Posted 26 Tháng 10, 2009 Chúng ta có bốn con số, được quy định như sau: cặp số 7 - 8 được quy định đại diện cho "tĩnh", cặp số 9 -6 được đại diện cho "động". Trong cặp số 7 - 8 đại diện cho cho "Tĩnh", thì số "8" là số đại diện cho Dương "Tĩnh", còn số "7" là số đại diện cho Âm "Tĩnh". Các bước thực hiện: - Quẻ Càn: hào một trị số là 8, hào hai trị số là 8 x 2 = 16, hào ba trị số là 16 x 2 = 32. Tổng trị số ba hào quẻ Càn là 8 + 16 + 32 = 56 - Quẻ Khôn: hào một trị số là 7, hào hai trị số là 7 x 2 = 14, hào ba trị số là 14 x 2 = 28. Tổng trị số ba hào quẻ Khôn là 7 + 14 + 28 = 49 - Quẻ Chấn: hào một trị số là 8, hào hai trị số là 7 x 2 = 14, hào ba trị số là 14 x 2 = 28. Tổng trị số ba hào quẻ Chấn là 8 + 14 + 28 = 50 - Quẻ Khảm: hào một có trị số là 7, hào hai trị số là 8 x 2 = 16, hào ba trị số là 14 x 2 = 28. Tổng trị số ba hào quẻ Khảm là 7 + 16 + 28 = 51 - Quẻ Đoài: hào một trị số là 8, hào hai trị số là 8 x 2 = 16, hào ba trị số là 14 x 2 = 28. Tổng trị số ba hào quẻ Đoài là 8 + 16 + 28 = 52 - Quẻ Cấn: hào một trị số là 7, hào hai trị số là 7 x 2 = 14, hào ba trị số là 16 x 2 = 32. Tổng trị số ba hào quẻ Cấn là 7 + 14 + 32 = 53. - Quẻ Ly: hào một 8, hào hai là 7 x 2 = 14, hào ba là 16 x 2 = 32. Tông trị số ba hào quẻ Ly là 8 + 14 + 32 = 54 - Quẻ Tốn: hào một là 7, hào hai là 16, hào ba là 32. Tổng trị số ba hào quẻ Tốn là 7 + 16 + 32 = 55 Bát quái tương đương với trị số quẻ được xếp như sau: ..49.....50.......51......52.....53....54....55....56. Khôn...Chấn...Khảm...Đoài...Cấn...Ly...Tốn...Càn. Từ đây, chúng ta thấy mối liên hệ của thuật toán "Cỏ thi", tại sao lại dùng có 49 cây Cỏ thi để thực hiện 18 lần chia, mỗi lần 3 biến thì được một hào, 18 lần thì được 6 hào của một quẻ Dịch. Từ Âm tới Dương, từ "Không" tới "Có", từ tối tới sáng, từ đêm tới ngày, ... , Cũng từ đây, có thể số 50 được coi là "Đế xuất hồ Chấn" Bây giờ, chúng ta xếp các trị số của quẻ theo mô hình được gọi là Tiên thiên như sau: ....................56.................... ...........52................55.......... ...54...............+.................51.. ..........50.................53............ .....................49.................... Khi chúng ta đọc thứ tự số từ "không" tới "có", từ Âm tới Dương, lần lượt tăng thêm một đơn vị, bắt đầu từ số 49, thì chúng ta thấy đường đi hình chữ số 8 thật là vui mắt. Tổng trị số của Càn-Đoài-Ly-Chấn, đều có hào một là hào dương là: 56 + 52 + 52 + 50 = 212 Tổng trị số của Tốn-Khảm-Cấn-Khôn, đều có hào một là hào âm là: 55 + 51 + 53 + 49 = 208 Như vậy, trị số của Dương và Âm có khác biệt 4 đơn vị. Không hiểu tại sao người xưa lại gọi 4 là chìa khóa của âm dương khi sinh Ngũ hành ? Nhìn vào đồ hình sắp xếp các trị số của quẻ, ta thấy những cặp số đứng liền nhau mà khác biệt 4 đơn vị gồm có: Càn và Đoài, Khôn và Cấn, Chấn và Ly, Tốn và Khảm. Có thể từ đây, mà người xưa đặt ra điều lệ: cặp Khôn-Cấn và cặp Càn-Đoài là Tây tứ trạch. Còn cặp Tốn-Khảm và Chấn-Ly là Đông tứ trạch (?) Những cặp này đều có trị số cách nhau 4 đơn vị Tiếp tục khảo sát, tổng trị số của 8 quái là: 212 + 208 = 420. Thật lạ, như vậy Tổng trị số của tám quẻ khi "Tĩnh" lại bằng với Tổng Trị số tám quẻ Khi "Động", đều bằng 420. (?) Lại tiếp tục khảo sát: ..49.....50.......51......52......53....54....55....56......... (khi dùng cặp số 7 - 8) Khôn...Chấn...Khảm...Đoài...Cấn...Ly...Tốn...Càn. ..63.....60.......57......54......51.....48....45....42..........(Khi dùng cặp số 6 - 9) Nhận thấy, từ Khôn tới Đoài số thứ tự là 4 khi "Tĩnh", thì khi "Động" có trị số cách nhau là 42 + 9 = 51. Tiếp tục từ Đoài tới Tốn, thì thứ tự khi "tĩnh" cũng cách nhau là 4, mà khi "động" cũng có trị số cách nhau là 9, cụ thể là 51 + 9 = 60. Từ "Tĩnh" chuyển sang "động", từ Âm tới Dương, từ "Không" tới "có", thông qua 9 con số Cửu cung, chúng ta từng bước tìm hiểu về những con số của Dịch 7 - 8 - 9 - 6. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Có thể, những con số là sợi dây nối liền Bốc Dịch với Khoa học. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2009 Chúng ta khảo sát lại với cặp số 9 - 6, được coi là cặp số đại diện cho "động" ....................CÀN.........................KHÔN.......... Hào ba.......18 x 2 = 36...............12 x 2 = 24...... Hào hai...... 9 x 2 = 18.................6 x 2 = 12..... Hào một...............= 9..........................= 6...... - Quẻ Chấn: hào một dương 9, hào hai âm 6 x 2 = 12, hào ba âm 12 x 2 = 24. Tổng trị số ba hào quẻ Chấn là 9 + 12 + 24 = 45 (Hàm tam vi nhất) - Quẻ Khảm: hào một âm 6, hào hai dương 9 x 2 = 18, hào ba âm 12 x 2 = 24. Tổng trị số ba hào quẻ Khảm là: 6 + 18 + 24 = 48 - Quẻ Cấn: hào một âm trị số là 6, hào hai âm 6 x 2 = 12, hào ba dương 18 x 2 = 36. Tổng 3 hào: 6 + 12 + 36 = 54. - Quẻ Tốn: hào một âm trị số là 6, hào hai dương trị số là 9 x 2 = 18, hào ba dương trị số là 18 x 2 = 36. Tổng trị số ba hào quẻ Tốn là: 6 + 18 + 36 = 60 - Quẻ Ly: hào một dương trị số là 9, hào hai âm 6 x 2 = 12, hào ba dương trị số là 18 x 2 = 36. Tổng trị số ba hào quẻ Ly là: 9 + 12 + 36 = 57. - Quẻ Đoài: hào một dương trị số là 9, hào hai dương trị số là 9 x 2 = 18, hào ba âm trị số là 6 x 2 x 2 = 12. Tổng trị số ba hào quẻ Đoài là: 9 + 18 + 24 = 51. Tổng trị số 3 hào của Càn là: 9 + 18 + 36 = 63. Tổng trị số 3 hào của Khôn: 6 + 12 + 24 = 42. .42.......45.........48.........51......54........57.......60.........63... Khôn....Chấn......Khảm.....Đoài....Cấn......Ly.......Tốn.......Càn.. .49.......50.........51.........52.......53.......54........55........56... Tổng trị số tám quái khi tĩnh: 420 (cặp số 7 - 8) Tổng trị số tám quái khi động: 420 (cặp số 6 - 9) Âm Dương sinh Ngũ hành, có thể thông qua chìa khóa của Ngũ hành là số 4, và những con số từ 1 => 9, chúng ta nhận thức được không ? Người xưa đã thực hiện tính toán như thế nào để quy tám quái về Ngũ hành ? Tại sao Càn Đoài thuộc Kim, Chấn Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hỏa, Khảm thuộc Thủy, Cấn Khôn thuộc Thổ ???. Người xưa nói: phương Đông sinh Mộc, vậy phương Tây có sinh Mộc không ? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2009 Trước khi tìm hiểu về Âm Dương sinh Ngũ hành như thế nào ? Có lẽ, chúng ta khảo sát trước về những con số Âm Dương khi sinh. Một thuận tự dãy số, khi quan hệ với trị số của quẻ Khôn là 49 như sau: ..1......2......3......4......5......6......7......8......9.. .49....48.....47....46.....45....44.....43....42....41.. .40....39.....38....37.....36....35.....34....33....32.. .31....30.....29....28.....27....26.....25....24....23.. .22....21.....20....19.....19....17.....16....15....14 .13....12.....11....10......9......8......7......6......5 ..4......3......2......1......0.............................. .................................9......8......7......6.....??? Thông qua năm lần hàng ngang, trị số giảm dần của Khôn, thì hàng dọc cho chúng ta thấy những cặp số: 1 -4, 2 - 3, 3 -2, rồi lại 1 - 4, thì trị số của quẻ Khôn từ 49 => 1 ở vị trí có số thứ tự là 4. Tiếp tục một thuận tự dãy số, khi quan hệ với trị số của quẻ Càn là 56 như sau: ...1......2......3......4......5......6......7......8......9.. ..56.....55....54....53.....52....51.....50....49....48.. .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ..11.....10.....9......8......7......6......5.....4.......3.. ...2.......1.....0................................................ Trị số của Càn là 56, nếu theo thứ tự là một, thì từ hàng dọc, trị số của Càn được khởi đầu lại là 2, là số "Chẵn", là số "Ngẫu". Vậy thì tại sao Dịch lại nói: Dương lẻ Âm chẵn, Dương cơ âm ngẫu ? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2009 Khảo sát Lịch sử về chiêm bốc, thì "cỏ thi" đã thay thế cho "mai rùa". Trên thực tế, ngoài ghi chép của Khổng Tử ra, không có phương pháp bói "cỏ thi" nào khác, được ghi chép lại. Tới tận đời Đường, thời gian có tới hơn hai ngàn năm. Một cuộc cách mạng đã làm thay đổi thời gian Bốc quẻ, khi thay thế Ba đồng tiền để tiến hành lắc quẻ. Theo thời gian, Bốc dịch lại sản sinh ra một cuộc cách mạng trọng đại nữa, cho tới khi xuất hiện Thiệu Ung. Ông cho rằng: "Thần sinh Số, Số sinh Tượng, Tượng sinh Khí". Được gọi là Khang Tiết Thần số. Thời Tam quốc, Vương Bật, một người thanh niên đề xướng tư tưởng trị dịch: "đắc ý quên tượng". Thì Dịch học đã chuyển từ Chiêm Bốc sang Triết học. Trường phái Nghĩa - Lý đã thay thế Dịch Số thời nhà Hán. Cho tới ngày hôm nay, Bốc Dịch cần Khoa học, hiện đang là thời mà Khoa học không cần Chiêm Bốc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites