turn on

Nhung Hươu

1 bài viết trong chủ đề này

Nhung là sừng non lấy ở con đực của các loài hươu, nai…(Conrnu Cervi parvum). Sừng non khi mới mọc ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ rất mịn, chứa nhiều mạch máu gọi là huyết nhung, khi bắt đầu phân nhánh gọi là nhung yên ngựa. Cần phân biệt với nhung hươu hay lộc. Nhung là sừng non của con hươu. Những mạch máu trong nhung là những nhánh của những động mạch thái dương (artère temporale). Quá trình tạo thành nhung ở đầu tạo thành mạng lưới mạch máu mới, còn những mạch máu cũ bị khối xương ép nên teo dần.

Mùa thu khi nhung cứng thành gạc là thời kỳ động đực của hươu, nai. Hươu, nai đực kêu, đánh nhau, đấu gạc với nhau, con nào thắng sẽ chiếm con cái. Hươu, nai cái chỉ động hớn (rut) trong thời gian 24 giờ. Quá hạn đó lại phải chờ 18 ngày sau (1 chu kỳ kinh của hươu cái). Sau 7 tháng rưỡi thì con cái đẻ hươu, nai con.

Thành phần cấu tạo của nhung hươu:

Theo Đông y thì nhung hươu có vị mặn ngọt, tính ôn, quy vào các kinh can và thận, tâm và huyết tủy.

Thành phần của nhung hươu chủ yếu là pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, và estrogene. Ngoài ra, gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ như mucopolysaccharit- Glycosaminoglycal, Chondroitin sulfat- Glucosamin sulfat - Hormon tăng trưởng, các hormon sinh dục: estrogen, testosteron, progesteron - các chất có hoạt tính sinh học khác như Chondroblast, Fibrochonoroblast (trong mô liên kết và mô sụn) các yếu tố tăng trưởng (Growth Factor) và 18 axit amin (trong đó có đủ 8 axit amin thiết yếu), các polyamin với hợp chất Sphyngomyclin, Ectasaponin, các axit béo tự do: Lecithin, Phospholipid, Gangliosid, Prostagladin-Các muối khoáng đa lượng và vi lượng như Calcium, Sắt, Mangan, Mangesium, Phospho, Cobalt, Molybden, Bari, Boron, Stroti, Nhôm, Titan, Selen...

Tác dụng dược lý của nhung hươu:

Theo Y học cổ truyền phương Đông: đã có nhiều kinh nghiệm dùng nhung hươu từ lâu đời, cho rằng: có tác dụng bổ dương, ích khí, bổ thận, ích huyết, bổ tuỷ, làm mạnh gân, xương; điều hoà kinh mạch - Dùng chữa các bệnh: đối với trẻ em chậm phát triển về tinh thần và thể lực, suy dinh dưỡng, chậm lớn, đối với đàn ông: yếu thận, vô sinh mệt mỏi, căng thẳng kéo lài, lạnh tứ chi, váng đầu, ù tai, hoa mắt. Đối với phụ nữ: Lãnh cảm, hiếm muộn do lạnh tử cung, bạch đới, xuất huyết tử cung; đau lưng, hồi hộp do tâm nhược, thận suy, tiểu tiện khó. Dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dược Đại Từ Điển). Theo Trung Dược Học, nhung Hươu có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho cơ thể chịu đựng tốt hơn trong cuộc sống hiện đại. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.

Theo Y học hiện đại: nghiên cứu về nhung từ thế kỷ 19. Đi đầu là các nhà khoa học Liên Xô (cũ) trước đây. Có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng dược lý của nhung trên súc vật thực nghiệm và trên lâm sàng: điển hình như nghiên cứu của N.A.Albop và V.A.Borosskova: chất huyết nhung tinh: pantocrin có tác dụng tốt với bệnh nhân tăng huyết áp (140/80-210/110) và suy nhược thần kinh thực vật, trầm cảm, có kết quả khá với bệnh nhân suy nhược, suy cơ tim, huyết áp thấp. Có kết quả tốt với phụ nữ rối loạn tim mạch thời kỳ mãn kinh, tăng sự tạo xương và giảm loại canxi khỏi cơ thể (tác dụng chống loãng xương). Đại học Calgary và Albertia (Canada) thử nghiệm dùng nhung trị viêm xương, khớp, có hiệu quả tốt. Học viện cảnh sát Edmonton (Canada) thử nghiệm cho sinh viên dùng nhung thấy nồng độ testosteron trong máu tăng, tập luyện dẻo dai hơn. Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu thấy nhung hươu có tác dụng ức chế hoạt tính của Mono Amino Oxydaza ở gan và não - Các yếu tố tăng trưởng (IFG1) kích hoạt sự phát triển của bắp thịt, ngừa teo cơ và làm chậm quá trình lão hoá. Tuy nhiên, nhung hươu cần được tinh chế bằng công nghệ chiết xuất dược, nhằm khử độc, thoát dị ứng mà không nên dùng nhung hươu tươi.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu: Thăm dò tác dụng bổ huyết của nhung nai trên bệnh nhân ung thư do ThS.BS. Quan Vân Hùng - Viện Y dược học dân tộc TP.HCM thực hiện kết luận là: “tình trạng thiếu máu được cải thiện trên đại đa số bệnh nhân khi sử dụng nhung nai, chứng minh kinh nghiệm của y học cổ truyền trong việc giải quyết tình trạng thiếu máu do suy tủy xương. Các hoạt chất sinh học trong nhung nai đã kích thích tủy xương bị suy yếu vì nhiễm độc, hóa chất... tái hoạt động sản xuất hồng cầu một cách nhanh chóng chỉ trong 10 ngày”. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy khỏe, ăn ngủ được cải thiện và chưa phát hiện tác dụng phụ. Hơn thế nữa, nhung nai ngoài tác dụng bổ máu được nghiên cứu trong đề tài này còn là một vị thuốc bổ cao cấp có nhiều tác dụng quý giá khác. Người ta sử dụng nhung chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn, vô sinh, ù tai, đau đối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể, đặc biệt là chứng thiếu máu. “Trích Kỷ yếu các công trình NCKH Viện YDHDT TP.HCM năm 2006”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay