là có người sắp bắt lấy mình, trong cổ họng như có vật gì chận ngang và thường hay khạc nhổ (nước bọt) [116]. Ở huyệt gốc và ngọn của kinh Túc Thiếu dương, cũng có thấy được mạch bị hãm xuống, (trường hợp này) thích hợp với phép cứu [117]. Khi nào bị hàn nhiệt thì thủ huyệt Dương Lăng Tuyền” [118]. Hoàng Đế hỏi: “Phép châm này có phải theo một đường lối nào không ?” [119]. Kỳ Bá đáp: “Châm theo phép này ắt phải châm đúng khí huyệt, đừng châm trúng nhục tiết [120]. Nếu châm trúng khí huyệt thì mũi kim sẽ như đang đi chơi nơi con đường hẻm rộng, còn nếu châm trúng nhục tiết sẽ làm cho phần bì phu bị đau [121]. Phép bổ tả mà áp dụng nghịch nhau thì bệnh sẽ càng nặng [122]. Nếu châm trúng cân (gân) sẽ làm cho cân bị hoãn (lơi lỏng), tà khí không xuất ra được, do đó nó sẽ đánh nhau với chân khí tạo thành cuộc hỗn loạn và không chịu ra đi, quay ngược vào trong để rồi lớn dần ra [123]. Người dụng châm nếu không thẩm sát cho kỹ, đó là họ đã biến thuận thành nghịch rồi vậy” [124] 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites