Posted 26 Tháng 10, 2009 Kinh viết: Cấn, Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân; hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu. Tượng viết, kiêm sơn, cấn, vật dĩ tư bất xuất kỳ vị. Sơ Lục, cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh. Nhị Lục, cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tuỳ, kỳ tâm bất khoái. Cửu Tam, cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm. Lục Tứ, cấn kỳ thân, vô cữu. Lục Ngũ, cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong. Thượng Cửu, đôn cấn, cát. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 “Cấn, cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân ; hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu.” Dịch nghĩa: “Quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm lại: gìm lại ở sau lưng để tránh sự phát hiện, không để cho thân thể trực tiếp hướng vào phía tư dục đáng phải ghìm ngăn; ví như ở trong sân mà quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy điều tà ác bị ghìm ngăn lại, tất không cữu hại.” - Bình giải: tên quẻ Cấn: ghìm lại, ngăn lại, dừng. “Cấn kỳ bối”, lời này nói rõ cách làm sự ngăn, nói lên khi ghìm ngăn là dục của người ta, thì nên bất ngờ chặn đứng ngay khi người ta còn chưa phát hiện ra là có “tà dục”; như thể ta ghìm lại ở “sau lưng” thì người bị chặn sẽ không thấy được tà dục là cái gì, cũng như nói “mắt không nhìn thấy điều tà dục” vậy. Cấn là núi, có nghĩa là chặn đứng, là ngăn, ứng vào sự sự đời thì là sự ghìm lại, ngăn lại để phòng sự động lòng dục, làm sự ngăn chặn được, thì đạo dễ thành, làm việc không ngăn được, thì công khó thành. “Không thấy cái gây nên điều dục, thì lòng không loạn”. “Bất hoạch kỳ thân”, như nói “thân mình không được về phía mà ta muốn ngăn lại”, có nghĩa khi “chặn lại” ở sau lưng, thì bản thân người bị “chặn” không hướng về phía tư dục cần ghìm ngăn, nghĩa là “chỉ đắc kỳ sở” (chặn được đúng chỗ). Cái cần ngăn ở phía sau, cho nên bản thân không thấy được. “Chỉ bối” : cũng như người bị “chặn” đi ở trong sân từng đôi một quay lưng vào nhau; khi thực hiện sự “chặn” thì người nọ không nhìn thấy điều tà ác cần được ghìm ngăn của người kia, là do lưng của hai người quay vào nhau. Dùng cách này để ứng xử với quẻ Cấn thì công “ghìm chặn tà dục” ắt thành. Bình khảo: cách thức ghìm ngăn được nói tới tập trung ở chữ “bối”, thực hiện sự ghìm ngăn trong tình trạng “quay lưng vào nhau”, thì có thể ngăn được lòng dục khi nó còn chưa manh nha, như vậy là ghìm ngăn được đúng chỗ. Cấn là quẻ nói về ghìm chặn không cho thông giao với nhau. Mọi chỗ đều bị ghìm chặn thì không qua lại được với nhau, sao được vô cữu ? Chỉ có không nhìn nhau là được thôi. Thực hiện được sự ghìm chặn ở sau lưng, thì không cần phải ngăn cách vật dục. Lưng là nơi không nhìn thấy được, không nhìn thấy được là tự nhiên bị chặn đứng, chặn đứng lại mà không nhìn thấy là “bất hoạch kỳ thân”. Quay lưng lại nhau, tuy gần mà không nhìn thấy, cho nên “ hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân”. “Thoán viết: Cấn, chỉ dã. Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành; động tĩnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh. “Cấn kỳ chỉ”, chỉ kỳ sở dã. Thượng hạ địch ứng, bất tương dữ dã, thị dĩ “bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu” dã.” Dịch nghĩa: “Thoán truyện nói: “Cấn” nghĩa là ghìm chặn. Thời nên ghìm chặn thì ghìm chặn, nên đi lên thì đi lên; hoặc động hoặc tĩnh thích đáng không phạm vào thời, thì lẽ “ghìm chặn” sẽ sáng láng. Ý nghĩa chính của quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm chặn, điều này nói lên sự ghìm chặn phải thích đáng đúng chỗ. Sáu hào trong quẻ đều đối địch với nhau, không đi lại thân mật với nhau, cho nên giống như sự “không để cho thân mình hướng về phía tư dục đang bị ghìm ngăn, ví như đi trong sân mà từng đôi quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy tà ác đang bị ghìm ngăn của đối phương, có như vậy thì mới không bị cữu hại.” - Bình chú: “Cấn kỳ chỉ” là ngừng lại nơi phải ngừng, chỗ cần ghìm chặn là “lưng”, lưng là nơi đáng bị ngăn chặn. Đạo “chặn” phải thực hiện ở cái không thể có sự đi lên, “bối” là vật không nhìn thấy, tức là nơi ghìm chặn được. Sáu hào đối địch tương khắc với nhau, không thân hòa với nhau, chính giống với lẽ “tương bối” mà “ức chỉ”, vì rằng quẻ này đã ghìm chặn mà không giao với nhau, các hào lại trơ cứng không ứng, tương hợp với nghĩa của “chỉ”. “Tượng viết: Kiêm sơn, cấn, vật dĩ tư bất xuất kỳ vị.” Dịch nghĩa: “Đại tượng nói: Hai núi chồng nhau, tượng trưng cho sự “ghìm chặn”, vạn vật ở trong hoàn cảnh này, nhân vậy, tự thân ghìm nén tà dục bên trong , mọi cái hướng ra bên ngoài, không vượt khỏi vị trí của mình.” - Bình giải: “vị” là ngôi của mình, chỉ ngôi giữ là của phận tự thân. Muôn việc đều có nơi chốn, hễ đúng nơi chốn thì “chỉ” mà yên. Nếu đáng “hành” mà lại “chỉ”, đáng nhanh mà lại lâu, hoặc quá, hoặc bất cập, đều là “xuất kỳ vị” vậy, huống hồ lại vượt bổn phận của tự thân một cách không có căn cứ sao ? Lớn thay là đạo “chỉ” ! Có “chỉ” mà “tuyệt” được điều đó, có “chỉ” mà ở được chỗ đó, có “chỉ” mà gọn được việc đó. Cấn là “chỉ” có ba hàm nghĩa: một là “ức chỉ” tà ác, hai là “chỉ” ở chính đạo, ba là “chỉ” theo phận mình tự thân, nghĩa thứ nhất có thể bao quát cả hai nghĩa sau, tức là “dừng được tà dục”. “Chỉ” nghĩa là dừng. 1- “Sơ Lục, cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.” Dịch nghĩa: Hào Sáu Đầu, biết ghìm chặn ở ngón chân khi cất bước, tất không tội lỗi, lợi về sự giữ vững chính, bền lâu dài. - Tượng nói: “Cấn kỳ chỉ, vị thất chính dã.” Nói lên Sáu Đầu chưa từng vi phạm chính đạo. Chưa mất ngôi chính. Bình giải: Sáu Đầu âm mềm, chất yếu, ở dưới cùng, có tượng ngón chân, khi cất bước thì ngón chân động trước, mọi sự mà được chặn từ khi mới đầu, thì không mất chính, sợ rằng nó chỉ có đầu mà không có cuối, nên răn muốn lâu dài thì phải chính bền. Ghìm chặn trước khi hành động thì dễ, ghìm chặn lại sau khi hành động thì khó. Khi việc chưa bị mất chính, đã có thể ngăn điều tà nguy khi còn đang manh nha. - Sơn Hỏa Bí hào 9.1: “Sơ Cửu, bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.” Dịch nghĩa: Hào Chín Đầu, văn sức tô điểm cho ngón chân của mình, bỏ xe lớn mà cam lòng đi bộ. - Tượng nói: “Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã.” Nói lên xét về ngôi vị mà Chín Đầu đang ở thì không nên đi xe lớn. Bỏ của cứu (đồ đệ) người. Bình giải: ngôi đầu quẻ, cứng mà dưới, ở nơi không ngôi vị, không dam tham cầu sự tô điểm đẹp đẽ, mà chỉ tự tô điểm cho ngón chân, ví như tô điểm cái đáng tô điểm, cũng như bỏ đi cái bất nghĩa, yên lòng đi bộ để theo chí mình. Đó lấy lễ để tự văn sức, không vượt lễ để cầu sự “bí”. Đời cho sự tiến lạm điều sa xỉ là vinh, thì người quân tử cho là nhục, nói đó là văn sức cho lễ, nhưng lại là miệt thị lễ vậy. Đạo lý là ở chỗ giữ nghĩa, cái lẽ “bí” phải hợp với “nghĩa”. Chín Đầu ứng với Sáu Bốn, thì điều nghĩa được thể hiện ở chỗ yên lòng, thư thái mà đi, tĩnh lặng đợi ứng với hào Bốn, cho nên không đi xe phi nghĩa. Người đời nếu như không giữ lễ, thì tuy đẹp nhưng cũng là người thừa. 2- “Lục Nhị, cấn kỳ phì, bất chửng kỳ chùy, kỳ tâm bất khoái.” Dịch nghĩa: Hào Sáu Hai, ghìm chặn sự cử động của cẳng chân, chưa thể bước lên trên để đội kẻ vốn nên đi theo, trong lòng không được khoan khoái. - Tượng nói: “Bất chửng kỳ tùy, vị thoái thính dã”, nói lên Sáu Hai không có cách nào lùi mà nghe theo mệnh lệnh ghìm chặn. Không lui bước. Bình giải: chất mềm ở ngôi giữa, vốn là phải đội hào Ba dương, nhưng cẳng chân lại bị ép ghìm chặn, đáng là đi mà không đi được, tiến thì không thể “thừa” đội hào dương vốn nên đi theo, lui thì không thể nghe theo mệnh lệnh ghìm chặn. Nhưng thiên chức của âm là thuận theo dương, nên vẫn phải “tùy” dương, đã không thể động, lại phải “tùy” dương, không thể tự chủ, cho nên “kỳ tâm bất khoái”. Hào Hai động thì không có gì là không chính, thế mà bị cưỡng ép dừng, đây là tình trạng thực hiện sự dừng không đúng chỗ. - Sơn Phong Cổ hào 9.2: “Cửu Nhị, cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.” Dịch: Hào Chín Hai, uốn nắn sự tệ loạn của mẹ, khi tình thế khó tiến hành thì không thể gượng làm được, mà phải giữ vững chính, bền để đợi thời. - Tượng nói: “Cán mẫu chi cổ, đắc trung đạo dã.”, nói lên Chín Hai nắm vững phương pháp cứng mềm hòa hợp. Bình giải: “bất khả trinh” như nói “thời mà không thể làm thì giữ chính để đợi”, dương ở ngôi âm có tượng cứng có thể mềm, còn như uốn nắn “đức của người làm mẹ”, là ở thời hào âm bác bỏ không theo. Ở bên trong thì thích hợp với việc uốn nắn, nhưng tính phụ nữ khó có thể toàn chính, cho nên cần uốn cái cứng của mình, đã uốn thẳng được mà lại thuận tình, cũng như không thể cố chấp để làm cho thành chính. Cùng là “cán cổ”, nhưng giữa bố và mẹ phải có sự khác biệt, nên thuận theo từng tính cách mà áp dụng các phương pháp sao cho thích hợp, tùy tình thế mà xử lý, thận trọng giữ đạo trung, mới có thể đạt kết quả. 3- “Cửu Tam, cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm.” Dịch nghĩa: Hào Chín Ba, ghìm chặn sự vận động của lưng đến nỗi đứt cả chỗ thăn lưng (nơi trên dưới giao nhau ở cơ thể), nguy hiểm như cháy ruột. - Tượng nói: “Cấn kỳ hạn, nguy huân tâm dã”, sự nguy hiểm của Chín Ba sẽ như cháy ruột. Cấn cũng có kỳ hạn của Cấn Bình giải: dương cứng, được ngôi, chính là đã thận trọng trong sự đi, thế mà lại bị dừng (chỉ) khiến đứt thăn lưng, là do ý chí quá nung nấu. Hào này cũng nêu rõ sự dừng ở đây là không đúng chỗ. - Sơn Địa Bác hào 6.3: “Lục Tam, bác, vô cữu.” Dịch nghĩa: Hào Sáu Ba, tuy ở thời “bác lạc” nhưng không cữu hại. - Tượng nói: “Bác chi vô cữu, thất thượng hạ dã”, nói lên Sau Ba xa rời bầy âm ở trên và dưới, riêng ứng với dương cứng. Vô cữu của Bác, trên dưới sai lệch. Bình giải: bầy âm trong quẻ “đều đẽo dương”, Sáu Ba chỉ có ứng với hào Trên, không có ý làm hại mà “bác”, tuy ở thời “bác lạc”, thể của nó bị phá dần dần thành âm, nhưng vì nó ở vị thế dương, ứng hợp với Chín Trên dương cứng, cho nên bên ngoài dường như nó bị “tiêu bác”, nhưng bên trong vẫn còn giữ chất dương, có nghĩa là “ngậm dương đợi quay trở lại”, không phải bị hào khác đến phá. Ở giữa năm hào âm, không cùng phe nhóm, hào âm nào ở vào ngôi Ba, tất đều hàm chứa chất dương, quẻ này hào Ba lại kiêm ứng với trên, chất dương của nó lại càng nhiều hơn, tự nó có thể vô cữu. Hào Năm “tị” dương, hào Ba có ứng, đều có thể tồn dương mà miễn hung. 4- “Lục Tứ, cấn kỳ thân, vô cữu.” Dịch nghĩa: Hào Sáu Bốn, ghìm chặn ở phần thân mình, không để vọng động, tất không cữu hại. - Tượng nói: “Cấn kỳ thân, chỉ chư cung dã”, nói lên Sáu Bốn có thể tự ghìm chặn, yên giữ ngôi mình. Chấm dứt mọi nhu cầu của bản thân. Bình giải: lấy chất mềm ở ngôi mềm, “chỉ” đúng chỗ, “xéo” đúng ngôi, cầu “chỉ” ở nơi thân mình được đúng chỗ, có thể chặn đứng ở thân mình, tự thân ghìm chặn, không gấp vội mà động, cho nên không bị rơi vào lỗi lầm, yên ngừng ở phận mình vậy. - Hỏa Sơn Lữ hào 9.4: “Cửu Tứ, lữ vô xử, đắc kỳ tư phủ, ngũ tâm bất khoái.” Dịch nghĩa: Hào Chín Bốn, kẻ lữ khách chưa được yên ổn tại nơi ở tạm, như được búa sắc chặt bỏ gai góc, nhưng trong lòng ta chẳng sướng. - Tượng nói: “Lữ vu xử, vị đắc vị dã”, vì chưa thể được ở ngôi thích đáng. “đắc kỳ tư phủ, tâm vị khoái dã”, đi đến chỗ nào được của cải chỗ ấy, nhưng trong lòng không vui. Bình giải: ngôi không chính, cũng như đi xa không được ở yên, chỉ tạm ở nơi chú chân, làm khách của nơi ở, tuy được búa sắc để dẹp bỏ gai góc ở chỗ đất phải dùng búa sắc, núi không phải là nơi bằng phẳng, cần dùng “tư phủ” để trừ. Tất cả các quẻ thì dương cứng đều hơn âm mềm, chỉ có quẻ Lữ không như vậy. Hào Hai, hào Năm đều lấy chất nhu thuận mà được cát, hào Ba, hào Bốn, hào Trên đều là dương cứng mà đến hung. Đó là vì người ta không có nơi gửi thân, bất đắc dĩ phải dựa vào người khác, không thể tự cậy sự cứng sáng, Chín Bốn có nơi ở, tạm thời chỉ đủ yên phận thôi. 5- “Lục Ngũ, cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong” Dịch nghĩa: Hào Sáu Năm, ghìm chặn miệng mình, không để nói càn, nói phải rành mạch đâu ra đấy, hối hận sẽ mất. (Lời nói có trình tự) - Tượng nói: “Cấn kỳ phụ, dĩ trung chính dã”, nói lên Sáu Năm có thể ở ngôi giữa giữ chính. Nhờ có phù trợ mới được trung chính. Bình giải: âm mềm ở ngôi cao tôn quý, ở giữa không lệch, như ở vị trí của “miệng”, như để miệng không để cho nói chọn lời, như sẽ làm mất hối vậy. “Cấn kỳ phụ”, không phải là không nói, nói mà rành mạch đâu ra đấy, do vì là “cấn” vậy. - Phong Sơn Tiệm hào 9.5: “Cửu Ngũ, hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dựng; chung mạc chi thắng, cát.” Dịch nghĩa: Hào Chín Năm, chim đại nhạn bay từ từ lên gò cao, (giống như chồng đi xa) vợ ba năm không có mang ; (nhưng vợ chồng tất sẽ được sum họp) kẻ khác cuối cùng không thể xâm phạm ngăn trở mà thủ thắng, tốt lành. - Tượng nói: “Chung mạc chi thắng cát, đắc sở nguyện dã”, nói lên Chín Năm được toại nguyện ứng hợp với Sáu Hai. Cánh nhạn vào chùa, ba năm không sinh nở, mai danh ẩn tích, cát. Tên chẳng ai hay, cát. Phù hợp tâm nguyện. Bình giải: dương cứng trung chính, ứng dưới với Sáu Hai, tuy hào Ba, hào Bốn ngăn cách nhưng không thể được lâu, khiến Sáu Hai ba năm “không có mang”, nhưng hào Hai và Năm chính ứng, kẻ khác không thể xâm phạm cản trở, thủ thắng được, cuối cùng sẽ được xum họp. Hào Hai không khinh tiến, hào Năm không coi nhẹ trách nhiệm, cùng đợi nhau lâu ngày, cùng tin nhau sâu sắc. 6- “Thượng Cửu, đôn cấn, cát.” Dịch nghĩa: Hào Chín Trên, lấy phẩm đức đôn hậu để ghìm chặn tà dục, tốt lành. - Tượng nói: “Đôn cấn chi cát, dĩ hậu chung dã”, nói lên Chín Năm với bản chất tốt đẹp đã giữ vững đến lúc cuối. Điềm lành của “đôn cấn” là trung hậu. Bình giải: ngôi cuối quẻ Cấn có tượng ghìm chặn cùng cực, tuy là dương cứng mà lại đôn hậu, lấy sự đôn hậu làm trọng trên hết, không bị sa vào điều trái, điều càn. Việc trong thiên hạ, duy giữ được đến lúc cuối là khó, đôn hậu trong sự dừng là người có đầu có cuối, Chín Trên được tốt, là do có thể dốc lòng dốc sức vào lúc cuối vậy. - Địa Sơn Khiêm hào 6.6: “Thượng Lục, minh khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc.” Dịch nghĩa: Hào Sáu Trên, tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm, có thể lợi dụng điều đó mà đem quân đi đánh, chinh phạt các nước nhỏ ở gần. - Tượng nói: “Minh khiêm, chí vị đắc dã”, nói lên chí của Sáu Trên chưa hoàn toàn thực hiện được, ý chí chưa đạt được. “Khả dụng hành sư, chinh ấp quốc dã”, nói lên chỉ đi chinh phạt các đô ấp gần xung quanh. Bình giải: ngôi cực quẻ Khiêm, có tượng cực khiêm mà tiếng tăm lừng lẫy (hào Hai và hào Trên đều nói “minh khiêm”, hào Trên ở cao mà “minh” với kẻ dưới, hào Hai ở trong mà “minh” với kẻ ngoài), ngôi vị thì cao, đức khiêm thì cực, đủ để cảm hóa mọi người, nhưng cuối cùng vẫn còn có kẻ kiêu nghịch không theo. Kẻ thuận theo thì nhiều, kẻ bội nghịch tất ít, là điều kiện quan trọng cho việc “hành quân đi đánh ấp quốc”. Cho nên chí yên định thiên hạ của Sáu Trên còn chưa được hoàn toàn thực hiện, chưa thỏa lòng mong muốn sự đại đồng trong thiên hạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Cấn, Núi, nhìn thấy mà không nghe thấy. ! Chấn, Sấm, nghe thấy mà không nhìn thấy. ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 “Tượng viết: Kiêm sơn, cấn, vật dĩ tư bất xuất kỳ vị.” Dịch nghĩa: “Đại tượng nói: Hai núi chồng nhau, tượng trưng cho sự “ghìm chặn”, vạn vật ở trong hoàn cảnh này, nhân vậy, tự thân ghìm nén tà dục bên trong , mọi cái hướng ra bên ngoài, không vượt khỏi vị trí của mình.” Theo thời mà hình thành nên thuyết Cổ ngữ: Mệnh kiến, tòng tiện, tự đạt. Mệnh tiện, quý vị, tự nguy Bình: mệnh không đủ, mà ngồi nới quý vị, thì tự kéo kẻ thù tới. Đủ mệnh, ở nơi vất vả gian truân, tự khẳng định mình mà thành đạt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Chúng ta nhận xét thấy: ngôn ngữ của Dịch, tại sao Cổ nhân lại chọn hình tượng như vậy ? Ví như Hào một quẻ Cấn và Hào một quẻ Sơn Hoả Bí, đều dùng một hình tượng giống nhau: "ghìm chặn ngón chân" và " tô điểm ngón chân". "Trinh" là quẻ gốc, ví như ở đây là quẻ Cấn, khi Hào một biến dịch thì thành quẻ "Hối", đó là quẻ Sơn Hỏa Bí. Đây là thuyết "Trinh - Hối" của Người xưa vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Với suy nghĩ thông thường thì người ta đồng tình về quan điểm“ngón chân” trong Cấn và Bí, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Nếu như không phảihiểu là “ngón chân” thì điều gì sẽ xảy ra, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi thế nào?Và Ai dám chắc là cổ nhân đã chọn hình tượng như vậy? >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Hào sáu trên cùng nói về đạo dùng binh khiêm nhường, lui để mà tiến, thua để rồi thắng,đó là Khiêm. Truyện rằng: Khi đó tiết chế Trịnh Tùng đem đại binh đi đánhcác huyện ở Phủ Trường và Thiên Quan, thu về rất nhiều gia súc và của cải. Sau1 tuần đóng quân ở Dương Vũ, Trịnh Tùng giả cách rút quân về, để lại kỳ binh rồiđốt trại để dụ giặc. Quân giặc mắc bẫy tranh nhau đuổi đánh, phục binh nổi dậychém được mấy trăm thủ cấp của giặc. Nói “Minh Khiêm” là “tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm” có vẻkhông thực tế, nói vậy không thể mở ra một bài học cho người đọc đang cần một lờikhuyên, mà chỉ nói về cái kết quả. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Chào Dichnhan07. "...nói vậy không thể mở ra một bài học cho người đọc đang cần một lời khuyên, mà chỉ nói về cái kết quả". Thanh đàm cùng nhau, thực sự Hà Uyên thấy thanh thản và ấm cúng. Hay quá, cảm ơn Dichnhan07. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 Dịch vĩ đại vì đơn giản và dễ hiểu, có thể khiến kẻ trí biếtlo sợ, kẻ ngu độn biết dùng mưu lược, Dịch không vĩ đại sao? Nay đọc kinh sáchthì thấy lời lẽ rối rắm khó hiểu, lẽ nào kẻ ngu độn lại có suy nghĩ sâu sắc rútra được bài học từ trong ẩn ý sao? Bởi vậy ngờ rằng đó chẳng phải Dịch của cổnhân. ("Là ngón tay chứ chẳng phải mặt trăng"). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2009 Kinh viết: Cấn, Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân; hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu. Tượng viết, kiêm sơn, cấn, vật dĩ tư bất xuất kỳ vị. Sơ Lục, cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh. Nhị Lục, cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tuỳ, kỳ tâm bất khoái. Cửu Tam, cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm. Lục Tứ, cấn kỳ thân, vô cữu. Lục Ngũ, cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong. Thượng Cửu, đôn cấn, cát. Phapvan xin dịch theo ý hiểu riêng : Cấn kỳ bối : Dừng bên trên phía sau lưng (tượng chòm sao Bắc Đẩu Thất Tinh) Bất họach kỳ thân : Không bắt được thân ấy (ẩn hình) Hành kỳ đình : Hành động như lệnh triều đình ban ra – [theo tiết lệnh của Đẩu Bính]. (Đình nếu hiểu là Sân thì sẽ nghĩa là phổ rộng ra) Bất kiến kỳ thân : giù không thấy người ấy, Vô cữu : cũng không lỗi. Share this post Link to post Share on other sites